Người đánh giá là GV giảng dạy và các GV dự giờ dựa trên các bảng kiểm
quan sát (đã trình bày ở Chương 2). Trên thực tế, việc đánh giá được năng lực
của HS là rất khó khăn và cần một quá trình để hình thành ở người học những
năng lực trên. Do vậy, chúng tôi chỉ tập trung vào quan sát những biểu hiện là
những dấu hiệu tích cực cho thấy việc học tập theo định hướng giáo dục STEM
đã tạo cho HS một môi trường rất tự nhiên để các em bộc lộ những nhu cầu
trong giao tiếp và hợp tác, những tình huống cần vận dụng kiến thức để giải
quyết và thách thức những ý tưởng sáng tạo của HS. Trong 3 tiết TN, chúng tôi
quan sát kĩ các nhóm HS, ghi chép các tình huống có vấn đề mà các em gặp
phải và cách thức các em giải quyết, sự phân công công việc của các thành viên
trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung, sự chia sẻ các giải pháp ở các
nhóm để làm cơ sở đánh giá
192 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 880 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Dạy học môn công nghệ phổ thông theo định hướng giáo dục Stem, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông đồng thuận. Cụ thể một câu hỏi xin ý kiến chuyên gia
được cho là “Đồng ý” khi có giá trị tính toán TB hoặc Trung vị ≥ 3 và ĐLC là
< 1. Câu hỏi được coi là “Không đồng ý” khi có giá trị tính toán TB hoặc Trung
137
vị ≤ 2 và ĐLC < 1. Trong trường hợp nếu câu hỏi có câu trả lời của các chuyên
gia là “Không có ý kiến” có tỉ lệ cao thì có thể xem xét để xin ý kiến lại.
3.2.4. Đánh giá kết quả
3.2.4.1. Ý kiến chuyên gia về cơ sở lí luận của đề tài
Kết quả xin ý kiến chuyên gia về cơ sở khoa học của dạy học môn
Công nghệ theo định hướng giáo dục STEM được thể hiện ở Bảng 3.8, Bảng
3.9, Bảng 3.10.
Bảng 3.8. Ý kiến chuyên gia về cơ sở khoa học của dạy học môn Công nghệ
theo định hướng giáo dục STEM
STT Cơ sở khoa học giáo dục
STEM
Số
lượng
(n)
TB/
Trung
vị
ĐLC/
25% - 75%
%
Đồng
ý
P
1 Tích hợp và dạy học tích hợp 15 3,53 0,52 100 0,050a
2 Dạy học định hướng năng lực 15 3,53 0,52 100 0,050a
3 Dạy học định hướng hành
động
15 3,33 0,72 86,7 0,166
a
4 Nội hàm các lĩnh vực Khoa
học, Công nghệ, Kĩ thuật và
Toán học trong chương trình
giáo dục phổ thông Việt Nam
12 3,17 0,72 83,3 0,399
a
5 Thiết kế kĩ thuật 13 3,00 3,00 - 4,00 83,6 0,041b
a
Biến theo phân phối chuẩn biểu diễn dưới dạng TB ± ĐLC.
b
Biến không theo phân phối chuẩn biểu diễn dưới dạng trung vị (25% - 75%).
Từ Bảng 3.8 cho thấy, các chuyên gia được hỏi đều đồng ý rằng: các lí
thuyết về tích hợp và dạy học tích hợp, về dạy học định hướng năng lực, dạy
học định hướng hành động, nội hàm kiến thức các môn học thuộc lĩnh vực
Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học trong chương trình giáo dục phổ
138
thông ở Việt Nam và lí thuyết về thiết kế kĩ thuật là cơ sở khoa học của dạy học
môn Công nghệ theo định hướng giáo dục STEM. Các chuyên gia nhấn mạnh
tư tưởng của dạy học theo quan điểm STEM là dựa trên sự kết nối kiến thức các
lĩnh vực chuyên môn khác nhau: Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học
cũng như gắn với các tình huống thực tiễn. Muốn phát huy hiệu quả thì cần dạy
học theo kiểu tích hợp. Vì thế muốn dạy học Công nghệ theo định hướng giáo
dục STEM thì phải tổ chức dạy học theo định hướng tích hợp. Mục tiêu của
giáo dục STEM là phát triển năng lực. Năng lực muốn hình thành và phát triển
cần phải có môi trường và các biện pháp để tạo ra và duy trì môi trường đó.
Trong dạy học theo quan điểm STEM nội dung và PPDH không giới hạn trong
dạy học lí thuyết mà có sự liên kết giữa lí thuyết và thực hành giữa tư duy và
hành động.
Bảng 3.9. Ý kiến chuyên gia về đặc điểm của giáo dục STEM
ST
T
Đặc điểm giáo dục STEM Số
lượng
(n)
TB/
Trung
vị
ĐLC/
25% -
75%
Đồng
ý (%)
P
6 Về bản chất là dạy học tích
hợp nhưng đặc điểm cơ bản
của giáo dục STEM là chỉ bàn
đến tích hợp các nội dung
thuộc các lĩnh vực Khoa học,
Công nghệ, Kĩ thuật và Toán
học.
15 3,47 0,52 100 0,050
a
7 Là hoạt động định hướng thực
hành và định hướng sản phẩm
14 3,43 0,76 85,7 0,069
a
8 Định hướng hứng thú 13 3,00 3,00 - 4,00 92,3 0,026
b
139
9 Là hoạt động dạy học nhằm
cho hoạt động trí óc và chân
tay kết hợp với nhau một cách
chặt chẽ, bên cạnh đó còn giúp
giải phóng năng lượng, thần
kinh, cơ bắp của người học
12 3,00 3,00 - 4,00 100 0,005
b
10 Là quan điểm dạy học tích cực
hóa HS và tiếp cận toàn thể
14 3,00 3,00 - 4,00 92,3 0,028
b
11 Giáo dục STEM là nhấn mạnh
việc học tập trong những điều
kiện phức hợp nhưng vẫn đảm
bảo việc nắm vững những kiến
thức cơ bản, rèn luyện những
kĩ năng cơ bản
12 3,00 3,00 - 4,00 100 0,031
b
a
Biến theo phân phối chuẩn biểu diễn dưới dạng TB ± ĐLC.
b
Biến không theo phân phối chuẩn biểu diễn dưới dạng trung vị (25% - 75%).
Kết quả Bảng 3.9 trình bày ý kiến chuyên gia về đề xuất về những đặc
điểm của giáo dục STEM với các câu hỏi xin ý kiến 6, 7, 8, 9, 10, 11. Theo
phân tích ý kiến các chuyên gia cho từng câu hỏi đều nhận được các giá trị TB
hoặc trung vị ≥ 3 và % các chuyên gia đồng ý từ 85,7% - 100%. Như vậy, đặc
điểm của giáo dục STEM được trình bày trong nghiên cứu này là có ý nghĩa.
Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng trong dạy học theo quan điểm STEM
người học thực hiện các nhiệm vụ phức hợp, trong quá trình đó có sự kết hợp
giữa hoạt động trí học và hoạt động tay chân tư duy và hành động. Tuy nhiên,
cần làm rõ nội dung biểu đạt “ bên cạnh đó còn giúp giải phóng năng lực, thần
kinh, cơ bắp của người học”. Hơn nữa trong dạy học STEM, việc nhấn mạnh
đơn phương dạy học tích hợp và các tình huống phức hợp có thể dẫn đến sự
quan tâm không đầy đủ đến các kiến thức nền tảng, hệ thống.
