Luận án Chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Là nước quân chủ lập hiến thuộc quyền của nữ Hoàng Anh Elizabeth đệ nhị, nằm ở châu Mỹ, phía Đông Nam của Hoa Kỳ, gần bang Florida. Đất nước Bahamas gồm có gần 3.000 đảo lớn nhỏ, dân số khoảng 350.000 người (2011),thu nhập trên đầu người khoảng 23.000USD. Nơi đây có mức thuế cạnh tranh: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế vốn, thuế tài sản, thuế VAT tất cả bằng 0%. Với chính sách này đã thu hút hàng vạn doanh nghiệp từ Mexico, Hoa Kỳ, châu Âu đến đăng ký thành lập doanh nghiệp. Chính Phủ Bahamas thu chủ yếu: thuế nhập khẩu, lệ phí thành lập công ty; phí xác nhận đóng thuế và xác nhận tài sản hàng năm nguồn thu này chiếm trên 17 % GDP của nước này. Bahamas trở thành một trong những nước giàu có ở lục địa châu Mỹ một phần nhờ chính sách thuế cởi mở.

pdf212 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1722 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nộp tại Việt Nam và chuyển lợi nhuận từ Việt Nam về Hàn Quốc 2. Thông tin về giao dịch giữa các bên liên kết trong giai đoạn 2007-2011 Công ty TNHH MTV Keangnam Vina có các giao dịch liên kết như sau: - Ký kết hợp đồng về giao thầu xây dựng theo hình thức chìa khoá trao tay với Công ty TNHH Keangnam Enterprise. Cụ thể: + Đối tượng hợp đồng: Xây dựng toà nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower tại khu đất E6, xã Mễ Trì, huyện Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội. + Giá trị hợp đồng: 871 triệu USD (tương đương 11.618,194 tỷ đồng). + Tình hình thực hiện hợp đồng: tính đến hết năm 2011, tổng giá trị khối lượng xây lắp đã được hai bên nghiệm thu là 18.756 tỷ đổng, tổng số tiền đã thanh toán là 14.948,759 tỷ đồng. - Giao dịch vay tiền của các bên liên kết, cụ thể: + Thoả thuận cho vay ngày 10/5/2007 giữa Công ty TNHH MTV Keangnam Vina và Công ty Keangnam Enterprise, số tiền 10 triệu USD, lãi suất cho vay LIBO 3 tháng + 1,1%, số thực tế đã giải ngân tính đến 31/12/2011 là 2 triệu USD; + Hợp đồng vay vốn ngày 29/11/2007 giữa Công ty TNHH MTV Keangnam Vina và Ngân hàng Woori chi nhánh Hà Nội (Bên cho vay chính trong nước - ngân hàng đại lý trong nước); Ngân hàng Woori (Bên dàn xếp - Ngân hàng đại lý bên cho vay), số tiền 50 triệu USD. Lãi suất: “Lãi suất cho mỗi khoản vay trong mỗi kỳ tính 179 lãi sẽ là lãi suất biên áp dụng cho khoản vay đó cộng với lãi suất CD áp dụng cho kỳ tính lãi đó”, số tiền thực tế đã giải ngân tính đến 31/12/2011 là 50 triệu USD tương ứng với 1.041 tỷ đồng; + Hợp đồng tín dụng ngày 29/11/2007 giữa Công ty TNHH MTV Keangnam Vina với một tổ hợp gồm các bên Ngân hàng Kookmin (Trụ sở chính tại 9-1, Namdaemuno 2-ga, Jung-gu, Seoul, Hàn Quốc - với tư cách là bên nhận ủy thác của Quỹ Woori milestone private realestate fund 12&13, Công ty quản lý tài sản Credit suise Woori), Ngân hàng Woori bank (Trụ sở chính tại số 203, Hoehyon-dong 1-ga, Jung-gu 100-792, Seoul, Hàn Quốc - với tư cách là bên thu xếp), Ngân hàng Woori bank, Chi nhánh Hà Nội (với tư cách là Ngân hàng đầu mối trong nước); số tiền vay là 350 tỷ Won, chi làm 2 thành phần: Thành phần A là 250 tỷ Won, Thành phần B là 100 tỷ Won. Lãi suất: “Lãi suất cho mỗi khoản vay trong mỗi kỳ tính lãi sẽ là lãi suất biên áp dụng cho khoản vay đó cộng với lãi suất CD áp dụng cho kỳ tính lãi đó”. Tính đến 31/12/2011 tổng số tiền Công ty đã nhận nợ là 6.582 tỷ đồng. + Tổng số lãi vay hạch toán của các hợp đồng vay vốn từ năm 2007 đến năm 2011 của Công ty TNHH MTV Keangnam Vina là 1.543 tỷ đồng. - Giao dịch cung cấp dịch vụ tài chính, dàn xếp vốn vay của Công ty Keangnam Enterprises, cụ thể: + Ngày 30/9/2007 Công ty TNHH MTV Keangnam Vina ký hợp đồng dịch vụ với Công ty TNHH Keangnam (một công ty được thành lập và hoạt động theo luật của Hàn Quốc) với nội dung “sắp xếp cho vay tài chính và các dịch vụ tư vấn bao gồm phê duyệt đầu tư, mua đất, tài chính, quảng cáo”, phục vụ cho Dự án. Phí dịch vụ theo hợp đồng là 30 triệu USD, tính đến 31/12/2011 tổng số tiền Công ty đã thanh toán cho Công ty TNHH Kengnam là hơn 485 tỷ đồng. Như vậy, theo Điểm 1.4.4, Tiết 1.4, Khoản 1, Điều 4 Thông tư 66/2010/TT- BTC, “Các giao dịch độc lập và giao dịch liên kết do một doanh nghiệp thực hiện nhưng không thể phân bổ hợp lý doanh thu hoặc chi phí có liên quan cho từng loại giao dịch; trong trường hợp này, giao dịch được gập chnng được coi là giao dịch 180 liên kết và mức giá của các sản phẩm trong giao dịch được gộp chung sẽ là mức giá cao nhất của một trong các sản phẩm có liên quan (nếu là giao dịch bán ra) hoặc mức giá thấp nhất của một trong các sản phẩm có liên quan (nếu là giao dịch mua vào)”, thì tất cả giao dịch trên được gộp vào thành 1 giao dịch liên kết và được so sánh với các doanh nghiệp độc lập. 3. Kết quả xác định lại giá chuyển giao của Công ty TNHH MTV Keangnam Vina giai đoạn 2007 - 2011 Lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường trong trường hợp “người nộp thuế” thuộc trường hợp bị ấn định thuế theo quy định tại Thông tư 117/2005/TT- BTC và Thông tư 66/2010/TT-BTC. Công ty Công ty TNHH MTV Keangnam Vina có phát sinh giao dịch kinh doanh mua vào từ bên liên kết gồm thầu xây dựng, chi phí lãi vay, phí dàn xếp khoản vay. Vì vậy, giá vốn hàng bán của Công ty được hạch toán trên sổ sách kế toán là giá vốn chưa đáng tin cậy và là yếu tố cần phải xác định lại theo theo từng loại giao dịch hàng hoá, dịch vụ từ bên liên kết theo đơn giá thị trường. a) Về lựa chọn phương pháp xác định giá đối với hợp đồng xây dựng với Công ty TNHH Kengnam Enterprises - Dựa vào chính số liệu của Công ty TNHH MTV Keangnam Vina: + Phương pháp giá bán lại: Không thể áp dụng vì sản phẩm đầu vào và sản phẩm đầu ra có sự khác biệt; + Phương pháp giá vốn cộng lãi tính trên giá vốn của Công ty TNHH MTV Kengnam Vina: Không thể áp dụng để tính lại chính giá vốn của công ty này; + Phương pháp so sánh lợi nhuận của Công ty TNHH MTV Keangnam Vina với doanh nghiệp độc lập khác: (+) Không thể áp dụng được tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên tổng chi phí hoặc trên tài sản vì tổng chi phí và tổng tài sản của Công ty TNHH MTV Keangnam Vina phần lớn là có nguồn gốc từ bên liên kết (chưa đáng tin cậy). 