Luận án Đảm bảo an ninh tài chính của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt Nam

Nghị quyết số 12-NQ/TW khóa XII đã đưa ra quan điểm chỉ đạo về các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước như sau: - TĐKTCVNN hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của tập đoàn. Tách bạch nhiệm vụ của TĐKTCVNN sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông thường và nhiệm vụ của TĐKTCVNN sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ công ích. - Nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của TĐKTCVNN để làm tốt vai trò dẫn dắt phát triển các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, bảo đảm doanh nghiệp Việt Nam thật sự trở thành lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. - Cơ cấu lại, đổi mới TĐKTCVNN theo cơ chế thị trường là quá trình thường xuyên, liên tục với phương thức thực hiện và lộ trình hợp lý. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại TĐKTCVNN theo hướng kiên quyết cổ phần hóa, bán vốn tại những tập đoàn mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ cổ phần, vốn góp chi phối, kể cả những tập đoàn đang kinh doanh có hiệu quả; đồng thời xử lý triệt để, bao gồm cả việc cho phá sản các TĐKTCVNN hoạt động yếu kém. - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của TĐKTCVNN; không để xảy ra thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước. Tách bạch, phân định rõ chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quản lý nhà nước đối với mọi loại hình doanh nghiệp, chức năng quản trị kinh doanh của TĐKTCVNN. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực quản trị, phẩm chất đạo đức để kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý TĐKTCVNN.

pdf179 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảm bảo an ninh tài chính của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu cầu, hoặc công ty làm ăn thua lỗ thì không được thưởng. 144 Phương án này có ưu điểm: từng bước tiếp cận với các chức danh viên chức quản lý, điều hành tương ứng trên thị trường nhưng có khống chế. Đồng thời, điều này khắc phục sự chênh lệch về tiền lương giữa ngành, nghề và tạo điều kiện thí điểm thuê Tổng giám đốc (giám đốc). Bốn là, thực hiện thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý vốn nhà nước ở các TĐKTCVNN Để nâng cao hiệu quả cho công tác bồi dưỡng cần tập trung thực hiện các nội dung chủ yếu sau: - Phân loại số cán bộ này theo chức danh công tác đang đảm nhận. - Xây dựng các chương trình thời gian bồi dưỡng cho từng chương trình đối với từng chức danh để phù hợp với đặc điểm công tác của từng chức danh. Các chương trình bồi dưỡng nên ngắn và cô đọng. Chẳng hạn một chương trình chỉ nên từ hai đến ba ngày theo các chuyên đề cụ thể. Mỗi cán bộ có thể tham gia nhiều đợt với nhiều chuyên đề trong một năm. - Việc tổ chức các đợt bồi dưỡng có thể thực hiện theo các cách thức: + Bồi dưỡng tập trung ở các trung tâm bồi dưỡng của Bộ, Ngành, địa phương + Bồi dưỡng tại các TĐKTCVNN. Với cách thức bồi dưỡng này các TĐKTCVNN đưa ra yêu cầu bồi dưỡng, tổ chức triệu tập học viên. Mời các chuyên gia về lĩnh vực cần bồi dưỡng làm giáo viên. - Quy định thời gian và số chuyên đề tham dự bồi dưỡng để cấp chứng chỉ cho cán bộ tham gia bồi dưỡng. Theo chúng tôi chứng chỉ này là một căn cứ để tổ chức bố trí, sắp xếp, nâng lương cho cán bộ. - Cần quy định rõ chỉ cấp chứng cho những cán bộ tham gia số chuyên đề và thời gian cần thiết trong một năm. Chẳng hạn tham gia năm chuyên đề với từ 15 ngày trở lên thì được cấp chứng chỉ. - Chứng chỉ do chủ tịch HĐQT TĐKTCVNN cấp trên cơ sở kết quả của từng đợt bồi dưỡng mà cán bộ tham gia. Thực hiện các giải pháp trên tạo điều kiện nâng cao trình độ cán bộ quản trị kinh doanh TĐKTCVNN. Yếu tố quyết định sự phát triển và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các TĐKTCVNN. 4.4.3. Thiết lập lại hệ thống kiểm soát tài chính giữa công ty mẹ và công ty con trong TĐKTCVNN theo hướng tinh gọn và hiệu quả 145 Trong xu hướng hiện nay ở Việt Nam, liên kết và tổ chức tập đoàn doanh nghiệp chủ yếu thông qua mối liên kết công ty mẹ – công ty con. Khi đã liên kết theo hình thức này thì việc duy trì vai trò chỉ đạo của công ty mẹ với công ty con là rất quan trọng. Có như vậy mới đảm bảo cho tập đoàn, tổng công ty hoạt động thông suốt. Nhưng thực tế, tập đoàn thường có qui mô lớn, hoạt động đa ngành nghề, các công ty con đều có tư cách pháp nhân và có sự tự chủ nhất định cho nên việc công ty mẹ kiểm soát công ty con bằng những cơ chế hành chính là điều không thể và không còn phù hợp trong tình hình hiện nay. Do đó phương thức quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính của các tập đoàn cũng phải thay đổi. Đó là các công ty mẹ cần quản lý các công ty con thông qua kiểm soát tài chính. Kiểm soát tài chính là khả năng và hoạt động của một chủ thể (chủ thể kiểm soát) chi phối, định hướng đối với việc ra quyết định về các chính sách tài chính và hoạt động của một chủ thể khác nhằm đạt được mục tiêu của chủ thể kiểm soát. Trong tập đoàn kinh tế, kiểm soát tài chính là hoạt động chi phối, định hướng của công ty mẹ đối với việc ra quyết định về các chính sách tài chính và hoạt động của các công ty con nhằm đạt được mục tiêu phát triển của tập đoàn. Như vậy, kiểm soát tài chính là công cụ quan trọng để thực hiện mục tiêu quản lý của công ty mẹ đối với các công ty con trong mối quan hệ đầu tư vốn. Vai trò quan trọng của kiểm soát tài chính trong tập đoàn kinh tế được thể hiện trên các khía cạnh sau: - Kiểm soát tài chính là công cụ để các chủ sở hữu, các nhà đầu tư quản lý, giám sát hiệu quả vốn đầu tư. - Kiểm soát tài chính bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể sở hữu vốn tham gia đầu tư vào tập đoàn, bảo đảm quyền lợi của các cổ đông, hạn chế rủi ro cho các khoản đầu tư. - Kiểm soát tài chính là công cụ đánh giá mức độ phù hợp của mục tiêu, quyết định và chính sách của hội đồng quản trị trong điều hành tập đoàn kinh tế. - Kiểm soát tài chính đảm bảo cho tập đoàn sử dụng vốn hiệu quả. - Kiểm soát tài chính giúp công ty mẹ nắm bắt được chính xác, toàn diện về tình hình tài chính để điều hành và giám sát các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn, phát hiện kịp thời những tồn tại trong kinh doanh của tập đoàn từ đó nhanh chóng đưa ra các quyết định