Thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo tinh
thần Đại hội XI và Nghị quyết Trung ương tám khóa XI (tháng 10-2013), các
trường đại học, cao đẳng ở Tây Nguyên đã cố gắng “Nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện, đặc biệt là coi trọng giáo dụclý tưởng, giáo dục truyền
thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực
hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội” [35, tr.216]. Trong
đó, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống được xác định là một trong những
nội dung quan trọng.
Với sự quan tâm thiết thực, có hiệu quả của Đảng, Nhà nước, của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, các cấp ủy chính quyền và nhất là các chủ thể giáo dục,
với ý thức phấn đấu không mệt mỏi vì ngày mai lập thân, lập nghiệp của sinh
viên. Chúng ta hy vọng rằng giáo dục đại học ở Tây Nguyên sẽ thu được
những kết quả ngày càng tốt đẹp hơn. Có được những thế hệ sinh viên vừa có
đức, vừa có tài, góp phần to lớn vào sự nghiệp đổi mới nói chung, khu vực
Tây Nguyên nói riêng.
176 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2676 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyên. Kết hợp thống nhất, đồng
bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội ở Tây Nguyên trong hoạt động này sẽ
giúp cho các chủ thể giáo dục thực hiện mục tiêu phát triển và hoàn thiện nhân
cách sinh viên nơi đây. Mối quan hệ đó được Đảng ta xác định như sau: “Xây
dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội” [31, tr.60].
4.2.4. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên khu
vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa để tiếp thu, kế thừa và phát
huy giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng nhân cách sinh viên tiến
bộ, hiện đại
Xuất phát từ nguyên lý: vận động là quá trình tự thân, là quá trình giải
quyết mâu thuẫn ngay trong lòng bản thân sự vật, hiện tượng. Do đó, việc
hình thành và phát triển nhân cách sinh viên thông qua giáo dục giá trị đạo
đức truyền thống không thể xem nhẹ vấn đề phát huy vai trò tích cực, chủ
động, sáng tạo của sinh viên.
Một trong những đặc điểm tâm - sinh lý của sinh viên và cũng là thế
mạnh của tầng lớp xã hội này là: năng động, sáng tạo, dễ tiếp thu cái mới,
dám nghĩ, dám làm...Chính đặc điểm đó, cho phép chúng ta khơi dậy tiềm
năng to lớn ở sinh viên, nhất là tiềm năng “tự ý thức” ở họ. Trong lĩnh vực
giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, các chủ thể giáo dục phải khơi dậy,
phát huy khả năng tự giáo dục của sinh viên để họ hoàn thiện nhân cách, tự
biến đổi mình theo những yêu cầu của xã hội.
Để nâng cao tính tích cực, tự giác, sáng tạo của sinh viên cần phải giáo
dục tinh thần “chiến thắng ngay chính bản thân mình”, đây là nhiệm vụ vô
cùng khó khăn và phức tạp. Tại lớp chỉnh Đảng Trung ương khoá 2 (tháng
3/1953) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:
142
Phải thấy kẻ địch trong mình ta nó mạnh lắm. Đế quốc bên ngoài có
thể dùng súng, dùng đạn để đánh được. Kẻ địch trong người không
thể dùng lựu đạn để đánh được. Kẻ địch trong người không thể mà
ném vào được; nó vô hình, vô ảnh, không dàn ra thành trận, luôn
luôn lẩn lút trong mình ta. Nó không thấy, khó biết, nên khó tránh.
Nhưng đã biết việc phải thì kiên quyết làm. Làm không phải là
chuyện dễ. Nó khó như trèo núi, rất gay go và có khi nguy hiểm là
đằng khác [105, tr.59-60].
Biểu hiện cao nhất của tính tự giác là luôn tích cực, chủ động tự kiểm
tra, tự nhận thức, tự đánh giá tư tưởng và hành vi của mình. Nếu không tự
giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên thì rất dễ bị ngã gục trước
những cám dỗ của kinh tế thị trường và tâm lý sùng ngoại dưới tác động của
toàn cầu hoá.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, tự đánh giá được bản thân mình
càng trở nên cần thiết, đó vừa là phẩm chất đạo đức vừa là biện pháp căn bản để
sinh viên rèn luyện bản thân, tránh xa được các cám dỗ của cuộc đời. Hơn hai
ngàn năm trước, Xô crát từng nói: “Con người hãy nhận thức chính bản thân
mình”, phải chăng ngày nay chúng ta cũng yêu cầu sinh viên cần phải như vậy.
Nhân cách của sinh viên không phải là cái có sẵn “tiên thiên”, mà được
hình thành, phát triển thông qua quá trình học tập và hoạt động xã hội. Chỉ có
trong quá trình học tập và hoạt động xã hội thì những mặt tích cực và những
mặt hạn chế về đạo đức của sinh viên mới được bộc lộ. Các quan niệm, các
phạm trù đạo đức sẽ tiếp tục được củng cố và phát triển khi sinh viên biết nêu
cao ý thức rèn luyện hàng ngày. Việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức cũng giống
như: “Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Điều đó đòi
hỏi sinh viên phải tham gia vào các phong trào thi đua, phong trào hoạt động
xã hội, thực sự dấn thân vào công việc phải “nhảy xuống nước” để biết bơi,
có như vậy sinh viên mới có khả năng tự hoàn thiện phẩm chất đạo đức và
năng lực của bản thân mình.
143
Đối với sinh viên các đồng bào dân tộc Tây Nguyên việc phát huy tính
tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc không chỉ góp phần bảo tồn được các giá trị đạo đức, giá trị văn
hoá của dân tộc Việt Nam, mà còn góp phần làm phong phú thêm, đa dạng hơn
bản sắc văn hoá dân tộc mình trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
4.2.5. Coi trọng giáo dục tinh thần hiếu học nhằm xây dựng nhân cách
sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Ngày nay toàn cầu hoá đang tác động mạnh mẽ tới các quốc gia dân
tộc, đây là một xu thế tất yếu trong lịch sử thế giới hiện đại. Khu vực Tây
Nguyên đang bị cuốn hút mạnh mẽ hơn vào quá trình đó, các yếu tố ngoại
sinh đang tác động to lớn tới tất cả mọi mặt đời sống đồng bào các dân tộc nơi
đây. Trước đây, với ưu thế về tự nhiên đã tạo ra thế mạnh cho vùng đất Tây
Nguyên trồng cây công nghiệp, khai thác gỗ, con người có tư duy sống ỷ chờ
vào tự nhiên. Trong giai đoạn hiện nay, quá trình hội nhập đã cho thấy những
ưu đãi từ nguồn lực tự nhiên không còn ưu thế cạnh tranh nổi trội. Thế kỷ
XXI kinh tế tri thức đang phát triển nhanh chóng, thành tựu khoa học công
nghệ đang tác động mạnh mẽ, đã trở thành một trong những ưu thế cạnh tranh
lớn nhất cho các quốc gia dân tộc. Chính vì vậy, cần phải thay đổi nhận thức
cho đồng bào các dân tộc nói chung và tầng lớp sinh viên khu vực Tây
Nguyên nói riêng. Bằng việc giáo dục truyền thống hiếu học, tạo ra một cộng
đồng học tập trên vùng đất Tây Nguyên.
