Luận án Giải pháp tài chính phát triển khoa học - công nghệ trong các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ở Việt Nam

Trong số 58 công ty TNHH MTV chưa thành lập Quỹ phát triển KH-CN, có 23 công ty (chiếm 39,66%) cho rằng chưa cần thiết phải thành lập Quỹ phát triển KH-CN; 9 công ty (chiếm 15,51%) cho rằng nguyên nhân chính là do không có người làm nghiên cứu; 18 công ty (chiếm 31,03%) cho rằng họ không cần phải thành lập Quỹ phát triển KH-CN vì có thể mua công nghệ trên thị trường. Ngoài ra, có 5 công ty (chiếm 8,62%) cho rằng họ chưa thành lập Quỹ phát triển KH-CN vì không biết đến quy định ưu đãi 10% thu nhập trước thuế TNDN cho hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ; 8 công ty (chiếm 13,79%) cho rằng không cần thiết phải lập Quỹ phát triển KH-CN

pdf204 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp tài chính phát triển khoa học - công nghệ trong các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác ngoài nhà nước; cân đối tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN cho phát triển KH-CN; phối hợp với Bộ KH-CN phân bổ vốn cho các công trình xây dựng cơ bản thuộc lĩnh vực KH-CN. Đối với Bộ Tài chính: chịu trách nhiệm cân đối NSNN cho KH-CN trong tổng dự toán NSNN; đảm bảo cấp phát đủ, đúng tiến độ NSNN đầu tư cho KH-CN đã được phê duyệt; chủ trì hoặc tham gia xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể về tài chính cho hoạt động KH-CN. 161 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: chủ trì, phối hợp với Bộ KH-CN xây dựng và trình Chính phủ quyết định kế hoạch và các cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho KH-CN và tăng cường công tác nghiên cứu trong các trường đại học. Đối với Bộ Nội vụ: chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ KH-CN xây dựng và trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách liên quan tới phát triển nguôn nhân lực KH-CN và hệ thống tổ chức KH-CN. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về KH-CN đối với ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách; xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH-CN phục vụ phát triển ngành, lĩnh vực do mình quản lý. Đối với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: chịu trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước về KH-CN tại địa phương; cụ thể hoá và vận dụng cơ chế, chính sách, định hướng phát triển KH-CN chung của đất nước phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng KH-CN phục vụ phát triển KT-XH. Tóm lại: trong chương 3, trên cơ sở trình bày những khó khăn, thách thức cũng như những quan điểm, định hướng phát triển KH-CN trong các công ty TNHH MTV ở nước ta giai đoạn từ nay đến 2020, luận án đã đề xuất và hoàn thiện một hệ thống gồm 3 nhóm giải pháp: (i) Nhóm giải pháp chung khuyến khích phát triển KH-CN; (ii) Nhóm giải pháp tài chính từ phía Nhà nước; (iii) Nhóm giải pháp tài chính của các công ty TNHH MTV. Đồng thời, luận án cũng cho rằng để có thể thực hiện được 3 nhóm giải pháp đề xuất đòi hỏi phải có một số giải pháp điều kiện như: phát triển nguồn nhân lực KH-CN; phát triển thị trường công nghệ; hoàn thiện cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước về KH-CN. 162 KẾT LUẬN Trong những năm qua, năng lực công nghệ và khả năng sáng tạo công nghệ của Việt nam rất thấp. Đây chính là rào cản ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và của các công ty TNHH MTV ở Việt nam nói riêng. Thực tế, Nhà nước đầu tư cho KH-CN còn thấp, khoảng 2% tổng chi ngân sách, nghĩa là khoảng 0,5 - 0,6% GDP. Còn các công ty TNHH MTV ở Việt nam, đa số đều có quy mô nhỏ và vừa, năng lực tài chính yếu, khả năng đầu tư nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ còn hạn chế. Phần lớn các công ty này chỉ sản xuất - kinh doanh một vài loại sản phẩm theo chu trình khép kín từ khâu thiết kế đến sản phẩm cuối cùng, do đó hạn chế khả năng áp dụng các giải pháp phát triển KH-CN để tạo ra hàng hóa có năng suất và chất lượng cao, giá thành thấp, tạo sức cạnh tranh cao do đầu tư thấp nên trang thiết bị, trình độ công nghệ của các công ty TNHH MTV ở nước ta còn lạc hậu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện các giải pháp tài chính phát triển KH-CN ở mô hình công ty này sẽ góp phần vào việc cải thiện năng lực cạnh tranh của chính các công TNHH MTV nói riêng, cộng đồng doanh nghiệp và của nền kinh tế nói chung. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận án đã hoàn thành những nhiệm vụ sau: 1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận: - Làm rõ được cơ sở lý luận về mô hình công ty TNHH MTV và hoạt động KH-CN trong các công ty TNHH MTV ở Việt Nam - Vai trò, sự cần thiết và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển KH-CN trong các công ty TNHH MTV - Trình bày các giải pháp tài chính của Nhà nước và của công ty góp phần phát triển KH-CN trong các công ty TNHH MTV 2. Trình bày kinh nghiệm của một số nước trong khu vực rút ra bài học cho việt nam trong việc sử dụng các giải pháp tài chính phát triển KH-CN trong các công TNHH MTV 3. Trên cơ sở khái quát quá trình chuyển đổi DNNN sang mô hình công ty TNHH MTV ở nước ta trong thời gian qua; thông qua kết quả điều tra, khảo sát, luận án đã phân tích thực trạng phát triển KH-CN và việc sử dụng các giải pháp tài chính 163 phát triển KH-CN trong các công ty TNHH MTV ở nước ta... chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp hoàn thiện 4. Đề xuất, kiến nghị của luận án: Trên cơ sở trình bày quan điểm, định hướng phát triển KH-CN trong các công ty TNHH MTV ở Việt Nam, luận án đã đề xuất một hệ thống gồm hai nhóm giải pháp (nhóm giải pháp chung phát triển KH-CN và nhóm giải pháp tài chính phát triển KH-CN trong các công ty TNHH MTV). Ngoài ra, còn đề xuất các điều kiện để thực hiện các giải pháp Mô hình công ty TNHH MTV và giải pháp tài chính phát triển KH-CN trong các công ty TNHH MTV là một vấn đề rộng và phức tạp, bao gồm nhiều lĩnh vực và có liên quan tới nhiều Bộ, ngành, địa phương... Song, với phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài, tác giả luận án hy vọng góp một phần đáng kể vào việc phát triển KH-CN trong các công ty TNHH MTV nói riêng và của cộng đồng doanh nghiệp nói chung ở nước ta trong những năm tới. Trong khuôn khổ nghiên cứu của một đề tài, rất khó tránh khỏi những khiếm khuyết về nội dung, về phương pháp tiếp cận và xử lý một số vấn đề cụ thể nào đó. Tác giả luận án mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, thầy cô giáo và những người quan tâm để bản luận án được hoàn thiện hơn. