Luận án Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

Hoàn thiện một số nội dung thẩm định dự án theo quy trình đang áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Quy trình thẩm định dự án đầu tư của VCB đã được xây dựng cụ thể nhưng còn nhiều điểm bất cập cần sửa đổi và bổ sung cho hoàn thiện thích ứng với tình hình cụ thể của mỗi thời kỳ: Thứ nhất, hoàn thiện nội dung thẩm định cấu trúc vốn của DAĐT VCB cần có những quy định cụ thể hơn khi thẩm định các nội dung trong tổng vốn đầu tư của dự án. Cụ thể, cần xác định rõ và phân tích cấu trúc của tổng vốn đầu tư của dự án theo những nội dung sau: - Vốn đầu tư vào TSCĐ và vốn đầu tư vào TSLĐ ròng.

pdf184 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng thì ngân hàng có nhiều cơ hội đầu tư hơn, hoạt động tín dụng càng được mở rộng. Vì vậy, các ngân hàng cần đẩy mạnh công tác khách hàng, tổ chức hội nghị khách hàng. Các ngân hàng hướng dẫn khách hàng giải quyết thủ tục vay vốn một cách nhanh gọn, nhưng bảo đảm tốt quy trình thẩm định. Tăng cường quan hệ với các Tổng công ty để tạo điều kiện cho quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các thành viên của Tổng công ty. Chủ động bố trí nguồn vốn lớn bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ để đầu tư cho ngành, các Tổng công ty, các dự án có vị trí chiến lược đối với nền kinh tế như: Bưu chính viễn thông, điện lực, than, dầu khí... Nghiên cứu xây dựng mục tiêu, kế hoạch đầu tư trung, dài hạn theo chiến lược khách hàng. Tăng cường công tác tiếp thị, tìm kiếm các tổ chức kinh tế và cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn đi đôi với tư vấn đầu tư để chủ động cho quan hệ tín dụng và khai thác khách hàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn trung, dài hạn. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng bằng một chính sách lãi suất, phí dịch vụ thấp, có khả năng cạnh tranh được với các ngân hàng khác, luôn coi lợi ích của khách hàng chính là lợi ích của bản thân ngân hàng. Thực 146 hiện chính sách ưu đãi lãi suất phí dịch vụ cho những khách hàng thực hiện giao dịch trọn gói với ngân hàng bao gồm từ khâu vay vốn kinh doanh ngoại tệ đến khâu thanh toán xuất nhập khẩu và chuyển tiền. Ngân hàng phải chủ động đặt quan hệ với khách hàng làm ăn có hiệu quả chứ không phải bị động ngồi chờ khách hàng đến gõ cửa xin vay, nếu không sẽ bỏ phí những cơ hội đầu tư lớn đem lại lợi nhuận cao cho kinh doanh ngân hàng. 3.2.8. Một số giải pháp khác Thứ nhất, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định dự án Trong hoạt động thẩm định dự án nói chung và thẩm định dự án đầu tư nói riêng, con người luôn là trung tâm, quyết định chất lượng thẩm định. Thẩm định dự án là một nghiệp vụ rất phức tạp, đa dạng có liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế - xã hội. Ngoài ra, nó ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn và khả năng sinh lời của ngân hàng có thể làm cho ngân hàng đi đến bờ vực phá sản vì các dự án luôn đòi hỏi số vốn lớn, thời gian kéo dài và luôn chứa đựng rủi ro cao. Chất lượng thẩm định dự án muốn đạt yêu cầu, đem lại hiệu quả thì nhân viên, cán bộ thẩm định ngoài yêu cầu về chuyên môn nghề nghiệp còn phải có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi hoạt động và phải có đạo đức tốt. Vì vậy, trình độ của cán bộ tín dụng phải đáp ứng được những yêu cầu đặt ra: phải có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, đạo đức nghề nghiệp và bản lĩnh vững vàng. Về năng lực chuyên môn, các cán bộ thẩm định phải có trình độ từ đại học trở lên. Phải có kiến thức cơ bản về hoạt động tài chính, kinh tế thị trường và pháp luật. Ngoài ra cần phải thông thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thẩm định, biết phân tích đánh giá các dự án đầu tư và các vấn đề liên quan một cách thuần thục, sáng tạo, khoa học và có khả năng tìm ra nhiều phương pháp mới. Về kinh nghiệm thực tiễn, cán bộ thẩm định là người trực tiếp tham gia giám sát, theo dõi và quản lý dự án, biết đúc kết kinh nghiệm từ các lĩnh vực khác để phục vụ cho chuyên môn của mình. Về đạo đức nghề nghiệp, cán bộ thẩm định cần phải trung thực, kỷ luật cao, tinh thần trong công việc, có lòng say mê và tâm huyết với nghề nghiệp. 147 Do đó, yêu cầu đặt ra đối với Ngân hàng là cần tiến hành xây dựng đội ngũ cán bộ thẩm định. Ngân hàng thường xuyên tổ chức đào tạo và đào tạo lại, tập huấn cho các cán bộ thẩm định. Ngân hàng tạo điều kiện cho các cán bộ thẩm định tự nâng cao trình độ kiến thức và năng lực kinh nghiệm của bản thân trong quá trình làm việc. Cần đặt ra những yêu cầu chuyên môn bắt buộc, đòi hỏi đội ngũ này phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, tài chính ngân hàng, có khả năng phân tích thị trường tốt Kiên quyết điều chuyển những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc của tổ chức. Đồng thời cũng cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ thẩm định có thêm những kiến thức chuyên ngành về các lĩnh vực khác, đảm bảo cho công tác thẩm định đạt hiệu quả cao. Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng thu hút thêm khách hàng. Đối với những quy chế nghiệp vụ mới ban hành, thì ngân hàng cần tổ chức tập huấn cho tất cả các cán bộ thẩm định về những quy chế mới đó. Để họ có đầy đủ những hiểu biết về quy định mới, tránh áp dụng sai quy chế, gây tổn thất thiệt hại cho ngân hàng. Ngân hàng nên dựa vào năng lực và chuyên môn của cán bộ thẩm định để có sự phân công công việc hợp lý. Ngân hàng có chính sách ưu đãi, khen thưởng thỏa đáng đối với cán bộ thẩm định giỏi, làm việc có trách nhiệm, hiệu quả công việc cao, đồng thời kỷ luật những hành vi tiêu cực đảm bảo cho công tác thẩm định tại ngân hàng ngày càng chuyên nghiệp hơn và có kết quả tốt hơn, từ đó có thể hạn chế nợ xấu, nợ quá hạn. Đối với những cán bộ trẻ ít kinh nghiệm phải được các cán bộ đã công tác lâu năm hướng dẫn kèm cặp. Vì vậy phải có sự phân công công việc hợp lý nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng. Nhằm mục đích nâng cao trình độ và kiến thức nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thẩm định, Ngân hàng nên thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ. Cán bộ thẩm định cần phải nắm bắt một cách kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Về pháp luật, về các hoạt động kinh tế xã hội, về chế độ và thể lệ nghiệp vụ tín dụng Các lớp đào tạo bồi dưỡng có thể do các cán bộ có trình độ cao, nghiệp vụ sâu và có kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy 148 hoặc cũng có thể mời các giảng viên các trường đại học, các chuyên gia ở bên ngoài đến giảng dạy. Ngân hàng nên khuyến khích các cán bộ tín dụng phải thường xuyên đọc, nghiên cứu, tìm hiểu các văn bản, các quyết định của Nhà nước và các quy định, hướng dẫn của Ngân hàng. Ngân hàng nên khuyến khích cán bộ tín dụng tự học tập, đào tạo, nâng cao trình độ và năng lực bản thân. Tức là tạo mọi điều kiện về thời gian và kinh phí để họ có thể tiếp tục theo học các khoá học sau đại học lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ Ngân hàng cũng có thể hỗ trợ kinh phí để các cán bộ tín dụng bổ sung thêm kiến thức về tin học, ngoại ngữ, giúp họ làm chủ các phương tiện hiện đại, công nghệ tiên tiến. Ngoài ra Ngân hàng nên sớm xây dựng một đội ngũ cán bộ chủ chốt, có năng lực, có kinh nghiệm theo học các lớp đào tạo về chuyên ngành thẩm định dự án để làm trụ cột cho hoạt động thẩm định dự án đầu tư. Ngân hàng phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, theo dõi, đánh giá trình độ cán bộ tín dụng để có kế hoạch bồi dưỡng cho các cán bộ chưa nắm vững về nghiệp vụ hoặc có thể chuyển họ sang công tác ở các vị trí thích hợp hơn. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng phải theo dõi, cân nhắc, lựa chọn và đề bạt những cán bộ có năng lực, có mục tiêu phấn đấu, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc lên những vị trí cao hơn. Ngân hàng cần có một chính sách đãi ngộ thoả đáng và công bằng. Với những cán bộ đạt thành tích cao trong công việc, Ngân hàng nên có sự khen thưởng kịp thời để khuyến khích, động viên họ hoàn thành tốt hơn nữa công việc được giao. Đồng thời với những cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc, Ngân hàng phải xử lý nghiêm minh, có như vậy chất lượng công tác thẩm định nói chung và chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư nói riêng của Ngân hàng mới được đảm bảo và ngày càng hoàn thiện đạt hiệu quả tốt. Thứ hai, Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào quá trình thẩm định dự án đầu tư Thẩm định dự án là một công việc khá phức tạp, khối lượng công việc lớn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của cán bộ thẩm định. Việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong công tác thẩm định là rất cần thiết, có thể giúp cho 149 mỗi cán bộ thẩm định tiết kiệm được nhiều thời gian và sức lực, ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của một ngân hàng. Hiện nay, trình độ công nghệ của ngân hàng và công nghệ thẩm định của các tổ chức tín dụng khu vực và trên thế giới đã rất phát triển. Do vậy, muốn nâng cao chất lượng thẩm định dự án tương xứng với yêu cầu hiện nay thì công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phải được chú trọng và đổi mới hơn nữa. Cần thực hiện quản lý điện tử ngay từ khâu quản lý thông tin khách hàng, điều này sẽ tiết kiệm được đáng kể thời gian luồng thông tin giữa bộ phận thẩm định và bộ phận khách hàng. Thực trạng công tác thẩm định cho thấy bên cạnh phần mềm truyền thống là EXCEL, có thể thấy phần mềm này tạm đáp ứng được nhu cầu tuy nhiên cần có các phần mềm hỗ trợ riêng biệt từng khâu. Với việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng sẽ khắc phục được những khó khăn trên. Như các phần mềm quản lý, các mô hình dự báo theo các phương pháp khác nhau, các phần mềm phân tích độ nhạy đa chiều Các phần mềm này có thể tham khảo mua bản quyền từ công ty phần mềm hoặc thuê các công ty phần mềm viết ra những chương trình riêng phù hợp với điều kiện áp dụng tại ngân hàng. Ngân hàng cần thường xuyên mở các lớp đào tạo cán bộ về tin học với mục đích giúp cán bộ khai thác tối đa tiềm năng của phần cứng cũng như phần mềm. Thứ ba, Nâng cao năng lực tổ chức điều hành, quản lý, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát đối với công tác thẩm định dự án Việc tổ chức điều hành trong hoạt động của ngân hàng cần được theo dõi đánh giá rút kinh nghiệm và tiến hành thường xuyên liên tục. Thẩm định dự án là một khâu quan trọng giúp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Vì vậy công tác thẩm định phải được sắp xếp, tổ chức có sự chỉ đạo chặt chẽ, có quy chế và quy trình thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ cùng với quy trình của các nghiệp vụ khác để tạo thành một tổng thể giải pháp mang tính chiến lược trong quản lý điều hành hoạt động của ngân hàng. Để thực hiện tốt điều này Ngân hàng cần thực hiện một số biện pháp sau: 150 Thường xuyên rà soát lại quy trình nghiệp vụ đang áp dụng tại Ngân hàng. Bố trí bộ phận công tác thẩm định có sự độc lập tương đối với bộ phận làm công tác tín dụng. Như vậy mới đảm bảo chất lượng công tác thẩm định một cách toàn diện, chặt chẽ trên nhiều phương diện. Thực trạng hiện nay là một cán bộ tín dụng vẫn phải đảm nhiệm toàn bộ quá trình thẩm định sau đó trình lên cấp trên nên không tránh khỏi sai sót do trình độ nghiệp vụ và khả năng của mỗi cán bộ. Để khắc phục điều này, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa từng người trong bộ phận và giữa các bộ phận với nhau, từ đó có thể tiến hành nhiệm vụ được thuận tiện nhanh chóng và an toàn. Ngân hàng cần bám sát thực tế, dựa trên thực trạng của các doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng với Ngân hàng để từ đó xây dựng quy trình thẩm định riêng phù hợp với từng khách hàng vay vốn. Trên cơ sở kết quả thẩm định, tiến hành tăng cường kiểm tra giám sát quá trình giải ngân, thu nợ tình hình quản lý sử dụng đảm bảo tiền vay, tài sản hình thành từ vốn vay để có biện pháp kịp thời xử lý. Việc tổ chức quản lý như vậy sẽ giúp Ngân hàng kiểm tra được hoạt động của dự án sau khi đi vào hoạt động, tìm ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, từ đó rút ra kinh nghiệm thực tế nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định trong cho vay, đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích đúng hiệu quả. Ngân hàng phải thường xuyên tổng kết thực tiễn, tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ để rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ tốt cho công tác thẩm định. Thứ tư, Phát huy vai trò tư vấn của ngân hàng với chủ đầu tư Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Một mặt phải đổi mới trang thiết bị công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với chất lượng cao, mặt khác phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ để cạnh tranh với các đối thủ. Do đó, vai trò tư vấn của ngân hàng đối với chủ đầu tư là hết sức quan