Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận hợp thành quan trọng của
nền kinh tế, có vai trò quan trọng đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
FDI mở ra cơ hội tiếp cận các nguồn vốn mới, đóng góp vào tăng trưởng và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước để giải quyết các
vấn đề về xã hội, môi trường, góp phần cân bằng cán cân thanh toán, tạo việc làm,
ổn định thu nhập cho người dân. Ngoài ra, FDI còn có tác động lan tỏa đến các
ngành, các khu vực kinh tế khác, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và trình độ quản
trị tiên tiến. Vậy nên, các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, coi FDI là
một phần trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chủ động, tích cực xúc tiến
đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Qua nghiên cứu, luận án đã giải đáp các câu hỏi nghiên cứu ở phần mở đầu:
(1) Về Lý luận và kinh nghiệm quốc tế thu hút vốn FDI: Hệ thống hóa, luận
giải và xây dựng cơ sở lý luận về FDI và bối cảnh mới, gồm: lý luận về đầu tư, về
FDI, về bối cảnh mới; vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế dưới góc độ của cả
bên đầu tư và bên nhận đầu tư; các nhân tố ảnh hưởng tới FDI; các tiêu chí đánh giá
hoạt động FDI trong bối cảnh mới. Phân tích, tổng hợp kinh nghiệm thu hút nguồn
vốn FDI của một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore và rút
ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
(2) Về Thực trạng thu hút vốn FDI: Hệ thống hóa quan điểm và chính sách
thu hút FDI của Việt Nam kể từ khi mở cửa, đổi mới. Phân tích, đánh giá thực trạng
tình hình FDI của Việt Nam tập trung trong giai đoạn 2010-2022, vai trò của nguồn
vốn này đối với phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Xác định những mặt hạn chế
trong hoạt động FDI ở Việt Nam và nguyên nhân của những hạn chế đó.
187 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 15/01/2024 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong bối cảnh mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khu vực FDI. Do vậy,
Việt Nam cần đẩy mạnh mối liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh
nghiệp trong nước.
- Cần nâng cao vai trò cầu nối của Nhà nước trong việc xây dựng những mô
hình liên kết phù hợp, thúc đẩy vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp FDI trong việc
hỗ trợ, kết nối với doanh nghiệp trong nước. Hướng tới thu hút các doanh nghiệp
FDI quan tâm đến việc phát triển chuỗi giá trị tại Việt Nam. Khuyến khích các
146
doanh nghiệp FDI sử dụng các sản phẩm nội địa để tăng cường liên kết giữa các
doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.
- Để việc liên kết trở nên dễ dàng, chiến lược phát triển các doanh nghiệp
trong nước mạnh, quy mô lớn để hợp tác kinh doanh đối với FDI là cần thiết. Nhà
nước cần xây dựng cơ chế, chính sách bảo vệ thị trường phân phối trong nước nhằm
tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển. Doanh nghiệp trong nước,
nhất là các doanh nghiệp lớn, cần hợp tác với các tổ chức nghiên cứu khoa học hoặc
tự xây dựng cơ sở nghiên cứu riêng để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, trình
độ kỹ thuật chuyên môn. Như vậy, các doanh nghiệp lớn sẽ phát huy vai trò dẫn dắt
để cùng phát triển cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có
các chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp FDI đào tạo, nâng cao kỹ năng,
trình độ cho lao động Việt Nam để cung ứng cho doanh nghiệp FDI, sử dụng người
lao động Việt Nam đã học tập, làm việc ở các quốc gia tiên tiến.
- Cần có những ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước, các
doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua các nguồn vốn hỗ trợ. Để đổi mới công nghệ,
kỹ thuật đòi hỏi nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn, điều này khiến cho không ít các
doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn. Do vậy, cần có những ưu đãi ở giai đoạn
đầu như hỗ trợ tín dụng, thuế, đào tạo nguồn nhân lực... để tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp này có những đột phá về công nghệ, từ đó nâng cao năng lực hấp thụ
công nghệ, dễ dàng tiếp cận những công nghệ tiên tiến, hiện đại từ doanh nghiệp
FDI, dần tiến tới tự chủ công nghệ và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
- Tăng cường các hoạt động kết nối doanh nghiệp như tổ chức hội nghị, hội
thảo, các cuộc triển lãm, hội chợ... để các doanh nghiệp trong nước có cơ hội quảng
bá thương hiệu của mình, đồng thời các doanh nghiệp FDI dễ dàng hơn trong việc
tìm kiếm các nhà cung ứng nội địa phù hợp. Điều này góp phần nâng cao tỷ lệ nội
địa hoá và nâng cao năng lực cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam.
- Để doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước “tìm đến” được với
nhau, việc xây dựng cơ sở dữ liệu và thường xuyên cập nhật thông tin về các doanh
nghiệp FDI, các doanh nghiệp cung ứng nội địa khá quan trọng. Có vậy, các doanh
147
nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong việc tìm được đối tác thích hợp để hợp tác, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp trong nước mở rộng sản xuất, từng bước tham gia chuỗi
cung ứng toàn cầu.
4.3.5. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp
Trong bối cảnh cuộc CMCN lần thứ tư bùng nổ, sự cạnh tranh thu hút FDI
ngày càng gay gắt. Một trong những nhân tố quan trọng để thu hút các doanh
nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam là nguồn nhân lực. Nhiều bằng chứng cho thấy, lợi
thế cạnh tranh đã bắt đầu chuyển từ số lượng sang chất lượng nguồn nhân lực chất
lượng cao. Do vậy, Việt Nam không thể tiếp tục dựa vào lợi thế lao động giá rẻ mà
cần chuyển đổi sang nguồn lực có trình độ và chuyên môn cao hơn. Một số định
hướng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như sau:
- Đổi mới chương trình giáo dục - đào tạo dựa trên việc khảo sát và nghiên
cứu nhu cầu về lao động của thị trường nói chung và của các nhà đầu tư nước ngoài
nói riêng. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề cần cải cách mạnh
mẽ. Chú trọng xây dựng các trường dạy nghề điểm, có chất lượng tốt thay vì thành
lập quá nhiều trường đại học chất lượng thấp như hiện nay. Bên cạnh đó, thực hiện
tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế nhà
trường, góp phần điều hòa phân công lao động xã hội, giúp người lao động tìm
được công việc phù hợp với khả năng và sở thích của mình.
- Tăng cường công tác dự báo về dân số nói chung và nhu cầu nguồn nhân
lực ở các ngành, lĩnh vực nói riêng giúp chủ động tránh tình trạng thừa/thiếu, mất
cân bằng về nhân lực. Dự đoán các thay đổi về thị trường lao động, chính sách nhà
nước về lĩnh vực lao động, xu thế cạnh tranh để đưa ra biện pháp ứng phó, xử lý,
nhất là công tác quản trị doanh nghiệp, công tác nhân sự.
- Có chế độ, chính sách khuyến khích lao động tự học và tạo điều kiện cho
người lao động tham gia bồi dưỡng và tự học để nâng cao trình độ chuyên môn và
kỹ năng nghề nghiệp. Có chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với nhân tài và nhân lực
148
chất lượng cao, các đối tượng đi đào tạo từ nước ngoài về nước, tránh tình trạng
“chảy máu chất xám”.
