Luận án Cơ cấu vốn và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp

Luận án đã đưa ra 6 gợi ý: (i) Tích cực nghiên cứu và ứng dụng phân tích định lượng để đưa ra quyết định cơ cấu vốn, (ii) Điều chỉnh cơ cấu nợ theo hướng giảm bớt nợ vay, tập trung chủ yếu là giảm các khoản nợ vay có lãi suất cao, (iii) Điều chỉnh cơ cấu vốn theo hướng đến tương thích với cơ cấu tài sản, (iv) Chủ động nhận diện và dự báo rủi ro tài chính, (v) Chú trọng hơn đối với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, (vi) Gia tăng hiệu quả hoạt động đầu tư góp phần đảm bảo hiệu quả sử dụng nợ. Các gợi ý trên cần được xem xét một cách cách đồng bộ để có thể phát huy hiệu quả cao nhất, góp phần đảm bảo mục tiêu tăng giá trị doanh nghiệp.

pdf271 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2839 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cơ cấu vốn và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
han Lan (2013), Hoàng Tùng (2011). Kết quả nghiên cứu này gợi ý mỗi doanh nghiệp sẽ có một giới hạn về mức độ sử dụng nợ hướng đến cân bằng lợi nhuận và rủi ro nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, gợi ý này tương tự quan điểm truyền thống về cơ cấu vốn. LOG(CA) có ảnh hưởng cùng chiếu đến CR, gợi ý doanh nghiệp cần duy trì quy mô tài sản ngắn hạn ở mức hợp lý để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn, góp phần giảm rủi ro kiệt quệ tài chính (Ngô Kim Phượng và các tác giả, 2013), điều này phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm của Mohammad và các cộng sự (2013), Amalendu và Somnath (2012), Hoàng Tùng (2011). 3.4.2.3. Mối quan hệ cơ cấu vốn và khả năng thanh toán chi phí lãi vay 17 Kết quả hồi quy được chấp nhận theo phương trình như sau: ICR = – 3,424098 x DEBT_R + 19,02917 x ROI – 39,79662 x RD_BT + 5,82976 DEBT_R có ảnh hưởng trái chiều đến ICR, phù hợp với lý luận chung về quyết định tài trợ, cơ cấu vốn càng nghiêng về nợ thì chi phí lãi vay càng nhiều và khả năng đảm bảo cho chi phí này càng thấp (Ngô Kim Phượng và các tác giả, 2013). Ngoài ra, kết quả hồi quy này đã ủng hộ lý thuyết đánh đổi về cơ cấu vốn và thống nhất với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Trịnh Thị Phan Lan (2013), Hoàng Tùng (2011). ROI có quan hệ cùng chiều với ICR, kết quả này không chỉ phù hợp với lý thuyết chung mà còn thống nhất với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Mohammad và các cộng sự (2013), Hoàng Tùng (2011), gián tiếp ủng hộ lý luận quyết định cơ cấu vốn cần cân nhắc đến yếu tố rủi ro kinh doanh, hiệu quả đầu tư và được kiểm định bởi nghiên cứu thực nghiệm của Sorana (2013), Nguyễn Thị Cành và Nguyễn Thanh Cường (2011). RD_BT có quan hệ trái chiều với ICR, kết quả này phù hợp với lý luận chung về quyết định vay nợ dưới góc độ quản trị tài chính, gián tiếp gợi ý lãi suất vay là yếu tố rào cản, cần được xem xét để ra quyết định vay nợ hay không và xác định mức độ sử dụng nợ; điều này đã được kiểm định bởi nghiên cứu thực nghiệm của Nguyễn Thị Cành và Nguyễn Thanh Cường (2011), Javad và Hamed (2011). TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Chương 3 đã trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu thực nghiệm về cơ cấu vốn và rủi ro tài chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2013. Cơ cấu vốn nghiêng về nợ, trong đó chủ yếu là nợ vay; hoặc theo thời hạn, cơ cấu vốn nghiêng về nguồn vốn dài hạn, trong đó chủ yếu là vốn chủ sở hữu. Cơ cấu vốn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và hướng đến những mục tiêu khác nhau. Nhìn chung, nợ có tác động tích cực đến lợi nhuận dành cho chủ sở hữu, đa số doanh nghiệp có đủ tài sản ngắn hạn để đảm bảo cho nợ ngắn hạn và lợi nhuận hoạt động đủ để trang trải chi phí lãi vay; tuy nhiên, đa số doanh nghiệp yếu kém về khả năng tạo tiền, dẫn đến không thể hoặc có thể thực hiện nhưng khó khăn trong việc chi trả các khoản nợ vay đến hạn. Doanh nghiệp ít hoặc không có mô hình dự báo rủi ro và năng lực nhà quản trị có ảnh hưởng đáng kể đến việc nhận diện và kiểm soát rủi ro tài chính. Mức độ sử dụng nợ có ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận dành cho chủ sở hữu, nhưng có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và chi phí lãi vay. 18 Chương 4 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý Chương 4 đưa ra những kết luận về cơ cấu vốn và rủi ro tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam, từ đó đưa ra các gợi ý, định hướng cho các doanh nghiệp. Nội dung cuối cùng là gợi ý hướng nghiên cứu liên quan trong tương lai. 4.1. KẾT LUẬN VỀ CƠ CẤU VỐN VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Thứ nhất, cơ cấu vốn nghiêng về nợ; điều này vừa tạo ra cơ hội, vừa mang đến những thách thức nhất định đối với mục tiêu cân bằng lợi nhuận và rủi ro dưới góc độ quản trị tài chính doanh nghiệp. Theo thời hạn, cơ cấu nợ nghiêng về nợ ngắn hạn, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lucy và các cộng sự (2014), Albert và các cộng sự (2013), Võ Thị Quý (2014), được giải thích bởi quan hệ cùng chiều giữa mức độ sử dụng nợ ngắn hạn với lợi nhuận. Theo nghĩa vụ trả lãi, cơ cấu nợ nghiêng về các khoản nợ vay, điều này mang đến cơ hội tiết kiệm thuế, nhưng lại góp phần gia tăng chi phí mà qua đó tác động tiêu cực đến lợi nhuận (Tharmila và Arulvel, 2013; Javad và Hamed, 2011; Anup và Suman, 2010), và khả năng thanh toán lãi vay (Nguyễn Thị Cành và Nguyễn Thanh Cường, 2011; Javad và Hamed, 2011). Thứ hai, cơ cấu vốn nghiêng về nguồn vốn dài hạn, trong đó chủ yếu là vốn chủ sở hữu; điều này được giải thích rằng mức độ sử dụng nợ dài hạn có ảnh hưởng trái chiều đến lợi nhuận (Albert và các cộng sự, 2013), hoặc việc ưu tiên vốn chủ sở hữu so với nợ dài hạn được giải thích theo nghiên cứu của Javad và Hamed (2011) là do rủi ro thấp hơn, nhưng thứ tự ưu tiên này lại không thống nhất với lý thuyết trật tự phân hạng. Cơ cấu vốn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, phù hợp với rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm ở trong và ngoài nước như Yin và Gu (2014), Sorana (2013), Chandrasekharan (2012), Lê Thị Mỹ Phương (2014), Lê Đạt Chí (2013), Nguyễn Thị Cành và Nguyễn Thanh Cường (2011), Thứ ba, doanh nghiệp có đầy đủ các biểu hiện của rủi ro tài chính do sử dụng nợ, tương tự nghiên cứu thực nghiệm của Amalendu và Somnath (2012), Mohammad và các cộng sự (2013), Trịnh Thị Phan Lan (2013), Vấn đề rất đáng báo động đối với nhiều doanh