Luận án Cơ chế quản lý tài chính của nhà nước với tập đoàn tài chính ở Việt Nam

Có thể nói, sự phát triển của các TĐTC luôn song hành cùng các thành tựu kinh tế và những rủi ro tiềm tàng. Vấn đề QLTC của Nhà nước với TĐTC luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Đổi mới cơ chế QLTC của Nhà nước trong thời gian qua đã mang lại những thành công nhất định. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục. Trong bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam đang phát triển với tốc độ cao, việc xây dựng được một cơ chế QLTC của Nhà nước với TĐTC để đảm bảo hoạt động an toàn, quản lý rủi ro tổng thể của tập đoàn là điều cần thiết. Muốn vậy, việc đầu tiên cần thực hiện là phải đưa ra được một khái niệm về TĐTC ở Việt Nam. Từ đó, đi xem xét, đánh giá về cơ chế QLTC của Nhà nước đối với TĐTC đã hiệu quả đến mức độ nào. Thêm vào đó, bối cảnh tái cấu trúc nền kinh tế, tái cơ cấu ngân hàng, tái cơ cấu thị trường chứng khoán và tái cơ cấu DNNN tiếp tục được triển khai. Chúng có mối quan hệ ràng buộc với nhau, đó là: TĐTC được coi như một dạng TĐKT, có vốn Nhà nước nắm quyền chi phối trong các TĐTC nên cần phải được giám sát chặt chẽ. Việc thực hiện tái cơ cấu NHTM trong thời gian qua thúc đẩy hình thành các TĐTC ở các NHTM cổ phần, do đó càng cần phải có một TTCK phát triển. Với mối quan hệ như vậy, cộng với hệ thống quy định về cơ chế QLTC của Nhà nước đối với TĐTC ở Việt Nam thời gian qua chưa hoàn thiện. Luận án đi đề xuất một số khuyến nghị hoàn thiện cơ chế QLTC của Nhà nước với TĐTC theo 03 nhóm chính: Một là, việc TĐTC đang được quản lý theo mô hình phân tán, NHNN và Bộ Tài chính vừa thực hiện vai trò quản lý Nhà nước vừa thực hiện vai trò chủ sở hữu nên việc chồng lấn, không rõ trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý. Do đó, đưa toàn bộ các TĐTC từ về quản lý tập trung, giám sát tài chính dựa trên phần vốn chủ sở hữu, thông qua mô hình doanh nghiệp đầu tư, kinh215 doanh vốn Nhà nước trong lĩnh vực tài chính. Qua mô hình đó xây dựng cơ chế quản lý, giám sát tài chính phù hợp. Hai là, đối với cơ quan quản lý chuyên ngành, tiếp tục duy trì phương thức giám sát riêng lẻ với các công cụ giám sát đặc trưng của từng ngành ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm theo mô hình giám sát theo chức năng. Về lâu dài tiến đến giám sát các TĐTC theo mô hình giám sát hợp nhất (một cơ quan giám sát) khắc phục các hạn chế của mô hình giám sát theo chức năng. Mô hình giám sát TĐTC này cần được đẩy mạnh khi các TĐTC được thoái vốn hoặc Nhà nước chỉ nắm giữ một tỉ lệ nhỏ. Ba là, hoàn thiện các văn bản quy phạm hiện hành còn bất cập để tăng cường hiệu quả QLTC của Nhà nước đối với TĐTC, hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững. Các giải pháp hỗ trợ và các điều kiện hỗ trợ cần thực hiện cho các giải pháp trên bao gồm: hệ thống chỉ tiêu giám sát, báo cáo giám sát, yếu tố con người, công nghệ thông tin và phối hợp chia sẻ thông tin là quan trọng để hỗ trợ việc xây dựng mô hình QLTC của Nhà nước cũng như cơ chế QLTC đối với TĐTC phù hợp, có lộ trình thực hiện./.

pdf262 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cơ chế quản lý tài chính của nhà nước với tập đoàn tài chính ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Việt Nam đến năm 2020”, Đề tài Độc lập cấp Nhà nƣớc, Hà Nội. 55. Phạm Quang Trung (2000), “Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong Tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam hiện nay”, LATS. 56. Phùng Thế Tính (2008), “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tổng công ty Nhà nƣớc theo mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam”, LATS. 57. Quyết định 678/QĐ-NHNN ngày 12/4/2017 về Ban hành quy chế ngƣời đại diện chủ sở hữu trực tiếp, ngƣời đại diện phần vốn Nhà nƣớc tại Tổ chức tín dụng , tổ chức tài chính và doanh nghiệp do NHNN Việt Nam quản lý 58. Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg ngày 12/6/2014 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam 8 59. Quyết định số 1313/2014/QĐ-BTC ngày 11/6/2014 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính 60. Quyết định 112/2009/QĐ-TTg ngày 11/9/2009 quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc trực thuộc Bộ Tài chính 61. Quyết định 2123/QĐ-BTC ngày 26/8/2014 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Tài chính Doanh nghiệp. 62. Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg ngày 18/6/2014 về tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nƣớc 63. Quyết định 58/2016/QĐ-TTg tiêu chí phân loại DNNN 64. Quyết định 678/QĐ-NHNN ngày 12/4/2017 ban hành quy chế ngƣời đại diện chủ sở hữu trực tiếp, ngƣời đại diện phần vốn Nhà nƣớc tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp do NHNN Việt Nam quản lý 65. Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN quy chế về tiền gửi tiết kiệm 66. PGS.TS. Thái Bá Cẩn (2003), “Luận cứ xây dựng cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nƣớc chuyển sang công ty TNHH một thành viên”, ĐTCB, Hà Nội. 67. Thông tƣ 36/2014/TT-NHNN quy định giới hạn tỷ lệ bảo đảm an toàn của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài do Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành 68. Thông tƣ 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 cấp giấy phép và tổ chức hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài 69. Thông tƣ số 21/2014/TT-BTC ban hành quy chế hoạt động của ngƣời đại diện theo ủy quyền đối với vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp 70. Thông tƣ số 11/2013/TT-NHNN cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP 9 71. Thông tƣ số 219/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 hƣớng dẫn Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về đầu tƣ vốn Nhà nƣớc vào doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp 72.TS. Trần Tiến Cƣờng (2005), Tập đoàn kinh tế - Lý luận và kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam, Nxb Giao thông Vận tải 73. Trần Kim Chung (2013), “Hệ thống giám sát tài chính: từ lý luận đến thực tiễn”; Tạp chí Tài chính, doi/trao-doi-binh-luan/he-thong-giam-sat-tai-chinh-tu-ly-luan-den-thuc-tien- 34558.html [truy cập 6/2015] 74. Trần Ái Phƣơng (2008), "Giải pháp thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng theo định hƣớng hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng tại Việt Nam", LVThS. 75. Trung tâm nghiên cứu BIDV (2016), "Báo cáo yêu cầu tăng cường năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Nhà nước", 20160615054242272.htm [truy cập 2/2017] 76. Tùng Lâm (2016), "Ngân hàng nào đang "an toàn" vốn nhất", Báo điện tử Trí thức trẻ, von-nhat-4201631271427903.htm [truy cập 4/2017] 77. Tạp chí cộng sản số 119-2006, Chế độ, cơ chế, chính sách kinh tế 78. Từ điển Cambridge : 79. Từ điển Bách khoa Việt Nam 80. Từ điển Business English, Longman 81. Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, tháng 5/2003 82.Trịnh Thanh Huyền (2004), “Cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế ở Hàn Quốc”, ĐTCV, Hà Nội 10 83. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, Tập đoàn Tài chính, Báo cáo, [truy cập 12/2016] 84. Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BTC năm 2013 thông tƣ hƣớng dẫn chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu kinh doanh chứng khoán 85. Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-NHNN ngày 25/11/2013 Danh mục mức vốn pháp định của TCTD do NHNN ban hành 86. Vũ Hà Cƣờng (2006), “Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính của tổng công ty hàng không Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế”, LATS. 87. Vũ Anh Tuấn (2012), “Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đòan kinh tế Việt Nam”, LATS. 88. TS. Vũ Thành Tự Anh (2013), Mô hình tập đoàn kinh tế, Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright 89. TS. Vũ Nhữ Thăng (2014), Lựa chọn mô hình và vấn đề giám sát các tập đoàn tài chính – ngân hàng ở Việt Nam, Tài chính Việt Nam 2013- 2014, NXB Tài chính, trang 449-461. 90. Viện khoa học tài chính (1996), Từ điển thuật ngữ tài chính-tín dụng, NXB tài chính Hà Nội. II. TIẾNG ANH 91. Andreas G. & Anastasion D. (2013), “Asessing the Efficiency of Commercial Banks Greece during the Financial Crisis: A linear Approach in Conjunction with Financial Analysis”, Journal of Money, Investment and Banking, ISSN 1450 – 228X, Issue 28 September, 2013, pp 31-46. 92. Asli M. Colpan, Takashi Hikino and James R. Lincoln (2010), Business groups in Turkey, Oxford Handbook of Business Groups, eds., Oxford U.P. 11 93. Bộ Tài chính Trung Quốc (2002), Quy tắc đánh giá hiệu quả vốn Nhà nước (sửa đổi), [truy cập 2/2017] 94. Barbara Casu & Claudia Girardone (2004), “Financial Conglomeration: Efficiency, Productivity and Strategic Drive”, Journal , Volume 14, 2004 - Issue 10 95. Bank for International Settlements, Switzerland, (2012), Principles for the supervision of financial conglomerates. 96. Christine A. Tate, (1998), Financial Conglomerates: New World, New Challenges for Supervisors, Bank Accounting & Finance 97. Cathay (2005), Báo cáo khảo sát Tập đoàn tài chính Cathay Đài Loan, tài liệu hội thảo về tập đoàn tài chính - bảo hiểm của Cathay, Báo cáo, Hạ Long, 2005. 98. Changyuan Lin (2003), Financial Conglomerates in China, Working Paper No. 2003020011, Center for International Law Studies 99. COM(2010), Proposal for a Directive of the European Parliament and of the council – amending Directive 98/78/EC, 2002/87/EC and 2006/48/EC as regards the supplementary supervision of financial entities in a financial conglomerate – European Commission, Brussels, 16.8.2010, COM(2010) 433 final. 100. David & Yun dal Sung (2013), “understanding Korean Capitalism: Cheasbol and their Corporate Governance”, ESADEgeo Position Paper No.33 101. Eugeniu, Turleal (2011), “the “parent” company, part of the accounting entity group, in the current national and international legislative context”, 102. Edmund K.M. Chang (2002), “Storm Track Dynamics”, American Meteorological Society, Vol. 15 12 103. EC (2002), Directive 2002/87/EC 104. Ernst & Young (2005), Những câu hỏi thường gặp về tập đoàn kinh doanh. 105. Fabozzi et al. (2003), Foundations of Financial Markets and Institutions, 4th Edition, ISBN-13: 978-0136135319 106. Financial Stability Analysis Group of the People’s Bank of China, (2010),“China Financial Stability Report, 2010” 107.Fan Liao (2011), “Regulation of Financial Conglomerates in China: De Facto to De Jure”, European Business Organization Law Review, Volume 12, Issue 2, June 2011, pp. 267-313 108. Federal Reserve Bulletin (2012), “Legal Developments: Second Quarter”, 2012; Vol.98, No.7 109. Gael Hauton (2015), “Interconnectedness of Financial Conglomerates”, Statistics & Risk Modeling, Volume 33, Issue 3-4 (Dec 2016) 110. Granovetter, M. 1994. Business Groups. N. Smelser, R Swedberg (Der.). Handbook of Economic Sociology: 453-475. Princeton, NJ: Priceton University Pres. 111. Group 30 (2008), The structure of Financial Supervision Approaches and Challenges in a Global Marketplace, Working Group on Financial Supervision, ISBN: 1-56708-142-8 112. GROUP OF 10 (2001), Consolidation in the Financial Sector, Report, IMF 113. Graeme Thompson and Brian Gray (2005), Supervising Financial Institutions and Conglomerates, World Bank Policy Research, Working Paper 3553 114. Half Cameron (2002), Evolving Trends in the Supervision of Financial Conglomerates, Joint Forum, papers outline. 13 115. Harold D. Skipper, Jr.,(2000), Rationales for Government Intervention into Insurance Markets ..., IL: Irwin McGraw-Hill. 2000l. p. 478. 11. Ibid.. p538. 12. H. Felix Kloman. 116. Howell E. Jackson (1997), The Regulation of Financial Holding Companies - Entry for New Palgrave Dictionary of Law and Economics, JEL Class G20, K23, L29 117. Iman van Lelyveld and Arnold Schilder (2002), Risk in financial conglomerates: management and supervision, Research Series Supervision no. 49, Paper prepared for the Joint US-Netherlands Roundtable on Financial Services Conglomerates Washington D.C., October 24-25, 2002 118. Isabel Sim et al. (2014), “The State as Shareholder: The Case of Singapore”, Chartered Institute of Management Accountants (CIMA) & Centre for Governance, Institutions and Organisations (CGIO), Singapore 119. Jin Sheng (2016), China's Financial Holding Companies: Mixed Operation and Separate Supervision, Working Paper, National University of Singapore. 120. Japan Financial Services Agency (2007), Guideline for Financial Conglomerates Supervision 121. Khanna và Yafeh (2005), “Business Groups and Risk Sharing around the World”, The Journal of Business, 2005, vol. 78, issue 1, pages 301-340 122. Khanna T. (2000), “Is Group Affiliation Profitable in Emerging Markets? An Analysis of Diversified Indian Business Groups”, The Journal of Finance, DOI: 10.1111/0022-1082.00229 123. Khanna T. and J. Rivkin (2001), “Estimating the Performance Effects of Business Groups in Emerging Markets”, Strategic Management Journal 22, no. 1 (January 2001): 45–74. 14 124. Kuhara Masaharu (2008), US and European Financial Conglomerate Organizations and their Implications for Japan and Other Large Diversified Financial Firms in Asia, Working Paper, Ritsumeikan Asia Pacific University. 