Xây dựng, phát triển một mô hình mới nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh
của điểm đến du lịch có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn trong hoàn cảnh của
Việt Nam. Sở dĩ như vậy bởi Việt Nam nói chung, nhiều địa phương của Việt Nam
nói riêng đều xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, coi đây là khâu đột phá để
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm. Tuy nhiên, phát triển du
lịch tại Việt Nam nhìn chung còn có kết quả hạn chế, chưa tương xứng với tiềm
năng và những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, lịch sử, văn hóa, địa lý.
177 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2057 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên
đây, thành công cũng đến từ việc nâng cao những yếu tố quyết định năng lực cạnh
tranh khác ngoài tài nguyên sẵn có.
Đối với Nghệ An, kết quả áp dụng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh đã cho
thấy Nghệ An không có nhiều thuận lợi về tài nguyên sẵn có. Lý thuyết cũng như kết
quả thực nghiệm đã chỉ rõ Nghệ An cần cải thiện năng lực cạnh tranh thông qua các
yếu tố khác bên cạnh nguồn lợi có sẵn. Việc dựa chủ yếu vào khai thác các lợi thế sẵn
cómột cách thiếu sáng tạo chắc chắn không thể giúp Nghệ An cạnh tranh được với các
địa phương khác trong cả nước. Kết quả hoạt động thời gian qua của ngành du lịch
Nghệ An đã chứng minh rõ cho việc này. Ngành du lịch Nghệ An đã và đang triển khai
một hệ thống rất nhiều giải pháp nhằm phát triển du lịch biển, đảo tỉnh nhà hơn nữa.
Nhiều trong số các giải pháp này đã đem lại những thay đổi tích cực như phân tích tại
Chương 3 và Chương 4.
Những giải pháp chính sách đối với Nghệ An sau đây chủ yếu dành cho cơ quan
quản lý du lịch các cấp của tỉnh. Đối với các chính sách ở quy mô toàn quốc, Nghệ An
chỉ tham gia ở các khía cạnh có liên quan đến phát triển của mình. Việc khuyến nghị
giải pháp chính sách nâng cao NLCT cho du lịch biển, đảo Nghệ An được căn cứ trên
các nhóm yếu tố sau: Thứ nhất, dựa trên cơ sở kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh du
lịch biển, đảo Nghệ An, xu thế và bài học kinh nghiệm phát triển du lịch trong, ngoài
nước. Thứ hai,Căn cứ vào chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030; Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nghệ
An đến năm 2020; Đề án phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An đến năm 2020. Trên cơ
sở đó, luận ánchủ yếu tập trung khuyến nghị các nhóm giải pháp chính sách có các yếu
tố tác động trực tiếp đến cầu du lịch.
5.3.1.Giải pháp chính sách về nghiên cứu cầu thị trường và xúc tiến du lịch
Đây là yếu tố đầu tiên cần phải tính đến trong các kế hoạch phát triển du lịch
của Nghệ An. Các nghiên cứu, báo cáo, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cho
Nghệ An từ trước đến nay dường như chưa quan tâm đúng mức, thậm chí bỏ qua yếu
145
tố này. Các mục tiêu đặt ra cho phát triển du lịch biển, đảo rất chung chung, không có
nhiều khác biệt với các mục tiêu của cả quốc gia cũng như nhiều địa phương khác. Một
ví dụ điển hình là Nghệ An cũng chạy đua thu hút du khách quốc tế từ các nước phát
triển, coi đây là một mục tiêu quan trọng trong chính sách phát triển du lịch của mình
mà không cân nhắc đến các đặc điểm về sở thích nhu cầu của du khách quốc tế đối với
các lợi thế du lịch của Nghệ An. Trong thực tế, nhiều dự án đầu tư với quy mô lớn đã
được thực hiện nhằm đưa vào sử dụng các hạng mục có tiêu chuẩn cao để đạt mục tiêu
này. Tuy nhiên, kết quả thu được nhiều khi chưa tương xứng với chi phí, công sức bỏ
ra (ví dụ như Bãi Lữ, quần thể biệt thự sân Golf Cửa Lò). Đó là chưa kể hướng phát
triển này làm giảm khả năng tiếp nhận các đối tượng khách du lịch khác.
Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh đã thể hiện rất rõ điều này. Cụ thể, nhận
biết và lựa chọn của thị trường đối với du lịch biển, đảo của Nghệ An chỉ ở mức trên
Trung bình, mặc dù cao hơn Thanh Hóa, Hà Tĩnh nhưng còn có khoảng cách khá xa so
với Đà Nẵng và Khánh Hòa. Do đặc điểm cầu thị trường này là kết quả của rất nhiều
yếu tố, để tối ưu hóa việc khai thác thị trường hiện có, đồng thời cải biến cầu thị trường
trong tương lai, các giải pháp chính sách cần bám sát sở thích, nhu cầu, tâm lý, hiểu
biết của du khách.
5.3.1.1. Nghiên cứu cầu thị trường nội địa
- Xác định rõ thị trường mục tiêu
Kết quả phân tích đã chỉ rõ nguồn cầu mà Nghệ An nên tập trung vào là du
khách nội địa đến từ Hà Nội và bản thân Nghệ An. Đây cũng là những du khách trung
thành thường nhiều lần du lịch Nghệ An. Trong thời gian tới, đây vẫn tiếp tục là những
nguồn khách chính của Nghệ An. Đặc biệt, du khách từ Hà Nội sẽ tạo ra nguồn thu lớn
nhất cho du lịch biển, đảo Nghệ An. Vì thế, Nghệ An cần có những khảo sát, nghiên
cứu sâu hơn về sở thích, đặc tính của những nguồn khách này. Cùng với việc chất
lượng cuộc sống càng ngày càng nâng cao, nhu cầu hưởng thụ, thăm thú cũng không
ngừng tăng lên. Để thu hút thêm du khách, kéo dài thời gian nghỉ và chi tiêu của du
khách thì cần phải hiểu và đáp ứng tốt hơn các sở thích của họ.
- Tập trung vào các nhu cầu của khách hàng mục tiêu
Ngoài ra, phần nhiều du khách đi nghỉ biển, đảo của Nghệ An tuổi tương đối
trẻ, đã lập gia đình, có con nhỏ nên các hoạt động vui chơi, giải trí cho thanh niên, gia
146
đình, trẻ nhỏ cần được chú trọng hơn. Hiện giờ phần lớn khách du lịch chi tiêu nhiều
nhất cho ăn uống nên vẫn có tiềm năng lớn để mở rộng đáp ứng các nhu cầu khác của
du khách. Họ cũng hay đi theo nhóm có số lượng lớn và tự tổ chức chuyến thăm. Điều
kiện hạ tầng du lịch biển, đảo của Nghệ An hiện nay chưa thật phù hợp với đặc điểm
này của cầu, ví dụ các cơ sở lưu trú chủ yếu vẫn theo mô hình truyền thống với hệ
thống phòng nghỉ cỡ nhỏ. Điều tra cũng cho thấy du khách đến Nghệ An chủ yếu nhằm
thăm quan, nghỉ dưỡng. Do đó, các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu này của du
khách cần được tập trung ưu tiên hơn trong thời gian tới.
- Phân đoạn thị trường
Trong đối tượng trọng tâm hướng đến là du khách trong nước thì cũng cần có
biện pháp phân loại du khách theo thu nhập. Do đối tượng du khách nội địa tới Nghệ
An chủ yếu là khách đại trà, phổ thông, các địa phương có tài nguyên biển, đảo đều cần
tách bạch rõ giữa những khu vực công cộng phục vụ khách đại trà và khu vực riêng
phục vụ khách thu nhập cao. Tuy nhiên, các khu vực công cộng đều cần đảm bảo sạch
sẽ, an toàn, văn minh, không phân biệt đối xử để thỏa mãn, đáp ứng đòi hỏi của mọi
đối tượng du khách.
