Luận án Giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh lớp 4, 5 qua trò chơi khoa học

Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất một số biện pháp giáo dục KNHHT và xây dựng được tiến trình giáo dục KNHHT dựa vào TCKH: Xây dựng qui trình thiết kế và lựa chọn TCKH; xây dựng kĩ thuật thiết kế dạy học với TCKH; tổ chức và hướng dẫn TCKH trên lớp; tổ chức và hướng dẫn TCKH ngoài lớp; thiết kế và tổ chức môi trường khuyến khích rèn luyện KNHHT; thiết kế và áp dụng kĩ thuật đánh giá KHHHT qua TCKH. Các biện pháp có sự liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể, là tiển đề của nhau để giáo dục KNHHT cho HS qua TCKH đạt kết quả tốt nhất. Việc tạo môi trường khuyến khích HS rèn luyện KNHHT là biện pháp được thực hiện xuyên suốt trong tiến trình giáo dục KNHHT thông qua tổ chức và hướng dẫn trò chơi trên lớp và ngoài lớp học cũng như151 các biện pháp khác, giúp cho HS tích cực tham gia hoạt động trong trò chơi để rèn luyện KNHHT. Thực nghiệm cho thấy, các biện pháp giáo dục KNHHT cho HS lớp 4, 5 qua TCKH đã có tác động tích cực đến việc cải thiện KNHHT và cả kết quả học tập của HS lớp 4, 5. Sau TN, KNHHT của HS đã được cải thiện đáng kể ở cả 4 nhóm KN. Mức độ tích cực hợp tác của HS cũng đã được nâng lên rõ rệt. Chính trong quá trình trải nghiệm để rèn luyện KNHHT đã giúp cho HS tích cực hơn trong học tập, có KNHHT tốt là điều kiện thuận lợi để các em học tập đạt kết quả tốt hơn.

pdf266 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh lớp 4, 5 qua trò chơi khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể bảo vệ nguồn nước 5. Luật chơi - Mỗi nhóm phân công bạn điều hành nhóm - Mỗi bạn làm việc cá nhân trong 3 phút, viết nhanh những ý kiến của mình vào bìa giấy + Viết lên bìa màu xanh những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước, mỗi bìa chỉ viết một việc. + Viết lên bìa màu đỏ những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước, mỗi bìa chỉ viết một việc. - Hết thời gian làm việc cá nhân, lần lượt từng bạn chia sẻ ý kiến của mình và đặt bìa của mình vào bảng nhóm. Lần lượt bảng những việc nên làm rồi đến bảng những việc không nên làm. Mỗi một lượt, mỗi bạn chỉ nêu một việc (đưa ra 1 bìa), lần lượt xoay vòng đến khi hết ý kiến. Phiếu có cùng ý kiến trùng nhau sẽ đặt trùng khít lên nhau. Bạn điều hành sẽ cùng các bạn xem lại các việc đã đúng chưa, nếu chưa đúng phải điều chỉnh lại. Dán các bìa lại thành hình tổ ong. 201 - Thời gian: 20 phút - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm. 6. Tiêu chí đánh giá - Nhóm thực hiện đúng luật chơi, đúng thời gian qui định, có nhiều bìa ghi việc và Dán – Xây “Tổ” đẹp nhất sẽ thắng. Hoàn thành sớm nhất là điều kiện ưu tiên để giành chiến thắng khi kết quả nhiều nhóm giống nhau. 7. Những gợi ý - Khi đánh giá kết quả, GV cần xem xét đến những nhóm ghi được việc “nên làm” và “không nên làm” ít hơn nhưng lại chưa có trong bảng nhóm của nhóm chiến thắng giáo viên cần khen ngợi sự sáng tạo. - Khi tổng kết, GV cho học sinh ghép thêm những việc “nên làm” và “không nên làm” vào 2 bảng nhóm “Xanh” và “Đỏ” để có được kết quả tốt nhất của cả lớp. Cho học sinh đọc và viết vào vở. Giáo viên nên treo 2 bảng nhóm này vào góc trưng bày sản phẩm của học sinh trong lớp để tiếp tục cho học sinh quan sát và làm theo sau bài học này. Trình bày kết quả NHỮNG VIỆC NÊN LÀM ĐỂ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC NHỮNG VIỆC NÊN LÀM ĐỂ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC 202 Trò chơi: Cây trĩu quả Môn Khoa học lớp 4 Bài 55-56: ôn tập: Vật chất và năng lượng 1. Mục tiêu - Giúp học sinh củng cố kiến thức: không khí có xung quanh ta và choáng chỗ (có trong chỗ rỗng của mọi vật) - Giáo dục HS các KNHHT: KN di chuyển phối hợp công việc, KN thể hiện thái độ hợp tác, KN phân công nhiệm vụ, KN trợ giúp bạn, KN thao tác với dụng cụ học tập, KN trình bày ý kiến, KN đánh giá, tự đánh giá. - Giáo dục HS thái độ hợp tác, chia sẻ ý tưởng. 2. Chuẩn bị dụng cụ GV chuẩn bị dụng cụ chơi cho mỗi nhóm NHỮNG VIỆC KHÔNG NÊN LÀM ĐỂ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC NHỮNG VIỆC KHÔNG NÊN LÀM ĐỂ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC 203 - 1 Chậu nhựa (hoặc thau nhựa) cỡ lớn - 3 Ly nhựa trong - Bàn học sinh (mỗi nhóm 3 cái) - Khăn lau nước HS chuẩn bị: Giấy báo/giấy vụn để làm quả, keo dán, dây/chỉ buộc, cây xanh, kéo. 3. Địa điểm tổ chức trò chơi Ngoài lớp học, bố trí ở khoảng sân đủ rộng để di chuyển Mỗi nhóm bố trí 3 bàn, 1 bàn dùng để đặt chậu nước, 1 bàn để HS bày vật liệu và 1 bàn để những quả đã chuyển sang sông để đính lên cây. 4. Nhiệm vụ và cách chơi Mỗi nhóm 4- 6 bạn, có nhiệm vụ chuyển quả sang sông và đính lên cành cây. Các nhóm dùng giấy báo vo lại làm quả. Lần lượt chuyển từng quả qua sông. Sử dụng ly nhựa để chuyển quả sang “sông” (chậu nước) bằng cách: đặt quả vào trong ly, úp miệng ly vào chậu nước và di chuyển từ bờ bên này (cạnh này-A) sang bờ bên kia (cạnh kia-B). Chậu nước Quả AB 204 Dùng chỉ/dây buộc, băng keo để buộc hoặc dán các quả đã chuyển qua sông và treo lên cành cây. 5. Luật chơi 1. Đặt quả vào trong ly, phải úp miệng ly vào chậu nước và dìm ly sâu xuống đáy chậu, di chuyển từ bờ bên này (cạnh này -A) sang bờ bên kia (cạnh kia-B), quả nào bị ướt sẽ không được tính. 2. Khi tham gia chơi phải đảm bảo: + Các thành viên trong nhóm hội ý nhanh với nhau trước khi bắt tay vào thực hiện để thống nhất cách làm (làm quả như thế nào? Cách chuyển quả để không bị ướt, cách buộc dây để treo, ..) + Phân công bạn làm quả, bạn chuyển quả, bạn đính dây vào quả, bạn treo lên cây, bạn nào cũng có việc làm. Bạn nào làm xong việc của mình sẽ giúp bạn trong nhóm để hoàn thành trong thời gian nhanh nhất + Trong lúc thực hiện nhiệm vụ, các bạn trong nhóm cùng chia sẻ vật liệu, ý tưởng, phối hợp thực hiện, luôn giữ thái độ hợp tác không tranh giành vật liệu 3.Thời gian chơi : 7-10 phút. 6. Tiêu chí đánh giá Nhóm thực hiện đúng luật chơi, các thành viên trong nhóm hợp tác, phối hợp nhịp nhàng, cây có nhiều quả nhất là nhóm chiến thắng. 7. Những gợi ý - GV có thể gợi ý cho các nhóm phân công: 2 bạn làm quả, 2 bạn chuyển quả, 1 bạn buộc dây, 1 bạn treo quả hoặc tập trung làm một số quả trước, sau đó lần lượt chuyển quả, 2 bạn làm quả,. 