- Các doanh nghiệp xe bus trên địa bàn có tham gia và đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển người lao động giữa KCN và địa bàn mà họ sinh sống. Đối tượng được hỗ trợ này chỉ nên là các tuyến xe chạy qua các KCN và các địa bàn có đông công nhân và người lao động tại các KCN sinh sống và không hỗ trợ toàn tuyến, mà chỉ dành cho những chặng kế nối hai nhóm địa điểm trên (các KCN và những địa bàn có đông lao động làm việc trong các KCN sinh sống). Mức hỗ trợ được xác định trên cơ sở số người được hỗ trợ (tính theo đăng ký của các doanh nghiệp hoặc cá nhân người lao động có xác nhận của các doanh nghiệp nơi họ làm việc) và mức hỗ trợ cho từng người (tùy theo khả năng tài chính cho phép và mục tiêu mà địa phương theo đuổi trong từng thời kỳ).
- Các doanh nghiệp trong KCN đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển người lao động tới làm việc tại KCN. Mức hỗ trợ của ngân sách địa phương được quyết định trên cơ sở đề án của doanh nghiệp và khả năng tài chính của địa phương. Tỉnh có thể xem xét khả năng một doanh nghiệp đảm nhận việc đưa- đón công nhân làm việc trong một số doanh nghiệp trên cùng địa bàn.
199 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp tài chính phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ro là hoàn toàn có thể xẩy đến với doanh nghiệp. Khi rủi ro xẩy ra, chắc chắn mang lại tổn thất cho doanh nghiệp, khi đó quỹ phòng ngừa rủi ro có vai trò rất quan trọng để góp phần đưa doanh nghiệp trở lại bình thường. Để đạt các mục tiêu kinh doanh và nâng cao hiệu quả, các doanh nghiệp thường có xu hướng chấp nhận rủi ro, nghĩa là doanh nghiệp không lảng tránh rủi ro mà hy vọng chúng không xảy ra; còn khi rủi ro phát sinh thì chấp nhận đối mặt và xử lý chúng.
3.3.4. Tạo lập và sử dụng có hiệu quả quỹ bảo vệ môi trường
Các doanh nghiệp công nghiệp là các thực thể trực tiếp tác động và làm tổn hại đến môi trường, do vậy ngoài trách nhiệm xử lý môi trường theo quy định như xử lý nước thải, chất thải rắn, các doanh nghiệp cần thiết phải có hoặc tham gia các quỹ bảo vệ môi trường.
Trong sản xuất công nghiệp, việc xử lý môi trường dù theo tiêu chuẩn công nghệ nào cũng vẫn không thể triệt để, do vậy có những tác động tích cực trở lại môi trường. Doanh nghiệp không chỉ cần tích cực tham gia trồng cây xanh, thảm cỏ góp phần tái tạo môi trường xanh hoặc đóng góp tài chính cho các dự án cải tạo hệ môi trường sinh thái trong và khu vực gần KCN mà cần tham gia tích cực hơn vào việc xử lý những vấn đề môi trường ở phạm vi rộng hơn. Để làm việc này, các doanh nghiệp phải có quỹ bảo vệ môi trường.
Hình 3.5. Mức độ cần thiết của các doanh nghiệp về việc trích lập quỹ bảo vệ môi trường
Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS
Hầu hết các doanh nghiệp trong các KCN đều nhận thức được việc thành lập quỹ tài chính để bảo vệ môi trường là cần thiết, vấn đề chỉ là mức độ và tiêu chí trích nộp. Nhìn chung, quỹ này có thể được trích lập theo tỷ lệ doanh thu hoặc theo tỷ lệ trên tổng chi phí kinh doanh. Tuy nhiên cũng có thể trích lập từ lợi nhuận của doanh nghiêp để hình thành quỹ này.
Việc vận hành quản lý quỹ này độc lập với các quỹ khác trong doanh nghiệp, tuyệt đối không sử dụng nguồn lực của quỹ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ để đầu tư tài nhằm mục đích sinh lời hoặc gửi trong các ngân hàng thương mại. Khi cần sử dụng, Quỹ sẽ được rút từng phần theo nhu cầu thực tế cho các mục tiêu môi trường.
Việc quản lý sử dụng các quỹ cần được thực hiện chặt chẽ. Quy chế quản lý sử dụng quỹ cần phải nêu rõ các trường hợp có thể sử dụng quỹ này (phát sinh sự cố môi trường ngoài tầm kiểm soát, tham gia các đợt vận động bảo vệ môi trường liên quan đến KCN, ). Đối với những doanh nghiệp đã có một số quỹ tài chính khác, những quy định này càng cần được quan tâm.
Các hoạt động mang tính bắt buộc hoặc không bắt buộc về vấn đề môi trường có tác động hết sức tích cực đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và chính xác về ý nghĩa, sự cần thiết của nó và tuân thủ phù hợp trong điều kiện thực tế của doanh nghiệp sẽ góp phần tích cực tạo ra sự phát triển bền vững.
KẾT LUẬN
Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du, nằm ở vị trí địa lý quan trọng, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đang được nâng cao. Tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, đặc biệt là các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp. Vì thế, việc phát triển các KCN là một chủ trương đúng đắn của địa phương.
Tuy nhiên, việc phát triển các KCN của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định cần giải quyết nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Để đảm bảo sự phát triển bền vững của các KCN trong thời gian tới, cần phải xây dựng và áp dụng hàng loạt các giải pháp kinh tế kỹ thuật mang tính đồng bộ, trong đó nhóm các giải pháp tài chính có vai trò rất quan trọng. Xác định rõ mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã thể hiện những giá trị cốt lõi nghiên cứu về KCN, phát triển bền vững các KCN cũng như các giải pháp tài chính nhằm phát triển bền vững các KCN... những yếu tố trên có ý nghĩa quan trọng tác động đến việc phát triển bền vững các KCN trước mắt và lâu dài. Nhiều giải pháp tài chính đã được thực hiện trong thời gian qua, đã đóng góp quan trọng vào việc phát triển các KCN trên địa bàn Tỉnh. Bên cạnh những thành công, việc thực hiện những giải pháp này cũng có những hạn chế và tồn tại do nhiều nguyên nhân, từ định hướng phát triển kinh tế, phát triển các KCN cũng như trong tổ chức thực hiện. Trong giai đoạn tới, cần tiếp tục thực hiện một số nhóm giải pháp tài chính để phát triển các KCN trên địa bàn Vĩnh Phúc một cách bền vững. Chúng cần được triển khai đồng bộ các giải pháp kinh tế - kỹ thuật khác kèm theo, trong đó có cả những giải pháp từ Trung ương đến địa phương và ngay cả chính tại từng doanh nghiệp trong KCN. Phát triển nhanh, tận dụng tốt những ưu thế mà KCN mang lại là điều kiện cần; đặt sự phát triển đó của các KCN trong chiến lược phát triển dài hạn, phát triển bền vững của đất nước mới là điều kiện đủ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
[1] Lê Xuân Bá (2007), Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào lĩnh vực xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX. Đề tài cấp Bộ do Bộ Kế hoạch và đầu tư quản lý. Hà Nội.
