1. Kể từ thời điểm thực hiện chính sách “Đổi mới” ở Việt Nam, quyền tự do kinh doanh của người dân được tôn trọng, thúc đẩy phát triển. Người dân có quyền tự chủ, tự quyết, sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, đồng thời, các nhà cũng có quyền tự chủ, tự quyết trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung, trong đó có tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần nói riêng. Trong số các phương thức giải quyết tranh chấp đó, giải quyết tại Tòa án là phương thức mà các nhà kinh doanh thường lựa chọn để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần.
2. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm của tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần; khái niệm, đặc điểm của giải quyết tranh chấp nội bộ công ty cổ phần tại Tòa án. Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ bản chất của việc giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần tại Tòa án là giai đoạn độc lập có vai trò quan trọng, bảo vệ quyền lợi của các đương sự trong tranh chấp. Thủ tục giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần tại Tòa án là cách thức tiến hành những hoạt động tố tụng do Tòa án cấp và các chủ thể tham gia tố tụng thực hiện theo trình tự và thời hạn được pháp luật quy định nhằm xác định các tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết tranh chấp và trên cơ sở đó, Tòa án ban hành bản án hay quyết định giải quyết tranh chấp có căn cứ, đúng pháp luật.
3. Nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng hiện hành về giải quyết vụ án với đặc thù tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần cho thấy, việc Nhà nước ban hành BLTTDS năm 2015, các quy định pháp luật ngày càng được hoàn thiện hơn, trong đó xác định rõ trách nhiệm của Tòa án, của các đương sự, tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong việc cung cấp chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp trong vụ án tranh chấp nội bộ công ty cổ phần. Tuy nhiên, qua thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần tại Tòa án, cho thấy số lượng vụ án kinh doanh thương mại nói chung trong thời gian qua vẫn chiếm tỷ lệ thấp, điều này không phải do các bên tuân thủ pháp luật, không phát sinh tranh chấp mà thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án đã bộc lộ một số bất cập cần phải sửa đổi bổ sung để phù hợp với với tình hình phát triển của nền kinh tế và hội nhập quốc tế.
4. Trong xu hướng của cải cách tư pháp, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay, đảm bảo giải quyết các vụ tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung, tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần nói riêng tại Tòa án cần phải nhanh chóng, kịp thời, giản tiện và có hiệu quả là nhu cầu cần thiết. Việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần cần phải xác định rõ yêu cầu và đưa ra các giải pháp đồng bộ cả về hoàn thiện các quy định pháp luật về tố tụng, và các quy định pháp luật nội dung điều chỉnh tổ chức quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay./.
199 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần tại tòa án ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rể của người quản lý công ty với công ty có mối quan hệ gần gũi tương tự như giao dịch giữa anh vợ/em vợ với công ty nhưng giao dịch sau lại không bị kiểm soát.). Do đó, trong thời gian tới cần bổ sung quy định về người có liên quan của công ty trong việc kiểm soát các giao dịch có tiềm ẩn mục đích tư lợi trong công ty theo hướng làm rõ khả năng chi phối hoạt động của những người liên quan đối với công ty cổ phần để có quy định phù hợp.
Thứ tư, hoàn thiện các quy định về quyền khởi kiện của cổ đông.
Từ việc hoàn thiện các quy định về giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi, quyền khởi kiện của cổ đông cần được tiếp tục quy định phù hợp, tương thích giữa pháp luật nội dung và pháp luật hình thức.
Như đã phân tích, quyền khởi kiện của cổ đông được quy định tại Điều 151, 166 LDN 2020, đối với quyền khởi kiện bảo vệ quyền lợi chính đáng, trong mói quan hệ giữa cổ đông và công ty, các cổ đông không có quyền lợi trực tiếp tới các giao dịch phát sinh tư lợi, nhưng họ cho rằng giao dịch đó ảnh hưởng tới lợi ích của công ty nên họ khởi kiện căn cứ theo điều 167 LDN 2020 như đã phân tích.
Do đó, Luật Doanh nghiệp cần bổ sung quyền khởi kiện của cổ đông để bảo vệ quyền lợi chính đáng vào danh sách các quyền cơ bản của cổ đông tại Điều 115 LDN 2020, tạo điều kiện cho cổ đông có thể trực tiếp khởi kiện đối với các giao dịch phát sinh tư lợi mà họ không trực tiếp tham gia hoặc bị xâm phạm ngay.
Đồng thời, để hỗ trợ cho quyền khởi kiện, LDN 2020 có thể áp dụng kinh nghiệm của Luật Công ty năm 2005 của Trung Quốc, cho phép các cổ đông khi có lý do chính đáng có thể yêu cầu các công ty cung cấp sổ sách, chứng từ, hợp đồng gây thiệt hại của công ty mà không cần đáp ứng về tỷ lệ sở, cũng như thời gian sở hữu cổ phần trong công ty
Thứ năm, về cuộc họp của Hội đồng quản trị tại Điều 157 LDN 2020
(i) Theo quy định tại khoản 8, Điều 157 Luật DN thì “Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên dự họp...”. Từ đó, có thể thấy rằng cuộc họp Hội đồng quản trị chỉ được tiến hành khi có từ ¾ tổng số thành viên dự họp (đối với lần triệu tập thứ nhất) và khi có hơn ½ thành viên Hội đồng quản trị dự họp (đối với lần triệu tập họp thứ 2 ngay sau lần thứ nhất). Tuy nhiên trên thực tế, có không ít trường hợp người có thẩm quyền triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị đã gửi thông báo mời họp hợp lệ đến các thành viên 2 lần nhưng vẫn không tiến hành họp được do không đủ số lượng quá bán, làm ảnh hưởng đến quá trình điều hành hoạt động của công ty, phương hại đến lợi ích của các cổ đông trong công ty.
Do đó, cần nghiên cứu hoàn thiện pháp luật để xử lý tình huống này theo hướng: Trong trường hợp cuộc họp Hội đồng quản trị đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn không đủ số lượng thành viên dự họp thì sau một thời gian nhất định, người có thẩm quyền triệu tập cuộc họp có quyền triệu tập Hội đồng quản trị lần thứ 3 và lần này cuộc họp được tiến hành mà không phụ thuộc số thành viên dự họp.
(ii) Theo khoản 10 Điều 157 LDN 2020 quy định trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Thực tế đã có những công ty có mâu thuẫn giữa các nhóm thành viên hội đồng quản trị trong Hội đồng quản trị, khi biểu quyết thông qua nghị quyết của Hội đồng quản trị của công ty nhưng số phiếu biểu quyết của thành viên Hội đồng quản trị ngang nhau và Chủ tịch Hội đồng quản trị lại bỏ phiếu trắng, từ đó gây khó khăn cho hoạt động quản trị của công ty cổ phần.