140
Bảng 3.10. Ý kiến chuyên gia về tiêu chí xây dựng chủ đề giáo dục STEM
STT Tiêu chí xây dựng chủ đề
giáo dục STEM
Số
lượng
(n)
TB/
Trung
vị
ĐLC/
25% -
75%
Đồng
ý (%)
P
13 Chủ đề STEM nhằm giải
quyết các vấn đề trong thế
giới thực
15 3,00 3,00 - 4,00 100 0,004b
14 Chủ đề STEM phải hướng
tới việc HS vận dụng các
kiến thức trong lĩnh vực
STEM để giải quyết.
14 3,50 0,52 100 0,091a
15 Chủ đề STEM định hướng
thực hành
15 3,13 0,64 86,7 0,10a
16 Chủ đề STEM hướng tới
làm việc nhóm giữa các HS
14 3,14 0,66 85,7 0,162a
a
Biến theo phân phối chuẩn biểu diễn dưới dạng TB ± ĐLC.
b
Biến không theo phân phối chuẩn biểu diễn dưới dạng trung vị (25% - 75%).
Về các tiêu chí xây dựng chủ đề giáo dục STEM, các chuyên gia thể hiện
sự đồng thuận cao với nội dung được trình bày trong đề tài. Vận dụng kến thức
STEM để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong thế giới thực là mục tiêu quan
trọng của giáo dục STEM nên khi xây dựng chủ đề đây là những tiêu chí rất
quan trọng. Làm việc nhóm là hình thức làm việc phù hợp trong việc giải quyết
các nhiệm vụ phức hợp gắn với thực tiễn, tuy nhiên một số chuyên gia cũng lưu
ý, có những nội dung giáo dục STEM không nhất thiết phải dạy học theo nhóm.
Kết quả ý kiến chuyên gia về nguyên tắc dạy học môn Công nghệ theo
định hướng giáo dục STEM được thể hiện ở bảng 3.11
141
Bảng 3.11. Ý kiến chuyên gia về nguyên tắc dạy học môn Công nghệ theo định
hướng giáo dục STEM
STT Nguyên tắc dạy học Số
lượng
(N)
TB/
Trung vị
ĐLC/
25% - 75%
%
Đồng
ý
P
17 Xây dựng nội dung phải huy
động kiến thức tổng hợp của
các môn học thuộc lĩnh vực
STEM
14 3,29 0,61 92,8 0,108
a
18 Các chủ đề giáo dục STEM
phải có ý nghĩa lí luận và
thực tiễn và phù hợp với
cuộc sống và trải nghiệm
của HS
15 3,33 0,62 93,3 0,122
a
19 Các hoạt động giáo dục
STEM phải đảm bảo tính
vừa sức đối với người học
15 3,50 3,00 - 4,00 100 0,023
b
20 Đảm báo tính hệ thống,
đồng bộ và trọn vẹn về nội
dung dạy học
14 3,21 0,58 92,9 0,055
a
a
Biến theo phân phối chuẩn biểu diễn dưới dạng TB ± ĐLC.
b
Biến không theo phân phối chuẩn biểu diễn dưới dạng trung vị (25% - 75%).
Theo các chuyên gia nguyên tắc dạy học môn Công nghệ theo định
hướng giáo dục STEM phải đảm bảo các nguyên tắc chung của lí luận dạy học
và các nguyên tắc mang tính đặc thù. Thống kê trên cho thấy các chuyên gia
đồng thuận cao với những chủ đề được hỏi liên quan đến các nguyên tắc dạy
học môn Công nghệ theo định hướng giáo dục STEM.
3.2.4.2. Ý kiến chuyên gia về tính khả thi của đề xuất
Kết quả ý kiến chuyên gia về tính khả thi của đề xuất được thể hiện ở
Bảng 3.12. Nội dung xin ý kiến chuyên gia về tính khả thi của đề xuất trong các
chủ đề được hỏi 21, 22, 23, 25 các ý kiến chuyên gia đều đống ý hoặc rất đồng
ý về tính khả thi của đề xuất. Ở chủ đề 24 “Dạy học môn Công nghệ theo định
hướng giáo dục STEM có thể thay thế hoàn toàn cách dạy thông thường” có
142
trung vị trong khoảng 25% - 75% là 2,00. Do vậy, có thể kết luận các chuyên
gia không đồng ý với nhận xét trên bởi dạy học theo định hướng giáo dục
STEM không phải là một lí thuyết toàn năng cho mọi mục tiêu, nội dung và đối
tượng dạy học.
Bảng 3.12. Ý kiến chuyên gia về tính khả thi của đề xuất
STT Tính khả thi
Số
lượng
(N)
TB/
Trung
vị
ĐLC/
25% - 75%
%
Đồng
ý
P
21 Việc dạy học môn Công nghệ phổ
thông nhằm hình thành và phát triển
các năng lực về ngôn ngữ, thiết kế, triển
khai, lựa chọn, đánh giá, và sử dụng
công nghệ cho HS là rất cần thiết.
15 3,50 3,00 - 4,00 100 0,023
b
22 Dạy học môn Công nghệ hiện nay
theo chương trình hiện hành gặp nhiều
khó khăn trong việc phát triển các
năng lực chung và năng lực đặc thù
của môn Công nghệ.
13 3,46 0,52 100 0,080
a
23 Dạy học môn Công nghệ theo định
hướng giáo dục STEM sẽ góp phần
hình thành và rèn luyện các phẩm
chất, năng lực chung, đặc biệt là các
phẩm chất liên quan tới trách nhiệm
với cộng đồng và môi trường tự nhiên,
ý thức tổ chức kỉ luật và tác phong lao
động; và các năng lực chung như giải
quyết vấn đề và sáng tạo, sử dụng
CNTT và truyền thông
14 3,00 3,00 - 4,00 100 0,02
b
24 Dạy học môn Công nghệ theo định
hướng giáo dục STEM có thể thay thế
hoàn toàn cách dạy thông thường.
15 2,00 2,00 - 2,25 26,7 0,006
b
25 Việc xây dựng các chủ để giáo dục
STEM và vận dụng để dạy học một số
nội dung trong môn Công nghệ là khả thi
15 3,50 3,00 - 4,00 100 0,023
b
a
Biến theo phân phối chuẩn biểu diễn dưới dạng TB ± ĐLC.
b
Biến không theo phân phối chuẩn biểu diễn dưới dạng trung vị (25% - 75%).
143
3.2.4.3. Ý kiến của chuyên gia về chủ đề đã xây dựng
Bảng 3.13 trình bày kết quả ý kiến chuyên gia về chủ đề đã xây dựng.