125. Nathaniel H Leff (1978), “Industrial Organization and Entrepreneurship in the Developing Countries: The Economic Groups”, Economic Development and Cultural Change, 1978, vol. 26, issue 4, pages 661-75 126. Nana Zhao (2012), “Analysis on Green Credit in China”, Advances in Applied Economics and Finance (AAEF), Vol. 3, No. 1, 2012, ISSN 2167-6348, Copyright © World Science Publisher, United States 127. Mike Wright et al. (2013), The Oxford Handbook of Corporate Governance, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-964200-7 128. Merton (1995), “A Functional Perspective of Financial Intermediation”, Financial Management, Vol. 24, No. 2, Silver Anniversary Commemoration (Summer,1995), pp. 23-41 129. Milo Melanie (2002), Financial Services Intergration and Consolidated Supervision: Some issues to Consider for the Philippines, Perspective Paper Series No.6, Philippines Institute for Development studies, ISBN 971-564-069-9 130. L.I. Abankin, Một số vấn đề lí luận, nguyên tắc, phương pháp quản lý kinh tế Xã hội chủ nghĩa, T495-593 131. Li Guo (2008), Financial Conglomerates in China: Legality, Model and Concerns, Paper for Cornell-PKU Conference, June 9-10, 2008, Ithaca 132. Luc Laeven &Ross Levine (2005), Is there a Diversification Discount in Financial Conglomerates?, NBER Working Paper No. 11499 15 133. Prof.Dr. Mohi-ud-Din Sangmi (2010), “Analyzing Financial Performance of Commercial Banks in India: Application of CAMEL Modeal”, Pak.J. Commercial Social Science, Vol.4, pp 40-50, 2010. 134. Quốc hội Trung Quốc (2009), Luật tài sản nhà nƣớc trong doanh nghiệp của Trung Quốc (Điều 59) - 中央国有资本经营预算编报试行办法, .html [truy cập 2012] 135. Richard Herring & Jacopo Carmassi (2003), the theory of banking, Chapter 8 “The corporate structure of international financial conglomerates: Complexity and its implications for safety and soundness, Oxford University Press. 136. Richard J. Herring & Robert E. Litan (2003), Financial Conglomerates: The Future of Finance?, Policy Brief, Conference Report #14, The Brookings Institution 137. Skipper (2000), Financial Services Integration Worldwide: Promises and Pitfalls, OECD 138. Stanley D. Smith, “Measure and evaluating Performance of Banks”, European Journal of Accounting Auditing and Finance Research, Vol.2, No.6, pp. 162-177, August 2014, Evaluating-Bank-Performance.aspx [truy cập 7/2016] 139. Tripartite Group (1995), The Supervision of Financial Conglomerates, report, IOSCO, https://www.iosco.org/library/pubdocs/pdf/IOSCOPD47.pdf [truy cập 12/2013] 140. The Treasury of New Zealand (2017), SOEs Disclosures, [truy cập 4/2017] 16 141. The Treasury of New Zealand (2016), Commercial Operations and Portfolio, soes/msoe-22-r-findiv.pdf [truy cập 1/2017] 142. Ủy ban Điều tiết ngân hàng Trung Quốc - CBRC (2012), Green Credit Guidelines, B1D8D9FF8C4A [truy cập 3/2017] 143. Victor Ekpu (2014), Consolidated Supervision of Banks and Financial Conglomerates: A handbook for Financial Regulators and Supervisors, Mindset Resource Consulting, LLC, ISBN: 978-0-9929175-0-0 III. TRANG WEB: 144. 145. 146. 147. 148. 149. 150. 17 PHỤ LỤC SỐ PHỤ LỤC TÊN PHỤ LỤC Phụ lục 1 Một số phƣơng thức giám sát tài chính trên thế giới Phụ lục 2 Tình hình đầu tƣ vốn của Công ty TNHH Hồi Kim Trung ƣơng Phụ lục 3 Tổng hợp quy định cơ cấu tổ chức của TĐTC có công ty mẹ là công ty cổ phần theo các luật Phụ lục 4 Tổng hợp mô hình cơ cấu tổ chức tại công ty mẹ của một số TĐTC ở Việt Nam Phụ lục 5 Cơ cấu tổ chức của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt Phụ lục 6 Hƣớng dẫn Tín dụng Xanh Phụ lục 7 Một số điểm khác nhau giữa Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) và Chuẩn mực Quốc tế về báo cáo tài chính hợp nhất (IFRS) 18 PHỤ LỤC 1. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC GIÁM SÁT TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI Giám sát TTTC nhằm ba mục tiêu: (i) đảm bảo sự ổn định, vận hành thông suốt của hệ thống tài chính và nền kinh tế; (ii) đảm bảo sự lành mạnh và an toàn của các thể chế tài chính; (iii) đảm bảo đạo đức kinh doanh thị trƣờng, tính liêm chính của thị trƣờng và bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Trên cơ sở 3 mục tiêu đó, bài viết đƣa ra 4 mô hình hệ thống giám sát tài chính dƣới đây: Mô hình hệ thống giám sát theo thể chế Trong mô hình giám sát theo đặc điểm thể chế, cấu trúc giám sát đƣợc phân chia theo mảng thị trƣờng, các cơ quan giám sát thực hiện chức năng giám sát 3 lĩnh vực kinh tế lớn: ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Mô hình này còn gọi là “ba đỉnh”, mỗi đỉnh tƣợng trƣng cho một cơ quan giám sát một lĩnh vực kinh tế. Việc giám sát đƣợc tiến hành trên tất cả các mặt: ổn định hệ thống, giám sát thận trọng, đạo đức thị trƣờng và bảo vệ khách hàng (Sơ đồ 1). Theo mô hình thể chế, các quốc gia đều xây dựng những bộ luật riêng, điều chỉnh hoạt động kinh tế trong từng khu vực tài chính (Luật Ngân hàng, Luật Chứng khoán, Luật Bảo hiểm) và Luật Giám sát điều chỉnh hoạt động cơ quan giám sát trong từng lĩnh vực (Luật Giám sát ngân hàng, Luật Giám sát 19 chứng khoán, Luật Giám sát bảo hiểm). Mỗi bộ luật giám sát đều quy định rõ ràng quyền và trách nhiệm của các cơ quan giám sát, mối quan hệ, tính tƣơng hỗ và độc lập giữa các cơ quan để tránh sự chồng chéo nhiệm vụ và lãng phí nguồn lực. Cơ chế vận hành của mô hình giám sát theo thể chế rất đa dạng, tùy thuộc vào đặc điểm cấu trúc của TTTC từng quốc gia, cũng nhƣ vấn đề về lịch sử, văn hóa, chính trị. Tuy nhiên, có một vài điểm chung là luôn tồn tại 3 cơ quan chuyên biệt giám sát 3 mảng của thị trƣờng. Mỗi cơ quan này có kỹ thuật, nghiệp vụ riêng và hoạt động dƣới quy định nguyên tắc, chuẩn mực khác nhau nhƣng luôn có tính nhất quán trong hoạt động phối hợp, chia sẻ thông tin. Điều này đƣợc quy định cụ thể và đƣợc đảm bảo bằng các văn bản pháp luật. Dƣới đây là một số hình thức phân phối giữa các chủ thể giám sát chuyên ngành cơ bản sau: (i) thành lập nhóm giúp việc chuyên trách mảng thị trƣờng tài chính của ngƣời đứng đầu đất nƣớc; (ii) giữa các cơ quan ký kết các bản ghi nhớ song phƣơng về chia sẻ thông tin và phối hợp hành động theo nguyên tắc tự nguyện; (iii) thiết lập ủy ban ổn định tài chính với vai trò là một chủ thể điều tiết hoạt động phối hợp giữa các thành viên là các cơ quan giám sát khác nhau; (iv) cơ cấu nhân sự chéo trong đó mỗi cơ quan giám sát sẽ cử đại diện của mình tham gia ban điều hành của các cơ quan giám sát còn lại. Những lợi thế của mô hình trên là: nhờ sự chuyên môn hóa nên các cơ quan giám sát nắm bắt sâu sắc các đặc điểm về hoạt động của đối tƣợng giám sát; việc giám sát sẽ diễn ra thƣờng xuyên hơn; cơ sở