[2] Nguyễn Hải Bắc (2010), “Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững công nghiệp địa phương”, Tạp chí Công nghiệp, số tháng 3/2010.
[3] Ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc (2015), Báo cáo tình hình thu hút đầu tư vào các KCN, 2010-2015, Vĩnh Phúc.
[4] Ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc (2017), Quyết định Số: 317/BC-BQLKCN, ngày 15 tháng 3 năm 2017, Tình hình quy hoạch và đầu tư xây dựng, phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn; phương án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Bá Thiện, Vĩnh Phúc.
[5] Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc (2015), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015; kết quả thực hiện Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 21/01/2 015 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị Quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ, Vĩnh Phúc.
[6] Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc: Số liệu thống kê tình hình hoạt động các năm từ 2010- 2018.
[7] Bộ Giao thông vận tải (2005), Báo cáo tóm tắt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Tài liệu phục vụ Hội nghị Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ngày 16 tháng 5 năm 2005, Hà Nội.
[8] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, Hà Nội.
[9] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), “Ô nhiễm môi trường các KCN”, Kỷ yếu Hội nghị Thu hút đầu tư vào các KCN, KKT và KCX phía Bắc, Bắc Ninh.
[10] Bộ Kế hoạch và đầu tư (2011), Báo cáo 20 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
[11] Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 96/2011/TT-BTC ngày 04/07/2011 của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn thực hiện chính sách tài chính quy định tại Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành CNHT”, Hà Nội.
[12] Nghị định số 192/ CP ngày 28/ 12/ 1994 của Chính phủ về Quy chế KCN.
[13] Chính phủ (2008), Nghị định số 29/2008/ NĐ- CP, ngày 14/3/2008 Quy định về KCN, khu chế xuất và khu kinh tế, Hà Nội.
[14] Chính phủ (2010), Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Hà Nội.
[15] Chính phủ (2013), Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội.
[16] Chính phủ (2018), Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ Quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, Hà Nội.
[17] Chuyên đề nghiên cứu “Thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính phát triển các KCN tỉnh Vĩnh Phúc”. Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh. Vĩnh Phúc, 2018.
[18] Lê Tuyển Cử (2003), Những biện pháp phát triển và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với KCN ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[19] Cục bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề môi trường nhằm xây dựng đề án bảo vệ môi trường vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hà Nội.
[20] Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, Niên giám thống kê năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019.
[21] Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc, Tổng hợp tình hình thu nộp và miễn giảm thuế các năm 2010- 2014, 2015, 2016, 2017, 2018.
[22] Nguyễn Đình Cung, Phạm Anh Tuấn, Bùi Văn, David Dapice (2004), Lịch sử hay chính sách, Tại sao các tỉnh phía Bắc không tăng trưởng nhanh hơn, Tài liệu nghiên cứu do Chương trình Phát triển của Liên Hợp quốc tài trợ, Hà Nội.
[23] Nguyễn Trọng Cơ, Nguyễn Xuân Điền (2018), Giải pháp tài chính của Nhà nước để phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, Đề tài khoa học cấp tỉnh do UBND tỉnh Vĩnh Phúc quản lý.
[24] Dickvan Beers (2009), Phát triển điều phối khu vực trong KCN Kiwnana 2004-2009, Đại học Công nghệ Curtin Australia
[25] Lê Tuấn Dũng (2010), Hoàn thiện hoạch định chính sách đầu tư phát triển các KCN ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sỹ kinh tế. Viện Kinh tế thế giới.
[26] Nguyễn Ngọc Dũng (2011), “Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội”. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh tế quốc dân.
[27] Dự án AKIZ (2014), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu. Chương trình hợp tác nghiên cứu Việt Nam- CHLB Đức “Phát triển công nghệ xử lý nước thải trong các khu công nghiệp trên cơ sở hệ thống tổ hợp tương hỗ với các giải pháp thân thiện với môi trường để kiểm soát nước thải, sản xuất năng lượng, thu hồi các thành phần có ích cho các nước đang phát triển trong vùng nhiệt đới qua mô hình trình diễn tại khu công nghiệp Trà Nóc, Cần Thơ”. Hà Nội.
[28] Đại hội đại biểu Đảng bộ Vĩnh Phúc lần thứ XVI: Báo cáo chính trị của BCH Tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI.
[29] Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2015), Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015- 2020.
[30] Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII thông qua.
[31] Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1996– 2000. Văn kiện Đảng toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2015, tập 55, tr. 427.
[32] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Báo cáo chính trị của BCH TW trước Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng. Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XII. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2016.
[33] Địa chí Vĩnh Phúc. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội, 2012.
[34] Nguyễn Xuân Điền (2008), “Kinh nghiệm phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các KCN ở một số quốc gia”, Tạp chí Nghiên cứu TC- KT, số 4 (27), 2008.
[35] Nguyễn Xuân Điền (2009), “Mô hình kết hợp KCN- khu đô thị, những ưu điểm và giải pháp phát triển”. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, kỳ II, số ra tháng 7/2009.
[36] Nguyễn Xuân Điền (2011), “Đáp ứng dịch vụ tài chính đối với các doanh nghiệp tại các KCN ở đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 1(100), 2011.
[37] Nguyễn Xuân Điền (2012), Phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp trong các KCN ở đồng bằng sông Hồng. Luận án tiến sĩ. Học viện Tài chính.
[38] Nguyễn Xuân Điền (2013), Phát triển Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp trong các KCN vùng đồng bằng sông Hồng, NXB Thống kê, Hà Nội.
[39] Lê Thế Giới (2008), “Hệ thống đánh giá phát triển bền vững các khu công nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Khoa học công nghệ Đà Nẵng số 4, 108/2008.
[40] HĐND tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012 – 2015.
[41] HĐND tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Quyết định số 47/2012/QĐ-UBND hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ khi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc.
[42] HĐND tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 18/7/2012 của UBND tỉnh ban hành quy định về quản lý, tổ chức thực hiện việc dạy nghề trình độ cao đẳng, trung cấp nghề; bổ túc văn hóa+ nghề theo Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh.