nghiệp là tình trạng yếu kém về khả năng tạo tiền dẫn đến khó khăn về thanh toán nợ vay. 19 Bên cạnh đó, đa số doanh nghiệp thiếu sự chủ động trong việc nhận diện rủi ro tài chính, doanh nghiệp ít hoặc không có mô hình dự báo rủi ro. Thứ tư, mức độ sử dụng nợ, hiệu quả hoạt động đầu tư và chi phí sử dụng nợ bình quân sau thuế là những nhân tố tác động đến lợi nhuận dành cho chủ sở hữu. Thứ năm, mức độ sử dụng nợ và quy mô tài sản ngắn hạn là những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán hiện thời; và mức độ sử dụng nợ, hiệu quả sinh lợi trước lãi vay và trước thuế của toàn bộ vốn đầu tư và chi phí sử dụng nợ bình quân trước thuế là những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán chi phí lãi vay. 4.2. GỢI Ý CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 4.2.1. Tích cực nghiên cứu và ứng dụng phân tích định lượng để đưa ra quyết định cơ cấu vốn. 4.2.1.1. Định hướng chung Các nhà quản trị tài chính cần nghiên cứu và ứng dụng phương pháp phân tích định lượng để đưa ra quyết định cơ cấu vốn, theo đó, xác định được mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là cơ cấu vốn và tùy vào từng trường hợp cụ thể, nhà quản trị tài chính sẽ thực hiện kiểm định để xác định các biến độc lập. Căn cứ tính chất của cơ sở dữ liệu nghiên cứu, có thể là dữ liệu chuỗi thời gian, dữ liệu chéo hoặc dữ liệu bảng, nhà quản trị tài chính sẽ lựa chọn sử dụng phương pháp hồi quy thích hợp kết hợp với việc thực hiện các kiểm định. 4.2.1.2. Ý nghĩa Dựa vào mô hình hồi quy đã xác định, nhà quản trị tài chính có thể nhận diện mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và định hướng thiết lập cơ cấu vốn mục tiêu. Hơn thế nữa, doanh nghiệp có thể chủ động hoạch định cơ cấu vốn và nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu vốn với lợi nhuận và tình trạng kiệt quệ tài chính để ra quyết định cuối cùng về cơ cấu vốn, là cơ sở thiết lập các biện pháp, định hướng cách thức huy động vốn cho kế hoạch. Hoặc là nhà quản trị tài chính có thể căn cứ vào thông tin kế hoạch của các biến độc lập thay thế vào mô hình hồi quy để xác định cơ cấu vốn dự kiến, từ đó tiến hành phân tích và dự báo những vấn đề có thể phát sinh liên quan cơ cấu vốn. 4.2.1.3. Điều kiện - Có khả năng nhận diện đúng và đầy đủ các nhân tố tác động đến quyết định cơ cấu vốn tại doanh nghiệp trong từng giai đoạn với những điều kiện cụ thể. 20 - Nhà quản trị tài chính không phải chỉ có kiến thức chuyên môn mà còn phải am hiểu về các phương pháp phân tích định lượng, được trang bị đầy đủ kỹ năng sử dụng các phương tiện và phần mềm hỗ trợ xử lý dữ liệu. - Có hệ thống lưu trữ thông tin mang tính dài hạn, đầy đủ, chính xác và có thể sử dụng một cách nhanh chóng, kịp thời khi cần thiết, đồng thời là có khả năng khai thác các nguồn thông tin bên ngoài để tham khảo. - Nhà quản trị tài chính cần phải tích cực nghiên cứu và lựa chọn mô hình hồi quy riêng trong những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. 4.2.2. Điều chỉnh cơ cấu nợ theo hướng giảm bớt nợ vay, tập trung chủ yếu là giảm các khoản nợ vay có lãi suất cao. Thứ nhất, vay nợ ngắn hạn thông qua phát hành thương phiếu (commercial paper). Thứ hai, đàm phán vay vốn từ cán bộ công nhân viên hoặc các cổ đông, cá nhân khác thông qua ký kết hợp đồng vay vốn với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm có cùng kỳ hạn nhưng thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại. Thứ ba, doanh nghiệp cần chủ động củng cố, gia tăng vị thế tín dụng và tăng cường các hoạt động đàm phán, yêu cầu nhà cung cấp mở rộng hơn chính sách tín dụng thương mại. Hoặc là, chú trọng đảm bảo chất lượng và lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm để hướng đến khai thác nguồn vốn chiếm dụng từ khách hàng thông qua yêu cầu thanh toán trước. Thứ tư, nghiên cứu và mạnh dạn tạo ra các khoản chênh lệch tạm thời giữa lợi nhuận chịu thuế và lợi nhuận kế toán trước thuế theo hướng trì hoãn nộp thuế. Thứ năm, chủ động tìm hiểu và mở rộng lựa chọn kênh huy động các nguồn tài trợ dài hạn để bổ sung, thay thế cho cách thức vay nợ truyền thống từ ngân hàng thương mại, có thể là thuê tài chính, phát hành trái phiếu thông thường hoặc trái phiếu chuyển đổi. 4.2.3. Điều chỉnh cơ cấu vốn theo hướng đến tương thích với cơ cấu tài sản Cơ cấu vốn tiếp cận theo thời hạn phải bao gồm (1) nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho một phần tài sản ngắn hạn, (2) nguồn vốn dài hạn tài trợ cho toàn bộ tài sản dài hạn và một phần tài sản ngắn hạn. Mức độ tài trợ cụ thể tại từng doanh nghiệp còn chịu sự chi phối bởi đặc điểm ngành nghề kinh doanh, “khẩu vị” của nhà quản trị tài chính, khả năng luân chuyển giá trị của tài sản và môi trường hoạt động, Trường hợp doanh nghiệp bị mất cân đối cơ cấu tài chính, cần tích cực hơn trong việc điều chỉnh cơ cấu vốn theo hướng tăng nguồn vốn dài hạn để thay thế cho nguồn vốn ngắn 21 Xây dựng tiêu chuẩn cho các hệ số tài chính Xác định các hệ số tài chính Đánh giá mức độ hài lòng về các hệ số tài chính Kết luận về từng biểu hiện của rủi ro tài chính Nhận diện từng biểu hiện của rủi ro tài chính hạn, có thể là chủ động đàm phán với chủ nợ để gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ, đề xuất chính sách giữ lại lợi nhuận nhiều hơn so với chia lợi nhuận, bán cổ phiếu quỹ, Trường hợp doanh nghiệp đã tài trợ quá nhiều cho tài sản ngắn hạn bằng nguồn vốn dài hạn, cần chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn thay vì tìm kiếm cơ hội mở rộng đầu tư trái ngành, có thể thực hiện mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành, thanh toán tiền hàng sớm hơn cho người bán để hưởng chiết khấu thanh toán và uy tín, và thậm chí là doanh nghiệp có thể vay nợ ngắn hạn để đáp ứng cho nhu cầu gia tăng đầu tư tài sản cố định, Tóm lại, cơ cấu vốn cần được xác định và điều chỉnh một cách tích cực dựa vào cơ cấu tài sản mà không nên dựa vào mục đích sử dụng vốn, hướng đến cơ cấu tài chính đảm bảo hài hòa mối quan hệ lợi nhuận và rủi ro theo mục tiêu quản trị tài chính. 4.2.4. Chủ động nhận diện và dự báo rủi ro tài chính Các doanh nghiệp cần thực sự chủ động nhận diện và dự báo rủi ro tài chính thông qua thực hiện phân tích các hệ số tài chính. 