5.3.1.2. Nghiên cứu cầu thị trường quốc tế
Đối với du khách quốc tế, nỗ lực nên tập trung vào khách du lịch đến từ Trung
Quốc, Đài Loan và khách từ Lào, Thái Lan. Đối với khách Trung Quốc, Đài Loan thì
tập trung khai thác quảng bá để thu hút tour nghỉ dưỡng của các công ty Trung Quốc,
Đài Loan tại Khu công nghiệp Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Đối với thị trường
Lào thì khai thác hiệu quả phân đoạn thị trường gia đình lưu học sinh Lào tại các cơ sở
đào tạo trên địa bàn Tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa (theo thống kê hiện nay
lượng lưu học sinh này khá cao, hàng năm trung bình mỗi tỉnh thu hút khoảng 300 –
500 lưu học sinh). Việc đi trước các địa phương khác trong việc đưa ra thị trường các
sản phẩm du lịch mới đáp ứng nhu cầu của khách Trung Quốc, Lào, Thái Lan sẽ hứa
hẹn đem lại kết quả cao. Ngoài việc đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền thì việc
tìm hiểu thị trường và thị hiếu của du khách quốc tế là đặc biệt quan trọng. Trước mắt,
nỗ lực nên hướng vào việc khắc phục các khó khăn về thủ tục và điều kiện đi lại, tìm ra
phương tiện an toàn, hiệu quả, chi phí hợp lý để chuyên chở du khách quốc tế đến và đi
khỏi Nghệ An.
147
5.3.1.3. Xúc tiến và quảng bá du lịch
Để hình ảnh du lịch biển, đảo của Nghệ An lưu lại trong trí nhớ của người dân
trong, ngoài nước, việc quảng bá du lịch cần được quan tâm đúng mức hơn. Để có
được phương pháp, hình thức quảng bá hiệu quả, chính quyền tỉnh nên tổ chức đấu
thầu để các doanh nghiệp tham gia. Việc thực hiện này cần khách quan, minh bạch.
Trong công tác quảng bá, cần tập trung vào những thị trường trọng điểm và duy trì lâu
dài, liên tục, đồng thời tránh dàn trải, lãng phí. Việc tuyên truyền, quảng bá cần khuyến
khích có sự tham gia, hỗ trợ của mọi tầng lớp nhân dân.
Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch quảng cáo sản phẩm, dịch vụ du lịch, đặt
các văn phòng đại diện, chi nhánh tại các trung tâm du lịch trong nước và nước ngoài.
Phối kết hợp với lữ hành như công ty Star Cruises, Furama, Thai Airways, Vietnam
Airline...để quảng bá cho điểm đến du lịch biển Cửa Lò.
Tổ chức các nhân vật nổi tiếng đến giao lưu, biểu diễn và thi đấu. Phát động cuộc
thi sáng tạo logo, các tác phẩm văn chương hay bài hát về biển Nghệ An nhằm giới
thiệu nét độc đáo hấp dẫn của địa phương có biển.
Phát hành ấn phẩm thông tin tuyên truyền như : website, CD-ROOM, film du lịch
biển, bản đồ du lịch biển... Đầu tư xây dựng và nâng cấp website, các biển quảng cáo,
biển chỉ dẫn các khu, điểm du lịch trên địa bàn.
5.3.2. Nhóm giải pháp chính sáchvề phát triển sản phẩm du lịch
Mục tiêu trọng tâm là khai thác hiệu quả hơn các tài nguyên có sẵn và cần tạo ra
thêm các tài nguyên du lịch mới. Kết quả phải được hiện thực hóa bằng việc đưa ra thị
trường nhiều hơn nữa các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, hấp dẫn, giá trị.
5.3.2.1. Bổ sung sản phẩm du lịch mới
Ngoài các tài nguyên đã và đang khai thác, cần bổ sung thêm trên cơ sở gắn với
nhu cầu, sở thích của du khách. Tài nguyên tạo mới cần được tính đến trong các kế
hoạch phát triển du lịch. Trong khi các tài nguyên có sẵn là hữu hạn thì không có giới
hạn cho các tài nguyên tạo mới. Bài học của Singapore đã chỉ rõ điều này. Tài nguyên
tạo mới có ý nghĩa bổ sung, tăng thêm giá trị cho các tài nguyên có sẵn. Cụ thể Nghệ
An có thể tạo thêm một số sản phẩm du lịch mới như sau:
+ Du lịch biển nghỉ dưỡng, phục hồi sức khoẻ, chữa bệnh: Hiện nay các bãi biển
Nghệ An, nhất là bãi biển Cửa Lò có khá nhiều các nhà nghỉ của các bộ, ngành xây
148
dựng cho cán bộ của mình đi nghỉ dưỡng mang nặng tính bao cấp phân phối phiếu nghỉ
về cho các đơn vị mà ít có sản phẩm mang tính xã hội hoá cung cấp dịch vụ đến toàn
dân. Vì nhu cầu và mức sống của người dân đã được nâng cao nếu có sản phẩm nghỉ
dưỡng sẽ thu hút được rất nhiều người có điều kiện ở các thành phố lớn muốn được
hưởng dịch vụ này. Để đáp ứng nhu cầu của khách các cơ sở cung cấp dịch vụ cần
nâng cấp đầy đủ trang thiết bị, phương tiện khám, chữa bệnh, đặc biệt cơ sở vật chất hạ
tầng kỹ thuật phục vụ du khách như công viên du lịch biển, khu vui chơi giải trí tổng
hợp, cung cấp cho du khách những không gian và sản phẩm đa dạng có phòng trưng
bày sinh vật biển trưng bày các tiêu bản của động, thực vật biển và các sinh vật đang
sống như khu vực thuỷ cung, phòng vui chơi giải trí, phòng ca múa đồng thời cung cấp
cho du khách các chương trình thưởng ngoạn biển hiện đại như bơi, lướt sóng, câu cá,
thuyền buồm, lướt ván và nhảy dù.
+ Du lịch thể thao biển như nhảy dù trên biển, bóng đá, bóng chuyền trên bãi
biển. Kết hợp với các doanh nghiệp kinh doanh tổ chức các giải thi đấu thể thao để thu
hút du khách đến tham gia thi đấu làm phong phú các loại hình dịch vụ du lịch biển và
đem lại nguồn thu cho các khu du lịch biển .
+ Du lịch lễ hội biển, ven biển: có thể kết hợp nghỉ biển với tham quan các điểm
văn hóa, lễ hội, tâm linh. Tổ chức các lễ hội du lịch biển, ven biển hàng năm theo từng
thời điểm cụ thể như: Lễ hội du lịch Cửa Lò, Lễ rước lễ hội đền Hồng Sơn, lễ hội chùa
Cần Linh, lễ hội đền thờ ông Hoàng Mười, lễ hội đền Vạn Lộc, lễ hội đền thờ Cương
quốc công Nguyên Xý, lễ hội đền Cuông,lễ hội Đền Cờn, lễ hội văn hoá-du lịch Cửa
Lò, lễ hội đền thờ vua Quang Trung. Kết hợp cùng các lễ hội là những làn điệu dân ca,
hò vè, hát ví dặm, ca trù của các địa bàn ven biển và các trò chơi dân gian.