[43] HĐND tỉnh Vĩnh Phúc (2016), Nghị quyết số 57/2016/NQ-HĐND ngày 12/12/2016 về một số biện pháp đặc thù thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc.
[44] Hoàng Hà, Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng (2009), Một số giải pháp giải quyết việc làm, nhà ở, đảm bảo đời sống cho người lao động và đảm bảo an ninh nhằm phát triển các KCN của tỉnh Hưng Yên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Lao động, Hà Nội.
[45] Hiệp hội Môi trường đô thị và KCN Việt Nam (2009), Thực trạng công tác xử lý môi trường tại các KCN, KCX và một số giải pháp, Kỷ yếu Hội nghị Thu hút đầu tư vào các KCN, KKT và KCX phía Bắc, Bắc Ninh.
[46] Nguyễn Thị Phương Hoa (2012), Tác động của các khu công nghiệp đến phát triển bền vững nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc.
[47] Lê Thu Hoa, Nguyễn Văn Nam (2009), “Phát triển bền vững các vùng KTTĐ: Kinh nghiệm các nước và quan điểm đối với Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế phát triển, số ra tháng 5/ 2009. Hà Nội.
[48] Trần Thị Mai Hoa (2018), Đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh tế Quốc dân
[49] Trần Ngọc Hưng (2006), Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách và một số giải pháp nhằm hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN, KCX trong thời gian tới, Đề tài cấp Bộ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý. Hà Nội.
[50] Vũ Thành Hưởng (2010), Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ theo hướng bền vững, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[51] Vũ Đình Khoa (2015), Các nhân tố hình thành cụm ngành công nghiệp điện tử - Nghiên cứu điển hình tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
[52] Nguyễn Trung Kiên (2016), Giải pháp tài chính phát triển bền vững các KCN tỉnh Bắc Giang. Luận án tiến sỹ. Học viện Tài chính.
[53] Luật Đầu tư. Luật số: 67/2014/QH13 do Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014.
[54] Kennichi Ohno & Nguyễn Văn Thường (2005), Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
[55] Kim Sang Tae, Bùi Tất Thắng (2012), Chia sẻ kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc với Việt Nam. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội.
[56] Ngô Thắng Lợi, Bùi Đức Tuân, Vũ Thành Hưởng, Vũ Cương (2006), Ảnh hưởng của chính sách phát triển các KCN tới PTBV ở Việt Nam, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội.
[57a] Luật Đầu tư 2014. Luật số: 67/2014/QH13 do Quốc hội khóa 13 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014.
[57] Luật số 71/2014/QH13 ban hành ngày 26/11/2014 của Quốc hội khoá XIII sửa đổi các Luật về thuế.
[58] Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/04/2016 do Quốc hội khoá XIII ban hành.
[59] Nghị định 29/2008/ NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ, quy định về KCN, khu chế xuất, khu kinh tế.
[59b] Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
[60] Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 29/2008/NĐ-CP.
[61] Nghị định 218/2013/ NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
[62] Nghị định số 114/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP.
[63] Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thu hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
[64] Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ, quy định về quản lý KCN và khu kinh tế.
[64b] Nghị định 57/2019/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2019- 2022.
[65] Lê Du Phong (2006), Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các KCN, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia, Đề tài độc lập cấp Nhà nước, Hà Nội.
[66] Nguyễn Văn Phúc (2017) Công nghiệp Việt Nam- Thực trạng và giải pháp phát triển trong giai đoạn tới. NXB Chính trị quốc gia Sự Thật.
[67] Trần Văn Phùng (2007), Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội các KCN Việt Nam. Luận án tiến sỹ. Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[68] Quốc hội (2005), Luật Đầu tư, số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Hà Nội.
[69] Quốc hội (2014), Luật Đầu tư, số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014, Hà Nội.
[70] Quyết định số 519/ TTg ngày 06/ 8/ 1996 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KCN và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996- 2010.
[71] Quyết định số 43/2009 QĐ-TTg ngày 19/3/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách trung ương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN tại các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn
[71b] Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững
[72] Quyết định số 351/QĐ-TTg ngày 29/03/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016 – 2020.
[73] Thông tư số 43/2019/TT-BTC này 12/ 7/ 2019 Hướng dẫn quy định tại Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý Khu công nghiệp và Khu kinh tế.
[74] Võ Thanh Thu (2005), Nghiên cứu những giải pháp phát triển các KCN ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay, Đề tài khoa học cấp nhà nước, Hà Nội.
[75] Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 43/2009/ QĐ- TTg ngày 19/3/2009 về việc ban hành cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách trung ương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, Hà Nội.
[76] Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Tài liệu phục vụ đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020.
[77] Lê Xuân Trinh (2006), Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chính sách, pháp luật về khu công nghiệp. Hội thảo “15 năm xây dựng và phát triển các KCN, khu chế xuất ở Việt Nam”. Long An, 2006.
[78] Nguyễn Chơn Trung & Trương Giang Long (2004), Phát triển các KCN, KCX trong quá trình CNH, HĐH, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[79] Đức Trung 2017), Tình hình thành lập và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế 6 tháng năm 2017.
[80] Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế- xã hội (2006), Khu công nghiệp và tác động lan tỏa đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tài liệu hội thảo khoa học “15 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam” tại Long An.
[81] UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Quyết định số 24/2012/QĐ-UBND ngày 30/ 7/ 2012 của UBND tỉnh ban hành quy định Quản lý, tổ chức thực hiện một số chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm giai đoạn 2012- 2015 theo Nghị quyết số 37/2011/ NQ-HĐND ngày 19/12/ 2011 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc.
[82] UBND tỉnh Vĩnh Phúc ( 2016), Tiềm năng và cơ hội đầu tư. Tài liệu giới thiệu các KCN.
[83] UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2017), Văn bản số 142/UBND-TH1 ngày 10/3/2017 về tình hình đầu tư xây dựng, phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn và phương án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, Vĩnh Phúc.
[84] UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2017), Quyết định số 29/2017/ QĐ- UBND ngày 28/08/2017 về việc thực hiện hỗ trợ chi phí lập hồ sơ đề xuất dự án đầu tư trực tiếp thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 57/2016/NQ-HĐND.
[85] Đặng Hùng Võ, Đỗ Đức Đôi (2006), Sử dụng đất trong các khu công nghiệp ở Việt Nam. Hội thảo “15 năm xây dựng và phát triển các KCN, khu chế xuất ở Việt Nam”. Long An, 2006.