Do những khó khăn về điều kiện tự nhiên, môi trường sống nên so với
các vùng quê khác việc đầu tư cho giáo dục đào tạo ở Tây Nguyên chưa thực
sự là quốc sách hàng đầu. Khi mà cuộc sống gắn liền với những nương rẫy,
buôn làng, núi rừng, sông suối...thì “sự học” chưa trở thành nhu cầu tự thân,
bức thiết. Thậm chí với không ít người “con chữ” là cái gì xa lạ, nếu có cũng là
thứ “xa xỉ” đối với họ. Chính vì vậy, thổi vào sinh viên Tây Nguyên không khí
học tập, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam trên vùng đất
Tây Nguyên đã và đang trở thành đòi hỏi bức thiết của hôm nay và mai sau.
144
Trong các trường đại học, cao đẳng khu vực Tây Nguyên hiện nay có
rất nhiều sinh viên các dân tộc thiểu số đang theo học, tạo ra sự đa dạng về
trình độ nhận thức, gam màu văn hoá. Sinh viên các dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên có điều kiện kinh tế khác nhau, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán
không giống nhau. Do tính đặc thù như vậy, cần phải có chương trình đào tạo
phù hợp để cho sinh viên am hiểu phong tục, tập quán của đồng bào các dân
tộc. Có thể xây dựng những chuyên đề: tâm lý, văn hoá, lối sống, nghi lễ,
phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số, truyền thống lịch sử
của vùng đất Tây Nguyên…Có như vậy, sinh viên khi ra trường có đủ kiến
thức, tâm thế để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đất
Tây Nguyên.
Đây là giải pháp lâu dài cho chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo
sinh viên dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên và chiến lược đại đoàn kết
toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời thể hiện sự tôn trọng thực sự
đối với đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Đó cũng là thực hiện chính sách
đào tạo cán bộ tại chỗ cho vùng đất Tây Nguyên, trong khi chất lượng cán bộ
nơi đây nhìn chung vừa yếu, vừa thiếu.
Để giáo dục truyền thống hiếu học của dân tộc cho sinh viên khu vực
Tây Nguyên, tạo điều kiện, cơ hội cho sinh viên Tây Nguyên tiến quân vào
khoa học công nghệ, góp phần phát triển năng lực...cần có sự tham gia của
nhiều chủ thể giáo dục, ngoài vai trò của nhà trường, các tổ chức chính trị - xã
hội...thì già làng, trưởng bản có vai trò hết sức to lớn.
Trong xã hội cổ truyền Tây Nguyên, già làng chiếm một vị trí cực kỳ
quan trọng. Họ là những người lớn tuổi có uy tín, có nhiều kinh nghiệm, được
đồng bào coi trọng bầu lên. Nhiệm vụ của già làng trong việc quản lý, điều
hành không chỉ đối với người trong làng, mà còn thực hiện chức năng đối
ngoại, bảo vệ lãnh thổ, quan hệ với thần linh. Các già làng thực hiện chức
năng hoà giải, xử kiện, thầy cúng, chỉ huy quân sự khi mà buôn làng có nguy
cơ bị mất lãnh thổ về tay cộng đồng khác. Già làng còn thể hiện ở điểm nối
145
giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá, truyền
thống, phong tục, tập quán của các tộc người.
Ngày nay, các chức năng quản lý, bảo vệ lãnh thổ, quyết định sản xuất,
giải quyết tranh chấp trong xã hội ở khu vực Tây Nguyên đã có đội ngũ cán
bộ công chức đảm nhận. Già làng chỉ còn chức năng bảo vệ khối đoàn kết
trong buôn làng, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống, giải quyết những tranh
chấp nhỏ trong làng chưa tới mức liên quan đến pháp luật. Trước đây, già làng
được xem là đội ngũ tinh hoa của các buôn làng, đại diện cho tinh hoa, trí tuệ
của làng. Già làng nắm vững những tri thức về văn hoá, phong tục, tập quán
bản địa do tổ tiên để lại. Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh những tri thức
của truyền thống dân tộc thì cần phải có những tri thức ứng dụng khoa học
công nghệ vào sản xuất phục vụ đời sống cho mọi người. Do vậy, vai trò của
già làng ngày nay không chỉ truyền dạy tri thức dân gian, luật tục, sử thi,
phong tục tập quán để cho thế hệ trẻ tiếp thu và phát huy trong bối cảnh lịch
sử mới mà cần phải phổ biến cả tri thức khoa học, kỹ thuật cho bà con trong
giới hạn, khả năng cho phép.
Nêu gương những gia đình, cá nhân có thành tích xuất sắc trong học
tập, trở thành tấm gương sáng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng khu
vực Tây Nguyên noi theo. Ở một góc độ nào đó, truyền thống hiếu học ở vùng
đất Tây Nguyên vẫn là một “mảng tối”. Trong buôn làng cổ truyền, sản xuất
mang tính tự cung, tự cấp, quản lý xã hội bằng tri thức dân gian, điều chỉnh
hành vi con người bằng các luật tục. Ngày nay, với sự giao lưu, hội nhập, mở
mang dân trí, tri thức khoa học công nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi,
làm thay đổi diện mạo của buôn làng. Do vậy, công tác tuyên truyền các tấm
gương hiếu học của sinh viên trong buôn làng trở thành một động lực để các
cháu thiếu nhi, thiếu niên, thanh niên học tập, noi theo là công việc hết sức
cần thiết. Hơn ai hết, nhiệm vụ, công việc này cần có sự tham dự của già làng.
Với uy tín của mình, tiếng nói của các già làng sẽ có hiệu lực rất to lớn đến
giáo dục thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên.
146
Thực tế cho thấy, ở khu vực Tây Nguyên trong mấy năm trở lại đây,
phong trào học tập đã có bước phát triển mạnh, làm thay đổi nhận thức của
nhiều người dân. Làng Rbai, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện (Gia Lai) được
nhiều người biết đến bởi truyền thống hiếu học đã hình thành từ nhiều năm
nay. Chính ngôi làng thuần nông này đã sinh ra nhiều người con ưu tú cho quê
hương, góp phần dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp. Theo thống kê
chưa đầy đủ, đến thời điểm hiện tại thì trong làng đã có hơn 210 người đã và
đang làm cán bộ từ cấp xã trở lên, khoảng 60 người đạt trình độ đại học, cao
đẳng và hiện có gần 30 sinh viên đang theo học ở các trường đại học trong cả
nước. Ngoài Siu Hương, con gái bà Siu H’Ngôn đang là Đại biểu Quốc hội
thì trong làng Rbai còn có những cái tên khác được nhiều người biết đến như
ông Nay Suin - Phó hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Gia Lai; ông Rmah
Xôn - Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Thiện hay như ông
Nay Krem, Trưởng phòng dân tộc huyện Phú Thiện. Điều đáng mừng làng
Rbai còn có người đạt trình độ Thạc sĩ đó là chị Rô Hrim, con của ông Ksor
Muaih, một giáo viên về hưu.
