Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh Phú Yên

Bằng những phương pháp nghiên cứu, dựa trên cơ sở những căn cứ khoa học và thực tiễn của hoạt động công chứng nước ta trong những năm qua, tham khảo những quy định, luận văn đã làm sáng tỏ những vẫn đề còn hạn chế trong quy định của pháp luật cụ thể là LCC năm 2006, LCC năm 2014 thực tiễn tại tỉnh Phú Yên, đưa đến cho những người quan tâm đến lĩnh vực công chứng. Sự phát triển của hệ thống công chứng gắn chặt chẽ với sự phát triển QLNN bằng pháp luật đối với công chứng, đến nay một mạng lưới các tổ chức HNCC đã được hình thành và triển khai rộng khắp trên toàn quốc, đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về chứng nhận hợp đồng, giao dịch dân sự của cá nhân, tổ chức. Hoạt động công chứng từng bước được chuyên nghiệp hóa, người dân tiếp cận dịch vụ công chứng ngày càng thuận tiện, nhanh chóng, số sai phạm trong hoạt động công chứng dẫn đến tranh chấp không nhiều, đặc biệt các VPCC hiện nay đã trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều người dân. Điều đó, chứng tỏ công tác QLNN bằng pháp luật đối với công chứng, các tổ chức HNCC đã thực hiện tốt chủ trương, theo kịp sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, nếu so với công chứng của các nước đã có hàng trăm năm phát triển thì hoạt động công chứng, mô hình VPCC ở nước ta còn khá trẻ, phải tích cực quan tâm nghiên cứu hoàn thiện để kịp thời với sự vận động của thực tiễn Việt Nam, đồng thời trình độ phát triển của công chứng không thể tách rời với trình độ phát triển của xã hội hiện tại. Vì vậy, em hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của luận văn “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại tinh Phú Yên” sẽ góp phần vào công cuộc đổi mới, hoàn thiện quy chế QLNN bằng pháp luật đối với các tổ chức HNCC, nâng cao hiệu quả QLNN bằng pháp luật trong việc ban hành, văn bản quản lý, tổ chức thực hiện quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm,. Đồng thời đặt cơ sở về mặt lý luận cho các bước nghiên cứu chuyên sâu và mở rộng về lĩnh vực công chứng và góp phần hoàn thiện thể chế công chứng của Việt Nam trong giai đoạn mới, giai đoạn then chốt của Việt Nam trên chính trường quốc tế.

docx24 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI vụ ..../ / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRƯƠNG NỮ TRÀN CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC TỒ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG TẠI TỈNH PHÚ YÊN Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC sĩ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THƯA THIÊN HUÉ - NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN QUỐC SỬU Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp , Nhà - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:... - Đường - Quận - TP Thời gian: vào hồi giờ tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta ngày nay, pháp luật ngày càng phát huy mạnh mẽ vai trò điều chỉnh các quan hệ xã hội. Việc tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trở thành một trong những yêu cầu cơ bản nhằm bảo đảm ổn định trật tự kinh te - xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều 12 Hiến pháp năm 1992 đã quy định về vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”, Hiến pháp năm 2013 cũng ghi nhận điều đó tại Khoản 1 Điều 8: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hỉến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”. Như vậy, khi thực hiện quản lý bất kỳ lĩnh vực xã hội cụ thể nào Nhà nước đều phải dùng pháp luật như một công cụ phổ biến và hữu hiệu nhất. Trong quản lý lĩnh vực tư pháp nói chung và hoạt động công chứng nói riêng lại càng phải tuân thủ theo nguyên tắc pháp trị do Hiến pháp quy định. Hiện nay, các quan hệ dân sự, đất đai.... đã phát triển mạnh mẽ, đa dạng trên cả bề rộng và bề sâu, cả trong nước và cả với nước ngoài. Nhiều giao dịch dân sự, thương mại đòi hỏi phải được công chứng để tạo chứng cứ có sức thuyết phục cao, chứng thực hóa các quan hệ dân sự. Việc công chứng được yêu cầu thực hiện một cách chính xác theo đúng pháp luật nhưng phải nhanh chóng kịp thời, thuận tiện cho người dân. Việc xã hội hóa hoạt động công chứng đã góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch dân sự.... l.uật Công chứng được ban hành đã đánh dấu bước phát triển quan trọng trong tổ chức thực hiện hoạt động công chứng, các Văn phòng công chứng bên cạnh các Phòng công chứng nhà nước thể hiện sự thay đổi trong nhận thức về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường và tầm quan trọng của việc khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia cung cấp những dịch vụ phục vụ yêu cầu của nhân dân. Luật Công chứng đánh dấu bước chuyển giao chính thức một phần các hoạt động vốn được cho là chỉ có thể do Nhà nước thực hiện sang cho các cá nhân, tổ chức phi nhà nước với mục đích nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ và thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội. Với ý nghĩa như vậy, các quy định của LCC phải tạo thuận lợi cho sự ra đòi, hoạt động bình đẳng, hiệu quả của các tổ chức HNCC; tạo điều kiện để các cơ quan nhà nước thực hiện quản lý một cách hữu hiệu các hoạt động công chứng và là điều kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức là khách hàng của các tổ chức HNCC. Tuy nhiên, qua 10 năm thi hành, LCC cũng bộc lộ những bất cập, hạn chể. Bên cạnh những kết quả đạt được đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực như cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức HNCC, các quy định của Luật và những văn bản hướng dẫn thi hành đã bộc lộ những bất cập làm cản trở việc thực thi có hiệu quả pháp luật về công chứng. Trước khi Luật Công chứng có hiệu lực pháp luật, tại tỉnh Phú Yên việc công chứng, chứng thực do PCC số 1 tỉnh