205 - GV có thể tổ chức mỗi lần chơi 2 -3 nhóm, nhóm thắng sẽ tiếp tục chơi tiếp vòng 2. Vòng 2 GV có thể tăng độ khó bằng cách tăng thêm một chậu nước (HS phải chuyển qua 2 sông mới treo quả lên cây) Tổng kết trò chơi: kết thúc trò chơi, GV cho HS thảo luận nhóm 3 phút, các nhóm giải thích tại sao quả vận chuyển qua sông nhưng không bị ướt? Đánh giá việc thực hiện luật chơi (KNHHT), khen ngợi những cá nhân và nhóm thực hiện tốt KNHHT. Trò chơi: Khu vườn xinh Môn Khoa học Lớp 4: Bài 62: Động vật cần gì để sống Bài 63: Động vật ăn gì để sống 1. Mục tiêu - Giúp HS biết được động vật cần không khí, nước, thức ăn, ánh sáng để tồn tại và phát triển. Có những động vật ăn cỏ, lá cây, quả, có những động vật ăn thịt, ăn sâu bọ,có những động vật ăn tạp (cả động vật và thực vật). - Giáo dục HS các KNHHT: KN di chuyển phối hợp công việc, KN phân công nhiệm vụ, KN trợ giúp bạn, KN thể hiện thái độ hợp tác, KN thao tác với dụng cụ học tập, KN trình bày ý kiến, KN đánh giá, tự đánh giá. - Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, thái độ hợp tác, chia sẻ ý tưởng. 2. Chuẩn bị đồ dùng 206 Giáo viên và học sinh cùng chuẩn bị cho mỗi nhóm - Phiếu học tập - Các con vật đồ chơi bằng nhựa (hoặc gỗ, đất nặn): con trâu, bò, gấu, cọp, vịt, gà, rắn, ếch, nhái, cá, tép, cua, ốc, hươu, nai, ngựa,.. - Bảng nhóm (loại bảng cứng) hoặc bìa các tông cứng, kích thước khoảng 60cmx60cm HS chuẩn bị - Đất nặn, hộp giấy , bìa các tông cứng, keo dán - Nhánh cây, cỏ - Dĩa nhựa nhỏ, keo dán, giấy màu, màu sáp, kéo 3. Địa điểm tổ chức trò chơi Tổ chức bên ngoài lớp học hoặc trên lớp học. 4. Nhiệm vụ và cách chơi Mỗi nhóm gồm 5-6 bạn, có nhiệm vụ xây dựng khu vườn cho động vật sinh sống. Trong khu vườn phải đảm bảo các điều kiện cho con vật sống được: không khí, thức ăn, nước uống, nơi trú ẩn và môi trường sống thiên nhiên. Mỗi nhóm bắt thăm chọn một con vật để xây dựng khu vườn cho chúng sinh sống, con vật đó là: Con cọp, con trâu, con bò, con rắn, con gấu. Sử dụng vật liệu đã chuẩn bị để xây khu vườn có đủ các điều kiện để con vật đó sinh sống (xây trên bảng nhóm GV đã chuẩn bị) . Sử dụng các vật liệu để làm thức ăn, ví dụ dùng đất nặn để nặn con nai, hươu để thả vào khu vườn của cọp, nặn ếch nhái thả vào khu vườn của con rắn,. nguồn nước 207 uống: ao hồ, sông suối,nơi trú ẩn: chuồng trại, hang đá, cành cây,.tạo môi trường thiên nhiên (cây cỏ, sông núi, ao hồ,) 5. Luật chơi 1. Khi tham gia chơi phải đảm bảo (KNHHT): - Các thành viên trong nhóm hội ý nhanh với nhau để điền vào phiếu - Bạn điều hành nhóm sẽ phân công các bạn, bạn nào cũng có việc làm. Bạn nào làm xong việc của mình sẽ giúp bạn trong nhóm để hoàn thành khu vườn trong thời gian nhanh nhất. - Trong lúc thực hiện nhiệm vụ, các bạn trong nhóm cùng chia sẻ vật liệu, ý tưởng, phối hợp thực hiện, sắp xếp cho khu vườn hợp lí, luôn giữ thái độ hợp tác không tranh giành vật liệu - Thời gian : 30 phút 2. Ít nhất 2 bạn trình bày sản phẩm của mình 6. Tiêu chí đánh giá Nhóm thực hiện đúng luật chơi, các thành viên trong nhóm hợp tác, phối hợp nhịp nhàng; Khu vườn đảm bảo đủ điều kiện sinh sống phù hợp với con vật; Giữ vệ sinh và an toàn trong khi làm việc (có nhiều nhóm cùng chiến thắng) 7. Những gợi ý Để giáo dục HS KN phân công nhiệm vụ, GV thiết kế phiếu để HS phân công một cách cụ thể, bạn nào cũng có việc của mình từ đó có trách nhiệm hơn, không đùn đẩy cho bạn khác, nhanh chóng thực hiện công việc của mình. 208 Phiếu học tập ( mỗi nhóm 1 phiếu) Con vật Thức ăn Nơi trú ẩn Nước uống Môi trường tự nhiên .................. Phân công bạn làm Đánh giá Dòng đánh giá để HS tự ghi kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình: hoàn thành/ bạn A hỗ trợ/ chưa hoàn thành,... Ví dụ: Khi HS bắt thăm được con vật mà nhóm phải tạo môi trường sống cho con vật đó thì HS hội ý thống nhất nhanh và liệt kê vào Phiếu học tập trước khi bắt tay vào làm. Con vật Thức ăn Nơi trú ẩn Nước uống Môi trường tự nhiên Cọp Hươu, nai, trâu, bò,.. Hang Suối, ao, hồ Không khí, Cây xanh, sông, núi Phân công bạn làm Bạn A Bạn B Bạn C Bạn D ,E Đánh giá 209 Phụ lục 11 TRÒ CHƠI KHOA HỌC LỚP 5 Trò chơi: An toàn là bạn Môn Khoa học lớp 5 Bài 19: Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ 1.Mục tiêu - Giúp HS nhận biết và chấp hành theo biển báo giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông. - Giáo dục HS các KNHHT: KN di chuyển phối hợp công việc, KN phân công nhiệm vụ, KN trình bày ý kiến, KN thể hiện thái độ hợp tác, KN trợ giúp bạn, KN thao tác với dụng cụ học tập, KN đánh giá, tự đánh giá. - Giáo dục HS ý thức chấp hành luật giao thông, thái độ hợp tác, chia sẻ ý tưởng. 2. Chuẩn bị đồ dùng: - GV chuẩn bị cho mỗi nhóm ½ tờ giấy A0, vẽ sẵn hình tròn và hình tam giác. - HS: màu sáp, bút chì, tẩy, thước kẻ 3. Địa điểm tổ chức trò chơi Tổ chức trên lớp học 4. Nhiệm vụ và cách chơi Mỗi nhóm có 4 bạn, có nhiệm vụ vẽ biển báo giao thông và nêu ý nghĩa của biển báo đó. Mỗi nhóm bắt thăm biển báo và vẽ trên giấy GV đã phát, sử dụng màu sáp để tô màu. Tô theo đúng màu của hình đã bắt thăm. 210 5. Luật chơi - Mỗi nhóm phân công bạn điều hành - Phân công trong nhóm: bạn vẽ phát thảo và viền cho rõ nét , bạn tô hình nền, bạn tô hình bên trong, bạn ghi ý nghĩa của biển báo. - Thời gian 15 phút - Ít nhất có 2 bạn lên trình bày: tên biển báo, đặc điểm, ý nghĩa. 6. Tiêu chí đánh giá Nhóm thực hiện đúng luật chơi, đúng yêu cầu, màu tô đều, rõ hình, cân đối là nhóm chiến thắng. Hoàn thành sớm nhất là điều kiện ưu tiên để giành chiến thắng khi kết quả nhiều nhóm giống nhau. 7. Những gợi ý Sau khi các nhóm trưng bày trên bảng, GV có thể nhóm các biển báo cùng loại với nhau để HS dễ nhớ. Hình trong biển báo của HS vẽ không nhất thiết phải chuẩn như hình mẫu. 211 Trò chơi: Những chiếc que mạnh mẽ Môn Khoa học lớp 5 Bài 22: Tre, mây, song 1. Mục tiêu - Giúp HS kể tên được một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song - Giáo dục HS các KNHHT: KN di chuyển phối hợp công việc, KN phân công nhiệm vụ, KN trình bày ý kiến, KN thể hiện thái độ hợp tác, KN trợ giúp bạn, KN thao tác với dụng cụ học tập, KN đánh giá, tự đánh giá. - Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, thái độ hợp tác, chia sẻ ý tưởng. 