hạ tầng, cơ sở dữ liệu, khung pháp lý cho hoạt động giám sát đƣợc tổ chức, quản lý nhất quán. Bên cạnh lợi thế, mô hình cũng tồn tại những bất lợi: Một là, cơ quan quản lý đƣợc thực hiện đồng thời quản lý hoạt động kinh doanh và quản lý hoạt động giám sát nên làm giảm tính hiệu quả của hoạt động giám sát. Hai là, mô hình này gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý yêu cầu giám sát sản phẩm tài chính phức tạp, tích hợp nhiều tiện ích. Ba là, hạn chế trong việc chia sẻ thông tin và sự phối hợp giữa các cơ quan trong giám sát thị trƣờng. Bốn là, hệ thống giám sát tài chính theo mô hình thể chế không tận dụng đƣợc hiệu quả theo quy mô trong việc giám sát thị trƣờng. Năm là, mô hình giám sát với đa cơ quan sẽ tốn kém hơn so với hệ thống giám sát tài chính hợp nhất hoặc bán hợp nhất. Mô hình hệ thống giám sát theo chức năng 20 Đây là mô hình giám sát các tổ chức tài chính đƣợc xác định dựa trên hoạt động kinh doanh mà không quan tâm tới hình thức pháp lý của tổ chức tài chính đó (Sơ đồ 2). Nếu một tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ trên nhiều lĩnh vực thì nó sẽ chịu sự giám sát từ nhiều cơ quan khác nhau. Ở mô hình này, tồn tại ít nhất một cơ quan giám sát đối với từng hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Những cơ quan này độc lập với nhau, thực hiện đồng thời nhiệm vụ giám sát và đảm bảo an toàn trong lĩnh vực phụ trách. Giữa các cơ quan này có mối liên hệ hợp tác với nhau và chịu sự chỉ đạo chung của cơ quan tƣ vấn quốc gia. Về cơ bản, cấu trúc hệ thống luật giám sát trong mô hình giám sát thể chế và mô hình giám sát theo chức năng không khác nhau. Sự khác nhau chủ yếu là một định chế có thể chịu sự giám sát của các chủ thể giám sát với các bộ luật khác nhau. Cơ chế vận hành của hệ thống giám sát theo chức năng của mỗi quốc gia rất đa dạng, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế cũng nhƣ văn hóa, chính trị đặc trƣng của nó. Tuy nhiên, có những đặc điểm chung nhƣ sau: Thứ nhất, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm trong việc giám sát của các cơ quan giám sát đối với các hoạt động: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Thứ hai, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan giám sát nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám sát. Thứ ba, các cơ quan giám sát có toàn quyền trong thực thi giám sát lĩnh vực của mình, từ việc cấp phép tới hoạt động kỷ luật. Những lợi thế mà mô hình mang lại: (1) áp dụng quy tắc thống nhất với cùng một loại hoạt động kinh doanh không liên quan đến hoạt động của thực 21 thể; (2) mô hình cho phép xác định và giám sát một cách đầy đủ các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính. Những bất lợi tồn tại là: (1) đôi khi khó phân định một hoạt động kinh doanh thuộc về cơ quan giám sát nào quản lý; (2) mô hình này thƣờng làm mất thời gian của các tổ chức tài chính do phải chịu sự giám sát của nhiều cơ quan giám sát. Điều này đồng nghĩa với việc các cơ quan giám sát phải làm việc nỗ lực hơn; (3) sự thiếu thông tin giữa các cơ quan giám sát dẫn đến có những khoảng trống trong giám sát. Mô hình giám sát lưỡng đỉnh Đây là mô hình dựa trên nguyên tắc giám sát theo mục tiêu với sự phân chia chức năng của hai cơ quan: cơ quan giám sát an toàn và cơ quan giám sát hoạt động kinh doanh (Sơ đồ 3). Hai cơ quan này tham gia giám sát trên tất cả các hoạt động: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và chịu sự chỉ đạo chung của cơ quan tƣ vấn cấp 1. Mỗi cơ quan này có thể thành lập các cơ quan tƣ vấn cấp 2 cho riêng mình. Cơ quan giám sát thận trọng đảm bảo sự an toàn của hệ thống tài chính bằng việc đƣa ra các thủ tục hành chính và các chuẩn mực riêng. Cơ quan còn lại thực hiện giám sát các hoạt động cụ thể của các tổ chức tài chính, đảm bảo việc tiếp cận thị trƣờng, công bằng thị trƣờng và đảm bảo quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Hai cơ quan độc lập này có sự hợp tác chặt chẽ với nhau về chia sẻ thông tin, hợp tác, phối hợp thông qua các hiệp ƣớc, biên bản ghi nhớ... 22 Những lợi thế mà mô hình này mang lại: (1) cách ly các cơ quan giám sát thận trọng khỏi hƣớng vào ngƣời tiêu dùng một cách quá đáng; (2) mô hình đƣợc coi là phƣơng pháp tối ƣu trong việc đảm bảo minh bạch, toàn vẹn thị trƣờng. Mô hình giám sát tài chính hợp nhất Là mô hình chỉ tồn tại một cơ quan giám sát duy nhất thực hiện công tác giám sát toàn bộ 3 lĩnh vực kinh tế là ngân hàng, tài chính và bảo hiểm. Thực tế, đây là mô hình phù hợp trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển hệ thống tài chính với lợi thế chi phí hoạt động thấp. Mô hình giám sát hợp nhất chia làm 2 loại: hợp nhất hoàn toàn và hợp nhất một phần. Mô hình giám sát hợp nhất chỉ gồm một cơ quan giám sát, thực hiện giám sát toàn bộ lĩnh vực tài chính và thị trƣờng vốn. Còn trong mô hình giám sát hợp nhất từng phần, cơ quan giám sát thực hiện giám sát 2 trên 3 lĩnh vực. Mô hình giám sát này mang tới những lợi ích: (1) ngăn ngừa những mâu thuẫn và khoảng cách trong việc giám sát các ngành thuộc lĩnh vực tài chính; (2) tạo ra một “sân chơi” thống nhất cho các ngành thuộc lĩnh vực tài chính; (3) góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát nhờ giảm chi phí trong hoạt động giám sát; (4) việc tách bạch chức năng giám sát với đơn vị tổ chức quản lý kinh doanh cũng nhƣ việc tách rời mục tiêu giám sát an toàn hệ thống ra khỏi mục tiêu giám sát an toàn từng tổ chức và giám sát hoạt động kinh doanh sẽ nâng cao tính khả thi và hiệu quả của cả 3 mục tiêu này. Tuy nhiên, mô hình này vẫn tồn tại một số bất lợi: (1) tính khả thi không cao khi thực hiện giám sát tất cả các cơ quan với cùng một phƣơng pháp mà không quan tâm tới các tổ chức này thuộc ngành nghề nào; (2) những mâu thuẫn về quan niệm, về văn hóa trong mô hình giám sát hợp nhất; (3) cơ quan giám sát hợp nhất trở nên độc quyền và thiếu linh hoạt. Tóm lại, mỗi mô hình giám sát đều có những ƣu, khuyết điểm riêng. Việc lựa chọn mô hình giám sát nào phụ thuộc đặc điểm chính trị, văn hóa, cũng nhƣ đặc điểm kinh tế từng quốc gia và là vấn đề khó khăn của các nhà tạo lập chính sách. Nguồn: TS. Trần Kim Chung (2013), Hệ thống giám sát tài chính, từ lý luận đến thực tiễn. binh-luan/he-thong-giam-sat-tai-chinh-tu-ly-luan-den-thuc-tien-34558.html [truy cập 4/2014] 23 PHỤ LỤC 2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƢ VỐN CỦA CÔNG TY TNHH HỒI KIM TRUNG ƢƠNG (Tính đến cuối năm 2011 và đến tháng 6/2016) Tên DN Loại hình DN Lĩnh vực kinh doanh chính Thời điểm đầu tƣ Tỷ lệ vốn Nhà nƣớc đầu tƣ qua Hồi Kim 31/12/2011 Tỷ lệ vốn Nhà nƣớc đầu tƣ qua Hồi Kim (đến 6/2016) Ngân hàng phát triển TQ CTCP NHTM 31/12/2007 