Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại ban quản lý dự án cải thiện nông nghiệp có tưới (wb7) tỉnh Quảng Trị

Lãnh đạo Ban quản lý dự án gồm Giám đốc và 03 Phó Giám đốc. Giám đốc Ban quản lý dự án là người đứng đầu đơn vị, quản lý điều hành chung các hoạt động của Ban, chịu trách nhiệm trước đơn vị chủ quản và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban. Phó giám đốc Ban là người được Giám đốc Ban phân công thực hiện một số nhiệm vụ của Ban, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ban và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Khi Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc được ủy quyền điều hành các hoạt động của Ban. - 01 Phó Giám đốc phụ trách hợp phần 1: Hỗ trợ cải thiện quản lý tưới và thực hiện một số nội dung sau: + Đề xuất Giám đốc Ban quản lý Dự án quyết định phân công nhiệm vụ của cán bộ hỗ trợ kỹ thuật giám sát thực hiện hợp phần 1. + Phối hợp các cơ quan liên quan để thực hiện và tham gia làm việc. + Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo hoàn thành theo quy định dự án và quy định hiện hành. - 01 Phó Giám đốc phụ trách kế hoạch Ban quản lý Dự án và Hợp phần 2 – Nâng cấp hoàn thiện hệ thống tưới tiêu, thực hiện các nội dung công việc sau: + Đề xuất Giám đốc Ban quản lý Dự án quyết định phân công nhiệm vụ của cán bộ kế hoạch – đấu thầu chung dự án, cán bộ kỹ thuật giám sát thực hiện hợp phần 2. + Phối hợp các cơ quan liên quan để thực hiện và tham gia làm việc. + Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo hoàn thành theo quy định dự án và quy định hiện hành. - 01 Phó Giám đốc phụ trách hợp phần 3 – Dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng khí hậu; Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung công việc sau: + Đề xuất Giám đốc Ban quản lý Dự án quyết định phân công nhiệm vụ của cán bộ hỗ trợ kỹ thuật giám sát thực hiện hợp phần 3. + Phối hợp các cơ quan liên quan để thực hiện và tham gia làm việc. + Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo hoàn thành theo quy định dự án và quy định hiện hành.

pdf116 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại ban quản lý dự án cải thiện nông nghiệp có tưới (wb7) tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g khi nguồn vốn đầu tư còn hạn chế nên việc triển khai công tác giải phóng mặt bằng chia ra làm nhiều giai đoạn, do vậy khi thực hiện dự án thì giá đất tăng lên, làm cho chi phí giải phóng mặt bằng ở giai đoạn sau gặp rất nhiều khó khăn. + Về công tác khảo sát thiết kế: Công tác tư vấn còn nhiều bất cập, năng lực của một số cán bộ còn hạn chế, hồ sơ dự án, thiết kế - dự toán chất lượng còn thấp, tính toán, dự báo chưa đầy đủ, chuẩn xác, dẫn đến nhiều dự án phải điều chỉnh, bổ sung quy mô, tổng mức đầu tư, gây khó khăn trong quá trình thực hiện và làm chậm tiến độ đầu tư xây dựng công trình. Ngoài ra, nhân sự của một số đơn vị tư vấn thường xuyên thay đổi nên trong quá trình thực hiện dự án, khi thay đổi thiết kế thì nhân viên mới được giao phụ trách không nắm được công việc của dự án. Công tác phối hợp giửa các nhân sự ở bộ phận khảo sát, thiết kế chưa chặt chẽ dẫn đến việc đề xuất phương án thiết kế không phù hợp với thực tế công trình, làm tăng chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí xây dựng bất hợp lý. + Về công tác quản lý thi công xây dựng của nhà thầu: Khả năng về tài chính và biện pháp tổ chức thi công không hợp lý dẫn đến sai sót về mặt kỹ thuật cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí và tiến độ thi công dự án. - Đối với công tác tổ chức tại Ban QLDA. Ban đang quản lý dự án vay vốn Ngân hàng thế giới (WB), trong đó có nguồn vốn đối ứng từ ngân sách của nhà nước. Chính vì vậy, hàng năm Ban đều xây dựng kế hoạch vốn cho các công trình tùy vào chủ trương bố trí vốn đối ứng, nên việc bố trí vốn cho công trình thường dàn trải, chưa có giải pháp tập trung vốn để thực hiện dứt điểm từng công trình củng là nguyên nhân chậm tiến độ thực hiện dự án. Công tác nghiệm thu giai đoạn, than toán khối lượng nghiệm thu giai đoạn chưa chú trọng đúng mức và giải quyết kịp thời. Công tác phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế sau dự án chưa được thực hiện rộng rãi, chỉ xem xét ở khía cạnh chất lượng và tổng mức đầu tư của công trình. Đại học Kinh tế Huế Đại học ki h tế Huế 79 Cơ chế phối hợp giữa các phòng, ban chưa thật sự chặt chẽ, nên chưa chủ động trong xử lý công việc, không phát huy được hiệu quả công tác điều hành quản lý chung. Một số cán bộ trẻ, năng lực kinh nghiệm còn hạn chế và chưa ý thức cao trách nhiệm trong công việc, nên chưa hoàn thành tốt trách nhiệm được giao. 2.2.3. Nguyên nhân - Về trình độ quản lý Theo quy định của Ngị định 59/2015/NĐ-CP thì các ban quản lý phải có đủ điều kiện xếp hạng. Tuy nhiên, do điều kiện tổ chức sản xuất và quy mô của các dự án nên nhân sự thường xuyên thay đổi, một số cán bộ còn hạn chế về năng lực và kinh nghiệm làm ảnh hưởng phần nào đến công tác triển khai thực hiện, năng lực cán bộ tư vấn tham gia vào hoạt động đấu thầu còn bộ lọc hạn chế, vẫn để lọt những nhà thầu không đáp ứng được các yêu cầu của gói thầu, dẫn đến việ vẫn còn nhà thầu không đủ năng lực tham gia gói thầu, chưa đáp ứng kịp với các yêu cầu khách quan khả năng đánh giá phân tích thị trường ( dự báo nhu cầu vận tải), phân tích tài chính, kinh tế của dự án, cập nhật liên tục các công nghệ mới giảm thời gian thi công, nâng cao chất lượng với giá cả hợp lý, đem lại hiệu quả cao cho dự án. - Về kỹ thuật và công cụ quản lý Công cụ quản lý của Ban QLDA đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình chính là các văn bản quy phạm pháp luật, trong thời gian qua có nhiều văn bản pháp lý như sau: +Về QLDA: Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về QLDA đầu tư xây dựng. + Về Quản lý chất lượng công trình: Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng có hiệu lực từ 01/7/2015; + Về Đấu thầu có Luật đấu thầu số 43/2013/QH13. Nghị định số 63/2014/NĐ- CP của Chính Phủ. + Về hợp đồng có Nghị Định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết hợp đồng xây dựng, các văn bản pháp lý có liên quan khác. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 80 Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn còn chồng chéo, chưa có sự thống nhất, chưa phù hợp với tình hình thực tế nên dẫn đến khó khăn trong việc triển khai và hoàn chỉnh các thủ tục để triển khai dự án, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. - Về phân bổ, thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và sự phối hợp giữa các bên liên quan. Hàng loạt dự án đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư được phê duyệt nhưng không có vốn để triển khai thực hiện, hoặc công tác thiết kế bản vẻ thi công- dự toán đã được phê duyệt mà không được bố trí vốn để triển khai thi công xây lắp. Nguyên nhân do việc phân bổ vốn cho các dự án đầu tư chưa hợp lý. Công tác quyết toán vốn đầu tư còn chậm, công tác điều chỉnh giá theo phương pháp bù trừ mất rất nhiều thời gian, từ đó dẫn đến công tác nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng và công tác quyết toán dự án hoàn thành hầu như không đáp ứng kịp thời theo quy định. - Về công tác quản lý tiến độ: Các gói thầu của dự án đã và đang triển khai đến nay cơ bản đều đạt và vượt so với kế hoạch tiến độ ban đầu đề ra, tuy nhiên một số gói thầu đã phải nhiều lần điều chỉnh nên có nguy cơ rất lớn không hoàn thành đúng tiến độ. Gói thầu Nâng cấp đập chính, cống lấy nước; 02 đường quản lí (số1và số 2); Hệ thống điện cho hồ La Ngà chậm tiến độ do ảnh hưởng của mưa lớn, lượng nước trong hồ quá cao nên không thể phá đê quai; Việc chậm tiến độ xuất phát từ một số nguyên nhân sau: - Kế hoạch triển khai dự án phụ thuộc nhiều vào lịch tưới của công trình do vừa thi công vừa phục vụ tưới, vào tình hình thời tiết do khi làm thủ tục trao thầu xong thì sắp bước vào mùa mưa. - Mặc dù công tác giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều thuận lợi, được chính quyền địa phương và nhân dân ủng hộ các dự án cao. Tuy nhiên một số hộ dân cố tình không hiểu gây khó dễ cho chính quyền địa phương, kiện tụng kéo dài, đã làm cho việc đền bù các hộ dân bị ảnh hưởng chậm, dẫn đến chậm tiến độ triển khai các dự án. - Nguyên nhân xuất phát từ quy trình thực hiện dự án, do Ban quản lý dự án chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề nguồn vốn đối ứng bị phụ thuộc rất nhiều; Đại học Kinh tế Huế Đại học ki h tế Huế 81 các đơn vị tư vấn mặc dù có sự cố gắng rất lớn trong quá trình thực hiện nhưng vẫn bộc lộ rõ các khuyết điểm như: không làm hết trách nhiệm, vừa làm vừa nghe ngóng, chất lượng khảo sát địa hình địa chất không đảm bảo dẫn đến trong lúc triển khai dự án phát sinh sự cố, bổ sung nhiều hạng mục là yếu tố làm tăng tổng mức đầu tư; công tác quy hoạch tổng thể của dự án nói riêng và quy hoạch vùng không sát thực tế, định hướng kém hiệu quả, đã dẫn đến việc phải điều chỉnh tuyến công trình nhiều lần, làm chậm tiến độ dự án. Cùng với sư can thiệp không nhất quán của cơ quan quản lý quy hoạch dẫn đến việc lựa chọn phương án tuyến không đầy đủ quy trình, thiếu căn cứ vào quy hoạch, khi báo cáo dự án đã phải rà soát lại quy hoạch và cập nhật lại để điều chỉnh, làm lại nhiều lần. Các dự án mặc dù chưa hoàn thành, nhưng đều phải điều chỉnh tăng kinh phí, điều chỉnh cơ cấu trong tổng mức đầu tư, gia hạn hợp đồng hạn chế này xuất phát từ nguyên nhân: - Các cơ quan nhà nước chậm ban hành hướng dẫn điều chỉnh mức lương, nhiên vật liệu dẫn đến việc phê duyệt xong thiết kế, dự toán thì chi phí tiền lương, nhiên vật liệu tăng đột biến, nên phải điều chỉnh lại; - Việc hạn chế năng lực, kinh nghiệm của ban quản lý dự án, của nhà thầu tư vấn dẫn đến việc khối lượng khảo sát, thiết kế sai sót nhiều, việc quản lý thực hiện của ban quản lý dự án chưa chuyên nghiệp; - Kiểm soát kém, quy trình chưa đúng, còn bỏ qua nhiều công đoạn, quen biết nể nang, làm việc theo kinh nghiệm, việc nghiệm thu tài liệu, thẩm định chưa phát hiện sai sót, đến khi thực hiện có nhiều thay đổi dẫn đến phải điều chỉnh tổng mức đầu tư. - Công tác quản lý chất lượng: Chất lượng thi công một số hạng mục chưa đạt yêu cầu cần phải sửa chữa gây tốn kém. Việc thi công và nghiệm thu phải được kiểm soát chặt chẽ từ vật liệu đầu vào, từng bước thi công, thi công đến đâu, nghiệm thu đến đấy mới cho triển khai tiếp. Nhưng thực tế việc kiểm soát vật liệu thực hiện chưa tốt, các mẫu thí nghiệm vật liệu, cấu kiện thường ban quản lý dự án và tư vấn giám sát phó mặc cho đơn vị Đại học Kinh tế Huế Đại học kin tế Huế 82 thi công tự làm và hoàn thiện hồ sơ; việc nghiệm thu công việc xây dựng cũng không thực hiện đúng trình tự, thường thi công tràn lan, sai quy trình, sau khi lấp đi mới nghiệm thu hàng loạt để hoàn thiện hồ sơ. - Chất lượng hồ sơ quản lý chất lượng của dự án chưa cao: + Hồ sơ quản lý chất lượng còn bị thiếu nhiều, thiếu đến đâu bổ sung đến đó, nguyên nhân cũng do năng lực quản lý dự án chưa tốt, thường làm theo cảm tính, theo các công việc đã từng làm trước đó chứ không theo một quy trình. “chèn số” rất nhiều các văn bản vào thời gian đã qua; hoặc trong quá trình thi công, khi nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn xây dựng, không đủ các tài liệu làm cơ sở nghiệm thu nhưng vẫn ký biên bản nghiệm thu; hoặc giữa các tài liệu có liên quan không khớp nhau như ghi lộn ngược ngày tháng, nghiệm thu trong trước, ngoài sau, dưới trước, trên sau đối với các đối tượng bị che khuất,và nhiều lỗi liên quan đến quy trình quản lý, tổ chức thực hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án, đến khi các cơ quan chức năng kiểm tra mới được phát hiện khi đó bổ sung nhiều văn bản đáng lẽ ra phải đầy đủ từ trước. + Hệ thống thông tin quản lý còn yếu, chưa phục vụ tốt cho công tác quản lý các dự án mặc dù Ban quản lý dự án vẫn thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo tuần, tháng, quý, 6 tháng, 1 năm đảm bảo các thông tin được cập nhật thường xuyên. Tuy nhiên, các số liệu còn mang tính rời rạc, không tổng hợp, rất khó cho việc phân tích đánh giá. Việc phối hợp giữa các cá nhân phụ trách, phòng trong việc báo cáo tổng thể các công tác của quản lý dự án trong từng giai đoạn còn hạn chế. Thông tin không được cập nhật, tổng hợp nhanh khiến việc phát hiện vấn đề còn chậm trễ, giám sát kém hiệu quả nên chậm tác động, giải quyết các vấn đề về tiến độ, chất lượng, khối lượng thay đổi. - Công tác GPMB: Công tác này thường là được giao cho các Ban GPMB của các huyện, thành phố, thị xã, nhưng các đơn vị này thường không làm hết trách nhiệm luôn luôn muốn có sự tham gia của Ban quản lý dự án và đơn vị thi công để giải quyết công việc “cho nhanh”, tiến độ GPMB không đáp ứng được với tiến độ thi công công trình. Đôi khi Ban quản lý dự án phải làm các công việc không đúng Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 