Do đó cần bổ sung, dự liệu thêm trường hợp có thể phát sinh này trong thực tế như cho phép trong trường hợp như vậy cần tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông bất thường để giải quyết vấn đề. Bởi vì, khi mâu thuẫn khiến cho việc các thành viên hội đồng quản trị thiếu thống nhất, thậm chí thiếu tính xây dựng bằng cách bỏ phiếu trắng thì có lẽ các cổ đông trong công ty cần phải biết để có thể “lèo lái con tàu” công ty đi đúng hướng.
Thứ sáu, về quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần
Theo quy định tại Điều 132 của LDN 2020, cổ đông chỉ có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình khi không đồng ý với nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nhưng thực tế trường hợp này không thường xuyên diễn ra và các trường hợp cổ đông bị Hội đồng quản trị xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp lại phổ biến hơn là Đại hội đồng cổ đông.
Do đó, để hạn chế những tranh chấp giữa cổ đông và Hội đồng quản trị xảy ra trong công ty cổ phần, cần phải bổ sung những quy định nhằm mở rộng thêm những biện pháp mà cổ đông có thể sử dụng để bảo vệ quyền lợi của mình hoặc phương án có thể rút khỏi công ty một cách dễ dàng.
Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần tại tòa án thì các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về góp vốn, sử dụng con dấu của công ty; quyền tiếp cận thông tin của cổ đông; miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị; quyền khởi kiện của cổ đông, vì đây là những vấn đề cơ bản nhất dễ làm phát sinh các tranh chấp trong quá trình hoạt động của công ty cổ phần.
3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần tại Tòa án
Thứ nhất, bổ sung quy định về xác lập thẩm quyền giải quyết tranh chấp nội bộ trong CTCP tại Tòa án
Như đã phân tích, trong thực tiễn xét xử, vì không quy định trường hợp cổ đông khởi kiện người quản lý công ty tại Khoản 4, Điều 30 BLTTDS 2015, do đó thực tế khi cổ đông thực hiện quyền này theo LDN, TANDTC hướng dẫn căn cứ vào khoản 5 Điều 30 BLTTDS 2015 quy định các trường hợp tranh chấp kinh doanh thương mại khác để thụ lý giải quyết.
Do đó, các tranh chấp nội bộ trong CTCP được liệt kê trong khoản 4 Điều 30 BLTTDS 2015 cần được bổ sung thêm tranh chấp giữa cổ đông và người quản lý công ty nhằm bảo đảm về mặt khoa học pháp lý về các dạng tranh chấp nội bộ trong CTCP thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Thứ hai, bổ sung, hoàn thiện các quy định về quyền khởi kiện nhân danh công ty của cổ đông
Tiếp nối nhóm giải pháp thứ nhất ở trên, quyền khởi kiện nhân danh công ty – khởi kiện phái sinh hiện còn gây lúng túng trong cách hiểu và áp dụng của các thẩm phán trong quá trình thụ lý, giải quyết các tranh chấp nội bộ trong CTCP. Ngoài việc bổ sung thêm tại khoản 4 Điều 30, BLTTDS 2015, cần bổ sung thêm các quy định sau trong BLTTDS 2015:
Bổ sung quyền khởi kiện của cổ đông tại Điều 187 BLTTDS 2015 nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hiện nay, tại Điều 166 LDN 2020 đã cho phép các cổ đông sở hữu 01% số cổ phần phổ thông có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện người quản lý công ty nhằm bảo vệ lợi ích của công ty khi công ty không khởi kiện để bảo vệ lợi ích của chính công ty. Việc khởi kiện như vậy nhằm bảo vệ lợi ích của toàn bộ công ty chứ không phải chỉ mình cổ đông, đặc biệt trong trường hợp cổ đông chỉ sở hữu rất ít, thậm chí 01% cổ phần trong công ty. Đây là trường hợp người khởi kiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, tuy nhiên Điều 187 BLTTDS 2015 không có quy định về trường hợp này. Vì vậy, cần luật hóa quyền khởi kiện phái sinh này kể cả pháp luật nội dung và pháp luật hình thức, cụ thể, bổ sung tại Điều 187 BLTTDS 2015.
Ngoài ra, mặc dù luật hóa, tôn trọng và đảm bảo thực hiện quyền khởi kiện của cổ đông trong công ty, cũng cần xây dựng có chế thu thập chứng cứ tiền tố tụng để Tòa án xác minh các căn cứ, điều kiện khởi kiện. Tránh việc các cổ đông trong công ty lợi dụng quyền khởi kiện để gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Thứ ba, sửa đổi các quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử
Theo quy định của BLTTDS 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét xử là hai tháng, kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ án phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì có thể gia hạn thêm một tháng. Từ thực tiễn xét xử tại tòa án, tác giả cho rằng thời hạn đó là quá ngắn. Vì vụ án tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần liên quan đến nhiều chủ thể, có những vụ án có số lượng lớn cổ đông liên quan hoặc có nhiều lý do khác như có cổ đông ở nước ngoài... gây khó khăn cho tòa án trong việc thu thập chứng cứ
Vì vậy cần quy định thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án kinh doanh thương mại (áp dụng đối với tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần) nói chung là bốn tháng (trường hợp cần gia hạn thêm hai tháng) như đối với các vụ án dân sự. Mặc dù quy định như vậy sẽ ảnh hưởng tới yêu cầu giải quyết tranh chấp nội bộ công ty cổ phần là nhanh chóng, kịp thời, tuy nhiên có những giải pháp khác để thực hiện yêu cầu này.
Thứ tư, hoàn thiện các quy định về thủ tục hòa giải tại Tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp trong nội bộ công ty cổ phần
BLTTDS năm 2015 quy định về trình tự thủ tục hòa giải vụ án tại Điều 210. Hầu hết các Thẩm phán đều vận dụng rất tốt các yêu cần thiết yếu trong quá trình hòa giải để tiến tới những hướng giải quyết vụ án tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần tốt nhất. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại thực tế một số Thẩm phán do còn hạn chế về khả năng giải quyết những tranh chấp có tính chất phức tạp cũng là đặc trưng cơ bản của tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần nên nhiều Thẩm phán cố tình kéo dài thủ tục hòa giải, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông. Do đó cần có quy định chặt chẽ hơn trong công tác giải hòa, theo đó nên quy định tối đa số lần được hòa giải tránh kéo dài, ngoài trường hợp bắt buộc, trường hợp nào được phép áp dụng biện pháp hòa giải cần quy định rõ. Bên cạnh đó, việc hòa giải tại Tòa án cũng cần tiếp thu những ưu điểm của công tác hòa giải ngoài Tòa án để quá trình hòa giải được linh động, nhanh chóng, hiệu quả. Bởi vì quá trình giải quyết tranh chấp càng lâu, cổ đông, công ty càng chịu tổn thất nặng nề khi quá trình sản xuất, kinh doanh ít nhiều bị ảnh hưởng.
