Luận án Hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa văn học (bậc phổ thông trung học – phần tác phẩm văn học Việt Nam)

Môn Văn là một trong những môn học có lịch sử lâu đời nhất của nhà trường Việt Nam. Do những nguyên lý dạy học khác nhau mà mỗi thời kỳ có những phương pháp dạy học văn và cách thức biên soạn sgk Văn học với những quan niệm khác nhau. Việc biên soạn câu hỏi trong sgk giúp học sinh tìm hiểu, chuẩn bị bài ở nhà đã đặt ra từ lâu, tuy vậy có thể thấy rõ đó là một công viêc gần như tự phát, phụ thuộc khá nhiều vào kinh nghiệm của mỗi cá nhân người biên soạn. Từ trước đến nay vấn đề câu hỏi dường như chủ yếu mới chỉ chú ý tới việc giúp giáo viên hình thành những phương pháp khi dạy học tác phẩm trên lớp. Tất cả những yêu cầu về hệ thống câu hỏi trong giờ học văn chủ yếu là hướng tới người giáo viên, ít hướng tới người học sinh. Câu hỏi hướng tói người học trước hết phải là những câu hỏi trong sgk Văn học. Bởi vì những câu hỏi này buộc các em phải hoàn toàn độc lập suy nghĩ, tìm hiểu ở nhà. Đúng ra là hệ thống câu hỏi trên lớp của giáo viên trong giờ giảng văn phải tập trung làm sáng tỏ cho những vấn đề đã được đặt ra qua hệ thống câu hỏi trong sgk mà học sinh đã chuẩn bị, giúp các em hiểu và cảm thụ đúng hơn những gì mình đã tìm hiểu và chuẩn bị ở nhà.

pdf195 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa văn học (bậc phổ thông trung học – phần tác phẩm văn học Việt Nam), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
89 89 5,64 4,94 1,51 1,68 26,4% 33,9% 3,80 V 96 96 5,57 5,06 1,35 1,57 23,8% 30,8 3,00 VI 96 87 5,10 5,47 1,47 1,68 27,0% 30,5% - 2,05 3.3. Kết luận chung về thực nghiệm Nhìn vào bảng 20 ở trên, với 4 loại chỉ số Điểm trung bình, Độ lệch chuẩn và Độ phân tán, Và hệ số t, có thể rút ra nhận xét và kết luận sau: Về điểm trung bình cộng: Chỉ trừ nhóm VI điểm trung bình của lớp ĐC lớn hơn điểm trung bình của Iớp TN, còn lại ở 5 nhóm đầu các lớp TN đều có điểm trung bình lớn hơn các lớp ĐC. Về độ lệch chuẩn : Tất cả các lớp TN đều có độ lệch chuẩn nhỏ hơn các lớp ĐC, nhỏ nhất là 0,05 (Nhóm 1); lớn nhất là 0,22 (nhóm V) 156 • Về độ phân tán: Tất cả các lớp TN đều có độ phân tán nhỏ hơn các lớp ĐC, nhỏ nhất là 2,5 % ( nhóm VI); lớn nhất là 7,5 % (nhóm IV). • Về hệ số t: Trừ nhóm VI có giá trị t nhỏ hơn taf (l<1,96) còn 5 nhóm đầu đều có giá trị t lớn hơn tαf. Kết luận: • So sánh giữa lớp TN và Đc: Trong 5 nhóm đầu các lớp TN đều có Điểm trung bình lớn hơn, Độ lệch chuẩn và Độ phân tán lại nhỏ hơn, điều đó chứng tỏ các lớp TN đạt kết qủa tốt hơn. Hệ số t của 5 nhóm đầu cho thấy sự khác nhau của các kết quả giữa lớp TN và ĐC là có ý nghĩa. Nghĩa là hiệu qủa tác động của các biện pháp sƣ phạm mà luận án đề xuất là chắc chắn, chứ không phải ngẫu nhiên, may rủi. • Riêng nhóm VI: mặc dù độ lệch chuẩn và độ phân tán của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC (có nghĩa là kết quả chụm hơn xung quan điểm trung bình cộng) nhƣng điểm trung bình lớp ĐC lại lớn hơn lớp TN, hệ số (của nhóm VI lại nhỏ hơn tαf (t < 1,96) vì thế sự khác nhau của các kết quả ở nhóm này chƣa đủ ý nghĩa. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc chúng tôi sử dụng lại hoàn toàn hệ thống câu hỏi của sgk Văn 12, bài Đôi mắt (sách Trƣờng), vì chúng tôi thấy phù hợp với yêu cầu của luận án... Có nghĩa là cả lớp TN Và ĐC đều dùng chung hệ thống câu hỏi này và kết quả lớp TN không hơn lớp ĐC cũng là điều bình thƣờng. • Nhƣ vậy có thể kết luận: Khi học sinh và giáo viên tìm hiểu, chuẩn bị bài ở nhà với hệ thống câu hỏi mà luận án đã yêu cầu và đề xuất, thì các lớp TN trong 6 nhóm đều có kết qủa tốt hơn và ổn định hơn các lớp ĐC. • Ngoài những số liệu định lƣợng đã nêu, để kết luận có cơ sở và toàn diện hơn, chúng tôi kết hợp xem xét và phân tích một số yếu tố khác nhƣ thống kê so sánh số câu hỏi của sgk và của luận án đề xuất đã đƣợc giáo viên vận dụng nhƣ thế nào trong khi lên lớp. Kết quả cho thấy số câu hỏi do luận án 157 đề xuất đã đƣợc giáo viên vận dụng hầu hết và khá triệt để vào giáo án của họ khi lên lớp (xem phụ lục 3.8 và 3.9). Điều này cũng chứng tỏ hệ thống câu hỏi do luận án đề xuất không chỉ có tác dụng thực sự giúp học sinh tiếp nhận tác phẩm một cách có hiệu quả mà con có thể giúp giúp giáo viên thiết kế và chuẩn bị giáo án tốt hơn theo tinh thần đổi mới phƣơng pháp dạy học văn. 158 KẾT LUẬN 1. Vấn đề câu hỏi nói chung và hệ thống biên soạn cho học sinh trong sgk Văn học nói riêng là một vấn đề hết sức quan trọng. Khi đặt ra câu hỏi, tức là đã nhìn thấy một "mâu thuẫn" nào đó cần đƣợc giải quyết, tháo gỡ Nêu câu hỏi chính là đặt ra nhiệm vụ cần phải hoàn thành, nêu lên "bài toán" của nhận thức cho học sinh đi tìm lời giải. Chính vì thế câu hỏi buộc học sinh khởi động tƣ duy, kích thích suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo. Câu hỏi giúp cho ngƣời học động não, tiếp thu một cách chủ động, tích cực, chứ không thụ động, chịu sự áp đặt một chiều. Với ý nghĩa đó, việc xây dựng đƣợc một hệ thống câu hỏi tốt là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà trƣờng rèn luyện tƣ duy khoa học cho học sinh qua các môn học một cách có hiệu qủa. Môn Văn là một trong những môn học có lịch sử lâu đời nhất của nhà trƣờng Việt Nam. Do những nguyên lý dạy học khác nhau mà mỗi thời kỳ có những phƣơng pháp dạy học văn và cách thức biên soạn sgk Văn học với những quan niệm khác nhau. Việc biên soạn