Luận án Công cụ nghiệp vụ thị trường mở tại nước CHDCND Lào

Mô hình hoá mối quan hệ nhân quả của lượng tiền cung ứng ròng qua thị trường mở tới tiền dự trữ của Ngân hàng thương mại (trong trường hợp thực tế thị trường mở ở Lào hoạt động quá kém làm cho việc cung ứng tiền thực hiện không qua thị trường mở), lãi suất của thị trường mở không phản ánh lãi suất trên thị trường. Với sự nỗ lực trong việc xác định các mức lãi suất đảm bảo sự ổn định thị trường, NHTW đã bước đầu sử dụng thông qua lãi suất thị trường mở để từng bước định hướng lãi suất thị trường. Khoảng thời gian NHTW Lào điều hành linh hoạt lãi suất thị trường mở trong khoảng giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu để định hướng lãi suất thị trường, phát tín hiệu về quan điểm điều hành CSTT trong từng thời kỳ (thắt chặt hay nới lỏng) đã thể hiện rất rõ vai trò của lãi suất thị trường mở trong việc hỗ trợ NHTW điều tiết lãi suất thị trường. Ví dụ, từ giữa năm 2008 đến 2010, lãi suất thị trường mở đã có sự kết hợp khá chặt chẽ với lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất thị trường liên ngân hàng để định hướng lãi suất thị trường

pdf185 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Công cụ nghiệp vụ thị trường mở tại nước CHDCND Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập thông tin diễn biến của nền kinh tế 1.Vụ CSTT có trách nhiệm báo cáo thông tin về OMO và diễn biến tình hình kinh tế và vốn khả dụng. 2.Thống đốc NHTW chỉ đạo cho Sở giao dịch thực hiện mua - bán theo phương phù hợp 143 4.2.1.3 Đa dạng hóa các loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường mở Hàng hóa là yếu tố quan trọng trong quyết định sự sống còn của thị trường. Sau hơn 7 năm hoạt động, số lượng hàng hóa được giao dịch trên thị trường mở mặc dù tăng nhưng số lượng và khối lượng còn quá ít. Bên cạnh tín phiếu kho bạc nhà nước, trái phiếu Chính phủ thì tín phiếu NHTW vẫn chiếm tỷ trong lớn hơn trong giao dịch. Hiện tại, một loại hàng hóa đã mất đi đó là tín phiếu kho bạc, chỉ còn hai loại hàng hóa đó là trái phiếu Chính phủ và tín phiếu NHTW. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân: (1) NHTM chưa có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ do qui mô vốn nhỏ và chậm thanh toán khi đến thời hạn, (2) nguồn vốn nhàn rỗi chỉ duy trì trong thời gian ngắn hạn khoảng 1 đến 6 tháng, trong khi trái phiếu của Chính phủ có thời gian 1- 3 năm, phát hành số lượng không lớn. Do thị trường tài chính - tiền tệ chưa phát triển nên các thành viên thị trường mở, các công ty tài chính hoặc nhà đầu tư nếu nắm giữ tín phiếu huy động vốn của Chính phủ sẽ gặp rủi ro về thanh khoản khi có nhu cầu nhưng lại không bán được, không cầm cố được. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc các nhà đầu tư lớn nước ngoài hoạt động tại lãnh thổ Lào do huy động vốn LAK có hạn nên họ khó có thể tham gia vào thị trường đấu thầu. Hình thức hợp đồng mua - bán song phương trái phiếu Chính phủ gây ra tình trạng Chính phủ phát hành trái phiếu không bán được theo khối lượng đặt ra để bù đắp bội chi NSNN. Các đề xuất để giải quyết tình trạng trên là: (1) NHTW nên phải nghiên cứu xem để mở rộng các loại GTCG được giao dịch trên thị trường mở tạo cơ sở cho thị trường thứ cấp hoạt động. Theo kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát triển thì có nhiều loại GTCG khác nhau được tham gia giao dịch trên thị trường mở. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, NHTW Lào mới triển khai hoạt động này, có nhiều khó khăn và vướng mắc cần được cải thiện và đổi mới thì giải pháp cần dựa 144 trên thực trạng của các GTCG tham gia giao dịch, cụ thể như sau: - Một là tăng cường tính phù hợp những giấy tờ có giá hiện đang có: tín phiếu KBNN; tín phiếu NHNN và trái phiếu Chính phủ. - Hai là, bổ sung những giấy tờ có giá khác tham gia giao dịch như: chứng chỉ tiền gửi do các NHTM phát hành và trái phiếu đô thị tỉnh thành phố lớn để đầu tư cho các chương trình dự án kinh tế địa phương, giảm giánh nặng của ngân sách Trung ương. - NHTW nên ban hành các luật về xử phạt khi có vi phạm, hành vi gian lận. (2) NHTW tiếp tục đề nghị Bộ Tài chính phát hành tín phiếu thông qua thị trường mở bằng phương thức hợp lý và ưu đãi về thuế để thu hút thanh viên tham gia mua - bán với lãi suất linh hoạt phản ánh sát thực lãi suất thị trường, qua đó sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, đồng thời làm phong phú hàng hóa giao dịch. 4.2.1.4 Đổi mới việc xác định lãi suất cơ bản của NHTW Lào theo mô hình định lượng Việc xác định LSCB của NHTW trước hết phải tính theo số CPI (π) như sử dụng chuối chỉ số giá tiêu dùng (π) so với cùng kỳ theo tháng để tính mức tăng của(π) so với cùng kỳ trung bình cho từng quý và tiếp tính theo trung bình quý của (π) hiện tại và hiện trước. (yt - ỹt): (yt - ỹt) Nên được ước lượng tư công cụ filter; để ước lượng đường xu hướng tiến tính của GDP. Giá trị tại mội thời điểm để có xu hướng tính được sự chênh lệch sản lượng tiềm năng: it = πt + rt 0 + 0,5( πt - πt 0) + 0,5 (yt - ỹt) Có nghĩa là khi NHTW tính lãi suất cơ bạn để Công bố thì phải sát với lãi suất trên thị trường theo xu hướng biến động của chỉ số giá( π ) lạm phát hiện tại và sự tăng lên của mức tăng trường kinh tế để làm cơ sở cho các ngân hàng thương mai ổn định làm lãi suất huy động vốn,cho vay sau khi đã tính đến chi 145 phí, lời nhuận .Điều đó dữ được mức chênh lệch lãi suất cơ bản và lãi suất trên thị trường có tính gắn liền với nhau. 4.2.1.5 Mở rộng các thành viên tham gia thị trường mở a) Về phía NHTW Lào (i) NHTW Lào: Để tăng cường số lượng các thành viên tham gia thị trường mở, về phía NHTW cần có giải pháp sau đây: NHTW phải phối hợp với Bộ Tài chính trong việc tổ chức các phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ, tạo điều kiện để các phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ được diễn ra công khai và minh bạch, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các TCTD với nhau và tạo tính hấp dẫn của thị trường. Về mặt kỹ thuật, để thu hút nhiều thành viên hơn, NHTW cần từng bước tự động hóa hệ thống công bố thông tin đấu thầu và công bố kết quả trúng thầu trong các phiên đấu thầu qua mạng điện tử có kết nối giữa Sở giao dịch NHTW với các thành viên tham gia thị trường mở. (ii) NHTW kết hợp Bộ Tài chính xây dựng chế độ khuyến khích các NHTM, các tổ chức tín dụng, các công ty bảo hiểm cam kết thường