Bảng 3.13. Ý kiến chuyên gia về chủ đề đã xây dựng
STT Ý kiến về chủ đề
Số
lượng
(N)
TB/
Trung vị
ĐLC/
25% - 75%
%
Đồng
ý
P
26 Mục tiêu của chủ đề phù hợp
với nội dung môn học
14 3,14 0,66 85,7 0,162
a
27 Hình thức và nội dung của
chủ đề phù hợp với cơ sở lí
luận được xây dựng trong đề
tài
13 3,00 0,82 84,6 0,059
a
28 Chủ đề rất có ý nghĩa trong
việc khắc sâu kiến thức, hình
thành năng lực và phẩm chất
của HS
15 3,00 3,00 - 4,00 93,4 0,031
b
29 Chủ đề gây được hứng thú
với người học
15 3,00 3,00 - 4,00 100 0,004
b
30 Chủ đề đã xây dựng có tính
khả thi cao khi dạy học
14 3,07 0,62 85,7 0,092
a
a
Biến theo phân phối chuẩn biểu diễn dưới dạng TB ± ĐLC.
b
Biến không theo phân phối chuẩn biểu diễn dưới dạng trung vị (25% - 75%).
Các chuyên gia đồng ý với nhận định rằng mục tiêu của chủ đề là phù
hợp với nội dung môn học bởi các lí thuyết liên quan đến chế tạo ô tô (tự hành)
là nội dung trong chương trình môn Công nghệ. Ô tô chạy điện là một xu
hướng cải cách trong công nghệ chế tạo ô tô hiện nay. Nội dung chủ đề mang
tính phức hợp huy động kiến thức của nhiều môn học thuộc STEM. Chủ đề yêu
cầu người học tự lực thực hiện và đánh giá sản phẩm. Thông qua đó phát triển
144
năng lực vận dụng tổng hợp kiến thức nhiều lĩnh vực để giải quyết một nhiệm
vụ phức hợp. Có sự cộng tác làm việc nhóm. Chủ đề gắn với thực tiễn, khuyến
khích sự sáng tạo. Chủ đề phù hợp với nội dung môn học, có thể vận dụng kiến
thức liên môn trong chương trình dạy học. Vật liệu đơn giản, dễ kiếm và không
tốn kém nhiều kinh phí, một số chi tiết có thể sử dụng lại nhiều lần.
Kết luận chương 3
Trong chương này, nghiên cứu đã tiến hành kiểm nghiệm và đánh giá đề
tài thông qua phương pháp TNSP và xin ý kiến chuyên gia nhằm khẳng định
tính đúng đắn của giả thuyết và tính khả thi của dạy học môn Công nghệ theo
định hướng giáo dục STEM.
TNSP được tiến hành phù hợp với mục tiêu và nội dung chủ đề đã xây
dựng. Kết quả TNSP cho thấy chất lượng của HS sau tác động sư phạm được
nâng lên. Kết quả nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. HS thấy hứng thú và tích cực
hơn trong học tập điều này khẳng định tính khả thi của đề tài.
Kết quả xin ý kiến chuyên gia cho thấy các chuyên gia đồng ý với cơ sở
lí luận mà đề tài đã xây dựng. Các đề xuất của đề tài có tính khả thi cao.
Từ những kết quả trên đã giúp tác giả chỉnh sửa, bổ sung một số nội
dung trong cơ sở lí luận, hoàn thiện thêm các đề xuất của đề tài. Tuy nhiên, để
có thể khẳng định chắc chắn hơn thì cần tiếp tục TN với các đối tượng rộng rãi
hơn nữa và có những điều chỉnh cần thiết.
145
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Luận án đã thực hiện đúng mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, luận
án đã giải quyết được những nhiệm vụ sau:
1.1. X ây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học môn Công nghệ
theo định hướng giáo dục STEM cụ thể: Xác định cơ sở khoa học của dạy học
môn Công nghệ theo định hướng giáo dục STEM; làm rõ khái niệm về giáo dục
STEM trên cơ sở đó xác định bản chất của giáo dục STEM theo cả nghĩa rộng
và nghĩa hẹp, mối quan hệ giữa Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học.
Khảo sát điều tra thực trạng dạy học môn Công nghệ dưới góc độ giáo dục
STEM và nhận thức của GV về giáo dục STEM.
1.2. Đề xuất quy trình tổng quát cho giáo dục môn Công nghệ theo định
hướng giáo dục STEM, đưa ra mô hình phương pháp luận xác định chủ đề giáo
dục STEM. Vận dụng quy trình và mô hình đó để xây dựng và sử dụng thử
nghiệm chủ đề giáo dục STEM để dạy nội dung trong môn Công nghệ 8.
1.3. Tiến hành kiểm nghiệm và đánh giá kết quả nghiên cứu bước đầu
cho thấy tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.
Trong tương lai đề tài sẽ được hoàn thiện theo hướng tiếp tục củng cố
phần cơ sở lí luận. Xây dựng và mở rộng các chủ đề giáo dục STEM mang tính
xuyên suốt giữa các lớp học bậc học. Phát triển các module phục vụ dạy học
STEM chính khóa và ngoại khóa.
2. Khuyến nghị
Để việc triển khai dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong nhà
trường phổ thông nói chung và trong dạy học môn Công nghệ nói riêng đạt hiệu
quả cao cần có sự đầu tư và chỉ đạo mang tính đồng bộ, cụ thể là:
146
2.1. Tăng cường hơn nữa về truyền thông để nâng cao nhận thức của mọi
tầng lớp nhân dân đặc biệt là đội ngũ GV về STEM, một xu thế giáo dục mang
tính tất yếu hiện nay trên thế giới. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang đổi
mới giáo dục và tham gia sâu, rộng vào các tổ chức, hợp tác kinh tế với các
nước trong khu vực và trên thế giới.
2.2. Phát triển quan hệ hợp tác giữa các nhà trường với các tổ chức liên
quan đến STEM.
2.3. Đầu tư cơ sở vật chất xây dựng phòng học bộ môn theo định hướng
STEM.
2.4. Bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ GV về giáo dục STEM.
Song song với đó là việc biên soạn các tài liệu hướng dẫn cụ thể tới từng GV.
2.5. Tiếp tục nghiên cứu và vận dụng quy trình dạy học môn Công nghệ
theo định hướng giáo dục STEM vào các lớp và bậc học khác trong môn Công
nghệ phổ thông ở Việt Nam
2.6. Đưa nội dung về giáo dục STEM và dạy học môn Công nghệ theo
định hướng giáo dục STEM vào chương trình đạo tạo sinh viên ngành Sư phạm
kĩ thuật.
147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Lê Xuân Quang (2013), “Dạy học giải quyết vấn đề trực tuyến”, Tạp chí
Khoa học Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, 58 (6A), tr. 119-124.
2. Lê Xuân Quang, Phan Thanh Toàn (2014), “Một số biện pháp triển khai
nhân tố xã hội trong mô hình đào tạo truy vấn cộng đồng (COI- Community of
inquiry)”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 59 (6BC), tr.
180-186.
3. Lê Xuân Quang (2015), “Giáo dục STEM - Một giải pháp trong xây
dựng, phát triển chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015”, Tạp chí Giáo
dục và Xã hội, 6/2015, tr. 37-39.
4. Le Xuan Quang, Le Huy Hoang, Vu Dinh Chuan
,
Nguyen Hoai Nam,
Nguyen Thi Tu Anh, Vu Thi Hong Nhung (2015),
“Integrated Science,
Technology, Engineering and Mathematics (STEM) education through active
experience of designing technical toys in the Vietnam schools”, British Journal
of Education, Society & Behavioural Science, 11(2).
