Luận án Đổi mới quản lý chi ngân sách trong các trường quân đội ở Việt Nam

Luận án đã tập trung đề cập nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến công tác quản lý chi NSNN cho lĩnh vực GDĐT trong các trường quân đội. Từ nghiên cứu, rút ra một số kết luận sau đây: - GDĐT có vai trò và vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tất cả các quốc gia và để phát huy vai trò và vị trí của chúng, tất cả các nước đều ưu tiên đầu tư NSNN cho GDĐT. Tuy vậy, để các khoản chi NSNN cho GDĐT đạt hiệu quả thì đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý chi NSNN. - Phân tích thực trạng công tác quản lý chi NSNN trong các trường quân đội ở nước ta những năm qua cho thấy rằng chi NSNN cho GDĐT trong các trường Quân đội ngày càng tăng lên trong những năm qua đi kèm theo đó là công tác quản lý chi NSNN cũng đượng chú ý tăng cường. Tuy vậy, thực tiễn cũng cho thấy công tác quản lý chi NSNN cho các trường Quân đội những năm qua vẫn còn bộc lộ một số bất cập nhất định. Các kết quả dạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong quản lý chi NSNN cho GDĐT trong các trường quân đội đã được Luận án đề cập và làm rõ.

doc139 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đổi mới quản lý chi ngân sách trong các trường quân đội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo chính khóa với ngoại khóa. Đổi mới, hoàn thiện nội dung đào tạo sát với đối tượng tác chiến, với địa bàn, chiến trường, với khả năng và cách đánh của ta; với sự phát triển của nghệ thuật quân sự và vũ khí, trang bị; đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội về chính trị. Chú trọng các vấn đề chiến lược về nội dung bảo vệ Tổ quốc trong thời bình và thời chiến. Thống nhất tài liệu công tác chỉ huy tham mưu, nghệ thuật tác chiến binh chủng hợp thành, Quân chủng, Binh chủng, ngành và tài liệu khoa học xã hội - nhân văn theo hướng chuẩn hóa, làm cơ sở hoàn thiện giáo trình, tài liệu dạy học. Nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ đáp ứng với mục tiêu, yêu cầu đào tạo ở từng bậc học và trình độ đào tạo; tổ chức dạy tiếng Hoa, Lào, Khme cho cán bộ công tác trên tuyến biên giới; sớm đào tạo đội ngũ cán bộ phiên dịch đáp ứng yêu cầu. Đẩy mạnh việc vận dụng phương pháp dạy học hiện đại, sát thực tế, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và bồi dưỡng năng lực tư duy, rèn luyện năng lực hoạt động thực tiễn cho người học. Chú trọng đổi mới phương pháp giáo dục các môn khoa học - xã hội và nhân văn. Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập, rèn luyện. bảo đảm tính khách quan, phản ảnh đúng thực chất trình độ của người học. Gắn đào tạo tại trường với các hoạt động diễn tập, huấn luyện: sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin: kỹ thuật mô phỏng trong dạy và học; tăng cường tổ chức tham quan. nghiên cứu thực tế trong quá trình đào tạo. Thứ tư, kiện toàn và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Xây dựng và triển khai thực hiện tốt Đề án kiện toàn và phát triển đội ngũ Nhà giáo quân đội, đảm bảo cả về số lượng và cơ cấu; trong đó, chú trọng về nâng cao trình độ học vấn, năng lực và tay nghề sư phạm, kinh nghiệm thực tiễn; phấn đấu đến năm 2020 đủ số lượng nhà giáo theo biên chế mới và có dự trữ khoảng l0%; có trên 90% đạt tiêu chuẩn quốc gia về trình độ học vấn và trên 90% đạt quy định của Bộ Quốc phòng về giữ chức vụ. Đổi mới chế độ luân phiên đi thực tế theo yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy và phát triển của Nhà giáo. Tăng cường các biện pháp quản lý đội ngũ Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức, tác phong của nhà giáo. Phân công, phân cấp hợp lý giữa các cấp, các ngành về trách nhiệm, quyền hạn quản lý nhà giáo. Bố trí cán bộ đủ phẩm chất, năng lực làm công tác giảng dạy và quản lý GDĐT. Thực hiện tốt quy trình, kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo tiêu chuẩn chức danh. Các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, các Tổng cục, các đồng chí Tư lệnh, Chính ủy các Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Quân đoàn, Binh chủng, Giám đốc, Chính ủy các nhà trường trực tiếp tham gia giảng dạy một số nội dung về khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự, công tác Đảng, công tác chính trị, khoa học xã hội -nhân văn và khoa học kỹ thuật - công nghệ quân sự... Bổ sung, hoàn thiện các chế độ, chính sách về đãi ngộ, khen thưởng, bảo đảm điều kiện làm việc và sinh hoạt đối với Nhà giáo Quân đội; tôn vinh các Nhà giáo đã qua chiến đấu, Nhà giáo có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm và cống hiến cho sự nghiệp GDĐT trong quân đội. Thứ năm, tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất cho các trường Quân đội Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các trường Quân đội về cơ sở vật chất, đáp ứng lưu lượng và yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, xác định rõ thứ tự ưu tiên, trước mắt bảo đảm nhu cầu về chỗ ở, khu học tập làm việc; xây dựng xong các trường trọng điểm, đẩy nhanh tiến độ xây dựng gọn một số hạng mục thiết yếu trong các Học viện, nhà trường khác. Nâng dần tỷ lệ đầu tư xây dựng cơ bản, phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo đủ chỗ ở học tập, làm việc của các trường theo chuẩn qui định tại Quyết định số 121/2007/QĐ- TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Đầu tư xây dựng sở chỉ huy diễn tập của một số trường: tập trung đầu tư nâng cấp thao trường, bãi tập, trung tâm huấn luyện dã ngoại, thư viện, phòng học chuyên ngành, cơ sở thực hành, ưu tiên đầu tư phòng thí nghiệm công nghệ cao cho một số ngành mũi nhọn phục vụ nghiên cứu: giảng dạy, thực hành và sản xuất, sử dụng tốt các trang bị hiện có, mua sắm, điều động vũ khí, trang bị kỹ thuật thế hệ mới cho các trường. Thứ sáu, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong các trường. Tập trung đầu tư cho nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Phát triển đội ngũ cán bộ đầu ngành, bồi dưỡng cán bộ trẻ kế cận, nâng cấp trang thiết bị và đổi mới chính sách khoa học, công nghệ trong nhà trường. Xây dựng cơ chế liên kết giữa cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ. Nâng cao chất lượng hiệu quả các đề tài và việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của các trường vào hoạt động thực tiễn. Khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên trong các trường. Bảo đảm đủ giáo trình, tài liệu cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Thứ bảy, công tác chuẩn bị nguồn