xuyên mua tín phiếu phát hành lần đầu thông qua các chính sách như ưu đãi về thuế... (iii) NHTW phải sử dụng linh hoạt kỳ hạn, phương thức đấu thầu. Khi tham gia giao dịch, các thành viên có nhiều sự lựa chọn khác nhau, trong đó có cả sự lựa chọn về cách thức giao dịch. Trong thời gian tới, NHTW nên xem xét phương thức đấu thầu trái phiếu Chính phủ một cách linh hoạt để tạo ra tính đa dạng hấp dẫn cho giao dịch, tạo thuận lợi cho các thành viên khi tham gia và đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường. (iv) NHTW cần thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ bằng cách mời chuyên gia từ các nước trong khu vực sang trao đổi kinh nghiệm hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, mở hội nghị giữa NHTW với các NHTM, TCTD phi ngân hàng và các doanh nghiệp... để trao đổi, đóng góp ý kiến 146 nhằm từng bước hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thị trường mở. (v) NHTW nên đa dạng hóa kỳ hạn giao dịch trong một phiên giao dịch để giúp cho các thành viên có nhiều lựa chọn để quyết định giao dịch phù hợp với mục đích quản lý thanh khoản của mình, có thể thu hút nhiều thành viên tham gia trong một phiên giao dịch nhằm tăng tính cạnh tranh và sôi động của thị trường. (vi) Lãi suất tín phiếu và trái phiếu Chính phủ tại các phiên đầu thầu sơ cấp chưa thể hiện đúng tính cạnh tranh, do đó chưa tạo ra độ chênh hấp dẫn cho thành viên khi dùng các loại giấy tờ có giá này để tham gia thị trường mở. NHTW cần phối hợp với Bộ Tài chính để có chính sách lãi suất chỉ đạo hợp lý và đưa ra kế hoạch phát hành cụ thể để thu hút nhiều thành viên tham gia. (vii) Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, thông tin rộng rãi về nghiệp vụ thị trường mở nhằm tạo điều kiện thu hút các thanh viên đủ điệu kiện tham gia nghiệp vụ thị trường mở. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về hoạt động nghiệp vụ thị trường mở nói riêng và thị trường tiền tệ nói chung để tạo điều kiện cho các thành viên theo dõi được thông tin diễn biến thị trường trong và ngoài nước. b) Về phía các TCTD (i) Các TCTD cần phải nhận thức được lợi ích và quan tâm đến việc đầu tư vào GTCG trên thị trường mở, theo dõi cảnh báo của NHTW trên thị trường tiền tệ để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. (ii) Các TCTD phải nâng cao chất lượng hoạt động bằng cách có biện pháp quản lý vốn, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả; bố trí cán bộ có năng lực, trình độ, am hiểu về nghiệp vụ; bố trí cơ sở vật chất phù hợp; lập bảng theo dõi kỳ hạn của các luồng vốn theo ngày, tháng, quý, năm để dự báo được khả năng thanh toán của đơn vị mình, chủ động cân đối vốn, sử dụng vốn của 147 có hiệu quả cao. (iii) Các TCTD phải tăng cường trao đổi thông tin giữa các thành viên với nhau và với NHTW để có cơ sở chủ động tham gia các nghiệp vụ thị trường tiền tệ. (iv) Hàng tháng các TCTD cần xây dựng kế hoạch đầu tư hợp lý vào các giấy tờ có giá làm công cụ dự trữ thứ cấp để khi cần thiết có thể tham gia các giao dịch trên thị trường tài chính - tiền tệ và thị trường mở. (v) Các TCTD phải tăng cường hiện đại hóa hệ thống thanh toán, thực hiện quản lý vốn tập trung một cách có hiệu quả. (vi) Các TCTD cần có chiến lược đào tạo cán bộ để nâng cao trình độ nghiệp vụ thị trường mở, có khả năng phân tích, dự báo và quản lý vốn khả dụng để có quyết định hợp lý, kịp thời, có hiệu quả cao. 4.2.1.6 Nâng cao trình độ của cán bộ phụ trách nghiệp vụ thị trường mở của NHTW Lào Trong nhiều năm qua hoạt động thị trường tiền tệ nói chung và hoạt động thị trường mở nói riêng hoạt động không đảm bảo được hiệu quả cao, một phần do các bộ thực hiện nghiệp vụ nay chưa hiệu rõ về công cụ nghiệp vụ thị trường mở, trình độ còn hạn chế về công nghệ thông tin, thực hiện nghiệp vụ theo thói quen. Do đó, trong những năm tới NHTW phải cải cách lại đội ngũ cán bộ, bố trí cán bộ có năng lực, có khả năng phân tích, dự báo vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng một cách chính xác để đưa ra quyết định thực hiện nghiệp vụ thị trường mở đạt muc tiêu CSTT từng thời kỳ. (i) NHTW Lào phải lựa chọn cán bộ có trình độ, năng lực vào hoạt động thị trường mở, mở lớp tập huấn về công cụ thị trường mở trong nước và ngoài nước. Ngoài ra, phải nâng cao trình độ của cán bộ NHTM đảm bảo hiểu rõ việc mua - bán các loại giấy tờ có giá. (ii) Trong những năm gần đây với những thay đổi trong công tác cán bộ 148 đã góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ lao động, trong đó quá trình triển khai thị trường mở hơn mười năm đã cung cấp đội ngũ cán bộ đã có ít nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao có sự am hiểu nghiệp vụ theo thông lệ quốc tế, phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường mở là một đòi hỏi cần thiết trong giai đoạn tới. Công tác đào tạo đòi hỏi về tiêu chuẩn hoá đối tượng tham gia thị trường mở đó là: đội ngũ cán bộ nghiệp vụ đảm bảo triển khai tốt công việc mang tính chất nghiệp vụ hàng ngày; đội ngũ chuyên gia là người trực tiếp điều hành, hoạch định chiến lược và làm công tác tham mưu cho lãnh đạo. Giai pháp cho việc này cụ thể. - Cần có kế hoạch bố trí, sắp xếp cán bộ một cách hợp lý. Đối với cán bộ nghiệp vụ để đảm bảo chất lượng cán bộ, việc tuyến dụng mới nhất thiết phải qua thi tuyển,cán bộ nghiệp vụ phải có bằng đại học, được đào tạo ngân hàng - tài chính, có kiến thức ngoại ngữ, tin học. Trên cơ sở đánh giá đội ngũ cán bộ, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phân công vị trí công tác đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng công việc được giao. Đối với cán bộ quản lý, phải có sự sắp xếp, quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ đảm bảo đáp ứng vị trí công tác quản lý. - Xây dựng một kế hoạch đào tạo ngắn hạn và dài hạn, sử dụng các hình thức đào tạo khác nhau như tổ chức hội thảo khoa học, tổ chức các lợp bồi dưỡng ngắn hạn trong nước và quốc tế, tận dụng triệt để các cơ hội hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm qua mạng thông tin, cử cán bộ đi khảo sát thực tiễn thị trường mở của các nước trong khu vực và trên thế giới để có thêm kiến thức thực tế, giúp vận dụng linh hoạt và hiệu quả vào tình hình cụ thể của Lào. 4.2.1.7 Tăng cường công tác thanh tra và kiểm soát NHNN nên xây dựng cơ sở pháp lý về việc quản lý nghiệp vụ thị 149 trường mở cho phù hợp với điều kiện của đất nước từng thời kỳ; ban hành