điều chỉnh hoạt động phù hợp với yêu cầu thị trường. Đồng thời khai thác triệt để các tiềm năng của các công ty con, đưa ra các quyết định tài chính 146 đúng đắn, đạt hiệu quả cao đảm bảo sự hoạt động của các thành viên trong tập đoàn đúng theo định hướng, chiến lược phát triển chung của tập đoàn. Để thiết lập được một hệ thống kiểm soát tài chính tốt, các TĐKTCVNN cần phải giải quyết được các vấn đề sau: - Xác định rõ mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con. Trong thực tế hiện nay, hình thức “liên kết cứng” và “liên kết mềm” thường đan xen lẫn nhau trong một tập đoàn. Một bộ phận công ty thành viên chấp nhận bị kiểm soát, chi phối ở mức độ cao, tức là chấp nhận “liên kết cứng” và trở thành công ty con trong tập đoàn; một bộ phận khác thực hiện “liên kết mềm” và trở thành công ty liên kết. Vì vậy, trước khi đưa ra bất kỳ một giải pháp nào, các tập đoàn kinh tế cần xác định rõ vị thế của công ty mẹ trong tập đoàn. - Thiết lập một hệ thống kiểm soát tài chính. Một số giải pháp có thể được xem xét như sau: + Sửa đổi cơ chế tài chính cho các tập đoàn kinh tế từ chế tài quản lý theo chi phí trực tiếp sang chế tài quản lý theo hiệu quả, lợi nhuận. Trước hết cần thiết lập mục tiêu kiểm soát tài chính của tập đoàn là những mốc mà các hoạt động tài chính của tập đoàn cần đạt được với những tiêu chuẩn cụ thể. Các tiêu chuẩn định lượng như: tổng doanh thu, lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư Quy trình kiểm soát tài chính cần chỉ rõ đơn vị đầu mối thực hiện kiểm soát tài chính cũng như các đơn vị, tổ chức tham gia phối hợp kiểm soát tài chính trong tập đoàn. Đồng thời qui định rõ trách nhiệm của từng chủ thể thực hiện kiểm soát trong tập đoàn. Cần lưu ý rằng kiểm soát tài chính là kiểm soát tính hiệu quả của vốn đầu tư vào công ty con chứ không phải kiểm soát công việc của giám đốc các công ty con. + Thay thế cơ chế giao vốn bằng cơ chế đầu tư trong tập đoàn. Ở các tập đoàn kinh tế thì các công ty mẹ phải thực sự thực hiện kinh doanh tài chính, phải kiểm soát các công ty con thông qua thể chế đầu tư, vốn đầu tư; có thể trong các trường hợp công ty mẹ vẫn có hoạt động riêng biệt. + Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp thành viên và trực thuộc đơn vị thành viên. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trong các tập đoàn kinh tế sau khi cổ phần hoá đều hoạt động hiệu quả hơn với sự tham gia giám sát của đội ngũ đông đảo cổ đông, các thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động của doanh nghiệp được minh bạch hơn. 147 Tuy nhiên, phải xem xét lựa chọn hình thức cổ phần hoá để đảm bảo dù cổ phần hoá song tập đoàn vẫn giữ quyền chi phối về vốn ở các công ty cổ phần quan trọng (theo tỉ lệ cổ phần qui định), từ đó mới duy trì được quyền kiểm soát tài chính. + Xây dựng hệ thống kiểm soát tài chính hiệu quả trong các tập đoàn: Ban kiểm soát là đơn vị đại diện cho các chủ sở hữu vốn, thực hiện chức năng kiểm soát đối với hội đồng quản trị. Do đó, đơn vị này cần phải độc lập với hội đồng quản trị (trong hầu hết các tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam hiện nay, ban kiểm soát trực thuộc hội đồng quản trị). Tách bạch chức năng thực hiện các hoạt động tài chính và chức năng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính để nhanh chóng hạn chế tồn tại trong một số tập đoàn hiện nay là ban tài chính kế toán là đơn vị chức năng vừa thực hiện các hoạt động tài chính vừa thực hiện chức năng kiểm soát các hoạt động tài chính. Do đó, chức năng kiểm soát hầu như không có hiệu quả. + Thiết lập được các hệ thống giám sát, đánh giá hoạt động tài chính cũng như dự báo và kiểm soát được rủi ro các hoạt động tài chính để có biện pháp ứng phó linh hoạt Nguy cơ rủi ro tài chính luôn tồn tại trong từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh, đặc biệt các hoạt động tài chính, là những mầm mống sẵn sàng phá huỷ các tập đoàn kinh tế bất cứ lúc nào. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì mức độ rủi ro tài chính ngày càng tăng thêm. Người được giao trọng trách kiểm soát phải hội tụ được các phẩm chất quan trọng như: am hiểu ngành nghề, có tính chất hoài nghi nghề nghiệp, khách quan (tôn trọng sự thật). - Cơ chế kiểm soát phải đáp ứng các yêu cầu: + Khả năng kiểm soát: công ty mẹ có thể đề ra chính sách quản lý cho phép các công ty thành viên trong tập đoàn có mức độ tự chủ nhất định. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là công ty mẹ không có sự kiểm soát với công ty con, nhất là lĩnh vực về tài chính và những lĩnh vực có tính chất chiến lược. + Lĩnh vực kiểm soát: những lĩnh vực then chốt cần có sự kiểm soát chặt chế của công ty mẹ phải được thể chế hoá rõ ràng trong các quy chế, quy định của tập đoàn. Chính sách tài chính của công ty con phải chịu sự kiểm soát thực sự của công ty mẹ nhằm đảm bảo các công ty con được phối hợp chặt chẽ, thống nhất và được điều phối tập trung bởi chính sách tài chính của công ty mẹ. Trong chế độ kiểm soát của công ty mẹ cũng đồng thời xác định rõ mức độ cần thiết của sự tự chủ tài chính và ranh giới sự 148 tự chủ và phụ thuộc. Các qui định và kế hoạch ngắn hạn và chiến lược dài hạn của công ty con đều chịu sự định hướng bởi chiến lược chung của công ty mẹ. + Kiểm soát theo mục tiêu của tập đoàn: các mục tiêu của công ty mẹ là nhân tố quan trọng đối với việc kiểm soát của tập đoàn. Tập đoàn luôn duy trì quyền lực kiểm soát theo hướng đạt được các mục tiêu của công ty mẹ. 4.4.4. Dự báo và kiểm soát rủi ro tài chính của tập đoàn kinh tế Rủi ro tài chính là một trạng thái biểu hiện nguy cơ bất ổn xảy ra trong hoạt động đầu tư dẫn đến hiệu quả đầu tư không đạt được mức như mục tiêu dự kiến khiến cho chủ thể đầu tư lâm vào trạng thái bất lợi trong kinh doanh như thua lỗ, nợ nần thậm chí phá sản... và gây ảnh hưởng đến hoạt động tài chính. Nguy cơ rủi ro tài chính đã thực sự chứa đựng trong từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các hoạt động tài chính và là những mầm mống, sẵn sàng châm ngòi cho khủng hoảng đối với các tập đoàn kinh tế bất cứ lúc nào. Nhất là, trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì mức độ rủi ro tài chính ngày càng tăng thêm cùng với sự phát triển của thị trường tài chính. Do đó, kiểm soát rủi ro tài chính được coi là một nội dung quan trọng và không thể thiếu của