[86] Ủy ban Môi trường và phát triển thế giới - WCED (1987), Báo cáo Brundtland (Báo cáo Our Common Future).
[87] UNDP- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), Việt Nam hướng tới 2010. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.
[88] Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2015 – 2020.
[89] Viện chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Các vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tiềm năng và triển vọng đến năm 2020, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[90] Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách phát triển công nghiệp (2001), Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010. Hà Nội.
[91] Viện chính sách công nghiệp - Bộ Công Thương và Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) (2011), Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Tài liệu Hội thảo, Hà Nội.
[92] Ngô Doãn Vịnh (2003), Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam – Học hỏi và sáng tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[93] Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6.2017), Danh sách các khu công nghiệp Việt Nam.
[94] Mai Thị Thanh Xuân (2011), Một số mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và Việt Nam. NXB Đại học quốc gia Hà Nội. Hà Nội.
[95] Lê Hoàng Yến (2007), “Hoàn thiện chính sách và mô hình tổ chức quản lý nhà nước đối với việc phát triển KCN Việt Nam- thông qua thực tiễn các KCN miền Bắc”, Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Thương mại.
TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
[96] Balance, R., J. Ansari, and H. Singer (1982). The International Economy and Industrial Development: Trade and Investment in the Third World. Brighton: Wheatsheaf.
[97] Edgardo Bastida- Ruiz, Maria- Laura Franco- Garcia, Isabel Kreisner (2013), Analysis of indicators to evaluate the industrial parks contribution to sustainable development: Mexican case. Management Research review. Volume 36. Issue 12, 2013.
[98] Dick van Beers, Alessandro Flammini, Frédéric David Meylan and Jérôme Stucki (2019), Lessons Learned from the Application of the UNIDO Eco-Industrial Park Toolbox in Viet Nam and Other Countries. United Nations Industrial Development Organization, Department of Environment, Industrial Resource Efficiency Division, Vienna International Centre, Vienna, Austria.
[99] Belussi, F., & Sammarra, A. (Eds.). (2009). Business networks in clusters and industrial districts: the governance of the global value chain. Routledge.
[100] Cohen-Rosenthal, E., McGalliard, T., & Bell, M. (1997). Designing eco-industrial parks.
[101] B. H. Roberts Elsevier (2004), The application of industrialecology principles and planning guidelines for the development to feco- industrial parks: an Australian casestudy”, Journal of cleaner production.
[102] Falcke, C. O. (1999). Industrial Parks Principles and Practice. Journal of Economic Cooperation Among Islamic Countries, 20(1), 1-10.
[103] Farole, T., and G. Akinci, eds. (2011), Special Economic Zones: Progress, Emerging Challenges, and Future Directions. Washington, DC: World Bank.
[104] Ding Fei (2018), Work, Employment, and Training Through Africa-China Cooperation Zones: Evidence from the Eastern Industrial Zone in Ethiopia. China Africa Research Initiative, School of Advanced International Studies, Johns Hopkins University, Washington, DC.
[105] Jesus Felipe (2015), Development and Modern Industrial Policy in Practice- Issues and Country Experiences. ADB and EDWARD ELGAR Publishing.
[106] Fleig, A-J. (2000). ECO-Industrial Parks A Strategy towards Industrial Ecology in Developing and Newly Industrialised Countries. GTZ.
[107] Peter Gakunu et al (2015), Comparative Study on Special Economic Zones in Africa and China. Working Paper series No. 6. 2015.
[108] D. Gibbs &P. Deutz, NXBEl sevier (2005), Implementing industrial ecology? Planning for eco-industrial parks in the USA.
[109] R. Hodler, (2009). ‘Industrial Policy in an Imperfect World’, Journal of Development Economics, No. 90/ p. 85–93.
[110] Kechichian, E. and M.H. Jeong (2016), Mainstreaming Eco-Industrial Parks: Conclusions from the Eco-Industrial Park 2015 Event in Seoul. Washington, D.C.: World Bank.
[111] Dzmitry Kolkin (2018), Belarus: Comparative Research on Industrial Parks and Special Economic Zones.
[112] S. Lall, and R. Narula (2006), ‘Foreign Direct Investment and its Role in Economic Development: Do We Need A New Agenda?’. In R. Narula and S. Lall (eds), Under- standing FDI-Assisted Economic Development. Milton Park: Routledge.
[113] Naudé, W. A., and L. Alcorta (2010). ‘Industrial and Environmental Sustainability: The Challenge after COP15’. WIDER Angle. Available at: www.wider.unu.edu/publications/newsletter/articles-2010/en_GB/01-2010-wider-angle/
[114] Sonyel Oflazoğlu (2016), Organized Industrial Zones and their Effects on Regional Development. IntechOpen.
[115] Andre’s Rodriguez- Pose, Daniel Hardy (2014), Technology and industrial parks in emerging countries: Panacea or pipedream? Springer Cham Heidelberg New York.
[116] Yannick Saleman, Luke Jordan (2014), The Implementation of Industrial Parks- Some Lessons Learned in India. Policy Research Working Paper 6799. Financial and Private Sector Development; Competitive Industries Global Practice Unit. The World Bank.
[117] D. Sakr, L. Baas, S. El-Haggar, D. Huisingh (2011), Critical success and limiting factors for eco-industrial parks: global trends and Egyptian context. Journal of Cleaner Production.
[118] Adam Szirmai, Wim Naudé, and Ludovico Alcorta (2013), Pathways to Industrialization in the Twenty-First Century- New Challenges and Emerging Paradigms. Oxford University Press.
[119] UN- Department of Economical and social Affairs (2007), Industrial Development for the 21st Century: Sustainable Development Perspectives.
[120] UNIDO (2015), Economic zones in the ASEAN- Industrial parks, special economic zones eco-industrial parks, innovation districts as strategies for industrial competitiveness.
[121] UNIDO (2016), Global assessment of eco- industrial parks in developing and emerging countries. Achievements, Good Practices and Lessons Learned from Thirty-Three Industrial Parks in Twelve Selected Emerging and Developing Countries. Vienna, Austria.
[122] UNIDO (2016), Eco-Industrial Park Initiative for Sustainable Industrial Zones in Viet Nam. Project Brochure. Vienna, Austria.
[123] UNIDO. Proceedings of the second Expert Group Meeting: Implementation of Eco-Industrial Parks in Viet Nam: Opportunities, Challenges and Barriers. Vienna, Austria.
[124] UNIDO (2019), Eco-Industrial parks: Achievements and Key Insights from the Global RECP Programme 2012–2018. Vienna, Austria.
[125] UNTAD (2019), World Investment report 2019; chapter IV- Special Economic Zones.