5. Lê Xuân Quang (2015), “Vài nét về giáo dục STEM ở Mỹ”, Kỉ yếu
hội thảo Quốc gia - Nâng cao năng lực đào tạo GV kĩ thuật tại các trường,
khoa Sư phạm kĩ thuật đáp ứng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, tr. 150-154.
6. Lê Xuân Quang (2016), “Một số vấn đề trong dạy học môn Công nghệ
theo định hướng giáo dục STEM”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, 61 (6B), tr. 211-218.
7. Lê Xuân Quang (2017), “Cơ sở khoa học của dạy học môn Công nghệ
theo định hướng giáo dục STEM”, Tạp chí khoa học dạy nghề, số 43-44/2017,
tr 44-48.
148
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt
[1]. Benrd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014), Lí luận dạy học hiện đại - cơ
sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
[2]. Nguyễn Văn Biên (2015), “Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp về Khoa
học tự nhiên”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, 60
(2), tr. 61-66.
[3]. Bộ giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở
trường THCS, THPT, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[4]. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông.
[5]. Bộ giáo dục và Đào tạo (2014), Đề án đổi mới chương trình và sách giáo
khoa sau 2015 (Bản dự thảo).
[6]. Bộ giáo dục và Đào tạo (2014), Sách giáo khoa Toán 8 - tập 2, NXB
Giáo dục Việt Nam.
[7]. Bộ giáo dục và Đào tạo (2010), Đổi mới kiểm tra đánh giá môn Công
nghệ THCS, Dự án phát triển giáo dục THCS.
[8]. Phan Đức Chính (Tổng chủ biên), Tôn Thân (Chủ biên), Vũ Hữu Bình,
Trần Đình Châu, Ngô Hữu Dũng, Phạm Gia Đức, Nguyễn Duy Thuận
(2014), Sách giáo khoa Toán 8 - tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam.
[9]. Phan Đức Chính (Tổng chủ biên), Tôn Thân (Chủ biên), Nguyễn Huy
Đoan, Lê Văn Hồng, Trương Công Thành, Nguyễn Hữu Thảo (2014),
Sách giáo khoa Toán 8 - tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam.
[10.] Đỗ Mạnh Cường (2011), Năng lực thực hiện và dạy học tích hợp trong
đào tạo nghề, Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục Chuyên nghiệp.
[11]. Dự án Việt Bỉ (2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, NXB
Đại học Sư phạm, Hà Nội.
149
[12]. Dự án Việt Bỉ (2010), Dạy và học tích cực - một số phương pháp và kĩ
thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[13]. Nguyễn Sỹ Đức (Chủ biên), Nguyễn Trọng Đức, Đỗ Ngọc Hồng, Ngô
Văn Hưng, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Trọng Sửu (2009), Tài liệu giáo
dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiểu quả thông qua một số môn học
và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT, Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
[14]. Nguyễn Minh Đường (Tổng chủ biên), Đặng Văn Đào (Chủ biên), Trần
Hữu Quế, Trần Mai Thu, Nguyễn Văn Vận (2014), Sách giáo khoa Công
nghệ 8, NXB Giáo dục Việt Nam.
[15]. E.H.Lim (2014), “Giáo dục ICT và giáo dục STEM qua kinh nghiệm của
Malaysia”, Hội thảo giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ
thông của một số nước và vận dụng và điều kiện của Việt Nam, Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
[16]. Bùi Hiền (2001), Từ điển giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa.
[17]. Nguyễn Kim Hồng, Huỳnh Công Minh Hùng (2013), “Dạy học tích hợp
trong trường phổ thông Autralia”, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP HCM,
(42), tr 7-17.
[18]. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và
sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[19]. Trấn Bá Hoành (2003), Lí luận cơ bản vè dạy và học tích cực, Dự án Đào
tạo GV Trung học cơ sở.
[20]. Dương Giáng Thiên Hương (2009), Dạy học theo cách tiếp cận giải
quyết vấn đề, Luận án tiến sĩ giáo dục học, trường Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
[21]. Nguyễn Văn Khải (2008), Vận dụng TTSPTH vào dạy học Vật lí ở
trường THPT để nâng cao chất lượng giáo dục HS, Báo cáo tổng kết đề
tài khoa học cấp Bộ.
150
[22]. Nguyễn Văn Khôi (2016), Tập bài giảng Thiết kế và Công nghệ, Bài
giảng cho sinh viên khoa Sư phạm Kĩ thuật, Trường Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
[23]. Phan Thanh Long (Chủ biên), Trần Quang Cấn, Nguyễn Văn Diện
(2013), Lí luận giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[24]. Đỗ Quỳnh Mai (2015), Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực
theo quan điểm dạy học phân hóa phần hóa học phi kim ở trường Trung
học phổ thông, Luận án tiến sĩ giáo dục học, ĐHSP Hà Nội.
[25]. Mark Hardman, Alan West (2016), Phương pháp giáo dục theo định hướng
STEM,Online:https://vn.live.solas.britishcouncil.digital/sites/default/files
/stem_approach_adapted_for_leaders_fri.pdf The BSCS 5e Intructional
model: Origins, Effectiveness, and application
[26]. Mark Windale (2016), “Giáo dục STEM bồi dưỡng những nhà đổi mới,
sáng tạo trong tương lai”, Hội thảo Vai trò của nhà nước và các tổ chức
cá nhân có liên quan trong việc xây dựng chiến lược phát triển giáo dục
STEM, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Hội đồng Anh.
[27]. Vũ Quang (Tổng chủ biên), Bùi Gia Thịnh (Chủ biên), Dương Tiến
Khang, Vũ Trọng Rỹ, Trịnh Thị Hải Yến (2014), Sách giáo Vật lí 8,
NXB Giáo dục Việt Nam.
[28]. Dương Tiến Sỹ (2002), “Phương thức và nguyên tắc tích hợp các
môn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”, Tạp chí
giáo dục, (26).
[29]. Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội, Dự báo kinh tế thế giới
đến 2020 và tác động tới triển vọng kinh tế Việt Nam, Số 20- 8/2007.
[30]. Phạm Trung Thanh, Nguyễn Thị Lí (2008), Rèn luyện NVSP thường
xuyên, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[31]. Chu Cẩm Thơ (2016), “Bài học từ thay đổi đào tạo/bồi dưỡng giáo viên
từ ngày hội STEM và ngày toán học mở ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, 61(10), tr. 195- 201.
151
[32]. Đỗ Ngọc Thống (2014), “Chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam
nhìn từ giáo dục STEM”, Kỉ yếu hội thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[33]. Đỗ Hương Trà (Chủ biên), Nguyễn Văn Biên, Trần Khánh Ngọc, Trần
Trung Ninh, Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Vũ
Bích Hiền (2015), Dạy học tích hợp phát triển năng lực HS – Quyển 1
Khoa học tự nhiên, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[34]. Lê Đình Trung, Phan Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng hình
thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, NXB Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
[35]. Đỗ Văn Tuấn (2014), “Những điều cần biết về giáo dục STEM”, Tạp chí
Tin học và Nhà trường, 182.
[36]. Nguyễn Văn Tuấn (2010), Tài liệu tập huấn về phương pháp dạy học
theo hương tích hợp, Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật thành phố Hồ
Chí Minh.
[37]. Từ điển tiếng Việt (1993), NXB Văn hoá, Hà Nội.
[38]. UNESCO (1970), Hội nghị phối hợp trong chương trình của UNESCO,
Pari.
