Luận án Đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa ở các công ty đóng tàu Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Lãnh đạo công ty chưa coi trọng công tác tiêu chuẩn hóa, công tác thực hiện yếu. Hiện nay, các công ty đóng tàu Việt Nam đã xây dựng được chính sách chất lượng nhưng chưa xây dựng được một chính sách rõ ràng cụ thể cho tiêu chuẩn hóa. Ban lãnh đạo của các công ty đóng tàu chưa coi hoạt động tiêu chuẩn hóa tại công ty là một trong những chính sách quan trọng để đạt được mục tiêu quản lý. Các lãnh đạo của các công ty đóng tàu phần lớn chưa quan tâm, ủng hộ và chưa đưa ra các cam kết cho hoạt động tiêu chuẩn hóa tại công ty. Thực tế tại các công ty đóng tàu cho thấy lãnh đạo công ty chưa hiểu hết ý nghĩa của tiêu chuẩn hóa đối với công ty, điều này dẫn đến tình trạng cán bộ cấp dưới cũng sẽ thờ ơ với các hoạt động tiêu chuẩn hóa, các hoạt động tiêu chuẩn hóa của công ty sẽ gặp nhiều khó khăn và hạn chế về nguồn lực (tài chính, nhân sự, cơ sở vật chất).

pdf198 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa ở các công ty đóng tàu Việt Nam trong tiến trình hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu chuẩn hóa, mối quan hệ giữa các quá trình, bao gồm hoặc tham chiếu các tài liệu dạng văn bản của hệ thống. Đại diện lãnh đạo có trách nhiệm thiết lập và duy trì sổ tay tiêu chuẩn hóa. Sổ tay tiêu chuẩn hóa phải được phê duyệt bởi Tổng giám đốc/Giám đốc. - Công ty thiết lập một thủ tục dạng văn bản mô tả các cách thức thống nhất để kiểm soát hệ thống tài liệu: Hồ sơ không được kiểm soát bằng thủ tục này mà được đề cập trong phần sau. Các quy định chính trong việc kiểm soát tài liệu bao gồm: Quy định trách nhiệm phê duyệt đối với các loại tài liệu để đảm bảo tất cả tài liệu được phê duyệt trước khi ban hành; tài liệu được cập nhật, xem xét, phê duyệt lại khi cần. Mọi thành viên đều có quyền yêu cầu thay đổi, viết mới tài liệu cho phù hợp với công việc của mình. Tuy nhiên, mọi sửa đổi đều phải được phê duyệt; dấu kiểm soát & danh sách tài liệu được sử dụng để đảm bảo nhận biết được tình trạng hiện hành của tài liệu. Các sửa đổi trong tài liệu đều được chỉ ra: quy định cách thức ban hành tài liệu để đảm bảo tài liệu thích hợp có sẵn ở nơi sử dụng; các tài liệu lỗi thời được loại bỏ ngay khỏi nơi sử dụng. Nếu được giữ lại vì mục đích tham khảo, các tài liệu lỗi thời được đánh dấu nhận biết; các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài được nhận biết, việc phân phối được kiểm soát; các tài liệu kỹ thuật như bản vẽ, định mức, quy trình công nghệ, phiếu 179 công nghệ được kiểm soát theo quy trình khai triển thiết kế; hồ sơ được lưu giữ để làm bằng chứng về sự phù hợp với các yêu cầu và hoạt động tác nghiệp có hiệu lực của hệ thống tiêu chuẩn hóa. 3) Chức năng và nhiệm vụ của đại diện lãnh đạo: Giám đốc chỉ định Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật làm đại diện lãnh đạo với trách nhiệm chung là xây dựng, thực hiện và duy trì hoạt động tiêu chuẩn hóa. Trách nhiệm cụ thể: Thiết kế xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hóa phù hợp và chính sách cam kết của giám đốc; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hệ thống; điều phối mọi hệ thống nhằm đạt mục tiêu tiêu chuẩn hóa; theo dõi tính hiệu lực của hệ thống thông qua đánh giá nội bộ, theo những hoạt động khắc phục và phòng ngừa đã được chỉ ra trong báo cáo đánh giá, báo cáo trước giám đốc và lãnh đạo công ty; đề xuất những hành động khắc phục phòng ngừa, không ngừng cải tiến hệ thống tiêu chuẩn hóa; tạo đầu mối liên lạc với cơ quan bên ngoài tư vấn, tổ chức đào tạo và cơ quan chứng nhận để xây dựng và chứng nhận hệ thống tiêu chuẩn hóa; chỉ đạo công tác đánh giá tiêu chuẩn hóa nội bộ hàng năm; đảm bảo thúc đẩy toàn bộ tổ chức nhận thức được các yêu cầu của khách hàng. 3.2.4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp - Qua thực tế, hầu hết các công ty đóng tàu đều không có bộ phận chuyên trách làm công tác tiêu chuẩn hóa, phần lớn công việc xây dựng tiêu chuẩn quá trình do Phòng kỹ thuật công nghệ làm đầu mối phối hợp với các phòng còn lại như KCS, các phòng chuyên môn khác. Các phòng ban, đa số là các kỹ sư thiết kế đảm nhiệm thêm công tác xây dựng tiêu chuẩn và phần lớn các cán bộ này đều chưa qua đào tạo về tiêu chuẩn hóa. - Theo kinh nghiệm của các công ty đóng tàu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ba Lan, Na Uy, bộ phận tiêu chuẩn hóa được thành lập trực thuộc tổng công ty và các công ty thành viên, được giao trách nhiệm làm đầu mối và hoạt động ở hình thức chuyên trách độc lập. Như vậy, các công ty đóng tàu của Việt Nam nên thực hiện chuyên trách đối với bộ phận tiêu chuẩn hóa và bộ phận này sẽ được chỉ đạo trực tiếp bởi một lãnh đạo công ty phụ trách về kỹ thuật. Các cán bộ, công nhân viên làm tiêu chuẩn hóa được đào tạo đúng chuyên môn, đúng chức năng. 3.2.4.4. Vai trò, hiệu quả của giải pháp Giải pháp này góp phần thúc đẩy việc lãnh đạo các công ty và Tổng công ty công nghiệp tàu thủy hoàn thiện, phân cấp bộ phận tiêu chuẩn hóa. Đồng thời giải pháp còn thể hiện tính hiện thực hóa một cách đồng bộ trong các công ty đóng tàu, phát triển theo chiều sâu. Làm tốt giải pháp này sẽ đem lại những hiệu quả sau: Lãnh đạo công ty dễ kiểm soát và theo dõi, vì chỉ cần tập trung ở một bộ phận đầu mối; đưa tổ chức công ty vào nề nếp, xây dựng bộ phận tiêu chuẩn hóa chuyên trách từ cơ quan 180 tổng công ty đến các công ty đóng tàu thành viên và có chức năng nhiệm vụ thực hiện công tác tiêu chuẩn hóa. Khi các công ty đóng tàu có một chính sách tiêu chuẩn hóa rõ ràng, cụ thể, hoạt động tiêu chuẩn hóa được mở rộng thông suốt từ cấp lãnh đạo công ty đến cán bộ công nhân viên. Mọi thành phần trong công ty đều tuân theo cam kết. Việc buông lỏng trong quản lý công tác tiêu chuẩn hóa đã diễn ra từ lâu, điều này cũng là cơ sở để các công ty đóng tàu thực hiện quy hoạch, phát triển công tác tiêu chuẩn hóa công ty của doanh nghiệp mình theo xu hướng hội nhập và phát triển. 