Luận án Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiếp cận hợp tác

2. Kiến nghị 2.1. Với các nhà quản lí GDMN - Đưa giáo dục KNGT dưới góc độ KNS vào chương trình giáo dục của trường MN. - GD theo tiếp cận hợp tác có giá trị nhiều mặt đối với người học và thực hiện được cho trẻ 5-6 tuổi, do đó nên đưa tiếp cận giáo dục này vào thực hiện trong các cơ sở GDMN. - Giảm tải số trẻ/lớp/GV để GV có thể đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu giáo dục đưa ra - Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn trong trường để GV hiểu và thực hiện tốt yêu cầu giáo dục KNS nói chung theo tiếp cận hợp tác. - Có các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức của PH và cộng đồng về công tác giáo dục trẻ. Tăng cường mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ . 2.2. Với GV MN - Chủ động tự học, tự nghiên cứu để nâng cao hiểu biết về giáo dục theo tiếp cận hợp tác, mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp giáo dục KNGT dưới góc độ KNS theo tiếp cận hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non. - Thường xuyên rèn luyện để có KN thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục KNGT dưới góc độ KNS theo tiếp cận hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non. - Tích cực áp dụng các biện pháp giáo dục KNGT dưới góc độ KNS theo tiếp cận hợp tác vào hoạt động giáo dục trẻ hàng ngày - Tăng cường mối liên hệ với PH, hỗ trợ PH trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung, trong thực hiện các hoạt động giáo dục KNS nói riêng

pdf216 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiếp cận hợp tác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uen, già/trẻ...) 3 Giao cho con các nhiệm vụ phù hợp để con tự giải quyết 4 Đưa con đến nhiều địa điểm khác nhau 5 Cho con đi học ở trường đầy đủ 6 Bố mẹ hoặc người lớn trong nhà trò chuyện làm mẫu cho trẻ bắt chước 7 Tạo ra các tình huống để buộc trẻ phải xử lý 8 Mua nhiều đồ chơi cho con 9 Mua nhiều sách, truyện cho con 10 Tích cực cho con xem ti vi 11 Cho con chơi thường xuyên với các nhóm bạn 12 Thường xuyên trao đổi với cô giáo về việc học tập của con 13 ý kiến khác: 2. Thực trạng 2.1. Ở nhà, Anh/chị có chú ý rèn kĩ năng giao tiếp cho con mình không? Xin đánh dấu vào ô phù hợp Không Tôi không hoàn toàn chắc chắn, gia đình cứ sinh hoạt bình thường và cháu tự học theo. Có , tôi luôn có ý thức để rèn luyện các kĩ năng này cho cháu 2.2. Khi giáo dục kĩ năng giao tiếp dưới góc độ kĩ năng sống cho trẻ, Anh/chị có tham khảo nguồn tài liệu nào không? Không, tôi thực hiện hoàn toàn bằng kinh nghiệm và cảm nhận bản thân. Có (xin ghi cụ thể một số tài liệu chính............................................................. Tôi hỏi kinh nghiệm của các phụ huynh khác 175 Tôi nhận được hỗ trợ từ cô giáo của cháu Tôi xem trên tivi, tham khảo trên các trang web 2.3. Anh/chị đã tiến hành giáo dục những kĩ năng giao tiếp nào dưới đây và kết quả giáo dục như thế nào? (đánh dấu x vào ô mức độ đối với từng kĩ năng tương ứng) Mức độ Các kĩ năng Có/ không Kết quả giáo dục Tốt Khá Trun g bình không đạt Tiếp nhận thông tin (biết lắng nghe) Đưa ra thông điệp, yêu cầu, nguyện vọng, đề nghị, thể hiện nhu cầu Sử dụng các phương tiện giao tiếp Sử dụng ngôn ngữ không lời, ngôn ngữ cơ thể Lựa chọn nghi thức giao tiếp Quản lí tiến trình giao tiếp Bày tỏ thái độ (thiện cảm, ác cảm, hài lòng, bất mãn) Xử lí thông tin Định hướng vị thế, hành vi trong GT Xử lí các tình huống xảy ra trong GT Quản lí, làm chủ tình thế GT Bày tỏ ý kiến, quan điểm, chính kiến, lập trường trong GT Kĩ năng tiếp xúc, làm quen một cách chủ động Ra quyết định sau khi kết thúc GT Đánh giá kết quả GT 176 Kĩ năng giải quyết căng thẳng trong GT Kĩ năng tạo thiện cảm trong GT Kĩ năng khác: 2.4. Anh/chị đã tiến hành giáo dục những kĩ năng giao tiếp dưới góc dộ kĩ năng sống cho con mình bằng biện pháp nào 1 Bố mẹ thường xuyên trò chuyện với con 2 Cho con giao tiếp với nhiều người khác nhau (lạ/quen, già/trẻ...) 3 Giao cho con các nhiệm vụ phù hợp để con tự giải quyết 4 Đưa con đến nhiều địa điểm khác nhau 5 Cho con đi học ở trường đầy đủ 6 Bố mẹ hoặc người lớn trong nhà trò chuyện làm mẫu cho trẻ bắt chước 7 Tạo ra các tình huống để buộc trẻ phải xử lý 8 Mua nhiều đồ chơi cho con 9 Mua nhiều sách, truyện cho con 10 Tích cực cho con xem ti vi 11 Cho con chơi thường xuyên với các nhóm bạn 12 Thường xuyên trao đổi với cô giáo về tình hình học tập của con 13 ý kiến khác: 2.5 Anh/chị nhận thấy giáo dục kĩ năng giao tiếp dưới góc độ kĩ năng sống đã có ảnh hưởng như thế nào tới con của mình? 1 Trẻ có nhu cầu giao tiếp với mọi người 2 Trẻ có hứng thú nhận thức hơn trước 3 Trẻ thể hiện các cảm xúc của mình tốt hơn 4 Trẻ phát triển những kĩ năng giao tiếp và chia sẻ tốt hơn 5 Trẻ phát triển kĩ năng lắng nghe tích cực 6 Trẻ biết nhận và đưa những phản hồi chủ động hơn 177 7 Trẻ biết ứng xử có văn hóa hơn 8 Trẻ biết trình bày hiệu quả hơn 9 Trẻ phát triển các hành vi tình cảm và xã hội tốt hơn 10 Trẻ biết sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (nét mặt, điệu bộ) để tăng cường sự biểu cảm 11 Các bé chủ động và tự tin hơn 12 Trẻ biết quan tâm đến mọi người hơn 13 Kết quả phát triển nhận thức và tình cảm của trẻ có tính vững chắc và tốt hơn 14 Các mối quan hệ của trẻ với mọi người được mở rộng (số bạn chơi trong lớp tăng lên/ biết thêm những người sống xung quanh...) 15 Ý kiến khác :. ............................................................................................................. 2.6. Theo anh/chị những yếu tố nào ảnh hưởng tới việc giáo dục kĩ năng giao tiếp dưới góc độ kĩ năng sống cho trẻ tt Các yếu tố Mức độ ảnh hưởng Cao TB Thấp 1 Khả năng ngôn ngữ của trẻ 2 Kinh nghiệm sống của trẻ 3 Môi trường sống của trẻ 4 Điều kiện vật chất của gia đình 5 Đặc điểm nghề nghiệp của bố mẹ 6 Sự hiểu biết của bố mẹ về việc giáo dục kĩ năng giao tiếp dưới góc độ kĩ năng sống cho trẻ. 7 Số con trong gia đình 8 Gia đình thuận hòa hạnh phúc 9 Sự hiểu biết của giáo viên về việc giáo dục kĩ 178 năng giao tiếp dưới góc độ kĩ năng sống cho trẻ 10 Điều kiện vật chất của trường lớp 11 Các mối quan hệ của trẻ với bạn bè, hàng xóm.... 12 Trẻ được thực hiện thường xuyên ở nhà và ở trường 11 ý kiến khác:..... 2.7. Anh/chị có khó khăn gì khi giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ ở nhà?