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trần Xuân Hải, Tạ Minh Hùng (2010), "Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư phát triển KH&CN. Đâu là giải pháp", Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế do Học viện Tài chính, Việt Nam và Học viện Kinh tế - Tài chính Quảng Tây, Trung Quốc tổ chức, Hà Nội 11/2010, Giấy phép xuất bản số: 81-2010/CXB/389-143/TC của Cục Xuất bản, tr.146-150. 2. Tạ Minh Hùng (2011), Một số dự báo nhu cầu tài chính cho Quỹ phát triển KH- CN của doanh nghiệp và nguồn tài trợ đến năm 2020 (Tham gia), Đề tài nhánh nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng cơ sở tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn hình thành Quỹ phát triển KH- CN trong doanh nghiệp” - Mã số 002/2009. 3. Trần Xuân Hải, Tạ Minh Hùng (2011), “Thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển KH-CN của doanh nghiệp - Đôi điều suy nghĩ”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học do Học viện Tài chính tổ chức, Thanh Hóa 8/2011, Giấy phép xuất bản số: 45- 2011/CXB/384-129/TC của Cục Xuất bản, tr.96-100. 4. Tạ Minh Hùng (2013), “Phát triển khoa học - công nghệ trong các công ty TNHH MTV ở Việt Nam - Những rào cản cần vượt qua”, Nghiên cứu Tài chính - Kế toán, Số 08(121) 2013, tr.38-40. 5. Tạ Minh Hùng (2014), "Bàn thêm về chính sách tín dụng đối với phát triển khoa học công nghệ trong các công ty TNHH MTV Việt Nam", Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Số 422 (3/2014), tr.52-54. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Lê Văn Ái (2010), Cơ chế tạo lập Quỹ phát triển khoa học - công nghệ trong doanh nghiệp, Kỷ yếu Hội thảo khoa học do Học viện Tài chính tổ chức, Hà Nội. 2. Phạm Ngọc Ánh, Nguyễn Văn Hiệu (2007), Thúc đẩy các tổ chức khoa học - công nghệ chuyển sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp, Nxb Tài chính. 3. Đinh Văn Ân (2005), Quan điểm và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội tốc độ nhanh, bền vững chất lượng cao ở Việt Nam, Nxb Thống kê. 4. Phạm Văn Bình (2010), Sử dụng Quỹ phát triển khoa học - công nghệ trong doanh nghiệp, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế do Học viện Tài chính và Học viện Kinh tế - Tài chính Quảng Tây tổ chức, Hà Nội. 5. Bộ Công thương (2012), Đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị Định 115 và Nghị định 80, Tài liệu Hội nghị. 6. Bộ Khoa học và Công nghệ (2010), Doanh nghiệp khoa học - công nghệ và chính sách thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khoa học - công nghệ, Kỷ yếu Hội thảo. 7. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 36/2007/QĐ-BTC ngày 16/5/2007 Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển khoa học - công nghệ của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. 8. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số: 117/2010/TT-BTC ngày 5/8/2010 Hướng dẫn cơ chế tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. 9. Bộ Tài chính (2011), Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015, Nxb Tài chính. 10. Bộ Tài chính (2011), Thông tư 15/2011/TT-BTC ngày 9/2/2011 Về việc Hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển KH- CN của doanh nghiệp. 11. Bộ Tài chính - UNDP Vietnam (2011), Một số nghiên cứu về cổ phần hóa DNNN và đổi mới cơ chế, chính sách tài chính doanh nghiệp, Dự án Hỗ trợ phân tích chính sách tài chính, Nhóm tư vấn chính sách (PAG). 12. Trần Ngọc Ca (2000), Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng một số chính sách và biện pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ và nghiên cứu - triển khai trong các cơ sở sản xuất ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Chiến lược và Chính sách KH-CN. 13. Ngô Thế Chi (2010), Làm gì để Quỹ phát triển KH-CN trong doanh nghiệp đi vào thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế do Học viện Tài chính và Học viện Kinh tế - Tài chính Quảng Tây tổ chức, Hà Nội. 14. Ngô Thế Chi (2012), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng cơ chế tạo lập, quản lý sử dụng nguồn hình thành Quỹ phát triển KH-CN trong doanh nghiệp, Đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp Nhà nước, Mã số 002/2009. 15. Dương Đăng Chinh (2003), Giáo trình Lý thuyết tài chính, Nxb Tài chính. 16. Chính phủ (1999), Nghị định số 199/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 Về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH-CN. 17. Chính phủ (2001), Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 18. Chính phủ (2005), Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 Về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH-CN công lập. 19. Chính phủ (2003), Chiến lược phát triển KH-CN Việt Nam đến năm 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ). 20. Chính phủ (2006), Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH-CN chủ yếu giai đoạn 5 năm 2006-2010 (Ban hành kèm theo QĐ số: 67/2006/QĐ-TTg ngày 21/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ). 21. Chính phủ (2007), Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 Về doanh nghiệp KH-CN. 22. Chính phủ (2010), Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 Về chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty TNHH MTV và tổ chức quản lý công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu. 23. Chính Phủ (2011), Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020. 24. Nguyễn Trọng Cơ (2011), Tạo lập, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển KH-CN của doanh nghiệp hiệu quả - Vấn đề quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững, Kỷ yếu Hội thảo khoa học do Học viện Tài chính tổ chức, Thanh Hóa . 25. Cục Thống kê Thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo hoạt động nghiên cứu - triển khai và đổi mới công nghệ của các DNNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. 26. Cục Tin học và Thống kê tài chính, Bộ Tài chính (2007), Số kiệu thống kê tài chính Việt Nam qua 20 năm đổi mới 1986-2006, Nxb Hà Nội. 27. Cục Tin học và Thống kê tài chính, Bộ Tài chính (2008-2011), Niên giám thống kê tài chính năm 2007-2010, Nxb Hà Nội. 28. Nguyễn Trường Giang (2013), “Đổi mới cơ chế tài chính đối với KH-CN”, Tài chính, Số 1. 