Luận án Phát triển kinh tế hộ nông dân đồng bào dân tộc Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030

Ngoài các thị trường ở Mỹ và EU, gạo Campuchia còn đẩy mạnh xuất khẩu vào các nước Châu Á như Trung Quốc, Philippins và một số nước ở vùng Đông Nam Á nhằm mở rộng thị trường, tiêu thụ nông sản, tăng thu nhập cho người dân, từ đó kích thích phát triển gạo sạch, gạo chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vừng. Với lợi thế có đường biên giới dài, có các cửa khẩu chính và cửa khẩu phụ giao thương với các nước, cùng với cả nước, các địa phương vùng ĐBSCL có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển kinh tế biên giới và mở rộng quan hệ thương mại với thị trường Campuchia. Trong đó, khu vực này với 4/13 tỉnh, thành chung biên giới với Campuchia, thuận lợi trong giao thương và hợp tác nông nghiệp với Campuchia nói riêng và các quốc gia trong khu vưc cũng như trên thế giới nói chung. Một lợi thế có thể tận dụng khai thác để phát triển hợp tác nông nghiệp với Campuchia là Chính phủ Campuchia đánh giá cao quá trình hợp tác kinh doanh và sản xuất NN với Chính phủ Việt Nam, sự hỗ trợ và giúp đỡ của Việt Nam đối với người dân Camphuchia nói chung và hộ nông dân Camphuchia nói riêng. Đây là cầu nối quan trọng giúp giao thương giữa hai quốc gia được đẩy mạnh, hoạt động sản xuất nông nghiệp xích lại gần nhau hơn, cùng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, Việt Nam có điều kiện tiếp cận với kinh nghiệm tạo ra những hạt gạo ngon nhất thế giới từ nước bạn Camphuchia.

docx191 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển kinh tế hộ nông dân đồng bào dân tộc Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường có những loại gạo đạt giải trong các hội nghị này. Kinh nghiệm của Campuchia cho thấy, để đạt được kết quả như vậy, Chính phủ nước này đã sử dụng nhiều giải pháp để có được giống lúa chất lượng là duy trì giống lúa ngon do tổ tiên để lại trên cơ sở phát huy lợi thế về đất đai, điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của người dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, khi giao trồng lúa, Chính phủ Campuchia chỉ đạo quy hoạch vùng sản xuất lúa quanh biển hồ Tonle Sap và sông Mekong để tận dụng triệt để điều kiện tự nhiên mà nước này có được. Những năm qua, Campuchia đã được xếp vào các nước có loại gạo trong top 5 nước xuất khẩu gạo ngon vào các thị trường khó tính của thế giới bên cạnh các quốc gia như Mỹ, Pakistan, Ấn Độ và Thái Lan. Chính phủ nước này đặt mục tiêu sản xuất ra sản phẩm gạo hữu cơ, không dùng, hoặc hạn chế đến mức thấp nhất dùng chất hóa học vào sản xuất gạo theo tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu gạo ngon. Ngoài các thị trường ở Mỹ và EU, gạo Campuchia còn đẩy mạnh xuất khẩu vào các nước Châu Á như Trung Quốc, Philippins và một số nước ở vùng Đông Nam Á nhằm mở rộng thị trường, tiêu thụ nông sản, tăng thu nhập cho người dân, từ đó kích thích phát triển gạo sạch, gạo chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vừng. Với lợi thế có đường biên giới dài, có các cửa khẩu chính và cửa khẩu phụ giao thương với các nước, cùng với cả nước, các địa phương vùng ĐBSCL có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển kinh tế biên giới và mở rộng quan hệ thương mại với thị trường Campuchia. Trong đó, khu vực này với 4/13 tỉnh, thành chung biên giới với Campuchia, thuận lợi trong giao thương và hợp tác nông nghiệp với Campuchia nói riêng và các quốc gia trong khu vưc cũng như trên thế giới nói chung. Một lợi thế có thể tận dụng khai thác để phát triển hợp tác nông nghiệp với Campuchia là Chính phủ Campuchia đánh giá cao quá trình hợp tác kinh doanh và sản xuất NN với Chính phủ Việt Nam, sự hỗ trợ và giúp đỡ của Việt Nam đối với người dân Camphuchia nói chung và hộ nông dân Camphuchia nói riêng. Đây là cầu nối quan trọng giúp giao thương giữa hai quốc gia được đẩy mạnh, hoạt động sản xuất nông nghiệp xích lại gần nhau hơn, cùng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, Việt Nam có điều kiện tiếp cận với kinh nghiệm tạo ra những hạt gạo ngon nhất thế giới từ nước bạn Camphuchia. 5.2.3.4. Giải pháp về phát huy vai trò của Phật giáo Nam tông Phật giáo có tầm quan trọng to lớn đối với ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL do yếu tố lịch sử, văn hóa để lại. Trong đời sống của ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL, ngôi chùa và các vị sư sãi chi phối đời sống hàng ngày của người dân Khmer. Ngôi chùa và các vị sư sãi với chức trách của mình, có nhiệm vụ hướng bà con Khmer đến giá trị chân – thiện – mỹ, hướng con người đến cuộc sống lương thiện, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong sản xuất và cuộc sống. Chùa vừa là nơi học tập của các tu sĩ, vừa là nơi để bà con Khmer tu học, sinh hoạt cộng đồng. Chính vì vai trò của Phật giáo có tầm quan trọng chi phối đời sống, sinh hoạt và tập quán sản xuất của ĐBDT Khmer nên việc khai thác vai trò của Phật giáo vào phát triển KT hộ nông dân ĐBDT Khmer là rất cần thiết, quyết định không nhỏ đến sự thành bại của chính sách phát triển KT hộ nông dân ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL. Để nâng cao hơn nữa vai trò của Phật giáo Nam tông vào phát triển KT hộ nông dân ĐBDT Khmer, hướng tới cần phải: Thứ nhất, tiếp tục phát huy vai trò của các sư thầy trong các chùa nhằm góp phần vận động, tuyên truyền các mô hình kinh tế của địa phương vào trong ĐBDT Khmer. Thứ hai, phát huy ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống, sinh hoạt và tập quán sản xuất trong ĐBDT Khmer vào quá trình nâng cao trình độ dân trí, tay nghề cho ĐBDT Khmer Thứ ba, phát huy những giá trị tốt đẹp của Phật giáo Nam tông nhằm giáo dục ý thức chấp hành luật pháp, góp phần ổn định tình hình chính trị vùng ĐBSCL. Phật giáo Nam tông đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thầy của ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL. Trãi qua hàng ngàn năm lịch sử, Phật giáo đã ăn sâu vào suy nghĩ và nhận thức của người Khmer để từ đó hình thành nên những phong tục, tập quán đặc thù của ĐBDT Khmer. Với những bài học hướng con người đến với cái thiện, về vô ngã vị tha, về yêu thương con người, về nhân quả báo ứng, về nuôi nấng và phát khởi tâm lành, về giữ gìn trai giới và báo hiếu, đã thành phương châm sống của đồng bào nơi đây. Mặc dù có khó khăn về vật chất, tuy nhiên mọi người vẫn đối xử với nhau hết lòng bằng sự chân thành, thuần phác. Những mặt trái của văn hóa thời hội nhập ít tác động đến văn hóa, phong tục, tập quán của ĐBDT Khmer. 