Luận án Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hóa chất bảo vệ thực vệ đến sức khỏe người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp

- Hiểu biết đầy đủ về tác dụng của HCBVTV chiếm tỷlệ 37,9 %, hiểu đầy đủ về tác hại của HCBVTV chiếm tỷ lệ 50,1 %. Hiểu biết cách chọn thời tiết và hướng gió khi phun chiếm tỷ lệ 29,6 %, hiểuđầy đủ cất giữ an toàn chiếm tỷ lệ 24,7 %. Biết đọc cảnh báo mức độ độc hại qua vạch màu trên nhãn thuốc chiếm tỷ lệ 14,5 %. Biết đầy đủ đường xâm nhập của HCBVTV vào cơ thể chiếm tỷ lệ 40,5 %. - Tỷ lệ kể được đầy đủ các loại phương tiện bảo vệcá nhân cần thiết thấp 22,3 %. Kiến thức hiểu biết đầy đủ về điều cần thiết đảm bảo sức khoẻ khi phun HCBVTV đạt 21,0 %. Tỷ lệ biết đầy đủ các triệu chứng ngộ độc HCBVTV đạt 22,6 %, biết xử trí ngộ độc chiếm tỷ lệ 5,5 %.

pdf121 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 3256 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hóa chất bảo vệ thực vệ đến sức khỏe người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Nông dân) - người buôn bán HCBVTV (Tiểu thương) - người làm công tác y tế (Cán bộ y tế). Chúng tôi gọi tắt là mô hình “Nông - Tiểu - Cán”. Trong đề tài này chúng tôi đã chọn điểm đột phá vào những khâu then chốt là nguyên nhân chính có thể can thiệp được để can thiệp có tính chọn lọc và trọng điểm nhằm đạt hiệu quả cao cụ thể là: - Người nông dân tiếp xúc với HCBVTV là đối tượng cần được can thiệp để thay đổi hành vi có lợi cho sức khoẻ và là đối tượng cần quản lý và chăm sóc sức khoẻ. - Người bán HCBVTV là đối tượng cần can thiệp nhằm nâng cao kiến thức để tư vấn về sử dụng, bảo quản và phòng chống ngộ độc HCBVTV cho khách hàng. Đặc biệt là kỹ năng tư vấn họ chính là người truyền thông trực tiếp có hiệu quả nhất đối với việc sử dụng, bảo quản thuốc. Thực tế kết quả nghiên cứu có 83,4 % khách hàng được người bán hướng dẫn. - Cán bộ y tế là đối tượng cần can thiệp để nâng cao năng lực xử trí ngộ độc HCBVTV và kỹ năng tư vấn. Cũng là người truyền thông trực tiếp có hiệu quả nhất đối với việc phòng chống ngộ độc HCBVTV và chăm sóc sức khoẻ người nông dân. (nguồn thông tin từ cán bộ y tế chiếm 68,3 %). 4.3.2. Hiệu quả của các biện pháp can thiệp 4.3.2.1. Hiệu quả của các biện pháp can thiệp làm thay đổi kiến thức, thực hành của người sử dụng HCBVTV - Kiến thức của người chuyên canh chè sau 2 năm can thiệp đã nâng lên rõ rệt, tỷ lệ các chỉ số hiệu quả đạt từ 36,9 % đến 88,7 %. Hiệu quả thực sự sau can thiệp đạt từ 21,5 % đến 66,6 % (bảng 3.37). So sánh hiệu quả của các biện pháp can thiệp làm thay đổi kiến thức về sử dụng, bảo quản và phòng chống ngộ độc tại xã can thiệp và xã đối chứng kết quả khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Hầu hết những kiến thức của người nông dân chuyên canh chè ở xã can thiệp đều được nâng trên 20 % so với trước can thiệp, trong khi đó kết quả này ở xã đối chứng cũng có những thay đổi nhưng không đáng kể. Thực ra những thay đổi ít ở nhóm đối chứng là dễ hiểu, do điều kiện kinh tế xã hội phát triển, do tác động của những hoạt động thu thập số liệu, phỏng vấn, điều tra của nhóm nghiên cứu tại xã Phục Linh đã phần nào tác động tích cực đến kiến thức của những người được phỏng vấn. Trong khi tiến hành 88 phỏng vấn, thực hiện các quy trình điều tra các cán bộ đã giải thích những thắc mắc của bà con về những điều có liên quan đến HCBVTV tuy nhiên không được nhiều. Trong các kết quả thu được sau can thiệp chúng tôi thấy tỷ lệ hiểu biết về cách phun thuốc được nâng lên nhiều nhất từ 24,4 % lên 87,2%, sau đó là tỷ lệ biết cách pha thuốc 36,1 % lên 82,1 % (bảng 3.24) đây là những yếu tố rất quan trọng cho việc thực hành đúng. Kiến thức được cải thiện ít nhất là biết đọc vạch màu cảnh báo mức độ độc hại trên vỏ bao, lọ HCBVTV 16,8 % lên 52,1 % (bảng 3.23), đây là kiến thức tương đối khó đối với người nông dân, sau can thiệp 2 năm mới có hơn một nửa số người biết cách đọc và hiểu. Theo chúng tôi cần có những nghiên cứu sâu hơn về cách cảnh báo mức độ độc hại để người dân dễ nhận biết. - Thái độ tích cực của người dân sau can thiệp tăng lên đáng kể, thái độ ủng hộ việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và phòng chống ngộ độc đạt 100 % (bảng 3.29), đây cũng là yếu tố thuận lợi giúp cho sự thành công của dự án. So với trước can thiệp sự thay đổi này chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05) do trước can thiệp thái độ của người dân đã tốt, tỷ lệ đạt cao 89,1 % đến 100 %. - Thực hành đúng của người dân đã nâng lên rõ rệt sau 2 năm can thiệp tỷ lệ chỉ số hiệu quả đạt từ 23,1 % đến 88,0 %. Hiệu quả can thiệp thực sự đạt từ 13,0 % đến 61,5 % (bảng 3.37). Tỷ lệ thực hành cách phun thuốc đúng được nâng lên nhiều nhất tăng từ 24,4 % lên 87,2 % so với trước can thiệp, sử dụng các loại phương tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ tăng từ 16,8 % lên 66,7 %, thực hành về cách pha thuốc đúng được nâng lên từ 36,1 % lên 82,1 % so với trước can thiệp. - So sánh hiệu quả của các biện pháp can thiệp làm thay đổi thực hành về sử dụng, bảo quản và phòng chống ngộ độc tại xã Tân Linh (xã can thiệp) và xã Phục Linh (xã đối chứng) kết quả khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Đây là những yếu tố rất quan trọng góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, chứng bệnh của người nông dân khu vực triển khai dự án. 4.3.2.2. Hiệu quả của các biện pháp can thiệp cải thiện sức khoẻ của người nông dân chuyên canh chè 89 Trong nghiên cứu này các dấu hiệu cơ năng thường gặp cũng như bệnh thực thể ở những người tiếp xúc với HCBVTV giảm rõ rệt sau can thiệp. Các triệu chứng cơ năng: đau đầu giảm từ 84,0 % xuống 53,8 %, mệt mỏi từ 82,4 % xuống 58,1 %, hoa mắt chóng mặt từ 86,6 % xuống 56,4 %, run chân tay từ 70,6 % xuống 43,6 %, dễ kích thích từ 52,9 % xuống 29,9 % (bảng 3.35). Nhìn chung tỷ lệ các triệu chứng cơ năng đều giảm rõ rệt trên 25% so với trước can thiệp (p<0,05). Một số triệu chứng cơ năng giảm ít như ngứa da, có triệu chứng giảm không đáng kể như yếu cơ p>0,05. Tuy nhiên những triệu chứng này trong nghiên cứu của chúng tôi đều là những triệu chứng có tỷ lệ mắc thấp. So sánh với nhóm đối chứng các triệu chứng cơ năng này vẫn chiếm tỷ lệ gần như cũ hoặc giảm không đáng kể đôi khi có triệu chứng còn tăng hơn như: ngứa da, ho, yếu cơ. Chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp cao hơn hẳn nhóm chứng, nhóm can thiệp CSHQ từ 29,5 % đến 63,4 % trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm chứng là 0 % đến 8,4 %. Hiệu quả can thiệp thực sự 26,0 % đến 55,0 % (bảng 3.38). Các chứng bệnh thực thể: qua thăm khám những người tiếp xúc với HCBVTV trước can thiệp thấy các bệnh thực thể ở cơ quan mắt, mũi họng rất cao ở cả hai nhóm chứng và nhóm can thiệp (>80 %). Sau 2 năm triển khai can thiệp tỷ lệ các bệnh đã giảm rõ rệt, bệnh thực thể ở cơ quan mũi họng giảm từ 84,9 % xuống còn 48,7 %, bệnh mắt giảm từ 95,0 % xuống 45,3 % . So sánh với nhóm chứng khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05), tỷ lệ các bệnh thực thể này ở nhóm đối chứng giảm chút ít và thể hiện không rõ (bảng 3.36). Theo chúng tôi ở nhóm can thiệp tỷ lệ thực hành đúng trong phun HCBVTV được nâng lên, việc sử dụng khẩu trang, kính bảo vệ mắt đã phần nào hạn chế được HCBVTV xâm nhập vào cơ thể do đó tỷ lệ bị bệnh thấp hơn nhóm chứng. Bên cạnh đó hoạt động khám, điều trị ngay các bệnh khi mới mắc lên tỷ lệ bệnh của nhóm can thiệp thấp hơn nhóm chứng là hợp lý. Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ thuận giữa triệu chứng cơ năng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt với bệnh tâm, thần kinh. Khi hỏi bệnh thấy các triệu chứng cơ năng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt ở nhóm đối chứng cao thì khi thăm khám cũng thấy tỷ lệ mắc các bệnh về tâm, thần kinh cũng cao. Tương tự ở nhóm can thiệp thấy các triệu chứng cơ năng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt thấp thì khi thăm khám cũng thấy tỷ lệ mắc các bệnh 90 về tâm, thần kinh cũng thấp. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hà Huy Kỳ [51]. Các dấu hiệu bệnh lý ở hệ thần kinh là hậu quả của các phản ứng với HCBVTV đã được nhiều tác giả khẳng định [62], [87], [117]. Nghiên cứu của Meggs. W.j (2003) được công bố ở tạp chí của viện Sức khỏe cộng đồng Califonia cũng cho thấy có tới 57 % số người tiếp xúc HCBVTV có dấu hiệu bệnh lý tâm, thần kinh cấp hoặc mạn tính. Dù sao chăng nữa các biểu hiện bệnh lý ở hệ thần kinh cũng là hậu quả xấu, khó khắc phục cần được phòng chống tích cực hơn trong công tác y tế ở nông thôn và các vùng nông nghiệp. Trong nghiên cứu của chúng tôi các biểu hiện bệnh lý tâm, thần kinh đã giảm xuống sau can thiệp 15,4 % so với trước đó, các chứng bệnh da liễu giảm 15,7 % (từ 34,5 % xuống còn 18,8 %) trong khi nhóm đối chứng hầu như không có sự thuyên giảm. Tỷ lệ người có dấu hiệu bệnh lý ở hệ tiêu hóa, tiết niệu và tim mạch của đối tượng nghiên cứu tại xã Tân Linh sau can thiệp cũng giảm nhưng tỷ lệ giảm không nhiều (sau can thiệp giảm từ 2,4 % đến 7,4 %) . Thực tế so sánh với nhóm đối chứng xã Phục Linh cũng là điều hợp lý vì nhóm đối chứng tỷ lệ các bệnh này giảm rất ít, có bệnh còn tăng như bệnh ở hệ tiêu hoá. Tuy nhiên còn có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến bệnh lý của các cơ quan này, cần có những nghiên cứu chuyên sâu đánh giá ảnh hưởng của HCBVTV đến từng cơ quan bộ phận cơ thể con người. Qua kết quả tại bảng 3.38 chúng tôi thấy sau can thiệp tỷ lệ bệnh thực thể tại các cơ quan đều thuyên giảm. Hiệu quả can thiệp thực sự đạt 14,8 % đến 55,2%. Như vậy mục tiêu ban đầu của dự án đều đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng enzym cholinesterase ở cả nhóm can thiệp và nhóm đối chứng vẫn còn giảm song ở nhóm can thiệp đã có cải thiện nhiều, nếu so sánh thì đã có sự khác biệt rõ rệt giữa các đối tượng nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu tỷ lệ giảm dưới mức bình thường chỉ còn khoảng 1,96 %, trong khi đó nhóm đối chứng vẫn còn giảm dưới mức bình thường đến 11,76 %. Trước can thiệp hoạt tính enzym cholinesterase trung bình của những người tiếp xúc HCBVTV ở ngưỡng thấp, nhóm can thiệp (6744 ± 1175) thấp hơn nhóm đối chứng (7324 ± 1966) . Sau 2 năm can thiệp hoạt tính enzym cholinesterase trung bình ở nhóm can thiệp (8800 ± 2206) đã tăng lên nhiều hơn nhóm đối chứng (8354±2995) (bảng 3.32). 91 Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy những can thiệp làm thay đổi kiến thức, thái độ đặc biệt là thực hành của người nông dân là hết sức cần thiết. Khi KAP được nâng lên đã làm giảm tỷ lệ các triệu chứng cơ năng và bệnh thực thể ở người dân chuyên canh chè, nâng cao sức khoẻ cho họ. 4.3.3. Giảm dư lượng HCBVTV trên sản phẩm chè sau can thiệp Tại Tân Linh xét nghiệm sau 02 năm can thiệp đã cho thấy số loại hóa chất độc trong danh mục cấm được phát hiện cả về số mẫu và loại hóa chất/mẫu đã giảm đi (từ 4 mẫu dương tính với 2 loại xuống còn 2 mẫu dương tính và chỉ có 1 loại là captan). Trong khi tại Phục Linh không thay đổi (vẫn có 3 mẫu dương tính như 2 năm trước, với 2 loại là Captan và Captafol) (bảng 3.34). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Cũng tương tự sau 02 năm can thiệp tổng số loại hóa chất độc dùng trong chuyên canh chè được phát hiện trên 01 mẫu tại Tân Linh đã giảm đi. Mẫu nhiều nhất chỉ còn hiện diện 13 loại. Trong khi tại Phục Linh lại tăng lên, có mẫu nhiều nhất có sự hiện diện 15 loại. Song do số mẫu xét nghiệm của chúng tôi chưa đủ lớn vì nhiều lý do nên kết quả về sự tăng giảm chưa có ý nghĩa thống kê. Cần một nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để có thể đáp ứng tốt hơn đối với yêu cầu của thực tiễn. Tổng số loại hóa chất độc trung bình được phát hiện trên 01 mẫu tại Tân Linh đã giảm đi (từ 6,46 loại/mẫu xuống còn 5,80 loại/mẫu). Trong khi tại Phục Linh ngược lại (tăng từ 6,00 loại/mẫu lên 6,86 loại/mẫu). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Chúng tôi cho rằng đây cũng là một thành công lớn mà kết quả hoạt động của các cán bộ nghiên cứu và hoạt động của mô hình đạt được. Điều này phù hợp với thực hành, sử dụng thuốc cấm ở Tân Linh sau can thiệp đã giảm chỉ còn 2 hộ sử dụng chiếm 1,7 % (p hiệu chỉnh Yates <0,001) (bảng 3.30). So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tư có 3/5 (60 %) mẫu có lượng tồn lưu trên sản phẩm chè. Sau chế biến vào mùa đông có 40 %, vào mùa hè 100 % mẫu không tìm thấy HCBVTV [86]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Nguyên và CS cho thấy có 35/96 (35,42 %) còn tồn lưu HCBVTV sau chế biến [61]. Kết quả đó thấp hơn so với mẫu nghiên cứu của chúng tôi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 4.4. Khả năng duy trì và mở rộng của mô hình 92 4.4.1. Tính khả thi và bền vững của mô hình - Mô hình phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay, sức khoẻ của người nông dân đang được toàn xã hội quan tâm. Mô hình can thiệp đã được ủng hộ mọi mặt của Đảng ủy và chính quyền xã được triển khai dự án. Chính quyền xã đã cam kết tiếp tục chỉ đạo duy trì và phát huy tác dụng của mô hình “Nông - Tiểu - Cán” mà trong đó nòng cốt cho các hoạt động là cán bộ trạm y tế xã, người bán thuốc đặc biệt là sự hưởng ứng của bà con nông dân. - Mô hình can thiệp đã gắn kết được mối quan hệ giữa “Nông dân - Tiểu thương buôn bán HCBVTV - Cán bộ y tế”. Qua những lớp tập huấn, hội thảo người buôn bán HCBVTV và cán bộ y tế cơ sở đã nắm được kỹ năng truyền thông giáo dục sức khoẻ, biết hướng dẫn người nông dân sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và các phương tiện phòng chống ngộ độc HCBVTV. Người nông dân sau khi được tập huấn cũng nắm được những kiến thức cơ bản về phòng chống ngộ độc HCBVTV và đặc biệt là niềm tin của họ vào người buôn bán HCBVTV và cán bộ y tế cơ sở. Họ sẵn sàng trao đổi những khó khăn vướng mắc của mình khi sử dụng HCBVTV với người buôn bán HCBVTV và cán bộ y tế cơ sở. - Mô hình can thiệp này “đơn giản mà hiệu quả” rất dễ triển khai ra diện rộng, nguồn lực cần không nhiều phù hợp với điều kiện kinh tế của các xã miền núi, vùng cao. Mô hình đã khắc phục được một số hạn chế mà một số mô hình trước gặp phải, là cần nguồn lực lớn, bộ máy hoạt động phức tạp khi đổ tiền của vào thì đạt kết quả tốt, kết thúc dự án không còn đầu tư thì lại như cũ. Mô hình can thiệp này dễ triển khai tính khả thi cao, nguồn lực cần không nhiều khả năng nhân rộng mô hình tương đối thuận tiện chỉ cần Đảng và chính quyền các xã đầu tư nguồn lực nhỏ (khoảng 50 triệu đ/năm) là có khả năng triển khai và duy trì dự án. - Tính bền vững của mô hình vì hoạt động của mô hình đã đem lại lợi ích cho cả 3 nhân tố tạo nên mô hình: người nông dân biết cách phòng chống ngộ độc HCBVTV, giảm số người mắc bệnh, giảm thời gian nằm viện, tiền viện phí...đặc biệt là sức khoẻ luôn được đảm bảo, đây chính là tài sản quý nhất của họ. Khi họ có sức khoẻ họ sẽ làm ra của cải cho chính họ và cho xã 93 hội, vươn lên làm giàu, góp phần xoá đói giảm nghèo cho họ nói riêng và cộng đồng nói chung. Người buôn bán HCBVTV bán được nhiều HCBVTV vì được người dân tin tưởng chỉ mua HCBVTV ở cửa hàng của họ. Người cán bộ y tế cơ sở hoàn thành kế hoạch chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về kinh tế xã hội tại địa phương, nâng cao chất lượng sống cho người nông dân. Kết quả hoạt động của mô hình là một minh chứng thuyết phục đối với lãnh đạo địa phương và người nông dân sử dụng HCBVTV. Những yếu tố cơ bản trên giúp mô hình thành công và duy trì sự bền vững của mô hình. 4.4.2. Những điểm mới của luận án - Luận án đã đưa ra được bộ chỉ số về KAP và cơ cấu bệnh tật của người nông dân chuyên canh chè tại Thái Nguyên đặc biệt là xây dựng được mô hình can thiệp bảo vệ sức khoẻ của người nông dân chuyên canh chè đầu tiên phù hợp với đặc thù của khu vực miền núi đó là mô hình dựa trên sự gắn kết 3 nhân tố “Nông dân - Tiểu thương buôn bán HCBVTV - Cán bộ y tế”. - Mô hình “Nông - Tiểu - Cán” là một phát hiện mới mang tính đột phá về cách tiếp cận. Đây là mô hình đầu tiên được triển khai tại cộng đồng nhằm cải thiện sức khoẻ người nông dân chuyên canh chè, có sự phân tích chọn điểm nhấn để can thiệp và can thiệp có trọng điểm. Mô hình tìm ra được mối quan hệ biện chứng khách quan giữa “Nông dân - Tiểu thương buôn bán HCBVTV - Cán bộ y tế” đó là: Một là: Người nông dân (Nông) cần có sức khoẻ, cần được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ đây lại chính là nhiệm vụ của hệ thống y tế mà trong đó cán bộ y tế là chủ thể. Người nông dân cần có HCBVTV để sử dụng trong chuyên canh chè người cung cấp chính là người buôn bán HCBVTV. Hai là: Người buôn bán HCBVTV (Tiểu thương) cần tiêu thụ hàng hoá của mình đó là HCBVTV, đối tượng mua và sử dụng chính là nông dân. Ba là: Cán bộ y tế có nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, ở nước ta trên 70 % là nông dân và đặc biệt là tại xã Tân Linh có đến 96 % đối tượng là nông dân. Người nông dân cần cán bộ y tế, cần người bán thuốc và ngược lại người cán bộ y tế và người bán thuốc cần nông dân. Mối quan hệ hữu cơ và 94 biện chứng này đã giúp cho đề tài được triển khai thuận lợi và thành công. Đặc biệt là giai đoạn sau duy trì tính bền vững của mô hình. - Đề tài đã phần nào giải quyết được những hạn chế của một số mô hình trước như: tổ chức rầm rộ, dàn chải không có trọng điểm. Các hoạt động trong giai đoạn dự án bắt đầu được triển khai đẩy mạnh ráo riết, nhưng khi dự án rút đi không có khả năng duy trì dự án. 4.4.3. Những điểm hạn chế của đề tài và hướng giải quyết Những hạn chế của đề tài - Đề tài này mới chỉ được tiến hành can thiệp trong một thời gian ngắn vào thực trạng sử dụng HCBVTV và lưu tâm đến sức khỏe người dân trồng chè có tiếp xúc với HCBVTV nên kết quả sau can thiệp còn khiêm tốn. Chưa có những nghiên cứu thật sâu, chuyên ngành về nguy cơ và tác động của HCBVTV đến từng loại bệnh của người nông dân chuyên canh chè. - Trong khuôn khổ của đề tài (về nguồn lực cũng như thời gian) chúng tôi mới mô tả được một phần nhỏ về HCBVTV liên quan đến sức khoẻ của người nông dân, mà chưa thể khẳng định được ảnh hưởng của HCBVTV đến sức khỏe người tiếp xúc. Bên cạnh đó rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sức khỏe người canh tác chè như: yếu tố môi trường, điều kiện sống, thói quen trong sinh hoạt, chế độ làm việc, nghỉ ngơi…Chưa đề cập được một số lĩnh vực liên quan đến HCBVTV như: chưa đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường do HCBVTV và tác động của nó đến sức khoẻ cộng đồng. Việc quản lý, cung ứng HCBVTV, các chính sách, hệ thống văn bản quy định liên quan HCBVTV. Hướng giải quyết và nghiên cứu tiếp Để sử dụng HCBVTV an toàn nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe người nông dân chuyên canh chè, chúng tôi cho rằng cần phải có thêm những nghiên cứu tiếp theo trong một số lĩnh vực liên quan đến HCBVTV như: - Nghiên cứu chuyên sâu nhằm khẳng định những ảnh hưởng của HCBVTV đến những bệnh cụ thể, từ đó đưa ra những giải pháp phòng bệnh. - Đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường do HCBVTV và tác động của nó đến sức khoẻ cộng đồng. Việc quản lý, cung ứng HCBVTV, các chính 95 sách, hệ thống văn bản quy định liên quan HCBVTV. - Nghiên cứu nhằm giảm thiểu việc sử dụng các HCBVTV có độc tính