29. Hoàng Ngọc Doanh (2005), Nghiên cứu luận cứ cho việc trích một phần thu nhập chịu thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển KH-CN của doanh nghiệp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ KH&CN. 30. Phạm Ngọc Dũng, Hoàng Thị Thuý Nguyệt (2008), Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra và khả năng ứng dụng ở Việt nam, Nxb Lao động - Xã hội. 31. Phan Xuân Dũng (2004), Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia. 32. Lý Phương Duyên (2010), Ưu đãi thuế với việc khuyến khích tạo lập và sử dụng có hiệu quả Quỹ phát triển KH-CN trong doanh nghiệp, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế do Học viện Tài chính và Học viện Kinh tế - Tài chính Quảng Tây tổ chức, Hà Nội. 33. Vũ Cao Đàm (2003), Chính sách tài chính cho hoạt động KH&CN, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đổi mới cơ chế quản lý KH-CN, Hà Nội. 34. Trần Xuân Hải (2010), “Bàn thêm về công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động KH-CN ở Việt Nam”, Nghiên cứu Tài chính Kế toán, Số 8(85). 35. Trần Xuân Hải, Tạ Minh Hùng (2010), Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư phát triển KH&CN. Đâu là giải pháp, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế do Học viện Tài chính và Học viện Kinh tế - Tài chính Quảng Tây tổ chức, Hà Nội. 36. Trần Xuân Hải (2011), Một số dự báo nhu cầu tài chính cho Quỹ phát triển KH-CN của doanh nghiệp và nguồn tài trợ đến năm 2020, Đề tài nhánh cấp Nhà nước, Mã số: 002/2009. 37. Trần Xuân Hải, Tạ Minh Hùng (2011), Thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển KH-CN của doanh nghiệp - Đôi điều suy nghĩ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học do Học viện Tài chính tổ chức, Thanh Hóa. 38. Nguyễn Thị Minh Hạnh (2008), Nghiên cứu sự hình thành và phát triển tổ chức và hoạt động nghiên cứu - triển khai trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ 39. Hoàng Trần Hậu (2007), Giải pháp huy động và sử dụng nguồn tài chính đầu tư cho KH-CN trong khu vực doanh nghiệp ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Tài chính. 40. Hoàng Trần Hậu, Vũ Sỹ Cường (2011), “Chính sách thuế khuyến khích hoạt động nghiên cứu KH-CN trong doanh nghiệp: kinh nghiệm các nước công nghiệp và bài học cho Việt Nam”, Những vấn đề Kinh tế chính trị thế giới, Số 2. 41. Hoàng Trần Hậu, Vũ Sỹ Cường (2011), Chính sách thúc đẩy đầu tư cho hoạt động nghiên cứu KH-CN trong doanh nghiệp ở các nước trên thế giới và một số khuyến nghị cho Việt nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế do Học viện Tài chính và Học viện Kinh tế - Tài chính Quảng Tây tổ chức, Hà Nội. 42. Dương Phú Hiệp, Nguyễn Duy Dũng (2002), Điều chỉnh chính sách kinh tế của Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia. 43. Ngô Thị Thu Hồng (2010), Đòn bẩy cho doanh nghiệp ứng dụng KH-CN vào sản xuất, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế do Học viện Tài chính và Học viện Kinh tế - Tài chính Quảng Tây tổ chức, Hà Nội. 44. Ngô Thị Thu Hồng (2011), "Giải pháp nào để doanh nghiệp đủ vốn đầu tư cho KH&CN", Nghiên cứu tài chính kế toán, Số 6 (95). 45. Vũ Xuân Nguyệt Hồng (2008), Khoa học công nghệ với thị trường, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ KH-CN. 46. Nguyễn Võ Hưng (2005), Nghiên cứu cơ chế và chính sách KH-CN khuyến khích đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Chiến lược và Chính sách KH-CN. 47. Bạch Thị Minh Huyền (2004), "Đổi mới chính sách tài chính tạo động lực phát triển KH&CN", Hoạt động khoa học, (8), tr.8-11. 48. Đặng Hữu (2004), Kinh tế tri thức và thách thức đối với sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia. 49. Nguyễn Đại Lai (2010), Quỹ KH-CN Trung ương và trong doanh nghiệp làm gì, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế do Học viện Tài chính và Học viện Kinh tế - Tài chính Quảng Tây tổ chức, Hà Nội. 50. Nguyễn Thị Lan (2010), Phát triển KH-CN của Đài Loan và Hàn Quốc - Kinh nghiệm cho Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế do Học viện Tài chính và Học viện Kinh tế - Tài chính Quảng Tây tổ chức, Hà Nội. 51. Trần Thị Hồng Lan (2013), "Một số hướng hỗ trợ ưu tiên nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp cơ khí", Khoa học công nghệ Việt Nam, (655), tr.39-41. 52. Hoàng Xuân Long (2006), “Xã hội hoá hoạt động khoa học công nghệ”, Lý luận chính trị, Số 4. 53. Hoàng Xuân Long (2013), "Phân loại đổi mới trong mối quan hệ vơi nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ", Khoa học công nghệ Việt Nam, (655), tr.35-38. 54. Luật Khoa học công nghệ (2000). 55. Luật Doanh nghiệp (2005). 56. Luật chuyển giao công nghệ (2006). 57. Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (2008) và các văn bản hướng dẫn thực hiện. 58. Nguyễn Thức Minh (1999), Sử dụng các công cụ tài chính nhằm thúc đẩy sự phát triển của KH-CN ở nước ta trong thời gian tới, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Tài chính 59. Nguyễn Văn Nam (2006), Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân. 60. Nguyễn Thị Minh Nga, Hoàng Văn Tuyên (2006), “Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ - kinh nghiệm các nước châu Âu”, Nghiên cứu chính sách khoa học và công nghệ, Số 12(10). 61. Ngân hàng thế giới (2007), Báo cáo phát triển Việt Nam 2005 và 2006. 62. Nguyễn Bích Ngọc (2010), Giải pháp mở rộng hoạt động cho thuế tài chính nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đổi mới và phát triển công nghệ, Đề tài khoa học cấp Viện, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính. 63. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng Khóa XI (Nghị quyết số 20/NQ/TW) Về Phát triển KH-CN phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH trong điều kiện KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. 64. Ngô Tuấn Nghĩa (2008), “Kinh nghiệm thế giới trong việc huy động và sử dụng nguồn tài chính phục vụ nghiên cứu khoa học công nghệ trong khu vực doanh nghiệp”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, Số 7 (147). 65. Nguyễn Nghĩa (2012), Xây dựng cơ chế đầu tư mạo hiểm, động lực phát triển công nghiệp công nghệ cao, Hà Nội. 66. Nguyễn Công Nghiệp (2011), Đổi mới cơ chế và chính sách đầu tư tài chính đối với khoa học xã hội, khuyến khích lao động sáng tạo, phát huy tài năng phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước, Đề tài khoa học cấp Nhà nước. 67. Nguyễn Công Nghiệp, Lê Hải Mơ (1998), Tiếp tục đổi mới chính sách tài chính phục vụ mục tiêu tăng trưởng, Nxb Tài chính. 