câu hỏi trong sgk giúp học sinh tìm hiểu, chuẩn bị bài ở nhà đã đặt ra từ lâu, tuy vậy có thể thấy rõ đó là một công viêc gần nhƣ tự phát, phụ thuộc khá nhiều vào kinh nghiệm của mỗi cá nhân ngƣời biên soạn. Từ trƣớc đến nay vấn đề câu hỏi dƣờng nhƣ chủ yếu mới chỉ chú ý tới việc giúp giáo viên hình thành những phƣơng pháp khi dạy học tác phẩm trên lớp. Tất cả những yêu cầu về hệ thống câu hỏi trong giờ học văn chủ yếu là hƣớng tới ngƣời giáo viên, ít hƣớng tới ngƣời học sinh. Câu hỏi hƣớng tói ngƣời học trƣớc hết phải là những câu hỏi trong sgk Văn học. Bởi vì những câu hỏi này buộc các em phải hoàn toàn độc lập suy nghĩ, tìm hiểu ở nhà. Đúng ra là hệ thống câu hỏi trên lớp của giáo viên trong giờ giảng văn phải tập trung làm sáng tỏ cho những vấn đề đã đƣợc đặt ra qua hệ thống câu hỏi trong sgk mà học sinh đã chuẩn bị, giúp các em hiểu và cảm 159 thụ đúng hơn những gì mình đã tìm hiểu và chuẩn bị ở nhà. Có nghĩa là sau khi chuẩn bị bài ở nhà thì họ sinh đã có thể tự mình thâm nhập và nắm đƣợc tác phẩm đƣợc học một cách cơ bản (dĩ nhiên là theo cách tiếp cận của của các em), Quá trình học ở trên lớp chỉ là sự điều chỉnh, uốn nắn, bổ sung qua trao đổi với thầy, với bạn để khẳng định và củng cố thêm cho cách hiểu, cách cảm của chính mình chứ tuyệt nhiên không phải là đến lớp để nghe thầy trình bày cách hiểu của thầy về tác phẩm. Xây dựng hệ thống câu hỏi trên lớp, cho dù là phƣơng pháp dạy học nào cũng cần phải xuất phát từ những vấn đề cơ bản đã đặt ra ở những câu hỏi mà các đã tìm hiểu ở nhà trong SGK Văn học, tránh tình trạng hai hệ thống câu hỏi này không liên quan gì với nhau. Thực tiễn dạy học và các tài liệu giảng dạy bộ môn cho thấy, vấn đề câu hỏi trong giờ học văn trên lớp đã đƣợc nghiên cứu khá phong phú và vận dụng có kết quả; trong khi đó hệ thống câu hỏi trong sgk Văn học cho học sinh thì chƣa đƣợc chú ý đúng mức. Nhƣ thế có thể nói lịch sử nghiên cứu vấn đề câu hỏi trong sgk Văn học ở nƣớc ta gần nhƣ chƣa đƣợc dề cập đến. Đó là một khó khăn lớn và cũng là một nhiệm vụ hết sức nặng nề cho chúng tôi trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài này. Nhƣng cũng chính vì vậy, nếu đề tài thực hiện thành công sẽ là một đóng góp rất có ý nghĩa trong lĩnh vực dạy học văn và việc biên soạn hệ thống câu hỏi trong sgk Văn học. 2. Sách giáo khoa cải cách giáo dục nói chung và sgk môn văn phổ thông trung học nói riêng và một thành tựu rất nổi bật và quan trọng của thời kỳ đổi mới. Nó đã tạo ra một bƣớc tiến khá xa trên nhiều phƣơng diện so với bộ sách giáo khoa trƣớc đó. Về hệ thống câu hỏi giúp học sinh chuẩn bị bài ở nhà, tuy một số soạn giả đã ý thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề, nhƣng nhìn chung vẫn còn chƣa chú ý đúng mức, chƣa tiến hành đồng bộ, có hệ thống và nhất là chƣa hiện thực hóa đƣợc những ý tƣởng tốt đẹp vào sgk. Đặc biệt là chƣa thực sự hƣớng vào HS. Chính vì thế hệ thống câu hỏi này còn bộc lộ khá nhiều hạn chế cần bổ sung khắc phục khắc phục trên cả hai phƣơng diện: nội 160 dung và cách thức nêu câu hỏi. Có lẽ hạn chế lớn nhất là các tác giả chƣa có một quan niệm chung rõ ràng và thống nhất vấn đề câu hỏi trong sgk Văn nói chung và cho những bài phân tích tác phẩm văn học nói riêng. Do yêu cầu về tính thị phạm trong nhà trƣờng cho nên, một mặt rất cần sự đa dạng, phong phú nhƣng mặt khác cũng rất cần có sự thống nhất chung về những vấn đề nhƣ :mục đích, yêu cầu nguyên tắc, các tiêu chí cơ bản, các dạng loại câu hỏi cho mỗi lớp và cho những đối tƣợng cụ thể khác nhau, tức là cần chú ý tới sự phân hóa năng lực học sinh trong việc đề ra hệ thống câu hỏi hƣớng dẫn học sinh chuẩn bị tốt bài ở nhà và giúp giáo viên thực hiện có hiệu quả hơn giờ giảng trên lớp về tác phẩm văn học. Cần chú ý hơn nữa tới mối quan hệ giữa hệ thống câu hỏi trong sgk Văn với hệ thống câu hỏi trong giáo án khi lên lớp của giáo viên. Hai hệ thống câu hỏi này khác nhau nhƣng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau, cùng hƣớng tới một mục đích chung. Từ thực tế khảo sát đã trình bày ở chƣơng I, chúng tôi thấy rằng, nếu công nhận mối quan hệ mật thiết giữa hai hệ thống câu hỏi ấy, thì chỉ có thể hiểu rằng: Hoặc là giáo viên và những tác giả các bộ giáo án thử nghiệm đã không chú ý tới mối quan hệ này, hoặc là các câu hỏi trong sgk Văn học chƣa đƣợc biên soạn phù hợp, thích đáng. Tình trạng này sẽ dẫn đến một thực tế là học sinh chuẩn bị bài ở nhà một đàng, giáo viên nêu câu hỏi trên lớp một nẻo, không liên quan gì đến nhau. Giờ học trở nên nặng nề, giáo viên hỏi, học sinh im lặng. Giáo viên đƣa ra cách hiểu của mình một cách áp đặt, học sinh chỉ việc ghi chép tiếp thu một cách thụ động. Những gì chuẩn bị ở nhà không đƣợc cọ xát, trao đổi. Phƣơng pháp dạy học văn trở nên nhàm chán, đơn điệu. Hiệu quả giờ giảng văn rất thấp. 3. Muốn đề xuất đƣợc một hệ thống câu hỏi cho sgk Văn học đang khắc phụ đƣợc những hạn chế đã nêu, chúng tôi cho rằng cần dựa vào một số cơ sở lý luận, trƣớc hết là những cơ sở của lý luận dạy học hiện đại và sau đó 161 những cơ sở của lý thuyết hiện đại trong nghiên cứu văn học. Sở dĩ nhƣ vậy là vì theo chúng tôi vấn đề câu hỏi vừa là nội dung, vừa là phƣơng pháp dạy học nói chung và dạy học bộ môn nói riêng. Thực chất hệ thống câu hỏi trong Văn học là nhằm giúp học sinh "giải mã" tác phẩm, tiếp nhận tác phẩm một cách chủ động, tích cực và có định hƣớng. Khác với thi pháp học cổ điển, chủ yếu hƣớng