Kết quả phân tích định lượng cho thấy trong bối cảnh cạnh tranh kinh
tế hiện nay, đầu tư có vai trò tích cực trong tạo việc làm, các địa phương trong
cả nước đều có xu hướng mở rộng thu hút đầu tư với các ưu đãi đối với các
doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế xã hội. Hà Nội không nằm ngoài xu thế
đó và phải cạnh tranh với các địa phương khác. Theo một khảo sát (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, 2014) về môi trường đầu tư vừa được Tổng cục Thống kê và
Ngân hàng Thế giới công bố gần đây thì Hà Nội là một trong những địa
phương có môi trường đầu tư kém thân thiện nhất. Hà Nội đứng thứ 50 về môi
trường đầu tư trong tổng số 63 địa phương được khảo sát. Một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do môi trường đầu tư - kinh doanh của
Hà Nội kém sức cạnh tranh so với các địa phương khác. Như vậy, có thể thấy
hoạt động thu hút đầu tư của Hà Nội còn hạn chế, làm giảm khả năng tạo việc
làm cho địa phương, đặc biệt là tạo việc làm cho lao động ở khu vực nông
thôn. Hà Nội cần có các biện pháp để thu hút đầu tư và nâng cao năng lực
cạnh tranh hơn nữa.
180 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười thân của họ đang làm việc ở nước ngoài.
4.3.4. Giải pháp tạo việc làm từ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nông thôn
Doanh nghiệp nhỏ và vừa nông thôn có vai trò quan trọng đối với tăng
trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và tạo số lượng
lớn việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn. Để tạo được nhiều việc
làm từ doanh nghiệp nhỏ và vừa nông thôn cần thiết phải thực hiện các biện pháp
để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nông thôn, bao gồm:
- Thúc đẩy cải cách hành chính ở nông thôn, tạo điều kiện áp dụng hiệu quả
luật doanh nghiệp vào cuộc sống, đảm bảo thủ tục đăng ký thành lập doanh
nghiệp dễ dàng không rắc rối, phiền hà, để tác động vào sự phát triển số lượng
doanh nghiệp, tạo mở việc làm cho lao động nông thôn.
143
- Cần có các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa từ phía địa
phương để tạo vốn thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nông thôn. Đồng thời, phát
triển hệ thống tín dụng nông thôn, hoạt động lành mạnh, sôi nổi theo cơ chế
thương mại, tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp có thể huy động vốn
thuận lợi với nhiều quy mô và tại bất cứ thời điểm nào vì thiếu vốn là khó khăn
chung của các doanh nghiệp, nhưng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nông
thôn càng khó khăn hơn, do hoạt động hiệu quả thấp, độ tin cậy về khả năng trả
nợ đối với hệ thống ngân hàng, tín dụng chưa cao,..
- Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nông thôn nâng cao trình độ
công nghệ sản xuất, nhằm nâng cao khả năng tạo ra các sản phẩm độc đáo, chứa
đựng bản sắc truyền thống và hiện đại, chất lượng cao, có giá trị đối với thị
trường trong và ngoài nước.
- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa nông thôn hoạt
động trong các ngành nghề thu hút nhiều lao động, sản xuất - kinh doanh sản
phẩm có giá trị cao đối với thị trường trong nước và xuất khẩu, đảm bảo được
môi trường sinh thái. Xây dựng các cụm công nghiệp nông thôn nhằm tăng
cường khả năng chuyển giao công nghệ, khuyến khích các nhà đầu tư tạo mở
doanh nghiệp, liên doanh, liên kết và xử lý hiệu quả chất thải, nước thải, khắc
phục tình trạng phát triển tự phát.
- Phát huy công cụ thuế trong khích lệ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
nông thôn, tạo việc làm cho người lao động. Trong đó, đặc biệt là chính sách
giảm thuế cho các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động.
4.3.5. Tăng cường thông tin thị trường lao động và tuyên truyền chính sách
việc làm
Thông tin thị trường lao động và công tác tuyên truyền về các chính sách
việc làm có vai trò rất quan trọng, giúp người lao động có được việc làm và được
tạo việc làm hoặc tự tạo việc làm. Đồng thời, nâng cao hiệu quả của các chương
trình, chính sách tạo việc làm và phát triển thị trường lao động của thành phố.
Đối với thông tin thị trường lao động, thành phố Hà Nội cần đầu tư tập trung cho
02 Trung tâm giới thiệu việc làm bao gồm: Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội
và Trung tâm Giới thiệu việc làm số 2 Hà Nội, đây là hai địa điểm kết nối chính
người lao động và các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội cũng đã ban hành quyết định số 4883/QĐ-UBND ngày 22/9/2014 về
việc phê duyệt Đề án tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động Sàn giao dịch việc
144
làm thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2015 và định hướng đến 2020, đây cũng là
một trong những quyết định đúng đắn nhằm phát triển thị trường lao động thành
phố, góp phần đẩy nhanh quá trình tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là
lao động nông thôn ở những địa bàn xa trung tâm. Thành phố Hà Nội cần thành
lập nhiều điểm giao dịch việc làm vệ tinh và bố trí tại khu vực nông thôn giúp
cho người lao động nông thôn tiếp cận dễ dàng với các thông tin về việc làm.
Về mặt tuyên truyền các chính sách việc làm, mặc dù chưa có số liệu
thống kê cụ thể nhưng cũng có nhiều người lao động và ngay cả các doanh
nghiệp còn thiếu thông tin về các chương trình vay vốn giải quyết (như vốn từ
chương trình 120). Điều này, gây lãng phí vốn khi vốn không đến được với
người có nhu cầu. Làm ruộng vắt kiệt mồ hôi chỉ đủ ăn, chuyển đổi cơ cấu nông
nghiệp không có vốn nhiều thanh niên tại các vùng nông thôn đành chọn con
đường tha phương tìm việc điều này gây lãng phí nhân lực tại chỗ. Do vậy, tăng
cường công tác tuyên truyền chính sách việc làm đến người lao động, đặc biệt
đối với lao động nông thôn nhất là nhóm lao động trẻ. Hoạt động cung cấp thông
tin thị trường và tuyên truyền chính sách lao động việc làm tạo điều kiện cho các
giao dịch việc làm, tạo việc làm diễn ra đa dạng, phong phú, sẽ kết nối hiệu quả
và đáp ứng nhu cầu lao động trên địa bàn thành phố.
4.3.6. Nâng cao nhận thức về tự tạo và tìm kiếm việc làm của người nông dân
Qua tham vấn người dân cho thấy, tư tưởng ỷ lại vào nhà nước và các tổ
chức đoàn thể trong giải quyết việc làm của người dân bị thu hồi đất còn cao.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề còn thấp cùng với việc ỷ lại của
họ đã làm cho nhiều chương trình, dự án tạo việc làm cho số lao động này chưa
phát huy được hiệu quả.
Tâm lý ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước đã làm giảm đi tính tích cực, chủ
động của người lao động trong chuyên đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm mới.