68. Trần Tư Nguyên (2010), Biện pháp quản lý Quỹ KH-CN của doanh nghiệp, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế do Học viện Tài chính và Học viện Kinh tế - Tài chính Quảng Tây tổ chức, Hà Nội. 69. Vũ Văn Ninh (2010), Trích lập và sử dụng Quỹ phát triển KH-CN trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. Những vấn đề đặt ra, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế do Học viện Tài chính và Học viện Kinh tế - Tài chính Quảng Tây tổ chức, Hà Nội. 70. Thành Nụ (2007), “Nâng tầm doanh nghiệp phải đầu tư KH-CN”, Công nghiệp, Số 6. 71. Nguyễn Minh Phong (2005), Phát triển thị trường khoa học - công nghệ giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước, Nxb Tài chính. 72. Nguyễn Văn Phụng (2011), Quỹ phát triển KH-CN của doanh nghiệp, cơ hội mới để tăng đầu tư cho nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất - kinh doanh, Kỷ yếu Hội thảo khoa học do Học viện Tài chính tổ chức, Thanh Hóa. 73. Nguyễn Mạnh Quân (2005), “Những xu thế KH-CN thế giới”, Khoa học Công nghệ Môi trường, Số 10. 74. Đoàn Hương Quỳnh (2010), Doanh nghiệp với việc đầu tư phát triển KH-CN, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế do Học viện Tài chính và Học viện Kinh tế - Tài chính Quảng Tây tổ chức, Hà Nội. 75. Bùi Thiên Sơn (2009), Nhìn lại đầu tư và cơ chế tài chính cho phát triển KH- CN Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Bộ KH-CN về Định hướng và giải pháp phát triển KH-CN Việt Nam 2010-2020. 76. Bùi Thiên Sơn (2011), Một số ý kiến bàn về Quỹ phát triển KH-CN ở doanh nghiệp Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế do Học viện Tài chính tổ chức, Thanh Hóa. 77. Đặng Văn Thanh (2011), Thiết lập, quản lý và sử dụng Quỹ KH-CN trong doanh nghiệp, giải pháp đổi mới, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế do Học viện Tài chính và Học viện Kinh tế - Tài chính Quảng Tây tổ chức, Hà Nội. 78. Đặng Duy Thịnh (2003), Thành lập và đưa vào hoạt động Quỹ PT KH&CN Quốc gia, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ KH&CN 79. Đặng Duy Thịnh (2005), Nghiên cứu đổi mới cơ chế, chính sách tài chính của nhà nước đối với hoạt động KH&CN và hoạt động đổi mới công nghệ, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ KH&CN. 80. Nguyễn Văn Thu (2007), "Về chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Hoạt động khoa học công nghệ, Số 2. 81. Nguyễn Thị Lê Thu (2013), Khả năng chuyển đổi các tổ chức KH-CN công lập sang mô hình doanh nghiệp, Đề tài khoa học cấp Viện, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính. 82. Lê Quang Thuận (2013), Đánh giá ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Viện, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính. 83. Nguyễn Văn Thường (2005), Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: những rào cản cần phải vượt qua, Nxb Lý luận chính trị. 84. Tổng cục Thống kê (2010), Doanh nghiệp Việt Nam 9 năm đầu Thế kỷ 21, Nxb Thống kê. 85. Tổng cục Thống kê, Điều tra doanh nghiệp 2009, 2010, 2011, 2012, 2013. 86. Lê Đình Tiến (2004), “Đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý KH-CN đáp ứng yêu cầu phát triển”, Hoạt động khoa học, (11), tr.7-9. 87. Hoàng Văn Tuyên (2007), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu - triển khai của doanh nghiệp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Viện Chiến lược và Chính sách KH-CN 88. Bùi Trinh (2010), Hiệu quả đầu tư và chất lượng tăng trưởng”, Thông tin và Dự báo kinh tế, Số 51(3). 89. Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia (1999), Hỏi và đáp về những vấn đề then chốt của KH&CN, Nxb Thanh niên. 90. Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia (2003), Phác thảo chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2010, Nxb Chính trị quốc gia. 91. Trung tâm thông tin KH-CN quốc gia (2004), KH-CN thế giới - xu hướng và chính sách những năm đầu thế kỷ XXI, Hà Nội. 92. Vũ Thị Bạch Tuyết (2000), Các giải pháp tài chính nhằm phát triển KH-CN ở Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Luận án tiến sĩ, Học Viện Tài chính. 93. Trần Đình Ty (2005), Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN, Nxb Lao động. 94. Vũ Công Ty (2010), Phát triển KH-CN và khấu hao nhanh trong doanh nghiệp, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế do Học viện Tài chính và Học viện Kinh tế - Tài chính Quảng Tây tổ chức, Hà Nội. 95. Nguyễn Hồng Vân (2010), “Quỹ phát triển KH-CN trong doanh nghiệp: đôi điều suy nghĩ”, Hoạt động khoa học công nghệ, Số 2. 96. Bùi Văn Vần (2010), Để Quỹ phát triển KH-CN của doanh nghiệp thực sự góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế do Học viện Tài chính và Học viện Kinh tế - Tài chính Quảng Tây tổ chức, Hà Nội. 97. Viện Chiến lược và chính sách tài chính (2011), Tài chính Việt nam 2010, Nxb Tài chính. 98. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Báo cáo kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam, Dự án VIE/01/2005 (2001-2005) . 99. Lê Thành Ý (2006), “Hoạt động KH-CN trong doanh nghiệp công nghiệp”, Hoạt động khoa học công nghệ, Số 8. Tài liệu tiếng Anh 100. Arrow K. (1962), “The economic implication of Learning by Doing” - Review of Economics Studies- No 29 Juin. 101. Bange M. and De bondt W. (1998), “R&D budgets and Corporate earnings targets”- Journal of Corporate Finance. No 4. pp. 153-184. 102. Bhagat S. and Welch I. (1995) “Corporate research and development investment: International comparaisons”- Journal of accounting and economics- No 19. pp 443-470. 103. Czarnitzki. D và Hussinger. (2004) Discussion Paper No 04-56, Mainnhem. 104. Hobday M (1995), “Innnovation in East Asie: The challenge to Japan” - Alder Shot - Edword Elgar. 105. Kim L. (1997), “From imitation to innovation: Dynamics of Korea’s technological learning”- Cambridge, Mass and Harvard University Press. 106. KPMG (2008), Tax guide. 107. Leitner K. and Warden C. (2003), “Managing and reporting knowledge-based resources and processes in researche organizations: specifics, lessons learned and perspectives”- Management Accounting Research. Vol 15 No 1, pp.33-51. 108. Muoritsen.J. and al. (2001), “Intellectual capital and the capable firm: narrating, visulising and numbering for managing knowledge” - Accounting, Organisation and Society Vol 26 pp. 735-762. 