4.2.4.1. Quy trình thực hiện Hình 4.1: Quy trình nhận diện rủi ro tài chính Bước thứ nhất, xây dựng tiêu chuẩn cho các hệ số tài chính căn cứ vào mục tiêu và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Bước thứ hai, xác định các hệ số tài chính đo lường từng khía cạnh biểu hiện của rủi ro tài chính. Tài liệu cung cấp thông tin để xác định các hệ số tài chính có thể là báo cáo tài chính của kỳ quá khứ, hiện tại hoặc kỳ tương lai. 22 Bước thứ ba, đánh giá mức độ hài lòng về các hệ số tài chính. Dưới góc độ quản trị tài chính, “khẩu vị” rủi ro luôn là nhân tố được xem xét đến khi ra quyết định tài chính và phương pháp so sánh được sử dụng chính ở bước này. Đối tượng tham gia đánh giá tùy vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, có thể là đại diện chủ sở hữu, giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, kế toán trưởng, các quản trị tài chính viên trực tiếp thực hiện mảng quyết định nguồn tài trợ, Các mức độ đánh giá về sự hài lòng đối với các hệ số tài chính có thể được xây dựng theo thang đo Likert, bao gồm 5 mức độ như sau: Rất hài lòng, Hài lòng, Không ý kiến, Không hài lòng và Rất không hài lòng. Bước thứ tư, nhận diện rủi ro tài chính. Nhận diện rủi ro tài chính cần phải xem xét, đánh giá được yếu tố xác suất xảy ra và mức độ phát sinh tổn thất nếu rủi ro xảy ra; nội dung này có thể thực hiện theo phương pháp chấm điểm. 0 Khả năng xảy ra rủi ro 10 - Mức điểm 10 dành cho đánh giá chắc chắn xảy ra rủi ro. - Mức điểm 0 dành cho đánh giá chắc chắn không xảy ra rủi ro. - Từ điểm 1 đến 9 dành cho đánh giá có thể xảy ra hoặc không xảy ra rủi ro. Đánh giá mức tác động của rủi ro theo thang điểm từ 1 đến 9 với quy ước như sau: 1 Mức độ phát sinh tổn thất nếu xảy ra rủi ro 9 - Mức điểm 9 dành cho đánh giá mức độ tổn thất rất cao, rất đáng kể. - Mức điểm 5 dành cho đánh giá mức độ tổn thất vừa phải. - Mức điểm 1 dành cho đánh giá mức độ tổn thất rất thấp, rất không đáng kể. - Từ điểm 2 đến 4 dành cho đánh giá mức độ tổn thất thấp, mức cụ thể nằm về phía vừa phải hay về phía rất thấp tùy dự báo của người được khảo sát - Từ điểm 6 đến 8 dành cho đánh giá mức độ tổn thất cao, mức cụ thể nằm về phía vừa phải hay về phía rất cao tùy dự báo của người được khảo sát Cuối cùng, dựa vào mức điểm trung bình, những kết hợp khác nhau giữa khả năng xảy ra và mức độ tổn thất nếu xảy ra đối với từng biểu hiện của rủi ro tài chính sẽ xác định vị trí trên ma trận mô phỏng theo gợi ý tại hình 4.2. 23 Hình 4.2: Các trường hợp của từng biểu hiện rủi ro tài chính Bước thứ năm, kết luận từng biểu hiện của rủi ro tài chính và có thể gợi ý, đề xuất biện pháp kiểm soát. 4.2.4.2. Ý nghĩa Nhận diện rủi ro tài chính thông qua phân tích các hệ số tài chính cần được ứng dụng xuyên suốt trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, bắt đầu từ khâu lập kế hoạch tài chính định kỳ cho đến đánh giá kết quả thực hiện các quyết định nguồn tài trợ. Đối với giai đoạn lập kế hoạch tài chính, mô hình là hệ thống cảnh báo về khả năng xảy ra và mức độ tổn thất nếu có. Đối với giai đoạn thực hiện các quyết định, mô hình cung cấp những tiêu chuẩn điều chỉnh hành động của nhà quản trị tài chính khi lựa chọn nguồn tài trợ, thiết lập cơ cấu vốn. Đối với giai đoạn đánh giá kết quả, mô hình sẽ định lượng một cách rõ ràng những thành công và thất bại của quyết định tài trợ, là cơ sở đúc kết thành bài học kinh nghiệm và đưa ra những gợi ý tích cực, định hướng cho các quyết định trong tương lai. (1) Ít khả năng xảy rủi ro, nhưng nếu xảy ra rủi ro thì tổn thất sẽ cao (3) Ít khả năng xảy ra rủi ro, nếu có xảy ra thì tổn thất cũng không lớn (2) Dễ xảy ra rủi ro và dẫn đến phát sinh tổn thất ở mức cao (4) Dễ xảy ra rủi ro nhưng tổn thất thấp, có thể kiểm soát để ít tổn thất Mức độ rủi ro Xác suất xảy ra 0 24 4.2.4.3. Biện pháp hỗ trợ Các biện pháp hỗ trợ cho việc ứng dụng thành công mô hình bao gồm: (i) vấn đề con người, (ii) phương tiện hỗ trợ và (iii) sự phối kết hợp với các cá nhân và bộ phận khác trong doanh nghiệp. 4.2.5. Chú trọng hơn đối với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá chu kỳ vốn lưu động trong chu kỳ kinh doanh nhằm xác định biện pháp thích hợp cho mục đích tiết kiệm vốn lưu động, có thể rút ngắn thời gian luân chuyển tồn kho, hoặc rút ngắn thời gian thu tiền bán hàng, hoặc gia tăng thời gian trả tiền mua hàng. Để có sự lựa chọn biện pháp thích hợp, nhà quản trị tài chính cần tiến hành phân tích lợi ích và chi phí khi ra quyết định tồn kho, quyết định bán chịu và quyết định mua chịu. 4.2.6. Gia tăng hiệu quả hoạt động đầu tư. Gia tăng hiệu quả hoạt động đầu tư không chỉ tác động trực tiếp làm tăng lợi nhuận dành cho chủ sở hữu mà còn gián tiếp góp phần đảm bảo hiệu quả sử dụng nợ, giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro tài chính. Thứ nhất, xây dựng và tuân thủ đúng quy trình ra quyết định đầu tư Hình 4.3: Quy trình ra quyết định đầu tư Thứ hai, doanh nghiệp cần có chiến lược phân bổ vốn đầu tư hợp lý và kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư trái ngành Nhà quản trị tài chính cần lưu ý một số nguyên tắc khi phân bổ vốn đầu tư: Xác định cơ hội đầu tư Xây dựng tiêu chuẩn ra quyết định đầu tư Lập và phân tích kế hoạch tài chính của cơ hội đầu tư Ra quyết định đầu tư Điều chỉnh 25 - Doanh nghiệp cần ưu tiên tập trung đầu tư vốn vào ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, nếu có dư thừa vốn thì mới chuyển sang hoạt động đầu tư trái ngành. - Doanh nghiệp cần nghiên cứu sử dụng tích cực các mô hình ra quyết định đầu tư. - Doanh nghiệp cần thường xuyên tiến hành phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa các loại tài sản nhằm đảm bảo sự đồng bộ giữa các quyết định đầu tư vào các loại tài sản khác nhau. Đối với hoạt động đầu tư trái ngành, một số vấn đề cụ thể cần quan tâm như sau: - Cần xác định rõ ràng tính chất của khoản vốn sẽ được đem đầu tư trái ngành. - Tiến hành nghiên cứu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi đầu tư trái ngành vào những hình thức khác nhau. - Trường hợp đầu tư trái ngành dài hạn, đặc biệt là trường hợp doanh nghiệp nắm quyền sở hữu đối với tài sản của đơn vị nhận đầu tư, nhà quản trị tài chính cần xây dựng chương trình phân tích, đánh giá theo định kỳ để kịp thời có những phản ứng thích hợp khi thị trường có những biến động tích cực hoặc tiêu cực. Thứ ba, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển tài sản trong quá trình hoạt động, đặc biệt chú trọng gia tăng tính thanh khoản của tài sản lưu động. - Tuân thủ đúng các nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư. - Nghiên cứu sử dụng các công cụ tài chính trong quản trị tài sản - Đối với