Khi người dân không tích cực học nghề mới để chuyên đổi nghề nghiệp thì khó
mà tìm kiếm được việc làm mới trong khu vực công nghiệp, dịch vụ. Thêm vào
đó, tâm lý muốn làm việc nhẹ, ngại đi xa làm cho họ không chấp nhận làm lao
động phổ thông, nặng nhọc tại các doanh nghiệp trên địa bàn. Đây chính là khó
khăn lớn, đặt ra cho các cấp chính quyền trên địa bàn thành phố trong giải quyết
việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa. Việc này đòi hỏi các cấp chính
quyền không chỉ giải quyết bằng biện pháp kinh tế, hành chính mà còn có cả
biện pháp tư tưởng thông qua tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục.
145
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Nội dung chính của chương 4 tập trung đề xuất các giải pháp chủ yếu tăng
cường tạo việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa và các kiến nghị
thực hiện đối với các cấp. Dự báo đến năm 2015, tổng cầu lao động của thành phố Hà
Nội đạt khoảng 4340,6 nghìn người và năm 2020 là 5019,3 nghìn người. Đến năm
2020, tổng dân số của thành phố Hà Nội đạt trên 7,9 triệu người, tổng cung lực lượng
lao động đạt được trên 4,6 triệu người, trong đó nam giới chiếm 51,0% và nữ giới
49,0%. Giai đoạn 2011 - 2020, nhu cầu về lao động có xu hướng tăng cao, cầu về lao
động khoảng 150.000 - 200.000 người/năm, đặc biệt tỷ lệ đô thị hóa đạt 54%. Các chỉ
báo trên cho thấy cung, cầu lao động, tốc độ đô thị hóa có sự gia tăng nhanh chóng
tạo áp lực lớn lên vấn đề lao động việc làm, do đó đòi hỏi thực hiện đồng bộ các giải
pháp nhằm giải quyết, tăng cường tạo việc làm cho người lao động.
Các giải pháp đưa ra gồm: Tạo việc làm thông qua phát triển kinh tế - xã
hội, Phát triển nguồn nhân lực; Giải pháp mở rộng xuất khẩu lao động, chú trọng
xuất khẩu lao động phổ thông đến các thị trường có mức lương bình quân cao và
ổn định; Giải pháp tạo việc làm từ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nông
thôn; Tăng cường thông tin thị trường lao động và tuyên truyền chính sách việc
làm. Kiến nghị đối với Nhà nước, Chính quyền thành phố Hà Nội, các cấp địa
phương và kiến nghị đối với người lao động: Các Bộ, ngành như: Bộ Lao động,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp, cần phối
hợp để có những chính sách hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực khu vực nông
thôn, qua đó tạo nhiều cơ hội cho người lao động nông thôn tạo việc làm; Chính
quyền cần nghiên cứu, khuyến khích, ban hành cơ chế phối hợp giữa các Trung
tâm Dạy nghề, Trung tâm Dịch vụ việc làm để tổ chức các lớp dạy nghề ngắn
hạn tại địa phương hoặc gửi lao động tới các cơ sở đào tạo, dạy nghề theo nhu
cầu của người lao động; Đối với các cấp Quận/Huyện đến cấp xã của Hà Nội cần
quán triệt các nội dung cơ bản trong các chính sách tạo việc làm từ cấp Trung
ương và cấp thành phố ban hành. Cung cấp số liệu về thực trạng, tình hình lao
động việc làm của người lao động nông thôn một cách kịp thời để nắm được nhu
cầu của người lao động nông thôn; Bản thân người lao động nông thôn phải chú
trọng phát triển: chuyên môn, tay nghề, trình độ nhận thức luật pháp, kỹ năng
giao tiếp, ngoại ngữ, vi tính, Đồng thời, chủ động chọn nghề, chọn khóa học
phù hợp để học. Đối với những nhóm lao động đã có kỹ năng, trình độ cần
khuyến khích phát huy khả năng tìm kiếm việc làm và tự tạo việc làm.
146
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội. Trong bối cảnh
Hà Nội đang có tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh, nếu số lượng việc làm không
được tạo ra đầy đủ, chất lượng việc làm không cao sẽ kéo theo các hệ lụy về xã hội
như: thất nghiệp, tệ nạn xã hội, nghèo đói,... Các chính sách tạo việc làm đã được
triển khai nhiều trong những năm vừa qua, song hiệu quả đem lại vẫn còn hạn chế.
Do vậy, tạo việc làm cho lao động nông thôn luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu
và là nhiệm vụ cấp bách đặc biệt, cần xác định rõ những yếu tác động đến tạo việc
làm và chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động nông thôn.
Luận án đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn
về việc làm, tạo việc làm cũng như sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao
động nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa. Phân tích thực trạng lao động việc
làm, tình hình tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Hà Nội.
Phân tích những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của nông thôn
Hà Nội ảnh hưởng đến công tác tạo việc làm, những yếu tố tác động đến việc làm
bao gồm: Hệ thống chính sách việc làm; Mức độ phát triển của các doanh nghiệp
công nghiệp khu vực nông thôn; Mức độ phát triển các ngành ở khu vực nông
thôn; Công tác dạy nghề, nâng cao trình độ của lao động; Hoạt động của thị
trường lao động; Mức độ mở rộng xuất khẩu lao động; Yếu tố từ bản thân người
lao động và các yếu tố khác. Một số kết quả tạo việc làm như: hỗ trợ đưa hàng
nghìn người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Quỹ QGVVL giải quyết cho
hàng trăm nghìn lao động có việc làm; Tạo việc làm thông qua đề án đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đã triển khai dạy nghề được trên 1 nghìn lớp và
hàng chục nghìn người, có trên 70% lao động nông thôn làm đúng với nghề được
đào tạo, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề đạt trên 80%. Sau khi học nghề, có
nhiều lao động có việc làm thông qua thành lập được tổ hợp tác, doanh nghiệp,
trên 50% số lao động học nghề tự tạo việc làm, trên 20% số lao động học nghề
được doanh nghiệp tuyển dụng; Tạo việc làm thông qua hỗ trợ các doanh nghiệp
phát triển sản xuất, tạo chỗ làm việc mới thu hút hàng trăm nghìn lao động.
Luận án phân tích tác động của một số yếu tố đến tạo việc làm và khả năng
chuyển đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp trong bối cảnh đô thị
hóa, chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa trình độ giáo dục của người lao động đến
147
khả năng có việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn. Các chương trình tạo việc làm
đã giúp người lao động có được việc làm phi nông nghiệp và phát triển số doanh
nghiệp trên địa bàn khu vực nông thôn đóng vài trò quan trọng tạo ra việc làm mới
cho khu vực này. Đầu tư, tăng trưởng luôn mang lại công ăn việc làm cho người
dân, là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với vấn đề tạo và giải quyết việc làm, đây
cũng sẽ là thách thức khi mà số lao động có trình độ CMKT còn rất thấp ở khu vực
nông thôn; Quá trình đô thị hóa, hình thành các khu công nghiệp mở ra cơ hội việc
làm cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng. Nhưng đây chính là
những thách thức đối với lực lượng lao động ở nông thôn vừa thiếu về kinh
nghiệm và hạn chế về trình độ trước những đòi hỏi yêu cầu của công việc mới.
Luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm cho
người lao động nông thôn Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa, bao gồm: Tạo việc
làm thông qua phát triển kinh tế - xã hội, Phát triển nguồn nhân lực; Giải pháp mở
rộng xuất khẩu lao động, chú trọng xuất khẩu lao động phổ thông đến các thị
trường có mức lương bình quân cao và ổn định; Giải pháp tạo việc làm từ phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nông thôn; Tăng cường thông tin thị trường lao
động và tuyên truyền chính sách việc làm, theo đó hoàn thiện hệ thống giao dịch
chính thức trên thị trường lao động; Nâng cao chất lượng hoạt động của sàn giao
dịch việc làm Thành phố; Thiết lập hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao
động thống nhất từ Thành phố đến quận, huyện, xã, phường;... tạo điều kiện mở
rộng thông tin kết nối việc làm. Đồng thời, luận án đưa ra các kiến nghị đối với
Nhà nước; Chính quyền thành phố Hà Nội; Các cấp địa phương và kiến nghị đối
với người lao động.
Về mặt lý luận và phương pháp nghiên cứu, trong tương lai, tác giả mong
muốn có cơ hội khắc phục được một số hạn chế của luận án. Cụ thể, cần tìm cách
phân tích phù hợp để có thể đồng thời xem xét sâu hơn các yếu tố từ cả hai phía
cung và cầu lao động tác động đến vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn
Hà Nội. Trong điều kiện cho phép, có thể nghiên cứu sâu mức độ gia nhập của
các doanh nghiệp theo ngành ở khu vực nông thôn theo thời gian, lượng hóa
được tốc độ đô thị hóa đối với việc làm, đo lường được sự mở rộng quy mô cung
lao động nông thôn, nghiên cứu nhiều hơn thông tin về lao động tự tạo việc
làm, Những thông tin cụ thể hơn sẽ giúp cho thành phố Hà Nội có cơ sở tin
cậy phục vụ hoạch định chính sách phát triển nhân lực, kinh tế xã hội khu vực
nông nghiệp nông thôn nói riêng và thành phố nói chung.
148
2. Kiến nghị
a) Kiến nghị với nhà nước
Ở cấp độ vĩ mô, với vai trò quản lý, xây dựng và ban hành các chính sách
pháp luật, các Bộ, ngành như: Bộ Lao động thương binh và xã hội
(LĐTBXH), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông
nghiệp, cần phối hợp để có những chính sách hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực
khu vực nông thôn, qua đó tạo nhiều cơ hội cho người lao động nông thôn tạo
việc làm. Một số nội dung cụ thể, Chính phủ có thể thực hiện như:
Chính phủ cần giao cho Bộ LĐTBXH khảo sát nhu cầu và đánh giá thách thức
mà người lao động nông thôn sẽ phải đối mặt để xây dựng kế hoạch tạo việc làm. Qua
đó, hỗ trợ đúng và trúng cho người lao động nông thôn, hơn nữa những thông tin sẽ là
cơ sở để xây dựng, ban hành các chính sách và kế hoạch tạo việc làm cho Quốc gia.
Lồng ghép chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn với chính sách
phát triển của các ngành/lĩnh vực.
Cần thường xuyên nghiên cứu phân tích đánh giá sâu về hiệu quả các
chính sách việc làm đối với đối tượng lao động nông thôn để qua đó rút kinh
nghiệm và hoàn thiện chính sách.
b) Kiến nghị với chính quyền thành phố Hà Nội
Ủy ban nhân dân Thành phố tiếp tục giao nhiệm vụ cho Sở LĐTBXH Hà
Nội, chỉ đạo các Trung tâm Dịch vụ việc làm thực hiện tư vấn, giới thiệu việc
làm và có những chương trình riêng biệt hỗ trợ đối với đối tượng lao động nông
thôn. Giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai tuyên truyền và phổ biến kiến
thức hướng nghiệp cho các đối tượng là học sinh ngay từ trong nhà trường và lập
những đề xuất để phát triển hơn nữa các cơ sở dạy nghề cho người lao động,
trong đó đặc biệt có chú ý đối tượng là người lao động nông thôn.
c) Kiến nghị với các cấp địa phương
Đối với các cấp Quận/Huyện đến cấp xã của Hà Nội là đầu mối trong việc
triển khai các chính sách đến người lao động nông thôn. Cần quán triệt các nội
dung trong các chính sách tạo việc làm từ cấp Trung ương và cấp thành phố ban
hành. Cung cấp số liệu về thực trạng, tình hình lao động việc làm của người lao
động nông thôn một cách kịp thời để nắm được nhu cầu của người lao động nông
thôn; Tiến hành điều tra, khảo sát đánh giá số lượng và chất lượng lao động, xác
định đối tượng không có việc làm, thiếu việc làm, đối tượng thuộc diện bị thu hồi
đất,... Xác định nguyên nhân cụ thể dẫn tới không có việc làm, thiếu việc làm và
lập danh sách những người cần giải quyết việc làm.
149
Nghiên cứu để ra những giải pháp để pháp huy thế mạnh của địa phương
để phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm.
Ở cấp Huyện/Quận, Chủ tịch UBND Huyện/Quận có trách nhiệm tổ chức
xây dựng chương trình giải quyết việc làm, có thể lập quỹ hỗ trợ việc làm để
trình hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và tổ chức thực hiện. Những vấn để
trọng tâm trong việc xây dựng chương trình việc làm, bao gồm:
Tăng cường sự hợp tác, tìm kiếm đối tác là những doanh nghiệp được
phép xuất khẩu lao động về hoạt động tại địa phương. Kiến nghị với cấp trên đẩy
mạnh hoạt động trao đổi lao động, tạo mối quan hệ hợp tác về lao động với các
nước, tổ chức, doanh nghiệp cần sử dụng lao động ở nước ngoài. Hướng vào các
thị trường xuất khẩu truyền thống như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc
Hỗ trợ người lao động trước và sau khi xuất khẩu lao động trở về sử dụng
đồng vốn, nhân lực sao cho có hiệu quả. Đặc biệt là đối với người lao động gặp
rủi ro trong xuất khẩu lao động.
d) Kiến nghị với người lao động
Bản thân người lao động nông thôn nói chung phải chú trọng phát triển:
chuyên môn, tay nghề, trình độ nhận thức luật pháp, kỹ năng giao tiếp, ngoại
ngữ, vi tính, Đồng thời, chủ động chọn nghề, chọn khóa học phù hợp để học.
Đối với những nhóm lao động đã có kỹ năng, trình độ cần khuyến khích phát huy
khả năng tìm kiếm việc làm và tự tạo việc làm.
Đối với nhóm lao động trẻ, cần tích cực tham gia đào tạo và tự đào tạo để
nâng cao trình độ, có thể tìm kiếm được việc làm và tự tạo việc làm. Khuyến khích
các lựa chọn thuộc các ngành công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại dịch vụ.