48,63% 34,68% NH Công thƣơng TQ1 CTCP NHTM 22/4/2005 35,43% 34,71% * NH Nông nghiệp TQ2 CTCP NHTM 29/10/2008 40,12% 40,03% * NH Trung Quốc CTCP NHTM 30/12/2003 67,60% 64,02%* NH Xây dựng TQ CTCP NHTM 30/12/2003 57,13% 57,11% * Tập đoàn Everbright TQ CTCP Đầu tƣ 55,7% (BTC: 44,3%) NH Everbright TQ CTCP NHTM 30/11/2007 48,37% 21,96% * TĐ tái bảo hiểm TQ CTCP Bảo hiểm 11/4/2007 84,91% 71,56% Cong ty đầu tƣ Jianyin TQ DNNN NH đầu tƣ 9/9/2004 100% 100% Công ty TNHH đầu tƣ tài chính Galaxy TQ TNHH NH đầu tƣ 14/7/2005 78,57% 78,57% Công ty Chứng khoán Shenyin và Wanguo (Shenwan Hongyuan) CTCP Chứng khoán 21/9/2015 37,23% 25,03% Công ty quản lý đầu tƣ Guotai Junan CTCP Quản lý tài sản 14/10/2005 21,28% 14,54% Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ TQ CTCP Bảo hiểm 23/11/2009 31,26% 31,34% Tập đoàn tài chính quốc tế TQ CTCP Chứng khoán 24/8/2010 43,35% 28,45% 24 Tên DN Loại hình DN Lĩnh vực kinh doanh chính Thời điểm đầu tƣ Tỷ lệ vốn Nhà nƣớc đầu tƣ qua Hồi Kim 31/12/2011 Tỷ lệ vốn Nhà nƣớc đầu tƣ qua Hồi Kim (đến 6/2016) Công ty Chứng khoán TQ CTCP Chứng khoán 2/11/2005 40% 40% *** Công ty đầu tƣ chứng khoán TQ TNHH Chứng khoán 28/9/2005 100% 100% Công ty TNHH chứng khoán USB Chứng khoán 23/11/2011 14,01% Tập đoàn Công nghiệp Everbright TQ NH đầu tƣ 30/11/2007 100% Công ty quản lý tài sản Jianton Zhongxin TNHH Quản lý tài sản 70% 70% TĐ Bảo hiểm Tín dụng & Xuất khẩu TNHH Bảo hiểm 73,63% TĐTC Bình An CTCP Bảo hiểm 2,65% ** *: Công ty Hồi Kim chuyển một số cổ phần cho công ty con ở 4 NHTM Nhà nƣớc lớn và Everbright cho công ty con là Công ty TNHH quản lý tài sản Hồi Kim Trung ƣơng (ngày 31/12/2015). **: Tính đến 31/12/2015. TĐTC Bình An có phần vốn của SASAC đầu tƣ lớn hơn so với Hồi Kim Trung ƣơng. ***: Là công ty thành lập năm 2005 do TĐTC- Chứng khoán CITIC (60% vốn điều lệ) và Công ty đầu tƣ Jianyin TQ (40% vốn điều lệ) liên doanh. Năm 2011, Công ty Jianyin Trung Quốc chuyển cổ phần về công ty mẹ là Công ty Hồi Kim Trung ƣơng (40%). Hiện tại, Công ty chứng khoán Trung Quốc có cả cổ phần của SASAC Bắc Kinh và của cả Công ty đầu tƣ Hồi Kim Trung ƣơng. 1. Ngân hàng Công thƣơng có phần vốn Nhà nƣớc sở hữu 70,7% thông qua Hồi Kim (35,3%), Bộ Tài chính và CIC (35,4%) tính đến năm 2011. 2. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc có phần vốn Nhà nƣớc sở hữu 83%. Trong đó Bộ Tài chính sở hữu 39%, Công ty Đầu tƣ Hồi Kim Trung ƣơng sở hữu 40%. Nguồn: Mike Wright et al. (2013); tổng hợp từ (truy cập 31/12/2016); Federal Reserve Bulletin (2012) 25 PHỤ LỤC 3 . TỔNG HỢP QUY ĐỊNH CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TĐTC CÓ CÔNG TY MẸ LÀ CTCP THEO CÁC LUẬT ĐHĐCĐ HĐQT Ban Kiểm soát Ban Giám đốc Luật DN (68/2014/QH13) 10 quy định về nhiệm vụ 16 quy định về nhiệm vụ; 03-11 thành viên, nhiệm kỳ 05 năm 12 quy định về nhiệm vụ; 03 – 05 thành viên, nhiệm kỳ 05 năm 9 quy định về nhiệm vụ; bổ nhiệm/ thuê; nhiệm kỳ 05 năm; quy định chung các tiêu chuẩn, điều kiện chức danh Trong đó: thẩm quyền đối với mua, bán, đầu tƣ tài sản Quyết định: TS có giá trị từ 35% tổng giá trị TS Thông qua: TS từ 35% tổng giá trị TS Luật các TCTD (47/2010/QH12) 18 quy định về nhiệm vụ 25 quy định về nhiệm vụ; 05-11 thành viên; 01 thành viên độc lập; nhiệm kỳ 05 năm 10 quy định về nhiệm vụ; ít nhất 03 thành viên; nhiệm kỳ 05 năm 14 quy định về nhiệm vụ TGĐ/ GĐ; bổ nhiệm hoặc thuê; quy định chi tiết các điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trong đó: thẩm quyền đối với mua, bán, đầu tƣ tài sản Quyết định: TS có giá trị từ 20% trở lên so với vốn điều lệ HĐQT công ty mẹ Thông qua hoạt động trong nội bộ: giá trị đến 20% vốn điều lệ Luật kinh doanh bảo hiểm (24/2000/QH10) Không quy định Không quy định Không quy định Không quy định Luật Chứng khoán (70/2006/QH11) Không quy định Không quy định Không quy định Không quy định Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các văn bản Luật 1 PHỤ LỤC 4 . TỔNG HỢP MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY MẸ CỦA MỘT SỐ TĐTC Ở VIỆT NAM Mô hình 1 Mô hình 2 TV đại diện vốn CSH Tầm nhìn chiến lƣợc Cổ đông Nhà nƣớc/ cổ đông tổ chức Nhóm TĐTC Nhà nƣớc BIDV BKS, Ban KTGS 10 TV, 01 TV độc lập Phát triển mô hình tổ chức hoạt động theo hƣớng TĐTC - ngân hàng hiện đại 95,28% VCB BKS, Ban KTNB 7 TV, 1 TV độc lập Trở thành 1 trong 300 TĐTC lớn trên Thế giới 77,11% Vietinbank BKS, Phòng KTNB 9 TV, 1 TV độc lập Hƣớng tới trở thành một TĐTC - ngân hàng hiện đại, đa năng, theo chuẩn quốc tế. 64,46% Agribank* HĐTV 9 TV 100% BVH** BKS, Ban KTNB 9 TV, 1 TV độc lập 74,17% (SCIC: 3,26%) BMI** BKS, Ban KTNB 7 TV, 1 TV độc lập 50,7% (SCIC) 2 Mô hình 1 Mô hình 2 TV đại diện vốn CSH Tầm nhìn chiến lƣợc Cổ đông Nhà nƣớc/ cổ đông tổ chức Nhóm TĐTC ngoài NN MB Ban KS, Ban KTNB 11 TV, 1 TV độc lập < 20% 2021: nằm trong top 5 NH hiệu quả nhất VN 84,62% (Viettel, VCB, SCIC, Tân Cảng SG, TCT trực thăng VN, Nhóm cổ đông lớn nƣớc ngoài ACB Ban KS, Ban KTNB 9TV, 1 TV độc lập Đến 2020, áp dụng các thông lệ quốc tế 13,04% (Standard Chartered Bank Hong Kong Ltd; Dragon Financial Holdings Ltd.) SHB Ban KS 5TV Trở thành TĐTC theo tiêu chuẩn quốc tế 37,22% (cổ đông tổ chức) *: Báo cáo thƣờng niên năm 2012; Agribank là trƣờng hợp duy nhất 100% vốn Nhà nƣớc đầu tƣ, công ty mẹ là công ty TNHH1TV, cơ cấu tổ chức có Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, TGĐ, các phó TGĐ và các Ban chuyên môn. **: Báo cáo thƣờng niên năm 2015 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các tập đoàn, NHTM, TCT 1 PHỤ LỤC 5: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TĐTC BẢO HIỂM - BẢO VIỆT Cơ cấu tổ chức của TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt hiện hành bao gồm: ĐHĐCĐ, HĐQT, TGĐ tập đoàn, Ban Kiểm soát, công ty mẹ (Tập đoàn Bảo Việt) và các công ty con, công ty liên kết, bộ máy tổ chức ở công ty mẹ và của các công ty con, công ty liên kết. Nguồn: Bản cáo bạch của Tập đoàn Bảo Việt Trong đó, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận trong tổ chức đƣợc quy định cụ thể trong Điều lệ của Tập đoàn Bảo Việt và đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của Luật Doanh nghiệp 2014. Cụ thể: - ĐHĐCĐ: bao gồm tất các các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất. - HĐQT: là cơ quan quản lý Tập đoàn, có toàn quyền nhân danh Tập đoàn để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Tập đoàn không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ và/ hoặc quyết định các công việc khi đƣợc Ban kiểm toán nội bộ 2 ĐHĐCĐ giao/ ủy quyền. HĐQT chịu trách nhiệm quản lý Tập đoàn vì các quyền lợi tốt nhất cho tất cả các cổ đông. HĐQT có từ 07 đến 11 thành viên (hiện tại có 09 thành viên), tổng số thành viên độc lập tối thiểu chiếm 1/3 tổng số thành viên HĐQT (hiện tại có 01 thành viên độc lập, theo quy định trong Điều lệ thì số thành viên độc lập còn thiếu 02 thành viên). Các quyền và nghĩa vụ của HĐQT theo quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014 và các quy định khác của TĐTC đƣợc ghi trong điều lệ. Trong đó, HĐQT có quyền đƣợc quyết định đầu tƣ hoặc bán số tài sản có giá trị dƣới 35% tổng giá trị tài sản của Tập đoàn. - Hệ thống quản lý: Hệ thống quản lý của Tập đoàn phải đảm bảo bộ máy quản lý chịu trách nhiệm trƣớc HĐQT và trực thuộc sự lãnh đạo của HĐQT. Tập đoàn có TGĐ, các Phó TGĐ/ GĐ Khối/ Trung tâm/ Chi nhánh, một Kế toán trƣởng và các chức danh khác do HĐQT bổ nhiệm. + TGĐ: đƣợc HĐQT bổ nhiệm một thành viên trong HĐQT đảm nhận. TGĐ có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch kinh doanh, quyết định các vấn đề trong phạm vi thẩm quyền. TGĐ làm việc có nhiệm kỳ 05 năm. + Thƣ ký tập đoàn: hỗ trợ HĐQT thực hiện các nghĩa vụ thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Ban kiểm soát: số lƣợng gồm 03-05 ngƣời (hiện tại có 03 thành viên), có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định tại Điều 165 Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của Tập đoàn, chủ yếu tập trung vào các nhiệm vụ giám sát HĐQT, TGĐ; kiểm tra tính hợp pháp, trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh; thẩm tra báo cáo;... Nguồn: Điều lệ của Tập đoàn Bảo Việt, Báo cáo thường niên 3 PHỤ LỤC 6 – HƢỚNG DẪN TÍN DỤNG XANH (của Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc, năm 2012) Chƣơng I. Các quy tắc chung 1. Hƣớng dẫn này đƣợc xây dựng trên cơ sở Quy chế Ngành Ngân hang, Luật Hành chính và Luật Ngân hàng Thƣơng mại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với mục đích thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng xanh trong các tổ chức tài chính ngân hàng. 2. Hƣớng dẫn áp dụng cho ngân hàng chính sách, ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng hợp tác xã và các hiệp hội tín dụng nông thôn đƣợc thành lập trong lãnh thổ Trung Quốc (sau đây gọi là ngân hàng). 3. Ngân hàng phải coi việc thúc đẩy tín dụng xanh là chiến lƣợc phát triển của ngân hàng, hỗ trợ nền kinh tế phát triển theo mô hình xanh, lƣợng khí thải carbon thấp và phát triển các sản phẩm tái sử dụng thông qua đổi mới kinh doanh, quản lý rủi ro môi trƣờng và xã hội, cải thiện hoạt động kinh doanh, cấu trúc tín dụng, cải thiện dịch vụ và góp phần chuyển đổi mô hình tăng trƣởng kinh tế. 4. Ngân hàng xác định, đánh giá, giám sát, kiểm soát hoặc giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh, phát triển hệ thống quản lý rủi ro E & S, tăng cƣờng các chính sách tín dụng và các quy trình có liên quan. Các rủi ro về E & S trong Hƣớng dẫn đề cập đến tác động tiềm ẩn và rủi ro mà môi trƣờng và cộng đồng gây ra cho khách hàng của ngân hàng và chuỗi cung ứng thông qua các hoạt động xây dựng, sản xuất và vận hành, bao gồm các vấn đề E & S nhƣ tiêu thụ năng lƣợng, ô nhiễm, tái định cƣ, bảo vệ hệ sinh thái, biến đổi khí hậu ... 5. Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) chịu trách nhiệm giám sát và điều hành các hoạt động tín dụng xanh của ngân hàng và quản lý rủi ro của E & S. Chƣơng II. Cơ cấu tổ chức, Vai trò và Trách nhiệm 6. Hội đồng Quản trị Ngân hàng sẽ xây dựng các khái niệm liên quan đến tín dụng xanh bao gồm khai thác và sử dụng tài nguyên có hiệu quả, bảo vệ môi 4 trƣờng và phát triển bền vững, nhấn mạnh vai trò của ngân hàng trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội toàn diện, cân bằng, bền vững và mang lại cho ngân hàng và toàn xã hội môi trƣờng phát triển bền vững. 7. Hội đồng Quản trị có trách nhiệm xác định chiến lƣợc tăng trƣởng tín dụng xanh của mình, thông qua các mục tiêu và báo cáo tín dụng xanh của ngân hàng do các nhà quản lý cấp cao, giám sát và đánh giá việc ngân hàng triển khai chiến lƣợc tăng trƣởng tín dụng xanh. 8. Ban quản lý cấp cao của ngân hàng, sau khi có quyết định của Hội đồng quản trị, xây dựng các mục tiêu về tín dụng xanh, thiết lập cơ chế và quy trình, làm rõ trách nhiệm và thẩm quyền, kiểm soát nội bộ và đánh giá hiệu quả, báo cáo hàng năm về các hoạt động tín dụng xanh cho HĐQT và báo cáo với các nhà quản lý. 9. Quản lý cấp cao của ngân hàng sẽ xác định một ngƣời quản lý cấp cao và một bộ phận để phụ trách và quản lý công việc liên quan đến tín dụng xanh, đồng thời cung cấp các nguồn lực cần thiết. Nếu cần, có thể thành lập một ủy ban tín dụng xanh để phối hợp. Chƣơng III. Chính sách và tăng cƣờng năng lực hoạt động 10. Ngân hàng phải xây dựng và hoàn thiện các chính sách, hệ thống và quy trình quản lý rủi ro tín dụng, xác định trọng tâm kinh doanh, các lĩnh vực ƣu tiên đầu tƣ tín dụng xanh phù hợp với các văn bản luật và quy định về môi trƣờng quốc gia, hƣớng dẫn ngành và chính sách cụ thể. Đối với các ngành (i) thuộc loại hạn chế và chịu sự kiểm soát của quốc gia; Hoặc (ii) có rủi ro về E & S lớn, ngân hàng sẽ xây dựng các hƣớng dẫn về tín dụng cụ thể, thực hiện chính sách tín dụng đặc thù, linh hoạt và đƣa vào hệ thống kiểm soát rủi ro. 11. Ngân hàng phải xây dựng một tiêu chuẩn đánh giá rủi ro E & S của khách hàng để đánh giá và phân loại các rủi ro. Kết quả đánh giá và phân loại sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá khách hàng, phê duyệt tín dụng, quản lý danh mục đầu tƣ và ra quyết định. Ngoài ra, dựa trên các kết quả đó, các ngân hàng sẽ thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro khác nhau trong 3 nội dung kiểm soát của chu kỳ cho vay (xem xét thận trọng, đánh giá tín dụng và xem xét danh mục đầu tƣ) và định giá cho vay, xác định mục tiêu rủi ro và kế hoạch phân bổ. 5 Ngân hàng xem xét danh sách khách hàng có rủi ro E & S lớn. Các khách hàng này sẽ đƣợc yêu cầu xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động cho những rủi ro trọng yếu, xây dựng một cơ chế truyền thông hiệu quả và có các biện pháp giảm thiểu rủi ro. 12. Ngân hàng tạo ra một cơ chế khuyến khích đổi mới tín dụng xanh. Ngân hàng sẽ thúc đẩy đổi mới trong quy trình kinh doanh tín dụng xanh, sản phẩm và dịch vụ xanh trên cơ sở kiểm soát rủi ro hiệu quả và khả năng tồn tại trong hoạt động kinh doanh. 