Một nội dung nữa, đó là pháp luật tố tụng không quy định chi tiết về thủ tục thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải trong trường hợp khi vắng mặt đương sự theo quy định tại khoản 3 Điều 209 BLTTDS năm 2015.
Theo quy định này, thẩm phán vẫn có thể tiến hành hòa giải khi vắng mặt đương sự khi các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và việc hòa giải này không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Nhưng hiện nay pháp luật lại chưa có quy định nào xác định rõ tiêu chí về “việc hòa giải không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt”. Trong thực tế, các vụ án tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần vốn rất phức tạp, việc xác định các nội dung hòa giải có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của đương sự vắng mặt hay không là rất khó khăn. Ngoài ra, trong trường hợp có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự khác vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và trường hợp thỏa thuận của họ gây ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản.
Tuy nhiên, thời hạn lấy ý kiến của đương sự vắng mặt trong trường hợp này chưa được khoản 3 Điều 212 BLTTDS năm 2015 quy định dẫn đến có những cách hiểu và áp dụng khác nhau. Do vậy, trong thời gian tới, Tòa án nhân dân tối cao cần có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết hơn về thủ tục hòa giải tại Tòa án. Cần xác định tiêu chí về “việc hòa giải không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt”; Quy định rõ về thời hạn và phương thức lấy ý kiến của đương sự vắng mặt trong trường hợp thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải khi vắng mặt họ; Quy định về hậu quả pháp lý nếu trường hợp người bảo vệ quyền lợi của đương sự vắng mặt khi được tòa án triệu tập hợp lệ tham gia phiên hòa giải; Quy định về khoảng cách giữa các lần hòa giải, số lần hòa giải đối với một vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung, tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần nói riêng.
Thứ năm, quy định về biện pháp cưỡng chế đối với các đương sự
Vấn đề đương sự, nhất là bị đơn và các tổ chức, cá nhân liên quan cố tình không hợp tác gây khó khăn cho Tòa án và phía nguyên đơn, kéo dài vụ án khá phổ biến hiện nay. Nhiều trường hợp các đương sự có vai trò quan trọng trong vụ án tranh chấp, các cán bộ Thư ký Tòa án phải đi xuống tận địa chỉ trụ sở công ty để xác minh các vấn đề cần thiết như vấn đề pháp lý hoạt động của công ty hay tư cách tố tụng của họ, hoặc tống đạt các văn bản tố tụng của Tòa án, nhưng khi đến nơi lại không thể gặp được người đại diện của công ty do trốn tránh trách nhiệm, cố tình không hợp tác, không cung cấp các chứng cứ cần thiết, điều này làm mất thời gian khi các cán bộ Thư ký phải tiến hành đi tống đạt, xác minh lần 2, lần 3, khiến vụ án kéo dài không cần thiết. Đây là một trong những nguyên nhân xảy ra các vụ án tồn gây tốn kém về chi phí cũng như quyền lợi cho nguyên đơn và Tòa án.
Vì vậy, để đảm bảo công tác tố tụng được diễn ra hiệu quả, pháp luật cần quy định những chế tài đối với các trường hợp không hợp tác của các đương sự như bổ sung điều khoản phạt tiền hoặc xử phạt hành chính đối với những trường hợp nhiều lần cố tình vi phạm, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hữu quan trong công tác cung cấp chứng cứ cho vụ án tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần, cũng như các vụ án khác tại Tòa án.
Thứ sáu, hoàn thiện quy định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Bổ sung thời điểm yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo quy định tại Điều 111 BLTTDS năm 2015, về thời điểm được yêu cầu áp dụng BPKCTT, các chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung(tức là sau khi thụ lý vụ án) và sớm nhất là cùng với thời điểm nộp đơn khởi kiện (tức là đương sự đã nộp đơn nhưng chưa được thụ lý).
Quy định này không chỉ dẫn đến “nhiều trường hợp bị đơn đã kịp tẩu tán tài sản, gây khó khăn cho Tòa án” [65] mà còn chưa kịp thời bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong những trường hợp đương sự chưa kịp khởi kiện hoặc không muốn khởi kiện. Mặt khác, quy định này đã tạo nên sự không thống nhất giữa quy định của BLTTDS với quy định trong một số hiệp định song phương, đa phương mà Việt Nam đã tham gia ký kết (như Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp định TRIPS). Quy định này còn tạo sự cách biệt về tư tưởng lập pháp của Việt Nam so với nhiều nước trên thế giới. Mặc dù cũng có ý kiến cho rằng, nên giữ nguyên quy định như hiện nay tức là chỉ áp dụng BPKCTT sau khi đã có hành vi khởi kiện [57], Tòa án chỉ can thiệp vào vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự từ khi đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình và quy trình tố tụng đã chính thức phát sinh.
Nhưng thực tiễn áp dụng BPKCTT cho thấy, quy định của BLTTDS hiện hành về thời điểm yêu cầu áp dụng BPKCTT cần được bổ sung theo hướng mở rộng hơn về thời điểm yêu cầu áp dụng BPKCTT là BPKCTT còn có thể được yêu cầu, áp dụng trước khi khởi kiện. Bổ sung quy định này sẽ đáp ứng đòi hỏi thực tế khách quan và thông lệ quốc tế, trong những trường hợp cần thiết, Tòa án có thể can thiệp sớm nhất vào các mâu thuẫn, tranh chấp dân sự, bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp cho các chủ thể. Mặt khác, nếu BLTTDS quy định cho phép BPKCTT có thể được áp dụng trước khi khởi kiện thì trong thực tiễn tố tụng có thể sẽ dẫn đến khả năng sau khi Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT, người có nghĩa vụ đã nhận thức được nghĩa vụ của mình, nhận thức được sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước thì họ sẽ thực hiện ngay nghĩa vụ, và như vậy, vụ án nhanh chóng được giải quyết mà không dẫn đến việc khởi kiện [52]. Đối với những trường hợp này, việc cho phép áp dụng BPKCTT trước khi khởi kiện còn có tác dụng làm triệt tiêu vụ kiện, hạn chế kiện tụng tại Tòa án. Với tác dụng này, BPKCTT trong TTDS sẽ đúng nghĩa là một biện pháp giải quyết vụ án tranh chấp.
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần tại Tòa án ở Việt Nam
Thứ nhất, phát triển án lệ và hướng dẫn xét xử thống nhất đối với tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần.
