Luận án Giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản vùng Đông Nam Bộ hiện nay

Tập trung đào tạo đủ nguồn nhân lực cho ngành thương mại để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, thúc đẩy nâng cao trình độ công nghệ kinh doanh; đủ khả năng nắm bắt và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Tổ chức đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý, nâng chất lượng đào tạo lên ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới; + Khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà quản trị doanh nghiệp được tham quan, học tập kinh nghiệm ở các cơ sở trong nước và nước ngoài; + Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề, cũng cố và đầu tư phát triển các trường dạy nghề của các địa phương trong vùng; + Có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp và các địa phương tổ chức đào tạo nguồn nhân lực bằng các hình thức đào tạo theo địa chỉ, đào tạo tại chỗ, tổ chức dạy nghề cho cán bộ, nhân viên tại doanh nghiệp kinh doanh thương mại;

doc188 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản vùng Đông Nam Bộ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề quản trị HTPP luôn là thách thức đối với các doanh nghiệp nói chung và các nhà phân phối hàng nông sản nói riêng. Hệ thống quản trị có hiệu quả không chỉ giúp quy trình quản lý chặt chẽ, cung cấp dịch vụ rộng khắp, kịp thời mà còn là cách tiếp cận người tiêu dùng nhanh nhất nhằm tạo ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Quản trị hệ thống với sự trợ giúp của công nghệ thông tin sẽ tạo điều kiện quản lý hiệu quả hơn HTPP. Công nghệ thông tin không chỉ là ứng dụng đơn thuần mà là giải pháp theo mô hình quản trị để giúp doanh nghiệp thay đổi chất lượng quản lý nội tại, nâng cao năng lực điều hành, tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của mình. Các mô hình quản trị được áp dụng phổ biến nhất trong quản trị HTPP hiện nay là ERP (Enterprise Resouce Planning - Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp), SCM (Supply Chain Management - Quản trị cung ứng theo chuỗi), CRM (Customer Relationship Management - Quản trị mối quan hệ khách hàng). Muốn áp dụng được công nghệ quản trị hiện đại buộc các doanh nghiệp phải xác lập được mô hình quản trị để quản lý các dòng chảy trong hệ thống. Kế tiếp đó là phải xây dựng và thực hiện các quy chuẩn để quản lý quy cách và chất lượng đối với từng loại nông sản, áp dụng hệ thống tem nhãn để nhận biết và có khả năng truy xuất nguồn gốc. Cuối cùng là sử dụng công nghệ thông tin để quản lý các dòng vận động trong hệ thống. - Xây dựng hệ thống thông tin hoàn chỉnh trong hệ thống, đảm bảo thông tin thông suốt từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Doanh nghiệp phải xác định rõ các thông tin cần trao đổi giữa các thành viên trong hệ thống và nhanh chóng sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại trong quản lý các dòng chảy của HTPP. Những phương tiện thông tin này sẽ làm giảm chi phí của các dòng chảy marketing, xác định lại phạm vi thị trường, thay đổi những nguyên tắc và cơ sở cạnh tranh, xác định lại phạm vi kinh doanh và tạo ra các công cụ cạnh tranh mới. Mỗi thành viên của HTPP có thể liên hệ mật thiết với các nhà cung ứng ở phía trên hoặc khách hàng ở phía dưới. Hoàn thiện dòng thông tin trong hệ thống tác động lớn đến sự phối hợp trong hệ thống và chi phí điều hành hệ thống, và là cơ sở để hoàn thiện các dòng chảy khác. - Quản lý dòng phân phối vật chất dựa trên dòng thông tin tiên tiến và các phương tiện vận tải, lưu kho hiện đại. Doanh nghiệp cần chuyển dần sang sử dụng các phương tiện vận tải có năng suất cao, chi phí thấp và tính toán phối hợp giữa vận tải và lưu kho sao cho có tổng chi phí phân phối vật chất tối ưu. Hệ thống thông tin trong HTPP tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện dự trữ hàng hóa trong hệ thống. Các phương thức phân phối “ngay lập tức”, “đáp ứng khách hàng hiệu quả” có thể làm giảm dự trữ tồn kho, giảm chi phí đặt hàng và tránh được những rủi ro, tổn thất cho doanh nghiệp. - Tăng cường dòng xúc tiến. Doanh nghiệp cần xác định hoạt động xúc tiến thương mại không chỉ là hoạt động của bộ phận quản trị HTPP mà là trách nhiệm chung của mọi thành viên trong hệ thống. - Đổi mới dòng đàm phán. Do sử dụng các kỹ thuật thông tin khác nhau nên đàm phán giữa các thành viên trong kênh cần có sự thay đổi. Để thiết lập các quan hệ hợp tác hiệu quả, các thành viên trong kênh phải nâng cao năng lực đàm phán để phân chia công việc phân phối hợp lý, tiến đến chuyển từ đàm phán theo từng thương vụ buôn bán sang đàm phán nhằm đảm bảo quan hệ kinh doanh lặp lại của cả hệ thống. - Hoàn thiện dòng thanh toán. Các doanh nghiệp khi tham gia vào HTPP phải thiết lập một cơ chế thanh toán với phương thức và thời gian hợp lý, cần có thông tin đầy đủ về tình hình tài chính của các thành viên chủ yếu trong kênh. Chi phí và rủi ro trong hoạt động thanh toán sẽ giảm nhờ sử dụng hệ thống đặt hàng và thanh toán điện tử trong hệ thống. - Tối ưu hóa dòng đặt hàng. Để thực hiện tốt hoạt động phân phối, các doanh nghiệp cần phải xây dựng được quy trình thu thập, tập hợp, giải quyết đơn đặt hàng tối ưu. Vận dụng công nghệ thông tin tiên tiến sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng các hệ thống đặt hàng tự động và quản lý tồn kho bằng máy tính, thời gian đặt hàng, chờ đợi và giao hàng cần được rút ngắn. - Dòng chuyển quyền sở hữu. Trên cơ sở đánh giá các thành viên hiện tại trong HTPP, doanh nghiệp cần điều khiển được quá trình mua và bán mặt hàng của mình trên thị trường, tránh buôn bán lòng vòng. - Cải thiện dòng tài chính. Doanh nghiệp cần phát triển các cơ chế tạo vốn trong HTPP. Mỗi thành viên trong kênh đều tham gia vào quá trình tập trung và phân bổ vốn hoạt động. Các doanh nghiệp có tiềm lực giữ vai trò lãnh đạo hệ thống cần phát triển một chương trình giúp đỡ tài chính cho các thành viên khác có quy mô nhỏ hơn trong hệ thống. - Dòng san sẻ rủi ro. Khi rủi ro được san sẻ giữa các thành viên trong HTPP, trách nhiệm của mỗi thành viên trước những rủi ro đó sẽ được xác định rõ, giúp cho việc thực hiện trách nhiệm được diễn ra nhanh chóng và tránh gây mâu thuẫn. - Dòng thu hồi bao gói. Phối hợp giữa dòng vận động vật chất và dòng thu hồi bao gói để giảm chi phí vận tải và lưu kho. Cần điều hành quá trình thu hồi hợp lý về thời gian và không gian. Liên quan đến quản trị hiện đại đó là việc đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử B2B và B2C để phát triển