đào tạo. Nâng cao chất lượng nguồn đào tạo trung đội trưởng, nguồn đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội, tuyển chọn đúng đối tượng, đủ tiêu chuẩn theo quy định. Có chế độ, chính sách ưu tiên tuyển chọn đối với con cán bộ, đảng viên; con công nhân, nông dân, gia đình có công với cách mạng. Tuyển chọn thiếu sinh quân, quân nhân, học sinh dân tộc thiểu số làm nguồn đào tạo cán bộ tại chỗ. Tuyển chọn vào đào tạo cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp từ nguồn quân nhân thi chưa đủ điểm vào đại học cấp phân đội. Xây dựng kế hoạch tạo nguồn đào tạo cán bộ trong nước và nước ngoài. Bảo đảm số lượng, tiêu chuẩn chất lượng nguồn đào tạo cán bộ cấp trung đoàn, sư đoàn; nguồn đào tạo Tiến sĩ, Thạc sĩ; nguồn bồi dưỡng công nhận các chức danh Giáo sư, Phó giáo sư. Tuyển chọn sinh viên các ngành quân đội có nhu cầu, đủ điều kiện theo quy định đề bồi dưỡng thành cán bộ quân đội. Tăng cường phát hiện, tuyển chọn tài năng quân sự đi đôi với việc đào tạo bồi dưỡng và có chính sách ưu đãi cần thiết. Tổ chức thi tuyển vào đào tạo cơ bản từ cấp phân đội đến cấp chiến dịch - chiến lược, theo đúng quy chế Nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng. Thực hiện tốt chính sách cử tuyển đào tạo cán bộ, nhân viên đối với một số ngành đặc thù quân sự người dân tộc thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn, địa bàn trọng điểm. Tổ chức chặt chẽ việc tạo nguồn, bồi dưỡng văn hóa, ngoại ngữ cho nguồn đào tạo cán bộ các cấp, cho nguồn đào tạo sau đại học và đi học nước ngoài. Thứ tám, tăng cường liên kết trong nước và hợp tác quốc tế về đào tạo. Các cấp các ngành trong quân đội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng và Nhà nước trong việc đầu tư các nguồn lực cho công tác GDĐT, xây dựng nhà trường quân đội. Các đơn vị, bệnh viện, nhà máy quốc phòng có trách nhiệm làm cơ sở thực hành, thực tập cho các trường Quân đội. Thực hiện tốt liên kết đào tạo giữa các trường trong và ngoài quân đội để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, nghiên cứu khoa học; đồng thời, tham gia đào tạo nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước: Bảo đảm chất lượng, từng bước nâng số lượng, mở rộng đào tạo nghề dài hạn cho bộ đội xuất ngũ và các đối tượng chính sách xã hội. Tiếp tục triển khai Đề án "Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo trong quân đội giai đoạn 2007 - 2015 và những năm tiếp theo”. Nâng cao hiệu quả hợp tác, mở rộng liên kết đào tạo với nước ngoài; đầu tư cho việc mời chuyên gia nước ngoài giảng dạy một số ngành trong các trường quân đội theo đúng quy định; tích cực nghiên cứu kinh nghiệm đào tạo của các nước. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp lý và các mặt công tác đảm bảo khác cho việc mở rộng đào tạo Học viên quân sự nước ngoài trong các trường Quân đội. Củng cố cơ quan quản lý Học viện quân sự nước ngoài các cấp theo yêu cầu mới. Tích cực tạo nguồn, tuyển chọn cán bộ, học viên cử ra nước ngoài đào tạo, nghiên cứu các ngành khoa học và nghệ thuật quân sự, tập trung vào những chuyên ngành kỹ thuật quân sự mũi nhọn, đào tạo kỹ sư đầu ngành. Đầu tư cho việc bồi dưỡng văn hóa, tiếng Việt; chuẩn hóa chương trình, văn bằng, nâng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng học viên quân sự Lào, Cămpuchia. Thực hiện tốt công tác cử chuyên gia giúp các trường quân sự Lào và bồi dưỡng cán bộ quân sự giúp các tỉnh biên giới Lào, Cămpuchia. Thứ chín, xây dựng các tổ chức đảng trong nhà trường trong sạch vững mạnh Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, giữ vững định hướng chính trị trong quá trình GDĐT. Nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, xây dựng niềm tin vững chắc vào mục tiêu, lý tưởng và sự lãnh đạo của Đảng; tăng cường bồi dưỡng đạo đức cách mạng, phẩm chất tốt đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ". Xây dựng cho học viên có động cơ, thái độ học tập đúng đắn; nhà giáo có đạo đức, tác phong sư phạm mẫu mực. Tích cực đấu tranh chống "Diễn biến hòa bình", các luận điệu phản động, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng. Khắc phục mọi biểu hiện giảm sút ý chí chiến đấu, phai nhạt lý tưởng, tha hóa về đạo đức, lối sống. Trong xây dựng tổ chức đảng, phải gắn chặt giữa xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh với xây dựng cơ quan, khoa, đơn vị quản lý học viên vững mạnh toàn diện; gắn xây dựng cấp ủy với xây dựng đội ngũ cán bộ chỉ huy và cán bộ quản lý. Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục"và cuộc vận động: "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Các trường trong quân đội phải thực sự mẫu mực trong thi cử và khắc phục dứt điểm bệnh thành tích trong GDĐT. Đẩy mạnh phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt". 3.1.3. Định hướng quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo tại các trường quân đội những năm tới Gắn với định hướng mở rộng qui mô đào tạo trong các trường quân đội thời gian tới thì chi NSNN cho hoạt động đào tạo cũng phải tăng lên để đáp ứng kinh phí cho các hoạt động đào tạo và NCKH trong các trường này. Vấn đề quản lý các khoản chi NSNN cũng phải được đặt ra để bảo đảm kinh phí cấp cho các hoạt động đào tạo tại các trường quân đội được đầy đủ và kịp thời, nâng cao hiệu quả chi NSNN. Định hướng quản lý chi NSNN cho công tác GDĐT tại các trường quân đội thời gian tới là: - Tăng cường khai thác các nguồn thu để mở rộng chi tiêu cho hoạt động GDĐT; - Đổi mới công tác xây dựng định mức, cơ cấu chi NSNN cho GDĐT theo hướng bảo đảm tính khoa học và bám sát thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với hoạt động GDĐT tại các trường quân đội trong tình hình mới; - Từng bước đổi mới nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán NSNN trong các trường quân đội theo hướng: Chủ động xây dựng kế hoạch chi NSNN đầy đủ, đúng thời gian; chấp hành tốt quyết toán chi NSNN, công khai NSNN chi cho công tác GDĐT tại các trường; - Từng bước hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các trường quân đội; - Phân cấp quản lý điều hành NSNN theo hướng: tiến dần tới tiền tệ hóa, phân bổ mạnh NSNN cho các trường; - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý NSNN tại các trường; - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán NSNN tại các trường. 