[39]. Vụ Giáo dục Trung học (2015), Một số vấn đề về dạy học tích hợp liên
môn, Tài liệu tập huấn.
[40]. Xavier Roegirs (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát
triển các năng lực ở nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam.
B. Tài liệu tiếng Anh
[41]. Bhef (2006), "The American competitiveness initiative: Addressing the
STEM teacher shortage and improving academic readiness", Berkley
Heights Education Foundation, Retrieved from
www.bhef.com/publications/documents/brief2_s06.pdf
[42]. Boe J. A. (2010), Strategies for science, technology, engineering and
math in technology education, North Dakota State University.
152
[43]. Brown J. (2012), "The current status of STEM education research",
Journal of STEM Education: Innovations and Research, 13(5), pp. 7-11.
[44]. Brown R., Brown J., Reardon K., and Merrill C. (2011), "Understanding
STEM: Current Perceptions", Technology and Engineering Teacher,
70(6), pp. 5-9.
[45]. Bybee R. W. (2009), "The BSCS 5E instructional model and 21st century
skills", Colorado Springs, CO: BSCS.
[46]. Bybee R. W., Taylor J. A., Gardner A., Van Scotter P., Powell J. C.,
Westbrook A., et al (2006), "The BSCS 5E instructional model: Origins
and effectiveness", Colorado Springs, CO: BSCS, 5, pp. 88-98.
[47]. Byhee B. (2010), "Advancing STEM Education: A2020Vision".
[48]. Cantrell P. and Ewing‐Taylor J. (2009), "Exploring STEM career options
through collaborative high school seminars", Journal of Engineering
Education, 98(3), pp. 295-303.
[49]. Capraro R. M., Capraro M. M., and Morgan J. R. (2013), STEM project-
based learning: An integrated science, technology, engineering, and
mathematics (STEM) approach, Springer Science & Business Media.
[50]. Carson J. and (2007), "A Problem With Problem Solving : Teaching
Thinking Without Teaching Knowledge", The Mathematics Educator,
17, pp. 7-14.
[51]. Cavanagh S. (2008), "States heeding calls to strengthen STEM",
Education Week, 27(30), pp. 10-16.
[52]. Daugherty M. K. (2013), "The Prospect of an “A” in STEM Education",
Journal of STEM Education: Innovations and Research, 14(2), pp. 10-
16.
153
[53]. Daugherty M. K. and Wicklein R. C. (1993), "Mathematics, science, and
technology teachers' perceptions of technology education", Journal of
Technology Education, 4(2), pp. 28-43.
[54]. Difrancesca D., Lee C., and Mcintyre E. (2014), "Where Is the" E" in
STEM for Young Children? Engineering Design Education in an
Elementary Teacher Preparation Program", Issues in Teacher Education,
23(1), pp. 49-64.
[55]. Education U. S. D. O. (2013), Students Fly High at Aviation High
School.
[56]. Fensham P. (2008), Science education policy-making, Paris: UNESCO.
[57]. Foutz T., Navarro M., B Hill R., A Thompson S., Miller K., and
Riddleberger D. (2011), "Using the discipline of agricultural engineering
to integrate math and science", Journal of STEM Education, 12(1), pp.
24-32.
[58]. Hestenes D. (2009), "Modeling instruction for STEM education reform",
Tempe, AZ: Arizona State University.
[59]. Hom E. J. (2014), "What is STEM Education",
[60]. Honey M., Pearson G., and Schweingruber H. (2014), STEM Integration
in K-12 Education:: Status, Prospects, and an Agenda for Research,
National Academies Press.
[61]. Kuenzi J. J. (2008), Science, technology, engineering, and mathematics
(stem) education: Background, federal policy, and legislative action,
Congressional Research Service.
[62]. Lantz Jr H. B. (2009), Science, technology, engineering and mathematics
(STEM) education. What form? What function, CurrTech Integrations,
Baltimore.
154
[63]. Madden M. E., Baxter M., Beauchamp H., Bouchard K., Habermas D.,
Huff M., et al (2013), "Rethinking STEM Education: An
Interdisciplinary STEAM Curriculum", Procedia Computer Science, 20,
pp. 541-546.
[64]. Marginson S., Tytler R., Freeman B., and Roberts K. (2013), "STEM:
country comparisons: international comparisons of science, technology,
engineering and mathematics (STEM) education. Final report".
[65]. Merrill C. and Daugherty J. (2009), The Future of TE Masters Degrees:
STEM, Paper presented at the meeting of the International Technology
Education Association, Louisville, KY., Editor^Editors.
[66]. Morrison J. and Bartlett B. (2009), "STEM as a curriculum: An
experimental approach", Retrieved from
aids.com/docs/stem/EdWeekArticleSTEM.pdf.
[67]. Morrison.J (2006), "TIES STEM education monograph series, attributes
of STEM education", Retrieved August, 19, p. 2013.
[68]. Nationale M. D. L. É. (2012), "L’enseignement des Sciences de la
Maternelle au Baccalauréat".
[69]. Nationale M. D. L. É. (2012), "Mon Nouveau Lycée".
[70]. Ord J. (2012), "John Dewey and Experiential Learning: Developing the
theory of youth work", Youth & Policy, 108, pp. 55-72.
[71]. Ostler E. (2012), "21st century STEM education: A tactical model for
long-range success", International Journal of Applied, 2(1), pp. 28-33.
[72]. Oztelli D., Corlu M., Corlu M., and Capraro R. (2014), "Introducing
STEM education: Implications for educating our teachers in the age of
innovation", Education and Science, 39(171), pp. 74-85.
155
[73]. Porter A. L., Roessner J. D., Oliver S., and Johnson D. (2006), "A
systems model of innovation processes in university STEM education",
Journal of Engineering Education, 95(1), pp. 13-24.
[74]. Richards E. and Terkanian D. (2013), "Occupational employment
projections to 2022", Monthly Lab. Rev., 136, pp. 1-43.
[75]. Roberts A. (2012), "A justification for STEM education", Technology
and Engineering Teacher, pp. 1-5.
[76]. Rockland R., Bloom D. S., Carpinelli J., Burr-Alexander L., Hirsch L. S.,
and Kimmel H. (2010), "Advancing the “E” in K-12 STEM education",
The Journal of Technology Studies, pp. 53-64.
[77]. Sanders M. (2009), "STEM, STEM Education, STEMmania",
Technology Teacher, 68(4), pp. 20-26.
[78]. Sousa D. A. and Pilecki T. (2013), From STEM to STEAM: Using brain-
compatible strategies to integrate the arts, Corwin Press.
[79]. Thornburg D. D. (2008), "Why STEM Topics are Interrelated: The
Importance of Interdisciplinary Studies in K-12 Education", Thornburg
Center for Space Exploration.
[80]. Toulmin C. N. and Groome M. (2007), Building a Science, Technology,
Engineering, and Math Agenda, National Governors Association.
[81]. Tsupros N., Kohler R., and Hallinen J. (2009), STEM education: A
project to identify the missing components, Intermediate Unit 1: Center
for STEM Education and Leonard Gelfand Center for Service Learning
and Outreach, Carnegie Mellon University, Pennsylvania.
[82]. U.S. Congress Joint Economic Committee (2012), STEM education:
Preparing for the Jobs of the Future
[83]. U.S. Department of Education (2007), Report of the Academic
Competitiveness Council, Education Publications Center, Washington.