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua các tổ chức nghiên cứu
về khoa học và công nghệ đóng vai trò then chốt trong việc chuyển giao công nghệ
và đổi mới sáng tạo. Cần có sự phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi giữa
doanh nghiệp trong nước với các trường đại học, học viện, cơ quan nghiên cứu và
các chuyên gia để cải thiện năng lực về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
của các doanh nghiệp trong nước.
Trong những năm gần đây, vai trò trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp
FDI được dư luận chú ý và quan tâm. Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội
không chỉ đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của nước nhận đầu tư mà còn
khẳng định thương hiệu của bản thân doanh nghiệp trong xã hội. Vì vậy, nâng cao
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI, là điều hết sức
cần thiết.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền để các cơ quan, doanh nghiệp và người
dân hiểu đúng bản chất trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI và các bộ Quy tắc
ứng xử, nhất là trong các doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý nhà nước cần ban
hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp FDI thực hiện trách
nhiệm xã hội. Tăng cường các hình thức động viên, khen thưởng đối với các doanh
nghiệp nước ngoài tự giác và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, có các giải thưởng về
trách nhiệm xã hội, thương hiệu “xanh”, cấp chứng chỉ cho các doanh nghiệp bảo
đảm các yêu cầu liên quan đến các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội trong các bộ quy
tắc ứng xử được áp dụng.
- Cần hoàn thiện cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia về doanh nghiệp FDI trên
địa bàn cả nước. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát tình hình hoạt
động của các doanh nghiệp nước ngoài. Thu hút FDI không chỉ đảm bảo phát triển
bền vững về kinh tế mà còn phải bảo đảm bền vững cả về xã hội và môi trường.
- Sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về lao động, việc làm và tiền lương,
149
bảo đảm hài hoà lợi ích của người lao động và nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu hội nhập
quốc tế. Bên cạnh đó, cần có những quy định rõ ràng đối với doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài trong xây dựng nhà ở, trường học, cơ sở y tế, văn hoá, thể thao... phục
vụ người lao động.
- Hoàn thiện pháp luật về chống chuyển giá, bổ sung các quy định về thuế,
ngoại hối, hải quan, đầu tư, xây dựng cơ sở dữ liệu, công bố thông tin... để kiểm
soát, quản lý, ngăn chặn chuyển giá ngay từ khi thành lập và trong quá trình hoạt
động của doanh nghiệp FDI. Không chỉ vậy, cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ
chuyên trách chống chuyển giá để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng chuyển giá của
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Hoàn thiện, sửa đổi bổ sung những quy định, chế tài xử lý nghiêm minh đối
với các hành vi gian lận trong kinh doanh, thực hiện chuyển giá, sản xuất hàng hóa
kém chất lượng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, sử dụng công
nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người lao
động... Có như vậy, ở Việt Nam mới từng bước hình thành ý thức thực hiện trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đồng thời luật pháp đủ sức răn đe, hạn chế tối đa
các trường hợp vi phạm, gây hậu quả khôn lường và khó khăn trong việc khắc phục
hậu quả.
4.3.6. Giải pháp về bảo vệ môi trường
Thực hiện chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, đến nay FDI đã trở
thành khu vực phát triển năng động nhất, có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh
tế - xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, FDI cũng đã
bộc lộ một số những hạn chế, trong đó nổi bật là vấn đề về môi trường. Có thể thấy
rằng, để tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp FDI đầu tư vào nước ta mang theo
công nghệ sản xuất lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên, có lượng phát thải
lớn và gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, các quy định về môi trường và công
tác quản lý của Việt Nam còn nhiều lỗ hổng, thiếu chặt chẽ; việc tuân thủ và chấp
hành các quy định về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp nước ngoài còn chưa
nghiêm túc. Vì vậy, phát triển khu vực FDI ở Việt Nam cần phải đảm bảo thực hiện
150
phát triển bền vững về môi trường.
- Chủ động giám sát, theo dõi khí hậu và các biến đổi của khí hậu với hiện
đại hóa hệ thống quan trắc và công nghệ dự báo khí tượng thủy văn nhằm đưa ra
những cảnh báo, dự báo sớm các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan. Củng cố
xây dựng các công trình phòng chống thiên tai trọng điểm, cấp bách bảo đảm cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp
FDI nói riêng.
- Cần chọn lọc, ưu tiên các dự án FDI từ các nước phát triển có tiêu chuẩn
môi trường cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Những dự
án tiết kiệm nhiên liệu, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, không sử dụng nhiều lao
động giá rẻ cũng nên được ưu tiên. Hạn chế tối đa thu hút FDI vào các lĩnh vực có
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, phi sản xuất làm gia tăng nhập siêu, sử dụng
không hiệu quả tài nguyên, đất đai, điện và gây ô nhiễm môi trường. Không cấp
phép cho những dự án không phù hợp với quy hoạch phát triển chung, gây ảnh
hưởng đến định hướng phát triển bền vững quốc gia.
- Cơ quan quản lý cần kiểm soát chặt chẽ từ khâu phê duyệt, thông qua dự án
FDI với những đánh giá tác động môi trường một cách nghiêm túc, rõ ràng, đúng
quy trình và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về môi trường. Cần xem xét kỹ
lưỡng lợi ích mà các dự án FDI mang lại trong dài hạn thay vì những dự án có lợi
ích kinh tế cao nhưng sử dụng công nghệ lạc hậu, thâm dụng tài nguyên. nguy cơ
gây ô nhiễm cận kề. Đồng thời, nâng cao các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản
phẩm, bảo vệ môi trường, tài nguyên và tiết kiệm năng lượng phù hợp với tiêu
chuẩn của khu vực và thế giới. Thu hút FDI cần quán triệt quan điểm của phát triển
bền vững, phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với bảo vệ môi trường, kiên quyết
không vì kinh tế mà đánh đổi môi trường.
- Nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động của doanh
nghiệp FDI, các cơ quan có thẩm quyền cần quy định rõ trách nhiệm của nhà đầu tư
về bảo vệ môi trường trong quá trình đầu tư và có chế tài xử phạt nặng đối với các
hành vi làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Mức phạt cần phải tương xứng với
151
mức độ nguy hại mà doanh nghiệp gây ra cho môi trường, như vậy mới đủ sức răn
đe đối với doanh nghiệp. Không chỉ vậy, cần mở rộng nguồn thông tin về các
trường hợp vi phạm thông qua những phản ánh, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ
chức nhằm xử lý vi phạm kịp thời, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng về sau.
152
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4
Trong chương này, luận án phân tích các xu hướng FDI trên thế giới (xu
hướng vốn FDI phân theo quốc gia và vùng lãnh thổ, xu hướng vốn FDI phân theo
loại hình và ngành kinh tế đến năm 2022); đánh giá bối cảnh mới tác động đến hoạt
động FDI. Bối cảnh mới được phân tích gồm Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự
hình thành kinh tế số, chuyển đổi số; cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung, xung đột
Nga - Ukraine và xu hướng địa chính trị, địa kinh tế mới; biến đổi khí hậu và môi
trường; đại dịch COVID-19 và các loại dịch bệnh khác; tầm nhìn và khát vọng phát
triển của Việt Nam nêu trong Văn kiện Đại hội XIII (01/2021) của Đảng.