cao đối với con người. Tạo ra những giống cây trồng mới có khả năng kháng sâu bệnh nhờ vậy giảm việc sử dụng HCBVTV. Những nghiên cứu sâu hơn, tiến hành ở nhiều nơi, nhằm mục đích có được nguồn chè sạch và an toàn cho người tiêu dùng góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe nhân dân đồng thời thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế, xã hội. KẾT LUẬN 1. Thực trạng KAP của người nông dân chuyên canh chè 1.1. Kiến thức về HCBVTV của người nông dân chuyên canh chè: - Hiểu biết đầy đủ về tác dụng của HCBVTV chiếm tỷ lệ 37,9 %, hiểu đầy đủ về tác hại của HCBVTV chiếm tỷ lệ 50,1 %. Hiểu biết cách chọn thời tiết và hướng gió khi phun chiếm tỷ lệ 29,6 %, hiểu đầy đủ cất giữ an toàn chiếm tỷ lệ 24,7 %. Biết đọc cảnh báo mức độ độc hại qua vạch màu trên nhãn thuốc chiếm tỷ lệ 14,5 %. Biết đầy đủ đường xâm nhập của HCBVTV vào cơ thể chiếm tỷ lệ 40,5 %. - Tỷ lệ kể được đầy đủ các loại phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết thấp 22,3 %. Kiến thức hiểu biết đầy đủ về điều cần thiết đảm bảo sức khoẻ khi phun HCBVTV đạt 21,0 %. Tỷ lệ biết đầy đủ các triệu chứng ngộ độc HCBVTV đạt 22,6 %, biết xử trí ngộ độc chiếm tỷ lệ 5,5 %. 1.2. Thái độ của người nông dân chuyên canh chè sử dụng HCBVTV: Có 97,4 % lo lắng cho sức khoẻ khi phun HCBVTV, có 98,7 % người sử dụng HCBVTV cho rằng cần thiết và rất cần phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. 1.3. Thực hành sử dụng HCBVTV: - Trộn nhiều loại thuốc vào một bình trong lần phun tỷ lệ là 82,3 %. Sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân 6,5 %. Mua và sử dụng thuốc cấm sử dụng 17,1 %. Xử lý chai lọ sau sử dụng: vứt lung tung hoặc dùng lại 21,8 %. - Nguồn cung cấp thông tin cho người dân về cách sử dụng, bảo quản và phòng chống ngộ độc chiếm tỷ lệ cao là từ cán bộ y tế chiếm 68,3 %, 96 người bán HCBVTV tỷ lệ 58,7 %, nguồn thông tin từ ti vi 57,9 %, đài 41,0 %. 2. Mô hình bệnh tật của người dân chuyên canh chè và một số yếu tố liên quan - Một số triệu chứng cơ năng chiếm tỷ lệ cao: hoa mắt, chóng mặt là 78,4 %, mệt mỏi là 77,9 %, nhức đầu là 73,1 %...(bảng 3.17) - Chứng bệnh ở một số cơ quan cao như: bệnh về mắt (84,8 %), mũi họng (86,9 %), cơ xương khớp 63,7 %, tâm thần kinh 51,1 %, da liễu 40,1 %.. (bảng 3.18) - Nguy cơ do: pha thuốc không an toàn, pha HCBVTV đặc hơn chỉ dẫn, pha nhiều loại thuốc lẫn trong cùng 1 bình khi phun HCBVTV phun ngược chiều gió đối với các bệnh mũi họng, bệnh mắt là rõ rệt. Sử dụng kính đeo khi phun có mối liên quan chặt chẽ với bệnh mắt. 3. Hiệu quả của mô hình can thiệp - Kết quả sau 2 năm can thiệp kiến thức của người dân đã nâng lên rõ rệt, tỷ lệ các chỉ số hiệu quả đạt từ 36,9 % đến 88,7 %. Hiệu quả thực sự sau can thiệp đạt từ 21,5 % đến 66,6 %. Tỷ lệ thực hành đúng của người dân đã nâng lên rõ rệt, chỉ số hiệu quả đạt từ 23,1 % đến 88,0 %. Hiệu quả can thiệp thực sự đạt từ 13,0 % đến 61,5 %. (bảng 3.37) - Về các dấu hiệu cơ năng thường gặp, cũng như bệnh thực thể ở những người tiếp xúc với HCBVTV giảm rõ rệt sau can thiệp, đặc biệt là các triệu chứng đau đầu (từ 84,0 % xuống 53,8 %), mệt mỏi (từ 82,4 % xuống 58,1 %), hoa mắt chóng mặt (từ 86,6 % xuống 56,4 %), run chân tay (từ 70,6 % xuống 43,6 %)(bảng 3.35). Các triệu chứng, bệnh thực thể ở cơ quan mũi - họng giảm từ 84,9 % xuống còn 48,7 %, bệnh mắt của nhóm can thiệp đã giảm từ 95,0 % xuống 45,3 % (bảng 3.36). Hiệu quả can thiệp thực sự bệnh thực thể đạt từ 14,8 % đến 55,2 % (bảng 3.38) - Hoạt tính enzym cholinesterase ở nhóm can thiệp đã có cải thiện nhiều, nếu so sánh thì đã có sự khác biệt rõ rệt giữa nhóm nghiên cứu tỷ lệ giảm dưới mức bình thường chỉ còn khoảng 1,96 %, trong khi đó nhóm đối chứng vẫn còn giảm dưới mức bình thường đến 11,76 % (bảng 3.32). - Năng lực của cán bộ y tế xã được nâng lên, đặc biệt là kỹ năng truyền 97 thông phòng chống ngộ độc HCBVTV và khám phát hiện xử trí các triệu chứng ngộ độc HCBVTV. - Đưa được người kinh doanh HCBVTV vào mô hình, chính họ là người tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng, bảo quản và phòng chống ngộ độc HCBVTV. - Lãnh đạo đảng uỷ, UBND xã và người nông dân đánh giá cao mô hình và chấp nhận duy trì mô hình sau khi dự án kết thúc. KHUYẾN NGHỊ 1. Đảng và chính quyền xã Tân Linh - Đại Từ - Thái Nguyên đầu tư nguồn lực tiếp tục duy trì mô hình can thiệp giáo dục truyền thông về an toàn vệ sinh lao động trong việc sử dụng bảo quản và phòng chống ngộ độc HCBVTV tại xã thông qua mối liên kết “Nông dân - Tiểu thương buôn bán HCBVTV - Cán bộ y tế”. 2. Tiếp tục nghiên cứu, nhân rộng mô hình “Nông dân - Tiểu thương buôn bán HCBVTV - Cán bộ y tế” ra toàn huyện và các vùng chuyên canh chè khác, nghiên cứu thử nghiệm mô hình này ở các vùng chuyên khác như: lúa, rau, hoa màu. 3. Ngành y tế cần xây dựng chương trình và tổ chức khám và quản lý sức khoẻ định kỳ cho nông dân. Tăng cường đào tạo, tập huấn cho cán bộ y tế trong công tác dự phòng và điều trị các bệnh có liên quan đến HCBVTV. Phát hiện sớm các rối loạn bệnh lý có liên quan đến HCBVTV để điều trị kịp thời. 98 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Tuấn Khanh, Đỗ Hàm (2009) “ Thực trạng một số bệnh thường gặp ở người dân chuyên canh chè tại Thái Nguyên” Tạp chí Y học dự phòng ; Tập XXIII, số 6 (105), tr 56-61. 2. Nguyễn Tuấn Khanh, Đỗ Hàm (2010) Hiệu quả mô hình can thiệp “Nông - Tiểu - Cán” trong chăm sóc sức khỏe người dân chuyên canh chè tại Thái Nguyên. Tạp chí Y học thực hành; 7/2010/ Số 7 (728), tr 129-132. 3. Nguyễn Tuấn Khanh, Đỗ Hàm (2010) thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật của người chuyên canh chè tại Thái Nguyên. Tạp chí Y học thực hành; 9/2010/ Số 9 (732), tr 65-67. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Bộ môn Sức khoẻ nghề nghiệp - Trường đại học Y khoa Thái Nguyên (2007), Giáo trình Sức khoẻ nghề nghiệp, NXB Y học, Hà Nội, tr. 83-96. 2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ - Trường đại học Y Hà Nội (1997), Giáo trình Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ Tập I, NXB Y học, tr. 348-387. 3. Bộ môn Thống kê - Tin học - Trường Cán Bộ Quản lý Y tế Hà Nội (1997), Tài liệu hướng dẫn Epi Info bản 6.04V, Trường Cán Bộ Quản lý Y tế Hà Nội (Đại học Y tế Công cộng Hà Nội) 4. Bộ Nông nghiệp - PTNT (2009), “Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam”, Thông tư số 09/2009/TT-BNN ngày 03/3/2009 của BNN & PTNT. 5. Bộ Nông nghiệp - PTNT (2009), Thông tư số 20/2009/TT-BNN ngày 17/4/2009 về việc sửa đổi bổ sung một số nội dung của Thông tư số 09 ngày 03/3/2009 của Bộ Nông nghiệp - PTNT về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. 