156
[84]. University of Arkansas (2013), "A collection of elementary STEM
design challenges based children's literature", A Continual Work In
Progress.
[85]. Weber E., Fox S., Levings S. B., and Bouwma-Gearhart J. (2013),
"Teachers’ conceptualizations of integrated STEM", Acad Exchange,
17(3), pp. 47-53.
[86]. Yu Y.-C., Chang S.-H., and Yu L.-C. (2016), "An Academic Trend in
STEM Education from Bibliometric and Co-Citation Method",
International Journal of Information and Education Technology, 6(2),
pp. 113-116.
C. Trang web
[87].
[88]. www.middleweb.com
[89]. www.edweek.org
[90].
[91].
[92].
ion.htm
[93].
hSD-2012.pdf
[94] .
Solving-Approaches-in-STEM.pdf
[95] . https://www.ice.gov/doclib/sevis/pdf/stem-list.pdf
a
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ
PHỔ THÔNG DƯỚI GÓC ĐỘ GIÁO DỤC STEM
Phụ lục 1. PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN SỐ 1 ........................ i
Phụ lục 2. PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN SỐ 2 ....................... v
Phụ lục 3. ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC THỰC NGHIỆM .................................. vii
Phụ lục 4. ĐỀ KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM ......................................... ix
Phụ lục 5. PHIẾU HỎI HỌC SINH ................................................................. xi
Phụ lục 6. PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA ........................................... xii
Phụ lục 8. MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM .................................... xxiii
Phụ lục 9. DANH SÁCH XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA ............................. xxiv
i
Phụ lục 1. PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN SỐ 1
Kính gửi: Quý thầy/cô giáo
Hiện nay chúng tôi đang nghiên cứu đề tài: “Dạy học môn Công nghệ
phổ thông theo định hướng giáo dục STEM”.
Mục đích của đề tài là xây dựng cơ sở lí luận, từ đó đề xuất nội
dung/quy trình, biện pháp triển khai dạy học môn Công nghệ phổ thông theo
định hướng giáo dục STEM.
Phương pháp điều tra là một trong các phương pháp nghiên cứu sẽ
được thực hiện để triển khai đề tài với mong muốn thu thập những dữ liệu
quan trọng về thực trạng dạy học môn Công nghệ hiện nay tại các trường phổ
thông dưới góc nhìn của giáo dục STEM. Vì vậy, nhóm tác giả rất mong nhận
được sự giúp đỡ của Thầy/Cô. Những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn
của các thầy, cô thực sự sẽ giúp ích rất nhiều cho nghiên cứu này. Chúng tôi
cam đoan bảo mật những ý kiến của Thầy/Cô, những thông tin này sẽ chỉ
được sử dụng vào mục đích nghiên cứu.
Để có được những thông tin phục vụ đề tài, chúng tôi rất mong nhận
được ý kiến của Quý Thầy/Cô về một số vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu
chéo (X) vào ô lựa chọn ý kiến. Rất mong nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của
Quý Thầy/Cô giáo. Xin chân thành cảm ơn!
– Quý Thầy/Cô đang công tác tại trường:
Tỉnh:
– Thâm niên giảng dạy:
ii
1. Trong quá trình dạy học ngoài các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ,
Thầy/Cô quan tâm đến các năng lực chung của HS thông qua các bài giảng của
mình như thế nào?
STT Năng lực chung
Mức độ sử dụng
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm
khi
Chưa
bao giờ
1 Năng lực giải quyết vấn đề
2 Năng lực hợp tác
3 Năng lực tự học
4 Năng lực giao tiếp
5 Năng lực sáng tạo
6 Năng lực tính toán
7 Năng lực sử dụng CNTT và
Truyền thông
Các năng lực chung khác mà Thầy/Cô quan tâm:
2. Mức độ Thầy/Cô sử dụng từng phương pháp và kĩ thuật dạy học dưới đây
như thế nào?
STT
Phương pháp/kĩ
thuật dạy học
Mức độ sử dụng
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm
khi
Chưa sử
dụng
1 Thuyết trình
2 Đàm thoại
3 PPDH thực hành
4
PPDH giải quyết vấn
đề
5 PPDH dựa trên dự án
6
PPDH hợp tác theo
nhóm
7
Kĩ thuật KWL (Hiểu,
muốn, học)
8 Kĩ thuật sơ đồ tư duy
9 Kĩ thuật khăn trải bàn
iii
3. Trong quá trình dạy học môn Công nghệ, Thầy/Cô có thường xuyên
hướng dẫn HS vận dụng những kiến thức đã được học để giải quyết những tình
huống thực tiễn?
□ Thường xuyên
□ Thỉnh thoảng
□ Hiếm khi
□ Chưa bao giờ
4. Thầy/Cô có thường xuyên tổ chức cho HS hợp tác để làm ra các sản phẩm
trong quá trình học môn Công nghệ?
□ Thường xuyên
□ Thỉnh thoảng
□ Hiếm khi
□ Chưa bao giờ
5. Khi dạy học môn Công nghệ Thầy/Cô có chú ý đến việc định hướng hứng
thú nhằm hình thành những xúc cảm tích cực của HS?
□ Rất chú ý
□ Chú ý
□ Thỉnh thoảng mới chú ý
□ Không chú ý
6. Thầy/Cô có thường xuyên kết nối những kiến thức từ các môn Toán học,
Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học trong quá trình dạy học môn Công nghệ của
mình?
□ Thường xuyên
□ Thỉnh thoảng
□ Hiếm khi
□ Chưa bao giờ
7. Thầy/Cô cho biết những hiểu biết của mình về phương pháp dạy học dự án
và mức độ sử dụng phương pháp này trong dạy học môn Công nghệ?
□ Chưa biết về PP này
□ Đã từng sử dụng
□ Biết nhưng chưa sử dụng
□ Thường xuyên sử dụng
7.1. Trong quá trình xây dựng các dự án học tập cho môn Công nghệ,
Thầy/Cô thường gặp khó khăn gì và đã khắc phục những khó khăn đó như thế nào?
7.2. Khi xây dựng dự án học tập, Thầy/Cô có lựa chọn các chủ đề liên quan
đến thực tiễn cuộc sống hay không? Vì sao?
..
iv
8. Các loại hình phương tiện dạy học Thầy/Cô thường sử dụng?
STT Các loại hình PTDH
Mức độ sử dụng
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm
khi
Chưa
bao giờ
1 Tranh giáo khoa
2 Mô hình
3 Vật thật
4 Máy chiếu đa phương tiện
5 Máy vi tính
6 Bảng thông minh
Các phương tiện dạy học khác mà Thầy/Cô thường sử dụng:
..
9. Tại trường của Thầy/Cô có phòng học bộ môn Công nghệ hay không?
□ Có phòng học bộ môn Công nghệ
□ Hoàn toàn không có
□ Kết hợp với phòng học bộ môn khác
10. Thầy/Cô có thường xuyên hướng dẫn HS tham gia cuộc thi Nghiên cứu
khoa học kĩ thuật do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hàng năm?
□ Thường xuyên
□ Chưa bao giờ
Ý kiến khác:..................................................................................
Nếu Thầy/Cô muốn biết kết quả tổng thể của điều tra này xin để lại địa chỉ
Email:.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của Quý Thầy/Cô giáo!
v
Phụ lục 2. PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN SỐ 2
Kính gửi Quý Thầy/Cô giáo!