quy định quản lý các NHTM và các tổ chức tín dụng trong việc tham gia thị trường mở. Coi việc thanh tra và kiểm soát thành trọng tâm của chỉ đạo của Ban điều hành thị trường mở; phân công quyền hạn và trách nhiệm thanh tra, thanh tra việc thực thi nghiệp vụ thị trường mở và đánh giá lại công việc đã thực hiện. Hoạt động thanh tra và kiểm soát cần được tăng cường nhằm hỗ trợ thị trường mở hoạt động có hiệu quả, tuân thủ chặt chẽ các quy định do NHTW đề ra, từ đó có những định hướng cần thiết trong tương lai. Hoạt động thanh tra và kiểm soát cần được thực hiện trên các giác độ: - Đảm bảo sự an toàn trong việc hoạt động kinh doanh của các TCTD tham gia thị trường mở. Việc thanh tra và kiểm soát hoạt động kinh doanh của các TCTD vốn là một trong những hoạt động mang tính thường nhật của NHTW. Thông qua hoạt động này không chỉ giúp NHTW nắm bắt được việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh của các TCTD, mà còn kịp thời có những biện pháp cần thiết đối với các TCTD vi phạm nghiêm trọng các quy định của NHTW, gây ảnh hưởng đến khả năng điều hành của NHTW trên thị trường mở. - Thanh tra và kiểm soát hoạt động kinh doanh của các TCTD theo chuẩn mực quốc tế (hệ thống chỉ tiêu về sự an toàn của vốn, chỉ tiêu phân ảnh chất lượng tài sản có, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, giới hạn về cho vay,...); - Đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy định cảnh báo sớm đối với các TCTD có nguy cơ mất an toàn cao để các TCTD kịp thời chấn chỉnh và xử lý; - Đảm bảo các chế tài xử lý đối với các TCTD. Trên cơ sở các kết luận từ hoạt động thanh tra và kiểm soát, NHTW áp dụng các chế tài cần thiết đổi với TCTD như kiểm soát đặc biệt, phạt vi phạm hành chính, đề nghị điều 150 chỉnh nhân sự,... 4.2.1.8 Đảm bảo hiệu quả công tác dự báo vốn khả dụng Quản lý vốn khả dụng là việc Ngân hàng Trung ương dự báo trạng thái vốn khả dụng trong toàn hệ thống ngân hàng, thiết lập các quy tắc ứng xử và sử dụng các biện pháp can thiệp để điều chỉnh điều kiện tiền tệ và trạng thái cung cầu vốn khả dụng trên thị trường liên ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Việc dự báo vốn khả dụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo điều hành chính sách tiền tệ nói chung và thị trường mở nói riêng. Để dự báo nhu cầu vốn khả dụng một cách chính xác, yêu cầu đặt ra đối với NHTW Lào là: - Vụ Chính sách tiền tệ phải tiến hành thu thập đầy đủ thông tin. Mặc dù kỹ thuật dự báo và phương pháp dự báo vốn khả dụng của NHTW hiện nay đã được thực hiện theo chuẩn mực quốc tế, trong đó phương pháp dự báo chủ đạo là dựa vào bảng cân đối tiền tệ của NHTW và theo dõi dãy số liệu lịch sử có sự điều chỉnh mang tính thời vụ . Tuy nhiên, do những năm gần đây tình hình tài chính - tiền tệ ngoài nước biến động phức tạp, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, đặc biệt là tỷ giá có ảnh hưởng lớn đến dự báo chính xác vốn khả dụng; các yếu tố tác động đến cung cầu vốn khả dụng biến động mạnh ; phương pháp dự báo của ngân hàng Trung ương Lào chưa thực hiện theo chuẩn mực quốc tế (IMF) như dự báo trên chuỗi số liệu lịch sử về tiền tệ, tín dụng của các tổ chức tín dụng cũng như của NHTW... Hệ thống số liệu chưa chuẩn xác dẫn đến việc phân tích không chính xác, ảnh hưởng đến kết quả dự báo vốn khả dụng khi các yếu tố dự báo biến động với biên độ lớn. Từ thực tiễn điều hành thị trường mở cho thấy, công tác dự báo đối với thị trường mở là vô cùng quan trọng, đảm bảo đạt được độ chính xác cao khi điều tiết lượng tiền cung ứng. Do đó, giải pháp đưa ra là NHTW cần hoàn 151 thiện công tác dự báo hiệu quả thị trường mở. Công tác dự báo được thực hiện từ khâu thu thập số liệu, phân tích và đưa ra kết luận về kết quả. Công tác dự báo có thể được sơ đồ hoá như (4.2). Sơ đồ 4.2: Mô hình dự báo hiệu quả hoạt động thị trường mở Để công tác này được thực hiện cần có: - Nguồn số liệu chính xác và đầy đủ: số liệu bao gồm số liệu của thị trường mở, lượng tiền cung ứng, dự trữ của NHTM, nhu cầu vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, cho vay Chính phủ, cho vay tái cấp vốn, lãi suất thị trường liên ngân hàng, số liệu về các chỉ số kinh tế vĩ mô (tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trường kinh tế, cán cân xuất nhập khẩu) và các số liệu khác có liên quan phát sinh trong quá trình điều hành thị trường mở. Số liệu phải được thu thập theo ngày, xác định cả nguồn số liệu trong quá khứ, hiện tại và dự kiến trong tương lai. Ngoài nguồn số liệu có được từ NHTW, NHTW cần có sự Quản lý OMO và xử lý các vấn đề Ban điều hành OMO ra quyết định điều hành Thu thập các thông tin Sự báo vốn khả dụng của NHTM Kết quả hoạt động 152 phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thống kê để có được nguồn số liệu chính xác các chỉ số kinh tế vĩ mô. - Xây dựng mô hình dự báo, sử dụng công cụ để xử lý kỹ thuật về mặt kinh tế lượng các số liệu đầu vào. Mô hình toán kinh tế là lựa chọn trong việc định lượng hiệu quả thị trường mở mà Luận án lựa chọn. Tuy nhiên, việc lựa chọn mô hình nào cần có sự tham vấn và có sự kiểm định để đảm bảo đưa kết quả phân tích tốt nhất. - Thiết lập đội ngũ chuyên gia là vấn đề quan trọng nhất trong việc đảm nhiệm công tác thống kê, phân tích, xử lý mô hình và ra kết quả báo cáo Ban điều hành phục vụ cho công tác điều hành thị trường mở trong ngắn hạn và dài hạn. Đội ngũ chuyên gia phải là những cán bộ có kiến thức về kinh tế lượng, kinh tế vĩ mô, thông thạo công nghệ tin học để có thể có được đưa ra những kết quả đáng tin cậy. Trên cơ sở những đáp ứng được nguồn số liệu, xây dựng được mô hình dự báo và đào tạo được đội ngũ chuyên gia đảm trách công tác dự báo, NHTW cũng cần hoàn chỉnh trang thiết bị vật chất để đáp ứng công tác này. 4.2.1.9 Sử dụng giao dịch hoán đổi ngoại tệ là một bộ phận của nghiệp vụ thị trường mở Cùng với xu hướng phát triển nền kinh tế của Nước CHDCND Lào, sự phát triển thương mại hàng hoá quốc tế, sự tác động luồng vốn dịch chuyển giữa các quốc gia đã tạo nên hiện tượng đồng USD và đồng Baht Thái Lan xuất hiện ngày càng nhiều và mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn trong các giao dịch của nền kinh tế. Năm 2000, NHTW Lào và NHTW Thái Lan, NH liên doanh Lào - Việt đã thực hiện giao dịch hoán đổi ngoại tệ và sau đó NHTW Lào đã thực hiện nghiệp vụ này tại thị trường liên NH, gọi nghiệp vụ này là SWAP. NHTW đã ban hành quy chế hoạt động