Thực tiễn công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm
1948 đến năm 1954, cả mặt thành công cũng như chưa thành công cho
thấy, muốn hoàn thành nhiệm sứ mệnh lịch sử của mình, các cấp bộ Đảng
phải thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; gắn
bó mật thiết với nhân dân; có phương thức lãnh đạo khoa học; có đội ngũ
cán bộ, đảng viên đủ phẩm chất, năng lực. Đồng thời, phải không ngừng tự
chỉnh đốn, đổi mới, nâng cao năng lực và sức chiến đấu, sáng suốt nắm bắt
thời cơ, chấp nhận và vượt qua thách thức. Đó chính là những nhiệm vụ
then chốt, cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp đổi
mới đất nước hiện nay.
199 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 3058 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời là dân quân,
du kích tự vệ.
B. Các phần thưởng cao quý
- 46 Huân chương Quân công.
- 4.361 Huân chương Kháng chiến.
- 2.360 Huân chương Chiến công.
- Nhiều lần được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Tổng tư lệnh biểu dương
khen thưởng, tặng cờ.
Nguồn: [111, tr.561]
167
Phụ lục 2
DANH SÁCH CÁN BỘ CẤP ỦY CẤP LIÊN KHU, TỈNH, THÀNH
THUỘC ĐẢNG BỘ LIÊN KHU III (1948-1954)
BAN THƯỜNG VỤ LIÊN KHU ỦY III
1. Lúc mới thành lập (do Trung ương chỉ định)
- Nguyễn Văn Trân: Bí thư (đến đầu năm 1951)
- Lê Thanh Nghị: Phó Bí thư (đến mùa thu năm 1948 được điều lên Trung ương.
Đầu năm 1950 lại được Trung ương điều về làm Phó Bí thư. Từ tháng 1-1951 là Bí thư
thay đồng chí Nguyễn Văn Trân)
- Lê Quang Hòa: Ủy viên Thường vụ
- Nguyễn Văn Lộc: Ủy viên Thường vụ
2. Từ sau Đại hội Đảng bộ Liên khu lần thứ nhất thêm các đồng chí:
- Lê Quang Đạo: Ủy viên Thường vụ (đến năm 1949 lên Trung ương)
- Trần Quang Bình: Ủy viên Thường vụ (bổ xung cuối năm 1948)
- Văn Tiến Dũng: Ủy viên Thường vụ (từ tháng 10-1949 thay đồng chí Lê Quang
Hòa - đến cuối năm 1950)
- Đỗ Mười: Ủy viên Thường vụ (từ năm 1950 đến năm 1952)
BỘ TƯ LỆNH LIÊN KHU III
- Hoàng Sâm: Tư lệnh (tháng 12-1950 đồng chí Hoàn Sâm lên Bộ nhận nhiệm vụ
mới, đồng chí Hà Kế Tấn thay)
- Lê Quang Hòa: Chính ủy (từ tháng 10-1949 đồng chí Văn Tiến Dũng thay đến
hết năm 1950)
- Hoàng Minh Thảo: Phó Tư lệnh
- Nguyễn Khai: Trường phòng chính trị
Tháng 1-1951, các đồng chí Văn Tiến Dũng, Vũ Oanh về Đại đoàn 320, đồng chí
Lê Thanh Nghị là Bí thư Liên khu ủy kiêm Chính ủy.
BAN CHẤP HÀNH LIÊN KHU ỦY III
(Từ khi tách Khu Tả ngạn (tháng 5-1952 đến 1954)
- Lê Thanh Nghị: Bí thư kiêm Chính ủy
- Hà Kế Tấn: Phó Bí thư (sau đó đồng chí Đặng Tính thay)
- Nguyễn Văn Lộc: Ủy viên Thường vụ
168
BỘ TƯ LỆNH LIÊN KHU III
- Lê Thanh Nghị: Bí thư kiêm chính ủy
- Hà Kế Tấn: Tư lệnh (sau đồng chí Hoàng Sâm thay)
- Đặng Tính: Phó Chính ủy
- Phan Trọng Tuệ: Phó Tư lệnh
HẢI PHÒNG
1. Lê Quốc Thân: Bí thư Liên Tỉnh ủy Hải - Kiến từ tháng 12-1947 đến tháng 12-1948
2. Lê Quang Tuấn: Bí thư Thành ủy Hải Phòng từ tháng 12-1948 đến tháng 9-1949
3. Lê Xuân Thịnh: Từ tháng 9-1949 đến tháng 5-1950
4. Lê Trung Toản: Từ tháng 5-1950 đến tháng 5-1951
5. Nguyễn Năng Hách: Từ tháng 5-1951 đến tháng 5-1952
KIẾN AN
1. Trần Kiên: từ tháng 12-1948 đến tháng 5-1953
HẢI DƯƠNG
1. Vũ Duy Hiệu: Từ tháng 3-1947 đến tháng 5-1948
2. Đặng Tính: Từ tháng 6-1948 đến tháng 12-1948
3. Nguyễn Năng Hách: Từ đầu năm 1949 đến cuối năm 1949
4. Vũ Thanh Hòa: Từ tháng 1-1950 đến tháng 3-1950
5. Nguyễn Năng Hách: Từ tháng 4-1950 đến tháng 1-1951
6. Nguyễn Ngọc Sơn: Từ tháng 2-1951 đến tháng 3-1953
HƯNG YÊN
1. Vũ Duy Hiệu: Từ đầu năm 1947 đến năm cuối năm 1948
2. Nguyễn Khai: Từ đầu năm 1949 đến cuối năm 1950
3. Vũ Thơ: từ đầu năm 1951 đến cuối năm 1951
4. Trần Quốc Thái: Từ đầu năm 1952 đến năm 1956
169
THÁI BÌNH
Bí thư Tỉnh ủy
1. Lê Toàn Thư: Từ tháng 6-1947 đến năm 1948
2. Nguyễn Văn Ngọ: Từ năm 1948 đến tháng 4-1950
3. Đặng tính: Từ tháng 4-1950 đến tháng 4-1951
4. Lê Tự: Từ tháng 4-1951 đến tháng 9-1953
NAM ĐỊNH
Bí thư Tỉnh ủy
1. Đào Văn An (tức Đào): Từ năm 1947 đến tháng 6-1949
2. Lê Thành: Từ tháng 7-1949 đến năm 1950
3. Trần Xuân Bách: Từ năm 1950 đến tháng 3-1951
4. Vũ Thiện: Từ tháng 4-1951 đến năm 1952
NINH BÌNH
1. Đỗ Mười: Năm 1948
2. Hoàn Văn Tiến: Từ năm 1949 đến năm 1951
3. Trần Xuân Bách: Năm 1951
4. Đào Văn An: năm 1952
5. Lê Đạm: từ 1953 đến năm 1954
HÀ NAM
1. Nguyễn Văn Vịnh: Năm 1948
2. Ngô Duy Đông: Từ năm 1949 đến năm 1951
3. Bạch Thành Phong: Năm 1952
4. Phan Điền: từ năm 1953 đến năm 1954
HÀ ĐÔNG
1. Võ Hồng Cương: từ giữa năm 1947 đến đầu năm 1948
2. Lê Quang Đạo: Từ đầu năm 1948 đến tháng 10-1948
3. Lê Tự: Từ tháng 10-1948 đến tháng 3-1949
4. Vũ Song: Từ tháng 3-1949 đến tháng 3-1954
5. Chu Đỗ: Từ tháng 3-1954 đến năm 1955
170
SƠN TÂY
1. Nguyễn Thế Tùng: Từ tháng 6-1948 đến cuối năm 1948
2. Phan Điền: Từ cuối năm 1948 đến đầu năm 1949
3. Nguyễn Kim: Quyền Bí thư năm 1949 đến năm 1950
4. Võ Thanh Hòa: Từ năm 1951 đến năm 1953
5. Trần Xuân Bách: Từ năm 1953 đến năm 1954
HÒA BÌNH
1. Đào An Thái: Từ năm 1947 đến năm 1948
2. Lê Đạm: Từ tháng 1-1949 đến tháng 2-1952
3. Lê Hòa: Từ tháng 3-1952 đến năm 1954
Nguồn: - Hội đồng chỉ đạo biên soạn công trình lịch sử kháng chiến chống Pháp Khu Tả
ngạn sông Hồng (2001), Lịch sử kháng chiến chống Pháp khu Tả ngạn sông
Hồng 1945-1955, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [130, tr.623-629 ].
- Bộ Quốc phòng - Bộ Tư lệnh Quân khu III và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
(2005), Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu III
(1945-1955), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [111, tr.562-579].