trọng. Trong quá trình thẩm định cho vay, ngân hàng có thể phát hiện ra những rủi ro bất trắc mà dự án gặp phải, từ đó đưa ra các giải pháp về tài chính để khắc phục khó khăn đó. Ngân hàng có thể thực hiện vai trò tư vấn của mình đối với chủ 151 đầu tư trên các khía cạnh như: giúp chủ đầu tư xây dựng một dự án, lựa chọn việc sản xuất sản phẩm, tính toán nguồn trả nợ cho dự án; giúp chủ đầu tư tính toán hiệu quả kinh tế dựa trên cơ sở doanh thu, lợi nhuận, đồng thời phát hiện ra các rủi ro mà chủ đầu tư gặp phải từ đó đưa ra các biện pháp xử lý đảm bảo dự án hoạt động hiệu quả. Thứ năm, Thực hiện tốt quy chế đảm bảo tiền vay Khi phân tích điều kiện đảm bảo tiền vay, các cán bộ thẩm định phải xem xét nguồn trả nợ ngân hàng an toàn nhất, cơ bản nhất là nguồn thu của dự án. Vì vậy điều kiện tiên quyết khi xét duyệt cho vay là tính khả thi và hiệu quả của dự án. Nhưng trong trường hợp kế hoạch trả nợ của khách hàng không thực hiện được thì tài sản đảm bảo là cơ sở kinh tế và pháp lý để ngân hàng có thể thực hiện được các khoản đầu tư cho vay. Hiện nay các biện pháp đảm bảo tiền vay được áp dụng là: cho vay không đảm bảo bằng tài sản; cho vay có đảm bảo bằng tài sản của khách hàng: Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Tuỳ theo năng lực tài chính và hiệu quả của dự án mà ngân hàng áp dụng các loại đảm bảo tiền vay trên. Về vấn đề tài sản đảm bảo cần chú ý một số nội dung sau: Tài sản đảm bảo thế chấp cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp lý và kinh tế theo quy định hiện hành, đảm bảo không có tranh chấp tài sản đảm bảo. Khi thực hiện nội dung này, ngân hàng cần yêu cầu khách hàng phải xác nhận bằng văn bản khẳng định tài sản hiện không có tranh chấp và chịu trách nhiệm vể cam kết của mình. Khi thẩm định tài sản đảm bảo, cán bộ thẩm định tín dụng cần phải xem xét kỹ hồ sơ tài liệu và thông tin do khách hàng cung cấp, ngoài ra cần đi sau khảo sát thực tế từng tài sản để xác định chính xác quyền sở hữu tài sản, giá trị tài sản đảm bảo nhằm ngăn chặn và tránh được hiện tượng lừa đảo, làm giả các giấy tờ. Để tránh rủi ro thì định kỳ phải đánh giá lại giá tài sản đảm bảo định kỳ ít nhất là 6 tháng một lần và ngay sau khi có biến động lớn về giá trị tài sản trên thị trường. 152 Trên cơ sở đánh giá lại tài sản đảm bảo, cán bộ thẩm định yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo hoặc giảm dư nợ tương ứng cho phù hợp và lập hợp đồng bảo đảm bổ sung theo quy định. Thứ sáu, Lựa chọn khách hàng và dự án vay vốn phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Khách hàng là người quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Khi cho khách hàng vay, ngân hàng phải đảm bảo đúng nguyên tắc tín dụng là chỉ lựa chọn khách hàng có tình hình tài chính ổn định, lành mạnh và có uy tín. Nhưng trên thực tế để thực hiện đúng nguyên tắc này thì việc cho vay và mở rộng quan hệ tín dụng gặp rất nhiều khó khăn vì trong các khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng không phải khách hàng nào cũng có hoạt động kinh doanh tốt. Điều này đòi hỏi VCB phải xây dựng chính sách khách hàng hợp lý, vừa giữ được uy tín với khách hàng vừa đảm bảo được sự an toàn vốn trong kinh doanh. Có thể phân loại khách hàng thành ba nhóm sau:  Khách hàng có tình hình kinh doanh tốt, có tiềm lực tài chính lành mạnh, có quan hệ tín dụng với ngân hàng thường xuyên và thực hiện tốt việc hoàn trả nợ gốc và lãi đều đặn. Với loại khách hàng này thì ngân hàng nên đẩy mạnh quan hệ và tạo điều kiện thuận lợi trong việc vay vốn.  Khách hàng có tình hình tài chính và kinh doanh không lành mạnh, luôn phát sinh các khoản nợ quá hạn và nợ khó đòi. Với loại khách hàng này thì ngân hàng nên chấm dứt và khiên quyết không có quan hệ tín dụng.  Khách hàng trước đây đã có quan hệ tốt với ngân hàng, có tình hình tài chính lành mạnh. Nhưng hiện nay đang gặp khó khăn, rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Với loại khách hàng này, khi quyết định cho vay ngân hàng phải thận trọng, phải có các ràng buộc pháp lý thật chặt chẽ quá trình thực hiện dự án đầu tư để tránh các rủi ro có thể xảy ra. Tóm lại, việc lựa chọn khách hàng và dự án đầu tư, để đảm bảo cho công tác thẩm định dự án đạt kết quả cao, VCB cần thực hiện một số biện pháp sau: 153  Giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống, tạo lập và khai thác khách hàng mới có độ tin cậy và uy tín cao để có được các dự án an toàn và hiệu quả.  Tập trung vào các dự án khả thi và có hiệu quả cao để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá và phân loại khách hàng, từ đó có các chính sách cho vay đối với từng loại khách hàng.Tạo điều kiện thuận lợi và có những chế độ ưu đãi đối với khách hàng có quan hệ lâu dài và có uy tín với ngân hàng. Đối với khách hàng vay lần đầu thì phải xem xét, đánh giá thận trọng dự án vay vốn, thực hiện nghiêm túc quy chế về đảm bảo tiền vay. 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước cần phải ban hành thông tư liên tịch để hướng dẫn thủ tục xử lý tài sản thế chấp, cầm cố vay vốn của các tổ chức tín dụng. Đề nghị Nhà nước cấp bù hoặc xoá nợ cho những ngân hàng có những khoản nợ quá hạn vì lý do khách quan, xác định và cấp đủ vốn cho NHTM. Sớm đưa ra những quyết định về thiết lập quỹ bù đắp rủi ro để các tổ chức tín dụng chủ động giải quyết các khoản nợ có vấn đề. Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hơn nữa chất lượng của trung tâm tín dụng để giúp các ngân hàng nắm bắt thông tin về các tổ chức kinh tế một cách chính xác, kịp thời. Nâng cao vai trò điều phối, chủ động trong việc thu thập thông tin từ các nguồn, từ đó hỗ trợ cung cấp thông tin cho hoạt động thẩm định có hiệu quả hơn. Ngân hàng Nhà nước nên qui định hạn mức tín dụng cho phù hợp với khả năng của từng ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước cùng các ngân hàng thương mại Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của thị trường liên ngân hàng, tăng khả năng đáp ứng yêu cầu thanh khoản và tín dụng cho ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện tốt hơn nữa công tác thanh tra ngân hàng nhằm hạn chế thấp nhất những sai lầm có thể gặp phải ở các ngân hàng. 3.3.2. Đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan 154 Chính phủ và các Bộ ngành cần phải có chính sách đúng đắn, có tầm nhìn lâu dài, tránh thay đổi nhiều các văn bản pháp luật cũng như các chính sách. Các bộ, ban ngành cần xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, định mức kinh tế kỹ thuật của ngành do mình quản lý. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, trước khi ra quyết định đầu tư, tổng mức vốn đầu tư của dự án phải được thông qua bởi cơ quan chức năng. Đề nghị các cơ quan chủ quản khi phê duyệt tổng mức vốn đầu tư cần tính toán một cách khách quan, chính xác. Ngoài ra, Nhà nước cần chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định, cần thành lập những công ty chuyên trách về định giá tài sản thế chấp để tránh sự sai lệch trong việc đánh giá tài sản thế chấp nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác thẩm định, từ đó hạn chế rủi ro cho hoạt động của ngân hàng. 3.3.2.1. Kinh tế vĩ mô cần được duy trì ổn định Theo đánh giá của Chính phủ trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 7 của Quốc hội ngày 20 tháng 5 năm 2014, kinh tế vĩ mô những tháng đầu năm 2014 có chiều hướng ổn định hơn các năm trước, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản bảo đảm. Mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm; Tỷ giá hối đoái được duy trì ổn định Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của Chính phủ tình hình kinh tế, xã hội vẫn còn nhiều khó khăn. Thách thức chứa đựng nhiều rủi ro. Kinh tế vĩ mô chưa thực ổn định vững chắc. Tăng trưởng tín dụng thấp, việc xử lý nợ xấu còn chậm, cơ chế, chinh sách quản lý tài sản đảm bảo còn nhiều vướng mắc, bất cập. Mặt khác nhiều cơ chế chinh sách tháo gở khó khăn cho doanh nghiệp chậm đi vào cuộc sống như gói hỗ trợ tín dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp , hỗ trợ lãi suất đối với tôm, cá tra, tái canh cây cà phê; thị trường BĐS phục hồi chậm; môi trường đầu tư còn nhiều bất cập; cổ phần hóa DNNN, thoái vốn đầu tư ngoài ngành còn nhiều trở ngại, bất cập. Trên đây là bức tranh toàn cảnh vĩ mô của đất nước. Nếu những yếu kém kinh tế vĩ mô không sớm được khắc phục sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác tín dụng nói chung tín dụng đầu tư của NHTM cổ phần ngoại thương nói riêng. Mỗi 155 một khi công tác tín dụng đầu tư gặp nhiều trở ngại thì tất yếu việc triển khai công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư cũng gặp nhiều khó khăn do kinh tế vĩ mô thiếu ổn định thì các yếu tố đầu vào của dự án tất yếu sẽ có nhiều biến động lớn. Chính vì vậy, để nâng chất lượng thẩm định với các giải pháp mà luận án đề xuất không thể quan tâm đến vấn đề duy trì và ổn định của kinh tế vĩ mô. Đây là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị mà trước hết là trách nhiệm điều hành của Chính phủ. Giải pháp quan trọng để bảo đảm kinh tế vĩ mô ổn định là phải chú trọng sử dụng kết hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cùng với chinh sách khác một cách linh hoạt, kịp thời theo sát diễn biến của tình kinh tế trong và ngoài nước. Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ làm công tác thẩm định cho vay của hệ thống NHTM Đây là điều kiện có tính quyết định đến việc triển khai các giải pháp nhằm tăng cường công tác thẩm định cho vay các dự án đầu tư tại VCB. Suy cho cùng chất lượng thẩm định phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố con người. Đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định cho vay các dự án đầu tư có kiến thức sâu rộng về hoạt động kinh tế, tài chính, hoạt động đầu tư XDCB, hoạt động tín dụng đầu tư, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng sẽ là yếu tố có tính quyết định đến chất lượng thẩm định cho vay các dự án đầu tư. Thực tế thông qua kết quả công tác thẩm định cho vay các dự án đầu tư tại VCB thời gian qua cho thấy, bên cạnh một số cán bộ được phân công làm công tác thẩm định có trình độ có kinh nghiêm, nhạy bén trong qua trình phân tích đánh giá về các dự án đầu tư, còn một phận không nhỏ đội ngủ cán bộ làm công tác thẩm định chưa qua trường lớp đào tạo cơ bản về các nghiệp vụ thẩm định chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tích lũy được qua hoạt động tín dụng. Với thực trạng này, ít nhiều làm hạn chế công tác thẩm định cho vay các dự án đầu tư của VCB thời gian qua. Để có thể triển khai các giải pháp mà bản luận án đề xuất đối với công tác thẩm định cho vay các dự án đầu tư tại NHTM cổ phân ngoại thương Việt Nam, 156 đòi hỏi phải thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ làm công tác thẩm định của NH. Đây vừa là trách nhiệm của NHNN vừa là trách nhiệm của VCB Ngân hàng Nhà nước cần tổ chức những chương trình đào tạo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong toàn ngành để tăng cường hợp tác giữa các ngân hàng thương mại, đồng thời nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định. NHNN có thể tận dụng mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu tổ chức biên soạn các tài liệu giảng dạy, tập huấn một cách bài bản về các nghiệp vụ thẩm định, đồng thời tổ chức các lớp đào tạo đội ngũ làm công tác thẩm thẩm định không chi đối với hệ thống NHTM nhà nước mà cả hệ thống NHTM. Đi đôi với việc mở lớp đào tạo dài ngày, cần thiết phải định kỳ tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày để phổ biến kinh nghiệm từ những người làm công tác thẩm định lâu năm cho đội ngũ mới được giao nhiệm vụ làm công tác thẩm định. Đối với VCB, có trách nhiệm rà soát lại đội ngũ làm công tác thẩm định, phân loại trình độ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Đồng thời đi đôi với việc đào tạo, bồi dưỡng, cần nghiên cứu xây dựng chế độ vật chất, chế độ trách nhiệm đối với người làm công tác thẩm định 3.3.2.2. Phát triển công nghệ thông tin Cán bộ tín dụng tiến hành công tác thẩm định trên cơ sở những thông tin thu thập được. Như vậy kết quả thẩm định phụ thuộc vào chất lượng thông tin, lượng thông tin đầy đủ, chính xác chính là điều kiện cần để có kết quả thẩm định tốt. Hai vấn đề cần quan tâm hiện nay là nguồn thông tin và chất lượng thông tin. Thông tin có thể thu thập được từ nhiều nguồn: - Thông tin từ chính các khách hàng vay vốn. Bất kỳ khách hàng nào xin vay vốn cũng phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin theo yêu cầu của ngân hàng. Đó là dự án xin vay vốn, các báo cáo tài chình và những tài liệu cần thiết khác, nguồn thông tin này rất quan trọng nhưng khó xác định được độ tin cậy của nó, bởi các khách hàng muốn được vay vốn bao giờ cũng đưa ra những mặt tốt của dự án và thường mang tính chủ quan một chiều, tâm lý chung là không muốn tiết lộ tình hình tài chính thực tế của đơn vị mình. Trong trường hợp này 157 cán bộ tín dụng thường phải sử dụng kinh nghiệm nghề nghiệp và căn cứ vào