Nâng cao nhân thức giáo dục, tư tưởng về học nghề và việc làm, tránh những vấn đề
gặp phải là những người có thu nhập lớn từ bán đất, từ đền bù giải phóng mặt bằng
làm nảy sinh tư tưởng ngại học, ngại làm lâu dài dẫn đến các tệ nạn xã hội.
Đối với nhóm lao động trưởng thành, cần chủ động trong việc tìm kiếm
việc làm, tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp (lao động mất đất), tham
gia các khóa học do địa phương tổ chức. Đặc biệt, những lao động thuộc khu vực
làm nghề thủ công truyền thống, cần xem xét làm thủ tục để được hỗ trợ tín dụng,
vay vốn sản xuất để tự tạo việc làm thông qua phát triển kinh doanh, có điều kiện
mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng thu nhập cho chính bản thân và tạo nhiều việc
làm cho địa phương.
150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trần Thị Minh Phương và Phạm Ngọc Toàn (2014). Tác động của một số yếu
tố tới cầu lao động trong ngành công nghiệp chế biến, Tạp chí Thông
tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội, 98 (2): 12-21.
2. Trần Thị Minh Phương (2014). Tăng cường số lượng và chất lượng việc làm cho
lao động nông thôn Hà Nội, Tạp chí Lao động và Xã hội, 481(6): 23-25.
3. Trần Thị Minh Phương và Nguyễn Thị Minh Hiền (2014). Các yếu tố ảnh
hưởng khả năng có việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn Thành phố
Hà Nội, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 6 (10): 829-835.
151
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Vũ Quỳnh Anh (2009). Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng mất
việc làm ở Việt Nam, Tạp chí Lao động và Xã hội, 363 (9): 17-20.
2. Nguyễn Thế Bá (2004). Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB Xây dựng, Hà
Nội, tr. 150-202.
3. Ban chấp hành Trung Ương (2006). Báo cáo chính trị tại Đại hội IX, Hà Nội.
4. Bộ Xây dựng (2002). Thông tư 02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP ngày 08/03/2002 của
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Kiểm Hướng dẫn về phân loại đô thị và cấp quản lý
đô thị Phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.
5. Bộ Xây dựng (2009). Thông tư số 34/2009/TT-BXD quy định chi tiết một số nội
dung của nghị định 42/2009/NĐ - CP ngày 07/05/2009 của Chính phủ về
việc phân loại đô thị, Hà Nội.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014). Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn
2006 - 2011, NXB Thống kê, Hà Nội.
7. Các Mác và Ph.Ănghen (1993). Các Mác và Ph.Ănghen toàn tập, tập 23, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Cục thống Kê thành phố Hà Nội (2014). Đơn vị hành chính, đất đai, khí hậu, truy
cập ngày 20/09/2014 từ
NGTK%202013%20-DVHC%20dat%20dai%20va%20khi%20hau.pdf.
9. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008). Giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực,
NXB Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr. 130-199.
10. Tống Văn Chung (2000). Xã hội học nông thôn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
11. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan và Nguyễn Trọng Đắc
(2005). Giáo trình Phát triển nông thôn,NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
12. David B. and F. Stanley (1995). Kinh tế học, Trần Phú Thuyết dịch, NXB Giáo
dục, Hà Nội, tr. 282.
13. Trần Ngọc Diễn (2002). Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tạo việc làm cho lao
động ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
quốc dân, 155 tr.
14. Nguyễn Quang Dong (2003). Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Thống kê, Hà Nội,
tr. 110-161.
15. Chu Tiến Dũng (2001). Việc làm ở nông thôn, Thực trạng và giải pháp, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
16. Nguyễn Hữu Dũng (2004). Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình
đô thị hoá công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Lao động- Xã hội,
246 (9): 15-18.
17. Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2007). Giáo trình Quản trị nhân
lực,NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
152
18. Nguyễn Thị Đông (2008). Ứng dụng mô hình Harry T. Oshima để đẩy mạnh tăng
trưởng nông nghiệp vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Luận văn thạc sĩ kinh
tế, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chính Minh, 76 tr.
19. Gregory. N.M. (1997). Kinh tế học vi mô. Nguyễn Đức Thành và Phạm Thế Anh
dịch, NXB Thống kê.
20. Triệu Đức Hạnh (2012). Nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao
động nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học
Thái Nguyên, 175 tr.
21. Nguyễn Trọng Hoài (2008). Biến phụ thuộc bị giới hạn, Chương trình giảng dạy
Kinh tế Fulbright, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
22. Nguyễn Lâm Hòe (1998). Kinh tế học của các nước đang phát triển, NXB Thống
kê, Hà Nội, tr. 121-135.
23. Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội (2012). Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Thành phố Hà Nội 5 năm 2011-2015, Hà Nội.
24. Nguyễn Thị Lan Hương (2013). Nghiên cứu nhu cầu học nghề, hỗ trợ việc làm sau
học nghề của phụ nữ và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề
thuộc Hội phụ nữ, phục vụ triển khai đề án 295, Báo cáo khoa học.
25. Keynes J.M. (1994). Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, Bản dịch
NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.110-235.
26. Khuyết danh (2014a). Đặc điểm kinh tế xã hội Hà Nội, truy cập ngày 16/5/2014
từ
27. Khuyết danh (2014b). Thị trường lao động Malaysia, truy cập ngày 30/08/2014 từ
n/42711/c/4032/Default.aspx?tin=Th%E1%BB%8B+Tr%C6%B0%E1%BB
%9Dng+lao+%C4%91%E1%BB%99ng+c%C3%A1c+n%C6%B0%E1%BB
%9Bc.
28. Đặng Tú Lan (2002). Một số nhân tố tác động đến vấn đề giải quyết việc làm của
nước ta hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, 12(12): 13-16.
29. Trần Thị Lan (2012a). Quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất của nôngdân để xây
dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới ở Hà Nội, Luận án tiến sĩ, Học
viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 105 tr.
30. Trần Thị Lan (2012b). Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở thành phố
Hà Nội, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, 1 (2):90- 92.
31. Lenin V.I. (1976). V.I. Lê-nin Toàn tập. NXB Sự thật dịch, tập 3, NXB Tiến bộ.
32. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (2012). Đánh giá thực trạng lao
động việc làm ở các khu vực bị thu hồi đất nông nghiệp và hiệu quả của các
chính sách hỗ trợ nhóm nông dân mất đất, Hà Nội. Báo cáo khoa học.
33. Hoàng Thị Ngọc Loan (2010), Việc làm và thu nhập của nông dân vùng Đông Nam
Bộ dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, Đề tài khoa học
cấp Bộ, NXB Học viện Chính trị - Hành chính khu vực II, Hà Nội.
153
34. Ngô Thắng Lợi (2014). Đô thị hóa ở Hà Nội nhìn từ góc độ phát triển bền vững,
truy cập ngày 15/7/2014 từ
Detail.aspx?co_id=28340652&cn_id=427617.