+ Du lịch sinh thái biển, ven biển trên Đảo Hòn Ngư để khám phá động thực vật
sinh thái biển. Đầu tư xây dựng cáp treo từ bãi biển Cửa Hội ra Đảo Hòn Ngư; du
thuyền trên biển, du thuyền dọc tuyến sông Lam từ Cửa Hội đến điểm Đền Ông Quan
Hoàng Mười. Kết hợp du thuyền tham quan thắng cảnh dọc ven bờ Sông lam với
thưởng thức hát ví dặm dân ca xứ Nghệ.
+ Du lịch làng nghề biển kết hợp với du lịch ẩm thực biển: Tổ chức các tour
tham quan làng chài, làng nghề thủ công mỹ nghệ, làng nghề sản xuất hải sản ở Thị xã
Cửa Lò, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu. Kết hợp với tham quan các làng chài làng
149
nghề là thưởng thức các món ăn đặc sản thành “thương hiệu” của từng huyện như: mực
sim Diễn Châu, cá thu Cửa Hội, mắm ruốc Quỳnh Lưu, Tôm Ghẹ Cửa Lò, Nghi Lộc
Phát triển các cơ sở sản xuất hàng lưu niệm mang đậm nét văn hoá địa phương để cung
cấp cho khách du lịch khi tham gia những chuyến du lịch đến khu vực của mình, nhằm
làm tăng doanh thu cho xã hội tạo công ăn việc làm cho nhân dân trong vùng từ đó
người dân địa phương thấy rõ giá tri của du lịch mang lại cho họ và họ sẽ có ý thức hơn
trong việc bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống, bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái
tài nguyên biển.
+Du lịch trải nghiệm: Phát triển dịch vụ trải nghiệm nghề chài lưới, câu cá, câu
mực trên biển. Đầu tư xây dựng cầu đi bộ và cảnh quan xung quanh để phục vụ nhu
cầu ngắm cảnh, thư giãn, chụp ảnh tại Đảo Lan Châu.
5.3.2.2. Khai thác hợp lý sản phẩm sẵn có
Việc duy trì chất lượng, sự bền vững của các tài nguyên du lịch cần được quan
tâm sâu sắc. Khai thác quá mức như thời gian qua sẽ dẫn đến sự xuống cấp, kém bền
vững, kết quả là giảm số du khách trong tương lai. Vì thế, mật độ khai thác là việc cần
phải xem xét nghiêm túc. Mục tiêu tăng số du khách cần phù hợp với khả năng đáp ứng
của các tài nguyên.
Với tình hình hiện nay cũng như tới đây, việc liên kết các sản phẩm du lịch, các
điểm đến du lịch trong nội bộ tỉnh cũng như với các địa phương khác trong, ngoài nước
cần được coi là trọng tâm để hướng tới. Do đó, Nghệ An cần liên kết phát triển du lịch
giữa các địa phương trong khu vực Bắc Trung Bộ nhằm cho phép khai thác những lợi
thế tương đối về tài nguyên du lịch, về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực
khác cho phát triển du lịch. Muốn vậy, phải tạo được một mối liên kết chặt chẽ giữa
các tỉnh trong khu vực với nhau để xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng cho toàn vùng
bằng các giải pháp như: phân tích, đánh giá điều kiện hạ tầng, tài nguyên du lịch của
các địa phương, trên cơ sở đó lựa chọn ra những sản phẩm du lịch đặc thù của vùng có
khả năng thu hút khách và cạnh tranh cao với các khu vực khác trong nước, quốc tế;
Cam kết sự tham gia của lãnh đạo địa phương cũng như thiết lập cơ chế vận hành sự
liên kết; Phát huy vai trò của doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong việc tạo ra sự ổn
định trong liên kết xây dựng sản phẩm du lịch của khu vực.
150
5.3.3. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sáchquản lý du lịch
Để nâng cao các yếu tố năng lực cạnh tranh như trên, vai trò của quản lý Nhà
nước là hết sức quan trọng. Những nội dung chính của quản lý du lịch có thể được đổi
mới thông qua các cơ chế chính sách quản lý sau đây.
5.3.3.1. Về quản lý đô thị, quy hoạch, xây dựng
Như đã phân tích trên đây, thế giới đang cạn kiệt dần các điểm đến du lịch biển,
đảo hoang sơ chưa khai thác. Theo Honey & Krantz (2007) [36], số lượng các địa điểm
du lịch biển, đảo chưa được đưa vào khai thác còn rất ít. Trong khi nhu cầu đối với các
dịch vụ, sản phẩm du lịch biển, đảo, nhất là tại những nơi còn hoang sơ, ngày càng tăng
lên thì việc vẫn còn một số khu vực có tiềm năng chưa đưa vào khai thác nên được coi
là một lợi thế lớn của Nghệ An lúc này.
Chính vì thế, việc đặt quá nặng công tác xây dựng, phát triển dự án mới tại những
điểm đến mới của Nghệ An cần xem xét lại. Xây dựng trong lĩnh vực du lịch cần đặt
trong mối liên hệ với xây dựng trong những ngành nghề khác. Nhu cầu của du khách
hiện nay cũng hướng tới những nơi chất lượng cao, mật độ thấp, gần gũi với thiên nhiên.
Khả năng chi trả của du khách loại này cũng thường cao hơn. Đó là chưa kể việc khai
thác với mật độ, tần suất thấp sẽ giúp gìn giữ, duy trì lâu dài các tài nguyên du lịch. Lợi
ích về lâu dài cho chính quyền cũng như cư dân địa phương sẽ lớn hơn rất nhiều.
Đối với những điểm đến đã đưa vào khai thác sử dụng lâu nay (như Cửa Lò),
cần có giải pháp để khắc phục những bất cập hiện nay, sớm trả lại một bộ mặt đô thị
gần gũi với thiên nhiên. Đặc biệt, kể cả trong dài hạn thì du khách phổ thông vẫn là
nguồn thu chính cho du lịch Nghệ An và có tiềm năng đem lại những tác động lớn nhất
đối với giải quyết việc làm, tạo thu nhập. Do vậy, bên cạnh việc thu hút nguồn khách
thu nhập cao, Nghệ An cần tìm ra biện pháp hữu hiệu để nâng cao mức chi trả của
nguồn khách phổ thông. Như kinh nghiệm của nhiều địa phương, việc duy trì những
không gian chung sạch sẽ, văn minh, tiện lợi cho khách du lịch đại trà là hết sức
quan trọng. Không phải vì một nhóm nhỏ khách quốc tế hay khách nội địa thu nhập
cao mà hy sinh những tài nguyên du lịch tốt nhất.
Việc phân công lao động toàn cầu đã chỉ rõ những địa phương như Nghệ An
trước mắt chỉ có lợi thế trong việc tham gia vào cung ứng lao động và các lợi thế tự
nhiên của địa phương. Việc xây dựng, khai thác, vận hành các cơ sở kinh doanh du lịch
151
(nhất là khách sạn, khu vui chơi giải trí) nên tìm đến những nhà đầu tư có uy tín và
tiềm lực mạnh. Kinh nghiệm rút ra từ bài học của các nước đang phát triển khác là quá
trình đàm phán để khai thác, sử dụng các điểm đến du lịch mới. Cần đặc biệt nhấn
mạnh tới những cam kết, trách nhiệm của nhà đầu tư với các vấn đề của địa phương,
trong giải quyết việc làm, giữ gìn môi sinh
5.3.3.2. Về cơ chế, chính sách tạo môi trường cho phát triển du lịch
Kết quả đánh giá về điều kiện hoàn cảnh cho thấy Nghệ An cũng giống như
nhiều địa phương khác trong cả nước nhìn chung có khá nhiều điều kiện thuận lợi để
phát triển du lịch. Cụ thể, cơ chế phân cấp tạo cho Nghệ An rất nhiều cơ hội để tự xây
dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển du lịch tại địa phương. Ngoài ra chính quyền
trung ương cũng rất ưu tiên đầu tư cho phát triển du lịch tại Nghệ An. Nhiều điểm đến
du lịch tại Nghệ An được xác định là trọng điểm du lịch cấp quốc gia.