181 (+) Doanh thu báo cáo của Công ty TNHH MTV Keangnam Vina là doanh thu tin cậy do phát sinh từ giao dịch bán sản phẩm cho các bên độc lập và giá bán sản phẩm được xác định một cách chắc chắn theo giá thị trường tại thời điểm năm 2008 (Công ty đã thực hiện thu dần tiền của khách hàng từ năm 2008). Do vậy, có thể áp dụng tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên doanh thu thuần. Tuy nhiên, theo hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN, Công ty báo cáo các năm 2008-2010 không phát sinh doanh thu và doanh thu chủ yếu phát sinh vào năm 2011. Do vậy, không thể so sánh tỷ suất sinh lời của Công ty năm 2011 với tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp khác năm 2011 vì nguyên nhân giá bán sản phẩm cho các bên độc lập không phải được xác định tại thời điểm năm 2011 mà được xác định một cách chắc chắn tại thời điểm năm 2008 như đã nêu trên. Do vậy, nếu áp dụng tỷ suất này thì phải so sánh lợi nhuận gộp chung cho cả giai đoạn các năm tài chính (từ năm xác định đơn giá bán) thay cho 01 năm tài chính là năm 2011. - Xác định giá thông qua số liệu của Công ty TNHH Keangnam Enterprises: + Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập: không phải là phương pháp xác định giá thị trường phù hợp với tính chất của mỗi công trình xây dựng do sử dụng nguyên vật liệu khác nhau nên có sự khác biệt lớn. + Phương pháp giá bán lại: không thể áp dụng phương pháp này để tính lại chính giá bán ra của Công ty TNHH Keangnam Enterprises (tức giá vốn của Công ty Keangnam Vina); + Phương pháp so sánh lợi nhuận: Không thể áp dụng vì các lý do sau: (i) Không thể áp dụng tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên doanh thu thuần vì doanh thu thuần là doanh thu chưa tin cậy, do là giao dịch giữa các bên liên kết, cần xác định lại; (ii) Không nên áp dụng tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên tổng chi phí vì theo báo cáo tài chính của Công ty TNHH Keangnam Enterprises thì chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty này rất lớn, rất có thể khoản chi phí này không tương xứng với bản chất thực, cần phải xác định lại; (iii) Về việc áp dụng tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên tài sản, chỉ nên áp dụng đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều tài sản cố định có nguồn gốc từ bên độc lập do vậy 182 không nên áp dụng tỷ suất này đối với Công ty TNHH Keangnam Enterprises; + Phương pháp giá vốn cộng lãi: Do Công ty TNHH Keangnam Enterprises đã đăng ký với Bộ Tài chính và được Bộ Tài chính chấp thuận việc Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính và Công ty báo cáo với Cục Thuế Hà Nội về việc Công ty đã thực hiện chế độ kế toán Việt Nam. Do vậy, Phương pháp giá vốn cộng lãi là phương pháp phù hợp nhất để xác định đầu ra của Công ty TNHH Keangnam Enterprises (chính là đầu vào của Công ty TNHH MTV Keangnam Vina). b) Về lựa chọn phương pháp xác định lãi vay đối với giao dịch vay tiền của các bên liên kết: + Vay tiền của Công ty TNHH Keangnam Enterprises: Khoản tiền vay 2 triệu USD này không phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty TNHH MTV Keangnam Vina nên phải loại trừ toàn bộ khoản lãi vay tương ứng với khoản vay này khỏi chi phí tính thuế TNDN và không cần phải xác định lại lãi suất vay theo lãi suất thị trường theo quy định tại Thông tư 117/2005/TT-BTC và Thông tư 66/2010/TT-BTC. + Vay tiền của Ngân hàng Kookmin Bank: Đây là giao dịch liên kết. Cần xác định lại tính hợp lý của tiến độ thanh toán tiền cho Công ty TNHH Keangnam Enterprises. Có 02 trường hợp có thể xảy ra như sau: (+) Nếu tiến độ thanh toán tiền cho Công ty TNHH Keangnam Enterprises sớm bất thường thì toàn bộ lãi vay tương ứng đã đủ căn cứ xác định không liên quan đến hoạt động thực hiện hợp đồng EPC và không được tính vào chi phí được trừ để tính thuế TNDN và không cần phải xác định lại lãi suất vay theo lãi suất thị trường theo quy định tại Thông tư 117/2005/TT-BTC và Thông tư 66/2010/TT-BTC; (+) Nếu tiến độ thanh toán tiền cho Công ty TNHH Keangnam Enterprises là hợp lý thì cần xác định lại lãi suất vay theo lãi suất thị trường theo quy định tại Thông tư 117/2005/TT-BTC và Thông tư 66/2010/TT-BTC, có thể áp dụng phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập. Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc đến việc lựa chọn 183 giao dịch độc lập theo khu vực địa lý cho phù hợp. Nếu Công ty TNHH MTV Keangnam Vina có thể vay được tiền từ các ngân hàng hoặc tổ chức khác tại Việt Nam thì ưu tiên lựa chọn giao dịch độc lập tương đồng trong nước làm căn cứ so sánh. Ngược lại, nếu Công ty TNHH MTV Keangnam Vina không thể vay được tiền từ các ngân hàng hoặc tổ chức khác tại Việt Nam mà chỉ có thể vay được tiền của Ngân hàng Kookmin Bank thì tiếp tục thu thập thông tin của chính ngân hàng Kookmin Bank cho các bên độc lập vay để làm căn cứ so sánh; (+) Cần xác định rõ bản chất của khoản vay này là vay tiền USD hay vay tiền Won để tính lãi suất vay theo cho phù hợp với đồng tiền vay. Cụ thể, nếu bản chất là vay theo đồng Won thì khi trả nợ phải trả bằng Won, chỉ được trả bằng USD hoặc ngoại tệ khác theo tỷ suất tại thời điểm trả nợ khi được bên cho vay nhất trí. Nếu bên cho vay bắt buộc bên đi vay phải trả nợ bằng đồng USD thì bản chất của khoản vay này không phải là vay bằng đồng Won nên không được tính theo lãi suất của đồng Won mà phải tính theo lãi suất của đồng USD... + Vay tiền của Ngân hàng Woori Bank: Đây là giao dịch liên kết. Cần xác định lại tính hợp lý của tiến độ thanh toán tiền cho Công ty TNHH Keangnam Enterprises. Có 02 trường hợp có thể xảy ra như sau: (+) Nếu tiến độ thanh toán tiền cho Công ty TNHH Keangnam Enterprises sớm bất thường thì toàn bộ lãi vay tương ứng đã đủ căn cứ xác định không liên quan đến hoạt động thực hiện hợp đồng EPC và không được tính vào chi phí được trừ để tính thuế TNDN và không cần phải xác định lại lãi suất vay theo lãi suất thị trường theo quy định tại Thông tư 117/2005/TT-BTC và Thông tư 66/2010/TT-BTC; (+) Nếu tiến độ thanh toán tiền cho Công ty TNHH Keangnam Enterprises là hợp lý thì cần xác định lại lãi suất vay theo lãi suất thị trường theo quy định tại Thông tư 117/2005/TT-BTC và Thông tư 66/2010/TT-BTC, có thể áp dụng phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập. Cục Thuế thu thập thông tin giao dịch độc lập của chính Ngân hàng Woori bank chi nhánh Hà Nội có điều kiện tương đồng với giao dịch