Biến phụ thuộc nhận hai giá trị 0 và 1. Trong đó, giá trị 1 phản ánh tỷ lệ vốn
tự có so với tổng tài sản có điều chỉnh rủi ro lớn hơn hoặc bằng 9%. Giá trị 0 phản
ánh tỷ lệ vốn tự có so với tổng tài sản có điều chỉnh rủi ro nhỏ hơn 9%. Biến này có
độ trễ là 1 năm so với các biến độc lập.
Biến độc lập được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu được tính dựa trên bảng
cân đối kế toán được FED và FDIC sử dụng để đánh giá rủi ro. Các biến này bao
gồm các biến tài chính như: Quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, Dự
phòng tổn thất rủi ro tín dụng/tổng dư nợ tín dụng, tổng tiền gửi khách hàng, tổng
tiền cho vay khách hàng, hệ số thanh khoản, khả năng sinh lợi[32], rủi ro tín dụng,
rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản, chênh lệch lãi suất, số năm trong kinh doanh
ngân hàng và cơ cấu trong thành phần cho vay,.; biến tăng trưởng tín dụng và biến
yếu tố kinh tế như: số doanh nghiệp phá sản, thu nhập bình quân đầu người
192 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trên cơ sở áp dụng hiệp ước Basel 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên soạn các tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các
cán bộ quản lý vốn chủ sở hữu tại ngân hàng thương mại. Đồng thời chủ trì và tham
gia các đề tài, công trình nghiên cứu để đổi mới hệ thống quản lý rủi ro, đảm bảo an
toàn hệ thống ngân hàng theo khuyến nghị của Ủy ban Basel.
+ Kiến thức và kỹ năng cần đào tạo:
- Kiến thức sâu, rộng về chuyên môn, nghiệp vụ; về quản lý giám sát hệ
thống ngân hàng; về tình hình kinh tế xã hội trong nước và về kinh nghiệm triển
159
khai Basel 2 của các nước trên thế giới.
- Kỹ năng xây dựng và kiểm soát các mô hình quản lý rủi ro theo quy định
của Basel như: IRB, VAR, BIA, TSA, AMA.
- Năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học để
quản lý hoặc phát triển khuyến nghị quản trị rủi ro của Ủy ban Basel.
- Kỹ năng đánh giá các phân tích và kết quả công việc của cấp dưới;
- Kỹ năng quản lý quá trình chuyển đổi theo mô hình quản lý rủi ro Basel.
* Với đào tạo chức danh chuyên gia:
+ Yêu cầu chung:
- Kỹ năng vận hành và kiểm soát thực hiện các mô hình quản lý rủi ro theo
quy định của Basel;
- Kỹ năng tổng hợp, báo cáo, phân tích, đánh giá nội dung công việc được giao;
- Tham mưu, đề xuất cho cấp cao hơn về các văn bản, quy trình, quy định và
các công việc liên quan đến việc quản lý, giám sát ngân hàng.
+ Kiến thức và kỹ năng cần đào tạo:
- Kiến thức sâu, rộng các quy định về kế toán, báo cáo tài chính và các quy
định trong hoạt động tài chính theo chuẩn mực Basel.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá rủi ro.
- Khả năng nghiên cứu độc lập;
- Kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học;
- Nghe, nói, đọc, viết thông thạo một ngoại ngữ.
Bên cạnh việc đào tạo, NHNN cần xây dựng cơ chế khen thưởng và khuyến
khích đội ngũ nhân sự. Hiện nay, việc trả lương cho cán bộ, nhân viên của NHNN
được thực hiện theo quy định về lương của nhà nước. Dẫn đến mức lương của các
cán bộ này thường thấp so với khu vực tư nhân. Do đó, để khuyến khích đội ngũ
cán bộ hướng tới chất lượng công việc, NHNN có thể xây dựng một chính sách
lương dành riêng cho đội ngũ quản lý và các chuyên gia theo chế độ “Trả lương
theo năng lực”. Như vậy, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ
trọng yếu của NHNN trong quá trình quản lý vốn chủ sở hữu của các ngân hàng
160
thương mại theo các chuẩn mực quốc tế và các kỹ thuật hiện đại.
* Việc đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ của NHNN và NHTM
để triển khai Basel 2 luôn là ưu tiên hàng đầu trong thời gian qua cũng như trong
các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, do hầu hết các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại
Việt Nam đã triển khai Basel 2 nên NHNN làm đầu mối tạo cơ chế hợp tác chia sẻ
kinh nghiệm áp dụng Basel 2 giữa ngân hàng nước ngoài và TCTD Việt Nam thông
qua các diễn đàn, hội thảo, tọa đàm hoặc thúc đẩy hợp tác song phương giữa các
TCTD Vệt Nam và ngân hàng nước ngoài để có được những kinh nghiệm, tư vấn
kỹ thuật triển khai Basel 2, áp dụng cho hệ thống các TCTD Việt Nam [42].
Ngành ngân hàng Việt Nam chưa có hệ thống các chứng chỉ thống nhất hành
nghề ngân hàng theo các vị trí việc làm cơ bản và phổ biến trong hoạt động ngân
hàng. Đây là sự thiếu vắng vô cùng to lớn trong sự nghiệp đào tạo và quản lý nhân
lực ngân hàng, kể cả ở NHNN lẫn các NHTM mà sau 64 năm của ngành ngân hàng,
nền kinh tế đã và đang phải giải quyết hậu quả này. Nếu có giấy pháp hành nghề
được cấp và quản lý bởi NHNN, các nhân viên ngân hàng ở mọi vị trí sẽ phải chịu
sự ràng buộc của pháp luật ngay từ khâu đào tạo chuyên sâu, tuyển dụng, sử dụng,
luân chuyển, sử dụng cán bộ đúng theo giấy phép hành nghề và bằng cấp đào tạo,
tạo ra sự nghiêm túc và tính chính danh trong hoạt động chuyên môn. NHNN sẽ lập
danh sách những cán bộ ngân hàng có độ liêm chính tốt để vinh danh và danh sách
“ đen “ đối với những cán bộ ngân hàng vi phạm luật pháp để quản lý và công bố
rộng rãi trong hệ thông tài chính quốc gia. Những người vi phạm luật pháp và độ
liêm chính sẽ không bao giờ được hành nghề trong lĩnh vực tài chính. Có như vậy,
sức răn đe và phòng ngừa mới thật sự cao, qua đó góp phần đào tạo, sử dụng cán bộ
ngân hàng tận tâm, tân tụy và chuyên cần.
Để làm được điều này, Vụ Tổ chức cán bộ của NHNN sẽ làm đầu mối, xây
dựng danh sách các giấy pháp hành nghề ngân hàng quốc gia, trình Thống đốc
quyết định và áp dụng rộng rãi trong toàn quốc. Trên cơ sở đó, Vụ Tổ chức cán bộ
NHNN phối hợp với phòng tổ chức cán bộ của trụ sở chính của các NHTM để xây
dựng cơ sở dữ liệu cán bộ ngân hàng của hệ thống, nhận báo cáo đào tạo từ các
NHTM, báo cáo tình hình quản lý nhân sự định kỳ và đột xuất dể quản lý cơ sở
161
dữ liệu này. Thiết nghĩ rằng đây là công việc quan trọng nhất để chấn chỉnh công
tác quản trị nhân lực trong toàn hệ thống ngân hàng.
3.2.1.8. Tăng cường hệ thống thông tin, thống kê
Đây là các điều kiện cần thiết để giúp cho việc quản lý của NHNN đối với
NHTM được chính xác, kịp thời.