2. Chuẩn bị đồ dùng GV chuẩn bị cho mỗi nhóm - 20 que bằng tre dài 40 cm - Dây thun, chỉ thêu màu, bìa màu, kéo, băng keo giấy, đất nặn 3. Địa điểm tổ chức trò chơi Tổ chức trên lớp học 4. Nhiệm vụ và cách chơi Mỗi nhóm 4 bạn, có nhiệm vụ làm giá treo từ những chiếc que bằng tre. Mỗi nhóm làm giá treo bằng cách: buộc 3 chiếc đũa là thành một giá đỡ tự đứng được, làm 3 giá đỡ như thế, sau đó đặt các que đũa từ giá đỡ này sang giá đỡ kia thành giá treo. Bìa màu được cắt nhỏ theo nhiều hình dạng như vuông, tròn, tam giác,.. kích thước khoảng 4cmx4cm. Trên mỗi tấm bìa được ghi tên một đồ dùng 212 được làm bằng tre, mây, song. Dùng băng keo giấy để dán chỉ màu vào tấm bìa và treo lên. 5. Luật chơi - Mỗi nhóm phân công bạn điều hành - Phân công trong nhóm: bạn làm giá đỡ, bạn cắt bìa màu, cùng nhau viết lên bìa và dán chỉ treo lên, mỗi thẻ chỉ ghi 1 đồ đùng, không có 2 thẻ trùng nhau - Thời gian 20 phút - Các bạn trong nhóm cùng trình bày trước lớp; cách làm, công dụng của tre, mây song, kể tên các đồ dùng đượ c viết trên thẻ 6. Tiêu chí đánh giá Nhóm thực hiện đúng luật chơi, các thành viên tích cực hợp tác, giá đỡ cân đối, chắc chắn, không xiêu vẹo, có nhiều thẻ, các thẻ đẹp đa dạng là nhóm chiến thắng. 213 Hoàn thành sớm nhất là điều kiện ưu tiên để giành chiến t hắng khi kết quả nhiều nhóm giống nhau. 7. Những gợi ý GV gợi ý cho HS cách làm giá đỡ theo kiểu “kiềng 3 chân”. Bìa màu có thể có thể xâu lỗ để xỏ chỉ qua, khuyến khích HS nên có nhiều màu. Khi viết tên lên bìa, thì tất cả cùng viết, bìa nào trùng sẽ dán cùng với nhau (hoặc bấm lại) Trò chơi: Ai tinh mắt? Môn Khoa học lớp 5 Bài 54: Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. 1. Mục tiêu 214 - Giúp HS tìm ra một số cây mọc lên từ hạt, một số cây mọc ra từ bộ phận của cây mẹ. - Giáo dục HS các KNHHT: KN di chuyển phối hợp công việc, KN phân công nhiệm vụ, KN thể hiện thái độ hợp tác, KN trợ giúp bạn, KN thao tác với dụng cụ học tập, KN trình bày ý kiến, KN thực hiện báo cáo, KN đánh giá, tự đánh giá. - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường, tính cẩn thận, thái độ hợp tác, chia sẻ ý tưởng. 2. Chuẩn bị đồ dùng GV chuẩn bị mỗi nhóm - Một tờ giấy khổ to ( ½ tờ giấy A0) - Bìa màu, kéo, keo dán, bút lông - Phiếu ghi chép - Bìa cứng khổ A4 3. Địa điểm tổ chức trò chơi Tổ chức trong và ngoài lớp học, trong khuôn viên nhà trường. 4. Nhiệm vụ và cách chơi - Mỗi nhóm 6 bạn, có nhiệm vụ phát hiện và kể tên các cây mọc lên từ hạt hoặc cây mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ qua quan sát thực tế ở trường hoặc đã biết qua thực tế. + Tên cây mọc lên từ hạt được viết lên bìa hình quả. + Tên cây mọc lên từ một số bộ phân của cây mẹ viết lên bìa hình lá. Trình bày lên bảng nhóm theo hình cây. (GV cho xem hình mẫu) 215 - Mỗi nhóm chia thành nhiều nhóm đi xung quanh khuôn viên trường quan sát những cây xanh, cây hoa, xem xét cây đó mọc lên từ hạt hay mọc lên từ bộ phận của cây mẹ (mọc lên từ thân cây, củ, lá) và viết lại tên cây vào phiếu ghi chép hoặc ghi vào bìa cắt sẵn. . - Sau khi đi quan sát xong, cả nhóm thảo luận với nhau để phân loại nhóm cây mọc lên từ hạt, nhóm cây mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. - Viết tên cây lên bìa màu hình lá cây hoặc quả. Tên các loại cây, hoa mọc tên từ hạt thì viết lên bìa hình quả, tên các loại cây thuộc nhóm mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ được ghi lên bìa hình lá. - Vẽ thân cây lên bảng nhóm và trình bày thành một cây xanh có lá, có quả là những bìa màu đã viết. 5. Luật chơi - Mỗi nhóm phân công bạn điều hành - Mỗi nhóm có thể đi quan sát một khu vực. Quan sát và ghi chép vào phiếu hoặc bìa cắt sẵn. Thời gian đ i thực tế không quá 15 phút. Nhóm nào quan sát xong trở về địa điểm của nhóm để thực hiện trình bày. - Các bạn từng nhóm chia sẻ kết quả quan sát. Cùng nhau viết tên cây mọc lên từ hạt vào bìa hình quả, tên cây thuộc nhóm cây mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ ghi vào bìa hình lá. - Dán lên giấy khổ to của nhóm mình (thành hình cây xanh) - Thực hiện trò chơi trong 25 phút. 6. Tiêu chí đánh giá Nhóm thực hiện đúng luật chơi, các bạn trong nhóm hợp tác tốt. Ghi được nhiều tên cây nhất là nhóm thắng. 216 Hoàn thành sớm nhất là điều kiện ưu tiên để giành chiến thắng khi kết quả nhiều nhóm giống nhau. 7. Những gợi ý Trước khi ra sân GV phổ biến nhiệm vụ và luật chơi. Khi nêu nhiệm vụ, GV cho HS xem và gợi ý cách trình bày hình lá/ cây. GV có thể gợi ý cho HS cắt sẵn bìa hình lá và hình quả, khi đi thực tế quan sát cây thuộc nhóm nào sẽ viết tên trực tiếp lên phiếu. Tuy nhiên thời gian để cắt sẵn hình quả, hình lá cũng được tính trong thời gian chơi. * Phiếu ghi chép ( HS đánh dấu (x) vào ô tương ứng Tên cây Mọc lên từ hạt Mọc lên từ thân cây mẹ Mọc lên từ củ Mọc lên từ lá Ghi chú Gợi ý cách trình bày kết quả 217 Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng! Môn Khoa học lớp 5, Bài 55: Sự sinh sản của động vật 1.Mục tiêu - Giúp HS biết được con vật nào đẻ trứng, con vật nào đẻ con - Giáo dục HS các KNHHT: KN di chuyển phối hợp công việc, KN phân công nhiệm vụ, KN trình bày ý kiến, KN thể hiện thái độ hợp tác, KN trợ giúp bạn, KN thao tác với dụng cụ học tập, KN thực hiện báo cáo, KN đánh giá, tự đánh giá. - Giáo dục HS thái độ hợp tác, chia sẻ ý tưởng, có ý thức bảo vệ động vật. 2. Chuẩn bị đồ dùng: GV: Mỗi nhóm một tờ giấy khổ to ½ tờ giấy A0 HS: Bút lông,10 bìa màu kích thước ¼ tờ giấy A4, keo dán, kéo 3. Địa điểm tổ chức trò chơi Tổ chức trên lớp học 4. Nhiệm vụ và cách chơi Mỗi nhóm 4-6 bạn, có nhiệm vụ kể tên các con vật đẻ trứng và các con vật để con. Viết tên con vật vào các bìa màu, mỗi bìa chỉ viết tên một con vật. Thảo luận và trình bày lên bảng nhóm theo nhóm con vật đẻ trứng, con vật đẻ con. 5. Luật chơi 218 - Mỗi nhóm phân công thư ký ghi bảng nhóm - Mỗi bạn làm việc cá nhân trong 3 phút: ghi ra giấy những con vật mà mình biết. - Lần lượt từng bạn chia sẻ ý kiến của mình để thư ký ghi/dán vào bảng nhóm, những con vật nào bạn trước đã nêu rồi thì không nê u nữa. Mỗi một lượt, mỗi bạn chỉ nêu 1 tên, lần lượt xoay vòng đến khi hết ý kiến. Các bạn cùng thư ký dán bìa màu vào bảng nhóm. - Thời gian: 15 phút - Ít nhất 2 bạn lên trình bày kết quả 6. Tiêu chí đánh giá Nhóm thực hiện đúng luật chơi, nêu được nhiều tên con vật nhất là nhóm chiến thắng. Hoàn thành sớm nhất là điều kiện ưu tiên để giành chiến thắng khi kết quả nhiều nhóm giống nhau. 7. Những gợi ý GV có thể gợi ý học sinh cách ghi vào bảng nhóm để hoàn thành nhanh nhất: Cách 1: Mỗi nhóm có thể chọn 2 bạn làm thư ký, 1 bạn sẽ ghi con vật đẻ trứng , 1 bạn ghi tên con vật đẻ con. Mỗi bạn ghi trên tờ giấy rời (đã được cắt cho vừa với khung bảng nhóm được phát) sau đó đính vào bảng nhóm. Cách 2: Lúc làm việc cá nhân, từng bạn ghi tên các con vật mình biết lên mảnh giấy/bìa cứng, mỗi mảnh giấy/bìa chỉ ghi tên 1 con vật. Khi chia sẻ ý kiến, mỗi một lượt, mỗi bạn chỉ nêu tên một con vật, lần lượt xoay vòng đến khi hết ý kiến. Tên con vật nào được chọn sẽ đính lên bảng nhóm, không cần 219 viết lại nữa. Những bìa có tên con vật giống nhau thì dán chồng khít lên nhau. Như vậy, ý kiến của bạn nào cũng được dán lên. Bảng nhóm SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT CON VẬT ĐẺ TRỨNG CON VẬT ĐẺ CON Bảng giấy rời (dùng cho cách 1, mỗi thư ký sẽ ghi 1 tờ để đính vào bảng chung) Bìa màu (dùng cho cách 2, HS ghi tên con vật), ví dụ CON VẬT ĐẺ TRỨNG CON VẬT ĐẺ CON Dơi Cá 220 Trò chơi: Cho và nhận Môn Khoa học lớp 5, Bài 64: Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người Bài 68: Một số biện pháp bảo vệ môi trường 1.Mục tiêu - Giúp HS biết được vai trò của môi trường đối với đời sống con người. Biết một số biện pháp bảo vệ môi trường. - Giáo dục HS các KNHHT: KN di chuyển phối hợp công việc, KN phân công nhiệm vụ, KN trình bày ý kiến cá nhân và kết quả nhóm, KN thể hiện thái độ hợp tác, KN trợ giúp bạn, KN thao tác với dụng cụ học tập, KN thực hiện báo cáo, KN đánh giá, tự đánh giá. - Giáo dục HS thái độ hợp tác, chia sẻ ý tưởng, có ý thức bảo môi trường. 