(ví dụ như hiểu biết của phụ huynh về vấn đề giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ; Thời gian dành cho việc chơi cùng và dạy con...) ............................................................................................................................. 2.8. Anh/chị có kiến nghị gì để giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng giao tiếp nói riêng cho trẻ mầm non đạt kết quả tốt hơn? ............................................................................................................................. Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của quý phụ huynh 179 PHỤ LỤC 3. PHIẾU QUAN SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Lớp:.Trường: Giờ hoạt động:ngàyngười quan sát:.. Địa điểm:., số nhóm:, số thành viên trong 1 nhóm:. Tiến trình hoạt động Hoạt động của trẻ trong nhóm Hoạt động của GV 180 PHỤ LỤC 4. THANG ĐÁNH GIÁ TT Nhóm KNGT Thang đánh giá 1. Kĩ năng đưa ra thông điệp 1.1. Kĩ năng trình bày vấn đề - Trẻ trình bày theo logic của vấn đề - Nói năng rõ ràng - Trình bày vấn đề truyền cảm, có giao lưu với người nghe qua ánh mắt, biểu cảm khuôn mặt, điệu bộ cơ thể. - Tốt: Trẻ trình bày theo logic của vấn đề, nói năng rõ ràng, truyền cảm, có giao lưu với người nghe qua ánh mắt, biểu cảm khuôn mặt, điệu bộ cơ thể - Khá: Trẻ trình bày theo logic của vấn đề, nói năng rõ ràng, đôi lúc chưa có sự giao lưu với người nghe qua ánh mắt, biểu cảm khuôn mặt, điệu bộ cơ thể - TB: Trẻ trình bày theo logic của vấn đề hoặc có đôi chỗ chưa thực sự logic nhưng người nghe vẫn có thể hiểu. Nói năng tương đối rõ ràng, chưa có sự giao lưu với người nghe - Dưới TB: Trẻ trình bày không theo logic của vấn đề khiến người nghe khó hiểu hoặc không hiểu. 1.2 Kĩ năng thuyết phục thương lượng -Trẻ trình bày vấn đề rõ ràng -Trẻ đưa ra lí lẽ thuyết phục người nghe chấp nhận ý kiến của trẻ/ Trẻ sử dụng các phương tiện vật chất khác để trao đổi -Trẻ sử dụng kết hợp cả phương tiện phi ngôn ngữ để tăng cường tính thuyết phục. - Tốt: Trẻ trình bày vấn đề rõ ràng, đưa ra lí lẽ hợp lí để thuyết phục người nghe chấp nhận ý kiến của mình (Trẻ có thể sử dụng các phương tiện vật chất khác để trao đổi).Trẻ sử dụng hợp lí phương tiện phi ngôn ngữ để tăng cường tính thuyết phục. - KHá: Trẻ trình bày vấn đề rõ ràng, đưa ra lí lẽ hợp lí để thuyết phục người nghe chấp nhận ý kiến của mình (Trẻ có thể sử dụng các phương tiện vật chất khác để trao đổi).Trẻ sử dụng chưa thực sự hợp lí phương tiện phi ngôn ngữ để tăng cường tính thuyết phục - TB: Trẻ trình bày vấn đề rõ ràng hoặc tương đối rõ ràng, đưa ra lí lẽ tương đối hợp lí thuyết phục người nghe chấp nhận ý kiến của mình (Trẻ có thể sử dụng các phương tiện vật chất khác để trao đổi). Trẻ chưa sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ hoặc sử dụng không hợp lí. - Dưới TB: Trẻ trình bày vấn đề không rõ ràng, khiến người nghe khó hiểu hoặc không hiểu, không đưa ra được những lí lẽ hợp lí để thuyết phục. Trẻ chưa sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ hoặc sử dụng không hợp lí. 2. Kĩ năng tiếp nhận thông điệp 2.1. Lắng nghe -Trẻ có biểu hiện thiện chí: - Tốt: Trẻ đặt câu hỏi để biết thêm thông tin khi cần thiết. Trẻ đặt câu hỏi để 181 tích cực nhìn vào người đang trò chuyện với mình, gật gù, khuôn mặt thể hiện sự chú ý tới vấn đề đang nghe -Trẻ đưa ý kiến về vấn đề nghe được xác nhận lại thông tin.Trẻ đưa ý kiến về vấn đề nghe được - Khá: Trẻ nghe và hiểu nội dung cơ bản. Đôi khi đặt câu hỏi để biết thêm thông tin - TB: Trẻ chú ý nghe nhưng hiểu chưa hiểu nội dung, không yêu cầu nói lại để hiểu vấn đề hơn. - Dưới TB: trẻ không chú ý nghe và không hiểu vấn đề nghe được 2.2. Xác nhận thông tin Trẻ đặt câu hỏi để xác nhận lại thông tin 2.3. Bổ sung thông tin Trẻ đặt câu hỏi để biết thêm thông tin 3. KN phán đoán và xử lí thông tin trong tiến trình GT 3.1. Phán đoán (thông tin, tiến trình giao tiếp) Trẻ hình dung trước được một số vấn đề có thể xảy ra trong những tình huống tương đối gần gũi, hoặc với những đối tượng quen với trẻ. - Tốt: Trẻ có những phán đoán và đưa ra lí giải hợp lí về một số vấn đề có thể xảy ra trong những tình huống gần gũi, hoặc với những đối tượng quen với trẻ. - Khá: Trẻ có những phán đoán và đưa ra lí giải tương đối hợp lí về một số vấn đề có thể xảy ra trong những tình huống gần gũi, hoặc với những đối tượng quen với trẻ. - TB: Trẻ có những phán đoán về một số vấn đề có thể xảy ra trong những tình huống gần gũi, hoặc với những đối tượng quen với trẻ song chưa đưa ra được lí giải hoặc đưa lí giải không hợp lí - Dưới TB: Trẻ không phán đoán được về vấn đề có thể xảy ra trong những tình huống gần gũi, hoặc với những đối tượng quen với trẻ. 182 3.2. Xử lí (thông tin, tiến trình giao tiếp) - Trẻ nhận biết được những tình huống có vấn đề trong quá trình giao tiếp (biết được người khác đang không hài lòng, không đồng ý với ý kiến của mình; có sự căng thẳng giữa những người tham gia giao tiếp; công việc có nguy cơ không hoàn thành vì lí do cụ thể a,b,c...) -Trẻ có lời nói, hành vi và biểu hiện sắc thái khuôn mặt, giọng nói phù hợp với tình huống và có tác động tích cực tới vấn đề đang gặp phải. - Tốt: Trẻ nhận biết được tình huống có vấn đề trong quá trình giao tiếp. Trẻ có lời nói, hành vi và biểu hiện sắc thái khuôn mặt, giọng nói phù hợp với tình huống và có tác động tích cực tới vấn đề đang gặp phải. - Khá: Trẻ nhận biết được tình huống có vấn đề trong quá trình giao tiếp. Trẻ có một số biểu hiện trong lời nói, hành vi và biểu hiện sắc thái khuôn mặt, giọng nói tương đối phù hợp với tình huống và có tác động tích cực tới vấn đề đang gặp phải. - TB: Trẻ nhận biết được tình huống có vấn đề trong quá trình giao tiếp. Trẻ có một trong các biểu hiện về lời nói, hành vi, sắc thái khuôn mặt, giọng nói tương đối phù hợp với tình huống và không làm xấu thêm vấn đề đang gặp phải. - Dưới TB: Trẻ không nhận biết được tình huống có vấn đề trong quá trình giao tiếp hoặc có nhận biết được tình huống có vấn đề tuy nhiên trẻ có các biểu hiện về lời nói, hành vi, sắc thái khuôn mặt, giọng nói không phù hợp với tình huống, làm xấu thêm vấn đề đang gặp phải. 3.3. Đánh giá kết quả GT và ra quyết định sau giao tiếp -Trẻ xác định được mình đã đạt được mục tiêu đặt ra hay chưa? tại sao chưa? - Trẻ quyết định sẽ làm gì tiếp theo? Định làm như thế nào? - Tốt: Trẻ xác định được mình đã đạt được mục tiêu đặt ra hay chưa và có những lí giải về nguyên nhân. Trẻ có định hướng về việc làm tiếp theo và cách làm cụ thể. - Khá: Trẻ xác định được mình đã đạt được mục tiêu đặt ra hay chưa và có những lí giải tương đối hợp lí về nguyên nhân. Trẻ có định hướng về việc làm tiếp theo tuy nhiên chưa biết cách làm cụ thể. - TB: Trẻ xác định được mình đã đạt được mục tiêu đặt ra hay chưa, tuy nhiên lí giải về nguyên nhân chưa thực sự hợp lí. - Dưới TB: Trẻ không xác định được mình đã đạt được mục tiêu đặt ra hay chưa hoặc xác định được nhưng không lí giải được nguyên nhân. Trẻ không định hướng về việc làm tiếp theo. 4. Kĩ năng quản lí, làm chủ tình thế giao tiếp 4.1. Quản lí thời gian GT -Giao tiếp hướng vào nội dung trọng tâm. -Kết thúc giao tiếp đúng lúc (khi đạt mục đích, khi căng - Tốt: Trẻ chủ động bắt đầu câu chuyện để đưa người nghe vào vấn đề của trẻ. Giao tiếp hướng vào nội dung trọng tâm. Khi người cùng giao tiếp có biểu hiện lạc đề, trẻ dẫn dắt nội dung quay lại vấn đề đang cần giải quyết một cách tự nhiên khéo léo. Chủ động kết thúc giao tiếp đúng lúc 183 thẳng khó giải quyết.) - Khá: Giao tiếp hướng vào nội dung trọng tâm tuy đôi lúc có xao nhãng sang nội dung khác. Kết thúc giao tiếp đúng lúc. - TB: Khi người cùng giao tiếp có biểu hiện lạc đề, trẻ chưa biết dẫn dắt nội dung quay lại vấn đề trẻ đang cần giải quyết. Kết thúc giao tiếp khi có tín hiệu dừng giao tiếp từ đối tượng. - Dưới TB: Giao tiếp không hướng vào nội dung trọng tâm. Chưa biết dẫn dắt nội dung quay lại vấn đề trẻ đang cần giải quyết. Kết thúc giao tiếp không đúng lúc. 4.2. Điều khiển tiến trình GT (điểm bắt đầu – kết thúc GT) -Trẻ bắt đầu câu chuyện để đưa người nghe vào vấn đề của trẻ. -Trẻ dẫn dắt nội dung quay lại vấn đề trẻ đang cần giải quyết. -Kết thúc giao tiếp đúng lúc. 5.Kĩ năng tạo lập những điều kiện thực hiện giao tiếp và sử dụng phương tiện giao tiếp 5.1. Kĩ năng định hướng vị thế, hành vi của mình trong giao tiếp - Trẻ xưng hô đúng với thứ bậc của mình trong mối quan hệ giao tiếp. - Trẻ có hành vi ứng xử đúng với thứ bậc của mình trong mối quan hệ giao tiếp. - Trẻ có hành vi ứng xử hiệu quả trong từng tình huống giao tiếp nhằm đạt mục đích giao tiếp. - Tốt: Trẻ xưng hô và có hành vi ứng xử đúng với thứ bậc của mình trong mối quan hệ giao tiếp. Trẻ có hành vi ứng xử phù hợp trong tình huống giao tiếp làm tăng hiệu quả giao tiếp. -Khá: Trẻ xưng hô và có hành vi ứng xử đúng với thứ bậc của mình trong mối quan hệ giao tiếp. Trẻ có hành vi ứng xử tương đối phù hợp trong tình huống giao tiếp và vẫn đạt mục đích giao tiếp. -TB: Trẻ có hành vi ứng xử chưa phù hợp trong tình huống giao tiếp. - Dưới TB: Trẻ có hành vi ứng xử chưa đúng với thứ bậc của mình và chưa ứng xử phù hợp trong tình huống giao tiếp. 5.2. Kĩ năng làm quen - Khi cần thực hiện nhiệm vụ nào đó có liên quan tới người khác, trẻ chủ động bắt chuyện, khiến cho đối tượng chú ý và chấp nhận giao tiếp với trẻ. -Khá: Trẻ chủ động làm quen/làm thân (cười, tiến lại gần,bắt chuyện) khiến cho đối tượng chấp nhận giao tiếp cùng trẻ với tâm lý thoải mái. -TB: Trẻ có những hành động, lời nói gây chú ý, khiến cho đối tượng chấp nhận giao tiếp cùng trẻ với tâm lý thoải mái. -Yếu: Trẻ có những hành động, lời nói gây chú ý, khiến cho đối tượng miễn cưỡng chấp nhận giao tiếp cùng trẻ -Rất yếu: trẻ không làm quen hoặc có bất kì hành động nào để có thể tiến hành giao tiếp với đối tượng. 5.3 Kĩ năng bày tỏ thái độ, tạo thiện cảm Trong quá trình giao tiếp trẻ có biểu hiện cảm xúc, lời nói, hành vi đúng mực. - Tốt: Trong quá trình giao tiếp trẻ có biểu hiện cảm xúc, lời nói, hành vi đúng mực, tạo thiện cảm và hứng thú giao tiếp cho người tiếp xúc. - Khá: Trong quá trình giao tiếp trẻ có biểu hiện cảm xúc, lời nói, hành vi đúng mực, chưa tạo thiện cảm cho người tiếp xúc 184 trong GT - TB: Trong quá trình giao tiếp trẻ có biểu hiện cảm xúc, lời nói, hành vi chưa phù hợp, không gây khó chịu cho người tiếp xúc. - Dưới TB: Trẻ có những lời nói, hành vi, biểu hiện cảm xúc không đúng mực gây khó chịu cho người tiếp xúc. 5.4 Kĩ năng sử dụng phương tiện GT - Trẻ sử dụng ngôn ngữ nói để diễn đạt rõ ràng biểu cảm nội dung cần truyền tải - Trẻ dùng ngôn ngữ hành vi (các hành động, cử chỉ), biểu cảm khuôn mặt để biểu thị một số nội dung giao tiếp làm tăng cường hiệu quả giao tiếp - Tốt: Trẻ sử dụng ngôn ngữ nói để diễn đạt rõ ràng biểu cảm nội dung cần truyền tải. Trẻ sử dụng phối hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ để biểu thị một số nội dung giao tiếp làm tăng cường hiệu quả giao tiếp. - Khá: Trẻ sử dụng ngôn ngữ nói để diễn đạt tương đối rõ ràng biểu cảm nội dung cần truyền tải. Trẻ sử dụng phối hợp một số phương tiện phi ngôn ngữ để biểu thị một số nội dung giao tiếp làm tăng cường hiệu quả giao tiếp. - TB: Trẻ sử dụng ngôn ngữ nói để diễn đạt tương đối rõ ràng nội dung cần truyền tải. Trẻ sử dụng phối hợp một số phương tiện phi ngôn ngữ để biểu thị một số nội dung giao tiếp. - Dưới TB: Trẻ sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nói để diễn đạt nội dung song không rõ ràng và chưa đạt được mục đích truyền tải thông tin. 182 Phụ lục 5. CHỌN MẪU ĐIỀU TRA Chọn mẫu GV Do không thể điều tra tất cả GV trong khu vực nội và ngoại thành Hà Nội nên chúng tôi điều tra sác xuất mẫu n được xác định theo công thức: n= t2/4e2 Trong đó, t là hệ số tương quan phụ thuộc vào độ tin cậy, e là sai số chọn mẫu, n = 270. Lựa chọn độ tin cậy y= 0,95%, e= 0,05; tra bảng 3.4.6 [tr 52, 9]: ta thấy cần điều tra trên mẫu n = 270 đơn vị sẽ phản ánh được đặc điểm của tổng thể chung với độ chính xác là 95%. Như vậy khảo sát trên 275 GV là đảm bảo yêu cầu của xác xuất thống kê. Chọn mẫu HS Đánh giá về chất lượng của trẻ dựa vào công thức: n= (t2 x s2)/e2 , Trong đó t là hệ số tương quan phụ thuộc vào độ tin cậy y, e là sai số chọn mẫu, s là phương sai. Chúng tôi lựa chọn độ tin cậy y=0,95%. Do đó t =1,96, e = 0,5, s là phương sai (đã thử nghiệm đo bài tập trên 20 trẻ để tính ra s = 2,5). Thay số vào công thức, ta có n= 89,6 là đạt độ tin cậy ở mức 95%. Như vậy đã tiến hành đo trên 152 trẻ (75 trẻ khu vực nội thành và 77 trẻ khu vực ngoại thành) là đã đáp ứng được yêu cầu của xác xuất thống kê. 183 PHỤ LỤC 6. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KNGT DƯỚI GÓC ĐỘ KNS Trò chơi 1. Trò chơi Truyền tin - Chuẩn bị: chỗ chơi rộng, các nhóm chơi-mỗi nhóm 3-4 trẻ. Hoa phần thưởng - Thực hiện: Trẻ trong mỗi nhóm được bố trí đứng ở các vị trí cách xa nhau: trẻ 1. Nhận tin từ cô giáo (cô nói thầm cho trẻ nghe) sau đó chạy lại chỗ trẻ 2 nói thầm cho trẻ 2 nghe, tiếp tục như vậy cho đến trẻ cuối cùng trong nhóm chơi sẽ là người thực hiện lệnh nhận được. Kết quả sẽ được GV đánh giá. Nhóm nào truyền tin nhanh, đúng, sản phẩm tạo ra chính xác, đẹp mắt là đội giành được hoa. 2. Trò chơi bịt mắt tìm đồ vật - Chuẩn bị: chỗ chơi đủ rộng và an toàn, 1 số đồ vật để ở những vị trí khác nhau để trẻ đi tìm, khăn bịt mắt, các nhóm chơi (3 trẻ/nhóm), tranh ảnh về đồ vật cần tìm. - Thực hiện: + GV phổ biến cách chơi: Mỗi lần có 2 đội chơi với nhau, mỗi đội sẽ chọn ra 1 bạn bị bịt mắt để ra tìm vật theo lời hướng dẫn của các bạn còn lại trong đội, 2 bạn còn lại làm nhiệm vụ đứng bên ngoài hướng dẫn bạn mình. Đội nào tìm được đồ vật trước sẽ thắng cuộc. + Trẻ bàn bạc trong nhóm để chọn ra bạn bị bịt mắt. Bạn này ra đứng ở vị trí xuất phát cùng bạn của đội kia + 2 bạn còn lại của đội đi rút thăm tìm đồ vật nhóm cần phải tìm. 2 bạn này phải xác định vị trí của đồ vật này được dấu. Sau đó cả 2 bạn này bắt đầu hướng dẫn cho bạn của đội mình đi đến chỗ có đồ vật đó. Lúc này những người hướng dẫn phải thống nhất hiệu lệnh, người bị bịt mắt phải chú ý để không nhầm với lời hướng dẫn của đội bên kia. + Các nhóm trẻ cùng thảo luận về cách chơi của đội mình: tại sao thua, vì sao thắng, cần rút kinh nghiệm gì cho lần chơi sau, những khó khăn nào gặp phải khi cần di chuyển theo lời hướng dẫn của các bạn. + GV có thể bổ sung luật chơi: lần chơi thứ hai, người bị bịt mắt có thể được đặt câu hỏi lại với những người trong đội của mình. 3. Trò chơi nhập vai - Chuẩn bị: tranh của 1 số nghề khác nhau (chú ý ảnh thể hiện hoạt động có sử dụng nhiều kĩ năng trình bày): ảnh nghề giáo, ảnh người dẫn chương trình, ảnh bác sĩ đang nói với bệnh nhân, ảnh chú công an đang chỉ đường cho 1 em nhỏ Các nhóm trẻ (3-4 trẻ) - Thực hiện: Từng nhóm cử đại diện lên bốc thăm, bốc được ảnh thể hiện nghề nào nhóm sẽ có 5 184 phút để chuẩn bị và cùng nhau thể hiện lại nội dung bức tranh theo trí tưởng tượng của nhóm. GV và cả lớp sẽ đánh giá nhóm nào làm tốt nhất và trao giải. 4. Rồng rắn lên mây - Trẻ nối nhau giống như trò chơi rồng rắn lên mây dân gian (khoảng 5 trẻ) - Gv đóng vai thầy thuốc - Trẻ vừa đi vừa đọc: Rồng rắn lên mây, có cây xúc xắc, có nhà khiển binh, hỏi thăm thày thuốc có nhà hay không? - Thày thuốc: Hỏi thày thuốc làm gì? - Trẻ: Chúng tôi muốn mượn.. - Thày thuốc: mượn để làm gì? (chỉ ngay vào 1 trẻ bất kì trong nhóm và trẻ đó phải ngay lập tức trả lời, nếu không trả lời được sẽ bị thày thuốc bắt, nhóm phải tìm cách để bảo vệ bạn này: xin trả lời hộ, hoặc chạy để chắn cho bạn nhưng không được làm đứt đoàn) - Cứ như vậy Thày thuốc đặt các câu hỏi: mượn .dùng như thế nào? Sẽ giữ ra sao? Nếu hỏng thì sao? Nếu mất sẽ thế nào? Thày thuốc muốn xin khúc đuôi?..... Và trẻ phải đoàn kết tìm cách ứng phó thật nhanh 5. Ô cửa bí ẩn - Chuẩn bị: GV có 1 số con rối hình bà lão, bạn nhỏ, chú công an, cô bán hàng, tên cướp, chú chim, cái cây...1 GV phụ trách điều khiển rối. 1 GV hướng dẫn trẻ chơi. - Thực hiện: Mỗi người chơi có nhiệm vụ sẽ đến gõ cửa và tìm cách làm quen, trò chuyện với người xuất hiện sau cánh cửa. Cô giáo sẽ làm mẫu trước. Trẻ thực hiện sau. Sau mỗi lần thực hiện cô và trẻ cùng trò chuyện về tình huống vừa gặp. 6. Trò chơi: Nếu....thì.... Chơi theo nhóm trẻ 3-4 trẻ. Ban đầu GV chủ trò và đặt ra các tình huống khác nhau: Nếu: mai cô đến muộn thì....và chỉ ngay vào 1 bạn bất kì để bạn đó phải nói nối tiếp. Cứ như vậy, khi trẻ đã quen và tự biết đặt nhiều giả định thì để trẻ tự chơi. 7. “Trò chơi đóng vai” Chuẩn bị các góc chơi: góc gia đình, góc bán hàng,góc khám bệnh, góc lớp học, đồ chơi ở các góc không đầy đủ để trẻ phải đi liên hệ để chơi. Thực hiện GV tổ chức cho trẻ chơi như các giờ hoạt động góc thường ngày. Chú ý: - GV để trẻ chia nhóm 185 - Các nhóm bàn các ý tưởng chơi, nội dung chơi. Nếu cần đồ chơi mới cho trò chơi của mình, nhóm trẻ phải đề xuất và tự chuẩn bị. Trong quá trình chơi nếu thiếu đồ chơi trẻ phải liên hệ với nhóm khác để mượn hoặc trao đổi - GVchú ý gợi ý để trẻ phát triển nhiều mối quan hệ chơi ở từng góc chơi: + Gia đình: ông, bà, bố, mẹ, anh chị em + Góc khám bệnh: bác sĩ, ý tá, bệnh nhân + Góc bán hàng: các nhân viên bán hàng, khách hàng, người giao hàng, nhân viên phục vụ ăn uống... + Góc lớp học: thày/cô giáo, học sinh, phụ huynh và mối quan hệ giữa các góc chơi để trẻ giao lưu với nhau: - Mọi người đi khám bệnh - Bố mẹ đưa con đi xin học - Gia đình đi ăn ở cửa hàng - Mọi người đi mua hàng - Nhờ thợ sửa chữa tới sửa vật dụng GV có thể can thiệp vào trò chơi của trẻ như 1 vai chơi để tạo thêm các tình huống chơi cho trẻ. Ghi lại những điểm cần lưu ý trong quá trình chơi của trẻ: những trẻ làm chủ được mối quan hệ thật và mối quan hệ chơi, điều chỉnh tốt mối quan hệ và nội dung chơi; Những trẻ gặp khó khăn trong việc xác định vị trí của mình trong trò chơi và điều chỉnh các hoạt động chơi với bạn.... - Kết thúc, GV nhận xét các góc chơi, nêu những vấn đề nổi bật mà trẻ cần lưu ý cho lần chơi sau. Hoạt động giáo dục Hoạt động “Cách nói chuyện khác” Mục đích: Trẻ được biết những cách giao tiếp khác ngoài việc sử dụng lời nói: các biểu hiện khuôn mặt, ngôn ngữ cử chỉ. Trẻ tập thể hiện một số nội dung giao tiếp phi ngôn ngữ Chuẩn bị: - Hình ảnh những biểu hiện của khuôn mặt và ngôn ngữ cử chỉ hay gặp - Hoạt động chung cả lớp nên GV sắp xếp để trẻ có thể quan sát tốt nhất hình ảnh trên máy chiếu. Thực hiện: - GV dẫn dắt vào nội dung hoạt động: Để người khác hiểu ý mình thì chúng mình phải làm gì? Có khi nào người ta không nói gì nhưng vẫn hiểu được nhau 186 không? ví dụ bằng hành động : đưa tay làm dấu hiệu im lặng, vẫy tay chào, đặt 2 tay dưới má và nghiêng đầu ra dấu hiệu ngủ.... - Mời trẻ chia sẻ những cách biểu hiện nào mà không cần dùng lời. Cho các bạn bên dưới đoán. - Sau khi trẻ đã hết ý kiến. GV tổng hợp lại thành các nhóm biểu hiện và thực hiện luôn cho trẻ quan sát: + Khi vui sướng: nét mặt biểu hiện như thế nào, cử chỉ (vỗ tay, nhẩy