[126] Susan M. Walcott (2003), Chinese Science and Technology Industrial Parks.
[127] Wolman, H. (2014). 14. Economic competitiveness, clusters, and cluster-based development. Urban Competitiveness and Innovation, 229.
[128] Douglas Zhihua Zeng (2016), Special Economic Zones: Lessons from the Global Experience.
[129] Xiaobo Zhang (2016), Building effective clusters and industrial parks. International Food Policy Research institute (IFPRI). Discussion paper 01590.
PHỤ LỤC 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH VĨNH PHÚC
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Vùng Thủ đô, là vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi. Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tái lập vào năm 1997.
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 123.513 ha, trong đó vùng núi có diện tích tự nhiên 65.500 ha; Vùng trung du kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông – Nam có diện tích tự nhiên khoảng 25.100ha; Vùng đồng bằng có diện tích 33.500ha. Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm 23,20 C– 250 C, lượng mưa 1.500 – 1.700 mm; độ ẩm trung bình 84 – 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 – 1.800 giờ. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông – Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông – Bắc thổi từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau, kèm theo sương muối. Riêng vùng núi Tam Đảo có điều kiện khí hậu và cảnh quan thuận lợi để phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.
Đất nông nghiệp của tỉnh hiện là 92.920 ha chiếm 75,23%; đất phi nông nghiệp 29.311 ha chiếm 23,73%; đất chưa sử dụng 1.282 ha chiếm 1,04%. Về tài nguyên rừng, tính đến năm 2015 tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 32,12 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng sản xuất là 14,12 nghìn ha, rừng phòng hộ là 2,95 nghìn ha và rừng đặc dụng là 15,05 nghìn ha. Rừng Vĩnh Phúc ngoài việc bảo tồn nguồn gen động, thực vật còn có vai trò điều hoà nguồn nước, khí hậu và có thể phục vụ cho phát triển các dịch vụ thăm quan, du lịch.
Nguồn nước mặt của tỉnh khá phong phú nhờ hai sông Hồng và Sông Lô cùng hệ thống các sông nhỏ như: sông Phó Đáy, sông Phan, sông Cà Lồ và hàng loạt hồ chứa (Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Vạc, ...) dự trữ khối lượng nước đủ để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, đạt khoảng 1 triệu m3/ngày-đêm [33].
Tỉnh Vĩnh Phúc có dân số trung bình là 1.154.836 người (năm 2019), trong đó nam là 575.460 người, chiếm 49,83%, nữ là 579.376 người chiếm 50,17%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 11,3%. Dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) là 647.421 người chiếm 56%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 25,1%, tỷ lệ dân số làm việc trong khu vực nhà nước chiếm 5,9%, làm việc ngoài nhà nước chiếm 75,87%, làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 18,23%. Mỗi năm tỉnh có trên 1 vạn người bước vào độ tuổi lao động [20].
Tính đến năm 2019, toàn tỉnh có 546 trường học và cơ sở giáo dục, đào tạo, với trên 363.601 học sinh, sinh viên. Trên địa bàn tỉnh có 41 cơ sở dạy nghề; giai đoạn 2011-2015 đào tạo được 140.801 người, hàng năm có khoảng 27.000 người tốt nghiệp (gồm cả đào tạo nghề và đào tạo chuyên nghiệp), về cơ bản đáp ứng được nhu cầu đào tạo lao động cho các ngành của nền kinh tế. Bên cạnh đó, tỉnh đã có một số cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đào tạo nghề cung ứng cho các doanh nghiệp [20].
Về hệ thống hạ tầng giao thông, Vĩnh Phúc có điều kiện thuận lợi cả về đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không. Hệ thống giao thông đường bộ gồm các tuyến quốc lộ (Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, QL2, QL2B, QL2C, QL23), đường tỉnh; đường chính các KCN và vành đai; đường huyện và xã. Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai dài 245km (đoạn qua Vĩnh Phúc dài 40km) nối với đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu của Trung Quốc và là một hợp phần trong dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng. Tỉnh có các tuyến xe bus công cộng phục vụ nhu cầu đi lại của người dân tới tất cả các huyện, thành, thị và các KCN trong tỉnh. Về giao thông đường sắt, trên địa bàn tỉnh có tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy qua 5/9 đơn vị hành chính (bao gồm thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, thành phố Vĩnh Yên, các huyện Tam Dương và Vĩnh Tường) với 35 km và 5 nhà ga, trong đó, có 2 ga chính là Phúc Yên và Vĩnh Yên. Đây là tuyến đường sắt nối thủ đô Hà Nội qua Vĩnh Phúc tới các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và với Trung Quốc. Về giao thông đường thủy, tỉnh có hai tuyến sông chính cấp II do Trung ương quản lý là sông Hồng (41km) và sông Lô (34km). Hai sông này chỉ thông được các phương tiện vận tải có trọng tải không quá 500 tấn. Các tuyến sông địa phương là sông Cà Lồ (27km), sông Phó Đáy (32km) và sông Phan (93km), phục vụ các phương tiện vận tải có sức chở không quá 50 tấn. Hệ thống cảng hiện có 2 cảng là Vĩnh Thịnh trên sông Hồng, cảng Như Thụy trên Sông Lô. Ngoài ba loại hình giao thông trên tỉnh Vĩnh Phúc còn gần cảng hàng không quốc tế, cách sân bay Nội Bài 25km. Những lợi thế về vị trí địa lý kinh tế và giao thông vận tải đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam [20, 33].
Về mạng lưới cấp điện, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh nằm trong vùng thuận lợi về cung cấp điện từ lưới điện quốc gia, với việc hệ thống truyền tải và phân phối được quy hoạch và đầu tư đồng bộ đảm bảo thuận lợi, cung cấp đủ nhu cầu cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Về hệ thống cấp, thoát nước và xử lý rác thải, theo quy hoạch cấp nước đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, tổng công suất các nhà máy nước trên địa bàn tỉnh là 310.000 m3/ngày vào năm 2020. Các nguồn nước sử dụng gồm nước ngầm và nước mặt từ sông Lô, sông Hồng và sông Phó Đáy. Hệ thống thoát nước thải, nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý theo hình thức tập trung đối với khu vực đô thị và khu vực đông dân, đối với khu vực nông thôn và xa đô thị thu gom, xử lý theo hình thức phân tán; nước thải công nghiệp có các trạm xử lý nước thải riêng ở các KCN, chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại A sau đó xả ra nguồn tiếp nhận; nước thải bệnh viện được xử lý loại bỏ các tạp chất độc hại, gây ô nhiễm trước khi xả ra hệ thống cống chung của khu vực. Việc xử lý rác thải công nghiệp là trách nhiệm của các doanh nghiệp, trong đó một lượng lớn chất thải này được tái sử dụng làm nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành khác, một phần được xử lý đơn giản bằng phương pháp thiêu đốt hoặc chôn [28, 82].