5.2.3.5. Giải pháp về củng cố quốc phòng, an ninh; nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với hộ nông dân đồng bào dân tộc Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tiếp tục quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành hành Trung ương (khóa IX),  Quyết định 74/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác dân tộc, Quyết định 449/QĐ-TTg ngày 12-03-2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chính sách dân tộc đến năm 2020 - xem đây là vấn đề mang tính định hướng lâu dài nhưng cũng chứa đựng sự cấp bách trong tình hình mới. Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, bình đẳng, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc trong cộng đồng, cùng nhau đóng góp cho quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn mọi âm mưu phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đảm bảo ổn định tình hình chính trị - xã hội, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau, không phân biệt đối xử giữa các dân tộc, tôn giáo; chống lại những quan điểm sai trái nhằm chia rẻ các dân tộc, tôn giáo trong nước; giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, dân tộc. Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá của các thế lực thù địch. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thường xuyên vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam; vận động đồng bào tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không tin, không nghe kẻ xấu. Kiện toàn hệ thống chính trị, xây dựng năng lực cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp cơ sở xã/thị trấn và ấp/khóm để thực thi đúng mục đích, đúng đối tượng các chính sách, chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế hộ nông dân ĐBDT Khmer. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ ở cơ sở của đồng bào dân tộc Khmer tham gia vào hoạt động hoạch định và giám sát các dự án, đầu tư, dự án chuyển giao ứng dụng công nghệ trong quá trình triển kinh tế hộ nông dân. Tiếp tục củng cố, tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở, giải quyết dứt điểm các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện đất đai vùng đồng bào dân tộc Khmer phù hợp với nhu cầu và lợi ích của đồng bào dân tộc Khmer, từ đó tạo điều kiện cho KT hộ nông dân phát triển. TÓM TẮT CHƯƠNG 5 Trên cơ sở lý luận về KT hộ, KT hộ nông dân và kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển KT hộ nông dân ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL, trong chương này luận án đã nêu lên cơ sở đề xuất các giải pháp bao gồm bối cảnh trong và ngoài nước, quan điểm, định hướng; nội dung các giải pháp gồm: Phát triển lực lượng sản xuất, phát triển quan hệ sản xuất và các giải pháp khác như nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với hộ nông dân đồng bào dân tộc Khmer vùng ĐBSCL, tạo điều kiện để thu hút đầu tư và khởi nghiệp, tăng cường giao lưu, hợp tác giữa hộ nông dân ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL với hộ nông dân Campuchia, phát huy vai trò của Phật giáo Nam tông, phát triển kinh tế hộ nông dân đồng bào dân tộc Khmer vùng ĐBSCL theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, phát triển bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu. KHUYẾN NGHỊ Đối với Trung ương: Một là, rà soát hệ thống chính sách liên quan đến hỗ trợ đồng bào dân tộc, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer về đất ở, đất sản xuất. Đồng thời, thống kê số lượng có hộ dân tộc Khmer cần phải hỗ trợ - căn cứ quan trọng trong việc hoạch định chính sách và bố trí vốn ngân sách, nguồn lực thực hiện chính sách. Hai là, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL về đất đai, kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, lạc hậu sang sản xuất lớn, tập trung quy mô lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Ba là, nghiên cứu và xây dựng lại các mức hỗ trợ trong giải quyết đất ở, đất sản xuất, bồi thường, tái định cư... cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Bên cạnh đó, cần có các giải pháp đào tạo nghề, chuyển nghề, thu hút việc làm phù hợp với điều kiện từng địa phương. Bốn là, rà soát, quy hoạch lại đất sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp khi sử dụng không hiệu quả, lãng phí nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường nhằm chuyển giao cho hộ nông dân ĐBDT Khmer không có hoặc thiếu đất sản xuất nhưng có ý chí thoát nghèo và mong muốn vươn lên làm giàu. Năm là, rà soát các quy định về chính sách đất đai (đất ở và đất sản xuất) để điều chỉnh chính sách theo hướng khuyến khích người được cấp đất giữ đất và phát triển nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, góp phần ổn định cuộc sống của bản thân và xã hội về đối tượng hỗ trợ, tiêu chuẩn, định mức hỗ trợ, điều tra đánh giá và thống kê các đối tượng nhận hỗ trợ. Sáu là, có chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất theo cơ chế đặc thù cho từng địa phương; xem xét ban hành các quy định cụ thể trong hình thức hỗ trợ bằng đất và hỗ trợ bằng tiền. Đối với địa phương: Một là, nâng cao hiệu quả đào tạo nghề ngắn hạn theo Quyết định 1956/QĐ-TTG trên cơ sở gắn mục tiêu đào tạo với dự án sản xuất, nhu cầu thị trường lao động và hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm trong và ngoài tỉnh. Hai là, tập trung đầu tư nguồn lực phát triển hệ thống khuyến nông cả chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm hỗ trợ nông hộ Khmer từng bước làm chủ được kỹ thuật sản xuất mới, thích ứng với cơ chế thị trường, kiểm soát được các rủi ro và nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, giúp phát triển kinh tế hộ nông dân ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL. Ba là, mở rộng hệ thống giáo dục bổ túc văn hóa, trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặt cho học sinh, sinh viên và người học thuộc nhóm hộ nghèo, cận nghèo nhằm từng bước và tiến tới triệt để xóa nạn mù chữ, sự tách biệt ngôn ngữ và nâng cao dân trí. Bốn là, mở rộng cung cấp tín dụng ưu đãi có điều kiện cho cả nhóm nghèo và cận nghèo nhằm giảm thiểu rủi ro trong các loại hình tín dụng phi chính thức. Năm là, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền nhằm chuyển hóa triết lý nhân văn của đạo Phật trở thành khát vọng, ý chí làm giàu và thoát nghèo trong nhận thức của đồng bào Khmer. Sáu là, từng bước kiến tạo ngôi chùa Khmer và lực lượng sư sãi không chỉ là trung tâm văn hóa cộng đồng hiện tại, mà còn là trung tâm giáo dục, đào tạo và thu hút nguồn lực từ cộng đồng nhằm phục vụ cho chính sách phát triển kinh tế hộ nông dân ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL. KẾT LUẬN Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu và dưới góc nhìn của kinh tế chính trị, đề tài đã đóng góp làm rõ thêm lý luận và thực tiễn về phát triển KT hộ nông dân ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL như mục tiêu đề ra. Kết quả nghiên cứu đề tài bước đầu có thể nêu lên một số kết luận cơ bản như sau: Một là, KT hộ nông dân là tế bào KT - XH, một đơn vị KT tự chủ trong nền kinh tế thị trường. Qua những giai đoạn khác nhau của lịch sử, KT hộ luôn đóng vai trò to lớn đối với nền KT quốc dân. Thực tế chứng tỏ đây là loại hình kinh tế có khả năng thích nghi cao và sức sống mãnh liệt mà khó có hình thức tổ chức SX – KD nào có thể thay thế được. Trong tương lai, KT hộ nông dân sẽ có sự điều chỉnh để phù hợp với biến động của thị trường, tuy nhiên loại hình này vẫn còn sức sống và sự thích nghi trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và chính sách “Tam nông” hiện nay. Hai là, cả về mặt lý luận và phương diện thực tiễn, bản thân quá trình vận động và phát triển KT hộ nông dân sẽ dẫn đến sự phân hoá sâu sắc cùng với xu hướng biến đổi ngày càng đa dạng, phức tạp. Hiện nay, KT hộ nông dân nói chung cũng như KT hộ nông dân ĐBDT Khmer nói riêng sẽ tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao sự chủ động; mở rộng quy mô hoạt động; củng cố và tăng cường sự phối hợp với nhiều hình thức. Nhưng đồng thời sẽ có một bộ phận những hộ Khmer không có điều kiện, trình độ... sẽ phải chuyển sang làm thuê hoặc bổ sung cho đội quân thất nghiệp. Đây là bộ phận cần được hỗ trợ, giúp đỡ để rút ngắn khoảng cách phát triển, tránh sự lạc hậu quá xa so với mặt bằng chung. Ba là, bên cạnh những đặc trưng chung, KT hộ nông dân ĐBDT Khmer còn có những điểm riêng biệt vốn có, gắn chặt với lịch sử hình thành, truyền thống văn hóa và tập quán của người Khmer. Trong đó đáng chú ý nhất là tinh thần cần cù chịu khó, họ thường sinh sống ở những vùng sâu, vùng xa; điều kiện sản xuất nhìn chung còn khó khăn; trình độ mọi mặt còn nhiều hạn chế; KT chủ yếu là thuần nông, các ngành nghề khác chậm phát triển; sản xuất mang tính nhỏ, lẻ và hiệu quả thấp. Bốn là, ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL có vị trí rất quan trọng trên các mặt KT- XH, tình hình chính trị của địa phương cũng như cả nước. Bởi đây là một bộ phận nghèo nhất, lạc hậu nhất, dễ bị các thế lực gây bất ổn trong và ngoài nước lợi dụng nhất, nguy cơ bất ổn cao nhất. Năm là, qua hơn 30 năm phát triển và đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là sau khi thực hiện Chỉ thị 68-CT/TW của Trung ương Đảng về công tác dân tộc... KT hộ nông dân ĐBDT Khmer có nhiều tiến bộ. Chính sách dân tộc của Đảng được thực hiện ở vùng ĐBDT Khmer trong thời gian qua đã tác động, làm biến đổi thật sự bộ mặt KT – XH của vùng dân tộc Khmer, nâng cao thu nhập và mức sống cho người Khmer, góp phần thực hiện tốt chính sách đối với ĐBDT trên nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Sáu là, bên cạnh mặt tích cực đã đạt được, sự phát triển KT hộ nông dân ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL còn bộc lộ không ít những khó khăn, yếu kém. Trong đó đáng chú ý nhất là điều kiện sản xuất không thuận lợi, tập quán lạc hậu, trình độ người dân còn thấp. Nhu cầu về vốn, thiếu đất sản xuất diễn ra khá phổ biến. Hiệu quả SX - KD chưa cao, thu nhập của đại bộ phận người Khmer còn thấp, chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp mang lại. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Lê Quang Vinh, 2019. Phát triển kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer vùng ĐBSCL đến năm 2030. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 36, ISSN: 0866-7120. 2. Lê Quang Vinh, 2017. Giải pháp cơ bản cho phát triển kinh tế hộ nông dân đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang. Tạp chí Thông tin và Dự báo, số 135, ISSN: 1859-0764. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Ban Bí thư Trung ương Đảng, 1991. Chỉ thị số 68-CT/TW, ngày 18-4-1991 về công tác vùng ĐBDT Khmer. Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, 2011. Báo cáo số 04-BC/DTTG ngày 09/02/2011 về công tác dân tộc. Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, 2012. Kết quả rà soát chính sách và ý kiến đóng góp đối với 35 đề án nhánh thuộc đề án tổng thể Tây Nam Bộ. Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, 2013. Báo cáo của Vụ Dân Tộc-Tôn giáo về các vấn đề dân tộc. Ban Dân Tộc tỉnh An Giang, 2014. Báo cáo tình hình dân tộc tỉnh An Giang năm 2014. Ban Dân tộc tỉnh Bạc Liêu, 2014. Báo cáo tình hình dân tộc tỉnh Bạc Liêu năm 2014. Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang, 2014. Báo cáo tình hình dân tộc tỉnh Kiên Giang năm 2014. Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng, 2014. Báo cáo tình hình dân tộc tỉnh Sóc Trăng năm 2014. Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh, 2014. Báo cáo tình hình dân tộc tỉnh Trà Vinh năm 2014. Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, 2014. Báo cáo 10 năm tình hình phát triển KT-XH vùng ĐBSCL. Bộ Chính trị, 2012. Kết luận số 28-KL/TW ngày 14-8-2012 về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh-quốc phòng vùng ĐBSCL, thời kỳ 2011-2020. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012. Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng ĐBSCL đến năm 2020. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, 2004. Hội thảo Chương trình quốc gia xóa đói, giảm nghèo. C.Mác và Ăngghen, 2003. Toàn tập. Hà Nội: Nxb CTQG-Sự thật, tập 18. C.Mác và Ăngghen, 2003. Toàn tập. Hà Nội: Nxb CTQG-Sự thật, tập 23. Chu Thị Thu Trang, 2013. Thực trạng công tác hỗ trợ phụ nữ đơn thân phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Bá Xuyên, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ-Đại học Thái Nguyên, số 112 tháng 12, trang 91-97. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Hà Nội: Nxb CTQG. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2008. Nghị quyết số 26-NQ/TW về vấn đề NN, nông dân, nông thôn. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2007. Thông báo số 67-TB/TW, ngày 14/3/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 68/CT/TW. Đảng bộ huyện Trà Cú, 2010. Văn kiện Đại hội đại biểu huyện Trà Cú lần thứ X (2010-2015). Đảng bộ huyện Tri Tôn, 2010. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tri Tôn lần thứ X (2010-2015). Đảng Cộng sản Việt Nam, 1991. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2012. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. Đảng Cộng sản Việt Nam, 1986, 1991, 1996, 2001, 2011, 2016. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, XI, XII. Hà Nội:Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Đào Xuân Sâm, 1990. Chính sách kinh tế mới của Lênin và công cuộc đổi mới của chúng ta. Hà Nội: Nhà xuất bản Sự thật. Đoàn Quang Thiệu, 2010. Kinh tế hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Tạp chí hoạt động khoa học, số 600, tháng 10 năm 2010. Đỗ Văn Quân, 2013. Phát triển kinh tế hộ gia đình trong tiến trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay. Tạp chí Lý luận chính trị, số 6, tháng 6 năm 2013. Hoàng Thị Lan, 2012. Thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng đối với đồng bào dân tộc Khmer ở ĐBSCL. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3, tháng 2 năm 2012. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2014. Đề án tổng thể về chính sách đối với phật giáo Nam tông Khmer và đồng bào dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề án nhánh số 5-khuyến khích đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế-xã hội. Hồ Chí Minh, 2011. Hồ Chí Minh toàn tập. Hà Nội: Nxb CTQG-Sự thật, tập 10, 12, 14, 15. Huỳnh Kim Thừa, 2017. Nghiên cứu về vai trò của liên kết sản xuất nông nghiệp đối với kinh tế hộ tại Đồng bằng sông Cửu Long. Huỳnh Thanh Quang, 2011. Giá trị văn hóa Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hà Nội: Nxb CTQG-Sự thật. Huỳnh Văn Chẩn, 2014. Tính cộng đồng của người Khmer vùng ĐBSCL. Tạp chí Tâm lý học, số 4, tháng 4 năm 2014. Lê Tăng, 2003. Một số giải pháp nâng cao đời sống cho ĐBDT Khmer ở miền Tây Nam Bộ trong giai đoạn hiện nay. Mai Chiếm Hiếu, 2014. Nghèo và các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo tại khu vực đồng bào Khmer sinh sống tập trung ở ĐBSCL. Tạp chí phát triển bền vững Vùng, số 11, tháng 1 năm 2014. Mai Chiếm Hiếu, 2015. Mô hình người nghèo Khmer ở ĐBSCL. Tạp chí phát triển bền vững vùng, số 1, tháng 3 năm 2015. Mai Thị Thanh Xuân và Đặng Thị Thu Hiền, 2013. Phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam. Tạp chí khoa học kinh tế và kinh doanh, tập 29, số 3, tháng 5 năm 2013. Mạc Đường, 2001. Nghiên cứu quá trình phát triển dân cư và dân tộc ở ĐBSCL thế kỷ XV-XIX. Ngô Phương Lan, 2012. Về bất ổn sinh kế và di cư lao động của người Khmer ở ĐBSCL. Tạp chí nghiên cứu con người, số 3, tháng 2 năm 2012. Ngô Quang Thành và Nguyễn Việt Cường, 2005. Tăng trưởng kinh tế, nghèo đói, bất bình đẳng thu nhập và chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 322, tháng 3 năm 2005. Nguyễn Đỗ Hương Giang, 2011. Sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, số 82, tháng 06 năm 2011, trang 139-144. Nguyễn Quốc Dũng, Trần Bình Trọng, 2003. Thực trạng đời sống của ĐBDT Khmer ở tỉnh Trà Vinh hiện nay và một số giải pháp nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc trong thời gian tới. Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ. Học viện CTQG, tháng 5 năm 2003. Nguyễn Tấn Thời, 2005. Đảng bộ An Giang lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer (1996-2004). Nguyễn Thanh Thủy, 2001. Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với ĐBDT Khmer ở ĐBSCL. Nguyễn Thắng và Lã Sơn Kha, 2014. Nhu cầu hợp tác kinh tế của nông hộ ĐBSCL. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 1, tháng 1 năm 2014. Nguyễn Thị Thu Thoa, 2017. Vấn đề chuyển dịch sở hữu ruộng đất tác động tới kinh tế hộ gia đình và dịch chuyển lao động ở ĐBSCL (nghiên cứu trường hợp tỉnh Long An). Tạp chí khoa học - Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, số 2 năm 2017, trang 179-188. Nguyễn Thị Thúy Anh và Nguyễn Văn Thục, 2014. Những vấn đề đặt ra trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại vùng ĐBDT Khmer khu vực Tây Nam Bộ. Tạp chí Lý luận chính trị, số 3 năm 2014. Nguyễn Trung Tăng, 2002. Tín dụng cho người nghèo và các quỹ XĐGN ở nước ta hiện nay. Luân án tiến sĩ Kinh tế. Đại học quốc gia Hà Nội. Nguyễn Văn Công, 2015. Phát triển kinh tế hộ nông dân tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và dự báo, số tháng 7 năm 2015, trang 16-18. Nhóm nghiên cứu của Đại học Sussex và Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 2008. Mức sống của các nhóm đồng bào DTTS trong mối tương quan so sánh với các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc của Việt Nam. Viện KHXH Việt Nam. Nhữ Hùng Cao, 2014. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân nghèo ở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị. Phân Viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, 2003. Đề tài khoa học cấp bộ: Một số giải pháp nâng cao đời sống cho ĐBDT Khmer ở miền Tây Nam Bộ trong giai đoạn hiện nay. Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Trà Vinh, 2004. Đề án hỗ trợ nhà ở đối với ĐBDT Khmer nghèo ở tỉnh Trà Vinh. Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh An Giang, 2012. Tổng hợp hộ nghèo-cận nghèo giai đoạn 2010-2012 Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Sóc Trăng, 2012. Báo cáo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Sóc Trăng năm 2011. Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Trà Vinh, 2012. Tổng hợp kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo của huyện, thành phố năm 2011. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, 2004. Đề án hỗ trợ nước sinh hoạt cho hộ nghèo đồng bào dân tộc Khmer. Tỉnh ủy Kiên Giang, 2017. Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện thông báo số 67 của Ban Bí Thư (khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 68-CT/TW của Ban Bí thư (khóa VI) về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer. Tỉnh ủy Sóc Trăng, 2017. Báo cáo sơ kết kết luận số 08-KL/TU ngày 27/4/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác vùng ĐBDT Khmer. Tỉnh ủy tỉnh Trà Vinh, 2017. Hội thảo: XĐGN bền vững trong đồng bào dân tộc các tỉnh, thành phía nam, tháng 11 năm 2017. Tỉnh ủy Trà Vinh, 1992. Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 13/10/1992 của Tỉnh Uỷ Trà Vinh về công tác trong vùng đồng bào dân tộc Khmer. Tỉnh ủy Trà Vinh, 2003. Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/10/2003 của Tỉnh Trà Vinh về phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer. Tỉnh ủy Trà Vinh, 2013. Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2013 Tỉnh ủy Trà Vinh, 2017. Báo cáo về tình hình phật giáo Nam Tông và tình hình dân tộc Khmer của tỉnh Trà Vinh. Tổng cục Thống kê, 2003, 2009, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017. Niên giám thống kê 2003, 2009, 2011, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017. Hà Nội: Nxb Thống kê. Tổng cục Thống kê, 2015. Kết quả khảo sát thu nhập bình quân của nông hộ Khmer vùng ĐBSCL. Hà Nội: Nxb Thống kê. Tổng cục Thống kê, 2019. Kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. Thủ tướng Chính phủ, 1998. Quyết định số 133, 135, 42, 245. Thủ tướng Chính phủ, 2009. Quyết định số 1581/QĐ-TTg ngày 09/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. Trần Tiến Khai, 2007. Cải thiện đời sống nông dân Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. Báo cáo tổng quan tại Hội nghị thường niên. Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, tháng 8 năm 2007. Ủy ban Dân tộc, 2015. Đề án hỗ trợ phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2016-2020”. Uỷ ban Dân tộc, 2015. Kết quả điều tra thực trạng KT-XH 53 DTTS năm 2015. Uỷ ban Dân tộc, 2017. Báo cáo kết quả rà soát chính sách liên quan ở vùng ĐBDT Khmer; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc Khmer vùng ĐBSCL. Uỷ ban Dân tộc, 2019. Báo cáo kết quả rà soát các chính sách phát triển KT-XH cho ĐBDT thiểu số vùng ĐBSCL. Uỷ ban Dân tộc và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), 2008. Báo cáo phân tích điều tra cơ bản Chương trình 135-II. Uỷ ban Dân tộc và Vụ địa phương III, 2013. Báo cáo chuyên đề công tác dân tộc Khmer Nam bộ. Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang, 2017. Báo cáo tình hình KT-XH tỉnh An Giang năm 2017. Võ Công Nguyện, 2012. Phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020. Đề tài khoa học cấp tỉnh năm 2012. Võ Công Nguyện, 2016. Văn hóa các dân tộc Kinh – Chăm – Hoa – Khmer vùng Tây Nam Bộ. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc. Võ Thị Kim Thu, 2015. Chính sách XĐGN cho ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL. Tạp chí Giáo dục lý luận, số 230, tháng 6 năm 2015. Võ Thị Kim Thu, 2016. Vấn đề giảm nghèo của ĐBDT Khmer ở ĐBSCL trong quá trình phát triển bền vững. Luận án tiến sĩ. Võ Văn Sen và Phan Văn Dốp, 2004. Văn hóa vùng, văn hóa tộc người và sự phát triển KT-XH ở ĐBSCL. Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2004. Võ Văn Tuấn và Lê Cảnh Dũng, 2015. Ảnh hưởng của nguồn lực đến đa dạng sinh kế của nông hộ ở ĐBSCL. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, kỳ 2, tháng 5 năm 2015. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH Azhr Al-Haboby et. al., 2016. The role of agriculture for economic development and gender in Iraq a computable general equilibrium model approach. The journal of Developing Areas, Volume 50, No.2. Bernardin Senadza, 2014. Income diversification strategies among rural households in developing countries: Evidence from Ghana. African journal of Economic and Management Studies, vol.5 Issue: 1, pp.75-92. Cazes, S., & Nesporova., 2003. Labour markets in the transition: Balancing flexibility and security in Central and Eastern Europe. Geneva: ILO. Currie, J, & Harrison, A., 1997. Sharing the Costs: The Impact of Trade. Employment: An Overview.ILO, pp.23-60. Gary S. Fields., 2010. Labor Market Analysis for Developing Countries. Retrieved from Galor, O., & Zeira, J., 1993. Income distribution and macroeconomics. The review of economic studies, 60(1), 35-52. Ghirmai Tesfamariam Teame, Tesfa-Yesus Mehary Woldu, 2016. Factors Affecting Rural Households Income Diversification: Case of Zoba Maekel, Eritrea. American Journal of Business, Economics and Management. Vol.4, no.2, pp.7-15. Hicks, N. L., 1979. Growth vs basic needs: Is there a trade-off? World development, 7(11-12), 985-994. Liang, P. L., 1982. Social equality and economic development in India: spatial structures and correlates. Singapore Journal of Tropical Geography, 3(1), 53-68. Lindert, P. H., 2004. Growing public: Volume 1, the story: Social spending and economic growth since the eighteenth century. Vol. 1: Cambridge University Press. Manda, D. K, 2004. Globalisation and the labour market in Kenya No.31. Social Sector Division-Kenya Institute for Public Policy. McMillan, M, & Verduzco, I., 2011. New Evidence on Trade and Milner, C, & Wright, P. (1998). Modelling Labour Market Adjustment to. Mathur, A., 1983. Regional development and income disparities in India: a sectoral analysis. Economic Development and Cultural Change, 31(3), 475-505. Marshall, A., 2005. From Principles of Economics Readings In The Economics Of The Division Of Labor: The Classical Tradition. pp. 195-215: World Scientific. OECD., 2014c. Social Cohension at a Crossroads: Evolving Challenges in VietNam: Social Cohesion Policy Review of Viet Nam. Parsons, T.,1970. Equality and inequality in modern society, or social stratification revisited. Sociological Inquiry, 40(2), 13-72. Ranis, G., 1977. Development theory at three-quarters century. Economic Development and Cultural Change, 25, 254. Ram, R., 1986. Government size and economic growth: A new framework and some evidence from cross-section and time-series data. The American Economic Review, 76(1), 191-203. Solow, R. M., 1956. A contribution to the theory of economic growth. The quarterly journal of economics, 70(1), 65-94. Schlamberger, N., 2004. Globalization – What, Why, and how to measure. Presented at the Statistics - Investment in the Future. Stiglitz, J. E., 1969. Distribution of income and wealth among individuals. Econometrica: Journal of the Econometric Society, 382-397. Stiglitz, J. E.,1996. Some lessons from the East Asian miracle. The world Bank research observer, 11(2), 151-177. Todaro, M. P., 1969. A model of labor migration and urban unemployment in less developed countries. The American Economic Review, 59(1), 138-148. Tybout, J, & Westbrook, D., 1994. Trade Liberalization and the Dynamics of Effciency change in Mexican Manufacturing Industries. Journal of International Economics, 39, 53-78. Trade Liberalation in an Industrialising Economy. The Economic Journal. 108 (447) 509-28. UNCTAD., 2014. Least developed countries report 2014–Growth with structural transformation: A post‐2015 development agenda. United Nations. UNICEF., 2014. Multiple Indicator Cluster Survey 2014. Key Findings Report. Velde, D. W. te, & Morrissey, O., 2002. Foreign Direct Investment Skills and Wage Inequality in East Asia. Presented at the DESG conference in Nottingham. World Bank., 2012. World development report 2012: gender equality and development. Washington, DC: World Bank Publications. Uslaner, E. M., 2005. The bulging pocket and the rule of law: Corruption, inequality, and trust. In the Conference on the Quality of Government: What it is, how to Get it, Why it Matters. November, 2005, pp.17-19. Uslaner, E. M., & Brown, M., 2005. Inequality, trust, and civic engagement. American politics research, 33(6), 868-894. PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT HỘ NÔNG DÂN ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PHẦN I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HỘ NÔNG DÂN KHMER VÙNG ĐBSCL A. Những thông tin cơ bản - Năm sinh: ......................... Giới tính: Nam Nữ - Học vấn: + Không đi học + Sơ cấp + Tiểu học + Trung cấp + THCS + Cử nhân + THPT + Sau đại học B. Thông tin về nông hộ 1. Số người .. người, trong đó: Nam , nữ. 2. Số lao động .. người, trong đó: Nam , nữ 3. Loại hình sản xuất - Nông nghiệp - Chăn nuôi heo - Cây công nghiệp - Cây ăn trái - Chăn nuôi trâu, bò, dê - Lâm nghiệp - Chăn nuôi gà, vịt - Thủy sản 4. Sản xuất kinh doanh khác . 