cẫng lên hoan hô, nhẩy và giang rộng 2 tay, ôm chầm người đối diện.... + Khi hài lòng: nét mặt như thế nào, cử chỉ (gật đầu, ôm và vỗ nhẹ vào người đối thoại, giơ ngón tay cái, ngón trỏ và ngón cái vòng thành hình tròn các ngón kia giơ lên 187 + Khi đang suy nghĩ: nét mặt như thế nào, cử chỉ (tay chống cằm hoặc bàn tay vòng qua miêng, tay bóp trán, tay chống vào má...) + Khi muốn trêu trọc người khác đã làm gì sai : thè lưỡi lêu lêu, đưa tay lên mũi làm động tác như phẩy tay + Khi hứa hẹn, cam kết ngầm với nhau: ngoắc 2 ngón tay út, chạm 2 ngón tay cái Sau mỗi nội dung, GV làm mẫu và cho trẻ tập thể hiện lại hoặc cho trẻ trước và GV điều chỉnh cho chính xác - GV cho trẻ xem hình ảnh trên băng hình 188 - Cho trẻ chơi trò chơi, gọi 4-5 trẻ 1 lượt lên trước lớp và các bạn này sẽ làm theo yêu cầu của cô và cả lớp: vd: vui sướng ăn mừng nào! (mỗi bạn sẽ tự làm theo cách riêng của mình, nếu đó là cách mới GV nên hỏi để trẻ chia sẻ: cách thể hiện của con rất hay, con học ở đâu đấy? động tác....nghĩa là gì?.... - GV nói yêu cầu, trẻ thể hiên - Nhóm HS bàn nhau để thể hiện, nhóm khác thảo luận để đoán ý Kết thúc hoạt động, GV ghi lại nhận xét về việc thực hiện của trẻ, những cách thể hiện mới. (tương tự với các biểu hiện sự thất vọng, buồn chán) Hoạt động “Đố bạn biết tôi muốn nói gì” Mục đích: - Trẻ đọc nội dung trên hình vẽ - Trẻ biết cách vận dụng ngôn ngữ cử chỉ để thể hiện các nội dung cần truyền đạt. Chuẩn bị: - 1 số bức ảnh : Thực hiện Giáo viên Trẻ Lần 1: đọc nét mặt đoán ảnh - GV phát cho mỗi nhóm 4-5 bức ảnh, các bức ảnh để úp xuống. -Trẻ nghe hiểu luật chơi 189 -Lần lượt từng trẻ trong nhóm lấy 1 bức ảnh lên, không cho bạn khác biết, trẻ diễn tả theo nội dung tranh để các bạn trong nhóm đoán. Lần lượt chơi cho đến khi hết số thành viên trong nhóm. - GV để ý các nhóm chơi và can thiệp với vai trò như trọng tài. Lần 2: Mỗi nhóm 1 bức ảnh, bàn bạc thống nhất cách thể hiện. Cử đại diện lên thể hiện cho các nhóm khác đoán. Nhóm nào diễn tả đúng và đoán đúng được câu đố của nhóm khác sẽ thắng. -Trẻ chơi cùng nhau -Trẻ nghe hiểu luật chơi -Trẻ chơi cùng nhau Kiểm tra sau hoạt động: GV kiểm tra lại phiếu ghi, bổ sung những vấn đề còn thiếu. Những trẻ biết cách sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ hiệu quả, Chấm cho1 hoa điểm 10. Hoạt động “Ai nghe tinh” Mục đích: Trẻ lắng nghe và phát hiện ra những thông tin không chính xác và biết cách phản hồi lại. Chuẩn bị: 2 đoạn văn ngắn để kể cho trẻ nghe Đoạn 1. Trong khu rừng kia có gia đình thỏ, thỏ mẹ sinh được 2 thỏ con là thỏ nâu và thỏ trắng. Một hôm thỏ mẹ sai 3 chị em thỏ con đi ra suối nhổ cà rốt. nước suối trong vắt nên 2 chị em thỏ nhìn rõ những củ cà rốt mọc dưới lòng suối. Đố con biết thỏ sẽ làm thế nào để nhổ được cà rốt về? Đoạn 2. Mùa hè gió rét thổi khắp nơi, các bạn nhỏ đi học ai cũng phải mặc áo kín mít. Những chiếc áo cộc tay sẽ làm cho các bạn nhỏ thêm ấm áp. Các con có biết bây giờ đang là mùa gì không? Thực hiện Giáo viên Trẻ * Nghe đọc và phát hiện lỗi - GV cho cả lớp ngồi trước mặt cô hoặc hình chữ U - GV đọc từng đoạn văn ngắn cho trẻ nghe. - Sau khi đọc xong mỗi đoạn, GV quan sát phản ứng của trẻ xem trẻ có phát hiện ra những điểm mâu thuẫn trong đoạn -Trẻ nghe và phát hiện ra những điểm chưa đúng trong mỗi đoạn - Trẻ có ý kiến phản hồi lại với GV - Trẻ sửa lại theo hiểu biết của trẻ 190 vừa nghe không và phản ứng của trẻ ra sao. - Mời trẻ thử sửa lại cho đúng * Trò chuyện và phát hiện lỗi - GV nói chuyện với trẻ về một chủ đề mà trẻ trong lớp đang quan tâm. Khi nói chuyện GV cố tình đưa vào một số thông tin sai hoặc câu trước câu sau có mâu thuẫn và ghi nhận lại những trẻ phát hiện ra lỗi sai và có phản ánh lại - Trẻ trò chuyện cùng GV - Phản ánh lại những điểm chưa hợp lí trong nội dung nghe Kiểm tra sau hoạt động: GV kiểm tra lại phiếu ghi, bổ sung những vấn đề còn thiếu. Những trẻ biết cách nghe hiệu quả, Chấm cho 1 hoa điểm 10. Lưu ý: Nội dung này có thể được luyện tập trong nhiều hoạt động khác nữa khi GV trò chuyện hoặc giao việc cho trẻ: Trò chuyện về những thông tin liên quan đến trẻ, đưa thông tin ko chính xác để trẻ phải biết cách đính chính lại với người nói: ví dụ tại sao cháu lại lấy áo của bạn? Cháu nói là sẽ mang đồ chơi cho bạn nhưng sao lại không mang đi? Tổ chức trong cuộc nói chuyện tay đôi hoặc tay ba... Hoạt động “Bé phải nói thế nào” Mục đích: Trẻ hình dung những tình huống và đưa ra cách nói hiệu quả nhất để người khác hiểu. Qua đó trẻ được rèn các kĩ năng giao tiếp dưới góc độ KNS sau: - Định hướng vị thế và hành vi trong từng tình huống giao tiếp - Lắng nghe tích cực - Điều chỉnh cảm xúc phù hợp vơi hoàn cảnh giao tiếp - Đưa thông điệp hướng tới giải quyết vấn đề cụ thể - Phán đoán và xử lý tình huống xảy ra trong giao tiếp - Đánh giá kết quả giao tiếp và ra quyết định sau giao tiếp Chuẩn bị: 1 số bức ảnh: ảnh người bị thương, ảnh 1 đám cháy, ảnh chiếc bánh sinh nhật, ảnh 1 em bé khóc (lạc đường), ảnh 1 người chới với dưới nước. Thực hiện Giáo viên Trẻ GV cho trẻ ngồi theo nhóm -Chia cho mỗi nhóm 1 bức ảnh và nêu yêu cầu: trẻ xem nội dung ảnh và hình dung xem nếu mình thấy điều đó thật thì trẻ phải làm gì - Trẻ nghe hiểu nhiệm vụ - Trẻ quan sát tranh và thảo luận 191 và nói như thế nào - Cho các nhóm 3 phút suy nghĩ, bàn bạc. - Mời từng nhóm lên đóng vai: Gv đóng vai là người mà trẻ cần tìm sự giúp đỡ và trẻ trong nhóm sẽ thể hiện cách giải quyết của mình. - Sau mỗi nhóm, GV và các bạn nhận xét, góp ý cho trẻ, giải thích để trẻ hiểu lí do của việc lựa chọn cách làm. - Nhận xét chung cả lớp và phát hoa điểm 10 cho nhóm làm tốt - Nhóm trẻ lên đóng vai cùng GV để giải quyết tình huống Kiểm tra sau hoạt động: GV kiểm tra lại phiếu ghi, bổ sung những vấn đề còn thiếu. Chấm hoa điểm 10. Hoạt động “Bé phải nói thế nào”(2) Mục đích: Trẻ đối mặt với 3 tình huống thực tế và tìm cách trình bày thật hiệu quả để giải quyết vấn đề.Qua đó trẻ được rèn các kĩ năng giao tiếp dưới góc độ KNS sau: - Định hướng vị thế và hành vi trong từng tình huống giao tiếp - Lắng nghe tích cực -Điều chỉnh cảm xúc phù hợp vơi hoàn cảnh giao tiếp - Đưa thông điệp hướng tới giải quyết vấn đề cụ thể - Phán đoán và xử lý tình huống xảy ra trong giao tiếp - Đánh giá kết quả giao tiếp và ra quyết định sau giao tiếp Chuẩn bị: - 1 gói đồ rơi giữa sân trường - Cô giáo vờ bị trẹo chân - 1 chiếc hộp có nắp đậy mở ra được Thực hiện Giáo viên Trẻ -GV cho 2 nhóm trẻ ra sân trường chơi trong đó 1 nhóm dạo chơi tư do (để nhìn thấy gói đồ bị rơi), 1 nhóm ra chơi đu quay với cô, 1 nhóm ở trong lớp với cô thứ 2. -Nhóm chơi tự do nhìn thấy túi đồ ở sân. Quan sát cách xử lý của nhóm trẻ. - Trẻ tự do thể hiện mình trong mỗi tình huống. 