hoán đổi ngoại tệ. Việc giao dịch hoán đổi ngoại tệ bao gồm hai giao dịch: Giao dịch mua - bán cùng một 153 số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch này cũng khác nhau với tỷ giá xác định tại thời điểm ký hợp đồng. Khi thực hiện, giao dịch hoán đổi ngoại tệ được sử dụng để giải quyết tình trạng thiếu hụt LAK, Baht Thái và Đô la Mỹ. Trong những năm qua, nghiệp vụ này ít được sử dụng, nghiệp vụ thị trường liên NH cũng ít hoạt động bởi vì các NHTM huy động vốn nhiều mà không cho vay được gây tình trạng thừa vốn làm cho thị trường ít giao dịch. Trong điều kiện mức độ đô la hoá ở Lào có xu hướng càng tăng lên, việc hoán đổi ngoại tệ nên đưa vào trong nghiệp vụ thị trường mở sẽ giúp cho NHTW quản lý được lượng tiền cung ứng. Các công việc NHTW cần làm là: (i) Ban hành quy chế hoạt động giao dịch SWAP một cách chặt chẽ; (ii) Bổ sung chương trình vận hành, quản lý giao dịch SWAP trên phần mềm tin học bằng ứng dụng chương trình thị trường mở hiện có; (iii) Hướng dẫn triển khai giao dịch hoán đổi ngoại tệ tới các thành viên tham gia, thông báo giao dịch đó cho các thành viên giao dịch. 4.2.1.10 Hàng năm cần phải đánh giá, tổng kết việc hoạt động thị trường mở và định hướng hoạt động cho năm tới (i) NHTW Lào nên chủ động xem xét việc đánh giá hàng năm về sự tham gia của các thành viên trên thị trường mở về chất lượng hoạt động. Trước hết, NHTW phải phân chia theo nhóm các thành viên tham gia thị trường mở, thống kê những TCTD nào không tham gia hoạt động thị trường mở và lý do tại sao không tham gia thị trường. - Nhóm 1: Thành viên tham gia thị trường mở khá mạnh về tài chính, hiệu quả kinh doanh khá tốt. - Nhóm 2: Thành viên tham gia tiềm lực tài chính trung bình, hiệu quả kinh doanh mức trung bình. - Nhóm 3: Tương ứng với các thành viên tiềm lực tài chính và hiệu quả 154 kinh doanh ở mức thấp. - Nhóm 4: Các TCTD không tham gia. (2) NHTW Lào định kỳ 3 quý/lần hoặc 1 năm/lần yêu cầu các thành viên tham gia thị trường mở phải cung cấp thông tin dựa trên câu hỏi nêu ra: - NHTW bản hành quy chế hoạt động TTM có phù hợp không? + Có/Không - giải thích lý do - Kế hoạch tham gia thị trường mở có được hoạch định trước không? + Có/Không - giải thích lý do - Những khó khăn vướng mắc nảy sinh trong việc tham gia TTM? + Có/Không - giải thích lý do - Đề xuất giải pháp để khắc phục khó khăn trong việc tham gia thị trường mở ? NHTW phải đánh giá về vốn điều lệ; tổng nguồn vốn; tổng tài sản; nguồn vốn nhạy cảm với rủi ro; các GTCG trong danh mục mua - bán trên thị trường mở năm giữ; giá trị ngoài tệ nắm giữ \; dư nợ tín dụng; tỷ lệ tăng trường tài sản; lợi nhuận ròng và tổng tài sản của các thành viên. 4.2.2 Giải pháp hỗ trợ 4.2.2.1 Phát triển và hoàn thiện cấu trúc thị trường tiền tệ của Lào Thị trường tiền tệ là một phần của thị trường tài chính, là thị trường vốn ngắn hạn. Theo Luật NHTW Lào và Luật TCTD của Lào cũng nêu lên việc giao dịch GTCG ngắn hạn, dài hạn được giao dịch trên thị trường tiền tệ để tiến tới thị trường thứ cấp công cụ nợ dài hạn. Muốn thị trường mở hoạt động có hiệu quả cần phải có sự tồn tại của thị trường tiền tệ phát triển, vì đó là nơi GTCG được giao dịch với nhiều kỳ hạn khác nhau. Cần nghiên cứu và xem xét nhằm xây dựng thị trường tiền tệ Lào cho hoàn chỉnh hơn trên cơ sở các thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, thị trường mở nên tạo sự thống nhất giữa các bộ 155 phần của thị trường nhằm đảm bảo lợi ích cho các thành viên tham gia thị trường, giúp NHTW Lào có khả năng kiểm soát được và can thiệp chủ động thông qua điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, từng bước tạo cho thị trường tiền tệ trở thành thị trường thực sự năng động và mang tính cảnh tranh cao và nhạy cảm trước những thay đổi về CSTT. Thị trường tiền tệ có 3 loại: (1) Thị trường mua - bán GTCG ngắn hạn của Chính phủ và NHTW; (2) Thị trường mua - bán nợ; (3) Thị trường giao dịch các công cụ nợ ngắn hạn khác như thương phiếu của các công ty, chứng chỉ tiền gửi của các các TCTD và kỳ phiếu của các ngân hàng thương mại để huy động vốn ngắn hạn. Các giải pháp phát triển thị trường tiền tệ là: (i) Hiện nay, nợ quá hạn của các TCTD có xu hướng tăng mạnh do đầu tư quá nóng, vì vậy các NHTM phải bán các khoản nợ quá hạn đó ra thị trường mua - bán nợ với AMC của NHTW Lào để tạo khả năng thanh khoản với khách hàng, giảm được sự thiếu thốn của nguồn vốn, tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ đa dạng hóa. (ii) Khuyến khích các NHTM tham gia thị trường liên ngân hàng để hoán đổi vốn khả dụng với nhau, giảm sự tái cấp vốn của NHTW, NHTW chỉ là người cung ứng tiền cuối cùng. (iii) Xây dựng thị trường mua - bán lại GTCG nhằm tăng cường tính thanh khoản của các GTCG và khả năng thanh toán của NHTM. (iv) Tập trung xây dựng và hoàn chỉnh các quy chế cho thị trường tiền tệ theo hướng mở rộng khả năng phát hành các công cụ có khả năng thanh toán và các công cụ mới của các NHTM; nâng cao khả năng kiểm tra, kiểm soát và điều tiết thị trường. (v) Tăng cường việc phát hành GTCG của Chính phủ cho các TCTD và phải giảm thiếu việc phát hành GTCG qua kênh bán lẻ trực tiếp cho công chúng. NHTW và Bộ Tài chính phải phối hợp với nhau ban hành chính sách 156 lãi suất đấu thầu GTCG hợp lý nhất, phản ánh được lãi suất của thị trường. (vi) Chính phủ phát hành GTCG phải thực hiện qua kênh đấu thầu qua NHTW. Đối tượng được quyền mua chỉ là các định chế tài chính, không nên phát hành bán lẻ như hiện nay nữa. Khi đó, hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán sẽ đảm nhận việc huy động vốn từ khu vực dân cư. 4.2.2.2 Nâng cao vai trò của NHTM trên thị trường tiền tệ như là người tạo lập thị trường Các NHTM, đặc biệt là các NHTMNN có quy mô lớn phải đóng vai trò là các tổ chức tạo lập thị trường cụ thể: (i) Phải quan tâm và dành một nguồn vốn nhất định để tham gia trên thị trường tiền tệ và đưa ra nhiều sản phẩm để đáp ứng nhu cầu về vốn, đầu tư, phòng ngừa rủi ro của thị trường như chiết khấu các giấy tời có giá, các hợp đồng mua lại, các hợp đồng hoán đổi ngoại tệ và các hình thức khác. (ii) Trên thị trường liên ngân hàng, NHTM phải thực hiện hai chiều như là người cho vay và người đi vay và thực hiện giao dịch theo mức lãi suất đã cam kết. (iii) Trong bối cảnh nhiều NHTM thiếu vốn để đầu tư kinh doanh có hiệu quả bền vững cảnh tranh được trên thị trường tài chính - tiền tệ thì NHTM phải nghiên cứu về việc