35. Michael. P.T. (1999). Kinh tế học cho thế giới thứ ba. Đỗ Đức Thành dịch, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
36. Nguyễn Khắc Minh (2002). Các phương pháp phân tích & dự báo trong kinh tế,
NXB Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội.
37. Nafziger E. and E.N. Wayne (1998). Kinh tế học của các nước đang phát triển.
Nguyễn Lâm Hòe dịch, NXB Thống kê, Hà Nội.
38. Hoàng Phê (1998). Từ điển Tiếng Việt, Trung Tâm Từ Điển học, NXB Đà Nẵng,
Đà Nẵng, tr. 207.
39. Lê Du Phong (2007). Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi
để xây dựng các khu công nghiệp đô thị, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế
các công trình công cộng phục vụ lợi ích Quốc gia, NXB Chính trị quốc gia
Hà Nội.
40. Vũ Thị Ngọc Phùng (2008). Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Lao động - Xã hội,
Hà Nội.
41. Nguyễn Minh Phương (2011). Chính sách lao động - việc làm từ góc độ kinh tế vĩ
mô, Tạp chí Tài chính điện tử số 96(6): 25-31.
42. Đàm Trung Phường (2005). Đô thị Việt Nam, NXB Xây dựng, Hà Nội.
43. Nguyễn Hữu Quỳnh (1998). Đại từ điển kinh tế thị trường, NXB Viện Nghiên cứu
và Phổ biến tri thức bách khoa, Hà Nội.
44. Samuelson P.A. and W.D. Nordhaus (1989). Giáo trình Kinh tế học tập 1. Viện
Quan hệ quốc tế dịch, NXB Thống kê, Hà Nội
45. Sở Lao động Thương bình - Xã hội Hải Dương (2004). Báo cáo thực hiện đề tài:
Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động sau
khi bàn giao đất cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các khu đô thị
mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Hải Dương.
46. Sở Lao động Thương bình - Xã hội Hà Nội (2014). Sơ kết 3 năm 2011-2013 thực hiện
CTMTQG về việc làm và dạy nghề và CTMTQG giảm nghèo bền vững, Hà Nội.
47. Tổ chức Lao động quốc tế (2009). Xu hướng việc làm Việt Nam 2009, Hà Nội.
48. Trịnh Khắc Thẩm, Trần Phương và Đỗ Thị Tươi (2007). Giáo trình Dân số và Môi
trường, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội, tr. 184.
49. Phạm Đức Thành và Mai Quốc Chánh (1998). Giáo trình Kinh tế lao động, NXB
Giáo dục, Hà Nội, tr.262.
50. Phạm Thị Xuân Thọ (2008). Địa lý đô thị, NXB Giáo dục.
51. Trần Thị Thu (2003). Tạo việc làm cho người lao động nữ trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội, tr.17-25.
52. Thủ tướng Chính phủ (2009a). Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020, Hà Nội.
53. Thủ tướng Chính phủ (2009b). Nghị định số 42/2009/NĐ - CP ngày 07/05/2009,
Phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị, Hà Nội
154
54. Thủ tướng Chính phủ (2012a). QĐ số 52/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ giải
quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp,
Hà Nội.
55. Thủ tướng Chính phủ (2012b). Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà
Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội.
56. Trần Việt Tiến (2012). Chính sách việc làm ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng
hoàn thiện, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 181 (7): 40-47.
57. Nguyễn Tiệp (2006). Một số giải pháp tạo việc làm gắn với giải quyết các vấn đề
xã hội tại Hà Nội, Tạp chí Lao động và Xã hội, 289 (9): tr.40-41.
58. Nguyễn Tiệp (2007). Giáo trình Tổ chức Lao động, NXB Lao động - Xã hội,
Hà Nội, tr. 1-3.
59. Nguyễn Tiệp (2008). Giáo trình Nguồn nhân lực, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội,
tr. 1-3.
60. Tổng cục Thống kê (2011). Niên giám thống kê năm 2010, NXB Thống kê.
61. Tổng cục Thống kê (2012a). Báo cáo Điều tra Lao động và Việc làm năm 2011,
NXB Thống kê, tr. 255.
62. Tổng cục Thống kê (2012b). Niên giám thống kê năm 2011, NXB Thống kê.
63. Tổng cục Thống kê (2013). Niên giám thống kê năm 2012, NXB Thống kê.
64. Tổng cục Thống kê (2014). Niên giám thống kê năm 2013, NXB Thống kê.
65. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội (2012). Quyết định số 3724/QĐ-UBND của
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ngày 17 tháng 8 năm 2012 về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2020.
66. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam (2014). Thông tin lao động việc làm trên địa bàn
tỉnh, truy cập ngày 25/8/2014 từ
ChannelId=17&articleID=7673.
67. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội (2011a). Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động
nông thôn giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội.
68. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội (2011b). Chương trình giải quyết việc làm của
thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội.
69. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội (2011c). Đề án Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020, Hà Nội.
70. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội (2012a). Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm
và dạy nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2015, Hà Nội.
71. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội (2012b). Quyết định phê duyệt quy hoạch phát
triển nhân lực Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.
72. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội (2012c). Quyết định phê duyệt phát triển nghề,
làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.
73. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội (2012d). Quyết định phê duyệt phát triển công
nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
155
74. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội (2012e). Quyết định phê duyệt kế hoạch phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội.
75. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương (2013). Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế xã hội, Truy cập ngày 18/8/2014 từ
quyhoachvaptktxh/pages/BC6t.aspx.
76. Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2013). Báo cáo tình hình giải quyết việc làm cho
lao động thuộc vùng chuyển đổi đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp,
dịch vụ, đô thị, Vĩnh Phúc.
77. Đinh Trọng Vân (2014). Kinh nghiệm sử dụng lao động của Trung Quốc, truy
cập 25/05/204 từ
78. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2006). Các yếu tố tác động tới
quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam, Báo cáo nghiên
cứu, tr.85.
79. Viện Ngôn ngữ học (2010). Từ điển tiếng Việt, NXB Từ điển Bách Khoa.
80. World Trade Organization (2006). Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết
tranh chấp, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
81. Arthur L. (1954). Economic Development with Unlimited Supplies of Labour, The
Manchester School of Economics and Social Studies 22 (2).
82. Cora C.Q. (2001). Non-farm employment opportunities in rural areas in Asia-
Philippines country paper, Report of the APO seminar on non-farm
employment opportunities in rural areas, Philippines, Asia Productivity
Organisation, Tokyo, 2001.
83. Fung K. (2008). Agricultural labour and the incidence of surplus labour: experience
from China during reform, University of Nottingham Jubilee Campus Wollaton
Road, Nottingham6.
84. Horvath M., F. Schivardi and M.Woywood (2001). On industry life-cycles: Delay,
entry, and shake-out in beer brewing, International Journal of Industrial
Organization, 19(7), 1023-1052. 13.
85. Jovanovic B. and G. MacDonald (1994). The life cycle of a competitive
industry,Journal of Political Economy, 102, 322-347. 11.