phương thức hiện đại trong tiêu thụ nông sản qua. Ứng dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản có rất nhiều ưu điểm và tiềm năng phát triển vì vậy các doanh nghiệp trong nước và các trang trại sản xuất lớn, các hợp tác xã cần chú trọng hơn nữa loại hình này vì vừa tiết kiệm được chi phí giao dịch, chi phí xúc tiến thương mại, vừa mang lại hiệu quả cao. Doanh nghiệp có thể tận dụng các hỗ trợ của Nhà nước trong quảng bá sản phẩm, phát triển các giao dịch thương mại hàng nông sản qua mạng Nut Trade để tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các doanh nghiệp phải chủ động trong bảo mật thông tin và bảo đảm an toàn trong giao dịch thương mại điện tử, không để các hậu quả xấu diễn ra. 3.3.2.5. Nâng cao vai trò của các hiệp hội và các tổ chức hỗ trợ 1. Phát huy vai trò kết nối, liên kết các thành viên của hiệp hội và các tổ chức hỗ trợ Như đã phân tích ở trên, vấn đề kết nối, liên kết các thành viên trong HTPP và liên HTPP là cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của từng chủ thể tham gia và của cả HTPP. Tuy nhiên với tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh, đa phần tiếng nói, sức ảnh hưởng giữa các thành viên với nhau còn hạn chế. Do đó, rất cần một tổ chức trung gian, có lợi ích độc lập với lợi ích của các thành viên kênh phân phối là đơn vị gắn kết các thành viên, dưới mô hình Hiệp hội hoặc các tổ chức bổ trợ (chuyên cung cấp dịch vụ phân phối chuyên môn hóa về dịch vụ phân phối). Với vai trò đại diện cho tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối, Hiệp hội cần thực hiện tốt nhiệm vụ chính là tập hợp, đoàn kết, hỗ trợ phát triển và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, cầu nối giữa doanh nghiệp và các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước, giữa các tổ chức trong nước với tổ chức trên thế giới, góp phần bảo vệ môi trường và mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực phân phối hoặc những ngành hàng kinh doanh. Cụ thể: Cần phải phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan và các tổ chức nhập khẩu nước ngoài, doanh nghiệp tiêu thụ trong nước để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc ứng phó đối với tình hình “được mùa mất giá, được giá, mất mùa”, cung cấp thông tin kịp thời giúp doanh nghiệp có cơ sở định hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đại diện Thành viên liên quan trong HTPP phản ánh những khó khăn phát sinh, kiến nghị biện pháp giải quyết đến các cơ quan quản lý nhà nước cũng như là như đóng góp tích cực các ý kiến đề xuất đối với dự thảo chính sách, đề án dài hạn của các Bộ, ngành liên quan, đặc biệt là những khuyến cáo kịp thời về những giải pháp ứng phó trong trường hợp có biến động về giá cả, nguồn cung Tham mưu cho các cơ quan quản lý nhà nước về những Quy hoạch phát triển sản xuất nông sản, đề án phát triển thị trường nước ngoài, hay đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động: “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Tổ chức các buổi hội nghị sinh hoạt định kỳ cho hội viên để tăng cường quan hệ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm quản lý hệ thống phân phối và chất lượng sản phẩm. Đặc biệt cần tích cực, kiên trì tìm ra những giải pháp để dung hòa lợi ích của các thành viên có lợi ích khác nhau. 2. Tổ chức triển khai hoạt động xúc tiến để mở rộng hệ thống phân phối và quảng bá thương hiệu: Trong bối cảnh thị trường, mở rộng hệ thống phân phối là cách nhanh nhất để đưa sản phẩm đến tay của người tiêu dùng, đồng thời một sản phẩm có thương hiệu sẽ là điều kiện tiên quyết để trụ vững chân hàng trong hệ thống. Do vậy, Hiệp hội cần hỗ trợ xúc tiến để mở rộng kênh phân phối và quảng bá thương hiệu. Cụ thể Hiệp hội và các tổ chức, căn cứ Quy chế về xây dựng đề án Xúc tiến Thương mại quốc gia, chương trình khuyến công cần lựa chọn, xây dựng và đăng ký để án để tạo dựng sân chơi cho các doanh nghiệp tham gia, nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng và quảng bá hội viên: xây dựng website thông tin giá cả, nguồn hàng nông sản từ các Hợp tác xã để kết nối tiêu thụ. Đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến: nghiên cứu thị trường, tổ chức các đoàn tham dự giao thương, kết nối tiêu thụ, thực hiện Chương trình XTTM Quốc gia: mua thông tin thị trường, đón các nhà doanh nghiệp mua hàng nông sản vào Việt Nam, tham gia các Hội chợ triển lãm trong và ngoài nước trong lĩnh vực nông sản; đề cử các danh hiệu uy tín: doanh nghiệp vì cộng đồng, doanh nghiệp vì môi trường, doanh nghiệp tiêu biểu vì người Việt. đề cử các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Thương hiệu Quốc gia do Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý, đơn vị tổ chức có uy tín công nhận và trao tặng Gắn kết các doanh nghiệp phân phối tham gia vào các chương trình Quốc gia về “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chương trình “Bình ổn thị trường”, chương trình “kết nối tiêu thụ hàng hóa nội vùng và liên vùng” 3. Giám sát việc thực hiện quy trình sản xuất, các quy định về quy cách, chất lượng sản phẩm Để chất lượng hàng hóa ổn định, đảm bảo tính bền vững của thương hiệu nông sản thì việc định hướng sản xuất theo tiêu chuẩn GLOBAL GAP, VIETGAP là cần thiết, hướng tới quy cách, chất lượng sản phẩm ổn định. Hiệp hội cần phối hợp với Cục trồng trọt, Cục Chăn nuôi và Cục Chế biến Nông lâm Thủy sản và Nghề muối xây dựng quy chuẩn quốc gia cho ngành nông sản để tạo khung pháp lý kiểm soát chất lượng từ nguồn nguyên liệu thô để từ đó có cơ sở đề xuất hệ thống quản lý chất lượng hàng nông sản phù hợp với điều kiện Việt Nam; Trên cơ sở đó, Hiệp hội cần xây dựng những hàng rào kỹ thuật trong thương mại và các biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của kênh phân phối, đề xuất xử lý trường hợp sản xuất không đáp ứng được quy chuẩn/tiêu chuẩn kỹ thuật đối với nguyên liệu và sản phẩm nông sản. 4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển Nguồn nhân lực bất cứ ngành nghề nào cũng được xem là yếu tố quan trọng và có tính quyết định. Vấn đề nguồn nhân lực là cần thiết trong bối cảnh hội nhập, Do hệ thống phân phối nông sản liên quan đến cả 3 lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến và thương mại, do vậy, nguồn nhân lực đòi hỏi phải được trang bị kiến thức tương đối toàn diện trên cả 3 lĩnh vực. Đây cũng là một áp lực không nhỏ đối với các nhà tuyển dụng cũng như đối với nhân lực của thị trường phân phối nông sản. Hiệp hội cần phối hợp, đề nghị các đơn vị