171
Phụ lục 3
PHỤ LỤC ẢNH
Đ/c Nguyễn Văn Trân
Bí thư Liên khu ủy III
(ảnh chụp năm 1948)
Đ/c Lê Thanh Nghị (Lê Thanh Vân)
Bí thư Khu ủy III
(ảnh chụp năm 1946)
Đ/c Văn Tiến Dũng
Ủy viên Thường vụ Liên khu ủy III
tháng 10/1949 đến cuối 1950
Đ/c Nguyễn Khai
Ủy viên Thường vụ Liên khu ủy III
thời kỳ mới thành lập Liên khu
Đ/c Đỗ Mười (bên trái) - Ủy viên Thường
vụ Liên khu ủy III (từ 1950 đến 1952) và
Đ/c Đặng Tính, Tư lệnh khu Tả ngạn
sông Hồng (5-1952)
Nguồn: Bộ Quốc phòng - Bộ Tư lệnh Quân khu III và
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2005), Lịch sử kháng
chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu III
(1945-1955), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [111]
172
Phụ lục 4: BẢN ĐỒ LIÊN KHU III
Ghi chú: - Từ 2-1948 đến 5-1952: gồm các tỉnh, thành phố màu đỏ và xanh
- Sau tháng 5-1952: các tỉnh màu đỏ
172
Nguồn: Bộ Tư lệnh Quân khu III (1998), Quân khu ba Lịch sử kháng chiến
chống thực dân Pháp, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. [112]
173
Phụ lục 5: VÙNG ĐỊCH TẠM CHIẾM (12/1947 - 1950)
173
Nguồn: Bộ Tư lệnh Quân khu III (1998), Quân khu ba Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp,
Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. [112]
174
Phụ lục 6
THỜI GIAN
SỐ LƯỢNG CÁN BỘ
TOÀN LIÊN KHU
NGUỒN
1948 4.000 cán bộ (170 tỉnh ủy viên) Ban Thường vụ Liên khu uỷ
III (20-11-1949), Kiểm thảo
về việc đào tạo, rèn luyện
và điều chuyển cán bộ năm
1949, Cục Lưu trữ Văn
phòng Trung ương Đảng
[14].
11-1949 - 8.555 cán bộ (17 Khu ủy viên, 155 tỉnh
ủy viên, 58 cán bộ tương đương tỉnh ủy
viên, 1.100 huyện ủy viên, 7.225 cán bộ
do cán bộ cấp huyện quản lý)
- Năm 1949, Liên khu cung cấp cho Trung
ương và Hà Nội 32 Tỉnh ủy viên, 154 cán
bộ chính quyền, ngành, đoàn thể và 100
cán bộ các tỉnh giúp thẳng cho Hà Nội.
Ban Thường vụ Liên khu uỷ
III (20-11-1949), Kiểm thảo
về việc đào tạo, rèn luyện
và điều chuyển cán bộ năm
1949, Cục Lưu trữ Văn
phòng Trung ương Đảng
[14].
175
Phụ lục 7
THỜI
GIAN
SỐ LƯỢNG ĐẢNG
VIÊN TOÀN LIÊN KHU
SỐ LƯỢNG CHI BỘ NGUỒN
Cuối năm
1947
20.527 đảng viên 1.708 chi bộ
Ban Chấp hành Đảng bộ
Liên khu III (7-3-1949),
Báo cáo về tình hình Liên
khu năm 1948 (đọc tại Hội
nghị cán bộ Liên khu lần
thứ 2 ngày 7-3-1949), Cục
Lưu trữ Văn phòng Trung
ương Đảng [10]
9-1948 70.000 đảng viên
Thành phần: nông dân
(trung, bần, cố nông)
61%; tiểu tư sản, trí
thức 12%, công nhân
6,5 %, phụ nữ 8,4%.
3.400 chi bộ
(2.300 chi bộ xã, 130 chi
bộ xí nghiệp, 110 chi bộ
dân quân, 140 chi bộ
công sở, cơ quan, 113 chi
bộ ghép; trong đó,
2000 chi bộ có chi ủy)
Đảng Cộng sản Việt Nam
(2001), Văn kiện Đảng
toàn tập, Tập 9, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội [114]
Cuối năm
1948
84.504 đảng viên Báo cáo của Liên Khu ủy
III về tình hình Liên khu
năm 1948 (đọc tại Hội nghị
cán bộ Liên khu lần thứ 2
ngày 7-3-1949), Cục Lưu
trữ Văn phòng Trung ương
Đảng [10].
Cuối năm
1949
15 vạn đảng viên Ban Chấp hành Đảng bộ
Liên khu III (21-5-1953),
Báo cáo về tổ chức lớp
chỉnh huấn khóa 3 của tỉnh
và Liên chi, Cục Lưu trữ
Văn phòng Trung ương
Đảng [54].
176
Đầu năm
1950
72.000 đảng viên Ban Chấp hành Đảng bộ
Liên khu III (1952), Báo
cáo xây dựng Đảng trong
Khu từ kháng chiến toàn
quốc đến năm 1952, Cục
Lưu trữ Văn phòng Trung
ương Đảng [49].
5-1952 2 vạn Ban Chấp hành Đảng bộ
Liên khu III (1952), Báo
cáo xây dựng Đảng trong
Khu từ kháng chiến toàn
quốc đến năm 1952, Cục
Lưu trữ Văn phòng Trung
ương Đảng [49].
Đầu năm
1954
20.000 đảng viên Ban Thường vụ Liên khu
uỷ III (1954), Nghị quyết
Hội nghị Thường vụ Liên
khu uỷ III Về công tác xây
dựng Đảng năm 1954, Cục
Lưu trữ Văn phòng Trung
ương Đảng [98].
171
Phụ lục 8
BỘ MÁY ĐẢNG CẤP KHU TRƯỚC THÁNG 10-1949
Nguồn: Ban Chấp hành Đảng bộ Liên khu III
(20-1-1949), Kiểm thảo về việc đào tạo, rèn
luyện và điều chuyển cán bộ năm 1949, Cục
Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng [14].
Thường vụ Liên
khu ủy
Bộ phận kiểm
tra có 2 KUV +
1 số TUV giúp
việc
Bộ phận có 1
KUV và số giúp
việc
Chính
quyền
Quân sự Thi đua Đảng vụ Văn hóa
Mác xít Văn nghệ Cứu quốc
Kinh
doanh
Đảng Đoàn
MTDTTN và
các giới
Văn
phòng
Liên chi
ABCDE
Tiểu ban
Huấn luyện
Tiểu ban
Cán bộ
Tiểu ban
Tuyên truyền
177
178
Phụ lục 9
Ban CHĐB Liên khu III
NQ số 47/NQ
NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ ĐẢNG VỤ TOÀN KHU
VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG VÙNG ĐỊCH, NGÀY 20-9-1949
(Trích)
I. Tình hình chung vùng địch kiểm soát của Liên khu III
II. Tình hình phát triển Đảng:
- So với trước phát triển khá mạnh nhưng chưa kịp với bước chuyển của tình thế,
kém vùng tự do, thất thường. Nguyên nhân: Năng lực tuyên truyền kém, hoang mang, sợ
địch, khi địch khủng bố, cán bộ chạy trốn, bỏ dân chúng.
- Cơ sở đã lớn mạnh ở hầu hết các thô xóm không gần vị trí địch. Những nơi gần vị
trí địch, có vị trí địch, có tề phản động chưa gây được cơ sở, có có sở thì cũng bật ra ngoài
không gây dựng lại được. Nguyên nhân: cán bộ kém quyết tâm, có tâm lý ỷ lại vào áp lực
quân sự.
Các thành phố, thị xã đã được chú ý nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên cơ sở còn
non yếu (Hải Phòng).
- Trong Đảng, đảng viên thuộc thành phần bần cố nông, du kích hiếm; đảng viên
thành phần công nhân chiếm đa số nhưng so với quần chúng công nhân ngoài thì còn rất ít
(Hải Phòng có 20.000, trong đó có 10 vạn dân).
- Nhiều nơi cơ sở thường bị vỡ.
- Chỉ chú ý theo dõi những người có tinh thần để kết nạp, không chú ý tuyên
truyền, bồi dưỡng; công tác phát triển khi thì quá “tả”, khi lại quá hữu.
III. Tình hình củng cố Đảng:
- Công tác khó khăn, không thường xuyên, kết quả kém. Công tác kiểm tra, đôn
đốc, kỷ luật chưa được cấp trên chú ý. Việc giáo dục đảng viên về công tác bí mật kém;
chưa có kế hoạch cụ thể để đề phòng nội gián.
- Việc đào tạo chi bộ tự động, duy trì chi bộ tự động công tác chưa đáp ứng được
yêu cầu của tình hình. Đa phần chỉ chú ý đối phó với địch mà ít chú ý xây dựng cơ sở
Đảng. Bộ máy chi bộ cồng kềnh, phong cách làm việc luộm thuộm, thủ công; Chi ủy ỷ vào
các Ban nhưng các Ban năng lực lại kém nên không làm được việc.
- Các bệnh cần phải sửa chữa là: chủ quan, khinh địch, công khai anh hùng chủ
nghĩa, thỏa hiệp, đầu hàng, cầu an, vô kỷ luật Tuy nhiên cũng có nhiều cán bộ, đảng
viên dũng cảm, kiên quyết.