Về mạng lưới bưu chính viễn thông: Mạng phục vụ bưu chính hiện nay đã được phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh, đáp ứng các dịch vụ bưu chính. Mạng viễn thông phát triển mạnh với các công nghệ hiện đại tương đương các nước trong khu vực. Tất cả các xã đều có truyền dẫn quang. Có 3 tuyến cáp quang liên tỉnh của VNPT, Viettel và EVN Telecom hướng Hà Nội – Vĩnh Phúc – Việt Trì. Trong tỉnh có đầy đủ các mạng điện thoại di động hiện có trong nước như: Mobifone, Vinaphone, Viettel Mobile, . Tất cả các huyện trong tỉnh đều có trạm phát sóng. Mạng Internet và VoIP ở Vĩnh Phúc sử dụng đường truyền cáp quang, băng thông rộng, tốc độ cao [20, 82].
Về dịch vụ y tế, tính đến hết 2019 toàn tỉnh có 463 cơ sở khám chữa bệnh với 4.605 giường bệnh; ngoài ra còn có 139 trạm y tế xã phường với 1.370 giường bệnh; 04 trạm y tế của cơ quan xí nghiệp [20, 82].
PHỤ LỤC 2
MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU
Với 234 doanh nghiệp đang hoạt động tại các KCN trên địa bàn tỉnh (2018) đây là tổng số mẫu cần nghiên cứu, tổng số mẫu này > 200 nên có thể sử dụng công thức đơn giản của Yamane (1986) để tính ra số mẫu cần chọn điều tra nghiên cứu.
Công thức Yamane:
n = N/ 1+ N (e)2
Trong đó: n: Số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu
N: Tổng số mẫu
e: Mức độ sai số mong muốn
Theo đó, ta có N = 234 cần xác định kích thước mẫu điều tra với độ tin cậy 90% (sai số 0,1), theo công thức trên ta có:
n =234/ 1+ 234(0,1)2 = 70
Như vậy số lượng doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân cần khảo sát thấp nhất là 70 đơn vị và cá nhân mới có thể đạt độ tin cậy 90%.
Phiếu điều tra đã đựơc gửi đến 100 doanh nghiệp hoạt động trong các KCN của tỉnh, 06 công ty hạ tầng, 9 cơ quan ban ngành Ban quản lý các KCN, Sở TC, Sở KH & ĐT, Sở NN & PT NT, Sở Tài nguyên MT, Sở LĐ, Hội Nông dân, Ủy ban nhân dân Tỉnh, UBND Thành phố Vĩnh Yên, UBND các huyện có KCN.
, 15 cá nhân trong các cơ quan có liên quan. Số phiếu được gửi về là 125 phiếu, trong đó số phiếu đạt yêu cầu có thể sử dụng là 105 phiếu (> 70 thỏa mãn điều kiện công thức tính mẫu của Yamane với độ tin cậy 90%), đạt tỷ lệ 80,7% so với tổng số phiếu gửi đi. Phương pháp gửi phiếu điều tra với bảng câu hỏi và các phương án trả lời được thiết kế sẵn, nội dung các câu hỏi đều có liên quan đến các chính sách và giải pháp tài chính hỗ trợ thúc đẩy các khu công nghiệp.
Bên cạnh hình thức gửi bản hỏi đến các doanh nghiệp, NCS chọn các tổ chức, cá nhân đang công tác trên địa bàn tỉnh để khảo sát.
PHỤ LỤC 3
PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ SƠ CẤP VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Số
Mã số phiếu
PHIẾU KHẢO SÁT CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC NHÀ QUẢN LÝ (VĨNH PHÚC)
Để có thể đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi tổ chức một cuộc khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển và những nhân tố ảnh hưởng cũng như các chính sách của Nhà nước đối với sự phát triển bền vững của các khu công nghiệp. Phiếu khảo sát này được thiết kế nhằm thu thập những thông tin nhằm làm rõ thực trạng trên và định hướng phát triển theo hướng bền vững của các khu công nghiệp ở tỉnh trong thời gian tới.
Đây đơn thuần là một hoạt động học thuật trong khuôn khổ các chương trình đào tạo và nghiên cứu của Học viện Tài Chính. Những thông tin thu thập được trong cuộc khảo sát này chỉ được sử dụng sau khi được tổng hợp phục vụ cho nghiên cứu. Các thông tin cá nhân của Ông/ Bà sẽ không được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Chúng tôi rất hy vọng có được sự hỗ trợ và cộng tác của Ông/ Bà và mong Ông/ Bà cung cấp những thông tin trung thực, cập nhật và các ý kiến thẳng thắn để giúp cuộc khảo sát có được kết quả khách quan, chính xác.
Nếu cần biết thêm thông tin hoặc cần trao đổi, hoặc có những khuyến nghị, đề xuất khác, xin Ông/ Bà hãy liên lạc với:
Bùi Hữu Phú
Địa chỉ : Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm- Bộ Tài chính
Mobile: 0904146262
Mail:
I. Thông tin chung
1. Tên công ty đầu tư KCN (hoặc cơ quan):.
2. Tên người được phỏng vấn: .......................Chức danh:
3. Địa chỉ: ..Khu CN.. Xã/phường.. Quận/huyện.. Tỉnh. Điện thoại.
4. Diện tích khu công nghiệp:
4. Số lượng doanh nghiệp trong khu công nghiệp
- Số lượng lao động trong khu công nghiệp.
- Tỷ lệ lấp đầy hiện nay: %
5. Phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề và quốc gia đầu tư ( câu này chỉ dành cho các nhà đầu tư KCN)
STT
Ngành nghề
Số lượng
doanh nghiệp
Doanh nghiệp nước ngoài
Doanh nghiệp trong nước
II. Phần nội dung khảo sát
Theo đánh giá của Ông/ Bà, khung chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển các khu công nghiệp trong tỉnh đã đầy đủ và thỏa đáng chưa? (xin đánh dấu vào ô mà Ông/ Bà cho là đúng)
Hoàn toàn thỏa đáng
Về cơ bản là thỏa đáng
Thỏa đáng
Chưa thỏa đáng
Rất chưa thỏa đáng
Theo đánh giá của Ông/ Bà, chính sách thuế hiện nay tại địa phương đối với các khu công nghiệp đã hợp lý chưa (xin đánh dấu vào ô mà Ông/ Bà cho là đúng)
Rất hợp lý
Về cơ bản là hợp lý
Tạm được
Bất hợp lý
Rất bất hợp lý
Theo ông/ Bà, những chính sách/ quy định nào các loại thuế có liên quan đến các nhà đầu tư khu công nghiệp cần ưu tiên bổ sung, sửa đổi (xin ghi thứ tự ưu tiên vào các ô tương ứng nếu Ông/ Bà cho rằng có nhiều chính sách cần bổ sung, hoàn thiện)?
Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp
Chính sách Thuế tài nguyên
Chính sách thuế xuất nhập khẩu
Chính sách thuế môi trường
Các quy định về thuế giá trị gia tăng
Chính sách khác (xin ghi rõ)
...
...
Theo Ông/ Bà chính quyền địa phương( cấp tỉnh) có nên đầu tư ngân sách để xây dựng khu công nghiệp và phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ sau đó thành lập doanh nghiệp để vận hành hoặc chuyển đổi sở hữu cho tư nhân không?
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần
Rất không cần
Theo Ông/ Bà, chính quyền địa phương có nên dùng ngân sách tỉnh để hỗ trợ nhà đầu tư một phần trong chi phí giải phóng mặt bằng đối với các khu công nghiệp trong tỉnh không? (xin đánh dấu vào ô mà Ông/ Bà cho là đúng)
Nên hỗ trợ một tỷ lệ nhất định cho tất cả các khu công nghiệp
Nên tập trung hỗ trợ các khu công nghiệp thuộc vùng khó khăn
Không cần hỗ trợ
Ý kiến khác (xin ghi rõ)
...
Theo ông/bà Chính quyền địa phương có cần thiết sử dụng ngân sách để hỗ trợ thêm cho người nông dân nhường đất để xây dụng khu công nghiệp trong việc đào tạo, chuyên đổi ngành nghề, ổn định cuộc sống không? (xin đánh dấu vào ô mà Ông/ Bà cho là đúng)
Rất cần thiết
Về cơ bản là cần thiết
Không cần thiết
Rất không cần thiết
Ý kiên khác ( xin ghi rõ)..
...
Theo ông/bà tại địa phương có cần thiết phải thực hiện việc khuyến khích phát triển các khu công nghiệp bằng các chính sách tín dụng, hỗ trợ vốn không? (xin đánh dấu vào ô mà Ông/ Bà cho là đúng)
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
Rất không cần thiết
Ý kiên khác (xin ghi rõ)..
..
Theo Ông (Bà), chính sách tín dụng tại địa phương đã và đang được thực hiện như thế nào đối với việc phát triên các khu công nghiệp (xin đánh dấu vào ô mà Ông/ Bà cho là đúng)
Rất tốt
Tốt
Tạm được
Chưa tốt
Rất bất hợp lý
Theo Ông (Bà), chính sách tín dụng tại địa phương nên ưu tiên, khuyến khích hiện nay đối với những nội dung nào trong quá trình đầu tư phát triển các khu công nghiệp? (xin đánh dấu vào ô mà Ông/ Bà cho là đúng)
Hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Hỗ trợ xây dựng hạ tầng công nghiệp
Hỗ trợ xây dựng và vận hành trung tâm xử lý nước thải
Phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh
Tất cả các nội dung trên
Theo ông /bà để đảm bảo cho sự phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, chính quyền địa phương cần tập trung sửa đổi và ban hành những quy định ưu đãi, khuyến khích về các lĩnh vực nào? (xin đánh dấu vào ô mà Ông/ Bà cho là đúng)
Những quy định về các chính sách thuế có liên quan
Những quy định về các chính sách tín dụng có liên quan
Những quy định về phí và lệ phí có liên quan
Ý kiến khác (xin ghi rõ)
...
Việc đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp trên địa bàn hiện nay đang được thực hiện như thế nào là hình thức phổ biến? (xin đánh dấu vào ô mà Ông/ Bà cho là đúng):
Tự đi thuê nhà ở xung quanh các khu công nghiệp
Ở tại gia đình gần khu công nghiệp
Ở trong các khu dịch vụ nằm trong các khu công nghiệp
Ở trong các khu nhà do các DN tự đầu tư bên ngoài KCN
Theo ông / bà chính quyền địa phương có cần thiêt phải đầu tư ngân sách để xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp dưới dạng cho thuê, thuê mua và nhà ở cho người thu nhập thấp không? (xin đánh dấu vào ô mà Ông/ Bà cho là đúng)
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
Rất không cần thiết
Việc đáp ứng nhu cầu di chuyển, đi lại của công nhân các khu công nghiệp (từ nơi ở đến nơi làm việc) hiện nay đang áp dụng hình thúc nào là nhiều nhất? (xin đánh dấu vào ô mà Ông/ Bà cho là đúng):
Tự di chuyển bằng phương tiên cá nhân
Di chuyển bằng phương tiện công cộng
Di chuyển bằng phương tiện của các doanh nghiệp
Sử dụng các phương tiện khác
) Ông / Bà đánh giá như thế nào về việc đáp ứng nhu cầu đi lại của công nhân khu công nghiệp hiện nay?
Đáp ứng rất tốt
Đáp ứng được nhu cầu
Chưa đáp ứng được đủ nhu cầu
Rất khó khăn
15-.Theo đánh giá của Ông/ Bà, chính quyền địa phương có cần thiết phải hỗ trợ đầu tư các phương tiện công cộng ( xe bus) phục vụ miễn phí cho công nhân đến các khu công nghiệp trong tỉnh không? (xin đánh dấu vào ô mà Ông/ Bà cho là đúng)
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
Rất không cần thiết
Ý kiến khác ( xin ghi rõ) ..............................................................................
16). Đối với vấn đề kinh phí đào tạo nghề cho công nhân và cung cấp thông tin lao động cho các doanh nghiệp đã được thực hiện như thế nào ?
Rất tốt, đáp ứng được nhu cầu
Đáp ứng được nhu cầu cơ bản
Chưa đáp ứng được nhu cầu
Cơ quan nào chịu các khoản chi phí này?
Chính quyền địa phương
Các nhà cung cấp dịch vụ
Các doanh nghiệp sử dụng lao động
17). Đối với vấn đề nhà ở và phương tiện đi lại của công nhân làm việc trong khu công nghiệp chính quyền địa phương các cấp đã có chủ trương, chính sách cụ thể chưa?