hàng tồn kho, doanh nghiệp cần có chính sách mua hàng phù hợp, tăng cường kiểm tra tính đồng bộ giữa các khâu trong quá trình sản xuất sản phẩm và chú trọng công tác kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn của người lao động, thường xuyên đánh giá năng lực hoạt động của hệ thống mạng lưới kênh phân phối. - Đối với các khoản phải thu khách hàng, doanh nghiệp cần có kế hoạch đánh giá định kỳ năng lực tài chính, vị thế tín dụng của khách hàng, và chủ động theo dõi, thông báo khách hàng thực hiện thanh toán trước khi đến hạn, khi đến hạn và quá hạn. - Đối với tài sản cố định, doanh nghiệp cần có kế hoạch bảo hành, bảo dưỡng và đánh giá lại công suất khai thác theo định kỳ. Ngoài ra, việc xác định thời gian khấu hao cho mục đích tính kết quả kinh doanh cần dựa vào thời gian hữu ích ước tính của tài sản. - Trong một số trường hợp, doanh nghiệp cần tiến hành rà soát lại cơ cấu tài sản hiện có nhằm kịp thời thanh lý những tài sản dư thừa, kém luân chuyển, hoặc có thể thanh lý các khoản đầu tư tài chính hiện có với mức giá thị trường phù hợp. 26 Thứ tư, tăng cường các biện pháp kiểm soát chi phí hoạt động ròng. - Chủ động nghiên cứu và tuân thủ đúng quy định tính thuế của Nhà nước nhằm hạn chế phát sinh chi phí không được trừ, hoặc giảm bớt gánh nặng thuế nhờ các khoản thu nhập miễn thuế, lựa chọn các hoạt động đầu tư được ưu đãi thuế suất. - Đối với chi phí trực tiếp, doanh nghiệp cần thường xuyên rà soát lại các chỉ tiêu định mức kinh tế - kỹ thuật để đánh giá mức độ phù hợp của mức tiêu hao nguyên vật liệu cấu thành thực thể sản phẩm, hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất và tăng năng suất lao động nhằm giảm bớt chi phí nhân công. - Đối với chi phí gián tiếp, chủ yếu thuộc dạng chi phí hoạt động cố định nên doanh nghiệp có thể áp dụng cơ chế “định mức tối đa” cho các bộ phận liên quan. - Doanh nghiệp cần xây dựng cơ chế thưởng phạt liên quan đến việc kiểm soát chi phí hoạt động. Định kỳ, doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá hiệu quả tiết kiệm chi phí hoạt động và ảnh hưởng của nó đến suất sinh lời của tài sản. 4.3. GỢI Ý HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI Thứ nhất, mở rộng cỡ mẫu nghiên cứu. Thứ hai, mở rộng hoặc thu hẹp nội dung nghiên cứu. Thứ ba, nghiên cứu các biện pháp cụ thể cho các gợi ý, đề xuất của luận án. Thứ tư, bổ sung thêm kiểm định cho các mô hình hồi quy. TÓM TẮT CHƯƠNG 4 Chương 4 đã kết luận về những khía cạnh khác nhau của cơ cấu vốn, những biểu hiện khác nhau của rủi ro tài chính và khẳng định mối quan hệ giữa mức độ sử dụng nợ trong cơ cấu vốn với lợi nhuận dành cho chủ sở hữu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Ngoài những kết luận, chương 4 của luận án đã đưa ra những gợi ý cho các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam và phần cuối cùng là gợi ý nghiên cứu trong tương lai theo hướng mở rộng cỡ mẫu, mở rộng hoặc thu hẹp nội dung. I KẾT LUẬN CHUNG    Quyết định cơ cấu vốn luôn là vấn đề phức tạp đối với các nhà quản trị tài chính bởi vì nó chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, tùy theo điều kiện hoạt động của từng doanh nghiệp. Khi có sự tham gia của nợ thì cơ cấu vốn lại càng trở nên quan trọng và phức tạp nhiều hơn vì có sự gia tăng rủi ro, đó là rủi ro tài chính; điều này đòi hỏi nhà quản trị tài chính cần đánh giá được những điểm mạnh và điểm yếu trong cơ cấu vốn hiện tại, nhận diện và kiểm soát đầy đủ từng biểu hiện của rủi ro tài chính, từ đó có thể tìm ra con đường giải quyết hữu hiệu đối với bài toán mối quan hệ lợi nhuận và rủi ro khi thực hiện quyết định tài trợ, góp phần gia tăng giá trị doanh nghiệp. Luận án đã thực hiện các công việc sau: Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm. Luận án đã tiếp cận các thành phần của cơ cấu vốn ở những góc độ khác nhau và tổng hợp các lý thuyết, quan điểm khác nhau về cơ cấu vốn, từ đó hình thành lý luận về cơ cấu vốn mục tiêu dưới góc độ quản trị tài chính doanh nghiệp. Rủi ro tài chính cũng được tiếp cận về nguồn gốc và bản chất dưới góc độ quản trị tài chính, từ đó luận án đã phân tích ý nghĩa của việc nhận diện rủi ro này. Hơn thế nữa, luận án đã khái quát nguyên lý chung về mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp. Luận án đã tóm tắt 13 nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài từ năm 2010 đến năm 2014 và 9 nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2014 liên quan đến cơ cấu vốn và rủi ro tài chính của nhóm doanh nghiệp phi tài chính, là cơ sở kết hợp với lý thuyết chung để luận án đưa ra thiết kế nghiên cứu. Thứ hai, luận án đã đưa ra được thiết kế nghiên cứu về cơ cấu vốn và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp. Luận án đã hệ thống hóa các chỉ tiêu đo lường cơ cấu vốn và rủi ro tài chính, từ đó thiết kế nghiên cứu các khía cạnh cơ cấu vốn và từng biểu hiện cụ thể của rủi ro tài chính bằng phương pháp thống kê mô tả căn cứ kết hợp tất cả quan sát. Luận án đã thiết kế 3 mô hình định lượng cụ thể về mối quan hệ giữa mức độ sử dụng nợ với từng biểu hiện của rủi ro tài chính, theo đó, luận án sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng cân bằng theo mô hình các yếu tố tác động cố định (FEM), mô hình II các yếu tố tác động ngẫu nhiên (REM), và mô hình thích hợp được lựa chọn bằng kiểm định Hausman. Thứ ba, luận án đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm cơ cấu vốn và rủi ro tài chính đối với trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam. Luận án tiến hành nghiên cứu thực nghiệm đối với 230 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết, căn cứ vào dữ liệu từ báo cáo tài chính giai đoạn 2010 – 2013. Thống kê mô tả tất cả quan sát cho thấy cơ cấu vốn nghiêng về nợ, nghiêng về nguồn vốn dài hạn và nhìn chung, việc sử dụng nợ có tác động tích cực đến lợi nhuận dành cho chủ sở hữu, quy mô tài sản ngắn hạn đủ đảm bảo cho nợ ngắn hạn và lợi nhuận hoạt động đủ đảm bảo trang trải chi phí lãi vay, tuy nhiên, khả năng tạo tiền kém đã gây khó khăn cho khả năng thanh toán nợ vay đến hạn, các doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu lợi nhuận mà ít quan tâm đến dòng tiền hoạt động. Kết quả hồi quy cho thấy mức độ sử dụng nợ có ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận dành cho chủ sở hữu, nhưng có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng thanh toán nợ gốc và lãi vay; điều này gợi ý các doanh nghiệp cần đưa ra quyết