có chuyên môn hỗ trợ phát triển Nguồn nhân lực ngành phân phối đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại của vùng và từng tỉnh thông qua các hoạt động: + Tập trung đào tạo đủ nguồn nhân lực cho ngành thương mại để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, thúc đẩy nâng cao trình độ công nghệ kinh doanh; đủ khả năng nắm bắt và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Tổ chức đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý, nâng chất lượng đào tạo lên ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới; + Khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà quản trị doanh nghiệp được tham quan, học tập kinh nghiệm ở các cơ sở trong nước và nước ngoài; + Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề, cũng cố và đầu tư phát triển các trường dạy nghề của các địa phương trong vùng; + Có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp và các địa phương tổ chức đào tạo nguồn nhân lực bằng các hình thức đào tạo theo địa chỉ, đào tạo tại chỗ, tổ chức dạy nghề cho cán bộ, nhân viên tại doanh nghiệp kinh doanh thương mại; + Thu hút nguồn nhân lực quản trị chất lượng cao tại các doanh nghiệp thương mại có quy mô lớn thông qua cơ chế đãi ngộ phù hợp; Bên cạnh đó, Hiệp hội và các cơ quan cần quan tâm nhiều hơn giải pháp phát triển khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kinh doanh thương mại: + Hoàn thiện cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý kinh doanh hiện đại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; + Hình thành một số trung tâm nghiên cứu đủ khả năng cung cấp thông tin, tư vấn chuyển giao công nghệ tiên tiến nhằm kiểm soát chất lượng, sản phẩm hàng hóa cho các doanh nghiệp thương mại trong vùng; + Đổi mới công tác quản lý khoa học công nghệ; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học công nghệ trong các trường đại học kỹ thuật trong vùng nhằm đào tạo nguồn nhân lực về khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp trong tương lai và gắn kết đào tạo với yêu cầu thực tiễn; + Thực thi có hiệu quả các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới khoa học công nghệ. 3.3.3. Một số kiến nghị Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định các nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế vùng, liên vùng; trong đó ghi rõ: “Thống nhất quản lý tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển trên quy mô toàn bộ nền kinh tế, vùng và liên vùng. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đồng thời ưu tiên phát triển các vùng kinh tế động lực, tạo sức lôi cuốn, lan tỏa phát triển đến các địa phương trong vùng và đến các vùng khácĐổi mới cơ chế phân cấp, phân quyền, gắn với phân định và nâng cao trách nhiệm của trung ương và địa phương. Thực hiện quy hoạch vùng, chính sách vùng; sớm xây dựng cơ chế điều phối liên kết vùng theo hướng xác định rõ vai trò đầu tầu và phân công cụ thể trách nhiệm cho từng địa phương trong vùng. Khắc phục tình trạng nền kinh tế bị chia cắt bởi địa giới hành chính hoặc đầu tư dàn trải, trùng lắp (Văn kiện Đại hội XII-trang 95). Bên cạnh đó, mục tiêu tổng quát của chính sách phát triển ngành dịch vụ phân phối của Việt Nam là xây dựng một nền thương mại trong nước phát triển vững mạnh và hiện đại, dựa trên một cấu trúc hợp lý các hệ thống và các kênh phân phối với sự tham gia của các thành phần kinh tế và loại hình tổ chức, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Để thực hiện định hướng và mục tiêu trên, căn cứ vào thực tiễn phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản vùng Đông Nam Bộ, luận án đề xuất một số kiến nghị cụ thể sau: Kiến nghị 1: Sớm ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi riêng cho phát triển kinh tế xã hội vùng để thực hiện các Quyết định có liên quan đến Quy hoạch vùng Để chủ động phát triển, hiện nay ngoài những chính sách chung của cả nước, mỗi tỉnh trên cơ sở nhu cầu của địa phương vẫn có những chính sách ưu đãi riêng để thu hút đầu tư hoặc đề xuất Chính phủ dành tỷ lệ điều tiết ngân sách đối với địa phương để tái đầu tư và phát triển với địa phương. Tuy nhiên, điều đó, sẽ dẫn đến sự cạnh tranh và phát triển cục bộ. Với vai trò đóng góp gần 50% GDP cả nước, vùng Đông Nam Bộ thực sự là đầu tầu kinh tế, tạo động lực kéo đẩy phát triển kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, vùng Đông Nam Bộ không phải là đơn vị hành chính – kinh tế, nên việc phân bổ ngân sách, nguồn lực đầu tư cho vùng hoàn toàn do Trung ương đảm nhiệm, không có cơ chế đặc thù, đặc biệt. Do vậy, nếu chiến lược muốn tập trung phát triển vùng Đông Nam Bộ như một “đặc khu” kinh tế, tạo lan tỏa đến các vùng, tỉnh, thành lân cận, tất yếu đòi hỏi phải có chính sách, cơ chế ưu đãi riêng cho vùng hấp dẫn hơn đối với từng tỉnh riêng lẻ, trong đó các tỉnh được xem như là 1 “phân khu” trong 1 chỉnh thể “đặc khu” toàn diện. Trên cơ sở phân tích, đánh giá có hệ thống những cơ chế, chính sách ưu đãi và quy hoạch của Trung ương dành cho vùng, đặc biệt là tỷ lệ điều tiết ngân sách đối với từng địa phương, vùng cần đề nghị có cơ chế, chính sách ưu đãi riêng cho phát triển kinh tế, đặc biệt trong công tác triển khai thực hiện các quy hoạch của vùng như tái đầu tư và phát triển hạ tầng, trong đó có đầu tư hạ tầng thương mại; ưu tiên cho phép sử dụng nguồn vốn ODA trong công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển hệ thống Logistics trong vùng, có sự kết nối với hệ thống cấp quốc gia và liên vùng bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (giao thông, cảng, bến và kho bãi và mạng thông tin quản lý (chất lượng, nguồn gốc, giá cả, tình hình thị trường), có chính sách kích cầu mở rộng thị trường tiêu thụ ở nông thôn thông qua “Chương trình đưa hàng về nông thôn”, chú trọng xây dựng và mở rộng mạng lưới bán buôn, bán lẻ trong nước theo hướng văn minh, hiệu quả, vì người tiêu dùng; đồng thời có những cơ chế riêng để mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin thị trường, để giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa trong nước nói chung và hàng nông sản nói riêng. Gần đây nhất, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh, bắt đầu có hiệu lực từ 15/01/2018. Nghị quyết quy định 18 nội dung thuộc 5 lĩnh vực điều chỉnh thẩm quyền quản lý của thành phố Hồ Chí Minh như đối với đất đai, đầu tư, tài chính – ngân sách nhà nước, cơ chế ủy quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố quản lý. Đây được xem là một quyết sách quốc gia đột phá, đồng bộ, kịp thời, phù