quan hệ làm ăn lâu dài, mức độ tín nhiệm để đánh giá chất lượng thông tin. - Thông tin thu thập từ các cơ quan có thẩm quyền. Vì trước khi trình dự án xin vay các dự án này đã qua bước thẩm định của các cơ quan có thẩm quyền ký duyệt dự án. Đây cũng là một cơ sở để cán bộ tín dụng yên tâm hơn về tính khả thi của dự án. - Thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng và trung tâm phòng ngừa rủi ro cũng là nguồn đáng tin cậy, tuy nhiên, nhưng nguồn thông tin này chưa được cập nhật và đa dạng. Ngoài ra, còn có các nguồn thông tin khác như bạn hàng của khách hàng vay vốn, từ các ngân hàng khác đã có mối quan hệ từ trước. Sau khi đã thu thập được thông tin thì một vấn đề quan trọng được đặt ra đối với cán bộ tín dụng là xử lý các thông tin đó như thế nào để vừa tiết kiệm được thời gian vừa thu được kết quả cao. Để làm được điều này thì phải thực hiện việc phân tích, đánh giá, lưu trữ một cách thường xuyên và khoa học những thông tin cần thiết, Công cụ quan trọng để thực hiện được nhiệm vụ đó là hệ thông máy tính. Do đó, việc đầu tư trang bị hệ thống máy tính và thực hiện nối mạng từ Hội sở chính đến các đơn vị trong nội bộ ngân hàng là hết sức cần thiết. Đây cũng là điều kiện quan trọng để thực hiện các giải pháp do bản luận án đã đề xuất. 3.3.3. Kiến nghị với Chủ đầu tư Chủ đầu tư cần có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh việc xây dựng và lập dự án theo đúng nội dung quy định trong Thông tư số 09/BKH/VPTĐ của Bộ kế hoạch và Đầu tư ngày 21/09/1996 về việc xây dựng và thẩm định dự án. Chủ đầu tư phải đưa ra thông tin đảm bảo tính trung thực, và có trách nhiệm đối với những thông tin cung cấp làm cơ sở cho công tác thẩm định. Các chủ đầu tư nên tự giác cộng tác với cán bộ tín dụng ngân hàng, cung cấp những thông tin trung thực để cán bộ thẩm định có được nguồn thông tin đầy đủ, giúp họ phân tích và đánh giá về khả năng tài chính của dự án một cách chính xác hơn. Bên cạnh đó các chủ đầu tư của các doanh nghiệp cũng cần phải nâng cao trình độ thẩm định dự án đầu tư dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng về 158 thị trường, về kỹ thuật, về tổng vốn đầu tư, về các nguồn tài trợ, các chỉ tiêu tài chính. để cán bộ tín dụng có thể tiến hành công tác thẩm định một cách thuận lợi và dễ dàng. Các doanh nghiệp tăng cường tích luỹ vốn tự có, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp với môi trường trình độ sản xuất trong nước. Doanh nghiệp phải có phương thức hoạt động linh hoạt nhằm thích ứng nhanh với biến động của môi trường kinh tế, môi trường pháp lý 159 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trong chương 3, NCS đã trình bày định hướng phát triển tín dụng trung, dài hạn, định hướng hoàn thiện thẩm định cho vay dự án đầu tư, các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay DAĐT tại VCB, điều kiện thực hiện các giải pháp và một số kiến nghị. Cụ thể, luận án đã đề xuất 9 giải pháp, 2 điều kiện để thực hiện các giải pháp và 3 kiến nghị (với NHNN, với Chính phủ và các Bộ/ngành liên quan, với chủ đầu tư). Nội dung quan trọng nhất của chương 3 là phần giải pháp, trong đó, luận án đặc biệt tập trung vào 2 giải pháp quan trọng là: - Xây dựng, triển khai mô hình thẩm định dự án và hệ thống chỉ tiêu tài chính cho các ngành. - Hoàn thiện phương pháp xác định tỷ lệ chiết khấu tài chính trong thẩm định cho vay DAĐT. Mục đích của giải pháp xây dựng, triển khai mô hình thẩm định dự án và hệ thống chỉ tiêu tài chính cho các ngành là: Chuẩn hóa các bước lập bảng tính thẩm định dự án tài chính toàn hệ thống, đảm bảo các thông số phục vụ thẩm định đều có chung cơ sở và phương pháp tính toán. Xây dựng cơ sở dữ liệu là hệ thống chỉ tiêu tài chính cho các ngành từ chính kết quả thẩm định của toàn bộ các dự án được VCB tài trợ vốn vay để phục vụ thông tin thẩm định các dự án mới. Hệ thống chỉ tiêu này có cơ sở, phương pháp tính toán thống nhất nên có khả năng sử dụng để tham khảo, so sánh và đánh giá các dự án mới. Một trong các thành phần quan trọng nhất để tính toán các chỉ tiêu đó chính là Tỷ lệ chiết khấu tài chính hay lãi suất chiết khấu được dùng để tính toán NPV và IRR. Một trong các phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là sử dụng chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) làm lãi suất chiết khấu. Tuy nhiên, việc tính toán WACC tại các NHTM nói chung và tại VCB hiện nay còn khá đơn giản, khó áp dụng cho các dự án có cơ cấu vốn phức tạp. Đó là lý do NCS đưa ra giải pháp hoàn thiện phương pháp xác định WACC trong thẩm định cho vay DAĐT. 160 KẾT LUẬN Đối với bất kỳ một NHTM nào, an toàn và sinh lợi là những mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Đó đồng thời cũng là phương châm đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Điều này chỉ có thể đạt được khi ngân hàng thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả công tác cho vay nói chung và cho vay dự án đầu tư nói riêng. Có thể nói thẩm định cho vay dự án đầu tư là công cụ hữu hiệu giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Vì vậy hoàn thiện hoạt động cho vay dự án đầu tư tại các NHTM là đòi hỏi tất yếu của ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế sâu như hiện nay. Trong thời gian gần đây, hoạt động tín dụng của các NHTM đã có nhiều thuận lợi, đó là: môi trường đầu tư được cải thiện, rào cản pháp lý trong hoạt động ngân hàng từng bước được dỡ bỏ, nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi từ ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều nguy cơ bất ổn của hệ thống ngân hàng, đó là nợ xấu, đó là cho vay vượt chuẩn và có phần nới lỏng Bước vào giai đoạn 2014- 2020, của VCB với chủ trương gia tăng hoạt động tín dụng cho vay trong bối cảnh tình hình kinh tế trong và ngoài nước tuy có dấu hiệu phục hồi song chưa vững chắc. Nhiều yếu tố bất lợi đối với hoạt động cho vay của VCB tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng, nguy cơ mất an toàn đối với đồng vốn cho vay khó tránh khỏi. Trước bối cảnh như vậy, chủ trương của VCB là tăng trưởng tín dụng cần đi đôi với hoàn thiện công tác thẩm định. Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay các dự án đầu tư đồng nghĩa với việc gia tăng các giải pháp thẩm định nhằm góp phần thực hiện tốt công tác thẩm định cho vay các dự án đầu tư. Trên cơ sở làm rõ những nội dung cơ bản về lý luận dự án đầu tư và và thẩm định cho vay dự án đầu tư của các NHTM, những quan điểm, nguyên tắc và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư của NHTM được luận án khái quát có hệ thống. 