192 -Nhóm chơi đu quay đứng cùng cô, cô vờ bị trượt chân và kêu đau không thể đứng lên được. Xem cách xử lý của nhóm trẻ. -Nhóm trong lớp ngồi quanh 1 chiếc bàn rộng. GV mang hộp đậy nắp vào đặt trên bàn “đây là hộp chưa 1 thứ rất thú vị cô sẽ cho chúng mình khám phá” GV vờ có việc ra ngoài, yêu cầu trẻ không được tự ý xem trước. (đảm bảo vẫn quan sát được trẻ trong phòng) Khi quay lại GV nói chắc chắn cả nhóm đã mở xem lén hộp. Xem phản ứng của trẻ (dù đã xem hay chưa xem) -Kết thúc trò chuyện với từng nhóm về việc nhóm vừa trải qua và cách giải quyết. -Tặng hoa điểm 10 cho nhóm giải quyết hiệu quả tình huống. Kiểm tra sau hoạt động: GV kiểm tra lại phiếu ghi, bổ sung những vấn đề còn thiếu. Chấm hoa điểm 10. Hoạt động “Làm bưu thiếp” Mục đích: - Trẻ định hướng vị thế, hành vi trong quá trình giao tiếp - Trẻ được rèn các kĩ năng: trình bày, giải thích, thuyết phục và thương lượng - Trẻ được rèn kĩ năng xử lý đánh giá thông tin trong quá trình giao tiếp, điều chỉnh cảm xúc và hành vi của bản thân, điều chỉnh quá trình giao tiếp để hoàn thành được mục tiêu. - Trẻ tập đánh giá kết quả giao tiếp và ra quyết định sau giao tiếp. Chuẩn bị: - Các rổ đựng đồ, số rổ đồ bằng số nhóm trong lớp. Mỗi rổ đựng số đồ dùng hạn chế về chủng loại nhưng số lượng dư để có thể trao đổi với các nhóm khác. Ví dụ, lớp có 5 nhóm: R1: 4 tờ A4, màu sáp đen, xanh lá (7-8 cây mỗi loại) R2: màu sáp đỏ, hồng, vàng( 7-8 cây mỗi loại), giấy màu (4 tờ) R3: Hồ dán (5 lọ), kéo (5 chiếc) R4: Hình hoa, lá trang trí (nhiều đủ dùng cho 5 bức tranh) R5: Giấy A4 (6 tờ),màu đỏ, nâu, cam (7-8 cây mỗi loại) - Xếp các nhóm gần nhau để dễ giao lưu 193 Thực hiện Giáo viên Trẻ -GV chia các nhóm về vị trí đã định sẵn, GV giới thiệu hoạt động: Mỗi nhóm sẽ hoàn thành 1 tấm bưu thiếp trang trí (có thể cho trẻ xem vài tấm mẫu). GV ko nói về vật liệu thiếu thừa trong rổ -GV cho trẻ nhận rổ đồ của nhóm mình -GV quan sát nhóm phát hiện đồ thiếu, thừa để làm bưu thiếp - GV quan sát và can thiệp khi cần: khi trẻ không biết mình phải làm gì, khi trẻ không cùng làm việc. Khuyến khích, gợi ý cho trẻ phải biết mình cần gì và thừa cái gì, nên đem cái gì đi để trao đổi. -GVghi lại những việc làm và cách giao tiếp mà các nhóm thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ. -Trẻ thực hiện khoảng 20-25 phút -GV dừng hoạt động của các nhóm, cho trẻ nói về hoạt đông vừa thực hiện : đã làm tốt chưa, nếu chưa thì chưa được ở điểm nào, vì sao, lần sau phải làm thế nào. GV kết thúc, tặng hoa điểm 10 cho nhóm làm tốt. - Trẻ nghe nhiệm vụ - Mỗi nhóm tự nhận 1 rổ đồ quan sát các giỏ đồ - Bàn bạc và phát hiện những thứ thừa và những thứ đồ còn thiếu - Quan sát các nhóm khác để phát hiện có thể đổi vật liệu ở đâu - Các nhóm thương lượng đổi vật liệu và hoàn thành bưu thiếp Kiểm tra sau hoạt động: GV kiểm tra lại phiếu ghi, bổ sung những vấn đề còn thiếu. Chấm hoa điểm 10 Hoạt động “Ai sẽ là người được thưởng” Mục đích: Trẻ tự nhìn nhận bản thân và những bạn khác trong nhóm để quyết định lựa chọn bạn xứng đáng được cô giáo thưởng. Qua đó trẻ được rèn các kĩ năng giao tiếp dưới góc độ KNS sau: - Định hướng vị thế và hành vi trong từng tình huống giao tiếp - Lắng nghe tích cực - Điều chỉnh cảm xúc phù hợp vơi hoàn cảnh giao tiếp - Đưa thông điệp hướng tới giải quyết vấn đề cụ thể: lập luận, lí giải để thuyết phục - Phán đoán và xử lý tình huống xảy ra trong giao tiếp - Quản lí và làm chủ quá trình giao tiếp 194 - Đánh giá kết quả giao tiếp và ra quyết định sau giao tiếp Chuẩn bị: Mỗi nhóm 1 phần quà tặng. (có thể thực hiện vào hoạt động nêu gương cuối tuần) Thực hiện Giáo viên Trẻ GV cho trẻ ngồi theo nhóm GV nói nội dung hoạt động: mỗi nhóm sẽ bàn bạc để tìm ra 1 bạn ngoan nhất, chăm chỉ, học giỏi, biết giúp đỡ các bạn và cô giáo,...bạn đó sẽ nhận được quá tặng của cô. GV theo dõi hoạt động của các nhóm, can thiệp khi cần thiết (trẻ không hiểu yêu cầu, trẻ không làm việc, trẻ cãi vã) GV và các bạn cùng nhận xét về kết quả bình chon của từng nhóm Lưu ý: ở hoạt động này, GV chú ý tới việc trẻ tự nhận biết về bản thân mình và những người khác, trẻ đưa ra ý kiến và có lập luận để bảo vệ ý kiến. Những trẻ làm được như vậy sẽ được chấm hoa điểm 10. Trẻ nghe yêu cầu và phản hồi lại (nếu cần) Trẻ bàn bạc với các bạn trong nhóm Trẻ có thể tự chọn mình nhưng phải thuyết phục được các bạn bằng những lí lẽ cụ thể. Giữa trẻ có thể có tranh cãi và nếu không thống nhất được hoàn toàn, trẻ phải chấp nhận theo quyết định của số đông. Kiểm tra sau hoạt động: GV kiểm tra lại phiếu ghi, bổ sung những vấn đề còn thiếu. Chấm hoa điểm 10 cho trẻ. Hoạt động “Cùng tổ chức tiệc” Mục đích: - Định hướng vị thế và hành vi trong từng tình huống giao tiếp - Điều chỉnh cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp - Đưa thông điệp hướng tới giải quyết vấn đề cụ thể: lập luận, lí giải để thuyết phục, thương lượng. - Phán đoán và xử lý tình huống xảy ra trong giao tiếp - Quản lí và làm chủ quá trình giao tiếp - Đánh giá kết quả giao tiếp và ra quyết định sau giao tiếp Chuẩn bị: 195 - Tiền giấy tương đương 20.000đ cho nhóm mua bánh kẹo - Thỏa thuận trước với chủ hiệu bánh kẹo ( Nếu đi lại không thuận tiện thì 1 cô giáo đóng vai người bán hàng. Có 1 số mặt hàng: bim bim, bỏng gậy, kẹo. Khi trẻ mua phải lưu ý trẻ về số lượng đủ cho cả lớp--> mâu thuẫn giữa số tiền với thứ đồ trẻ muốn mua) - Thỏa thuận trước với nhà bếp để cung cấp nước uống khi trẻ biết cách đề nghị - Thiếu ghế (để trẻ phải đi mượn) Thực hiện Giáo viên Trẻ GV thông báo với cả lớp về việc tổ chức tiệc ngọt tại lớp. Yêu cầu các nhóm phân công công việc để chuẩn bị: bánh kẹo, nước uống, kê bàn ghế, bày bánh kẹo - Cho trẻ xung phong chọn các nhóm theo sở thích (GV can thiệp điều chỉnh nhóm nếu thấy chưa hợp lí) - Yêu cầu các nhóm bàn bạc về việc sẽ làm. Lưu ý với trẻ về việc chuẩn bị các món đồ phải đủ cho số người trong lớp. - Quan sát và ghi lại việc thực hiện của các nhóm: + Nhóm mua bánh kẹo