Xin Quý Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề
dưới đây bằng cách đánh dấu chéo (X) vào ô lựa chọn. Các thông tin mà thầy/cô
cung cấp sẽ chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu khoa học. Rất mong nhận được sự
ủng hộ nhiệt tình của Quý Thầy/Cô giáo. Xin chân thành cảm ơn!
– Quý Thầy/Cô đang công tác tại trường:Tỉnh:
– Thâm niên dạy học:
1. Thầy/Cô đã bao giờ đọc, xem, hay nghe nói về những vấn đề sau chưa?
Có Chưa
STEM □ □
Giáo dục STEM □ □
Ngày hội STEM □ □
Nghề nghiệp STEM □ □
Nhân lực STEM □ □
Cuộc thi Robotics □ □
2. STEM có ý nghĩa như thế nào với Thầy/Cô?
□ Không quan tâm
□ Mới chỉ nghe nói đến
□ Rất muốn tìm hiểu
□ Đang tìm hiểu
□ Đang nghiên cứu về STEM
□ Đang dạy về STEM
3. Theo Thầy/Cô, giáo dục STEM là gì?
vi
4. Theo Thầy/Cô, giáo dục STEM ở Việt Nam có quan trọng hay không? Tại sao?
□ Có quan trọng □ Không quan trọng
Thầy/Cô vui lòng cho biết lí do:
..
5. Giáo dục STEM ở là cần thiết đối với tất cả HS? Thầy/Cô vui lòng cho biết lí do
vì sao?
6. Theo Thầy/Cô, khái niệm về Giáo dục STEM rộng hơn so với Khoa học (S),
Công nghệ (T), Kĩ thuật (E), Toán học (M)?
Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Rất không đồng
ý
Không ý kiến
Thầy/Cô vui lòng cho biết lí do:
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác và góp ý kiến của Quý Thầy/Cô giáo!
vii
Phụ lục 3. ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC THỰC NGHIỆM
Trường:
HS:.
Lớp:.
Môn: Công nghệ
Thời gian: 15 phút
Điểm
1. DỤNG CỤ CƠ KHÍ
Hãy nối các dụng cụ với các nhóm dụng cụ cơ khí tương ứng:
DỤNG CỤ ĐO VÀ KIỂM TRA
DỤNG CỤ THÁO LẮP VÀ KẸP CHẶT
DỤNG CỤ GIA CÔNG
viii
2. GHÉP NỐI CHI TIẾT
Lá thép mỏng
Động cơ
Tấm gỗ ép
Bu lông, đai ốc
- Em hãy trình bày ý tưởng (quy trình các bước) để cố định động cơ
trên tấm gỗ từ những dụng cụ, vật liệu đã cho một cách hợp lí. Em đã
sử dụng loại mối ghép nào (nêu chi tiết)?
DỤNG CỤ CẦN THIẾT
VẬT LIỆU VÀ CÁC THÀNH PHẦN GHÉP NỐI CHI TIẾT
ix
Phụ lục 4. ĐỀ KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM
Trường:.
HS:..
Lớp:..
Môn: Công nghệ
Thời gian: 15 phút
Điểm
Lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai bóng đèn
Dụng cụ cần thiết
Dụng cụ - Thiết bị Số lượng Yêu cầu kĩ thuật
Cầu chì 01 220V - 5A
Công tắc ba cực 01 220V - 6A
Bóng đèn 02 220V - 100w
Đui bóng đèn 02
Băng dính cách điện 01 cuộn Cách điện tốt
Bảng gỗ 01 20 x 15 x 1,5 cm
Dây điện 5m Lõi nhiều sợi
x
Sơ đồ nguyên lí
1. Vẽ sơ đồ lắp đặt
2. Sử dụng các dụng cụ và thiết bị cần thiết như đã cho ở trên, em hãy
trình bày các bước lắp đặt mạch điện sử dụng công tắc 3 cực điều khiển hai
bóng đèn.
........................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
...........................................................................................................................
xi
Phụ lục 5. PHIẾU HỎI HỌC SINH
Họ và tên:. Lớp: .
Trường:
Rất
đồng ý
(4)
Đồng
ý
(3)
Không
đồng ý
(2)
Rất không
đồng ý
(1)
1. Em hiểu bài và biết vận dụng kiến
thức vào trong thực tiễn
2. Các nhiệm vụ học tập là vừa sức với
em
3 Em được thực hành nhiều hơn so với
các tiết học thông thường.
4. Em được trao đổi, giao tiếp và hợp tác
với bạn bè tốt hơn
5. Bài học giúp em phát triển khả năng
phát hiện và giải quyết vấn đề
6. Bài học giúp em phát triển tư duy
sáng tạo
7. Em cảm thấy yêu thích môn Công
nghệ hơn
8. Em muốn tiếp tục được học môn
Công nghệ
xii
Phụ lục 6. PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ THEO ĐỊNH HƯỚNG
GIÁO DỤC STEM:
Rất
đồng ý
Đồng
ý
Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
1.Tích hợp và dạy học tích hợp
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
Rất
đồng ý
Đồng
ý
Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
2. Dạy học định hướng năng lực
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
Rất
đồng ý
Đồng
ý
Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
3. Dạy học định hướng hành
động
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
Rất
đồng ý
Đồng
ý
Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có ý
kiến
4. Nội hàm các lĩnh vực Khoa
học, Công nghệ, Kĩ thuật và
Toán học trong chương trình
giáo dục phổ thông Việt Nam
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
Rất
đồng ý
Đồng
ý
Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
5. Thiết kế kĩ thuật
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
xiii
ĐẶC ĐIỂM CỦA GIÁO DỤC STEM:
Rất
đồng ý
Đồng
ý
Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
6. Về bản chất là dạy học tích hợp
nhưng đặc điểm cơ bản của giáo dục
STEM là chỉ bàn đến tích hợp các
nội dung thuộc các lĩnh vực Khoa
học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán
học
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
Rất
đồng ý
Đồng
ý
Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
7. Là hoạt động định hướng thực
hành và định hướng sản phẩm
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
Rất
đồng ý
Đồng
ý
Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
8. Định hướng hứng thú
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
Rất
đồng ý
Đồng
ý
Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
9. Là hoạt động dạy học nhằm
cho hoạt động trí óc và chân tay
kết hợp với nhau một cách chặt
chẽ, bên cạnh đó còn giúp giải
phóng năng lượng, thần kinh, cơ
bắp của người học
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
xiv
Rất
đồng ý
Đồng
ý
Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
10. Là quan điểm dạy học tích
cực hóa HS và tiếp cận toàn thể
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
Rất
đồng ý
Đồng
ý
Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
11. Giáo dục STEM là nhấn
mạnh việc học tập trong những
điều kiện phức hợp nhưng vẫn
đảm bảo việc nắm vững những
kiến thức cơ bản, rèn luyện
những kĩ năng cơ bản
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
12.Quy trình giáo dục STEM có các bước sau:
Rất
đồng ý
Đồng ý Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
Xác định chủ đề
Xây dựng nội dung học tập
Thiết kế nhiệm vụ
Tổ chức thực hiện
Đánh giá
xv
CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC STEM:
Rất
đồng ý
Đồng ý Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
13. Chủ đề STEM nhằm giải quyết
các vấn đề trong thế giới thực
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
Rất
đồng ý
Đồng ý Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
14. Chủ đề STEM phải hướng tới
việc HS vận dụng các kiến thức
trong lĩnh vực STEM để giải quyết.