Giáo dục truyền thống hiếu học để xây dựng cho sinh viên các trường
đại học, cao đẳng ở Tây Nguyên là để thay đổi nhận thức của đồng bào các
dân tộc thiểu số nơi đây về vấn đề học tập. Đồng thời tạo ra sự phát triển
“năng lực” trong cấu trúc nhân cách của con người Tây Nguyên nói chung,
sinh viên nói riêng. Đây là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội ở Tây
Nguyên, từng bước đưa bà con dân tộc thiểu số thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
Thúc đẩy điều kiện giao lưu, tiếp xúc với các dân tộc khác trong và ngoài nước, tiếp
thu những thành tựu văn minh nhân loại, góp phần từng bước đưa vùng đất Tây
Nguyên hoà nhập với sự phát triển chung của cả nước và thế giới.
Tiểu kết chương 4
Để thực hiện được chỉ đạo của Đảng trong việc xây dựng con người
Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta cần phải
có chiến lược lâu dài về đào tạo con người vừa đủ đức, đủ tài. Trong khi nền
147
kinh tế thị trường và bối cảnh toàn cầu hoá đang tác động tới mọi người, đồng
tiền đang trở thành sức mạnh chi phối mọi người. Sinh viên tầng lớp trẻ, năng
động dễ bị tác hại của nền kinh tế thị trường làm tổn thương, do đó cần phải
đẩy mạnh giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trên công tác giáo dục giá trị đạo
đức truyền thống ở các trường đại học, cao đẳng ở khu vực Tây Nguyên hiện
nay còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu mà xã hội đặt ra. Để làm
tốt công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành nhân cách
cho sinh viên ở khu vực Tây Nguyên cần phải tiến hành quán triệt các quan
điểm định hướng cơ bản sau đây: Thứ nhất quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm của Đảng ta trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm
hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên Tây Nguyên. Thứ hai đảm
bảo tính thống nhất giữa tính kế thừa và đổi mới trong giáo dục đạo đức
truyền thống để xây dựng nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên hiện
nay. Thứ ba gắn giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với giáo dục toàn diện
có ý nghĩa trực tiếp đến xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên.
Đồng thời phải tiến hành những giải pháp đồng bộ: Đổi mới phương thức giáo
dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở khu vực Tây Nguyên; tăng
cường hơn nữa vai trò của nhà trường, của gia đình và xã hội trong giáo dục giá
trị đạo đức truyền thống cho sinh viên; tạo môi trường kinh tế - văn hoá - xã hội
phát triển, tiến bộ; nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên ở khu
vực Tây Nguyên trong việc kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân
tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá. Thực hiện tốt các giải pháp này sẽ góp phần
quan trọng vào việc đào tạo nhân cách sinh viên phát triển một cách toàn diện:
“vừa hồng” “vừa chuyên”, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
148
KẾT LUẬN
Toàn cầu hóa đang là xu thế của thời đại, nó tác động đến nhiều nước,
nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh mặt
tích cực, toàn cầu hóa cũng gây nên biết bao khó khăn, thách thức đối với quá
trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta nói chung, khu vực Tây Nguyên nói
riêng, trong đó có sự xuống cấp về mặt đạo đức, lối sống trong một bộ phận
nhân dân, mà sinh viên có thể nói là lực lượng xã hội chịu tác động trực tiếp
nhất, mạnh mẽ nhất. Một sự xuống cấp như Đại hội XI của Đảng ta nhận định
là “rất đáng lo ngại” [35, tr.169].
Để khắc phục tình trạng trên, góp phần hình thành một thế hệ sinh viên
ưu tú trên mọi lĩnh vực, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn lao, xung kích, sáng
tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại, kế tục trung thành và xuất sắc sự
nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc...Bên cạnh việc tăng cường giáo dục tri
thức khoa học, công nghệ; giáo dục chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý
cho sinh viên, một trong những nội dung giáo dục không thể thiếu được để có
những nhân cách sinh viên phát triển toàn diện cả phẩm chất đạo đức lẫn năng
lực, đó là giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên, trong đó có giáo dục giá trị
đạo đức truyền thống. Một trong những định hướng lớn về phát triển kinh tế -
văn hóa - xã hội được Đại hội lần thứ XI của Đảng đề ra đó là: “Giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong đó có giá
trị đạo đức. Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc” [35, tr.81].
Hiện nay toàn vùng Tây Nguyên có 3 trường đại học, 3 phân hiệu đại
học và hơn 10 trường cao đẳng với hơn 50 nghìn sinh viên. Là những chủ
nhân tương lai của đất nước, sinh viên nói chung, sinh viên khu vực Tây
Nguyên nói riêng đang nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước và
các cấp chính quyền, họ đang ngày đêm rèn đức, luyện tài để hoàn thiện và
phát triển nhân cách, trở thành người trí thức trong tương lai, phục vụ sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
149
Thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo tinh
thần Đại hội XI và Nghị quyết Trung ương tám khóa XI (tháng 10- 2013), các
trường đại học, cao đẳng ở Tây Nguyên đã cố gắng “Nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện, đặc biệt là coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền
thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực
hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội” [35, tr.216]. Trong
đó, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống được xác định là một trong những
nội dung quan trọng.
Với sự quan tâm thiết thực, có hiệu quả của Đảng, Nhà nước, của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, các cấp ủy chính quyền và nhất là các chủ thể giáo dục,
với ý thức phấn đấu không mệt mỏi vì ngày mai lập thân, lập nghiệp của sinh
viên. Chúng ta hy vọng rằng giáo dục đại học ở Tây Nguyên sẽ thu được
những kết quả ngày càng tốt đẹp hơn. Có được những thế hệ sinh viên vừa có
đức, vừa có tài, góp phần to lớn vào sự nghiệp đổi mới nói chung, khu vực
Tây Nguyên nói riêng.
150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Phạm Huy Thành (2010), “Đạo đức sinh viên trong bối cảnh toàn cầu
hoá hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (4), tr.56-58.
2. Phạm Huy Thành (2010), “Quan niệm về giá trị cuộc sống của sinh viên
Việt Nam trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Khoa học chính trị,
(4), tr.36-42.
3. Phạm Huy Thành (2010), “Tính cách mạng và khoa học của đạo đức
cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Giáo dục lý luận,
(7), tr.16 - 18.
4. Phạm Huy Thành (2011), “Sự tác động của toàn cầu hoá đối với niềm tin
chính trị của sinh viên Việt Nam hiện nay”, Tạp chí khoa học chính
trị, (4), tr.35-41.