2. Chuẩn bị đồ dùng GV chuẩn bị: Mỗi nhóm một tờ giấy khổ to ½ tờ giấy A0 HS chuẩn bị:Bút lông, keo dán, kéo, 10 bìa màu kích thước ¼ giấy A4 3. Địa điểm tổ chức trò chơi Tổ chức trên lớp học 4. Cách chơi Mỗi nhóm có 4-5 bạn, nhiệm vụ của nhóm là nêu ra những thứ mà môi trường cung cấp cho con người và những thứ mà môi trường nhận lại từ các hoạt động sống và sản xuất của con người, những việc làm để bảo vệ môi trường. 221 5. Luật chơi - Mỗi nhóm phân công thư ký ghi bảng nhóm - Mỗi bạn làm việc cá nhân trong 3 phút: ghi ra giấy những thứ mà môi trường cung cấp cho con người và những thứ mà môi trườ ng nhận lại từ con người, những việc làm bảo vệ môi trường mà mình biết vào phiếu cá nhân hoặc bìa cứng. - Lần lượt từng bạn chia sẻ ý kiến của mình để thư ký ghi vào bảng nhóm hoặc đính bìa cứng vào bảng nhóm, những ý kiến nào bạn trước đã nêu rồi thì không nêu nữa. Mỗi một lượt, mỗi bạn chỉ nêu 1 thứ/1việc làm, theo thứ tự cho – nhận – bảo vệ lần lượt xoay vòng đến khi hết ý kiến. - Thời gian: 15 phút - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm. 6. Tiêu chí đánh giá Thực hiện đúng luật chơi , nêu được nhiều ý kiến đúng nhất và hoàn thành sớm nhất là nhóm chiến thắng. Hoàn thành sớm nhất là điều kiện ưu tiên để giành chiến thắng khi kết quả nhiều nhóm giống nhau. 7. Những gợi ý GV có thể gợi ý học sinh cách ghi vào bảng nhóm để hoàn thành nhanh nhất: Cách 1: Mỗi nhóm có thể chọn 3 bạn làm thư ký, 1 bạn sẽ ghi những thứ mà môi trường cho, 1 bạn sẽ ghi những thứ mà môi trường nhận. 1 bạn sẽ ghi những việc làm bảo vệ môi trường. Mỗi bạn ghi trên tờ giấy rời (đã được cắt cho vừa với khung bảng nhóm được phát) sau đó đí nh vào bảng nhóm. 222 Khi chia sẻ, ý kiến nào được chọn sẽ ghi vào, ý kiến nào trùng nhau chỉ ghi 1 lần. Cách 2: lúc làm việc cá nhân, từng bạn ghi ý kiến của mình lên mảnh giấy/bìa cứng, mỗi mảnh giấy/bìa chỉ ghi tên 1 thứ mà môi trường cho, môi trường nhận, việc làm bảo vệ môi trường. Khi chia sẻ, ý kiến nào được chọn sẽ đính lên bảng nhóm, không cần viết lại nữa, những bìa có ý kiến nào trùng nhau thì dán chồng khít lên nhau. Bảng nhóm MÔI TRƯỜNG CHO VÀ NHẬN MÔI TRƯỜNG CHO MÔI TRƯỜNG NHẬN VIỆC LÀM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Bảng giấy rời (dùng cho cách 1, mỗi thư ký sẽ ghi 1 tờ để đính vào bảng chung) Bìa màu (dùng cho cách 2, HS ghi ý kiến lên bìa màu), ví dụ Môi trường cho Lúa gạo Khói, bụi Không vứt rác bừa bãi Môi trường nhận Bảo vệ môi trường 223 Phụ lục 12. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC LỚP THỰC NGHIỆM- LỚP 4 KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn Khoa học lớp 4 Bài 55-56 ôn tập: Vật chất và năng lượng (tiết 2) I. Mục tiêu - Giúp học sinh củng cố kiến thức: không khí có xung quanh ta và choáng chỗ (có trong chỗ rỗng của mọi vật). - Giáo dục HS các KNHHT: KN di chuyển phối hợp công việc, KN phân công nhiệm vụ, KN đối thoại, chấp nhận, KN thao tác với dụng cụ học tập, KN hỗ trợ bạn, KN thể hiện thái độ hợp tác, KN đánh giá, tự đánh giá, KN phản hồi ý kiến. - Giáo dục HS thái độ hợp tác, chia sẻ ý tưởng. II. Chuẩn bị của GV và HS GV chuẩn bị dụng cụ chơi cho trò chơi “Cây trĩu quả”, mỗi nhóm: - 1 Chậu nhựa (hoặc thau nhựa/nhôm) cỡ lớn - 3 Ly nhựa trong - Bàn học sinh (mỗi nhóm 3 cái) - Khăn lau nước HS chuẩn bị: Giấy báo để làm quả, keo dán, dây/chỉ buộc, cây xanh, kéo. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu (tổ chức ngoài lớp học) 1. Hoạt động trò chơi “ Cây trĩu quả”(40 phút) 224 Cách tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1. Ổn định, giới thiệu trò chơi (2 phút) Bước 2. Tổ chức nhóm (2 phút) Chia lớp thành 5 nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 bạn. - Giới thiệu trò chơi Bước 3. Hướng dẫn, giải thích cách chơi, luật chơi, tiêu chí đánh giá (3 phút) – Phân tích sự cần thiết phải hợp tác thực hiện đúng luật (KNHHT). Bước 4. Tiến hành chơi (7 phút) - Làm nháp nếu cần thiết, cho HS chơi. - Quan sát hỗ trợ, phản hồi cho HS về việc thực hiện KNHHT. - Khích lệ, cổ vũ các nhóm. - HS nhanh chóng ổn định, xác định mục tiêu trò chơi - Mỗi nhóm chọn bạn nhóm trưởng. 5 nhóm xếp thành 5 dọc hoặc ngang ở sân chơi, gần ngay các dụng cụ chơi đã được bố trí để hướng dẫn chơi. - Lắng nghe, theo dõi GV hướng dẫn. - Có ý kiến thắc mắc nếu chưa rõ để GV hướng dẫn lại. - HS kiểm tra lại vật liệu, dụng cụ chơi cho đầy đủ. Lượt thứ nhất có 3 nhóm chơi, 2 nhóm còn lại quan sát, cổ vũ. Lượt thứ hai có 2 nhóm còn lại, 3 nhóm đã chơi cổ vũ, quan sát. Mỗi lượt chơi 7 phút và 4 phút để nhận xét kết quả lượt chơi. 225 Nhóm trưởng điều hành các bạn thực hiện: - Các thành viên trong nhóm hội ý nhanh với nhau trước khi bắt tay vào thực hiện để thống nhất cách làm (làm quả như thế nào? Cách chuyển quả để không bị ướt, cách buộc dây để treo, ..) - Phân công bạn làm quả, bạn chuyển quả, bạn đính dây vào quả, bạn treo lên cây, bạn nào cũng có việc làm. Bạn nào làm xong việc của mình sẽ giúp bạn trong nhóm để hoàn thành trong thời gian nhanh nhất. - Trong lúc thực hiện nhiệm vụ, các bạn trong nhóm cùng chia sẻ vật liệu, ý tưởng, phối hợp thực hiện, cổ vũ cho nhau, luôn giữ thái độ hợp tác không tranh giành vật liệu. Chậu nước Quả AB Bàn 1Bàn 2Bàn 3 226 Bước 5. Tổng kết trò chơi (10 phút) - Xác nhận nhóm thắng - Dùng giấy báo/ giấy vụn vo lại làm quả. Lần lượt chuyển từng quả qua sông. Sử dụng ly nhựa để chuyển quả sang “sông” (chậu nước) bằng cách: đặt quả vào trong ly, úp miệng ly vào chậu nước và di chuyển từ bờ bên này (cạnh này -A) sang bờ bên kia (cạnh kia -B). - Dùng chỉ/dây, băng keo để buộc hoặc dán các quả đã chuyển qua sông và treo lên