Luận án cũng đưa ra các quan điểm thu hút FDI ở Việt Nam trong bối cảnh
mới, đó là thu hút FDI phải đảm bảo phù hợp với mô hình tăng trưởng, định hướng
cơ cấu lại nền kinh tế và mục tiêu phát triển bền vững; trên cơ sở hợp tác, cạnh
tranh lành mạnh và đảm bảo hài hòa lợi ích với khu vực kinh tế khác; có chọn lọc,
ưu tiên các dự án công nghệ cao, có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung
ứng toàn cầu; dựa trên đa dạng hóa đối tác, hình thức đầu tư, chú trọng an sinh xã
hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh; phải có sự quản lý của
Nhà nước, sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và sự giám sát của người dân.
Đồng thời luận án đề xuất giải pháp thu hút FDI ở Việt Nam trong bối cảnh mới.
Các giải pháp được đề xuất ở chương này bao gồm: Giải pháp về hoàn thiện thể
chế, chính sách về FDI; giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, góp phần phục
hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19; giải pháp liên quan đến chuyển giao công nghệ;
giải pháp về tăng cường liên kết kinh tế; giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; và giải pháp về bảo vệ môi trường.
153
KẾT LUẬN
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận hợp thành quan trọng của
nền kinh tế, có vai trò quan trọng đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
FDI mở ra cơ hội tiếp cận các nguồn vốn mới, đóng góp vào tăng trưởng và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước để giải quyết các
vấn đề về xã hội, môi trường, góp phần cân bằng cán cân thanh toán, tạo việc làm,
ổn định thu nhập cho người dân. Ngoài ra, FDI còn có tác động lan tỏa đến các
ngành, các khu vực kinh tế khác, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và trình độ quản
trị tiên tiến. Vậy nên, các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, coi FDI là
một phần trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chủ động, tích cực xúc tiến
đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Qua nghiên cứu, luận án đã giải đáp các câu hỏi nghiên cứu ở phần mở đầu:
(1) Về Lý luận và kinh nghiệm quốc tế thu hút vốn FDI: Hệ thống hóa, luận
giải và xây dựng cơ sở lý luận về FDI và bối cảnh mới, gồm: lý luận về đầu tư, về
FDI, về bối cảnh mới; vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế dưới góc độ của cả
bên đầu tư và bên nhận đầu tư; các nhân tố ảnh hưởng tới FDI; các tiêu chí đánh giá
hoạt động FDI trong bối cảnh mới. Phân tích, tổng hợp kinh nghiệm thu hút nguồn
vốn FDI của một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore và rút
ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
(2) Về Thực trạng thu hút vốn FDI: Hệ thống hóa quan điểm và chính sách
thu hút FDI của Việt Nam kể từ khi mở cửa, đổi mới. Phân tích, đánh giá thực trạng
tình hình FDI của Việt Nam tập trung trong giai đoạn 2010-2022, vai trò của nguồn
vốn này đối với phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Xác định những mặt hạn chế
trong hoạt động FDI ở Việt Nam và nguyên nhân của những hạn chế đó.
(3) Về Định hướng và giải pháp: Đưa ra 5 quan điểm và đề xuất 6 nhóm giải
pháp nhằm thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong bối cảnh
mới.
Về hạn chế của luận án, mặc dù nghiên cứu đã được thực hiện với sự nỗ lực
154
cùng với thái độ cầu thị cao, luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Thứ nhất là khó khăn về số liệu, một số chỉ tiêu như chỉ số năng lực cạnh tranh toàn
cầu (GCI), số lượng hợp đồng chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, tỷ lệ doanh
nghiệp FDI vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường... chưa được cập nhật đến
năm 2022 do hạn chế về thông tin, tài liệu. Thứ hai, dự báo về xu hướng FDI trên
thế giới mới chỉ dừng lại trong tương lai gần và bằng phương pháp định tính chứ
không sử dụng mô hình dự báo cụ thể. Thứ ba, các giải pháp được đề xuất dựa trên
lý luận logic và tham khảo kinh nghiệm quốc tế của một số quốc gia mà chưa có
điều kiện kiểm chứng thực tế.
Về hướng nghiên cứu tiếp theo, để tiếp tục hoàn thiện thêm trên cơ sở những
nội dung đã tìm hiểu, nghiên cứu trong luận án, những nội dung cần được quan tâm
đào sâu nghiên cứu gồm:
(1) Nghiên cứu định lượng về FDI theo vùng/địa phương ở Việt Nam trong
bối cảnh mới.
(2) Nghiên cứu hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường của
FDI ở cấp độ doanh nghiệp.
(3) Nghiên cứu tỷ lệ các tiêu chí đánh giá hiệu quả họa động của FDI trong
bối cảnh mới.
(4) Nghiên cứu đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài trong bối cảnh
mới./.
xi
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài iệu th khảo tiếng Việt:
1. ADB (2021), Kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại do dịch Covid-19 kéo
dài, song ADB lạc quan về triển vọng trung và dài hạn của kinh tế Việt Nam.
Truy cập tại: <https://www.adb.org/vi/news/viet-nam-economy-slow-down-
covid-19-adb-bullish-economic-growth-medium-longer-term>.
2. Ban Dự báo Kinh tế Ngành và Doanh nghiệp (2020), Chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung lan rộng, chuyển sang tấn công toàn diện các lĩnh vực công
nghệ của Trung Quốc; truy cập tại
.
3. Ban Kinh tế Trung ương (2017), Việt Nam với cuộc Cách mạng Công nghiệp
lần thứ tư. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
4. Bộ Chính trị (2019), Nghị quyết Số 50-NQ/TW về “Định hướng hoàn thiện
thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước
ngoài đến năm 2030.
5. Bộ Chính trị (2019), Nghị quyết Số 52-NQ/TW về “Một số chủ trương, chính
sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Cục Đầu tư nước ngoài (2020), Báo cáo đánh giá
việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của khu vực FDI thời kỳ 2011-2020 và
phương hướng, mục tiêu của thời kỳ 2021-2030, kế hoạch 5 năm 2021-2025
(Tài liệu phục vụ nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2021-2030).
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Ngân hàng thế giới (2016), Việt Nam 2035 –
Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ, Nhà xuất bản
Hồng Đức.
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Ngân hàng thế giới (2018), Chiến lược và định
hướng thu hút FDI thế hệ mới giai đoạn 2020-2030.
9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Ngân hàng thế giới (2019), Kỷ yếu Diễn đàn cải
cách và phát triển 2019 – Việt Nam: khát vọng thịnh vượng và ưu tiên hành
xii
động, Hà Nội, 9/2019.
10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam – Tầm nhìn và cơ hội mới trong kỷ nguyên mới.
11. Bộ Khoa học và Công nghệ (2019), Tương lai nền kinh tế số Việt Nam:
Hướng tới năm 2030 và 2045, Hội nghị “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới
sáng tạo - Một trụ cột cho Phát triển Kinh tế - Xã hội của Việt Nam”, Hà
Nội.
12. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2021), Kịch bản Biến đổi khí hậu, Nhà xuất
bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
13. Bộ Thông tin và Truyền thông (2020), Cẩm nang chuyển đổi số (2020), Tái
bản lần thứ hai.
14. Cao Thị Hồng Vinh (2017), Mối quan hệ qua lại giữa nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) và phát triển bền vững của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ.
15. Cơ quan Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung Úc
– CSIRO (2019), Tương lai nền kinh tế số Việt Nam – Hướng tới năm 2030
và 2045.
16. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2016), Tổng luận “Cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, số 8, Tổng luận Khoa học - Công nghệ -
Kinh tế năm 2016.
17. Dương Văn An (2018), Chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài – Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, NXB Sự Thật, Hà Nội, tr.36, 40.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, NXB Sự Thật, Hà Nội, tr.45, 83-84, 106.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.65.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.23, 26.
xiii
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.204-205.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.84.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.108.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội
2021 - 2030.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.130.
28. Đoàn Vân Hà (2019), Kinh nghiệm của Singapore về cải thiện môi trường
đầu tư thu hút FDI vào R&D, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, số
200 + 201- tháng 1&2. 2019.
29. Đoàn Vân Hà (2018), Thu hút FDI trong lĩnh vực R&D kinh nghiệm từ châu
Âu, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 16 tr.63-65.
30. Đỗ Mỹ Dung (2018), Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và những tác động
đến Việt Nam năm 2018, Kỷ yếu Hội thảo Kinh tế Việt Nam năm 2018 và
triển vọng năm 2019: Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng
trưởng, Hà Nội, tr. 84-94.
31. Hoàng Mạnh Hùng (2018), Phân tích mối quan hệ nhân - quả giữa FDI, tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 21;
tháng 7/2018.
32. Hồ Đình Bảo (2020), Phát triển khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
trong thực hiện chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam, Đề tài khoa
học cấp Nhà nước, Mã số: KX.01.28/16-20.
33. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (2018), Kinh tế xanh cho
phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia – Sự thật, Hà nội.
xiv
34. Hội đồng Lý luận Trung ương (2021), Những Điểm Mới Trong Các Văn
Kiện Đại Hội XIII Của Đảng, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
35. Klaus Schwab (2018), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
36. Lê Thế Mẫu (2020), Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc tác động đến
các nước Đông Nam Á; truy cập tại <
quan-su-nuoc-ngoai/canh-tranh-chien-luoc-my-trung-quoc-tac-dong-den-
cac-nuoc-dong-nam-a-15670.html>.
37. Lê Quốc Hội, Lê Như Quỳnh (2023), Quá trình hoàn thiện chính sách thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, Hội thảo kinh tế lần thứ nhất
tại Đà Nẵng, 3/2023.
38. Luật Đầu tư (Luật số: 61/2020/QH14) ngày 17 tháng 06 năm 2020.
39. Ngân hàng Thế giới (2018), Bước tiến mới – Giảm nghèo và thịnh vượng
chung ở Việt Nam, Báo cáo cập nhật 2018, Hà Nội.
40. Nguyễn Anh Thu, Vũ Thanh Hương (2018), Chiến tranh thương mại Mỹ -
Trung và một số tác động dự đoán, Kỷ yếu Diễn đàn Hội nhập Kinh tế Quốc
tế Việt Nam 2018, Hà Nội, tr.59-71.
41. Nguyễn Chí Dũng (2018), Sau 30 năm thu hút FDI: Bối cảnh mới, phương
thức mới - Nhìn lại 30 năm thu hút FDI ở Việt Nam (1987-2017), Tạp chí
Kinh tế và Dự báo số 26; tháng 9/2018.
42. Nguyễn Đình Liêm (2015), Nghiên cứu, đánh giá đầu tư trực tiếp của Trung
Quốc tại Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra, Đề tài khoa học cấp Bộ,
Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm KHXH.
43. Nguyễn Đông Phong (2020), Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế dựa
trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (innovation) Việt Nam thời kỳ
đến 2030, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Mã số: KX.01.17/16-
20.
44. Nguyễn Hữu Ánh, Đoàn Thanh Nga (2018), Chuyển giá và kiểm soát chuyển
giá tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 9 năm 2018.
45. Nguyễn Kim Bảo (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc từ 1979
xv
đến nay, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
46. Nguyễn Lê Đình Quý (2018), Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ -
Trung đến kinh tế toàn cầu và Việt Nam, Kỷ yếu Diễn đàn Hội nhập Kinh tế
Quốc tế Việt Nam 2018, Hà Nội, tr.73-80.
47. Nguyễn Mại (2018), Chính sách thu hút FDI trong 30 năm (1987-2017), Tạp
chí Kinh tế và Dự báo, số 26, tháng 9/2018.
48. Nguyễn Quang Hồng (2009), Lan tỏa công nghệ qua FDI trong ngành công
nghiệp điện tử của Trung Quốc và Malaysia: Bài học kinh nghiệm cho doanh
nghiệp Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 7(101), 7-2009.
49. Nguyễn Quang Thái, Bùi Kiều Anh, Bùi Trinh (2019), Một góc nhìn khác về
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 16; tháng
6/2019.
50. Nguyễn Thạc Hoát (2019), Giải pháp chủ yếu thu hút và nâng cao hiệu quả
quản lý Nhà nước các dự án đầu tư từ nước ngoài trên địa bàn Hà Nội đến
2025, Đề tài khoa học cấp Thành phố (Hà Nội), Mã số: 01X-10/03-2017-2.
51. Nguyễn Thị Thu Hằng (2019), Giải pháp thu hút FDI vào Việt Nam trong
thời gian tới, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 16; tháng 6/2019.
52. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2015), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Thực
trạng, hiệu quả điều chỉnh chính sách, NXB Lao động, Hà Nội.
53. Nguyễn Thu Hạnh (2010), Điều chỉnh chính sách FDI của Trung Quốc: Bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và
Kinh doanh, số 26 (2010), tr.271-274.
54. Nguyễn Thường Lạng, Vũ Khánh Thịnh (2020), Xuất khẩu dựa trên đầu tư
nước ngoài: Kinh nghiệm của Trung Quốc đối với Việt Nam, Tạp chí Công
Thương, số 23, tháng 9/2020.
55. Nguyễn Viết Thông (2020), Tác động của đại dịch COVID-19 và những vấn
đề đặt ra đối với định hướng phát triển đất nước trong giai đoạn mới, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Hội đồng Lý luận TW, Mã số: KHBĐ
(2020)-09.
56. Phạm Chí Trung (2018), Chuyển giao công nghệ từ FDI: Cần một chiến lược
xvi
thu hút mới, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 10 năm 2018.
57. Phan Hữu Thắng (2018), FDI - Đồng tiền “hai mặt”, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
58. Phan Hữu Thắng (2018), FDI với định hướng thu hút công nghệ cao, Tạp chí
Kinh tế và Dự báo, số 26; tháng 9/2018.
59. Phan Thị Thùy Trâm (2010), Kinh nghiệm xúc tiến đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở một số nước khu vực Đông Á và bài học cho Việt Nam, Luận án Tiến
sĩ kinh tế.
60. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2016), Báo cáo thường niên
Doanh nghiệp Việt Nam năm 2015, Hà Nội.
61. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2021), Đầu tư trực tiếp của
Australia tại Việt Nam: Đánh giá hiệu quả thực tế và Những giải pháp chính
sách, NXB Công Thương.
62. Phùng Xuân Nhạ (2010), Điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài
ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội.
63. Tạ Thị Đoàn (2020), Quan điểm về phát triển FDI ở Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập và kỷ nguyên FTA thế hệ mới, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 14;
tháng 5/2020.
64. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê hàng năm.
65. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN về phê duyệt
Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm
2020, Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2007.
66. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về Chính sách
khuyến khích phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ, Hà Nội, ngày 24
tháng 02 năm 2011.
67. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2471/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến
lược Xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm
2030, Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2011.
68. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc Ban
xvii
hành Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020, Hà
Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2015.
69. Trang web của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021). Truy
cập tại: .
70. Trần Anh Tuấn, Trịnh Hải Yến (2020), Pháp luật Việt Nam về đầu tư nước
ngoài, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong thời kỳ đổi mới (Sách
chuyên khảo), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
71. Trần Quang Nam (2010), Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách Nhà nước
đối với kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Luận án tiến
sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
72. Trần Quốc Toản (2019), Thể chế phát triển nhanh - bền vững: Kinh nghiệm
quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong giai đoạn mới (Sách
tham khảo), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
73. Trần Thị Vân Hoa (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0 vấn đề đặt ra cho
phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế ở Việt Nam, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
74. Trương Bá Tuấn (2018), Cơ sở lý luận và định hướng hoàn thiện chính sách
ưu đãi thuế tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Tài chính.
75. UNDP (2021), Cập nhật xếp hạng chỉ số HDI. Truy cập tại:
.
76. V.I Lênin Toàn tập, tập 27; NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005.
77. Võ Thị Vân Khánh (2016), Thái Lan: Điểm sáng thu hút vốn FDI vào khu
công nghiệp, Tạp chí Tài chính, tháng 7/2016.
Tài iệu th khảo tiếng Anh:
78. ADB (2021), Asian Development Outlook 2021 Update – Transforming
Agriculture in Asia, September 2021.
79. Andrew Lymer & John Hasseldine (2002), The International Taxation
System, Springer Science & Business Media, 2002.
80. Asian Development Bank (2016), Asian Economic Integration Report,
Publication Stock No. RPT168560-2.
xviii
81. Dinkar Nayak & Rahul N. Choudhury (2014), A selective review of foreign
direct investment theories, ARTNeT Working Paper Series, No. 143, Asia-
Pacific Research and Training Network on Trade, Bangkok.
82. Doan Thi Thanh Hoa, Jan-Yan Lin (2016), Provincial Governance and
Foreign Direct Investment in Vietnam: An empirical study at sub nation
level, International Journal of Business and Applied Social Science, 2 (2016)
5.
83. IMF (1993), Balance of Payments Manual (The fifth edition).
84. IPCC (2021), Climate Change 2021: The Physical Science Basis (AR6-
WGI), Contribution of working group I to the sixth assessment report of the
intergovernmental panel on climate change, 2021.
85. Jing Zhang (2014), Foreign direct investment, governance and the
environment in China: Regional Dimensions, Palgrave Macmillan, 2013th
edition (January 2014).
86. Klaus Schwab (2016), The Fourth Industrial Revolution, Penguin UK, 2017.
87. Mohammad Sharif Karimi, Zulkornain Yusop and Siong Hook Law (2010),
Location Decision for Foreign Direct Investment in ASEAN Countries: A
TOPSIS Approach, International Research Journal of Finance and
Economics. ISSN 1450-2887 Issue 36 (2010).
88. OECD (2008), Benchmark Definition of Foreign Direct Investment, Fourth
Edition.
89. OECD (2020), Multi-dimensional Review of Vietnam: Towards an
Intergrated, Transparent and Sustainable Economy, OECD Development
Pathways, OECD Publishing.
90. OECD (2021), OECD Investment Policy Reviews: Thailand, OECD
Investment Policy Reviews, OECD Publishing,
https://doi.org/10.1787/c4eeee1c-en.
91. OECD (2022), International investment implications of Russia’s war against
Ukraine. OECD Publishing, Paris, https://doi.org/10.1787/a24af3d7-en.
xix
92. Our World in Data (2022). Coronavirus Pandemic (COVID-19). Website:
https://ourworldindata.org/coronavirus#explore-the-global-situation.
93. Ourvashi Bissoon (2011), Can better institutions attract more foreign direct
investment (FDI)? Evidence from developing countries, International
Conference on Applied Economics – ICOAE 2011.
94. Oxford (2012), The Oxford Handbook of the Digital Economy, Oxford
University Press.
95. Pham Thi Hong Hanh (2020), Determinants of FDI into China and Vietnam:
A Comparative Study, Korea and the World Economy, Vol. 21, No. 1 (April
2020), pp. 35-73.
96. Raeskyesa, Dewa Gede Sidan; Suryandaru, Reinardus Adhiputra (2020),
Competitiveness and FDI inflows in ASEAN member countries,
International Journal of Business and Economic Sciences Applied Research,
Vol. 13, Iss. 1, pp. 14-20.
97. Rattiya Ratiphokhin (2011), Empirical Analysis of the Determinants of FDI
in Thailand – A Case Study of FDI from Singapore, Södertörn University,
Department of Economics, Master Thesis 30 credits (Spring 2011).
98. Rozenberg, J. and Hallegatte, S. (2016), Climate Change and Poverty in
Vietnam: Modeling the Impacts of Climate Change on Future Vietnamese
Households a Micro-Simulation Approach, Policy Research Working Paper
7766, World Bank.
99. Trang web của Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc. Truy cập tại:
.
100. Trang web của Cục Thống kê Singapore. Truy cập tại:
.
101. Trang web của Văn phòng Thống kê quốc gia Thái Lan (NSO). Truy cập tại:
.
102. Trang web về số liệu FDI trên thế giới của UNCTAD. Truy cập tại:
<https://unctadstat.unctad.org/wds/TableViewer/tableView.aspx?ReportId=9
xx
6740>.
103. UNCTAD (1991-2015), World Investment Report 1991 – 2015, United
Nations - New York and Geneva., 1991.
104. UNCTAD (2016), World Investment Report 2016 - Investor nationality:
PolIcy challenges, United Nations - New York and Geneva, 2016.
105. UNCTAD (2017), World Investment Report 2017: Investment and the
Digital Economy, United Nations - New York and Geneva, 2017.
106. UNCTAD (2018), World Investment Report 2018: Investment and New
Industrial Policies, United Nations - New York and Geneva, 2018.
107. UNCTAD (2019), World Investment Report 2019 – Special Economic Zones,
United Nations - New York and Geneva, 2019.
108. UNCTAD (2020), World Investment Report 2020 – International Production
beyond the Pandemic, United Nations - New York and Geneva, 2020.