cho Công ty TNHH MTV Keangnam Vina vay tiền để làm căn cứ so sánh. Nếu không tìm kiếm được giao dịch độc lập tương đồng từ chính Ngân hàng 184 Woori Bank chi nhánh Hà Nội thì Cục Thuế liên hệ với các ngân hàng khác để tìm kiếm các giao dịch tương tự (Hợp đồng của các doanh nghiệp trong nước vay ngân hàng nước ngoài, hợp dồng của ngân hàng Việt Nam vay ngân hàng nước ngoài..) để xác định lãi suất theo mức lãi suất của thị trường. c)Về phương pháp tính giá giao dịch cung cấp dịch vụ tài chính, dàn xếp vốn vay của Công ty TNHH Keangnam Enterprises + Một số khoản chi phí là do dàn xếp để hợp lý hoá chứng từ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp mà bản chất thực là không có phát sinh khoản chi phí này, cần xem xét bản chất nội dung kinh tế phát sinh để loại trừ toàn bộ, thu nhập chịu thuế tăng do loại trừ chi phí này sẽ được tính thuế và phạt theo hành vi trốn thuế. + Một số khoản chi phí cao hơn giá giao dịch thông thường trên thị trường cần xác định lại theo giá thị trường theo quy định tại Thông tư 117/2005/TT-BTC và Thông tư 66/2010/TT-BTC Kết luận: Đối với hợp đồng xây dựng và các giao dịch với các bên liên kết khác, sau khi phân tích các yếu tố và trên cơ sở thông tin thu thập được, Cơ quan thuế không tách các hoạt động của doanh nghiệp thành các hoạt động riêng lẻ, thay vào đó các hoạt động của doanh nghiệp được gộp lại theo quy định tại Thông tư 117/2005/TT-BTC và Thông tư 66/2010/TT-BTC. Cơ quan thuế đã thu thập, phân tích thông tin chọn các trường hợp có tính tương đồng và sử dụng phương pháp giá vốn cộng lãi để xác định giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết để xác định giá mua vào của Công ty TNHH Một thành viên Keangnam Vina đối với bên liên kết là nhà thầu chính Công ty TNHH Keangnam Entreprises để xác định giá thị trường như sau: - Giá bán ra của Công ty TNHH Keangnam Entreprises cho bên liên kết là Công ty TNHH MTV Keangnam Vina được xác định trên cơ sở lấy giá vốn xây dựng của dự án do nhà thầu chính thực hiện cộng (+) lợi nhuận gộp của nhà thầu chính. Để có căn cứ xác định giá thị trường của các giao dịch liên kết giữa nhà thầu chính và chủ đầu tư, cơ quan Thuế tiến hành đồng thời triển khai song song thanh 185 tra chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Keangnam Vina và nhà thầu chính để có căn cứ xác định giá vốn xây dựng mua vào của bên độc lập. 4. Kết quả thanh tra xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải nộp NSNN: 4.1. Về kết quả thanh tra tại nhà thầu chính là Công ty TNHH Keangnam Enterprises Cơ quan Thuế sau khi thanh tra đã loại khỏi chi phí xây dựng dự án các chi phí không hợp lệ của nhà thầu chính (do Công ty mẹ là bên liên kết thực hiện) là 29.455.759 USD (568,896,523,489 tỷ đồng), xử lý truy thu và phạt nghĩa vụ thuế của nhà thầu nước ngoài 6,5 tỷ đồng. 4.2. Về kết quả thanh tra tại Công ty TNHH Keangnam Vina Cơ quan Thuế sau khi thanh tra đã điều chỉnh giảm chi phí xây dựng dự án là 1.252.720.287.516 đồng. Trong đó: + Giảm giá vốn hoạt động chuyển nhượng BĐS là 408.637.357.788 đồng + Giảm giá trị tài sản cố định đầu tư là 844.082.929.728 đồng Bên cạnh đó, cơ quan Thuế đã buộc doanh nghiệp giảm lỗ với 238.806.416.560 đồng; tăng thu ngân sách nhà nước là 91.750.360.319 đồng (trong đó thuế TNDN là 91.101.627.723 đồng) 186 Phụ lục III PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP CÔNG TY HL. VIỆT NAM CHUYỂN GIÁ3 1. Các thông tin chung: - Công ty HL Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực: kéo sợi, dệt vải và nhuộm vải. - Công ty HL Việt Nam là Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam. 2. Sơ đồ mối quan hệ liên kết giữa các Công ty liên kết trong giai đoạn 2006 – 2009. SƠ ĐỒ GIAO DỊCH LIÊN KẾT Ju An Đài Loan The EH Đài Loan HL Malaysia HL Việt Nam MaHL Trung Quốc Sợi Polyeste POY M á y m ó c , th iế t b ị NV L W e a v in g C h o v a y Ch o v ay Mary British IslandCho vay 3 . Nguồn: Tài liệu từ cơ quan có chức năng theo nguồn riêng của Nghiên cứu sinh 187 3. Thông tin về giao dịch kinh doanh giữa các Công ty liên kết 3.1. Thông tin giao dịch bán hàng hoá, sản phẩm của Công ty STT Năm tài chính Đối tượng Loại hàng hóa, Dịch vụ Doanh thu, thu nhập khác (USD) Tỷ trọng (%) 1 2007 a. Các bên liên kết 171.609,76 0,1% MaHL Co Ltd Vải weaving 171.609,76 0,1% b. Các bên độc lập (tổng hợp chung) 172.092.565,32 99,9% Tổng Doanh thu (a+b) 172.264.175,08 100% 2 2009 a. Các bên liên kết 152.013,81 0,29% MaHL Co Ltd Vải weaving 152.013,81 0,29% b. Các bên độc lập (tổng hợp chung) 182.601.484.27 99,71% Tổng Doanh thu (a+b) 182.753.498,08 100% 3.2. Thông tin giao dịch mua TSCĐ, hàng hoá, dịch vụ STT Năm tài chính Đối tượng Giá trị phát sinh trong năm tài chính (USD) Tỷ trọng (%) 1 2006 a. Các bên liên kết 56.796.133,70 60,74% - Công ty Ju An 30.408.716,23 32,52% - Công ty HL SDN BDH 26.387.417,47 28,22% b. Các bên độc lập (Tổng hợp chung) 36.715.196.82 39,26% Tổng giá trị mua vào (a+b) 93.511.330.52 100,00% 2 2007 a. Các bên liên kết 86.719.015.,32 63,37% - Công ty Ju An 81.819.458,96 59,79% - Công ty HL SDN BDH 4.899.556,36 3,58% b. Các bên độc lập (Tổng hợp chung) 50.130.213,83 26,63% Tổng giá trị mua vào (a+b) 136.849.229.15 100,00% 3 2008 a. Các bên liên kết 60.046.668,42 50,23% - Công ty Ju An 59.932.699,28 50,13% - Công ty HL SDN BDH 113.969,14 0,10% b. Các bên độc lập (Tổng hợp chung) 59.513.710,46 49,77% Tổng giá trị mua vào (a+b) 119.560.378,88 100,00% 4 2009 a. Các bên liên kết 71.106.493,76 64,09% - Công ty Ju An 71.106.493,76 64,09% b. Các bên độc lập (Tổng hợp chung) 39.849.268,46 35,91% Tổng giá trị mua vào (a+b) 110.955.762,22 100,00% 188 Qua phân tích cho thấy, Công ty HL Việt Nam giao dịch kinh doanh chủ yếu mua vào từ bên lên kết. Tuy nhiên tỷ trọng giao dịch kinh doanh bán ra cho các bên có quan hệ liên kết thường xuyên chiếm tỷ trọng nhỏ. Nhưng cơ quan thuế có đầy đủ thông tin để xác định giá thị trường của giao dịch kinh doanh bán ra từ các bên liên kết theo quy định tại Thông tư 117/2005/TT-BTC trước khi xác định giá thị trường của giao dịch mua vào từ các bên liên kết theo theo quy định tại Thông tư 117/2005/TT-BTC 4. Kết quả xác định lại giá chuyển giao của công ty HL với các bên liên kết giai đoạn 2006 – 2009 4.1. Xác định giá thị trường đối với sản phẩm vải weaving bán cho bên liên kết Do Công ty vừa bán sản phẩm vải weaving cho bên độc lập, vừa bán sản phẩm vải weaving cho bên liên kết nên phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập để xác định giá thị trường sản phẩm bán ra cho bên liên kết là phương pháp phù hợp nhất. Mặt khác, sản phẩm của Công ty có khác biệt so với các chủng loại sản phẩm trên thị trường; sản phẩm vải weaving được Công ty bán cho bên liên kết và sản phẩm vải weaving được Công ty bán cho bên độc lập là sản phẩm cùng chủng loại, không có nhiều khác biệt có ảnh hưởng trọng yếu đến đơn giá bán. Theo quy định tại Điểm 1 mục I Phần B Thông tư 117/2005/TT-BTC thì các giao dịch bán sản phẩm vải weaving của Công ty cho các bên độc lập là các giao dịch tương đồng được lựa chọn để so sánh và làm căn cứ ấn định đơn giá bán sản phẩm vải weaving cho bên liên kết theo đơn giá thị trường. 