cành cây. Quả nào bị ướt sẽ không được tính. - Kết thúc lượt chơi, mỗi nhóm cử 1 HS sang nhóm bạn để cùng kiểm tra số quả trên cây của nhóm bạn. - Các nhóm công bố số quả trên cây của nhóm mình. - Xác định nhóm thắng - Trả lời câu hỏi vì sao trên cây của nhóm mình có được số lượng quả như thế? Nếu được chơi lại trò chơi này, nhóm mình sẽ thực hiện như thế nào? (Nhận thức được cần thiết phải có hợp tác trong khi chơi, có 227 - Bổ sung ý kiến, đánh giá kết quả của từng nhóm/đội, đánh giá việc thực hiện KNHHT, tinh thần thái độ tham gia của HS, khen ngợi cá nhân và nhóm thực hiện tốt luật chơi và hợp tác tốt. Tóm lược nội dung bài học. - Khen thưởng nhóm chiến thắng, khích lệ các nhóm còn lại. * Tự đánh giá quá trình tổ chức TCKH của mình. phân công hợp lí, tích cực, khẩn trương, di chuyển hợp lí, thao tác chính xác nhanh nhẹn) - Tự đánh giá sự tham gia của các bạn trong nhóm, việc thực hiện luật chơi trong quá trình chơi. * Thảo luận nhóm 3 phút, các nhóm giải thích tại sao quả vận chuyển qua sông nhưng không bị ướt? - Tóm lược nội dung bài học - Cổ vũ nhóm thắng 2. Tổng kết tiết học (2 phút) - GV củng cố lại kiến thức đã học - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập, việc thực hiện các KNHHT, tuyên dương HS, nhóm chơi tốt. Khuyến khích HS thường xuyên thực hiện các hành động hợp tác tương tự trong trò chơi. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài mới. 228 KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn Khoa học Lớp 4 Bài 62: Động vật cần gì để sống Bài 63: Động vật ăn gì để sống I. Mục tiêu - Giúp HS biết được động vật cần không khí, nước, thức ăn, ánh sáng để tồn tại và phát triển. Có những động vật ăn cỏ, lá cây, quả, có những động vật ăn thịt, ăn sâu bọ,có những động vật ăn tạp (cả động vật và thực vật). - Giáo dục HS các KNHHT: KN di chuyển phối hợp công việc, KN phân công nhiệm vụ, KN lắng nghe, KN trình bày kết quả nhóm, KN thể hiện thái độ hợp tác, KN trợ giúp bạn, KN thao tác với dụng cụ học tập, KN đánh giá, tự đánh giá, KN phản hồi ý kiến. - Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, thái độ hợp tác, chia sẻ ý tưởng. II. Chuẩn bị của GV và HS Dụng cụ chơi cho trò chơi “ Khu vườn xinh” Giáo viên chuẩn bị đủ cho 5 nhóm - Phiếu học tập Phiếu học tập ( mỗi nhóm 1 phiếu) 229 Con vật Thức ăn Nơi trú ẩn Nước uống Môi trường tự nhiên .................. Phân công bạn làm Đánh giá - Các con vật đồ chơi bằng nhựa (hoặc gỗ, đất nặn): con trâu, bò, gấu, cọp, vịt, gà, rắn, ếch, nhái, cá, tép, cua, ốc, hươu, nai, ngựa,.. - Bảng nhóm (loại bảng thiết, cứng) hoặc bìa các tông cứng kích thước 60cm x60cm. HS chuẩn bị - Đất nặn, vỏ hộp giấy, bìa các tông cứng, keo dán - Nhánh cây nhỏ, cỏ, rơm rạ - Dĩa nhựa nhỏ, keo dán, giấy màu, màu sáp, kéo III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu : tổ chức trên lớp học 1. Hoạt động trò chơi “ Khu vườn xinh” ( 2 tiết : 60 phút) Cách tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1. Ổn định, giới thiệu trò chơi (2 phút) - HS nhanh chóng ổn định, xác định mục tiêu trò chơi 230 Bước 2. Tổ chức nhóm (2 phút) Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 6 bạn. - Phát dụng cụ chơi cho mỗi nhóm. - Giới thiệu trò chơi Bước 3. Hướng dẫn, giải thích cách chơi, luật chơi, tiêu chí đánh giá (3 phút) – Phân tích sự cần thiết phải hợp tác thực hiện đúng luật (KNHHT). Bước 4. Tiến hành chơi (30 phút) - Cho HS chơi. - Quan sát hỗ trợ, phản hồi cho HS về việc thực hiện KNHHT. - HS trong nhóm nhanh chóng tự sắp xếp bàn ghế đủ chỗ ngồi cho các bạn trong nhóm, các bạn ngồi đối diện với nhau. - Chọn bạn điều hành . - Đặt dụng cụ đã chuẩn bị lên bàn. - Lắng nghe, theo dõi GV hướng dẫn. - Có ý kiến thắc mắc nếu chưa rõ để GV hướng dẫn lại. - Mỗi nhóm bắt thăm chọn một con vật để xây dựng khu vườn cho chúng sinh sống, con vật đó là: Con cọp, con trâu, con bò, con rắn, con gấu, con gà, con lợn - Các thành viên trong nhóm hội ý nhanh với nhau để điền vào phiếu học tập. 231 - Khích lệ, cổ vũ các nhóm. - Bạn điều hành sẽ phân công các bạn, bạn nào cũng có việc làm. Bạn nào làm xong việc của mình sẽ giúp bạn trong nhóm để hoàn thành khu vườn trong thời gian nhanh nhất. - Trong lúc thực hiện nhiệm vụ, các bạn trong nhóm cùng chia sẻ vật liệu, ý tưởng, phối hợp thực hiện, sắp xếp cho khu vườn hợp lí, luôn giữ thái độ hợp tác không tranh giành vật liệu - Sử dụng vật liệu đã chuẩn bị để xây khu vườn có đủ các điều kiện để con vật đó sinh sống. Sử dụng các vật liệu để làm thức ăn, ví dụ dùng đất nặn để nặn con nai, hươu để thả vào khu vườn của cọp, nặn ếch nhái thả vào khu vườn của con rắn,. nguồn nước uống: ao hồ, sông suối,nơi trú ẩn: chuồng trại, hang đá, cành cây,.tạo môi trường thiên nhiên (cây cỏ, sông núi, ao hồ,) 232 Bước 5. Tổng kết trò chơi (20 phút) - Xác nhận nhóm thắng Cùng HS phân tích kết quả các nhóm, làm rõ sự cần thiết phải có sự hợp tác trong khi chơi - Bổ sung ý kiến, đánh giá kết quả của từng nhóm/đội, đánh giá việc thực hiện KNHHT, tinh thần thái độ tham gia của HS, khen ngợi cá nhân và nhóm thực hiện tốt luật chơi và hợp tác tốt. Tóm lược nội dung bài học. - Khen thưởng nhóm chiến thắng, khích lệ các nhóm còn lại. * Tự đánh giá quá trình tổ chức TCKH của mình. - Trưng bày sản phẩm của nhóm mình, quan sát nhận xét sản phẩm nhóm bạn - 2 bạn/nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình. - Xác định nhóm chiến thắng. - Phân tích kết quả các nhóm (Nhận thức được cần thiết phả i có hợp tác trong khi chơi, có phân công hợp lí, tích cực, khẩn trương, thao tác chính xác nhanh nhẹn, chia sẻ vật liệu, dụng cụ, trợ giúp nhau) - Các nhóm tự đánh giá sự tham gia của các bạn trong nhóm, việc thực hiện luật chơi trong quá trình chơi. - HS nêu những nội dung đã học được qua trò chơi, nội dung học tập. - Cổ vũ nhóm thắng 233 2. Tổng kết tiết học (2 phút) - GV củng cố lại kiến thức đã học - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập, việc thực hiện các KNHHT, tuyên dương HS, nhóm chơi tốt. Khuyến khích HS thường xuyên thực hiện các hành động hợp tác tương tự trong trò chơi. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài mới. __________________ Phụ lục 13 KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC LỚP THỰC NGHIỆM – LỚP 5 KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn Khoa học Lớp 5 Bài 55: Sự sinh sản của động vật I. Mục tiêu - Giúp HS biết được con vật nào đẻ trứng, con vật nào đẻ con - Giáo dục HS các KNHHT: KN di chuyển phối hợp công việc, KN phân công nhiệm vụ, KN lắng nghe, KN trình bày ý kiến cá nhân và kết quả nhóm, KN thể hiện thái độ hợp tác , KN hỗ trợ giúp bạn, KN thao tác với dụng cụ học tập, KN thực hiện báo cáo, KN đánh giá, tự đánh giá, KN phản hồi ý kiến. - Giáo dục thái độ hợp tác, chia sẻ ý tưởng, có ý thức bảo vệ động vật. II. Chuẩn bị của GV và HS Chuẩn bị đồ dùng cho trò chơi “Ai nhanh, ai đúng!” 234 GV chuẩn bị: Mỗi nhóm một tờ giấy khổ to ½ tờ giấy A0 làm bảng nhóm. SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT CON VẬT ĐẺ TRỨNG CON VẬT ĐẺ CON HS chuẩn bị: Bút lông, keo dán, kéo, 10 bìa màu kích thước ¼ tờ giấy A4 III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu : tổ chức trên lớp học 1. Hoạt động trò chơi “Ai nhanh, ai đúng!” (40 phút) Cách tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1. Ổn định, giới thiệu trò chơi (2 phút) - Nhanh chóng ổn định, xác định mục tiêu trò chơi 235 Bước 2. Tổ chức nhóm (2 phút) Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 6 bạn. - Phát dụng cụ chơi cho mỗi nhóm. Bước 3. Hướng dẫn, giải thích cách chơi, luật chơi, tiêu chí đánh giá (3 phút) – Phân tích sự cần thiết phải hợp tác thực hiện đúng luật (KNHHT). Bước 4. Tiến hành chơi (15 phút) - Làm nháp nếu cần thiết, cho HS chơi. - Quan sát hỗ trợ, phản hồi cho HS về việc thực hiện KNHHT. - Khích lệ, cổ vũ các nhóm. - Nhanh chóng tự sắp xếp bàn ghế đủ chỗ ngồi cho các bạn trong nhóm, các bạn ngồi đối diện với nhau. - Chọn bạn điều hành. - Đặt dụng cụ đã chuẩn bị lên bàn. - Lắng nghe, theo dõi GV hướng dẫn. - Có ý kiến thắc mắc nếu chưa rõ để GV hướng dẫn lại. Nhóm trưởng điều hành các bạn khẩn trương thực hiện: - Mỗi bạn làm việc cá nhân trong 3 phút: viết ra giấy những con vật mà mình biết. Viết chữ to bằng bút lông, chia các phiếu thành 2 nhóm, nhóm con vật đẻ trứng và nhóm con vật đẻ con để chia sẻ trong nhóm. - Lần lượt từng bạn chia sẻ ý kiến của mình và đặt bìa vào bảng nhóm. Mỗi một lượt, mỗi bạn chỉ nêu 1 tên 236 Bước 5. Tổng kết trò chơi (15 phút) - Xác nhận nhóm thắng - GV gợi ý cho HS phát biểu (đưa ra 1 bìa), lần lượt xoay vòng đến khi hết ý kiến. Bìa có ý kiến trùng nhau sẽ đặt trùng khít lên nhau. - Nhóm trưởng cùng các bạn thống nhất lại con vật nào đẻ trứng, con vật nào đẻ con. Các bạn cùng thư ký dán bìa màu vào bảng nhóm. - HS đính sản phẩm của nhóm lên bảng lớp hoặc các vách tường của lớp học. Quan sát kết quả các nhóm và nhận xét: Số lượng tên các con vật; việc sắp xếp vào nhóm con vật đẻ trứng hoặc đẻ con đã hợp lí chưa? - Các nhóm trình bày: 2 bạn lên trình bày, mỗi bạn trình bày một nhóm con vật để trứng hoặc đẻ con. - Xác định nhóm chiến thắng. * HS ghép/ xây thêm ý kiến vào một bảng nhóm để có được kết quả tốt nhất của cả lớp. * Suy nghĩ và nêu ý kiến: hành động viết ý kiến lên phiếu; lần lượt xoay vòng nêu ý kiến và mỗi lần chỉ 237 - Bổ sung ý kiến, đánh giá kết quả của từng nhóm/đội, đánh giá việc thực hiện KNHHT, tinh thần thái độ tham gia của HS, khen ngợi cá nhân và nhóm thực hiện tốt luật chơi và hợp tác tốt. Tóm lược nội dung bài học. - Khen thưởng nhóm chiến thắng, khích lệ các nhóm còn lại. * Tự đánh giá quá trình tổ chức TCKH của mình. nêu 1 ý kiến; tất cả ý kiến đều được dán lên bảng nhóm. Việc làm này có ý nghĩa gì? (Nhận thức được bạn nào cũng có cơ hội phát biểu ý kiến, nhường cho bạn phát biểu, ý kiến của mình được trân trọng, mỗi bạn cùng dán lên bảng nhóm để nhanh chóng hoàn thành sản phẩm của nhóm) - Các nhóm tự đánh giá sự tham gia của các bạn trong nhóm, việc thực hiện luật chơi trong quá trình chơi. HS nêu những nội dung đã học được qua trò chơi, nội dung học tập. - Cổ vũ nhóm thắng 2. Tổng kết tiết học (2 phút) - GV củng cố lại kiến thức đã học - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập, việc thực hiện các KNHHT, tuyên dương HS, nhóm chơi tốt. Khuyến khích HS thường xuyên thực hiện các hành động hợp tác tương tự trong trò chơi. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài mới. 238 KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn Khoa học Lớp 5 Bài 64. Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người Bài 68. Một số biện pháp bảo vệ môi trường I. Mục tiêu - Giúp HS biết được vai trò của môi trường đối với đời sống con người. Biết một số biện pháp để bảo vệ môi trường. - Giáo dục HS các KNHHT: KN di chuyển phối hợp công việc, KN phân công nhiệm vụ, KN lắng nghe, KN trình bày ý kiến cá nhân và kết quả nhóm, KN thể hiện thái độ hợp tác, KN trợ giúp bạn, KN thao tác với dụng cụ học tập, KN thực hiện báo cáo, KN đánh giá, tự đánh giá, KN phản hồi ý kiến. - Giáo dục HS thái độ hợp tác, chia sẻ ý tưởng, có ý thức bảo môi trường. II. Chuẩn bị của GV và HS Chuẩn bị đồ dùng cho trò chơi “Cho và nhận” GV chuẩn bị: Mỗi nhóm một tờ giấy khổ to ½ tờ giấy A0 làm bảng nhóm. MÔI TRƯỜNG CHO VÀ NHẬN 239 MÔI TRƯỜNG CHO MÔI TRƯỜNG NHẬN VIỆC LÀM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HS chuẩn bị: Bút lông, keo dán, kéo, 10 bìa màu kích thước ¼ tờ giấy A4 III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu : tổ chức trên lớp học 1. Hoạt động trò chơi “Cho và nhận” ( 2 tiết : 60 phút) Cách tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1. Ổn định, giới thiệu trò chơi (2 phút) Bước 2. Tổ chức nhóm (2 phút) Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 6 bạn. - Phát dụng cụ chơi cho mỗi nhóm. - Nhanh chóng ổn định, xác định mục tiêu trò chơi - Nhanh chóng tự sắp xếp bàn ghế đủ chỗ ngồi cho các bạn trong nhóm, các bạn ngồi đối diện với nhau. - Chọn bạn điều hành, đặt tên nhóm - Đặt dụng cụ đã chuẩn bị lên bàn. 240 Bước 3. Hướng dẫn, giải thích cách chơi, luật chơi, tiêu chí đánh giá (3 phút) – Phân tích sự cần thiết phải hợp tác thực hiện đúng luật (KNHHT). Bước 4. Tiến hành chơi (20 phút) - Làm nháp nếu cần thiết, cho HS chơi. - Quan sát hỗ trợ, phản hồi cho HS về việc thực hiện KNHHT. - Khích lệ, cổ vũ các nhóm. - Lắng nghe, theo dõi GV hướng dẫn. - Có ý kiến thắc mắc nếu chưa rõ để GV hướng dẫn lại Nhóm trưởng điều hành các bạn khẩn trương thực hiện: Mỗi bạn làm việc cá nhân trong 3 phút: ghi ra giấy những thứ mà môi trường cung cấp cho con người và những thứ mà môi trường nhận lại từ con người, những việc làm bảo vệ môi trường mà mình biết vào bìa đã chuẩn bị. - Lần lượt từng bạn chia sẻ nhanh ý kiến của mình và đặt bìa vào bảng nhóm. Mỗi một lượt, mỗi bạn chỉ nêu 1 tên (đưa ra 1 bìa), lần lượt xoay vòng đến khi hết ý kiến. Bìa có ý kiến trùng nhau sẽ đặt trùng khít lên nhau. - Nhóm trưởng cùng các bạn 241 Bước 5. Tổng kết trò chơi (20phút) - Xác nhận nhóm thắng - GV gợi ý cho HS phát biểu thống nhất lại ý kiến theo từng