109. UNCTAD (2021), ASEAN Investment Report 2020-2021 – Investing in
Industry 4.0. Website: https://unctad.org/webflyer/asean-investment-report-
2021.
110. UNCTAD (2021), World Investment Report 2021 - Investing in sustainable
recovery, United Nations - New York and Geneva, 2021.
111. UNCTAD (2022), World Investment Report 2022 - International Tax
Reforms and Sustainable Investment, United Nations - New York and
Geneva, 2022.
112. UNCTAD (2023), World Investment Report 2023: Investing in sustainable
energy for all, United Nations - New York and Geneva, 2023.
113. Vial, Gregory (2019), Understanding digital transformation: A review and a
research agenda, The Journal of Strategic Information Systems, 28.
10.1016/j.jsis.2019.01.003.
114. WEF (2013), Foreign Direct Investment as a Key Driver for Trade, Growth
and Prosperity: The Case for a Multilateral Agreement on Investment,
Geneva, Switzerland, 2013.
115. WEF (2015), The Case for Trade and Competitiveness, Geneva, Switzerland,
xxi
September 2015.
116. WEF (2019), The Global Competitiveness Report. Website:
www.weforum.org.
117. WEF (2020), Digital FDI: Policies, regulations and measures to attract FDI
in the digital economy, Geneva, Switzerland, September 2020.
118. WEF (2020), Facilitation 2.0: Trade and Investment in the Digital Age,
Geneva, Switzerland, October 2020.
119. WEF (2020), Global Future Council on International Trade and Investment -
International Investment in the Age of Geopolitical Competition,
Technological Change and Trade Confrontation, Geneva, Switzerland,
January 2020.
120. WEF, ADB (2017), ASEAN 4.0: What does the Fourth Industrial Revolution
mean for regional economic integration? Publication Stock No. TCS179126-
2, November 2017.
121. WIPO (2022), World Intellectual Property Indicators 2022, Geneva, 2022.
122. World Bank (2019), Doing Business 2019: Training for Reform,
Washington, DC: World Bank.
123. World Bank (2020), Doing business 2020: Comparing Business Regulation
in 190 Economies, Washington, DC: World Bank.
124. World Bank (2022), The Impact of the War in Ukraine on Global Trade and
Investment, Washington, DC.
125. World Intellectual Property Organization (2021), Global Innovation Index
2021 – Tracking Innovation through the COVID-19 Crisis, 14th edition,
Geneva 20, Switzerland.
126. World Trade Organization (2016), WTO Trade Monitoring Report. Geneva
21, Switzerland.
xxii
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Bui Kieu Anh (2022), Global Foreign Direct Investment Context and Orientation of
Solutions for FDI in Vietnam in the Context of COVID-19 Pandemic, 45th Conference of
the Federation of ASEAN Economic Associations, 25-26/11/2022, Ha Noi, Viet Nam (dịch:
Bức tranh FDI toàn cầu và định hướng giải pháp thu hút FDI ở Việt Nam trong bối cảnh
đại dịch COVID-19, Hội thảo khoa học quốc tế thường niên có phản biện của Liên đoàn
các Hội Kinh tế ASEAN).
2. Bùi Kiều Anh (2022), Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái
Lan, Singapore và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Kinh tế tài chính Việt Nam, số 3(42),
tháng 6/2022, tr. 49-59.
3. Bùi Kiều Anh, Lê Minh Sơn (2021), Vai trò của thể chế trong thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài, Tạp chí Kinh tế Tài chính Việt Nam, số 2(35), 04/2021, tr.3-14.
4. Le Minh Son & Bui Kieu Anh (2020), Determinants of Economic Growth in the
Mekong Delta Provinces, Can Tho University Journal of Science, Vol. 12, No. 1, pp. 16-29
(dịch: Các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh vùng ĐBSCL, Tạp chí
Khoa học ĐH Cần Thơ) (Phần “Đầu tư” trang 20,21 và “FDI” trang 26, 27).
5. Nguyễn Quang Thái, Bùi Kiều Anh, Bùi Trinh (2019), Một góc nhìn khác về khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 16, tháng 6/2019 (698), tr.18-21.
6. Bui Kieu Anh, Nguyen Quang Thai, Bui Trinh (2019), Foreign Direct Investment (FDI)
in Vietnam Economy, Theoretical Economics Letters, 2019, 9, 986-998 (dịch: Đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Tạp chí khoa học quốc tế Theoretical Economics Letters).
7. Bui Kieu Anh (2018), Foreign Direct Investment (FDI) in Transition Economies and
Vietnam, 43rd Conference of the Federation of ASEAN Economic Associations, 09-
10/11/2018, Quezon City, The Phillippines (dịch: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
và các nền kinh tế chuyển đổi, Hội thảo khoa học quốc tế thường niên có phản biện của
Liên đoàn các Hội Kinh tế ASEAN).
8. Bùi Kiều Anh (2018), Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động lan toả ở Việt Nam, Tạp
chí Kinh tế tài chính Việt Nam, số 4(19), tháng 8/2018, tr. 65-76.
xxiii
PHỤ LỤC
Phụ lục A. FDI ở Trung Quốc theo ĩnh vực và theo đối tác đầu tư
Vào giai đoạn đầu 1979-1984, nguồn vốn FDI vào Trung Quốc còn thấp vì
đây là giai đoạn thăm dò68. Giai đoạn 1985-1989, Trung Quốc bắt đầu xem xét việc
sử dụng hiệu quả dòng vốn FDI vào trước đó và hoàn thiện hơn nữa môi trường đầu
tư69. Tháng 4/1990, sau khi tổng kết kinh nghiệm 10 năm thu hút vốn FDI và tham
khảo kinh nghiệm quốc tế, Trung Quốc đã sửa đổi luật Liên doanh Trung Quốc -
nước ngoài của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa công bố năm 1979. Do vậy, giai
đoạn 1990-1994, Trung Quốc ghi nhận kết quả ấn tượng trong thu hút FDI70. Trong
5 năm tiếp theo từ 1995 đến năm 1999, nguồn vốn FDI vào Trung Quốc cũng không
ngừng tăng lên71. Từ năm 2000 đến nay, nguồn vốn FDI vào Trung Quốc có xu
hướng tăng. Theo số liệu của UNCTAD, năm 2016 là năm có lượng FDI toàn cầu
lớn nhất, lượng FDI vào Trung Quốc mới chỉ bằng khoảng 1/3 của Mỹ, nhưng đến
năm 2022 đã vượt lên chiếm hơn 66% của Mỹ (Bảng A1).
Bảng A1. Vốn FDI của các nền kinh tế trên thế giới
Nă 2010 Nă 2016 Nă 2022
Quy mô
(Triệu
USD)
Cơ
cấu
(%)
Quy mô
(Triệu
USD)
Cơ
cấu
(%)
Quy mô
(Triệu
USD)
Cơ
cấu
(%)
Thế giới 1.393.729 100,0 2.065.238 100,0 1.295.000 100,0
1. Các nước phát triển 707.368 50,75 1.344.533 65,1 378.000 29,2
Mỹ 198.049 14,21 459.419 22,2 285.000 22,0
2. Các nước đ ng phát
triển
622.537 44,67 653.885 31,7 916.000 70,8
68 Theo thống kê của Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc, giai đoạn này có 3.724 dự án đầu tư nước ngoài
được phê chuẩn, số vốn đăng ký và vốn thực hiện tương ứng là 9,75 và 4,1 tỷ USD.