Thứ nhất, Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cập nhật theo thời gian. Điều này
giúp NHNN có thể kiểm tra, giám sát, đánh giá, phân tích công tác quản lý vốn chủ
sở hữu tại các ngân hàng thương mại. Để phát triển hệ thống này cần đảm bảo các
điều kiện: thống nhất chế độ báo cáo theo chuẩn mực quốc tế; xây dựng hệ thống báo
cáo tự động các chỉ tiêu cơ bản; nâng cao khả năng tìm kiếm dữ liệu và chia sẻ thông
tin giữa các cơ quan giám sát trong hệ thống tài chính và giữa các tổ chức tín dụng.
Thứ hai, NHNN cần đầu tư các công cụ phân tích dữ liệu chuyên sâu, thực
hiện được các yêu cầu phức tạp cũng như có thể đưa ra những dự báo, xu hướng
vốn của các ngân hàng thương mại thông qua dữ liệu về tài sản nợ, tài sản có, chất
lượng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ thanh khoản, của từng ngân hàng. Từ đó
giúp NHNN có những can thiệp kịp thời, hạn chế rủi ro xảy ra với các ngân hàng,
kiểm soát sự ổn định của hệ thống. Hiện nay, hệ thống dữ liệu ngân hàng tại Việt
Nam còn chưa đầy đủ và chính xác nên để có một hệ thống công nghệ thông tin lành
mạnh, tin cậy NHNN cần xây dựng một lộ trình trong trung hạn và dài hạn với công
tác thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu từ khung pháp lý cho đến giai đoạn thực hiện.
Thứ ba, Tích cực triển khai dự án hiện đại hóa hệ thống công nghệ và cơ sở dữ
liệu; có các giải pháp tối ưu hóa cơ sở dữ liệu, cơ sở hạ tầng thông tin hiện có thông
qua cơ chế chia sẻ và hệ thống công nghệ tích hợp để phục vụ hiệu quả cho công tác
thanh tra, giám sát của NHNN và việc triển khai, quản lý dự án tại các NHTM trong
quá trình thực hiện Basel 2. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành
ngân hàng được thực hiện trong tất cả các hoạt động ngân hàng, bao gồm xếp hạng tín
dụng nội bộ, quản trị rủi ro theo Basel 2, dự án khởi tạo vay vốn- LOS, dịch vụ ngân
hàng điện tửVấn đề là cần hoàn thiện và nâng cấp hơn nữa các chương trình công nghệ
để có thể tương thích với các giao diện trên thị trường tài chính (như thị trường chứng
khoán, bảo hiểm) và với các đối tác nước ngoài trong các hoạt động ngân hàng. Việc
162
này đòi hỏi tài chính, thời gian, kiến thức và công sức lâu dài của cả hệ thống.
Thứ tư, NHNN tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM được tham gia các dự
án hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế để phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện
hệ thống cơ sở dữ liệu và hạ tầng công nghệ cho NHNN và các NHTM.
Thứ năm, NHNN tăng cường phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia theo quy
định trong các Biên bản ghi nhớ song phương được ký kết giữa các Bộ trưởng về hợp
tác trong thông tin và quản lý. Để đảm bảo chất lượng của báo cáo tài chính hợp nhất
và báo cáo tài chính hàng năm, Bộ Tài chính quy định kỹ lưỡng về trình bày, ghi nhận
và đo lường các công cụ tài chính phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, NHNN đưa
ra các yêu cầu về báo cáo và trách nhiệm giải trình đối với các NHTM hàng năm.
Thứ sáu, Để rộng đường cho mở rộng công bố thông tin của NHNN đầy đủ,
chính xác, kịp thời thì việc rà soát lại và đề nghị danh mục những loại thông tin
thuộc bí mật nhà nước và những thông tin được công bố cần sớm được hoàn thiện
(phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính). Đồng thời, chế tài xử phạt
đối với cung cấp thông tin sai sự thật, che giấu thông tin cần được rõ ràng và đủ
sức răn đe, buộc các cá nhân và cơ quan báo chí cũng như các tổ chức tín dụng phải
cẩn trọng, trung thực trong việc cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, bản thân NHNN
cũng phải quản lý tốt hơn hoạt động truyền thông, hoạt động quan hệ công chúng,
quan hệ báo chí tại NHNN. Một số cơ quan cấp bộ, tổng cục khác ở Việt Nam có
những bộ phận chuyên về quan hệ công chúng và quan hệ báo chí (về tổ chức, con
người, phương tiện, quy chế). Thiết nghĩ, NHNN cần sớm có những động thái
này để nâng cao chất lượng truyền thông và công bố thông tin.
3.2.2. Giải pháp đối với ngân hàng thương mại
Để quản lý hoạt động của các NHTM, việc tăng cường năng lực hoạt động
và năng lực quản lý của ngân hàng thương mại gắn liền với quá trình tái cơ cấu.
Trong khuôn khổ của luận án, các NHTM cần tập trung vào một số giải pháp gắn
liền với quản lý tốt vốn chủ sở hữu của mình. Điều này phụ thuộc vào chiến lược
phát triển của từng ngân hàng.
Thứ nhất, Hiện nay các NHTM đều đưa ra định hướng chiến lược phát triển
163
trở thành ngân hàng bán lẻ giống nhau, nên cơ chế cần khuyến khích đa dạng sản
phẩm dịch vụ ngân hàng phục vụ khách hàng. Cần có sự rạch ròi hơn trong việc
phân loại loại hình kinh doanh ngân hàng như ngân hàng thương mại, ngân hàng
đầu tư nhằm tránh các rủi ro. Việc tái cấu trúc hệ thống NHTM trong thời gian tới
nên tập trung để làm rõ các vấn đề sau [41]:
+ Xây dựng một hệ thống ngân hàng đa dạng về sở hữu, quy mô và loại
hình đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế về dịch vụ ngân hàng.
+ Xác định cơ cấu vốn chủ sở hữu hợp lý tùy thuộc vào từng ngân hàng. Sẽ
không có cơ cấu vốn chủ sở hữu tối ưu cho tất cả các ngân hàng mà tùy thuộc theo
quy mô, tình hình hoạt động, phân khúc khách hàng mà ngân hàng đó phục vụ để có
được vốn chủ sở hữu với cơ cấu vốn cấp 1, vốn cấp 2 hợp lý, vừa bù đắp được các
tổn thất ngoài dự kiến do rủi ro gây ra, vừa đảm bảo được các hệ số an toàn trong
hoạt động.
+ Đảm bảo nâng cao tính an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng.
+ Việc sáp nhập, hợp nhất ngân hàng theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm
quyền lợi của người gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan.
+ Tái cơ cấu ngân hàng được triển khai dưới nhiều hình thức, biện pháp và
theo lộ trình thích hợp. Căn cứ vào đặc điểm của từng ngân hàng cụ thể sẽ có hình
thức và biện pháp hợp lý.
Thứ hai, Các NHTM thực hiện quản lý sự thay đổi trong kinh doanh ngân
hàng, việc tuân thủ là bắt buộc, nhưng đôi khi thực hiện tuân thủ có thể dẫn đến
xung đột giữa các bộ phận kinh doanh và nhà quản lý. Vì thế mỗi NHTM cần tăng
cường quản lý sự thay đổi. Các quyết sách về quản lý vốn chủ sở hữu của chính
NHTM khởi đầu và được giám sát thực hiện từ chính hội đồng quản trị, ban điều hành
và các khối chức năng như kế toán, thống kê, công nghệ, thư ký công ty tại ngân hàng.