nhóm môi trường cho, môi trường nhận, việc làm để bảo vệ môi trường. - HS đính sản phẩm của nhóm lên bảng lớp hoặc các vách tường của lớp học. Quan sát kết quả các nhóm và nhận xét: Số lượng ý kiến; việc sắp xếp vào nhóm cho, nhận và bảo vệ môi trường đã hợp lí chưa? - Các nhóm trình bày: 3 bạn lên trình bày, mỗi bạn trình bày một nhóm cho, nhận, bảo vệ môi trường - Xác định nhóm chiến thắng. * HS ghép/ xây thêm ý kiến vào một bảng nhóm để có được kết quả tốt nhất của cả lớp. * Suy nghĩ và nêu ý kiến: số lượng ý kiến của nhóm mình nhiều/ít? trình bày có đúng theo từng nhóm cho, nhận, và bảo vệ chưa? Có nhanh bằng nhóm bạn không? Vì sao? 242 - Bổ sung ý kiến, đánh giá kết quả của từng nhóm/đội, đánh giá việc thực hiện KNHHT, tinh thần thái độ tham gia của HS, khen ngợi cá nhân và nhóm thực hiện tốt luật chơi và hợp tác tốt. Tóm lược nội dung bài học. - Khen thưởng nhóm chiến thắng, khích lệ các nhóm còn lại. * Tự đánh giá quá trình tổ chức TCKH của mình. (Nhận thức được trách nhiệm của cá nhân và hợp tác, phải cố gắng nghĩ nhanh, viết nhiều và khẩn trương chia sẻ, mỗi người cùng sắp xếp làm thật nhanh, bạn phết keo, bạn dán, thao tác chính xác) - Các nhóm tự đánh giá sự tham gia của các bạn trong nhóm, việc thực hiện luật chơi trong quá trình chơi. HS nêu những nội dung đã học được qua trò chơi, nội dung học tập. - Cổ vũ nhóm thắng 2. Tổng kết tiết học (2 phút) - GV củng cố lại kiến thức đã học - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập, việc thực hiện các KNHHT, tuyên dương HS, nhóm chơi tốt. Khuyến khích HS thực hiện thường xuyên các hành động hợp tác và chia sẻ ý tưởng. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài mới. 243 Phụ lục 14: Minh hoạ thiết kế dạy học với TCKH có nội dung là một phần của bài học. Môn Khoa học lớp 4 Bài 1: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ? I. Mục tiêu - Giúp HS nêu được những yếu tố mà con người cần có để duy trì sự sống; Kể được một số điều kiện vật chất và tinh thần mà con n gười cần có trong cuộc sống. - Giáo dục HS một số KNHHT qua trò chơi như KN di chuyển phối hợp công việc, KN phân công, KN lắng nghe, KN trình bày ý kiến cá nhân và kết quả nhóm, KN thể hiện thái độ hợp tác, KN hỗ trợ bạn, KN thao tác với dụng cụ học tập, KN thực hiện báo cáo, KN nhận xét, KN đánh giá và tự đánh giá. - Giáo dục HS thái độ hợp tác trong học tập. II. Chuẩn bị của GV và HS - Hình trang 4,5 SGK - Đồ dùng cho trò chơi “ Tháp nào cao hơn?”: GV chuẩn bị: Mỗi nhóm ½ tờ giấy A0 để trình bày kết quả (đủ dùng theo nhóm), băng dính. HS chuẩn bị: bút lông, bìa giấy/bìa màu kích thước ¼ tờ giấy tập HS, keo dán, kéo. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu (40 phút) 1. Hoạt động 1: Trò chơi “ Tháp nào cao hơn?” (30 phút) Mục tiêu - HS nêu được những yếu tố con người cần có để duy trì sự sống và những điều kiện cần có trong cuộc sống. 244 - Giáo dục HS một số KNHHT qua trò chơi như: KN di chuyển phối hợp công việc, KN phân công, KN lắng nghe, KN trình bày ý kiến cá nhân và kết quả nhóm, KN thể hiện thái độ hợp tác, KN hỗ trợ bạn, KN thao tác với dụng cụ học tập, KN thực hiện báo cáo, KN nhận xét, KN đánh giá và tự đánh giá. - Giáo dục HS thái độ hợp tác trong học tập. * Cách tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1. Ổn định, giới thiệu trò chơi (2 phút) Bước 2. Tổ chức nhóm (2 phút) Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4-6 bạn. - Phát dụng cụ chơi cho mỗi nhóm. - Giới thiệu trò chơi Bước 3. Hướng dẫn, giải thích cách chơi, luật chơi, tiêu chí đánh giá - HS nhanh chóng ổn định, xác định mục tiêu trò chơi - HS trong nhóm tự sắp xếp bàn ghế đủ chỗ ngồi cho các bạn trong nhóm, các bạn ngồi đối diện với nhau. - Chọn bạn nhóm trưởng điều hành nhóm. Nhanh chóng sắp xếp bàn ghế và ngồi vào nhóm. - Đặt dụng cụ đã chuẩn bị lên bàn. - Lắng nghe, theo dõi GV hướng dẫn. 245 (3 phút) – Phân tích sự cần thiết phải hợp tác thực hiện đúng luật (KNHHT). Bước 4. Tiến hành chơi (15 phút) - Làm nháp nếu cần thiết, cho HS chơi. - Quan sát hỗ trợ, phản hồi cho HS về việc thực hiện KNHHT. - Khích lệ, cổ vũ các nhóm. - Có ý kiến thắc mắc nếu chưa rõ để GV hướng dẫn lại. Nhóm trưởng điều hành các bạn khẩn trương thực hiện: - Mỗi bạn làm việc cá nhân trong khoảng 2- 3 phút: Quan sát tranh trong SGK và kết hợp với hiểu biết của mình để viết hoặc vẽ ra giấy tất cả những thứ mà em cần có để duy trì sự sống và những thứ cần có trong cuộc sống. Viết bằng bút lông chữ to. Chia các phiếu đã viết thành 2 nhóm, nhóm duy trì sự sống và nhóm cần có trong cuộc sống để chia sẻ. - Lần lượt từng bạn nhanh chóng chia sẻ ý kiến của mình và đặt phiếu của mình vào bảng nhóm. Những thứ cần thiết để duy trì sự sống đặt ở tầng dưới, những thứ cần có trong cuộc sống đặt ở tầng trên. Mỗi một lượt, mỗi bạn chỉ nêu 1 thứ (đưa ra 1 bìa), lần lượt 246 Bước 5. Tổng kết trò chơi (8 phút) - Xác nhận nhóm thắng xoay vòng đến khi hết ý kiến. Bìa có cùng ý kiến trùng nhau sẽ đặt trùng khít lên nhau. Nhóm trưởng cùng các bạn thống nhất lại ý kiến nào là cần duy trì sự sống và ý kiến nào cần có trong cuộc sống. Dán các bìa vào đúng vị trí. - HS đính sản phẩm của nhóm lên bảng lớp hoặc các vách tường của lớp học. HS quan sát kết quả các nhóm: Số lượng ý kiến của các tháp, có ý kiến nào chưa phù hợp? sắp xếp ý kiến ở 2 tầng của tháp đã hợp lí chưa? (2 phút để các nhóm quan sát các sản phẩm các nhóm để có nhận xét). - Các nhóm trình bày: 2 bạn lên trình bày, mỗi bạn trình bày một tầng - Xác định nhóm chiến thắng. * HS ghép/ xây thêm ý kiến vào một bảng nhóm để có được kết quả tốt nhất của cả lớp. 247 Cùng HS phân tích kết quả các nhóm, làm rõ sự cần thiết phải có sự hợp tác trong khi chơi - Bổ sung ý kiến, đánh giá kết quả của từng nhóm/đội, đánh giá việc thực hiện KNHHT, tinh thần thái độ tham gia của HS, khen ngợi cá nhân và nhóm thực hiện tốt luật chơi và hợp tác tốt. Tóm lược nội dung bài học. - Khen thưởng nhóm chiến thắng, khích lệ các nhóm còn lại. * Tự đánh giá quá trình tổ chức TCKH của mình. Suy nghĩ và nêu ý kiến: Vì sao tháp của nhóm mình thấp hơn/cao hơn nhóm bạn? Nhóm của mình nhanh hơn/chậm hơn nhóm bạn? Vì sao? Nếu được thực hiện lại trò chơi này nhóm mình sẽ làm như thế nào? (Nhận thức được cần thiết phải có hợp tác trong khi chơi, có phân công hợp lí, tích cực, khẩn trương, thao tác chính xác nhanh nhẹn, chia sẻ vật liệu, dụng cụ, trợ giúp nhau) - Các nhóm tự đánh giá sự tham gia của các bạn trong nhóm, việc thực hiện luật chơi trong quá trình chơi. HS nêu những nội dung đã học được qua trò chơi, nội