6. Bộ Nông nghiệp - PTNT (2009), Chỉ thị số 1504 /CT- BNN-BVTV về việc tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật, ngày 03 tháng 6 năm 2009, Hà Nội. 7. Bộ Nông nghiệp - PTNT (2001), Quyết định số 88 /CT- BNN-BVTV về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè, ngày 05 tháng 9 năm 2001, Hà Nội. 8. Bộ Y tế - Vụ YTDP (1998), Điều tra ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp đến sức khoẻ cộng đồng ở Việt Nam, chương trình VTN/OCH/010-96-97, Hà Nội. 9. Bộ Y tế (2000), Quyết định số 5/2000/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành 100 danh mục hoá chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn được phép đăng ký sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực y tế và gia dụng tại Việt Nam, Hà Nội. 10. Chính phủ CHXHCNVN (2002), Nghị định 58/2002/NĐ-CP và điều lệ bảo vệ thực vật ban hành ngày 03/6/2002, Hà Nội. 11. Chính phủ CHXHCNVN (2003), Nghị định số 26/2003 /ND-CP Qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, ban hành ngày 19/3/2003, Hà Nội. 12. Chương trình Quốc tế về an toàn hoá chất (2000), An toàn và sức khoẻ trong sử dụng hoá chất nông nghiệp, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 13. Cục bảo vệ thực vật, phòng quản lý thuốc (1998), “Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam và tồn dư thuốc BVTV trong đất, nước, nông sản” Hội thảo quản lý thuốc BVTV - Dự án SEMA - Hà Nội. 14. Cục Y tế dự phòng và Môi trường (2010), Báo cáo công tác y tế lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2009, hội nghị tổng kết công tác Y tế lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2009, triển khai công tác năm 2010 ngày 14/3/2010, Bộ Y tế, Hà Nội. 15. Công ty thuốc sát trùng Việt Nam (2004), Sổ tay tra cứu thuốc bảo vệ thực vật, Công ty thuốc sát trùng Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh. 16. Hiệp hội Chè Việt Nam (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động 2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2010, Hiệp hội Chè Việt Nam, Hà Nội. 17. Kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu (2009), truy cập tại chem.com.vn/ViewTinThiTruongDetail.asp?ThitruongID=7038&CateI=10 18. Quốc hội (2001), Pháp lệnh số 36/2001/PL-UBTVQH 10 về bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Uỷ ban thường vụ Quốc Hội - Hà Nội 2001. 19. Trung tâm thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn (2009), Báo cáo ngành thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam quý II/2009 và triển vọng, Bộ Nông nghiệp – PTNT, Hà Nội. 20. Tổng luận khoa học kỹ thuật - kinh tế (1997), “ Ô nhiễm môi trường do hoá chất dùng trong nông nghiệp Việt Nam và định hướng giải pháp”, Bộ Khoa học - Công nghệ - Môi trường, số 5 (111), Hà Nội tr. 2-16. 21. Tổng cục thống kê (2009), Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu năm 2009 Báo cáo Tổng cục thống kê – Hà Nội. 22. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2007), Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Hà Nội. 23. UBND xã Phục Linh (2007, 2008, 2009), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội các năm 2007, 2008, 2009. 101 24. UBND xã Tân Linh (2007, 2008, 2009), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội các năm 2007, 2008, 2009. 25. Tạ Thị Bình, Đặng Thị Minh Ngọc, Vũ Khánh Vân, Đinh Thục Nga (2003), Nghiên cứu ảnh hưởng của hoá chất bảo vệ thực vật đến một số hệ izozym của người tiếp xúc trực tiếp, Hội nghị khoa học quốc tế về y học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ nhất, tr. 116. 26. Nguyễn Đình Chất [1994], Bước đầu nghiên cứu nhiễm khuẩn và miễn dịch trong ngộ độc cấp thuốc bảo vệ thực vật có Phospho hữu cơ, Hội thảo về ảnh hưởng của hoá chất trừ sâu lên sức khoẻ con người ở Việt Nam, Hà Nội 27-28/4/1994, tr. 11-12. 27. Corllen M., Varkevisser, Indra Pathmanathan, Ann Brownlee (1998), Thiết kế và tiến hành các dự án nghiên cứu hệ thống y tế, Bản dịch của Trường Cán Bộ Quản lý y tế Hà Nội (Đại học Y tế Công Cộng Hà Nội) 28. Lưu Văn Chúc (2004), “ Một số kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động trong lĩnh vực phương tiện bảo vệ cá nhân phục vụ người lao động” Hội thảo vấn đề phương tiện bảo vệ cá nhân nìn từ góc độ bảo đảm an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ người tiêu dùng – Hà Nội, 12/2004, tr. 61-65. 29. Đỗ Đức Cơ (1996), Hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 30. Hoàng Anh Cung (1994), “Sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật” tài liệu tóm tắt hội thảo về ảnh hưởng của hoá chất trừ sâu lên sức khoẻ con người ở Việt Nam, Hà Nội 27-28/4/1994, tr.18. 31. Bùi Vĩnh Diên, Vũ Đức Vọng và CS (2004) “Dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong Đất và Nước” Tạp chí Y học thực hành, 2004 tập XIV, số 4 (67), phụ bản, tr. 97. 32. Bùi Vĩnh Diên, Vũ Đức Vọng và CS (2005), “Tìm hiểu HCBVTV sử dụng trong nông nghiệp ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động”, Hội nghị khoa học Quốc tế Y học lao động và Vệ sinh Môi trường lần thứ II, Hà Nội, tr. 341-349. 33. Phạm Huy Dũng, Nguyễn Văn Thường (2004), “Thuốc trừ sâu và ngộ độc thuốc trừ sâu ở Việt Nam” Tạp chí chính sách y tế, số (7) 2004, Hà Nội. 34. Trần Văn Hai (2008), Những hiểu biết cơ bản về thuốc bảo vệ thực vật, Bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông nghiệp sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. 35. Nguyễn Thị Hà (2004), Nghiên cứu kiến thức thực hành và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên rau thương phẩm của người dân phường Túc Duyên 102 thành phố Thái Nguyên, luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên. 36. Nguyễn Thanh Hà (2001), Một số yếu tố nguy cơ gây nhiễm độc hoá chất trừ sâu ở người lao động huyện Khoái Châu, Hưng Yên, luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội. 37. Ngô Thanh Hà, Nguyễn Minh Trang (tài liệu dịch 2007), Hóa chất bảo vệ thực vật và sức khỏe con người, trích báo cáo "What’s Your Poison? Health Threats Posed by Pesticides in Developing Countries", 2003 của Quỹ Công lý Môi trường (Environmental Justice Fund). 38. Đỗ Hàm (2000), Bệnh học nghề nghiệp, NXB Y học - Hà Nội, tr. 45-60. 