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
Rất
đồng ý
Đồng ý Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
15. Chủ đề STEM định hướng thực
hành
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
Rất
đồng ý
Đồng ý Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
16. Chủ đề STEM hướng tới làm
việc nhóm giữa các HS
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
NGUYÊN TẮC DẠY MÔN CÔNG NGHỆ THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM:
Rất
đồng ý
Đồng ý Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
17. Xây dựng nội dung phải huy
động kiến thức tổng hợp của các
môn học thuộc lĩnh vực STEM.
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
xvi
Rất
đồng ý
Đồng ý Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
18. Các chủ đề giáo dục STEM phải
có ý nghĩa lí luận và thực tiễn và
phù hợp với cuộc sống và trải
nghiệm của HS
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
Rất
đồng ý
Đồng ý Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
19. Các hoạt động giáo dục STEM
phải đảm bảo tính vừa sức đối với
người học
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
Rất
đồng ý
Đồng ý Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
20. Đảm báo tính hệ thống, đồng bộ
và trọn vẹn về nội dung dạy học
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
B. TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ XUẤT
Rất
đồng ý
Đồng ý Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
21. Việc dạy học môn Công nghệ
phổ thông nhằm hình thành và phát
triển các năng lực về ngôn ngữ, thiết
kế, triển khai, lựa chọn, đánh giá, và
sử dụng công nghệ cho HS là rất cần
thiết.
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
xvii
Rất
đồng ý
Đồng ý Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
22. Dạy học môn Công nghệ hiện
nay theo chương trình hiện hành
gặp nhiều khó khăn trong việc phát
triên các năng lực chung và năng lực
đặc thù của môn Công nghệ
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
Rất
đồng ý
Đồng
ý
Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
23. Dạy học môn Công nghệ theo định
hướng giáo dục STEM sẽ góp phần
hình thành và rèn luyện các phẩm chất,
năng lực chung, đặc biệt là các phẩm
chất liên quan tới trách nhiệm với cộng
đồng và môi trường tự nhiên, ý thức tổ
chức kỉ luật và tác phong lao động; và
các năng lực chung như giải quyết vấn
đề và sáng tạo, sử dụng CNTT và
truyền thông
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
Rất
đồng ý
Đồng
ý
Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
24. Dạy học môn Công nghệ theo định
hướng giáo dục STEM có thể thay thế
hoàn toàn cách dạy thông thường
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
Rất
đồng ý
Đồng ý Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
25. Việc xây dựng các chủ để giáo
dục STEM và vận dụng để dạy học
một số nội dung trong môn Công
nghệ là khả thi
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
xviii
C. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÔNG QUA CHỦ ĐỀ
STEM ĐÃ XÂY DỰNG
Rất
đồng ý
Đồng ý Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
26. Mục tiêu của chủ đề phù hợp với
nội dung môn học
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
Rất
đồng ý
Đồng ý Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
27. Hình thức và nội dung của chủ
đề phù hợp với cơ sở lí luận được
xây dựng trong đề tài
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
Rất
đồng ý
Đồng ý Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
28. Chủ đề rất có ý nghĩa trong việc
khắc sâu kiến thức, hình thành năng
lực và phẩm chất của HS
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
Rất
đồng ý
Đồng ý Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
29. Chủ đề gây được hứng thú với
người học
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
Rất
đồng ý
Đồng ý Không
đồng ý
Rất không
đồng ý
Không có
ý kiến
30. Chủ đề đã xây dựng có tính khả
thi cao khi dạy học.
Chuyên gia vui lòng cho biết lí do:
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
xix
PHỤ LỤC 7. PHIẾU HỌC TẬP - THỰC HÀNH SƠ ĐỒ ĐIỆN
1. SƠ ĐỒ ĐIỆN LÀ GÌ
Vẽ sơ đồ nối dây để hoàn thiện mạch sao động cơ hoạt động, vẽ mũi tên
để chỉ chiều đi của dòng điện
Nhưng khi ta vẽ mạng điện cho một phòng ở, hoặc một ngôi nhà thì
sao? Thật phức tạp? Vì vậy, để dễ dàng thể hiện, người ta phải dùng đến các
kí hiệu khi vẽ sơ đồ điện.
2. MỘT SỐ KÝ HIỆU QUY ƯỚC TRONG SƠ ĐỒ ĐIỆN
Để giúp cho việc thông tin và nhận thức được dễ dàng hơn, người ta đã
sử dụng kí hiệu để biểu thị nguồn điện, dây dẫn điện, thiết bị và đồ dùng điện
trong các sơ đồ điện.
Định nghĩa: Sơ đồ điện là hình biểu diễn quy ước một mạch
điện hoặc hệ thống điện.
THỰC HÀNH SƠ ĐỒ ĐIỆN
xx
Hãy nối những ký hiệu với các thành phần thực tế:
xxi
3. PHÂN LOẠI SƠ ĐỒ ĐIỆN
Em hãy phân tích và chỉ ra đâu là sơ đồ nguyên lí? Sơ đồ lắp ráp
Hình 1
Hình 2
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
............................................................................................................
xxii
4. VẼ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÍ
Vẽ cách nối dây để tạo thành mạch điện sao cho khi bật công tắc động cơ
sẽ quay và vẽ sơ đồ nguyên lí
Sơ đồ nguyên lí
Trường:
Lớp:
Nhóm:
Các thành viên trong nhóm:
xxiii
Phụ lục 8. MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM
xxiv
Phụ lục 9. DANH SÁCH XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA
STT Họ và tên Đơn vị công tác
1 PGS.TS Nguyễn Tân Ân Khoa Tin Học - HV QLGD
2 TS. Đỗ Danh Bích Khoa Vật lí - ĐHSP Hà Nội
3 PGS.TS Nguyễn Văn Biên Khoa Vật lí - ĐHSP Hà Nội
4 TS. Nguyễn Văn Cường ĐH Potsdam
5 PGS.TS Nguyễn Văn Hiền Khoa Sinh học - ĐHSP Hà Nội
6 TS. Ngô Văn Hoan Trường ĐHSP Hà Nội
7 TS. Lê Thanh Huy Khoa Vật lí - ĐHSP Đà Nẵng
8 PGS.TS Nguyễn Trọng Khanh Khoa SPKT - ĐHSP Hà Nội
9 TS. Nguyễn Thế Lâm Khoa Vật lí - ĐHSP Hà Nội 2
10 TS. Đỗ Quỳnh Mai Khoa Hoá học - ĐHSP Hà Nội
11 TS. Nguyễn Hoài Nam Khoa SPKT - ĐHSP Hà Nội
12 TS. Trần Khánh Ngọc Khoa Sinh học - ĐHSP Hà Nội
13 PGS.TS Đặng Văn Nghĩa Khoa SPKT - ĐHSP Hà Nội
14 PGS.TS Trần Trung Ninh Khoa Hoá học - ĐHSP Hà Nội
15 TS. Nguyễn Cẩm Thanh Khoa SPKT - ĐHSP Hà Nội
16 TS. Chu Cẩm Thơ Khoa Toán Tin - ĐHSP Hà Nội