83 chức năng nhiệm vụ của mình. Công tác hoàn ứng hóa đơn chứng từ của các đơn vị sau khi tiến hành chi trả tiền đền bù GPMB còn chậm, đôi khi Ban QLDA phải ứng tiền trước cho các hộ dân để kịp với tiến độ thi công, ảnh hưởng đến các việc khác của Ban quản lý dự án gây định kiến về tâm lý, ức chế nhất định cho một số bộ phận. - Công tác quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường công trình: Do các công trình thực hiện trên địa bàn thuộc loại vừa và nhỏ, do đó việc thực hiện hai nhiệm vụ này hầu như được giao cho các nhà thầu thực hiện, kết quả thực hiện tốt nhờ sự tự giác của các nhà thầu là chủ yếu. Ban QLDA còn thiếu kiểm tra, giám sát công tác này, khi đi kiểm tra công trỉnh chỉ chú trọng tập trung vào kiểm tra chất lượng của công trình là chính. - Công tác lựa chọn nhà thầu: + Tỷ lệ tiết kiệm trong đấu thầu còn thấp, vẫn còn nặng nề cơ chế “xin – cho” trong quá trình thực hiện đấu thầu các dự án. + Công tác chỉ định thầu cũng còn nhiều bất cập: Một số dự án lựa chọn nhà thầu kém năng lực, làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ dự án. + Một số nội dung trong Nghị định hướng dẫn Luật đấu thầu không mang tính khả thi, mâu thuẫn, khó hiểu làm hạn chế đến việc thực hiện quy trình đấu thầu. - Công tác giải ngân: Công tác giải ngân tuy đạt tỷ lệ khá cao nhưng thường tập trung vào cuối quý, cuối năm gây mất cân đối. Đồng thời việc phối hợp giữa các cơ quan liên quan về cấp vốn, giải ngân vốn còn nhiều bất cập chưa rõ ràng theo chức trách nhiệm vụ được giao. Thủ tục để giải ngân quá rườm rà mất nhiều thời gian do phụ thuộc vào nhiều đơn vị khác nhau. Đại học Kinh tế Huế Đại học ki tế Huế 84 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CẢI THIỆN NÔNG NGHIỆP CÓ TƯỚI (WB7) TỈNH QUẢNG TRỊ 3.1. Nhiệm vụ của Ban QLDA cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị trong công tác QLDA Hiện nay, công tác QLDA ngày càng được hoàn thiện về hệ thống pháp luật củng như kiến thức, kỹ năng, công cụ và phương pháp. Trong đó hệ thống văn bản pháp luật về QLDA luôn được nâng cao và chặt chẽ hơn. Do đó nhiệm vụ của Ban QLDA trong thời gian tới là rất nặng nề, tập trung ở một số nội dung sau: - Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, nhân viên; Phát huy tính chủ động sáng tạo, đổi mới trong công tác, xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức và nhân viên Ban QLDA theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tinh thông công việc và có phẩm chất đạo đức tốt, đây chính là nhân tố quyết định của sự phát triển của Ban QLDA. - Hoàn thành việc xây dựng Ban QLDA khu vực theo quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP theo hướng làm chủ đầu tư một số dự án theo phân cấp và nhận ủy thác quản lý các dự án do cấp xã làm chủ đầu tư. - Tích cực tham mưu cho lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là các nguồn vốn vay để tạo bước đột phá trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng. - Đảm bảo đời sống cho cán bộ, viên chức và nhân viên Ban QLDA trong giai đoạn 2018-2020. - Phấn đấu thực hiện đấu thầu qua mạng đối với các dự án phải đấu thấu. - Tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý dự án từ các khâu khảo sát thiết kế lập dự án, giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà thầu, quản lý chất lượng và tiến độ các gói thầu, giải ngân và quyết toán công trình. Đại học Kinh tế Huế Đại học ki h tế Huế 85 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng 3.2.1.1. Các giải pháp thuộc về Ban QLDA - Để thực hiện tốt công tác Quản lý chất lượng dự án đòi hỏi cán bộ ban QLDA phải nắm rõ hệ thống các Tiêu chuẩn và Quy chuẩn xây dựng được Nhà nước ban hành, bao gồm các Tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn của ngành, từ đó tiến hành kiểm tra, thanh tra, giám sát thường xuyên chất lượng các công việc của dự án kể từ khi dự án mới được bắt đầu đến khi dự án đi vào giai đoạn vận hành khai thác. - Để đảm bảo công tác giám sát được khách quan và công bằng, tiếp thu kinh nghiệm trong QLDA của các Ban QLDA trong ngành, Ban QLDA nên thuê tổ chức tư vấn giám sát chất lượng. Các tổ chức tư vấn do được chuyên môn hóa nên có điều kiện nâng cao trình độ, tiếp thu công nghệ mới do đó sẽ làm tốt hơn nhiệm vụ giám sát khác với các cán bộ kiêm nhiệm ở Ban QLDA. Công tác thuê tư vấn giám sát chất lượng cũng cần được quan tâm thích đáng, đặc biệt cần đảm bảo tính công bằng minh bạch trong quá trình đấu thầu tuyển chọn tư vấn giám sát chất lượng. - Với nhu cầu đầu tư xây dựng công trình ngày một gia tăng, để nâng cao chất lượng công tác quản lý chất lượng công trình, Ban quản lý cần thiết phải thực hiện một số công việc sau: + Cán bộ Ban cần thiết phải trang bị máy móc kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ cho con người trong việc kiểm tra giám sát chất lượng công trình. + Có chế độ đãi ngộ thích đáng với trách nhiệm được giao để họ yên tâm thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của mình. + Có kế hoạch kiểm tra hàng tuần, hàng quý của cơ quan quản lý cấp trên và tổ chức những cuộc họp công trường để nhận được những ý kiến đóng góp từ công nhân và những người người lao động trực tiếp để có biện pháp xử lý kịp thời. + Kiểm tra, giám sát điều kiện nhân lực, thiết bị và hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng; kiểm tra phòng thí nghiệm nhà thầu đề nghị sử dụng; nghiệm thu chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị khi nhà thầu cung cấp sử dụng cho Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 86 công trình; kiểm tra, giám sát thường xuyên quá trình thi công công trình. Kết quả kiểm tra phải được thể hiện trong nhật ký giám sát hoặc biên bản nghiệm thu. + Nghiệm thu công trình xây dựng yêu cầu: Các công việc ẩn dấu, bộ phận kết cấu bị che khuất khi nghiệm thu phải có bản vẽ hoàn công của nhà thầu lập và nghiệm thu của TVGS và CĐT trước khi cho phép thực hiện công việc tiếp theo; kết quả nghiệm thu phải ghi chi tiết nội dung nghiệm thu, số lượng, quy cách, kích thước kết cấu và mức độ đạt được so với yêu cầu của hồ sơ thiết kế duyệt. + Các công trình xây dựng yêu cầu phải thực hiện kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình phải lựa chọn tổ chức chứng nhận có đủ điều kiện năng lực để tổ chức thực hiện ngay từ khi khởi công đến kết thúc công trình. + Hàng ngày, cán bộ giám sát có trách nhiệm báo cáo với trưởng ban QLDA về tiến