Phủ Yên cùng với UBND cấp huyện thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. LCC ra đời đã giải quyết cơ bản những hạn chế, bất cập trong lĩnh vực công chứng, chứng thực, kịp thời thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với tiến trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tăng cường hoạt động tư pháp hướng về cơ sở, đặc biệt là cụ thể hoá chủ trương xã hội hoá hoạt động bổ trợ tư pháp, tăng cường năng lực tiếp cận hệ thống tư pháp của nhân dân được xác định trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020”. Sau 2 năm triển khai thi hành LCC năm 2014, các quy định của Luật đã cơ bản đi vào thực tiễn, cho thấy sự phù hợp với định hướng phát triển nghề công chứng ở nước ta trong giai đoạn mới, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững, ổn định của hoạt động công chứng. Tỉnh Phú Yên có 06 tổ chức HNCC. Trong đó, có 1 PCC số 1 tỉnh Phú Yên (thành lập ngày 01/4/2007) trực thuộc Sở Tư pháp với tổng số 02 công chứng viên (đã giải thể năm 2016); 05 VPCC với tổng số 09 công chứng viên. Thực tế này cho thấy vấn đề quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo tuân theo pháp luật của hoạt động công chứng, chứng thực ở nước ta nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng. Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng đặt ra trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng trong giai đoạn hiện nay về mặt lý luận, thực tiễn, xây dựng các luận cứ khoa học, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp quản lý với các tổ chức hành nghề công chứng phù hợp với thực tiễn biến động của lĩnh vực công chứng một cách hiệu quả thông qua ban hành văn bản quản lý, tổ chức thực hiện, thanh tra kiểm tra trên thực tế tại địa bàn tỉnh Phú Yên. Chính vì lý do trên em chọn đề tài “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đoi với các tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh Phú Yên” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về quản lý nhà nước bằng pháp luật nói chung, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với một lĩnh vực vấn đề cụ thể: “Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay ” (Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Văn Trung năm 2001); “Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trên lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay” (Luận văn thạc sĩ của tác giả Dương Quốc Hoàng năm 2005); “Quản lỷ nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan - qua thực tiễn Hải quan tinh Thừa Thiên Huế” (Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Xuân Vũ năm 2012). Nghiên cứu về công chứng và quản lý nhà nước về công chứng ở Việt Nam, có thể kể tới một số công trình, bài viết nghiên cứu sau: “Phân cấp quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực (Qua thực tiễn tại thành phố Hồ Chỉ Minh) ” (Luận văn thạc sĩ của tác giả Phan Hải Hồ năm 2008); “Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay - một sổ vấn đề lỷ luận và thực tiễn ” (Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Quang Minh năm 2009); “Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp ” (Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Mai Trang năm 2011); “Kiến nghị hoàn thiện Luật Công chứng” (Bài viết của tác giả Lê Quốc Hùng đãng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 1+2 (210+211), tháng 01 năm 2012); "Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đổi với Văn phòng công chứng” (Bài viết của tác giả Phan Hải Hồ đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 14 (222), tháng 7 năm 2012). Dưới góc độ khoa học Luật Hiến pháp - Luật Hanh chính, chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống về hoạt động quản lý nhà nước đối với các tổ chức HNCC ở tỉnh Phú Yên. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài luận văn là cần thiết, đáp ứng yêu cầu về lý luận và thực tiễn. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đổi tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật của chủ thể có thẩm quyền để điều chỉnh đối với tổ chức và hoạt động của tổ chức HNCC trên địa bàn tỉnh Phú Yên thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực này ở Phú Yên thời gian tới. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về đối tượng: Hoạt động quản lý nhà nước ở khía cạnh: hoạt động xây dựng pháp luật (của cơ quan có thẩm quyền), hoạt động thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương về lĩnh vực công chứng theo Luật Công chứng hiện hành. Phạm vỉ về không gian: Chủ yếu nghiên cứu các hoạt động QLNN bằng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền (trực tiếp) đối với các tổ chức HNCC trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Phạm vi về thời gian: LCC 2006 có hiệu lực đến nay. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh Phú Yên hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm sáng tỏ lý luận quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng. Phân tích, đánh giá, vai trò quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng trên văn bản quản lý, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Đề xuất, xây dựng phương hướng hoàn thiện và một số giải pháp hữu hiệu về hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Vạch ra những nguyên nhân của những bất cập, vướng mắc trên khía cạnh thực tiễn của hoạt động quản lý cũng như các quy định của pháp luật. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Phương pháp luận nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Triết học Mác - Lênin. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể được sử dụng là: phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá, phương pháp điều tra, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, nhằm làm sáng tỏ và nội dung nghiên cứu của đề tài. Đóng góp của luận văn Là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu tương đối có hệ thống và toàn diện về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Vì thế, luận văn có một số đóng góp khoa học mới như sau: Đưa ra khái niệm, chỉ ra đặc điểm, phân tích nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Phân tích và chỉ ra được ưu điểm, hạn chế và chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Đe xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh Phú Yên trong thời gian tới. Ket cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với tổ chức hành nghề công chứng. Chương 2: Thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với các tổ chức hành nghề công chứng ở tỉnh Phú Yên hiện nay. Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng ở tỉnh Phú Yên hiện nay. Chương 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LY NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHÚNG Quan niệm về tồ chức hành nghề công chứng Khái niệm và đạc điểm công chứng Khái niệm công chứng Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Đặc đỉểm công chứng Công chứng là hành vi do công chứng viên thực hiện. Nội dung cơ bản của công chứng là chứng nhận các hợp đồng và lập hợp đồng, giao dịch theo yêu cầu của công dân, tổ chức và chứng nhận các hợp đồng, giao dịch theo quy định của pháp luật. Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ và giá trị thực hiện. Nhà nước thực hiện sự quản lý bằng pháp luật đối với tổ chức và hoạt động công chứng Khái niệm và phân loại tố chức hành nghề công chứng Khải niệm tổ chức hành nghề công chứng Tổ chức HNCC được quy định tại Khoản 5 Điều 2 LCC năm 2014 bao gồm: PCC là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp do UBND cấp tỉnh quyết định việc thành lập; VPCC là tổ chức HNCC do công chứng viên thành lập. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức HNCC được pháp luật quy định chung không có sự phân biệt giữa PCC và VPCC. Quy định này bảo đảm sự bình đẳng của các tổ chức HNCC trong hoạt động công chứng và trong QLNN về công chứng. Phân loại tổ chức hành nghề công chứng Phòng công chứng Khái niệm Phòng công chứng PCC là cơ quan duy nhất chuyên trách về hoạt động công chứng, về địa vị pháp lý tuy được đặt dưới sự quản lý của Giám đốc Sở Tư pháp nhưng PCC khác hẳn với các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tư pháp ở những điểm sau: PCC có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng, có con dấu riêng theo quy định của Chính phủ. Đặc điểm của Phòng công chứng Phòng Công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập. Chủ tịch UBND ra quyết định thành lập PCC trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp; trong một tỉnh, thành phố có thể có nhiều PCC, các PCC độc lập với nhau trong hoạt động và có thẩm quyền địa hạt riêng. Là cơ quan đặt dưới sự quản lý của Giám đốc Sở Tư pháp nhưng PCC khác các phòng chuyên môn của Sở Tư pháp ở chỗ PCC không phải là cơ quan tham mưu giúp việc cho Sở Tư pháp. Văn phòng công chứng Khái niệm Văn phòng công chứng Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 LCC năm 2014: “VPCC được tổ chức và hoạt động như một loại hình công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghỉệp... Đặc điểm của Văn phòng công chứng Theo quy định tại Điều 22 LCC 2014, VPCC là tổ chức dịch vụ công, VPCC được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh. Lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng Khái niệm quản lỷ nhà nước bằng pháp luật Quản lý nhà nước bằng pháp luật là hoạt động quản lý của nhà nước, sử dụng công cụ quản lý riêng có của nhà nước là pháp luật (thông qua các hoạt động xây dựng luật pháp, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật) để thực hiện sự tác động điều chỉnh mang tính quyền lực nhà nước lên các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm tăng cường pháp chế, thiết lập một trật tự các quan hệ xã hội trong khuôn khổ luật pháp, thực hiện mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức HNCC là việc nhà nước dùng các biện pháp, công cụ pháp luật có được tác động vào lĩnh vực công chứng để hệ thống các tổ chức HNCC hoạt động đúng định hướng, mục tiêu mà Nhà nước mong muốn. Đặc diểm của quản lỷ nhà nước bằng pháp luật đổi với các tổ chức hành nghề công chứng Một là, chủ thể quản lý - chủ yểu bởi các cơ quan hành chính nhà nước Với tư cách là chủ thể quản lý mang tính công quyền, Nhà nước có các chức năng quản lý cơ bản sau: Tạo môi trường pháp lỷ thuận lợi cho tổ chức và hoạt động công chứng Định hướng sự phát triển của các tổ chức HNCC Kiểm ưa, kiểm soát tổ chức và hoạt động công chứng Hai là, đối tượng quản lý - là các tố chức HNCC Ba là, thể hiện sự đề cao vai ưò của công cụ pháp luật trong hệ thống các công cụ, phương tiện Nhà nước sử dụng để quản lý xã hội Bốn là, mục tiêu của quản lý - nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hóa hoạt động công chứng theo chiến lược Cải cách tư pháp Vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng Quản lỷ nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của các tổ chức hành nghề câng chứng theo hướng xã hội hóa Với vai trò, chức năng và vị trí đặc biệt nên các tổ chức HNCC phải mang tính ổn định và phát triển bền vững rất cao. Quản lỷ nhà nước bằng pháp luật đổi với các tổ chức hành nghề công chứng nhằm đảm bảo tỉnh xác thực, tỉnh hợp pháp cũng như hiệu lực của văn bản công chứng Với vai trò của công chứng là chứng nhận tính xác thực (sự có thực, hợp pháp của các hợp đồng giao dịch) công chứng có vai trò tích cực trong việc phòng ngừa các tranh chấp hợp đồng, giao dịch có thể xảy ra. Vì thế, văn bản công chứng có ý nghĩa là chứng cứ trước tòa, là căn cứ pháp lý hợp pháp để xác lập quyền sở hữu cho các bên có quyền liên quan. Quản lý nhà nước bằng pháp luật đổi với các tổ chức hành nghề công