39. Đỗ Hàm, Nguyễn Ngọc Anh (2007), Sức khoẻ nghề nghiệp. NXB Y học - Hà Nội 2007, tr. 83-95. 40. Đỗ Hàm, Nguyễn Tuấn Khanh, Nguyễn Ngọc Anh (2007), Hoá chất dùng trong nông nghiệp và sức khoẻ cộng đồng, NXB Lao động & Xã hội, Hà Nội. 41. Đỗ Hàm, Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Văn Sơn (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học, (giáo trình sau đại học), NXB Lao động & Xã hội, Hà Nội. 42. Hoàng Hải (2006), Nghiên cứu thực trạng an toàn vệ sinh lao động và một số chứng bệnh ở khu chuyên canh rau Yên Thường huyện Gia Lâm, Hà Nội, luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Thái. 43. Vũ Quốc Hải (2004), Kiến thức, thái độ, thực hành bảo quản và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người nông dân tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Hưng Yên năm 2003, luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội. 44. Đỗ Văn Hoè (2005), “Thực hiện, Giám sát và chấp nhận Quy tắc ứng xử quốc tế về phân phối và sử dụng Thuốc trừ sâu” Báo cáo trình bày tại hội nghị Hội thảo khu vực Châu Á ngày 26 -28/7/2005, Bangkok, Thái Lan. 45. Nguyễn Văn Hùng, Vũ Thế Dân (2000), “Sử dụng hợp lý thuốc trừ sâu trên cây chè” Viện nghiên cứu chè - Bộ Nông nghiệp - PTNN. 46. Phùng Văn Hoàn (1997), “Tình hình sử dụng an toàn HCBVTV và ảnh hưởng của nó đến sức khoẻ nhân dân”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Y khoa Hà Nội, Hà Nội, tr. 27 - 32. 47. Hoàng Quốc Hợp (1998), Nghiên cứu bảo quản sử dụng hoá chất trừ sâu và đánh giá tác động của hoá chất trừ sâu đến sức khoẻ người sử dụng tại xã Yên Viên - Gia Lâm- Hà Nội, luận văn thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội. 48. Nguyễn Tuấn Khanh, Đỗ Hàm (2005), “Sức khoẻ của nông dân trồng lúa 103 tiếp xúc với hoá chất bảo vệ thực vật tại Thái Nguyên sau một năm can thiệp bằng giáo dục về AT - VSLĐ” Tạp chí Bảo hộ Lao động; 2005/số 12 tr. 14-16. 49. Nguyễn Tuấn Khanh (2007), Nghiên cứu các biện pháp can thiệp nhằm giảm tác hại của hoá chất bảo vệ thực vật tại khu vực trồng rau - tỉnh Bắc Ninh, Đề tài nghiên cứu khoa học - công nghệ cấp tỉnh mã số: 04- 07, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bắc Ninh. 50. Nguyễn Tuấn Khanh (2008), “Thực trạng sử dụng và sự tồn lưu hoá chất bảo vệ thực vật trong đất và rau tại tỉnh Bắc Ninh”, Hội nghị khoa học Quốc tế Y học lao động và Vệ sinh Môi trường lần thứ III, Hội nghị khoa học Y học lao động toàn quốc lần thứ VII, Hà Nội, tr. 241. 51. Hà Huy Kỳ và CS (2001), “Điều tra cơ bản thực trạng sức khoẻ của người lao động tiếp xúc với HCBVTV”, Báo cáo tóm tắt hội nghị Y học lao động lần thứ IV, Hà Nội, tr. 149. 52. Koen den Braber (1996) “ Phát triển IPM cho nông dân ở phạm vi nhỏ tỉnh Bắc Thái, Việt Nam”, Các nghiên cứu trường hợp IPM cộng đồng tại Việt Nam, Chương trình IPM Quốc Gia Việt Nam, Hà Nội, tr. 45 - 47. 53. Trần Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Hồng Tú và CS (2005), “Nghiên cứu thực trạng lao động nữ sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam”, TC Bảo hộ lao động; 2005/Số (12), tr. 14-16. 54. Nguyễn Thị Dư Loan (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp hoá chất bảo vệ thực vật (Wofatox, Padan, Carbaryl) đối với động vật thực nghiệm, luận án PTS khoa học y dược, Hà Nội, tr. 37-38 55. Lô Thị Hồng Lê (2003), Nghiên cứu thực trạng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, tình hình sức khoẻ của người chuyên canh chè tại nông trường Sông Cầu và xã Minh Lập - Đồng Hỷ- Thái Nguyên, luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên. 56. Lê Văn Lượng, Nguyễn Như Thịnh, Nguyễn Hải Yến (2001), Ngộ độc, xử trí ngộ độc, NXB y học - Hà Nội, tr. 187-197. 57. Nguyễn Đình Mạnh (2000), Hoá chất dùng trong nông nghiệp ô nhiễm môi trường, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 60 - 78. 58. Nguyễn Ngọc Ngà (1994), “ Tình hình ô nhiễm môi trường hoá chất bảo vệ thực vật”, Hội thảo về ảnh hưởng của hoá chất trừ sâu lên sức khoẻ con người ở Việt Nam, Hà Nội 27-28/4/1994, tr. 6-7. 59. Nguyễn Ngọc Ngà (2006), Thuốc bảo vệ thực vật - môi trường - sức khoẻ và quản lý, Báo cáo Viện Y học Lao động & Vệ sinh Môi trường Hà Nội. 60. Phạm Bích Ngân, Đinh Xuân Thắng (2006), “Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu 104 tới sức khỏe của người phun thuốc”, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, TP HCM, số 2/2006 tập 9, tr. 72-80. 61. Nguyễn Văn Nguyên và Cs (1994), “ Nghiên cứu phát hiện sớm những rối loạn chức năng ở nhóm công nhân trồng chè có tiếp xúc với thuốc trừ sâu thường xuyên và lâu năm”, tài liệu tóm tắt hội thảo về ảnh hưởng của hoá chất trừ sâu lên sức khoẻ con người ở Việt Nam, Hà Nội 27- 28/4/1994, tr. 27-28. 62. Nguyễn Văn Nguyên, Nguyễn Xuân Thản (2000), “Hội chứng suy nhược thần kinh và rối loạn thần kinh thực vật ở người có tiếp xúc với thuốc trừ sâu”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học Học viện Quân Y, Hà Nội, tập 1, tr. 254. 63. Trần Như Nguyên, Đào Ngọc Phong (1995), “Nguy cơ nhiễm Hoá chất trừ sâu từ hộ gia đình ở ngoại thành Hà Nội” Báo cáo Hội nghị khoa học Y học lao động lần thứ II, Hà Nội. 64. Trần Như Nguyên, Lê Minh Giang và CS, “ Mô hình sử dụng Hoá chất bảo vệ thực vật và những ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng tại một số vùng chuyên canh” Báo cáo Hội nghị khoa học Y học lao động lần thứ III, Hà Nội 4-5/12/1998. 65. Nguyễn Thị Xuân Phương (2001), “Nghiên cứu tình hình sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật tại Nông trường thực nghiệm chè Phú Thọ” báo cáo tóm tắt Hội nghị khoa học YHLĐ lần thứ IV, NXB Y học, tr. 40. 66. Quế Ngân (2009), Phụ nữ nông thôn với nguy cơ phơi nhiễm thuốc trừ sâu. truy cập tại zone parent=0&zone=8&ID=878. 67. Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên, Bùi Trọng Thuỷ (2007), Giáo trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 68. Đỗ Oanh - Phương Thanh (tài liệu dịch 2003), “Hoá chất bảo vệ thực vật và bệnh ung thư”, Trích báo cáo “What’s Your Poison? Health threats posed by pesticides in developing countries”, 2003 của Quỹ Công lý Môi trường (Environmental Justice Fund). 69. Lê Kế Sơn (1992), Đánh giá tình trạng sức khoẻ của những người tiếp xúc trực tiếp và kéo dài với hoá chất bảo vệ thực vật, Luận án Phó tiến sĩ, Học viện Quân y, Hà Nội. 70. Trần Đức Phấn (1998), Nghiên cứu hậu quả di truyền do nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật nhóm photpho hữu cơ, thăm dò biện pháp khắc phục - Luận án PTS khoa học y dược. Trường ĐH Y Hà Nội. 71. Cao Thuý Tạo và CS (2003), “Nguy cơ nhiễm độc HCBVTV trên người sử 105 dụng ở một số vùng chuyên canh” Hội nghị khoa học y học lao động toàn quốc lần thứ IV, Hà Nội, tr. 148. 