Ngoài việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nội dung và hình thức về giải quyết tranh chấp nội bộ trong CTCP tại Tòa án, một giải pháp quan trọng nữa đã được đề cập trong luận án, đó là lựa chọn, phát triển án lệ và hướng dẫn thống nhất áp dụng trong hệ thống Tòa án đối với các tranh chấp nội bộ trong CTCP. Qua các vụ việc thực tiễn vừa qua, có thể thấy quan điểm của Tòa án các cấp khác nhau về cùng một sự kiện, tình tiết. Điều này làm cho hoạt động xét xử của Tòa án không thống nhất, tăng số lượng án bị hủy, kéo dài thời gian tố tụng, gây thiệt hại cho các bên tranh chấp.
Do đó, TAND tối cao cần quan tâm, lựa chọn bản án, quyết định điển hình liên quan tới giải quyết tranh chấp nội bộ trong CTCP, tổng hợp và hướng dẫn áp dụng thống nhất trong hệ thống Tòa án các cấp. Điều này là phù hợp với thực tiễn và có khả năng thực hiện, đồng thời đáp ứng yêu cầu của quá trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, về nhiệm kỳ Thẩm phán và nâng cao chất lượng của đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân dân
Pháp luật về bổ nhiệm Thẩm phán hiện nay quy định nhiệm kỳ đầu là 05 năm đối với một Thẩm phán, thêm vào đó, sau nhiệm kỳ 05 năm, phải làm quy trình tái bổ nhiệm, trong khi chỉ tiêu bổ nhiệm Thẩm phán mỗi kỳ của Tòa án cấp trên đưa xuống là rất ít so với số lượng cần thiết cho nhu cầu giải quyết vụ việc, và không thể nhanh chóng bổ nhiệm các Thẩm phán mới, do nhiều các bộ Thư ký vẫn chưa đủ trình độ và yêu cầu để được bổ nhiệm làm Thẩm phán, trong khi các Thẩm phán có kinh nghiệm trong công tác xét xử vì một lý do nào đó không thể tái bổ nhiệm. Dẫn đến sự thiếu hụt về nhân sự của Tòa án. Do vậy, thiết nghĩ nên tăng thêm nhiệm kỳ của Thẩm phán, điều này góp phần tăng thêm sự an tâm làm việc, kiên quyết và chuyên tâm trong quá trình giải quyết vụ án một cách triệt để và hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu của các đương sự.
Trong công tác giải quyết tranh chấp tại Tòa án, Thẩm phán luôn là người giữ vai trò trung gian quan trọng, vì vậy việc nâng cao năng lực của Thẩm phán xét xử các vụ tranh chấp kinh doanh thương mại có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong Luật tổ chức Tòa án năm 2014, những quy định về tuyển chọn Thẩm phán còn quy định chung chung, như tại Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án. Cần cân nhắc việc lựa chọn chính xác những người có năng lực cần phải phân loại cán bộ theo độ tuổi, chức vụ một cách khoa học để định hướng ai cần phải đào tạo những vấn đề gì, thời gian đào tạo là bao lâu đối với từng lĩnh vực chuyên ngành, ngoài ra cần đào tạo chuyên về từng lĩnh vực xét xử như các vụ án Hình sự, án Lao động, án Kinh tế,... tránh tình trạng đào tạo nửa vời và ít hiệu quả, lãng phí ngân sách của nhà nước.
Về vấn đề tuyển chọn Hội thẩm nhân dân: Theo quy định của pháp luật yêu cầu nghiệp vụ của Hội thẩm được quy định tại Điều 85 Luật tổ chức Tòa án. Tuy nhiên, không yêu cầu cao về trình độ hiểu biết pháp luật, chỉ quy định có kiến thức về pháp luật, điều này đã khiến cho Hội thẩm không đóng góp nhiều vào công tác xét xử của Tòa án, nhưng với vai trò là thành phần của Hội đồng xét xử, Hội thẩm có quyền biểu quyết ngang với Thẩm phán trong giai đoạn nghị án, đặc biệt đối với các vụ án phức tạp trong kinh doanh thương mại thì điều này gây nên những cản trở rất lớn trong hiệu quả xét xử. Hiện nay, do đáp ứng yêu cầu của Luật định về độ tuổi tuyển chọn, những người có kinh nghiệm xét xử đã từng trải qua nhiều vụ án phức tạp và có kiến thức sâu rộng về pháp luật khi gần đến tuổi luật định chấm dứt nhiệm kỳ đã không còn được bổ nhiệm, thay vào đó, cơ cấu Hội thẩm trẻ được tăng cường hơn cả, nhưng trong số đó là những người làm các công việc không thuộc lĩnh vực pháp luật, không thường xuyên nghiên cứu pháp luật, không có hiểu biết về lĩnh vực xét xử, dẫn đến tình trạng chung là đóng vai trò “bù nhìn” trong suốt phiên tòa. Ngoài ra nhiều trường hợp, gần đến phiên tòa xét xử, Hội thẩm vì bận công việc chuyên môn của mình mà xin vắng mặt khiến cho phiên tòa bị hoãn. Vì vậy, cần phải đổi mới vấn đề yêu cầu tuyển chọn Hội thẩm nhân dân một cách gắt gao, cụ thể hóa năng lực thật sự của những người làm công việc Hội thẩm nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả xét xử.
Nâng cao chất lượng Thẩm phán, thư ký, cán bộ tại Tòa án nhân dân, tiến tới số hoá các bản án, xây dựng một hệ thống Tòa án minh bạch, các Thẩm phán, Kiểm sát viên và cán bộ trong ngành Tòa án cần phải có trách nhiệm hơn với vụ án mà mình tham gia, tránh được tình trạng tham nhũng gây sai lệch trong quá trình giải quyết vụ án. Chính vì vậy, công tác tác đào tạo nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho Thẩm phán, Thư ký là việc vô cùng quan trọng và là ưu tiên hàng đầu trong việc xây dựng một hệ thống Tòa án trong sạch, là chỗ dựa cho niềm tin của nhân dân vào sức mạnh của công lý. Thẩm phán là người có vai trò quyết định trong việc cho ra một bản án có giá trị pháp lý cao. Vì vậy, đội ngũ Thẩm phán phải có năng lực, luôn cập nhật những kiến thức mới và có kinh nghiệm dày dặn thì mới nắm bắt, giải quyết được các vấn đề một cách tốt nhất. Do đội ngũ Thẩm phán ở Tòa án còn nhiều hạn chế trong việc bồi dưỡng kiến thức mới nên việc giải quyết các vụ án đặc biệt là các vụ án tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Công việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán một cách thường xuyên, đầy đủ thì mới nâng cao chất lượng và hiệu quả xét xử của họ ở Tòa án các. Để làm được vấn đề này, cần chú ý các giải pháp cụ thể như sau:
Một là, Bổ sung quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và nguồn bổ nhiệm thẩm phán. Nguồn bổ nhiệm Thẩm phán không chỉ từ những người đang công tác trong ngành mà còn cả những người là các luật sư có đầy đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật. Việc tiến hành công tác bổ nhiệm Thẩm phán phải minh bạch, đảm bảo chọn được Thẩm phán có năng lực chuyên môn và đạo đức, thực hiện công tác thi tuyển Thẩm phán phải nghiêm túc, công bằng đối với các đối tượng dự thi.