tới ngƣời sáng tác, thi pháp học hiện đại hƣớng tới ngƣời đọc, cung cấp cho ngƣời đọc những công cụ cần thiết để "mổ xẻ" tác phẩm một cách khoa học, thấy đƣợc ý nghĩa của các hình thức nghệ thuật cũng nhƣ cái lý của những nguyên tắc, yêu cầu của ngƣời thƣởng thức đối với tác phẩm nghệ thuật; đồng thời cũng chỉ ra vai trò của ngƣời đọc đối với việc giải mã ý nghĩa nghĩa và tác phẩm văn học. Chính vì thế những cơ sở lý thuyết nghiên cứu văn học hiện đại nhƣ thi pháp học hiện đai, nhất là thi pháp tác phẩm, và lý thuyết tiếp cận sẽ là chỗ dựa cho ngƣời biên soạn đề xuất đƣợc hệ thống câu hỏi nhằm tiếp cận đúng đƣợc những nội dung tiềm ẩn sâu thẳm trong các tác phẩm văn học. Tuy nhiên nhƣ trên đã trình bày, vấn đề câu hỏi còn là phƣơng pháp dạy học. Nếu nhƣ lý thuyết nghiên cứu văn học hiện đại giúp các soạn giả xác định nên hỏi cái gì? về phƣơng diên nào? của tác phẩm văn học, thì lý luận văn học hiện đại nhằm giúp trả lời câu hỏi nên hỏi nhƣ thế nào? Hỏi bằng cách nào cho phù hợp và có hiệu quả? Chính vì thế chúng tôi đã dựa vào một cơ sở của lý luận dạy học hiện đại nhƣ: sự đồng bộ của quá trình dạy học những định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học bộ môn: coi ngƣời học là chủ thể tiếp nhận", "là bạn đọc sáng tạo"; lý thuyết hoạt động học tập v.v, để xác định quan niệm về câu hỏi, nêu lên những nguyên tắc và các tiêu chí trong việc biên soạn hệ thống câu hỏi này. 4. Từ các cơ sở lý luận trên, luận án đã nêu lên đƣợc quan niệm và hệ thống các dạng, loại câu hỏi của sgk văn học, phần tác phẩm văn học Việt Nam. Hệ thống này bao gồm 5 loại hình câu hỏi lớn và 11 dạng câu hỏi đƣợc 162 chia theo 3 cách khác nhau. Tuy nhiên luận án cũng chỉ ra sự phù hợp của các loại câu hỏi ở các lớp khác nhau. Cũng nhƣ phải tùy vào mỗi tác phẩm mà nêu lên những loại và dạng câu hỏi cho phù hợp. Có nghĩa là không phải bất cứ tác phẩm nào cũng phải nêu lên đầy đủ các loai và dạng đã nêu. Luận án cũng đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà của học sinh và hệ thống câu hỏi trên lớp của giáo viên và làm sáng tỏ bằng việc nêu lên hai hệ thống câu hỏi này ở một số tác phẩm cụ thể. 5. Thực nghiệm hay thử nghiệm để chứng minh tính hiệu quả nổi trội, hơn hẳn của hai hệ thống câu hỏi là một việc hết sức khó khăn, vì điều đó phụ thuộc vào rất nhiều tham số khác nhau. Tuy vậy, chúng tôi cũng đã cố gắng tìm ra một giải pháp để chứng minh cho giả thuyết khoa học của mình. Nội dung, phƣơng pháp, cách thức tiến trình và những kết quả thực nghiệm trình bày trong chƣơng cuối của luận án phần nào cho phép chúng tôi khẳng định đƣợc tính hiệu quả của hệ thống, câu hỏi mà mình đề xuất. Phƣơng pháp thống kê toán học đƣợc vận dụng trong việc xử lý các số liệu thực nghiệm đã khẳng định đƣợc tính ổn định của các kết quả này. Mặc dù thế, chúng tôi cho rằng vẫn còn rất nhiều vấn đề phức tạp và khó khăn xung quanh hệ thống câu hỏi trong sgk văn học mà sức lực của một vài cá nhân, cũng nhƣ phạm vi, mức độ của một luận án, chƣa thể giải quyết đƣợc trọn vẹn. Vấn đề mà chúng tôi còn băn khoăn nhất và cần tiếp tục suy nghĩ là làm thế nào để xác định đƣợc hệ thống tối ƣu của vấn đề câu hỏi trong sgk văn học. Hệ thống câu hỏi mà luận văn đề xuất cũng chỉ là một phƣơng án. Và vì thế, chúng tôi nghĩ, ý nghĩa cơ bản của luận án này may ra là đã nêu đƣợc vấn đề và bƣớc đầu đƣa ra đƣợc một giải pháp ít nhiều có hiệu quả và tính khả thi. 163 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Alêcxâyép: Phát triển tƣ duy cho học sinh , GD, HN,1976 . 2. Arnauđôp, M Tâm lý họ Sáng tạo văn học, Văn học HN 1978 3. Bannet.s - Berman.M - Burto.W: Nhập môn văn học (Hoàng Ngọc Hiến dịch) Trƣờng viết văn Nguyễn Du, HN. 1992 4. Bakhtin, M Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cừ dịch), Trƣờng viết văn Nguyễn Du, HN 1992 5. Nguyễn Duy Bình: Dạy văn, dạy cái hay, cái đẹp, GD, HN 1983 6. Nguyễn Sĩ Cẩn: Mấy vấn đề phƣơng pháp giảng dạy văn học cổ Việt Nam, GD, HN 1984 7. Ngô Cẩn: Một cách đặt câu hỏi trong giờ giảng văn, HNCGD, 11 - 1972 8. Ngô Minh Chà: Quốc Văn 12 abcd - Khai Trí - SG, 1974 9. Tạ Phong Châu: Một sơ phƣơng pháp dạy giảng văn ở trƣờng phổ thông cấp II và cấp III, T, 1, GD,HN 1982 10. Nguyễn Đình Chú, Đặng Thanh Lê, Trần Gia Linh, Nguyễn Đăng Mạnh: Văn 10: phần văn học Việt nam (SHS), GD, HN 1982. 11. Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Đăng Mạnh, Đặng Thanh Lê, Nguyễn Hoành Khung: Văn 11 (Phần văn học Việt nam), GD, HN 1991. 12. Nguyễn Viết Chữ: Sức mạnh câu hỏi trong giờ giảng văn, Kỉ yếu HTKH "Đổi mới PPDH văn PTTH" tại DDHSPHNI, 11, 1995 13. Xuân Diệu: Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Văn học 11, 1982. 14. Trƣơng Đăng Dung: Tác phẩm văn học nhƣ là một quá trình - Tạp chí Văn học số 12, 12 - 1996. 15. Trƣơng Đăng Dung: Từ văn bản đến tác phẩm văn học - KHXH , 1988 164 16. Phan Huy Dũng: Mâu thuẫn đặc thù của TPVH và cách đặt câu hỏi then chốt cho một giờ giảng văn - kỉ yếu HTKH" Đổi Mới PPDH văn 17. Hồ Ngọc Đại: Bài học là gì? GD, HN, 1985. 18. Hồ Ngọc Đại: Tâm lý dạy học, GD, HN, 1983. 19. Trần Thanh Đạm: Dạy văn dạy ngƣời. NCGD, số 1, 1971. 20. Trần Thanh Đạm: Hai phƣơng diện của qúa trình giảng văn, NCGD, số 14, 1971. 21. Trần Thanh Đạm: Mấy vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, GD, HN, 1978. 22. Trần Thanh Đạm: Tiến trình hiện đại hóa văn chƣơng Việt Nam. GD, HN, 1995 . 