3.2. Giải pháp đổi mới quản lý chi ngân sách cho giáo dục đào tạo tại các trường Quân đội 3.2.1. Các giải pháp chính 3.2.1.1. Đổi mới quản lý, sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước cho các trường Quân đội Thứ nhất, tăng cao tính khoa học và khả thi của các định mức chi cho GDĐT trong quân đội Trên cơ sở Quyết định số 141/QĐ-BQP ngày 20/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành qui định một số chế độ chi tiêu cho hoạt động GDĐT tại các cơ sở đào tạo trong quân đội, các trường cần xác định nội dung và định mức chi NSNN cho GDĐT phù hợp với sự phát triển nền kinh tế, khả năng NSNN nói chung và NSNN quốc phòng nói riêng; đồng thời, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới, cũng như công tác GDĐT hiện nay và những năm tiếp theo. Mặt khác, đưa nội dung chi và định mức chi NSNN cho lĩnh vực GDĐT trở thành quy định pháp lý phục vụ công tác quản lý kinh phí trong quốc phòng. Xác định nội dung và định mức chi NSNN cho GDĐT trong các trường Quân đội phải dựa trên cơ sở về tổ chức biên chế, quân số, chế độ tiêu chuẩn, giá cả và phải tính đến quá trình phát triển của sự nghiệp GDĐT trong Quân đội những năm tiếp theo. Như đã phân tích thì việc xác định nội dung và phương pháp xây dựng định mức chi NSNN cho GDĐT trong những năm qua, Cục Nhà trường đã có nhiều cố gắng trong việc lập dự toán NSNN năm, thực hiện việc hướng dẫn và quản lý nội dung chi NSNN của ngành được Bộ Quốc phòng giao, chỉ đạo hướng dẫn các nhà trường cụ thể đến từng nội dung, giúp cho các trường chi tiêu đúng nguyên tắc. Đồng thời, làm tốt chức năng quản lý, hướng dẫn chi NSNN theo chức năng của ngành trong toàn quân. Hàng năm, căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn và kinh nghiệm thực tế, Ngành nhà trường đã xác định được những nội dung chi và định mức tính NSNN cụ thể để làm cơ sở lập dự toán NSNN, phân cấp và giải thích trong thông báo, hướng dẫn chi NSNN đầu năm, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường Quân đội chủ động chi đúng nguyên tắc bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy đã có nội dung chi của ngành hướng dẫn đối với các nhà trường, nhưng là do ngành tự xây dựng để làm căn cứ lập dự toán và hướng dẫn quản lý chi NSNN hàng năm nên không ổn định và chưa ban hành thành văn bản chính thức; nội dung và định mức chi NSNN cho lĩnh vực GDĐT của ngành Nhà trường xây dựng còn có một số nội dung và định mức chưa sát thực tế, không phù hợp với khả năng bảo đảm của NSNN (đã đề cập phân tích); hướng dẫn nội dung chi NSNN hàng năm của ngành Nhà trường cho các đơn vị trong toàn quân có mục chưa cụ thể hoặc có những nội dung chưa hợp lý theo Hệ thống mục lục NSNN áp dụng trong quân đội. Những tồn tại của việc xác định nội dung và phương pháp xây dựng định mức chi NSNN đã có những ảnh hưởng đến quá trình lập, chấp hành NSNN cũng như công tác thanh tra, kiểm tra tài chính trong các trường Quân đội thời gian qua. Vì vậy việc xác định nội dung chi và định mức chi NSNN cho lĩnh vực GDĐT trong quân đội là giải pháp quan trọng và rất cần thiết. Thứ hai, đổi mới công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán NSNN Trên cơ sở quán triệt và thực hiện tốt Luật NSNN, quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng NSNN và tài sản của Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; chấp hành nghiêm Thông tư liên tịch số 23/2004/TTLT-BTC-BQP ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Liên Bộ Tài chính - Quốc phòng và Hướng dẫn số 898/TC4 ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Cục Tài chính Bộ Quốc phòng về việc lập, chấp hành và quyết toán NSNN đối với các ngành, các đơn vị trong quân đội, các trường Quân đội cần từng bước đổi mới công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán NSNN trên một số nội dung sau: - Nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ GDĐT để cân đối nguồn tài chính có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành nhà trường vào các trường trong quân đội; - Bám sát chỉ tiêu NSNN được thông báo, chủ động xây dựng kế hoạch chi NSNN, thực hiện nghiêm các điều kiện chi NSNN đối với các khoản chi trong lĩnh vực giáo dục đào tạo tạo cơ sở thuận lợi cho quyết toán NSNN; - Công khai NSNN chi cho lĩnh vực GDĐT theo những quy định của Nhà nước và Quân đội, tạo nên sự nhất trí, thống nhất các trong lãnh đạo, chỉ huy các cấp về chi NSNN cho GDĐT; - Chấp hành tốt chế độ quyết toán NSNN chi cho GDĐT, chi cho nội dung nào thì quyết toán đúng nội dung đó; lập đầy đủ, đúng thời gian các báo cáo quyết toán NSNN; đánh giá đúng thực trạng và hiệu quả chi tiêu NSNN; định kỳ rút kinh nghiệm kịp thời trong quản lý, điều hành NSNN chi cho lĩnh vực GDĐT trong quân đội; tránh thất thoát, lãng phí, tham ô NSNN chi cho lĩnh vực GDĐT trong quân đội. Thứ ba, hoàn thiện tổ chức công tác kế toán Kế toán dự toán quân đội là việc tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng, thanh quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng vật tư, tài sản của Nhà nước và quân đội theo những tiêu chuẩn, định mức đã được quy định. Tổ chức công tác kế toán tại các trường Quân đội có mối quan hệ mật thiết với chi NSNN trong lĩnh vực GDĐT tại các nhà trường. Với chức năng ghi chép, phản ánh và giám đốc, công tác kế toán thực sự trở thành một công cụ đắc lực trong quản lý, điều hành NSNN quốc phòng nói chung và NSNN cho GDĐT tại các trường trong quân đội nói riêng. Để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán NSNN chi cho lĩnh vực GDĐT trong quốc phòng, các ngành, các đơn vị phải: (i) Thường xuyên nắm bắt những thay đổi chế độ kế toán của Nhà nước ban hành, nghiên cứu triển khai phù hợp với những đặc thù quốc phòng và từng nhà trường cụ thể theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; (ii) Bám sát chế độ kế toán của Nhà nước và Quân đội ban hành, cụ thể là: Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính về ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp; Quyết định số 1497/2006/QĐ-BQP ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC thực hiện trong các đơn vị dự toán quân đội; Quyết định số 1754/2006/QĐ-CTC ngày 17 tháng 7 năm 2006 của Cục trưởng Cục Tài chính (Bộ Quốc phòng) về việc ban hành chế độ kế toán áp dụng trong quân đội, các trường Quân đội nghiên cứu quán triệt để triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung từ đổi mới hệ thống chứng từ kế toán, áp dụng hệ thống tài khoản kế toán, vận dụng hệ thống sổ kế toán và thực hiện nghiên chế độ báo cáo tài chính. Nhận thức rõ đặc thù quốc phòng để nghiên cứu, đề xuất nghiên cứu sửa đổi, bổ sung những chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo tài chính cần phải bổ sung trong quốc phòng, trong các trường Quân đội cho phù hợp đặc thù và nâng cao được hiệu lực quản lý chi tiêu NSNN, tài sản trong quân đội nói chung và NSNN chi cho GDĐT nói riêng hiệu quả, tiết kiệm, chống hiện tượng thất thoát, lãng phí, tham ô. 3.2.1.2. Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trong quân đội phù hợp với phát triển quân đội trong tình hình mới Cơ cấu chi NSNN cho GDĐT được hiểu là cách tổ chức, sắp xếp các khoản mục chi trong tổng thể chi nhằm thực hiện các chức năng của NSNN đối với lĩnh vực GDĐT trong quân đội. Như đã phân tích thì cơ cấu chi NSNN cho GDĐT trong các trường Quân đội hiện nay chưa chú trọng đến đầu tư và phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị cho các trường. Bên cạnh đó, cải cách hành chính về đảm bảo NSNN quốc phòng còn chậm, còn có sự chồng chéo. Chẳng hạn: đầu tư cơ sở hạ tầng cho các trường còn có nhiều cơ quan quản lý trên các phương diện: kế hoạch đầu tư, xây dựng và quản lý nhà đất, nhà trường, quân huấn, v.v... Đổi mới cơ cấu chi NSNN cho GDĐT trong các trường Quân đội vì thế đang là yêu cầu đặt ra hiện nay. Việc đổi mới sẽ cần thông qua các hướng sau đây: - Đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp và hiện đại hoá các phòng thí nghiệm chuyên dùng, các phòng học chuyên dùng (ngoại ngữ, tin học, chuyên ngành). Xây dựng những phòng studio báo nói, báo hình phục vụ vai trò thu, phát, rèn luyện nhân cách cán bộ, nhân viên quân đội. - Đầu tư xây dựng, nâng cấp các thao trường, bãi tập tại các trường quân đội; đầu tư trang thiết bị, vũ khí mới (mô phỏng) để đào tạo, huấn luyện và thích ứng kịp thời với các phương án tác chiến. - Đầu tư nâng cấp các cơ sở vật chất kỹ thuật dùng chung như nhà ở, hội trường; hiện đại hoá giảng đường; nâng cao năng lực của các phòng thư viện, đầu tư công nghệ tin học trong các thư viện phục vụ tra cứu, thu nhận thông tin. 3.2.1.3. Đổi mới việc phân cấp trong quản lý điều hành ngân sách nhà nước Phân cấp quản lý tài chính và điều hành NSNN là tuân theo những quy định của Luật NSNN (sửa đổi). Đổi mới vấn đề phân cấp quản lý và điều hành NSNN cần theo hướng tạo được quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của các trường quân đội trên cơ sở sự điều hành thống nhất của Bộ Quốc phòng, nhưng tận dụng tối đa năng lực của các trường, từ đó góp phần hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Đổi mới vấn đề phân cấp chi NSNN cho lĩnh vực GDĐT tại các trường Quân đội cần thực hiện tốt trên các nội dung: Thứ nhất, tiến dần tới cơ chế tiền tệ hoá. Hiện nay, trong các trường Quân đội vẫn tồn tại hình thức cấp phát bằng cung ứng hiện vật trên rất nhiều lĩnh vực như xăng dầu, quân trang, quân dụng, vật tư thiết bị, v.v Trong khi những lĩnh vực này trên thị trường cung ứng với giá cả rẻ hơn, chất lượng tốt hơn, tiện lợi và hiệu quả hơn việc cấp bằng hiện vật từ trên xuống. Vì vậy, để tăng cường phân cấp quản lý tài chính và điều hành NSNN thì thực hiện cơ chế phân cấp tiền tệ hoá là việc cần thực hiện. Thứ hai, thực hiện triệt để phân bổ NSNN cho cấp dưới. Giải pháp này đòi hỏi Cục Nhà trường phải phân bổ, phân cấp triệt để hơn NSNN được đầu tư cho GDĐT xuống cho đơn vị cấp dưới, tránh tình trạng để lại tỷ lệ cao ở trên nhằm dự phòng cho trên quá nhiều, đôi khi tạo ra những đặc quyền đặc lợi trong phân bổ lại. Giải quyết được vấn đề này vừa tạo điều kiện chủ động cho đơn vị dự toán NSNN các trường, đồng thời bỏ được việc ỷ lại của các trường đối với cấp trên. Thứ ba, tôn trọng dự toán của đơn vị cấp dưới. Dự toán NSNN hàng năm được lập và tổng hợp từ cơ sở lên, để lập dự toán phải căn cứ vào những nội dung để lập dự toán như quân số, chế độ, tiêu chuẩn, nhiệm vụ được giao, v.v Theo quy trình lập dự toán NSNN, cấp trên phải thẩm tra dự toán của các trường trước khi thông báo chính thức dự toán NSNN hàng năm. Đây là một quy trình chặt chẽ và khoa học, vì vậy dự toán đã được lập, thẩm tra và thông báo chính thức thì phải được tôn trọng triệt để. Có như vậy mới là sơ sở để các trường chủ động về NSNN để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy/huấn luyện và nghiên cứu khoa học. 3.2.1.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trong các trường quân đội Tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin những năm qua diễn ra vô cùng mạnh mẽ, đã có những tác động sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội, nó làm cho các hoạt động diễn ra thuận lợi hơn, nhất là với các hoạt động quản lý kinh tế. Như ta đã biết thì hiện nay, hoạt động quản lý kinh tế rất phức tạp do các nghiệp vụ phát sinh rất đa dạng, nhất là với các tổ chức kinh tế hoạt động đa lĩnh vực và để quản lý các giao dịch kinh tế phát sinh thì không thể thiếu vắng sự hỗ trợ của kỹ thuật công nghệ hiện đại. Đối với quản lý tài chính trong các trường quân đội, mặc dù các nghiệp vụ tài chính không phức tạp như một số lĩnh vực kinh doanh khác, song do tính chất đa dạng về các nghiệp vụ tài chính phát sinh hàng ngày, lại có sự quản lý qua khá nhiều đầu mối các cấp, nên rất cần có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý tài chính nói chung, trong đó có quản lý chi NSNN cho GDĐT tại hầu hết các trường quân đội đang còn hạn chế, chưa xứng tầm phát triển của công nghệ thông tin. Việc nghiên cứu ứng dụng mới chỉ dừng ở việc phản ánh, ghi chép các hoạt động kinh tế phát sinh, lập các báo cáo tài chính. Nói cách khác, ứng dụng này mới chỉ ở mức thay thế lao động kế toán, quản lý tài chính trong ghi chép, phản ánh. Đẩy mạnh công nghệ thông tin trong lĩnh vực kế toán - tài chính quân đội nói chung, trong đó đặc biệt đối với các trường Quân đội, cần được phát triển về đi sâu phân tích hoạt động kinh tế, phân tích cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo ở tầm tổng thể, toàn quân. Xây dựng hệ thống mạng trong phạm vi toàn quân và kết nối giữa Cục Nhà trường với các trường; giữa Cục Tài chính với cơ quan tài chính các trường để quản lý, điều hành NSNN. Để thực hiện được điều này thì các trường Quân đội cần có các giải pháp sau: Thứ nhất, tập trung đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ thông tin. Thực tiễn cho thấy trang bị các thiết bị quản lý cho các nhà trường Quân đội hiện nay còn thiếu đồng bộ và nhìn chung là khá lạc hậu, một bộ phận các trường, nhất là các trường cấp quân đoàn vẫn thiếu thốn các trang thiết bị, hệ thống máy tính kết nối, từ đó khiến cho tính kết nối trong quản lý tài chính kế toán trong toàn hệ thống các đơn vị nhà trường trong quân đội chưa được bảo đảm. Vì vậy, thời gian tới cần chú ý đầu