độ và tình hình triển khai công việc, trong đó có những nhận xét sơ bộ về việc áp dụng các quy trình, quy phạm trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời lên kế hoạch của những công việc sắp triển khai. - Xây dựng hệ thống thông tin quản lý chất lượng phục vụ công tác quản lý dự án + Về thông tin nội bộ, cần phải có sự tập trung trong lưu trữ các thông tin của dự án, các số liệu thống kê phải nhanh chóng được tổng hợp và phân tích theo các tiêu chí khác nhau, báo cáo nhanh để nhanh chóng ra các quyết định can thiệp kịp thời khi có các vấn đề phát sinh. + Về thông tin từ bên ngoài, cần phải đa dạng hóa thông tin. Không chỉ thu thập thông tin từ Tư vấn giám sát, nhà thầu mà còn thu thập các thông tin từ Sở Tài Chính, Chi Cục Thủy lợi, Phòng nông nghiệp huyện, tham khảo thông tin và kinh nghiệm quản lý từ Ban quản lý dự án ngành khác, ví dụ Ban Quản lý dự án Sở Giao thông vận tải, Ban QLDA khu kinh tế tỉnh. 3.2.2.2. Các giải pháp của đơn vị tư vấn giám sát Chất lượng các các sản phẩm tư vấn là yếu tố rất quan trọng trong việc đảm bảo điều kiện cho CĐT thực hiện quản lý dự án và phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, kỹ sư tư vấn. Do đó, nâng cao chất lượng tư vấn là nâng cao trình độ chuyên môn của các kỹ sư tham gia vào công Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 87 tác tư vấn. Do vậy, cần có cơ chế và quy định quản lý chặt chẽ về trình độ, năng lực của các đơn vị tư vấn giám sát để CĐT có thể lựa chọn được những tổ chức tư vấn đáp ứng yêu cầu công việc của mình, khắc phục hiện tượng “rút kinh nghiệm” triền miên đối với các tổ chức tư vấn như hiện nay. 3.2.2.3. Đối với nhà thầu thi công xây dựng công trình: Nhà thầu thi công xây dựng công trình trong quá trình thực hiện công việc phải tuân theo các nghĩa vụ sau: - Nhà thầu phải cung cấp nhân lực, vật liệu, máy móc, thiết bị thi công và các điều kiện vật chất liên quan khác đủ số lượng và chủng loại theo Hợp đồng để thực hiện các công việc theo nội dung Hợp đồng đã ký kết. - Nhà thầu phải thi công xây dựng công trình đúng thiết kế, tiêu chuẩn dự án, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ. - Nhà thầu phải lập biện pháp tổ chức thi công, ghi nhật ký thi công xây dựng công trình, lập hồ sơ thanh toán, lập hồ sơ hoàn công, lập hồ sơ quyết toán, thí nghiệm vật liệu, kiểm định thiết bị, sản phẩm xây dựng. - Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng công trình do mình đảm nhận. Sửa chữa sai sót trong công trình đối với những công việc do mình thi công. - Nhân lực của Nhà thầu phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp về nghề nghiệp, công việc của họ. 3.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình Tiến độ thi công có được đảm bảo hay không phụ thuộc trực tiếp và phần lớn vào năng lực của nhà thầu, bên cạnh đó, sự quản lý kiểm tra giám sát từ phía Ban QLDA có ý nghĩa quan trọng. Như đã trình bày trong chương trước, hiện nay Ban QLDA hầu như không áp dụng bất cứ công cụ nào trong công tác Quản lý tiến độ mà chỉ phối hợp với tư vấn giám sát theo dõi tiến độ thực tế của dự án, đối chiếu với kế hoạch tiến độ đã được duyệt từ đó yêu cầu nhà thầu có biện pháp đẩy nhanh tiến độ nếu phát hiện có hiện tượng chậm tiến độ ở một số khâu hay một số bộ phận. Đại học Kinh tế Huế Đại học ki h tế Huế 88 Thực tế cho thấy cách làm này khá thụ động và đem lại hiệu quả không cao do phụ thuộc quá lớn vào nhà thầu, phần lớn các gói thầu đều phải gia hạn thời gian thực hiện. Hơn nữa, QLDA là một tổ hợp của rất nhiều các hoạt động, công việc phức tạp, việc có một công cụ hiệu quả để quản lý tiến độ các công việc cần thực hiện sẽ giúp công tác QLDA trở nên dễ dàng hơn, đồng thời giúp cán bộ QLDA có điều kiện kiểm soát mọi hoạt động của dự án. Hiện nay có rất nhiều phần mềm QLDA đã được xây dựng, trong đó có hai phần mềm quản lý công việc rất hiệu quả và phổ biến hiện nay quả như sau: - Phần mềm MS Project là một phần mềm QLDA của Microsoft rất nổi tiếng và được ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Trong công tác quản lý thời gian và tiến độ dự án, MS Project cho phép thiết lập cấu trúc phân chia công việc dưới dạng mục phân cấp các nhiệm vụ và cho phép kết hợp cấu trúc phân chia công việc với sơ đồ Gant để trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực giúp cho các nhà QLDA dễ dàng phân chia nhiệm vụ, tổ chức, quản lý quá trình thực hiện dự án. - Phần mềm WBS – Work Breakdown Structure - Cơ cấu phân tách công việc, là phương pháp xác định có hệ thống các công việc của một dự án bằng cách chia nhỏ dự án thành các công việc nhỏ dần với mục đích: + Tách dự án thành các công việc chi tiết, cụ thể hơn; + Hệ thống hóa tất cả các công việc cần thực hiện để hoàn thành dự án; + Ước tính được nguồn lực, thời gian, chi phí và các yêu cầu kỹ thuật khác một cách hệ thống; + Phân chia trách nhiệm cụ thể và hợp lý. + Số lượng cấp công việc được phân tách phụ thuộc vào: Mức độ chi tiết , mức độ rủi ro, mức độ kiểm soát yêu cầu, độ chính xác của dự toán và giá trị gói công việc. Theo đó, dự án có độ phức tạp càng lớn, độ rủi ro càng cao, mức độ kiểm soát yêu cầu càng lớn, dự toán có độ chính xác càng cao và giá trị các gói công việc càng lớn thì các cấp công việc càng được phân tách chi tiết hơn. Tùy thuộc vào đặc điểm từng dự án mà các Ban QLDA có thể lựa chọn các phương pháp phân tách công việc khác nhau cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 89 + Về hình thức, WBS có thể được xây dựng theo dạng biểu đề mục, dạng nhánh cây từ trên xuống hoặc dạng nhánh cây từ trái qua phải sao cho việc theo dõi của người sử dụng WBS được thuận lợi. 3.2.3. Hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân theo kế hoạch đã được lập, một mặt Ban QLDA cần có các biện pháp hiệu quả đôn đốc nhà thầu nhanh chóng hoàn thiện các hồ sơ thanh toán; mặt khác, về phần mình Ban QLDA cần hoàn tất nhanh chóng các thủ tục cần thiết để chuyển hồ sơ thanh toán của nhà thầu đến các cơ quan cấp vốn. 3.2.4. Hoàn thiện công tác đấu thầu - Thực hiện tốt công tác đấu thầu, nhất là đấu thầu qua mạng, tỷ lệ dự án đấu thầu rộng rãi ở các khâu tư vấn, thi công và giám sát ngày càng tăng. Hạn chế tiến tới chấm dứt tình trạng nhận thầu nhưng triển khai không hiệu quả hoặc giao thầu lại cho các nhà thầu không đủ điều kiện, năng lực thi công xây dựng công trình; chỉ định thầu không đúng quy định.. Công tác lựa chọn nhà thầu phải thực hiện