13. Ngân hàng cải thiện hoạt động SXKD của mình, đƣa ra các hệ thống liên quan, nhấn mạnh việc nâng cao nhận thức về tín dụng xanh, chuẩn hóa các hoạt động kinh doanh, thúc đẩy văn phòng xanh và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên. 14. Ngân hàng tăng cƣờng năng lực xây dựng tín dụng xanh, phát triển, phân loại và thống kê kinh doanh tín dụng xanh, cải tiến hệ thống quản lý tín dụng liên quan, tăng cƣờng đào tạo tín dụng xanh, tuyển dụng và đào tạo nhân viên chuyên môn. Nếu cần, ngân hàng có thể sử dụng bên thứ ba đủ tiêu chuẩn và độc lập để đánh giá rủi ro E & S hoặc các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp khác để thực hiện các dịch vụ có hiệu quả. Chƣơng IV. Quản lý quy trình cho vay 15. Ngân hàng xác định phạm vi rủi ro của E & S dựa trên các lĩnh vực và đặc điểm của khách hàng hoặc các dự án của họ để đảm bảo đánh giá toàn diện và chi tiết. Nếu cần, ngân hàng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên thứ ba đủ điều kiện và độc lập và các nhà quản lý có liên quan. 16. Tiến hành yêu cầu mức độ tuân thủ nghiêm ngặt đối với khách hàng. Ngân hàng phải lập danh sách các tài liệu về tuân thủ và danh sách đánh giá rủi ro tuân thủ về các khía cạnh E & S dựa trên các đặc điểm riêng của từng khách hàng, đảm bảo rằng các văn bản và giấy phép do khách hàng nộp hiệu quả và đầy đủ, khách hàng có đủ hiểu biết và năng lực giám sát, kiểm soát các rủi ro đƣợc xác định. 17. Tăng cƣờng quản lý tín dụng đƣợc phê duyệt. Ngân hàng xác định ủy quyền phê duyệt tín dụng và các thủ tục dựa trên tính chất và mức độ nghiêm 6 trọng của các rủi ro về E & S mà khách hàng phải đối mặt. Không cung cấp tín dụng cho khách hàng có hoạt động không đảm bảo tính tuân thủ về môi trƣờng hoặc xã hội. 18. Cải tiến hợp đồng vay vốn để thúc giục khách hàng cải thiện công tác quản lý rủi ro E & S. Đối với các khách hàng có rủi ro về E & S lớn, hiệp định vay sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo Rủi ro về E & S, bao gồm các đại diện và bảo đảm của khách hàng về việc cải thiện quản lý rủi ro E & S, các điều khoản thiết kế để khách hàng phải chịu sự giám sát của bên cho vay, và cung cấp các biện pháp khắc phục cho ngân hàng nếu khách hàng có bất kỳ sự vi phạm nào về các vấn đề E & S. 19. Tăng cƣờng quản lý việc giải ngân vốn vay. Quản lý rủi ro E & S của khách hàng trở thành một cơ sở quan trọng để ngân hàng quyết định giải ngân. Trong suốt chu trình của dự án, bao gồm thiết kế dự án, chuẩn bị, xây dựng, hoàn thiện, vận hành và đóng cửa, việc đánh giá rủi ro E & S phải đƣợc kiểm tra một cách có hệ thống. Trong trƣờng hợp rủi ro tiềm ẩn lớn, ngân hàng có thể phong tỏa hoặc thậm chí chấm dứt việc giải ngân vốn. 20. Tăng cƣờng quản lý danh mục đầu tƣ. Ngân hàng cần xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý danh mục đầu tƣ cụ thể cho khách hàng có rủi ro E & S lớn. Ngân hàng nên theo sát các tác động từ các chính sách của Nhà nƣớc đối với hoạt động của khách hàng, duy trì hoạt động giám sát và phân tích, điều chỉnh kịp thời để phân loại rủi ro tài sản, cho vay và bù đắp tổn thất. Ngân hàng cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống báo cáo nội bộ và trách nhiệm giải trình cho các rủi ro về E & S của khách hàng. Trong trƣờng hợp các vấn đề E & S lớn, ngân hàng nên thực hiện các biện pháp kịp thời và báo cáo với cơ quan quản lý về các rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng gặp phải. 21. Ngân hàng tăng cƣờng quản lý rủi ro cho E & S cho các dự án đề xuất thực hiện ở nƣớc ngoài, bảo đảm các nhà tài trợ dự án phù hợp với các luật và quy định về môi trƣờng, đất đai, sức khoẻ và an toàn tại các quốc gia hoặc khu vực của dự án. Ngân hàng phải cam kết công khai áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế thích hợp cho dự án ở nƣớc ngoài, đảm bảo dự án đƣợc đề xuất phù hợp thông lệ quốc tế. Chƣơng V. Quản lý nội bộ và công bố thông tin 7 22. Ngân hàng cần xác định các hoạt động tín dụng xanh là một bộ phận xem xét tuân thủ nội bộ, tổ chức kiểm toán nội bộ thƣờng xuyên. Trong trƣờng hợp các vấn đề chính đƣợc xác định trong các đánh giá, ngân hàng phải tuân theo các quy định về trách nhiệm giải trình có liên quan. 23. Ngân hàng phải xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả tín dụng xanh, chính sách khuyến khích và xử phạt, đảm bảo các biện pháp khuyến khích đƣợc đƣa ra thực hiện và tín dụng xanh đƣợc thực hiện có hiệu quả. 24. Ngân hàng phải công bố chiến lƣợc và chính sách tín dụng xanh, tình hình thực hiện tín dụng xanh. Đối với các thông tin về tín dụng liên quan đến rủi ro E & S lớn, ngân hàng sẽ công bố thông tin theo yêu cầu của pháp luật và phải tuân theo sự giám sát của thị trƣờng và các bên liên quan. Nếu cần thiết, ngân hàng có thể mời bên thứ ba đủ điều kiện và độc lập tham gia đánh giá hoặc kiểm toán về việc ngân hàng thực hiện các trách nhiệm về E & S. Chƣơng VI. Giám sát và Kiểm tra 25. CBRC sẽ tăng cƣờng phối hợp với các cơ quan quản lý khác, thiết lập và cải tiến cơ chế chia sẻ thông tin dài hạn, cải tiến các dịch vụ thông tin, cung cấp cho ngân hàng các cập nhật kịp thời về rủi ro E & S liên quan. 26. CBRC tăng cƣờng giám sát và quản lý bên ngoài, thiết lập và cải thiện các chỉ số kiểm soát bên ngoài, tăng cƣờng giám sát và phân tích các rủi ro về E & S mà ngân hàng phải đối mặt, hƣớng dẫn kịp thời cho ngân hàng để tăng cƣờng quản lý rủi ro và điều chỉnh hƣớng đầu tƣ. Theo Hƣớng dẫn này, ngân hàng sẽ thực hiện đánh giá toàn diện về hoạt động tín dụng xanh ít nhất hai lần một năm và nộp báo cáo tự đánh giá cho CBRC. 27. Về kiểm tra tại chỗ, CBRC sẽ xem xét đầy đủ các rủi ro về E & S mà ngân hàng phải đối mặt, xác định phạm vi và yêu cầu kiểm tra. Các khu vực hoặc ngân hàng có rủi ro E & S lớn sẽ đƣợc thanh tra cụ thể và đƣợc yêu cầu thực hiện các biện pháp cải tiến dựa trên kết quả kiểm tra. 28. CBRC tăng cƣờng hƣớng dẫn cung cấp cho ngân hàng tự đánh giá về các hoạt động tín dụng xanh, đánh giá đầy đủ các kết quả tín dụng xanh của ngân hàng dựa trên giám sát bên ngoài và kiểm tra tại chỗ, đồng thời sử dụng kết 8 quả nhƣ là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá, cấp phép, đánh giá hiệu quả quản lý theo các luật và quy định có liên quan. Chƣơng VII. Điều khoản bổ sung 29. Hƣớng dẫn này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Ngân hàng hợp tác xã, các tổ chức tín dụng, hợp tác xã nông thôn và các tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể tham khảo Hƣớng dẫn để thực hiện. Nguồn: Ủy ban Điều tiết ngân hàng Trung Quốc - CBRC (2012), Green Credit Guidelines, 1D8D9FF8C4A [truy cập 3/2017] 9 PHỤ LỤC 7 : MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM (VAS) VÀ CHUẨN MỰC QUỐC TẾ (IFRS) VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT (Trong trƣờng hợp TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt) Khoản mục VAS IFRS Tài sản tài chính Các khoản đầu tƣ vào chứng khoán và các khoản đầu tƣ khác đƣợc ghi nhận theo nguyên giá. Các khoản đầu tƣ ngắn hạn là các chứng khoán niêm yết và các chứng khoán thanh khoản khác luôn sẵn sàng để bán và dự định nắm giữ ít hơn một năm. Các khoản