Việc duy trì hoạt động của Hội đồng quản trị là vấn đề cực kỳ quan trọng trong quản lý
ngân hàng nói chung và quản lý vốn chủ sở hữu nói riêng.
Các NHTM tiếp tục thiết lập và thực hiện cơ cấu tổ chức ngân hàng theo
thông lệ quốc tế, tách 3 bộ phận front–office, middle-office, back- office ở trụ sở
164
chính và các chi nhánh, đưa các ủy ban như ủy ban ALCO, ban kiểm soát, hội đồng
quản lý rủi ro hoạt động thường xuyên và có hiệu quả.
Hoàn thiện thường xuyên các quy định quản lý nội bộ trong từng hệ thống
ngân hàng theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng và phù
hợp với hệ thống pháp lý khác của NHTM. Đây là các quy định không thể thiếu, có
ý nghĩa giảm bớt xung đột lợi ích trong ngân hàng, khuyến khích sự hợp tác và tận
tụy làm việc của cán bộ, đảm bảo sự công bằng trong nội bộ ngân hàng.
Các NHTM chú trọng xây dựng hệ thống thông tin nội bộ và hệ thống quản
lý nội bộ để có sơ sở dữ liệu đầy đủ và cần thiết phục vụ cho quản lý và kinh doanh
của ngân hàng. Việc thiết lập các giải pháp tích hợp trong nội bộ ngân hàng là vô
cùng cần thiết để gia tăng tính hữu hiệu trong quản lý.
Thứ ba, Các NHTM xây dựng và thực hiện kế hoạch bán cổ phần cho các
nhà đầu tư tài chính, cổ đông chiến lược theo kế hoạch cụ thể của mình với tỷ lệ sở
hữu do Chính phủ quy định.
Thứ tư, Các NHTM thường xuyên sử dụng các hệ thống thông tin phổ biến
trên thế giới như Bloomburg, Reuters khi cần cập nhật thông tin quốc tế trong và
ngoài nước về hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng như khi cần có thông tin để
quyết định các vấn đề quan trọng.
Thứ năm, Để quản lý vốn chủ sở hữu của mình hữu hiệu hơn, các NHTM
nên thực hiện quản trị vốn hiệu quả theo 7 hoạt động chính sau:
+ Phương pháp đo lường vốn: Đưa ra và xác định chính xác các định nghĩa,
triết lý quản trị vốn, các chỉ số đo lường và các chỉ tiêu vốn.
+ Chẩn đoán vốn: Đánh giá về thực trạng vốn và tác động khi tham gia Basel 2.
+ Giảm lãng phí vốn: Xác định các đòn bẩy vốn để giảm lãng phí vốn mà
không phải thay đổi mô hình kinh doanh.
+ Mô hình kinh doanh vốn hiệu quả: Điều chỉnh các mô hình kinh doanh
giữa các khối kinh doanh tại ngân hàng.
+ Phân bổ vốn: Dựa vào quy trình để phân bổ vốn theo hướng tối đa giá trị
giữa các khối/mảng kinh doanh tại NHTM.
165
+ Tính sẵn có của vốn: Dựa vào tổng hòa các nguồn vốn để linh hoạt trong
sử dụng vốn.
+ Tổ chức và quản trị: Xác định mô hình và tổ chức quản trị phù hợp.
Những hướng hoạt động này giúp NHNN kiểm soát hoạt động của NHTM,
mặt khác giúp NHTM tối ưu hóa các nguồn vốn khan hiếm, đạt được hiệu quả trong
sử dụng vốn chủ sở hữu. NHTM cũng cải thiện được năng lực trong đánh giá đúng
về mức độ an toàn của vốn, phân bổ vốn hiệu quả hơn và đo lường được hiệu quả
dựa trên giá trị.
Thứ sáu, Tăng cường quản lý nguồn nhân lực của NHTM.
Việc đào tạo và quản lý nhân lực tại NHTM là công việc thường xuyên và có
ý nghĩa quyết định đến hoạt động ngân hàng vì con người đóng vai trò quyết định.
Đối với quản lý vốn chủ sở hữu tại NHTM, vấn đề đào tạo nhân lực có liên quan là:
+ Đào tạo hội đồng quản trị, ban điều hành, ban kiểm soát, thư ký công ty,
ban ALCO, hội đồng quản lý rủi ro của ngân hàng theo thông lệ tốt nhất về quản trị
công ty do IFC và OECD đưa ra và được cụ thể hóa trong Luật Doanh nghiệp năm
2014, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010. Nội dung đào tạo là các kiến thức theo
thông lệ quốc tế về hoạt động quản lý công ty, sự phối hợp giữa họ trong điều hành
ngân hàng, các văn bản pháp lý và cập nhật về quản trị ngân hàng, trách nhiệm của
họ trong việc quản lý và điều hành ngân hàng nói chung và các quyết sách quản lý.
+ Đào tạo cán bộ thuộc khối chuyên môn như kế toán, thống kê, tin học, kế
hoạch nguồn vốn, quan hệ đối ngoại, pháp chế tại trụ sở chính về chuyên môn
(theo bằng cấp, chứng chỉ, nghiệp vụ, pháp lý, kỹ năng tác nghiệp, văn hóa ngân
hàng) để họ có kiến thức nền tảng và kiến thức cập nhật khi tác nghiệp, qua đó
nâng cao trình độ tham mưu tư vấn cho lãnh đạo trong các tình huống xảy ra.
+ Định kỳ thực hiện tốt công tác quản trị nhân sự ở các khối này như khen
thưởng, kiểm tra đánh giá trình độ, giúp đỡ kinh phí học tập nâng cao trình độ, thực
hiện luân chuyển cán bộ trong khối để tăng cường kiến thức, giảm bớt xung đột lợi ích.
+ Đối với các NHTM được M&A, hợp nhất, ban lãnh đạo các cấp ở NHTM
rất nên quan tâm tới sự hòa nhập giữa các cấp độ nhân viên về văn hóa doanh
nghiệp, đào tạo cán bộ, các vấn đề về rủi ro đạo đức thông qua việc xem xét, bổ
166
sung, chỉnh sửa và hoàn thiện các quy định quản lý nội bộ. Qua đó, tránh việc ngại
ngần, giữ kẽ hoặc “chảy máu xám” cán bộ.
Thứ bảy, Bước sang giai đoạn 2 của quá trình tái cơ cấu, các NHTM phải tiếp
tục thực hiện xử lý nợ xấu (đạt mức độ dưới 3%), đồng thời kiểm soát nợ xấu mới.
Trong thời gian tới, tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM là một quá
trình thường xuyên, liên tục. Mục tiêu đến năm 2017, hệ thống NHTM Việt Nam còn
khoảng 17 ngân hàng, trong đó có từ 1-2 ngân hàng tầm cỡ khu vực; 5-10 ngân hàng
có quy mô vốn ở mức trung bình. Do đó, NHNN cần thực hiện một số biện pháp sau:
+ Tiếp tục cơ cấu lại triệt để và toàn diện hệ thống NHTM; kiên quyết xử lý dứt
điểm các NHTM yếu kém theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của nhà nước.
+ Phát triển hệ thống NHTM theo hướng đa năng, hiện đại, hoạt động minh
bạch, an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại
hình, có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân
hàng tiên tiến, chuẩn mực an toàn hoạt động phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc
tế nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính.
+ Nghiên cứu, hoàn thiện mô hình VAMC, đồng thời tăng cường năng lực và
nguồn lực cho VAMC trong việc xử lý nợ xấu.