5. Theo nghề nghiệp .. - Làm nông nghiệp - Nông nghiệp kiêm TTCN - Nông nghiệp kiêm dịch vụ - Hộ làm nghề khác 6. Thời gian hình thành hộ .. 7. Nguồn gốc hình thành hộ: - Bản địa - Định canh, định cư - Xây dựng kinh tế 8. Tài sản hộ có được a. Nhà ở: - Kiên cố - Bán kiên cố - Nhà tạm, loại khác b. Đất đai: Loại đất Diện tích Tự có Thuê mướn Cây lâu năm Cây hàng năm Cây ăn trái Đất lâm nghiệp Đất ao hồ, đầm Đất thổ cư Đất vườn Đất khác c. Chăn nuôi Loại Đơn vị Số lượng Giá trị Tổng cộng d. Tư liệu sản xuất nông nghiệp Loại Đơn vị Số lượng Giá trị Tổng cộng e. Tiền . Giá trị .. - Tiền gởi, cho vay - Tiền mặt . - Giá trị tiền khác . PHẦN II. KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ A. Trồng trọt 1.1 Kết quả sản xuất TT Cây trồng Diện tích (ha) Năng suất Sản lượng Đơn giá (đ/kg) Giá trị (1.000 đ) Tổng cộng 1.2. Chi phí sản xuất (Cây trồng ..) TT Vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá (đ/kg) Giá trị (1.000 đ) Tổng cộng B. Ngành chăn nuôi 1.3. Sản phẩm chăn nuôi TT Vật nuôi Số lượng Tổng trọng lượng (kg) Đơn giá (đ/kg) Giá trị (1.000 đ) Ghi chú Tổng cộng 1.4. Chi phí sản xuất cho 1 chu kỳ sản phẩm TT Vật tư ĐVT Số lượng (kg) Đơn giá (đ/kg) Giá trị (1.000 đ) Tổng cộng 1.5. Thu nhập TT Vật nuôi Chi phí Thu nhập Tổng thu Vật tư Khấu hao Thuê Lao động gia đình Chi phí khác Tổng số 1.6. Thu, chi từ làm vườn Diện tích vườn .. m2 TT Chi tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá Giá trị (1.000 đ) Thu nhập 1.7. Thu, chi của những hoạt động sản xuất ngoài nông nghiệp TT Chỉ tiêu ĐVT Sản phẩm . Sản phẩm Số lượng Đơn giá (đ/kg) Giá trị (1.000 đ) Số lượng Đơn giá (đ/kg) Giá trị (1.000 đ) Thu nhập C. Các ý kiến phỏng vấn 1.8. Ông (Bà) có nhu cầu mở rộng diện tích đất đai không? a. Không Lý do b. Có Lý do Ông (Bà) muốn mở rộng thêm dưới hình thức nào? - Khai hoang - Mua lại - Đấu thầu - Thuê lại Cách khác . Lý do mở rộng diện tích là gì? - Thừa vốn - Có lao động - Có lãi - Ý kiến khác 1.9. Vốn sản xuất của gia đình thiếu hay đủ - Đủ - Thiếu Ông (Bà) cần thêm bao nhiêu? đồng Ông (Bà) hay dùng vốn vào việc gì? - Tăng quy mô sản xuất - Đầu tư để thâm canh - Chỉ tiêu - Mục đích khác . Ông (Bà) muốn vay từ đâu? - Từ ngân hàng - Từ các dự án - Từ các hội - Từ nguồn khác Theo Ông (Bà) lãi suất phù hợp là bao nhiêu? ..%/tháng 1.1.0. Lao động sản xuất của hộ thế nào? - Đủ - Thiếu - Dư Ông (Bà) cần thuê bao nhiêu lao động? người Ông (Bà) thuê lao động làm việc gì, vào thời gian nào, trình độ ra sao? - Trồng trọt - Chăm sóc - Thu hoạch - Chế biến - Kỹ thuật - Thời vụ - Thường xuyên - Phổ thông Lao động khác .. Theo Ông (Bà) giá tiền công thuê là bao nhiêu? Kỹ thuật đ/công Phổ thông Lao động khác đ/công Gia đình Ông (Bà) có số lao động thừa là bao nhiêu? . công Thời điểm nào? , tháng mấy? . Ông (Bà) sử dụng lao động thừa thế nào? - Mở rộng sản xuất - Mở rộng nông nghiệp 1.11. Ông (Bà) cho biết cách thức tiêu thụ nông phẩm làm ra? Tiêu chí Các sản phẩm chủ yếu Lúa Cây ăn trái Heo Gà, vịt Cá 1. Bán cho Thương lái Hộ chế biến Nhà máy 2. Hình thức Tại nhà Tại chợ Điểm thu mua Vườn 3. Phương thức bán Sỉ Lẻ 4. Thông tin thị trường Biết trước khi bán Biết sau khi bán 1.12. Ông (Bà) cho biết tác động của yếu tố bên ngoài đến sản xuất? Chỉ tiêu Có Không 1. Vị trí thuận lợi 2. Đất đai ổn định 3. Vốn 4. Công cụ 5. Hạ tầng 6. Kỹ thuật canh tác 7. Thị trường tiêu thụ 8. Ảnh hưởng của chính sách trợ giá nông nghiệp 9. Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế Xin chân thành cảm ơn Ông (Bà)! TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỘ NÔNG DÂN ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1. Số nhân khẩu và lực lượng lao động người Khmer vùng ĐBSCL năm 2019 Trà cú Mỹ Tú Tri Tôn Giồng Riềng Vĩnh Lợi Người Tỷ lệ % Người Tỷ lệ % Người Tỷ lệ % Người Tỷ lệ % Người Tỷ lệ % Tổng nhân khẩu 275 100 266 100 292 100 281 100 272 100 Dưới 15 tuổi 57 20,4 54 20,3 83 28,4 81 28,8 76 28 Từ 15 - dưới 30 tuổi Trong đó: Nam Nữ 84 30,4 74 27,7 50 17,1 48 17,7 49 18 38 13,8 31 11,6 23 7,9 22 7,8 22 8,1 46 16,6 40 15 27 9,2 26 9,3 27 9,9 Từ 30 - 55 tuổi (Nữ) Từ 30 - 60 tuổi (Nam) 43 15,9 44 16,5 58 19,6 56 19,9 54 19,8 40 14,3 41 15,4 55 19,6 53 18,8 50 18,3 Trên 55 tuổi (Nữ) Trên 60 tuổi ( Nam) 26 9,8 27 10,1 23 7,9 22 7,8 21 7,7 25 8,9 26 9,7 26 8,9 21 7,4 22 8,1 2. Lao động trong độ tuổi của hộ nông dân Khmer năm 2019 ĐVT: % Chỉ tiêu Quy mô lao động Tổng số 1-2(LĐ) 3-4 (LĐ) 5 (LĐ) trở lên Tổng số hộ 62,20 35,30 2,50 100 1. Theo huyện điều tra Huyện Trà Cú 55,10 41,20 3,70 100 Huyện Mỹ Tú 67 30,20 2,80 100 Huyện Tri Tôn 63,50 35,10 1,40 100 Huyện Giồng Riềng 60,30 36,80 1,30 100 Huyện Vĩnh Lợi 58,50 34,60 1,20 100 2. Theo thu nhập Nhóm 1 - 85,10 14,90 100 Nhóm 2 34,90 64 1,10 100 Nhóm 3 94,20 5,80 - 100 3. Bình quân lao động và nhân khẩu ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL năm 2019 ĐVT: Người Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Chung nhóm hộ Bình quân số nhân khẩu/hộ 4,20 4,90 4,96 4,68 Bình quân lao động/hộ 2,65 2,54 2,15 2,35 Số người tiêu dùng/1 LĐ 1,35 1,74 2,28 1,94 4. Trình độ học vấn hộ nông dân Khmer STT Loại trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Chưa đi học (mù chữ) 544 39,20 2 Tiểu học 573 41,30 3 Trung học cơ sở 169 12,20 4 Trung học phổ thông 41 2,90 5 Trung cấp 40 2,80 6 Cao Đẳng 14 1 7 Đại học trở lên 5 0,30 5. Cơ cấu đất đai của hộ nông dân ĐBDT Khmer năm 2019 ĐVT: % Chỉ tiêu Chung 5 huyện khảo sát (Trà Cú, Mỹ Tú, Tri Tôn, Giồng Riềng, Vĩnh Lợi) Theo mục đích sử dụng Đất sản xuất nông nghiệp 41,60 Đất chăn nuôi và làm vườn 19,90 Theo quy mô diện tích Dưới 0,5 ha 52,10 Từ 0,5- dưới 1 ha 22,60 Từ 1- dưới 2 ha 17,80 Từ 2 ha trở lên 7,50 6. Vốn bình quân của hộ nông dân Khmer năm 2019 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Trà Cú Mỹ Tú Tri Tôn Giồng Riềng Vĩnh Lợi BQ chung 5 huyện Tổng nguồn vốn 40,48 42,53 40,98 40,30 41,30 41,11 1. Vốn tự có 20,50 25,92 22,35 21,45 22,34 22,51 2. Vốn vay 15,25 14,35 15,87 16,40 17,59 15,89 3. Vốn khác 4,73 2,26 2,76 2,45 1,37 2,71 7. Quy mô vốn bình quân hộ nông dân Khmer năm 2019 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Trà Cú Mỹ Tú Tri Tôn Giồng Riềng Vĩnh Lợi Bình quân chung Bình quân quy mô vốn 40,48 42,53 40,98 40,30 41,30 41,11 1. Theo nguồn gốc hộ Dân bản địa 19,07 20,28 19,91 19,34 19,00 19,52 Dân di dời, khai hoang 21,41 22,25 21,07 