nội dung kiểm soát tài chính trong tập đoàn kinh tế. Do những đổi thay không ngừng trên thị trường mà việc quản trị rủi ro cũng trở thành một quá trình biến hoá liên tục các phương pháp phòng chống rủi ro, dựa trên dự báo về mức độ biến động của giá cả, môi trường kinh doanh, điều kiện chính trị, kinh tế xã hội trong nước và quốc tế. Mặc dù vậy, quy trình quản trị rủi ro trong các Tập đoàn kinh tế không thể bỏ qua những bước căn bản sau đây: Nhận diện và phân loại rủi ro tài chính Mọi rủi ro trên thị trường đều xuất phát từ những thay đổi về giá cả thị trường như lãi suất, tỷ giá cũng như giá của các loại hàng hoá khác. Ngoài ra còn có một số rủi ro khác ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp như rủi ro về tín dụng, rủi ro trong hoạt động sản xuất, rủi ro trong thanh khoản và rủi ro mang tính hệ thống tác động chung lên toàn thị trường. Những rủi ro trên đều có tính liên kết và tác động qua lại lẫn nhau nên khi thị trường đi xuống, sự cộng hưởng của chúng sẽ gây nên tổn thất khôn lường đối với doanh nghiệp.  Tính toán và cân nhắc các mức độ rủi ro tài chính và mức độ chịu đựng tổn thất khi rủi ro xảy ra Đo lường rủi ro là một quá trình gồm 2 bước. 149 + Bước đầu tiên là tính toán mức thu lợi có thể đạt được hoặc quan trọng hơn cả trong quản trị rủi ro là tính toán mức tổn thất có thể chấp nhận được trong trường hợp xảy ra biến động xấu về giá cả trên thị trường. Nói cách khác, đo lường rủi ro chính là việc trả lời cho câu hỏi "Doanh nghiệp có thể chấp nhận tổn thất đến mức độ nào?". Để có được câu trả lời thì việc tính toán khả năng và mức độ tổn thất phải được định lượng bằng những con số biết nói. Tuỳ theo độ nhạy cảm của từng loại công cụ đo lường, kết quả có được có thể tính bằng thời gian mất đi hoặc số tiền thiệt hại trên vốn hoặc lợi nhuận. Chẳng hạn, việc sử dụng các công cụ phát sinh như Hợp đồng kỳ hạn (forwards), Hợp đồng tương lai (options) và Hợp đồng hoán đổi (swaps) sẽ giúp doanh nghiệp tính toán được mức độ tổn thất này bằng các con số chính xác khi thị trường biến động theo hướng ngược chiều với dự đoán. Chi phí bỏ ra khi sử dụng các công cụ này chính là cái giá mà doanh nghiệp phải trả nếu rủi ro xảy ra. + Bước thứ hai của quá trình này là xác định các khả năng xảy ra tương ứng với từng mức độ biến động trên thị trường. Dựa trên những khả năng biến động về giá cũng như biên độ dao động giá, mức độ tổn thất cũng như mức thu lợi có thể được tính toán chi tiết và cụ thể cho từng trường hợp.  Áp dụng các chính sách, công cụ phòng chống thích hợp đối với từng loại rủi ro tài chính Tuỳ thuộc vào mức độ và khả năng chấp nhận rủi ro, doanh nghiệp sẽ áp dụng những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Trên thực tế, doanh nghiệp có thể có một số chọn lựa. Một trong những chọn lựa đơn giản nhất là không làm gì cả bằng cách chủ động hoặc thụ động chấp nhận mọi rủi ro có thể xảy ra. Điều này hoàn toàn đúng với những khoản vay nhỏ vì chi phí để phòng chống có khi còn cao hơn việc chấp nhận mức thiệt hại nếu thị trường có biến động. Tuy nhiên, phương pháp này lại tỏ ra rất nguy hiểm đối với những khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc khoản vay lớn vì chỉ một biến động nhỏ về lãi suất hoặc tỉ giá thì thiệt hại sẽ là một con số không thể thờ ơ. Khi đó, các công cụ phòng chống rủi ro đặc biệt tỏ ra hữu hiệu nhằm ngăn chặn một phần tổn thất có khả năng xảy ra hoặc ngăn chặn khả năng xảy ra rủi ro có thể lường trước. Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh phương pháp phòng chống rủi ro Sự vận động của thị trường sẽ khiến cho mọi phương pháp phòng chống dù là tối ưu nhất cũng trở nên mất tác dụng nếu không được điều chỉnh cho phù hợp. Do vậy, 150 kết quả của việc sử dụng các phương pháp phòng chống rủi ro cần được ghi nhận và xử lý kịp thời để việc ứng dụng phương pháp trên được thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trong những tình huống mới. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là doanh nghiệp cần nhận thức và chủ động ứng dụng quy trình này trong thực tế, đặc biệt là khi thị trường Việt Nam vận động trong một nền kinh tế hội nhập với thế giới đang dần tách khỏi sự bảo hộ của Ngân hàng Nhà nước về tỉ giá và các chính sách mở cửa khác cho thị trường tài chính trong nước. Nguy cơ về những biến động lớn trên thị trường tiền tệ và khủng hoảng tài chính trong giai đoạn sắp tới sẽ buộc doanh nghiệp phải ý thức hơn trong việc xây dựng quy trình quản trị rủi ro thích hợp nhằm bảo vệ tài sản của mình. Đặc biệt, hoạt động kiểm soát muốn đạt hiệu quả, người được giao trọng trách kiểm soát phải hội tụ được một số phẩm chất quan trọng như: Phải am hiểu ngành, nghề. Ví dụ, kiểm soát tuân thủ thì phải am hiểu về luật lệ, kiểm soát về tài chính thì phải có chuyên môn kế toán - tài chính hoặc công ty hoạt động về dầu khí thì phải có kiến thức về lĩnh vực dầu khí; Phải có linh cảm nghề nghiệp, phát hiện ra sai sót; Phải khách quan (tôn trọng sự thật). Muốn khách quan thì cần phải độc lập (về kinh tế, quan hệ, công việc). 4.5. Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp 4.5.1. Kiến nghị đối với Chính phủ Thứ nhất, Bổ sung nội dung giám sát an ninh tài chính đối với các TĐKTCVNN ở Việt Nam vào điểm C khoản 2 điều 37 Nghị định 69/2014 về nội dung giám sát tài chính của chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn kinh tế. Thứ hai, Bổ sung nội dung giám sát an ninh tài chính đối với các TĐKTCVNN ở Việt Nam vào Điều 6 Mục 1 Chương 2 Nghị định 87/2015/NĐ-CP Thứ ba, Kiến nghị Chính phủ ra văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với việc công bố thông tin của các TĐKTCVNN ở Việt Nam, cụ thể hóa hình thức và chế tài xử lý vi phạm trong điều 47 nghị định 87/2015. Thứ tư, Tạo sự ổn định về hành lang pháp lý cho hoạt động của các TĐKTCVNN Đối với thuật ngữ tập đoàn nhà nước hay tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước hiện nay chưa được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật. Các thuật ngữ này chỉ được hiểu thông qua các cụm từ như: Doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế. Trong khi, các TĐKTCVNN được NCS đề cập trong luận án đều là những tập đoàn 151 không chỉ lớn về quy mô vốn, doanh thu, lợi nhuận kinh tế mà còn là những tập đoàn then chốt trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế và đặc biệt đống góp rất lớn vào sự phát triển của kinh tế đất nước. Hiện nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào của Việt Nam quy định cụ thể về các TĐKTCVNN. Theo điều 194 Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được Quốc hội phê chuẩn ngày 17 tháng 6 năm 2020 và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2021 chỉ quy định Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này và Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật. Cũng theo Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, điều 88 chỉ quy định Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm 2 loại: thứ nhất là Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; và thứ hai là Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 100% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Trong đó, Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm 2 loại: thứ nhất là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; và thứ hai là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 100% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết bao gồm 2 loại: một là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 100% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; và thứ hai là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 100% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. 152 4.5.2. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Bộ chủ quản và Ủy ban quản lý vốn nhà nước, Kiểm toán nhà nước Xây dựng cẩm nang hướng dẫn đảm bảo an ninh tài chính TĐKTCVNN phù hợp với thông lệ quốc tế và pháp luật Việt Nam - Nghiên cứu, xây dựng và áp dụng bộ tiêu chí đảm bảo an ninh tài chính cho các doanh nghiệp nói chung và cho các TĐKTCVNN nói riêng. Thống nhất quan điểm, nhận thức về an ninh tài chính cho các nhà quản trị tập đoàn. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về bản chất và vai trò của an ninh tài chính trong thúc đẩy kinh doanh, phát triển kinh tế và đảm bảo lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư, chủ sở hữu, người lao động và các bên có liên quan. - Bộ tiêu chí này có thể bao gồm các quy tắc và quy định tuân thủ và phần giải thích, hướng dẫn. - Rà soát, xác định rõ các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vấn đề về an ninh tài chính của các TĐKTCVNN. Trong đó, nâng cao tính toàn vẹn của các cơ quan, tổ chức có chức năng quản lý và giám sát; mọi nhiệm vụ được giao phải kèm với thẩm quyền xử lý vi phạm; tránh tình trạng nhiều cơ quan tổ chức khác nhau cùng có thẩm quyền trong giải quyết một vấn đề an ninh tài chính các TĐKTCVNN. - Khuyến khích và yêu cầu các TĐKTCVNN ban hành bộ tiêu chí về an ninh tài chính của mình phù hợp và đồng bộ với hệ thống pháp luật, được pháp luật bảo vệ, minh bạch và có khả năng bắt buộc phải thực hiện (cưỡng chế thực thi) trong quan hệ nội bộ và với các bên có liên quan. Hoàn thiện cơ chế chính sách về minh bạch thông tin của các TĐKTCVNN Hiện nay, việc tiếp cận thông tin tài chính của các TĐKTCVNN không được thuận lợi. Mặc dù mỗi tập đoàn đều có trang web riêng để công bố thông tin, tuy nhiên, thông tin trên các website này đa phần không được đầy đủ, và không cập nhật. Điều này sẽ gây trở ngại cho việc tiếp cận thông tin của các nhà đầu tư nhỏ, các đối tác cũng như nhà nghiên cứu. Việc công khai thông tin của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước còn được quy định trong thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. Thông tư này hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư này để kế 153 toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình. Đối với các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước, thời hạn và nơi nộp báo cáo tài chính được quy định cụ thể trong khoản 1 điều 109 và điều 110 văn bản này Bên cạnh đó, việc công bố thông tin của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước còn được quy định trong nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp 2020. Trong đó, việc công bố thông tin của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước được quy định chi tiết trong chương 5 từ điều 20 đến điều 33 văn bản này. Quy định về xử lý vi phạm về công bố thông tin của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước được quy định chi tiết trong điều 61 nghị định 122/2021/NĐ-CP. Những điều trên thể hiện nhà nước rất quan tâm đến vấn đề minh bạch, công khai thông tin của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước. Việc công khai, minh bạch thông tin có thể góp phần nâng cao khả năng đảm bảo an ninh tài chính của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước. Tuy nhiên, việc quán triệt và triển khai thi hành các văn bản trên hiện nay còn nhiều bất cập. Chưa có thống kê chính thức nào cho việc công khai đúng, đủ, kịp thời thông tin tài chính của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước, nhưng theo khảo sát của NCS, trên website của 9 tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước chỉ có 2 tập đoàn có đủ báo cáo tài chính đã kiểm toán quý và năm, có báo cáo thường niên của năm tài chính ngay trước năm tìm kiếm thông tin, còn lại, có tập đoàn có nhưng không đủ, có đường dẫn nhưng không có nội dung, có file nội dung nhưng trong đó không có thông tin tài chính của tập đoàn,.Việc công khai thông tin cho các kênh khác như báo cáo cho Chính phủ, Quốc hội,không được tiếp cận một cách dễ dàng trên các trang tin của bộ chủ quản, Bộ tài chính, và các cơ quan liên quan như cục Tài chính doanh nghiệp, ủy ban quản lý vốn nhà nước, Ngoài ra, để cải thiện lòng tin của nền kinh tế, cộng đồng, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, các đối tác và bản thân Nhà nước đối với TĐKTCVNN; giảm thiểu các hành vi xâm phạm lợi ích chủ sở hữu doanh nghiệp; tạo điều kiện cho các bên có liên quan tiếp cận đầy đủ thông tin cho quá trình tham gia giám sát, quản lý doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Việc giám sát tình tình tài chính của các doanh nghiệp có vốn nhà nước trong đó có các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước được quy định cụ thể và chi tiết trong nghị định này từ điều 8 đến điều 36. 