109. OECD (2008), Science, Technologie et Industrie: Perspective de l’OCDE. 110. Park H. (2001) “Technological change and Growth in East Asie” in J. Stiglitz and S. Yusuf (eds), ‘Rethingking of Easts Asian Miracle’- World Bank- Oxford University Press. 111. Solow R. (1957), “Technical change and the aggregate production function”- Review of Economics and Statistics - No 39. 112. Solow R. (1960), “Investment and technical progress” in K. Arrow, S. Kaplin and P. Suppes eds. ‘Mathematical methods in the Social Sciences’. Palo Alto- Stanford University Press. 113. Stiglitz J and Yousuf S. (2001), “Rethingking of East Asian Miracanl”, World Bank Publication, Washington D.C. PHỤ LỤC BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TRONG CÁC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN Phần 1 GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH KHẢO SÁT 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHẢO SÁT Thế kỷ 21 đang chứng kiến sự bùng nổ của một hệ thống các công nghệ mới, công nghệ cao của nền kinh tế tri thức. Hệ thống công nghệ này đang làm biến đổi sâu sắc thế giới, từ nền kinh tế công nghiệp chuyển lên nền kinh tế tri thức. Có thể nói xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới trong những thập kỷ tới chính là xu thế kinh tế tri thức dựa vào các tiến bộ KH-CN đi đôi với quá trình toàn cầu hóa. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp nói chung và các công ty TNHH MTV nói riêng của Việt Nam muốn vững vàng vươn ra biển lớn, rút ngắn khoảng cách phát triển với các tập đoàn/công ty lớn trên thế giới, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế, không có lựa chọn nào khác ngoài việc đẩy mạnh áp dụng và làm chủ các thành tựu KH-CN tiên tiến vào trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao và có trình độ quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp. Hoạt động nghiên cứu - triển khai và đổi mới công nghệ trong các công ty TNHH MTV là nội dung mang tính then chốt, ảnh hưởng tới sự tồn vong và phát triển của công ty, là vấn đề sống còn của từng công ty trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt. Ở Việt Nam trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp tạo điều kiện thuận lợi phát triển KH- CN trong các doanh nghiệp nói chung và trong các công ty TNHH MTV nói riêng. Song, việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách ưu đãi và khuyến khích phát triển KH-CN trong các công ty TNHH MTV như thế nào? Bản thân các công ty TNHH MTV đã quan tâm và có những giải pháp gì để phát triển KH-CN cũng là câu hỏi cần có lời giải. Hiện tại, các tài liệu, số liệu liên quan đến phát triển KH-CN, được hình thành từ nguồn nào và việc sử dụng ra sao ít có cơ quan, đơn vị nào quan tâm, cung cấp. Chính vì vậy, chúng tôi đã thực hiện điều tra, khảo sát để tìm ra lời giải cho các vấn đề nêu trên 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHẢO SÁT Mục đích chính của việc khảo sát là: trên cơ sở thu thập và phân tích, tổng hợp các thông tin liên quan đến công nghệ được sử dụng của các công ty TNHH MTV ở Việt Nam; thông tin liên quan đến việc phát triển KH-CN của các công ty; thông tin về tình hình tạo lập và sử dụng Quỹ phát triển KH-CN của công ty Việc xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình phát triển KH-CN của các công ty sẽ là tiền đề cho việc hoàn thiện các giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển KH-CN của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của các công ty TNHH MTV nói riêng. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI KHẢO SÁT Báo cáo khảo sát này được xây dựng dựa trên các thông tin thu thập được từ 96/120 công ty TNHH MTV thuộc sở hữu 100% vốn Nhà nước. Hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau và trên các địa phương khác nhau trong cả nước, thời kỳ 2009-2012. 1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN KHẢO SÁT - Cuộc khảo sát được thực hiện trên cơ sở gửi 1 mẫu phiếu khảo sát đến các đơn vị được lựa chọn. - Các phiếu khảo sát được thu về theo đường bưu điện, Fax. Email - Các thông tin, số liệu thu thập được đã được làm sạch và hiệu đính. - Xử lý các thông tin thông qua các phương pháp phân tích thống kê. - Kết quả phân tích số liệu được thể hiện dưới hình thức các bảng, biểu, hình, thống kê số liệu và sử dụng để viết báo cáo; phân tích và đánh giá thực trạng phát triển KH-CN trong các công ty TNHH MTV. Phần 2 MỘT SỐ KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ TỪ VIỆC PHÂN TÍCH CÁC SỐ LIỆU KHẢO SÁT Tính đến hết tháng 10/2013, trong số 120 phiếu phát ra, tác giả đã nhận được sự quan tâm và trả lời các câu hỏi của 96 công ty TNHH MTV. Kết quả khảo sát cho thấy nhiều điều bổ ích cho nghiên cứu của chúng tôi. 2.1. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG CỦA CÁC CÔNG TY 2.1.1. Về trình độ của máy máy, công nghệ của các công ty Hình 2.1: Các công ty TNHH một thành viên tự đánh giá về trình độ máy móc, công nghệ của công ty Đơn vị tính: % Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 38/96 công ty đã thành lập Quỹ phát triển KH-CN, có tới 11 công ty (chiếm 28,95%) cho rằng máy móc, công nghệ của công ty được xếp vào loại hiện đại so với tiêu chuẩn quốc tế. Số lượng các công ty cho rằng trình độ công nghệ, máy móc của mình được xếp vào loại hiện đại so với tiêu chuẩn Việt Nam là 22 công ty (chiếm 57,89%). Chỉ có 4 công ty (chiếm 10,53%) cho rằng trình độ công nghệ, máy móc của mình vào hàng trung bình so với tiêu chuẩn Việt Nam và 01 công ty (chiếm 2,63%) cho rằng trình độ máy móc, công nghệ của công ty lạc hậu so với tiêu chuẩn Việt Nam. Mức độ tự tin về trình độ máy móc, công nghệ thấp hơn nhiều tại các công ty không có Quỹ phát triển KH-CN. Trong số 58 công ty không có Quỹ phát triển KH- CN, chỉ có 3 công ty (chiếm 5,17%) cho rằng trình độ máy móc, công nghệ được xếp vào hàng hiện đại theo chuẩn quốc tế. Số lượng các công ty cho rằng trình độ máy móc, công nghệ của mình được xếp vào loại hiện đại so với tiêu chuẩn Việt Nam là 19 công ty (chiếm 32,76%). Trong khi đó, có tới 31 công ty (chiếm 53,45%) cho rằng trình độ máy móc, công nghệ của mình vào hàng trung bình so với tiêu chuẩn Việt Nam và 5 công ty (chiếm 8,62%), cho rằng trình độ máy móc, công nghệ của mình lạc hậu so với tiêu chuẩn Việt Nam. 2.1.2. Mục đích sử dụng máy vi tính của các công ty Trong số 96 công ty trả lời câu hỏi điều tra, có 100% công ty sử dụng máy vi tính