Chính vì vậy, quản lý nhà nước ở địa phương cần ưu tiên cụ thể hóa bằng những
cơ chế, chính sách, thủ tục thông thoáng về đầu tư và kinh doanh du lịch. Về lý thuyết
thì đã rất thuận lợi nhưng quá trình thực thi có nhiều vấn đề, nhất là thói hạch sách, gây
khó dễ cho doanh nghiệp của các cán bộ hành chính. Để giải quyết triệt để vấn đề này,
tỉnh, huyện, xã cần thiết lập một đường dây nóng để doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có
thể báo cáo về những trường hợp bị nhũng nhiễu. Đồng thời, nhằm giúp cho việc quản
lý, triển khai các nghiệp vụ du lịch trong khu vực này được hiệu quả, chính quyền các
cấp cần có các hoạt động định hướng, tránh dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh.
Các doanh nghiệp trực thuộc chính quyền quản lý cần được thay đổi cách tổ
chức, hoạt động. Việc sáp nhập các doanh nghiệp nhà nước cần được tính đến nhằm
tăng hiệu quả hoạt động.
5.3.3.3. Cơ chế phối hợp giữa chính quyền các cấp trong QLNN về du lịch
Cơ chế phân cấp là rất quan trọng, tạo sự chủ động, sáng tạo. Tuy nhiên, cần
thống nhất, xuyên suốt từ trên xuống dưới, tránh dẫn đến sự cẩu thả, vô tổ chức, bừa
bãi như thời gian qua.
Cơ quan cấp trên nắm nhiệm vụ đề ra chiến lược, kế hoạch và giám sát, kiểm
tra, đánh giá việc thực hiện. Cơ quan cấp dưới chủ động, sáng tạo trong nhiệm vụ được
giao, đồng thời có trách nhiệm báo cáo lên cơ quan cấp trên những vấn đề phát sinh
trong thực tế để tìm hướng giải quyết kịp thời.
152
Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên ngành. Vì vậy, việc tổ chức quản lý các
hoạt động du lịch cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với các ngành nông nghiệp, thủy sản,
công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, tài chính, thương mại, công an, bảo hiểm...
5.3.3.4. Về chính sách phát triển nguồn nhân lực
Công tác phát triển nguồn nhân lực cần được đặc biệt quan tâm. Trên cơ sở dự
báo về thị trường, nguồn khách cần có kế hoạch đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực du
lịch, nhất là về ngoại ngữ, hướng dẫn, ẩm thực, khách sạn Đồng thời, tỉnh cũng cần
xây dựng, đào tạo đội ngũ nhân sự để tham gia vào quá trình quản lý nhà nước, tham
gia điều hành các dự án ở cấp cao, tránh bị động và bị khai thác, bóc lột. Các chính
sách cụ thể là:
Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ toàn ngành du lịch
Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện phối hợp với phòng Nội vụ huyện, tiến
hành rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công tác ngành du lịch biển, ưu
tiên bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ, có tâm huyết cao đối với sự phát triển
của ngành.
Phối hợp với các cơ sở đào tạo để góp phần đa dạng hóa và đổi mới các hình
thức đào tạo
Phối hợp với các trường nghiệp vụ du lịch có uy tín trong nước, tổ chức bồi
dưỡng nâng cao kỹ năng nghề du lịch gắn với thi nâng bậc nghề và thi thợ giỏi hàng
năm cho đội ngũ công nhân lao động hiện có trong ngành.Liên kết hướng dẫn các khóa
nghiệp vụ như : hướng dẫn viên, kỹ thuật viên, cứu hộ với các trường du lịch ngay trên
địa bàn.
Quản lý nội dung và chất lượng đào tạo nguồn lực du lịch biển
Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện phối hợp với phòng, Sở Giáo dục và đào
tạo, các cơ sở đào tạo trong việc xây dựng và hoàn thiện nội dung đào tạo về nghiệp vụ
du lịch biển.
Phòng Văn hóa và Thông tin cần cử cán bộ chuyên trách việc cập nhật những
quy định pháp lý mới, kiến thức chuyên môn mới, thống kê thường xuyên số liệu, thị
hiếu, xu hướng mới của khách du lịch đến biển... để cung cấp kiến thức thông tin mới
nhất, phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về du lịch biển cho các cơ sở
đào tạo.
153
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện cần đứng ra liên hệ, giới thiệu, tạo điều kiện
để học viên đi thực tế và thực tập tại các khu du lịch, công ty du lịch, lữ hành, các
khách sạn...Tùy theo từng đối tượng, Phòng cần đề xuất, xử lý đào tạo bồi dưỡng với
nội dung và phương pháp cho phù hợp. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất
lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề du lịch trên địa bàn.
Huy động nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực du lịch biển
Việc huy động nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực du lịch biển gồm nguồn
lực vật chất và phi vật chất : Cần huy động các nguồn vốn từ: Chương trình hành động
quốc gia; Ngân sách địa phương; Đơn vị kinh doanh du lịch biển ; Đóng góp của học
viên; Nguồn tài trợ khác... Khai thác, phát huy nội lực về tri thức của địa phương và
trong nước. Để khai thác tốt nguồn lực tri thức bên ngoài, Thị xã Cửa Lò cần chú trọng
và tích cực tham gia vào mạng lưới các cơ sở đào tạo du lịch – để quản lý du lịch biển
nói riêng của ASEAN (ATTEN) và của châu Á(APETIT)...
5.3.3.5. Về chính chính sách quản lý trật tự trị an và bảo vệ môi trường
An toàn, sạch sẽ là một trong những điểm cộng của du lịch biển, đảo Nghệ An
được sự đánh giá cao của du khách. Các khảo sát thị trường đã nêu rõ việc có quay lại
du lịch Nghệ An hay không của du khách trong, ngoài nước có ảnh hưởng rất lớn của
những yếu tố này. Công tác quản lý thị trường, giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ môi trường
cần tiếp tục được phát huy và hướng tới mô hình đô thị biển văn minh, hiện đại. Do đó,
chính quyền địa phương 4 huyện có biển cần quy định rõ các mức phí (và cả mức phạt
tiền nếu vi phạm) đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch để đóng góp vào công tác
quản lý trật tự trị an và bảo vệ môi trường.
Đối với công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách: cần tăng cường công
tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, an ninh trật tự tại các khu, điểm du lịch biển,
đảo.Đồng thời, hoàn thiện hệ thống quản lý khách ở các cơ sở lưu trú, thực hiện các
quy định về đăng ký đảm bảo các yêu cầu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.Bên cạnh
đó, hướng dẫn phổ biến cho khách du lịch một cách đầy đủ về an ninh, trật tự, an toàn
xã hội.Phối hợp với ngành an ninh, hải quan ... để quản lý tốt du khách, đồng thời tạo
điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan.
Đối với công tác cứu hộ: Tổ chức các đội cứu hộ với đầy đủ phương tiện cứu
hộ trên biển. Thường xuyên tuần tra, canh gác 24/24 nhất là thời kỳ cao điểm. Kiểm tra
154
thường xuyên và nghiêm ngặt các phương tiện vận chuyển khách du lịch trên biển và
bằng đường thủy. Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định an
toàn giao thông đường thủy.Quy định rõ trách nhiệm của nhân viên cứu hộ trong công
tác như phải thông thạo khu vực bãi tắm, có kinh nghiệm cứu hộ, biết xử lý tình huống
khi nạn nhân bị sóng cuốn trôi. Thường xuyên được đào tạo tập huấn nâng cao kỹ
năng, hoạt động cứu hộ phải được duy trì thường xuyên, tại các vị trí trực phải có trạm
quan sát, điểm báo nguy hiểm và tăng cường trang bị các phương tiện cứu hộ.