72. Bùi Thanh Tâm và CS (2002), “Xây dựng mô hình cộng đồng sử dụng an toàn thuốc BVTV tại 1 huyện đồng bằng và 1 huyện miền núi phía Bắc”, Đề tài cấp Bộ, Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội. 73. Lê Hữu Tấn (2002), “ Báo cáo quản lý thuốc BVTV”, Hội thảo liên ngành trong quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, tr. 131. 74. Trần Viết Thắng, Phạm Thị Ngọc (2004), “Ảnh hưởng của hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ cộng đồng tại Yên Bái, 2003”, Tạp chí Y học dự phòng; 2004 tâp XIVSố 4(67) phụ bản, tr. 96. 75. Nguyễn Duy Thiết (1997), “Nhiễm độc hoá chất trừ sâu, trừ cỏ, diệt chuột các hơi khí độc và các biện pháp đề phòng” giáo trình vệ sinh- môi trường - dịch tễ, Trường Đại học y khoa Hà Nội, tr. 348-387. 76. Trần Huy Thọ (1994), “Sử dụng hoá chất trừ sâu trong nghề trồng chè” Hội thảo về ảnh hưởng của hoá chất trừ sâu lên sức khoẻ con người ở Việt Nam, Hà Nội 27-28/4/1994, tr. 19-20. 77. Nguyễn Thị Xuân Thuỷ và CS (1995), “Kết quả nghiên cứu tình trạng nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp trên công nhân chè” Hội nghị khoa học về y học lao động và VSMT toàn quốc lần thứ II - Hà Nội. 78. Chu Trọng Trang, Nguyễn Đình Liễn, Phạm Đình Du (1995), Sơ bộ điều tra tác hại của hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người lao động, Hội nghị khoa học Y học lao động và vệ sinh môi trường toàn Quốc lần thứ II - Hà Nội 13-15/12/1995, tr. 89-90 79. Hà Minh Trung và Cs (2000), Nghiên cứu ảnh hưởng của hoá chất độc hại dùng trong nông nghiệp tới sức khoẻ con người, các biện pháp khắc phục, Đề tài cấp Nhà nước 11-08, Bộ NN & PTNN. 80. Lê Trường, Nguyễn Trần Oánh, Đào Trọng Ánh (2005), Từ điển sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 81. Lê Thị Thu, Nguyễn Thị Dư Loan, Hoàng Thị Bích Ngọc (1998), Biến đổi chỉ tiêu hoá sinh đánh giá chức năng gan ở người tiếp xúc với hoá chất trừ sâu, Hội nghị khoa học Y học Lao động toàn quốc lần thứ III, Hà Nội 4-5/12/1998. 82. Lê Trung (1997), Bệnh nhiễm độc thuốc trừ sâu, NXB Y học, Hà Nội. 83. Nguyễn Thị Hồng Tú (1999), “Tình hình sử dụng và nhiễm độc thuốc BVTV ở Việt Nam”, Hội thảo phòng chống nhiễm độc thuốc BVTV, 9- 11/8/1999, Hà Nội. 106 84. Vũ Phong Túc và CS (2008), “Ảnh hưởng của phơi nhiễm thuốc trừ sâu đến các đặc điểm tinh dịch của nam nông dân tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình” Hội nghị khoa học Quốc tế Y học lao động và Vệ sinh Môi trường lần thứ III, Hà Nội, tr. 312. 85. Trần Văn Tùng, Ngô Tiến Dũng (2003), “Nghiên cứu mối liên quan giữa liều độc - thời gian - hiệu quả và tác dụng của thuốc trừ sâu trong môi trường không khí, đất và nước”, Hội nghị khoa học Quốc tế Y học lao động và Vệ sinh Môi trường lần thứ I, Hà Nội, tr. 762-765. 86. Nguyễn Văn Tư (2003), Nghiên cứu một số chỉ số hoá sinh, kiến thức hiểu biết, sức khoẻ ở người sử dụng thuốc trừ sâu trong chuyên canh chè, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, mã số B2001-04-08, Trường Đại học Y Khoa Thái Nguyên. 87. Nguyễn Văn Tư (2005), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và rối loạn tâm thần ở người trồng chè tại Nông trường chè Sông Cầu và xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên” TC Y học dự phòng, số 7, tr. 74-76. 88. Phùng Xuân Tý, Nguyễn Đức Tính và CS (2001), “Một số nhận xét về sử dụng, bảo quản HCBVTV tại một số vùng nông nghiệp tỉnh Quảng Trị” tạp chí y học dự phòng tập XI số 2(48), tr. 52. 89. Vũ Hữu Việt, Vũ Đức Lũ, Trần Văn Quang và CS (1998) , “Tình hình nhiễm độc HCBVTV tại một số địa phương tỉnh Nam Định”, Tạp chí y học dự phòng tập VIII số 4(38), tr. 79-82. 90. Dương Khánh Vân (2008), “Xây dựng chương trình truyền thông phòng chống tác hại do ô nhiễm hoá chất tại cộng đồng” Hội nghị khoa học Quốc tế Y học lao động và Vệ sinh Môi trường lần thứ III Hội nghị khoa học Y học lao động toàn quốc lần thứ VII, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 315 -316. 91. Đào Như Ý (2001), “Đánh giá thực trạng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật tại một số vùng nông nghiệp và ảnh hưởng tới sức khoẻ người sử dụng”, báo cáo tóm tắt Hội nghị khoa học YHLĐ lần thứ I, NXB Y học, tr. 62. TIẾNG ANH 92. Alicia L., Salvatore, MPH et al (2008), “Occupational behaviors and farmworkers' pesticide exposure: Findings from a study in monterey county, California”, American Journal of Industrial Medicine, Volume 51 Issue 10, pp. 782 - 794. 93. Anamai Theskatuek et al (2005), “Association between PON1 activity and toxicity among farm workers exposed to chlorpyrifos pesticide in Rayong province, Thailand”, The 2nd International scientific conference 107 on occupational and environmental health, Ha Noi, pp. 296-302. 94. Amy K., Liebma et al (2008), “Agricultural pesticide use in the home: a community-based education program to promote safe pest control practices in Urban neighborhoods in Ciudad Juarez, Mexico”, The book of abstracts, the 3rd International scientific conference on occupational and environmental health, Ha Noi, pp. 168. 95. Beard J., Sladden T., Morgan G. (2003), Health impacts of pesticide exposure in a cohort of outdoor workers, New south Wales, Australia May; 111(5), pp. 724. 96. Chen S.Y., Wang H.F., Yin Y. (2005), The reporting system of acute pesticides Poisoning and general situation of pesticides poisoning in China. Available at: 97. Craig Meisner (2004), Report of Pesticide Hotsposts in Bangladesh, The World Band. 98. De Jong F.M., De Snoo G.R., Loorij T.P. (2001), “Trends of pesticide use in The Netherlands”, Netherland Med, 66 (2b): 823 - 34, pp. 25- 32. 99. Dilshad Ahmed Khan et al (2010), “Risk assessment of pesticide exposure on health of Pakistani tobacco farmers” Journal of Exposure Science and Environmental Epidemiology (2010). Vol 20, pp.196–204 100. Douglass E., Stevenson (2004) Physician's guide to Pesticide poisoning Available at IV.htm. 101. Eichers, T.R., Szmedra, P.I. (2006), Agricultural Economic Report - Economic Research Service, US Department of Agriculture. 102. Engel L.S., et al (2001), Parkisonism and occupational exposure to pesticides, Derpartement of Epidemilogy, University of Washington, Seattle, WA, USA, pp. 50. 