định cơ cấu vốn với những điều kiện ràng buộc về lợi nhuận và rủi ro kiệt quệ tài chính. Ngoài ra, luận án cũng đã đưa ra các ý kiến thảo luận dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm, kết hợp các ý kiến khảo sát từ đại diện các doanh nghiệp. Thứ tư, luận án rút ra những kết luận đối với cơ cấu vốn và rủi ro tài chính, đưa ra những gợi ý cho các doanh nghiệp Việt Nam. Luận án đã đưa ra 6 gợi ý: (i) Tích cực nghiên cứu và ứng dụng phân tích định lượng để đưa ra quyết định cơ cấu vốn, (ii) Điều chỉnh cơ cấu nợ theo hướng giảm bớt nợ vay, tập trung chủ yếu là giảm các khoản nợ vay có lãi suất cao, (iii) Điều chỉnh cơ cấu vốn theo hướng đến tương thích với cơ cấu tài sản, (iv) Chủ động nhận diện và dự báo rủi ro tài chính, (v) Chú trọng hơn đối với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, (vi) Gia tăng hiệu quả hoạt động đầu tư góp phần đảm bảo hiệu quả sử dụng nợ. Các gợi ý trên cần được xem xét một cách cách đồng bộ để có thể phát huy hiệu quả cao nhất, góp phần đảm bảo mục tiêu tăng giá trị doanh nghiệp. Ngoài ra, luận án còn gợi ý nghiên cứu trong tương lai theo hướng mở rộng cỡ mẫu nghiên cứu về không gian và thời gian, mở rộng hoặc thu hẹp nội dung nghiên cứu, cụ thể hóa biện pháp cho các đề xuất và bổ sung thêm kiểm định cho mô hình hồi quy. III CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH    1. Bài viết “Nhận diện rủi ro tài chính trong doanh nghiệp thông qua các hệ số tài chính”, Tạp chí Ngân hàng số 20, năm 2014. 2. Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp”, thành viên biên soạn chương “Cơ cấu vốn và các lý thuyết về cơ cấu vốn”, đã được Hội đồng thẩm định của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh thông qua năm 2014. 3. Bài viết “Bàn về tính cấp thiết đối với việc hình thành và phát triển hoạt động của tổ chức xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam”, Hội thảo khoa học cấp Trường, Viện NCKH & CN, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM tổ chức năm 2013. 4. Bài viết “Chênh lệch giữa lợi nhuận chịu thuế và lợi nhuận kế toán trước thuế - Những lưu ý đối với người sử dụng báo cáo tài chính”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 122, năm 2012. 5. Giáo trình “Phân tích tài chính doanh nghiệp”, thành viên biên soạn, Hội đồng Khoa học Trường Đại học Ngân hàng TPHCM đã nghiệm thu và thông qua năm 2007, thành viên tham gia chỉnh sửa và bổ sung, đã được công nhận hoàn thành theo quyết định 424/QĐ-ĐHNH/NCKH, năm 2011. 6. Bài viết “Đo lường suất sinh lời trên tài sản (ROA)”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 61, năm 2011 (đồng tác giả với Ths. Ngô Kim Phượng). 7. Bài viết “Quyết định tài chính doanh nghiệp và cách nhìn nhận hợp lý về khấu hao tài sản cố định”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 86, năm 2009. 8. Bài viết “Tính tất yếu của tín dụng thương mại trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 40, năm 2009. 9. Bài viết “Xây dựng mô hình cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 36+37, năm 2009. 10. Bài viết “Các nguyên tắc xây dựng cơ cấu vốn cho doanh nghiệp”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 27, năm 2008. 11. Bài viết “Vấn đề người đại diện trong các doanh nghiệp”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 7, năm 2007. IV TÀI LIỆU THAM KHẢO ----------------- Tiếng Việt: 1. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014, truy cập tại www.mof.gov.vn 2. Bùi Hữu Phước, Lê Thị Lanh, Lại Tiến Dĩnh, Phan Thị Nhi Hiếu (2005), Tài chính doanh nghiệp, NXB Lao động xã hội. 3. Các doanh nghiệp niêm yết, Báo cáo tài chính đã kiểm toán các năm 2010, 2011, 2012 và năm 2013, truy cập tại www.hsx.vn và www.fpts.com.vn 4. Cao Hào Thi (2007 – 2008), Kinh tế lượng, Bài giảng chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. 5. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (2013), Các thị trường tiền tệ, Bài đọc môn học Tài chính phát triển, truy cập www.fetp.edu.vn. 6. Cổng TTĐT Chính phủ (2010), Bộ chính trị kết luận về Tập đoàn Vinashin, truy cập tại Vinashin/20108/34588.vgp 7. Công ty cổ phần StoxPlus, Thống kê lãi suất trung bình 2008-2013, truy cập tại 2013.html, ngày truy cập 19/05/2013. 8. Eugene F. Brigham, Joel F. Houston (2009), Quản trị tài chính (sách dịch), GS.TS Nguyễn Thị Cành, chủ biên dịch thuật. 9. Hoàng Tùng (2011), Phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp bằng mô hình Logistic, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 2 (43) năm 2011. 10. Hoàng Vy (2014), Thép Nam Kim: Bất ổn cơ cấu vốn, truy cập tại Trang báo điện tử Nhịp cầu đầu tư, 28/07/2014. 11. Lê Đạt Chí (2013), Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoạch định cấu trúc vốn của các nhà quản trị tài chính tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển và hội nhập, tháng 3- 4/2013. 12. Lê Thị Mỹ Phương (2014), Nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các công ty ngành Xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán, Tạp chí Tài chính tháng 8/2014. V 13. Linh Chi (2012), Đầu tư trái ngành: "Căn bệnh thập kỷ" của doanh nghiệp Việt, truy cập benh-thap-ky-cua-doanh-nghiep-viet.aspx [30/09/2012]. 14. Mai Phương, Doanh nghiệp bươn chải tìm vốn, Báo Thanh niên ngày 07/05/2008, www.thanhnien.com.vn/news1/pages/200819/237645.aspx. 15. Ngô Kim Phượng (2007), Tài chính doanh nghiệp, Tài liệu chuyên đề tại Trung tâm đào tạo Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. 16. Ngô Kim Phượng (2013), Lợi nhuận và rủi ro, Tài liệu học tập môn Tài chính doanh nghiệp tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. 17. Ngô Kim Phượng, Lê Hoàng Vinh (2011), Đo lường suất sinh lời trên tài sản (ROA), Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 61. 18. Ngô Kim Phượng, Lê Thị Thanh Hà, Lê Mạnh Hưng, Lê Hoàng Vinh (2013), Phân tích tài chính doanh nghiệp – tái bản lần 2, NXB Lao động. 19. Ngô Quốc Thịnh (2006), Chiến lược tài chính công ty, Bài giảng chuyên đề thuộc Chương trình đào tạo Giám đốc tài chính chuyên nghiệp tại PACE 20. Nguyễn Đăng Khoa (2008), Tại sao phải tái cấu trúc nợ?, truy cập tại 21. Nguyễn Hữu Huân và Lê Nguyễn Quỳnh Hương (2014), Cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 101, tháng 8/2014. 22. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê. 23. Nguyễn Thanh Liêm (2007), Quản trị tài chính, NXB Thống kê. 24. Phan Thị Bích Nguyệt (2006 – 2007), Tài chính doanh nghiệp, Bài giảng cao học khóa 15 tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 25. Phan Thị Bích Nguyệt (2008), Nợ và vấn đề phá sản của các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Phát triển kinh tế số 212. 26. Phương Linh (2013), Chỉ 10% doanh nghiệp niêm yết vượt qua khủng hoảng, truy cập tại www.hsc.com.vn/hscportal/news [ngày 20/02/2014]. 27. Quốc hội (2013), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13, ban hành ngày 19/06/2013. 28. Thời báo KTSG, Tìm vốn không khó!, truy cập tại chinh/tim-von-khong-kho-66691.htm, ngày truy cập 19/05/2013 VI 29. Trần Hùng Sơn (2008), Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng tháng 12/2008. 30. Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Thị Ngọc Trang, Phan Thị Bích Nguyệt, Nguyễn Thị Liên Hoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê. 31. Trần Thị Thanh Tú (2006), Hoàn thiện cơ cấu vốn tại các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 32. Trịnh Thị Phan Lan (2013), Doanh nghiệp xây dựng – bất động sản: Rủi ro từ đòn bẩy tài chính, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, tập 29, số 3 năm 2013. 33. Trung tâm NCKH-ĐTCK thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2011), Nghiên cứu cơ cấu vốn và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp nhà nước niêm yết trên thị trường chứng khoán, Báo cáo chuyên đề số 5/2011, truy cập tại www.srtc.org.vn. 34. Trương Đình Thái (2014), Kinh tế lượng, Bài giảng chuyên đề tại Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM. 35. Võ Thị Quý (2014), Kiểm định lý thuyết cấu trúc vốn qua hành vi tài chính của các công ty bất động sản ở Việt Nam, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 96, tháng 3/2014. 36. Võ Xuân Vinh (2014), Cấu trúc sở hữu và cấu trúc vốn: Nghiên cứu thực nghiệm trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 101, tháng 8/2014. 37. Vũ Duy Hào, Đàm Văn Huệ, Nguyễn Quang Ninh (1997), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê. 38. Vũ Thị Ngọc Lan (2014), Tái cấu trúc vốn tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Luận án Tiến sỹ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 39. Vũ Thị Ngọc Lan và Nguyễn Tiến Dũng (2013), Các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các doanh nghiệp tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 193, tháng 7/2013. 40. Vương Đức Hoàng Quân (2014), Quy mô và hiệu quả doanh nghiệp với cấu trúc vốn: Nhìn từ góc độ tài chính hành vi, Tạp chí Tài chính tháng 9/2014. VII Tiếng Anh: 41. ACCA (2006), Financial information for management, Paper 1.2, FTMS Global. 42. Albert Amponsah Addae, Michael Nyarko-Baasi, Daniel Hughes (2013), The Effects of Capital Structure on Profitability of Listed Firms in Ghana, ISSN 2222- 1905 (Paper) ISSN 2222-2839 (Online). 43. Amalendu Bhunia, Somnath Mukhuti (2012), Financial risk measurement of small and medium-sized companies listed in Bombay Stock Exchange, ISSN: 2278-3369. 44. Andrea Moro, Mike Lucasb, Uwe Grimmc, Edo Grassid (2010), Financing SMEs: a model for optimising the capital structure, 17th Annual Global Finance Conference, 45. Anup Chowdhury, Suman Paul Chowdhury (2010), Impact of capital structure on firm’s value: Evidence from Bangladesh, ISSN: 1804-1205. 46. Ashok Kumar Panigarhi (2010), Capital Structure of Indian Corporate: Changing Trends, ISSN 2229-3795. 47. Baimwera, B. & Muriuki, A. M. (2014), Analysis of corporate financial distress determinants: A survey of non-financial firms listed in the NSE. International Journal of Current Business and Social Sciences, 1 (2), 58-80 48. CFA Institute (2008), Financial Statement Analysis, CFA Program Curriculum  Volume 3, Pearson Custom Publishing. 49. Chandrasekharan C.V. (2012), Determinants of capital structure in the Nigerian listed firms, ISSN: 2278-6236. 50. Devinaga Rasiah, Peong Kwee Kim (2011), A theoretical review on the use of the static trade off theory, the pecking order theory and the agency cost theory of capital structure, ISSN 1450-2887. 51. Dinesh Prasad Gajurel (2005), Capital Structure Management in Nepalese Enterprises, SSRN-id778106 52. Eugene F. Fama, Michael C. Jensen (1983), Separation of Ownership and Control, Journal of Law and Economics, Vol. XXVI. 53. Gang Fu, Weilan Fu, Dan Liu (2012), Empirical study on financial risk factors: Capital structure, operation ability, profitability, and solvency - evidence from listed companies in China, ISSN 2141-7482. VIII 54. George Allayannis, Gregory W. Brown, Leora F. Klapper (2003), Capital structure and financial risk: Evidence from foreign debt use in East Asia, The Journal of Finance, volume 58, Issue 6, pages 2667–2710. 55. Georgeta Vintila, Florinita Duca (2012), The Impact of Financial Leverage to Profitability Study of Companies Listed in Bucharest Stock Exchange, “Ovidius” University Annals, Economic Sciences Series Volume XII, Issue 1/2012 56. Glen Arnold (2013), Corporate financial management (Fifth edition), Pearson Education Limited. 57. Indraneel Chakraborty (2010), Agency problems in corporate finance, 58. Javad Afrasiabi, Hamed Ahmadinia (2011), How financing effect on capital structure, Evidence from Tehran Stock Exchange (TSE), SSRN-id1967377. 59. JP Morgan (2004), Determining optimal capital structure, pp 1 – 13. 60. Julia Koralun-Bereznicka (2013), How does asset structure correlate with capital structure? – Cross-industry and cross-size analysis of the EU countries, Universal Journal of Accounting and Finance, 61. Kajananthan, R., Achchuthan, S. (2013), Liquidity and Capital Structure: Special reference to Sri Lanka Telecom Plc, ISSN: 1792-7544 (print version), 1792- 7552(online) Scienpress Ltd. 62. Khalid Alkhatib (2012), The Determinants of Leverage of Listed Companies, International Journal of Business and Social Science Vol. 3 No. 24 63. Leonard Bauer, Don Bushe (2003), Measuring degrees of risk, Faculty of Extension, University of Alberta. 64. Lorenzo Sasso (2012), Capital structure and corporate governance: The role of hybrid financial instruments, PhD thesis, London School of Economics and Political Science. 65. Lucy Wamugo Mwangi, Muathe Stephen Makau, George Kosimbei (2014), Relationship between Capital Structure and Performance of Non- Financial Companies Listed In the Nairobi Securities Exchange, Kenya, ISSN: 2311-3162. 