- Cấp ủy và bộ máy: không thích hợp với vùng địch, phần lớn tổ chức như vùng tự
do, văn hóa kém, giấy tờ luộm thuộm, lề lối làm việc chậm chạp, cán bộ chuyển đi nhiều,
cán bộ mới còn non.
179
- Cán bộ trực tiếp chỉ huy xã, thôn thiếu, kém do cấp trên lấy nhiều cán bộ cũ.
- Thiếu chính sách về kế hoạch đào tạo cán bộ vùng địch. Đời sống cán bộ vùng
địch gian khổ, chưa được các cấp ủy quan tâm, cán bộ xã gần như bị bỏ quên. Không có kế
hoạch bảo toàn cán bộ.
- Lãnh đạo đấu tranh thiếu chủ động, thường theo đuôi địch; kế hoạch đấu tranh
không rõ, không sát, chỉ có thủ đoạn đối phó vụn vặt, kém giải thích, phổ biến chủ trương
xuống tới các đồng chí... Nguyên nhân không biết dự đoán âm mưu địch để đề phòng.
- Không có chương trình liên tiếp, phối hợp kém; chưa biết rút kinh nghiệm và phổ
biến kinh nghiệm.
Kết luận: Công tác vùng địch chưa được đề cao. Cơ sở đã xây dựng được ở nhiều
nơi nhưng chưa đủ sức để xoay chuyển trước sức tấn công của địch. Tinh thần đồng chí
can đảm, hy sinh nhưng phương pháp lãnh đạo chưa tốt. Phong trào, cơ sở bị phá.
IV. Nhiệm vụ xây dựng Đảng trong vùng địch của Liên khu trong thời gian tới
- Gây cơ sở nơi tề phản động, có vị trí địch.
- Phát triển Đảng: tránh phát triển đối phó, kết nạp phải điều tra cẩn thận
- Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận, nâng cao Đảng thính cho cán bộ,
đảng viên vùng địch; đề phòng nội gián, tăng cường bảo vệ cán bộ, bảo vệ Đảng.
- Giáo dục Đảng tính, tẩy trừ những bệnh chủ quan, khinh địch, anh hùng chủ
nghĩa, thỏa hiệp, đầu hàng, cầu an, vô kỷ luật. Tích cực kiểm tra, kiểm soát, động viên cán
bộ, đảng viên; coi trọng công tác phê bình, tự phê bình, chỉ trích; đề cao kỷ luật; tích cực
dìu dắt, giúp đỡ; động viên tinh thần cán bộ, đảng viên trong vùng địch.
- Xúc tiến đào tạo cán bộ cho vùng địch tạm chiếm, chú trọng giáo dục, rèn luyện
tư tưởng, nhận thức, tác phong, ý thức công tác trong vùng địch tạm chiếm.
- Đề cao công tác củng cố Đảng, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng nhất.
- Đẩy mạnh đào tạo chi bộ tự động công tác.
- Đơn giản bộ máy, cải tiến lề lối làm việc, hướng vào công tác thực tế.
- Đào tạo, rèn luyện, chăm sóc đời sống cán bộ.
V. Kế hoạch xây dụng Đảng vùng địch
1. Phát triển mạnh vào các thành phố, thị xã; chú trong nơi yết hầu kinh tế, chính
trị, quân sự của địch. Tích cực gây cơ sở trong các thôn xóm có tề phản động, có vị trí
địch, đặc biệt vào thành phần công nhân.
Gây cơ sở trong các thành phố, thị xã, xí nghiệp: đến hết năm 1949, các thành phố
như Hải Phòng, Nam Định, mỗi khu phố phải có một chi bộ. Thị xã Hải Dương, Sơn Tây,
Kiến An, Hà Đông phải gây cơ sở mạnh trong thành phố. Hải Phòng phải có một chi bộ;
Kiến An, Hà Đông số lượng đảng viên phải tăng gấp đôi. Đưa các đồng chí vào các xí
nghiệp để hoạt động. Hướng phát triển Đảng vào Hoa Kiều.
180
Các đồng chí các ngành chuyên môn có trách nhiệm tuyên truyền phát triển Đảng
nhưng việc kết nạp phải do chi bộ ở đó đảm nhiệm.
Thực hiện chính sách “vết dầu loang” để gây cơ sở
Đưa cán bộ, đảng viên có năng lực vào vùng địch làm nhiệm vụ tuyên truyền, phát
triển Đảng.
Phát triển ở ngoại thành rồi đưa các đồng chí vào hoạt động ở trong nội thành.
- Các thôn, xóm có vị trí địch và tề phản động: Hết năm 1949 phải gây được cơ sở
ở ¼ tổng số thôn hiện có. Đưa cán bộ hay những đồng chí Công giáo vào gây cơ sở trước.
Gây cơ sở nhằm vào những gia đình bị địch, tề hãm hại, làm mất quyền lợi hoặc những gia
đình ghét cha cố hoặc bị cha cố ghét bỏ; những gia đình làm cách mạng hay có cảm tình
với cách mạng nay còn tốt. Ở những nơi toàn tòng, nhằm vào những thôn lẻ phát triển
trước. Phát triển bên lương trước rồi phát triển bên Công giáo sau. Dùng võ trang tuyên
truyền, quân sự đánh mạnh để bắt bọn tề phản động hoặc làm cho chúng phải quay lại với
ta để tìm cách gây cơ sở quần chúng, dần dần gây cơ sở Đảng.
- Đặc biệt phát triển trong phong trào công nhân: Đưa cán bộ, đảng viên có năng
lực vào tuyên truyền trong các xí nghiệp; chú trọng vào thợ mộc, lề, phu.
2. Mạnh bạo tuyên truyền trong vùng địch, chống quan niệm cho rằng phát triển
Đảng chỉ nhằm vào điều kiện tinh thần.
Muốn làm được điều đó, cần phân công trách nhiệm rõ ràng, tăng cường công tác
đôn đốc, kiểm tra của cấp trên, có kế hoạch thích hợp. Kết nạp phải chú trọng hiểu biết chủ
nghĩa và Đảng; tuyên truyền phải đúng thời điểm, nhằm vào lúc quyền lợi nhân dân bị hà
hiếp, áp bức; lợi dụng những luận điệu phản tuyên truyền mà đẩy mạnh việc tuyên truyền
gây ảnh hưởng cho Đảng.
3. Đề cao công tác củng cố, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên.
Trước hết, phải giữ vững cơ sở, đề phòng nội gián.
Muốn giữ vững cơ sở, phải gây lại ngay những cơ sở bị vỡ; chắp lại các mối bị đứt,
giữ vững liên lạc và sinh hoạt; những đồng chí nào mất tinh thần, đưa ra ngoài huấn luyện;
kiên quyết duy trì, chấn chỉnh các tổ chức bí mật; phải biết dự đoán trước địch sắp khủng
bố nơi nào để có kế hoạch đối phó; chấn chỉnh các tổ chức quần chúng. Đặc biệt, sau khi bị
khủng bố, cần cử cán bộ về chi bộ để rút kinh nghiệm và động viên cán bộ, đảng viên. Khi
địch đánh tới, cần phải đi sát quần chúng để nắm và chỉ đạo; yêu cầu các đồng chí lưu
vong về địa phương hoạt động; chống chủ quan khinh địch, tranh đấu không đúng mức,
thiếu cơ sở.
Để đề phòng nội gián, cần huấn luyện công tác bí mật, kiểm soát sự liên lạc của
đảng viên; điều tra những đồng chí hay tò mò, tiêu xài hoang phí; kỷ luật đúng mức, tránh
tình trạng đảng viên bất mãn; các chi bộ kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau; tăng cường giáo dục
những đồng chí bất mãn, mất tinh thần; phát triển Đảng chú trọng điều tra lý lịch rõ ràng.
181
4. Chú trọng bồi dưỡng lý luận, tổ chức huấn luyện, hướng dẫn chi bộ, đảm bảo các
điều kiện sau:
Chương trình ngắn, dễ hiểu, thích hợp với trình độ, phù hợp với vùng địch. Nội
dung huấn luyện nhằm vào học tập lý luận phổ thông; chủ trương, chính sách của Đảng, lề
lối sinh hoạt, làm việc trong vùng địch, công tác đấu tranh và công tác bí mật. Hình thức
đào tạo gồm mở lớp, học tập đoàn, đọc sách, các buổi sinh hoạt. Cấp trên phải hướng dẫn
cấp dưới. Cán bộ hoặc chi ủy khu về xã phải có trách nhiệm huấn luyện; đả phá quan niệm
cho rằng trong vùng địch, hoạt động là chính chứ không cần học tập.
5. Nâng cao Đảng tính.
Tẩy trừ các bệnh chủ quan, khinh địch, anh hùng, chủ nghĩa, thỏa hiệp, đầu hàng,
cầu an, vô kỷ luật. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, động viên, rèn luyện cán bộ, đảng viên.
Coi trọng công tác phê bình, chỉ trích, đề cao kỷ luật, kỷ luật phải đi đôi với động viên,
giúp đỡ đồng chí.