Đối với công tác an toàn vệ sinh thực phẩm: Phòng Văn hóa và Thông tin các
huyện kết hợp với phòng Y tế, Trung tâm y tế huyện, bộ phận kiểm tra an toàn vệ
sinh thực phẩm tiến hành kiểm tra thường xuyên theo định kỳ, kiểm tra đột xuất các
cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ven biển và trong thị xã, cấp giấy chứng nhận vệ
sinh an toàn thực phẩm. Xử phạt hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh nếu xuất những
thực phẩm không đạt tiêu chuẩn mà vẫn kinh doanh, mua bán ảnh hưởng đến sức
khỏe của du khách.
Để phát triển du lịch biển cần có giải pháp đồng bộ về môi trường tự nhiên và
môi trường nhân tạo. Đối với môi trường tự nhiên cần tăng cường công tác tuyên
truyền về du lịch bền vững để nâng cao sự hiểu biết và ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi
trường trong du lịch cho cán bộ công nhân lao động tại các cơ sở kinh doanh du lịch,
khách du lịch. Tăng cường công tác kiểm tra và quản lý tốt quy hoạch và khai thác tài
nguyên du lịch. Kiểm soát chặt chẽ nguồn nước thải (từ các nhà máy, xí nghiệp sản
xuất chế biến, nước thải từ ruộng đồng, nước thải từ các làng nghề, nước thải sinh
hoạt...) chảy vào các dòng sông, nhất là hệ thống sông ngòi đổ trực tiếp ra biển. Thành
lập đội cảnh sát bảo vệ môi trường biển nhằm ngăn chặn, xử lý vi phạm liên quan đến
môi trường như : bỏ rác không đúng nơi quy định trên biển, phá hoại cây xanh ven
biển, có hành vi làm mất mỹ quan, môi trường đô thị... Lực lượng này cần đảm bảo
tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong khi thi hành công vụ. Đảm bảo thu gom chất thải
rắn và lỏng trên các phương tiện giao thông đường thủy. Sớm xúc tiến đầu tư xây dựng
hệ thống thu gom, xử lý nước thải.
- Thực hiện xã hội hóa dịch vụ vệ sinh môi trường, xử lý nước thải, chất thải ra
biển. Tại các bãi biển, KDL, cụm du lịch có tểh thuê những công ty tư nhân chuyên
làm về dịch vụ này đảm trách việc dọn vệ sinh, xử lý nước thải...
155
5.3.3.6. Về chính sách đầu tư cho phát triển du lịch
Vốn đầu tư của tỉnh nên tập trung phát triển cơ sở hạ tầng. Đây là điều kiện để
có thể khai thác lâu dài, bền vững các lợi thế du lịch. Việc dành vốn đầu tư vào kinh
doanh du lịch trực tiếp mặc dù có thể tạo ngay ra nguồn thu cho ngân sách nhưng sẽ
không bền vững. Trái lại, việc này nên dành cho khu vực tư nhân vốn hiệu quả, năng
động hơn. Trước mắt, khi tài nguyên tài chính còn hạn hẹp, vốn đầu tư công nên ưu
tiên cho các cơ sở, dịch vụ hạ tầng tổng thể.
Đầu tư xây dựng các trung tâm hội nghị, hội thảo, các khách sạn nghỉ biển có
phòng hội nghị để tiếp tục phát triển các loại hình du lịch MICE nhằm giảm thiểu tối đa
tính thời vụ của du lịch biển Nghệ An.
Tập trung xúc tiến xây dựng ở các vị trí đẹp như ven bờ biển, khu vực đảo Ngư,
đảo Lan Châu. Xây dựng các trung tâm giải trí quy mô lớn đạt tiêu chuẩn quốc gia và
quốc tế. Nhanh chóng triển khai các dự án sân gofl, casino và các spa lớn...
Xúc tiến thành lập cơ quan maketing địa phương (Maketing Places) chuyên làm
công tác thu hút vốn đầu tư riêng cho Thị xã Cửa Lò để đáp ứng được mục tiêu xây
dựng Thị xã Cửa Lò thành đô thị du lịch trong năm 2015.
5.3.3.7. Chính sách ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực du lịch biển
Ứng dụng trong việc đảm bảo an toàn cho du khách
- Lắp biển báo tại những khu vực nguy hiểm - những nơi có mực nước sâu, có đá
ngầm... nhằm cảnh báo du khách và giúp lực lượng cứu hộ cứu ứng kịp thời.
- Thiết lập đường dây nóng sẵn sàng hỗ trợ du khách khi họ gặp sự cố hoặc khó
khăn cần giúp đỡ, cần thông tin hướng dẫn hoặc phản ánh sai phạm, vi phạm trong lĩnh
vực du lịch biển nói riêng, du lịch nói chung.
Ứng dụng trong công tác quản lý nhà nước về du lịch biển
- Lắp đặt camera quan sát tại các KDL, các điểm tham quan du lịch nhằm nắm
bắt tình hình và ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi xâm hại, phá hoại...
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý, tạo căn cứ cho công tác xây dựng quy
hoạch, chiến lược, kế hoạch cho phát triển du lịch biển, cho việc thuyên chuyển, đào
tạo, bồi dưỡng nhân sự...
156
- Xây dựng hệ thống mạng thông tin nội bộ nhằm phục vụ cho hoạt động của cơ
quan nhà nước, giúp thông tin chỉ đạo, báo cáo, phối hợp hoạt động thực hiện một cách
kịp thời, an toàn và thuận lợi.
Ứng dụng trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch biển
- Xây dựng, thiết kế website riêng với hình thức, nội dung phong phú để quảng bá
hình ảnh du lịch biển Nghệ An, giới thiệu về biển. Cần đặc biệt chú ý tới công tác cập
nhật thông tin thường xuyên và cải tiến các hình thức giao diện, nội dung giao diện để
hấp dẫn và bắt mắt hơn.
- Tham gia liên kết với web khác liên quan, tranh thủ giới thiệu và cung cấp thông
tin cần thiết về Nghệ An và du lịch biển Nghệ An.
5.3.4. Giải pháp về liên kết phát triển du lịch
Tại chương 3 cũng đã chỉ rõ vị trí địa lý của tỉnh Nghệ An trong khu vực Bắc
Trung Bộ. Vùng du lịch Bắc Trung bộ được đánh giá là khu vực có tài nguyên du lịch
phong phú. Với đường bờ biển dài hơn 400km tạo ra những bãi biển đẹp thuận lợi cho
việc nghỉ ngơi, tắm biển như: bãi biển Sầm Sơn, Bãi Lữ, Cửa Lò, Thiên Cầm, Thuận
An, Cảnh Dương, Lăng Cô....Vùng có các địa danh được UNESCO công nhận là di sản
thiên nhiên, di sản văn hóa thế giới: Thành nhà Hồ, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế, di tích cố đô Huế; Dân ca, ví dặm xứ Nghệ là di sản
văn hóa phi vật thể của nhân loại. Bên cạnh đó, tài nguyên sinh vật trong vùng khá
phong phú, hiện đang được bảo tồn tại các vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
như: vườn quốc gia Bến En (Thanh Hóa), rừng Phong Nha (Quảng Bình), Vương quốc
gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), đặc biệt có Khu dự trữ sinh quyên thế giới miền Tây
Nghệ An với trọng tâm là Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An): Không chỉ có nhiều cảnh
quan thiên nhiên đẹp, vùng Bắc Trung Bộ tập trung nhiều di tích lịch. sử, cách mạng,
điêu khắc, kiến trúc, di sản văn hóa phi vật thể có giá tri lớn. Đặc biệt nơi đây còn lưu
giữ những di tích lịch sử đặc biệt quan trọng cấp Quốc gia, gắn với quê hương của chủ
tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Điều đó đã làm nên nét đặc
sắc, hấp dẫn cho khu vực Bắc Trung Bộ trong con mắt của khách du lịch.