5. Phạm Huy Thành (2011), “Vấn đề đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên
trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, Tạp chí Giáo
dục lý luận, (12), tr.12-14.
6. Phạm Huy Thành (2012), “Sự cần thiết giáo dục nhân cách cho sinh viên
trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận,
(4), tr.62-64.
7. Phạm Huy Thành (2012), “Giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền
thống trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay”, Tạp chí Sinh hoạt lý
luận, (1), tr.54-58.
8. Phạm Huy Thành (2012), “Vai trò của giáo dục chủ nghĩa yêu nước đối
với việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hoá hiện nay”, Tạp chí Dạy và học ngày nay, (4), tr.14-16.
9. Phạm Huy Thành, Trần Thị Dung (2012), “Nâng cao chất lượng giảng
dạy các môn lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng ở
nước ta hiện nay”, Tạp chí Dạy và học ngày nay, (8), tr.17-18.
151
10. Phạm Huy Thành (2012), “Văn hoá chính trị trong Di chúc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (12), tr.17-19.
11. Trần Sỹ Phán, Phạm Huy Thành (2012), “Giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hoá của đồng bào Tây Nguyên”, Tạp chí Khoa học xã hội, (12),
tr.93-98.
12. Phạm Huy Thành (2013), “Xây dựng đạo đức cách mạng cho sinh viên
Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay”, Tạp chí Giáo dục
và xã hội, (1), tr.65-67.
13. Nguyễn Văn Huỳnh, Phạm Huy Thành (2013), “Giáo dục truyền thống
hiếu học cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện
nay”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, (7), tr.25-28.
14. Phạm Huy Thành (2012), Đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu
hội thảo Hội thảo khoa học Quản trị và Kinh doanh, Đại học
Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, tháng 11năm 2012, tr.591-597.
15. Phạm Huy Thành, Hồ Công Huân (2012), Triết lý kinh doanh đối với
các doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện
nay, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế lần 2 “Hội nhập: cơ hội và
thách thức”, Đại học Thương Mại tháng 12 năm 2012, tr.781-787.
16. Phạm Huy Thành, Hồ Công Huân (2013), “Đẩy mạnh liên kết vùng
để tạo ra lợi thế so sánh trong phát triển du lịch ở các tỉnh
duyên hải miền trung”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế lần 3
“Hội nhập quốc tế: thành tựu và những vấn đề đặt ra”, Đại học
Thương Mại năm 2013, tr 56-61.
17. Phạm Huy Thành (2013), “Văn hóa với sự phát triển du lịch ở Tây
Nguyên hiện nay”, Tạp chí sinh hoạt lý luận, (5), tr.71-74.
18. Lê Hữu Ái, Phạm Huy Thành (2014), “Tư tưởng biện chứng trong tác
phẩm Sữa đổi lối làm việc của Hồ Chí Minh", Tạp chí Triết học,
(3), tr.12-19.
152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh.
2. Hoàng Anh (2006), Giáo dục lý luận Mác - Lênin với việc hình thành và
phát triển nhân cách ở sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị
trường hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh.
3. Hoàng Anh (2012), Giáo dục với việc hình thành và phát triển nhân cách
sinh viên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. L.M.Ác-Khan-Ghen-Xki (chủ biên) (2003), Chủ nghĩa xã hội và nhân
cách”, 2 tập, Nxb Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội.
5. Phan Văn Ba (2007), Vấn đề giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho
thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
6. Lương Gia Ban (1999), Chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Ban Chấp hành Hội Sinh viên trường Đại học Tây Nguyên (2012), Báo cáo
tổng kết công tác Hội và phong trào sinh viên năm học 2011 - 2012.
8. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2012), Báo cáo 10 năm hình thành và phát
triển (17/7/2002 - 17/7/2012).
9. Hoàng Chí Bảo (1997), “Văn hoá và sự phát triển nhân cách thanh niên”,
Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (1).
10. Hoàng Chí Bảo (2001), “Nhân cách và giáo dục văn hoá nhân cách”, Tạp
chí Triết học, (1).
11. Lê Bảo (2009), "Không gian văn hoá cồng chiêng Tây nguyên - di sản
thế giới", Vnexpress.com.vn, ngày 26-11-2009.
12. Nguyễn Duy Bắc (chủ biên) (2008), Sự biến đổi các giá trị văn hoá trong
bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb
Từ điển Bách khoa & Viện Văn hoá, Hà Nội.
153
13. Nguyễn Ngọc Bích (1995), Hồ Chí Minh - Những vấn đề về tâm lý học,
Viện Tâm lý học, Hà Nội.
14. Trần Văn Bính (2006), Đời sống văn hoá các dân tộc thiểu số trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
15. Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Xuân Sầm (2001), Toàn cầu hóa
- phương pháp luận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Trọng Chuẩn (1992), “Một vấn đề cần được quan tâm: Mối quan
hệ giữa các yếu tố sinh học và các yếu tố xã hội trong con người”,
Tạp chí Triết học, (3), tr.13.
17. Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), "Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống
vì mục tiêu phát triển", Tạp chí Triết học, (2), tr.16-19.
18. Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý (đồng chủ biên)
(2001), Tìm hiểu giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên) (2002), Giá
trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên) (2003), Mấy
vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện
nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Nguyễn Trọng Chuẩn (2004), “Hội nhập quốc tế: cơ hội và thách thức
đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hoá”, Tạp chí
Triết học, (8).
22. Criagiep (1986), Sự hình thành cá nhân là một quá trình xã hội, Tư liệu
Viện Triết học.
23. Trịnh Cường (tổng thuật) (1996), “Giá trị châu Á”, Tạp chí Cộng sản,
(16), tr.58.
24. Vũ Trọng Dung (chủ biên) (2005), Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
154
25. Lê Duẩn (1976), Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Sự thật,
Hà Nội.
26. Trương Minh Dục (2005), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề
dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
27. Trương Minh Dục (2008), Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân
tộc ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hoá đến văn hoá học, Nxb Văn hoá -
Thông tin, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số
định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, Lưu hành nội bộ,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ hai Ban
Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần năm Ban Chấp
hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Tìm hiểu một số khái niệm trong văn
kiện đại hội IX của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện hội nghị lần thứ bảy, Ban
Chấp hành Trung ương khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Đảng uỷ khối cơ quan Trung ương về công tác tư tưởng (2005), Bồi
dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay,
Kỷ yếu hội thảo.
37. Bùi Minh Đạo (2011), Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn
đề phát triển bền vững, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
155
38. Nguyễn Tấn Đắc (2005), Văn hoá, xã hội và con người Tây Nguyên, Nxb
Khoa học xã hội Hà Nội.