154 Việc công khai thông tin cũng đã được quy định đầy đủ và chi tiết trong nghị định này từ điều 37 đến điều 45 đối với từng chủ thể cần công bô thông tin. Như vậy có thể thấy, các cơ quan quản lý nhà nước rất quan tâm đến vấn đề công khai, minh bạch thông tin của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước, đặc biệt là các thông tin tài chính. Nghị định 87/2015 đã chính thức đưa vào thực hiện từ 1/1/2016, tuy nhiên, theo quan sát của các nhà nghiên cứu, thông tin tài chính của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước chưa được công bố theo những quy định mà nghị định 87 đưa ra, do đó, các báo cáo giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước cũng chưa được công khai trên các trang thông tin điện tử như văn bản quy định. Trong khi đó, công tác quản lý và giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước hiện nay không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan quản lý mà còn là nhu cầu bức thiết của người dân vì người dân (cổ đông thực sự của các TĐKTCVNN) chỉ có khả năng giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các TĐKTCVNN thông qua “Báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước” của các tập đoàn cũng như của các cơ quan quản lý công bố. Do đó NCS đề xuất giải pháp sau: các bộ chủ quản, Bộ tài chính nên tham mưu chính phủ ban hành văn bản quy định chi tiết về thời gian công bố thông tin (thời gian bắt đầu công bố và lưu giữ thông tin trên những phương tiện thông tin đại chúng), quy định chi tiết về trách nhiệm công bố thông tin cho từng đối tượng (ai là người chịu trách nhiệm công bố báo cáo của tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước, ai là người chịu trách nhiệm công bố báo cáo giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn,), và quy định chi tiết và chế tài xử phạt đối với những tổ chức cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ công bố và minh bạch hóa thông tin, chậm trễ trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý cũng như cho người dân (chủ sở hữu thực sự của các tập đoàn kinh tế). Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đảm bảo an ninh tài chính của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước Đảm bảo an ninh tài chính các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước hiện này là một vấn đề mới, không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều nước trên thế giới. Việc đảm bảo an ninh tài chính các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước còn nhiều bỡ ngỡ Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng về đảm bảo an ninh tài chính doanh nghiệp, thành ;ập các chuyên mục trên các báo, tạp chí kinh tế, 155 các chuyên trang trên các website, về vấn đề đảm bảo an ninh tài chính của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước, trong đó, giới thiệu, giải thích những vấn đề chung liên quan đến đảm bảo an ninh tài chính các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước như khái niệm, tiêu chí đánh giá, các chỉ tiêu được sử dụng, ngưỡng đảm bảo an ninh tài chính các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước,, những kinh nghiệm được đúc kết từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước trên thế giới, bài học rút ra cho các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt Nam. Chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan,viện nghiên cứu kinh tế, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện lý luận về đảm bảo an ninh tài chính các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước để áp dụng vào phân tích, đánh giá, dự báo an ninh tài chính cho các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước, cảnh báo khi có nguy cơ và tìm ra nguyên nhân cũng như cách thức nâng cao khả năng đảm bảo an ninh tài chính của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước. Chỉ đạo các trường đại học kinh tế thành lập các bộ môn chuyên ngành chuyên nghiên cứu, giảng dạy vấn đề đảm bảo an ninh tài chính các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước nói riêng và đảm bảo an ninh tài chính nói chung nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp những chuyên gia trong lĩnh vực này. 156 KẾT LUẬN Đảm bảo an ninh tài chính các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt Nam cần được quan tâm ngay lúc này, trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước nói riêng. Để nâng cao an ninh tài chính, tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở Việt Nam cần có sự hỗ trợ về mặt cơ chế chính sách của Chính phủ và các bộ ban ngành có liên quan làm định hướng, đặc biệt là việc ban hành cẩm nang đảm bảo an ninh tài chính, và luật hóa việc xử lý vi phạm về công khai thông tin tài chính. Đồng thời, trong bối cảnh kinh tế chính trị xã hội trên thế giới nhiều biến động bất thường, các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước cần chủ động nâng cao an ninh tài chính bằng cách nâng cao nhận thức, tri thức về đảm bảo an ninh tài chính, có các công cụ hiệu quả để đánh giá an ninh tài chính của tập đoàn và dự báo an ninh tài chính. Điều này không chỉ làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của tập đoàn mà còn giúp ổn đinh hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tập đoàn phát triển bền vững, nâng cao vị thế tập đoàn trên thị trường thế giới. 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NCKH ĐÃ CÔNG BỐ 1. “Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính đối với tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước ở việt nam”, đăng trên Tạp chí Công thương số 03 tháng 2/2020, trang 186-191 2. “Kinh nghiệm đảm bảo an ninh tài chính của các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam”, đăng trên Tạp chí Công thương số 05 tháng 3/2020, trang 302-307 158 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Đinh Nguyễn Bảo Anh (2018), Chính sách tài trợ của chính phủ một số nước trên thế giới nhằm bảo đảm an ninh tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa - bài học rút ra đối với Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán số 03 (176), Tr.73-76 2. Vũ Đình Ánh (2001), An ninh tài chính đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng, sách tham khảo, NXB Tài chính. 3. Vũ Đình Ánh (2001), An ninh tài chính trong hoạt động ngân hàng, Tạp chí Tài chính. 