6. Động viên tình thần các đồng chí trong vùng địch:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến tin tức về thành tích và thắng lợi của ta
trong nước và phong trào dân chủ mới trên thế giới, nhấn mạnh thất bại của địch dù nhỏ.
Đề cao thành tích của các đồng chí và chi bộ trong vùng địch. Phải kịp thời động viên
những nơi phong trào bị vỡ. Xuất bản tài liệu về gương hy sinh của các vị tiền bối. Đồng
thời làm tốt công tác khen thưởng, gây phong trào thi đua.
7. Phải chú ý đào tạo và duy trì chi bộ tự động công tác. Sắp xếp bộ máy trong chi
bộ đơn giản, gọn nhẹ: Bỏ Ban Đảng vụ, Ban Thi đua, các Đảng đoàn xã, chỉ tổ chức Đảng
đoàn khi cần thiết. Đưa các chi bộ tản cư về địa phương hoạt động
8. Đẩy mạnh đào tạo, rèn luyện, sàng lọc cán bộ, coi đây là nhiệm vụ đặc biệt.
Xúc tiến đào tạo cán bộ cho vùng địch, mở các lớp huấn luyện riêng cho cán bộ
vùng địch. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng lý luận, đạo đức, lấy tâm gương thực tế hằng
ngày của cán bộ làm tài liệu học tập; tổng kết kinh nghiệm để đúc rút thành lý luận công
tác vùng địch; tích cực rèn lối làm việc trong vùng địch cho cán bộ; coi trọng kiểm thảo, tự
chỉ trích.
9. Chăm lo đời sống và bảo toàn cho cán bộ, nhất là cán bộ xã.
Liên khu ủy III, ngày 20-9-1949
Nguồn: Đảng vụ Liên khu III (20-9-1949), Nghị quyết Hội nghị Đảng vụ toàn khu
Về xây dựng Đảng vùng địch, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng [124].
182
Phụ lục 10
BCH Đảng bộ Liên khu III
KIỂM THẢO VỀ VIỆC ĐÀO TẠO, RÈN LUYỆN
VÀ ĐIỀU CHUYỂN CÁN BỘ NĂM 1949
(Trích)
I. Kiểm điểm việc thực hiện chủ trương của Khu ủy và Trung ương về việc đào
tạo, rèn luyện, điều chỉnh cán bộ năm 1949
A. Về việc mở trường, lớp đào tạo, rèn luyện cán bộ
Các cấp, các ngành mở nhiều trường, lớp huấn luyện:
Khu có trường Trần Phú.
Hải Dương có trường Công nông
Hưng Yên có trường Tháng 8.
Hà Đông có trường Tháng 10
Nhiều tỉnh không có trường thì mở lớp. Thái Bình mở lớp đào tạo Huyện ủy viên
dài hạn: chọn một số cán bộ huyện, Bí thư chi bộ có triển vọng để đào tạo rồi đưa về các
huyện công tác. Sau một thời gian lại tập trung để bồi dưỡng. Các tỉnh Kiến An, Hà Nam,
Nam Định cũng áp dụng hình thức như Thái Bình. Ninh Bình đã đào tạo được 400 cán
bộ từ Bí thư chi bộ trở lên.
Năm 1949, cấp ủy các cấp còn bổ túc văn hóa cho cán bộ các cấp: Liên khu bổ túc
cho các đồng chí cũ và cán bộ cấp ủy tỉnh; các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình, Hà
Nam và một số huyện bổ túc văn hóa cho cán bộ của tỉnh và huyện và cán bộ xã.
Trường hành chính đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn, chính quyền. Nhiều
tỉnh huấn luyện được hầu hết cán bộ Ủy ban xã, hội viên Hội đồng nhân dân xã.
Trong bộ đội, Trường Nguyễn Huệ đào tạo các bộ quân sự trung, đại đội. Trường
Lê Lợi đào tạo cán bộ chính trị.
Các ngành dọc quần chúng mở hàng trăm lớp đào tạo cán bộ Thanh niên, Phụ nữ,
Nông dân. Công đoàn mở lớp đào tạo cán bộ vùng địch.
Liên khu mở lớp học tập kinh nghiệm Thu-Đông năm 1948 để thực hiện kế hoạch
Thu-Đông năm 1949. Thái Bình, Hà Nam phát động phong trào “hai tháng học tập”.
Liên khu ủy và cấp ủy các tỉnh, huyện đã chú trọng đào tạo cán bộ xã, cán bộ
vùng địch:
Năm 1949, hầu hết chi ủy viên được huấn luyện. Phương thức đào tạo lúc đầu là:
đào tạo ở ngoài rồi đưa vào; dần dần đào tạo ngay cán bộ địa phương bằng cách chọn
người đưa ra ngoài huấn luyện rồi đưa vào địa phương. Hưng Yên tổ chức trại hè bên bờ
đê. Hải Phòng đưa cán bộ bên ngoài vào hoạt động ở ngoại thành, sau đó huấn luyện công
183
tác bí mật, phương pháp hoạt động trong nội thành, đường lối đi lại trong nội thành, mưu
mô phá hoại của địch. Sau đó cho vào nội thành hoạt động.
Sơn Tây ít mở được lớp (trong 9 tháng chỉ có 3 lớp) do địch khủng bố gắt gao, cán
bộ phải đối phó và ốm yếu nhiều. Hòa Bình, tài chính khó khăn, cấp ủy ít chú ý đào tạo cán
bộ địa phương, cán bộ văn hóa kém, hiểu biết chậm nên đào tạo khó khăn.
B. Kết quả đào tạo, rèn luyện, điều chỉnh cán bộ năm 1949: Cán bộ các cấp tăng
nhiều. Các tỉnh đã cung cấp nhiều cán bộ cho Liên khu và Trung ương
Năm 1949, Liên khu đã đào tạo được 600 Huyện ủy viên.
Năm 1948, toàn Liên khu chỉ có 170 Tỉnh ủy viên, năm 1949 có 213 đồng chí
(chưa kể các đồng chí giúp việc bên Chính ủy Liên khu, các đồng chí Bí thư hay Thường
vụ huyện ủy đã chuyển lên Khu, năng lực tương đương Tỉnh ủy viên và 32 Tỉnh ủy viên
cung cấp lên Trung ương và Đảng bộ Hà Nội)
Thái Bình năm 1949 đào tạo thêm 21 Tỉnh ủy viên, 92 Huyện ủy viên, 118 cán bộ
giúp việc tỉnh, 306 cán bộ huyện.
Liên khu đã cung cấp cho Hà Nội và Trung ương là 32 Tỉnh ủy viên, 154 cán bộ
các loại (chưa kể các tỉnh giúp thẳng cho Hà Nội 100 đồng chí).
C. Khuyết điểm của công tác đào tạo cán bộ, rèn luyện, điều chuyển cán bộ
Chưa bồi dưỡng hết Tỉnh ủy viên, Huyện ủy viên và cán bộ chuyên môn Khu, Tỉnh:
trong 155 Tỉnh ủy viên chỉ có 20 đồng chí được dự lớp của Khu. Nguyên nhân: Khu mở
lớp, các tỉnh lấy cớ thiếu cán bộ nên không cho đi hoặc cử người không đúng điều kiện.
Việc bồi dưỡng huyện ủy viên nhiều tỉnh hết sức khắt khe, Thái Bình có 164 Huyện
ủy viên nhưng chỉ có 41 đồng chí được dự lớp.
Đào tạo cán bộ chuyên môn chỉ chú trọng ngành quân sự, chính quyền, dân vận,
tuyên huấn. Các ngành khác ít chú ý đào tạo nên thiếu cán bộ hoặc cán bộ trình độ chuyên
môn kém.
Kế hoạch đào tạo cán bộ nghèo nàn, chủ yếu là mở lớp, ít chú ý các hình thức khác
(lấy cán bộ lên tập sự ở văn phòng cấp ủy, ở các ban chuyên môn; cất nhắc cán bộ).
Giá sinh hoạt đắt đỏ, cán bộ nghèo, nhiều lớp mở ra không thành công.
Chính sách điều động cán bộ:
* Ưu điểm: Năm 1949 là năm điều động cán bộ nhiều nhất. Một số cán bộ vùng tự
do được điều động vào địch tạm chiếm; các tỉnh điều động nhiều cán bộ lên giúp Trung
ương và Liên khu ủy. Các tỉnh điều chỉnh, phân phối lại cán bộ tại địa phương, chuyển cán
bộ từ địa phương nhiều sang địa phương ít.
Kết quả việc điều chuyển cán bộ: thành phần các cấp ủy tương đối điều hòa mới cũ,
phong trào giữa các địa phương tương đối điều hòa, không quá chênh lệch như trước; thay
đổi môi trường công tác làm cho các đồng chí hăng hái, phấn khởi công tác; giúp cán bộ mở
rộng tầm nhìn, thay đổi tư duy, bớt dần tư tưởng bản vị, địa phương chủ nghĩa.