39. Ngô Văn Điểm (2004), Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Lê Văn Đính (2006), Một số giải pháp góp phần bảo đảm ổn định chính
trị trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Đề tài cấp bộ, Học viện Chính
trị khu vực III, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
41. Lê Văn Đính (2009), Giải pháp tăng cường đoàn kết, tập hợp thanh niên
các dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay, Nxb Thông tin và Truyền thông,
Hà Nội.
42. Trần Văn Đoàn (2003), Giải phẫu khủng hoảng đạo đức trong hiện đại
hoá, Trong: Trở lại với con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
43. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (1997), Giáo dục lý tưởng cách
mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong điều kiện mới, Báo cáo khoa
học, Hà Nội.
44. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007), Định hướng giá trị cho sinh
viên trong giai đoạn hiện nay, Báo cáo khoa học chuyên đề, Hà Nội.
45. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007), Điều tra tình hình tư
tưởng và nhận thức chính trị của thanh niên trong giai đoạn hiện
nay, Hà Nội.
46. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban chấp hành Trung ương
(2007), Báo cáo tình hình thanh niên khu vực Tây Nguyên và một số
nhiệm vụ, giải pháp tăng cường đoàn kết tập hợp thanh niên dân tộc
Tây Nguyên, Tài liệu Hội nghị tăng cường đoàn kết, tập hợp thanh
niên các dân tộc Tây Nguyên, Hà Nội.
47. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2008), Tổng quan tình hình
sinh viên, công tác hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ VII (2003 -
2008), Hà Nội.
156
48. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2008), Đổi mới nội dung,
phương thức giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong thời
kỳ hội nhập, Kỷ yếu khoa học, Hà Nội.
49. Phạm Văn Đồng (1995), Văn hoá và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50. Lê Quý Đức - Hoàng Chí Bảo (2007), Văn hoá đạo đức ở nước ta hiện
nay - vấn dề và giải pháp, Nxb Văn hoá - Thông tin & Viện Văn
hoá, Hà Nội.
51. Phạm Văn Đức (1991), “Vấn đề kế thừa và phát triển trong lịch sử triết
học”, Tạp chí Triết học, (3), tr.36.
52. Phạm Văn Đức (2004), “Phát huy tinh thần dân tộc trong bối cảnh toàn
cầu hoá ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (9), tr.9.
53. Phạm Văn Đức (Chủ biên) (2007), Toàn cầu hóa trong bối cảnh châu Á -
Thái Bình Dương - một số vấn đề triết học, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
54. Trần Ngọc Đường (1995), Bàn về giáo dục pháp luật, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
55. Võ Nguyên Giáp (2002), Văn hoá Việt Nam - truyền thống và cốt cách dân
tộc, Trong: Văn hoá Việt Nam - truyền thống và hiện đại (nghiên cứu
của các giáo sư chuyên gia văn hoá), Nxb Văn hoá, Hà Nội.
56. Trần Văn Giàu (1973), Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ
XIX đến đầu cách mạng tháng Tám, Tập 1, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
57. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
58. Nguyễn Ngọc Hà (2002), “Những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng
suy thoái đạo đức ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (3), tr.17.
59. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
157
60. Phạm Minh Hạc (1997), Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp
NEOPI-R cải biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
61. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1998), Văn hoá và giáo dục, giáo dục và văn
hoá, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
62. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2001), Nghiên cứu con người và nguồn lực đi
vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
63. Phạm Minh Hạc, Lê Đức Phúc (chủ biên) (2004), Một số vấn đề nghiên
cứu nhân cách, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
64. Phạm Minh Hạc (2007), Trách nhiệm xã hội - giá trị xã hội cao quý
nhất, Trong: Viện Khoa học xã hội Việt Nam & Misereor (2007),
Công bằng xã hội, đoàn kết và trách nhiệm xã hội, Hội thảo quốc tế,
Hà Nội, 15 - 16/10/2007.
65. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2009), Con người và văn hoá - từ lý luận
đến thực tiễn phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
66. Lương Đình Hải (2004), “Mấy vấn đề về phẩm chất đạo đức của cán bộ,
đảng viên trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Triết học, (10), tr.6.
67. Cao Thu Hằng (2006), “Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu
đạo đức đối với nhân cách con người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí
Triết học, (10).
68. Cao Thu Hằng (2011), Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong
xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ,
Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
69. Nguyễn Mộng Hoàng (2007), Đoàn kết, tập hợp thanh niên là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo cáo hội nghị
tăng cường đoàn kết, tập hợp thanh niên các dân tộc Tây Nguyên.
70. Bạch Hồng (2011), "Một số vấn đề về phát triển kinh tế Tây Nguyên theo
hướng bền vững", Tạp chí Khoa học xã hội Tây Nguyên, (2), tr.24.
71. Nguyễn Văn Hộ - Hà Thị Đức (2002), Giáo dục học đại cương, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
158
72. Đỗ Huy (2001), Xây dựng môi trường văn hoá ở nước ta hiện nay từ góc
nhìn giá trị học, Viện Văn hoá & Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
73. Đỗ Huy (2002),Đạo đức học - mỹ học và đời sống văn hoá nghệ thuật,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
74. Đỗ Huy, Trường Lưu (1993), Sự chuyển đổi các giá trị trong văn hoá
Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
75. Đỗ Huy, Chu Khắc, Vũ Khắc Liên, Trường Lưu, Lê Quang Thiêm (đồng
chủ biên) (1993), Nhân cách văn hoá trong bảng giá trị Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
76. Trịnh Duy Huy (2007), Vấn đề xây dựng đạo đức mới trong điều kiện kinh
tế thị trường ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Viện Khoa
học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.
77. Nguyễn Văn Huyên (1995), “Một số chuẩn mực giá trị vượt trội khi nước
ta chuyển sang nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học, (1).
78. Nguyễn Văn Huyên (1995), Chủ nghĩa Mác - Lênin và cách tiếp cận mới
về con người, Trong sách: Đổi mới và phát triển - Những vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
79. Nguyễn Văn Huyên (1998), Giá trị truyền thống - nhân lõi và sức sống
bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc, Báo cáo tại Hội thảo
truyền thống, giá trị và phát triển, Hà Nội.
80. Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Quốc Tuấn (2000), Nghệ Thuật với sự phát
triển nhân cách người cán bộ lãnh đạo trong công cuộc đổi mới,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
81. Nguyễn Văn Huyên (2002), Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển
con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
82. Nguyễn Thanh Huyền (2007), “Toàn cầu hoá và nguy cơ suy thoái đạo đức,
lối sống cho con người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (2).
83. Lưu Hùng (1996), Văn hoá cổ truyền Tây Nguyên, Nxb Văn hoá dân tộc,
Hà Nội.