4. Nguyễn Thị Vân Anh (2014), Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính của các doanh nghiệp trong ngành thương mại dịch vụ ở Việt Nam, đề tài cấp Học viện. 5. Phạm Thị Phương Anh (2017), Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế. 6. GS.TS. Hoàng Chí Bảo – và tập thể tác giả “ Mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, thực trạng và định hướng phát triển”, Báo cáo tổng hợp của Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương. Mã số: TD9KTNN 2010-2011, Hà Nội 2012. 7. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2012), Quản trị rủi ro tài chính tại các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài chính. 8. Nguyễn Trọng Cơ (2013), Hoàn thiện quy trình phân tích rủi ro tài chính tại công ty tài chính thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước Việt Nam hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện. 9. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2013), Quản trị rủi ro tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước, lý luận-thực tiễn, NXB Tài chính. 10. Trần Tiến Cường (2005), Tập đoàn kinh tế - Lý luận và kinh nghiệm quốc tế, ứng dụng vào Việt Nam, Nhà xuất bản Giao Thông Vận tải, Hà Nội. 11. Trương Quốc Cường (2016), Đảm bảo an ninh tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập AEC, Tạp chí Ngân hàng số 10 tháng 5,tr.14 – 20. 12. Kim Dung (2003), An ninh tài chính trước thách thức hội nhập, Thời báo tài chính Việt Nam. 13. Vũ Quốc Dũng (2018), An ninh tài chính - tiền tệ và công tác truyền thông, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán số 7(180), Tr.73-76. 159 14. Trần Thọ Đạt (2016) An ninh tài chính tiền tệ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Sách chuyên khảo. 15. Đinh Xuân Hạng (2016), Bảo đảm an ninh tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện. 16. Thiều Quang Hiệp (2016), Vấn đề an ninh tài chính của thị trường tài chính, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ. 17. Nguyễn Lê Hoa (2017), Hoàn thiện phân tích tài chính trong giám sát tài chính đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế. 18. Học viện Tài chính (2016): Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước - Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản tài chính. 19. Tào Khánh Hợp (2002), Vay nợ nước ngoài với vấn đề đảm bảo an ninh tài chính trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Luận văn thạc sĩ kinh tế. 20. Tào Khánh Hợp (2008), An ninh tài chính nhà nước của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ kinh tế. 21. Tô Ngọc Hưng (2011), Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính. 22. Trần Tiến Hưng (2008), Một số giải pháp bảo đảm an ninh tài chính doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính. 23. Nguyễn Mai Hương (2017), Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương Mediplantex, Luận văn thạc sỹ kinh tế. 24. Bạch Thị Minh Huyền (2001), Thực trạng và giải pháp đảm bảo an ninh tài chính đối với khu vực doanh nghiệp, đề tài nhánh cấp nhà nước. 25. Chu Xuân Lai (2006), Cơ chế quản lý tài chính của tổng Công ty Dầu khí Việt Nam theo định hướng tập đoàn kinh tế, Luận án tiến sĩ kinh tế. 26. Lã Thị Lâm (2018), An ninh tài chính đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán. 27. Phạm Thị Thùy Linh (2011), Tăng cường kiểm toán nợ công đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, đáp ứng nhu cầu huy động vốn của nhà nước, Luận văn thạc sỹ kinh tế. 28. Trần Hải Long (2012): Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Luật. 160 29. PGS. TS. Nguyễn Văn Minh – và tập thể tác giả (2014), “Cơ chế quản lý các Tập đoàn kinh tế nhà nước: kinh nghiệm của Liên bang Nga và bài học cho Việt Nam”, Trường đại học Ngoại thương, năm 2014. 30. Phạm Văn Nghĩa (2014), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế. 31. Đinh Thị Đào Nguyên (2008), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ của công ty tài chính trong mô hình tập đoàn kinh tế, Luận văn thạc sỹ kinh tế. 32. Trần Thị Bích Nguyệt (2005), Kiểm soát an ninh tài chính trong quá trình hội nhập, Tạp chí Phát triển kinh tế. 33. Hoàng Văn Ninh (2010): Tổ chức hệ thống thông tin kế toán phục vụ công tác quản lý trong các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính. 34. Vũ Văn Ninh, Phạm Văn Bình (2012), Xây dựng các chỉ tiêu kiểm soát rủi ro tài chính đối với các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài chính. 35. Nguyễn Đình Phan (1996), Thành lập và quản lý các TĐKT ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 36. Tào Hữu Phùng (2004), An ninh tài chính quốc gia: Lý luận - cảnh báo - đối sách, Sách tham khảo. 37. Tào Hữu Phùng, Trần Tiến Hưng (2003), An ninh tài chính doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, sách tham khảo, NXB Chính trị quốc gia. 38. Ngô Kim Phượng (2009),“Phân tích tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. 39. Nguyễn Thị Thanh (2012), Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tài chính trong các tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ. 40. Nguyễn Thị Thanh (2012), Phân tích tài chính tại Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam. Thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện Tài chính. 41. Trần Việt Thanh (2014), Từ điển kinh tế Việt - Nhật, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 42. Phạm Mạnh Thường (2018), Xử lý nợ xấu gắn với tái thiết doanh nghiệp góp phần củng cố an ninh tài chính, tăng trưởng kinh tế, Tạp chí Tài chính. 161 43. Hồ Thủy Tiên (2018), Chỉ số an toàn tài chính tổng hợp AFSI: một thước đo mới về mức độ an ninh tài chính của Việt Nam, Tạp chí Khoa học thương mại. 44. Phùng Thế Tính (2008), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các Tổng công ty nhà nước theo mô hình Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế. 45. Nguyễn Đăng Trọng (2014), Giải pháp bảo đảm an ninh tài chính tại Công ty cổ phần Sông Đà 2, Luận văn thạc sỹ kinh tế. 46. GS. TS. Phạm Quang Trung, “Mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam đến năm 2020”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – sự thật, tháng 1/2013. 47. Bùi Văn Vần (2014), Những vấn đề cơ bản về cơ chế quản lý tài chính của tập đoàn kinh tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện. TIẾNG ANH 1. Altman. Corporate Bankruptcy in America. Lexington, Mass.: Heath Lexington, 1971. 2. Altman. Predicting Railroad Bankruptcies in America, Bell Journal of Economics and Management Science (Spring 1973). 