huy động vốn bằng cách khác như phát hành GTCG (Certicate of Deposit) của minh ra thị trường tăng nguồn lực tài chính mạnh giảm được sự vướng mắc về nguồn vốn của NH. 4.2.2.3 Hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Để nâng cao năng lực điều hành các công cụ CSTT, trước hết cần đánh giá và xem xét lại cơ chế điều hành của từng công cụ CSTT và đưa ra phương án cải tiến, hoàn thiện các công cụ như sau: (i) Hoàn thiện các công cụ tái cấp vốn theo hướng trở thành công cụ 157 quan trọng của NHTW khi muốn bổ sung vốn cho hệ thống ngân hàng. NHTW xây dựng lộ trình và từng bước từ bỏ hình thức chiết khấu GTCG đối với các ngân hàng và hình thức cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ; (ii) Bổ sung hình thức cho vay qua đêm là một hình thức tái cấp vốn của NHTW. (iii) Bổ sung hình thức nhận tiền gửi ngắn hạn (thường là qua đêm) của các NHTM tại NHTW là một công cụ CSTT của NHTW. (iv) Hoàn thiện công cụ DTBB nhằm nâng cao khả năng kiểm soát tiền tệ của NHTW và tạo điều kiện cho các NHTM sự dụng vốn linh hoạt, hiệu quả hơn. NHTW nên trả lãi cho tiền dự trữ bắt buộc (không trả lãi cho dự trữ vượt mức của NHTM). NHTW phải mở rộng diện tiền gửi phải DTBB; tỷ lệ DTBB nên điều chỉnh lại một cách linh hoạt trong những năm tới, đồng bộ với việc điều chỉnh các công cụ khác của CSTT. 4.2.2.4 Phối hợp đồng bộ trong quá trình sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ Toàn bộ hệ thống điều hành CSTT có nhiều loại công cụ khác nhau. Nó tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và mục tiều điều tiết trong từng thời kỳ. NHTW xác định và lựa chọn sử dụng công cụ nào, bao nhiêu công cụ cùng một lúc, mức độ quan trọng của từng công cụ. Phối hợp giữa các loại công cụ với nhau thế nào để đảm bảo được hiệu quả cao nhất. Khi thực hiện phối hợp các công cụ như vậy phải tuân thủ nguyên tắc: tạo ra hiệu lực cao nhất; tạo tính đồng bộ và quan trọng phải phù hợp với điều kiện kinh tế của quốc gia. Có hai sự phối hợp quan trọng: (i) Phối hợp chính sách lãi suất với chính sách tỷ giá. Sự phối hợp này hướng vào mục tiêu tỷ giá nhằm cân bằng cơ sở tỷ giá và ổn định tỷ giá hơn. Đạt được mục tiêu tỷ giá sẽ góp phần ổn định các hoạt động kinh tế đối ngoại 158 và khắc phục được dòng tiền chạy từ nội tệ sang ngoại tệ. (ii) Phối hợp nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc và tái cấp vốn. Sự phối hợp này hướng vào mục tiêu kiểm soát tổng lượng M2 nhằm tạo ra sự cân bằng bên trong trên cơ sở lạm phát được kiểm soát. Đây là phương án phối hợp nhằm có được sự ổn định trên cơ sở khối lượng tiền phù hợp với các yêu cầu đòi hỏi. NHTW làm tăng hay giảm khối lượng tiền để tác động vào đầu tư sản lượng và các mục tiêu xây dựng khác bằng cách sử dụng đồng thời các công cụ nêu ở trên theo nguyên tắc cùng chiều và ngược chiều. 4.2.2.5 Sớm thành lập Ủy ban điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa Ủy ban có trách nhiệm xác định định hướng hoạt động của CSTK và CSTT nhằm mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, đảm bảo giá trị đồng tiền quốc gia tương đối ổn định. Ủy ban đánh giá tác động của cuộc khủng hoàng tài chính quốc gia đang gặp phải, nghiên cứu kỹ nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế để đề xuất biện pháp khắc phục và giải quyết kịp thời Trong Ủy ban điều hành CSTT và CSTK có các thành phần đến từ các Bộ ngành TW, các nhà nghiên cứu độc lập như: Bộ trưởng Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc NHTW, Giáo sư của các trường đại học, Viện nghiên cứu,... Định kỳ hàng tháng/tuần, Ủy ban tiến hành họp để tìm hiểu những rủi ro ẩn dấu trong việc thực thi điều hành chính sách tài chính, tiền tệ và tìm giải pháp tháo gỡ. 4.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 4.3.1 Đổi với Bộ Tài chính (1) Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước nên xem xét công tác kế hoạch hóa các luồng tiền vào, ra của Ngân sách Nhà nước và khối lượng trái phiếu Chính phủ dự định sẽ phát hành để bù đắp thiếu hụt NSNN, vừa phục vụ việc thực thi CSTT. Bộ Tài chính nên đa dạng hóa các loại tín phiếu có thời hạn 159 khác nhau từ 1 tháng - 1 năm để thu hút nhiều thành viên tham gia thị trường đấu thầu. Chính phủ không nên thực hiện phát hành trái phiếu trả nợ và tín phiếu bán lẻ ra công chúng vì nó gây khó khăn cho NHTW thực hiện điều hành CSTT. Bộ Tài chính cung cấp các thông tin về thu chi NSNN, nguồn bù đắp thiếu hụt ngân sách, kế hoạch vay và trả nợ của Chính phủ; tình hình cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho NHTW. Các thông tin này là cần thiết để NHTW dự báo diễn biến tiền tệ và vốn khả dụng của NHTM. Sơ đồ 4.3. Sự tác động giữa các Bộ, ngành tới NVTTM Hoạt động thị trường mở -Hàng hoá giao dịch - Thanh viên tham gia - Phương thức đấu thầu - Tiếp tục hoàn thiện một cách tích cực Sự phát triển của hệ thống tài chính - Bộ Tài chính (Thị trường vốn ) Hoạt động của Ngân hàng Trung ương Lào (Thị trường tiền tệ) Ảnh hưởng của nhà nước đã tác động 160 (2) Cơ sở pháp lý phải chặt chẽ đảm bảo cho NHTW hoạt động có hiệu quả Luật NHTW Lào xây dựng năm 1999 đã được sửa đổi hai lần; lần thứ nhất năm 2000 và lần thứ hai năm 2005. Quá trình sửa đổi Luật NHTW vẫn giữ nguyên vị thế của NHTW, chỉ sửa một số điều. Do vậy, việc đảm bảo cơ sở pháp lý chặt chẽ cho NHTW hoạt động có hiệu quả là một vấn đề cần có sự thống nhất chủ trương từ phía Nhà nước và được cụ thể hoá bằng Luật mới có thể giúp NHTW thực thi các hoạt động trong đó có thị trường mở phát triển hơn nữa, cụ thể: Đảm bảo tính độc lập của NHTW. Hiện nay, trên thế giới tồn tại hai mô hình tổ chức của NHTW: Mô hình NHTW độc lập Chính phủ và mô hình NHTW phụ thuộc Chính phủ. Luật Ngân hàng Trung ương Lào quy định: "Ngân hàng Trung ương Lào là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, là ngân hàng Trung ương của nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Lào”. Như vậy, NHTW hiện nay theo mô hình NHTW phụ thuộc Chính phủ, trong trường hợp này Chính phủ có quyền quyết định mọi hoạt động của NHTW, tuy NHTW giống các Bộ khác trong Chính phủ về chức năng quản lý Nhà nước nhưng NHTW có sự khác biệt so với các Bộ ở tính chất quản lý Nhà nước đặc biệt trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng không bằng biện pháp hành chính mà chủ yếu bằng các chính sách và công cụ kinh tế. Do đó, mô hình này cũng có hạn chế về tính độc lập của NHTW trong việc đảm bảo chức