Do đó, một trong những giải pháp chính sách rất quan trọngmà các cấp quản lý
của Tỉnh cần nhận thức rõ là liên kết phát triển du lịch. Việc liên kết phát triển du lịch
giữa các địa phương cho phép khai thác những lợi thế tương đối về tài nguyên dư lịch,
157
về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch, tạo ra
được những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn đối với các bên liên quan, từ đó
có thể thu hút được các nhà đầu tư, thu hút khách du lịch đến với mỗi địa phương. Đối
với hoạt động du lịch thì việc liên kết trong xây dựng sản phẩm là vấn đề cốt lõi để tạo
ra sức hấp dẫn đối với khách du lịch.Do đó, trên cơ sở xác định rõ tài nguyên du lịch
của mỗi tỉnh để đề ra các giải pháp liên kết xây sản phẩm du lịch mới, hình thành các
tour, tuyến du lịch chung nhằm thu hút khách du lịch đến với 6 tỉnh Bắc Trung Bộ.
Giải pháp mà nghiên cứu đề xuất sẽ được căn cứ trên góc độ tiếp nhận của chính quyền
du lịch tỉnh Nghệ An trong quá trình liên kết phát triển du lịch.
Thứ nhất, các cấp chính quyền du lịch tỉnh cần ý thức rõ nhu cầu hợp tác, mục
tiêu phát triển của mình và của vùng, có các cam kết nhất định trong việc phân bổ
nguồn lực nhằm thực hiện các hoạt động vì sự phát triển du lịch liên vùng (ví dụ như
cam kết về tài chính, nhân lực).
Thứ hai, Tỉnh Nghệ An cần xác định được mục tiêu phát triển chung và kế hoạch
phát triển du lịch của cả vùng. Trên cơ sở này, kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh phải
được xây dựng một cách hài hòa, phù hợp với định hướng phát triển chung của vùng.
Thứ ba, để tránh sự trùng lặp, đơn điệu, nhàm chán,Nghệ An cần phải xây dựng
một sản phẩm du lịch biển, đảo mang tính đặc thù để bổ sung vào hoạt động du lịch
biển, đảo chung của vùng. Cần đảm bảo rằng các sảnphẩm này được xây dựng dựa trên
nhu cầu thị trường và nên có sự tham gia, đóng góp của các tổ chức kinh doanh du lịch
lớn tại các thành phố như Hà Nội và Sài Gòn.
Thứ tư, có thể tham gia làm Trưởng nhóm điều phối hoặc tích cực tham gia vào
Ban điều phối du lịch liên vùng.
Thứ năm, Huy động các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài nhằm phát triển du lịch
bền vững như JICA, ILO, UNESCO, ESRT hoặc từ các phía các doanh nghiệp.
Thứ sáu, tham gia thiết kế, xây dựng và quảng bá một số tuyến du lịch chuyên đề
của vùng như Biển và di sản, Biển với cội nguồn, Biển với con đường huyền thoại.
158
TIỂU KẾT CHƯƠNG 5
Trên đây là những giải pháp mà Nghệ An có thể xem xét, nghiên cứu áp
dụng nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của mình. Một
cách tổng thể, những giải pháp này được đề ra dựa trên kết quả đánh giá về năng lực
cạnh tranh của du lịch biển, đảo tại Nghệ An cũng như kinh nghiệm từ các điểm đến
du lịch khác và đánh giá về xu thế phát triển của du lịch biển, đảo trong, ngoài nước
thời gian tới cũng như các căn cứ pháp lý khác.
Cơ sở xuất phát của các giải pháp là nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đối với
tài nguyên biển, đảo của Nghệ An thông qua nâng cao chất lượng, phẩm cấp của các
đặc điểm thuộc về phía cung. Nguồn khách mà Nghệ An cần tập trung ưu tiên là du
khách nội địa có nhu cầu tắm biển, nghỉ dưỡng kết hợp với vui chơi, giải trí và thăm
quan thắng cảnh, tham gia các sự kiện văn hóa, lễ hội, v.v Những lợi thế chủ chốt
là nền tảng để thu hút khách du lịch là bãi biển sạch, đẹp, văn minh, an toàn cần
được đặc biệt phát huy, sau đó kết hợp với những giá trị khác như dịch vụ, ăn uống,
danh thắng, lễ hội Bên cạnh nguồn khách chính (từ Hà Nội, Nghệ An), những
nguồn khách phụ (quốc tế, khách phía Nam, ngoài mùa vụ) nên được coi là thị
trường ngách và nỗ lực đáp ứng nên dành cho các doanh nghiệp lớn có điều kiện về
tài chính và thương hiệu. Tuy nhiên, chính quyền cần có sự theo dõi sát sao nguồn
khách này để có thể thông qua họ quảng bá về du lịch Nghệ An. Các tài nguyên du
lịch cần được bổ sung, lin kết nhằm nâng cao giá trị thông qua hoạt động quản lý ở
nhiều cấp, tham gia liên kết một cách chuyên nghiệp, văn minh, hiệu quả.
159
KẾT LUẬN
Xây dựng, phát triển một mô hình mới nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh
của điểm đến du lịch có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn trong hoàn cảnh của
Việt Nam. Sở dĩ như vậy bởi Việt Nam nói chung, nhiều địa phương của Việt Nam
nói riêng đều xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, coi đây là khâu đột phá để
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm. Tuy nhiên, phát triển du
lịch tại Việt Nam nhìn chung còn có kết quả hạn chế, chưa tương xứng với tiềm
năng và những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, lịch sử, văn hóa, địa lý...
Một trong những nguyên nhân của thực trạng nói trên là việc chưa coi trọng
đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch. Trong nghiên cứu khoa học, những công trình
về năng lực cạnh tranh du lịch phần nhiều vẫn theo các phương pháp truyền thống
nặng về mô tả, định tính. Số lượng nghiên cứu có đóng góp mới dựa trên phương
pháp định lượng hiện đại với cơ sở lý luận vững chắc còn rất khiêm tốn. Về mặt
thực tiễn, các nỗ lực phát triển du lịch phần lớn vẫn dựa trên tư duy cảm tính, mang
nặng tính phong trào mà thiếu phân tích, đánh giá dựa trên cơ sở khoa học vững
chắc. Kết quả đạt được của nhiều nơi vì thế còn hạn chế.
Trên thế giới, nghiên cứu lý luận và thực nghiệm về năng lực cạnh tranh du
lịch đã có nhiều thành tựu trong thời gian qua. Tuy nhiên, hiện còn thiếu mô hình
dành cho những nơi có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Đồng thời, mặc dù
các mô hình đã giải quyết khá tốt mối tương tác giữa các yếu tố quyết định năg nlực
cạnh tranh du lịch, chúng vẫn chưa đạt được sự nhất trí cao về số lượng các tiêu chí
trong từng yếu tố.