20,96 22,30 21,59 2. Theo thu nhập Nhóm 1 59,62 60,88 60,56 59,66 60,34 60,21 Nhóm 2 40,02 41,62 40,33 40,03 41,04 40,60 Nhóm 3 21,57 20,97 21,03 21,09 21,44 21,22 8. Bình quân TLSX chủ yếu của nông hộ Khmer vùng ĐBSCL năm 2019 theo thu nhập ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Chung 3 nhóm I. Tổng giá trị TLSX chủ yếu 20,69 14,71 12,37 14,33 1. Nhà xưởng, chuồng trại 2,27 1,706 1,58 1,72 2. Máy kéo, phương tiện vận tải 1,69 1,22 1,11 1,23 3. Các loại máy khác 0,95 0,70 0,70 0,74 4. Đàn súc vật cơ bản 3,78 2,86 2,04 2,56 5. Giá trị của cây lâu năm, cây lúa 7,57 5,50 4,40 5,22 6. Giá trị tài sản sản xuất khác 2,21 1,33 1,25 1,41 7. Tiền mặt kinh doanh 10,19 6,36 4,27 9,61 II. Cơ cấu TLSX chủ yếu (%) 100 100 100 100 1. Nhà xưởng, chuồng trại 11 11,60 12,8 12 2. Máy kéo, phương tiện vận tải 8,20 8,30 9 8,60 3. Các loại máy khác 4,60 4,80 5,70 5,20 4. Đàn súc vật cơ bản 18,30 19,50 16,50 17,90 5. Giá trị của cây lâu năm 36,60 37,40 35,60 36,40 6. Giá trị tài sản sản xuất khác 10,70 9,10 10,10 9,80 7. Tiền mặt kinh doanh 49,26 43,24 34,52 42,34 9. Tổng thu từ sản xuất nông nghiệp ở hộ nông dân Khmer vùng ĐBSCL năm 2019 ĐVT: Triệu đồng Địa phương Tổng thu nông nghiệp/năm Trong đó Trồng trọt Chăn nuôi Đánh bắt thủy sản Bình quân tổng thu 34,14 23,14 8,20 2,79 Huyện Trà Cú 32,80 23,10 7,52 2,18 Huyện Mỹ Tú 33,70 23,22 8,45 2,03 Huyện Tri Tôn 34,90 22,97 8,42 3,51 Huyện Giồng Giềng 35,00 23,30 8,32 3,38 Huyện Vĩnh Lợi 34,30 23,12 8,29 2,89 10. Quy mô và cơ cấu chi phí sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL năm 2019 ĐVT: Triệu đồng Địa phương Tổng chi phí nông nghiệp/năm Trong đó Bình quân tổng thu 11,42 (100%) Trồng trọt Chăn nuôi Đánh bắt thủy sản 6,96 (60,95%) 3,10 (27,14%) 1,36 (11,91%) Huyện Trà Cú 11,18 (100%) 6,73 (61,20%) 3,03 (27,10%) 1,42 (12,70%) Huyện Mỹ Tú 11,18 (100%) 7,70 (64,38%) 2,90 (24,24%) 1,36 (11,37%) Huyện Tri Tôn 11,78 (100%) 6,98 (61,17%) 3,45 (29,29%) 1,35 (11,46%) Huyện Giồng Giềng 11,41 (100%) 6,60 (57,81%) 3,04 (26,63%) 1,77 (15,56%) Huyện Vĩnh Lợi 11,21 (100%) 6,76 (60,30%) 3,10 (27,65%) 1,35 (12,04%) 11. Ảnh hưởng của đất đai, lao động, vốn đến sản xuất của nông hộ ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL năm 2019 Phân loại hộ Số hộ (%) Thu nhập/hộ (triệu đồng) Bình quân chung 100,00 22,79 1. Theo quy mô đất đai Dưới 0,5 ha 52,10 16,90 Từ 0,5- dưới 1 ha 22,60 20,72 Từ 1- dưới 2 ha 17,80 24,05 - Từ 2 ha trở lên 7,50 29,48 2. Theo quy mô lao động Từ 1-2 lao động 62,20 14,63 Từ 3-4 lao động 35,30 24,25 Trên 5 lao động 2,50 33,39 3. Theo quy mô vốn đầu tư 10 triệu đồng trở xuống 53,30 16,42 Trên 10 – 20 triệu đồng 26,00 22,01 Trên 20 – 30 triệu đồng 16,00 26,54 Trên 30 triệu đồng 3,70 34,15 12. Hình thức tiêu thụ nông sản của ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL năm 2019 ĐVT: % Chỉ tiêu Hộ có sản phẩm hàng hóa chủ yếu Lúa Cây ăn trái Heo Gà, vịt cá 1. Đối tượng bán Tư thương 65,50 55,10 67,30 98,20 95,50 Nhóm hộ chế biến 11,70 34,80 22,10 1,80 27,80 Nhà máy chế biến 22,80 10,10 10,60 0 41 2. Hình thức bán Tại nhà 10,20 14,50 72,80 10 41,10 Tại chợ 11,80 14,20 5,70 9,10 43,50 Tại điểm thu gom 22,40 12,10 21,50 2,20 15,40 Tại vườn 55,60 59,20 0 78,70 0 3. Phương thức bán Bán buôn 86,20 90,30 44,10 15,50 23,60 Bán lẻ 13,80 9,70 55,90 84,50 76,40 4. Nắm bắt thông tin Trước khi bán 55,60 57,70 62,30 70,60 64,40 Sau khi bán 54,40 42,30 37,70 29,40 35,60 13. Tác động của điều kiện bên ngoài đến sản xuất nông hộ ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL năm 2019 (ĐVT: % các ý kiến được hỏi) Chỉ tiêu Trà Cú Mỹ Tú Tri Tôn Giồng Riềng Vĩnh Lợi 1. Vị Trí địa lý thuận lợi 88,30 83,20 78,80 83,30 86,70 2. Đất đai ổn định lâu dài 100 100 100 100 100 3. Vốn sản xuất 87,50 95,80 91,10 92,30 91,80 4. Công cụ sản xuất 72,40 89,80 85,90 84,10 80,60 5. Kết cấu hạ tầng 73,50 76,80 74,20 80,30 82,30 6. Kỹ thuật canh tác 81,90 86,50 95,70 86,70 86,20 7. Thị Trường tiêu thụ sản phẩm 96,70 92,40 91,80 93,20 93,50 9. Ảnh hưởng chính sách trợ giá nông nghiệp 73,90 81,50 83,40 84,80 88,60 10. Ảnh hưởng của hội nhập Trả lời không biết Trả lời không biết Trả lời không biết Trả lời không biết Trả lời không biết KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA CÁC CHUYÊN GIA VỀ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Câu hỏi 1: Ông (Bà) đã nhiều năm nghiên cứu và có nhiều công trình khoa học về các dân tộc ở vùng ĐBSCL nói chung và ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL nói riêng, xin Ông (Bà) cho biết tình hình đời sống, thu nhập của bà con dân tộc Khmer vùng ĐBSCL nói chung trong thời gian qua? Ý kiến trả lời: 03/03 ý kiến cho rằng đa phần bà con dân tộc Khmer, nhất là hộ nông dân Khmer có thu nhập thấp, đời sống khó khăn; vùng ĐBSCL chịu ảnh hưởng rất nặng nề của biến đổi khí hậu nên đời sống của bà con dân tộc Khmer càng khó khăn. Câu hỏi 2: Những chính sách phát triển kinh tế hộ nông dân đồng bào dân tộc Khmer được Đảng và Nhà nước thực hiện trong thời gian qua có phát huy tác dụng không? Ý kiến trả lời: 03/03 ý kiến cho rằng đa phần chính sách phát triển kinh tế hộ nông dân đồng bào dân tộc Khmer nói riêng và người Khmer nói chung được Đảng và Nhà nước thực hiện trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả như: Chính sách về đất ở (Quyết định 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013); chính sách hỗ trợ nhà ở (Quyết định 22/2013/QĐ-TTg; Quyết định 33/2015/QĐ-TTg); chính sách nước sinh hoạt (Quyết định số 755/QĐ-TTg; Quyết định 2085/QĐ-TTg); chính sách vay vốn phát triển sản xuất (Nghị định số 78/2002/NĐ-CP), tuy nhiên, trước tình hình biến đổi khí hậu hiện nay và xu thế hội nhập quốc tế, theo các chuyên gia cần thiết tổng kết các chính sách trên và sửa đổi bổ sung nhằm hỗ trợ để phát triển KTHND ĐBDT Khmer trong thời gian tới. Câu hỏi 3: Những khó khăn thường gặp nhất trong quá trình phát triển KTHND ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL hiện nay là gì? Ý kiến trả lời: Những khó khăn thường gặp nhất là: - Một là, tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra nghiêm trọng, gây khó khăn cho tình hình sản xuất, từ đó làm cho đời sống bà con Khmer, đặc biệt là những hộ Khmer sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. - Hai là, kết quả giảm nghèo chưa bền vững do các yếu tố chủ quan và khách quan đan xen với nhau, làm giảm hiệu quả của các chương trình hỗ trợ. - Ba là, kết cấu hạ tầng, TLSX còn thiếu và yếu; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS, nhất là nghề phi nông nghiệp chưa phát huy hiệu quả cao; công tác chuyển đổi ngành nghề còn rất hạn chế. - Bốn là, nhiều hộ thiếu đất ở và đất sản xuất. - Năm là, tay nghề