3.2.5. Đổi mới công nghệ trong các công ty đóng tàu 3.2.5.1. Cơ sở của giải pháp Qua kết quả điều tra xã hội học, tác giả đã đánh giá là đa phần các công ty đóng tàu hiện nay có trình độ trung bình, trung bình tiên tiến và không có công ty nào có trình độ công nghệ hiện đại. Khi so sánh với trình độ công nghệ đóng tàu của Việt Nam so với các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Na Uy, Ba Lan thì các công ty đóng tàu của chúng ta có công nghệ cách xa khoảng 20 năm. Với thực trạng này, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy cần có chiến lược ngắn hạn và trung hạn để đổi mới công nghệ. Công nghệ đóng tàu mà các nước trên đang sử dụng đã đạt ở mức độ tự động hóa cao có nghĩa là “Đóng tàu theo tổng đoạn khép kín rồi ghép các tổng đoạn lại với nhau, mỗi một tổng đoạn đều có các thiết bị lắp sẵn” và ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành sản xuất kinh doanh, trong quản lý, thiết kế, tư vấn và thử nghiệm. Chính vì vậy, với trình độ công nghệ lạc hậu như hiện nay, các công ty đóng tàu Việt Nam cần đổi mới, cải tiến công nghệ để bắt nhịp với xu hướng công nghệ đóng tàu của các nước phát triển. Đây là giải pháp hết sức quan trọng để đổi mới, nâng cao trình độ tiêu chuẩn hóa. Để tồn tại và phát triển trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, các công ty đóng tàu phải đầu tư vào phát triển khoa học công nghệ, hoạt động tiêu chuẩn hóa có bắt nhịp được hay không phụ thuộc vào việc nâng cao trình độ tiêu chuẩn hóa thông qua đổi mới công nghệ trong công ty (Lê Thị Kim Chi, 2010). Bảng 3.7 thể hiện áp dụng công nghệ thông tin trong đóng tàu của các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Na Uy, Ba Lan đã áp dụng. Bảng 3. 7. Áp dụng công nghệ thông tin trong đóng tàu của một số nước Triển khai thiết kế Công cụ sản xuất Thực hiện thi công Kỹ thuật sản phẩm Kỹ thuật sản xuất Tiến độ sản xuất Thiết kế sơ bộ Kỹ thuật lắp ráp Lập tiến độ Thiết kế kỹ thuật Kỹ thuật sử dụng máy công cụ Tiến độ chế tạo Thiết kế thi công Thiết kế quá trình sản xuất Tiến độ lắp ráp Triển khai sản xuất Tiến độ vận chuyển Áp dụng CAD/CAE/PDM Áp dụng CAM/MPM/CIM Áp dụng ERP 181 - Trong giai đoạn thiết kế CAD/CAE/PDM (Thiết kế có trợ giúp bằng máy tính/kỹ thuật có trợ giúp bằng máy tính/quản lý dữ liệu sản phẩm) được áp dụng và trợ giúp cho việc thực hiện các công việc có thể được liệt kê ra như: Kết cấu tàu; mô hình 3 chiều của tàu; mô phỏng tàu; bản kê vật tư; bản vẽ; thuyết minh kỹ thuật; bản tính. - Trong giai đoạn công cụ sản xuất CAM/MPM/CIM (Sản xuất có trợ giúp bằng máy tính/quản lý các quá trình sản xuất/sản xuất có tích hợp máy tính) trợ giúp cho việc thực hiện các công việc có thể được liệt kê ra như: Kết cấu lắp ráp; quy trình chế tạo; quy trình lắp ráp; quy trình kiểm tra và thử; công cụ thực hiện; chương trình cho máy CNC; sơ bộ bản vẽ chế tạo; hướng dẫn công việc. - Trong giai đoạn thực hiện thi công, các phần mềm tin học ERP (kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp) trợ giúp cho việc thực hiện các công việc có thể được liệt kê ra như: Tiến độ thực hiện; đơn hàng mua vật tư, thiết bị; thông báo vận chuyển; chế tạo các chi tiết; thu xếp tài chính; bố trí nhân sự. 3.2.5.2. Nội dung giải pháp - Cần tập trung chuyển giao và nhập khẩu công nghệ từ các nước có công nghệ đóng tàu tiến bộ và đào tạo nguồn nhân lực tiếp quản công nghệ mới, đồng thời cần tập trung đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) tại các công ty đóng tàu. Cho đến nay ở Việt Nam việc đầu tư nghiên cứu liên quan đến các vấn đề đóng tàu hiệu quả hầu như không đáng kể, manh mún, không có một chiến lược cụ thể, cho nên trong thời gian tới cần tập trung để làm chủ các công nghệ trong các công đoạn đóng tàu sau: + Trong thiết kế thi công vỏ tàu và kết cấu tàu thủy phải bằng máy tính để thay thế hoàn toàn việc phóng dạng, khai triển trên phóng dạng thủ công. + Ứng dụng cắt tự động hoàn toàn bằng máy cắt CNC, bản hạ liệu các chi tiết được phần mềm tự động thực hiện sắp xếp tối ưu trên từng tờ tôn. + Sử dụng công nghệ gia công chính xác chi tiết kết cấu không lượng dư lắp ráp đảm bảo kích thước thiết kế và tiết kiệm vật tư, nhân công. + Áp dụng công nghệ hàn lắp bằng phương pháp lót sứ giúp tăng năng suất, tiết kiệm thời gian thi công. + Sử dụng các bản vẽ lắp ráp phối cảnh 3D, giảm nhầm lẫn, rút ngắn tiến độ lắp ráp, tiết kiệm không gian bố trí các đường ống. + Sử dụng máy laser để kiểm tra kích thước trong quá trình lắp ráp .v.v. - Cần tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ: Thực tế cho thấy trong thời gian qua các công ty đóng tàu mới tập trung gia công lắp ráp phần thân tàu, còn toàn bộ các trang thiết bị phải nhập khẩu và điều này cho thấy trong thời gian tới Tổng công ty 182 công nghiệp tàu thủy cần tập trung phát triển một số phân khúc về công nghiệp hỗ trợ mà Việt Nam có thế mạnh như: tủ bảng điện, cáp điện, các thiết bị truyền động trên boong, một số máy phụ phục vụ máy chính. Theo khảo sát thì hiện tại mức độ tỷ lệ nội địa hóa trên một con tàu mà Việt Nam đóng chừng khoảng 15%, cho nên trong thời gian tới tỷ lệ này cần đạt 30-40% đến năm 2020. - Tập trung đẩy mạnh công tác tin học trong sản xuất và quản lý đóng tàu bao gồm: Quản lý quan hệ khách hàng, quản lý mạng lưới cung cấp, kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp, quản lý vòng đời sản phẩm, trong đó: + Quản lý quan hệ khách hàng: Trong ngành đóng tàu, khách hàng (các chủ tàu) thường có quan hệ rất chặt chẽ với nhà máy đóng tàu, cung cấp thông tin, vật tư, thiết bị và có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình đóng tàu. Chủ tàu có thể tham gia, thậm chí có vai trò quyết định trong các quá trình: Trong thiết kế: Lập nhiệm vụ, xây dựng và duyệt phương án, đặc tính kỹ thuật, lựa chọn trang thiết bị ... Trong thi công: Chọn phương án thi công, công nghệ thi công, lựa chọn trang thiết bị thi công... Trong quá trình thi công, chủ tàu có thể đưa ra những yêu cầu sửa đổi riêng biệt đối với tàu. Vì vậy, hệ thống giao tiếp của công ty đóng tàu với chủ tàu phải bảo đảm nhanh chóng, chính xác ở mọi nơi, mọi lúc. Công ty phải thiết lập được một hệ thống lưu giữ được các yêu cầu của chủ tàu như là một cơ sở dữ liệu trong suốt quá trình đóng tàu. Đặc biệt, công ty phải đáp ứng nhanh các yêu cầu thay đổi của chủ tàu. Đây cũng là một trong những yêu cầu cạnh tranh trong ngành đóng tàu hiện nay. + Quản lý mạng lưới cung cấp: Mạng lưới cung cấp là việc lập kế hoạch cung cấp, thực hiện kế hoạch và điều phối mạng lưới cung cấp sắt thép, vật tư, trang thiết bị cũng như các dịch vụ đến đúng nơi, đúng chỗ để phục vụ cho quá trình đóng tàu. Mạng lưới cung cấp gồm có 2 phần: Mạng cung cấp nội bộ: đó là việc cung cấp vật tư, các trang thiết bị từ các kho trong công ty. Các chi tiết, phân đoạn, tổng đoạn... từng vị trí sản xuất trong nhà máy phải được vận chuyển đến các vị trí cần thiết đúng lúc và đúng chỗ. Mạng cung cấp bên ngoài công ty: đó là các vật tư, trang thiết bị và cả các dịch vụ như thiết kế, đăng kiểm... được cung cấp từ bên ngoài cũng phải được giao đến đúng chỗ, đúng lúc theo kế hoạch, hạn chế tối đa việc lưu kho, lưu bãi. Đặc