Do vậy, nghiên cứu “Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh
Nghệ An và khuyến nghị chính sách” về cơ bản đã giải quyết một số vấn đề về lý
luận và thực tiễn trên đây. Về mặt lý luận, luận ánđã đi sâu phân tích và đánh giá
tổng quan tình hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch từ đó
luận án đã phản ánh được xu thế về đánh giá NLCT của điểm đến du lịch cần phải
kết hợp cả cung và cầu. Việc các nghiên cứu trước đây chỉ dựa trên phân tích cung
dễ dẫn đến sai lệch và thiếu tính tổng thể khi đưa ra các chỉ số NLCT của điểm đến
du lịch. Luận án tiếp cận xu thế mới này để lựa chọn, phát triển và áp dụng thành
160
công một mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh mới cho Việt Nam. Mô hình này đã
kế thừa nhiều thành tựu về cơ sở lý luận mà thế giới đã đạt được, đồng thời bổ sung,
giải quyết những hạn chế của các mô hình hiện có và mở rộng, thay đổi theo hướng
phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam. Theo đó, mô hình đánh giá năng lực cạnh
tranh của du lịch biển, đảo Nghệ An gồm có 2 phần: (1) phần gốc là mô hình của
Dwyer và Kim (2003) gồm 5 nhóm yếu tố với 118 tiêu chí đánh giá và (2) phần mở
rộng bao gồm các yếu tố thuộc phía cầu mà chưa được đề cập đến trong mô hình
gốc cũng như các mô hình khác trước đó bao gồm 7 nhóm yếu tố với 47 tiêu chí
đánh giá. Các nhóm yếu tố đó là: Sản phẩm/điểm thu hút du lịch; An ninh – Trật tự
- Môi trường xã hội; Vệ sinh – Môi trường; Cơ sở hạ tầng – tiện ích; Giá cả; Độ tin
cậy, cởi mở, chuyên nghiệp của cư dân, nhân viên, cán bộ bản địa; Thương hiệu du
lịch biển, đảo Nghệ An.Về mặt thực tiễn, mô hình đã xác định được vị trí về năng
lực cạnh tranh của du lịch biển, đảo Nghệ An đồng thời chỉ rõ được mặt mạnh, mặt
yếu từng tiêu chí, yếu tố của du lịch biển, đảo Nghệ An trong mối tương quan với
các địa phương lân cận hoặc có liên quan. Do vậy, các giải pháp được đề xuất nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo Nghệ An có cơ sở khoa học và
hướng tập trung cao hơn.
Bên cạnh những kết quả mà luận án đạt được như đã phân tích trên thì kết
quả nghiên cứu của luận án vẫn còn có một số vấn đề sau cần được tiếp tục nghiên
cứu để khắc phục và hoàn thiện. Thứ nhất, kết quả nghiên cứu chưa thể phản ảnh
một cách chính xác nhất những tiêu chí quyết định năng lực cạnh tranh du lịch của
một địa phương tại Việt Nam. Thứ hai, luận án chưa có các nghiên cứu so sánh,
đánh giá kết quả đạt được so với các công trình nghiên cứu khác trong nước. Thứ
ba, kết quả của nghiên cứu chỉ có ý nghĩa tương đối trong hoàn cảnh của Việt Nam.
Những so sánh trong nghiên cứu chỉ giới hạn giữa các địa phương của Việt Nam
được lựa chọn. Kết quả này chưa nói lên năng lực cạnh tranh của Nghệ An cũng
như một số địa phương khác trong bối cảnh khu vực và quốc tế.
161
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Thái Thị Kim Oanh (2011), Phát triển du lịch biển đảo Thị xã Cửa Lò – Nghệ An,
Tạp chí Hợp tác và phát triển, Trang 15-18, Số 86 ( 2011).
2. Thái Thị Kim Oanh (2011), Giải pháp thu hút đầu tư vào du lịch biển, ven biển Nghệ
An, Tạp chí Kinh tế châu Á Thái Bình Dương, Trang 36-38, Số 329, tháng 5/2011
3. Thái Thị Kim Oanh (2011), Thực trang và giải pháp phát triển du lịch biển đảo ở
Nghệ An, Tạp chí Kinh tế và phát triển, Trang 92 -102, Số 168(II) tháng 6/2011
4. Thái Thị Kim Oanh, Đào Quang Thắng (2013), Thị xã Cửa Lò: Nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về du lịch biển, Tạp chí Kinh tế và dự báo, Trang 58-60, Số 21
tháng 11/2013
5. Thái Thị Kim Oanh (2013), Đề tài cấp trường (2013), Nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước về du lịch biển tại Thị xã Cửa lò Nghệ An - Chủ nhiệm đề tài, Mã số
TT2013 - 30
6. Thái Thị Kim Oanh, Đào Quang Thắng (2014),Tendency of sea and island tourism
development in the world and experience lessonsfor Vietnam, ICSSS: The 4th
International Conference on Sciences and Social Sciences 2014:
Integrated Creative Research for Local Development toward the ASEAN Economic
Community, Maha Sarakham Thailan, Trang 276-283, 18-19 tháng 9/2014
7. Thái Thị Kim Oanh (2014), Kinh nghiệm về phát triển du lịch của một số nước trên
thế giới và bài học cho các điểm đến du lịch Việt Nam, Hội thảo "Đào tạo nhân lực
du lịch đáp ứng yêu cần hội nhập ASEAN", Trường ĐHDL Phương Đông, Trang
119-130, 17/10/2014
8. Thái Thị Kim Oanh (2014), Giải phápphát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An, Tạp
chí Kinh tế và dự báo, Trang 54-55, Số 22 tháng 11/2014
9. Thái Thị Kim Oanh (2014), Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về năng lực
cạnh tranh của điểm đến du lịch, Tạp chí Kinh tế và phát triển, Trang 85-94, Số 209
(II) tháng 12/2014
162
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ngô Đức Anh (2007), “Khả năng cạnh tranh và hướng phát triển du lịch Việt
Nam thời kỳ hậu WTO”,Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 7/2007.
2. Trần Thị Bích Hằng (2012),“Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp nhà nước kinh doanh du lịch sau cổ phần hóa trên địa bàn Hà
Nội”,Luận án tiến sỹ, Đại học Thương mại.
3. Bùi Xuân Nhàn (2012), “Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Việt
Nam”,Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Hội nhập: hợp tác và cạnh tranh,
Trường cao đẳng Kinh tế Đối ngoại Tp. Hồ Chí Minh.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An (2009), Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An (2005, 2006, 2007, 2008,
2009, 2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo tình hình phát triển du lịch các năm.
6. Quốc hội Việt Nam, Luật du lịch (2005).
7. Tổng cục Du lịch (2012), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
8. Nguyễn Anh Tuấn (2010), “Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt
Nam”, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Trần Thị Tuyết (2013), “Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Bình
Thuận”,Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Trương Thị Ngọc Thuyên (2000),Khảo sát ý kiến khách du lịch nước ngoài
về những điểm mạnh, điểm yếu của du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng, Đề tài khoa
học và công nghệ cấp Bộ, Trường Đại học Đà Lạt.
11. Nguyễn Thị Thu Vân (2012), “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du
lịch Đà Nẵng”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.
12. Nguyễn Thành Vượng (2012), “Phát triển du lịch biển, đảo khu vực Bắc
Trung Bộ”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Tiềm năng và hướng phát triển du
lịch Bắc Trung Bộ, Huế.
163
Tiếng Anh
13. Armenski, T.,Gomezelj, D. O., Djurdjev, B., Cúrčic, N., Dragin, A.(2012),
“Tourism destination competitiveness - between two flags”,Ekonomska
Istraz ̌ivanja, 25(2), pp. 485-502.
14. Bordas, E. (1994), “Competitiveness of tourist destinations in long distance
markets”, Tourism Review, 4(3), pp. 3-9.
15. Buhalis, D. (2000), “Marketing the competitive destination of the future”,
Tourism Management, 21(1), pp. 97-116.