86. Keynes J.M. (1936). Fellow of the King's College The General Theory of
Employment, Interest and Money, Cambridge, published by Harcourt, Brace
and Company, and printed in the U.S.A. by the Polygraphic Company of
America, New York.
87. Klepper S. (1996). Entry, exit, growth and innovation over the product life cycle,
American Economic Review, 86, 562-583. 12.
88. Lanjouw P. and G.Feder (2001). Rural non-farm activities: From experience
towards strategy, World Bank Rural Development Family, Washington, DC:
World Bank.
89. Lee J. and S.S.Lim (1999). “Agriculture in Korea”,Korea Rural Economic Institute.
156
90. Malerba F. and L.Orsenigo (1996). The dynamics and evolution of industries,
Industrial and Corporate Change, 5(1), 51-87. 10.
91. Nelson R. and S. Winter (1982). An Evolutionary Theory of Economic Change,
Cambridge: HarvardUniversity Press9.
92. Nelson R.R. and S.G. Winter (1982). An Evolutionary Theory of Economic
Change, Belknap Press of Harvard University Press, Cambridge and
Massachusetts.
93. O’Higgin (1997). The challenge of youth unemployment, Employment and
Training Papers, No.7, Employment and Training Department (Geneva, ILO);
also Published in Inter-national Social Security Review (Geneva).
94. Paiboon B. (2001). Non-farm employment opportunities in rural areas in Asia-
Thailand country paper, Report of the APO seminar on non-farm employment
opportunities in rural areas, Philippines, Asia Productivity Organisation,
Tokyo, 2001.
95. Rainier V.A. (2003). Decent work in agriculture in Philippines, Report of Asean
Regional workshop 18-21 August 2003, Bangkok, International Labour
Organisation, 2003.
96. SophiaR.H. and E. Brian (2004).A Handbook of Statistical Analyses Using Stata,
3rd ed. Boca Raton, FL: Chapman & Hall/CRC.
97. Todaro M.P. and J. Harris (1970). Migration Unemployement and Developement: A
Two Sectors Analysis, American, Economic, Review, 60 (1):126-42.
98. Todaro M.P. and J. Harris (1976). Urban Job Expansion, Induced Migration and
Rising Unemployment: a Formulation and Simplified Empirical Test for LDCs,
Journal of Development Economics, 3 (3): 211-22.
99. World Bank (2004). Logical Framework Approach to Project Cycle Management,
Public Disclosure Authorized, Wasington, DC 20433.
100. Yueh L. (2009). Self-employment in urban China: Networking in a transition
economy, China Economic Review, Elsevier, vol. 20(3), pages 471-484,
September.
157
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. BỘ CÔNG CỤ THU THẬP DỮ LIỆU PHÂN TÍCH
MÃ HỘ:
KHẢO SÁT HỘ GIA ĐÌNH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT TRONG BỐI CẢNH
ĐÔ THỊ HÓA TẠI NÔNG THÔN HÀ NỘI
(Cam kết mọi thông tin được giữ bí mật, chỉ sử dụng thông tin tổng hợp trong
phân tích và nghiên cứu của NCS)
1. Tên chủ hộ ......................................................................................................
2. Tên người trả lời phỏng vấn .........................................................................
3. Nơi ở hiện tại:
Huyện: ......................................................................................................................
Xã: ............................................................................................................................
Thôn: ........................................................................................................................
4. Thông tin thành viên từ 15 tuổi trở lên trong hộ
TV1 TV2 TV3 TV4 TV5
Họ và tên
Quan hệ với chủ hộ
Giới tính
Tuổi
Trình độ học vấn
Trình độ CMKT
Lĩnh vực đào tạo
Tình trạng công việc
Nghề nghiệp
Thu nhập
Quan hệ với chủ hộ: 1– Vợ/chồng; 2– Con; 3– Con dâu/rể; 4– Ông bà; 5–
Cháu nội/ngoại; 6– Cháu trai họ; 7– Cháu gái họ; 8– Anh/em trai; 9– Chị/em gái;
10– Mẹ; 11– Bố
158
Giới tính: 1 – Nam, 2 – Nữ
Trình độ học vấn: 1 - Không biết chữ; 2- Mầm non; 3- lớp 1; 4- lớp 2; 5-
lớp 3; 6-lớp 4; 7- lớp 5; 8- lớp 6; 9- lớp 7; 10- lớp 8; 11-lớp 9; 12- lớp 10; 13- lớp
11; 14- lớp 12.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật: 1- Không có; 2- Chứng chỉ nghề dưới 3
tháng; 3- Sơ cấp nghề/ chứng chỉ nghề ngắn hạn (3-12 tháng); 4- Trung cấp
chuyên nghiệp; 5- Trung cấp nghề; 6- Cao đẳng nghề; 7- Cao đẳng chuyên
nghiệp; 8- ĐH và trên ĐH
Lĩnh vực đào tạo: 1- Kinh tế-Xã hội; 2- Khoa học tự nhiên; 3- Kỹ thuật và
công nghệ; 4- Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thú y; 5- Y tế, môi trường
và các dịch vụ khác
Tình trạng công việc: 1- Làm công ăn lương; 2 – Nghề tự do-không thường
xuyên; 3- Tự làm chủ; 4- Không đi làm/Thất nghiệp; 5- Nghỉ hưu; 6- Đang đi
học; 7- Chưa đến tuổi đi học; 8- Khác (nêu rõ)
Nghề nghiệp hiện tại: 1– Làm ruộng; 2– Đánh bắt cá/nuôi trồng thủy sản;
3– Lâm nghiệp; 4–Tự kinh doanh; 5– Nhân viên tư nhân; 6– Cán bộ nhà nước;
7– Làm thuê bán thời gian; 8- Học sinh/sinh viên; 9 – Khác, vui lòng ghi rõ
5.Ông bà nhận thấy quá trình đô thị hóa đã làm ảnh hưởng đến những yếu
tố nào sau đây của gia đình?
Ảnh hưởng có thể
Yếu tố Ảnh hưởng khác
tính toán được
1. Đất ở
2. Đất nông nghiệp (tất cả các loại)
3. Công trình kiến trúc (Nhà, cửa
hàng, v.v)
4. Sinh kế/ Thu nhập
5. Khác (nêu rõ)
6. Nguồn sinh kế/ thu nhập chính gia đình ông bà là gì?
1. Trước khi chuyển đổi đất
159
2. Sau khi chuyển đổi đất .
*Một số nguồn sinh kế/thu nhập: Nông nghiệp; Kinh doanh buôn bán; Hành
chính, sự nghiệp, văn phòng; Lượng hưu, trợ cấp, phụ cấp xã hội; Làm thuê
tại DN sử dựng đất chuyển đổi; Làm thuê ngoài; Tiểu thủ công nghiệp;
7. Trước đây, nguồn sinh kế/ thu nhập chính đó đem lại cho gia đình ông/bà thu
nhập là bao nhiêu một tháng? (Xin hãy chọn một trong các lựa chọn dưới đây)
1. Dưới 1 triệu đồng 2. 1-2 triệu đồng
3. 3-4 triệu đồng 4. 5-6 triệu đồng
5. Khác (nêu rõ)
Trước thu hồi đất phục vụ Sau thu hồi đất phục vụ
TT Câu hỏi
dự án dự án
Ông bà có đất canh tác
dùng được cho trồng 1. Có 1. Có
7.1
trọt không? 2. Không 2. Không
Nếu có, chuyển câu 7.7.