23. Trần Thanh Đạm, Bùi Văn Nguyên, Tạ Phong Châu: Giảng dạy văn học Việt Nam (phần cổ điển và cận đại) ở trƣờng phổ thông cấp III, GD, HN 1986. 24. Trần Thanh Đạm, Hoàng Nhƣ Mai, Huỳnh Lý: vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, T.2, GD, HN, 1970. 25. Phạm Văn Đồng: Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, NCGD, số 2, 1973 26. Hà Minh Đức (chủ biên): Lý luận văn học, GD, 1993. 27. Gorky, M: Bàn vế văn học (2 tập) Văn học, HN, 1970. 28. Nguyễn hải Hà, Nguyễn Thị Bình: Quan niệm niệm nghệ thuật về con ngƣời trong văn xuôi Việt Nam sau cách mạng tháng 8, HN, 1995. 29. Phạm Minh Hạc: Một số vấn đề giáo dục và KHGD, GD, HN, 1986. 30. Phạm Minh Hạc: Góp phần đổi mới tƣ duy giáo dục, GD, số 7, 1993 31. Phạm Minh Hạc: Về phƣơng hƣớng chiến lƣợc xây dựng chƣơng trình PTTH trong thời gian tới. NCGD, số 7, 1993 165 32. Phạm Minh Hạc: Những yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa những nhu cầu phát triển con ngƣời Việt Nam, xã hội Việt Nam đối với những năm đầu thế kỷ 21. Kỷ yếu Hội thảo về chính sách phát triển GD THCS, HN, 1997. 33. Hoàng Ngọc Hiến: Văn học và học văn, Văn học, HN, 1997. 34. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Nhƣ Phƣơng: Lý luận văn học – vấn đề và suy nghĩ, GD, HN, 1995. 35. Đỗ Kim Hồi: Nghĩ từ công việc dạy văn, GD, HN, 1997. 36. Nguyễn Thanh Hùng: Văn học và nhân cách, Văn học, HN, 1994. 37. Nguyễn Thanh Hùng: Bản chất dạy học văn ở phổ thông, NCGD, số 11, 1989. 38. Nguyễn Thanh Hùng: Phân tích chiều sâu của tác phẩm văn trong nhà trƣờng, NCGD, số 6, 1990. 39. Nguyễn Thanh Hùng: Định hƣớng phƣơng pháp giảng dạy tác phẩm trữ tình, NCGD, số 3, 1991. 40. Nguyễn Thanh Hùng: Sự tồn tại của phƣơng pháp dạy học là. cụ thể, NCGD, số 2, 1992. 41. Nguyễn Thanh Hùng: Cần cho học sinh tiếp xúc với Tiếng thu, NCGD, số 11, 1993. 42. Nguyễn Thanh Hùng: Nghĩ về bƣớc chuyển và hƣớng chuyển của PPDH Văn, NCGD, số 5, 1994. 43. Nguyễn Thanh Hùng: Văn học tầm nhìn biến đổi, Văn học, HN, 1997. 44. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng: Phƣơng pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trƣờng PTTH – Nxb Giáo dục – 1998. 45. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng: Các điều kiện để nâng cao hiệu quả giờ dạy học văn, NCGD, số 2, 1991. 166 46. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng: Về những tác động thẩm mỹ tiềm tàng trong tác phẩm của Nam Cao, NCGD, Số 3, 1992. 47. Khrápchenko (M.H): Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển 48. Vũ Ký và nhiều tác giả: Quốc văn 12abcd - Trí Đăng - SG, 1974 49. Đình Trọng Lạc: Tu từ với vấn đề giảng dạy ngữ văn, GD, HN, 1979 50. Đinh Trọng Lạc: 99 phƣơng tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, GD, HN, 1995. 51. Nguyễn Lai: Ngôn Ngữ và sáng tạo văn học, KHXH, HN, 1991 52. Léene: Dạy học nêu vấn đề - (dịch ) - GD, HN, 1977 53. Lênin: Bút ký triết học. sự thật, HN, 1976 54. Nguyễn Lộc: Tài liệu bồi dƣỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục PTTH phục vụ CCGD, môn Văn (lớp X) - Hà Nội 5/1990. 55. Nguyễn Lộc (chủ biên): Văn học 10, GD, HN, 1990. 56. Liontiev: Hoạt động, ý thức, nhân cách, GD, HN, 1989. 57. Phan Trọng Luận: Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trƣờng, GD, HN, 1978. 58. Phan Trọng Luận: Con đƣờng nâng cao hiệu quả igangr dạy văn, GD, HN, 1978. 59. Phan Trọng Luận: Cảm thụ văn học giảng dạy văn học, nxb GD, HN, 1978 60. Phan Trọng Luận: Vấn đề xây dựng lại cơ chế giảng văn, GD, HN, 1983. 61. Phan Trọng Luận: Quan điểm dạy học của Hồ Chủ tịch. NCGD, số 3, 1973. 62 . Phan Trọng Luận: Đặng Thai Mai, một nhà sƣ phạm, một học giả tiêu biểu. NCGD, số 12, 1992 167 63. Phan Trọng Luận: Về chất lƣợng giờ học, NCGD, số 5, 1992 64. Phan Trọng Luận: Cộng hƣởng cảm xúc trong tiếp nhận văn chƣơng và hiệu quả của giờ giảng văn. NCGD, số 12, 1983. 66. Phan Trọng Luận: Một quan điểm mới về cơ chế dạy học tác phẩm văn NCGD, số 10, 1986. 67. Phan Trọng Luận: Đổi mới cách dạy học tác phẩm văn, NCGD, số 7, 1988. 68. Phan Trọng Luận: Mấy vấn đề cấp bách của việc dạy học văn ở phổ thông , NCGD. số 10, 1988. 69. Phan Trọng Luận: Đổi mới thiết kế dạy học tác phẩm văn chƣơng NCGD, số 11, 1989. 70. Phan Trọng Luận: Sự hài hòa giữa nội dung và phƣơng pháp trong cải cách môn văn ở phổ thông, NCGD, số 2, 1992 . 71. Phan Trọng Luân: Chặng đƣờng 40 năm của chuyên nghành PPGD Văn, NCGD, số 9, 1992. 72. Phan Trọng Luận: Về khái niệm học sinh là nhân vật trung tâm NCGD, số 2, 1995. 73. Phan Trọng Luận: Nhƣng tiền đề khoa học của của việc phân tích tác phẩm văn học trong nhà trƣờng, Tạp chí văn học, số 3, 1981. 74. Phan Trọng Luận: Nguyễn Thành Hùng: Phƣơng pháp dạy học văn, T1, GD, HN, 1988. 75. Phan Trọng Luận, Trƣơng Dĩnh, Nguyễn Thành Hùng, Trần Thế Phiệt: Phƣơng pháp giảng dạy văn, T2, GD, HN, 1991. 76. Phan Trọng Luận: Đổi mới giờ học tác phẩm văn chƣơng ở trƣờng Trung học phổ thông (sách bồi dƣỡng giáo viên) GD, HN, 1999 77. Phan Trọng Luận: (chủ biên) Thiết kế bài học tác phẩm văn chƣơng ở nhà trƣờng phổ thông (2 tập), GD, HN, 1997 168 77. Đỗ Quang Lƣu, Nguyễn Gia Phong, Nguyễn Quốc Túy: Văn học 12, tập 1, in lần thứ 23 - chỉnh lý và bổ sung 1980 - NXB GD, 1983. 78. Đặng Thai Mai: Giảng văn Chinh phụ ngâm, ĐHSP, HN, 1993. 79. Đặng Thai Mai: Trên đƣờng học tập và nghiên cứu, T3 VH. HN, 1973 80. Hoàng Nhƣ Mai, Nguyễn Đặng Mạnh, Trần Hữu Tá: Văn học 12, GD, HN, 1992. 