16. Chon, K. S., & Mayer, K. J. (1995), “Destination competitiveness models in
tourism and their application to Las Vegas”. Journal of Tourism Systems and
Quality Management, 1(2-4), pp. 227-246.
18. Cracolici, M. F. & Nijkamp, P. (2008). “The attractiveness and
competitiveness of tourist destinations: A study of Southern Italian regions”,
Tourism Management, 30, pp. 336-344.
19. Cracolici, M. F., Nijkamp, P. & Rietveld, P. (2008). “Assessment of tourism
competitiveness by analysing destination efficiency”, Tourism Economics,
2008, 14 (2), pp. 325-342.
20. Crouch, G. I. (2007), Modelling destination competitiveness: A survey and
analysis of the impact of competitiveness attributes. Technical Report.
National Library of Australia Cataloguing in Publication Data.
21. Crouch, G. I. (2010), “Destination Competitiveness: An Analysis of
Determinant Attributes”, Journal of Travel Research, 50(1), pp. 27-45.
22. Crouch, G. I. & J. R. B. Ritchie (1999), “Tourism, Competitiveness, and
Social Prosperity”, Journal of Business Research, 44, pp. 137-52.
23. d'Hauteserre, A. M. (2000), “Lessons in managed destination
competitiveness: the case of Foxwoods casino resort”, Tourism Management,
21, pp. 23-32.
24. Duman, T. & Kozak M. (2010),“The Turkish Tourism Product:
Differentiation and Competitiveness”, Anatolia: An International Journal of
164
Tourism and Hospitality Research, 21(1), pp. 89-106.
25. Dwyer, L., Forsyth, P., & Rao, P. (2000), “The price competitiveness of
travel and tourism: a comparison of 19 destinations”, Tourism Management,
21(1), pp. 9-22.
26. Dwyer, L. & Kim, C. (2003), “Destination Competitiveness: Determinants
and Indicators”, Current Issues in Tourism, 6(5), pp. 369-414.
27. Enright, M. J., & Newton, J. (2004),“Tourism Destination Competitiveness:
a Quantitative Approach”, Tourism Management, 25(6), pp. 777-788.
28. Enright, M. J. & Newton, J. (2005), “Determinants of Tourism Destination
Competitiveness in Asia Pacific: Comprehensiveness and Universality”,
Journal of Travel Research, 43, pp. 339-350.
29. Evans, M. R., Fox, J. B., & Johnson, R. B. (1995), “Identifying
competitivestrategies for successful tourism destination development”,
Journal of Hospitality and Leisure Marketing, 3(1), pp. 37-45.
30. Garín-Muñoz, T. &Montero-Martín, L. F. (2007), “Tourism in the Balearic
Islands: A Dynamic Model for International Demand Using Panel Data”,
Tourism Management, 28, pp. 1224-1235.
31. Go, F. M. & Govers, R. (2000), “Integrated Quality Management for Tourist
Destinations: A European Perspective on Achieving
Competitiveness”,Tourism Management, 21, pp. 79-88.
32. Gomezelj, D. O.& Mihalič, T. (2008),“Destination competitiveness -
Applying different models, the case of Slovenia”, Tourism Management, 29,
pp. 294-307.
33. Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., Anderson, R. E. & Tatham, R. L.
(2006), Multivariate data analysis (6th edn), Pearson Prentice Hall.
34. Hassan, S. S. (2000), “Determinants of Market Competitiveness in an
Environmentally Sustainable Tourism Industry”, Journal of Travel Research,
38, pp. 239-245.
35. Haugland, S. A., Ness, H., Grønseth, B. O. & Aarstad, J. (2011).
165
“Development of Tourism Destinations: An Integrated Multilevel
Perspective”. Annals of Tourism Research, 38(1), 268-290.
36. Henkel, R., Henkel, P., Agrusa, W., Agrusa, J., and Tanner, J. (2006),
“Thailand as a Tourist Destination: Perceptions of International Visitors and Thai
Residents”, Asia Pacific Journal of Tourism Research, 11(3), pp. 269-287.
37. Honey, M., & Krantz, D. (2007), Global Trends in Coastal Tourism. Paper
prepared for World Wildlife Fund.
38. Hudson, S., Ritchie, B. & Timur, S. (2004), “Measuring Destination
Competitiveness: An Empirical Study of Canadian Ski Resorts”, Tourism
and Hospitality Planning & Development, 1 (1), pp. 79-94.
39. Jones, E., & Haven-Tang, C. (2005), Tourism SMEs, service quality and
destination competitiveness. In E. Jones & C. Haven-Tang (Eds.), Tourism
SMEs, Service Quality and Destination Competitiveness (1-24), Cambridge,
MA: CABI publishing.
40. Kozak, M., & Rimmington, J. (1999), “Measuring tourist destination
competitiveness: a comparison of two cases”, Tourism Management, 26, pp.
606-616.
41. Lordkipanidze, M., Brezet, H. & Backman, M. (2005), “The
entrepreneurship factor in sustainable tourism development”, Journal of
Cleaner Production, 13, pp. 787-798.
42. Nunnally, J. & Berstein, I.H. (1994), Pschychometric Theory (3rd edn), New
York: McGraw-Hill.
43. Pearce, D. G. (1997), “Competitive destination analysis in Southeast Asia”.
Journal of Travel Research, 35(4), pp. 16-25.
44. Poon, A. (1993), Tourism, Technology, and Competitive Strategy.
Wallingford: CAV International.
45. Porter, M.E. (1990), The Competitive Advantage of Nations, The Free Press,
New York.
46. Ritchie, J. R B. & G. I. Crouch (1993), “Competitiveness in International
Tourism: A Framework for Understanding and Analysis,” Proceedings of the
166
43rd Congress of the Association Internationale d’Experts Scientifique due
Tourisme on Competitiveness of Long-Haul Tourist Destinations, St. Gallen,
Switezerland: A.I.E.S.T., pp. 23–71.
47. Ritchie, J. R. B. & Crouch, G. I. (2000), “The competitive destination, a
sustainable perspective”, Tourism Management, 21(1), pp. 1-7.
48. Ritchie, J. R. B. & Crouch, G. I. (2003), The Competitive Destination: A
Sustainable Tourism Perspective, Wallingford, UK: CABI Publishing.
49. Saverdiades, A. (2000), “Establishing the Social Tourism Carrying Capacity for
the Tourist Resorts of the East Coast of the Republic of Cyprus”, Tourism
Management, 21, pp. 147-156.
50. Sutton, J. (1992), Sunk Costs and Market Structure, Cambridge, MA: MIT
Press.
51. Tanja, A., Vladimir M., Nemanja, D. &Tamara, J. (2011), “Integrated Model of
Destination Competitiveness”, Geographica Pannonica, 15(2), pp. 58-69.
52. Teye, V., Somez, S. F., Sirakaya, E. (2002), “Residents’ Attitudes toward
Tourism Development”, Annals of Tourism Research, 29(3), pp. 668-688.
53. Tinsley, R. & Lynch, P. (2001), “Small tourism business networks and
destination Development”, Hospitality Management, 20, pp. 367-378.
54. Yoon, Y., Gursoy, D. & Chen, J. S. (2001), “Validating a tourism development
theory with structural equation modelling”, Tourism Management, 22, pp. 363-
372.
55. Wong, P. P. (1998), “Coastal tourism development in Southest Asia: relevance
and lessons for coastal zone management”, Ocean & Coastal Management, 38,
pp. 89-109.
56. World Economic Forum (2007), The travel and tourism competitiveness report
2007, Furthering the process of economic development, Geneva, Switzerland.
57. World Tourism Organization (2007), “A Practical Guide to Tourism
Destination Management”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- la_thaithikimoanh_3143.pdf