184
* Khuyết điểm:
Các cấp, các ngành chưa có chính sách điều động cán bộ rõ ràng, hợp lý; chỉ chú ý
điều động cán bộ lên bổ sung cho ban, ngành mình, không chú ý để lại cán bộ cốt cán cho
cấp dưới, làm cho bộ máy cấp dưới xộc xệch, một số tỉnh, huyện, chi bộ sút kém.
Nhiều cấp bộ khi điều động cán bộ không chú ý tới xu hướng, nguyện vọng, hoàn
cảnh cũng như tinh thần của cán bộ nên đã có một số đồng chí phải đi miền ngược hay phải
vào vùng địch đã trốn nhiệm vụ bỏ về.
Các cấp bộ không nhất quán, không kiên quyết nên nhiều cán bộ không thi hành
nghiêm chính sách điều động.
Nguyên nhân: bộ máy chưa ổn định, thay đổi liên tục nên phải điều động liên tục
(nửa năm có tới 3,4 lần điều động). Hoàn cảnh kháng chiến sinh ra nhiều công tác phức
tạp, thiếu cán bộ dự trữ, vá víu. Phải cung cấp nhiều cán bộ cho cấp trên, cho bộ đội
Tình trạng “Tân quan tân chính sách” thường xảy ra.
Cần chấm dứt tình trạng trên để cán bộ đi sâu chuyên môn và yên tâm công tác.
D. Tình hình cán bộ trong Khu tính đến tháng 11-1949:
Năm 1949, Liên khu có: 17 Khu ủy viên, 155 Tỉnh ủy viên, 58 Tỉnh ủy viên và
tương đương Tỉnh ủy viên, 1.100 Huyện ủy viên, 2.240 cán bộ công tác nội bộ Đảng tới
Huyện, 2.275 cán bộ dân vận tới Huyện, 1.718 cán bộ chính quyền tới Huyện, 992 cán bộ
quân sự tới huyện.
Năm 1948, toàn Liên khu có 4.000 cán bộ. So với năm 1948, số lượng cán bộ năm
1949 tăng trên 4.000 đồng chí. (chưa kể cán bộ trong bộ đội, cán bộ cung cấp cho Trung
ương, Hà Nội). Tuy nhiều nhưng vẫn chưa đủ cung cấp cho nhu cầu thực tiễn, vẫn thiếu
nhiều cán bộ, nhất là cán bộ cốt cán.
- Cán bộ chỉ đạo: các Tỉnh ủy, Thành ủy đều có từ 11 đến 19 ủy viên, đủ về số
lượng nhưng cán bộ có đủ năng lực thì thiếu, thường chỉ có một số trong Ban Thường vụ.
Các ban Huyện ủy cũng trong tình trạng như vậy.
- Cán bộ các ngành kinh tế, văn hóa, dân quân, công an thiếu. Vùng địch kiểm soát
ở Hòa Bình, Hải Phòng thiếu cán bộ. Hòa Bình thiếu cán bộ cấp xã.
- Đa số cán bộ văn hóa kém nên hạn chế đến năng lực nhận thức, trình độ tổ chức và
chuyên môn.(phần lớn chỉ có trình độ sơ học vỡ lòng). Kém nhất là cán bộ cũ, cán bộ nữ.
- Một số cán bộ có nhận thức sai lầm, cho rằng: từ cấp nọ lên cấp kia mới là tiến
bộ, còn cán bộ các ngành chuyên môn thì không phải là tiến bộ. Nguyên nhân, do cấp ủy ít
chú ý đến cán bộ chuyên môn.
- Đời sống cán bộ thiếu thốn, nhiều cán bộ ốm đau: chỉ có một số cán bộ chính
quyền, cán bộ xung quanh Khu và Tỉnh ủy ăn lương Chính phủ; còn lại cán bộ cấp huyện,
xã thì chật vật, thiếu thốn. Cán bộ Sơn Tây, Hòa Bình, Hà Nam đói, chạy ăn từng bữa vào
tháng 3, 4, 5, 6. Cán bộ tiền tuyến tinh thần căng thẳng nên nhiều đồng chí mắc bệnh (Sơn
Tây có thời kỳ 8/10 cán bộ mắc bệnh). Liên khu ủy đã chỉ đạo chú ý cấp dưỡng cho cán bộ
nhưng tài chính eo hẹp nên chỉ làm được cơ bản.
185
“Cán bộ xã từ trước tới nay chưa được chú ý. Nhiều đồng chí hoạt động chuyên
nghiệp mà ăn uống, thuốc men, quần áo phải trông chờ vào gia đình nên tình trạng khá
quẫn bách, nhất là những đồng chí bần, cố nông. Vì thế một số đồng chí không dám vào
cấp ủy”. “một số cán bộ phụ nữ cả nam xin về làm ăn buôn bán, đi học hoặc về xã hoạt
động để tìm cách an thân”.
Tuy vậy đa số cán bộ vẫn hăng hái công tác, dũng cảm, tích cực học tập, cầu tiến
bộ. Nhiều đồng chí xung phong vào vùng địch đi Miên-Lào.
Một số khuyết điểm chung của cán bộ:
+ Bệnh chủ quan, khinh địch, nhất là cán bộ vùng địch còn nặng. Nguyên nhân một
phần do có lệnh chuẩn bị tổng phản công nên cán bộ sinh ra chủ quan: vụ Hòa Phong (Hưng
Yên), Liên Bắc (Hà Đông), Hải Phòng (8-1949) đã làm thiệt hại nhiều cán bộ, đảng viên.
+ Một số đồng chí không thích làm cán bộ các ngành chuyên môn. Cán bộ quân sự
ăn chơi xa xỉ. Một số cán bộ không muốn vào vùng địch, đi miền núi, thường cố ở lại hoặc
bỏ trốn.
Nguyên nhân cơ bản: các cấp chưa chú ý giáo dục Đảng tính, giai cấp, vận động tự
chỉ trích, kiểm thảo, theo dõi, kiểm tra.
KẾT LUẬN
Đã chú ý đào tạo cán bộ, số lượng nhiều nhưng chưa đủ cung cấp cho phong trào,
thiếu cán bộ cốt cán.
Đào tạo, bổ túc được nhiều cán bộ xã nhưng chưa bổ túc hết cho Tỉnh ủy viên,
huyện ủy viên và cán bộ chuyên môn giúp việc ở Khu, tỉnh.
Phương pháp đào tạo nghèo nàn.
Chính sách điều động cán bộ chưa rõ ràng, hợp lý, còn tình trạng giật gấu, vá vai,
thủng đâu bít đấy. Cấp dưỡng còn nhiều thiếu sót.
Chưa động viên được hết khả năng của cán bộ.
Phương hướng năm 1950: bổ túc cho cán bộ cũ (Tỉnh ủy viên, huyện ủy viên);
tích cực đào tạo cán bộ mới, đặc biệt là cán bộ chuyên môn như: kinh tế, dân vận, quân sự;
tăng cường giáo dục cán bộ Đảng tính, giai cấp; đưa vấn đề học tập, đào tạo cán bộ vào nề
nếp, các cấp phải mở trường dài hạn, chú ý nâng cao trình độ văn hóa, cán bộ huyện, tỉnh
tối thiểu phải có trình độ Sơ học bổ túc trở lên; động viên cán bộ thi đua công tác, xung
phong chịu đựng gian khổ.
Liên khu ủy III, ngày 20-11-1949
Nguồn: Ban Chấp hành Đảng bộ Liên khu III (1949), Kiểm thảo chủ trương, chính sách
xây dựng Đảng năm 1949, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng [21].
186
Phụ lục 11
NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ LIÊN KHU III
LẦN THỨ TƯ VỀ NHIỆM VỤ CÔNG TÁC LIÊN KHU NĂM 1953
(Trích)
Từ ngày 1 đến ngày 6-4-1953, Ban Chấp hành Đảng bộ Liên khu III họp Hội nghị
lần thứ tư.
Tình hình trong nước:
Những thắng lợi đã giành được về các mặt chính trị, quân sự, chỉnh Đảng, chỉnh
huấn đã tăng cường sức chiến đấu cho cán bộ, đảng viên. Vì vậy, ta đã liên tiếp giành được
thắng lợi trong các trận chống càn, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch; củng cố và mở rộng
các khu căn cứ du kích, tạo nên thế bao vây, uy hiếp ngày càng mạnh đối với địch, đẩy
chúng vào thế bị động phải đối phó.
Một số khuyết điểm: chưa lãnh đạo thường xuyên, liên tục công tác sản xuất và tiết
kiệm, chưa chú trọng đúng mức đối với việc bảo vệ thanh niên, bảo vệ sản xuất; chưa đẩy
mạnh phong trào đấu tranh kinh tế, chính trị của nhân dân vùng tạm bị chiếm, chống phá
tuyển mộ, chống áp bức bó lột.