biệt việc phối hợp với các nhà thầu trong việc cung cấp các thiết bị phụ trợ phải được hợp đồng chặt chẽ và việc giao nhận trang, thiết bị cũng như nhân công lắp đặt và thời hạn hoàn thành phải được thực hiện đúng theo tiến độ đã đề ra. Việc quản lý tốt mạng lưới cung cấp giúp cho vật tư, thiết bị cần thiết luôn có mặt đúng thời gian, 183 đúng địa điểm. Do đó quá trình thi công được thực hiện liên tục, không bị ngắt quãng ở bất cứ công đoạn nào do phải chờ đợi những thứ còn thiếu. Ngoài ra, việc cung cấp vật tư đúng tiến độ cũng giúp làm giảm được các chi phí như: phí lưu kho, phí tài chính, diện tích kho bãi... Việc quản lý mạng lưới cung cấp là vấn đề chính, phức tạp nhất, hiệu quả nhất và cũng là cần thiết nhất trong việc quản lý chu trình sản xuất của các công ty đóng tàu hiện nay. + Kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp: Như các công ty sản xuất công nghiệp khác, hệ thống máy tính trong quản lý các công ty đóng tàu chính là hệ thống quản lý nguồn lực doang nghiệp. Hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp là một hệ thống mạng máy tính và phần mềm kết hợp chặt chẽ với nhau để hỗ trợ việc quản lý hầu hết các quá trình hoạt động quản lý chính trong công ty như: quản lý kế hoạch sản xuất, quản lý kho và vật tư, quản lý kỹ thuật, mua sắm, quản lý hệ thống tài chính - kế toán, nhân sự v.v... Kết cấu hệ thống gồm có nhiều mô đun phần mềm ứng với từng chức năng quản lý cụ thể. Tính chất tích hợp của hệ thống được thể hiện ở các điểm sau: Hệ thống dùng chung một cơ sở dữ liệu. Mỗi dữ liệu cần thiết chỉ cần tạo ra và lưu giữ một lần. Mỗi bộ phận tạo ra và quản lý dữ liệu cho nhu cầu riêng của mình, đồng thời cung cấp phần dữ liệu cần thiết cho các bộ phận khác để dùng chung. Các mô đun phần mềm phải tự động giao tiếp được với nhau, hỗ trợ nhau thực hiện các chức năng như một thể thống nhất. Hệ thống tự động thực hiện các chuỗi công việc theo thứ tự hệ thống. Đặc điểm nổi bật của ngành đóng tàu là sản xuất đơn chiếc nên việc quản lý mạng lưới cung cấp vật tư, thiết bị là khó nhất và cũng là điểm mấu chốt của hệ thống. Hệ thống kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp một mặt thực hiện chức năng quản lý chung các lĩnh vực hoạt động của công ty, mặt khác phải xây dựng được tiến độ cụ thể cho quá trình đóng một con tàu và tiến độ này phải căn cứ trên kế hoạch đã được xây dựng ở phần mềm quản lý các quá trình sản xuất. + Quản lý vòng đời sản phẩm: Nói chung, chu trình đóng tàu trong các công ty đóng tàu thường phải trải qua các giai đoạn như: Thiết kế, triển khai lập kế hoạch và tiến hành sản xuất. Tùy theo đặc thù công việc trong từng giai đoạn mà áp dụng từng công cụ tin học cụ thể cho phù hợp. - Cần đầu tư, nâng cấp và xây dựng hạ tầng phục vụ đóng tàu như triền đà, thiết bị nâng hạ, đầu tư trang thiết bị máy móc dây chuyền công nghệ đảm bảo đủ năng lực đóng mới. 184 3.2.5.3. Điều kiện thực hiện giải pháp Điều kiện thực hiện giải pháp bao gồm giải quyết về vốn, tái cấu trúc và sắp xếp lại bộ máy cụ thể như sau: - Để giải quyết vốn cho đổi mới công nghệ, các công ty đóng tàu cần phải giải quyết vốn thông qua cổ phần hóa, đầu tư. Để cổ phần hóa thành công Tổng công ty công nghiệp đóng tàu phải tiến hành hợp tác với các đối tác lớn của nước ngoài, thông qua công tác cổ phần hóa các công ty đóng tàu hiện có để nâng cao năng lực công nghệ. Cổ phần hóa các công ty đóng tàu có nghĩa là thực hiện đa sở hữu. Đó là bước đi mang tính chiến lược và thay đổi hẳn về quan điểm quản trị. Để giải quyết vốn thông qua đầu tư, các công ty đóng tàu phải mở rộng cửa mời các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, không chỉ một Tập đoàn Damen của Hà Lan như hiện nay mà còn Hàn Quốc, Nhật Bản... cũng như một số nền công nghiệp đóng tàu phát triển của các quốc gia khác muốn tham gia vào công nghiệp đóng tàu Việt Nam. - Để thực hiện cơ cấu lại bộ máy và sắp xếp chiến lược lựa chọn phát triển sản phẩm tại các công ty đóng tàu thì cần phải có kế hoạch, lộ trình. Cụ thể, đối với việc phát triển sản phẩm cần tập trung vào sản xuất một số loại tàu phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam để xác lập lòng tin trên thị trường thế giới rằng Việt Nam là một quốc gia có ngành đóng tàu chất lượng cao. Đối với cơ cấu lại bộ máy các công ty đóng tàu cần tính toán kỹ để sắp xếp, tổ chức lại lao động, hệ thống sản xuất, hệ thống tài chính Sự sắp xếp, thay đổi một cách toàn diện, theo quy trình chuẩn sẽ tạo cho công ty có khả năng để thực hiện những công việc của mình một cách hiệu quả và bền vững, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh bền vững. 3.2.5.4. Vai trò, hiệu quả của giải pháp Hiện nay, do tác động của khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới, nhiều công ty đóng mới và sửa chữa tàu thủy phải đối mặt với việc thị trường bị thu hẹp, khó khăn về tài chính Bên cạnh đó, đa phần thiết bị sử dụng lạc hậu, chưa đồng bộ, mức độ tự động hóa thấp, hao phí vật tư lớn, năng suất rất thấp. Thêm nữa, các ngành công nghiệp phụ trợ như luyện kim, thép, chế tạo máy hầu như chưa có; vật tư, máy móc thiết bị vẫn phải nhập khẩu, dẫn đến giá thành sản phẩm cao, giảm tính chủ động và khả năng cạnh tranh của ngành đóng tàu. Do đó, việc tái cơ cấu lại quá trình quản lý và sản xuất, đổi mới công nghệ là nhân tố tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của ngành đóng tàu. Các công ty đóng tàu có xu hướng đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, vì vậy các tiêu chuẩn công ty xây dựng buộc phải nâng cao trình độ để phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật (Lê Thị Kim Chi, 2010). Giải pháp này sẽ là động lực thúc đẩy các công ty đóng tàu xây dựng tiêu chuẩn có trình độ khoa học kỹ thuật tiến bộ. 185 Để đạt được điều này, công tác tiêu chuẩn hóa phải được quan tâm, đầu tư của lãnh đạo công ty và của cơ quan quản lý cấp trên. Như vậy, các công ty đóng tàu cần xác định lấy tiêu chuẩn hóa là công cụ mang tính chiến lược trong công ty và coi trọng, phát huy hết vai trò của tiêu chuẩn hóa. Làm tốt giải pháp này công tác tiêu chuẩn hóa sẽ giúp các công ty đóng tàu tối ưu hóa các nguồn lực, tăng năng suất chất lượng, thúc đẩy tăng trưởng. 