3.2.3. Kiến nghị với Chính phủ và Bộ Tài chính
3.2.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Chính phủ cần tiến tới xây dựng một thị trường tài chính hoạt động ổn định
và lành mạnh. Phát triển quy mô, đồng thời nâng cao chất lượng của các thành viên
hoạt động trên thị trường tài chính, đa dạng hóa các loại hàng hóa trên để đáp ứng
nhu cầu ngày càng phát triển của thị trường. Từng bước hoàn thiện cấu trúc của thị
trường tài chính đảm bảo khả năng quản lý, giám sát của Nhà nước, đồng thời giúp
cho các bộ phận trong thị trường này vận hành một cách đồng bộ, nhịp nhàng: thị
trường vốn, thị trường tiền tệ. Chủ động mở cửa thị trường tài chính và hội nhập thị
trường tài chính Việt Nam với thị trường tài chính quốc tế để các định chế tài chính
trung gian nước ngoài có uy tín, có năng lực hoạt động tốt tham gia vào thị trường tài
chính Việt Nam để tạo ra môi trường cạnh tranh đối với các định chế tài chính trong
167
nước. Từng bước hình thành thị trường định mức tín nhiệm ở Việt Nam. Cho phép
thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm đủ điều kiện tại Việt Nam và cho phép một
số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngoài thực hiện hoạt động định mức
tín nhiệm ở Việt Nam.
Trong giai đoạn 2016 – 2020 cần hình thành mạng an toàn tài chính [52]. Mạng
lưới này vừa hướng tới giảm thiểu các rủi ro về khủng hoảng tài chính sẽ diễn ra trong
tương lai vừa giúp cho các biện pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng có thể được áp
dụng mang tính thị trường hơn. Trong giai đoạn đầu của một cuộc khủng hoảng với
quy mô nhỏ, niềm tin của công chúng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều khi thực hiện các
biện pháp cho đóng cửa hay phá sản ngân hàng. Xây dựng một mạng lưới an toàn tài
chính sẽ làm giảm chi phí của cuộc tái cơ cấu do Chính phủ không cần phải sử dụng
biện pháp bảo đảm toàn bộ hay NHNN cũng không quá vất vả để tái cấp vốn khẩn cấp
cho các ngân hàng thiếu hụt thanh khoản. Bên cạnh đó, mạng lưới này giúp hạn chế
được vấn đề rủi ro đạo đức. Từ đó, kỷ luật thị trường trong hệ thống tài chính được
đảm bảo, các ngân hàng có chất lượng hoạt động tốt hơn.
Về hệ thống giám sát tài chính, Chính phủ cần xây dựng mô hình và cách
thức giám sát mới để nâng cao hiệu quả giám sát. Chuyển từ mô hình giám sát
theo chức năng hiện nay sang mô hình giám sát hợp nhất. Do đó, trong thời gian
tới, Chính phủ cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý, đặc biệt
là đối với NHNN, UBCKNN, Bộ Tài chính. Trong đó, cần thống nhất thẩm quyền
giám sát ngân hàng về NHNN để đảm bảo tính độc lập, thống nhất. Đồng thời thiết lập
cơ chế pháp lý cho việc cung cấp, chia sẻ thông tin và cơ chế phối hợp trong giám sát
hệ thống tài chính của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan. Ngoài ra, cần
xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát tài chính gồm:
tính độc lập của chức năng giám sát, hiệu quả của chi phí nội bộ, hiệu quả của chi phí
ngoại biên, sự phối kết hợp trong nước, sự phối kết hợp quốc tế, nguồn lực sẵn có, chế
độ báo cáo và tính minh bạch, xung đột lợi ích [30].
168
3.2.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính
Quản lý, giám sát hệ thống ngân hàng là một nhiệm vụ trọng tâm trong phát
triển kinh tế đất nước. Nội dung này bao quát trên phạm vi rộng, có tác động sâu
rộng tới các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Do đó, bên cạnh sự quản lý giám sát trực
tiếp của NHNN, Bộ Tài chính với cơ quan chuyên trách là Vụ Tài chính các ngân
hàng và các tổ chức tài chính cần phối hợp thực hiện thanh tra, giám sát hệ thống
ngân hàng thương mại nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung, đảm bảo sự ổn
định, lành mạnh của hệ thống. Ngoài ra, Bộ Tài chính cần tăng cường quản lý các
lĩnh vực có tác động tới vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại như chứng
khoán, tài chính doanh nghiệp, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán độc lập,
Với vai trò làm đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại một số ngân
hàng TMCP Nhà nước, Bộ cần có sự phối hợp với các chủ sở hữu khác của ngân
hàng xây dựng chiến lược quản lý ngân hàng hiệu quả. Bên cạnh việc đầu tư sinh
lời cần chú trọng công tác quản lý các rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro
thị trường,) thông qua việc đầu tư trình độ cán bộ chuyên môn, nâng cấp, áp dụng
hệ thống kế toán, kiểm toán theo chuẩn quốc tế, xây dựng một hệ thống thông tin dữ
liệu chính xác, đầy đủ, cập nhật và đầu tư công nghệ.
Bộ Tài chính cần yêu cầu các cơ quan giám sát chuyên ngành chứng khoán,
bảo hiểm (là Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Cục Quản lý giám sát bảo hiểm) theo
dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc mua bán, chuyển nhượng cổ phần của các
TCTD; các giao dịch sở hữu chéo, đầu tư chéo giữa các doanh nghiệp hoạt động các
các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; các khoản cho vay đối với các nhà
đầu tư có giao dịch lớn cổ phiếu để hạn chế việc TCTD cho vay, tài trợ lớn các giao
dịch mua bán cổ phiếu gây tác động bất lợi tới thị trường tài chính và rủi ro cho
ngân hàng. Từ đó phối hợp với NHNN hạn chế rủi ro tiềm ẩn đối với hệ thống ngân
hàng và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
169
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, luận án đã xây dựng định hướng NHNN quản lý vốn chủ sở
hữu của các NHTM trong giai đoạn tới. Cụ thể, chuẩn hóa và cam kết thực hiện
theo thông lệ quốc tế Basel 2, quản lý của NHNN đối với vốn chủ sở hữu của
NHTM tuân theo nguyên tắc thị trường và gắn liền với quá trình tái cơ cấu hệ thống
ngân hàng, tạo điều kiện thu hút các đối tác nước ngoài tham gia vào quản lý điều
hành hoạt động ngân hàng.
Trên cơ sở những định hướng trên cùng với việc phân tích thực trạng quản lý
ở chương 2, luận án đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý của NHNN
Việt Nam đối với vốn chủ sở hữu của các NHTM.
Đối với NHNN bao gồm các giải pháp: Tăng tính độc lập của ngân hàng nhà
nước Việt Nam; Tăng cường hiệu lực giám sát tài chính của ngân hàng nhà nước;
Áp dụng phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro; Hoàn thiện các công cụ pháp lý
theo thông lệ quốc tế; Tăng vốn chủ sở hữu, đảm bảo cơ cấu vốn chủ sở hữu hợp lý
hơn đối với các NHTM; Tăng cường các biện pháp quản lý hành chính; Tăng cường
đào tạo nguồn nhân lực; Tăng cường hệ thống thông tin, thống kê.
Đối với NHTM tập trung các giải pháp liên quan đến tái cấu trúc, năng lực
quản trị, quy mô và chất lượng vốn tự có, đào tạo cán bộ.
Để các giải pháp có tính khả thi, luận án đã đề xuất kiến nghị với Chính phủ
và với Bộ Tài chính về việc tạo hành lang thuận lợi cho việc thực hiện các giải
pháp, trong đó nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô
và xây dựng cơ quan giám sát tài chính hợp nhất thực hiện chức năng giám sát toàn
diện hệ thống ngân hàng.