Nhiệm vụ công tác của Liên khu trong năm 1953:
Vùng tự do: phát động quần chúng giảm tô, thực hiện giảm tức; chính đốn và củng
cố chi bộ, nông hội; chuẩn bị mọi điều kiện để phát động quần chúng ở miền núi; chống
các tư tưởng sai lầm: ngại khó, ngại khổ, coi thường giai cấp địa chủ ở Việt Nam; tích cực
vận động sản xuất, tiết kiệm, phòng đói, chống đói; tăng cường công tác thu thuế nông
nghiệp, tiếp tục kế hoạch chỉnh Đảng, chỉnh quân, đẩy mạnh phong trào tòng quân.
Vùng du kích và căn cứ du kích: chống phá các cuộc càn quét của địch, phát triển
chiến tranh du kích; phát động quần chúng triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức; phát triển
các tổ chức quần chúng; phục hồi và phát triển sản xuất; đẩy mạnh công tác bảo mật,
phòng gian; tích cực đấu tranh kinh tế với địch; phát triển bình dân học vụ; chỉnh đốn chi
bộ; thực hiện chỉnh huấn cơ quan.
Vùng tạm bị chiếm: đẩy mạnh phong trào quần chúng đấu tranh đòi quyền lợi thiết
thực, chống áp bức bóc lột, chống bắt phu, bắt lính, chống vây sục, khủng bố, phá cơ sở,
chống dồn làng, lập trại; đẩy mạnh công tác binh, địch vận; đấu tranh hợp pháp kết hợp với
bất hợp pháp; đẩy mạnh công tác phục vụ và củng cố cơ sở; tăng cường công tác tuyên
truyền, tranh thủ nhân dân; chống do thám, chỉ điểm
Hai nhiệm vụ chính:
- Phát động quần chúng triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức
- Phát động chiến tranh du kích chống càn quét
Mọi công tác đều phải kết hợp với hai công tác chính ấy.
Ban Chấp hành Đảng bộ Liên khu III
Ngày 6-4-1953
Nguồn: Ban Chấp hành Đảng bộ Liên khu III (6-4-1953), Nghị quyết Hội nghị
Ban Chấp hành Đảng bộ Liên khu lần thứ tư Về nhiệm vụ công tác năm 1953,
Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng [57].
187
Phụ lục 12
BÁO CÁO TÌNH HÌNH LIÊN KHU III NĂM 1950
(Trích)
I. TÌNH HÌNH QUÂN SỰ
A. Hoạt động của địch
Hoạt động của địch ở Liên khu III năm 1950 chí làm 2 thời kỳ: từ 16-10-1949 đến
hết tháng 5-1950 tiến công chiếm động toàn khu đồng bằng. Từ tháng 6-1950 trở đi càn
quét để bình định khu vực đã chiếm.
Đặc điểm hoạt động của địch: Phối hợp chặt chẽ quân sự với chính trị, kinh tế; lợi
dụng Công giáo; bắn phá dữ dội ra vùng tự do; đốt phá, vơ vét thóc lúa, của cải; ra sức
tuyển mộ ngụy binh, tích cực xây dựng lực lượng vũ trang phản động địa phương, nhất là
phản động Công giáo.
B. Hoạt động của ta
Để chống âm mưu chiếm đóng đồng bằng của địch, ta chủ trương phát triển chiến
tranh nhân dân. Lúc đầu vì sự phán đoàn chủ quan không kịp thời nên việc đối phó của ta
chậm chạp, lúng túng. Kết quả, địch thực hiện được kết quả tương đối dễ dàng. Sau đó, ta
đã phân tán bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương để dìu dắt dân quân du kích, phát triển du
kích chiến. Nhờ đó, phong trào được khôi phục dần. Hầu hết các cuộc càn quét của địch
đều gặp sự chống cự của bộ đội và du kích.
II. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ
A. Hoạt động của địch
Ngoài những mưu mô, thủ đoạn cũ, hoạt động chính trị địch chú trọng nhất việc lôi
kép lực lượng công giáo hòng phá khối đoàn kết của ta.
Dựa vào thế lực của giặc và được chúng giúp đỡ, sau khi Pháp đánh Phát Diệm,
Bùi Chu, bọn cha cố phản động đã thay đổi thái độ: cấu kết với giặc ra mặt chống lại ta;
chúng tuyên truyền gây ảnh hưởng cho Mỹ, liên lạc với Mỹ, thành lập các tổ chức quần
chúng phản động, lập ngụy quân, ngụy quyền, tàn sát, bắt bớ cán bộ và các người hoạt
động cho kháng chiến, áp bức bóc lột giáo dân, lưu manh hóa giáo dân, lôi kéo giáo dân
sang các làng lương càn quét, cướp bóc, gây thành những cuộc xung đột lương, giáo.
B. Hoạt động của ta
Nhận rõ âm mưu địch, ta đã đặc biệt chú trọng chuyển hướng phương châm vận
động. Ta đã giáo dục chủ trương, chính sách đối với Công giáo cho cán bộ, đảng viên và
nhân dân, tăng cường việc vận động giáo dân, mở chiến dịch lương, giáo đoàn kết giết
giặc, tổ chức Hội nghị những người Công giáo kháng chiến
Nhìn chung việc vận động Công giáo của ta năm qua có tiến bộ hơn nhưng kết quả
so với tầm quan trọng của vấn đề còn nghèo nàn: chưa làm cho cho phong trào tranh đấu
của giáo dân, phong trào lương, giáo đoàn kết thành một phong trào quần chúng. Nguyên
nhân vì trong tư tưởng cũng như trong công tác còn nhiều khuyết điểm: chưa tích cực
tuyên truyền, giáo dục giáo dân, chưa tích cực vận động giáo dân đấu tranh, còn thiên về
188
hoạt động quân sự và đối phó vặt với cha cố, chưa biết cách đi sát các làng Công giáo toàn
tòng, việc vận động lương, giáo đoàn kết còn ít thực tế
III. TÌNH HÌNH KINH TẾ
IV. TÌNH HÌNH ĐẢNG
Đầu năm địch đánh ồ ạt, cơ sở của ta ở các nơi nói chung đều bị tan rã, nơi thì chạy
tản mát ra vùng tự do, nơi thì nằm im không hoạt động. Bệnh cầu an nảy nở khá nặng.
Hưng Yên 60%, Thái Bình 50% đồng chí cầu an, có nơi gần hết chi bộ ra đầu thú với giặc
(huyện Thường Tín, Hà Đông có ba chi bộ gồm 170 đồng chí ra đầu thú).
Nhưng sau một thời gian, nhờ sự đi sát, giáo dục và do hoàn cảnh bị địch chiếm
đóng gần hết bắt buộc các đồng chí phải trở về nội địa, đồng thời với tình hình đã tương
đối ổn định, bệnh cầu an đã giảm đi rất nhiều, tinh thần các đồng chí dần dần trở lại, cơ sở
cũng dần dần phục hồi ở hầu hết các nơi, cả ở những nơi Công giáo toàn tòng, những nơi
có vị trí địch hoặc ven đường giao thông quan trọng (Đường số 5, số 1, sông Hồng) tuy
rằng ở những nơi này còn yếu.
Về việc lãnh đạo thì lúc đầu địch mới đánh, giao thông liên lạc bị đứt làm cho các
cấp bị lúng túng một thời gian, nhưng sau đó giao thông liên lạc được củng cố, tình hình đã
trở lại như cũ. So với trước, các cấp đã tiến bộ nhiều, nhất là việc lãnh đạo chiến tranh,
nhưng còn nhiều nhược điểm như:
- Chủ quan (trong việc phán đoán âm mưu địch, đối phó với Công giáo phản động).
- Kém kiểm tra, đôn đốc, theo dõi; trên, dưới không thông suốt nên không sát tình
hình và do đó phương châm hướng dẫn cho cấp dưới kém cụ thể.
- Chưa tổng kết được kinh nghiệm mấy vấn đề lớn như vấn đề vận động Công giáo,
phát triển nhân dân chiến tranh
- Về việc đào tạo cán bộ trong Liên khu và các tỉnh đã hết sức được chú ý tới, luôn
luôn mở các lớp đào tạo cán bộ mặc dầu hoàn cảnh hết sức khó khăn, nhưng vẫn không kịp vì
một số cán bộ hy sinh trong năm vừa qua lên khá nhiều (toàn Liên khu, tính từ cán bộ xã trở
lên đã có tới 2.000 cán bộ hy sinh trong năm vừa qua), nhu cầu lại mỗi ngày một tăng. Cũng
do việc đào tạo cán bộ không kịp nên việc điều động cán bộ còn chưa được hợp lý: điều động
luôn làm ảnh hưởng tới phong trào địa phương, việc đề bạt đôi khi có tính gượng ép.
KẾT LUẬN
Năm tới, địch sẽ tiếp tục càn quét mạnh hơn nữa để bình định vùng đã chiếm cố
bám lấy khu III.
Để làm tròn nhiệm vụ, các vấn đề quan trọng như: công tác ngụy vận, vấn đề công
giáo, vấn đề kinh tế phải được đặc biệt chú trọng.
Nguồn: Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 11,
Nxb chính trị quốc gia [116, tr.684- 692].