năng, nhiệm vụ của một NHTW. Để tăng cường tính độc lập, tự chủ của NHTW những vẫn đảm bảo theo mô hình hiện có, NHTW cần được tự chủ nhiều hơn trong quyền hạn của Thống đốc NHTW, tổ chức nội bộ của NHTW, xử lý các vấn đề mang tính thời điểm. Điều chỉnh và hoàn thiện nội dung trong quy định về thị trường mở, hiện nay, NHTW thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán 161 GTCG đối với TCTD; trong Luật NHTW chưa qui định rõ về loại GTCG được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở, do vậy, để có thể được bổ sung nghiệp vụ SWAP triển khai trong thị trường mở thì Luật NHTW cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung thêm quy định "NHTW thực hiện mua, bán GTCG ngoại tệ với các TCTD và NHTW phải quy định loại GTCG, ngoại tệ được mua bán trên thị trường mở của từng thời kỳ”. (3) Sự phối hợp chặt chẽ giữa NHTW và Bộ Tài Chính (CSTT và CSTK) Trước đây và đến hiện nay, việc phối hợp chưa đồng điệu giữa CSTT và CSTK gây ra nhiều ảnh hưởng đến thị trường mở. CSTK không ngừng mở rộng qua các năm, đến năm 2011, khoản chi lớn nhất là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển tăng tương ứng ở mức 9% và 40% so với dự toán. Trong điều kiện phải đảm bảo mục tiêu ổn định, CSTT vô cùng vất vả trong kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền thì CSTK lại nới lỏng chi tiêu, dẫn đến NHTW phải tạm ứng tiền cho NSNN. Do vậy, để đảm bảo thị trường mở hoạt động có hiệu quả thì NHTW và Bộ Tài chính cần có sự đồng điệu với nhau một cách chặt chẽ trong quá trình thực thi chính sách CSTT và CSTK. Vấn đề này rất cần vai trò điều hành của Chính phủ. (4) Bộ Tài chính không nên phát hành trực tiếp mà nên giao cho NHTW phát hành Trái phiếu Chính phủ nên phát hành qua thị trường sơ cấp bằng hình thức đấu thầu qua NHTW và NHTW tiếp tục thực hiện mua - bán trên thị trường mở (thị trường thứ cấp). Trong năm 2010 đến 2013 mặc dù kinh tế vĩ mô có chuyển biến nhất định, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, hoạt động phát hành tín phiếu chưa khả quan với chỉ số thị trường và khối lượng huy động Chính phủ chào bán ra công chúng không đạt mức cần thiết để bù đắp bội chi NSNN. 162 4.3.2 Đối với Chính phủ và các Bộ quản lý Nhà nước có liên quan Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của NHTW Lào trong những năm qua còn rất nhiều hạn chế, mới ở giai đoạn sơ khai. NHTW chưa coi trọng nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chủ yếu trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng; chưa có cán bộ chuyên trách việc phân tích và dự đoán vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng và NHTW. Thị trường mở có phát triển được hay không phụ thuộc bởi nhiều yếu tố. Để đảm bảo các giải pháp nêu trên được thực hiện thành công, đòi hỏi không chỉ có sự nỗ lực từ chính NHTW mà cần đến sự tạo điều kiện của Chính phủ và các cơ quan có liên quan. Do vậy, nội dung cuối của Luận án để cập đến các kiến nghị như là đều kiện hỗ trợ nhằm thực hiện việc hoạt động thị trường mở có bước đổi mới có hiệu quả hơn và trở thành công cụ tất yếu của việc điều hành CSTT. (1) Môi trường pháp lý phải có sự đồng bộ Trong điều kiện nền kinh tế có sự chuyển đổi như nước CHDCND Lào trước đây cũng như hiện nay còn rất nhiều vấn đề đã và đang tiếp tục hoàn thiện và cải cách lại. Đại hội Đảng lần thứ 9 đã nêu hành lang pháp lý nào không mở rộng việc phát triển kinh tế phải đổi mới, hoàn thiện hơn và tiếp tục xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ, tạo điều kiện cho hoạt động của NHNW cũng như thị trường mở đó là điều vô cùng cần thiết. Muốn thực hiện được điều đó đòi hỏi sự quan tâm thích đáng từ phía Nhà nước trên cơ sở: có sự rà soát và xoá bỏ ngay những văn bản bất hợp lý, có sự chống chéo gây cản trở đối với sự phát triển của hệ thống tài chính; xử lý nghiêm chỉnh các đối tượng có hành vi vi phạm một cách trực tiếp và gián tiếp cản trở sự phát triển của thị trường mở cũng như thị trường tài chính - tiền tệ. Khuôn khổ pháp lý đối với thị trường sơ cấp đã được điều chỉnh nhưng chưa đầy đủ và nên ban hành Nghị định về nợ công, về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, ... Như vậy, trong vài năm tới, thị trường tài chính - tiền tệ 163 sẽ có nhiều sản phẩm giao dịch. (2) Đảm bảo sự phối hợp tích cực, đồng bộ từ phía các Bộ, ngành Hoạt động thị trường mở đảm bảo thực hiện trên cơ sở mua, bán GTCG. Thực tế có rất nhiều loại GTCG khác nhau, tính hợp lệ hợp pháp của các loại GTCG tham gia giao dịch, sự đa dạng hoá thành viên tham gia giao dịch,... đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của thị trường mở. Vì vậy, tính hiệu quả của thị trường mở khó có thể hiện thực chỉ với sự nỗ lực của Ngân hàng Trung ương. Để thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi phải có sự phối hợp, triển khai đồng bộ giữa Ngân hàng trung ương với Bộ Tài chính để kiểm soát lượng trái phiếu Chính phủ được phát hành; với Bộ Tư pháp để tham khảo các nội dung liên quan đến Luật của NHTW Lào về mô hình độc lập với chính phủ để NHTW thực hiện nghiệm vụ về CSTT quốc gia; Bộ kế hoạch Đầu tư và Tổng cục Thống kê phải phối hợp với NHTW và Bộ thương mại để cung cấp các thông tin về kinh tế vĩ mô và dự tính sự biến động của lạm phát và tăng trưởng kinh doanh nhằm dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, giúp Chính phủ theo dõi kịp thời, giảm được rủi ro tiềm ẩn của khủng hoàng tài chính. (3) Kiến nghị với Chính phủ nên sáp nhập Bộ Kế hoạch đầu tư vào Bộ Tài chính để giúp Chính phủ theo dõi và nắm được kế hoạch đầu tư đồng bộ, các thông tin chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế. Các thông tin này là cơ sở cho NHTW dự báo nhu cầu về tín dụng, tiền tệ của nền kinh tế. Ngoài ra, NHTW cần phải thu thập các số liệu tổng hợp về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của cả nước liên quan đến việc hoạch định và thực thi CSTT, các chỉ tiêu kinh tế trong từng thời kỳ để NHTW kịp thời điều chỉnh CSTT khi cần thiết. (4) Kiến nghị với Chính phủ không nên đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế quá cao (hàng năm là 8%): Kinh tế tăng trưởng nóng làm cho việc 164 đầu tư không tập trung và không hiệu quả. Quy mô kinh tế Lào còn nhỏ bé, tình trạng dùng tiền mặt còn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trong nước, nhiều người trục lợi cho bản thân, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia (ảnh hưởng môi trường, cạn kiệt tài nguyên...). Theo số liệu thống kê, vốn đầu tư nước ngoại đổ vào Lào từ năm 2009 tăng mạnh làm cho GDP tăng lên đạt mức 7.5 đến 8.2 %, về lâu dài, điều này không mang lại lợi ích cho quốc gia. Lâu dài sự cân bằng của đồng tiền nội tệ sẽ mất cân đối với ngoại tệ làm cho nền kinh tế thiếu hụt ngoại tệ một cách nghiêm trọng. NHTM không tuần thủ quy định của NHTW cho vay không tuyến chọn đối tượng để cảnh tranh chiếm thị phần. 165 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Nghiệp vụ thị trường mở của nước CHDCND Lào hình thành trong bối cảnh khó khăn nhiều hơn thuận lợi.Việc điều hành CSTT trong tương lai là nới lỏng hãy thắt chặt? Công cụ thị trường mở có cần thiết để thực hiện được mục tiêu ổn định giá trị đồng nội tệ? NHTW phải xây dựng và thực thi các công cụ CSTT, trong đó công cụ gián tiếp quan trọng nhất làm thay đổi cung – cầu tiền tệ dẫn đến thay đổi lãi suất trên thị trường tiền tệ. Hiện nay, thị trường mở của NHTW hoạt động còn nhiều hạn chế và thị trường liên ngân hàng cũng hoạt động yếu kém.Trong Đại hội Đảng lần thứ 9 cũng nêu ra định hướng phát triển thị trường mở một cách mạnh mẽ. Quá trình nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về NVTTM và thực tiễn điều hành NVTTM của NHTW, luận án đã đề xuất một số giải pháp để góp phần đổi mới hoạt động thị trường mở của NHTW Lào trong năm tới. Trong Luận án đã hệ thống hoá một số nội dung cơ bản về công cụ NVTTM trong năm gần đây, đánh giá và phân tích dữ liệu qua các mô hình hồi qui để đánh giá được sự tác động của lượng tiền cung ứng đến nhân tố vĩ mô khác và đến cả quản lý vốn khả dụng của các NHTM; đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế, khó khăn vướng mắc trong việc hoạt động thị trường mở từ dó nghiên cứu cách đổi mới hoạt động thị trường mở và đưa ra kiến nghị mới đối với Chính phủ và NHTW. Do nhiều TCTD đang thi đua nhau huy động vốn với lãi suất cao, cuối cùng tiền thừa không cho vay được hoặc cho vay không đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Chính phủ vay quá nhiều từ nước ngoài và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài kế hoạch, các nhà đầu tư xin được dự án của Chính phủ đến NH vay tiền... dẫn đến rủi ro Chính phủ không có khả năng trả nợ. Vậy theo tấm nhìn vấn đề đó, NHTW phải thực hiện các công cụ chủ yếu của CSTT để ngăn chặn rủi ro tiềm ẩn sẽ xuất hiện trong tương lai. 166 KẾT LUẬN Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ để Ngân hàng Trung ương Lào thực hiện hoạt động điều hành CSTT, do vậy sự phát triển của thị trường mở sẽ hỗ trợ đắc lực NHTW hoạt động có hiệu quả đáp ứng yêu cầu vận hành kinh tế nước CHDCND Lào trong thời đại mới. Kết quả nghiên cứu trong Chương 1 đã hệ thống một cách toàn diện lý luận về thị trường mở, đi sâu nghiên cứu nội dung cơ bản để tổ chức thị trường mở của Ngân hàng Trung ương Lào, đặt thị trường mở trong mối quan hệ với hoạt động khác của Ngân hàng Trung ương và những tác động đến nền kinh tế, đồng thời tham khảo quá trình tổ chức, điều hành thị trường của Ngân hàng Trung ương ở một số quốc gia trên thế giới để có những bài học hữu ích đối với Lào. Chương 2 đã hệ thống toàn diện và chi tiết diễn biến thị trường mở của NHTW từ khi thành lập đến nay (từ năm 2005 đến nay). Nói chung, NHTW Lào đã thực hiện nghiệp vụ thị trường mở trước NHNN Việt Nam nhưng hiện nay nghiệp vụ thị trường mở của Việt Nam thực hiện và hoạt động có hiệu quả hơn NHTW Lào. Qua đó, Luận án đã làm rõ thực trạng hoạt động của NHTW Lào, kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế đó. Nét mới là Luận án đã sử dụng mô hình toán kinh tế nhằm định lượng mối quan hệ thị trường mở với sự thay đổi của các biến số kinh tế vĩ mô trong điều kiện ở nước Lào. Chương 3 đã nêu hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường mở hiện có của NHTW Lào. Những giải pháp nêu ra nhằm hướng đến mục tiêu mang tính định hướng sao cho thị trường mở hoạt động có hiệu quả và phát triển để có thể góp phần tích cực đối với vai trò quản lý tiền tệ của NHTW, qua đó đóng góp vào sự tăng trường và phát triển kinh tế bến vững của Lào. Ngoài ra, Luận án cũng trình bày một số kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan hữu quan nhằm tạo 167 điều kiện hỗ trợ cho việc thực thi các giải pháp hoàn thiện thị trường mở của NHTW. Nâng cao chất lượng hoạt động thị trường, tăng cường năng lực tài chính của TCTD đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh về ngân hàng - tài chính, hoạt động của NHTW ở các nước trên thế giới và Lào là vấn đề không mới, nhưng đây là những vấn đề phức tạp và hết sức nhạy cảm của nền kinh tế. Do vậy, các giải pháp và kiến nghị nhằm cải cách lại thị trường mở của NHTW Lào cũng như các nội dung được trình bày trong Luận án chắc chắn chưa thể coi là đầy đủ và còn nhiều khiếm khuyết, với tinh thần cầu tiến, tác giả mong muốn nhận được những ý kiến bổ sung, đóng góp của các chuyên gia kinh tế - tài chính - ngân hàng để Luận án được hoàn thiện hơn./. 168 PHỤ LỤC Phụ lục số 1 Regression Variables Entered/Removedb Model Variables Entered Variables Removed Method 1 OMOa . Enter a. All requested variables entered. b. Dependent Variable: DT Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .272a .074 .038 3.394038 a. Predictors: (Constant), OMO ANOVAb Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 23.839 1 23.839 2.069 .162a Residual 299.507 26 11.519 Total 323.346 27 a. Predictors: (Constant), OMO b. Dependent Variable: DT Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 15.898 .761 20.897 .000 OMO - .003 .002 - .272 - 1.439 .162 a. Dependent Variable: ĐầU TƯ 169 Phụ lục số 2 Regression Variables Entered/Removedb Model Variables Entered Variables Removed Method 1 LogDTa . Enter a. All requested variables entered. b. Dependent Variable: LogM2 Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .890a .792 .784 .52426 a. Predictors: (Constant), LogDT ANOVAb Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 27.255 1 27.255 99.162 .000a Residual 7.146 26 .275 Total 34.401 27 a. Predictors: (Constant), LogDT b. Dependent Variable: LogM2 Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 20.083 1.245 16.134 .000 LogDT - 4.568 .459 - .890 - 9.958 .000 a. Dependent Variable: LogM2 170 Phụ lục số 3 Regression Variables Entered/Removed Model Variables Entered Variables Removed Method 1 LogGDP, LogM2a . Enter a. All requested variables entered. Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .810a .657 .629 .04038 a. Predictors: (Constant), LogGDP, LogM2 ANOVAb Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression .078 2 .039 23.896 .000a Residual .041 25 .002 Total .119 27 a. Predictors: (Constant), LogGDP, LogM2 b. Dependent Variable: LogCPI Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 5.119 .346 14.798 .000 LogM2 .060 .010 1.024 6.192 .000 LogGDP - .093 .042 - .362 - 2.191 .038 a. Dependent Variable: LogCPI 171 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Thonmy KEOKINNALY (2013), "Định hướng phát triển thị trường tài chính nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong thời gian tới", Tạp chí Ngân hàng, số 6, tháng 3/2013. 2. Thonmy KEOKINNALY (2013), "Hoạt động thị trường mở của ngân hàng Nhà nước Lào - Thực trạng và định hướng phát triển", Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 129 (3/2013). 3. Thonmy KEOKINNALY - Đàm Văn Huệ (2013), "Một số vấn đề chủ yếu về công cụ nghiệp vụ thị trường mở của Việt Nam và bài học rút ra cho CHDCND Lào", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển hệ thống tài chính Việt Nam góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 172 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Lào(từ tiếng Lào dịch sang tiếng việt ) 1. Hợp tác kinh tế Việt - Lào (2011, 2012), Phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn đến năm 2020, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế tập I,II năm 2011 và III năm 2012. 2. Ngân hàng Trung ương Lào (2000), Luật của Ngân hàng Trung ương Lào. 3. Ngân hàng Trung ương Lào (2005, 2008, 2010), Báo cáo thường niên. 4. Ngân hàng Trung ương Lào (2009), "Xã hội dùng đồng kịp đẩy lùi tình trạng đô la hoá", Tạp chí Ngân hàng Trung ương Lào. 5. Ngân hàng Trung ương Lào (2011), Báo cáo tình hình hoạt động hệ thống NHTW Lào. 6. Ngân hàng Trung ương Lào năm (2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012), Báo cáo về hoạt động thị trường tiền tệ. 7. Ngân hàng Trung ương Lào (2013), Báo cáo chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Lào. 8. Somphao PHAVSITH (2012), Bài nghiên cứu của nghiên cứu sinh đại học quốc gia Lào (Trang 211- 228) trong hội thảo khoa học lần thứ III Việt nam - Lào. II. Tiếng Việt 9. Nguyễn Ngọc Bảo (2005), Chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ. 10. David Begg (1995), Kinh tế học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Nguyễn Thị Bình (2013), Bài giảng của Ngân hàng Nhà nước Việt 173 Nam tại Ngân hàng Trung ương Lào. 12. David Cook (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 13. Lê Vinh Danh (2005), Chính sách tiền tệ và sự điều tiết vĩ mô của Ngân hàng Trung ương ở các nước tư bản phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. M. Friedman (1995), Lý thuyết số lượng tiền, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 15. Nguyễn Văn Giàu (2009), "Các giải pháp phát triển ngành ngân hàng Việt Nam trong việc ổn định và phát triển kinh tế”, Tạp chí ngân hàng. 16. Dương Hữu Hạnh (2010), Ngân hàng Nhà nước. 17. Phạm Thị Hồng Hải (2005), Lạm phát và kiềm chế lạm phát của NHNN Việt Nam. 18. Nguyễn Đắc Hưng, Nguyễn Tiến Thành (2009), "Điều hành chính sách tiền tệ phải ứng biển phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô”, Tạp chí ngân hàng, 1+2+3 trg 1- 6. 19. J. M. Keynes (1994), Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 20. Trương Xuân Lệ (1993), Tiếp cận các học thuyết và chính sách tiền tệ trong nền kinh tế thị trường. 21. N. Gregory Mankew (1996), Kinh tế học vĩ mô, Nxb Thống kê, Hà Nội. 22. Fredrics Mishkin (1994,1997), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 23. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Vận dụng nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ, Đề tài NCKH cấp ngành của NHNN Việt Nam, mã số KNH/95- 07. 174 24. Nguyễn Võ Ngoạn (2007), Hệ thống công cụ chính sách tiền tệ quốc gia trong nền kinh tế thị trường, Luận án Tiến sỹ. 25. Hoàng Xuân Quế (2003), Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của CSTT ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ. 26. Samuelson (1995), Kinh tế học, Nxb Thống kê, Hà Nội. 27. Đoàn Phương Thảo (2011), Nghiên cứu mới nhất về đổi mới hoạt động thị trường mở của Việt Nam trong thời kỳ hòa nhập với quốc tế. 28. Khuất Duy Tuấn (2011), Điều hành CSTT nhằm kiểm soát lạm phát trong quá trình đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam. 29. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Tài chính - tiền tệ ngân hàng. 30. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2001), Vận dụng nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ, Đề tài NCKH cấp ngành, mã số KNH/95- 07. 31. Trường đại học kinh tế quốc dân (2013), Phát triển hệ thống tài chính Việt Nam góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trường, Ký yếu hội thảo khoa học. 32. Mi Mua (2003), Tín dụng đầu tư phát triển nền kinh tế Lào, Luận án Tiến sỹ. 33. Kham Kinh (2002), Hoàn thiện hệ thống quản lý các ngân hàng của NHTW Lào, Luận án Tiến sỹ. III. Tiếng Anh 34. IMF (2006), Valadhani, A. 2006 "What determines the demand for money in the Asian - pacific cuontries”. 35. IMF (2007), International Monetary Fun 2007, Laos selected Issues,Country report no. Interational Moetary fun,United states of America. 36. IMF (2010), Federal reserve system 2008,Domestic Open market 175 Operations during 2008, reports.html,date 12 january 2010,federal reserve system. 37. IMF (2012), International Monetary Fun 2012, Laos selected Issues, Country report no11/257 Interational Moetary fun,United states of America. 38. IMF (2012), October 18, 2012 Lao peo ple's Democratic Republic: Staff report for the 2012 article IV consultation no.12/286 39. Jean- Claude Nachega (2001), "A Coin tegration Analysis of Broad Money Deman in Cameroo”, International Monetary Fun,(WP/01/26). 40. Somphao Phaysit (2012), Overview for Lao banking sector and monetary policy of Lao PDR (paper 136,149). Websit 41. 42. 43. http//www.banhthailand.info 44. http//www.SBV.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cong_cu_nghiep_vu_thi_truong_mo_tai_nuoc_chdcnd_lao.pdf
  • pdfLA_ThonmyKeokinnaly_Sum.pdf
  • pdfLA_ThonmyKeokinnaly_TT.pdf
  • docThonmyKeokinnaly_E.doc
  • docThonmyKeokinnaly_V.doc
Luận văn liên quan