của người nông dân chưa được quan tâm đào tạo đúng mức, chưa giải quyết được nhiều việc làm tại chỗ. - Sáu là, tình trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển bền vững của các địa phương khu vực ĐBSCL. - Bảy là, các thế lực thù địch gia tăng các hoạt động lôi kéo, kích đồng nhằm gây bất ổn tình hình chính trị vùng biên giới với nước bạn Campuchia. Câu hỏi 4: Ngành nghề sản xuất chính của hộ nông dân ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL hiện nay là gì? Ý kiến trả lời: 03/03 nhận định ngành nghề sản xuất chính của hộ nông dân ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL hiện nay là nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Câu hỏi 5: Theo Ông (Bà), trong thời gian tới, để phát triển kinh tế hộ nông dân ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL nói chung thì cần những giải pháp cơ bản nào? Ý kiến trả lời: Trong thời gian tới, để phát triển kinh tế hộ nông dân ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL nói chung thì cần những giải pháp cơ bản: - Một là, Nhà nước cần hỗ trợ đất sản xuất. - Hai là, cần đào tạo tay nghề cho người Khmer. - Ba là, hỗ trợ vốn sản xuất, giúp hộ nông dân Khmer tiếp cận nguồn vốn sản xuất tốt hơn. - Bốn là, đa dạng hóa ngành nghề trong nông nghiệp, Nhà nước cần định hướng quy hoạch vùng sản xuất và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ĐBDT Khmer. - Năm là, cần phát huy vai trò của các vị sư sãi, nhà chùa trong vận động tuyên truyền ĐBDT Khmer vươn lên thoát nghèo; hạn chế tư tưởng trông chờ, ỷ lại các chính sách của Nhà nước. - Sáu là, tiếp tục tăng cường giữ vững ổn định chính trị vùng ĐBDT Khmer trong thời gian tới. Câu hỏi 6: Ông (Bà) có những kiến nghị gì đối với Trung ương và các địa phương trong việc thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc Khme vùng ĐBSCL trong thời gian tới? Ý kiến trả lời: Những kiến nghị đối với Trung ương và các địa phương trong việc thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc Khme vùng ĐBSCL trong thời gian tới: * Đối với Trung ương: - Tiếp tục rà soát các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với ĐBDT Khmer nhằm hoàn chỉnh các chính sách chưa phù hợp. - Bổ sung các quy định trong chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản để người được hỗ trợ giữ đất, phát triển sản xuất và ổn định đời sống sau khi nhận hỗ trợ. - Nghiên cứu hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất theo cơ chế đặc thù cho từng địa phương. * Đối với các địa phương: - Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề ngắn hạn gắn mục tiêu đào tạo với dự án sản xuất, nhu cầu thị trường lao động và hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm trong và ngoài tỉnh. - Mở rộng hệ thống giáo dục bổ túc văn hóa, trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặt cho học sinh, sinh viên và người học thuộc nhóm hộ nghèo, cận nghèo nhằm từng bước và tiến tới triệt để xóa nạn mù chữ, sự tách biệt ngôn ngữ và nâng cao dân trí. - Mở rộng cung cấp tín dụng ưu đãi có điều kiện cho cả nhóm nghèo và cận nghèo nhằm giảm thiểu rủi ro trong các loại hình tín dụng phi chính thức. - Từng bước kiến tạo ngôi chùa Khmer và lực lượng sư sãi không chỉ là trung tâm văn hóa cộng đồng hiện tại, mà còn là trung tâm giáo dục, đào tạo và thu hút nguồn lực từ cộng đồng nhằm phục vụ cho chính sách phát triển KTHND ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL. Câu hỏi 7: Xin Ông (Bà) cho biết sự phối hợp giữa các địa phương thuộc khu vực ĐBSCL trong việc liên kết, phối hợp phát triển KTHND ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL trong thời gian qua? Ý kiến trả lời: 03/03 ý kiến trả lời sự phối hợp giữa các địa phương rất hạn chế trong việc liên kết, phối hợp phát triển KTHND ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL trong thời gian qua. Mỗi địa phương có cách làm khác nhau trong khi ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL có những điểm rất tương đồng. Câu hỏi 8: Theo Ông (Bà), biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây đã gây khó khăn như thế nào đến quá trình phát triển KTHND ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL? Ý kiến trả lời: Biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển KTHND ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL như: sản xuất của hộ nông dân ĐBDT Khmer bị ảnh hưởng sâu sắc do thiếu nước tưới tiêu phục sản xuất nông nghiệp; tình trạng nước biển dâng, xâm nhập mặn làm đình trệ quá trình sản xuất; diện tích làm nông nghiệp bị thu hẹp dần trong khi đời sống của ĐBDT Khmer chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp; tình trạng hủy hoại môi trường diễn ra nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất và sức khỏe của người dân; tình trạng sụt lún đất diễn ra với quy mô ngày càng lớn và mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng, ảnh hưởng đến sinh kế của ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL. Câu hỏi 9: Theo Ông (Bà), mô hình kinh tế hộ nói chung và mô hình kinh tế hộ nông dân ĐBDT Khmer có còn phù hợp không? Ý kiến trả lời: 03/03 ý kiến cho rằng mô hình kinh tế hộ nông dân ĐBDT Khmer còn phù hợp, tuy nhiên trong thời gian tới cần thiết mở rộng, hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác và các trang trại nhằm thích ứng với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Câu hỏi 10: Theo Ông (Bà), những trở ngại trong quá trình thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc Khmer của Nhà nước ta trong thời gian qua là gì? Ý kiến trả lời: Những trở ngại của Nhà nước ta trong thời gian qua là: - Nhiều phong tục tập quán, nhất là những phong tục tập quán cản trở đến phát KTHND ĐBDT Khmer đã duy trì thời gian dài nên việc vận động thay đổi rất khó khăn. - Tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ dân trí thấp, đòi hỏi Nhà nước phải huy động nhiều nguồn lực để hỗ trợ sản xuất, thay đổi tập quán. - Sự kích động, lôi kéo của các thế lực phản động bên ngoài nhằm gây rối tình hình chính trị các tỉnh vùng ĐBSCL diễn ra ngày càng phức tạp, đỏi hỏi Đảng và Nhà nước cần nhiều biện pháp ổn định tình hình khu vực này. - Tình hình biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho vùng ĐBSCL nói chung và ĐBDT Khmer nói riêng nên các chính sách phát triển kinh tế hộ nông dân ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL gặp nhiều khó khăn./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_phat_trien_kinh_te_ho_nong_dan_dong_bao_dan_toc_khme.docx
  • docxLE QUANG VINH-DONG GOP MOI_TA.docx
  • docxLE QUANG VINH-DONG GOP MOI_TV.docx
  • docxLE QUANG VINH-TOMTAT-TA.docx
  • docxLE QUANG VINH-TOMTAT-TV.docx
Luận văn liên quan