đầu tƣ dài hạn bao gồm các cổ phiếu niêm yết và chƣa niêm yết (“OTC”), trái phiếu chính phủ, các khoản cho vay và cho vay ủy thác, tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng, tất cả đều đƣợc dự định nắm giữ hơn một năm. Dự phòng giảm giá cổ phiếu đƣợc ghi nhận nếu nhƣ giá mua vƣợt quá giá thị trƣờng tại thời điểm báo cáo. Tài sản tài chính theo FVTPL đƣợc ghi nhận ban đầu tại giá trị hợp lý. Các khoản đầu tƣ không thuộc nhóm tài sản tài sản tài chính đƣợc ghi nhận theo FVTPL đƣợc ghi nhận ban đầu tại giá trị hợp lý cộng với các chi phí giao dịch liên quan trực tiếp. Ghi nhận giá trị tiếp theo của tài sản tài chính phụ thuộc vào phân loại tài sản, cụ thể nhƣ sau: (i) Tài sản tài chính ghi nhận theo FVTPL bao gồm các tài sản nắm giữ với mục đích kinh doanh và tài sản tài chính đƣợc chỉ định tại ngày ghi nhận ban đầu theo FVTPL. (ii) Tài sản tài chính sẵn sàng để bán: là các chứng khoán có mục đích nắm giữ vô thời hạn và có thể bán để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc do thay đổi điều kiện thị trƣờng. Sau ghi nhận ban đầu, tại mỗi lần khóa sổ, giá trị hợp lý đƣợc xác định lại, các khoản lãi lỗ sẽ đƣợc ghi nhận vào khoản mục Các thu nhập tổng hợp khác và lãi, lỗ lũy kế đƣợc trình bày riêng rẽ ở mục quỹ dự trữ giá trị hợp lý thuộc vốn chủ sở hữu cho đến khi khoản đầu tƣ đƣợc bán hoặc giảm giá trị. Khi các khoản đầu tƣ sẵn sàng để bán đƣợc bán, các thu nhập hoặc lỗ lũy kế đã đƣợc ghi nhận vào vốn chủ sở hữu trƣớc đây sẽ đƣợc ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. (iii) Các khoản cho vay và phải thu là các tài sản tài chính phi phái sinh với các khoản phải trả đã đƣợc xác định trƣớc và không đƣợc báo giá trên thị trƣờng tích cực. Sau khi ghi nhận ban đầu, các khoản cho vay và phải thu đƣợc xác định giá trị theo giá trị phân bổ, sử dụng phƣơng pháp lãi suất thực tế. Lãi và lỗ đƣợc ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản đầu tƣ đƣợc dừng ghi nhận hoặc bị giảm giá trị, cũng nhƣ qua việc phân bổ giá trị. (iv) Các khoản đầu tƣ nắm giữ đến ngày đáo hạn: là các tài sản phi phái sinh với các khoản lãi và thời gian đáo hạn cố định mà Tập đoàn có ý định và khả năng nắm giữ đến ngày đáo hạn. Sau khi ghi nhận ban đầu, các khoản đầu tƣ này đƣợc xác định giá trị 10 Khoản mục VAS IFRS theo giá trị phân bổ tƣơng tự nhƣ các khoản cho vay và phải thu. Dự phòng giảm giá trị Dự phòng giảm giá cổ phiếu đƣợc ghi nhận nếu nhƣ chi phí mua vƣợt quá giá thị trƣờng tại ngày khóa sổ báo cáo Dự phòng đối với cho vay và phải thu đƣợc ghi nhận khi các khoản phải thu đã quá hạn trên 6 tháng hoặc chƣa đến hạn nhƣng có dấu hiệu tổn thất Dự phòng đƣợc ghi nhận đối với các tài sản tài chính đƣợc ghi nhận theo giá trị phân bổ và các tài sản tài chính sẵn sàng để bán. Trong trƣờng hợp giá trị hợp lý của tài sản sẵn sàng để bán tăng lên: - lỗ dự phòng trƣớc đây của các công cụ nợ Sẵn sàng để bán (tài sản tiền tệ) đƣợc ghi hoàn nhập vào thu nhập. - Đối với các công cụ vốn Sẵn sàng để bán (các tài sản phi tiền tệ), các lỗ dự phòng trƣớc đây đƣợc ghi hoàn nhập vào vốn chủ sở hữu Công ty liên doanh, liên kết Các khoản đầu tƣ vào các công ty liên doanh, liên kết đƣợc ghi nhận theo phƣơng pháp vốn chủ sở hữu và không đánh giá suy giảm giá trị trên báo cáo tài chính hợp nhất Các khoản đầu tƣ vào các công ty liên doanh, liên kết đƣợc ghi nhận theo phƣơng pháp vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính hợp nhất và đƣợc đánh giá tổn thất nếu có bằng chứng về suy giảm giá trị. Các khoản phải thu Các khoản phải thu phản ánh theo giá trị phải thu đến hạn từ khách hàng và các con nợ khác và trừ đi dự phòng nợ khó đòi. Các khoản phải thu đƣợc xem xét trích lập dự phòng rủi ro theo tuổi nợ quá hạn của khoản nợ theo Thông tƣ số 228/2009/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 07 tháng 12 năm 2009 Các khoản phải thu đƣợc ghi nhận theo nguyên giá trừ đi các dự phòng nợ khó đòi. Giá trị ghi nhận này sẽ bị ghi giảm khi có bằng chứng về tổn thất. TSCĐ hữu hình Tài sản cố định đƣợc ghi nhận theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế. Định giá lại hoặc ghi giảm khi có tổn thất là không đƣợc phép, trừ Tài sản cố định đƣợc ghi nhận theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế và bất kỳ dự phòng giảm giá nào. 11 Khoản mục VAS IFRS phi có quyết định riêng từ Bộ Tài chính. Các tài sản vô hình Các tài sản vô hình đƣợc ghi nhận theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế. Việc đánh giá lại hoặc ghi giảm do tổn thất là không đƣợc phép. Tài sản vô hình đƣợc ghi nhận theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế và bất cứ tổn thất lũy kế nào. Nếu tài sản vô hình có thời hạn sử dụng vô thời hạn thì IAS 38 yêu cầu không tiến hành trích khấu hao cho tài sản. Dự phòng bảo hiểm nhân thọ Dự phòng đảm bảo cân đối đƣợc trích dựa trên lợi nhuận sau thuế của Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ IFRS 4 không cho phép các khoản dự phòng cho các hợp đồng chƣa tồn tại tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán (nhƣ dự phòng đảm bảo cân đối) Dự phòng bảo hiểm phi nhân thọ Quỹ dự phòng tổn thất nhƣng chƣa báo cáo tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt đƣợc tính theo công thức mà Bộ Tài Chính ban hành. Dự phòng dao động lớn đƣợc trích dựa trên phí giữ lại và kinh nghiệm của lãnh đạo công ty Toàn bộ dự phòng đƣợc trích cho các ƣớc tính về tổn thất đã khiếu nại nhƣng chƣa giải quyết tại ngày khóa sổ và các tổn thất đã phát sinh nhƣng chƣa khiếu nại. IFRS 4 không cho phép các khoản dự phòng cho các hợp đồng chƣa tồn tại tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán (nhƣ dự phòng giao động lớn) Thuế thu nhập VAS 17 không quy định về các chênh lệch tạm thời và việc ghi nhận thuế hoãn lại liên quan đến hợp nhất kinh doanh, lợi thế thƣơng mại, các tài sản ghi nhận theo giá trị hợp lý và các khoản hỗ trợ từ chính phủ Các tài sản và nghĩa vụ thuế hoãn lại phát sinh từ các chênh lệch đƣợc khấu trừ hoặc chịu thuế là các chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản, nghĩa vụ vì mục đích báo cáo tài chính và mục đích tính thuế. Các tài sản thuế hoãn lại cũng phát sinh từ các các khoản lỗ thuế chƣa sử dụng hoặc các khoản khấu trừ chƣa sử dụng của thuế, nếu có. Giá trị của khoản thuế hoãn lại đƣợc ghi nhận dựa trên dự kiến về cách thức thực hiện hoặc thanh toán giá trị ghi sổ của các tài sản và nghĩa vụ, sử dụng các mức thuế đã ban hành hoặc có hiệu lực ban hành vào thời điểm khóa sổ Nguồn: Báo cáo thường niên 2016 của TĐTC – Bảo hiểm Bảo Việt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_co_che_quan_ly_tai_chinh_cua_nha_nuoc_voi_tap_doan_t.pdf
Luận văn liên quan