4.2. Xác định giá thị trường đối với nguyên liệu mua vào của Công ty từ bên liên kết Công ty có phát sinh giao dịch liên kết mua nguyên liệu để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bán ra. Vì vậy, giá vốn hàng bán của Công ty được hạch toán trên sổ sách kế toán là giá vốn chưa đáng tin cậy và là yếu tố cần phải xác định lại theo đơn giá nguyên liệu mua vào từ bên liên kết theo đơn giá thị trường theo quy định. Các chủng loại nguyên liệu mua vào của Công ty rất đa dạng (gồm nhiều chủng loại sản 189 phẩm khác nhau, trong đó có nhiều sản phẩm có tính đặc thù). Việc tìm kiếm thông tin về các giao dịch độc lập tương đồng (tương đồng về đặc tính sản phẩm và tương đồng về điều kiện hợp đồng) rất khó khăn (nhiều chủng loại sản phẩm có thể sẽ không tìm kiếm được giao dịch độc lập tương đồng). Công ty có 02 hoạt động (sản xuất sợi và dệt vải). Sản phẩm mua vào và sản phẩm bán ra có sự khác biệt về giá trị (khác biệt về chủng loại sản phẩm: sản phẩm mua vào là nguyên liệu; sản phẩm bán ra là thành phẩm đã qua khâu sản xuất làm tăng thêm giá trị so với nguyên liệu mua vào). Công ty mua nguyên liệu đầu vào từ nhiều bên (cả bên liên kết và bên độc lập), bán sản phẩm đầu ra cho cả bên liên kết và bên độc lập. Mặt khác, các bên liên kết của Công ty lại có nhiều hoạt động khác nhau, trong đó có những hoạt động tạo ra lợi nhuận nhưng không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty HL Việt Nam. - Công ty HL Việt Nam là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sợi và dệt vải nên chi phí tiền lương, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí sản xuất, kinh doanh của Công ty. Mặt khác, tài sản sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm cả TSCĐ và tài sản lưu động được mua vào từ bên liên kết. - Nguyên liệu được Công ty mua vào từ bên liên kết chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng khối lượng và giá trị nguyên liệu mua vào trong các năm tài chính từ năm 2006 đến năm 2009. Từ các lý do nêu trên, phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập, Phương pháp giá vốn cộng lãi, phương pháp giá bán lại, phương pháp tách lợi nhuận, phương pháp so sánh lợi nhuận sử dụng tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng tài sản hoặc trên tổng chi phí không phải là các phương pháp phù hợp để xác định đơn giá mua nguyên liệu của Công ty từ các bên liên kết theo đơn giá thị trường theo quy định. 190 Cơ quan thuế đã xác định lại đơn giá bán sản phẩm cho bên liên kết theo đơn giá thị trường theo quy định tại Thông tư 117/2005/TT-BTC như đã nêu trên. Do vậy doanh thu thuần sau khi đã được điều chỉnh lại theo đơn giá thị trường được xác định theo quy định là doanh thu đáng tin cậy. Do vậy, Phương pháp so sánh lợi nhuận sử dụng tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần là phương pháp phù hợp nhất để xác định giá thị trường sản phẩm mua vào trong giao dịch liên kết của Công ty. Tuy nhiên, theo báo cáo của Công ty thì từ năm 2006 đến năm 2009, Công ty có 02 hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động sản xuất sợi và hoạt động dệt vải. Trên thực tế, 02 hoạt động này có một số khác biệt như chi phí nhân công, tài sản cố định sử dụng, nguồn nguyên liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ sản phẩm và một số khác biệt khác. Do vậy, tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần đối với từng hoạt động có sự khác biệt nên cần thiết phải tách riêng 02 hoạt động này để tính thu nhập thuần làm căn cứ tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty. Cơ quan thuế đã tham khảo nguồn thông tin từ một số tổ chức quốc tế chuyên cung cấp thông tin và nhận thấy phần lớn các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất sợi và dệt vải trong hệ thống dữ liệu của các tổ chức này là các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ của nhiều quốc gia khác nhau nên có nhiều khác biệt có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ suất lợi nhuận so với tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam có cùng ngành nghề kinh doanh như: khác biệt về chi phí nhân công, nguồn cung cấp nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, các điều kiện kinh tế... Mặt khác, thông tin kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất sợi và dệt vải trong Hệ thống dữ liệu của các tổ chức nêu trên là kết quả kinh doanh tổng hợp từ nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau (không tách riêng kết quả hoạt động sản xuất sợi và kết quả hoạt động dệt vải). Do vậy, tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên doanh thu thuần của các doanh nghiệp nước ngoài nêu trên không tương đồng với tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên doanh thu thuần đối với hoạt động sản xuất sợi và hoạt động dệt vải của Công ty HL Việt Nam. 191 Cơ quan thuế đã tổ chức thu thập thông tin tình hình sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2006 đến năm 2009 đối với gần 1000 doanh nghiệp trong ngành dệt may trên Hệ thống thông tin dữ liệu của ngành thuế, Hiệp hội ngành dệt may Việt Nam và từ nhiều nguồn thông tin khác. Trên cơ sở rà soát, loại trừ các doanh nghiệp liên kết và các doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất sợi và hoạt động dệt vải; đồng thời cơ quan thuế đã phối hợp với 30 Cục Thuế địa phương để thu thập thông tin của các doanh nghiệp độc lập có chức năng tương đồng với chức năng hoạt động của Công ty HL Việt Nam thuộc lĩnh vực hoạt động sản xuất