170
KẾT LUẬN
Trong hoạt động kinh doanh cũng như phát triển kinh tế, vốn là nguồn đầu vào
không thể thiếu, đặc biệt đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, đi vay để cho vay. Trong các nguồn vốn của
NHTM, vốn chủ sở hữu có vai trò quan trọng không chỉ đối với chính bản thân các
NHTM mà còn rất quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển lành mạnh chung
của toàn hệ thống. Chính vì vậy, NHTW với vai trò ngân hàng của các NHTM phải
quản lý và giám sát có hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu của các NHTM. Sau khi
nghiên cứu “Quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với vốn chủ sở hữu các Ngân
hàng Thương mại tại Việt Nam”, với những phân tích, đánh giá trên cơ sở số liệu
chính xác, cập nhật, luận án đi đến một số kết luận chủ yếu sau:
1. Vốn chủ sở hữu của NHTM là giá trị của NHTM được tính bằng số chênh
lệch giữa giá trị tài sản và nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu thuộc sở hữu của ngân hàng
trên bảng cân đối kế toán chính là phần chênh lệch giữa tổng tài sản và tổng nợ.
Vốn chủ sở hữu là một trong những chỉ tiêu phản ánh sức mạnh tài chính của ngân
hàng, đồng thời là cam kết đảm bảo của NHTM với xã hội. Do đó, việc quản lý vốn
chủ sở hữu của hệ thống NHTM là một trong những nhiệm vụ quan trọng NHTW
nhằm đảm bảo tính an toàn của toàn hệ thống NHTM cũng như toàn bộ nền kinh tế.
Theo Ủy ban Basel và giám sát ngân hàng, vốn chủ sở hữu bao gồm 2 cấu phần
chính: vốn cấp 1 và vốn cấp 2, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tối thiểu là 8%. Để đảm bảo
được tỷ lệ này, NHTW phải xây dựng các nguyên tắc, các công cụ giám sát và thực
hiện việc quản lý, giám sát một cách hiệu quả để đảm bảo các NHTM phải đáp ứng
đầy đủ tỷ lệ an toàn vốn.
2. Nghiên cứu kinh nghiệm của các NHTW Mỹ, Trung Quốc và Singapore,
những nước có hệ thống ngân hàng phát triển hay đang trong quá trình chuyển đổi
như Việt Nam cho thấy để nâng cao hiệu quả quản lý vốn chủ sở hữu của các
NHTM, NHTW cần hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng quốc gia với cơ quan
giám sát ngân hàng quốc gia chịu trách nhiệm chính, đồng thời đảm bảo mức độ sẵn
sàng về khuôn khổ pháp lý, chuẩn mực kế toán, hệ thống hướng dẫn triển khai các
171
phương pháp đo lường hiện đại như IRB, IRB nâng cao, AMA, Bên cạnh đó,
NHTW cần xây dựng một lộ trình áp dụng Basel 2 phù hợp với năng lực, đặc thù
của các NHTM cũng như nền kinh tế. Trong quá trình triển khai, NHTW cần có sự
chuẩn bị các điều kiện cần và đủ. Chất lượng của giai đoạn chuẩn bị đối với các ngân
hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu tư về công nghệ thông tin, hệ thống quản trị
và thời gian triển khai Basel 2. NHTW cần đẩy mạnh sự liên kết và hợp tác giữa các
ngân hàng thương mại để giảm thiểu chi phí.
3. Trong thời gian qua, hệ thống NHTM đã có những bước phát triển vượt
bậc, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Để có được thành
công này, NHNN Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về
quản lý, mô hình và phương pháp quản lý, trong đó có nội dung về quản lý vốn chủ
sở hữu của NHTM. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý vốn chủ sở hữu của các
NHTM Việt Nam theo các nguyên tắc Basel 2 và các chỉ tiêu an toàn vốn (CAR),
luận án đã làm rõ những thành công chính trong quản lý vốn chủ sở hữu bao gồm:
vốn chủ sở hữu ngân hàng thương mại gia tăng, hệ số an toàn vốn (CAR) tăng và
đảm bảo chuẩn mực và quy định các bộ phận cấu thành vốn, khoản mục giảm trừ cụ
thể, rõ ràng. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra một số hạn chế xuất phát từ các
nguyên nhân chủ quan và khách quan, đó là: chưa kiểm soát chặt chẽ tình trạng tăng
vốn ảo của một số ngân hàng thương mại, cơ chế quản lý vốn chủ sở hữu của ngân
hàng nhà nước đối với các ngân hàng thương mại còn bất cập, chậm áp dụng tiêu
chuẩn Basel 2, thanh tra, giám sát tình hình đảm bảo an toàn vốn của các ngân hàng
thương mại còn nhiều hạn chế.
4. Trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam, trên cơ sở định
hướng áp dụng chuẩn mức Basel 2 và cả Basel 3 trong quản lý vốn chủ sở hữu nói
riêng và giám sát toàn hệ thống NHTM nói chung, NHNN Việt Nam cần được tăng
tính độc lập trong quản lý nhà nước, đồng thời tập trung tăng cường hiệu lực giám
sát tài chính và áp dụng phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro, bên cạnh đó cần
hoàn thiện khuôn khổ pháp lý theo các chuẩn mực quốc tế, đẩy mạnh các giải pháp
tăng vốn chủ sở hữu và tạo ra vốn chủ sở hữu hợp lý cho NHTM như cổ phần hóa,
172
khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài vào các NHTM Việt Nam. Trong hoạt động
điều hành, cần tăng cường hiệu lực quản lý hành chính trên cơ sở nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực và hoàn thiện hệ thống thông tin, thống kê. Về phía các
NHTM, để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về vốn chủ sở hữu, NHTM cần có định
hướng, chiến lược phát triển rõ ràng, nâng cao hiệu quả quản trị công theo quy định
của Luật Doanh nghiệp và luật chuyên ngành, thực hiện quản lý sự thay đổi và nâng
cao chất lượng quản lý vốn chủ sở hữu của từng NHTM.
5. Để các giải pháp từ phía NHNN và các NHTM có thể triển khai và khả thi,
Chính phủ cần tiến tới xây dựng một thị trường tài chính hoạt động ổn định và lành
mạnh. Bên cạnh đó, Chính phủ cần xây dựng mô hình và cách thức giám sát tài
chính mới nhằm nâng cao hiệu quả giám sát. Chuyển từ mô hình giám sát theo chức
năng hiện nay sang mô hình giám sát hợp nhất. Về phía Bộ Tài chính, cần phối hợp
với NHNN thực hiện thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng
và các tổ chức tín dụng nói chung, đảm bảo sự ổn định, lành mạnh của hệ thống.
Đồng thời với vai trò làm đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại một số ngân
hàng TMCP Nhà nước, Bộ Tài chính cần có sự phối hợp với các chủ sở hữu khác
của ngân hàng xây dựng chiến lược quản lý ngân hàng hiệu quả, chú trọng công tác
quản lý các rủi ro trên cơ sở nâng cao trình độ cán bộ, áp dụng hệ thống kế toán,
kiểm toán theo chuẩn quốc tế, xây dựng một hệ thống thông tin dữ liệu chính xác,
đầy đủ, cập nhật và đầu tư công nghệ phục vụ cho công tác quản lý.
173
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Anh:
1. Basel committee on ba nking supervision (2005), International convergence of
capital measurement and capital standards,
2. Basel committee on banking supervision (2006), Result of the fifth quanlitative
impact study (QIS 5), https://www.bis.org/bcbs/qis/qis5results.pdf.