có biết yêu cầu cô cung cấp tiền và hỏi nơi mua không? Khi đã đến nơi mua, trẻ trình bày và thỏa thuận mua bán như thế nào + Nhóm chuẩn bị nước có biết tìm nơi có nước uống để lấy mang về không, cách trẻ đề nghị như thế nào + Nhóm kê bàn ghế có hỏi về nơi sẽ tổ chức tiệc ở đâu và nên kê như thế nào không? khi thiếu ghế ngồi trẻ có biết đề xuất đi mượn không và trẻ mượn như thế nào? + Nhóm bày tiệc có biết hỏi cô về số lượng đĩa bánh cần bày không? sẽ tìm đĩa, cốc uống nước ở đâu và khi đi mượn trẻ nói như thế nào? - Sau khi các nhóm hoàn thành công việc. GV mời các nhóm nói về công việc mà nhóm Trẻ nêu ý kiến về việc chuẩn bị tiệc Trẻ tự chọn nhóm cho mình Trẻ cùng bàn bạc về những việc phải làm Trẻ triển khai công việc 196 vừa thực hiện: đã làm tốt chưa, nếu chưa thì chưa được ở điểm nào, vì sao, lần sau phải làm thế nào. GV kết thúc, tặng hoa điểm 10 cho nhóm làm tốt. - Trẻ chia sẻ với cô và các bạn Kiểm tra sau hoạt động: GV kiểm tra lại phiếu ghi, bổ sung những vấn đề còn thiếu. Chấm hoa điểm 10 cho trẻ. Hoạt động “Trực nhật” - Lập lịch phân công trực nhật và dán ở vị trí quy ước của cô và trẻ - GV phân công công việc trực nhật lớp: kê bàn ghế, chuẩn bị khăn ăn, chia thìa bát, chuẩn bị giường ngủ, cất dọn chăn gối, chăm sóc cây cảnh, ... - GV luân phiên thay đổi công việc giữa các nhóm từng ngày (để trẻ phải tìm hiểu và trao đổi để hoàn thành nhiệm vụ). Thay đổi được thực hiện ngay đầu buổi sáng và nhắc trẻ khi tới lớp phải theo dõi lịch trưc nhật xem hôm nay mình ở nhóm làm nhiệm vụ gì - Khi triển khai nhiệm vụ, GV nên đưa thêm một số yếu tố gây khó cho trẻ: bát, thìa bị thiếu--> trẻ phát hiện, đề nghị và lên nhà bếp mượn thêm; chỗ kê bàn ghế mọi khi hôm nay bị vướng đồ vật gì đó hoặc thiếu ghế, công việc quá nhiều và nặng trong khi trẻ quá ít...... Hoạt động “Những bạn nhỏ tài giỏi” Xây dựng phong trào của lớp “Những bạn nhỏ tài giỏi” Mỗi tuần các bạn nhỏ của lớp phải tới các phòng ban hoặc các lớp khác trong trường và làm một công việc gì đó để giúp đỡ cho họ. Xong việc, nếu làm tốt nhóm bạn nhỏ sẽ nhận được 1 bông hoa điểm 10 để mang về lớp mình. Cuối tháng tổng kết 1 lần và tuyên dương những nhóm nhiều hoa điểm 10. Để thực hiện được hoạt động này, GV phải trao đổi với các một số phòng chức năng, các lớp bé trong trường để thỉnh thoảng vào những thời điểm thích hợp sẽ giao cho từng nhóm trẻ của lớp mình đến xin làm giúp những công việc nào đó phù hợp (khi trẻ đề nghị được giúp đỡ và đề xuất những việc định giúp thì người được đề nghị sẽ nói ra những e ngại, hồ nghi về khả năng thực hiện của trẻ, đưa những lí lẽ có thể khiến trẻ phải “rối hoặc nao núng” để xem cách xử lí nhằm hoàn thành mục tiêu của trẻ ra sao. Hoạt động “Sử dụng tình huống” GV tạo ra các tình huống để xem cách xử lí của trẻ :ví dụ: Đặt 1 chiếc cốc vỡ ở bồn rửa nhà vệ sinh, Cuộn giấy toillet bị rơi xuống nền nhà vệ sinh và bị ướt, Bồn cây bị đổ GV vờ cho rằng một nhóm hoặc 1 vài bạn nào đó đã làm điều đó “có phải mấy bạn vừa vào đi vệ sinh đã làm rơi quận giấy không?” “ Cô còn nghe thấy các 197 bạn cười đùa trong đó chắc vì thế mà làm rơi quận giấy rồi”....để xem cách trẻ tự bảo vệ mình như thế nào. Hoạt động Tổ chức sinh nhật cho bạn Trong lớp sẽ có các buổi sinh nhật của trẻ, thay vì cô tổ chức như thường lệ. GV để trẻ chuẩn bị chúc mừng sinh nhật bạn. GV gợi ý để trẻ làm: - Bạn nhỏ được tổ chức sinh nhật phải có lời mời tới mọi người trong lớp và đề nghị mọi người giúp tổ chức - Các bạn trong lớp lên kế hoạch, phân công, nhận nhiệm vụ và triển khai. (giống như hoạt động tổ chức tiệc ở mục B) - Trong bữa tiệc, ở vị trí của mình trẻ phải làm gì cho đúng Hoạt động Những vị khách - Định kì GV nên mời những vị khách tới lớp của mình để trò chuyện với trẻ về một chủ đề nhất định. Vị khách có thể là một phụ huynh (nói chuyện về cây trồng, về các con vật nuôi...nếu đó là nông dân, về các chú bộ đội, về vũ khí...nếu đó là bộ đội, ....), có thể là bác lao công , bác đầu bếp trong trường, có thể là những em nhỏ hoặc những anh chị tiểu học..... - Trước mỗi buổi nói chuyện, GV đưa ra yêu cầu đối với từng nhóm trẻ ví dụ “ Sau khi trò chuyện với bác nông dân, nhóm Hoa Hồng sẽ nói cho mọi người biết về những dụng cụ làm việc của nhà nông, nhóm Sơn Ca sẽ nói về các con vật nuôi trong nhà, v.v.” - Khi được giao nhiệm vụ như vậy, trẻ được rèn luyện cách làm quen và nói chuyện với người lạ; cách khai thác câu chuyện theo những mục tiêu đã định, cách ghi nhớ và trình bày lại vấn đề. PHỤ LỤC 7. BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ TRẺ 1.Dạng bài: chơi với em ít tuổi hơn: Bài 1.1 Cùng chơi với em Chuẩn bị: khu vui chơi chung với các đồ chơi bị giới hạn (1 cầu trượt, 1 thú nhún, 1 bóng rổ). - GV đưa 3-4 trẻ lớp nhà trẻ vào khu vui chơi để các bé chơi trước sau đó cho nhóm trẻ lớp lớn vào (3-4 trẻ) chơi. GV dặn các trẻ lớp lớn “các con hãy chơi cùng với các em cho vui nhé” - GV quan sát và ghi lại các biểu hiện của trẻ lớp lớn về việc thực hiện các KNGT dưới góc độ KNS: + Trẻ có lại gần và làm quen với các em nhỏ không? Cách trẻ làm quen với em như thế nào? 198 + Em bé phản ứng như thế nào khi anh/chị lớn làm quen. Trẻ lớp lớn phản ứng như thế nào (khi em cười và chấp nhận chơi với anh/chị? khi em khóc và không chấp nhận chơi với anh/chị) + Cách trẻ đề nghị để được chơi đồ chơi (chơi 1 mình hay chơi cùng với em, em đồng ý thì chơi cùng em như thế nào? Em không đồng ý thì trẻ làm gì?) + Trẻ kể lại cho GV nghe về buổi chơi với em nhỏ (cách kể, nội dung kể). Trẻ đánh giá về buổi chơi và rút kinh nghiệm cho lần khác. Bài 1.2. Trông em giúp cô GV giao cho mỗi nhóm anh chị lớn trông 1 em nhà trẻ giúp cô. GV yêu cầu rõ nhiệm vụ “cả nhóm phải cùng trông em, đừng để em khóc. Nếu trong nhóm có 1 bạn không thực hiện nhiệm vụ thì cả nhóm sẽ không được hoa bé ngoan” - GV quan sát và ghi lại các biểu hiện của trẻ lớp lớn về việc thực hiện các KNGT dưới góc độ KNS: + Trẻ có lại gần và làm quen với các em nhỏ không? Cách trẻ làm quen với em như thế nào? + Cách trẻ phân công trong nhóm về việc chơi với em và trông em + Em bé phản ứng như thế nào khi anh/chị lớn làm quen. Trẻ lớp lớn phản ứng như thế nào (khi em cười và chấp nhận chơi với anh/chị? khi em khóc và không chấp nhận chơi với anh/chị) + Cách trẻ nói chuyện với em, chăm sóc em, tìm trò chơi và bày cho em chơi (lời nói, biểu hiện khuôn mặt, cử chỉ với em) + Cách xử lý của trẻ khi em không muốn chơi cùng anh chị/khóc đòi về + Trẻ kể lại cho GV nghe về buổi chơi với em nhỏ (cách kể, nội dung kể). Trẻ đánh giá về buổi chơi và rút kinh nghiệm cho lần khác. Tương tự GV có thể xây dựng các bài luyện tập với em nhỏ như: em bé bị lạc, dẫn em đi chơi, đưa em tìm về lớp 2. Dạng bài: Cùng làm nhiệm vụ với bạn cùng tuổi Bài 2.1. Đo chiều dài băng giấy Chia nhóm 2, GV giao cho 2 bạn mỗi bạn 1 băng giấy ( 1 bạn băng giấy xanh, 1 bạn băng giấy đỏ), 1 thước đo. - GV giao nhiệm vụ: các con hãy đo và cho cô biết mỗi bang giấy dài bằng mấy lần thước đo nhé. - GV quan sát trẻ thực hiện: 199 + Trẻ có lắng nghe cô nói không? Trẻ có hỏi them thông tin hay xác nhận thông tin không + Trẻ có bàn nhau cách đo không + Cách trẻ phối hợp với nhau để sử dụng công cụ đo như thế nào: ai đo trước, ai giữ căng băng giấy, ai cầm thước đo, khi đo có hướng dẫn nhau làm cho đúng không (nếu có tranh chấp, trẻ xử lý tranh chấp như thế nào để có thể đi đến thống nhất và hoàn thành nhiệm vụ) + Trẻ đánh giá về kết quả (yêu cầu trẻ nêu những minh chứng và rút kinh nghiệm cho lần khác) Bài 2.2. Bức tranh đất nặn Chia nhóm 3-4 trẻ. Mỗi nhóm 1 hộp đất nặn nhiều màu, 1 chiếc bảng. cho trẻ ngồi quanh bàn. - GV nêu yêu cầu: cả nhóm cùng làm 1 bức tranh bằng đất nặn và gắn lên trên bảng, chủ đề tự chọn. Tất cả mọi người trong nhóm đều phải tham gia làm tranh, nếu có bạn không tham gia, nhóm sẽ không được hoa bé ngoan. - GV quan sát trẻ thực hiện: + Trẻ có lắng nghe cô nói không? Trẻ có hỏi them thông tin hay xác nhận thông tin không + Trẻ có bàn nhau ý tưởng tranh, cách làm và phân công công việc không + Có bất đồng ý kiến trẻ xử lý như thế nào (thuyết phục người khác nghe theo ý mình, dùng sức lấn át, mua chuộc bằng cái gì đó, tìm cô hỗ trợ) + Cách trẻ phối hợp với nhau để sử dụng vật liệu như thế nào? (nếu có tranh chấp, trẻ xử lý tranh chấp như thế nào để có thể đi đến thống nhất và hoàn thành nhiệm vụ) + Trẻ đánh giá về kết quả (yêu cầu trẻ nêu những minh chứng và rút kinh nghiệm cho lần khác) Tương tự có thể xây dựng các bài khác như: Đặt tên nhóm, đong gạo, đong nước, làm nơ 3. Dạng bài: thực hiện nhiệm vụ cần tìm kiếm sự hỗ trợ của người lớn Bài 3.1. Trồng cây GV giao cho mỗi nhóm 1 cây và cho trẻ ra vườn trường để trồng cây. Quan sát các trẻ thực hiện: - Cách trẻ tiếp nhận thông tin từ GV: trẻ có lắng nghe không, trẻ có hỏi để xác nhận hay để biết thêm thông tin không. 200 - Trẻ triển khai trong nhóm như thế nào: bàn bạc về cách trồng cây và phát hiện thiếu các dụng cụ cần thiết, trẻ có bàn nhau phải làm gì và làm như thế nào không? - Cách trẻ mượn đồ dùng: cách làm quen, trình bày vấn đề, thuyết phục để mượn đồ, khi bị từ chối hoặc gây khó khăn trẻ xử lý như thế nào. - Cách trẻ phối hợp đề hoàn thành nhiệm vụ - Trẻ đánh giá về kết quả (yêu cầu trẻ nêu những minh chứng và rút kinh nghiệm cho lần khác) Bài 3.2. Đi mượn đồ dùng GV giao cho mỗi nhóm mượn 3 đồ dùng ở các khu khác nhau trong trường: đồ dung nhà bếp, đồ dung y tế, đồ dùng văn phòng. Quan sát các trẻ thực hiện: - Cách trẻ tiếp nhận thông tin từ GV: trẻ có lắng nghe không, trẻ có hỏi để xác nhận hay để biết thêm thông tin không. - Trẻ triển khai trong nhóm như thế nào: bàn bạc về cách đi mượn và mượn đồ dùng gì - Cách trẻ mượn đồ dùng: cách làm quen, trình bày vấn đề, thuyết phục để mượn đồ, khi bị từ chối hoặc gây khó khăn trẻ xử lý như thế nào. - Cách trẻ phối hợp đề hoàn thành nhiệm vụ - Trẻ đánh giá về kết quả (yêu cầu trẻ nêu những minh chứng và rút kinh nghiệm cho lần khác) 4. Dạng bài: Làm quen và mượn đồ của người lạ Bài 4.1. Những con dấu Cho 1 nhóm trẻ ra sân chơi và phát hiện ra người lạ ngồi chơi khắc dấu ở góc sân. Quan sát: - Cách trẻ lại gần và làm quen với người lạ - Cách trẻ hỏi về việc người lạ đang làm và những đồ vật thú vị đó - Cách trẻ đề xuất để mượn đồ chơi và làm thử (cách thuyết phục của trẻ khi người lạ còn nghi ngại chưa muốn cho mượn, cách xử lý của trẻ khi cùng lúc có nhiều bạn cùng muốn mượn) - Cách trẻ hỏi để biết cách chơi - Cách trẻ đề nghị để nhờ viết tên lên bài khắc dấu 201 - Trẻ kể lại cho GV nghe về câu chuyện trong đó có lý giải vì sao mượn được và vì sao không mượn được. Những kinh nghiệm rút ra. Bài 4.2. Món đồ chơi thú vị (tương tự bài 4.1) 5. Dạng bài: Dùng lí lẽ để tự bảo vệ mình Bài 5.1. Chiếc hộp bí mật GV chuẩn bị phòng kín, máy quay hoặc người nấp để trẻ không thấy, 1 hộp đựng quà có thể mở được.đặt trên bàn. GV cho 1 nhóm trẻ vào phòng ngồi quanh bàn. GV nói “cô có 1 món quà rất thú vị để dành đến cuối tuần cho nhóm nào giỏi nhất, hợp tác tốt nhất” sau đó cô nói sang chuyện khác và vờ lấy cớ đi ra ngoài. Quan sát trẻ: - Trẻ làm gì với chiếc hộp. - Trẻ kiểm soát nhau ra sao - GV quay vào phòng và vờ phát hiện ra chiếc hộp đã bị mở sau đó hỏi nhóm trẻ xem ai đã mở - Trẻ nói gì để thuyết phục cô là mình không mở - Khi GV cứ khẳng định chắc chắn có bạn đã mở hộp, nhóm trẻ có phản ứng như thế nào để chứng minh mình không mở. - Sau khi kiểm tra tất cả trẻ. GV nấp sẽ xuất hiện và giúp phân xử. - Trẻ tự nhận xét đặc biệt những trẻ đổ oan cho bạn hoặc những trẻ làm nhưng không chịu nhận. Bài 5.2. Ai làm đổ chậu cây (tương tự bài 5.1) 6. Dạng bài: Thuyết phục thương lượng với các bạn khác nhóm Bài 6.1. Pha nước chanh Chia các nhóm về các bàn với các vật liệu để sẵn trên bàn (vật liệu mỗi nhóm bị thiếu 1, 2 thứ và một số vật liệu thừa. - GV giao cho các nhóm thực hiện pha nước chanh - GV quan sát trẻ: + Trẻ có lắng nghe yêu cầu của cô không, trẻ có hỏi để xác nhận thông tin hay để biết thêm thông tin không + Cách trẻ phân công công việc trong nhóm + Khi phát hiện vật liệu bị thiếu, trẻ trong các nhóm xử lý như thế nào 202 + Cách trẻ tìm hiểu và đề nghị được mượn/ đổi/xin vật liệu với các nhóm khác như thế nào. + Cách trẻ bàn nhau xử lý khi không thỏa thuận được + Trẻ đánh giá kết quả hoạt động của nhóm trong đó có lý giải vì sao đạt kết quả/chưa đạt kết quả. Những kinh nghiệm rút ra. Bài 6.2. Làm salat (tương tự bài 6.1) Ngoài ra GV có thể xây dựng các bài dạng này như: làm bưu thiếp, trang trí các góc hoạt động, làm mũ lễ hội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_duc_ki_nang_giao_tiep_cho_tre_mau_giao_5_6_tuoi_theo_tiep_can_hop_tac_6801.pdf
Luận văn liên quan