103. Fenske Ra, Birnbaum S.G., Methner M.M. (2002 Aug), Fluorescent tracer evaluation of chemical protective clothing during pesticide applications in central Florida citrus groves, Pacific Northwest Agricultural safety and Health Center, Departement Environmental Health, University of Washington, USA, 8(3): 319 - 31. 104. Fred Fishel, Paul Andre (2002), Reviewed January 2002 Pesticide Poisoning Symptoms and First Aid, G 1915, Reviewed January 2002, University of Missouri Columbia. 105. Gauthier E., Fortier I., Courchesne F., Pepin P. (2001), “Environmental pesticide exposure as a risk factor for Alzheimer,s disease”, Department 108 de Geographie, Universite de Montreal, Canada. Vol. 86, no.1 pp 37 - 45. 106. Hong Zhang, Yonglong Lu (2007), “End-users’ knowledge, attitude, and behavior towards safe use of pesticides: a case study in the Guanting Reservoir area, China” Environmental Geochemistry and Health, Volume 29, Number 6 /December, pp. 513-520. 107. Iowa (2007), Acute Pesticide Poisoning Associated with Pyraclostrobin Fungicide, Available at: /mm5651a3.htm. 108. ILO (2000), Safe and health in used chemical agriculture, Labuor Publish. Geneva, Switzerland. 109. Jeyaratnam J. (1990) Acute pesticide poisoning: a major global health problem, World Health Statistics Quarterly Vol 43, No (3) 1990, pp.139. 110. Jinxiang Huang (2001), Acute Pesticide Poisoning in China, Institute of Occupational Medicine, Chinese Academy of Preventive Medicine. Available at: .pdf. 111. Jroutt Reigart, et al (1999), Recognition and Management of Acute Pesticide Poisonings, handbook of Environmental Protection Agency 401 M Street SW (7506C) Washington, DC 20460. 112. Jim T., Criswell (2003), First Aid for Pesticide, Available at http: //pods.dasnr.okstate.edu/docushare/dsweb/Get/Document-2300/EPP- 7453web.pdf. 113. Litchfield M.H. (2005), Estimates of acute pesticide poisoning in agricultural workers in less developed countries, Toxicol Rev. 2005;24(4): 271-8. 114. Lvxian, Wang (2009) China Pesticide Industry Report. Available at: Industry-Report.html. 115. Margaret Reeves, Kirsten Schwind, Renata Silberblatt (2006), The Invisible Epidemic: Global Acute Pesticide Poisoning Available at http: //magazine.panna.org/spring2006/inDepthGlobalPoisoning.html. 116. Ma X., Buffler P.A., Gunier R.B. (2002), Critical windows of exposure to household pesticides and risk of childhood leukemia, School of Public Heatlth, University of California, 110 (9): 955 - 60. 117. Meggs W.J. (2003), “Poisoning with organophosphate pesticides can cause sensory and motor” Department of Emergency Medicine, Division of Toxicology, Brody School of Medicine at East Carolina University, USA. Vol. 41, no. 6, pp. 883 - 6. 109 118. Muhammad Aslam et al (2009), Personal protection accessories as a primary health safety measures in pesticide use, Pak. J. Agri. Sci., Vol. 46(1), 2009, pp 498-503. 119. Nakashima K., Yoshimura T. (2002), Effects of pesticides on cytokines production by human peripheral blood mononuclear cells - fenitrothion and glyphosate, Departement of Pharmacy, Ogaki Municipal Hospital 15(2): 159- 65. 120. Neice Müller Xavier (2004), Rural work and pesticide poisoning, Public Health, Rio de Janeiro, Sept.-Oct, 2004, 20 (5) pp 1298-1308. 121. Panpimon Chunyanuwat (2005), “Implementation, Monitoring and Observance International Code of Conduct on the Distribution and Use of Pesticides” Proceedings Asia Regional Workshop 26-28 July 2005, Bangkok, Thailand. 122. Patricia S., Muir Muir (Copyright 1998 updated Dec 2008), Agriculture: Pesticides. Available at: /pesthist.htm 123. Pauline Ho (2008) “Chemical safety and security” The book of abstracts, the 3rd International scientific conference on occupational and environmental health, Ha Noi, pp. 112-113 124. Pesticides Pollution Issues (2008), Available at: issues.com/Na-Ph/Pesticides.html Recent Additions | Contact Us Search: 125. Snedeker S.M. (2001), Pesticides and breast cancer risk: a review of DDT, DDE and dieldrin, Program on Breast Cancer and Environmetal Risk Factors in New York State, 109 Suppl 1: 35 - 47. 126. Sodavy P., Sitha M., Nugent R. & Murphy H. (2000), Farmers’ awareness and perceptions of the effect of pesticides on their health. Field Document, FAO Community IPM Programme. April 2000. 127. Swan S.H., Kruse R.L., Liu F. (2003), Semen quality in relation to biomarkers of pesticide exposure, Environ Health Perspect, Departement of Family and Community Medicien, MA 306 Medical Sciences Building, University of school of Medicine Columbia, USA, 111(120: 1478 – 84). 128. Sylviane Nguyen et al (2002), “Death in small doses, Cambodia’s pesticide problems and solutions” A report by the Environmental Justice Foundation London N1 8JD, UK. 129. Taruli Sibuea (2005), “Risk Assessment”, The 21 st annual conference of the Asia Pacific Occupational Safety and Health Organization, Bali 110 Indonesia pp 195- 206. 130. The Future of Pesticide in China 2009-2015, CCM International This Industry Analysis Report is. 131. William M., Simpson J,R., et al (2002), “Recognition and Management of Acute Pesticide Poisoning”, Journal of the American academy of family physicians, Volume 65, Number 8/ April 15, 2002, pp. 1599 - 1604. 132. WB (2004), characteristics of Agricultural production techniques in Mekong delta: a medical survey. Center of Occupational and Enviromental Health (COEH) of the Association of Occupational Health (VINAOH), Ha Noi 2004 133. WHO (1990), Public Health impact of Pesticides used in Agriculture. Geneva, Switzerland. 134. WHO (2005), recommended classification of pesticides by hazard and guidelines to classification : 2004, Corrigenda published by April 12, 2005 incorporated. World Health Organization, 20 Avenue Appia, 1211 Geneva 27, Switzerland. 135. Xuyen K., Hoi P.C., Trung P.Q. (2000), Occupational environment and skin diseases in pesticide exposed subjects in some tra farms in Viet Nam, National University of Singapore, Lower Kent Ridge Road, Singapore 11926. 136. Yalemtsehay Mekonnen, Agonafir T. (2002) Pesticide sprayers’ knowledge, attitude and practice of pesticide use in agricultural farms of Ethiopia, Occup. Med. Vol. 52 No. 6, pp. 311–315.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ncs_nguyen_tuan_khanh_12_2010_4298.pdf
Luận văn liên quan