159
84. Nguyễn Đắc Hưng (2010), Văn hoá Việt Nam giàu bản sắc, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
85. Trần Đình Hượu (1996), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
86. Dương Thị Hưởng, Đỗ Đính Hãng, Đậu Tuấn Nam (2010), Một số vấn
đề về văn hoá - xã hội các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
87. Vũ Ngọc Khánh (1999), Minh triết Hồ Chí Minh, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
88. Vũ Khiêu (1974), Đạo đức mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
89. Lương Quỳnh Khuê (1995), Văn hoá thẩm mỹ và nhân cách, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
90. Nguyễn Thế Kiệt (1996), “Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc
định hướng các giá trị đạo đức hiện nay”, Tạp chí Triết học, (6).
91. Nguyễn Thế Kiệt (1999), “Giáo dục lý luận Mác - Lênin với vấn đề phát
triển năng lực tư duy lý luận cho sinh viên”, Tạp chí Nghiên cứu lý
luận, (5).
92. Đỗ Long (chủ biên) (1998), Hồ Chí Minh - những vấn đề tâm lý học nhân
cách, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
93. Nguyễn Ngọc Long (1987), “Quán triệt mối quan hệ giữa kinh tế và đạo
đức trong việc đổi mới tư duy”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (1+2).
94. Nguyễn Ngọc Long (1993), “Triết học Mác - Lênin với việc nhận thức
xã hội trong thời đại ngày nay”, Tạp chí Triết học, (3).
95. Nguyễn Ngọc Long (1998), “Nghiên cứu và giảng dạy triết học phương Tây
hiện đại trong tình hình hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (11).
96. Nguyễn Huy Lộc (2006), Tổng quan tình hình thanh niên, công tác Đoàn
và phong trào thanh thiếu nhi nữa nhiệm kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc
lần thứ VIII (2002-2005), Nxb Thanh niên, Hà Nội.
97. Nguyễn Văn Lý (2000), Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền
thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
hiện nay, Luận án Tiến sỹ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh.
160
98. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
99. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
100. C.Mác và Ph.Ănghen (2004), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
101. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
102. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
103. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
104. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
105. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
106. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
107. Y Mửi (2007), Bài phát biểu tại Hội nghị Tăng cường đoàn kết, tập hợp
thanh niên các dân tộc khu vực Tây Nguyên, tháng 1 năm 2007.
108. Nguyễn Chí Mỳ (1992), “Học thuyết Mác trước thử thách của thời đại”,
Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (5).
109. Ngô Thị Thu Ngà (2011), Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng
đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết
học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
110. Phạm Đình Nghiệp (2004), Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên
hiện nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
111. Lê Hữu Nghĩa, Lê Ngọc Tòng (2004), Toàn cầu hóa - những vấn lý luận
và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
112. Lê Hữu Nghĩa, Trần Khắc Việt, Lê Ngọc Tòng (đồng chủ biên) (2007), Xu
thế toàn cầu hoá trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
113. Nguyễn Bích Ngọc (1988), Tâm lý học nhân cách một số vấn đề lý luận,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
161
114. Trần Sỹ Phán (1996), “Sinh viên với định hướng giá trị nhân cách”, Tạp
chí Lý luận chính trị.
115. Trần Sỹ Phán (1999), Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận
án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
116. Trần Văn Phòng (2004), “Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong
quá trình hình thành triết học Mác”, Tạp chí Lý luận chính trị, (1).
117. Nguyễn Văn Phúc (2007), “Về tính quy luật của sự hình thành hệ giá trị
và chuẩn mực đạo đức mới”, Tạp chí Triết học, (3).
118. Vũ Minh Tâm (2007), “Giáo dục nhân cách sáng tạo và phát triển bền
vững trong thời đại toàn cầu hoá”, Tạp chí Khoa học xã hội, (2).
119. Lâm Tâm - Linh Nga Niêk Đam (1996), Một số nét đặc trưng của phong
tục các dân tộc Tây Nguyên, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
120. Phạm Huy Thành (2010), “Quan niệm về giá trị cuộc sống của sinh viên
Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Khoa học
chính trị, (4).
121. Phạm Huy Thành (2010), “Đạo đức sinh viên Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hoá hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (4).
122. Võ Văn Thắng (2005), Kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá truyền
thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay,
luận án tiến sỹ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
123. Hồ Bá Thâm (2009), “Bản năng, văn hoá và nhân cách”, Tạp chí Khoa
học xã hội, (2).
124. Hồ Bá Thâm, Nguyễn Ngọc Diễm (2011), Toàn cầu hóa và sự phát triển bền
vững từ góc độ triết học đương đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
125. Nguyễn Đăng Thục (1997), Lịch sử triết học Phương Đông, tập 1, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh.
162
126. Lê Thị Thuỷ (2001), Vai trò của đạo đức đối với sự hình thành nhân
cách con người Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
127. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 936/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính
phủ: phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng
Tây Nguyên đến 2020.
128. Nguyễn Trãi (1976), Toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
129. Trường Đại học Đà Lạt (2012), Báo cáo của Ban Chấp hành Đoàn
trường khoá XII trình Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
trường Đại học Đà Lạt lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2012 - 2014.
130.Trường Đại học Tây Nguyên (2012), Báo cáo Tổng kết năm học 2011
- 2012, Tây Nguyên.
131. Võ Minh Tuấn (2003), Giáo dục ý thức đạo đức cho sinh viên Việt Nam
hiện nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
132. Võ Minh Tuấn (2004), “Tác động toàn cầu hoá đến đạo đức sinh viên
Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (4).
133. Phạm Hồng Tung (2011), Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt
Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
134. Nguyễn Đình Tường (2006), “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền
thống ở Việt Nam trước tác động của toàn cầu hoá”, Tạp chí Triết
học, (5).
135. Nguyễn Đình Tường (2007), “Một số biểu hiện sự biến đổi giá trị đạo đức
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc
phục”, Tạp chí Triết học, (5).
136. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Tập 2, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
137. Nguyễn Quang Uẩn - Nguyễn Thạc - Mạc Văn Trang (1995), Giá trị -
định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, Hà Nội.
138. Đào Trí Úc (chủ biên) (2003), Hương ước trong quá trình thực hiện dân
chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
163
139. Viện Triết học (1994), Sự chuyển đổi giá trị trong quá trình chuyển
sang nền kinh tế thị trường, Kỷ yếu khoa học, Hà Nội.
140. Website: trẻ.vn/tuyểnsinh/448241/điểm thi môn sử thấp bất ngờ.
141. Website:ương-kinhtê-
năm2012đat-198/13198/
142. Website:
vien-pho-nui.
143. Website:ụ-mat-trom-chi-co-o-
sinh-vien/3241
144. Website:
cuop-lap-top-ban-gai/1352
145. Website:
licled/tín dụng xóa đói giảm nghèo ở Tây Nguyên.
146. S.Xmit và G.Bâylơ (Đồng chủ biên) (1997), Toàn cầu hóa của nền chính
trị thế giới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
164
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Nguyện vọng tham gia vào Đảng, vào đoàn của sinh viên khu vực
Tây Nguyên
Mục đích
Tham số
Rất tha thiết Bình thường Không nguyện vọng
Tổng số: 376 phiếu 296 80 0
Tỷ lệ% 78,7% 21,3% 0%
Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm học 2011 - 2012 trường đại học Tây Nguyên [130].