tư trang thiết bị cho các trường Quân đội, đặc biệt chú trọng đầu tư nâng cấp các máy tính cũng như đầu tư hạ tàng nhằm kết nối thông tin trong toàn hệ thống các nhà trường. Thứ hai, có lộ trình đào tạo cán bộ tài chính quân đội phù hợp với đòi hỏi phát triển của công nghệ thông tin. Như đã đề cập phân tích thì hiện nay một bộ phận cán bộ làm công tác tài chính kế toán trong các trường Quân đội, nhất là các cán bộ tại các trường cấp Quân khu, Quân đoàn chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ kinh tế - tài chính, thiếu các kỹ năng kinh nghiệm, đặc biệt kiến thức về tin học trong quản lý tài chính còn rất hạn chế, điều này đang trở thành những thách thức trong việc quản lý tài chính quan đội trong tình hình mới. Từ đó đặt ra yêu cầu các trường Quân đội phải chú trọng công tác đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng về quản lý tài chính quân đội, nhất là kỹ năng ứng dụng các phần mềm quản lý trong quản lý tài chính nói chung, đặc biệt là trong quản lý NSNN cho các trường, bởi nếu không đáp ứng được yêu cầu này thì việc quản lý tập trung về NSNN cho các trường sẽ rất khó khăn, cơ chế xin - cho về NSNN sẽ khó có thể xóa bỏ nhanh. Thứ ba, chú trọng công tác bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin quân sự. Một khi đã triển khai áp dụng công nghệ tin học trong quản lý NSNN cho các trường thì sự bảo mật các thông tin quốc phòng có nguy cơ bị đe dọa bởi thực tế những năm qua cho thấy rằng các thông tin bí mật quốc gia, kể cả của các tổ chức hàng đầu về công nghệ thông tin như NASA cũng bị xâm nhập và lấy cắp. Điều này đang đặt ra yêu cầu là gắn với việc hoàn thiện trang bị hệ thống phần mềm quản lý tài chính cho các trường Quân đội thì cũng phải gắn với việc tăng cường công tác bảo mật, bảo đảm tất cả các bí mật quân sự không bị rò rỉ, gây phương hại tới an ninh quốc gia. Muốn đáp ứng yêu cầu này đòi hỏi phải chú trọng đào tạo đội ngũ các chuyên gia về quản trị mạng nội bộ trong các trường. 3.2.1.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán Kiện toàn hệ thống kiểm tra, thanh tra tài chính và kiểm toán nội bộ các trường quân đội, đây được xem là một yêu cầu trọng yếu nhằm phát hiện kịp thời những bất cập phát sinh trong công tác quản lý tài chính Quân đội nói chung cũng như trong quản lý NSBĐ tại các trường Quân đội. Việc kiện toàn theo hướng: (i) Hoàn thiện mô hình tổ chức các Phòng Tài chính - Kế toán trong các trường quân đội theo hướng quản lý theo chức năng, phân công phân nhiệm cụ thể đến từng cá nhân và tự chịu trách nhiệm về các công việc được giao; (ii) Xây dựng và ban hành sổ tay quản lý NSNN, sổ tay kiểm toán nội bộ; (iii) Lựa chọn những cán bộ công tâm, trình độ nghiệp vụ kế toán, tài chính giỏi, được đào tạo bồi dưỡng về luật pháp vào các tổ chức thuộc hệ thống kiểm tra, thanh tra và kiểm toán nội bộ quân đội. (iv) Chú trọng công tác tự kiểm tra kế toán - tài chính từ các đơn vị theo quy định của Điều lệ công tác tài chính quân đội, Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Quy chế tự kiểm tra và hướng dẫn số 2036/TC4 ngày 01 tháng 12 năm 2004 của Cục Tài chính Bộ Quốc phòng về việc tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các đơn vị dự toán trong quân đội. Các trường quân đội xây dựng kế hoạch tự kiểm tra chi NSNN trong lĩnh vực GDĐT hàng năm trình Thủ trưởng đơn vị cấp mình duyệt và thực hiện theo đúng chức trách, nhiệm vụ của thanh tra, kiểm tra tài chính cấp học viện, nhà trường. Cục Nhà trường có kế hoạch và thực hiện kế hoạch kiểm tra chi NSNN cho GDĐT tại các trường; phối hợp với thanh tra, kiểm tra GDĐT. Thông qua kiểm tra để điều chỉnh kịp thời những vi phạm, sai sót trong quá trình thực hiện quản lý chi NSNN cho GDĐT trong các trường quân đội. 3.2.2. Giải pháp hỗ trợ 3.2.2.1. Mở rộng chi ngân sách bảo đảm cho các trường Quân đội Cùng với quá trình CNH-HĐH đất nước nói chung, thì yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã và đang tiếp tục được đặt ra rất cấp thiết, trong đó đối với lực lượng quân đội, thì yêu cầu về nâng cao sức mạnh đang đặt ra hết sức cấp thiết nhằm tăng cường bảo vệ và xây dựng đất nước. Nói cách khác, sự phát triển kinh tế của đất nước luôn phải đi cùng với những đòi hỏi cao hơn về an ninh quốc phòng vững mạnh, ổn định về chính trị. Nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho đất nước và cho quân đội ngày càng tăng, trong khi đó, thực trạng về cơ sở vật chất các nhà trường quân đội như: doanh trại, giảng đường, thao trường, bãi tập, phòng thí nghiệm, thư viện, các phương tiện phục vụ dạy và học nhìn chung còn có một khoảng cách khá xa so với những yê cầu tối thiểu đặt ra. Vẫn còn một số trường đào tạo Sỹ quan, đào tạo Nhân viên chuyên môn kỹ thuật đang phải ở trong những nhà “vừa ở vừa chống dột, chống sập”, phòng thí nghiệm hạn chế, thư viện nhiều sách cũ, lạc hậu so với hiện tại, v.v... Từ thực trạng rất cần thiết phải có sự đầu tư thích đáng cho GDĐT trong các Nhà trường Quân đội. Triển khai Nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung ương về công tác GDĐT, xây dựng nhà trường quân đội giai đoạn 2007-2010 và những năm tiếp theo, thực hiện chương trình “Quy hoạch hệ thống nhà trường quân đội”, cần sự đầu tư tập trung của Nhà nước và quân đội, thực hiện và triển khai các đề án, dự án tăng cường và nâng cao chất lượng đào tạo. Trên cơ sở xác định đúng đắn quan điểm đầu tư cho GDĐT là đầu tư để phát triển yêu tố con người - một yếu tố quyết định đến sức mạnh của quân đội, cần có những đầu tư thích đáng để phát triển GDĐT trong các nhà trường quân đội. Nguồn tài chính chủ yếu đầu tư cho các Nhà trường Quân đội bao gồm: - Nguồn đầu tư từ NSQP thường xuyên theo các nội dung: trang bị trường, bảo quản trường, huấn luyện trường, nghiệp vụ trường; - Nguồn đầu tư tập trung của Nhà nước (đầu tư trang bị một số trường), các dự án (dự án tăng cường cơ sở vật chất đào tạo các nhà trường, dự án nâng cao năng lực các trường nghề). - Nguồn thu học phí từ hệ đào tạo dân sự. Với bức tranh toàn cảnh về NSBĐ như năm 2015, tổng NSNN đầu tư cho các trường quân đội đạt 455 tỷ đồng, đảm bảo cho đầu ra đạt 56.731 người được cấp bằng của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Quốc phòng, bình quân đạt 2,11 triệu đồng/người (ra trường), nhưng nếu tính cho toàn bộ số Học viên đang được đào tạo tại các trường trong quân đội (gấp trên 4 lần số Học viên ra trường trên đây), thì số đầu tư NSNN cho GDĐT trong các trường Quân đội là quá nhỏ (đấy là chưa tính tới việc bảo đảm cho đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên trong các trường). Điều này nói lên rằng NSNN đã và đang chi cho GDĐT tại các trường quân đội còn rất hạn hẹp. Vì vậy, mở rộng chi NSNN cho GDĐT trong các trường Quân đội thông qua nhiều kênh, nhiều nguồn, nhiều đối tác là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng GDĐT trong các trường Quân đội hiện nay cũng như trong tương lai. 3.2.2.2. Mở rộng quy mô đào tạo dân sự bên cạnh đào tạo quân sự theo nhiệm vụ, tham gia vào quá trình xã hội hoá giáo dục đào tạo Hiện nay có một số ý kiến không đồng tình với mô hình đào tạo hệ dân sự tại các nhà trường quân đội với lập luận rằng mô hình đào tạo này không bảo đảm được tính chuyên nghiệp trong hoạt động đào tạo, hơn nữa, do hiện nay các trường dân sự đào tạo nguồn nhân lực theo các hệ có vẻ đang bị “bội thực” với các con số thống kê có tới hàng trăm nghìn sinh viên Đại học/Cao đẳng bị thất nghiệp (Nguyễn Dũng, 2016). Tuy vậy, hiện vẫn có nhiều ý kiến đồng tình với việc các trường quân đội mở rộng hệ đào tạo dân sự. Tác giả nghiêng về quan điểm ủng hộ mô hình các trường quân đội mở rộng hệ đào tạo dân sự bởi lý do: (i) Hiện nay Quân đội Nhân dân Việt Nam không chỉ đơn thuần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, mà còn tham gia vào việc xây dựng và phát triển kinh tế, việc thực hiện song hành 2 hệ đào tạo dân sự và quân sự là nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc của quân đội ta là hợp với yêu cầu thực tiễn; (ii) Đội ngũ nhà giáo cũng như cơ sở vật chất hiện nay trong các trường quân đội cho phép thực hiện song hành cả 2 hệ đào tạo dân sự và quân sự. Trên tinh thần như vậy, thời gian tới, các trường quân đội cần tiếp tục thực hiện mở rộng đào tạo dân sự theo tinh thần Nghị quyết số 93/NQ-ĐUQSTƯ, thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực phục vụ CNH-HĐH đất nước theo các hướng: - Thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng trong lĩnh vực GDĐT các trường Quân đội sẽ vừa phát huy được thế mạnh tận dụng năng lực cơ sở vật chất, vừa nâng cao trình độ đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học; - Thực hiện nghiêm Luật Giáo dục, các văn bản quy định của Nhà nước và Quân đội về lĩnh vực GDĐT; góp phần đưa giáo dục trong quân đội đi vào nền nếp; - Các đối tượng được đào tạo trong các trường Quân đội phải đảm bảo chất lượng toàn diện về bản lĩnh chính trị, kiến thức nghề nghiệp, đạo đức, sức khoẻ và thẩm mỹ; - Trong quá trình mở rộng quy mô hợp tác đào tạo, cần chú ý coi trọng và tranh thủ giúp đỡ của các cấp, các ngành trong và ngoài Quân đội, của cơ quan NSNN. Đây chính là biện pháp nhằm tăng nguồn thu từ học phí, góp phần bổ sung NSNN cho các trường Quân đội trong thực hiện nhiệm vụ GDĐT. 3.3. Kiến nghị Để công tác quản lý chi NSNN cho GDĐT trong các trường quân đội thời gian tới ngày càng chặt chẽ thì bên cạnh sự nỗ lực của các bên liên quan trong hoạt động quản lý thì có một số bất cập nằm ngoài khả năng chi phối của các cơ quan này, do vậy, để các giải pháp đổi mới trên đây có thể triển khai thuận lợi thì Luận án đưa ra một số kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ như sau: 3.3.1. Đổi mới, tiến tới hoàn thiện qui trình quản lý chi ngân sách nhà nước Hiện nay quản lý các khoản chi NSNN cho GDĐT tại các trường quân đội bao gồm nhiều bên: Phía cơ quan quốc phòng (Gồm Bộ Quốc Phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Cục Tài chính, Cục Nhà trường, các trường quân đội), Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, với nhiều cơ quan cùng quản lý như vậy nên mặc dầu Luật NSNNNN đã đưa ra các qui định rất rõ các bên tham gia quản lý NSNN, tuy vậy, với nhiều đầu mối quản lý nên dễ dẫn tới hoặc chồng chéo trong quản lý, hoặc buông lỏng quản lý. Để tránh tình trạng này, Chính phủ cần đưa ra qui định cụ thể đầu mối quản lý chủ yếu là cơ quan nào, qui trình quản lý giám sát như thế nào điều này là rất quan trọng nhằm bảo đảm các khoản chi NSNN cho GDĐT được kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập dự toán đến phân bổ, chấp hành NSNN, quyết toán NSNN tại các trường. 3.3.2. Cải cách thủ tục hành chính Như đã phân tích trong chương 2, thì các thủ tục hành chính liên quan đến các khâu lập, chấp hành và thanh quyết toán NSNN vãn còn bất cập, gây khó khăn cho các trường, đặt ra yêu cầu thời gian tới cần phải tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục hành chính trong khâu cấp phát kinh phí, thanh quyết toán NSNN trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của từng cơ quan trong hệ thống tài chính để tránh sự chồng chéo trong quản lý tài chính và NSNN, tạo sự phối kết hợp đồng bộ giữa các đơn vị trong quản lý NSNN nhưng lại không gây trở ngại cho các hoạt động tài chính của các trường. 3.3.3. Hoàn thiện cách tính định mức kinh phí ngân sách nhà nước cho công tác giáo dục đào tạo tại các trường quân đội Các phân tích thực tiễn chỉ ra rằng công tác tính định mức kinh phí NSNN cho công tác GDĐT trong các trường quân đội còn nhiều bất cập, thiếu tính khoa học và tính thực tiễn, do vậy, Chính phủ cần xem xét và điều chỉnh qui định về tính định mức chi NSNN cho GDĐT trong các trường quân đội trên cơ sở bám sát thực trạng đào tạo và nhu cầu chi tiêu cho các hoạt động này. 3.3.4. Ưu tiên chi ngân sách nhà nước cho công tác giáo dục đào tạo tại các trường quân đội Mặc dù những năm qua, chi NSNN cho các trường quân đội có sự tăng liên tục, song so với yêu cầu mở rộng đào tạo tại các trường thì các khoản chi như vậy chưa thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu về kinh phí NSNN, gây khó khăn cho việc duy trì và nang cao chất lượng hoạt động đào tạo ở các trường. Vì vậy, thời gian tới Chính phủ nên mở rộng kinh phí cấp cho các trường quân đội. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trên cơ sở đề cập những định hướng GDĐT trong các trường quân đội giai đoạn đến năm 2020, Chương 3 của Luận án tập trung đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm đổi mới quản lý chi NSNN cho GDĐT tại các trường quân đội thời gian tới. các giải pháp tập trung vào các nội dung: (i) Tăng cường khai thác nguồn thu phục vụ GDĐT; (ii) Đổi mớiquản lý, sử dụng các khoản chi NSNN trong các trường Quân đội; (iii) Đổi mới cơ cấu chi NSNN cho GDĐT trong các trường quân đội phù hợp với phát triển quân đội trong tình hình mới; (iv) Đổi mớiphân cấp trong quản lý điều hành NSNN; (v) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý NSNN cho GDĐT; (vi) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán KẾT LUẬN GDĐT có vai trò và vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia và vì vậy tất cả các nước đều ưu tiên đầu tư phát triển sự nghiệp GDĐT. Đối với Việt Nam thì GDĐT lại càng được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhất là đối với lĩnh vực GDĐT trong quân đội. Nhưng để công tác GDĐT trong quân đội đáp ứng yêu cầu đặt ra thì đòi hỏi cần phải mở rộng chi NSNN cho lĩnh vực này gắn với tăng cường công tác quản lý chi NSNN, qua dó góp phàn nần cao hiệu quả chi NSNN. Luận án đã tập trung đề cập nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến công tác quản lý chi NSNN cho lĩnh vực GDĐT trong các trường quân đội. Từ nghiên cứu, rút ra một số kết luận sau đây: - GDĐT có vai trò và vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tất cả các quốc gia và để phát huy vai trò và vị trí của chúng, tất cả các nước đều ưu tiên đầu tư NSNN cho GDĐT. Tuy vậy, để các khoản chi NSNN cho GDĐT đạt hiệu quả thì đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý chi NSNN. - Phân tích thực trạng công tác quản lý chi NSNN trong các trường quân đội ở nước ta những năm qua cho thấy rằng chi NSNN cho GDĐT trong các trường Quân đội ngày càng tăng lên trong những năm qua đi kèm theo đó là công tác quản lý chi NSNN cũng đượng chú ý tăng cường. Tuy vậy, thực tiễn cũng cho thấy công tác quản lý chi NSNN cho các trường Quân đội những năm qua vẫn còn bộc lộ một số bất cập nhất định. Các kết quả dạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong quản lý chi NSNN cho GDĐT trong các trường quân đội đã được Luận án đề cập và làm rõ. - Trên cơ sở những định hướng lớn trong công tác GDĐT trong các trường Quân đội giai đoạn đến năm 2020, Luận án đã đề xuất một giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần đổi mới quản lý chi NSNN cho GDĐT trong các trường Quân đội ở nước ta những năm tới. Các giải pháp và kiến nghị do bám sát lý luận cũng như thực trạng quản lý chi NSNN cho GDĐT tại các trường Quân đội nên bảo đảm tính khoa học và tính khả thi. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, song do đây là đề tài có phạm vi rộng, rất nhiều nội dung liên quan đến nội hàm quản lý chi NSNN cho GDĐT gắn với các trường Quân đội, nên Luận án không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp để Nghiên cứu sinh tiếp tục hoàn thiện Luận án. Xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ Bùi Thị Bích Nê (2007), "Học viện Quốc phòng: Công tác tài chính phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị", Tạp chí Tài chính Quân đội, (Số 01), tr.42-43. Bùi Thị Bích Nê (2015), "Quản lý chi ngân sách nhà nước nhà nước - kinh nghiệm từ một số nước và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam", Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, (Số 161), tr.68-75. Bùi Thị Bích Nê (2015), "Quản lý chi ngân sách nhà nước nhà nước cho giáo dục - đào tạo", Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, (Số 164+165), tr.1-6. Bùi Thị Bích Nê (2016), “Tác động của chi tiêu ngân sách tới hiệu lực của chính sách tiền tệ”. Kỷ yếu Hội thảo cấp ngành “Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý các nhà đầu tư đến hiệu lực chính sách tiền tệ ở Việt Nam”. Ngày 25/2/2016. NXB Dân trí DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Đặng Quốc Bảo (1996), Ngân sách nhà nước giáo dục, Báo Giáo dục và Thời đại, Hà Nội. Đặng Quốc Bảo (1997), Kinh tế giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư 06/2011/TTLB-BNV-BGD ĐT ngày 6/6/2011, Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư 31/2012/TT-BGD ĐT ngày 12/9/2012 Ban hành chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh, Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Thông tư 20/2013/TT-BGD ĐT ngày 6/6/2013, Hà Nội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Thông tư liên Bộ số 01/2003/TTLB/ BKH-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia, Hà Nội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Báo cáo thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam, Hà Nội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Báo cáo thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam, Hà Nội. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2011), Thông tư 38/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/11/2011, Hà Nội. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2012), Thông tư 11/2012/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2012, Hà Nội. Bộ Ngoại giao (2000), Kinh tế tri thức với chiến lược phát triển của Việt Nam, trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học,Hà Nội. Bộ Quốc phòng (2002), Tài chính dự toán quân đội,Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Bộ Quốc phòng (2007), Quyết định số 184/2007/QĐ-BQP ngày 7/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Hà Nội. Bộ Quốc phòng (2008), Quyết định số 141/2008/QĐ-BQP ngày 20/11/2008 về việc Ban hành qui định một số chế độ chi tiêu cho hoạt động giáo dục - đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong Quân đội, Hà Nội. Bộ Quốc phòng (2009), Quyết định số 860/QĐ-BQP ngày 1/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc, Hà Nội. Bộ Quốc phòng (2009), Quyết định số 1014/QĐ-BQP ngày 14/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Hà Nội. Bộ Quốc phòng (2012), Chỉ thị số 101/CT-BQP ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (ban hành kèm theo Nghị quyết Số 82/NQ-CP ngày 6/12/2012) về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Hà Nội. Bộ Quốc phòng (2012), Thông tư số 123/2012/TT-BQP ngày 14/11/2012 về việc Hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuản quốc gia trong lĩnh vực Quân sự Quốc phòng, Hà Nội. Bộ Quốc phòng (2013), Thông tư số 66/2013/TT-BQP ngày 8/5/2013 về việc Qui định tiêu chuẩn, chế độ đối với lưu học sinh quân sự Việt Nam ở nước ngoài, Hà Nội. Bộ Tài Chính (1993), Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội. Bộ Tài chính (1998), Hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội. Bộ Tài Chính (2001), Đánh giá thực trạng đầu tư tài chính phục vụ sự nghiệp phát triển lĩnh vực văn hóa, giáo dục- đào tạo, y tế xã hội, nông lâm nghiệp và quản lý Nhà nước giai đoạn 1991- 2000, Hà Nội. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP, Hà Nội. Bộ Tài chính (2003), Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản thực hiện, Hà Nội. Bộ Tài chính (2004), Báo cáo kết quả khảo sát kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức trong quản lý ngân sách nhà nước, Hà Nội. Bộ Tài chính (2004), Nâng cao năng lực quản lý tài chính công ở Trung Quốc và Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội. Bộ Tài chính (2006), Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội. Dương Đăng Chinh (2009), Giáo trình Lý thuyết Tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội. Chính phủ (2003), Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước, Hà Nội. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội. Đặng Văn Du (2004), Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện Tài chính. Nguyễn Dũng (2016): Hơn 225 nghìn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. www.tienphongonline.vn. ngày 27 tháng 05 năm 2016 Dự án GTZ-FM (2004), Hệ thống ngân sách nhà nước Cộng hòa Liên Bang Đức, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội. Dự án VIE/96/028 (2003), Đánh giá và quản lý chi tiêu công cộng ở Việt Nam: Những kết quả về lý luận và thực tiễn, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại biểu đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. Giáo trình thống kê xã hội ( 2000) Nxb Thống kê Tử Giang (2013), "Ngân sách nhà nước “bóc ngắn cắn dài", tại trangwww.thesaigontimes.vn, ngày 24/10/2013. N. Gregory Mankiw (1997), Kinh tế vĩ mô, Nxb Thống kê, Hà Nội. Trần Thị Thu Hà (1993), Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước hệ thống giáo dục quốc dân, Luận án Phó tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Trần Xuân Hải (2000), Giải pháp tạo vốn đầu tư phát triển sự nghiệp đào tạo trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Tài chính Kế toán, Hà Nội. Võ Đình Hảo (1993), Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Học viện Tài chính, Thượng viện Pháp (2003), Các bài tham luận về cải cách ngân sach nhà nước tại Cộng hòa Pháp, Dự án FSP, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Hùng (1999), Lý thuyết Tài chính- Tiền tệ, Nxb Thống kê, Hà Nội. Trần Trọng Hưng (2015), Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. Trần Văn Lâm (2009), Hoàn thiện quản lý cho ngân sách nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. Nguyễn Thị Minh (2008), Đổi mới quản lý chi ngân sách nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội. Nguyễn Thị Nguyệt - Chu Minh Hội (2013), "Chính sách tài khóa: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam", Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, (10). Vũ Thị Nhài (2009), Quản lý tài chính công ở Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội. Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. Tào Hữu Phùng, Nguyễn Công Nghiệp (1992), Đổi mới ngân sách nhà nước, Nxb Thống kê, Hà Nội. Trần Mai Phương (2009): Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với khối các trường đại học trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Luận văn Thạc sỹ Học viện Tài chính. PV (2015), "Nhìn lại công tác quản lý chi ngân sách nhà nước năm 2014, định hướng năm 2015", tại trang www.tapchitaichinh.vn, ngày 8/1/2015. Vũ Đức Quân (2014), Giải pháp để tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập của tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. Trần Hồng Quân (1997), "Những đặc điểm cơ bản về nội dung của dự thảo Luật giáo dục", Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, (6). Quân đội nhân dân Việt Nam (2006), Chỉ thị số 60/CT-TM ngày 25/12/2006 của Tổng Tham Mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội. Quân đội nhân dân Việt Nam (2007), Quyết định số 865/QĐ-TM ngày 24/9/2007 của Tổng Tham Mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội. Quốc hội (1998), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Quốc hội (2002), Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, Hà Nội. Quốc hội (2005),Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2005, Hà Nội. Quốc hội (2005),Luật Giáo dục 2005, Hà Nội. Quốc hội (2009), Luật Quản lý nợ công 2009, Hà Nội. Tân Từ điển (2000) Nxb Khai trí. Tạ Đức Thanh (2013), "Giảm chi tiêu công: Không dễ", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (19). Phạm Vĩnh Thái (2013), "Thách thức nguồn nhân lực chất lượng cao", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (541). Trần Việt Thảo (2014), "Bàn về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (05). Nguyễn Minh Thu (2008), Giải pháp đổi mới công tác quản lý tài chính, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2006), Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 121/QĐ-TTg (ngày 27/7/2007) của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 822/QĐ-TTg ngày 28/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2008),Quyết định số 103/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 15/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 9/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 638/QĐ-TTg ngày 21/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 64/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội. Thường vụ Quận ủy Trung ương, Nghị quyết 513/NQ-TVQUTW về lãnh đạo công tác tài chính Quân đội đến năm 2020, Hà Nội. D. Torrington (1994), Tiếp xúc mặt đối mặt trong quản lý, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Từ điển Tiếng Việt (2005), Nxb Đà Nẵng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2006), Nghị quyết 1011/2006/NQ-UBTVQH11, Hà Nội. Vũ Quang Việt (2014), "Chi tiêu cho giáo dục: Những con số “giật mình”", www.vietnamnet.vn, ngày 18/7/2014. Tài liệu tiếng Anh Benedict Bingham (2010), Vietnam: Fiscal Strategy and Public debt, IMF. C.A. Bartlett, S. Ghoshal (1989), Managing Across Border, Harvard Business Scholl Press. Collignon, S. (2010), Fiscal Policy Rule and the Sustainability of Public Debt in Europe, RECON Online Worrking Papers Series Nember 28. ECB (2012), Monetary and Fiscal Policy Interaction in a Monetary Union, ECB Monthly Bulletin 7/2012. ECB (2013), Fiscal Development, ECB Monthly Bulletin 6/2013. Fischer, S. (1993), The Role of Macroeconomic Factor in Growth, National Bureau of Economic Research. Working Paper No. 4565, Cambridge, Massachusetts Harold Koontz, Weihrich (2006), Essentials of Management, 7th edn. Mc Grow Hill Co. James A.F.Stoner, R.Edward Freeman (1995), Management, 5th Edn, Prentice Hall. Ricardo (1888), Principles of Political Economy and Taxation. Website www.vneconomy.vn www.chinhphu.vn www.dangcongsan.vn www.cafef.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdoi_moi_quan_ly_chi_ngan_sach_trong_cac_truong_quan_doi_o_viet_nam_0095.doc