vào việc soạn thảo và lưu trữ văn bản; có 88 công ty (chiếm 91,67%) sử dụng máy vi tính để lưu trữ dữ liệu (khách hàng, sản phẩm, nguyên liệu); có 62 công ty (chiếm 64,58%) sử dụng máy vi tính để theo dõi và điều hành hoạt động sản xuất - kinh doanh. Bảng 2.1: Mục đích sử dụng máy vi tính của các công ty 1. Soạn thảo và lưu trữ văn bản 96/96 (100%) 2. Lưu trữ dữ liệu (khách hàng, sản phẩm, nguyên liệu) 88/96 (91,67%) 3. Theo dõi và điều hành hoạt động sản xuất - kinh doanh 62/96 (64,58%) 2.1.3. Mục đích sử dụng Internet của các công ty Trong số 96 công ty trả lời câu hỏi điều tra, có 68 công ty (chiếm 70,83%) sử dụng Internet với mục đích gửi thư điện tử; 78 công ty (chiếm 81,25%) sử dụng với mục đích tìm kiếm thông tin (khách hàng, nguồn nguyên liệu); 92 công ty (chiếm 95,83%) sử dụng với mục đích cung cấp thông tin về công ty và quảng cáo và chỉ có 52 công ty (chiếm 54,17%) sử dụng với mục đích bán hàng qua mạng Bảng 2.2: Mục đích sử dụng Internet của các công ty 1. Gửi thư điện tử 68/96 (70,83%) 2. Tìm kiếm thông tin (khách hàng, nguồn nguyên liệu) 78/96 (81,25%) 3. Cung cấp thông tin về công ty và quảng cáo 92/96 (95,83%) 4. Bán hàng qua mạng 52/96 (54,17%) 2.2. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN KH-CN CỦA CÁC CÔNG TY 2.2.1. Mô hình tổ chức và hoạt động nghiên cứu - triển khai trong công ty Theo kết quả điều tra, hoạt động nghiên cứu - triển khai trong các công ty TNNH MTV được khảo sát, chỉ có 17 công ty (chiếm 17,71%) có phòng chuyên trách về nghiên cứu - triển khai với nhiệm vụ: nghiên cứu - triển khai; thiết kế đưa ra sản phẩm mới; cải tiến sản phẩm đang có; thiết kế áp dụng quy trình công nghệ mới; cải tiến quy trình công nghệ đang có. Có 52 công ty (54,77%) có cán bộ phụ trách về nghiên cứu - triển khai, mô hình tổ chức và hoạt động này chiếm chủ yếu, khi xuất hiện nhu cầu nghiên cứu - triển khai giám đốc công ty sẽ yêu cầu thành lập một nhóm cán bộ kỹ thuật cùng xem xét giải quyết công việc cụ thể đó. Có 33 công ty (34,38%) có cán bộ kỹ thuật tham gia nghiên cứu - triển khai, hoạt động của các cán bộ kỹ thuật trong công ty có nhiệm vụ chủ yếu dành cho những nghiên cứu nhằm hỗ trợ việc tiếp thu và vận hành những công nghệ nhập khẩu hơn là các nghiên cứu liên quan đến cải tiến nâng cấp hay sáng tạo ra các công nghệ mới. Có 23 công ty (23,96 %) có liên doanh, liên kết về nghiên cứu - triển khai với các viện nghiên cứu, trường đại học nhằm giải quyết các công việc liên quan trên cơ sở ký kết hợp đồng nghiên cứu. Hình 2.2: Mô hình tổ chức và hoạt động nghiên cứu - triển khai trong các công ty TNHH một thành viên Đơn vị tính: % 2.2.2. Các chính sách được công ty sử dụng để khuyến khích phát triển khoa học - công nghệ Trong số 96 công ty trả lời câu hỏi điều tra, có 83 công ty (chiếm 86,46%) sử dụng chính sách khen thưởng về sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để khuyến khích phát triển KH-CN; 38 công ty (chiếm 39,58%) sử dụng chính sách tạo lập và sử dụng Quỹ phát triển KH-CN trong công ty (điều này phù hợp với số liệu các công ty trả lời đã thành lập Quỹ phát triển KH-CN trong công ty); 42 công ty (chiếm 43,75%) sử dụng chính sách huy động vốn từ nội bộ công ty đầu tư cho phát triển KH-CN và có 44 công ty (chiếm 45,83%) sử dụng các chính sách khác (liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp KH-CN, các viện nghiên cứu, trường đại học) để khuyến khích phát triển KH-CN Bảng 2.3: Các chính sách được công ty sử dụng để khuyến khích phát triển khoa học - công nghệ 1. Chính sách khen thưởng về sáng kiến, cải tiến kỹ thuật 83/96 (86,46%) 2. Chính sách tạo lập và sử dụng Quỹ phát triển KH-CN trong công ty 38/96 (39,58%) 3. Chính sách huy động vốn từ nội bộ công ty đầu tư cho phát triển KH-CN 42/96 (43,75%) 4. Chính sách khác 44/96 (45,83%) 2.2.3. Cách thức đổi mới công nghệ của các công ty Qua số liệu khảo sát của tác giả cho thấy, phần lớn các công ty TNHH MTV chọn cách mua và nhập khẩu công nghệ trên thị trường để đổi mới công nghệ sản xuất - kinh doanh. Cụ thể, trong tổng số 96 công ty TNHH MTV được khảo sát, có tới 35 công ty (36,46%) mua công nghệ mới trên thị trường nội địa; 49 công ty (51,04%) nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài; 17 công ty (17,71%) mua công nghệ cũ về cải tiến; 11 công ty (11,46%) tự mình nghiên cứu phát minh ra công nghệ và 7 công ty (7,29%) có liên doanh, liên kết với các cơ sở nghiên cứu khoa học (Viện nghiên cứu, trường đại học). Điều này cũng phù hợp với trình độ phát triển của một quốc gia có nền KH-CN yếu kém như Việt Nam khi mà khả năng tự phát triển công nghệ mới là rất hạn chế. Số liệu này cũng phản ánh thực trạng về việc liên doanh, liên kết giữa các cơ sở nghiên cứu khoa học và các công ty TNHH MTV để thương mại hóa sản phẩm ở nước ta trong những năm vừa qua là rất yếu kém. Hình 2.3: Cách thức đổi mới công nghệ của các công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam Đơn vị tính: % Có thực trạng trên bởi lẽ: trình độ công nghệ của các công ty TNNH MTV nói chung còn thấp một phần vì quy mô của công ty còn nhỏ, tiềm lực tài chính chưa mạnh nên việc đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó thị trường công nghệ chưa phát triển, các công thiếu thông tin hoặc thông tin về các sản phẩm do nhà khoa học trong nước nghiên cứu, chế tạo đến với công ty chưa kịp thời. Do vậy, nhiều công ty chỉ chú ý tới việc mua sắm thiết bị mà coi nhẹ công tác nghiên cứu khoa học cũng như chuyển giao công nghệ. Đó là chưa kể tâm lý “sính ngoại” của các công ty trong nước, nên hoạt động này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Một số công ty không có niềm tin vào công nghệ nghiên cứu và sản xuất ở trong nước, sợ rủi ro khi sử dụng công nghệ trong nước nên thường lựa chọn phương án nhập công nghệ của nước ngoài. 