3. Basel Committee on Banking Supervision (2012), Core Principles for Effective
Banking Supervision,
4. Julapa Jagtiani, James Kolari, Catharine Lemieux and Hwan Shin (2003), Early
warning models for bank supervision: Simpler could be better,
https://www.chicagofed.org/publications/economic-perspectives/2003/3qeppart4
5. Jun Hua Sun (2009), Basel II implementation in the chinese banking system,
Simon Fraser University,
6. Kozo Ishimura (2008), The impact of the Basel Ii accord on the US. and
Japanese financial systems,
japan/research/pdf/08-04.Ishimura.pdf.
7. Monetary authority of Singapore (2006), Proposals for the Implementation of
Basel II in Singapore,
publications/consultation-paper/2005/consultation-paper-on-proposals-for-the-
implementation-of-basel-ii-in-singapore-phase-1.aspx.
Tài liệu Tiếng Việt:
8. Báo cáo thường niên của các ngân hàng Eximbank, Sacombank, MB, ACB,
Techcombank, Vpbank giai đoạn 2005-2014.
9. Basel committee on banking supervision (2006), Basel II: Sự thống nhất quốc
tế về đo lường và các tiêu chuẩn vốn – Cấu trúc khung sửa đổi phiên bản toàn
diện năm 2006, Dịch từ tiếng Anh, Người dịch Khúc Quang Huy 2008, Hà Nội:
NXB Văn hóa – Thông tin.
10. Chính Phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số
174
141/2006/NĐ-CP về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức
tín dụng, ban hành ngày 22/11/2006.
11. Vũ Hoàng Cương, Phạm Minh Tuấn, Phạm Đức Nam và nhóm cộng sự CLB Sinh
viên Nghiên cứu khoa học SRC (2013), “Nghiên cứu về sở hữu chéo trong hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam”, Nội san Sinh viên số 1/2013, Học Viện Ngân hàng.
12. Trương Quốc Cường (2012), “Đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng Việt Nam
– nhìn từ tiêu chuẩn Basel”, Tạp chí Ngân hàng, Số 7, trg 2-9.
13. Huỳnh Thế Du và Đỗ Thiên Anh Tuấn (2013), Quy định về các tỷ lệ đảm bảo
an toàn trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam – con đường gập ghềnh,
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh và Trường Quản lý nhà nước Harvard Kennedy, 01/08/2013.
14. Đặng Ngọc Đức, Nguyễn Đức Hiển và nhóm nghiên cứu Trường Đại học kinh
tế Quốc dân (2014), Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong
bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế, thuộc Đề tài “Khuôn khổ pháp lý cho tái cơ cấu
hệ thống ngân hàng thương mại trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế” do
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì.
15. Chu Thị Hương Giang (2009), Ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro
tại các NHTM Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
16. Viên Thế Giang (2012), “Bất cập trong các quy định về thẩm quyền giám sát
ngân hàng ở Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Số 74, trg 38-43.
17. Viên Thế Giang (2012), “Hệ quả từ quyết định gia tăng vốn pháp định của các TCTD”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
18. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Hà Nội, Nxb Đại
học Kinh tế Quốc dân.
19. Nguyễn Quỳnh Hoa (2014), Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
20. Tô Ngọc Hưng (2010), “Lộ trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống giám sát tài
chính Việt Nam tới năm 2020”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, số 102.
21. Nguyễn Duy Khánh (2012), Tìm hiểu về Hiệp ước vốn Basel,
175
ngày
truy cập 18/06/2015.
22. Lê Thị Lợi (2013), “Vốn chủ sở hữu trong các ngân hàng tại Việt Nam, các vấn
đề về quản trị vốn”, Tạp chí Ngân hàng, Số 2 +3, trg 90-95.
23. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN về
việc Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín
dụng, ban hành ngày 19/04/2015.
24. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN
quy định về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro của các TCTD, ban hành ngày
22/04/2005.
25. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN Quy
định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, ban
hành ngày 20/05/2015.
26. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư số 19/2010/TT-NHNN sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13 ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ
bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, , ban hành ngày
27/09/2010.
27. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy
định về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro của các TCTD, ban hành ngày
21/01/2013.
28. Ngân hàng Nhà nước (2013), Báo cáo thường niên giai đoạn 2005-2013.
29. Ngân hàng Nhà nước (2015), Khái quát lịch sử ngân hàng Việt Nam qua các
thời kỳ, Thời báo ngân hàng, truy cập ngày 19/06/2015.
30. Lê Thị Tuấn Nghĩa và Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2010), “Hệ thống chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả giám sát tài chính”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng, số 94.
31. Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức
tín dụng số 47/2010/QH12, ban hành ngày 16/06/2010.
32. Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi (2015), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”,
Tạp chí Ngân hàng, số 11.
33. Bùi Thị Phương Thảo (2011), “Cuộc đua lãi suất nhìn từ khung các chỉ tiêu an
176
toàn hoạt động”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, Số 109.
34. Đào Ngọc Chuyền (2012), Chiến lược tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng
thương mại nhà nước trong tiến trình hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ,
35. Điện Biên (2014), Cơ hội và áp lực tái cơ cấu nội tại ngành thanh tra giám sát
ngân hàng,
noi-tai-nganh-thanh-tra-giam-sat-ngan-hang-94886.html, truy cập 8/8/2015.
36. Nguyễn Trí Hiếu (2014), Triển khai Basel II đòi hỏi phải minh bạch,
bach.html#sthash.xilVRgex.dpuf, Truy cập ngày 8/7/2015.
37. Nguyễn Nhung (2015), Điểm nhấn sáp nhập ngành ngân hàng,
truy
cập ngày 10/10/2015.
38. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2015), Kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng
đầu năm 2015.
39. Nguyễn Hữu Nghĩa (2015), Thanh tra, giám sát ngân hàng và nhiệm vụ đảm
bảo an toàn, lành mạnh hệ thống, Đặc san Toàn cảnh ngân hàng Việt Nam,
vu-dam-bao-an-toan-lanh-manh-he-thong-118824.html, truy cập ngày 8/8/2015.
40. Phan Anh Tuấn và Đặng Thị Việt Đức, Chức năng của ngân hàng trung ương,
truy
cập 10/10/2015.
41. Bùi Quang Tín (2015), Xu hướng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng 5 năm tới,
5-nam-toi-20150515162100084.chn, truy cập ngày 27/6/2015.
42. Đào Quốc Tính (2014), Thực hiện chuẩn mực vốn Basel II: Hành trình không
có điểm dừng,
basel-hanh-trinh-khong-co-diem-dung-105938.html, truy cập ngày 8/7/2015.
43. Nguyễn Đức Trung (2012), Đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam trên cơ sở áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel, Luận án
Tiến sĩ, Học viện Ngân hàng.
177
44. Nguyễn Đức Trung và Phạm Mạnh Hùng (2013), Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống
ngân hàng Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị, Tạp chí Ngân hàng số 12/2013.
45. Trung tâm nghiên cứu Ngân hàng BIDV (2014), Báo cáo đánh giá hoạt động
tín dụng ngân hàng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, xử lý
nợ xấu, Hà Nội.
46. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (2014), Báo cáo tổng quan thị trường Tài
chính, Hà Nội, trg 18-30.
47. VnEconomy (2014), 9 quy định mới về an toàn ngân hàng tại Việt Nam,
nam-20141121121128457.htm, truy cập ngày 18/7/2015.
