Luận án Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam

“Những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ” đã hệ thống hóa được về mặt lý luận thị trường bảo hiểm phi nhân thọ từ khái niệm, đặc điểm và các qui luật của thị trường; các sản phẩm trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, các chủ thể tham gia thị trường. Đồng thời cũng chỉ ra mục tiêu phải giám sát thị trường bảo hiểm nhân thọ, phương thức giám sát, nội dung giám sát, qui trình giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ từ đó làm tiền đề cho việc phân tích cũng như đề xuất các giải pháp trong công tác giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.

pdf196 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1920 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổng thể về giám sát dựa trên rủi ro đối với các doanh nghiệp bảo hiểm” và phát triển thành chế độ giám sát dựa trên rủi ro nhằm tăng cường khả năng giám sát của cơ quan quản lý nhà nước. + Chế độ đánh giá rủi ro RAAS (Risk Assessment and Application System) được đưa vào Hàn Quốc từ tháng 4/2007 như một chế độ đánh giá tính lành mạnh của doanh nghiệp, cùng với việc hoàn thiện chế độ tuân thủ, được đưa vào sử dụng song song từ tháng 4/2011. + Chế độ vốn dựa trên rủi ro (Risk Based Capital - RBC) được đưa vào Hàn Quốc tháng 4/2009 và sử dụng song song với chế độ biên khả năng thanh toán. Từ tháng 4/2011, RBC được coi là chế độ duy nhất được áp dụng tại Hàn Quốc. Tháng 9/2008, do lo ngại việc áp dụng chế độ tài chính mới sẽ gây ảnh hưởng lớn hơn tới doanh nghiệp bảo hiểm so với khủng khoảng tài chính, Hàn Quốc đã áp dụng song song hai hình thức trên cho tới tháng 3/2011. Từ 3/2011, Hàn quốc chính thức áp dụng thống nhất phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro. Hàn quốc sử dụng 7 tiêu chí được đánh giá theo hai hình thức định tính và định lượng: Rủi ro quản lý kinh doanh (*), rủi ro bảo hiểm, rủi ro lãi suất, rủi ro đầu tư, rủi ro tính thanh khoản, tính hợp lý của vốn doanh nghiệp, và tính sinh lời. HẠNG MỤC ĐÁNH GIÁ THEO LĨNH VỰC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ HÀN QUỐC Lĩnh vực đánh giá Hạng mục đánh giá định lượng Hạng mục đánh giá định tính ① Rủi ro quản lý kinh doanh - ▪ Tính hợp lý của hội đồng quản trị và ban giám đốc ▪ Tính hợp lý của hệ thống quản lý rủi ro ▪ Tính hợp lý của hệ thống quản lý rủi ro phi tài chính ▪ Tính hợp lý của việc thiết lập và thực hiện chính sách kinh doanh ▪ Tính hợp lý của công tác kiểm soát nội bộ ▪ Tính hợp lý của công tác quản lý chung ② Rủi ro bảo hiểm ▪ Tỷ lệ rủi ro giá bảo hiểm ▪ Tỷ lệ rủi ro dự phòng phí ▪ Tỷ lệ tổn thất (đối với DN nhận gốc: Tỷ lệ tổn thất, đối với DN chuyên tái BH: Tỷ lệ gộp) ▪ Tính hợp lý của công tác quản lý rủi ro bảo hiểm ▪ Tính hợp lý của việc phân tích và quản lý tỷ lệ tổn thất ③ Rủi ro lãi suất ▪ Tỷ lệ rủi ro lãi suất ▪ Tỷ lệ lợi nhuận đầu tư trên lãi phải trả ▪ Tính hợp lý của công tác quản lý rủi ro lãi suất ▪ Tính hợp lý của công tác quản lý tổng hợp tài sản - nợ và quản lý dự phòng phí bảo hiểm ④ Rủi ro đầu tư ▪ Tỷ lệ rủi ro tín dụng - thị trường ▪ Tỷ lệ tài sản xấu ▪ Tỷ lệ trính lập dự phòng cho nợ xấu ▪ Tính hợp lý của quản lý rủi ro tín dụng ▪ Tính hợp lý của quản lý rủi ro thị trường ▪ Tính hợp lý của phân loại tính an toàn của tài sản ▪ Tính hợp lý của hoạt động kinh doanh với cổ đông lớn ⑤ Rủi ro thanh khoản ▪ Tỷ lệ rủi ro thanh khoản ▪ Tỷ lệ thanh khoản ▪ Tỷ lệ thu chi ▪ Tính hợp lý của quản lý rủi ro thanh khoản ▪ Tính hợp lý của nguyên nhân biến động tính thanh khoản ▪ Tính hợp lý của cơ cấu kêu gọi và sử dụng vốn ⑥ Tính hợp lý của vốn ▪ Tỷ lệ biên khả năng thanh toán ▪ Tính hợp lý của nguyên nhân biến động tỷ lệ biên khả năng thanh toán ▪ Tính thỏa đáng của chính sách quản lý tính hợp lý của vốn (bao gồm phân tích cả trường hợp xảy ra khủng hoảng) ▪ Tính khả thi của công tác duy trì và cải thiện dài hạn tính hợp lý của vốn ⑦ Tính sinh lời ▪ Tỷ lệ doanh thu phí/rủi ro ▪ Tỷ lệ lợi nhuận / tài sản đầu tư ▪ Tỷ lệ lợi nhuận kinh doanh ▪ Tính hợp lý của nguyên nhân biến động cơ cấu lỗ lãi ▪ Tính hợp lý của chính sách quản lý lỗ lãi đối với rủi ro (bao gồm phân tích giá trị nội tại) ▪ Tính khả thi của việc cải tiến và duy trì tính sinh lời CÁC GIÁ TRỊ THEO BỘ PHẬN ĐÁNH GIÁ CỦA CHẾ ĐỘ ĐƯỢC THỐNG NHẤT HÀN QUỐC Chế độ được thống nhất Đánh giá tình hình kinh doanh Theo lĩnh vực Trong từng lĩnh vực Lịnh vực đánh giá NT PNT NT PNT TBH * Định lượng Định tính ① Rủi ro quản lý kinh doanh 15% 15% 15% 15% 15% - 15% ② Rủi ro bảo hiểm - - 10% 15% 20% 70% 30% ③ Rủi ro lãi suất - - 15% 10% - 70% 30% ④ Rủi ro đầu tư 20% 15% 15% 15% 20% 70% 30% ⑤ Rủi ro thanh khoản 15% 15% 5% 5% 5% 70% 30% ⑥ Tính hợp lý của vốn 30% 30% 25% 25% 25% 70% 30% ⑦ Tính sinh lời 20% 25% 15% 15% 15% 70% 30% * Bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm PNT, Bảo hiểm bảo lãnh chưa xử lý các hợp đồng bảo hiểm dài hạn Việc xếp hạng tổng hợp được tính trung bình từ các thứ hạng theo chỉ số-bộ phận đánh giá, vận dụng hệ thống 10 cấp bậc (từ cấp 1A đến 5B) để phân biệt các kết quả đánh giá. TIÊU CHUẨN PHÂN CHIA XẾP HẠNG TỔNG HỢP CỦA CHẾ ĐỘ ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC THỐNG NHẤT HÀN QUỐC Xếp hạng Đánh giá tình hình kinh doanh (Giá trị bình quân theo lĩnh vực) RAAS hiện hành (Cộng xếp hạng của 3 lĩnh vực) Chế độ được thống nhất (Giá trị bình quân theo lĩnh vực) 1A 1.0 ~ 1.2 Cấp 1 1B 1.0 ~ 1.4 3 ~ 5 1.3 ~ 1.4 2A 1.5 ~ 1.9 Cấp 2 2B 1.5 ~ 2.4 6 ~ 7 2.0 ~ 2.4 3A 2.5 ~ 2.9 Cấp 3 3B 2.5 ~ 3.4 8 ~ 9 3.0 ~ 3.4 4A 3.5 ~ 3.9 Cấp 4 4B 3.5 ~ 4.4 10 ~ 11 4.0 ~ 4.4 5A 4.5 ~ 4.7 Cấp 5 5B 4.5 ~ 5.0 12 ~ 15 4.8 ~ 5.0 Xem xét một cách tổng hợp thứ hạng đánh giá rủi ro (theo kết quả đánh giá tổng hợp và theo kỳ) cùng mức độ ảnh hưởng đến toàn hệ thống của các doanh nghiệp bảo hiểm để quyết định phân chia các mức độ giám sát. Phân chia chu kỳ kiểm tra tổng hợp và mức độ giám sát theo 4 mức: 1) Tự giám sát, 2) Giám sát hàng ngày 3) Giám sát tập trung, 4) Giám sát gắt gao. Đồng thời căn cứ vào tính chất và mức độ ảnh hưởng đến thị trường để đưa ra các quyết định thực hiện. 2. Kinh nghiệm Nhật Bản Thị trường bảo hiểm Nhật bản là thị trường bảo hiểm phi nhân thọ lớn thứ 4 thế giới sau Mỹ, Đức và Anh. Tuy nhiên, thị trường Nhật Bản chỉ tương đương với khoảng 15% thị trường lớn nhất thế giới