Hai là, thực hiện kiểm tra trình độ chuyên môn thường xuyên, định kỳ để có kết quả chính xác về trình độ của cán bộ ngành Tòa án. Từ đánh giá thực tiễn qua việc tiến hành kiểm tra định kỳ, mạnh dạn loại bỏ những cán bộ thiếu năng lực, suy giảm đạo đức nghề nghiệp, thiếu tinh thần kỷ luật trong hoạt động tại Tòa án, tránh tình trạng “Con sâu làm rầu nồi canh” như hoạt động tại một số Tòa án hiện nay
Xuất phát từ nguyên tắc xét xử vụ án tại phiên tòa đều phải có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân. Khi xét xử Hội thẩm nhân dân có quyền biểu quyết độc lập và ngang quyền với Thẩm phán. Tuy nhiên trên thực tế, Hội thẩm nhân dân về trình độ pháp lý còn hạn chế, chủ yếu Hội thẩm nhân dân là do kiêm nhiệm nên thời gian dành cho nghiên cứu hồ sơ còn nhiều hạn chế, khi tham gia xét xử việc thẩm vấn chủ yếu là do Thẩm phán thực hiện. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả trong hoạt động xét xử của Tòa án, hội thẩm nhân dân phải là người có kiến thức nghiệp vụ vững vàng thì mới thực hiện được quyền mà pháp luật giao cho. Để làm tốt được điều này cần phải có kế hoạch quan tâm đầu tư kinh phí về bồi dưỡng, nâng cao trình độ pháp lý cho hội thẩm như Thẩm phán, có như vậy thì trong quá trình giải quyết vụ án, hội thẩm sẽ không bị lúng túng, khi phán quyết bản án sẽ khách quan, khoa học, ngoài ra cần phải có các quy định rõ ràng hơn về tiêu chuẩn lựa chọn hội thẩm nhân dân, quyền và nghĩa vụ pháp lý cho hội thẩm nhân dân, hàng năm có hội nghị tổng kết, đánh giá chất lượng hoạt động của hội thẩm nhân dân, từ đó có hướng giải quyết những khó khăn, vướng mắc của hội thẩm nhân dân.
Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xét xử của Tòa án.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã ở một bước phát triển cao, đó là số hóa tất cả các dữ liệu thông tin, luân chuyển mạnh mẽ. Mọi loại thông tin, số liệu âm thanh, hình ảnh có thể được đưa về dạng kỹ thuật số để bất kỳ máy tính nào cũng có thể lưu trữ, xử lý chuyển tiếp cho nhiều người. Theo đó, công nghệ thông tin cần được triển khai mạnh mẽ rộng khắp Tòa án các cấp, tiến đến xây dựng “Tòa án điện tử” nhằm thuận tiện cho cả cán bộ ngành và nhân dân trong việc truyền tải và tiếp nhận thông tin pháp luật, đặc biệt là các thủ tục tư pháp.
Thứ tư, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức của người dân nói chung và cổ đông của các công ty.
Thực tế cho thấy vấn đề quan trọng nhất trong việc đảm bảo hiệu quả áp dụng pháp luật là cần phải nâng cao ý thức pháp luật của người dân trong đời sống xã hội. Pháp luật là là cơ sở để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong mọi lĩnh vực của đời sống, nhưng nếu việc áp dụng pháp luật chỉ dựa vào những yếu tố bên ngoài như sức mạnh Nhà nước để đảm bảo thực hiện, thì việc pháp luật Việt Nam là ý chí của tầng lớp công nhân và nông dân sẽ không còn được biểu hiện rõ. Do đó, để đưa pháp luật vào đời sống một cách tự nhiên và hài hoà, cần phải phát triển một yếu tố rất quan trọng đó chính là ý thức người dân. Từ đó, để nâng cao ý thức pháp luật của các chủ thể liên quan đến hoạt động của công ty cổ phần, hạn chế tranh chấp xảy ra hoặc khi có tranh chấp thì việc giải quyết tranh chấp đảm bảo được quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan, thì các chủ thể có thẩm quyền cần quan tâm:
Một là, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về kiến pháp luật cho thành viên doanh nghiệp và cán bộ, công chức thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng liên quan đến doanh nghiệp hoặc những cán bộ, công chức hoạt động trong ngành tư pháp. Nội dung tuyên truyền, giáo dục tập trung vào những ngành luật có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, điển hình như pháp luật doanh nghiệp và những ngành luật có liên quan như pháp luật dân sự. Tùy từng đối tượng để xác định cách thức, phương pháp, nội dung tuyên truyền, giáo dục phù hợp. Đối với cán bộ, công chức các cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, công chức TAND, VKSND, cần mở các lớp tập huấn chuyên đề, tìm hiểu sâu về nội dung pháp luật, các tình huống trong thực tiễn và cách thức giải quyết, xử lý tranh chấp xảy ra, nhất là việc tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần liên quan đến vốn góp; chuyển nhượng phần vốn góp; quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỉ lệ vốn góp.
Hai là, đổi mới, tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức bổ trợ tư pháp, các tổ chức dịch vụ, tư vấn, trợ giúp pháp lý trong xã hội để các tổ chức này có thể chung tay, hỗ trợ để đảm bảo việc giải quyết tranh chấp trong nội bộ công ty cổ phần thực sự công bằng. Cũng vậy, việc hỗ trợ, chung tay của các tổ chức này cũng là một kênh quan trọng để góp phần tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết pháp luật cho các tổ chức, cá nhân khác có nhận thức đúng pháp luật, thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để hạn chế tranh chấp xảy ra và việc giải quyết tranh chấp nội bộ (nếu có) sẽ được giải quyết minh bạch không chỉ đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự mà còn đảm bảo sự công bằng, lợi ích chung của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp.
Thứ năm, tăng cường hiệu quả hoạt động của các dịch vụ tư vấn pháp lý, trợ giúp pháp lý trong thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần.
Thực tế giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại nói chung, tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần nói riêng cho thấy pháp luật pháp luật hiện hành ở nước ta cũng còn những tồn tại, chồng chéo, chưa khả thi. Cùng một vấn đề tranh chấp có nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, do đó không phải chủ thể nào cũng hiểu, nhận thức đúng các quy định pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần, nhất là đối với những người không có kiến thức, hiểu biết về hoạt động của các doanh nghiệp, nên các tranh chấp tất yếu xảy ra và việc giải quyết tranh chấp trong nhiều vụ việc kéo dài, phức tạp cũng chính là do nhận thức về pháp luật. Từ đó, để giảm thiểu tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần cũng như việc giải quyết tranh chấp xảy ra đúng pháp luật, đảm bảo công bằng, minh bạch thì các thành viên công ty cổ phần cần được tiếp cận, thông tin nhiều hơn với các hoạt động dịch vụ pháp lý, tư vấn pháp lý, trợ giúp pháp lý trong xã hội để từ đó giúp cho các thành viên trong công ty có thêm nhiều cơ hội tiếp cận chuyên sâu hơn với pháp luật, hiểu và thực hiện theo đúng quy định mà pháp luật đặt ra.