189
Phụ lục 13
BẢNG SO SÁNH SỐ LƯỢNG ĐẢNG VIÊN GIỮA MỘT SỐ LIÊN KHU
TỪ NĂM 1948 ĐẾN NĂM 1954
TT Liên khu III Liên khu IV Liên khu Việt Bắc
12-1948 84.504 đảng viên [10]
41.001 đảng viên [73]
Nửa cuối
năm 1949
15 vạn đồng [25]
56.357 đảng viên [108] 81.895 đảng viên [74]
6-1950 155.360 đảng viên [84] Đầu 1950, 140.000 [128] 103.219 đảng viên [84]
Cuối 1954 25.578 đảng viên [85] 107.205 đảng viên (từ
Quảng Bình trở ra) [85]
54.280 đảng viên [85]
190
Phụ lục 14
NGHỊ QUYẾT VỀ TÌNH HÌNH, NHIỆM VỤ VÀ CÔNG TÁC
CỦA LIÊN KHU III NĂM 1954
(Trích)
Tình hình Liên khu trong năm 1953:
- Lực lượng vũ trang và bán vũ trang còn phát triển trong phạm vi hẹp, cơ sở du
kích còn mỏng, một số nơi bỏ sót khả năng chiến đấu của nhân dân, vì vậy hạn chế sự phát
triển của chiến tranh du kích.
- Đầu năm 1954, nguy cơ đói vẫn đe dọa. Vì vậy cần đẩy mạnh sản xuất và bảo vệ
sản xuất, phòng chống thiên tai.
- Phải xây dựng Đảng bộ thành Đảng bộ mạnh, liên hệ chặt chẽ với quần chúng,
phát huy sức mạnh to lớn của quần chúng.
Nhiệm vụ của Liên khu trong năm 1954:
Hai nhiệm vụ trung tâm:
1. Phát triển chiến tranh du kích, tiêu diệt sinh lực địch; củng cố và mở rộng vùng
du kích và căn cứ du kích, đẩy mạnh đấu tranh vùng tạm chiếm, phá âm mưu bình định
địch hậu. Đây là nhiệm vụ trung tâm số
2. Phát động quần chúng triệt để giảm tô, cải cách ruộng đất ở những nơi Trung
ương quy định, tích cực thực hiện chính sách ruộng đất.
Ba công tác lớn:
1. Xây dựng lực lượng vũ trang các cấp, tăng cường tổ chức, nâng cao trình độ
chính trị và kỹ thuật của bộ đội và du kích.
2. Phát triển sản xuất và bảo vệ sản xuất.
3. Rèn luyện, đào tạo cán bộ, chính đốn và phát triển cơ sở Đảng.
Tiếp tục rèn luyện, nâng cao tư tưởng cán bộ; bảo vệ, đào tạo, đề bạt cán bộ; kiện
toàn bộ máy các cấp. các ngành; chú trọng cán bộ xã, cán bộ công nông, phụ nữ, miền núi,
vùng tạm bị chiếm. Sơ bộ chỉnh đốn chi bộ nông thôn; phát triển cơ sở ở những nơi đã
chỉnh đốn.
Việc rèn luyện, nâng cao tư tưởng, đào tạo, đề bạt, bảo vệ cán bộ là khâu chính, có
tính chất quyết định để đẩy mạnh các công tác khác.
Cần chú ý mấy công tác yếu nhất sau:
1. Đẩy mạnh công tác chống bắt lính và ngụy vận.
Ra sức giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhân dân tích cực đấu tranh chống bắt
lính, đòi chồng con (chú ý vùng tạm bị chiếm và vùng Công giáo).
Giáo dục chính sách đối với ngụy binh và phát động nhân dân (nhất là gia đình
ngụy binh) làm công tác ngụy vận, chủ yếu phá khối khinh quân và địa phương quân.
Kết hợp chặt chẽ công tác ngụy vận, chống bắt lính với tác chiến, với công tác vận
động đồng bào Công giáo. Kết hợp chặt chẽ công tác vận động ngụy binh với vận động
tòng quân và xây dựng du kích.
191
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, kiện toàn tổ chức địch vận, huy động khả năng
của các đoàn thể, của bộ đội vào công tác chống bắt lính và ngụy vận.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân
3. Tăng cường chống gián điệp, trấn áp bọn phản động, tiêu trừ biệt kích.
4. Đẩy mạnh vận động đồng bào Công giáo.
Giáo dục chính sách tôn giáo của Đảng và Chính phủ, thực sự tôn trọng tự do tín
ngưỡng; thiết thực giải quyết thành kiến, tăng cường đoàn kết lương - giáo, chống mọi âm
mưu chia rẽ, đập tan luận điệu phản động; chấp hành đúng chính sách của Đảng, thiết thực
mang lại quyền lợi cho nhân dân Công giáo. Dựa vào quần chúng cơ bản, tranh thủ các
tầng lớp trung gian và lạc hậu, cô lập bọn phản động, trấn áp bọn đầu sỏ, ác ôn. Tich cực
xây dựng, củng cố cơ sở, đào tạo cán bộ vùng Công giáo.
5. Đẩy mạnh vận động đồng bào dân tộc thiểu số
6. Chỉnh đốn tổ chức, chính quyền, đoàn thể, nhất là cấp xã.
Nhiệm vụ của từng vùng:
1. Vùng tự do:
- Nhiệm vụ trung tâm:
+ Tăng cường củng cố hậu phương, phá âm mưu địch đánh ra vùng tự do, trấn áp
bọn biệt kích, gián điệp, phản động.
+ Phát động quần chúng triệt để giảm tô, cải cách ruộng đất; thi hành chính sách
ruộng đất của Trung ương và của Liên khu ủy về miền núi.
- Công tác chính:
+ Rèn luyện, đào tạo cán bộ, sơ bộ chỉnh đốn chi bộ.
+ Thi đua sản xuất, bảo vệ sản xuất.
+ Xây dựng lực lượng bộ đội, du kích và công an xã.
+ Tích cực cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
2. Vùng căn cứ du kích và du kích
- Nhiệm vụ trung tâm:
+ Phát triển chiến tranh du kích, chống càn; củng cố, mở rộng khu du kích, căn cứ
du kích; phá âm mưu bình định của địch, thu hẹp vùng tạm bị chiếm.
+ Thi hành chính sách ruộng đất theo thường lệ.
- Công tác chính:
+ Xây dựng lực lượng vũ trang và nửa vũ trang.
+ Rèn luyện, đào tạo cán bộ, sơ bộ chỉnh đốn chi bộ.
+ Thi đua bảo vệ sản xuất và phát triển sản xuất.
+ Đẩy mạnh công tác địch, ngụy vận, chống bắt lính.
+ Chống gián điệp, trấn áp bọn phản động.
192
3. Vùng tạm bị chiếm
- Nhiệm vụ trung tâm:
Đẩy mạnh đấu tranh kinh tế, chính trị, chống bắt lính, chống dồn làng, chống áp
bức bóc lột, giàn quyền lợi hàng ngày cho nhân dân.
- Công tác chính:
+ Rèn luyện, đào tạo, bảo vệ cán bộ; sơ bộ chỉnh đốn chi bộ.
+ Củng cố cơ sở quần chúng, du kích bí mật.
+ Tuyên truyền, vạch mặt địch và tranh thủ nhân dân.
+ Đẩy mạnh địch, ngụy vận, đòi chồng con.
Phương châm: coi công tác vùng tạm bị chiếm ngang với công tác vung du kích và
căn cứ du kích.
Sửa đổi lề lối làm việc:
- Chống lề lối làm việc quan liêu, mệnh lệnh, không sát. Trước mắt chống bệnh:
khai Hội nhiều, chỉ thị nhiều, đòi báo cáo nhiều (3 nhiều); ít điều tra nghiên cứu, kiểm tra,
theo dõi, ít học tập chính sách, ít rút kinh nghiệm và tổng kết kinh nghiệm (3 ít). ()
Ngày 1-2-1954
Ban Thường vụ Liên khu ủy III
Phó Bí thư
Nguồn: Ban Thường vụ Liên khu ủy (1-2-1954), Nghị quyết, tình hình, nhiệm vụ công tác
năm 1954, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng [97].
193
Phụ lục 15
THƯ GỬI CÁC ĐỒNG CHÍ BẮC BỘ
Cùng các đồng chí Bắc Bộ,
Tôi không có thì giờ gặp các đồng chí để phê bình, kiểm thảo và bàn bạc công việc
chung. Tiếc vì hoàn cảnh không tiện. Vậy tôi có mấy lời dạn các đồng chí như sau, mong
các đồng chí chú ý:
1. Trong lúc dân tộc đang ở ngã tư đường, chết hay sống, mất hay còn, mỗi đồng
chí và cả đoàn thể phải đem cả tinh thần và lực lượng ra để đưa toàn dân quay về một
hướng, nhằm vào một mục đích đánh đuổi thực dân Pháp làm cho nước thống nhất và độc
lập. Vì vậy, mỗi một đồng chí và toàn cả đoàn thể phải: sáng suốt, khôn khéo, cẩn thận,
kiên quyết, siêng năng, nhất trí.