69 Nguồn vốn FDI vào Trung Quốc thời kỳ này là 18.528 dự án (gấp gần 5 lần so với thời kỳ trước) với 24,27
tỷ USD vốn đăng ký và 13,1 tỷ USD vốn thực hiện (Cục Thống kê Nhà nước TQ).
70 Có 200.001 dự án tương đương 270,81 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 80,14 tỷ USD (Cục Thống kê NN TQ).
71 Có 119.285 dự án tương đương 308,89 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 210,29 tỷ USD (Cục Thống kê NN TQ).
xxiv
Châu Á 412.815 29,62 479.818 23,2 662.000 51,1
Trung Quốc 114.734 8,23 133.711 6,5 189.000 14,6
Đông Nam Á 113.006 8,11 113.741 5,5 223.000 17,2
Thái Lan 14.555 1,04 2.491 0,12 10.034 0,8
Singapore 57.460 4,12 70.221 3,40 141.000 10,9
3. Các nền kinh tế
chuyển đ i Đ ng Âu -
Liên X (cũ)
63.825 4,58 66.819 3,24 - -
Nguồn: UNCTAD (2023)
- Vốn FDI ở Trung Quốc phân theo ngành:
Cơ cấu FDI theo ngành, lĩnh vực mặc dù có sự chuyển dịch nhưng từ 2010
đến nay, ngành chế biến, chế tạo vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong FDI thu hút vào
Trung Quốc. Theo số liệu mới nhất của Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc, năm
2021, tỷ trọng FDI trong ngành chế biến chế tạo là 18,6%; tiếp đó là lĩnh vực dịch
vụ cho thuê và kinh doanh (18,3%); bất động sản (13%); nghiên cứu khoa học
(8,6%),...
Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tuy đứng đầu nhưng tỷ trọng đã giảm đáng
kể, từ gần 47% năm 2010 xuống còn 18,6% năm 2021. Bất động sản cũng có xu
hướng giảm, từ 22,7% năm 2010 xuống còn 13% năm 2021. Mặt khác, dịch vụ cho
thuê và kinh doanh, lĩnh vực công nghệ thông tin và nghiên cứu khoa học đều ghi
nhận mức tăng đáng kể trong tỷ trọng vốn FDI (tăng lần lượt gấp 2,7 và 6,6 lần so
với năm 2010) (Hình A1). Có thể thấy rằng, sự chuyển dịch dòng vốn FDI của
Trung Quốc có chịu ảnh hưởng của thay đổi cơ cấu kinh tế do nước này đang tập
trung phát triển các ngành dịch vụ hiện đại và các ngành công nghiệp công nghệ cao.
xxv
H nh A1. Cơ cấu vốn FDI theo ngành ở Trung Quốc gi i đoạn 2010-2021
Nguồn: Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc
- Vốn FDI ở Trung Quốc phân theo đối tác đầu tư:
Sau khi gia nhập WTO năm 2002, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã đầu tư
vào Trung Quốc. Nhìn chung, các đối tác đầu tư vào Trung Quốc khá đa dạng,
nhưng phần lớn tập trung ở khu vực châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Mỹ Latinh. Trong
những năm gần đây, số lượng dự án đến từ Mỹ và Châu Âu đã gia tăng đáng kể,
nhiều quốc gia Âu - Mỹ đứng trong top 10 các đối tác đầu tư vào Trung Quốc. Tuy
nhiên, dòng vốn FDI đến từ Châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Trong giai đoạn 2010-
2020, Hồng Kông vẫn là nhà đầu tư lớn nhất, chiếm khoảng 65-70% tổng vốn FDI
thực hiện ở Trung Quốc, theo sau là Singapore và quần đảo Virgin (do có một
lượng lớn Hoa Kiều sinh sống) (Bảng A2).
46,9
31,3
18,6
6,7
8,0
18,3
22,7
23,0
13,0
1,9
3,6
12,6
2,4
3,0 11,1
6,2
9,5
9,2
13,1
21,7 17,1
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2010 2015 2021
Chế biến, chế tạo Dịch vụ cho thuê và kinh doanh
Bất động sản Nghiên cứu khoa học
IT, dịch vụ phần mềm Bán buôn, bán lẻ
Các ngành khác
xxvi
Bảng A2. Top 10 nền kinh tế đầu tư ớn nhất vào Trung Quốc (Triệu USD)
Xếp
hạng
Nă 2010 Nă 2015 Nă 2018
Nền kinh tế Quy mô Nền kinh tế Quy mô Nền kinh tế Quy mô
1
Hồng Kông
(TQ)
60566,8
Hồng Kông
(TQ)
86386,7
Hồng Kông
(TQ)
89917,2
2
Quần đảo
Virgin
10447,3
Quần đảo
Virgin
7387,8 Singapore 5210,2
3 Singapore 5428,2 Singapore 6904,1
Quần đảo
Virgin
7387,8
4 Nhật Bản 4083,7 Hàn Quốc 4034,0 Hàn Quốc 4666,9
5 Hoa Kỳ 3017,3 Nhật Bản 3195,0
Quần đảo
Cayman
4068,3
6 Hàn Quốc 2692,2 Hoa Kỳ 2088,9 Nhật Bản 3797,8
7
Quần đảo
Cayman
2498,8 Samoa 1991,1 Đức 3674,3
8 Đài Loan (TQ) 2475,7 Đức 1556,4 Hoa Kỳ 2689,3
9 Samoa 1773,3 Đài Loan (TQ) 1537,1
Vương Quốc
Anh
2481,6
10 Pháp 1238,2
Quần đảo
Cayman
1444,5 Samoa 1554,2
Nguồn: Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, năm 2020, mức đầu tư của 15 nền kinh tế
hàng đầu vào Trung Quốc đã tăng 6,4% so với năm 2019, chiếm 98% tổng vốn FDI
của Trung Quốc. Trong số các nhà đầu tư lớn, Hà Lan và Anh là hai quốc gia có
vốn đầu tư vào Trung Quốc tăng lần lượt 47,6% và 30,7%. Bên cạnh đó, một số nền
kinh tế phát triển khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức,... gia tăng đầu tư FDI
vào Trung Quốc. Các doanh nghiệp từ các nền kinh tế này đem đến Trung Quốc
không chỉ vốn đầu tư, mà còn công nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến.
xxvii
Phụ lục B. FDI ở Thái L n theo ĩnh vực và theo đối tác đầu tư
Trong thời kỳ đầu, thu hút FDI còn khá hạn chế, tuy nhiên từ giữa những
năm 1980, nguồn vốn FDI vào Thái Lan bắt đầu tăng đáng kể do chiến lược tăng
trưởng dựa vào xuất khẩu của chính phủ, đi kèm với việc giảm dần thuế quan và
thuế xuất khẩu. Bên cạnh đó, nguồn vốn FDI cũng tăng sau Hiệp định Plaza năm
198572, dẫn đến sự mất giá của đồng Baht Thái so với đô-la Mỹ và các đồng tiền
châu Á khác. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 đã khiến cho dòng vốn FDI
chảy vào Thái Lan giảm nhẹ, nhưng tăng nhanh trong những năm tiếp theo, trở
thành động lực tăng trưởng cho quốc gia này. Trong giai đoạn 2000-2010, cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-2008 ảnh hưởng đến Thái Lan ít hơn so với các
nước khác trong ASEAN, đặc biệt là Singapore và Malaysia, do vậy vốn FDI tiếp
tục tăng, năm 2010 đạt mức 14,55 tỷ USD, mức cao nhất trong giai đoạn 10 năm.