Thứ sáu, xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm tạo cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần nhanh chóng, minh bạch và hiệu quả.
Thực tế cho thấy, các tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần ở nước ta hiện nay chủ yếu được giải quyết tại tòa án, vì vậy, Tòa án nhân dân tối cao cần thường xuyên cập nhật, tổ chức bồi dưỡng cho các thẩm phán, công chức của tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại các nghiệp vụ, kỹ năng giải quyết tranh chấp cũng như việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan (cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp, các tổ chức luật sư, ..) để đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần đúng pháp luật, khả thi. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại (thành phần là đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm liên quan) để qua đó có sự phối hợp hiệu quả trong quá trình giải quyết tranh chấp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
1. Giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần chủ yếu liên quan đến quản trị công ty cổ phần, nhất là việc đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan là cổ đông, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Ban kiểm soát, và những chủ thể có liên quan khác của công ty (người lao động, chủ nợ) trong quá trình hoạt động của công ty cổ phần.
2. Để đảm bảo hiệu quả giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần tại tòa án, vấn đề quan trọng là phải hoàn thiện các quy định pháp luật làm cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp đáp ứng các yêu cầu đảm bảo lợi ích phát triển chung của công ty; phù hợp với tính chất, đặc điểm, phương thức quản trị của công ty cổ phần và đảm bảo giá trị hiệu lực quyết định của Đại hội đồng cổ đông; ngăn ngừa khả năng lạm dụng quyền lực của Hội đồng quản trị và người quản lý trong quản trị công ty; đảm bảo công khai hoá thông tin và minh bạch về hoạt động của công ty và nâng cao tính độc lập, chuyên nghiệp và hiệu lực của Ban kiểm soát của công ty cổ phần.
3. Để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần tại tòa án, ngoài việc hoàn thiện pháp luật thì các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức của người dân nói chung và các thành viên của các doanh nghiệp nói riêng. Đồng thời, tăng cường hiệu quả hoạt động của các dịch vụ tư vấn pháp lý, trợ giúp pháp lý trong thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần và xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức liên quan nhằm tạo cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần nhanh chóng, minh bạch và hiệu quả.
KẾT LUẬN
1. Kể từ thời điểm thực hiện chính sách “Đổi mới” ở Việt Nam, quyền tự do kinh doanh của người dân được tôn trọng, thúc đẩy phát triển. Người dân có quyền tự chủ, tự quyết, sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, đồng thời, các nhà cũng có quyền tự chủ, tự quyết trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung, trong đó có tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần nói riêng. Trong số các phương thức giải quyết tranh chấp đó, giải quyết tại Tòa án là phương thức mà các nhà kinh doanh thường lựa chọn để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần.
2. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm của tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần; khái niệm, đặc điểm của giải quyết tranh chấp nội bộ công ty cổ phần tại Tòa án. Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ bản chất của việc giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần tại Tòa án là giai đoạn độc lập có vai trò quan trọng, bảo vệ quyền lợi của các đương sự trong tranh chấp. Thủ tục giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần tại Tòa án là cách thức tiến hành những hoạt động tố tụng do Tòa án cấp và các chủ thể tham gia tố tụng thực hiện theo trình tự và thời hạn được pháp luật quy định nhằm xác định các tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết tranh chấp và trên cơ sở đó, Tòa án ban hành bản án hay quyết định giải quyết tranh chấp có căn cứ, đúng pháp luật.
3. Nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng hiện hành về giải quyết vụ án với đặc thù tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần cho thấy, việc Nhà nước ban hành BLTTDS năm 2015, các quy định pháp luật ngày càng được hoàn thiện hơn, trong đó xác định rõ trách nhiệm của Tòa án, của các đương sự, tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong việc cung cấp chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp trong vụ án tranh chấp nội bộ công ty cổ phần. Tuy nhiên, qua thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần tại Tòa án, cho thấy số lượng vụ án kinh doanh thương mại nói chung trong thời gian qua vẫn chiếm tỷ lệ thấp, điều này không phải do các bên tuân thủ pháp luật, không phát sinh tranh chấp mà thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án đã bộc lộ một số bất cập cần phải sửa đổi bổ sung để phù hợp với với tình hình phát triển của nền kinh tế và hội nhập quốc tế.
4. Trong xu hướng của cải cách tư pháp, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay, đảm bảo giải quyết các vụ tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung, tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần nói riêng tại Tòa án cần phải nhanh chóng, kịp thời, giản tiện và có hiệu quả là nhu cầu cần thiết. Việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần cần phải xác định rõ yêu cầu và đưa ra các giải pháp đồng bộ cả về hoàn thiện các quy định pháp luật về tố tụng, và các quy định pháp luật nội dung điều chỉnh tổ chức quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay./.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
STT
TÊN CÔNG TRÌNH
TÊN TẠP CHÍ
SỐ/NĂM
TRANG
1
Một số vấn đề giải quyết tranh chấp nội bộ trong Công ty Cổ phần tại tòa án ở Việt Nam.
Tạp chí Khoa học Kiểm Sát – Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao
02/2021
58-60
2
Một số vướng mắc, bất cập trong quy định về giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần tại Tòa án và đề xuất, kiến nghị.
Tạp chí Tòa án Nhân Dân Tối cao - Tòa án Nhân Dân Tối cao
09/2021
31-36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn kiện của Đảng và chính sách của Nhà nước
1. Nghị quyết 08- NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị "về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới".
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
4. Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ ngày 08/11/2011 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.
5. Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ ngày 18/03/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
6. Nghị quyết số 19/NQ - CP của Chính phủ ngày 12/03/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016.
B. Văn bản pháp luật
7. Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam ngày 15 tháng 06 năm 2004 và Luật sửa đổi bổ sung 29/03/2011, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
8. Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 của Quốc hội ngày 25 tháng 11 năm 2015, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
9. Luật Thương mại Việt Nam Số: 58/L-CTN ngày ngày 10 tháng 5 năm 1997
10. Luật Thương mại số 36/2005-QH11 ngày 14/06/2005. NXB Chính trị Quốc gia.
11. Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26 tháng 11 năm 2019.
12. Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
13. Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014.
14. Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020.