66. Marc Michelsen (2011), Corporate financing choices: New Ideas and Revisited Common Themes, PhD thesis, Hohenheim University. IX 67. Martin Schultz-Neilsen (2014), Optimal corporate investments and capital structure, PhD thesis, Aarhus University, Denmark. 68. Michael C. Jensen (1986), Agency Costs of Free Cash Flow, Corporate Finance, and Takeovers, Harvard Business School. 69. Michael Langemeier (2014), Leverage and financial risk, Purdue University. 70. Mohammad Fawzi Shubita, Jaafer Maroof Alsawalhah (2012), The Relationship between Capital Structure and Profitability, International Journal of Business and Social Science Vol. 3 No. 16. 71. Mohammad Reza Pourali, Mahmoud Samadi, EnsiehKarkani (2013), The study of relationship between capital intensity and financial leverage with degree of financial distress in companies listed in Tehran Stock Exchange, ISSN 2251-838X / Vol, 4 (12): 3830-3839 72. Murray Z. Frank, Vidhan K. Goyal (2007), Trade-off and Pecking Order Theories of Debt, SSRN-id670543. 73. Naz Sayari, F.N. Can Simga Mugan (2013), Cash Flow Statement as an Evidence for Financial Distress, 74. Nguyen Thi Canh, Nguyen Thanh Cuong (2011), The determinants of capital structure for vietnam’s seafood processing enterprises, Science & Technology Development, Vol 14, No.Q1- 2011 75. Nirajini,A và Priya,K B (2013), Impact of Capital Structure on Financial Performance of the Listed Trading Companies in Sri Lanka, International Journal of Scientific and Research Publications, Volume 3, Issue 5, May 2013, ISSN 2250- 3153 76. Olokoyo, Felicia Omowunmi (2012), Capital structure and corporate performance of Nigerian quoted firms: A panel data approach, PhD thesis Covenant University, Ota, Ogun State, Nigeria. 77. Puwanenthiren Pratheepkanth (2011), Capital structure and financial performance: Evidence from selected business companies in Colombo Stock Exchange Sri Lanka, E-ISSN 2229-4686, ISSN 2231-4172 78. Rahul Kochhar (1997), Strategic assets, capital structure, and firm performance, Journal Of Financial And Strategic Decisions. X 79. Raluca-Georgiana Moscu (2014), Capital Structure and Corporate Performance of Romanian Listed Companies, E-ISSN: 2225-8329, P-ISSN: 2308-0337 80. Richard A. Brealey, Stewart C. Myers, Franklin Allen (2008, ninth edition), Principles of Corporate Finance, Mc Graw – Hill International Edition. 81. Sorana Vătavu (2013), Determinants of corporate debt ratios: Evidence from manufacturing companies listed on the Bucharest Stock Exchange, ISSN: 2286- 0991. 82. Stephen H. Penman (2001), Financial Statement Analysis and Security Valuation, McGraw-Hill International Edition. 83. Sudesh Kumar, Bimal Anjum, Suman Nayyar (2012), Cost analysis of financing decisions: A study of pharmaceutical industry in India, ISSN 2319-2836 84. Syed Shah Fasih Ur Rehman (2013), Relationship between Financial Leverage and Financial Performance: Empirical Evidence of Listed Sugar Companies of Pakistan, Online ISSN: 2249-4588 & Print ISSN: 0975-5853 85. Terry S. Maness, John T. Zietlow (1998), Short-term financial management, The Dryden Press, Harcourt Brace College Publishers. 86. Tharmila K., Arulvel K. K. (2013), The impact of the capital structure and financial performance: A study of the listed companies traded in Colombo stock exchange, Merit Research Journal of Accounting, Auditing, Economics and Finance Vol. 1(5) pp. 106-117. 87. Tutorsonnet, Capital Structure Theories, www.tutorsonnet.com [20 March 2012] 88. Wiliam M. Gentry, R. Glenn Hubbard (1998), Fundamental tax reform and corporate financial policy, Nber working paper series. 89. Yin Yuxuan, Gu Wenlin (2014), An empirical study on factors influencing capital structure of pharmaceutical listed corporations, ISSN : 0975-7384. 90. Yoon, Eunju and Jang, SooCheong (2005), The effect of financial leverage on profitability and risk of restaurant firms, Journal of Hospitality Financial Management: Vol. 13: Iss. 1, Article 24. XI Các website tham khảo: 91. www.cafef.vn 92. www.en.wikipedia.org 93. www.mof.gov.vn 94. www.sayedhossain.com 95. www.vneconomy.vn XII CÁC PHỤ LỤC ------------------ Phụ lục 1: Danh sách doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu Phụ lục 2: Dữ liệu nghiên cứu Phụ lục 3: Các bước kiểm định outliers Phụ lục 4: Một số thông tin khảo sát ý kiến THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN Tên luận án: CƠ CẤU VỐN VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 62. 34. 02. 01 Nghiên cứu sinh: LÊ HOÀNG VINH Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. LÊ THỊ THANH HÀ 2. TS. TRẦN THỊ KỲ Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Luận án nghiên cứu cơ cấu vốn và rủi ro tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam dưới góc độ quản trị tài chính. Nguồn dữ liệu chủ yếu là báo cáo tài chính đã kiểm toán của 230 doanh nghiệp từ năm 2010 đến năm 2013; ngoài ra, luận án còn dựa vào ý kiến của nhà quản trị tại nhiều doanh nghiệp thông qua phiếu khảo sát. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là thống kê mô tả và phân tích hồi quy dữ liệu bảng cân bằng, luận án có những đóng góp và kết luận mới như sau: Thứ nhất, góc độ lý thuyết, luận án đã hệ thống hóa đầy đủ và chi tiết các khía cạnh cơ cấu vốn và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp dưới góc độ quản trị tài chính. Sự tồn tại của đòn bẩy tài chính, điển hình nợ trong cơ cấu vốn là nguồn gốc của rủi ro tài chính với 2 nhóm biểu hiện: (i) mức độ phân tán lợi nhuận dành cho chủ sở hữu và (ii) khả năng xảy ra tình trạng kiệt quệ tài chính từ những cam kết thanh toán nợ gốc và lãi vay cho chủ nợ. Ngoài ra, luận án gợi ý quyết định sử dụng nợ có điều kiện ràng buộc là khả năng nhận diện và kiểm soát rủi ro tài chính theo “khẩu vị” của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp. Thứ hai, kết quả nghiên cứu thực nghiệm của luận án đã làm sáng tỏ lý luận về quyết định tài trợ trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Sự kết hợp giữa các nguồn tài trợ khác nhau trong cơ cấu vốn là điều tất yếu và mỗi doanh nghiệp sẽ có quyết định lựa chọn cơ cấu vốn căn cứ vào những yếu tố khác nhau, tùy theo mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn hoạt động. Thứ ba, kết quả nghiên cứu thực nghiệm của luận án cho thấy các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam có đầy đủ hai khía cạnh biểu hiện của rủi ro tài chính khi sử dụng nợ; và hiện tại, các doanh nghiệp không