Diện tích đất trồng trọt
7.2
(tính theo sào)
1. Do hộ gia đình sở
1. Do hộ gia đình sở hữu
hữu
2. Thuê của hộ khác
7.3 Tình trạng sở hữu đất 2. Thuê của hộ khác
3. Cấy cùng hộ khác
3. Cấy cùng hộ khác
4. Hình thức khác
4. Hình thức khác
1. Chỉ có người trong
nhà
1. Chỉ có người trong nhà
2. Thuê lao động có trả
2. Thuê lao động có trả
công
công
3. Hàng xóm mượn đất
Lao động canh tác trên 3. Hàng xóm mượn đất làm
7.4 làm
đất 4. Người trong nhà và thuê
4. Người trong nhà và
lao động có trả công
thuê lao động có trả
5. Người trong nhà và lao
công
động không trả công
5. Người trong nhà và lao
động không trả công
160
Trước thu hồi đất phục vụ Sau thu hồi đất phục vụ
TT Câu hỏi
dự án dự án
Nguồn thu nhập từ
7.5
Nông nghiệp
Số thành viên tham gia
7.6
sản xuất Nông nghiệp
Ông bà có kinh doanh 1. Có 1. Có
7.7
buôn bán không? 2. Không 2. Không
8. Hỏi về hình thức tìm việc làm (chỉ hỏi những người có việc làm trong hộ)
Mã a. Ông/ bà tìm được công việc hiện tại b. Khi tham gia tuyển dụng,
bằng cách nào? ông/bà qua kiểm tra kỹ năng
1 = Qua các Trung tâm Dịch vụ việc làm bằng hình thức nào?
2 = Qua các doanh nghiệp hoạt động dịch 1 = Phỏng vấn
vụ việc làm 2 = Kiểm tra thử việc (do LĐ
3 = Qua bạn bè, người thân có kinh nghiệm thực hiện)
4 = Qua thông báo tuyển lao động của 3= Kiểm tra viết (trong và
doanh nghiệp ngoài doanh nghiệp)
5 = Qua các phương tiện thông tin đại chúng 4= Các hình thức trên đây
6 = Qua cổ đông, người lao động đang 5= Không có hình thức nào
làm việc trong doanh nghiệp
TV1
TV2
TV3
TV4
TV5
9. Xin cho biết, hộ gia đình ông bà có tin các dự án sẽ mang lại sự phát
triển và tạo việc làm trong tương lai gần không?
1. Có
2. Chưa biết
3. Không
161
10. Hộ gia đình ông bà có người có mong muốn tham gia một khóa đào tạo
để phát triển kỹ năng sản xuất không?
1. Có
2. Không
9. Trong gia đình ông bà có ai có nguyện vọng kiếm việc làm ngay không?
1. Có 2. Không
9.1 Nếu có, người đó có nguyện vọng kiếm công việc như thế nào?
1. Lao động phổ thông toàn thời gian
2. Lao động phổ thông bán thời gian
3. Lao động có tay nghề
4. Lao động trình độ cao
5. Khác
9.2 Xin cho biết đa số các thành viên trong gia đình dự kiến lựa chọn hình
thức tìm việc như thế nào?
1. Qua các Trung tâm Dịch vụ việc làm
2. Qua các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
3. Qua bạn bè, người thân
4. Qua thông báo tuyển lao động của doanh nghiệp
5. Qua các phương tiện thông tin đại chúng
6. Qua cổ đông, người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp
9.3 Gia đình ông bà có nguyện vọng tìm công việc ở đâu?
1. Trong huyện
2. Trong tỉnh
3. Tỉnh ngoài
4. Nước ngoài (nêu rõ):
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN ÔNG BÀ ĐÃ DÀNH THỜI GIAN HOÀN
THÀNH CUỘC PHỎNG VẤN NÀY!
162
PHỎNG VẤN CÁN BỘ XÃ, HUYỆN, NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI, NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ ẢNH HƯỞNG DO THU HỒI ĐẤT
NÔNG NGHIỆP
1. Xin ông/bà cho biết tình hình giải quyết việc làm đối với lao động bị ảnh
hưởng đô thị hóa, cụ thể là những hộ bị thu hồi đất nông nghiệp của địa phương?
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
2. Xin ông/bà cho biết một số thông tin về hoạt động cho vay và hiệu quả vốn
vay của ngân hàng đối với người lao động có nhu cầu vay vốn tạo việc làm?
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
3. Xin ông/bà cho biết tình hình cuộc sống của ông bà khi gia đình thuộc diện bị
thu hồi đất nông nghiệp?
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
163
PHỤ LỤC 2. MỘT SỐ KẾT QUẢ PHỎNG VẤN VỀ ẢNH HƯỞNG
THU HỒI ĐẤT ĐẾN NGƯỜI DÂN
Stt Tên chủ Địa chỉ Trả lời
hộ Nhà tôi trước kia có 500m2 đất ruộng. Sau khi bị thu
Bà hổi 350m2 để làm dự án, còn lại 150m2 nhà tôi vẫn
Nguyễn Đan tính toán dùng để cấy lúa tiếp. Sau rồi thấy các nhà
1
Thị Phượng xung quanh trồng hoa để bán với diện tích đất ít ỏi
Lành còn lại, nhà tôi cũng chuyển sang trồng cúc và ly,
cũng gọi là có việc làm và tăng thêm thu nhập
Nhà có bốn người, sau khi thu hồi đất với số vốn ít
ỏi cùng với số tiền dành dụm sau nhiều năm làm
ruộng, tôi cùng với hai người con gái mở một sạp
Lê Văn Chương
2 bán quần áo tại khu công nghiệp ở cách nhà 5km.
Linh Mỹ
Hàng ngày bán hàng tại các khu công nghiệp thu
nhập có đồng ra đồng vào nhưng bấp bênh vì sợ
chính quyền thu hồi hàng hoá.
Nhà tôi qua quen biết ở tỉnh xa thì có người giới
thiệu cho con trai tôi vào làm công nhân cho khu
Nguyễn
Thường công nghiệp, nhà còn hai vợ chồng còn nửa sào đất
3 Văn
Tín sau khi thu hồi tiếp tục trồng lúa chứ không biết phải
Hùng
làm gì khác được nữa. Thu nhập từ mảnh ruộng còn
lại chẳng đủ sống luôn chờ trợ cấp từ con trai ở xa.
Do nhà cũng có mặt tiền trên đường làng, tôi quyết
định mở một cửa hàng bán hàng ăn sáng. Tôi sáng
sớm dậy nấu, chồng phụ tôi làm việc, nhưng thu
Phạm
4 Hoài nhập cũng không được nhiều vì lượng khách đi vào
Thị Sen
Đức ăn cũng không có nhiều. Tiền đền bù chúng tôi để
gửi tiết kiệm để đề phòng trường hợp không may
xảy ra.