161 Trên cơ sở phân tích thực tiễn hoạt động thẩm định cho vay dự án đầu tư tại phòng tài trợ dự án của VCB và một số chi nhánh, luận án đã chỉ ra một số bất cập, tồn tại trong hoạt động thẩm định cho vay dự án đầu tư của VCB. Đây cũng là lẽ đương nhiên của bất cứ ngân hàng nào. Tuy nhiên nếu không ý thức được các bất cập tồn tại đó để có các giải pháp xử lý hợp lý thì không những không thực hiện được mục tiêu định hướng và các chỉ tiêu đã đặt ra của VCB mà còn ảnh hưởng đến tính an toàn trong kinh doanh. Để hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và VCB nói riêng được an toàn, lành mạnh và bền vững, nâng cao được năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập KTQT, Luận án đã đề xuất các giải pháp, một số kiến nghị và điều kiện thực hiện các giải pháp, các giải pháp mang tính đồng bộ, khả thi nhằm hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại VCB thời gian tới. Các giải pháp tiêu biểu đó là: - Nâng cao chất lượng thông tin đầu vào phục vụ thẩm định dự án - Hoàn thiệm cẩm nang về hoạt động thẩm định - Xây dựng mô hình thẩm định - Các giải pháp bổ trợ khác Đây là những giải pháp hết sức cần thiết nhằm hoàn thiện công tác thẩm định cho vay các dự án đầu tư tại VCB trong tình hình mới. NCS mong muốn những giải pháp và khuyến nghị được đề xuất tại chương 3 không chỉ góp phần giải quyết những tồn tại trong hệ thống VCB mà còn có thể sử dụng với mục đích tham thảo cho hệ thống các ngân hàng khác. Do thời gian cũng như kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, luận án không tránh khỏi những hạn chế và khiêm khuyết. Với mong muốn cầu thị và nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các nhà quản lý để luận án được hoàn thiện hơn. 162 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bùi Diệu Anh (2011), Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Phương Ðông; 2. Bùi Diệu Anh (2013), Hoạt dộng kinh ngân hàng, Nhà xuất bản Phương Ðông; 3. Bộ Tài chính (2001), Quyết định số 149/2001/QÐ-BTC ngày 31/12/2001 về việc ban hành và công bố 04 chuẩn mực kế toán (đợt 1) 4. Bộ Tài chính (2002), Quyết định số 165/2002/QÐ-BTC ngày 31/12/2002 về việc ban hành và công bố 06 chuẩn mực kế toán (đợt 2); 5. Chính phủ (2002), Nghị định 85/2002/NÐ-CP ngày 25/10/2002 về sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/1999/NÐ-CP ngày 29/12/1999; 6. Chính phủ (2003), Nghị định 07/2003/NÐ-CP ngày 30/01/2003 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NÐ-CP ngày 08/07/1999; 7. Chính phủ (2006), Nghị định 108/2006/NÐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và huớng dẫn thi hành một số điều của Luật Ðầu tư; 8. Chính phủ (2006), Nghị định 163/2006/NÐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm; 9. Chính phủ (2009), Nghị định 108/2009/NÐ-CP ngày 27/11/2009 về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao; 10. Chính phủ (2009), Nghị định 83/2009/NÐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NÐ-CP ngày 12/02/2009; 11. Chính phủ (2009),Nghị định 12/2009/NÐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”; 12. Chính phủ (2011), Nghị định 24/2011/NÐ-CP ngày 05/04/2011 sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 108/2009/NÐ-CP ngày 27/11/2009; 163 13. Chính phủ (2011), Nghị định 29/2011/NÐ-CP ngày 18/04/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến luợc, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; 14. Phạm Anh Dung (2004), Tài trợ dự án - sự cần thiết đối với doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 1; 15. Hồ Diệu (2001), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê; 16. Frederic S.Mishkin (1999), Tiền tệ - Ngân hàng và thị trường Tài chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật; 17. Georges Hirsch (1994), Quản lý dự án, Nhà xuất bản giáo dục; 18. TS. Phan Thị Thu Hà - TS. Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Giáo trình Quản trị và Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê Hà Nội; 19. TS. Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính dự án, Tạp chí nghiên cứu tài chính số 02/2004; 20. Trần Thị Mai Hương (2007), Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư thuộc các Tổng công ty xây dựng trong điều kiện phân cấp quản lý đầu tư hiện nay, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 21. TS. Lưu Thị Hương (2002), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Giáo dục; 22. Nguyễn Minh Kiều (2004), Tài trợ dự án, Học kỳ xuân Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright; 23. Hoàng Kim (2001), Tiền tệ Ngân hàng - Thị trường Tài chính, NXB Tài chính; 24. PGS,TS Nguyễn Thị Mùi, Ths.Trần Cảnh Toàn (2014), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính; 25. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định 1627/2001/QÐ- NHNN ngày 31/12/2001 ban hành Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng; 164 26. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2002), Quyết định 286/2002/QÐ-NHNN ngày 3/4/2002 về việc ban hành Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng; 27. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2003), Quyết định 886/2003/QÐ-NHNN ngày 11/8/2003 về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 286/2002/QÐ-NHNN ngày 3/4/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; 28. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 127/2005/QÐ-NHNN ngày 3/2/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 1627; 29. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2011), Thông tư 42/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 quy định về việc cấp tín dụng hợp vốn của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng; 30. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 31. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo thường niên 2010 - 2014; 32. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo thẩm định dự án từ năm 2010 - 2014; 33. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo tình hình cho vay trung - dài hạn từ năm 2010 - 2014; 34. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2010), Cẩm nang thẩm định cho vay dự án đầu tư; 35. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2011), Sổ tay tín dụng; 36. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2000), Giáo trình Lập và quản lý Dự án đầu tư, NXB Thống kê; 37. Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp số 60/2005 ngày 29/11/2005; 38. Quốc hội (2005), Luật đầu tư số 59/2005 ngày 29/11/2005; 39. Quốc hội (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009 ngày 19/6/2009; 165 40. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010 ngày 16/6/2010; 41. Nguyễn Hải Sản (2001), Quản trị tài chính doanh nghiệp; Nhà xuất bản thống kê; 42. Nguyễn Đức Thắng (2007), Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện ngân hàng; 43. Trần Ngọc Thơ (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại; Nhà xuất bản thống kê; 44. Nguyễn Xuân Thủy (2000), Quản trị dự án đầu tư, Nhà xuất bản thống kê; 45. Nguyễn Minh Thu (2007), Xây dựng tỷ lệ chiết khấu tài chính, phân tích rủi ro của dự án đầu tư và một số giải pháp để xây dựng dự án đầu tư hoàn hảo, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP.HCM. 46. Phùng Tuấn (2012), Thu hút vốn đầu tư vào hạ tầng: Bước đột phá từ hình thức hợp tác công tư, Tạp chí tài chính (2/1/2012); 47. Bùi Anh Tuấn (2011), Hoàn thiện nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Ba Đình”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học Viện Tài Chính. 48. Nguyễn Như Thành (2010) trong, Nâng cao chất lượng cho vay dự án tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Quang Trung, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học Viện Tài Chính. 49. Hồng Vân (2004), Hiểu như thế nào về hoạt động cho vay và tài trợ dự án?, Báo Ðầu tư Chứng khoán số 264; 50. Viện ngôn ngữ học (2013), Từ điển tiếng Việt phổ thông, nhà xuất bản Phương Đông Tiếng nước ngoài 51. Andrew Fight (2006), Introduction to Project finance, Elservier; 52. Avraham Shub (1994), Project management, Prentice Hall International.Inc; 166 53. Benjamin C.Esty (2004), Modern project finance, John Wiley & Sons, Inc; 54. Glenn P. Jenkins & Arnold C. Harberger (2000), Cost – Benefit Analysis of Investment Decisions, Harvard Institute for International Development; 55. Hanry A.Davis (2003), Project finance: Practical Case studies, Euromonney Insitutionnal Investor PLC; 56. Harvey Maylor (2003), Project Management, Financial Times Prentice Hall; 57. John D. Finnerty (2007), Project financing, Asset-Based Financial engineering, John Wiley & Son, Inc; 58. John D.Finnerty (2007), Project finance: Asset Based Financial Engineering, John Wiley & Sons; 59. John Dewar (2011), International Project finance: Law and practice, Oxford University Press; 60. Peter S. Rose (2012), Commercial Bank Management, McGraw- Hill/Irwin; 61. Peter S. Rose (2013), Bank Management and Financial Services, McGraw-Hill/Irwin; 62. Project finance and Guarantees Department Private Sector and Infrastructure (2003), Project finance and Guarantees; 63. Scott L.Hoffman (1998), The Law and business of International project finance, Kluwer law internationanl; 64. Stefano Getty (2008), Project finance in Theory and Practise, Elsevier; 65. Willie Tan (2007), Principles of Project and Infrastructure Finance, Taylor & Francis; Website 66. Thanh Thanh Lan (2013), Nửa triệu tỷ đồng nợ xấu ngân hàng, 67. Lê Minh (2014), Thẩm định dự án trong ngân hàng thương mại: Kinh nghiệm từ Techcombank 167 hoc/Tham-dinh-du-an-trong-ngan-hang-thuong-mai-Kinh-nghiem-tu- Techcombank/47577.tctc 68. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Trang tin điện tử, 69. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Tăng trưởng tín dụng của các NHTM hiện nay, thực trạng và giải pháp, DocName=CNTHWEBAP0116211766236 70. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2014), 71. Vu Thị Bích Uyên (2013), Quản lý dự án, 72. Phạm Uyên (2012), Có ngân hàng dùng 100 vốn ngắn hạn cho vay dài hạn, 100--von-ngan-han-cho-vay-dai-han.html; 73. Đặng Anh Vinh (2014), Các nguyên tắc thẩm định dự án đầu tư, nam.nsf/0/125A6EC2CBA2A03547257D8900116E2E?OpenDocument PHỤ LỤC 01 – MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI VCB Kính chào anh/chị, Với mục đích nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư nói riêng tại hệ thống VCB, chúng tôi đang tiến hành chương trình nghiên cứu đối với các cán bộ thẩm định trong hệ thống VCB. Xin quý vị vui lòng giành thời gian cho chúng tôi để trả lời một số câu hỏi. Rất mong quý vị giúp đỡ chúng tôi hoàn thành phiếu điều tra này. Tất cả những thông tin ghi trên phiếu điều tra chúng tôi cam kết giữ bí mật tuyệt đối. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn anh/chị. Câu hỏi 1: Xin anh/chị cho biết thâm niên tác nghiệp thẩm định cho vay dự án đầu tư tại VCB: Dưới 1 năm Từ 1 đến 3 năm. Trên 3 năm. Câu hỏi 2:Xin cho biết số dự án mà anh/chị đã trực tiếp thẩm định cho vay? Dưới 5 dự án Từ 6 đến 15 dự án. Trên 15 dự án. Câu hỏi 3 : Xin vui lòng cho biết ý kiến của mình về công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại VCB theo từng tiêu chí bằng cách khoanh tròn vào điểm số phù hợp nhất theo nguyên tắc: 5 điểm là điểm số cao nhất (tiêu chí đó đạt chất lượng tốt nhất) và 1 điểm là điểm số thấp nhất (tiêu chí đó kém chất lượng nhất) Tiêu chí đánh giá Điểm số 1. Trình độ chuyên môn của các cán bộ thẩm định cho vay dự án tại VCB 1 2 3 4 5 1 Sự hỗ trợ thông tin, chuyên môn của các bộ phận có liên quan cho công tác thẩm định cho vay dự án tại VCB 1 2 3 4 5 2 Chất lượng thiết kếMẫu báo cáo thẩm định cho vay dự án (cho điểm theo tiêu chí: ngắn gọn, đầy đủ, trình bày khoa học) 1 2 3 4 5 3 Chất lượng nguồn thông tin đầu vào phục vụ công tác thẩm định. 1 2 3 4 5 4 Chất lượng các tài liệu, quy trình, hướng dẫn nội bộ liên quan đến công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại VCB. 1 2 3 4 5 5 Sự thống nhất về quản lý và tác nghiệp trong toàn hệ thống VCB đối với công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư. 1 2 3 4 5 6 Chất lượng cơ sở dữ liệu, nguồn thông tin nội bộ phục vụ công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại VCB. 1 2 3 4 5 7 Mức độ ứng dụng công nghệ, phương pháp hiện đại trong công tác thẩm định cho vay dự án tại VCB 1 2 3 4 5 8 Sự hợp tác của khách hàng trong quá trình thẩm định cho vay dự án tại VCB. 1 2 3 4 5 Câu hỏi 4: Xin anh/chị cho biết một vài thông tin về cá nhân. - Tuổi: ..Giới tính: Nam Nữ - Trình độ học vấn. Trên đại học Đại học Trung cấp Khác PHỤ LỤC 02 – KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI VCB Câu hỏi 1: Xin anh/chị cho biết thâm niên tác nghiệp thẩm định cho vay dự án đầu tư tại VCB: - Dưới 1 năm: 21% - Từ 1 đến 3 năm: 13% - Trên 3 năm: 66% Câu hỏi 2: Xin cho biết số dự án mà anh/chị đã trực tiếp thẩm định cho vay? - Dưới 5 dự án: 15% - Từ 6 đến 15 dự án: 