48. VPBS (2014), Báo ngành ngân hàng tháng 1 – 2014.
49. Phan Diên Vỹ (2013), Sáp nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng thương mại cổ
phần ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
50. Thanh Xuân và Thu Hằng (2015), Tái cấu trúc ngân hàng vào giai đoạn nước
rút,
nuoc-rut-560307.html, truy cập ngày 8/8/2015.
51. Phan Đại Thích (2013), Thanh tra trên cơ sở rủi ro:Phân tích ma trận rủi ro và
kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 20- tháng 10/2013.
52. Lê Văn Luyện, (2016), Sắp xếp lại hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối
cảnh tái cơ cấu, Tạp chí ngân hàng số 3+4/2016.
53. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (2014), Kỷ yếu 5 năm thành lập và phát triển.
178
Phụ lục 1:
Thực trạng giám sát tài chính tại Việt Nam và đề xuất giải pháp xây dựng
mô hình giám sát tài chính hợp nhất.[16], [20]
Thị trường tài chính Việt Nam đã có những biến động lớn và nhiều rủi ro
hiện nay. Nguyên nhân trực tiếp và quan trọng của thực trạng bất ổn tài chính hiện
nay là chưa có sự giám sát an toàn vĩ mô toàn hệ thống tài chính một cách đầy đủ.
Cụ thể:
- Phương thức giám sát còn bất cập, thiên về giám sát tuân thủ mà chưa chú
trọng đúng mức giám sát trên cơ sở rủi ro. Bên cạnh đó, quyền hạn của các cơ quan
giám sát còn hạn chế, nhất là thẩm quyền tiếp cận thông tin và chế tài xử lý vi phạm
và giám sát an toàn.
- Quy trình giám sát của NHNN chưa tạo được sự phối hợp tốt giữa công tác
giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.
- Nội dung giám sát của NHNN chưa toàn diện, chưa đề cập đến hoạt động
quản trị rủi ro trong nội bộ các ngân hàng cũng như việc đánh giá chiến lược quản
trị rủi ro của các ngân hàng.
- Chức năng giám sát thị trường tài chính được phân nhiệm cho nhiều cơ
quan khác nhau, nhưng cơ chế phối hợp lại thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Trong
đó, NHNN giám sát các hoạt động tiền tệ - ngân hàng; Cục quản lý và giám sát bảo
hiểm (Bộ Tài chính) giám sát thị trường bảo hiểm, UBCKNN giám sát TTCK.
- Hiện Việt Nam vẫn chưa có một cơ quan giám sát tài chính vĩ mô có đủ
thẩm quyền để cảnh báo, ngăn ngừa và xử lý hữu hiệu các loại rủi ro của hệ thống
tài chính quốc gia.
- Chủ yếu tập trung vào công tác giám sát an toàn vi mô trên cơ sở thiên về
giám sát tuân thủ hơn là giám sát dựa trên rủi ro.
- Việc thanh tra, giám sát thị trường tài chính được thực hiện theo phương
thức các cơ quan quản lý đưa ra quy định gì thì yêu cầu các định chế thực hiện đúng
như vậy. Tuy nhiên, Quy định này có khi quá ngặt nghèo hoặc lỏng lẻo, việc chấp
hành có thể khiến tình hình tài chính xấu hơn. Thậm chí, những rủi ro khác có thể
xuất phát ngay từ nội tại các tổ chức, định chế tài chính hay từ nền kinh tế. Những
điều này hiện vẫn chưa được xem xét trong cách quản lý, giám sát tài chính
- Tiềm ẩn các rủi ro chéo giữa khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và
các rủi ro mang tính hệ thống từ sự bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô cũng như từ
các cú sốc bên ngoài.
Như vậy, những yếu kém trong giám sát tài chính là một nguyên nhân chính dẫn
đến những bất ổn tài chính và khủng hoảng tài chính ở các nước thuộc mọi trình độ
phát triển khác nhau trong hai thập niên gần đây. Tại Việt Nam, trong thời gian tới, tái
cơ cấu hệ thống giám sát thị trường tài chính là một lĩnh vực quan trọng quyết định
thành bại của công cuộc tái cơ cấu kinh tế, trong đó có tái cơ cấu hệ thống tài chính và
doanh nghiệp nhà nước. Trong ngắn và trung hạn, cùng với việc cải tổ hệ thống kế toán
- kiểm toán, trọng tâm của tái cơ cấu hệ thống giám sát nên đặt vào hoàn thiện giám sát
tuân thủ (các chuẩn mực CAMEL/Basel), chuyển dần sang giám sát rủi ro, giám sát an
toàn tài chính vĩ mô (các mô hình định lượng như Mô hình cảnh báo sớm (EWS),
Stress Test (ST),), và xây dựng các quy chuẩn về giám sát tập đoàn tài chính.
Do đó, lộ trình xây dựng mô hình giám sát tài chính quốc gia do tác giả Tô
Ngọc Hưng[20] xây dựng cần kéo dài năm thực hiện, trước mắt, lộ trình xây dựng
mô hình này cần tiếp tục thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về giám sát tài chính. Theo
đó Luật thanh tra giám sát hợp nhất thị trường tài chính cần chỉ ra một cách rõ ràng,
chuẩn xác nhiệm vụ, mục tiêu, quyền lực và phạm vi trách nhiệm của cơ quan giám
sát hợp nhất.
Thứ hai, cần đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tài chính, ngân hàng,
bảo hiểm và chứng khoán, thống kê tập trung trong kho dữ liệu với các chế độ khai
thác theo thẩm quyền khác nhau.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện chức năng của các cơ quan giám sát chuyên ngành.
Đối với Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nên tập trung vào 3 chức năng chính (1)
Giám sát an toàn vĩ mô; (2) Đầu mối xây dựng mô hình thông tin tập trung giám sát thị
trường tài chính; (3) Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở nền tảng cho mô hình
quản lý Nhà nước đối với hoạt động giám sát tài chính. Theo đó, đặc biệt chú trọng phát
triển hoạt động giám sát an toàn vĩ mô của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.
Đối với cơ quan thanh tra giám sát của NHNN, nhiệm vụ trọng tâm, xuyên
suốt giai đoạn này là phải kiện toàn, củng cố năng lực thanh tra, giám sát của Cơ
quan Thanh tra, Giám sát Ngân hàng trực thuộc NHNN- trở thành bộ phận nòng cốt
cho quá trình hợp nhất sau này.
Thứ tư, hoàn thiện mô hình khung giám sát và đánh giá thị trường tài chính.
Nguồn: Tô Ngọc Hưng,2010, ‘Lộ trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống
giám sát tài chính Việt Nam tới năm 2020’.
Thứ năm, xây dựng và thực thi chiến lược phát triển nguồn lực chất lượng cao
cho cơ quan giám sát tài chính. Việc này triển khai theo quy trình nhất định như:
- Dự báo nhu cầu nhân lực (số lượng và tiêu chí cụ thể);
- Đánh giá nhu cầu đào tạo làm cơ sở xây dựng các chương trình đào tạo;
- Tổ chức lựa chọn, tuyển dụng cán bộ tham gia các chương trình đào tạo và bồi
dưỡng;
- Thực hiện quy trình đảm bảo chất lượng đào tạo;
- Hợp tác quốc tế trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;
- Đảm bảo chất lượng nhân lực, trình độ, khả năng làm việc, kiến thức
chuyên môn, kinh nghiệm công tác và đạo đức nghề nghiệp.