chứng nhằm đảm bảo cho hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng đủng phạm vi quy định của pháp luật, không tráỉ pháp luật và đạo đức xã hội Quản lý nhà nước có vai trò định hướng sự phát triển của ngành theo lĩnh vực công chứng, xuất phát từ bản chất của hoạt động công chứng là một hoạt động công quyền của nhà nước, công chứng là hoạt động được nhà nước ủy quyền để chứng nhận tính hợp pháp, tính xác thực của các hợp đồng, giao dịch. Các nguyên tắc quản lỷ nhà nước bằng pháp luật đối vói các tổ chức hành nghề công chứng Một là, nguyên tắc pháp chế. Nguyên tấc này yêu cầu: Xây đựng hệ thống pháp luật đủ, đồng bộ; Theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục; Tôn trọng tính tối thượng của Hiến pháp; bảo đầm quyền con người, quyền công dân. Hai là, đãm bảo quy hoạch về tồ chúc HNCC ở các địa phương. Triển khai thực hiện Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức HNCC đến năm 2020”. Việc phát triển tổ chức HNCC tại địa phương phải tuân thủ Quy hoạch đã được phê duyệt. Khuyến khích, ưu tiên phát triển VPCC có nhiều công chứng viên; có cơ sở vật chất, bộ máy hoạt động và đội ngũ công chứng viên, nhân viên lành nghề. Ba là, nguyên tắc bảo đảm sự độc lập và tự chịu trách nhiệm của công chứng viên trong thực hiện hoạt động công chứng Theo quy định hiện hành, công chứng là một trong số các nghề bổ trợ tư pháp, công chứng viên là một chức danh tư pháp. Công chứng viên hoạt động độc lập, tuân theo pháp luật, thủ trưởng cơ quan công chứng không chịu trách nhiệm về văn bản công chứng do công chứng viên thực hiện. Nội dung cơ băn của pháp luật về quản lý tể chúc hành nghề công chứng Nguyên tắc thành lập tổ chức hành nghề công chứng Theo Điều 18 LCC năm 2014, việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng phải tuân theo quy định của Luật Công chứng và phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng ^eo quy định tại Điều 32, Điều 33 LCC năm 2014, tổ chức HNCC có các quyền và nghĩa vụ tuân thủ theo quy định của Luật này. Thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng Công chứng Điều 20 LCC năm 2014 quy định việc thành lập Phòng công chứng do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập. Điều 21 LCC 2014 quy định việc chuyển đổi, giải thể PCC. Thành lập, đãng ký và thay đổi nội dung đãng ký hoạt động của Văn phòng công chứng Điều 23 LCC 2014 quy định về việc thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng. Điều 24 LCC năm 2014 quy định về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng. Điều 25 LCC năm 2014 quy định về việc cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng. Điều 26 LCC năm 2014 quy định về việc đăng báo nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng. Điều 27 LCC năm 2014 quy định về việc thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng. Hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng Điều 28 LCC 2014 quy định về hợp nhất, sáp nhập VPCC. Theo quy định tại Điều 29 LCC năm 2014 việc Văn phòng công chứng được chuyến nhượng phải tuân thủ theo quy định của Luật Công chứng. Thu hồi quyết định thành lập và chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng Điều 30 LCC năm 2014 quy định về việc thu hồi quyết định cho phép thành lập VPCC. Theo Điều 31 LCC năm 2014 quy định về việc VPCC chấm dứt hoạt động phải tuân thủ theo quy định của Luật Công chứng. Chương 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÈ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CAC TỔ CHỨC HÀNH NGHÊ CÔNG CHỨNG Ở TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY Khái quát vị trí địa lý, tình hình dân cư, kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên có ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước đối vói các tổ chức hành nghề công chứng ở tỉnh Phú Yên hiện nay Khái quát vị trí địa lỷ tỉnh Phú Yên Phú Yên là tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ, có 9 đơn vị hành chính gồm các huyện: Đồng Xuân, Đông Hòa, Sông Hĩnh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa (là trung tâm tỉnh lỵ). Tình hình dân cư, kinh tế - xã hội Dân số trung bình của tỉnh Phú Yên (tính đến năm 2011) là 871.949 người, mật độ dân số năm 2010 là 172 người/km2. Một số chi tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu Đen năm 2020 kinh te - xã hội tỉnh Phú Yên dự kiến đạt mức trung bình khá của cả nước, khá của miền Trung. Quan điểm phát triển Phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững để thu hẹp dần khoảng cách giữa tỉnh Phú Yên với các tỉnh trong Vùng và cả nước. Mục tiêu phát triển Tiếp tục duy trì phát triển kinh tế tốc độ cao và bền vững, tạo sự chuyển biến về chất lượng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Phú Yên cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp và dịch vụ. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh te - xã hội trong những năm tới, việc thực hiện cải cách hành chính đặc biệt là việc xã hội hóa hoạt động công chứng sẽ góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên. 2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với các tổ chức hành nghề công chứng ở Phú Yên hiện nay Căn cứ pháp tỷ và khái quát về quản lỷ nhà. nước đối với các tổ chức hành nghề công chứng ở Phú Yên hiện nay Căn cứ pháp lý để nhà nước thực hiện việc quản ỉỷ bang pháp luật đổi với các tổ chức hành nghề công chứng ở cả nước nói chung, trong đó có tỉnh Phú Yên . LCC năm 2014: Ngày 20/6/2014, LCC số 53/2014/QH13 (gọi tắt là LCC năm 2014) đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Luật gồm có 10 chương 81 điều. Nghị định số 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng. Thông tư số 06/2015/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng. Thông tư liên tịch 115/2015/TTLT-BTC-BTP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 19/01/2012. Nghị