3. Altman, and B. Lorris. “A Financial Early Warning System for Over-the-Counter Broker Dealers.” Journal of Finance (September 1976). 4. Altman, E. “Financial Ratios, Discriminant Analysis and the Prediction of Corporate Bankruptcy.” Journal of Finance (September 1968). 5. Altman, E. I., G. Marco, and F. Varetto. 1994. “Corporate Distress Diagnosis: Comparisons Using Discriminant Analysis and Neural Networks; the Italian Experience.” Journal of Banking & Finance 18: 505–529. 6. Altman, E. I., J. Hartzell, and M. Peck. 1995. “Emerging Markets Corporate Bonds: A Scoring System.” Salomon Brothers. Reprinted in The Future of Emerging Market Flows, edited by R. Levich and J. Mei. Holland: Kluwer, 1997. 7. Altman, E. I., and H. Y. Izan. 1983. “Identifying Corporate Distress in Australia: An Industry Relative Analysis.” Australian Graduate School of Management, Sydney. 8. Altman, E. I., and M. Lavalle. 1981. “Business Failure Classification in Canada.” Journal of Business Administration (Summer). 9. Altman, E. I., M. Margaine, M. Schlosser, and P. Vernimmen. 1974. “Statistical Credit Analysis in the Textile Industry: A French Experience.” Journal of Financial and Quantitative Analysis (March). 162 10. Altman, E. I., T. Baidya, and L. M. Riberio-Dias. 1979. “Assessing Potential Financial Problems of Firms in Brazil.” Journal of International Business Studies (Fall). 11. Altman, E. I., Y. H. Eom, and D.W. Kim. 1995. “Failure Prediction: Evidence from Korea.” Journal of Financial Management and Accounting 6, No. 3: 230–249. 12. Handbook, 2nd ed. New York: John Wiley & Sons, Chapter 35. 13. Altman, E., and P. Narayanan. 1997. “Business Failure Classification Models: An International Survey.” In F. D. S. Choi, editor, International Accounting and Finance Altman, R. Haldeman, and P. Narayanan. “ZETA Analysis: A New Model to Identify Bankruptcy Risk of Corporations.” Journal of Banking and Finance (June 1977). 14. Altman, and T. McGough. “Evaluation of a Company as a Going Concern.” Journal of Accountancy (December 1974). 15. Appetti, S. 1984. “Identifying Unsound Firms in Italy.” Journal of Banking and Finance 8: 269. 16. Argenti, J. 1983. “Predicting Corporate Failure, Institute of Chartered Accountants in English and Wales.” Accountants Digest, No. 138. 17. Arnab Bhattacharjee and Jie Han. “Financial Distress of Chinese Firms: Microeconomic, Macroeconomic and Institutional Influences”, China Economic Review. 18. Ashton, R. H. 1979. “Some Implications of Parameter Sensitivity Research for Judgement Modelling in Accounting.” Accounting Review 54, No. 1: 170–179. 19. Baetge, J., M. Huss, and H. J. Niehaus. 1988. “The Use of Statistical Analysis to Identify the Financial Strength of Corporations in Germany.” Studies in Banking and Finance 7: 183. 20. Bank of England. 1982. “Techniques for Assessing Corporate Financial Strength.” Bank of England Quarterly Bulletin (June): 221–223. 21. Beaver, W. “Financial Ratios as Predictors of Failure.” Empirical Research in Accounting: Selected Studies, 1966. Supplement to Journal of Accounting Research 4. 22. Beaver. “Alternative Financial Ratios as Predictions of Failure.” The Accounting Review (January l968). 23. Beaver “Market Prices, Financial Ratios and the Prediction of Failure.” Journal of Accounting Research (Autumn 1968). 163 24. Betts, J. 1983. “The Identification of Companies at Risk of Financial Failure.” Working Environment Research Group Report no. 5, University of Bradford, Bradford. 25. Bhatia, U. 1988. “Redicting Corporate Sickness in India.” Studies in Banking and Finance 7: 57. 26. Blum, M. “Failing Company Discriminant Analysis.” Journal of Accounting Research (Spring 1974). 27. Bidin, A. R. 1988. “The Development of a Predictive Model (PNB Score) for Evaluating Performance of Companies Owned by the Government of Malaysia.” Studies in Banking and Finance, Journal of Banking & Finance 7: 91. 28. Bilderbeek, J. 1979. “An Empirical Study of the Predictive Ability of Financial Ratios in the Netherlands. Zeitschrift fur Betriebswirtschaft No. 5 (May). 29. Briones, J. L., J. L. Martin, and M. J. V. Cueto. 1988. “Forecasting Bank Failures: The Spanish Case.” Studies in Banking and Finance 7: 127. 30. Castagna, A. D., and Z. P. Matolesy. 1977. “An Examination of Company Deaths: A Comparative Study of the Financial Profits of Acquired and Failed Companies.” Research Paper #1, Center for Securities Industries Studies, Kuringai College of Advanced Education, Sydney. 31. Castagna, A. D., and Z. P. Matolcsy. 1982. “The Prediction of Corporate Failure: Testing the Australian Experience.” Australian Journal of Management (June). 32. Izan, H. 1984. “Corporate Distress in Australia.” Journal of Banking and Finance 8, No. 2 (June): 303. 33. Cifarelli, D. M., F. Corielli, and G. Forestieri. 1988. “Business Failure Analysis, a Bayesian Approach with Italian Firm Data.” Studies in Banking and Finance 7: 73. 34. Deakin, E. B. “A Discriminant Analysis of Predictors of Business Failure.” Journal of Accounting Research (spring 1972). 35. Earl, M. J., and D. Marais. 1982. “Predicting Corporate Failure in the U.K. Using Discriminant Analysis.” Accounting and Business Research. 36. Edmister, R. O. “An Empirical Test of Financial Ratio Analysis for Small Business Failure Prediction.” Journal of Financial and Quantitative Analysis (March 1972). 37. Eisenbeis, R. A. “Pitfalls in the Application of Discriminant Analysis in Business, Finance, and Economies.” Journal of Finance (June 1977). 164 38. Fernandez, A. I. 1988. “A Spanish Model for Credit Risk Classification.” Studies in Banking and Finance 7: 115. 39. Gebhardt, G. 1980. “Insolvency Prediction Based on Annual Financial Statements According to the Company Law—An Assessment of the Reform of Annual Statements by the Law of 1965 from the View of External Addresses.” In H. Besters et al., eds., Bochumer Beitrage Zur Untennehmungs und Unternedhmens-forschung, Vol. 22, Wiesbaden. 40. Gloubos, G., and T. Grammatikos. 1988. “The Success of Bankruptcy Prediction Models in Greece.” Studies in Banking and Finance 7: 37. 41. Grammatikos, T., and O. Gloubos. “Predicting Bankruptcy in Industrial Firms in Greece.” Spoudai 33, Nos. 3–4: 421. 