hợp với tình hình phát triển thành phố giúp thành phố vừa phát huy tốt hơn các lợi thế tự nhiên của mình trong quá trình phát triển, vừa phát huy tốt nhất các nguồn lực trong nhân dân, trong hệ thống chính trị và các nhà đầu tư, đối tác quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài để phát triển thành phố Hồ Chí Minh nhanh hơn, bền vững hơn vì cả nước nói chung và vùng Đông Nam bộ nói riêng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI và XII của Đảng, Nghị quyết 16 ngày 10/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” và Kết luận 21-KL/TW ngày 24/10/2017 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 16 nêu trên. Nhưng để vùng Đông Nam bộ phát triển, cần xem xét ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi riêng cho phát triển kinh tế xã hội vùng. Kiến nghị 2: Cụ thể hóa các chính sách phát triển vùng theo hướng quy định rõ các chính sách được áp dụng, chấm dứt tình trạng đưa ra khẩu hiệu là “cần có, khuyến khích, ” một cách chung chung. Các chính sách về phát triển vùng qua các phân tích phía trên đã cho thấy có sự quan tâm nhất định của các cấp trung ương và địa phương, nhiều chính sách phát triển hạ tầng logistics, quy hoạch hạ tầng thương mại đã được Chính phủ các bộ ngành đưa vào xây dựng chính sách tạo điều kiện cho vùng phát triển. Tuy nhiên, việc quy hoạch cũng như kế hoạch triển khai còn ở mức độ chung chung, không cụ thể, không chỉ rõ địa điểm quy hoạch và phân định trách nhiệm giữa các Bộ, ngành và địa phương còn mang tính hình thức. Điều này tất yếu dẫn đến việc các địa phương gặp khó khăn trong việc hoạch định chính sách và kế hoạch phát triển hoặc có thể dẫn đến phá vỡ quy hoạch của một chương trình hợp tác chung nếu các địa phương cùng nhận thấy có những lợi ích tương đồng. Do vậy, để tạo tiền đề cho sự phát triển vùng thì việc xây dựng nội dung, lĩnh vực hợp tác phát triển và phân công cụ thể của toàn vùng, giữa địa phương này và địa phương khác theo hướng tập trung, cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm vào một số lĩnh vực như: nguồn nhân lực, hệ thống thông tin, trung tâm Logistics tạo nên sự đột phát cho lĩnh vực phân phối. Các địa phương cần thống nhất xây dựng chương trình liên kết vùng thật cụ thể, trong đó đề xuất Tp.HCM làm “thủ lĩnh vùng”, tăng cường hơn nữa vai trò điều phối của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với vùng Đông Nam Bộ và đề nghị TW điều phối tập trung thực hiện Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 13/02/2014; Các chính sách phát triển cần tập trung thực hiện quy hoạch chi tiết vùng nguyên liệu, khu công nghiệp chế biến, hệ thống thông tin tiêu thụ nông sản kết nối giữa các địa phương, thực hiện đồng bộ các định hướng, công trình đề án trong các quy hoạch, kế hoạch của vùng và địa phương; các địa phương khi nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách riêng của tỉnh phải đảm bảo sự thống nhất trong toàn vùng với các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân cấp; đẩy mạnh sự phân công và hợp tác giữa các địa phương nhằm phát huy những mặt mạnh và hạn chế những yếu kém, tránh phát triển chồng chéo, trùng lắp; phát triển đa dạng các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại như sàn giao dịch hàng hóa, trung tâm đấu giá, nhượng quyền kinh doanh, thương mại điện tử, hoạt động mua bán hàng hóa tương lai Riêng đối với lĩnh vực nông sản, nhất thiết cần những chính sách cụ thể phát triển và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại cấp vùng như hệ thống Sở giao dịch nông sản, trung tâm đấu giá hàng nông sản, các chợ đầu mối và trung tâm Logistics. Cụ thể như các trung tâm Logistics cấp vùng tại các khu vực được kết nối cảng cạn, cảng biển (cụm cảng Sài gòn, cụm cảng Bà Rịa – Vũng Tàu, Mỹ Tho); phát triển thêm các chợ đầu mối gần khu vực hàng hóa nông sản tập trung, gần trung tâm tiêu thụ và gần đầu mối giao thông. Các địa phương cần từng bước xây dựng, hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về nguồn hàng nông sản sản xuất, tiêu thụ để có cơ sở chỉ đạo, điều hành phát triển HTPP. Hệ thống thông tin bao gồm: cơ chế chính sách, dự báo thị trường, các chuỗi phân phối, tiêu chí tham gia chuỗi, công nghệ mới trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản nông sản. Mặt khác, tiếp tục tăng cường hợp tác giữa các tỉnh và thành phồ Hồ Chí Minh nhằm phát triển chuỗi giá trị và chuỗi an toàn thực phẩm từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đi vào thành phố Hồ Chí Minh nhằm kết nối giữa sản xuất với tiêu thụ và tăng thu nhập cho nông dân; hình thành các hợp tác xã liên kết người nông dân sản xuất theo quy trình, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng cung cấp cho các doanh nghiệp Tp.HCM các doanh nghiệp nghiên cứu hỗ trợ đầu vào, kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, bảo đảm giá đầu ra hợp lý, ổn định. Kiến nghị 3: Có chính sách đầu tư của Nhà nước cho vùng và xác định rõ để đầu tư vào dự án nào của vùng, không chia ra cho từng địa phương thành các gói nhỏ mà giao cho Ban chỉ đạo Vùng chỉ đạo triển khai. Thực tế chứng minh, việc chủ động của các địa phương là cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh thu hút, tuy nhiên, nếu việc triển khai các dự án đầu tư nếu chỉ do một địa phương đơn lẻ tổ chức thực hiện, chắc chắn không tránh được tư duy nhỏ lẻ, cục bộ và manh mún trong khả năng thu xếp nguồn vốn của địa phương. Để các dự án mang tính chất trọng tâm, liên tỉnh, cần phải giao cho 1 đơn vị quản lý vùng thực hiện trên cơ sở rà soát, phân bổ hạ tầng thương mại giữa các địa phương để tất cả các dự án riêng lẻ nếu giao cho các địa phương tự thực hiện phải nằm trong tổng thể dự án của vùng và có tính chất liên thông nối kết với nhau, có sự phân công, phối hợp hợp lý các bên liên kết cùng có lợi, có các chính sách trong “huy động tối đa, sử dụng có hiệu quả các nguồn nội lực có thế mạnh của doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam” trước khi thực hiện chính sách “thu hút đầu tư nước ngoài” Để làm được điều này, các địa phương cần khẩn trương rà soát, đề xuất điều chỉnh nội dung các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu, quy hoạch riêng của từng địa phương đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung, tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng Đông Nam Bộ, đảm bảo tính liên kết vùng trong các quy hoạch; việc thu hút đầu tư cần cơ chế rõ ràng, theo hướng chuyên môn hóa tập trung vào những ngành, lĩnh vực mà