định số 67/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ. Thông tư số 54/2015/TT-BTC. Nghị định số 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LCC năm 2014. Bên cạnh hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành LCC, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến công chứng: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở,.... Khái quát về quản lý nhà nước đối với tổ chức hành nghề công chứng ở Phú Yên những năm qua. về hoạt động: Thực hiện tích cực chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, các PCC và VPCC đều đạt được những kết quả tốt với số lượng hợp đồng giao dịch không ngừng tăng theo các năm. Năm 2016: Riêng khối VPCC với tổng số 9 công chứng viên hoạt động tại 5 VPCC đã thực hiện công chứng 17.879 hợp đồng giao dịch, doanh thu năm 2016 của 5 VPCC đạt 4.999.631.950 đồng, tổng thuế nộp nhà nước 717.676.425 đồng; 3 tháng đầu năm 2017: 5 VPCC với tổng số 9 công chứng viên thực hiện công chứng 5.532 hợp đồng, giao dịch, tổng doanh thu 1.629.631.000 đồng. Hoạt động xây dựng thể chế quăn lý nhà nước đổi với tổ chức hành nghề công chứng Xây dựng và ban hành văn bản quản lý là khâu quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật, là hình thức, phương tiện không thể thiếu được của chủ thể quản lý nhà nước. Ưu điểm của ban hành văn bản quản lỷ đổi với các to chức hành nghề công chứng: Văn bản luật, bộ luật và văn bản quy phạm pháp luật áp dụng trong lĩnh vực công chứng đã được ban hành tương đối đầy đủ. Bộ Tư pháp cùng các bộ, ngành liên quan đã phối hợp chặt chẽ trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cũng như tổ chức thực hiện quy định của pháp luật. Hạn chế trong ban hành văn bản quản lý nhà nước đổi với các tố chức hành nghề công chứng: Chưa có sự thống nhất trong các quy định của các văn bản pháp luật đã dẫn đến việc áp dụng pháp luật ở mỗi tổ chức hành nghề công chứng một khác nhau, hiểu khác nhau, áp dụng khác nhau. Tổ chức hành nghề công chứng khi ra đời chịu sự điều chỉnh của Luật Công chứng năm 2014 và Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015, và một loại văn bản công văn hướng dẫn. Nhưng áp dụng nhiều lại là công văn hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Mâu thuẫn thầm quyền công chứng về bất động sản. Một quy định của điều luật có nhiều cách hiểu khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến việc ban hành văn bản quản lỷ các tổ chức HNCC chưa hiệu quả: Thứ nhất, pháp luật thường xuyên thay đổi. Thứ haỉ, rất nhiều văn bản pháp luật có tính quy phạm thấp, tức là thiểu những quy tắc xử sự cụ thể mà chủ thể phải thực hiện. Thứ ba, tính minh bạch của hệ thống pháp luật còn hạn che, nhất là nhìn nhận từ tí^ minh xác, tính minh định. Thứ tư, tính hệ thống trong pháp luật còn rất hạn chế. Thực hiện pháp luật trên một số lĩnh vực quản lý tổ chức hành nghề công chứng Quản lỷ việc thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng Tỉnh Phú Yên có một PCC là PCC số 1 tỉnh Phú Yên, do tình hình không đủ biên chế hoạt động nên tỉnh Phủ Yên không thành lập mới, không thực hiện chuyển đổi PCC. Năm 2016 Sở Tư pháp đã tham mưu UBND giải thể PCC số 1 tỉnh Phú Yên. Quản lý việc thành lập, đăng ký và thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1840/QĐ-UBND ngày 12/11/2008 phê duyệt Đề án thành lập và phát triển các tổ chức HNCC tại tỉnh Phú Yên đến năm 2015 với 18 VPCC, đảm bảo các huyện trên địa bàn tỉnh đều có VPCC; đến nay, đã ra quyết định thành lập và cấp giấy đăng ký hoạt động cho 05 VPCC thành lập theo quy định của pháp luật. Cho phép các VPCC chuyển đổi, tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh. Quản lý hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng UBND cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền xem xét việc hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng VPCC tại địa phương. Tỉnh Phú Yên chưa xảy ra việc hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng VPCC. Quản lỷ việc thu hồi quyết định thành lập và chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng Tỉnh Phú Yên đã hoàn thành việc chuyển đổi VPCC do một công chứng viên thành lập thành VPCC có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên, không xảy ra trường hợp thu hồi quyết định thành lập và chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng. Đánh giá chung về thực hiện pháp luật trên một số lĩnh vực quản lý tổ chức HNCC ở tính Phú Yên hiện nạy: Ưu điểm. Tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên tăng về số lượng. Hoạt động của các tổ chức HNCC đã và đang được phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa, đã được xã hội hóa, dịch vụ hóa, thể hiện ở tốc độ phát triển của các VPCC. Ket quả hoạt động công chứng còn góp phần đáng kể thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực này. Xã hội hóa ngành công chứng bằng việc ra đời của VPCC, đã tạo nhiều thuận lợi hơn thời công chứng nhà nước còn độc quyền. Hạn chế. Tỉnh Phú Yên là một địa bàn nhỏ và kinh tế phát triển ở mức trung bình so với cả nước. Trình độ của cán bộ và bản thân cả công chứng viên còn nhiều hạn chế. Dẩn đến tình trạng bản thân cán bộ kiểm tra trình độ nghiệp vụ cũng không đạt chuẩn, nên chưa phát huy được việc thanh kiểm tra, chưa kịp thời phát hiện được nhũng sai phạm. Trình độ dân trí hiểu biết pháp luật của người dân còn kém. Hệ thống pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn dẫn đến tình trạng luật thì không có giá trị bằng những hướng dẫn liên ngành. Nguyên nhân của hạn chế. Đa dạng về thể loại văn bản và khổng lồ về số lượng văn bản quy phạm pháp luật, nhưng lại thiếu cơ chế cân nhắc toàn diện các lĩnh vực pháp luật khác nhau, nên mâu thuẫn và chồng chéo. Tính cồng kềnh, sự tồn tại các bất cập và mâu thuẫn làm giảm tính minh bạch của pháp luật, khiển cho pháp luật trở nên phức tạp, khó hiểu và khó áp dụng và vì thế, kém hiệu lực. Với hệ thống pháp luật như vậy, việc áp dụng, thực hiện không hề dễ dàng đối với cán bộ pháp luật có trình độ, chưa nói đến các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. Hiện tượng buông lỏng quản lý nhà nước bằng pháp luật đã dẫn đến phát sinh tiêu cực và cạnh tranh không lành mạnh. Tổ chức thực hiện áp dụng pháp luật với các tổ chức HNCC còn nhiều điều bất cập, luật trên thực tế không được coi trọng bằng văn bản dưới luật như các hướng dẫn của đơn vị như Sở Tư pháp. Thực hiện pháp luật về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đổi với các tổ chức hành nghề công chứng ưu điểm của việc thanh tra, kiểm tra, xử lỷ vi phạm đổỉ với các tổ chức HNCC trên địa bàn Phú Yên: Đánh giá được tình trạng tuân thủ pháp luật công chứng của các tổ chức hành nghề công chứng hiện hành. Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên trong thời gian gần đây đã ra quyết định thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật về công chứng tại 05 Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh. Hạn chế của việc thanh tra, xử tỷ vi phạm đối với các tổ chức hành nghề công chúng tại tỉnh Phủ Yên: Nội dung kiểm tra thanh tra chưa phù hợp, nội dung kiểm tra một cách chung chung, với tỉnh Phú Yên văn bản quản lý không theo kịp nên thanh tra kiểm tra cũng bị hạn chế phần nào. Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm với các tổ chức hành nghề công chứng còn nhiều bất cập, bản thân những cán bộ kiểm tra yếu, kém về trình độ nên có thanh tra kiểm tra nhiều khi cũng chỉ mang tính hình thức, thiếu cán bộ chuyên môn, chuyên trách. Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động công chứng vẫn chưa thực sự đi vào đời sống xã hội, chưa đáp ứng được mục tiêu là răn đe, phòng ngừa vi phạm để từ đó nâng cao hiệu lực QLNN. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động tư pháp chưa nhiều; cơ quan thanh tra chuyên ngành tư pháp còn rất ít khi thực hiện thẩm quyền đó. Thực tiễn, khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động công chứng, một số người có thẩm quyền còn nhiều lúng túng khi vận dụng các quy định của pháp luật để xử phạt. Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận lớn những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các hoạt động chưa cao. Các văn bản pháp luật còn chồng chéo mâu thuẫn, nên việc áp dụng luật phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí của cán bộ kiểm tra. Gần như lĩnh vực thanh tra, kiểm tra với các tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh Phú Yên thời gian qua vẫn bỏ ngỏ. - Nguyên nhân của việc thanh tra, kiểm tra, xử lỷ vi phạm đổi với các tổ chức hành nghề công chứng chưa hiệu quả: Hoạt động thanh tra, kiểm tra dịch vụ công chứng ở nước ta hiện nay cũng chưa có được khung chế tài đủ mạnh. Chúng ta lại chưa có cơ chế đặc thù cho việc thanh tra, kiểm tra các văn bản công chứng, sản phẩm nghề nghiệp của công chứng viên, thủ tục, trình tự hủy hiệu lực của một văn bản công chứng hay tạm đình chỉ việc thực hiện văn bản này vẫn chưa quy định rõ.... Đánh gỉá chung về thực hiện pháp luật quản lý nhà nước đối vói các tổ chức hành nghề công chứng ở Phú Yên hiện nay Những kết quả đạt được và nguyên nhân Mỗi năm các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện trên 18.000 hợp đồng, giao dịch, trong đó công chứng hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản liên quan đến đất đai và tài sản gắn liền với đất đai 15.462 trường hợp; công chứng hợp đồng sở hữu, quyền sử dụng tài sản khác trên 2.000 trường hợp; số phí thu được từ việc công chứng trên gần 5 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước gần 800 triệu đồng. Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh những năm qua đã có sự chuyển biến rõ nét cả về số lượng và chất lượng. Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1840/QĐ-UBND ngày 12/11/2008 phê duyệt Đề án thành lập và phát triển các tổ chức HNCC trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2015 với 18 VPCC, đảm bảo các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đều có VPCC; đến nay, đã ra quyết định thành lập và cấp giấy đăng ký hoạt động cho 5 VPCC thành lập theo quy định của pháp luật. Báo cáo kết quả công tác Bổ trợ tư pháp năm 2016 và nhiệm vụ công tác năm 2017 của UBND tỉnh Phú Yên, đến tháng 3 năm 2017, toàn tỉnh có 5 tổ chức hành nghề công chứng là 5 VPCC. Các tổ chức HNCC đã chủ động có những giải pháp để triển khai thực hiện LCC năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, hoạt động công chứng tòng bước được xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Phú Yên. TOri gian qua, công tác triển khai, áp dụng Luật Công chứng và quản lý nhà nước về lĩnh ụic công chứng của UBND tỉnh đã đạt được rất nhiều kết tích cực: Ngay sau khi Luật Công chứng có hiệu lực thi hành, UBND tỉnh đã ựìp trung tuyên truyền, phố biến pháp luật về công chứng thông qua các cơ quan thông tấn, báo chí. Trên địa bàn tỉnh, nhờ có công tác quản lý nhà nước mà hoạt động công chứng ngày càng đi vào nề nếp, việc xã hội hóa tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần tạo sự phát triển lành mạnh của các tổ chức hành nghề công chứng, bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, phục vụ ngày một tốt hm nhu cầu hợp pháp, chính đáng của n^rời dân, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Công tác tóm tra, xử lý vi phạm: UBND tỉnh đã thành lập các Đoàn Kiểm tra liên ngành kiểm tra việc chấp hành pháp luật công chứng, thuế, lao động tại các tổ chức hành nghề công chứng. Những hạn chế và nguyên nhân Khó có thể xã hội hoá lĩnh vực công chứng đều khắp tại các địa phương, nhất là các huyện miền núi để thực hiện việc chuyển giao hợp đồng, giao dịch từ UBND sang tổ chức hành nghề công chứng. Các tổ chức hành nghề công chứng tuy đã phát triển tại các huyện, thị xã, thành phố nhưng chất lượng và tính chuyên nghiệp chưa cao. Công chrág viên ít am hiểu chuyên sâu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công chứng đã dẫn đến nhiều trường hợp công chứng viên khi công chứng hợp đồng, giao dịch còn lúng túng, hoặc công chứng không phù hợp quy định của pháp luật. Tỉnh Phú Yên chưa thực hiện chương trình quản lý thông tin ngăn chặn và thông tin về hợp đồng, giao dịch đã công chứng. Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên chưa thường xuyên tổ chức được các Hội thảo tăng cường phối hợp công tác giữa Sở Tư pháp, các tổ chức hành nghề công chứng với Sở Tài nguyên và Môi tmờng, các Vn phòng đăng đất đai trên địa bàn tỉnh. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế, có lúc chưa kịp thyi bàn bạc, trao đổi, thống nhất để giải quyết các khó khăn, wớng mắc dẫn đến tình trạng văn bản công chứng khi thực hiện gặp nhiều hạn chế. Các quy định về quản lý nhà nước còn có những sơ tó, lỏng lẻo, thiếu những chế tài mnh để xử lý các hành vi vi phạm của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, người yêu cầu công chứng, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên còn chưa cao. Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm với các tổ chức hành nghề công chứng còn nhiều bất cập, bản thân những cán bộ kiểm tra yếu, kém về trình độ nên có thanh tra kiểm tra nhiều khi cũng chỉ mang tính hình thức, thiếu cán bộ chuyên môn, chuyên trách. Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG Ở TỈNH PHÚ Y'ÊN HIỆN NAY Sự cần thiết phải tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật đối vóỉ các tổ chức hành nghề công chứng ở tỉnh Phú Yên Dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên thời gian tới Mục tiêu phát triển tổng quát: Tiếp tục duy trì phát triển kinh tế tốc độ cao và bền vững, tạo sự chuyển biến về chất lượng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Phú Yên cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp và dịch vụ. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội chung, tỉnh Phú Yên cũng sẽ phát sinh tranh chấp từ những giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại theo chiều hướng gia tăng. Vì vậy, dự báo nhu cầu công chứng của người dân tỉnh Phú Yên trong thời gian tới tăng nhanh. Dự báo tính hình phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở tỉnh Phú Yên trong thời gian tới báo về tình hình phát triển tổ chức hành nghề công chứng trong thời gian tới được dựa trên một số căn cứ sau: Căn cứ vào vị trí, địa bàn hoạt động kinh tế - xã hội, mật độ dân số, sự hiểu biết pháp luật của các tổ chức cá nhân và đặc biệt nhu cầu công chứng thực tiễn trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Căn cứ vào khả năng đào tạo công chứng viên của Học viện Tư pháp để đáp ứng và cung cấp nhân sự các tổ chức HNCC; Căn cứ vào thực trạng tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Căn cứ vào nhu cầu thực tiễn trong việc thành lập, đăng ký hoạt động của các công chứng viên trên địa bàn tỉnh trong năm 2016 và các năm tiếp theo; Đe án xây dựng quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở tỉnh Phú Yên đến năm 2020. Giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng ở tỉnh Phú Yên hiện nay Các giải pháp chung ỉ.2.1.1. Thong nhất quản lỷ nhà nước bằng pháp luật từ trung ương đến địa phương trong lĩnh vực công chứng Trong hoạt động của lĩnh vực công chứng, sự ra đời của VPCC là một trong những định hướng phát triển dịch vụ công. Đặc thù của hoạt động tư pháp là duy trì và bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật, thúc đẩy quan hệ kinh tế, bảo đảm quyền con người và quyền công dân. Do vậy, nguyên tắc độc lập, chỉ tuân theo pháp luật phải được tuân thủ đầy đủ. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực công chứng Hoàn thiện hệ thống pháp luật, pháp luật về công chứng phải xác định phạm vi, nội dung phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và khu vực. Đây là điều kiện quan trọng, mang tính quyết định đối với tính khả thi, sự thành công của quá trình xã hội hoá công chứng ở Việt Nam. Kiện toàn tổ chức bộ máy và công chức thực hiện QLNN Đe thực hiện tốt chức năng QLNN đòi hỏi những người cán bộ, công chức của Vụ Bổ trợ tư pháp và Phòng Bổ trợ tư pháp phải có trình độ nhất định, có tầm nhìn vĩ mô, am hiểu về lĩnh vực công chứng và có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động công chứng, thậm chí phải tuyển chọn những người có trình độ và nghiệp vụ hơn hẳn công chứng viên. Các giải pháp cụ thể của quản lý nhà nước bằng pháp luật đổi với các tổ chức hành nghề công chứng ở tính Phú Yên Nãng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên theo hướng chuyên nghiệp hoá Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên theo hướng chuyên nghiệp hoá, cần xây dựng kế hoạch, chiến lược đào tạo. Hoàn thiện bộ Quy tẳc đạo đức HNCC Quy tắc Đạo đức nghề HNCC được thi hành nghiêm túc và tôn trọng trong HNCC đòi hỏi mỗi công chứng viên phải không ngừng phấn đấu, trau dồi phẩm chất, chú trọng nâng cao trình độ, thường xuyên học tập, nghiên cứu kiến thức về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động nghiệp vụ chuyên môn. Thành lập Hiệp hội công chứng Ngày 02/02/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 132/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đe án thành lập Hiệp hội công chứng viên Việt Nam. Hội viên của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam là các công chứng viên, Hội công chứng viên của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Xây dựng cơ sở dữ liệu cho Hiệp hội Công chứng Cùng với việc thành lập Hiệp hội Công chứng, thì một việc không kém phần quan trọng đó là xây dựng cơ sở dữ liệu cho Hiệp hội Công chứng. Đây được coi là một hình thức liên kết khác giúp hạn chế rủi ro trong hoạt động công chứng, đồng thời Sở Tư pháp sẽ triển khai và hoàn chỉnh Trung tâm quản lý các giao dịch ngăn chặn. Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả LCC năm 2014, ngày 09/3/2017, Bộ Tư pháp ban hành Công văn số 729/BTP-BTTP về việc xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng và ban hành quy chế khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng. UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành văn bản về việc xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng và ban hành quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng. Theo đó, căn cứ vào Văn bản của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh yêu cầu Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện văn bản trên. Xây dựng kho lưu hồ sơ công chứng chung cho tỉnh Phủ Yên Gắn liền với việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho Hiệp hội Công chứng thì chúng ta phải xây dựng kho lưu hồ sơ công chứng chung. Với tỉnh như Phú Yên, để có được một VPCC hoạ t động, có kho lưu trữ hồ sơ lưu là một vấn đề. Bản thân những công chứng viên có được diện tích theo quy định để được thành lập VPCC đã là khó. Điều này là nguyên nhân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc lưu giữ hồ sơ công chứng của khách hàng. Nhà nước cần có giải pháp tạo trụ sở, cũng như kho lưu trữ hồ sơ chung cho các tổ chức HNCC. KẾT LUẬN Hoạt động công chứng ra đời đã khẳng định vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng, phát triển và ổn định của mọi nền kinh tế, đi kèm theo đó là những ảnh hưởng tiêu cực mà bất kể một quốc gia phát triển nào cũng nhận thấy. Do vậy, vai trò QLNN bằng pháp luật đối với các tổ chức HNCC là cần thiết và cấp bách cho sự phát triển lâu dài ổn định bền vững của toàn xã hội. Với chủ trương xã hội hoá dịch vụ công nói chung, xã hội hoá các dịch vụ công chứng nói riêng. Xã hội hoá công chứng là quá trình nhà nước thực hiện đổi mới phương thức tổ chức hoạt động công chứng, từng bước chuyển giao hoạt động công chứng cho các cá nhân, tổ chức phi nhà nước thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công chứng, đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Như vậy, xã hội hóa công chứng chính là sự xóa bỏ độc quyền của nhà nước trong lĩnh vực công chứng. Trong quá trình đó, nhà nước rút dần khỏi việc trực tiếp cung ứng dịch vụ công chứng, tiến tới chuyển giao hẳn cho các chủ thể phi nhà nước thực hiện, nhà nước chỉ đóng vai trò duy nhất là người thực hiện QLNN. Điều này đã góp phần phân biệt rõ chức năng QLNN và quản lý nghề công chứng. Nhà nước tăng cường quản lý bằng pháp luật, xây dựng thể chế, tạo môi trường pháp lý, bảo đảm quyền tự do kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực công chứng. Mô hình VPCC ra đời đã tạo điều kiện để mọi người dân, với mọi địa vị xã hội, khả năng kinh tế khác nhau đều bình đẳng, dễ tiếp cận với dịch vụ công chứng, xoá bỏ tâm lý e ngại khi người dân tiếp cận với công chứng. VPCC ra đời được coi là cuộc cách mạng đối với lĩnh vực công chứng. Đánh dấu một bước tiến mới trong lịch sử phát triển và hình thành công chứng của Việt Nam. Cũng bắt đầu từ khi có LCC năm 2006 cho đến năm 2008 chúng ta mới triển khai thực hiện, thừa nhận song song tồn tại hai hệ thống: bên cạnh các PCC nhà nước đã thành lập, với các công chứng viên nhà nước là các VPCC mới thành lập, dần được nhân rộng với các công chứng viên hành nghề tự do, đặt trước sự quản lý bằng pháp luật của nhà nước. Bằng những phương pháp nghiên cứu, dựa trên cơ sở những căn cứ khoa học và thực tiễn của hoạt động công chứng nước ta trong những năm qua, tham khảo những quy định, luận văn đã làm sáng tỏ những vẫn đề còn hạn chế trong quy định của pháp luật cụ thể là LCC năm 2006, LCC năm 2014 thực tiễn tại tỉnh Phú Yên, đưa đến cho những người quan tâm đến lĩnh vực công chứng. Sự phát triển của hệ thống công chứng gắn chặt chẽ với sự phát triển QLNN bằng pháp luật đối với công chứng, đến nay một mạng lưới các tổ chức HNCC đã được hình thành và triển khai rộng khắp trên toàn quốc, đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về chứng nhận hợp đồng, giao dịch dân sự của cá nhân, tổ chức. Hoạt động công chứng từng bước được chuyên nghiệp hóa, người dân tiếp cận dịch vụ công chứng ngày càng thuận tiện, nhanh chóng, số sai phạm trong hoạt động công chứng dẫn đến tranh chấp không nhiều, đặc biệt các VPCC hiện nay đã trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều người dân. Điều đó, chứng tỏ công tác QLNN bằng pháp luật đối với công chứng, các tổ chức HNCC đã thực hiện tốt chủ trương, theo kịp sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, nếu so với công chứng của các nước đã có hàng trăm năm phát triển thì hoạt động công chứng, mô hình VPCC ở nước ta còn khá trẻ, phải tích cực quan tâm nghiên cứu hoàn thiện để kịp thời với sự vận động của thực tiễn Việt Nam, đồng thời trình độ phát triển của công chứng không thể tách rời với trình độ phát triển của xã hội hiện tại. Vì vậy, em hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của luận văn “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại tinh Phú Yên” sẽ góp phần vào công cuộc đổi mới, hoàn thiện quy chế QLNN bằng pháp luật đối với các tổ chức HNCC, nâng cao hiệu quả QLNN bằng pháp luật trong việc ban hành, văn bản quản lý, tổ chức thực hiện quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm,... Đồng thời đặt cơ sở về mặt lý luận cho các bước nghiên cứu chuyên sâu và mở rộng về lĩnh vực công chứng và góp phần hoàn thiện thể chế công chứng của Việt Nam trong giai đoạn mới, giai đoạn then chốt của Việt Nam trên chính trường quốc tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_bang_phap_luat_doi_voi_cac.docx
  • pdflvlh_16_tomtat_7776_2145072.pdf
Luận văn liên quan