sợi và dệt vải và tính tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên doanh thu thuần đối với từng hoạt động (sản xuất sợi, dệt vải) của các doanh nghiệp độc lập này. Trên cơ sở đó, cơ quan thuế xác định tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên doanh thu thuần phù hợp nhất đối với Công ty HL Việt Nam. Từ kết quả xác định tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên doanh thu thuần phù hợp nhất đối với hoạt động sản xuất sợi và hoạt động dệt vải của Công ty HL Việt Nam nêu trên, cơ quan thuế sẽ ấn định thu nhập thuần trước thuế TNDN (không bao gồm hoạt động tài chính và hoạt động khác) đối với hoạt động sản xuất sợi và dệt vải của Công ty HL Việt Nam. 4.3. Kết quả thanh tra xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải nộp NSNN Từ kết quả xác định tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng doanh thu thuần từ hoạt động SXKD chính của Công ty HL Việt Nam nêu trên, cơ quan thuế đã ấn định thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động SXKD chính của Công ty. Kết quả như sau: - Giảm toàn bộ số lỗ phát sinh từ năm 2006 đến năm 2009 là 37.778.192 USD (621.204.389.840 đồng); - Bù đắp toàn bộ số lỗ phát sinh trước năm 2006 chuyển vào giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2009 là: 10.611.003,81 USD (182.927.837.005 đồng); 192 - Tăng thu nhập tính thuế TNDN phát sinh từ năm 2006 đến năm 2009 là 14.652.054,30 USD (244.155.328.756 đồng), tăng số thuế TNDN phát sinh phải nộp từ năm 2006 đến năm 2009 là 2.387.975 USD (40.035.080.713 đồng); - Giảm toàn bộ số lỗ được chuyển vào năm 2010 là 8.042.741,75 USD (152.265.186.811 đồng), tăng số thuế TNDN năm 2010 phát sinh phải nộp là 38.066.296.703 đồng; - Tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp phát hiện sau khi điều chỉnh về giá chuyển nhượng là 78.101.377.416 đồng, cụ thể: + Năm 2006: 10.058.627.032 đồng; + Năm 2007: 7.656.002.256 đồng; + Năm 2008: 13.790.997.926 đồng; + Năm 2009: 8.529.453.499 đồng; + Năm 2010: 38.066.296.703 đồng; Tuy nhiên, cơ quan thuế không xử lý truy thu về thuế đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tăng thêm phải nộp trong năm 2006 là 10.058.627.032 đồng do đã quá thời hiệu xử lý về thuế theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 09/2003/QH11 ngày 17/06/2003. Do đó, số thuế TNDN phát hiện tăng thêm là 68.042.750.384 đồng, cụ thể: Năm 2007:7.656.002.256 Năm 2008:13.790.997.926 Năm 2009:8.529.453.499 Năm 2010:38.066.296.703 193 Phụ lục IV TÓM TẮT CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM SOÁT CHUYỂN GIÁ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI4 1. Quy định của Đức Quy định của Pháp luật liên quan đến kiểm soát chuyển giá - Quốc hội: i) Đạo luật thuế nước ngoài (Mục 1): Nguyên tắc chung về giá giao dịch độc lập; ii) Mục 8 khoản 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Phân bổ lợi tức ẩn iii) Luật Tài chính (hiệu lực 1/2003), mục 90: Yêu cầu về tài liệu. iv)Nghị định về Thuế Doanh nghiệp (Mục 36a): Góp vốn ẩn. - Bộ Tài chính: i) Thông tư Phân bổ chi phí (30/12/1999): các nguyên tắc rà soát về xác định thu nhập thông qua phân bổ chi phí giữa các công ty liên kết quốc tế. ii) Thông tư về cơ sở thường trú (21/12/1999): Các nguyên tắc quản lý liên quan đến kiểm tra phân bổ thu nhập trong trường hợp cơ sở thường trú của các doanh nghiệp hoạt động quốc tế. iii) Thông tư (9/11/2001): Các nguyên tắc kiểm tra việc phân bổ chi phí giữa các doanh nghiệp liên kết quốc tế đối với việc biệt phái nhân viên làm việc tại nước ngoài. Các phương pháp định giá chuyển giao - Các phương pháp được ưu tiên: i) Phương pháp so sánh giá thị trường tự do, ii) phương pháp dựa vào giá bán ra, iii) phương pháp cộng chi phí vào giá vốn. - Phương pháp phân chia lợi nhuận (profit split) là phương pháp cuối cùng trong thứ tự ưu tiên sử dụng. Cơ quan thuế Đức thường coi phương pháp này là không cần thiết. - Các phương pháp dựa trên lợi nhuận thường không được cơ quan thuế Đức áp dụng.- Theo luật của Đức, trong một số trường hợp cụ thể, việc kết hợp hai phương pháp cộng chi phí vào giá vốn và phương pháp dựa vào giá bán ra đối với một nhà phân phối có thể được áp dụng. Yêu cầu về tài liệu liên quan i) Khi nộp tờ khai thuế: Không có yêu cầu ii) Khi thanh tra về giá chuyển nhượng: - ĐTNT chuẩn bị tài liệu về giao dịch giữa các bên liên quan và cơ sở kinh tế và pháp lý khi định giá giao dịch (tài liệu bằng văn bản về dữ liệu so sánh và các thông tin liên quan để xác định tính chất giá giao dịch độc lập của giá chuyển nhượng; các thức xác định giá. - Tài liệu phải được chuẩn bị đồng thời khi phát sinh giao dịch. Xuất trình trong vòng 60 ngày kể từ khi cơ quan thuế yêu cầu. Hình thức phạt khi phát hiện doanh nghiệp chuyển giá Trong trường hợp có điều chỉnh thu nhập, khoản phạt sẽ từ 10-20% số thu nhập điều chỉnh. Trong trường hợp xuất trình tài liệu muộn, cơ quan thuế có quyền phạt đến 2.000.000 Euro. Các khoản phạt lãi tính trên số thuế phải nộp (6%/năm và không được khấu trừ chi phí khi tính thuế) Biện pháp khác Thực hiện phương thức APA 4 . Tổng hợp của NCS từ nhiều nguồn tài liệu. 194 2. Quy định của Pháp Quy định của Pháp luật liên quan đến kiểm soát chuyển giá Quốc hội: - Luật quản lý thuế (Điều 57; Điều L13B và L188A). Các phương pháp định giá chuyển giao - Ưu tiên các phương pháp dựa trên giao dịch: i) Phương pháp so sánh giá trị trường tự do, ii) phương pháp dựa vào giá bán ra giá bán ra, iii) phương pháp cộng chi phí vào giá vốn, iv)phương pháp phân chia lợi nhuận. Yêu cầu về tài liệu liên quan 1. Khi nộp tờ khai: - Không có yêu cầu cụ thể. Chỉ yêu cầu báo cáo hàng năm nếu thực hiện theo thoả thuận APA. 2. Khi thanh tra về giá chuyển nhượng: - Tài liệu để ĐTNT chứng minh trong quá trình thanh tra, gồm bước đầu tiên khi tiến hành thanh tra chuyển giá là gửi bảng câu hỏi têu cầu ĐTNT trả lời: - Thông tin của tập đoàn về mạng lưới sản xuất và phân phối trên thế giới; - Thông tin về kinh doanh, bao gồm chi tiết về giá vốn hàng bán và chi phí marketing; - Phân tích chức năng và rủi ro của tập đoàn; - Giải thích về phương pháp giá chuyển nhượng; - Bản sao thoả thuận APA ở nước ngoài (nếu có); - Chi tiết tỷ suất lợi nhuận theo từng dòng sản phẩm; - Giá bán giữa các công ty trong tập đoàn ở nước ngoài (trong một số trường hợp), nếu ĐTNT không cung cấp thì trao đổi thông tin với Cơ quan thuế nước ngoài. Hình thức phạt khi phát hiện doanh nghiệp chuyển giá - Có các khoản phạt nếu DTNT không xuất trình được các chứng từ được yêu cầu. - Phạt thêm một khoản bằng 40% số thuế phải nộp bổ sung trong trường hợp DTNT có hành vi cố ý tránh thuế. - Phạt thêm một khoản bằng 80% số thuế trong trường hợp DTNT có hành vi gian lận thuế. Các biện pháp quản lý khác - Qui định về thoả thuận trước về giá (APA) được áp dụng từ 9/1999 trên cơ sở song phương với các nước ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần có điều khoản về thủ tục thoả thuận song phương. 