GIÁM SÁT CHUNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Đánh giá vĩ mô TTTC Đánh giá các chỉ tiêu lành
Ảnh
hưởng
của
kinh
tế và
TTTC
quốc
tế
Ảnh
hưởng
của
các
chỉ
tiêu
kinh
tế vĩ
mô
trong
nước
Tác
động
của
các
chính
sách
tài
khóa,
tiền
tệ
Cảnh
báo
sớm
nguy
cơ
khủng
hoảng
trên
thị
trườn
g tài
Khu
vực
doanh
nghiệ
p phi
tài
chính
Cấu
trúc
và sự
phát
triển
của
TTTC
Các
chỉ
tiêu
lành
mạnh
tài
chính
trên
các
khu
vực
Cảnh
báo
rủi
ro và
khuyế
n
nghị
chính
sách
Phụ lục 2:
Hệ số rủi ro cho tài sản “Có” nội bảng
Nhóm tài sản
Hệ số
rủi ro
- Tiền mặt, vàng, tiền gửi bằng VNĐ tại ngân hàng chính sách xã hội theo Nghị
định số 78/2002/NĐ-CP;
- Các khoản phải đòi bằng Đồng Việt Nam đối với Chính phủ Việt Nam, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam; Các khoản phải đòi đối với Chính phủ Trung ương,
Ngân hàng Trương ương các nước thuộc khối OECD;
- Các khoản phải đòi bằng Đồng Việt Nam được bảo đảm, chiết khấu, tái chiết
khấu bằng giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành;
- Các khoản phải đòi được bảo đảm hoàn toàn bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm, tiền
ký quỹ, giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát
hành;
- Các khoản phải đòi được bảo đảm bằng chứng khoán của Chính phủ Trung
ương các nước thuộc khối OECD hoặc được bảo lãnh bởi Chính phủ Trung
ương các nước thuộc khối OECD.
0%
- Các khoản phải đòi đối với tổ chức tín dụng khác ở trong nước và nước
ngoài, đối với từng loại đồng tiền.
- Các khoản phải đòi đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương; Các khoản phải đòi bằng ngoại tệ đối với Chính phủ Việt Nam, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
- Các khoản phải đòi được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng
khác thành lập tại Việt Nam phát hành.
- Các khoản phải đòi đối với tổ chức tài chính nhà nước; các khoản phải đòi
được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do các tổ chức tài chính nhà nước phát hành.
- Kim loại quý (trừ vàng), đá quý.
- Tiền mặt đang trong quá trình thu.
- Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng IBRD, IADB, ADB, AfDB, EIB,
20%
182
Nhóm tài sản
Hệ số
rủi ro
EBRD và Các khoản phải đòi được các được các ngân hàng này bảo lãnh hoặc
được bảo đảm bằng chứng khoán do các ngân hàng này phát hành.
- Các khoản phải đòi đối với các công ty chứng khoán được thành lập ở các
nước thuộc khối OECD có tuân thủ những thỏa thuận quản lý và giám sát về
vốn trên cơ sở rủi ro và những khoản phải đòi được các công ty này bảo lãnh.
- Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ngoài các nước
thuộc khối OECD, có thời hạn còn lại dưới 1 năm và các khoản phải đòi có
thời hạn còn lại dưới 1 năm được các ngân hàng này bảo lãnh.
- Các khoản đầu tư cho dự án theo hợp đồng, quy định tại Nghị định số
79/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của
công ty tài chính.
- Các khoản phải đòi có bảo đảm bằng Bất động sản của bên vay.
50%
- Các khoản cấp vốn điều lệ cho các công ty trực thuộc không phải là tổ chức
tín dụng, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập.
- Các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần vào các doanh
nghiệp, tổ chức kinh tế khác.
- Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ở các nước không
thuộc khối OECD, có thời hạn còn lại từ 1 năm trở lên.
- Các khoản phải đòi đối với chính quyền Trung ương của các nước không
thuộc khối OECD, trừ trường hợp cho vay bằng đồng bản tệ và nguồn cho vay
cũng bằng đồng bản tệ của các nước đó.
- Bất động sản, máy móc, thiết bị và tài sản cố định khác.
100%
Nguồn: Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN [23]
Phụ lục 3:
Hệ số chuyển đổi của tài sản ngoại bảng
Nhóm tài sản
Hệ số
chuyển đổi
- Thư tín dụng có thể hủy ngang.
- Các cam kết có thể hủy ngang vô điều kiện khác, có thời hạn ban đầu
dưới 1 năm.
0%
Các cam kết liên quan đến thương mại, gồm:
- Thư tín dụng không hủy ngang.
- Chấp nhận thanh toán hối phiếu thương mại ngắn hạn, có bảo đảm bằng
hàng hóa.
- Bảo lãnh giao hàng.
- Các cam kết khác liên quan đến thương mại
20%
Các cam kết không thể hủy ngang đối với trách nhiệm trả thay của tổ
chức tín dụng, gồm:
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
- Bảo lãnh dự thầu.
- Bảo lãnh khác.
- Thư tín dụng dự phòng
- Các cam kết khác có thời hạn ban đầu từ 1 năm trở lên
50%
Các cam kết không thể hủy ngang, thay thế hình thức cấp tín dụng trực
tiếp, nhưng có mức độ rủi ro như cấp tín dụng trực tiếp, gồm:
- Bảo lãnh vay.
- Bảo lãnh thanh toán.
- Các khoản xác nhận thư tín dụng; Thư tín dụng dự phòng bảo lãnh tài
chính cho các khoản cho vay, phát hành chứng khoán; Các khoản chấp
nhận thanh toán bao gồm các khoản chấp nhận thanh toán dưới hình thức
ký hậu.
100%
Nguồn: Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN [23]
Phụ lục 4:
Hệ thống việc tuân thủ 29 nguyên tác giám sát ngân hàng tại Việt Nam
Nguyên
tắc
Nội dung
Đã
đáp
ứng
Đang
triển
khai
Chưa
đáp
ứng
I
Quyền hạn, trách nhiệm và chức năng của cơ
quan giám sát
1 Trách nhiệm, mục tiêu và quyền hạn x
2
Độc lập, trách nhiệm, nguồn lực và bảo vệ pháp
lý cho giám sát viên
x
3 Hợp tác và cộng tác x
4 Các hoạt động được phép x
5 Các tiêu chí cấp phép x
6 Chuyển đổi quyền sở hữu x
7 Các hoạt động mua lại x
8 Cách tiếp cận giám sát x
9 Các công cụ và kỹ thuật giám sát x
10 Báo cáo giám sát x
11
Quyền hạn khắc phục và xử phạt của cơ quan
giám sát
x
12 Hợp nhất giám sát x
13 Mối quan hệ giám sát trong và ngoài nước x
II Quy định đảm bảo an toàn
14 Quản trị doanh nghiệp x
15 Quy trình quản lý rủi ro x
16 An toàn vốn x
17 Rủi ro tín dụng x
18 Các tài sản có vấn đề, dự trữ và dự phòng x
19 Giới hạn tín dụng với khách hàng lớn x
20 Nguy cơ rủi ro với các bên liên quan x
21 Rủi ro chuyển đổi và rủi ro chính trị x
22 Rủi ro thị trường x
23 Rủi ro lãi suất trong ghi sổ của ngân hàng x
24 Rủi ro thanh khoản x
25 Rủi ro hoạt động x
26 Kiểm toán và kiểm soát nội bộ x
27 Báo cáo tài chính và kiểm toán bên ngoài x
28 Công khai và minh bạch x
29 Phòng tránh rủi ro trong dịch vụ tài chính x
Nguồn: Nguyễn Đức Trung, LATS: “Đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam trên cơ sở áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế” và sự
tổng hợp của tác giả.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_dam_bao_an_toan_he_thong_ngan_hang_thuong_mai_viet_n.pdf