địa phương mình có lợi thế so sánh với các địa phương khác, tránh chồng chéo, triệt tiêu nội lực lẫn nhau; điển hình như các địa phương phải thực hiện đúng quy hoạch, những thoả thuận và cam kết giữa các địa phương đối với việc đầu tư xây dựng kết nối liên thông, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, trung tâm thương mại để phát triển đồng đều, giảm áp lực tập trung tại Tp.HCM, góp phần giải quyết bài toán chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững của vùng. Kiến nghị 4: Nghiên cứu xây dựng Quỹ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, có phân bổ tỷ lệ hợp lý cho phát triển hệ thống phân phối hàng hóa. Do vẫn còn quan điểm chưa coi trọng việc đầu tư hạ tầng thương mại là cần thiết trong các chính sách kêu gọi đầu tư và ưu tiên phát triển, nên nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ít được chú ý phân bổ phục vụ cho hạ tầng thương mại. Tuy nhiên, thực tiễn chứng minh, việc tổ chức hạ tầng thương mại tốt, sẽ nắm quyền chi phối nhiều đối với đầu ra của nhà sản xuất và kiểm soát thị trường. Những nhà đầu tư hạ tầng thương mại chuyên nghiệp, luôn nắm thế chủ động trong hoạt động kinh doanh, có khả năng thâu tóm thị trường bán lẻ và nắm bắt nhanh nhu cầu của khách hàng. Do vậy, việc hình thành Quỹ Phát triển vùng Đông Nam Bộ để phát triển các Hệ thống phân phối là hết sức cần thiết. Do chưa có chính sách huy động vốn riêng cho các vùng kinh tế nói chung và vùng Đông Nam Bộ nói riêng, nên Quỹ Phát triển này chỉ được hình thành từ các nguồn: Ngân sách TW, ngân sách tỉnh, thành phố trong vùng, đóng góp của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong vùng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.Tuy nhiên, về các khoản chi cũng mới được hưởng cơ chế đặc thù dành cho các tỉnh nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm và xét đến các tiêu chí bổ sung như tiêu chí thành phố đặc biệt của Tp.HCM. Điều này, đã bộc lộ những bất cập trong việc triển khai dự án đầu tư, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hạ tầng thương mại của vùng đầu tầu kinh tế. Chính phủ cần dành những nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào cơ sở hạ tầng, hỗ trợ kỹ thuật, các trung tâm công nghệ, đào tạo nhân lực có tác động chung đến sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ: xây dựng Trung tâm Hội chợ, Triển lãm, Hội nghị, tổ chức sự kiện, Trung tâm Logistics tầm cỡ khu vực, đạt chuẩn quốc tế tại Tp.HCM cùng tích hợp với dịch vụ Logistics trọn gói, từng bước chuyên nghiệp và hiện đại, đáp ứng đầy đủ và thường xuyên nhu cầu tập kết, lưu giữ và bảo quản hàng hóa xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa. Bên cạnh việc trông chờ vào nguồn vốn ngân sách, quỹ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cần mở rộng đến các công ty, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân để thu hút đầu tư, giới thiệu các nhà đầu tư tâm huyết lĩnh vực hạ tầng thương mại hoặc cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi chính sách ưu đãi về thuế, phí theo hướng thu hẹp lĩnh vực ưu đãi, nhưng tập trung và có mức ưu đãi cao hơn cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, ngành dịch vụ mũi nhọn của vùng. Kiến nghị 5: Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý vùng với một thể chế mang tính pháp lý cao, có quyền lực quyết định những vấn đề mang tính chất của vùng thay cho những chỉ đạo mang tính định hướng hoặc chỉ là những thỏa thuận chung về hợp tác, liên kết. Cho đến nay, có sự chồng lấn về việc phân chia các tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ và các tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 6 tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ và 2 tỉnh Long An, Tiền Giang). Tuy vùng Đông Nam Bộ chưa hình thành tổ chức điều phối riêng nhưng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có Ban Chỉ đạo, trong đó Trưởng Ban Chỉ đạo là Phó Thủ tướng Chính phủ. Việc thành lập Ban Chỉ đạo với mục đích hình thành thể chế mang tính pháp lý, có quyền quyết định những vấn đề chung mang tính chất của vùng và có sự phân công, giám sát quá trình thực hiện của các địa phương. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc: cơ chế vốn đầu tư, mối quan hệ phối hợp của các tỉnh trong vùng để triển khai quy hoạch vượt quá thẩm quyền của Phó Thủ tướng, vì các nội dung này phải thực hiện theo các Luật liên quan và chịu sự chi phối của các Bộ quản lý chuyên ngành. Như vậy, với chức năng, quy định như hiện nay thì Ban Chỉ đạo không có địa vị pháp lý, không phải là hệ thống cơ quan có chức năng quản lý, điều tiết, tổ chức các hoạt động phát triển bao gồm nhiều địa phương mà mang tính hành chính ghép lại một cách cơ học. Do đó, bộ máy này không thể là một cơ quan tiếp nhận chính sách và tổ chức thực thi chính sách mang tính toàn vùng. Đồng thời, Ban Chỉ đạo cũng không có khả năng xây dựng định hướng, chiến lược, quy hoạch, hoạch định những chính sách riêng biệt thống nhất cho toàn vùng. Do vậy, vai trò điều phối của Ban chỉ đạo đối với các tỉnh, địa phương khá mờ nhạt, sự ảnh hưởng trong công tác điều hành của Ban đến chính quyền các tỉnh, thành còn hạn chế, chưa phát huy vai trò Tổng tư lệnh Kinh tế của toàn vùng Đông Nam Bộ. Nếu không có thể chế mang tính pháp lý cao, đặc thù của vùng để điều hành, thực hiện theo chức năng nhiệm vụ trong phạm vi địa bàn của mình thì việc phối hợp giữa các địa phương trong vùng chỉ là hợp tác liên kết phát triển riêng lẻ giữa các địa phương. Do vậy, cần nghiên cứu, chọn mô hình quản lý vùng có người đứng đầu có thẩm quyền quyết định các lĩnh vực của vùng, không phải chỉ đóng vai trò tư vấn, khuyến nghị như hiện nay. Để mô hình tổ chức quản lý và điều hành vùng hiệu quả, đề xuất không thành lập Ban chỉ đạo mà nên thành lập Ban Điều hành trực thuộc Thủ tướng, Ban Điều hành chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nhưng có thẩm quyền điều phối nguồn lực và quy hoạch phát triển của các tỉnh, thành trực thuộc, có quyền quyết định toàn bộ những vấn đề mang tính chất chung của vùng và liên vùng để thực hiện quy hoạch vùng trong quan hệ hài hòa với tổng thể mục tiêu phát triển kinh tế của cả nước. Trưởng Ban Điều hành nên là một thành viên Chính phủ chuyên trách, không kiêm nhiệm để đảm bảo tính khách quan. Chức năng của Ban là thay mặt Chính phủ tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể của vùng bằng cách phân công, điều phối nguồn lực của địa phương, kiểm tra, đôn đốc thực hiện, kết nối các chính