81. Nguyễn Đăng Mạnh: Mấy vấn đề quan điểm và phƣơng pháp tìm hiểu phân tích thơ văn Hồ Chủ tịch, GD, HN, 1991. 82. Nguyễn Đăng Mạnh: Văn học Việt nam 1945 - 1975, GD, HN, 1988 83. Nguyễn Đăng Mạnh: Những bài giảng văn 12, GD, HN, 1993. 84. Nguyễn Đăng Mạnh: Con đƣờng đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, GD, HN, 1994. 85. Nguyễn Đăng Mạnh: Nhà văn, tƣ tƣởng và phong cách, VH, HN, 1983 86. Nguyễn Đăng Mạnh: Chân dung văn hóa, Thuận Hóa, (Huế)1990 87 . Nguyễn Đăng Mạnh: Tác giả văn học Việt Nam hiện đại, GD, HN, 1992 88. Nguyễn Đăng Mạnh: Văn và dạy học văn, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, nxb Thanh Hóa. 1993: 89. Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Văn Long: Văn 12 (Phần văn học Việt Nam) GD, HN, 1992. 90. Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Văn Long: Văn 12 (sách GV - phần văn học Việt Nam) GD, HN, 1992 . 91. Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống: Văn, bồi dƣỡng học sinh năng khiếu THCS, GD, HN, 1997. 92. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biến): Để dạy tốt văn học Việt Nam lớp 12, GD, HN, 1997. 93. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên): Ôn tập văn học 10, GD, HN, 1998. 169 94. Nguyễn Đức Nam: Vấn đề tiếp cận lịch sử chức năng trong giảng văn GD, HN, 1981. 95. Nhiconxki Phƣơng pháp giảng dạy văn học ở trƣờng PT, (T1), GD, HN, 1976. 96. Nhiconxki: Phƣơng pháp giảng dạy văn học ở trƣờng PT, (T2), GD, HN, 1978. 97. Nhiều tác giả: Kỷ yếu hội thảo khoa học - Đổi mới phƣơng pháp dạy học văn PTTH, HN, 11 -1995. 98. Nhiều tác giả: Từ điển thuật ngữ văn học, GD, HN, 1986. 99. Nhiều tác giả: Các vấn đề của hóa học KHXH, HN, 1990. 100. Nhiều tác giả: Kỷ yếu hội thảo khoa học: Nhận xét chƣơng trình sách giáo khoa Văn học - Làm văn: Huế 8 1993). 101. Nhiều tác giả: Xã hội với sách giáo khoa. GD, HN, 1997. 102. Đái Xuân Ninh: Giảng văn dƣới ánh sáng ngôn ngữ học hiện đại, GD, HN, 1997 103.Nguyễn Lƣơng Ngọc: Mấy vấn đề nguyên lý học, GD, HN, 1962. 104. Phan Ngọc: Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều. KHXH, HN, 1985 105. Hà Thế Ngữ: Giáo dục học, T2, HN, 1988. 106. Vũ Nho: Sự hiểu biết với việc dạy văn, NCGD, số 6, 1988. 107. Vũ Nho: Về phẩm chất của GV văn, NCGD, số 8, 1988. 108. Vũ Nho: Về tính vừa sức khi dạy văn cho lớp chuyên văn ở PTCS NCGD, số 1, 1990. 109. Vũ Nho: Cấu trúc bài văn cấp II và việc dạy văn hiện nay, NCGD, số 6, 1990. 110. Vũ Nho: Những nét khác biệt của việc dạy văn ở lớp chuyên văn. NCGD, Số 1, 1992. 170 111. Vũ Nho: Những gợi ý về nội dung và phƣơng pháp dạy văn cấp II, HN, 1992. 112 . Ôkôn: Những cơ sở dạy học nêu vấn đề - (dịch) - ĐHSPHNI - 1978 113. Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử: về thi pháp thơ Đƣờng, nxb Đà Nẵng, 1997. 114. Trần Thế Phiệt: Mấy suy nghĩ về ngƣời GV văn học miền núi NCGD, số 11, 1991. 115. Trần Thế Phiệt : Tác phẩm báo chí (T. 3) GD, HN, 1995 . 116. Trần Bằng Phong: Giảng văn lớp 9, Khai Trí - SG, 1970. 117. Nguyễn Huy Quát: Giáo dục Tích cực trong dạy học và việc vận dụng phƣơng pháp này ở bài "Các vi La Hán chùa Tây Phƣơng", Thông báo khoa học, số 1, DHSP Việt Bắc, 1996. 118. Nguyễn Ngọc Quang: Tiếp cận hệ thống nhân cách hoạt động, Chuyên đề lý luận dạy học - Trƣờng CBQL giáo dục và đào tạo II, Hà Nội 1993 119. Nguyễn Ngọc Quang: Chuyên đề lý luận dạy học (dùng cho lớp thạc sĩ), Trƣờng CBQL Giáo Dục và đào tạo II. HN, 1993 120. Nguyễn Ngọc Quang: Lý luận dạy học đại cƣơng, Trƣờng CBQL giáo dục trung ƣơng, T1. 1986, T2, 989. 121. Trần Hồng Quân: Cách mạng về phƣơng pháp sẽ đem lại sức sống mới, bộ mặt mới cho giáo dục, NCGD, Số 1, 1995 122. Rcz, Z.I: Phƣơng pháp luận dạy văn học, GD, HN, 1983. 123. Trần Đình Sử: Thi pháp thơ Tố Hữu, Tác phẩm mới, HN, 1987. 124. Trần Đình Sử: Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Vụ GV, HN, 1998 125. Trần Đình Sử, Phƣơng lựu, Nguyễn Xuân Nam: Lý luận văn học (T2), GD, HN, 1987. 126. Trần Đình Sử: Môn văn thực trạng và giải pháp, báo văn nghệ, số 7, 12 - 2 - 1998. 171 127. Trần Đình Sử: Những thế giời nghệ thuật thơ, GD, HN, 1995. 128. Trần Hữu Tá, Nguyễn Lộc, Hoàng Nhƣ Mai, Nguyễn Đăng Mạnh, Phạm Văn Phúc: Văn học T1, GD, HN, 1991 129. Lỗ Tấn: Tạp văn - GD, HN, 1998, 130. Nguyễn Đình Thi: Công việc của ngƣời viết tiểu thuyết, nxb Văn học, HN, 1969. 131. Đỗ Ngọc Thông: Đổi mới phƣơng pháp dạy học văn ở trƣờng phổ thông, NCGD, số 6, 1997 132. Đỗ Ngọc Thông: Làm văn từ lý thuyết đến thực hành, GD, HN, 1997. 133. Cao Đức Tiến: Những yêu cầu đổi mới về dạy học văn ở cấp II và CĐSP, NCGD, Số 6, 1996. 134. Cao Đức Tiến: Lý luận văn học với HS phổ thông, NCGD, số 5, 1994 135. Cao Đức Tiến: Để hiểu và dạy đúng tục ngữ, NCGD, số 10, 1993 136. Cao Đức Tiến: Lấy HS làm trung tâm trong dạy học Văn - Kỷ yếu hội thảo KH Toàn quốc về đổi mới PPĐH văn - H.12 - 1996. 137. Dƣơng Thiệu Tống: Trắc nghiệm và đo lƣờng kết quả học tập – nxb Đại học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh - 1995. 138. Thái Duy Tuyến: Nghiên cứu con ngƣời Việt nam trong kinh tế thị trƣờng: Các quan điểm và phƣơng pháp tiếp cận, HN, 1995. 139. Thái Duy Tuyến: Một số vấn đề hiện đại lý luận dạy học, Bộ GD và ĐT, Viện KHGD, HN, 1992. 140. Lê Ngọc Trà: Lý luận và văn học, nxb, Trẻ TpHCM, 1990. 141. Vũ Đình Trác: Việt văn bình giảng. Sông Mới - SG, 1969. 142. Đỗ Bình Trị: Giáo viên đủ trí thức để nói lời tối hậu trên lớp. Báo Tuổi trẻ chủ nhật, ngày 19 – 1- 1997. 