là Mỹ. Toàn thị trường có 50 doanh nghiệp hoạt động, gồm 26 doanh nghiệp trong nước, 4 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và 20 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Các nghiệp vụ bảo hiểm có thị phần lớn là: Bảo hiểm xe cơ giới (43,2%), bảo hiểm cháy (17,6%), bảo hiểm tai nạn cá nhân (13,9%), bảo hiểm thương tật (10,7%). [47] Doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ chủ yếu thực hiện qua kênh đại lý (92,9%); kênh khai thác trực tiếp chỉ chiếm 6,7% và kênh môi giới chỉ chiếm 0,4%. Số lượng cán bộ và đại lý sử dụng giảm liên tục trong vài năm qua. Nhìn chung cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có tác động tiêu cực tới ngành bảo hiểm phi nhân thọ Nhật Bản. Năm 2013 doanh thu phí bảo hiểm giảm 4,1%, các khoản bồi thường tăng 1,4%, dẫn tới lợi nhuận bị giảm tới 168% so với năm 2007. Cơ quan giám sát tài chính Nhật Bản (FSA) ban đầu thuộc Bộ Tài chính Nhật bản, đến 7/2000 được tách ra hoạt động độc lập dưới sự quản lý của Thủ tướng, FSA thực hiện giám sát cả 3 lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Cơ cấu tổ chức của FSA gồm 3 Cục: Cục kế hoạch và điều phối (xây dựng chính sách cho cả hệ thống tài chính); Cục giám sát (giám sát từ xa và ra các hành động điều chỉnh thị trường); Cục thanh tra (thực hiện giám sát tại chỗ). Ngoài ra còn có văn phòng cấp vùng ở 11 địa phương thực hiện cả giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ [40]. (1) Cục giám sát từ xa Hoạt động quản lý, giám sát thực hiện trên cơ sở Luật kinh doanh bảo hiểm, Nghị định về kinh doanh bảo hiểm, Thông tư về kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn do FSA Nhật Bản ban hành. Hoạt động quản lý, giám sát đặt trọng tâm vào tính chất công cộng của ngành kinh doanh bảo hiểm là để bảo vệ bên mua bảo hiểm bằng cách bảo đảm quản lý lành mạnh và phù hợp đối với người kinh doanh bảo hiểm; sự công bằng trong hoạt động đại lý, môi giới bảo hiểm góp phần ổn định cuộc sống của công dân và phát triển lành mạnh nền kinh tế quốc gia. Việc giám sát được thực hiện thông qua một số biện pháp chính sau: Cấp phép: Các tiêu chí chính để cấp phép là: - Có nguồn vốn đủ lớn để hoạt động kinh doanh bảo hiểm (tối thiểu 1 tỷ yên, ký quỹ 200 triệu yên); - Có phương án kinh doanh tốt; - Đội ngũ lãnh đạo và cán bộ chủ chốt có trình độ và kinh nghiệm về bảo hiểm, không vi phạm pháp luật; - Phương pháp tính phí và các khoản dự phòng hợp lý. Quản lý sản phẩm: - Cục giám sát phê duyệt sản phẩm mới, phê duyệt sự thay đổi các sản phẩm cũ. - Trong hồ sơ xin phê duyệt sản phẩm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trình: Kế hoạch kinh doanh, tóm tắt về các điều khoản và điều kiện chủ yếu, phương pháp tính phí bảo hiểm và các khoản dự phòng. - Tiêu chí xem xét phê duyệt sản phẩm là: + Phải bảo vệ thích đáng bên mua sản phẩm; + Không phân biệt đối xử; + Không có các quy định trái với đạo đức và ảnh hưởng tới trật tự xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm được quy định đơn giản, rõ ràng. Giám sát về tài chính và kế toán: Các công ty bảo hiểm phải nộp báo cáo tài chính hàng tháng, quý, nửa năm và hàng năm (tuỳ loại số liệu) để Cục giám sát phân tích đánh giá tình hình. Cục giám sát chú trọng tới các tiêu chí về lợi nhuận, rủi ro, hệ số biên khả năng thanh toán. Trường hợp hệ số biên khả năng thanh toán xuống dưới 200%, sẽ yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm có biện pháp khắc phục. Trường hợp hệ số biên khả năng thanh toán xuống dưới 0%, doanh nghiệp sẽ phải dừng kinh doanh. (2) Cục thanh tra Cục thanh tra có biên chế 430 cán bộ, có 21 đơn vị thanh tra khác nhau, trong đó các đơn vị thứ 12-15 chịu trách nhiệm thanh tra lĩnh vực bảo hiểm. Quy trình thanh tra gồm: Bước 1: Gửi thông báo thanh tra cho đơn vị sẽ được thanh tra Bước 2: Thu thập thông tin, số liệu, nghiên cứu các vấn đề trọng tâm sẽ thanh tra Bước 3: Triển khai hoạt động thanh tra Bước 4: Báo cáo kết quả thanh tra Bước 5: Chuẩn bị kết luận thanh tra Bước 6: Công bố kết luận thanh tra Điểm đáng chú ý là Cục thanh tra chỉ làm các bước 1-4, trong đó báo cáo kết quả thanh tra chỉ đơn thuần nêu các phát hiện của thanh tra. Báo cáo kết quả thanh tra sau đó được chuyển cho Cục giám sát để chuẩn bị kết luận thanh tra. Kết luận thanh tra sẽ phản ánh ý chí của FSA, trong đó nêu rõ quyết định về các biện pháp khắc phục, các hình thức phạt v.v...(nếu có). Cuối cùng, Cục giám sát công bố kết luận thanh tra. Quá trình thực hiện các bước 1-4 nói trên, Cục thanh tra có đủ nhân lực để tự triển khai công việc, không phải huy động nhân lực từ Cục giám sát hay từ các đơn vị khác. Hoạt động thanh tra diễn ra tương đối thường xuyên, với khoảng 15-20 doanh nghiệp được thanh tra hàng năm. Các yêu cầu về quản trị DNBH và kiểm soát nội bộ trong DNBH ràng buộc DNBH nghĩa vụ kiểm tra giám sát đại lý BH của họ. Tuy nhiên, quản trị DNBH ở Nhật Bản có nhiều điểm riêng khác so với chuẩn mực quốc tế. Đó là có mối quan hệ phụ thuộc giữa ban quản trị và hội đồng quản trị (các thành viên không độc lập mà liên quan với nhau). Vai trò kiểm toán của HĐQT rất hạn chế. Nhiều khía cạnh quan trọng trong quản trị công ty được quy định tại Hướng dẫn Giám sát chứ không phải bằng luật pháp. Đạo luật về công ty và IBA cho phép các nhà bảo hiểm Nhật bản được chọn 2 cơ cấu quản trị công ty là cơ cấu Hội đồng tư vấn hoặc Cơ cấu Hội đồng quản lý. Hầu hết các nhà bảo hiểm chọn Hội đồng tư vấn là cơ cấu truyền thống áp dụng tại Nhật Bản. Theo đó, hầu hết các thành viên của Hội đồng tư vấn cũng là các cán bộ điều hành. Còn lại là những thành viên làm bán thời gian. Còn cơ cấu Hội đồng quản lý được thực hiện bằng hội đồng các kiểm toán công ty, phải có từ 3 thành viên này trở lên, chủ yếu từ bên ngoài công ty. Ít nhất có 1 nửa đến từ bên ngoài công ty. Các nhà kiểm toán đến từ bên ngoài là thành viên làm bán thời gian. Kiểm soát rủi ro và kiểm soát nội bộ đã được tăng cường trong những năm gần đây ở các công ty BH niêm yết trên sàn chứng khoán. Các công ty bảo hiểm niêm yết thì phải đáp ứng yêu cầu liên quan của Ủy ban chứng khoán. 