15. Luật Trọng tài Thương mại số 34/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010
16. Bộ luật Tố tụng dân sự Cộng hòa liên bang Nga (2005), Nxb Tư pháp, Hà Nội.
17. Bộ luật Tố tụng dân sự Cộng hòa Pháp (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Luật mẫu của UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 11/12/1985.
C. Tài liệu tham khảo tiếng Việt
19. Nguyễn Thị Vân Anh (2006), “Giải quyết tranh chấp công ty theo thủ tục tư pháp – những vấn đề lý luận và thực tiễn” Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học luật Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Vân Anh (2017), “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp công ty của Tòa án”, Tạp chí Tòa án nhân dân (số 04/2017).
21. Đồng Ngọc Ba, Công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, luận văn thạc sỹ Luật học, 2000.
22. Trần Duy Bình (2008), “Giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông và giữa cổ đông với người quản lý công ty trong công ty cổ phần” Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. Hà Thị Thanh Bình (2012), “Giáo trình pháp luật về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại”, NXB Hồng Đức.
24. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Luật công ty một số nước trên thế giới, Hà Nội, 2005.
25. Nguyễn Đình Cung (2008), “Quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam: quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề”, CIEM/GTZ, Hà Nội.
26. Ngô Cường (2010), “Áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự trong việc giải quyết các vụ án về kinh doanh, thương mại”, Tạp chí Tòa án nhân dân (số 14/2010).
27. Ngô Huy Cương (2012), “Pháp luật giải quyết tranh chấp giữa các thành viên công ty: nhận thức, thực trạng và cải cách” Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật (số 11/2012).
28. Nguyễn Thị Dung (chủ biên), (2017), “Luật kinh tế”, Sách chuyên khảo, Nxb Lao động.
29. Nguyễn Xuân Dũng (2018), “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng, hòa giải tại Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học luật, Đại học Huế.
30. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại – Tập 1, NXB Tư pháp 2018.
31. Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Công an Nhân dân.
32. Bùi Xuân Hải (2011), “Luật Doanh nghiệp bảo vệ cổ đông - Pháp luật và thực tiễn”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
33. Lê Hồng Hạnh (2015), “Tổng quan về thương lượng, hòa giải (ADR) tại Việt Nam” bài viết tại Hội thảo quốc tế “Biện pháp giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án (ADR), Bộ Tư pháp và JPP.
34. Lê Thị Hiền (2018), “Tranh chấp giữa các thành viên công ty theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội.
35. Phan Chí Hiếu (2006), “Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (tháng 12/2006).
36. Phạm Hoài Huấn chủ biên (2018), “Tranh chấp điển hình trong quản trị doanh nghiệp”, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật.
37. Phạm Thị Huệ (2011), “Giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm”, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
38. Triệu Thị Huỳnh Hoa (2012), “Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội.
39. Lê Thanh Khánh (2018), “Thẩm quyền của Tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp của Tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học luật, Đại học Huế.
40. Đào Thị Xuân Lan (2004), “Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.
41. Đoàn Đức Lương (2006), Giai đoạn giải quyết sơ thẩm vụ án kinh tế theo pháp luật Việt Nam”. Luận án Tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội.
42. Đoàn Đức Lương (2015), “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng theo pháp luật Việt Nam” bài viết tại Hội thảo quốc tế, Đại học Luật, Đại học Huế và Trung tâm nghiên cứu của Nhật Bản.
43. Lưu Hương Ly (2015), “Hòa giải trong thương mại và phát triển phương thức hòa giải trong thương mại ở Việt Nam” Tạp chí Tòa án điện tử (hvta.toaan.gov.vn).
44. Phạm Duy Nghĩa, Chuyên khảo luật kinh tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2005. Tr 256.
45. Hoàng Tố Nguyên (2013), “Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội.
46. Nguyễn Như Phát, “Tính phổ quát và đặc thù của tố tụng kinh tế”, Những quan điểm cơ bản về Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam, kỷ yếu đề tài cấp Bộ, Viện Nhà nước và Pháp luật 2001, tr.70-73.
47. Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
48. Trần Hồng Phong (2016), “Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp: Pháp luật tố tụng và quyền tự chủ kinh doanh”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn (05/2016).
49. Lê Quang Rin (2019), “Pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa các thành viên công ty- thực tiễn tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam” của tác giả, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học luật, Đại học Huế.
50. Nguyễn Mạnh Sỹ (2014), “Pháp luật về tranh chấp giữa các thành viên công ty ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội.
51. Nguyễn Anh Tuấn (2016), “Quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hộ.
52. Trần Phương Thảo (2012), Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam. Luận án Tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội.
53. Cao Thị Thanh Thủy (2012), “Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng trọng tài và tòa án dưới góc độ so sánh”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học luật Hà Nội.
54. Nguyễn Thị Thu Thủy (2014), “Hoàn thiện pháp luật về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp thương mại ở Việt Nam hiện nay” , Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật (số 11/2014).
55. Nguyễn Thị Thương (2015), “Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng con đường Tòa án từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
56. Trần Trí Trung (2017), “Nhận diện tranh chấp giữa các thành viên, giữa thành viên với công ty theo pháp luật Việt Nam” Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 4 (2017).
57. Tòa án nhân dân tối cao (2009), Một số nội dung vướng mắc của Bộ luật Tố tụng dân sự cần tập trung thảo luận và đề xuất, kiến nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự.
58. Tòa án Nhân dân tối cao (2017), Báo cáo tổng kết công tác năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2018 của các tòa án”, Hà Nội.
59. Tòa án Nhân dân tối cao (2018), Báo cáo tổng kết công tác năm 2018 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2019 của các tòa án”, Hà Nội.
60. Tòa án Nhân dân tối cao (2019), Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2020 của các tòa án”, Hà Nội.
61. Tòa án Nhân dân tối cao (2020), Báo cáo tổng kết công tác năm 2020 và nhiệm kỳ 2016 – 2020; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2021 của các tòa án”, Hà Nội.
62. Trung tâm Từ điển học thuộc Viện Ngôn ngữ, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng 2000.
63. Nguyễn Thị Thu Vân, Một số vấn đề về công ty và hoàn thiện pháp luật công ty ở Việt Nam hiện nay, Nxb CTQG, 2005.
64. Nguyễn Thị Kim Vinh (2005),“Pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường tòa án ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.
65. Viện khoa học pháp lý - Bộ tư pháp (2004), Tổng hợp ý kiến đóng góp về Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự.
D. Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài và Internet
66. Nadja Alexander (2015), “Overview of international negotiation and mediation practices”, Hội thảo biện pháp giải quyết tranh chấp ngoài tòa án do Bộ Tư pháp và JPP tổ chức.