3.2.6. Các công ty đóng tàu cần coi trọng công tác đánh giá sự phù hợp 3.2.6.1. Cơ sở của giải pháp Về mặt lý luận, chứng nhận sự phù hợp mà trước hết là chứng nhận sự phù hợp với tiêu chuẩn là một biện pháp đảm bảo sự tin tưởng cần thiết đối với bên cung cấp là công ty có khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Nói cách khác chứng nhận đã là một công cụ để thúc đẩy việc áp dụng tiêu chuẩn. Hoạt động đóng tàu gồm nhiều công đoạn, quá trình khác nhau trong đó phải kể đến khâu chuẩn bị, soạn thảo các quy trình công nghệ, quy trình quản lý, kiểm tra và tổ chức sản xuất. Hiện nay, tại các công ty đóng tàu có khoảng hơn 70% các quy trình công nghệ không qua chứng nhận sự phù hợp, khoảng 90% các tiêu chuẩn sản phẩm và tiêu chuẩn môi trường khi xây dựng không thông qua công tác chứng nhận sự phù hợp17. Ngày nay trong xu thế chung của thế giới là hạn chế, tiến tới xóa bỏ các rào cản kỹ thuật trong thương mại, cùng với biện pháp hài hóa tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, hoạt động chứng nhận sự phù hợp cần được phát triển theo hướng hòa nhập với thông lệ quốc tế, tiến tới sự thừa nhận lẫn nhau kết quả chứng nhận cho hàng hóa, dịch vụ trao đổi giữa các nước. 3.2.6.2. Nội dung giải pháp Định kỳ tiến hành việc sửa đổi hoàn thiện tiêu chuẩn tại các công ty đóng tàu, lập kế hoạch sửa đổi tiêu chuẩn để cập nhật thông tin mới, công nghệ mới, có thể 6 tháng hoặc 3 tháng thực hiện một lần. Điều này rất quan trọng vì nếu các tiêu chuẩn không được cập nhật sẽ bị lạc hậu với công nghệ và không phù hợp với điều kiện sản xuất tại các công ty. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp đóng tàu nước ta phụ thuộc một phần vào sự phù hợp tiêu chuẩn của các sản phẩm, hàng hóa. Nếu các tiêu chuẩn công ty đã được hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và nếu tiêu chuẩn nước ngoài tiên tiến là căn cứ để đánh giá sự phù hợp thì sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận phù hợp với những tiêu chuẩn đó sẽ có vị thế đáng kể. Chính vì vậy, muốn phát triển và hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực và trên 17Kết quả được điều tra khảo sát tại các công ty đóng tàu tính đến 12/2012. 186 thế giới, chúng ta phải chấp nhận và tuân thủ những thông lệ đã được thừa nhận chung trên toàn thế giới, trong đó có thông lệ về hài hòa tiêu chuẩn. Nhằm đưa hoạt động công nhận, chứng nhận trở thành công cụ hữu hiệu cho quản lý kinh tế thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn, các quy định kỹ thuật trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cần thiết phát triển hoạt động công nhận, chứng nhận sự phù hợp theo các định hướng: - Hoàn thiện cơ chế chứng nhận và công nhận theo hướng hội nhập, áp dụng các quy định quốc tế và thông lệ quốc tế. - Kết hợp chặt chẽ giữa chứng nhận bắt buộc và chứng nhận tự nguyện; giữa chứng nhận sự phù hợp với xây dựng và công bố tiêu chuẩn. - Mở rộng các hình thức chứng nhận phù hợp vừa kết hợp chứng nhận của bên thứ 3 (tổ chức chứng nhận) với việc tự chứng nhận của bên cung cấp (chứng nhận bên thứ nhất) và chứng nhận của khách hàng (bên thứ 2). - Cần mở rộng các loại hình chứng nhận, công nhận. Hiện nay, các cơ sở chứng nhận sự phù hợp phần lớn chỉ công nhận và chứng nhận các sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn. Hoạt động chứng nhận sự phù hợp của các quy trình thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, chưa mở rộng cho đối tượng thuộc lĩnh vực cơ khí đặc biệt là cơ khí đóng tàu. Cần cải tiến và phát triển hoạt động chứng nhận và công nhận theo các hướng sau: Hoàn thiện cơ chế chứng nhận, công nhận theo hướng hội nhập, áp dụng các quy định quốc tế và thông lệ quốc tế. Kết hợp chặt chẽ giữa chứng nhận bắt buộc và chứng nhận tự nguyện, giữa chứng nhận sự phù hợp với xây dựng và công bố tiêu chuẩn và công nhận phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn. Mở rộng các hình thức chứng nhận sự phù hợp vừa kết hợp chứng nhận của bên thứ ba (tổ chức chứng nhận) với việc tự chứng nhận của bên cung cấp (chứng nhận bên thứ nhất) và chứng nhận của khách hàng (bên thứ hai). Cần mở rộng các loại hình chứng nhận, công nhận. Kiện toàn cơ quan công nhận của Việt Nam để cơ quan này đủ mạnh, đáp ứng được nhu cầu của hoạt động công nhận trong cả nước và được chấp nhận ở phạm vi quốc tế. Hình thành các tổ chức chứng nhận độc lập hoặc tiến hành các loại hình chứng nhận sản phẩm hoặc chuyên về một loại hình chứng nhận cụ thể. Khuyến khích các tổ chức chứng nhận nước ngoài như cơ quan Đăng kiểm nước ngoài vào Việt Nam hoạt động với hình thức hoạt động độc lập hoặc liên doanh liên kết với tổ chức chứng nhận trong nước. 3.2.6.3. Điều kiện thực hiện giải pháp Đây là giải pháp cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn, trong dài hạn nếu giải pháp này được các công ty đóng tàu thực hiện tốt sẽ thúc đẩy xuất khẩu và hội nhập, bởi vì tiêu chuẩn công ty là do công ty tự xây dựng và lãnh đạo công ty ban hành, tuy các tiêu 187 chuẩn này đã được xây dựng trên nguyên tắc hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế nhưng còn thiếu tính thuyết phục là do các tiêu chuẩn xây dựng ra còn thiếu khuôn khổ pháp lý về việc công nhận và chứng nhận sự phù hợp. Giải pháp này bắt buộc các công ty đóng tàu phải thực hiện, nếu không sẽ có một số hậu quả sau: thiếu cơ sở khoa học, thiếu lòng tin của khách hàng, không phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật, là rào cản lớn khi hội nhập quốc tế. 3.2.6.4. Vai trò, hiệu quả của giải pháp Thủ tục đánh giá sự phù hợp là các hoạt động kỹ thuật như thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận và công nhận nhằm xác định rằng các sản phẩm hoặc quá trình đáp ứng các yêu cầu được quy định trong quy chuẩn và tiêu chuẩn. Nói các khác, đánh giá sự phù hợp là để xác định đối tượng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng. Đánh sự phù hợp với tiêu chuẩn được thực hiện tự nguyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân dưới hình thức thử nghiệm, giám định, chứng nhận hợp chuẩn và công bố hợp chuẩn. Căn cứ để chứng nhận hợp chuẩn các tiêu chuẩn doanh nghiệp xây dựng là TCVN, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài. Nếu thực hiện tốt công tác này trong thời gian đầu khi chưa ban hành các tiêu chuẩn, các công ty đóng tàu sẽ chủ động áp dụng các tiêu chuẩn quá trình đã xây dựng vào hoạt động sản xuất, quản lý đóng tàu. 