2. Cuộc trường kỳ kháng chiến này tức là dân tộc cách mệnh đến trình độ tối cao.
Trong lúc này tư tưởng và hành động của mỗi đồng chí rất có quan hệ đến toàn quốc. Nếu
một người sơ suất, một việc sơ suất là có thể hỏng việc to; sai một ly đi một dặm.
Vì vậy chúng ta phải kiên quyết tẩy sạch những khuyết điểm sau đây:
a. Địa phương chủ nghĩa
Chỉ chăm chú lợi ích của địa phương mình mà không nhìn đến lợi ích của toàn bộ.
Làm việc ở bộ phận nào chỉ biết bênh vực, vun đắp cho bộ phận ấy. Do khuyết điểm đó mà
sinh ra những việc, xem qua thì xem như không có quan hệ gì, kỳ thực rất có hại đến kế
hoạch chung. Thí dụ: muốn lấy tất cả cán bộ và vật liệu cho địa phương mình, không bằng
lòng đế cấp trên điều động cán bộ và vật liệu đến những nơi cần thiết.
b. Óc bè phái
Ai hẩu với mình thì dù nói không đúng cũng nghe, tài không có cũng dùng. Ai
không hẩu với mình thì dù có tài cũng dìm họ xuống, họ phải mấy cũng không nghe.
Đó là khuyết điểm rất có hại. Nó làm cho đoàn thể mất cán bộ, kém nhất trí, thường
hỏng việc. Đó là một chứng bệnh rất nguy hiểm.
c. Óc quân phiệt, quan liêu
Khi phụ trách ở một vùng nào thì như một ông “vua con” ở đấy, tha hồ mà hách
dịch, hoạnh họe. Đối với cấp trên thì xem thường, đối với cấp dưới cậy quyền lấn áp. Đối
với quần chúng ra vẻ quan cách làm cho quần chúng sợ hãi. Cái đầu óc “ông tướng, bà
tướng” ấy đã gây ra bao ác cảm, bao chia rẽ, làm cho cấp trên xa cấp dưới, đoàn thể xa
nhân dân.
d. Óc hẹp hòi
Chúng ta phải nhớ rằng: người đời ai cũng có chỗ hay, chỗ dở. Ta phải dùng chỗ
hay của người và giúp người chữa chỗ dở. Dùng người cũng như dùng gỗ. Người thợ khéo
thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong, đều tùy chỗ mà dùng được.
Tư tưởng hẹp hòi, thì hành động cũng hẹp hòi, thì nhiều thù, ít bạn. người mà hẹp
hòi thì ít kẻ giúp. Đoàn thể mà hẹp hòi thì không thể phát triển.
194
e. Ham chuộng hình thức
Việc gì cũng không xét đến kết quả thiết thực, cần kíp, chỉ nhằm về hình thức bên
ngoài, chỉ muốn phô trương cho oai. Thí dụ: ngày nay tập quân sự, cốt là biết bắn súng,
dùng dao, ném lựu đạn, dùng địa thế, khéo mò đêm, khéo trinh thám, nói tóm lại, cốt tập
cho mọi người biết đánh du kích. Thế mà nhiều nơi chỉ để thì giờ “một hai, một hai”. Thế
thì khác gì tập lễ nhạc để đi chữa cháy.
Nhiều nơi, những hình thức tuyên truyền cổ động chỉ biết kẻ khẩu hiệu, trưng cờ
biển và trang hoàng nhà thông tin tuyên truyền cho đẹp, lập chòi, diễn thuyết chỉ làm vì,
còn hàng ngày không chịu gần gũi quần chúng để giải thích cho họ hiểu chu đáo những
chủ trương cả đoàn thể.
f. Làm việc lối bàn giấy
Thích làm việc bằng giấy tờ thật nhiều. ngồi một nơi chỉ tay năm ngón không chị
xuống địa phương kiểm ta công tác và để chỉ vạch những kế hoạch thi hành chỉ thị, nghị
quyết của đoàn thể cho chu đáo. Những chỉ thị, nghị quyết cấp trên gửi xuống các địa
phương có thực hiện được hay không, các đồng chí cũng không biết đến. cái lối làm việc
như vậy rất có hại. Nó làm cho chúng ta không đi sát phong trào, không hiểu rõ được tình
hình bên dưới, cho nên phần nhiều chủ trương của chúng ta không thi hành được đến nơi
đến chốn.
g. Vô kỷ luật, kỷ luật không nghiêm
Trong những vùng chiến tranh lan đến, một số đồng chí đã tự tiện bỏ địa phương
mình chạy sang vùng khác làm việc mà không hề có sự quyết định của đoàn thể, của cấp
trên. Như vậy các đồng chí không những đã biểu lộ tinh thần kém cỏi, việc nào dễ hay ưa
thích thì làm, việc nào khó khăn không ưa thích thì bỏ, mà các đồng chí còn tỏ ra khinh
thường kỷ luật của đoàn thể, làm rối loạn hàng ngũ của đoàn thể.
Nhiều nơi các đồng chí phạm lỗi, nhưng không bị trừng phạt xứng đáng, có đồng
chí bị hạ tầng công tác nơi này, đi nơi khác lại ở nguyên cấp cũ hay chỉ bị hạ tầng công tác
theo hình thức, nhưng vẫn ở cấp bộ cũ làm việc.
Có đồng chí đáng bị trừng phạt, nhưng vì cảm tình nể nang chỉ phê bình, cảnh cáo
qua loa cho xong chuyện.Thậm chí còn có nơi che đậy cho nhau, tha thứ lẫn nhau, lừa dối
cấp trên, giấu giếm đoàn thể. Thi hành kỷ luật như vậy làm cho các đồng chí không những
không biết sửa lỗi cho mình mà còn khinh thường kỷ luật. Tai hại hơn nữa nếu kỷ luật của
đoàn thể lỏng lẻo, những phần tử phản động sẽ có cơ hội chui vào hàng ngũ ta để phá hoại
đoàn thể ta.
h. Ích kỷ, hủ hóa
Có đồng chí còn giữ óc địa vị, cố tranh cho được uỷ viên này chủ tịch kia. Có
những đồng chí chỉ lo ăn ngon mặc đẹp, lo chiếm của công làm của tư, lợi dụng địa vị và
công tác của mình mà buôn bán phát tài, lo việc riêng hơn việc công. Đạo đức cách mạng
thế nào, dư luận chê bai thế nào cũng mặc.
195
Có những đồng chí hay có tính kiêu ngạo, tự mãn, cho mình là giỏi hơn ai hết, ai
cũng không bằng mình...
Mỗi một đồng chí ta phải có thái độ khiêm tốn, càng cựu, càng giỏi, càng phải khiêm
tốn, phải có lòng cầu tiến bộ. Tự mãn, tự túc là co mình lại, không cho mình tiến bộ thêm.
Có những đồng chí còn giữ thói quen “một người làm quan cả họ được nhờ”, đem
bà con, bạn hữu đặt vào chức này, việc kia, làm được hay không,mặc kệ. Hỏng việc đoàn
thể chịu cốt bà con, bạn hữu có địa vị là được
3. Các đồng chí cốt làm sao cho được những điều này:
a. Đoàn thể phải quân sự hóa, tư tưởng và hành động phải tuyệt đối nhất trí. Đoàn
thể là đạo quân tiên phong. Nếu lúc xung phong mà người nói thế này, kẻ nói thế kia, kèn
thổi ngược, trống đánh xuôi thì còn mong gì thắng trận. Chẳng những đoàn thể ta phải nhất
trí mà quân, dân, chính cũng phải nhất trí.
b. Trong các cơ quan chỉ huy chọn người phải đích đáng, quyền hạn phải phân
minh, phải liên lạc mật thiết, hợp tác chặt chẽ, phải tuyệt đối tránh cái tệ lạm quyền, bao
biện, xung đột, phù diện, suy tị, không phụ trách.
Lúc này cơ quan chỉ huy rất quan trọng. Cử người vào đó phải cẩn thận, nhưng
khi đã cử rồi, thì phải tuyệt đối phục tùng, cấp dưới phải nghe cấp trên, có thế công việc
mới chạy.
c. Phải giữ vững giao thông, liên lạc với các tỉnh, các khu và giữa Trung Bộ với
Nam Bộ và Bắc Bộ.
Mong các đồng chí đem toàn bộ tinh thần cách mạng mà khắc phục các khuyết
điểm, phát triển các ưu điểm, đồng tâm, hiệp lực, đoàn kết nội bộ, mở rộng hàng ngũ, chấn
chỉnh công tác để lãnh đạo toàn dân hăng hái kháng chiến để đi đến thắng lợi vẻ vang.
Chào thân ái và quyết thắng
Ngày 1 tháng 3 năm 1947
Hồ Chí Minh
Nguồn: Hồ Chí Minh Toàn tập (2011), Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [162, tr.87].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- la_nguyen_thi_xuan_bao_ve_cap_hoc_vien_7409_3247.pdf