195 3. Quy định của Hà Lan Quy định của Pháp luật liên quan đến kiểm soát chuyển giá Quốc hội Hà Lan: - Luật thuế thu nhập (Điều 3.8 và 3.25). - Luật thuế thu nhập công ty (Điều 8 và 8b) Chính phủ: - Nghị định số IFZ2001/292M, IFZ2001/295M ngày 30/3/2001 Các phương pháp định giá chuyển giao - Về nguyên tắc, ĐTNT được tự do chọn bất kỳ phương pháp chuyển giá nào của OECD nếu phương pháp lựa chọn dẫn đến kết quả giá giao dịch độc lập đối với giao dịch đó và phải chứng minh phương pháp lựa chọn. - Các phương pháp dựa trên giao dịch được ưu tiên hơn các phương pháp dựa trên lợi nhuận. Yêu cầu về tài liệu liên quan 1. Khi nộp tờ khai: Không có qui định cụ thể. 2. Khi thanh tra về giá chuyển nhượng: - ĐTNT phải chứng minh giá chuyển nhượng là giá theo nguyên tắc giao dịch độc lập. - Các tài liệu đề xuất bao gồm: + Miêu tả giao dịch và sản phẩm; + Miêu tả về các chức năng thực hiện, rủi ro giả định và tài sản sở hữu; + Các tổ chức và nước liên quan, cơ cấu tổ chức trên thế giới; + Phương pháp tính giá chuyển nhượng, bao gồm các thông tin có thể so sánh được và thông tin tài chính; + Tình hình thị trường - ĐTNT không cung cấp được tài liệu sẽ có nghĩa vụ chứng minh trường hợp định giá chuyển nhượng đó. Hình thức phạt khi phát hiện doanh nghiệp chuyển giá Khoản phạt có thể lên đến 100% số thuế bị truy thu nếu đối tượng nộp thuế cố ý gian lận. Các biện pháp quản lý khác Qui định về thoả thuận trước về giá (APA) được áp dụng từ 9/1999 trên cơ sở song phương với các nước ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần có điều khoản về thủ tục thoả thuận song phương. 196 4. Quy định của Thụy Điển Quy định của Pháp luật liên quan đến kiểm soát chuyển giá - Quốc hội Thụy điển - Mục 14:19 và 14:20 của Luật thuế Thu nhập Các phương pháp định giá chuyển giao - Theo hướng dẫn của OECD - Các phương pháp dựa trên giao dịch được ưu tiên hơn các phương pháp dựa trên lợi nhuận. Yêu cầu tài liệu liên quan 1. Khi nộp tờ khai: Không có qui định cụ thể 2. Khi thanh tra: Dựa trên hướng dẫn của OECD, bao gồm: - Miêu tả cơ sở pháp lý và hoạt động về tổ chức và kinh doanh - Miêu tả loại và quy mô của giao dịch - Giá chuyển nhượng được xác định như thế nào - Chứng minh là giá chuyển nhượng là giá giửa các bên giao dịch độc lập. - Phân tích chức năng; Phân tích kinh tế của các bên liên kết - Chuẩn bị sẵn để có thể cung cấp tài liệu mới nhất về giá chuyển nhương sau khi nộp tờ khai thuế. Hình thức phạt khi phát hiện DN chuyển giá Không qui định riêng đối với hành vi chuyển giá, áp dụng qui định phạt chung. Các biện pháp quản lý khác Không có qui định về thỏa thuận định giá trước (APA) chính thức. Tuy nhiên, một số thỏa thuận APA không chính thức đã được thực hiện với Cơ quan Thuế Thụy Điển. 197 5. Quy định của Nga Quy định của Pháp luật liên quan đến kiểm soát chuyển giá Quôc hội (DUMA) quốc gia: - Bộ Luật thuế Nga (Điều 20, Điều 40, Phần 1) Các phương pháp định giá chuyển giao - Phương pháp ưu tiên sử dụng là phương pháp so sánh thị trường tự do. - Các phương pháp dựa vào giá bán ra và Phương pháp cộng chi phí vào giá vốn vẫn được sử dụng. Yêu cầu về tài liệu liên quan Khi nộp tờ khai thuế: - Chưa có quy định cụ thể Khi thanh tra về giá chuyển nhượng: - Hiện nay chưa có quy định cụ thể về tài liệu cung cấp - Tuy nhiên khi DUMA quốc gia thông qua Luật sửa đổi nêu trên, ĐTNT sẽ có trách nhiệm cung cấp rất nhiều tài liệu. Hình thức phạt khi phát hiện DN chuyển giá Không qui định riêng đối với hành vi chuyển giá, áp dụng các qui định phạt vi phạm thuế chung. Các biện pháp quản lý khác Không thực hiện APA 198 6. Quy định của Bỉ Quy định của Pháp luật liên quan đến kiểm soát chuyển giá Quốc hội Bỉ: - Luật quản lý thuế (Nguyên tắc về giá giao dịch độc lập) - Luật thuế thu nhập (Điều 26,49,54,55,79,297,344 và 345) Chính phủ và Cơ quan thuế Trung ương: - Nghị định của Hoàng Gia và Thông tư Hướng dẫn Quản lý thuế đối với định giá chuyển giao trong quan hệ liên kết. Các phương pháp định giá chuyển giao Các phương pháp dựa trên giao dịch được ưu tiên hơn các phương pháp dựa trên lợi nhuận, nhưng đối tượng nộp thuế về nguyên tắc được tự do chọn bất kỳ phương pháp chuyển giá nào của OCED. ĐTNT không buộc phải sử dụng nhiều phương pháp nhưng phải giải thích lý do về quyết định áp dụng một phương pháp cụ thể Yêu cầu về tài liệu liên quan 1. Khi nộp tờ khai: Không có quy định cụ thể. 2. Khi thanh tra, Khuyến nghị cung cấp các tài liệu: - Hoạt động của tập đoàn (bao gồm khả năng cạnh tranh, mức độ thị trường, điều kiện kinh tế, chiến lược kinh doanh,...) - Xác định và tính chất của các giao dịch liên kết và mối quan hệ hợp đồng giữa các bên liên kết; - Phân tích chức năng (bao gồm tổng quan về chức năng; rủi ro và tài sản vô hình) - Phương pháp định giá chuyển giao và phân tích kinh tế - Chứng từ phải thể hiện được giá của ĐTNT tuân thủ nguyên tắc giá độc lập nhằm tránh không phải tiến hành thanh tra về chuyên sâu. Hình thức phạt khi phát hiện doanh nghiệp chuyển giá - Khoản phạt từ 0% - 100% số thuế truy thu, mức phạt cụ thể phụ thuộc vào mức độ cố ý chuyển giá tránh thuế hoặc mức độ vi phạm của công ty. - Ngoài ra, công ty phải nộp lãi chậm nộp thuế đối với số thuế bị truy thu. Các biện pháp quản lý khác Thực hiện phương thức APA. 199 7. Quy định của Canada Quy định của Pháp luật liên quan đến kiểm soát chuyển giá Quốc hội Canada: - Luật thuế thu nhập Canada (Phần 247) Bộ Tài chính: Thông thư số 87-2R (ban hành ngày 27/9/1999) Các phương pháp định giá chuyển giao - Thứ tự ưu tiên các phương pháp như sau: i) Phương pháp so sánh giá thị trường tự do, ii) phương pháp dựa vào giá bán ra, iii) phương pháp cộng chi phí vào giá vốn, iv) phương pháp phân chia lợi nhuận, v) phương