Phụ lục 2
Mục đích sống của sinh viên khu vực Tây Nguyên
Mục đích
Tham số
Làm giàu Có địa vị
trong xã hội
Thành đạt
trong nghề
nghiệp
Phục vụ xã
hội
Tổng số: 376 phiếu 44 40 156 136
Tỷ lệ% 11,7% 10,6% 41,6% 36,1%
Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm học 2011 - 2012 trường đại học Tây Nguyên [130].
Phụ lục 3
Ý nghĩa cuộc sống của sinh viên khu vực Tây Nguyên
Yếu tố
Tham số
Thấy giá trị
và khả
năng của
mình
Sống
ngày
nào biết
ngày đó
Không
thấy
cuộc
sống có
ý nghĩa
Sống
có ích
cho xã
hội
Không
xác
định
được
Dựa
vào bố
mẹ và
người
thân
Tổng số:
376 phiếu 195 10 7 151 6 7
Tỷ lệ% 51,8% 2,6% 2% 40% 1,6% 2%
Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm học 2011 - 2012 trường đại học Tây Nguyên [130].
165
Phụ lục 4
Các giá trị quan hệ bạn bè của sinh viên khu vực Tây Nguyên
376 phiếu lựa chọn (%)
STT Các giá trị Rất quan
trọng
Quan
trọng
Không quan
trọng
1 Hào phóng 10,6% 43,6% 45,8%
2 Giúp đỡ 59,5% 40,5% 0%
3 Chia sẽ 56,4% 42,5% 1,1%
4 Niềm tin 72,3% 27,7% 0%
Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm học 2011 - 2012 trường đại học Tây Nguyên [130].
Phụ lục 5
Giá trị đạo đức trong mối quan hệ tình yêu sinh viên khu vực Tây Nguyên
376 phiếu lựa chọn ( %)
STT Các giá trị đạo đức Rất quan
trọng Quan trọng
Không quan
trọng
1 Chân thành 56,3% 42,6% 1,1%
2 Hòa hợp 46,8% 52,1% 1,1%
3 Yêu thương 51,1% 46,8% 2,1%
4 Chung thủy 51,1% 42,6% 6,3%
5 Tôn trọng 80,9% 19,1% 0%
Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm học 2011 - 2012 trường đại học Tây Nguyên [130].
Phụ lục 6
Giá trị đạo đức trong mối quan hệ gia đình sinh viên khu vực Tây Nguyên
376 phiếu lựa chọn %
STT Các giá trị đạo đức Rất quan
trọng Quan trọng
Không quan
trọng
1 Bao dung 33% 60,6% 6,4%
2 Bình đẳng 58,5% 41,5% 0%
3 Trách nhiệm 60,6% 39,4% 0%
4 Bảo vệ 50% 44,6% 5,4%
5 Tôn vinh 40,5% 47,8% 11,7%
6 Văn hóa hạnh phúc 54,4% 43,6% 2%
Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm học 2011 - 2012 trường đại học Tây Nguyên [130].
166
Phụ lục 7
Mức độ hài lòng với cuộc sống sinh viên khu vực Tây Nguyên
Mục đích
Tham số
Hài lòng Tương đốihài lòng
Không hài
lòng
Không xác
định
Tổng số: 376 phiếu 76 228 48 24
Tỷ lệ% 20,2% 60,6% 12,8% 6,4%
Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm học 2011 - 2012 trường đại học Tây Nguyên [130].
Phụ lục 8
Những yếu tố quyết định sự thành đạt sinh viên khu vực Tây Nguyên
Mục đích
Tham số
Địa vị gia
đình
Quan hệ
cá nhân
Nỗ lực cá
nhân
Gia đình
có định
hướng
đúng
May
mắn
Tình yêu
nghề
nghiệp
Tổng số:
376 phiếu 10 20 250 60 15 21
Tỷ lệ% 2,6% 5,3% 66,5% 16% 4% 5,6%
Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm học 2011 - 2012 trường đại học Tây Nguyên [130].
Phụ lục 9
Biểu hiện các vấn đề trong cuộc sống của sinh viên
khu vực Tây Nguyên
376 phiếu lựa chọn (%)
STT Các vấn đề Rất quan trọng Quan trọng Không quantrọng
1 Sức khỏe 85,1% 14,9% 0%
2 Học vấn và tri thức 71,2% 25,6% 2,2%
3 Việc làm và nghề nghiệp 67% 27,7% 5,3%
4 Quan hệ cá nhân và xã hội 53,2% 42,5% 4,3%
5 Quyền tự do cá nhân và
Cộng đồng
57,4% 42,6% 0%
6 Giàu sang và danh vọng 34% 45,8% 20,2%
7 Sự tôn trọng, danh dự và
Nhân phẩm
77,6% 22,4% 0%
8 Sống có ích cho xã hội 56,4% 41,5% 2,1%
9 Sự vị tha, lòng nhân ái và
Độ lượng
43,7% 51% 5,3%
10 Tính cộng đồng, tính
Đoàn kết và đấu tranh
60,6% 39,4 0%
11 Lý tưởng và hoài bảo 58,5% 41,5% 0%
12 Niềm tin, ý chí, nghị lực 81,9% 18,1% 0%
13 Biết lựa chọn mẫu hình
Nhân cách sống
50% 45,7 4,3%
Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm học 2011 - 2012 trường đại học Tây Nguyên [130].
167
Phụ lục 10
Mục đích học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên khu vực
Tây Nguyên
Yếu tố
Tham số
Có việc
làm
Để làm
giàu
Để làm
người
Để xây
dựng và
bảo vệ
tổ quốc
Để
cống
hiến
Mục
đích
khác
Tổng số:
376 phiếu
71 58 81 87 74 5
Tỷ lệ % 18,9% 15,5% 21,5% 23,1% 19,7% 1,3%
Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm học 2011 - 2012 trường đại học Tây Nguyên [130].
Phụ lục 11
Các biểu hiện trong lối sống của sinh viên khu vực Tây Nguyên
376 phiếu lựa chọn %STT Các biểu hiện
Phổ biến Ít phổ biến Không có
1 Ngại gian khổ 58,5% 36,2% 5.3%
2
Sống thiếu định hướng,
Không có lý tưởng
38,2% 56,4% 5,4%
3 Sống thực dụng, tính toán 47,9% 45,7% 6,4%
4
Trung thực, lành mạnh
có văn hóa
52,2% 41,4% 6,4%
5
Sống gấp, bê tha trong
Sinh hoạt
25,5% 59,6% 14,9%
6 Trung bình chủ nghĩa 46,8% 43,6% 9,6%
7 Adua, buông thả 33% 52,1% 14,9%
8 Lối sống khác 33% 44,6% 22,4%
Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm học 2011 - 2012 trường đại học Tây Nguyên [130].