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Đối với Bộ Giao thông Vận tải Các tiêu chuẩn là các quy tắc, các điều khoản được quy định cho những hoạt động theo một khuôn mẫu để đạt được hiệu quả tối ưu trong một hoàn cảnh nhất định. Việc áp dụng các tiêu chuẩn cho các công đoạn, các lĩnh vực của chu trình sản xuất sẽ giúp hệ thống hoạt động một cách có quy mô, có trật tự và đạt được sự nhuần nhuyễn cao, từ đó tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng. Như vậy, chất lượng sản phẩm gắn liền với công tác tiêu chuẩn hóa, có nghĩa là công tác tiêu chuẩn hóa tốt, chất lượng sản phẩm cao và ngược lại tiêu chuẩn hóa không tốt, chất lượng sản phẩm thấp. Chất lượng sản phẩm phản ánh kết quả công tác tiêu chuẩn hóa của công ty theo mối quan hệ đồng biến. Để có một sản phẩm tốt không thể không có công tác tiêu chuẩn hóa. Vì vậy, mỗi một công ty đều phải thực hiện tốt công tác tiêu chuẩn hóa. Trong thời gian ngành đóng tàu mới phát triển, số lượng các công ty đóng tàu còn ít, công tác tiêu chuẩn hóa chủ yếu phục vụ công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm của một số công ty, nhà máy lớn (Đóng tàu Hạ Long, Bạch Đằng, Bến Kiền), công tác tiêu chuẩn hóa ở các công ty còn rất hạn chế. Từ năm 2000 trở lại đây, do số lượng các công ty tăng nhanh, mặt khác nhằm đáp ứng các yêu cầu về công tác 188 quản lý nhà nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, Chính phủ đã thông qua Bộ Giao thông Vận tải ban hành các bộ tiêu chuẩn, hướng dẫn thực hiện trong đóng tàu. Công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn hóa đã phục vụ có hiệu quả cho công tác quản lý. Thời gian qua công tác tiêu chuẩn hóa đã hướng dẫn các công ty, nhà máy đóng tàu áp dụng các bộ tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc gia đối với sản phẩm và dịch vụ, hơn nữa đã hướng dẫn các công ty, nhà máy đóng tàu xây dựng được các bộ tiêu chuẩn công ty áp dụng có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh đóng tàu. Trong công tác quản lý kinh doanh đóng tàu và thực hiện các quy định của nhà nước, các công ty đã có những chuyển biến rõ rệt trong công tác tiêu chuẩn hóa, góp phần tạo sự phong phú chủng loại tàu thủy cũng như thương hiệu tàu thủy ngày càng cao trên thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra các công ty đóng tàu đã áp dụng những bộ tiêu chuẩn phương pháp thử trong công tác thử nghiệm, hiệu chuẩn, kiểm nghiệm chất lượng. Tuy nhiên, công tác tiêu chuẩn hóa có một số hạn chế về trình độ, năng lực cán bộ làm công tác tiêu chuẩn hóa ở một số công ty, nhà máy đóng tàu nhất là đối với các nhà máy đóng tàu có quy mô vừa và nhỏ, dẫn đến việc áp dụng hoặc xây dựng tiêu chuẩn còn mang tính hình thức hoặc chưa đem lại hiệu quả thực sự cho công ty. Công tác tiêu chuẩn hóa chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa đồng bộ, cơ sở vật chất nghèo nàn, công nghệ lạc hậu, hoặc ở một số công ty đóng tàu chưa có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và hiệu quả của công tác tiêu chuẩn hóa. Một số công ty đóng tàu đóng các loại, gam tàu theo yêu cầu của khách hàng hoặc các sản phẩm đa dạng kiểu loại, không có sự ổn định gây khó khăn cho việc áp dụng hoặc xây dựng tiêu chuẩn. Thời gian tới, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hợp lý đối với công tác tiêu chuẩn hóa cũng như việc đẩy mạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn hóa công ty theo hướng hài hòa với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn thế giới và tiêu chuẩn quốc tế cũng như phù hợp với sự phát triển. Nhà nước cũng cần có chế độ, chính sách khuyến khích cho những công ty đóng tàu quan tâm, đầu tư thiết bị và công nghệ, nhân lực, vật lực trước các yêu cầu của thị trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. * Đối với cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện các công việc cụ thể như sau: - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức cho cơ quan tổng công ty đóng tàu và các công ty đóng tàu thành viên nắm vững và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về Tiêu chuẩn và Tiêu chuẩn hóa, chú trọng công tác đào tạo, tập huấn và hướng dẫn cho các công ty. - Đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức quản lý về tiêu chuẩn và tiêu chuẩn hóa cho cán bộ lãnh đạo Tổng công ty công nghiệp tàu thủy và các công ty thành viên. 189 - Giao trách nhiệm cho các đơn vị chủ quản ngành đóng tàu (Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam) ban hành các tiêu chuẩn công ty khi Tổng công ty đóng tàu hoặc các công ty đóng tàu thành viên soạn thảo. Tăng cường tiềm lực, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các đơn vị thực hiện công tác quản lý thuộc ngành. 3.3.2. Đối với Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Để hệ thống tiêu chuẩn hóa công ty thực sự trở thành công cụ quan trọng phục vụ phát triển ngành công nghiệp đóng tàu của Việt Nam và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới, cần hoàn thiện và đưa hệ thống này đáp ứng được các yêu cầu sau đây: Tiêu chuẩn hóa công ty phải được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả hơn trong thực tiễn; Quy hoạch phát triển hệ thống tiêu chuẩn hóa công ty phải gắn chặt với quy hoạch phát triển ngành đóng tàu nhằm đáp ứng được nhu cầu quản lý của Nhà nước, nâng cao chất lượng, uy tín và sức cạnh tranh phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ. Để đáp ứng được các yêu cầu trên luận án đưa ra một số kiến nghị với cơ quan mẹ Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy như sau: - Tập trung và chú trọng phát triển tiêu chuẩn hóa bên trong (tập trung xây dựng tiêu chuẩn). Có rất nhiều đối tượng cần tiêu chuẩn hóa trong ngành đóng tàu, tuy nhiên xét ở tính cấp thiết cũng như nhu cầu thực tiễn, các đối tượng cần tiêu chuẩn hóa sẽ là các quy trình phục vụ đóng tàu, tiêu chuẩn phục vụ cho công tác quản lý. Điều đó được luận giải như sau: Kết quả khảo sát thực tế tại các công ty đóng tàu cho thấy khoảng 80% các công ty đang thiếu các tiêu chuẩn, qui trình phục vụ tổ chức quản lý sản xuất đóng tàu. Hiện tại các công ty đang phải sử dụng các tiêu chuẩn hiện bị lạc hậu và các qui trình đóng tàu của nước ngoài đi kèm với các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công vì phần lớn các tàu xuất khẩu các công ty đóng tàu chưa tự thiết kế mà phải mua thiết kế nước ngoài. Bên cạnh đó để nâng cao chất lượng, tiến độ đóng tàu cũng như việc qui định của khách hàng khi giao sản phẩm phải có tiêu chuẩn công ty do công ty ban hành kèm theo, cho nên để chủ động làm chủ qui trình công nghệ đáp ứng yêu cầu của các tổ chức Đăng kiểm trong và ngoài nước phù hợp với bộ Luật hàng hải quốc tê (IMO), cũng như xu hướng hội nhập, xóa bỏ các rào cản kỹ thuật hướng tới tiêu chuẩn chung (tiêu chuẩn quốc tế), các công ty đóng tàu trong nước bắt buộc phải tập trung cho công tác xây dựng tiêu chuẩn theo quan điểm hài hòa với các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiều chuẩn khu vực. Việc xây dựng tiêu chuẩn phải dựa vào tích lũy kinh nghiệm kiến thức của doanh nghiệp. Hiện nay có những công ty đóng