Đã có
Chưa có
Nếu đã có, xin ông (bà) cho biết ý kiến về chủ trương và chính sách này như thể nào
Phù hợp, đáp ứng được đủ nhu cầu
Phù hợp nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu
Chưa phù hợp
Rất không phù hợp
18.- Về việc xây dựng các trung tâm xử lý nước thải tập trung trong khu công nghiệp, theo ông/ bà có nên tách thành một tiểu dự án để gọi đầu tư độc lập nhằm giảm suất đầu tư, thuận tiện quản lý cho chủ đầu tư khu công nghiệp và tranh thủ nguồn vốn ưu đãi không? (xin đánh dấu vào ô mà Ông/ Bà cho là đúng)
Nên
Không nên
Ý kiến khác: Xi nêu rõ.....................................................
19. Theo ông bà, để phát triển tốt các khu công nghiệp các cấp chính quyền, các cơ quan Nhà nước, các chủ đầu tư (sơ cấp và thứ cấp) cần có những giải pháp tài chính cụ thể gì? (xin ghi rõ)
Xin cảm ơn Ông/ Bà!
PHỤ LỤC 4
PHIẾU ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP THỨ CẤP
Số
Mã số phiếu
PHIẾU KHẢO SÁT CÁC CÁC DOANH NGHIỆP THỨ CẤP
Để có thể đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi tổ chức một cuộc khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển và những nhân tố ảnh hưởng cũng như các chính sách của Nhà nước đối với sự phát triển bền vững của các khu công nghiệp. Phiếu khảo sát này được thiết kế nhằm thu thập những thông tin nhằm làm rõ thực trạng và định hướng phát triển theo hướng bền vững của các khu công nghiệp ở tỉnh trong thời gian tới.
Đây đơn thuần là một hoạt động học thuật trong khuôn khổ các chương trình đào tạo và nghiên cứu của Học viện Tài Chính. Những thông tin thu thập được trong cuộc khảo sát này chỉ được sử dụng sau khi được tổng hợp phục vụ cho nghiên cứu. Các thông tin cá nhân của Ông/ Bà sẽ không được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Chúng tôi rất hy vọng có được sự hỗ trợ và cộng tác của Ông/ Bà và mong Ông/ Bà cung cấp những thông tin trung thực, cập nhật và các ý kiến thẳng thắn để giúp cuộc khảo sát có được kết quả khách quan, chính xác.
Nếu cần biết thêm thông tin hoặc cần trao đổi, hoặc có những khuyến nghị, đề xuất khác, xin Ông/ Bà hãy liên lạc với:
Bùi Hữu Phú
Địa chỉ: Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm- Bộ Tài chính
Mobile: 0904146262
Mail:
1- Tên công ty (hoặc KCN):.
2- Tên người được phỏng vấn:...................Chức danh:
- Địa chỉ: ..Khu CN.. Xã/phường..
3. Công ty Ông/ bà đang làm việc huy động vốn từ các nguồn nào sau đây để ốn định và mở rộng sản xuất?
1. Tăng vốn chủ sở hữu
Vay tín dụng trong nước
3. Vay tín dụng quốc tế
4. Ngồn khác (xin ghi rõ)
2. Tại sao công ty Ông /bà lại chọn nguồn vốn hiện tại để tài trợ hoạt động sản xuất?
1. Vì chi phí thấp
2. Vì dễ tiếp cận và dễ huy động
3. Vì có mối quan hệ lâu dài với doanh nghiệp
4. Lý do khác (xin ghi rõ)
3. Trong quá trình hoạt động công ty của Ông /bà có trích lập các quỹ dự phòng rủi ro không?
1. Có
2. Không
4; Công ty của Ông/ bà có tham gia mua các loại bảo hiểm liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh không?
1. Có
2. Không
Nếu có thì mức phí mua bảo hiểm SXKD được xác định như thế nào?
1. Dựa trên doanh số hàng năm
2. Theo quy chế tài chính của công ty
3. Theo quy định của chính phủ VN
4. Cách thức xác định khác (xin ghi rõ) ...
5. Theo Ông /bà, việc tham gia mua bảo hiểm các loại có quan trọng và cần thiết không?
1. Cần thiết
2. Rất cần thiết
3. Không cần thiết
4. Không nêu quan điểm
6. Theo Ông /bà việc doanh nghiêp trích lập các quỹ bảo vệ môi trường có cần thiết không?
1. Cần thiết
2. Rất cần thiết
3. Không cần thiết
4. Không nêu quan điểm
7. Công ty của Ông/ bà có trích lập các quỹ bảo vệ môi trường không?
1. Có
2. không
8. Vấn đề xử lý nước thải và chất thải rắn tại công ty của Ông/ Bà đang được thực hiện như thế nào?
1. Công ty tự xử lý nước thải và chất thải
2. Thuê các công ty dịch vụ thực hiện
3. Thuê công ty hạ tầng công nghiệp
4. Cách khác (xin ghi rõ)
.
9. Theo Ông/ Bà chi phí xử lý nước thải và chất thải rắn đang áp dụng trong KCN hiện nay như thế nào
1. Chi phí quá cao
2. Chi phí phù hợp
3. Chi phí thấp
4. Ý kiến khác (xin ghi rõ)
10. Diện tích để trông cây xanh, tạo cảnh quan môi trường trong công ty Ông / Bà chiếm tỷ lệ bao nhiêu/ tổng diện tích đất được thuê?
1. Dưới 10 %
2. Từ 10 đến 20%
3. Từ 20 đến 30 %
4. Không có phần diện tích này
11. Công ty có chi trả các loại chi phí để hỗ trợ đào tạo người lao động đang làm việc cho công ty không?
1. Có
2. Không
12. Theo Ông/ bà công ty có cần phải hỗ trợ cho người lao động thất nghiệp không?
1. Có
2. Không
Nếu có, theo Ông bà nên trích lập thành quỹ hay chi theo phát sinh thực tế?
Trích lập quỹ
2. Chi theo sự vụ
13: Mức tăng doanh số của công ty Ông/ bà trung bình một năm khoảng bao nhiêu %?
10%
Từ 10- 20%
Trên 20%
14. Kết quả kinh doanh của công ty Ông /bà trong năm qua như thế nào?
1. Đạt lợi nhuận cao
2. Lợi nhận trung bình
3. Không có lợi nhuận (hòa vốn)
4. Lỗ vốn
15. Mục tiêu mở rộng sản xuất của công ty ông / Bà trong thòi gian tới là?
1. 10 %
2. Từ 10 đến 20%
3. Từ 20 đến 30 %
4. Trên 30 %
Xin cảm ơn ông/ Bà!