143. Phùng Huy Triệu: Lập hệ thống câu hỏi trong giờ giảng văn. NCGD, 3 - 1970. 172 144. Nguyễn Ngọc Tuấn: Thơ, văn hàn, ngƣời đọc, Hợp Lƣu, số 21, 1995 145. Hoàng Tiến Tựu: vấn đề giảng dạy văn học dân gian, GD, HN, 1983. 146. Hoàng Tiến Tựu: Văn học dân gian Việt Nam (T2) GD, HN, 1990. 147. Hoàng Tiến Tựu: Bình giảng ca dao, GD, HN, 1992. 148. Hoàng Tiến Tựu: Mấy vấn đề phƣơng pháp giảng dạy - Nghiên cứu văn học dân gian, GD, HN 1997. 149. Vũ Quế Viên: Quốc văn (từ lớp 9 - lớp 12), SG, 1974. 150. Lê Trí Viễn: Tôi chỉ thấy tủi vì không nghe những lời nói thực. Báo Thể thao và văn hóa số 7, 21 - 1 - 1997. 151. Lê Trí Viễn: Nhớ lại đoạn đƣờng tự học của tôi, NCGD, số 1, 1971 152. Lê Trí Viễn: Vài điều tâm đắc trong 30 năm dạy văn, NCGD, số 1, 1976 153. Lê Trí Viễn: Về vị trí môn văn trong chƣơng trình phổ thông NCGD, số 3, 1977. 154. Lê Trí Viễn: Về sự cân đối giữa ngữ và văn ở PT, NCGD, sô 9, 1977 155. Lê Trí Viễn: Những bài giảng văn ở đại học, GD, HN, 1982. 156. Lê Trí Viễn: Những bài giảng văn chọn lọc ở PTTH, GD, HN, 1993. 158. Hồ Sĩ Vịnh: Nhà văn và cả tính sáng tạo, Văn nghệ 41, 10 - 1990. 159. Viện khoa học giáo dục: Mục tiêu chung của chƣơng trình môn Văn tiếng Việt ở trƣờng PTTH chuyên ban, HN, 1993. l60 . Trịnh Xuân Vũ: Lịch sử nghiên cứu PPGD văn chƣơng trong nhà trƣờng Liên Xô, NCGD, số 3, 1984. 161 . Trịnh Xuân Vũ. Những biện pháp phân tích cực hóa hoạt động tiếp nhận của HS, NCGD, số 5, 1993. 162. Vƣgôtxki L.X Tâm lý nghệ thuật, KHXH, HN, 1981. 163. Xtâylin: A: Lao động nhà văn (2 tập), Văn học, HN, 1968. 173 164. Xuskôv: Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực, Tác phẩm mới HN, 1982. Tiếng nƣớc ngoài: 165. A.С. Акбашева: Роль вопросов в Заданий Учебника – Хрестоматий в Фoрмировании Умения Анализировать Художественное Произведение и Развитии Навыкoв Русской Речи – M. 1980. 166. М.И. Иннолнтова : Типы вопросов Заданий Учебникаx пo Русской Литературе – из Проблемы Школьного Учебника – Выпуск 1 – M, 1974. 167. И. Я. Лeриeр - H.М. Шахмаси : Каким быть Учебнику Дидахтические Принципы Построения, M. 1992. 168. Русская Советская Литература Учебник для 11 класса . М . 1982 169. Русская Советская Литература Учебник для 10 класса . М . 1981 170. Русская Советская Литература Учебник для 9 класса . М . 1980 Tiếng Pháp: 171. Marie Gerard el Roegier: Coneevoir et evaluer des nnmuels scolaires, De Bocck Wesntacl. Bruxelles (Belgium). 1993. 172. Claude Elerslein el Adelin Lesot: Les Techmque Litte aires ou Lycee - (Nouveau Bac), Hatiei. Paris. 1996. 173. P.Lamailloux; H.Arnaud; R.Jeanuard: Fabriquer des exreices de Franeai, Hachette Education. Paris 1993. 174. H.Sabbat, B.Doucey, A.Lesot, et C.Weil: litterature: textes et methode, Hatier, Paris. 1996. 175 . H. Sabbat, C. Czaban et C. Well: Litterature - (Nouvean Bac: textes et methode), Haltiet, Paris. 1996 175 PHỤ LỤC Số 3.1: PHIẾU KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM KẾT QUẢ TÌM HIỂU TÁC PHẨM TRƢỚC KHI HỌC TRÊN LỚP. Bài 1: Lấy vợ cóc. Họ và tên : Lớp: 10 Trƣờng phổ thông trung học Hãy trả lời các câu hỏi sau dây bằng cách đánh dấu (+) vào ô trống. 1, Nhân vật chính trong truyện là: a, Cóc: □ b, Anh học trò : □ c, Anh học trò và Cóc : □ e, Bố mẹ anh học trò : □ 2, Trong truyện Cóc đã phải trải qua cuộc thi : a, Thi may vá : □ b, Thi nấu nƣớng : □ c, Thi may vá và nấu nƣớng : □ 3, Lấy vợ Cóc thuộc loại truyện : a, Thần thoại: □ b, Truyền thuyết: □ c, Cổ tích thần kỳ: □ d, Cổ tích sinh hoạt: □ . đ, Cổ tích loài vật: □ 4, Truyện Lấy vợ Cóc giống truyên : a, Trƣơng Chi: □ b, Sọ dừa: □ c, Trầu cau: □ 5, Ý nghĩa chính của truyện này là: a, Tốt gỗ hơn tốt nƣớc sơn: □ b, ở đời may hơn khôn: □ c, Thể hiện quan niệm của nhân dân lao động trong việc nhìn nhận những giá trị phẩm chất chân chính của con ngƣời: □ Đáp án cho phần irắc nghiệm (Mỗi câu đúng 2 điểm - Tổng 10 điểm) Câu 1: c; Câu 2: không ý nào đúng; Câu 3: c; Câu 4: b; Câu 5: c 176 2: Tát nƣớc: đầu đình. Họ và tên: Lớp : 10 Trƣờng phổ thông trung học Hãy trà lời các câu hỏi say đây bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống Bài ca dao này nhằm để: a, Xin lại chiếc áo đã mất [ ] b, Nói lên những tình cảm tốt đẹp của ngƣời mất áo: [ ] c, Tỏ tình và cầu hôn: [ ] d, Tán tỉnh: [ ] Cách nói của ngƣời con trai trong bài ca dao này là cách nói: a, Xa xôi bóng gió: [ ] b, Bộc trực, ngay thằng: [ ] c, Vòng vo, ngay thẳng: [ ] d, Nói dối: [ ] Chuyện trả công của ngƣời con trai cho việc cô gái và áo là: a, Vô lý: [ ] b, Hợp lý: [ ] c, Có vẻ vô lý mà lại rất hợp lý: [ ] d, Cả ba ý kiến đều không đúng: [ ] Những thứ chàng trai định giúp toàn là: a, Sản vật quen thuộc của nông dân: [ ] b, Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình: [ ] c, Lễ vật xin cƣới hỏi: [ ] d, Đồ dùng cho ngày lễ tết: [ ] Bài ca dao cho ta thấy đƣợc: a, Vẻ đẹp trong ứng xử của chàng trai: [ ] b, Vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của nhân dân lao động: [ ] c, Vẻ đẹp của những phowng tục cƣới xin: [ ] d, Cả ba nhận xét trên đều đúng: [ ] Đáp án cho phần trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng 2 điểm - Tổng 10 điểm) Câu 1: c; Câu 2: a; Câu 3: c; Câu 4: c; Câu 5: b. 177 Bài 3: Thƣơng vợ (Trần Tế Xƣơng) Họ và tên: Lớp: 11 Trƣờng phổ thông trung học Hãy trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách đánh dấu (+) vào ô trống 1. Bài thơ là lối tâm sự của: a, Bà Tú Xƣơng: □ b, Ông Tú Xƣơng: □ c, Nhà thơ Trần Tế Xƣơng: □ d, Các ý kiến trên đều đúng: □ 2. Hiện lên trong bài thơ là một bà Tú: a, Quanh năm lo lắng: □ b, Kể lể, than phiền: □ c, Chịu thƣơng chịu khó, cần cù nhẫn nại...: □ d, Làm lũi, khổ đau: □ 3. Chữ "Nuôi đủ" trong câu thơ thứ hai có nghĩa là: a, Nuôi ăn đầy đủ (không thiếu ăn): □ b, Nuôi cả con lẫn chồng (đủ thứ): □ c, Nghĩa câu b đúng: □ d, Nghĩa cả câu a và b đều đúng: □ 4. Tiếng chửi cuối bài thơ là tiếng chửi của: a, Bà Tú Xƣơng tự trách cảnh nhà mình: □ b, Nhà thơ Trần Tế Xƣơng tự "xỉ vả" chính mình: □ c, Cả hai ý (a và b) đều đúng: □ 5. Chất dân gian của bài thơ thể hiện ở: a, Vận dụng thành ngữ, tục ngữ: □ b, Hình tƣợng bà Tú gần gũi với ngƣời phụ nữ Việt Nam: □ c, Nhiều từ ngữ dùng rất nôm na, gần gũi với cuộc sống: □ d, Cả ba ý (a, b, c) đều đúng: □ Đáp án cho phần trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng 2 điểm - Tổng 10 điểm) Câu 1: c; Câu 2: c; Câu 3: d; Câu 4: b; Câu 5: d. 178 Bài 4: Chữ ngƣời tử tù (Nguyễn Tuân) Họ và tên: Lớp: 11 Trƣờng phổ thông trung học Hãy trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách dấu (+) vào ô trống 1. Nhân vật chính trong truyện Chữ ngƣời tử tù là a, Ông Huấn Cao: [ ] b, Viên Quản ngục: [ ] c, Thầy Thơ lại: [ ] d, Huấn Cao và Quản ngục: [ ] 2. Thiên truyện nhằm tập trung ca ngơi: a, Vẻ đẹp của hình tƣợng Huấn Cao: [ ] b, Tấm lòng biết quý trọng cái tài cái đẹp của Quản ngục: [ ] c, Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa nông dân Cao Bá Quát: [ ] d, Ba câu (a, b, c) đều đúng: [ ] Huấn Cao là một con ngƣời: a, Tài hoa: [ ] b, Kiêu hùng: [ ] c, Có tấm lòng bao dung, độ lƣợng, trọng nghĩa: [ ] d, Đầy dũng khí, hiên ngang, bất khuất: [ ] 4. Có ngƣời khẳng định Huấn Cao chính là Cao Bá Quát, em cho là: a, Đúng: [ ] b, Sai: [ ] c, Vừa đúng, vừa sai: [ ] 5. Bút pháp nghệ thuật mà nhà văn sử dụng ở thiên truyện này là: a, Hiện thực: [ ] b, Lãng mạn: [ ] c, Vừa hiện thực vừa lãng mạn, nhƣng lãng mạn là chính: [ ] d, Vừa hiện thực vừa lãng mạn: [ ] Đáp án cho phần trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng 2 điểm - Tổng 10 điểm) Câu 1: d; Câu 2: a, b; Câu 3: a, c, d; Câu 4: c; Câu 5: c. 179 Bài 5: Tây Tiến (Quang Dũng) Họ và tên: Lớp : 12 Trƣờng phổ thông trung học Hãy trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách đánh dấu (+) vào ô trống. 1. Âm hƣởng bao trùm lên toàn bộ bài thơ là: a, Bi thƣơng: [ ] b, Hùng tráng: [ ] c, Tha thiết: [ ] d, Bi tráng: [ ] 2. Con ngƣời và thiên nhiên núi rừng Tây Bắc trong bài thơ thật là: a, Hào hoa: [ ] b, Mỹ lệ: [ ] c, Hào hùng: [ ] d, U buồn: [ ] 3. Trong đoạn thơ từ " Dốc lên..." đến "mƣa xa khơi" nhà thơ đã sử dụng a, Nhịp điệu thật đặc biệt: [ ] b, Văn thơ đặc biệt: [ ] c, Hình ảnh táo bạo: [ ] d, So sánh độc đáo: [ ] 4. Nhà thơ dùng các từ Hán Việt làm tăng sự trang trọng thiêng liêng nhƣ: a, Biên cƣơng: [ ] đ, Độc hành: [ ] b, Viễn xứ: [ ] e, Khúc khuỷu: [ ] c, Đời xanh: [ ] h, Heo hút: [ ] d, Sông Mã : [ ] i, Dãi dầu: [ ] 5. Bài thơ cho thấy ngƣời viết có một tâm hồn thật: a, Lãng mạn: [ ] b, Sầu mộng: [ ] c, Bi lụy: [ ] d, Nhạy cảm, tinh tế: [ ] Đáp án cho phần trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng 2 điểm - Tổng 10 điểm.) Câu 1: d; Câu 2: a, b, c; Câu 3: a, c; Câu 4: a, b, đ; Câu 5: a, d. 180 Bài 6: Đôi mắt (Nam Cao) Họ và tên: Lớp: 12 Trƣờng phổ thông trung học Hãy trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách đánh dấu (+) vào ô trống Có ý kiến cho rằng nhân vật Độ trong tác phẩm chính là Nam Cao. a, Đúng: [ ] b, Sai : [ ] c, Vừa đúng vừa sai: [ ] Cách nhìn khác nhau về ngƣời nông dân của Hoàng và Độ xét đến cùnglà: a, Do sống ở hai hoàn cảnh khác nhau: [ ] b, Do tài năng khác nhau: [ ] c, Do quan điểm, lập trƣờng khác nhau: [ ] d, Do cá tính khác nhau: [ ] Điều đáng phê phán ở nhân vật Hoàng là: a, Nuôi cho Bécgiê: [ ] b, Ăn uống và sinh hoạt cầu kỳ: [ ] c, Sống lạc lõng với thái độ bàng quang, ngoài cuộc: [ ] d, Tán thƣởng nhân vật Táo Tháo: [ ] đ, Nhìn nhận lệch lạc và khinh bạc đối với nhân dân: [ ] Vấn đề Đôi mắt đã đƣợc đặt ra trong tác phẩm của Nam Cao từ trƣớc cách mạng tháng Tám ở một số tác phẩm nhƣ: a, Lão Hạc: [ ] b, Đời thừa: [ ] c, Chí Phèo: [ ] d, Trăng sáng: [ ] Điều tâm sự sâu kín mà Nam Cao muốn gửi gắm qua thiên truyện này là a, Hãy tham gia kháng chiến cùng nhân dân: [ ] b, Nhân dân ta thật vĩ đại: [ ] c, Khi cuộc sống đã thay đổi thì không nên giữ cách nhìn cũ: [ ] d, Nhà văn hãy biết nhìn cuộc đời nhân ái hơn: [ ] đáp án cho phần trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng 2 điểm - Tổng 10 điểm) Câu 1: c; Câu 2: c; Câu 3; c,đ; Câu 4: a, c: Câu 5: c. 181 Phụ lục số 3.2. BIÊN BẢN GIỜ DẠY Trƣờng phổ thông trung học Tỉnh: Lớp: Số học sinh Nam: Nữ: Ngày: tháng năm 199. Tên bài học: Họ và tên giáo viên: Tiến trình giờ dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: có [ ] Không: [ ] 2. Vào bài mới : có [ ] Không: [ ] 3. Số câu hỏi giáo viên nêu lên trong giờ gồm: • Câu hỏi tái hiện: • Câu hỏi sáng tạo: • Câu hỏi vụn vặt: • Câu hỏi quá khó: 4. Số lƣợng và chất lƣợng trả lời của học sinh: • Số câu trả lời đúng: • Số câu trả lời sai: • Số câu đúng một phần nào đó: 5. Thái độ và tinh thần học tập của học sinh trong lớp: • Sôi nổi, say sƣa: [ ] • Tập trung chú ý: [ ] • Rời rạc, buồn chán: [ ] • Bình thƣờng: [ ] 6. Kết luận: giờ dạy: Tốt [ ]; Trung bình: [ ]; Kém: [ ] Phụ lục số 3.3. 