3. Kinh nghiệm của Trung Quốc Thị trường bảo hiểm Trung Quốc là thị trường lớn thứ 6 trên thế giới và có tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 10-15%. Trung Quốc có 103 công ty bảo hiểm được cấp phép hoạt động, gồm 56 công ty bảo hiểm nhân thọ và 47 công ty bảo hiểm phi nhân thọ. [45] Thị trường bảo hiểm Trung Quốc có đặc trưng là mức độ tập trung rất cao: 10 công ty bảo hiểm đã chiếm tới gần 90% tổng doanh thu phí bảo hiểm. Một số nguyên tắc giám sát bảo hiểm của IAIS không được áp dụng đầy đủ tại Trung Quốc do các nhà quản lý cho rằng việc áp dụng đầy đủ không phù hợp với giai đoạn hiện nay của thị trường bảo hiểm Trung Quốc hoặc không phù hợp với khung pháp luật chung của Trung Quốc. Cơ quan quản lý giám sát bảo hiểm Trung Quốc (CIRC) chịu trách nhiệm quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm trước Chính phủ. Cơ quan này có trụ sở chính tại Bắc Kinh và 35 chi nhánh tại địa phương. Bên cạnh việc ban hành các quy định chính thức, CIRC còn ban hành các chỉ thị, hướng dẫn thực hiện nhằm phát triển thị trường bảo hiểm theo đúng mục tiêu kinh tế và xã hội của Chính phủ. [41] Các công ty bảo hiểm của Trung quốc được quản lý giám sát khá chặt chẽ với các quy định phù hợp. Nhìn chung, hệ thống giám sát của Trung quốc đã đạt tới trình độ cao về giám sát tuân thủ đối với các công ty bảo hiểm, bao gồm cả việc giám sát trung gian bảo hiểm. Tuy nhiên, các chuyên gia IMF cho rằng cần thiết phải chuyển từ cơ chế quản lý theo quy định sang cơ chế quản lý theo các nguyên tắc, chuẩn mực. Một số quy định cần thiết còn thiếu. Ví dụ, các chuyên gia IMF cho rằng các quy định về những thay đổi trong kiểm soát hay những quy định về giao dịch, chuyển nhượng liên quan đến danh mục ngân quỹ còn chưa có. Việc đặt ra các quy định cũng như hệ thống tổ chức quản lý giám sát rất chặt chẽ, rõ ràng, tuy nhiên CIRC còn gặp những khó khăn do việc áp dụng, thực thi các quy định còn lỏng lẻo, chứa đựng nhiều rủi ro cũng như hạn chế về nhân sự có năng lực tương xứng với chức năng nhiệm vụ, trong khi thị trường bảo hiểm phát triển nhanh, sản phẩm bảo hiểm ngày càng phức tạp hơn. Mối quan hệ giữa CIRC và Ngân hàng nhân dân Trung Hoa (PBC) trong công tác phòng chống rửa tiền cần rõ ràng hơn, trách nhiệm của từng bên phải làm rõ và cơ chế thông tin, báo cáo trở lại cho CIRC về vấn đề này chưa được chấp nhận sẽ gây ra rủi ro mất uy tín cho CIRC. Cụ thể, về quản trị doanh nghiệp, các quy định tương đối đầy đủ và phù hợp với đặc trưng lãnh thổ rộng lớn, thị trường có quy mô lớn, tăng trưởng nhanh, với số lượng doanh nghiệp bảo hiểm được đánh giá là không lớn. Cơ bản các chuyên gia cho rằng các quy định về quản trị doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo sự phát triển lành mạnh và an toàn của thị trường. Hiện các công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm tổ chức quản trị doanh nghiệp dựa theo các nguyên tắc quy định trong Luật công ty, Luật Bảo hiểm, và Bộ Hướng dẫn các Quan điểm về quy định Cơ cấu quản trị của các công ty bảo hiểm (Guiding Opinions on Regulations of Governance Structure of Insurers) cùng nhiều văn bản hướng dẫn khác. Các quy định chủ yếu về các nguyên tắc quản trị, các cơ cấu kiểm soát, và các yêu cầu về một số ủy ban đặc biệt để giám sát sự tuân thủ, quản trị rủi ro, đầu tư, chế độ đãi ngộ phù hợp. CIRC đánh giá sự tuân thủ thông qua các cuộc phỏng vấn tại chỗ, hoặc qua quá trình xem xét phê chuẩn các điều khoản của hiệp hội (trên cơ sở luật công ty và chất lượng kiểm tra, thanh tra trực tiếp và gián tiếp). CIRC cũng là cơ quan xử lý các vi phạm và đưa ra các thư cảnh báo về rủi ro hoặc thông báo giám sát để khẩn cấp yêu cầu các công ty bảo hiểm cải thiện sự tuân thủ. 4. Kinh nghiệm của Singapore Về tình hình phát triển thị trường bảo hiểm, tỷ lệ tăng trưởng của ngành bảo hiểm Singapore đã đạt tới một quy mô nhất định trong GDP nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với khu vực ngân hàng. Tổng tài sản nắm giữ bởi các nhà bảo hiểm là 165,5 tỷ Dollar Singapore (47,9% GDP) trong khi tổng tài sản của các ngân hàng thương mại là 1.957,1 tỷ Dollar Singapore hay 566,3% GDP trong năm 2012.[38]. Mức độ thâm nhập của bảo hiểm tại Singapore còn thấp so với các thị trường phát triển (4,3% GDP so với 5,01 % GDP trong nhân thọ và 1,5% GDP so với 3,57% GDP trong phi nhân thọ). Mật độ bảo hiểm trong lĩnh vực phi nhân thọ thấp hơn nhiều so với mật độ bảo hiểm phi nhân thọ của các nước phát triển (810 so với 1543,5 USD). Tính đến cuối năm 2012, có tổng số 164 nhà bảo hiểm hoạt động ở thị trường Singapore. Nước ngoài sở hữu cổ phần tại DNBH và các nhà tái bảo hiểm chủ yếu vận hành dưới hình thức chi nhánh của công ty nước ngoài tại Singapore. [38]. Ủy ban quản lý tiền tệ Singapore (MAS) là cơ quan giám sát tích hợp về tài chính chịu trách nhiệm về lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán, có trách nhiệm rất rộng bao gồm việc hoạch định chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước và theo dõi giám sát sự ổn định về tài chính. MAS chịu trách nhiệm về giám sát thận trọng, giám sát quy tắc thị trường và chống rửa tiền, chống tài trợ của khủng bố. Thêm vào đó MAS còn có các chức năng quản lý dự trữ ngoại hối chính thức và phát triển Singapore thành một trung tâm tài chính quốc tế. Thời gian qua MAS được các chuyên gia IMF đánh giá là đã có nhiều cố gắng để cải thiện chế độ quản lý và tăng cường các thực hành giám sát kể từ Chương trình đánh giá khu vực tài chính (FSAP) bắt đầu từ 2004. [38]. Nhìn chung, các chuyên gia tài chính bảo hiểm quốc tế đều đánh giá là khung khổ quản lý và tiêu chuẩn thực hành giám sát của Singapore đáp ứng hoàn toàn ở mức cao các nguyên tắc cơ bản về bảo hiểm được thừa nhận. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế là Singapore đã trở thành thủ đô về dịch vụ tài chính của khu vực Châu Á - TBD, là một trung tâm tài chính lớn trên thế giới. Cục Quản lý giám sát bảo hiểm Singapore trực thuộc Uỷ ban quản lý tiền tệ Singapore, được thành lập năm 1977, có chức năng quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh của các DNBH dựa trên nguyên tắc an toàn, thận trọng, bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Năm 2005 phương thức quản lý dựa trên cơ sở rủi ro bắt đầu được thực thi ở Singapore đã căn cứ vào toàn bộ các rủi ro liên quan mà doanh nghiệp bảo hiểm phải đối mặt. Quản trị doanh nghiệp và các yêu cầu về quản trị rủi ro (như Enterprise Risk Management - ERM) đã được tăng cường đáng kể. MAS đã ban hành và cải thiện khung pháp lý dựa trên cơ sở rủi ro lên trình độ cao (CRAFT) với sự hỗ trợ tích cực của các yêu cầu báo cáo rất rõ ràng. Quỹ bảo vệ chủ hợp đồng được thiết lập với quy mô quỹ ứng trước và phạm vi bảo vệ 100% của trách nhiệm với chủ hợp đồng lên tới những mức xác định. Các quy tắc ứng xử thị trường được tăng cường một cách chắc chắn với sự cố gắng đáng kể của cả MAS cũng như ngành công nghiệp bảo hiểm Singapore. Năm 2012, Singapore tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu về bảo hiểm trong khu vực. Để đạt được mục tiêu giám sát, tăng cường minh bạch hóa các quy định hiện tại và đảm bảo thống nhất giữa Luật Kinh doanh bảo hiểm và những Luật quản lý dịch vụ tài chính khác, tháng 4 năm 2013, Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS) đã xem xét và sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm để phù hợp với các quy định về giám sát trên toàn cầu và sự phát triển của thị trường kể từ lần sửa đổi cuối cùng vào năm 2004. Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm, MAS còn sửa đổi các quy định về bảo hiểm (Quản trị doanh nghiệp) năm 2005, theo đó, mở rộng các yêu cầu từ doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ lớn trên thị trường đến những doanh nghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm vào tháng 4 năm 2013. Các quy định (về chuyên gia tính toán) năm 2004 cũng được sửa đổi vào tháng 4 năm 2013, bổ sung các quy định về chức năng, nhiệm vụ của chuyên gia tính toán chỉ định và chuyên gia tính toán được công nhận của doanh nghiệp bảo hiểm, và thẩm quyền bổ nhiệm chuyên gia tính toán Ngoài ra, các nội dung khác trong Luật kinh doanh bảo hiểm và các hướng dẫn thi hành cũng được xem xét, đặc biệt là quy định vốn trên cơ sở rủi ro. Singapore là nước đầu tiên trong khối ASEAN áp dụng phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro từ năm 2004. Singapore áp dụng chế độ vốn tối thiểu và vốn trên cơ sở rủi ro. Singapore thiết lập các 9 chỉ tiêu giám sát và cẩm nang giám sát phục vụ cho hoạt động giám sát từ xa. bao gồm: Chỉ tiêu về vốn (đánh giá khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm): - Chỉ tiêu tỷ lệ an toàn vốn (CAR) = Nguồn lực tài chính/Tổng tài sản có rủi ro - Chỉ tiêu khả năng thanh toán quỹ = Nguồn lực tài chính/Tổng tài sản có rủi ro của mỗi quỹ Chỉ tiêu về tình trạng hoạt động (đánh giá tình trạng hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm) - Mức giữ lại = Phí bảo hiểm thuần/Tổng phí bảo hiểm - Chỉ tiêu về thẩm định, đánh giá rủi ro = Kết quả thẩm định, đánh giá rủi ro/ Phí bảo hiểm đã được hưởng - Tỷ lệ tổn thất phát sinh = Bồi thường đã phát sinh / Phí bảo hiểm đã được hưởng - Chỉ tiêu về chi phí quản lý = Chi phí quản lý/Phí bảo hiểm đã được hưởng - Chỉ tiêu về chi phí khai thác = Chi phí khai thác / Phí bảo hiểm đã được hưởng - Chi tiêu về hoa hồng = Chi phí hoa hồng /Phí bảo hiểm đã được hưởng - Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) = Lợi nhuận ròng/Bình quân tổng giá trị tài sản - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE) = Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu Bên cạnh đó còn sử dụng hệ thống chỉ tiêu cảnh báo sớm, bao gồm: - Giám sát sự thay đổi của Chỉ tiêu Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) được thực hiện qua các tình huống kiểm tra sức chịu đựng của doanh nghiệp (stress testing), ví dụ như tăng vốn chủ sở hữu, mở rộng địa bàn hoạt động,... - Chỉ tiêu về mức độ biến động vốn = Hệ số biến thiên (CV) của Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) - Tỷ lệ nhượng tái = Phí tái bảo hiểm chuyển đi/Tổng phí bảo hiểm khai thác - Mức độ tích tụ tái bảo hiểm = Phí tái bảo hiểm nhượng cho riêng mỗi nhà tái bảo hiểm/Tổng phí tái bảo hiểm chuyển đi (để đánh giá mức độ tích tụ rủi ro tái bảo hiểm) - Chỉ tiêu dự phòng nghiệp vụ = Trách nhiệm theo đơn bảo hiểm/Phí bảo hiểm thuần được ghi nhận (đánh giá sự đầy đủ của quỹ dự phòng, chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp phi nhân thọ). Một số chỉ tiêu giám sát do công ty bảo hiểm tính toán, còn một số thì do cơ quan quản lý bảo hiểm tính toán. Khi phát hiện các chỉ tiêu vượt quá khung giới hạn hoặc bất thường cơ quan giám sát tiến hành trao đổi với công ty bảo hiểm về lý do của sự biến động và yêu cầu công ty bảo hiểm từng bước khắc phục tình trạng đó. Một số loại hình thanh tra chính bao gồm: - Thanh tra định kỳ để nắm tình hình và đánh giá công tác kiểm soát nội bộ và quy trình của công ty bảo hiểm; - Thanh tra chuyên đề để xác định tiêu chuẩn chất lượng, mức độ tuân thủ quy định hoặc độ rủi ro giả định của từng nghiệp vụ/ chức năng nhất định của doanh nghiệp bảo hiểm trên toàn thị trường hoặc theo từng khu vực. Thời gian thanh tra có thể khác nhau, phụ thuộc vào ảnh hưởng và mức độ rủi ro đối với các doanh nghiệp bảo hiểm. Thông thường, thời gian thanh tra có thể diễn ra từ vài tuần cho đến vài tháng. Các bước chính của một cuộc thanh tra gồm: + Lập kế hoạch chuẩn bị thanh tra; + Họp với công ty bảo hiểm nhằm thông báo về đề cương nội dung thanh tra; + Nắm quy trình kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm; + Chọn mẫu và kiểm tra chứng từ. + Đưa ra các nhận định, ý kiến về các vấn đề đã thanh tra. + Họp để thống nhất các ý kiến, nhận định đã đưa ra. + Ban hành báo cáo thanh tra. 5. Kinh nghiệm của Indonesia Indonesia là mảnh đất màu mỡ để bảo hiểm phát triển, với kinh tế phát triển ổn định, dân số đông hơn 230 triệu người. Tuy nhiên tỷ trọng phí bảo hiểm chỉ đạt 1,7% GDP năm 2011. Trong đó, tỷ trọng phí bảo hiểm phi nhân thọ chỉ đạt 0.7% GDP, rất thấp so với các nước cùng khu vực (Malaysia 1,7%, Thailand 1,8%). Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tăng trưởng đều qua các năm. Tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ năm 2011 đạt 34.400 tỷ IDR tăng 19,5%, tổng số tiền bồi thường: 12.780 tỷ IDR tăng 5.5% [43]. Số lượng doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ giảm dần trong 5 năm qua, giảm từ 94 doanh nghiệp năm 2007 xuống còn 85 doanh nghiệp năm 2011. Cơ quan quản lý bảo hiểm của Indonesia trước đây chỉ là một văn phòng quản lý bảo hiểm trực thuộc Bộ tài chính. Với sự thành lập mới đây của Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính Indonesia (OtoritasJasaKeuangan - OJK) trong vai trò là cơ quan quản lý dịch vụ tài chính Indonesia, thị trường tài chính Indonesia trong đó có bảo hiểm, đã có một cơ quan quản lý riêng biệt. Chức năng của OJK là hài hòa hoá các quy định tài chính, đưa ra các quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, nâng cao nhận thức của công chúng về bảo hiểm và hỗ trợ phát triển bảo hiểm vi mô. Phương thức giám sát Indonesia đang áp dụng là phương thức giám sát tuân thủ kết hợp phân tích trên cơ sở rủi ro. Áp dụng cả mô hình vốn tối thiểu và vốn dựa trên rủi ro. Năm 2012 và nửa đầu năm 2013, Indonesia đã cập nhật và sửa đổi các quy định và hướng dẫn để cải thiện năng lực tài chính, minh bạch, chế độ kế toán và trách nhiệm nghề nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm. Các quy định về nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm nhằm đáp ứng các yêu cầu về biên khả năng thanh toán trong khi đó các quy định về quản trị điều hành nhằm cải thiện chất lượng quản lý tại doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm cũng như gia tăng giá trị cho người được bảo hiểm. Thêm vào đó, những hướng dẫn về dự phòng kỹ thuật cho các doanh nghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm cũng được sửa đổi để đảm bảo minh bạch và hiệu quả trong tính toán cũng như phương pháp tính toán. Những quy định khác cũng được xem xét nhằm minh bạch hoá và cải thiện hệ thống kiểm tra, giám sát trong ngành bảo hiểm. Có các quy định về mẫu báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm. Qui trình thực hiện giám sát từ xa đang được áp dụng theo qui trình sau: - OJK có quyền yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc quản lý, giám sát - OJK yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp các báo cáo tài chính để lập báo cáo tình hình quản lý, giám sát - Các giám sát viên sẽ đánh giá các vấn đề sau: + Tài sản và công nợ + Hoạt động nghiệp vụ (như phương pháp tính toán, đánh giá rủi ro, tái bảo hiểm...) OJK thiết lập các phương thức cho việc đánh giá xác định giá trị của tài sản, công nợ; quy định đối với hoạt động nghiệp vụ, trong đó bao gồm việc xem xét và phân tích, đánh giá báo cáo kiểm toán và các báo cáo khác. OJK đưa ra các thủ tục dưới dạng văn bản và/hoặc có các hướng dẫn cụ thể để đảm bảo phương thức quản lý, giám sát được nhất quán và được thực hiện thường xuyên. Việc quản lý, giám sát từ xa bao gồm việc phân tích đánh giá dựa trên rủi ro đối với các loại rủi ro khác nhau có liên quan tới doanh nghiệp bảo hiểm như việc thẩm định, đánh giá rủi ro, dự phòng, tính thanh khoản, tình hình hoạt động, đạo đức kinh doanh và các rủi ro pháp lý. Các chỉ tiêu giám sát được sử dụng có 4 chỉ tiêu: Tài sản được chấp nhận - Tổng công nợ RBC = Biên khả năng thanh toán tối thiểu Đầu tư + Tiền mặt và Tiền gửi ngân hàng Tỷ lệ đầu tư so với dự = phòng nghiệp vụ Dự phòng nghiệp vụ + Bồi thường phải trả Tài sản năm hiện tại Hệ số thanh khoản = Công nợ năm hiện tại Quỹ dữ trữ tối thiểu được tính bằng tối đa của 20% vốn chủ sở hữu tối thiểu theo quy định hoặc tổng (1% phí bảo hiểm ròng + 0,25% phí tái bảo hiểm) Hệ thống chỉ tiêu cảnh báo sớm: Có 11 chỉ tiêu (Vốn chủ sở hữu kỳ này - Vốn chủ sở hữu kỳ trước) = Tốc độ tăng trưởng về vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu kỳ trước (Đầu tư kỳ này - Đầu tư kỳ trước) = Tốc độ tăng trưởng về đầu tư Đầu tư kỳ trước Tài sản có tính thanh khoản năm hiện tại = Chỉ tiêu tài sản có tính thanh khoản trên công nợ Tổng công nợ năm hiện tại Tổng phí bảo hiểm năm hiện tại = Chỉ tiêu tổng phí bảo hiểm trên tổng tài sản Tổng tài sản năm hiện tại Phí bảo hiểm thuần năm hiện tại = Chỉ tiêu phí bảo hiểm thuần trên vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu năm hiện tại Lợi nhuận ròng sau thuế = Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Bình quân của vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu bồi thường 1) Chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường = Tổng bồi thường năm hiện tại/Tổng phí bảo hiểm năm hiện tại 2) Chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường thuần = Bồi thường thuần / Phí bảo hiểm thuần Chi phí hoạt động = Chỉ tiêu chi phí Phí bảo hiểm thuần Năng suất đầu tư = Chỉ tiêu năng suất đầu tư Bình quân của đầu tư Phí bảo hiểm phải thu = Chỉ tiêu Phí bảo hiểm phải thu trên tổng phí bảo hiểm Doanh thu từ phí bảo hiểm Dự phòng nghiệp vụ = Chỉ tiêu Dự phòng nghiệp vụ trên Phí bảo hiểm thuần đã được hưởng Doanh thu phí bảo hiểm thuần Các tiêu chí định tính cho thấy các doanh nghiệp bảo hiểm gặp vấn đề: - Khiếu nại của các chủ hợp đồng; - Thay đổi Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên đột ngột; - Bổ nhiệm lại chuyên gia tính toán hoặc các chuyên gia bảo hiểm. Hệ thống chỉ tiêu giám sát được tính toán bởi các công ty bảo hiểm, sau đó được các chuyên gia tính toán của OJK xem xét lại. Khi các chỉ tiêu vượt quá khung giới hạn hoặc bất thường Cơ quan giám sát sẽ gửi các công văn khuyến cáo nếu các công ty bảo hiểm vi phạm về các chỉ tiêu trên. Việc thanh tra/ kiểm tra tại chỗ được tiến hành thường xuyên hoặc đột xuất, với thời hạn là 4 tuần. Quy trình kiểm tra/thanh tra (gồm các bước chính): Bước 1: Chuẩn bị 1 tuần. Kiểm toán viên chuẩn bị các đánh giá sơ bộ và gửi văn bản thông báo cho công ty bảo hiểm. Bước 2: Kiểm tra tại chỗ 4 tuần. Xem xét quy trình thủ tục của công ty, kiểm tra báo cáo tài chính, kiểm tra chọn mẫu một số giao dịch. Bước 3: Lập báo cáo 1 tháng - Kiểm toán viên lập dự thảo Báo cáo kiểm toán - Báo cáo kiểm toán này sẽ được gửi tới công ty bảo hiểm chậm nhất là 1 tháng sau ngày kết thúc đợt kiểm tra. - Công ty bảo hiểm sẽ có ý kiến phản hồi đối với dự thảo báo cáo kiểm toán này. Trong trường hợp đồng ý hay không đồng ý, công ty bảo hiểm cũng phải gửi lại các phản hồi cho OJK trong vòng 14 ngày làm việc. - Kiểm toán viên lập ra báo cáo kết luận căn cứ trên những ý kiến phản hồi của công ty bảo hiểm. - Trong bản báo cáo kết luận, OJK sẽ đưa ra những kiến nghị đối với công ty về các vấn đề đã được kiểm toán. Bước 4: Theo dõi việc thực hiện kiến nghị: - Tất cả các kiến nghị đểu có thời hạn thực hiện. - OJK sẽ theo dõi việc thực hiện các kiến nghị. - OJK sẽ gửi văn bản khuyến cáo nếu các doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện theo các kiến nghị này. 6. Kinh nghiệm Malaysia Thị trường tài chính Malaysia tiếp tục phát triển. Quy mô thị trường chứng khoán nợ đã vượt trên 104% GDP vào năm 