sách của nhà nước với vùng, quy định cụ thể về tiến độ phát triển, thứ tự ưu tiên đầu tư, hợp tác liên hết đầu tư cùng khai thác kết cấu hạ tầng về giao thông, cấp thoát điện, nước, sự phối hợp sử dụng hạ tầng thương mại...Tóm lại Ban Điều hành không phải là cấp chính quyền trung gian giữa TW và địa phương mà chỉ là chuyên trách một nhiệm vụ là thực hiện quy hoạch phát triển vùng theo phân công của Thủ tướng. Trong thời gian, chưa hình thành được Ban chỉ đạo như đề xuất trên, cần nâng cao tính ràng buộc pháp lý của các quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành Trong quá trình lập chiến lược, quy hoạch nhất thiết phải tôn trọng các nguyên tắc của kinh tế thị trường và đặt sự phân bổ nguồn lực vào không gian và bối cảnh hội nhập quốc tế sâu, rộng và đa chiều nhằm phát huy tối đa lợi thế của từng địa phương trong vùng cũng như đảm bảo khả năng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Song hành cần thiết xây dựng và thực hiện một cơ chế bắt buộc, có hiệu lực pháp lý nhằm tạo ra sự liên kết vùng trong quá trình lập và thực hiện quy hoạch nhằm tránh tình trạng đầu tư dàn trải, không có trọng tâm, trọng điểm, thiếu sự phân vai của các địa phương trong vùng. Nhất thiết phải có sự hiệp thương, phân vai giữa các địa phương và thỏa thuận với các Bộ, ngành liên quan trong quá trình lập quy hoạch phát triển vùng. Kiến nghị 6: Xây dựng quy chế phối hợp, giám sát giữa các Bộ ngành với Cơ quan quản lý vùng nhằm phát huy vai trò chủ động của Chính quyền địa phương nhưng vẫn đảm bảo việc tuân thủ quy hoạch phát triển chung của ngành. Để tránh phá vỡ quy hoạch của một chương trình hợp tác chung giữa các địa phương cũng như đảm bảo yêu cầu giám sát của các Bộ ngành chức năng, đồng thời đảm bảo tính chủ động cho Ban Điều hành Vùng điều phối thì việc xây dựng cơ chế phối hợp giám sát giữa các Bộ ngành và Ban Điều hành vùng là cần thiết. Quy chế sẽ nêu được những nội dung mà Ban Điều hành Vùng cần tham khảo ý kiến các Bộ ngành trước khi quyết định cho phép, kêu gọi đầu tư để đảm bảo hài hòa lợi ích của các địa phương và không phá vỡ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng nói riêng và cả nước nói chung. Điều này, sẽ giúp cho Ban Điều hành Vùng chủ động tập trung 01 đầu mối thông tin và quan hệ chặt chẽ hơn với các Bộ quản lý chuyên ngành. KẾT LUẬN Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, là đầu tầu kinh tế của cả nước, là địa bàn có vai trò cầu nối với các khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khu Tây Nguyên, đi đầu trong chủ động hội nhập, mở rộng giao thương, hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Đây vừa là địa bàn sản xuất, chế biến, nhập khẩu và tiêu thụ các loại hàng nông sản được sản xuất trong vùng, trong nước và xuất nhập khẩu. Phát triển vùng Đông Nam Bộ trở thành một trung tâm thương mại dịch vụ tầm cỡ khu vực Đông Nam Á là một chủ trương đã được xác định trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020. Những năm qua, thương mại nói chung và HTPP hàng nông sản vùng nói riêng đã phát triển nhanh, đa dạng và có nhiều thành phần kinh tế tham gia. Các hệ thống phân phối hàng nông sản trong vùng của các doanh nghiệp đã xác lập được vị trí và vai trò quan trọng trong HTPP hàng nông sản, ngày càng lớn về quy mô và mở rộng về thị trường theo khu vực địa lý. Tuy nhiên, HTPP phát triển chưa bền vững vì có nhiều HTPP quy mô nhỏ cạnh tranh thiếu lành mạnh, thiếu tính liên kết, hoặc liên kết lỏng lẻo trong vùng và liên vùng. Chính vì vậy, để góp phần phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản vùng Đông Nam Bộ cần phải nghiên cứu các giải pháp phát triển HTPP hàng nông sản vùng Đông Nam Bộ theo định hướng nhanh và bền vững. Đề tài Luận án “Giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản vùng Đông Nam Bộ hiện nay” đã được triển khai thực hiện và đã tập trung giải quyết được một số nội dung cụ thể như sau: (1) Hệ thống hóa và góp phần bổ sung cơ sở lý thuyết về phát triển HTPP hàng nông sản vùng kinh tế. Trong đó, đã xác lập được khái niệm về phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản vùng kinh tế, luận giải rõ nội dung, các tiêu chí đánh giá và 5 nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản vùng kinh tế để hình thành khung phân tích và vận dụng nó vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong việc đánh giá thực trạng phát triển HTPP hàng nông sản vùng Đông Nam Bộ; (2) Phân tích, đánh giá một cách khoa học và khách quan về thực trạng phát triển HTPP hàng nông sản vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2007 – 2015, chỉ rõ các kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân về phía Nhà nước và doanh nghiệp trong phát triển HTPP hàng nông sản của vùng; (3) Tổng hợp được một số dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến phát triển HTPP hàng nông sản vùng Đông Nam Bộ, đề xuất các quan điểm, định hướng và các nhóm giải pháp đối với Nhà nước, đối với chính quyền các địa phương; và đối với các doanh nghiệp, hiệp hội để phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản vùng nhanh và bền vững đến năm 2020, định hướng đến 2030. Đồng thời, luận án cũng đã đề xuất 06 kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế để phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản vùng. Phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản vùng Đông Nam Bộ là một quá trình dài hạn, phải vừa tập trung giải quyết những vấn đề hạn chế hiện tại và vừa phải gắn với những vấn đề mới trong quản lý và quản trị hệ thống phân phối cũng như những yêu cầu của hội nhập kinh tế và thương mại quốc tế. Đây là vấn đề khó khăn, phức tạp và còn mới khi đề cập đến phát triển vùng kinh tế của Việt Nam. Vì vậy, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận án chắc chắn còn có những hạn chế nhất định cần phải có những công trình nghiên cứu tiếp theo. NCS xin cám ơn sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học và các cơ quan trong quá trình thực hiện luận án và hy vọng sẽ nhận được những ý kiến góp ý để NCS tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu này trong tương lai. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ - Lê Ngọc Trung (2012), Phát triển Hệ thống Phân phối Hàng nông sản ở vùng Đông Nam Bộ, Tạp chí Thương mại, số 9-2012, trang 40, 41, 42 - Lê Ngọc Trung (2012), Quan điểm và Định hướng phát triển Hệ thống Phân phối Hàng nông sản ở vùng Đông Nam Bộ, Tạp chí Thương mại, số 32-2012, trang 11, 12. - Lê Ngọc Trung (2017), Giải pháp phát triển hệ thống phân phối vùng Đông Nam Bộ trong thời gian tới, Tạp chí Thương mại số 27 (6/2017), trang 6, 7, 8, 9, 10, 11. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: Bộ Công Thương (2010), Điều tra về mạng lưới phân phối hàng hóa thuộc “Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước năm 2009”. Bộ Công Thương (2011), Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại cả nước thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020. Bộ Tài chính (2010), Thông tư hướng dẫn một số chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP, Thông tư số 84/2011/TT-BTC. Bộ Thương mại (2004), Quyết định ban hành “Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại quy định tiêu chuẩn và phương thức quản lý hoạt động siêu thị và trung tâm thương mại ở Việt Nam”, Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM, ngày 24 tháng 9 năm 2004. Lê Trịnh Minh Châu (2004), Phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương. Lê Trịnh Minh Châu (2006), Giải pháp phát triển hệ thống phân phối liên kết dọc các nhóm hàng lương thực và thực phẩm, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương Chính phủ (2003), Nghị định về phát triển và quản lý chợ, Nghị định số 02/2003/NĐ-CP, ngày 14 tháng 01 năm 2003. Chính phủ (2008), Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Công ty Nghiên cứu Thị trường Axis (2004), Chuỗi giá trị rau an toàn thành phố Hồ Chí Minh. Công ty tư vấn nông phẩm quốc tế (2004), Kết nối người nghèo với chuỗi giá trị gạo. Dự án nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (2006), Báo cáo Siêu thị và người nghèo tại Việt Nam (Supermarkets and the Poor in Viet Nam). Dự án Nghiên cứu của GTZ (2006), Báo cáo Chuỗi giá trị thanh long Bình Thuận (Dragon fruit in Binh Thuan). Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) (2010), Báo cáo Rà soát khuôn khổ pháp lý về dịch vụ phân phối ở Việt Nam và những khuyến nghị về sự phù hợp của các quy định chuyên ngành với cam kết Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hà Nội, 2010. Phạm Huy Giang (2011), Phát triển hệ thống phân phối hiện đại dạng chuỗi siêu thị bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế. Nguyễn Văn Nam (2004), Liên kết dọc hàng nông sản, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương. Ngân hàng Phát triển châu Á (2005), Kết nối nông dân với thị trường thông qua sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng, 2005. Ngân hàng Phát triển châu Á (2005), Thương mại hoá và giảm nghèo thuộc Dự án “Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo”. Nguyễn Thị Nhiễu (2006), Nghiên cứu dịch vụ bán buôn bán lẻ của một số nước và bài học rút ra cho Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương. Nguyễn Thị Nhiễu (2005), Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị của Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương. Võ Phước Tấn - Phạm Xuân Thu (2003), Phương thức tiêu thụ nông sản vùng Đông Nam Bộ, Thực trạng và các giải pháp đổi mới phù hợp yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ, Bộ Thương mại, mã số: 2002-78-029. Đinh Văn Thành (2005), Giải pháp phát triển liên kết dọc hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương. Đinh Văn Thành (2005), Đánh giá thực trạng và định hướng tổ chức các kênh phân phối một số mặt hàng chủ yếu ở nước ta thời kỳ đến năm 2015 Đinh Văn Thành (2010), Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam”, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn, Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg, ngày 07 tháng 9 năm 2001. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg, ngày 24 tháng 6 năm 2002. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định phê duyệt Đề án “Tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thị trường nông thôn đến năm 2010”, Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2003. Thủ tướng Chính phủ (2004), Chỉ thị về việc thực hiện những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường nội địa, Chỉ thị số 13/2004/CT-TTg ngày 31 tháng 03 năm 2004. Thủ tướng Chính phủ (2010), Nghị định về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020”, Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010. Bảo Trung (2009), Phát triển thể chế giao dịch nông sản ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế. Viện Chiến lược và Chính sách Nông nghiệp (2010), Nghiên cứu hệ thống phân phối một số nông sản chính tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Viện Nghiên cứu Thương mại (2005), Những chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở nước ta, Đề tài khoa học cấp Bộ. Viện Nghiên cứu Thương mại (2005), Các giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài khoa học cấp Bộ. Tổng Cục Thống kê (2016), Động thái và Thực trạng Kinh tế xã hội Việt Nam 5 năm 2011 – 2015. Andrew W. Shepherd (2007), Linking Farmers to Markets, 2007. Chang-Gon Jeon (2010), An Evaluation of Agricultural Distribution System and Efficiency Improvement, 2010. Hill and Ingersen (1977), Agricultural Distribution System, 1977. ICT/UN/WTO & CBAM (2010), Supply Chain Management, 2010. I.M. Crawford (1997), Channel Management And Physical Distribution, 1997. Kees van der Meer, Laura Ignacio (2007), Standards and Supply-Chain Coordination - Impact on Small-Scale Producers, 2007. Mark Lundy and Roberto Banegas (2007), Assessing Small-holder Participation in Value Chains: The case of vegetables in Honduras and El Salvador, 2007. Miet Maertens và Johan F.M.Swinnen (2006), The Fall and Rise of Vertical Coordination in Commodity Chains in Developing and Transition Countries, 2006. Philip Kotler, Gary Armstrong (2014), Principles of Marketing, 2014. Pratap S. Birthal, Awadhesh K. Jha and Harvinder Singh (2010), Linking Farmers to Markets for High-Value Agricultural Commodities, 2010. Thomas Reardon (2006), Supermarkets, Horticultural Supply Chains, and Small Farmers in Central America, 2006. Steve Martinez, Michael Tay (2010), Local Food Systems: Concepts, Impacts, and Issues, USDA. Zhang Wensong, Wang Guan (2013), Research on Structure of Modern Circulating System of Chinese Agricultural Product. PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HÀNG NÔNG SẢN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Phiếu dùng để điều tra các thành viên của HTPP hàng nông sản vùng Đông Nam Bộ) Họ và tên người được điều tra:................ Tuổi ................Giới tính..Dân tộc.... Chức vụ.... Trình độ chuyên môn............... Tên Đơn vị phân phối (Hợp tác xã, Trang trại, Thương lái, Cơ sở chế biến, Nhà bán buôn, doanh nghiệp xuất khẩu, nhà bán lẻ).......................................................................... .. Địa chỉ...................................................... Điện thoại:..Fax........ I. THÔNG TIN VỀ ĐƠN VỊ PHÂN PHỐI 1. Đơn vị của Ông/Bà thành lập:.ngày..tháng......năm..................... - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:.......... - Vốn điều lệ (vốn đăng ký) khi thành lập?............................................................... 2. Xin Ông/Bà cho biết loại hình Đơn vị phân phối của mình: Doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp có vốn Nhà nước) Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tư thương (Người thu gom/Thương lái) 3. Xin Ông/Bà cho biết năm tham gia vào phân phối hàng nông sản? ................................................................................................................................... 4. Xin Ông/Bà cho biết lĩnh vực phân phối của mình: Bán buôn Bán lẻ Cả bán buôn và bán lẻ 5. Xin Ông/Bà cho biết Đơn vị là thành viên nào trong HTPP hàng nông sản: Hợp tác xã Trang trại Người thu gom/Thương lái Cơ sở chế biến Nhà bán buôn Doanh nghiệp xuất khẩu Nhà bán lẻ 6. Xin Ông/Bà cho biết số lượng lao động bình quân/năm trong Đơn vị của Ông/Bà: Ít hơn 10 10 - 29 30 - 49 50 - 99 100 - 199 Từ 200 trở lên 7. Xin Ông/Bà cho biết Đơn vị phân phối những loại sản phẩm nông sản nào? Gạo Rau quả Sản phẩm chăn nuôi Các mặt hàng nông sản khác 8. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Đơn vị? Thuận lợi Khó khăn II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HÀNG NÔNG SẢN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ 1. Theo Ông/Bà có những loại HTPP hàng nông sản nào ở vùng Đông Nam Bộ? HTPP hàng nông sản trực tiếp HTPP hàng nông sản gián tiếp (HTPP qua trung gian) HTPP hàng nông sản truyền thống HTPP hàng nông sản liên kết dọc HTPP hàng nông sản liên kết dọc hợp đồng HTPP hàng nông sản liên kết dọc tập đoàn Loại khác 2. Xin Ông/Bà cho biết Đơn vị tham gia vào loại HTPP hàng nông sản nào? HTPP hàng nông sản trực tiếp HTPP hàng nông sản gián tiếp 3. Xin Ông/Bà cho biết Đơn vị tham gia vào loại HTPP hàng nông sản trực tiếp nào? HTPP hàng nông sản trực tiếp của hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ HTPP hàng nông sản trực tiếp của trang trại 4. Đề nghị Ông/Bà đánh giá thực trạng phát triển HTPP hàng nông sản trực tiếp? Đề nghị Ông/Bà sắp xếp thứ tự từ kém - rất tốt,1 - 5, (1= kém, 5 = rất tốt) Các tiêu chí 1 2 3 4 5 Tốc độ phát triển Tính bền vững Quy mô Mức độ bao phủ thị trường Mối liên kết giữa các thành viên trong hệ thống Theo Ông (bà) trong thời gian tới cần phải làm gì để phát triển HTPP hàng nông sản trực tiếp?............................................................................................................................... .. .. .. 5. Xin Ông/Bà cho biết Đơn vị tham gia vào loại HTPP hàng nông sản gián tiếp nào? HTPP hàng nông sản truyền thống HTPP hàng nông sản liên kết dọc 6. Xin Ông/Bà cho biết Đơn vị tham gia vào loại HTPP hàng nông sản truyền thống nào? HTPP hàng nông sản một cấp (HTPP qua nhà bán lẻ) HTPP hàng nông sản hai cấp (HTPP qua nhà bán buôn và nhà bán lẻ) HTPP hàng nông sản ba cấp (HTPP qua thương lái/cơ sở chế biến, nhà bán buôn/doanh nghiệp xuất khẩu, nhà bán lẻ). Theo Ông (bà) trên thực tế còn loại HTPP hàng nông sản nào chưa được nêu ở trên, cụ thể là những loại nào: ............................................................................................. .. .. .. 7. Đề nghị Ông/Bà đánh giá thực trạng phát triển HTPP hàng nông sản truyền thống? Đề nghị Ông/Bà sắp xếp thứ tự từ kém - rất tốt,1 - 5, (1= kém, 5 = rất tốt) Các tiêu chí 1 2 3 4 5 Tốc độ phát triển Tính bền vững Sự đa dạng Quy mô Mức độ bao phủ thị trường và khả năng kiểm soát dòng chảy Mối liên kết của các thành viên trong HTPP Tính liên kết của hệ thống, trong vùng và liên vùng Trình độ công nghệ quản lý và kinh doanh Theo Ông (bà) trong thời gian tới cần phải làm gì để phát triển HTPP hàng nông sản truyền thống mang lại hiệu quả cao?................................................................................... .. .. .. 8. Xin Ông/Bà cho biết Đơn vị tham gia vào loại HTPP nông sản liên kết dọc nào? HTPP hàng nông sản liên kết dọc hợp đồng HTPP hàng nông sản liên kết dọc tập đoàn 9. Đề nghị Ông/Bà đánh giá thực trạng phát triển HTPP hàng nông sản liên kết dọc? Đề nghị Ông/Bà sắp xếp thứ tự từ kém - rất tốt,1 - 5, (1= kém, 5 = rất tốt) Các tiêu chí 1 2 3 4 5 Tốc độ phát triển Tính bền vững Sự đa dạng Quy mô và mở rộng về địa lý Mức độ bao phủ thị trường và khả năng kiểm soát dòng chảy Mối liên kết của các thành viên trong HTPP Trình độ công nghệ quản lý và kinh doanh Xác lập vị trí và vai trò trong phân phối hàng nông sản của vùng Theo Ông (bà) trong thời gian tới cần phải làm gì để phát triển HTPP hàng nông sản liên kết dọc?................................................................................... .. .. .............................................................................................................................................. 10. Đề nghị Ông/Bà cho biết những khó khăn, vướng mắc của Đơn vị trong việc phát triển hoạt động phân phối hàng nông sản? Đề nghị Ông/Bà sắp xếp thứ tự từ kém - rất tốt,1 - 5, (1= kém, 5 = rất tốt) Các tiêu chí 1 2 3 4 5 Thiếu vốn đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động phân phối Thiếu thông tin về thị trường trong nước và thế giới (nhu cầu thị hiếu, sự thay đổi chính sách thương mại, nguồn cung hàng nông sản trong nước và thế giới) Chính sách khuyến khích, hỗ trợ của nhà nước chưa thiết thực (ưu đãi vốn, tín dụng, đầu tư) Cơ sở hạ tầng cho phát triển HTPP chưa phát triển Tôi xin cam đoan, những thông tin của Ông/Bà cung cấp cho tôi chỉ được sử dụng vào mục đích nghiên cứu của Luận án, ngoài ra sẽ không sử dụng vào bất kỳ một mục đích nào khác. Xin cảm ơn Ông/Bà đã giúp đỡ tôi hoàn thành phiếu điều tra này!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_giai_phap_phat_trien_he_thong_phan_phoi_hang_nong_sa.doc
  • doc2018.02.3 - 3- Tóm tắt luận án.doc
  • doc2018.02.3 - 4 - English - Thesis summary.doc
  • doc2018.02.3 - 6 - Thong tin tom tat nhung diem moi cua Luan an.doc
  • doc2018.02.3 - 7 - Summary of New Contributions of the Thesis.doc
  • doc2018.02.3 - 8 - Trich yeu luan an tien si.doc
Luận văn liên quan