pháp lợi tức thuần từ giao dịch. - Canada không cho phép áp dụng phương pháp so sánh lợi tức. Yêu cầu về tài liệu liên quan Khi nộp tờ khai thuế: - Mẫu tờ khai thuế thu nhập mẫu T106, ĐTNT phải kê khai thêm 2 nội dung: i) ĐTNT có lưu giữ các tài liệu yêu cầu phải xuất trình khi bị thanh tra về giá chuyển nhượng hay không? ii) Các phương pháp xác định giá chuyển nhượng sử dụng trong kỳ báo cáo này có thay đổi gì so với kỳ báo cáo trước hay không? Khi thanh tra về giá chuyển nhượng: - Theo Danh mục PATA Hình thức phạt khi phát hiện DN chuyển giá Trong trường hợp có điều chỉnh thu nhập, khoản phạt sẽ là 10% số thu nhập điều chỉnh cộng thêm lãi tính theo số năm phải điều chỉnh về trước. Các biện pháp khác Thỏa thuận định giá trước (APA) 200 8. Quy định của Nhật Bản Quy định của Pháp luật liên quan đến kiểm soát chuyển giá Quốc hội Nhật Bản: - Luật Các biện pháp đánh thuế đặc biệt (Điều 66-4) Cơ quan quản lý thuế quốc gia: - Quy định cưỡng chế STML-39-12 - Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý giá chuyển giao, mục STML 66-44-(1) đến 66-4-(7)-2. - Quy định cưỡng chế thuế 22-10 - Hướng dẫn quản lý thuế đối với hoạt động định giá chuyển giao nội bộ, ban hành ngày 01/06/2001 Các phương pháp định giá chuyển giao - Phương pháp so sánh giá thị trường tự do - Phương pháp dựa vào giá bán ra Phương pháp cộng chi phí vào giá vốn - Ngoài ra có một số trường hợp sẽ xem xét để áp dụng thêm phương pháp Phân chia lợi nhuận Yêu cầu về tài liệu liên quan Khi nộp tờ khai thuế: - Bản kê khai chi tiết về các tổ chức, cá nhân liên kết và các giao dịch của ĐTNT với các tổ chức, cá nhân đó. Khi thanh tra về giá chuyển nhượng: - Cung cấp đầy đủ các tài liệu khi cơ quan thực hiện việc thanh tra yêu cầu. Hình thức phạt khi phát hiện DN chuyển giá Không quy định riêng đối với hành vi chuyển giá, chỉ áp dụng các quy định phạt vi phạm thuế nói chung. Các biện pháp khác Thực hiện phương thức APA 201 9. Quy định của Úc Quy định của Pháp luật liên quan đến kiểm soát chuyển giá Quốc hội Úc: - Luật tính thuế thu nhập (Khoản 13 Phần III) Tổng cục Thuế: - Các Hướng dẫn số TR92/11; TR94/14; TR95/23; TR97/20; TR98/11; TR98/16; TR1999/1; TR1999/8; TR1999/D16-95; TR2000/16; TR2000/D15; TR2001/D6; TR2001/11; và TR2002/2 Các phương pháp định giá chuyển giao Phương pháp So sánh giá thị trường tự do (CUP), phương pháp dựa vào giá bán ra, phương pháp cộng chi phí vào giá vốn, phương pháp phân chia lợi nhuận, phương pháp lợi tức thuần từ giao dịch. Yêu cầu về tài liệu liên quan Khi nộp tờ khai thuế: - Kê khai thêm các loại giao dịch, giá trị giao dịch, nước cư trú của tổ chức, cá nhân liên kết, các chứng từ sổ sách phải lưu trữ và các phương pháp xác định giá chuyển nhượng sử dụng theo quy định tại điều 25 A. Khi thanh tra về giá chuyển nhượng: - Theo Danh mục PATA Hình thức phạt khi phát hiện DN chuyển giá Phạt thêm 50% số thuế gian lận qua giá chuyển nhượng nếu ĐTNT cố tình xác định giá chuyển nhượng với bên liên kết để không phải nộp thuế; thêm 25% số thuế bị truy thu nếu ĐTNT có giải trình hợp lý cách thức xác định giá chuyển giao với bên liên kết; Phạt thêm 25% số thuế gian lận qua giá chuyển nhượng trong các trường hợp khác; thêm 10% nếu ĐTNT có giải trình hợp lý được cách thực xác định giá chuyển nhượng với bên liên kết. Các biện pháp khác Thỏa thuận định giá trước (APA) 202 Phụ lục V QUẢNG CÁO DỊCH VỤ HỖ TRỢ CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN QUỐC TẾ 1. Quảng cáo của Ernst & Young: Chuyển giá và quản lý thuế hiệu quả theo chuỗi cung ứng (Transfer Pricing and Tax Effective Supply Chain Management)5 Chúng tôi công ty kiểm toán Ernst & Young mang lại cho bạn một cái nhìn toàn cầu dựa trên kinh nghiệm lâu dài của chúng tôi về những gì thực sự làm trong chuyển giá và hiệu quả quản lý thuế theo chuỗi cung ứng (TESCM). Đội TESCM đa ngành của chúng tôi làm việc với bạn về thiết kế chuỗi cung ứng, tái cơ cấu kinh doanh để giúp định giá chuyển giao tối ưu, các nghiệp vụ về thuế trực tiếp và gián tiếp, hải quan, kế toán.Chúng tôi có thể giúp bạn xây dựng và thực hiện các cấu trúc có ý nghĩa cho doanh nghiệp của bạn, cải thiện quy trình và quản lý chi phí thương mại Các chuyên gia định giá chuyển nhượng của chúng tôi giúp bạn xem xét, tài liệu, quản lý và bảo vệ chính sách chuyển giá và các quy trình - xếp chúng với chiến lược kinh doanh của bạn. Nhân tài của chúng tôi làm việc với bạn để xây dựng các chiến lược chủ động, thực dụng và tích hợp để giải quyết các rủi ro về thuế của các doanh nghiệp hiện nay và giúp doanh nghiệp của bạn đạt được tiềm năng của nó. 2. Quảng cáo của công ty kiểm toán KPMG tại Việt Nam6 Lợi ích khi sử dụng dịch vụ chuyển giá: Dịch vụ Chuyển giá giúp cho các tổ chức quản lý các rủi ro về chuyển giá của họ, thực hiện việc tuân thủ chính sách, pháp luật và thiết kế các chính sách hiệu quả về chuyển giá. Vì sao dịch vụ tư vấn Chuyển giá lại quan trọng? Cùng với việc các công ty đa quốc gia tìm cách cạnh tranh hiệu quả trong thị trường toàn cầu, các giao dịch xuyên quốc gia giữa các công ty liên quan ngày càng tăng về cả số lượng và độ phức tạp. 5. Nguồn: effective-supply-chain-management 6. Nguồn: 203 Trước xu hướng này, các cơ quan thuế trên khắp thế giới đang ngày càng trở nên nhạy cảm với các cách thức mà hoạt động chuyển giá ảnh hưởng đến số thu thuế trong phạm vi từng quốc gia. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đang ứng phó bằng cách tăng cường hệ thống luật pháp, triển khai các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về hồ sơ thuế, và áp dụng các hình thức phạt đối với vi phạm. Vì sao nên chọn KPMG làm đơn vị tư vấn? Việc bố trí các chuyên gia chuyên trách về chuyển giá theo hướng tập trung vào từng ngành và phương pháp tiếp cận đa ngành cho phép chúng tôi có thể cung cấp cho khách hàng các chiến lược chuyển giá hiệu quả và bảo đảm tính tuân thủ. Chúng tôi cho rằng, đầu tiên và trước hết, bất kỳ hoạt động chuyển giá nào cũng đều phải được thực hiện dựa trên các nguyên tắc vững chắc và có thể bảo vệ được. Ngoài ra, chúng tôi sẽ tận dụng một phương pháp tiếp cận có tham vấn, tức là chúng tôi luôn xem xét các mục tiêu kinh doanh, yêu cầu hoạt động và thực tiễn hoạt động của khách hàng. Chúng tôi tạo ra hiệu quả về thuế và giảm nhẹ rủi ro về các thách thức tiềm tàng xuất phát từ các cơ quan