2011. Quy mô thị trường cổ phiếu cũng mở rộng với mức vốn hóa là RM 1.2 nghìn tỷ năm 2010. Theo IMF, lĩnh vực bảo hiểm ở Malaysia chiếm 6% tổng tài sản của khu vực tài chính, tương đương với 15% GDP. Nhận định chung về thị trường bảo hiểm Malaysia của IMF là mức độ thâm nhập của thị trường bảo hiểm (Tỷ trọng phí bảo hiểm chiếm bao nhiêu phần trăm GDP) còn khá thấp, mật độ bảo hiểm (phí bảo hiểm tính trên đầu người) cũng còn thấp. Trong những năm gần đây, các tỷ lệ này gần như cải thiện không đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ đóng góp vào GDP của ngành bảo hiểm phi nhân thọ năm 2011 là 1,8% và Tỷ lệ phí bảo hiểm theo đầu người trong lĩnh vực phi nhân thọ năm 2011 là 23,5 USD. [39] Ngành bảo hiểm Malaysia thu hút lực lượng lao động đáng kể. Cụ thể, lực lượng lao động làm việc trong ngành bảo hiểm (chưa kể số lượng các đại lý, môi giới và trung gian bảo hiểm khác) từ 2006-2011 dao động ở mức 22.000 - 23.000 lao động. [39] BNM - Bank Negara Malaysia (Ngân hàng Nhà nước Malaysia) là cơ quan giám sát khu vực ngân hàng và bảo hiểm của Malaysia. Các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiện tuân thủ theo Luật về các dịch vụ tài chính (FSA - Financial Services Act) và Luật về Dịch vụ tài chính của Hồi giáo (IFSA - Islamic Financial Services Act). Sự gia nhập thị trường bảo hiểm ở Malaysia hiện nay rất hạn chế. BNM - Bank Negara Malaysia cho biết, cơ quan này cấp rất ít giấy phép hoạt động cho công ty bảo hiểm. Từ những năm 1970 tới nay không có doanh nghiệp bảo hiểm thông thường nào được cấp phép. Hoạt động bảo hiểm qua biên giới của các công ty bảo hiểm trong nước rất hạn chế, năm 2011 chỉ chiếm 0,5% tổng tài sản của ngành bảo hiểm và là các giao dịch với 4 nước láng giềng với Malaysia. Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế vào tháng 3/2013 về các quan sát đánh giá về thực tế tình hình triển khai các ICPs ở nước này cho biết Malaysia đã áp dụng cả 26 ICPs tuy nhiên có những nguyên tắc áp dụng được nhiều, có một số nguyên tắc mới áp dụng từng phần [39]. Nhìn chung, khung pháp luật về bảo hiểm của Malaysia được đánh giá là dựa trên cơ sở của hệ thống luật chung. Về quản trị DNBH, theo IMF nhận định các công ty bảo hiểm phải tuân thủ nhiều hướng dẫn và quy định nhưng nhìn chung các hướng dẫn đều ở quy mô và mức độ đạt chuẩn mực cao. Trước hết các công ty bảo hiểm phải tuân thủ theo Luật Công ty năm 1965. Theo đó, các công ty bắt buộc phải hạch toán dựa trên các chuẩn mực kế toán được Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Malaysia (MASB) ban hành. Tình hình tài chính phải trung thực và lành mạnh theo tình trạng tài chính, kết quả tài chính và dòng tiền của công ty. Các tổ chức liên quan đến lợi ích công cộng như công ty bảo hiểm phải tuân thủ chế độ báo cáo với các chỉ tiêu theo Các chuẩn mực báo cáo tài chính ban hành bởi MASB cũng như Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được chuyển trực tiếp sang chuẩn mực báo cáo tài chính Malaysia một cách chính xác và cần thiết. Tài khoản của công ty bảo hiểm được yêu cầu kiểm toán hàng năm và được kiểm toán thông qua. Các báo cáo và kết luận kiểm toán phải tuân thủ Chuẩn mực Kiểm toán quốc gia mà Chuẩn mực này hoàn toàn tuân thủ Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế. Các đạo luật về bảo hiểm quy định việc bổ nhiệm và bãi nhiệm các giám đốc và nhân viên của công ty bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của các giám đốc, quy định các cuộc họp của Hội đồng quản trị, quy định về các giao dịch liên quan đến bên thứ ba và các xung đột lợi ích, quy định về kiểm toán độc lập, việc chỉ định kiểm toán độc lập. Những quy định cụ thể được nêu trong các hướng dẫn của BNM. Theo đó rất nhiều các hướng dẫn đã được BNM xuất bản. Kỳ vọng chung của BNM được nêu tại Chuẩn mực tối thiểu về quản trị thận trọng đối với các nhà bảo hiểm (Minimum Standards on Prudential Management of Insurers) và Khung khổ thận trọng về quản trị công ty (Prudential Framework of Corporate Governance). Các bộ hướng dẫn này nêu rõ ràng những mong muốn của BNM đối với Hội đồng quản trị bằng việc cung cấp những khung mục tiêu và chính sách rõ ràng, gồm toàn bộ những lĩnh vực trọng yếu chủ chốt về hoạt động bảo hiểm, và cung cấp sự nhìn nhận hiệu quả về các công việc của nhà bảo hiểm để đảm bảo sự quản trị lành mạnh của công ty. Bộ quản trị của BNM bao gồm: - Việc thiết lập một số Ủy ban chuyên ngành của Hội đồng quản trị (gồm Kiểm toán, Quản trị rủi ro, Bổ nhiệm, Ủy ban khen thưởng và đãi ngộ), với sự ủy nhiệm, phân công trách nhiệm rõ ràng ghi trong bộ hướng dẫn; - Hội đồng quản trị lập ra những chức năng giám sát như kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro, chức năng tuân thủ phù hợp với quy mô và sự phức tạp của tổ chức; - HĐQT được yêu cầu dẫn dắt công tác quản trị cao cấp nhằm đạt mục tiêu và mục đích, đống thời đảm bảo rằng cơ quan này có được đầy đủ thông tin cần thiết để làm được việc này; - Vạch rõ những trách nhiệm và quyền hạn quản trị, không có khoảng trống về kiểm soát quản trị cũng như trách nhiệm giải trình của HĐQT và ban quản trị để đảm bảo báo cáo tài chính tin cậy, bao gồm cả việc yêu cầu công khai. Nhân tố chủ chốt để BNM khuyến khích chuẩn mực cao về quản trị đó là quá trình giám sát của BNM, là quá trình mà BNM tập trung nhiều vào hoạt động quản trị công ty và công tác giám sát của HĐQT công ty bảo hiểm. Kết quả là các nhà giám sát đã đánh giá và phân loại được công tác giám sát của HĐQT đối chiếu với những thực hành quản trị công ty tốt, từ đó thực hiện được khung khổ quản trị hiệu quả và phù hợp. Thêm vào đó, để nâng cao năng lực của HĐQT, BNM yêu cầu các giám đốc tài chính của các tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải tham dự chương trình đào tạo về giám đốc tổ chức tài chính - Financial Institution Director Education training Program. Chương trình này do BNM phát triển với sự cộng tác của các hiệp hội của ngành bảo hiểm. Phụ lục 4 DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM VÀ DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM ĐẾN 31/12/2013 TT Tên Công ty Năm thành lập Vốn điều lệ đã góp (tỷ đồng) CÔNG TY BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ: 29 1 Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt) 1964 2,000 2 Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh) 