2.2.4. Hiệu quả liên doanh, liên kết với các cơ sở nghiên cứu khoa học Trong số 7 công ty có liên doanh, liên kết với các cơ sở nghiên cứu khoa học (Viện nghiên cứu, trường đại học), 01 công ty (14,28%) cho rằng liên doanh, liên kết với các cơ sở nghiên cứu khoa học trong nước đạt hiệu quả cao; 03 công ty (28,58%) cho rằng hiệu quả trung bình; 02 công ty cho rằng hiệu quả thấp; 01 công ty cho rằng hiệu quả không rõ ràng và 01 công ty cho rằng không hiệu quả. Như vậy, nếu theo kết quả khảo sát, các công ty thấy rằng việc liên doanh, liên kết với các cơ sở nghiên cứu khoa học trong nước cơ bản là chưa thật sự hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân từ phía các công ty, có nguyên nhân từ chất lượng hoạt động của các cơ sở nghiên cứu khoa học Hình 2.4: Hiệu quả liên doanh, liên kết với các cơ sở nghiên cứu khoa học Đơn vị tính: % 2.2.5. Đánh giá của các công ty về tác động của các chính sách tài chính tới việc phát triển khoa học - công nghệ 2.2.6. Đánh giá của các công ty vê việc tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển KH-CN 2.2.7. Đánh giá của các công ty về những khó khăn trong việc phát triển KH-CN Trong số 96 công ty trả lời câu hỏi điều tra, có 68/96 công ty (chiếm 70,83%) cho rằng khó khăn trong việc phát triển KH-CN của công ty là do thiếu vốn; có 32/96 công ty (chiếm 33,33%) cho rằng do thiếu thông tin; có 28/96 công ty (chiếm 29,17%) cho rằng do thiếu nguồn nhân lực có trình độ KH-CN; có 49/96 công ty (chiếm 51,04%) cho rằng do e ngại trong đầu tư phát triển KH-CN; có 62/96 công ty (chiếm 64,58%) cho rằng do khó tiếp cận chính sách ưu đãi của Nhà nước và có 43/96 công ty (chiếm 44,79%) cho rằng do cơ chế quản lý còn thiếu linh hoạt và chậm đổi mới. Bảng 2.4: Đánh giá của các công ty về những khó khăn trong việc phát triển KH-CN 1. Do thiếu vốn 68/96 (70,83%) 2. Do thiếu thông tin 32/96 (33,33%) 3. Do thiếu nguồn nhân lực có trình độ KH-CN 28/96 (29,17%) 4. Do e ngại trong đầu tư phát triển KH-CN 49/96 (51,04%) 5. Do khó tiếp cận chính sách ưu đãi của Nhà nước 62/96 (64,58%) 6. Do cơ chế quản lý còn thiếu linh hoạt và chậm đổi mới 43/96 (44,79%) 3.3. CÁC THÔNG TIN VỀ QUỸ PHÁT TRIỂN KH-CN CỦA CÔNG TY 3.3.1. Thông tin về Quỹ phát triển KH-CN của công ty Kết quả khảo sát của tác giả cho thấy: trong số 96 công ty TNHH MTV trả lời phiếu khảo sát, có 38 công ty (chiếm 39,58%) đã thành lập Quỹ phát triển KH-CN. Tuy nhiên, nếu tính cả các công ty có các khoản chi cho phát triển KH-CN sẽ chiếm 65,63% (63 công ty). Số lượng các công ty không có Quỹ phát triển KH-CN là 58 công ty (chiếm 60,42%). 3.3.2. Mục đích thành lập Quỹ phát triển KH-CN của công ty Về cơ bản, các công ty TNHH MTV thành lập Quỹ phát triển KH-CN nhằm 2 mục đích: tiết kiệm chi phí mua công nghệ mới và sáng tạo ra công nghệ độc quyền cho công ty mình hoặc vì một trong hai mục đích trên. Hình 3.1: Mục đích thành lập Quỹ phát triển KH-CN trong công ty Đơn vị tính: % Cụ thể, trong số 38 công ty đã thành lập Quỹ phát triển KH-CN, có 12 công ty (chiếm 31,58%) cho rằng lý do chính dẫn đến việc thành lập Quỹ nhằm tiết kiệm chi phí mua công nghệ mới; 9 công ty (chiếm 23,68%) cho rằng mục đích của việc thành lập Quỹ để sáng tạo ra công nghệ độc quyền cho công ty và 17 công ty (chiếm 44,74%) cho rằng thành lập Quỹ vì cả 2 mục đích nói trên. Như vậy, chỉ có 9 công ty (chiếm 23,68%) thành lập Quỹ vì mục đích sáng tạo ra công nghệ độc quyền là chưa nhiều và thể hiện rằng, các công ty TNHH MTV được khảo sát vẫn chưa thực sự coi việc áp dụng các tiến bộ về KH-CN như là một giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. 3.3.3. Nguồn vốn hình thành Quỹ phát triển KH-CN của công ty Kết quả khảo sát cho thấy: - Có 38 công ty TNHH MTV (chiếm 39,58%) thành lập Quỹ phát triển KH- CN trên cơ sở 100% nguồn vốn là từ khoản 10% lợi nhuận trước thuế TNDN được để lại theo Luật - Có 11 công ty (chiếm 28,95%) thành lập Quỹ phát triển KH-CN trên cơ sở nguồn vốn từ khoản 10% thu nhập trước thuế TNDN được để lại theo Luật và vốn vay từ nội bộ công ty (trong đó nguồn vốn từ khoản 10% lợi nhuận trước thuế TNDN chiếm trên 50% tổng Quỹ) - Có 9 công ty khác (chiếm 23,68%) có sử dụng nguồn vốn nói trên nhưng ở mức nhỏ hơn 50% - Phần còn lại được huy động từ nguồn vốn bên ngoài công ty (từ công ty bảo hiểm, công ty tài chính). Như vậy, chính sách ưu đãi thuế của Nhà nước đã có tác động đáng kể đến việc hình thành Quỹ phát triển KH-CN của công ty TNHH 3.3.4. Thực trạng sử dụng Quỹ phát triển KH-CN của công ty Trong số 38 công ty TNHH MTV có Quỹ phát triển KH-CN, có 14 công ty (chiếm 36,84%) sử dụng kinh phí của Quỹ cho việc cử cán bộ đi học về công nghệ; 8 công ty (chiếm 21,05%) sử dụng kinh phí đi tham quan nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài; chỉ có 11 công ty (chiếm 28,94%) sử dụng kinh phí của Quỹ cho các hoạt động tự triển khai nghiên cứu - cải tiến kỹ thuật; có 5 công ty (chiếm 13,16%) sử dụng kinh phí để thuê chuyên gia về KH-CN hỗ trợ và có 4 công ty (chiếm 10,53%) sử dụng kinh phí của Quỹ cho hợp tác nghiên cứu với các cơ sở nghiên cứu khoa học. Điều này cho thấy, phần lớn các công ty TNHH MTV sử dụng kinh phí của Quỹ phát triển KH-CN chưa hiệu quả. Hình 3.2: Sử dụng Quỹ phát triển KH-CN trong công ty TNHH MTV Đơn vị tính: % 3.3.5. Lý do công ty chưa thành lập Quỹ phát triển KH-CN Trong số 58 công ty TNHH MTV chưa thành lập Quỹ phát triển KH-CN, có 23 công ty (chiếm 39,66%) cho rằng chưa cần thiết phải thành lập Quỹ phát triển KH-CN; 9 công ty (chiếm 15,51%) cho rằng nguyên nhân chính là do không có người làm nghiên cứu; 18 công ty (chiếm 31,03%) cho rằng họ không cần phải thành lập Quỹ phát triển KH-CN vì có thể mua công nghệ trên thị trường. Ngoài ra, có 5 công ty (chiếm 8,62%) cho rằng họ chưa thành lập Quỹ phát triển KH-CN vì không biết đến quy định ưu đãi 10% thu nhập trước thuế TNDN cho hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ; 8 công ty (chiếm 13,79%) cho rằng không cần thiết phải lập Quỹ phát triển KH-CN. Hình 3.3: Lý do công ty chưa thành lập Quỹ phát triển KH-CN Đơn vị tính: % Vấn đề đặt ra là vì sao 58 công ty TNHH MTV chưa thành lập Quỹ phát triển KH-CN? Phải chăng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các công ty chưa thành lập Quỹ phát triển KH-CN là do các công ty chưa nhận thấy sự cần thiết phải thành lập Quỹ phát triển KH-CN. Cụ thể: Một là, với các công ty này, sức ép của thị trường về việc phải thành lập Quỹ phát triển KH-CN có vẻ chưa lớn hoặc các công ty này dường như vẫn đang thỏa mãn với những gì mình có và không quan tâm. Hai là, các công ty thấy chưa cần thiết phải thành lập Quỹ phát triển KH-CN là do họ có thể mua công nghệ trên thị trường. Số liệu khảo sát cho thấy, phần lớn các công ty chọn cách mua công nghệ trên thị trường để đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất - kinh doanh. Ba là, do các công ty này đa phần có quy mô vừa và nhỏ, lợi nhuận còn thấp nên hạn chế về khả năng tích tụ vốn tạo lập Quỹ phát triển KH-CN. Ngoài nguyên nhân chủ yếu do các công ty chưa nhận thấy sự cần thiết phải thành lập Quỹ phát triển KH-CN thì một nguyên nhân khác cần lưu ý khiến các công ty không hoặc chưa thành lập Quỹ phát triển KH-CN là do họ không biết đến quy định ưu đãi 10% thu nhập trước thuế TNDN cho việc nghiên cứu KH-CN. Điều này thể hiện, chính sách thuế ở Việt Nam chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa được sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng doanh nghiệp vì yếu tố tuyên truyền phổ biến pháp luật thuế còn hạn chế. PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TRONG CÁC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN Tôi là Nghiên cứu sinh của Học viện Tài chính, đang triển khai thực hiện đề tài: “Giải pháp tài chính phát triển khoa học - công nghệ trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ở Việt Nam”. Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - Ngân hàng, Mã số: 62.31.12.01. Để có được những nhận xét, đánh giá chính xác, khách quan thực trạng làm cơ sở để đề xuất hoàn thiện giải pháp tài chính phát triển khoa học - công nghệ trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. NCS rất mong nhận được ý kiến của Quý Ông/Bà về những vấn đề này bằng cách trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát. NCS xin đảm bảo rằng, các thông tin trong phiếu khảo sát sẽ được giữ bí mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn. A. Thông tin chung về công ty 1. Tên công ty: 2. Năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động: 3. Địa chỉ của công ty: B. Thông tin liên quan đến công nghệ sử dụng của công ty 4. Xin Quý Ông/Bà cho biết năng lực hiện tại của máy móc công nghệ chính phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty? (xin đánh dấu √ vào dòng phù hợp) a. Hiện đại so với tiêu chuẩn quốc tế: b. Hiện đại so với tiêu chuẩn Việt Nam: c. Trung bình so với tiêu chuẩn Việt Nam: d. Lạc hậu so với tiêu chuẩn Việt Nam: 5. Máy tính được sử dụng vào những mục đích gì (xin đánh dấu √ vào dòng phù hợp)? a. Soạn thảo và lưu trữ văn bản: b. Lưu trữ dữ liệu (khách hàng, sản phẩm, nguyên liệu...): c. Theo dõi và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh: 6. Internet được sử dụng vào những mục đích gì (điền dấu √ vào các dòng phù hợp)? a. Gửi thư điện tử: b. Tìm kiếm thông tin (khách hàng, nguồn nguyên liệu): c. Cung cấp thông tin về công ty và quảng cáo: d. Bán hàng qua mạng: C. Thông tin liên quan đến việc phát triển khoa học - công nghệ của công ty 7. Mô hình tổ chức và hoạt động nghiên cứu - triển khai trong công ty (đánh dấu √ vào dòng phù hợp) a. Có phòng chuyên trách về nghiên cứu - triển khai: b. Có cán bộ phụ trách về nghiên cứu - triển khai: c. Có cán bộ kỹ thuật tham gia nghiên cứu - triển khai: d. Có liên kết, liên doanh về nghiên cứu - triển khai: 8. Công ty có những chính sách gì để khuyến khích phát triển khoa học - công nghệ (đánh dấu √ vào dòng phù hợp) a. Chính sách khen thưởng về sáng kiến, cải tiến kỹ thuật: b. Chính sách tạo lập và sử dụng Quỹ phát triển KH - CN trong công ty: c. Chính sách huy động vốn từ nội bộ công ty cho phát triển khoa học - công nghệ: d. Chính sách khác: 9. Công ty thường đổi mới công nghệ sản xuất - kinh doanh của mình bằng cách chủ yếu nào (đánh dấu √ vào dòng phù hợp)? a. Mua công nghệ mới trên thị trường nội địa: b. Nhập khẩu công nghệ mới từ nước ngoài: c. Mua công nghệ cũ về cải tiến, nâng cấp: d. Tự mình nghiên cứu phát minh ra công nghệ mới: e. Thông qua liên doanh, liên kết với các cơ sở nghiên cứu khoa học (Viện nghiên cứu, trường đại học): 10. Nếu công ty đã từng liên kết nghiên cứu hay đặt hàng khoa học - công nghệ với một Viện nghiên cứu, trường đại học thì hãy cho biết hiệu quả của việc hợp tác đó (đánh dấu √ vào dòng phù hợp) a. Hiệu quả cao: b. Hiệu quả trung bình: c. Hiệu quả thấp: d. Không rõ ràng: e. Không hiệu quả: 11. Xin Quý Ông/Bà đánh giá tác động của các chính sách tài chính tới việc phát triển khoa học - công nghệ của công ty (đánh dấu √ vào ô phù hợp): Ảnh hưởng tới phát triển KH&CN Rất tích cực Tích cực Không ảnh hưởng Tiêu cực Rất tiêu cực 1. CS chi ngân sách của Nhà nước 2. CS thuế của Nhà nước 3. CS cho vay của Ngân hàng thương mại 4. CS hỗ trợ của Quỹ phát triển KH-CN các cấp 5. CS tạo lập Qũy phát triển KH-CN trong công ty 6. CS khen thưởng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật 7. CS huy động vốn từ nội bộ công ty 12. Việc tiếp cận với các nguồn vốn vay để phát triển khoa học - công nghệ của công ty (đánh dấu √ vào dòng phù hợp) Thuận lợi Rất thuận lợi Khó khăn Rất khó khăn - Từ các ngân hàng thương mại - Từ Quỹ phát triển KH-CN Quốc gia - Từ Quỹ phát triển KH-CN địa phương - Các nguồn vốn từ nội bộ công ty - Từ các Công ty Bảo hiểm; Công ty tài chính - Thông qua phát hành trái phiếu 13. Những khó khăn trong việc phát triển KH-CN của công ty? (đánh dấu √ vào dòng phù hợp) a. Do thiếu vốn: b. Do thiếu thông tin: c. Do thiếu nguồn nhân lực có trình độ KH-CN: d. Do e ngại trong đầu tư phát triển KH-CN: e. Do tiếp cận chính sách ưu đãi của Nhà nước khó khăn: D. Các thông tin về Quỹ phát triển KH-CN trong công ty TNHH MTV 14. Công ty có Quỹ phát triển KH-CN không? (đánh dấu √ vào dòng phù hợp) a. Có: b. không: 15. Mục đích thành lập Quỹ phát triển KH-CN của công ty? a. Tiết kiệm chi phí mua công nghệ mới: b. Sáng tạo ra công nghệ độc quyền: c. Cả 2 mục đích trên: 16. Nguồn vốn hình thành Quỹ phát triển KH-CN của công ty (ước tính tỷ lệ %) a. Từ khoản 10% thu nhập trước thuế TNDN được để lại theo luật: b. Vốn vay từ nội bộ công ty: c. Vốn huy động từ bên ngoài công ty: 17. Công ty thường sử dụng nguồn kinh phí của Quỹ phát triển KH-CN cho hoạt động nào? (đánh dấu √ vào dòng phù hợp) a. Tham quan nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài: b. Thuê chuyên gia KH&CN hỗ trợ: c. Tự triển khai nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật công nghệ: d. Dành cho hợp tác nghiên cứu với các cơ sở nghiên cứu: e. Cử cán bộ đi học về công nghệ: 18. Lý do mà công ty chưa thành lập Quỹ phát triển KH-CN (đánh dấu √ vào dòng phù hợp) a. Chưa cần thiết phải lập Quỹ: b. Không có người làm nghiên cứu: c. Có thể mua công nghệ trên thị trường: d. Không biết đến quy định ưu đãi 10% thu nhập trước thuế TNDN cho hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ: e. Lý do khác:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hung_nop_qd_12_12_7459.pdf
Luận văn liên quan