67. Andrew Charman, Johan Du Toit (2018), “Shareholder Actions” (Hành động của cổ đông), Bloomsbury Professional.
68. Ronald Gilson (2004), “Importance of listed corporate governance” (Tầm quan trọng của quản trị công ty niêm yết), Hội nghị bàn tròn Châu Á về quản trị doanh nghiệp, Việt Nam.
69. Kent Rhodes, David Lansky (2013), “Managing Conflict in the Family Busines” (Quản lý xung đột trong doanh nghiệp gia đình), A family Business Puplication.
70. Dorcas Quek (2015), "International approach to mediation programs associated with the Court” (Phương thức tiếp cận của quốc tế đối với các chương trình hòa giải gắn với Tòa án), Hội thảo biện pháp giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, Bộ Tư pháp và JPP.
71. William T. Blackburn (2016), “Shareholder Inspection Rights” (Các quyền kiểm soát của cổ đông), SMU law review (12/2016).
72. John Mickletwait và Adrian Woolridge, The Company - A Short History of a Revolutionary Idea, (New York: The Modern Library, 2003).
73. Oraganization for Economic Co-operation and Development - OECD, principles of Corporate, 2000, Pag. 7
74. John Collier, Vaugham, Dispute Resolution in the internationa law, Oxford Press, 1999.
75. Emma Meakin, “Rights of Minority shareholders” (Các quyền của cổ đông thiểu số), https://fleximize.com/articles/001356/minority-shareholder-rights truy cập 08/2021.
76. Ira M. Millstein (2021), “The Role of Boards and Stakeholders in Corporate Governance” (Vai trò của Hội đồng quản trị và những người liên quan trong quản trị công ty), truy cập 08/2021.
77. OECD (2010), “OECD principles of corporate governance” (Nguyên tắc quản trị công ty của OECD), trên https://www.oecd.org/corporate/principles-corporate-governance/ truy cập 08/2021.
78. Jean Murray (2020), “How to Resolve Business Disputes with Arbitration or Mediation” (Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hay trung gian hòa giải như thế nào), https://www.thebalancesmb.com/resolve-business-disputes-with-arbitration-398748 truy cập 08/2021.
79. Ron Schaffer, Alastair Yong (2005), “Shareholders' rights to inspect the company's books” (Quyền của cổ đông trong việc kiểm tra sổ sách của công ty”. https://www.claytonutz.com/knowledge/2005/february truy cập 8/2021.
80. Bộ Tài chính, Quản trị doanh nghiệp: quan trọng nhưng lại là khâu yếu website: truy cập 05/2021.
81. Trần Hồng Phong, “Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp: Pháp luật tố tụng và quyền tự chủ kinh doanh”, https://www.thesaigontimes.vn. Truy cập 06/2021.
82. https://phamlaw.com, “Chiếc áo chật pháp lý với tranh chấp nội bộ doanh nghiệp”. Truy cập 06/2021.
83. Nguyễn Bích Phượng, “Quản trị công ty cổ phần, những điểm cần hoàn thiện của pháp luật Việt Nam”, Truy cập 06/2021.
84. BBC, The East India Company,
https://www.bbc.co.uk/programmes/p0054906 truy cập 05/2021.
85. Từ điển bách khoa trực tuyến,
truy cập 08/2021
86.https://deliverypdf.ssrn.com/delivery.php?ID=893002127097027119065116075112000086117078019060066055110021084103024093069020104068013121004003017116060025098000067079102112116082071048061019024106091084112111003050062091116093008083024120015096126100064091112028101065118101114123124103107081026&EXT=pdf&INDEX=TRUE truy cập 18/4/2022
87.https://www.oecd-ilibrary.org/docserver/9789264236882-en.pdf?expires=1650274134&id=id&accname=guest&checksum=E19DCCB13DABE1403F9911A9079FDCD0 truy cập 18/4/2022
88. https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/giai-quyet-tranh-chap-giua-cong-ty-voi-thanh-vien-cong-ty-tai-toa-an-va-mot-so-kien-nghi truy cập 18/4/2022
89. truy cập 19/4/2022
90. https://vnexpress.net/boi-tham-doan-12-nguoi-co-vai-tro-quan-trong-tai-phien-toa-o-my-3752264.html truy cập 20/4/202
91. Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 01/2018/KDTM – ST ngày 8/5/2018 của TAND tỉnh Ninh Thuận. https://amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/06/4C%C3%B4ng-ty-kh%C3%B4ng-%C4%91%E1%BB%93ng-%C3%BD-cho-c%E1%BB%95-%C4%91%C3%B4ng-ph%E1%BB%95-th%C3%B4ng-chuy%E1%BB%83n-nh%C6%B0%E1%BB%A3ng-c%E1%BB%95-ph%E1%BA%A7n-.pdf truy cập 20/4/2022
92. Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 27/2018/KDTM-PT của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
truy cập 20/4/2022
93. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (2020), Hướng dẫn nghiệp vụ: Một số nội dung trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại, Hà Nội. https://kiemsat.1cdn.vn/2020/09/28/2020-09-25-14-51-05-01.compressed.pdf truy cập 25/4/2022
94. Bản án Kinh doanh thương mại Phúc thẩm của TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh số 56/2017/KDTM-PT ngày 12/12/2017. https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-ve-tranh-chap-giua-nguoi-chua-la-thanh-vien-cong-ty-nhung-co-giao-dich-chuyen-nhuong-phan-von-6556 truy cập 10/4/2022.
95. Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 310/2018/KDTM-ST ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-3102018kdtmst-ngay-21032018-ve-tranh-chap-giua-cong-ty-voi-thanh-vien-cong-ty-81295 truy cập 20/03/2022.
96. Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 51/2018/KDTM-PT ngày 12/11/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thánh phố Hồ Chí Minh.
97. Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 01/2021/KDTM-PT ngày 30/03/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai.
98. Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 48/2021/KDTM-PT ngày 26/11/2021 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thánh phố Hồ Chí Minh.
99. Quyết định giám đốc thẩm số 14/2022/KDTM-GĐT ngày 12/12/2022 của Tòa án nhân dân tối cao.
https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-ve-tranh-chap-giua-cong-ty-voi-thanh-vien-cong-ty-so-512018kdtmpt-81294 truy cập 20/03/2022
100. Bùi Xuân Hải (2007), Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật công ty Việt Nam, Tạp chí Khoa học Pháp lý, Số 4(41)/2007. Nguồn: https://vncorporatelaw.wordpress.com/2015/01/23/13/ truy cập 25/3/2022
101.https://lsvn.vn/ve-thoi-han-giai-quyet-vu-an-kinh-doanh-thuong-mai1661436604.html#:~:text=Nh%C6%B0%20v%E1%BA%ADy%2C%20th%E1%BB%9Di%20h%E1%BA%A1n%20phi%C3%AAn,ng%C3%A0y%20th%E1%BB%A5%20l%C3%BD%20v%E1%BB%A5%20%C3%A1n.truy cập 25/12/2022