tàu đã thành lập được 50 năm và ít nhất cũng là 10 năm. Đối với những công ty có thâm niên dưới 10 năm thì khó có thể có được kết quả tốt trongxây dựng tiêu chuẩn. Mặt khác, theo quy định tại Công ước 190 quốc tế IMO, các sản phẩm tàu thủy về cơ bản có vòng đời sản phẩm từ 10 đến15 năm. Do vậy, mức độ tiêu chuẩn hóa cũng thay đổi theo chu kỳ vòng đời của sản phẩm. Cũng theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, trách nhiệm của doanh nghiệp phải công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình môi trường của mình. Chính vì vậy, để hoạt động xây dựng tiêu chuẩn ít tốn kém cho các công ty, việc xây dựng tiêu chuẩn nên thực hiện theo hai cách sau: + Khi không có tiêu chuẩn bên ngoài (tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực) sẵn có phù hợp để áp dụng luôn. + Khi có tiêu chuẩn bên ngoài nhưng không thích hợp cho áp dụng luôn thì doanh nghiệp cần xây dựng tiêu chuẩn công ty trên cơ sở chấp nhận các tiêu chuẩn đó càng nhiều càng tốt theo phương án sau: Khi tiêu chuẩn bên ngoài Phương án soạn thảo tiêu chuẩn công ty Không hàm chứa yêu cầu cụ thể Bổ sung các chỉ tiêu, yêu cầu cụ thể Bao hàm phạm vi rộng hơn hoặc nhiều phương án Cụ thể hóa và chỉ rõ phương án Khó hiểu Viết lại ngắn gọn, dễ hiểu Nhiều tiêu chuẩn cho cùng đối tượng Chọn tiêu chuẩn phù hợp hoặc soạn thảo tiêu chuẩn công ty trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn đó - Những công việc cần được nghiên cứu, giải quyết để thực hiện các quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật: Có nhận thức đầy đủ về hoạt động tiêu chuẩn hóa công ty hoặc phải có đại diện có năng lực đáp ứng được yêu cầu đối với thành viên TCVN, do đó phải sẵn sàng khi được đề nghị cử đại diện tham gia các TCVN có liên quan. Phải tận dụng được việc tham gia của mình thông qua sự đại diện của các hội, hiệp hội chuyên ngành; hoạt động đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức về tiêu chuẩn hóa, cần định hướng vào việc phát triển đội ngũ thành viên TCVN cho các bên liên quan, trong đó có doanh nghiệp. - Quy hoạch phát triển hệ thống tiêu chuẩn hóa công ty: Tổng công ty cần xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống tiêu chuẩn công ty cho giai đoạn 2010 và tầm nhìn đến 2020 cùng với các chương trình thực hiện cụ thể. Đồng thời quy hoạch này phải phù hợp với các quy hoạch phát triển của ngành công nghiệp tàu thủy đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt. Nghiên cứu, xây dựng quy hoạch để có được một bức tranh tổng thể về hiện trạng tiêu chuẩn hóa công ty của ngành đóng tàu, từ đó xác định kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn hóa công ty cho từng năm, xác định các nguồn lực huy động và sử dụng hợp lý có hiệu quả các nguồn lực này. 191 - Tổ chức bộ phận tiêu chuẩn hóa tại các công ty đóng tàu theo hướng chuyên trách, phân cấp và phân quyền. Đồng thời ban hành quy chế triển khai áp dụng tiêu chuẩn hóa công ty cho các công ty đóng tàu một cách đồng bộ và có tính bắt buộc. - Đẩy mạnh hoạt động thanh tra và kiểm tra. Những năm qua, hoạt động thanh tra về công tác tiêu chuẩn hóa còn bộc lộ nhiều bất cập như: Lực lượng của hệ thống thanh tra của ngành đóng tàu còn hạn chế, lực lượng này tại cơ quan tổng công ty chủ yếu là do một bộ phận thuộc Ban Kỹ thuật sản xuất thực hiện. Tại các công ty đóng tàu, thường chỉ có từ 2 đến 3 cán bộ thanh tra viên thực hiện thanh tra kết hợp nhiều lĩnh vực hoạt động đóng tàu của công ty. Hiện tại chưa có chế tài xử phạt, chỉ có hình thức nhắc nhở. Hoạt động thanh tra chủ yếu được thực hiện định kỳ, có báo trước. Do đó, cần có quy định chặt chẽ về công tác thanh kiểm tra hoạt động xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất đặc biệt là chế tài xử lý. Quan tâm tăng cường lực lượng thanh tra về số lượng, chất lượng có đủ khả năng thực thi trách nhiệm về tiêu chuẩn hóa. - Định kỳ đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu chuẩn hóa công ty theo lộ trình 6 tháng/lần và12 tháng/lần để có biện pháp cải tiến, cập nhật, sửa đổi cho phù hợp với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ của ngành công nghiệp đóng tàu. Tiêu chuẩn phải luôn thay đổi, tránh lạc hậu và phải phù hợp với phát triển của tiến bộ kỹ thuật. Do dó việc cập nhật hàng năm để chỉnh sửa tiêu chuẩn là điều vô cùng cần thiết, có như vậy việc áp dụng tiêu chuẩn vào hoạt động đóng tàu mới ngày càng có hiệu quả. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Qua phân tích thực trạng công tác tiêu chuẩn hóa và sau khi nghiên cứu một số căn cứ quan trọng cho đề xuất các giải pháp đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa tại các công ty đóng tàu của Việt Nam như các quan điểm đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa, luận án đã nêu lên các giải pháp đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa, đó là: Tập trung phát triển tiêu chuẩn hóa bên trong; tăng cường bồi dưỡng và đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn hóa cho cán bộ, công nhân viên của công ty; coi trọng khâu kiểm tra, đánh giá công tác tiêu chuẩn hóa; hoàn thiện tổ chức bộ phận tiêu chuẩn hóa của công ty; áp dụng công nghệ mới trong các công ty đóng tàu; coi trọng công tác đánh giá sự phù hợp. Nội dung tiếp theo của chương là đề xuất và kiến nghị về công tác tiêu chuẩn hóa công ty đối với các cấp quản lý như Nhà nước, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy. 192 KẾT LUẬN Trải qua nhiều năm dài phát triển, ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đã có được chỗ đứng trên bản đồ các nước đóng tàu phát triển của khu vực và thế giới. Chất lượng và thương hiệu các sản phẩm đóng mới bước đầu đã được khẳng định bởi các chủ tàu/ khách hàng trong và ngoài nước qua các ý kiến phản hồi từ thực tiễn. Tuy nhiên, với quá trình hội nhập và thương mại quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ cũng như yêu cầu ngày càng cao về công nghệ đóng tàu cũng như chất lượng sản phẩm và các yêu cầu khắt khe của chủ tàu và cơ quan giám sát đóng tàu của nước ngoài, các công ty đóng tàu của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn và thách thức, do đó các công ty đóng tàu Việt Nam cần vận dụng nhiều phương pháp và nhiều hoạt động khác nhau để tăng khả năng cạnh tranh, thu hút chủ tàu nước ngoài trên thị trường. Có nhiều cách để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường như tái cấu trúc doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa Các công ty đóng tàu cần có chủ trương lựa chọn phương án gắn công tác tiêu chuẩn hóa với phát triển doanh nghiệp của mình. Thực