dung học tập. - Cổ vũ nhóm thắng 248 2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (8 phút) * Mục tiêu: phân biệt những yếu tố con người cũng như sinh vật khác cần có để duy trì sự sống của mình với những yếu tố mà chỉ con người mới cần. * Cách tiến hành - Tổ chức nhóm và hướng dẫn thảo luận nhóm. - HS thảo luận nhóm, theo nhóm đã thực hiện trò chơi - Sử dụng sản phẩm của nhóm qua trò chơi để xác định những yếu tố nào cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật. Những yếu tố nào chỉ con người mới cần. - HS dùng bút lông vẽ thêm các ký hiệu vào những bìa đã ghi ý kiến trong Tháp của nhóm: - Ký hiệu : cây là yếu tố cần cho thực vật - Ký hiệu : là yếu tố cần cho động vật - Ký hiệu : là yếu tố cần cho con người 249 - Tổ chức các nhóm trình bày - Thống nhất những yếu tố cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật. Những yếu tố nào chỉ con người mới cần. Yếu tố nào cả con người, động vật, thực vật đều cần thì ghi cả 3 ký hiệu , , - Chỉ cần vẽ ký hiệu không bắt buộc tô màu - Thời gian thực hiện 5 phút. - Cho các nhóm đính bảng của mình lên bảng lớp để cùng nhận xét. - Quan sát các nhóm khác, - Trình bày kết quả của nhóm Nêu ý kiến nhận xét nhóm khác. 3. Tổng kết tiết học (2 phút) - GV củng cố lại kiến thức đã học. - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập, việc thực hiện các KNHHT, tuyên dương HS, nhóm HS thực hiện tốt. - Dặn HS về nhà học bài và c huẩn bị. 250 Phụ lục 15 Minh hoạ thiết kế dạy học với TCKH có nội dung của một hoặc nhiều bài học. Môn Khoa học lớp 5 Bài 54: CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ I. Mục tiêu - Giúp HS: Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây; Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ; - Giáo dục HS một số KNHHT qua trò chơi như KN di chuyển phối hợp công việc, KN phân công, KN lắng nghe, KN trình bày ý kiến, KN thể hiện thái độ hợp tác, KN trợ giúp bạn, KN thao tác với dụng cụ học tập, KN thực hiện báo cáo, KN đánh giá. - Giáo dục HS bảo vệ môi trường, thái độ hợp tác trong học tập. II. Chuẩn bị của GV và HS - Hình trang 110,111 SGK - Chuẩn bị theo nhóm : Vài ngọn mía, vài củ khoa tây, lá sống đời, củ gừng, củ riềng, củ hành, tỏi. - Đồ dùng cho trò chơi “ Ai tinh mắt?”: GV chuẩn bị: Mỗi nhóm ½ tờ giấy A 0 để trình bày kết quả, phiếu học tập, bìa cứng khổ A4, băng dính, bìa hình quả, bìa hình lá. Mỗi HS chuẩn bị: bút lông, 10 bìa hình chiếc lá màu xanh lá cây và 10 bìa hình quả màu đỏ kích thước ½ tờ giấy tập HS , keo dán, kéo. 251 III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu (40 phút) 1. Hoạt động Trò chơi “ Ai tinh mắt? ” Cách tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1. Ổn định, giới thiệu trò chơi (2 phút) Bước 2. Tổ chức nhóm (2 phút) Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 bạn. - Phát dụng cụ chơi cho mỗi nhóm. - Giới thiệu trò chơi Bước 3. Hướng dẫn, giải thích cách chơi, luật chơi, tiêu chí đánh giá (3 phút) – Phân tích sự cần thiết phải hợp tác thực hiện đúng luật (KNHHT). Bước 4. Tiến hành chơi (20 phút) - Cho HS chơi. - HS nhanh chóng ổn định, xác định mục tiêu trò chơi - HS trong nhóm tự sắp xếp bàn ghế đủ chỗ ngồi cho các bạn trong nhóm, các bạn ngồi đối diện với nhau. - Chọn bạn nhóm trưởng điều hành nhóm. - Đặt dụng cụ đã chuẩn bị lên bàn. - Lắng nghe, theo dõi GV hướng dẫn. - Có ý kiến thắc mắc nếu chưa rõ để GV hướng dẫn lại Nhóm trưởng điều hành các bạn 252 - Quan sát hỗ trợ, phản hồi cho HS về việc thực hiện KNHHT. - Khích lệ, cổ vũ các nhóm. khẩn trương thực hiện: Chia nhóm thành 2-3 nhóm nhỏ. - Bước 1. Mỗi nhóm nhỏ đi quan sát một khu vực trong trường. - Mang theo bút, bìa hình lá, bìa hình quả, bìa cứng A4(để làm đế tựa, đặt các miếng bìa lên để viết) Quan sát những cây xanh, cây hoa trong khu vực được phân công và ghi chép và ghi chép vào bìa cắt sẵn, một bạn ghi vào bìa hình quả, một bạn ghi vào bìa hình lá. Trong 10 phút. - Bạn nhóm trưởng di chuyển đến từng nhóm nhỏ của nhóm mình để hỗ trợ và nhắc nhở thời gian. - Nhóm nào quan sát và ghi chép xong trở về vị trí của nhóm để hội ý và thực hiện tiếp bước 2 - Các nhóm nhỏ lần lượt chia sẻ kết quả quan sát. Mỗi lượt, mỗi bạn đọc 1 tên (đưa ra 1 bìa), các Táo Mía 253 nhóm khác nếu có tên giống nhau thì xếp trùng lên nhau. Lần lượt xoay vòng cho đến hết. Phải khẩn trương. Bước 2. Quan sát vật thật đã chuẩn bị : ngọn mía, củ khoa tây, lá sống đời, củ gừng, củ riềng, củ hành, tỏi và ghi tên cây vào bìa như bước 1 Bước 3. Một bạn vẽ thân cây, bạn tô màu, bạn dán quả, bạn dán lá thành hình cây xanh - HS đính sản phẩm của nhóm lên bảng lớp hoặc các vách tường của lớp học. HS quan sát kết quả các nhóm: Số lượng ý kiến của các cây, có ý kiến nào chưa phù hợp?(2 phút để 254 Bước 5. Tổng kết trò chơi (8 phút) - Xác nhận nhóm thắng Cùng HS phân tích kết quả các nhóm, làm rõ sự cần thiết phải có sự hợp tác trong khi chơi - Bổ sung ý kiến, đánh giá kết quả của từng nhóm/đội, đánh giá việc các nhóm quan sát các sản phẩm các nhóm để có nhận xét). - Các nhóm trình bày: 2 bạn lên trình bày, mỗi bạn trình cây mọc lên từ hạt, cây mọc lên từ một phận của cây mẹ. - Xác định nhóm chiến thắng. * HS ghép/ xây thêm ý kiến vào một cây để có được kết quả tốt nhất của cả lớp. Suy nghĩ và nêu ý kiến: Nhóm của mình nhanh hơn/chậm hơn nhóm bạn? Vì sao? Cây của nhóm mình có nhiều/ít lá và quả hơn nhóm bạn? vì sao? (Nhận thức được cần thiết phải có hợp tác trong khi chơi, có phân công hợp lí, khẩn trương, di chuyển nhanh nhẹn, thao tác chính xác, chia sẻ vật liệu, dụng cụ, trợ giúp nhau) - Các nhóm tự đánh giá sự tham gia của các bạn trong nhóm, việc thực hiện luật chơi trong quá trình chơi. 255 thực hiện KNHHT, tinh thần thái độ tham gia của HS, khen ngợi cá nhân và nhóm thực hiện tốt luật chơi và hợp tác tốt. Tóm lược nội dung bài học. - Khen thưởng nhóm chiến thắng, khích lệ các nhóm còn lại. * Tự đánh giá quá trình tổ chức TCKH của mình. HS nêu những nội dung đã học được qua trò chơi, nội dung học tập. - Cổ vũ nhóm thắng 2. Tổng kết tiết học (2 phút) - GV củng cố lại kiến thức đã học - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập, việc thực hiện các KNHHT, tuyên dương HS, nhóm HS thực hiện tốt. - Dặn HS về nhà chọn và trồng thử một cây bằng thân hoặc rễ hoặc lá của cây mẹ. ______________________ 256 Phụ lục 16 : Kiểm định sự tương quan trước thực nghiệm và kết quả tác động sau thực nghiệm 257

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_duc_ki_nang_hoc_hop_tac_cho_hoc_sinh_lop_4_5_qua_tro_choi_khoa_hoctv_5196.pdf
Luận văn liên quan