1994 755 3 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Pjico) 1995 699 4 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Long (Bảo Long) 1995 336 5 Tổng công ty bảo hiểm PVI (Bảo hiểm PVI) 1996 1,850 6 Công ty TNHH bảo hiểm Bảo Việt - Tokio Marine (Bảo Việt - Tokio Marine) 1996 300 7 Công ty bảo hiểm Liên hiệp (UIC) 1997 300 8 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (PTI) 1998 504 9 Công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam (Groupama) 2001 389 10 Công ty TNHH 1 thành viên bảo hiểm Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (VBI) 2002 500 11 Công ty TNHH bảo hiểm Samsung Vina (Samsung Vina) 2002 500 12 Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (VASS) 2003 190 13 Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) 2005 660 14 Công ty cổ phần bảo hiểm AAA (AAA) 2005 813 15 Công ty TNHH bảo hiểm AIG (Việt Nam) 2005 627 16 Công ty Bảo hiểm QBE (Việt Nam) (QBE) 2005 300 17 Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (ABIC) 2006 380 18 Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) 2006 400 19 Công ty cổ phần bảo hiểm Phú Hưng (PAC) 2006 302 20 Công ty TNHH bảo hiểm Liberty (Liberty) 2006 1,204 21 Công ty TNHH bảo hiểm ACE (ACE) 2006 337 22 Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội (MIC) 2007 400 23 Công ty cổ phần bảo hiểm Hàng Không (VNI) 2008 500 24 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) 2008 300 25 Công ty cổ phần bảo hiểm Hùng Vương (BHV) 2008 300 26 Công ty TNHH bảo hiểm phi nhân thọ MSIG Việt Nam (MSIG) 2008 300 27 Công ty TNHH bảo hiểm Fubon (Việt Nam) (Fubon) 2008 300 28 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Xuân Thành (Xuân Thành) 2009 300 29 Công ty TNHH bảo hiểm phi nhân thọ Cathay Việt Nam (Cathay) 2010 396 CÔNG TY TÁI BẢO HIỂM: 2   1 Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) 1994 1,008 2 Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm PVI (PVI Re) 2011 668 CÔNG TY MÔI GIỚI BẢO HIỂM: 12   1 Công ty TNHH Aon Việt Nam 1993 8 2 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Việt Quốc 2001 8 3 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Á Đông 2003 8 4 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Đại Việt (*) 2003 6 5 Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Gras Savoye Willis Việt Nam 2003 8 6 Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Marsh Việt Nam 2004 9 7 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Thái Bình Dương 2005 25 8 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Cimeco 2006 30 9 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Sao Việt 2008 4 10 Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Jardine Loyld Thompson Việt Nam 2008 34 11 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Nam Á 2010 10 12 Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Toyota-Tsusho 2011 12 (*) Năm 2014, Công ty đang hoàn tất thủ tục giải thể     (Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính) Phụ lục 5 DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT BẢO HIỂM 1. Hệ thống văn bản pháp luật làm cơ sở để thực hiện hoạt động giám sát - Bộ Luật dân sự - Luật doanh nghiệp - Luật quản lý thuế - Luật đấu thầu - Luật cạnh tranh - Bộ luật Hàng hải - Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2011 - Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển TTBH Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010; - Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 15/2/2012 về chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; - Nghị định 18/2005/NĐ-CP quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ; - Nghị định số 125/2005/NĐ-CP quy định chế độ BHBBTNDS của người kinh doanh vận tải hành khách, hàng hoá dễ cháy và dễ nổ trên đường thuỷ nội địa. - Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; - Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ qui định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; - Nghị định 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; - Quyết định số 153/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành hệ thống chỉ tiêu giám sát DNBH; - Quyết định 4056/QĐ-BTC ngày 13/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kế hoạch phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam 2006-2010; - Thông tư 52/2005/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 18/2005/NĐ-CP quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ; - Thông tư 124/2012/TT-BTC ngày 30/7/2012 hướng dẫn Nghị định số 45/2007/NĐ-CP; - Thông tư số 125/2012/TT-BTC ngày 30/7/2012 hướng dẫn Nghị định số 46/2007/NĐ-CP; .. 2. Nhóm văn bản trực tiếp điều chỉnh hoạt động giám sát - Luật thanh tra số 56/2010/QH12 - Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra. - Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 9/2/2012 qui định cơ quan được thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành. - Nghị định 41/2009/NĐ-CP ngày 5/5/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. - Nghị định 98/2013/NĐ-CP ngày 28/8/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh xổ số (thay thế Nghị định 41/2009/NĐ-CP). - Nghị định 82/2012/NĐ-CP ngày 09/10/2012 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành tài chính. - Nghị định 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ về việc ban hành qui chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn Nhà nước; - Thông tư 61/2013/TT-BTC ngày 13/11/2013 hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà nước. Phụ lục 6 TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC TÀI SẢN TÍNH BIÊN KHẢ NĂNG THANH TOÁN Chỉ tiêu Tỷ lệ loại trừ 1. Các tài sản được chấp nhận toàn bộ giá trị hạch toán: Các khoản tiền bao gồm: tiền mặt, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, tiền đang chuyển, trái phiếu chính phủ 0% 2. Các tài sản bị loại trừ một phần giá trị hạch toán a) Các tài sản đầu tư + Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh + Trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh + Cổ phiếu được niêm yết + Cổ phiếu không được niêm yết + Đầu tư vào bất động sản do chính doanh nghiệp sử dụng + Đầu tư vào bất động sản để cho thuê, cho vay thương mại có bảo lãnh + Vốn góp vào các doanh nghiệp khác trừ doanh nghiệp bảo hiểm: b) Các khoản phải thu: + Phải thu phí bảo hiểm và phí nhận tái bảo hiểm quá hạn từ 90 ngày đến dưới 1 năm sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng theo quy định + Phải thu phí bảo hiểm và phí nhận tái bảo hiểm quá hạn từ 1 năm đếm dưới 2 năm sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng theo quy định c) Tài sản cố định hữu hình, phần mềm máy tính và hàng tồn kho d) Tài sản khác 1% 3% 15% 20% 8% 15% 20% 30% 50% 25% 15% 3. Các tài sản bị loại trừ toàn bộ giá trị hạch toán a) Các khoản vốn góp để thành lập DNBH kháctừ nguồn vốn chủ sở hữu b) Tài sản tương ứng với quỹ khen thưởng, phúc lợi c) Các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định của pháp luật sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng d) Tài sản cố định vô hình trừ phần mềm máy tính đ) Chi phí trả trước; các khoản cho vay không có bảo lãnh; các khoản tạm ứng; trang thiết bị và đồ dùng văn phòng; các khoản phải thu nội bộ e) Phải thu phí bảo hiểm, phí nhận tái bảo hiểm quá hạn trên 2 năm sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng theo quy định của pháp luật g) Các khoản đầu tư trở lại cho các cổ đông (thành viên) góp vốn/người có liên quan, trừ tiền gửi tại các tổ chức tín dụng h) Các khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng không thuộc nhóm 1 và nhóm 2 theo đánh giá xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước; i) Các khoản đầu tư vào các tài sản vượt quá hạn mức quy định của pháp luật. 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% Phụ lục 7 CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ (2008 - 2013)   2008 2009 2010 2011 2012 2013 1. Kết cấu thị trường   - Doanh nghiệp phi nhân thọ 27 28 29 29 29 29 - Doanh nghiệp tái bảo hiểm 1 1 1 2 2 2 - Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 10 10 11 12 12 12 2. Quy mô thị trường bảo hiểm (tỷ đồng)   - Doanh thu phí BH Phi nhân thọ 10.948 13.754 17.070 20.554 22.851 24.521 - Doanh thu phí giữ lại PNT 7.321 9.351 12.101 14.115 15.165 16.826 - Đóng góp vào GDP (%) 1,90 1,99 1,98 1,85 1,94 2,28 + Phi nhân thọ 0,74 0,83 0,86 0,81 0,86 0,96 + Hoạt động đầu tư 0,46 0,44 0,42 0,41 0,39 0,40 3. Đóng góp vào ổn định kinh tế - xã hội của PNT 10.101 12.699 15.837 20.505 20.474 22.758 - Bồi thường bảo hiểm gốc (tỷ đồng) 4.598 5.283 6.411 8.735 8.857 10.668 + Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại 3.393 3.845 4.810 6.029 6.723 7.256 - Lập dự phòng nghiệp vụ để đảm bảo trách nhiệm đã cam kết (tỷ đồng) PNT 5.503 7.416 9.426 11.770 11.617 12.090 + Dự phòng phí 3.365 4.517 5.612 6.395 6.954 7.794 + Dự phòng bồi thường 1.472 2.052 2.769 4.274 3.684 3.389 + Dự phòng giao động lớn 666 847 1.045 1.101 979 907 4. Đầu tư trở lại nền kinh tế của ngành PNT (tỷ đồng) 14.925 19.313 23.052 22.945,8 24.688 26.545 5. Năng lực tài chính ngành bảo hiểm PNT   - Tổng tài sản (tỷ đồng) 22.756 27.537 34.350 34.791 35.303 37.294 - Tổng dự phòng nghiệp vụ (tỷ đ) 5.503 7.416 9.426 11.770 11.617 12.090 6. Giải quyết công ăn việc làm PNT (lao động và đại lý bảo hiểm) 35.155 37.561 60.071 65.676 66.084 69.035 (Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2008,2009.2010. 2011. 2012, 2013) Phụ lục 8 THỊ PHẦN DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ (2008 - 2013) Đơn vị tính: % DNBH 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Bảo việt 30,55 26,77 24,6 23,73 23,56 23,14 Bảo Minh 17,23 13,41 11,65 10,37 10,04 9,41 PVI 18,45 20,14 20,58 20,63 20,39 20,8 Pjico 9,77 9,44 9,33 9,18 8,63 8,09 PTI 4,04 3,31 4,01 5,28 7,28 6,03 Khác 19,96 26,93 29,83 30,81 30,10 32,53 Tổng 100 100 100 100 100 100 (Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2008,2009.2010. 2011. 2012, 2013) Phụ lục 9 DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM GỐC THEO NGHIỆP VỤ PHI NHÂN THỌ (2008 - 2013) Đơn vị tính: Tỷ đồng Nghiệp vụ 2008 2009 2010 2011 2012 2013 BH nông nghiệp 2 9,3 9,5 9,8 272,9 195,3 BH thiệt hại kinh doanh 16 17,1 71,6 64,9 98,4 110,1 BH tín dụng và rủi ro tài chính 7 8,5 19,2 26,3 51,2 56,2 BH trách nhiệm chung 211 293,2 407,3 455,1 522,6 610 BH thân tàu và BH TNDS chủ tàu 1.282 1.573,3 1.807,4 1.812,5 1.806,3 1.673,6 Bh cháy nổ 847 1.014,4 1.009,5 1.242,9 1.634,1 1.768,9 BH xe cơ giới 3.150 4.379,5 5.375,6 6.094,9 6.345,2 6.850,7 BH hàng không 672 441,1 518,9 607,9 832,9 588,2 BH hàng hóa vận chuyển 979 975,9 1.269 1.788 1.938,5 2.166 BH tài sản và BH thiệt hại 2.188 3.068,8 4.070,3 5.298,6 5.327,7 5.335,2 BH sức khỏe 1.594 1.972,9 2.511,7 3.153,1 4.020,9 5.166,6 Tổng cộng 10.948 13.754 17.070 20.554 22.850,7 24.520,8 (Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013) Phụ lục 10 DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM GIỮ LẠI THEO NGHIỆP VỤ PHI NHÂN THỌ (2008 - 2013) Đơn vị tính: Tỷ đồng Nghiệp vụ 2008 2009 2010 2011 2012 2013 BH nông nghiệp 1 4 4,2 6,3 40,5 38,4 BH thiệt hại kinh doanh 10 7 27,8 27 46 57,7 BH tín dụng và rủi ro tài chính 6 4 2,7 11,1 10,9 14,7 BH trách nhiệm chung 163 230 275,4 381,7 369,8 411,9 BH thân tàu và BH TNDS chủ tàu 663 814 1.060,7 886,1 816,9 671,5 Bh cháy nổ 330 317 595 746 626,7 793,8 BH xe cơ giới 3.089 4.229 5.537,8 5.720,8 6.279,4 6.793 BH hàng không 82 8 51,1 121,8 104,9 116,8 BH hàng hóa vận chuyển 671 737 837,1 1.275,3 1.248,9 1.257,4 BH tài sản và BH thiệt hại 773 1.117 1.680,1 1.975 1.771,6 1.755,8 BH sức khỏe 1.533 1.884 2.029,1 2.963,9 3.849,1 4.914,6 Tổng cộng 7.321 9.351 12.101 14.115 15.164,7 16.825,6 (Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013) Phụ lục 11 QUI MÔ ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ (2008 - 2013) Đơn vị tính: Tỷ đồng Nghiệp vụ 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng 6.968 10.148 13.136 15.566,8 17.209,1 18.702,1 Trái phiếu chính phủ 321 825 363 460 293 427,8 Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh - 308 670 - 240 275 Cổ phiếu, TP DN không có bảo lãnh 2.333 1.876 1.992 2.772,4 2.072,5 2.852,2 Góp vốn vào DN khác 1.022 2.160 2.509 1.895,4 2.246,9 1.308,9 KD bất động sản 221 502 646 8,8 107,1 126 Cho vay 214 96 95 205,2 126,3 128,8 Ủy thác đầu tư 3.273 2.593 2.081 1.962 2.234,1 2.502,5 Khác 571 804 1.560 75,2 159,2 221,7 Tổng cộng 14.925 19.313 23.052 22.945,8 24.688,2 26.545 (Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nguyen_thanh_nga_cap_hv_9639.pdf
Luận văn liên quan