tiễn nghiên cứu cho thấy công tác tiêu chuẩn hóa ở các công ty chưa phù hợp, chưa đáp ứng được tình hình hiện tại và chưa có phương hướng tháo gỡ các tồn tại. Có nhiều nguyên nhân trong đó công tác tiêu chuẩn hóa vẫn chưa được coi trọng đúng mức, chưa xây dựng được một chính sách tiêu chuẩn hóa có sự cam kết của lãnh đạo. Hơn nữa, do sự đầu tư manh mún, thiếu tập trung của các công ty đóng tàu, công tác tiêu chuẩn hóa chưa phát huy tác dụng trong suốt thời gian qua. Nếu được đầu tư có chiều sâu thì hiệu quả sẽ được cải thiện. Qua nghiên cứu thực tế công tác tiêu chuẩn hóa tại các công ty đóng tàu Việt Nam, tác giả đã: - Hệ thống hóa và phát triển lý thuyết về tiêu chuẩn hóa công ty ở các công ty đóng tàu Việt Nam, cụ thể là hoàn thiện cơ sở lý luận về chuẩn hóa công ty, đã xây dựng các chỉ tiêu và nhận diện các nhân tố ảnh hưởng của tiêu chuẩn hóa công ty. - Qua kinh nghiệm quốc tế và qua đánh giá thực trạng, đưa ra những nhận định hay kết luận có tính định lượng về cần thiết đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa tại các công ty đóng tàu của Việt Nam, cụ thể là phân tích đánh giá các nội dung của công tác tiêu chuẩn hóa công ty, các chỉ tiêu và các nhân tố ảnh hưởng tới công tác tiêu chuẩn hóa. - Khuyến nghị về cách thức tổ chức, xây dựng, áp dụng và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa tại các công đóng tàu của Việt Nam và kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy. - Luận án đã giúp lãnh đạo Tổng công ty công nghiệp tàu thủy có cơ sở lý luận, thông tin, quan điểm mới về vai trò công tác tiêu chuẩn hóa công ty và bước đầu triển khai xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn phục vụ trong công tác đóng và quản lý tàu (các tiêu chuẩn xem ở phần Phụ lục kèm theo luận án). Sau khoảng thời gian gần 15 193 năm, năm 2014 lãnh đạo Tổng công ty công nghiệp tàu thủy đã bắt đầu quan tâm đến công tác tiêu chuẩn hóa. Đây là dấu hiệu tích cực về việc cải cách cấu trúc của hệ thống bộ máy quản trị. Tác giả xin được gửi lời biết ơn chân thành nhất tới các thầy giáo hướng dẫn, các thầy, cô giáo trong Khoa Quản trị kinh doanh, Viện Đào tạo sau đại học, Trường Đại học kinh tế quốc dân đã tạo những điều kiện tốt nhất để tác giả thực hiện luận án. Tác giả cũng xin được cám ơn Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy, các công ty đóng tàu thành viên, các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan mà tác giả đã có điều kiện gặp gỡ, phỏng vấn, đã đóng góp các ý kiến vô cùng xác đáng để tác giả có thể hoàn thành nghiên cứu này. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu mới và khó, phần lớn các công ty đóng tàu đang trong giai đoạn phát triển, kiện toàn hệ thống quản trị nên công tác tiêu chuẩn hóa còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc nghiên cứu thu thập số liệu, tình hình gặp nhiều khó khăn. Tác giả đã cố gắng hoàn thiện luận án nghiên cứu của mình, tuy nhiên về mặt nội dung chắc chắn còn có hạn chế, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của người đọc. 194 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. Nguyễn Đình Phan, Nguyễn Ngọc Sự, Lê Thị Kim Chi (2013), “Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tiêu chuẩn hóa tại các công ty đóng tàu Việt Nam”, Tạp chí quản lý kinh tế, Số 56 tháng 9-10. 2. Nguyễn Đình Phan, Nguyễn Ngọc Sự, Lê Thị Kim Chi (2013), “Các nhân tố tác động và thúc đẩy sự phát triển công tác tiêu chuẩn hóa trong các công ty đóng tàu Việt Nam”, Tạp chí quản lý kinh tế, Số 54 tháng 7. 3. Lê Thị Kim Chi (2010), “Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam”, Tạp chí quản lý kinh tế, Số 34 tháng 7. 4. Lê Thị Kim Chi (2010), “Đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và giảm ô nhiễm môi trường ở các doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 157 (II) tháng 7. 195 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ajit Jillavenkatesa (2012), The Changing World of Standardization: Trends, Opportunities and Challenges, Standard Service Seminar, Sept.20, 2012, truy cập ngày 22 tháng 09 năm 2013, từ 2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007a), Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN về việc ban hành “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và Công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy”, ban hành ngày 28 tháng 9 năm 2007. 3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007b), Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN về việc Hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, ban hành ngày 28 tháng 9 năm 2007. 4. Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN về việc Quy định về Công bố hợp chuẩn, Công bố hợp quy và Phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2012. 5. Chính phủ (2007), Nghị định số 127/2007/NĐ-CP về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, ban hành ngày 01 tháng 08 năm 2007. 6. Clarkson Research (2004), The world shipbuilding industry in 2004, Hamburg. 7. Cộng đồng Châu Âu (1999), The Situation in World Shipbuilding, Brussels. 8. Cộng đồng Châu Âu (2000a), Second Report from the Commission to the Council on the Situation in World Shipbuilding, Brussels. 9. Cộng đồng Châu Âu (2000b), Third Report from the Commission to the Council on the Situation in World Shipbuilding, Brussels. 10. Cộng đồng Châu Âu (2001), Fourth Report from the Commission to the Council on the Situation in World Shipbuilding, Brussels. 11. Cộng đồng Châu Âu (2002a), Fifth Report from the Commission to the Council on the Situation in World Shipbuilding, Brussels. 12. Cộng đồng Châu Âu (2002b), Sixth Report from the Commission to the Council on the Situation in World Shipbuilding, Brussels. 13. Cộng đồng Châu Âu (2003a), Seventh Report from the Commission to the Council on the Situation in World Shipbuilding, Brussels. 14. Cộng đồng Châu Âu (2003b), Measures Affecting Trade in Commercial Vessels, Korea. 15. Cục Hàng hải Nhật Bản (2004), Shipbuilding in Japan 2003, Nhật Bản. 196 16. Dietmar Harting (2005), Standardization future Conference, Beuth Verlag GmbH, Berlin. 17. Dong-Geun Choi (ed.) (2010), Standardization: Fundamentals, Impact, and Business Strategy. APEC Sub committee on Standars and Comformance. Education Guideline 3 – Textbook for Higher Education. 18. Edward Nemeroff (2008), Tiêu chuẩn, đo lường đánh giá sự phù hợp và Hiệp định TBT, Sổ tay tham khảo, thuộc Dự án STAR Vietnam. 