theo đúng quy trình và quy định của pháp luật về đấu thầu. - Phải lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của hồ sơ mời thầu để thực hiện tốt các công việc của dự án như khảo sát thiết kế, thi công, giám sát... - Hồ sơ mời thầu phải quy định tiêu chí riêng, phù hợp với đặc điểm của từng dự án, hạn chế những tiêu chí mang tính chung chung và tránh tình trạng mời thầu chỉ có một số ít nhà thầu đáp ứng được, cần phải kiên quyết xử lý thích đáng đối với những trường hợp vi phạm Luật đấu thầu. Tránh tình trạng đấu thầu hình thức, phá giá trong đấu thầu. - Nghiêm cấm việc chia nhỏ các gói thầu để chỉ định thầu và khuyến khích các chủ đầu tư áp dụng đấu thầu đối với các gói thầu được chỉ định. - Thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin của đơn vị liên quan tới công tác đấu thầu (bên mời thầu) trên mạng Đấu thầu quốc gia do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý; theo dõi, kiểm tra thông tin các Nhà thầu đối với các nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu do Ban làm Chủ đầu tư; thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 90 Đấu thầu về đăng tải thông tin đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu trên mạng đấu thầu quốc gia. 3.2.5. Một số giải pháp khác Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ QLDA, coi trọng quản lý chất lượng và tiến độ thực hiện của các công trình, dự án Hiệu quả QLDA phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố con người là quan trọng. Do vậy, mỗi cá nhân tham gia công tác QLDA phải luôn hoàn thiện năng lực chuyên môn nghiệp vụ, ngoài những chính sách đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan thì bản thân mỗi cán bộ phải luôn trao đổi kiên thức, tìm tòi học hỏi đồng nghiệp, những người có kiên thức về QLDA. Do vậy, để nâng cao năng lực của cán bộ QLDA, Ban thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, các lớp đào tạo nghiệp vụ, tổ chức các buổi họp rút kinh nghiệm sau các đợt thanh tra kiểm toán của nhà nước, những sai phạm, thiếu sót phải được chấn chỉnh ngay không để tái diễn; thường xuyên cập nhật kiến thức về các luật, nghị định, thông tư và các văn bản liên quan đến công tác QLDA cho toàn thể cán bộ nhân viên. Công tác đánh giá năng lực cán bộ, nhân viên phải thường xuyên được quan tâm, kiên quyết xử lý những cán bộ, nhân viên không chịu phấn đấu học tập nâng cao trình độ và tập kinh nghiệm, qua đó bố trí sắp xếp công việc phù hợp, kiện toàn bộ máy quản lý ở ban. Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý toàn diện chất lượng và tiến độ công trình xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tuân thủ các quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo chất lượng công trình xây dựng theo quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị tư vấn: khảo sát xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, thẩm tra thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực hoạt Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 91 động xây dựng, phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp, cũng như trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tư vấn được giao theo đúng quy định và hợp đồng đã ký kết với Chủ đầu tư. Kiểm tra, giám sát thường xuyên các nhà thầu thi công tại hiện trường các công trình được đầu tư xây trên trên các mặt: Chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh môi trường. Khi có dấu hiệu bất thường phải tạm dừng thi công để tìm biện pháp xử lý theo đúng quy định. Hồ sơ nghiệm thu phải đầy đủ, rõ ràng, khối lượng chính xác, đúng thực tế; giá đề nghị thanh toán phải theo đúng chế độ quy định, hạn chế việc thay đổi chủng loại vật tư trong quá trình thi công. Công tác nghiệm thu phải tiến hành cho từng hạng mục công việc, giai đoạn xây lắp hoàn thành; tránh hiện tượng dồn công tác nghiệm thu vào cuối năm. Bố trí cán bộ giám sát công trình phải đủ năng lực theo quy định; chú trọng công tác giám sát tại hiện trường; quy định rõ trách nhiệm của cán bộ giám sát, kỹ luật nghiêm minh những cá nhân cố ý tính sai khối lượng hoặc nghiệm thu khống, gây thất thoát vốn đầu tư. Hàng năm nên tổ chức khen thưởng cho những đơn vị, cá nhân liên quan đến việc thi công đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình. Hoàn thiện quy trình quản lý dự án tại Ban QLDA Quy trình QLDA hiện đang triển khai cần phải bổ sung thêm một số mẫu, biểu như: Mẫu báo cáo tháng, báo cáo tuần của Dự án, qua đó có thể quản lý một số công việc sau: Khối lượng thực hiện phù hợp với đăng ký giải ngân tháng của các phòng dự án, phù hợp với họp giao ban hàng tháng, đưa ra được các nội dung cốt lõi của dự án: Tình hình giải ngân, nghiệm thu, thanh toán, thời tiết, nhân lực, an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ trong tháng. Bên cạnh đó cần sử dụng các kỹ thuật và công cụ QLDA như: - Sử dụng kỹ thuật phân tích ảnh hưởng của môi trường và ảnh hưởng của các bên tham gia đến dự án. Cần thực hiện theo các bước cơ bản sau: Xác định các biến số môi trường và tình trạng hiện tại của các biến số, dự đoán tình trạng tương lai có thể của biến số, đánh giá tác động tốt hoặc tác động xấu của các thông tin về các biến số. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 92 - Sử dụng khung logic dự án: Khung logic dự án ngoài việc quản lý mục tiêu dự án đề ra hữu hiệu còn là công cụ quản lý mặt phân giới giữa các bên tham gia dự án ( mặt phân giới động giữa khâu GPMB và khâu thực hiện xây dựng, các bên liên quan là chủ đầu tư, Ban QLDA, nhà thầu và chính quyền địa phương nơi thi công dự án; mặt phân giới tĩnh là giữa nhà thầu với tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát), trong đó nổi bật lên là tuân thủ theo các quy định pháp lý về đấu thầu và hợp đồng tư vấn; sử dụng phần mềm QLDA MS Project: Xây dựng WBS, quản lý thời gian dự án và chi phí dự án, QLDA theo PML. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào dự án Khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhiều sản phẩm mới được ra đời nhằm phục vụ đắc lực cho các hoạt động phức tạp của nền kinh tế. Những dự án của Ban hầu hết là các dự án vừa và nhỏ, bao gồm nhiều hạng mục, nhiều gói thầu. Trong đó, mỗi gói thầu lại có quy mô khác nhau, có những đòi hỏi về chất lượng, tiến độ khác nhau. Công tác quản lý dự án đòi hỏi phải luôn sát sao, giám sát chặt chẽ. Do đó, cần phải ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác quản lý dự án. Hiện nay có các phần mềm sau có thể ứng dụng trong công tác quản lý dự án: Microsoft Excel, Microsoft Project, các phần mềm kế toán máy... Hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng Giải phóng mặt bằng là công tác có ý nghĩa vô cùng quan trọng ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến độ chung của toàn dự án. Một khi nhà thầu đã được chọn và phương án thi công đã được duyệt, vấn đề chỉ còn là bàn giao mặt bằng cho nhà thầu tiến hành thi công. - Công tác đền bù GPMB là công tác rất quan trọng khi thực hiện dự án, khi có mặt bằng sạch mới được phép triển khai dự án, tránh tình trạng đền bù đến đầu thi công đến đó, nếu xảy ra sự cố, số vướng mắc trong công tác này sẽ gây trì trệ tiến độ dự án. Trước khi tiến hành đền bù phải tiến hành tham vấn cộng đồng của các tổ chức, cá nhân trong vùng bị ảnh hưởng. Thực hiện quy chế dân chủ, công khai tại trụ sở cơ quan chính quyền sở tại, nếu có 2/3 số ý kiến đồng ý của người bị ảnh Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 93 hưởng thì phải triển khai đồng loạt, đồng thời có biện pháp vận động, thuyết phục hoặc cưỡng chế đối với số còn lại nếu họ không đồng ý thực hiện. - Ban QLDA phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đặc biệt là chính quyền cấp xã trong công tác vận động nhân dân. Kiên quyết không thực hiện những dự án mà phương án GPMB không được sự đồng thuận của nhân dân hoặc những dự án mà phương án GPMB không khả thi. - Phương án thực hiện đền bù phải được xác định và xây dựng thống nhất, phù hợp với thực tế tại thời điểm và riêng rẻ từng dự án, để từ đó áp dụng cho phù hợp với từng dự án, từng hộ gia đình trong phạm vi bị ảnh hưởng, tránh tình trạng không minh bạch dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ của dự án, có thể làm tăng vốn đầu tư cho dự án. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 94 PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư xây dựng có hạn, nhất là đối với các nguồn vốn vay ODA để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế thì việc hoàn thiện công tác quản lý dự án là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Qua thực trạng và số liệu điều tra, khảo sát công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng bao gồm từ công tác lập dự án, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật; công tác giải phóng mặt bằng; công tác lựa chọn nhà thầu; công tác quản lý chất lượng và tiến độ các gói thầu; công tác thanh quyết toán và một số công tác khác giai đoạn 2014- 2016 cần phải được hoàn thiện. - Đối với công tác tác lập dự án, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật tuy đạt được nhiều kết quả, nhiều công trình dự án đã được lập đạt tiến độ đề ra, áp dụng đúng định mức tiêu chuẩn quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá việc lập dự án, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật của Ban QLDA giai đoạn này chỉ đạt xấp xỉ mức khá, tức là cần phải có giải pháp hoàn thiện tốt hơn. - Đối với công tác giải phóng mặt bằng, trong giai đoạn này số lượng công trình, dự án được đánh giá khá tốt, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số công trình phải cắt giảm quy mô do diện tích giải phóng mặt bằng chưa đảm bảo, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng công trình sau này. Ban QLDA trên cơ sở các tồn tại đó để có hướng khắc phục tốt hơn. - Đối với công tác lựa chọn Nhà thầu, việc lựa cho các công trình do Ban QLDA thực hiện đều đảm bảo đầy đủ thủ tục và đúng quy định hiện hành của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn hiện hành, tuy nhiên tỷ lệ giảm thầu quá nhỏ chưa tiết kiệm qua đấu thầu cho Ngân sách Nhà nước, do vậy Ban QLDA cần phải áp dụng đấu thầu qua mạng nhiều hơn để đảm bảo cạnh tranh giữa các nhà thầu, tránh các trường hợp nhà thầu thông thầu với nhau. - Đối với công tác quản lý tiến độ và chất lượng các gói thầu, trên cơ sở thực trạng và phiếu đánh giá của các đối tượng khảo sát cho thấy, chất lượng các gói thầu Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 95 cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, công tác quản lý tiến độ còn nhiều bất cập, quá nhiều công trình dự án phải gia hạn tiến độ, lý do chính là các công trình quy mô lớn phải bố trí vốn nhiều năm, hơn nữa địa hình thực hiện dự án trải dai trên toàn tỉnh, hiểm trở, khí hậu thất thường... Do đó cần có giải pháp tham mưu bố trí nguồn vốn đầu tư cho phù hợp với điều kiện thực tế về nguồn lực đầu tư. - Đối với công tác thanh quyết toán, theo các số liệu đã phân tích thì ngoài công tác giải ngân thanh toán Ban QLDA đã làm khá tốt, còn lại công tác quyết toán công trình thực hiện quá chậm, đây là chỉ tiêu bị đánh giá thấp nhất trong các chỉ tiêu được khảo sát, trong nhiều nguyên nhân khách quan như: Thay đổi Thủ trưởng đơn vị, sáp nhập đơn vị, tham mưu quá nhiều báo cáo cho cấp trên, kế toán nghỉ sinh theo chế độ... vẫn nổi lên một số nguyên nhân khách quan như thiếu một số hồ sơ nên không quyết toán được, công trình đã được nghiệm thu nhưng bàn giao thủ tục chậm, công việc bị ứ đọng dẫn đến nhân viên kế toán bị quá tải....Từ thực tế đó, đề nghị Ban QLDA phải tập trung nhân lực hoàn thiện dứt điểm công tác thanh quyết toán công trình theo đúng quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước. - Đối với công tác Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường, trên cơ sở thực trạng và số liệu phân tích thì đây là lĩnh vực Ban QLDA thực hiện chưa tốt. Về lĩnh vực vệ sinh môi trường tại các công trình cần phải được quan tâm thực hiện và nâng cao hơpn nữa, thường xuyên kiểm tra, tránh trường hợp công trình ở vùng sâu vùng xa bị bỏ ngỏ. Mặc dù thời gian qua, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Các dự án đầu tư trên địa bàn năm 2017 tăng về số lượng; nhiều công trình được đầu tư xây dựng với quy mô, giá trị lớn; yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật ngày càng cao. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư và đầu tư xây dựng ngày càng được hoàn thiện. Các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân đã từng bước nâng cao được nhận thức về trách nhiệm của mình khi tham gia hoạt động đầu tư, xây dựng. Tuy vậy, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Đại học Kinh tế Huế Đại học ki h tế Huế 96 QLĐA hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, từ khâu lập dự án, khảo sát thiết kế đến tổ chức thi công, nghiệm thu, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng... Qua nghiên cứu, tác giả đã thấy được quản lý dự án đầu tư là hạt nhân có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho xã hội; nó là nhân tố quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế với một lượng vốn đầu tư có hạn; để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế thì việc hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng là yêu cầu bức thiết. 