Nhà có một đứa con trai, tôi gửi lên thị xã học nghề
sửa xe máy. Sau này về nhà mở cửa hàng sửa xe
Lý Thi máy, có cái nghề trong tay cuộc sống không bấp
5 Hà Đông
Liên bênh. Chồng tôi cũng mất sức lao động nên chỉ ở
nhà, tôi chịu khó sáng sớm chạy chợ kiếm được ít
nào hay ít đấy trang trải qua ngày.
164
Stt Tên chủ Địa chỉ Trả lời
hộ Với số tiền đền bù, thằng con học nghề điện tử nên
nhà tôi mở một cửa hàng kinh doanh dịch vụ
Internet với 10 máy tính phục vụ nhu cầu của một số
Hồ Ngọc Quốc
người trong làng. Vợ chồng tôi thay nhau trông cửa
6 Trác Oai
hàng. Thu nhập ở quán dịch vụ tương đối ổn định
nhưng do lượng khách chủ yếu là thanh niên nên tôi
đang lo về vấn đề an ninh, an toàn.
Thực thì cũng buồn cô ạ, chẳng hiểu người ta lấy đất
làm gì mà đến nay cũng 2 năm rồi chẳng thấy họ
Nguyễn Thạch
7 động vào, cỏ tốt um lên, tôi tiếc nên cũng cố trồng
Thị Phúc Thất
nhì nhằng rau cỏ, gọi là có đồ ăn thêm trong nhà,
nhiều khi cũng đi bán thêm được ít nào hay ít đấy
Ruộng nhà tôi gần mặt đường gom của làng, cũng
chưa thấy có chủ trương lấy đất, tôi cho một anh đổ
Đỗ Văn đất vào khoảng 300m2 bằng mặt đường để làm gara
Hà Đông
8 Linh sửa xe ô tô mỗi tháng cũng có thêm 4 triệu, trước
đây tôi hay đi xe ôm, giờ có tuổi nghỉ hẳn để trông
nom nhà cửa.
Các cô hay đi thì gặp mấy ông làm chính sách nói
cho chúng tôi một chỗ làm thuê chứ mất đất rồi sống
Nguyễn Quốc bằng gì, làm lụng quen rồi ngồi không sinh bệnh cô
9 Thị Nết Oai ạ. Hai đứa trẻ thì còn đi học, chắc cuối năm nay 1
đứa phải đi làm thôi, ruộng bé nên tiền đền bù chẳng
được bao nhiêu, lãi suất ngân hàng thấp lắm cô ạ.
Đất này là ruộng của cha ông để lại từ xưa nên ông
nhà tôi nhất quyết giữ, không lấy tiền đền bù mà vẫn
trồng chuối, trồng rau, nhìn mảnh ruộng tốt mà xung
quanh không có ai làm vì họ nhận tiền đền bù hết
Nguyễn Hoài
10 rồi, tôi nghĩ cũng tội ông ý, mấy lần bảo ông ý đi
Thị Sinh Đức
trông nom công trình cho thằng cháu làm xây dựng
ngoài Hà Nội ông ý nhất định không đi, ông ý bảo
đồng ruộng là cuộc sống của ông ý, nói đến đây bà
cũng rớm nước mắt.
165
PHỤC LỤC 3. MỘT SỐ THÔNG TIN PHỎNG VẤN CÁN BỘ ĐỊA PHƯƠNG,
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRONG VẤN ĐỀ TẠO
VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ ẢNH HƯỞNG DO THU HỒI ĐẤT
NÔNG NGHIỆP
Stt Họ và tên Địa chỉ Trả lời
Một số dự án được chính quyền thành phố phê
duyệt và cho thực hiện trên địa bàn xã. Tuy
Hoàng Văn Đan nhiên, tiến độ thi công ì ạch, người dân mất
1
Tùng Phượng đất rất khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm,
chính quyền xã đang xin ý kiến cấp trên nhằm
tháo gỡ khó khăn này.
Những năm gần đây vấn đề thu hồi đất nông
nghiệp cũng tạo áp lực giải quyết việc làm lớn
đối với địa phương. Được sự quan tâm của
các cấp thành phố, Trung ương, đã tạo điều
kiện cho con, em trên địa bàn huyện đi xuất
khẩu lao động. Theo ghi nhận của huyện
Trần Văn
2 chúng tôi, nhiều gia đình có con, em đi xuất
Thành Quốc Oai
khẩu lao động đã thoát nghèo, kinh tế đã đi
lên trông thấy. Rất mong các cấp trên sẽ tạo
điều kiện cho huyện về mặt kinh phí, hướng
dẫn chủ trương, chính sách để chúng tôi có thể
phát triển kinh tế địa phương, tạo việc làm cho
người dân.
Vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội đã
phát huy hiệu quả, nhiều hộ dân trong địa bàn
Nguyễn Thế
3 Thạch Thất xã chúng tôi nhờ nguồn vốn đó đã có được cơ
Đức
ngơi khang trang, lại còn tạo được cả việc làm
cho người dân trong xã.
166
Stt Họ và tên Địa chỉ Trả lời
Địa phương chúng tôi phát triển kinh tế gặp
nhiều khó khăn nhưng nhờ có các dự án được
triển khai về đã thu hút một lượng việc làm
khá lớn, cuộc sống nhờ đó đã đi lên. Đối với
những hộ bị thu hồi đất, ban đầu họ cũng gặp
Nguyễn khó khăn và có phần lo lắng trong việc tìm
4 Hoài Đức
Bích Dược công ăn việc làm, tuy nhiên đến nay nhờ sự hỗ
trợ kịp thời của các cấp chính quyền, bằng
nhiều biện pháp như: hỗ trợ đào tạo nghề,
khuyến khích, ưu đãi sản xuất kinh doanh,
các hộ phần lớn không những đã ổn định, mà
còn tạo vả việc làm cho các hộ khác.
Đô thị hóa trên địa bàn xã chúng tôi ai cũng
cảm nhận rõ nhất, chính quyền xã đã tổ chức
nhiều cuộc họp về những vấn đề phải đối mặt
khi địa phương có diện tích thu hồi đất nông
nghiệp lớn. Tình hình việc làm được chính
quyền xã quan tâm nhất, trong quá trình thực
hiện các thủ tục về thu hồi đất, chúng tôi cũng
5 Vũ Đình Hải Hà Đông
tiến hành thu thập thông tin về nhu cầu học
nghề tạo việc làm của các hộ dân để báo cáo
cấp trên có phương án hỗ trợ. Nhìn chung cơ
bản cũng tạo được một số việc làm cho các hộ
dân, tuy nhiên về lâu dài cũng rất cần có sự hỗ
trợ “mạnh tay” hơn từ các cấp thành phố đến
Trung ương.
167
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_giai_phap_tao_viec_lam_cho_lao_dong_nong_thon_thanh.pdf