168
Phụ lục 12
Kết quả học tập của sinh viên chính quy năm 2011 - 2012
của đại học Tây Nguyên
Xuất sắc Giỏi Khá TBK và TB Yếu, kém
Các đơn vị
Tổng
số sinh
viên Số sv
Tỷ lệ
(%) Số Sv
Tỷ lệ
(%) Số sv
Tỷ lệ
(%)
Số
sv
Tỷ lệ
(%) Số sv
Tỷ lệ
(%)
Khoa TN
và CN 1.736 22 1,3 157 9,0 644 37,1 437 25,2 476 27,4
Khoa sư
phạm 1.366 29 2,1 184 13,5 780 57,1 243 17,8 130 9,5
Khoa Lý
luận chính
trị
475 16 3,4 128 27,0 244 51,3 49 10,3 38 8,0
Khoa Nông
Lâm
nghiệp
1.884 15 0,8 175 9,3 482 2,56 425 22,5 787 41,8
Khoa Y -
Dược 1.859 06 0,3 306 16,5 878 47,2 397 21,4 272 14,6
Khoa Kinh
tế 1.752 47 2,7 328 18,7 750 42,8 592 33,8 35 2,0
Khoa Chăn
nuôi Thú y 427 03 0,7 89 20,8 157 36,8 80 18,7 98 22,9
Khoa
Ngoại ngữ 509 8 1,6 85 16,7 224 47,9 136 26,7 36 7,1
Tổng cộng 10.008 146 1,5 1.542 14,5 4.179 41,8 2.359 23,6 1.872 18,6
Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm học 2011 - 2012 trường đại học Tây Nguyên [130].
169
Phụ lục 13
PHIẾU ĐIỀU TRA
Kính thưa các anh chị!
Để có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng nhân cách sinh viên khu
vực Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay. Chúng tôi tiến hành thu thập ý kiến của
cách anh chị, rất mong các anh chị đóng góp ý kiến. Những thông tin anh chị cung
cấp được bảo mật và chỉ phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Kính mong các anh chị
đồng ý với phương án nào thì đánh dấu (X) vào ô trống, nếu không đồng ý thì để
trống. Xin chân thành cảm ơn.
I. Anh (chị) vui lòng cho biết một số thông tin về cá nhân:
1. Giới tính: Nam Nữ
2. Đang học năm thứ mấy: Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
3. Ngành học: (xin ghi rõ tên ngành học)
II. Một số thông tin chung.
Câu 1: Anh (Chị) hãy cho biết nguyện vọng vào Đảng, Đoàn của sinh viên khu vực
Tây Nguyên hiện nay?
a. Rất tha thiết
b. Bình thường
c. Không nguyện vọng
Câu 2: Anh (Chị) hãy cho biết mục đích sống của sinh viên khu vực Tây nguyên
hiện nay?
a. Làm giàu
b. Có địa vị trong xã hội
c. Thành đạt trong nghề nghiệp
d. Phục vụ xã hội
Câu 3: Anh (Chị) hãy cho biết những yếu tố nào sau đây quyết định sự thành đạt
của sinh viên khu vực Tây Nguyên hiện nay?
a. Địa vị gia đình
b. Quan hệ cá nhân
c. Nỗ lực cá nhân
170
d. Gia đình có định hướng đúng
e. May mắn
f. Tình yêu nghề nghiệp
Câu 4: Anh (Chị) hãy cho biết ý nghĩa cuộc sống của sinh viên hiện nay?
a. Thấy giá trị khả năng của mình
b. Sống ngày nào biết ngày đó
c. Không thấy cuộc sống có ý nghĩa
d. Sống có ích cho xã hội
e. Không xác định được
f. Dựa vào bố mẹ và người thân
Câu 5: Anh (Chị) cho biết mức độ hài lòng với cuộc sống của sinh viên khu vực
Tây Nguyên hiện nay?
a. Hài lòng
b. Tương đối hài lòng
c. Không hài lòng
d. Không xác định
Câu 6: Anh (Chị) hãy cho biết mức độ quan trọng của các vấn đề trong cuộc sống ở
sinh viên khu vực Tây nguyên hiện nay?
a. Sức khỏe
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
b. Học vấn và tri thức
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
c. Việc làm và nghề nghiệp
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
d. Quan hệ cá nhân và xã hội
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
e. Quyền tự do cá nhân và cộng đồng
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
f. Giàu sang, danh vọng
171
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
g. Sự tôn trọng, danh dự và nhân phẩm
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
h. Sống có ích cho xã hội
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
i. Sự vị tha, lòng nhân ái và độ lượng
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
j. Tính cộng đồng, tính đoàn kết và đấu tranh
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
k. Lý tưởng và hoài bão
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
l. Niềm tin, ý chí, nghị lực
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
m. Biết lựa chọn mẫu hình nhân cách sống
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
Câu 7: Anh (Chị) hãy cho biết mục đích học tập, nghiên cứu khoa học của
sinh viên khu vực Tây Nguyên hiện nay?
a. Có việc làm
b. Để làm giàu
c. Để làm người
d. Để xây dựng và bảo vệ tổ quốc
e. Để cống hiến
f. Mục đích khác
Câu 8: Anh (Chị) hãy cho biết trong quan hệ bạn bè, sinh viên khu vực Tây Nguyên
đang đề cao những giá trị nào?
a. Hào phóng Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
b. Giúp đỡ Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
c. Chia sẻ Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
d. Niềm tin Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
172
Câu 9: Anh (Chị) cho biết những biểu hiện giá trị đạo đức trong mối quan hệ tình
yêu của sinh viên hiện nay?
a. Chân thành Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
b. Hòa hợp Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
c. Yêu thương Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
d. Chung thủy Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
e. Tôn trọng Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
Câu 10: Anh (Chị) hãy cho biết những biêu hiện giá trị đạo đức trong mối quan hệ
gia đình của sinh viên khu vực Tây Nguyên hiện nay?
a. Bao dung Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
b. Bình đẳng Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
c. Trách nhiệm Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
d. Bảo vệ Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
e. Tôn vinh Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
f. Văn hóa hạnh phúc
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
Câu 11: Anh (Chị) hãy cho biết ý kiến của mình về những biểu hiện trong lối sống
của sinh viên khu vực Tây Nguyên hiện nay?
a. Ngại gian khổ
Phổ biến Ít phổ biến Không có
b. Sống thiếu định hướng, không có lý tưởng
Phổ biến Ít phổ biến Không có
c. Sống thực dụng, tính toán
Phổ biến Ít phổ biến Không có
d. Trung thực, lành mạnh có văn hóa
Phổ biến Ít phổ biến Không có
e. Sống gấp, bê tha trong sinh hoạt
Phổ biến Ít phổ biến Không có
173
f. Trung bình chủ nghĩa
Phổ biến Ít phổ biến Không có
g. A dua, buông thả
Phổ biến Ít phổ biến Không có
h. Lối sống khác
Phổ biến Ít phổ biến Không có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pham_huy_thanh_la_8091.pdf