2. Kiến nghị - Đối với Chính phủ Cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng của các chủ thể tham gia hợp đồng xây dựng đồng thời cần làm rõ trách nhiệm của chủ thể tham gia hợp đồng xây dựng (người quyết định đầu tư, CĐT, các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công,..) trong công tác quản lý dự án, quản lý chất lượng và an toàn xây dựng. Quy định chi tiết về điều kiện năng lực của CĐT, nâng cao chất lượng của Ban QLDA, góp phần giảm thất thoát, tiết kiệm, chống lẵng phí trong đầu tư xây dựng. Khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ, bị chồng chéo của hệ thống pháp luật, giảm bớt tình trạng cửa quyền, sách nhiễu, quan liêu, hách dịch, bên cạnh đó Chính phủ cần tăng cường vai trò, trách nhiệm, chức năng và sự điều hòa, phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng đơn giãn thủ tục hành chính. Tách bạch giữa hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động đầu tư. Phân bổ nguồn vốn đầu tư ngay từ đầu năm để công trình khởi công sớm, tránh tình trạng công trình khởi công muôn, rời vào các tháng mưa, lũ, làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công trình. - Đối với UBND tỉnh Quảng Trị Có kế hoạch phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng ngay từ đầu năm. Khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin vào QLDA xây dựng công trình, đặc biệt là công tác đấu thầu qua mạng. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 97 Đơn giản hóa thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng như: Lập, thẩm định, phê duyệt. Thực hiện tốt luật đầu tư công theo Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, từng bước phân cấp quản lý cho địa phương để hạn chế dần và tiến tới loại bỏ hoàn toàn cơ chế “xin- cho”; - Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị Thường xuyên kiên toàn Ban QLDA, có biện pháp xử lý nghiêm minh nếu vi phạm quy định để răn đe nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp liên quan đến công tác QLDA. Tăng cường công tác kiểm tra sự tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư; các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực và địa bàn mình quản lý theo phân cấp. Thực hiện công khai, minh bạch trong việc cấp phát vốn và lựa chọn nhà thầu, khuyến khích lựa chọn nhà thầu qua mạng. Thường xuyên cập nhật, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cho phù hợp với tình hình thực tế, tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật; - Đối với Ban QLDA Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị Tập trung kiện toàn, nâng cao chất lượng Ban QLDA. Cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo về QLDA để nâng cao năng lực và cập nhật kịp thời các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Kịp thời chấn chỉnh và kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng của các tổ chức, cá nhân theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Tuấn Hải (2013), Bài giảng phân tích các mô hình quản lý. 2. Trương Chí Hiếu (2017), Giáo trình Quản lý dự án. 3. Từ Quang Phương (2005), Giáo trình Quản lý dự án đầu tư, Nxb Lao động-Xã hội. 4. Bùi Ngọc Toàn (2008), Các nguyên lý quản lý dự án, Nxb Giao thông vận tải. 5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2014), Luật đầu tư công số 49/2014/QH13. 6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014. 7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013. 8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 về Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công. 9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư và xây dựng công trình. 10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 46/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình tư xây dựng. 11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về QLDA đầu tư xây dựng công trình. 12. Ban QLDA cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị, Báo cáo đánh giá công tác đầu tư năm 2014, 2015, 2016. 13. Ban QLDA cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị, Báo cáo Tài chính năm 2014, 2015, 2016. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 99 PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA CHỦ ĐẦU TƯ VÀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN Kính gửi quý anh (chị) ! Tôi tên là: Nguyễn Đăng Trình. Đơn vị công tác: Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Trị. Sau thời gian học lớp cao học chuyên ngành Quản lý Kinh tế, khóa 2016 – 2018 tại Trường Đại học Kinh tế Huế, hiện nay tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án Cải thiện nông ngiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị ”. Để có cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc làm luận văn tốt nghiệp, đề nghị các anh, chị vui lòng cho biết ý kiến của anh, chị về những vấn đề dưới đây: I. Thông tin cá nhân. Xin vui lòng đánh dấu “X” vào ô mà Quý anh (Chị) chọn: 1. Trình độ học vấn: Trung cấp, cao đẳng Đại học Sau đại học Khác 2. Vị trí công tác: Trưởng Ban QLDA Phó Ban QLDA Trưởng phòng Phó trưởng phòng Nhân viên 3. Thâm niên công tác: > 10 năm II. Xin Anh (Chị) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị (Trong bảng câu hỏi dưới đây): Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 100 Xin vui lòng đánh dấu “X” vào ô “Kết quả đánh giá” mà Quý anh (Chị) chọn: STT CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ (điểm) Tốt Khá Trung bình Kém I Quản lý chất lượng công trình xây dựng 1 Chất lượng khảo sát, thiết kế 4 3 2 1 2 Chất lượng thi công xây dựng 4 3 2 1 II Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình 3 Tiến độ thực hiện thi công xây dựng 4 3 2 1 III Quản lý khối lượng thi công xây dựng 4 Nhà thầu tư vấn giám sát 4 3 2 1 5 Nhà thầu thi công xây dựng 4 3 2 1 IV Quản lý chất lượng chi phí đầu tư xây dựng 6 Quản lý chi phí 4 3 2 1 V Quản lý đấu thầu, hợp đồng xây dựng 7 Công tác đấu thầu 4 3 2 1 8 Công tác quản lý hợp đồng 4 3 2 1 VI Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường 12 Công tác quản lý an toàn lao động 4 3 2 1 13 Công tác vệ sinh môi trường công trình 4 3 2 1 Ý kiến bổ sung của quý anh (chị) Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 101 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA NHÀ THẦU THỰC HIỆN Kính gửi quý anh (chị) ! Tôi tên là: Nguyễn Đăng Trình. Đơn vị công tác: Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Trị. Sau thời gian học lớp cao học chuyên ngành Quản lý Kinh tế, khóa 2016 – 2018 tại Trường Đại học Kinh tế Huế, hiện nay tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án Cải thiện nông ngiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị ”. Để có cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc làm luận văn tốt nghiệp, đề nghị các anh, chị vui lòng cho biết ý kiến của anh, chị về những vấn đề dưới đây: I. Thông tin cá nhân. Xin vui lòng đánh dấu “X” vào ô mà Quý anh (Chị) chọn: 4. Trình độ học vấn: Trung cấp, cao đẳng Đại học Sau đại học Khác 5. Vị trí công tác: Giám đốc Phó Giám đốc Trưởng phòng Phó trưởng phòng Nhân viên 6. Thâm niên công tác: > 10 năm II. Xin Anh (Chị) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị (Trong bảng câu hỏi dưới đây): Xin vui lòng đánh dấu “X” vào ô “Chất lượng công tác quản lý” mà Quý anh (Chị) chọn: Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 102 STT CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ (điểm) Tốt Khá Trung bình Kém I Quản lý chất lượng công trình xây dựng 1 Chất lượng khảo sát, thiết kế 4 3 2 1 2 Chất lượng thi công xây dựng 4 3 2 1 II Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình 3 Tiến độ thực hiện thi công xây dựng 4 3 2 1 III Quản lý khối lượng thi công xây dựng 4 Nhà thầu tư vấn giám sát 4 3 2 1 5 Nhà thầu thi công xây dựng 4 3 2 1 IV Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường 6 Công tác quản lý an toàn lao động 4 3 2 1 7 Công tác vệ sinh môi trường công trình 4 3 2 1 Ý kiến bổ sung của quý anh (chị) Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 103 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA ĐƠN VỊ TIẾP NHẬN QUẢN LÝ Kính gửi quý anh (chị) ! Tôi tên là: Nguyễn Đăng Trình. Đơn vị công tác: Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Trị. Hiện nay tôi đang học lớp cao học chuyên ngành Quản lý Kinh tế, khóa 2016 – 2018 của Trường Đại học Kinh tế Huế và đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án Cải thiện nông ngiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị ”. Để có thông tin phục vụ cho việc thực hiện đề tài, kính mong quý anh, chị vui lòng cho biết ý kiến của anh, chị về những vấn đề dưới đây: I. Thông tin cá nhân. Xin vui lòng đánh dấu “X” vào ô mà Quý anh (Chị) chọn: 7. Trình độ học vấn: Trung cấp, cao đẳng Đại học Sau đại học Khác 8. Vị trí công tác: Giám đốc Phó Giám đốc Trưởng phòng Phó trưởng phòng Nhân viên 9. Thâm niên công tác: > 10 năm II. Xin Anh (Chị) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị (Trong bảng câu hỏi dưới đây): Xin vui lòng đánh dấu “X” vào ô “Chất lượng công tác quản lý” mà Quý anh (Chị) chọn: Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 104 STT CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ (điểm) Tốt Khá Trung bình Kém I Quản lý chất lượng công trình xây dựng 2 Chất lượng thi công xây dựng 4 3 2 1 Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 105 PHỤ LỤC II: PHÂN LOẠI DỰ ÁN TT LOẠI DỰ ÁN ĐTXD CÔNG TRÌNH TỔNG MỨC Đ.TƯ I DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA 1. Theo tổng mức đầu tư: Dự án sử dụng vốn đầu tư công 10.000 tỷ đồng trở lên 2. Theo mức độ ảnh hưởng đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: a) Nhà máy điện hạt nhân; b) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên; c) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên; d) Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác; đ) Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định. Không phân biệt tổng mức đầu tư II NHÓM A II.1 1. Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt. 2. Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh. 3. Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia. 4. Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ. 5. Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất. Không phân biệt tổng mức đầu tư II.2 1. Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ. 2. Công nghiệp điện. 3. Khai thác dầu khí. 4. Hóa chất, phân bón, xi măng. 5. Chế tạo máy, luyện kim. 6. Khai thác, chế biến khoáng sản. 7. Xây dựng khu nhà ở. Từ 2.300 tỷ đồng trở lên Đại học Kinh tế Huế Đ ̣i học kinh tế Huế 106 TT LOẠI DỰ ÁN ĐTXD CÔNG TRÌNH TỔNG MỨC Đ.TƯ II.3 1. Dự án giao thông trừ các dự án quy định tại điểm 1 Mục II.2. 2. Thủy lợi. 3. Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật. 4. Kỹ thuật điện. 5. Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử. 6. Hóa dược. 7. Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm 4 Mục II.2. 8. Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm 5 Mục II.2. 9. Bưu chính, viễn thông. Từ 1.500 tỷ đồng trở lên II.4 1. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. 2. Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. 3. Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới. 4. Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các Mục I.1, I.2 và I.3. Từ 1.000 tỷ đồng trở lên II.5 1. Y tế, văn hóa, giáo dục; 2. Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình; 3. Kho tàng; 4. Du lịch, thể dục thể thao; 5. Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại Mục II.2. Từ 800 tỷ đồng trở lên III NHÓM B III.1 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.2 Từ 120 đến 2.300 tỷ đồng III.2 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.3 Từ 80 đến 1.500 tỷ đồng III.3 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.4 Từ 60 đến 1.000 tỷ đồng III. 4 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.5 Từ 45 đến 800 tỷ đồng IV NHÓM C IV.1 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.2 Dưới 120 tỷ đồng IV.2 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.3 Dưới 80 tỷ đồng IV.3 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.4 Dưới 60 tỷ đồng IV.4 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.5 Dưới 45 tỷ đồng Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_cong_tac_quan_ly_du_an_dau_tu_xay_dung_cong_trinh_tai_ban_quan_ly_du_an_cai_thien_nong_ng.pdf
Luận văn liên quan