hoặc ít có hệ thống cảnh báo trước rủi ro tài chính, chủ yếu tập trung thực hiện mục tiêu lợi nhuận trong ngắn hạn mà chưa thực sự quan tâm đến kiểm soát dòng tiền hoạt động để đảm bảo khả năng thanh toán tốt. Những thông tin này cũng đã góp phần chứng minh các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam thiếu tầm nhìn dài hạn và chưa thật sự chuyên nghiệp. Thứ tư, kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa mức độ sử dụng nợ trong cơ cấu vốn với từng biểu hiện rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp phi tài chính Việt Nam, theo đó, mức độ sử dụng nợ có ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận dành cho chủ sở hữu nhưng lại ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng thanh toán nợ gốc và lãi vay. Ngoài ra, luận án còn chứng minh được rằng mức độ và khả năng xảy ra các biểu hiện rủi ro tài chính còn liên quan đến những yếu tố ngoài cơ cấu vốn, đó là hiệu quả hoạt động đầu tư, chi phí sử dụng nợ, quy mô tài sản ngắn hạn và khả năng tạo tiền, Thứ năm, luận án đưa ra những đề xuất, gợi ý hữu ích cho các doanh nghiệp phi tài chính Việt Nam trong việc ra quyết định cơ cấu vốn và nhận diện, kiểm soát từng biểu hiện rủi ro tài chính, cụ thể là: (i) Tích cực nghiên cứu và ứng dụng phân tích định lượng để đưa ra quyết định cơ cấu vốn, (ii) Điều chỉnh cơ cấu nợ theo hướng giảm bớt nợ vay, tập trung chủ yếu là giảm các khoản nợ vay có lãi suất cao, (iii) Điều chỉnh cơ cấu vốn theo hướng đến tương thích với cơ cấu tài sản, (iv) Chủ động nhận diện và dự báo rủi ro tài chính, (v) Chú trọng hơn đối với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, (vi) Gia tăng hiệu quả hoạt động đầu tư góp phần đảm bảo hiệu quả sử dụng nợ. Cuối cùng, luận án chỉ ra hướng nghiên cứu liên quan cơ cấu vốn và rủi ro tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai, cụ thể là mở rộng cỡ mẫu nghiên cứu, mở rộng và thu hẹp nội dung nghiên cứu, nghiên cứu biện pháp cụ thể để thực hiện các gợi ý của luận án hay tăng cường thêm các kiểm định khác cho mô hình hồi quy. Người hướng dẫn khoa học Nghiên cứu sinh TS. LÊ THỊ THANH HÀ TS. TRẦN THỊ KỲ LÊ HOÀNG VINH A SUMMARY OF INFORMATION ON CONTRIBUTIONS AND NEW CONCLUSIONS OF THESIS Title of thesis: CAPITAL STRUCTURE AND FINANCIAL RISK IN COMPANIES Major: Banking and Finance Code: 62.34.02.01 PhD candidate: LE HOANG VINH Academic advisors: 1. PhD. LE THI THANH HA 2. PhD. TRAN THI KY Training Institution: Banking University of Ho Chi Minh City The thesis studies the capital structure and financial risk of non-financial companies in Vietnam in terms of financial management. Data are mainly taken from audited financial statements of 230 companies from 2010 to 2013; in addition, the thesis is based on perspectives of companies’ managers through the survey. This thesis, conducted by methods of descriptive statistics and regression analysis with balanced panel data, has achieved some contributions and new conclusions as follows: First, from the theoretical perspective, the thesis has fully systematized and detailed aspects of the capital structure and financial risk of the companies in terms of financial management. The existence of financial leverage (typical components are debts) in the capital structure accounts for the financial risks with two aspects: (i) the degree of dispersion of profit for owners and (ii) the possibility of financial distress because of financial obligations to its creditors about principal and interest. Besides, the thesis suggests that the conditions of using debt are the ability to identify and control financial risks under the "taste" of the corporate financial management. Second, the results of empirical studies in this thesis have elucidated the theory of financing decisions in corporate financial management. The combination of different sources of financing in the capital structure is inevitable and each company’s decision on its capital structure is based on various factors, depending on the specific goals of each operational period. Third, the results of empirical studies in this thesis show that non-financial companies in Vietnam have both aspects of financial risk when using debt. However, they hardly possess any advanced warning systems for financial risks. On the contrary, they primarily focus on the implementation of profit objectives in the short-term, not really care to control the operating cash flow to ensure good solvency. This conclusion partly proves that financial managers in Vietnamese companies are overlooking the importance of long-term vision and that they appear not to be really professional in management. Fourth, the thesis has elucidated the relationship between the level of using debt in the capital structure with each aspect of financial risk in the non-financial companies in Vietnam, in which, the level of using debt has positively affected to profit for the owners but negatively on principal and interest payments. In addition, the thesis also proves that the degree and the probability of financial risks are related to other factors, which are the investment performance, the cost of debt, the size of short-term assets and ability to generate cash. Fifth, the thesis provides helpful recommendations for non-financial companies in Vietnam about making capital structure decision and identifying, and controlling every aspect of financial risks, they are (i) active research and application of quantitative analysis to make capital structure decisions, (ii) adjustment of debt structure by reducing loans, mainly focusing on the reduction of high interest loans, (iii) adjustment of the capital structure to be compatible with the asset structure, (iv) proactively identifying and forecasting financial risk, (v) greater emphasis on operating cash flow, (vi) increase investment performance to ensure efficient use of debt. Finally, the thesis points out an approach in future researches on capital structure and financial risk in Vietnamese companies. In particular, they should involve the extension of sample size, the scale of research content, approaches to put these recommendations into practice and/or enhance other additional tests for regression models. Academic advisors PhD candidate PhD. LE THI THANH HA PhD. TRAN THI KY LE HOANG VINH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfle_hoang_vinh_1_8075.pdf
Luận văn liên quan