42. Horrigan, J. “The Determination of Long-Term Credit Standing with Financial Ratios.” Etnpirical Research in Accounting: Selected Studies, 1968. Supplement to Journal of Accounting Research 6. 43. James A. Ohlson. “Financial Ratios and the Probabilistic Prediction of Bankruptcy”. Journal of Accouting Research (Spring, 1980) 44. Joy, M. O, and .J. O. Tollefson. “On the Financial Applications of Discriminant Analysis.”Journal of Financial and Quantitative Analysis (December 1975). 45. Knight, R. M. 1979. “The Determination of Failure in Canadian Firms.” ASA Meetings of Canada, Saskatoon, May 28–30; University of Western Ontario working paper (May). 46. Ko, C. J. 1982. “A Delineation of Corporate Appraisal Models and Classification of Bankruptcy Firms in Japan.” Thesis (New York University). 47. Laitinen, T., and N. Kankaanpaa. 1999. “Comparative Analysis of Failure Prediction Methods: The Finnish Case.” The European Accounting Review 8, No. 1: 67. 48. Lensberg, T., A. Eilifsen, and T. McKee. 2005. “Bankruptcy Theory Development and Classification via Genetic Programming.” European Journal of Operations Research, in press. 49. Lev, B. “Financial Failure and Informational Decomposition Measures.” In Accounting in Perspective Contributions to Accounting Thoughts by Other Disciplines, edited by R. R. Sterling and W. F. Bentz, pp. 102—11. Cincinnati: Southwestern Publishing Co., 1971. 165 50. Libby, R. “Accounting Ratios and the Prediction of Failure: Some Behavioral Evidence.” Journal of Accounting Research (Spring 1975). 51. Lincoln, M. 1984. “An Empirical Study of the Usefulness of Accounting Ratios to Describe Levels of Insolvency Risk.” Journal of Banking & Finance 8, No. 2 (June): 321. 52. Marais, D. A. J. 1979. “A Method of Quantifying Companies’ Relative Financial Strength.” Working Paper No. 4, Bank of England, London. 53. McFadden, D. “Conditional Logit Analysis of Qualitative Choice Behavior.” In Frontiers in Econometrics, edited by P. Zarembka. New York: Academic Press, 1973. 54. McKibben, W. “Econometric Forecasting of Common Stock Investment Returns: A New Methodology Using Fundamental Operating Data.” Journal of Finance (May 1972). 55. Micha, B. 1984. “Analysis of Business Failures in France.” Journal of Banking & Finance 8, No. 2 (June): 281. 56. Moyer, R. “Forecasting Financial Failure: A Re-Examination.” Financial Management (Spring 1977). 57. Papoulias, C., and P. Theodossiou. 1987. “Corporate Failure Prediction Models for Greece.” Working paper, Fordham University. 58. Pascale, R. 1988. “A Multivariate Model to Predict Firm Financial Problems: The Case of Uruguay.” Studies in Banking and Finance 7: 171. 59. Santomero, A., and J. D. Vinso. “Estimating the Probability of Failure for Commercial Banks and the Banking System.” Journal of Banking and Finance (September 1977). Satyanarayana, P. V., and P. K. Sen. n.d. “An Empirical Model to Predict Corporate Sickness.” In S. K. Chakraborty and P. K. Sen, eds. Industrial Sickness and Revival in India. n.p. 60. Schmidt, R. 1984. “Early Warning of Debt Rescheduling.” Journal of Banking & Finance 8, No. 2 (June): 357. 61. Suominen, S. I. 1988. “The Prediction of Bankruptcy in Finland.” Studies in Banking and Finance 7: 27. 62. Swanson, E., and J. Tybout. 1988. “Industrial Bankruptcy Determinants in Argentina.” Journal of Banking and Finance 7: 1–15. 63. Ta, H. D., and L. H. Seah. 1988. “Business Failure Prediction in Singapore.” Studies in Banking and Finance 7: 105. 166 64. Taffler, R. J. 1982. “Forecasting Company Failure in the U.K. Using Discriminant Analysis and Financial Ratios Data.” Journal of Royal Statistical Society. 65. Taffler, R. J. 1984. “Empirical Models for the Monitoring of U.K. Corporations.” Journal of Banking and Finance 8, No. 2 (June): 199. 66. Taffler, R. J., and H. Tisshaw. 1979. “Going, Going, Going—Four Factors Which Predict.” Accountancy: 50. 67. Takahashi, K., and E. Altman. 1981. Conference on the State of the Art in Bankruptcy Classification Models, June 25 (Keio Graduate School of Business, Yokohama). 68. Takahashi, K., K. Kurokawa, and K. Watese. 1979. “Predicting Corporate Bankruptcy Through Financial Statements.” Society of Management Science of Keio University (November). 69. Tamari, M. 1966. “Financial Ratios as a Means of Forecasting Bankruptcy.” Management International Review 4. 70. Theodossiou, P., and C. Papoulias. 1988. “Problematic Firms in Greece: An Evaluation Using Corporate Failure Prediction Models.” Studies in Banking and Finance 7: 47. 71. Unal, T. 1988. “An Early Warning Model for Predicting Firm Failure and Bankruptcy.” Studies in Banking and Finance 7: 141. 72. Van Frederikslust, R. A. L. 1978. “Predictability of Corporate Failure.” Leiden: Martinus Nijhoff Social Science Division. 73. Von Stein, J. H. 1981. “Identifying Endangered Firms.” Hohenheim University, Stuttgart-Hohenheim. 74. Von Stein, J. H., and W. Ziegler. 1984. “The Prognosis and Surveillance of Risk from Commercial Credit Borrowers.” Journal of Banking & Finance 8, No. 2 (June): 249. 75. Webb, L. 1980. “Predicting Australian Corporate Failures.” Chartered Accountant in Australia (September). 76. Weibel, P. F. 1973. “The Value of Criteria to Judge Credit Worthiness in the Lending of Banks.” Bern/Stuttgart. 77. Weinrich, G. 1978. Predicting Credit Worthiness, Directions of Credit Operations by Risk Classes. Weisbaden: Galder. 167 78. White, R. W, and M. Turnbull. “The Probability of Bankruptcy: American Railroads.” 79. Working paper, Institute of Finance and Accounting, London University Graduate School of Business, February 1975a. 80. White, R. W, and M. Turnbull. “The Probability of Bankruptcy for American Industrial Firms.” Working paper, July 1975b. 81. Wilcox, J. “A Prediction of Business Failure Using Accounting Data.” Empirical Research in Accounting: Selected Studies, 1973. Supplement to Journal of Accounting Research 11. 82. Yoshimura, K. 1979. “Z-Score—There Are 90 Corporations Whose Score Was Below 1.0.” Nikkei-Business (June 5).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dam_bao_an_ninh_tai_chinh_cua_cac_tap_doan_kinh_te_c.pdf
  • pdf1.-Thông-tin-tóm-tắt-tiếng-anh.pdf
  • pdf1.-Thông-tin-tóm-tắt-tiếng-Việt-in-3-bản v2.pdf
  • docxtóm tắt CHUẨN.docx
Luận văn liên quan