Giai đoạn 2010-2022 chứng kiến dòng FDI khá biến động vào Thái Lan, năm 2022
dòng vốn vào Thái Lan đạt trên 10 tỷ USD (Xem bảng A.1).
- Vốn FDI ở Thái Lan phân theo ngành:
Trong những năm gần đây, Thái Lan vẫn được xem là điểm đến đầu tư hấp
dẫn do chiến lược thu hút tập trung vào những lĩnh vực quan trọng như các dự án
chế tạo có giá trị gia tăng cao, lĩnh vực công nghệ cao và sinh thái, đồng thời đơn
giản hóa các thủ tục hành chính. Ngành nghề, lĩnh vực dẫn đầu trong thu hút FDI
của nước này là công nghiệp điện tử, năm 2020 đạt 67.759 triệu Baht, chiếm hơn 24%
tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là hóa chất - nhựa - giấy (21%), máy móc và thiết bị vận
tải (16%) và công nghiệp nhẹ (15%) (Hình B2).
72 Hiệp định Plaza (Plaza Accord) là thỏa ước tài chính được ký ngày 22/9/1985 tại khách sạn Plaza (New
York, Mỹ) bởi nhóm G5 khi đó gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp. Nhóm G5 đi đến thỏa thuận giảm giá
đồng đô-la Mỹ so với đồng Yên Nhật và đồng Mác Đức (đơn vị tiền tệ của Cộng hòa liên bang Đức trước khi
đồng Euro có hiệu lực) bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại hối.
xxviii
H nh B2. Cơ cấu vốn FDI củ Thái L n theo ĩnh vực nă 2021 (%)
Nguồn: Văn phòng Thống kê quốc gia Thái Lan (NSO)
- Vốn FDI ở Thái Lan phân theo đối tác đầu tư:
Về đối tác đầu tư, phần lớn vốn FDI vào Thái Lan là do nhóm nhỏ các nhà
đầu tư đến từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và Singapore (chiếm hơn 60% tổng vốn). Trong
những năm gần đây, các nguồn vồn khác từ Hồng Kông (TQ), Canada, Trung Quốc
và Đức đã chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng vốn FDI vào quốc gia này (Hình B1).
Theo thống kê Ủy ban đầu tư Thái Lan (BoI) năm 2020, Nhật Bản vẫn là nhà đầu tư
lớn nhất của Thái Lan với các dự án trị giá 76 tỷ Baht, theo sau là Trung Quốc với
mức đầu tư 31 tỷ Baht và Mỹ với 25 tỷ Baht73.
H nh B1. Các đối tác FDI chủ yếu củ Thái L n nă 2017
Nguồn: OECD Investment Policy Reviews: Thailand (2021)
73
24%
21%
16%
15%
13%
9%
2%
Công nghiệp điện tử
Hóa chất - nhựa - giấy
Máy móc và thiết bị vận tải
Công nghiệp nhẹ
Dịch vụ công
Nông nghiệp
Khai khoáng
41%
14%
9%
7%
6%
5%
3%
15% Nhật Bản
Hoa Kỳ
ASEAN
Hồng Kông
Canada
Trung Quốc
Đức
Khác
xxix
Phụ lục C. FDI ở Sing pore theo ĩnh vực và theo đối tác đầu tư
- Vốn FDI của Singapore phân theo ngành:
Thu hút đầu tư nước ngoài của Singapore luôn gắn liền với chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Lĩnh vực được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
nhiều nhất là dịch vụ tài chính và bảo hiểm (thường chiếm khoảng 50% tổng vốn
đầu tư). Năm 2021, lĩnh vực này có quy mô vốn đạt 1.413,5 tỷ SGD, chiếm 57% tỷ
trọng vốn FDI. Đứng thứ hai là dịch vụ bán buôn và bán lẻ chiếm 14,3% tỷ trọng.
Thứ ba là ngành chế biến, chế tạo chiếm 11,4%, theo sau là các ngành dịch vụ hành
chính và hỗ trợ (9,1%), bất động sản (1,8%) (Bảng C1). Điều này cho thấy có sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu nguồn vốn FDI nói riêng từ ngành
công nghiệp sang ngành dịch vụ của quốc gia này.
Bảng C1. Top 5 ĩnh vực thu hút vốn FDI nhiều nhất của Singapore
STT Lĩnh vực
Nă 2019 Nă 2020 Nă 2021
Quy mô
(Tỷ
SGD)
Tỷ
trọng
(%)
Quy mô
(Tỷ
SGD)
Tỷ
trọng
(%)
Quy mô
(Tỷ
SGD)
Tỷ
trọng
(%)
1 Tài chính và bảo hiểm 1.040,9 54,4 1.189,3 55,5 1.413,5 57,0
2 Bán buôn và bán lẻ 282,8 14,8 317,8 14,8 355,3 14,3
3 Chế biến, chế tạo 222,1 11,6 257,0 12,0 283,1 11,4
4
Các dịch vụ chuyên
nghiệp, hành chính và
hỗ trợ
224,2 11,6 227,6 10,6 226,5 9,1
5 Bất động sản 47,7 2,5 44,8 2,1 44,2 1,8
Nguồn: Cục Thống kê Singapore
- Vốn FDI của Singapore phân theo đối tác đầu tư:
Singapore là điểm đến của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhìn chung, đối tác
chính của quốc gia này là các nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản..., những
nước có nền kinh tế phát triển. Trong đó, Hoa Kỳ là đối tác lớn nhất của Singapore
xxx
với số vốn 597,8 tỷ SGD năm 2021, chiếm 24,1%, tiếp theo là quần đảo Cayman
(11,9%), quần đảo Virgin (7,2%), Nhật Bản (6,3%), Béc-mu-đa (5,1%) và Vương
quốc Anh (4,7%) (Hình C1). Đây cũng là các nhà đầu tư chiến lược mà Singapore
hướng tới nhằm tranh thủ nguồn vốn đầu tư chất lượng, thu hút được công nghệ, kỹ
thuật và trình độ quản lý cao của họ.
Hình C1. Top 10 nền kinh tế đầu tư FDI ớn nhất vào Sing pore nă 2021
Nguồn: Cục Thống kê Singapore
79,8
87,9
91,1
93,1
115,4
126,9
155,4
178,8
294,0
597,8
Lúc-xăm-bua
Thụy Sỹ
Ca-na-đa
Hồng Kông
Vương quốc Anh
Béc-mu-đa
Nhật Bản
Quần đảo Virgin (Anh)
Quần đảo Cayman
Hoa Kỳ
Đơn vị: Tỷ SGD