37% - Trên 15 dự án: 48% Câu hỏi 3 : Xin vui lòng cho biết ý kiến của mình về công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại VCB theo từng tiêu chí bằng cách khoanh tròn vào điểm số phù hợp nhất theo nguyên tắc: 5 điểm là điểm số cao nhất (tiêu chí đó đạt chất lượng tốt nhất) và 1 điểm là điểm số thấp nhất (tiêu chí đó kém chất lượng nhất) Tiêu chí đánh giá Điểm số 1 2 3 4 5 1. Trình độ chuyên môn của các cán bộ thẩm định cho vay dự án tại VCB 1% 37% 62% 2. Sự hỗ trợ thông tin, chuyên môn của các bộ phận có liên quan cho công tác thẩm định cho vay dự án tại VCB 26% 21% 53% 3. Chất lượng thiết kế Mẫu báo cáo thẩm định cho vay dự án (cho điểm theo tiêu chí: ngắn gọn, đầy đủ, trình bày khoa học) 4% 96% 4. Chất lượng nguồn thông tin đầu vào phục vụ công tác thẩm định. 6% 36% 47% 11% 5. Chất lượng các tài liệu, quy trình, hướng dẫn nội bộ liên quan đến công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại VCB. 60% 34% 6% 6. Sự thống nhất về quản lý và tác nghiệp trong toàn hệ thống VCB đối với công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư. 10% 17% 62% 11% 7. Chất lượng cơ sở dữ liệu, nguồn thông tin 3% 62% 35% nội bộ phục vụ công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại VCB. 8. Mức độ ứng dụng công nghệ, phương pháp hiện đại trong công tác thẩm định cho vay dự án tại VCB 8% 32% 60% 9. Sự hợp tác của khách hàng trong quá trình thẩm định cho vay dự án tại VCB. 18% 82% Câu hỏi 4: Xin anh/chị cho biết một vài thông tin về cá nhân. - Tuổi: Dưới 30 tuổi: 23% Trên 30 tuổi: 67% - Giới tính: Nam: 72% Nữ: 28% - Trình độ học vấn: Trên đại học: 43% Đại học: 57% Trung cấp: 0% Khác: 0% PHỤ LỤC 03 – MÔ TẢ KẾT QUẢ ĐẦU RA CỦA MÔ HÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN Bảng cân đối (Đơn vị: triệu VND) Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 I. Tài sản ngắn hạn 1.Tiền và tương đương tiền 7.659 36.126 628.445 806.234 675.216 603.411 544,715 2.Các khoản phải thu - - - - - - - 3.Hàng tồn kho - - - - - - - II. Tài sản cố định - - - - - - 1.Nhà cửa. vật kiến trúc 185.250 175.750 1.160.194 924.071 799.583 722.617 645,650 2.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 167.000 835.000 - - - - - TỔNG TÀI SẢN 359.909 1.046.876 1.788.638 1.730.305 1.474.799 1.326.028 1.190.365 I. Nợ ngắn hạn - - - - - - - II. Nợ trung/dài hạn 172.716 693.613 917.737 625.666 333.595 277.996 222.397 III. Vốn chủ sở hữu - - - - - - 1.Vốn điều lệ 200.000 266.000 288.000 288.000 288.000 288.000 288,000 3.Lợi nhuận để lại/Lỗ lũy kế (12.807) 87.263 582.901 816.639 853.204 760.032 679,968 TỔNG NGUỒN VỐN 359.909 1.046.876 1.788.638 1.730.305 1.474.799 1.326.028 1.190.365 Báo cáo KQ HĐKD (Đơn vị: triệu VND) Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 10.833 220.584 1.174.479 732.146 297.341 70.561 84.992 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - - - - 3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 10.833 220.584 1.174.479 732.146 297.341 70.561 84.992 4. Giá vốn hàng bán (4.750) (9.500) (365.792) (245.021) (135.467) (89.779) (91.637) 5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ 6.083 211.084 808.687 487.125 161.874 (19.218) (6.645) 6. Doanh thu hoạt động tài chính - - - - - - - 7. Chi phí tài chính (15.716) (68.897) (116.124) (147.728) (88.372) (45.703) (39.475) Trong đó: Chi phí lãi vay (15.716) (68.897) (116.124) (147.728) (88.372) (45.703) (39.475) 8. Chi phí bán hàng - - (2.264) (7.185) (12.008) (14.816) (17.743) 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp (3.175) (3.200) (1.913) (7.578) (10.709) (13.436) (16.199) 10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (12.807) 138.987 688.386 324.635 50.785 (93.172) (80.063) 11. Thu nhập khác - - - - - - - 12. Chi phí khác - - - - - - - 13. Lợi nhuận khác - - - - - - - 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (12.807) 138.987 688.386 324.635 50.785 (93.172) (80.063) 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 0% 28% 28% 28% 28% 0% 0% 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - - - - - - - 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (12.807) 100.070 495.638 233.737 36.565 (93.172) (80.063) BC lưu chuyển tiền tệ (Đơn vị: trVND) Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh 8.057 (109.570) (542.451) (306.168) (106.488) 16.206 3.097 Lợi nhuận sau thuế 12.807 (100.070) (495.638) (233.737) (36.565) 93.172 80,063 Khấu hao trong kỳ (4.750) (9.500) (46.813) (72.431) (69.923) (76.967) (76,967) Lưu chuyển tiền tệ gộp từ HĐSXKD 8.057 (109.570) (542.451) (306.168) (106.488) 16.206 3.097 Tăng (giảm) Tài sản lưu động - - - - - - - Các khoản phải thu Hàng tồn kho Tài sản lưu động khác Tăng (giảm) nợ ngắn hạn - - - - - - - Phải trả nhà cung cấp Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 357.000 668.000 196.256 (163.692) (54.564) - - Tăng (giảm) tài sản cố định 190.000 - 1.031.256 (163.692) (54.564) - - Tăng(giảm) đầu tư ngắn hạn Tăng (giảm) đầu tư tài chính dài hạn Tăng (giảm) xây dựng cơ bản dở dang 167.000 668.000 (835.000) - - - - Tăng (giảm) đầu tư khác /TSDH khác Lưu chuyển từ hoạt động tài chính (372.716) (586.897) (246.124) 292.071 292.071 55.599 55.599 Tăng (giảm) vốn kinh doanh (200.000) (66.000) (22.000) - - - - Tăng (giảm) vay ngắn hạn Tăng (giảm) nợ dài hạn (172.716) (520.897) (224.124) 292.071 292.071 55.599 55.599 Lợi nhuận trả cho Chủ đầu tư, chi các Quỹ Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (7.659) (28.468) (592.318) (177.790) 131.019 71.805 58.696 Tiền tồn đầu kỳ - 7.659 36.126 628.445 806.234 675.216 603.411 Tiền tồn cuối kỳ 7.659 36.126 628.445 806.234 675.216 603.411 544.715 BẢNG TÍNH DÒNG TIỀN DỰ ÁN (đơn vị: triệu VND) Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Dòng tiền vào: 10.833 220.584 1.174.479 732.146 297.341 70.561 84.992 Doanh thu 10.833 220.584 1.174.479 732.146 297.341 70.561 84.992 Dòng tiền ra: 360.175 710.116 706.925 105.660 36.937 28.252 33.942 Chi phí đầu tư 357.000 668.000 510.000 - - - - Chi phí hoạt động 3.175 3.200 4.177 14.762 22.718 28.252 33.942 Thuế TNDN - 38.916 192.748 90.898 14.220 - - Dòng tiền thuần: (349.341) (489.532) 467.554 626.486 260.404 42.309 51.049 Dòng tiền thuần lũy kế: (349,341) (838.874) (371.320) 255.166 515.570 557.879 608.928 Lãi suất chiết khấu 13% NPV 309.261 Triệu VND IRR 28% Thời gian thu hồi vốn 3,59 năm Nguồn: Nghiên cứu của NCS

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giai_phap_hoan_thien_cong_tac_tham_dinh_cho_vay_du_a.pdf