19. Fivos Andritsos (2000), The Automation and Integration of Production Processes in Shipbuilding, EUROPEAN COMMISSION JOINT RESEARCH CENTRE, truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2013 từ https://www.researchgate.net/profile/Fivos_Andritsos/publication/236095099_The_Automa tion_and_Integration_of_Production_Processes_in_Shipbuilding_State-of-the- Art/links/0c960515f3d087cd68000000.pdf 20. Hesser Feilzer De Vries (2006), Standardisation in Companies and Markets. Helmut Schmidt University Germany – Erasmus University of Rotterdam Netherlands. 21. Hiệp hội đóng tàu EU (2005), Annual Report 2004-2005, truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2013 từ 22. Hiệp hội đóng tàu Hàn Quốc (2004), Shipbuilding Korea 2004, truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2013 từ 23. Hiệp hội đóng tàu Hàn Quốc (2005), Shipbuilding Korea 2005, truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2013 từ 24. Hồ Tất Thắng (2004), Nghiên cứu phương pháp luận và thực tiễn để hài hòa hệ thống TCVN với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực phục vụ việc tham gia có hiệu quả của Việt nam vào AFTA, Đề tài cấp nhà nước, Hà Nội. 25. Knut Blind (2004), The Economics Of Standards. Theory, Evidence, Policy. Helmut Schmidt University Germany, Erasmus University of Rotterdam Netherlands. 26. Koshipa (2005), Annual Report of Koshipa 2005, South Korea. 27. Lê Quốc Bảo (2009), ‘TBT và quản lý chất lượng ở Việt Nam’, Tạp chí – Ấn phẩm thông tin, số 1+2+3. 28. Lê Thị Kim Chi (2010), ‘Đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và giảm ô nhiễm môi trường ở các doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 157 (II) tháng 7, tr 39-43. 29. Ngọc Sự (2008), ‘Chặng đường phát triển Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam’, Tạp chí Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, số 9, tr 31-32. 197 30. Ngô Quý Việt (2009), ‘Hoạt động TCĐLCL góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội’, Tạp chí Hoạt động khoa học, số 2, tr 16-18. 31. Ngô Quý Việt (2012), ‘Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Việt Nam: Nửa thế kỷ xây dựng và phát triển’, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 4.2012, tr 25- 29. 32. Nguyễn Đình Phan (2005), Quản lý chất lượng trong các tổ chức và Bài giảng môn học tiêu chuẩn hóa, NXB Lao động - Xã hội, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 33. Nguyễn Đình Phan, Đặng Ngọc Sự (2012), Quản trị chất lượng, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 34. Nguyễn Đình Phan, Nguyễn Ngọc Sự, Lê Thị Kim Chi (2013a), ‘Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển công tác tiêu chuẩn hóa’, Tạp chí quản lý kinh tế, số 56, tháng 9,10 tr 48-56. 35. Nguyễn Đình Phan, Nguyễn Ngọc Sự, Lê Thị Kim Chi (2013b), ‘Các nhân tố tác động và thúc đẩy sự phát triển tiêu chuẩn hóa tại các công ty đóng tàu Việt Nam’, Tạp chí quản lý kinh tế, số 54 tháng 7, tr 3-8. 36. Nguyễn Hoàng Linh (2012), ‘Hoạt động đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam: Cần định hướng quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế’, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 2, tr 18-21. 37. Nguyễn Minh Bằng (2006), ‘Tiêu chuẩn - Công cụ kỹ thuật hữu hiệu để tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế’, Tạp chí hoạt động khoa học, số 10, tr 16-17. 38. Nguyễn Minh Bằng, Hoàng Hữu Thám (2007), ‘Tiêu chuẩn và qui chuẩn kỹ thuật trong thương mại’, Tạp chí Hoạt động khoa học, số 7, tr 14-15. 39. Nguyễn Minh Bằng (2007), ‘Chuyển đổi tiêu chuẩn ngành – Một công việc cần thực hiện’, Tạp chí Hoạt động khoa học, số 8, tr 14-15. 40. Nguyễn Minh Bằng (2008), ‘Phát triển và đổi mới hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam’, Tạp chí Hoạt động khoa học, số 4, tr 11-12 tiếp tr 15. 41. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2007), Quản trị kinh doanh, NXB Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 42. Nordic Industries (2003), Introduction to shipbuilding in China, China. 43. Nordic Industries (2004), Summary of Korean shipbuilding industry, Korea. 44. Norwegian Agency for Development Cooperation (2010), Study of the Vietnamese Shipbuilding/Maritime Sector - Final report, Norway. 198 45. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI (2014), Hoạt động tiêu chuẩn hóa và doanh nghiệp, Hà Nội. 46. PVT (2013), ‘Năng suất chất lượng – Yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp dệt may’, Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam, Số 16.2013, tr 19-21. 47. Quốc hội (2006), Luật số 68/2006/QH11 về Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, ban hành ngày 29 tháng 06 năm 2006. 48. Richard Shiang Wang (2004), ‘CSSC – JV Partner in China’, Marine News, Số 9-10, tr 9-10. 49. Seijii Nagatsuka (2000), Nghiên cứu về năng suất của các nhà máy đóng tàu Nhật Bản và Hàn Quốc, truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2012 từ 50. S. K. KIM (1995), Current trend in Korean Shipbuilding, truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012, từ www.atip.org. 51. Thorsten Ludwig, Jochen Tholen (2006), Shipbuilding in China and its impact on European shipbuilding industry, University of Bremen, November 2006. 52. Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (1995), Quyết định 138/TĐC-QĐ ngày về hướng dẫn chung về thể hiện nội dung và trình bày tiêu chuẩn, ban hành ngày 25 tháng 05 năm 1995. 53. Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (2002), Cơ sở tiêu chuẩn hóa, Hà Nội. 54. Trần Ngọc Tân (2011), Hoạt động tiêu chuẩn hóa tại công ty TNHH gạch men Mỹ Đức, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 55. Trần Quốc Tuấn (2013), ‘Một số bất cập của nhân lực quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng’, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 20, tr 10-12. 56. Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu đóng tàu (2011), Thực trạng tình hình quản lý và tổ chức sản xuất tại các nhà máy đóng tàu của Vinashin, Chuyên đề khoa học, Viện Khoa học công nghệ tàu thủy, Hà Nội. 57. Trung tâm đào tạo Tổng cục đo lường chất lượng (1999), Tiêu chuẩn hóa công ty, Tài liệu đào tạo, Hà Nội. 58. Vũ Văn Diện (2005), ‘Hoạt động tiêu chuẩn hóa và hội nhập quốc tế’, Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 10, tr 19-20. 59. Zhu Rujing (2005), Management in Ship building management, truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2013, từ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_day_manh_cong_tac_tieu_chuan_hoa_o_cac_cong_ty_dong.pdf
  • pdfLA_LeThiKimChi_Sum.pdf
  • pdfLA_LeThiKimChi_TT.pdf
  • docLeThiKimChi_E.doc
  • docLeThiKimChi_V.doc
Luận văn liên quan