thuế. Nhóm Dịch vụ Chuyển giá Toàn cầu của KPMG có kinh nghiệm hợp tác với khách hàng trong suốt quá trình chuyển giá. Chúng tôi có thể tận dụng được kinh nghiệm tổng hợp của mạng lưới chuyên gia Chuyển giá Toàn cầu bao gồm trên 1.400 chuyên gia tại tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ chủ yếu trên toàn cầu. KPMG có thể hỗ trợ khách hàng như thế nào? Nhóm dịch vụ Chuyển giá của chúng tôi bao gồm các dịch vụ sau:  Rà soát đánh giá rủi ro  Dịch vụ lập hồ sơ và tuân thủ  Dịch vụ bảo vệ hồ sơ trước thanh tra thuế  Thỏa thuận xác định giá trước  Các thủ tục của cơ quan có thẩm quyền  Lập kế hoạch chuyển giá  Rà soát đặc biệt  Phân tích chuỗi cung ứng. 204 Phụ lục VI “THIÊN ĐƯỜNG THUẾ” VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA, VÙNG LÃNH THỔ, BANG (thuộc quốc gia) “THIÊN ĐƯỜNG THUẾ” 7 1. Thiên đường Thuế Thiên đường thuế (Tax haven - nơi ẩn trú thuế) hoặc ốc đảo thuế là quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà không đánh thuế hoặc lấy thuế rất thấp tính trên thu nhập hoặc tài sản và do đó trở thành một nơi hấp dẫn về mặt thuế cho các cá nhân cư trú hoặc cho doanh nghiệp làm trụ sở. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) xác định ba yếu tố quan trọng trong việc xem xét liệu một khu vực là một thiên đường thuế: i) không đánh thuế hoặc thuế gần như bằng không. Thiên đường thuế biến nó thành nơi để những người không cư trú ở đó tránh khỏi phải đóng thuế cao ở nơi họ ở hay kinh doanh. ii) Bảo vệ thông tin tài chính cá nhân. Thiên đường thuế thường có luật hoặc thủ tục hành chính, theo đó các doanh nghiệp và các cá nhân có thể hưởng lợi từ các quy định chặt chẽ và các bảo vệ khác chống lại sự giám sát của cơ quan thuế vụ nước ngoài. Điều này ngăn cản sự truyền thông tin về người nộp thuế đang được hưởng lợi từ khu vực thuế thấp. iii) Thiếu minh bạch. Một sự thiếu minh bạch trong hoạt động của các quy định pháp lý, luật pháp hoặc hành chính là một yếu tố được sử dụng để xác định nơi ẩn trú thuế. OECD cho là, luật phải được áp dụng một cách công khai và nhất quán, và phải có những thông tin cần thiết cho cơ quan thuế vụ nước ngoài để xác định tình 7 . Nguồn: Theo Ngô Thị Ngọc Huyền, Wikipedia, Newsweek và Citizens for Tax Justice. 205 trạng của người nộp thuế. Thiếu minh bạch trong một nước có thể làm cho các cơ quan thuế vụ khác gặp khó khăn hoặc không thể áp dụng pháp luật một cách hiệu quả. 2. Singapore: Đảo quốc sư tử đang được xem là một “ứng cử viên” thay thế cho Thụy Sỹ một khi “pháo đài bí mật” trong các nhà băng Thụy Sỹ bị phá vỡ. Tại Singapore, thuế thu nhập doanh nghiệp là 8,5% đối với các công ty có mức lợi nhuận dưới 300.000 SGD/năm và 17% cho mức lợi nhuận cao hơn. 3. Bahamas: Là nước quân chủ lập hiến thuộc quyền của nữ Hoàng Anh Elizabeth đệ nhị, nằm ở châu Mỹ, phía Đông Nam của Hoa Kỳ, gần bang Florida. Đất nước Bahamas gồm có gần 3.000 đảo lớn nhỏ, dân số khoảng 350.000 người (2011),thu nhập trên đầu người khoảng 23.000USD. Nơi đây có mức thuế cạnh tranh: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế vốn, thuế tài sản, thuế VAT tất cả bằng 0%. Với chính sách này đã thu hút hàng vạn doanh nghiệp từ Mexico, Hoa Kỳ, châu Âu đến đăng ký thành lập doanh nghiệp. Chính Phủ Bahamas thu chủ yếu: thuế nhập khẩu, lệ phí thành lập công ty; phí xác nhận đóng thuế và xác nhận tài sản hàng năm nguồn thu này chiếm trên 17 % GDP của nước này. Bahamas trở thành một trong những nước giàu có ở lục địa châu Mỹ một phần nhờ chính sách thuế cởi mở. 4. The British Virgin Islands Là lãnh thổ độc lập nhưng thuộc quyền quản lý của Vương Quốc Anh nằm ở Châu Mỹ gần Puerto Rico với diện tích khoảng 153 km 2 với dân số 27.800 người, thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 43.566 USD (Số liệu 2012). Đây là lãnh thổ có mức thuế ưu đãi: thuế doanh nghiệp, thuế VAT, thuế tài sản, thuế vốn đều bằng 0. Doanh thu của quốc gia này phần lớn tạo ra bởi việc đăng ký công ty nước ngoài, xác nhận tài sản, vốn đầu tư, dịch vụ tài chính, ngân hàng. Thủ tục thành lập công ty dễ dàng, từ khoảng 2-3 ngày, lệ phí thành lập chỉ khoảng 350 USD, lệ phí duy trì hàng năm là số tiền tương tự. Nguồn thu từ việc cấp phép thành 206 lập và chi phí duy trì công ty chiếm hơn một nửa GDP của BVI. Theo số liệu thống kê chính thức ngày 30.6.2012, ước tính khoảng 950.000 công ty quốc tế đến đây đăng ký thành lập doanh nghiệp (Bình quân mỗi người dân lãnh thổ này có 34 doanh nghiệp nước ngoài đăng ký thành lập). British Virgin Islands cũng là nước lớn thứ hai đối với sự hình thành của các quỹ đầu tư ra nước ngoài (sau quần đảo Cayman) 2.422 Quỹ mở được cấp phép tại thời điểm ngày 30.6.2012. Năm 2000, báo cáo của KPMG về khu vực pháp lý ở nước ngoài cho chính phủ Anh nêu hơn 41% các công ty ở nước ngoài của thế giới, đã được hình thành ở British Virgin Islands. 5. Đảo Cayman Đây là quốc đảo nhỏ, chỉ có 56.000 dân nhưng lại có đến 9.438 quỹ đầu tư (tính đến đầu năm 2013) và được xem là trung tâm tài chính lớn thứ 5 trên thế giới. Bí quyết của hòn đảo này trong thu hút các công ty và cá nhân tới đăng ký kinh doanh và mở tài khoản là: tất cả các loại thuế liên quan đến doanh nghiệp đều bằng 0 và chế độ bảo mật tuyệt đối. 6. Bang Delaware (Hoa Kỳ) Bang Delaware được xem là một “thiên đường thuế” đối với các doanh nghiệp ngay trên đất Mỹ, vì tại đây không tính thuế trên hàng hóa và dịch vụ. Gần nửa công ty đại chúng của Mỹ có đăng ký tại Delaware. Ngoài ra, Delaware là nơi đăng ký kinh doanh của khoảng 50% tập đoàn lớn nhất thế giới. Ở đây, người ta chỉ mất khoảng 1 tiếng để đăng ký mở công ty. Năm 2011, 133.297 doanh nghiệp mới mở ở đây. Số lượng doanh nghiệp đăng ký trụ sở ở Delaware thậm chí còn nhiều hơn so với số dân bang Delaware. Hiện có 945.326 doanh nghiệp đóng trụ sở ở Delaware, trong khi tổng số dân của bang là 897.934. Doanh nghiệp cũng dễ dàng được giảm thuế nếu đăng ký kinh doanh tại Delaware. Thủ thuật né thuế này được biết đến với tên gọi “Delaware loophole”. Trong thập kỷ qua, chiến lược né thuế khi lập trụ sở chính của công ty tại Bang Delaware đã giúp các công ty giảm được 9,5 tỷ USD mà lẽ ra họ phải nộp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuyen_gia_trong_doanh_nghiep_co_von_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_fdi_kinh_nghiem_quoc_te_va_bai_hoc.pdf
Luận văn liên quan