182 BÀI KIỂM TRA SAU KHI ĐÃ HỌC TÁC PHẨM TRÊN LỚP Bài 1: Lấy vợ cóc (truyện cổ tích) thời gian: 30 phút Đề bài: 1, Hãy nêu ý nghĩa cơ bản của truyện cổ tích Lấy vợ cóc 2, Những yếu tố nào chứng tỏ Lấy vợ cóc là một truyện cổ tích thần kỳ Đáp án 1. . 1. (5 điểm) truyện tập trung thể hiện thái độ và quan niệm của nhân dân lao động việc nhìn nhận những giá trị và phẩm chất chân chính của con ngƣời; ca ngợi những ngƣời bề ngoài " xấu xí" nhƣng lại khéo léo, tài giỏi, đức độ (một kiểu Trƣơng Chi). 2, (5 điểm) lấy vợ cóc là một truyện cổ tích thần kỳ, thuộc nhóm truyện về ngƣời mang lốt vật (nhân vật dị dạng, xấu xí kiểu Sọ Dừa) Ở đây, các tác giả dân gian cũng sử dụng các yếu tố thần kỳ khác thƣờng, mầu nhiệm nhƣ cóc biến thành ngƣời, ngƣời lại hóa cóc, ngƣời lấy cóc, cóc lại làm việc nhƣ ngƣời. Bài 2: Tát nƣớc đầu đình (ca dao) Đề bài: (thời gian: 30 phút) 1. Theo em bài ca dao này hay ở chỗ nào? Tại sao? 2. Có ngƣời cho rằng chàng trai trong bài ca dao chân thật đến vụng về giấu đầu hở đuôi; ngƣời khác lại cho rằng anh rất kín đáo và tế nhị trong việc thổ lộ tình cảm. Ý kiến của em nhƣ thế nào? Vì sao em lại cho là nhƣ thế? Đáp án: 1, (6 điểm) Bài ca dao là lời tỏ tình và cũng là lời cầu hôn vừa chân thành, ngay thẳng, vừa kín đáo tế nhị, thông minh của một chàng trai đối với 183 cô gái nơi thôn giã. Bài ca dao hay trƣớc hết ở cấu từ và cách thể hiện: mƣợn một chuyện đơn giản "quên áo" nhƣ là cái cớ mà nói đƣợc rất nhiều chuyện phức tạp, khó nói: tỏ tình và cầu hôn. Cách thể hiện cũng rất tài hoa: vừa chân thành, mộc mạc, lại vừa rất kín đáo, tế nhị; vừa xa xôi, bâng quơ, bóng gió, lại vừa rất rõ ràng, cụ thể, sinh động. 2, (4 điểm) Cả hai ý kiến đều có phần đúng và có phần chƣa thỏa đáng . Chàng trai "quên áo" quả là rất chân thật nhƣng không phải vụng về. Anh đã cố tình "giấu đầu hở đuôi" nhƣ thế để cô gái đủ hiểu chuyện quên áo tới chuyện nhờ khâu hộ là chuyện mƣợn cớ để tỏ tình một cách kín đáo, tế nhị mà thôi. Bài 3: Thƣơng vợ - Trần Tế Xƣơng. • Đề bài: (thời gian: 30 phút) 1, Vì sao có thể nói đọc bài thơ Thƣơng vợ ta vừa khâm phụ bà Tú, vừa kính trọng nhà thơ Trần Tế Xƣơng? 2, Bài thơ Thƣơng Vợ rất đậm đà màu sắc dân tộc, những yếu tố nào tạo nên màu sắc đó? • Đáp án: 1, (5 điểm): Ta khâm phục bà Tú vì đó quả là một ngƣời phụ nữ Việt Nam chịu thƣơng, chịu khó, một nắng hai sƣơng, tần tảo, sớm hôm, lo toan gánh vác chuyện gia đình, chịu đựng bao gian nan vất vả để nuôi chồng, nuôi con, đồng thời ta cũng kính trọng nhà thơ Trần Tế Xƣơng vì trong xã hội phong kiến một xã hội trọng nam khinh nữ, việc ngƣời vợ phải nuôi con, chăm chồng là một bổn phận. Những ngƣời vợ nhƣ thế trên đất nƣớc này xƣa nay không thiếu. Nhƣng không phải ông chồng nào cũng thấu hiểu hết những phẩm chất và tấm lòng ngƣời vợ. Những nhà nho xuất thân từ cửa Khổng, sân 184 Trình, mang nặng tƣ tƣởng phong kiến, biết tự "sỉ vả", tự "lên án" mình trƣớc ngƣời vợ coi việc thờ chồng, nuôi con nhƣ một bổn phận ấy chắc cũng không nhiều. 2, (5 điểm). Tính dân tộc của bài thơ thể hiện trƣớc hết ở nội dung hình tƣợng bà Tú. Đó là một ngƣời phụ nữ rất Việt Nam, ta đã gặp rất nhiều trong ca dao, dân ca. Bài thơ cũng đã sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh rất "nôm na" nhƣ: mon sông, eo sèo, thân cò, lặn lội; các thành ngữ nhƣ "năm nắng mƣời mƣa" "một duyên hai nợ" và đặc biệt là tiếng chửi rất nôm trong một bài thơ luật Đƣờng ở cuối bài thơ: "Cha mẹ thói đời ăn ở bạc". Bài 4: Chữ ngƣời tử tù - Nguyễn Tuân Đề bài: (thời gian: 30 phút) 1, Qua truyện Chữ ngƣời tử tù, Nguyễn Tuân muốn nhắn gửi đến ngƣời đọc điều gì? 2, Nếu phải viết bài văn phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ ngƣời tử tù thì em sẽ nêu những ý lớn nhƣ thế nào? Đáp án: 1, (5 điểm). Qua vẻ đẹp của hình tƣợng Huấn Cao và tấm lòng "liên tài" vì nghĩa của viên quản ngục, điều sâu sắc mà Nguyễn Tuân muốn nhắn gửi đến ngƣời đọc phải chăng là: Con ngƣời sống trên đời, dù ở hoàn cảnh nào cũng cần phải biết quý trọng, nâng niu cái tài, cái đẹp, cái dũng khí và những tấm lòng cao cả "thiên lƣơng"... 2, (5 điểm) Phân tích nhân vật Huấn Cao thực chất là phân tích những đặc điểm về phẩm chất và tính cách của nhân vật này. Có thể nêu mấy ý lớn sau đây: • Đó là một con ngƣời tài hoa. 185 (dẫn chứng và phân tích) • Đó là một con ngƣời anh hùng đầy dũng khí, hiên ngang, bất khuất (dẫn chứng và phân tích) • Đó còn là một con ngƣời có tấm lòng bao dung, độ lƣợng, trọng nghĩa khinh tài. (dẫn chứng và phân tích) Bài 5: Tây Tiến - Quang Dũng. Đề bài: (thời gian: 30 phút) 1, Ngƣời ta nói bài thơ Tây Tiến mang âm hƣởng bi tráng. Em hiểu thế nào là bi tráng? Hãy liệt kê ra những từ có chữ bi và chữ tráng trong tiếng Việt dƣợc hiểu theo nghĩa trên. Dẫn ra một vài câu thơ thể hiện rõ âm hƣởng bi tráng của bài thơ Tây Tiến. 2, Dẫn ra 1 đoạn thơ mà theo em, ở đó Quang Dũng đã có rất nhiều những sáng tạo về hình ảnh và âm điệu mới lạ; phân tích tác dụng của những sáng tạo đó, Đáp án 1, (5điểm) + Bi tráng: đây là một từ Hán Việt gồm hai yếu tố Bi + Tráng. Bi có nghĩa là đau đớn, thƣơng xót, buồn... nghĩa này có ở các từ nhƣ: bi ai, bi đát, bi luỵ, bi thảm, bi kịch, bi thƣơng, bi thiết, bi hùng, bi ca, bi cảm, bi hoan, bi khúc, bi quan ... Tráng có nghĩa mạnh mẽ, lớn lao nhƣ các từ: Tráng ca, tráng khí, tráng kiện, tráng lệ, tráng sĩ, tráng niên, hùng tráng, trai tráng ... Nhƣ thế bi tráng; có nghĩa là vừa đau buồn, vừa mạnh mẽ, hùng tráng. + Có thể dẫn ra một số câu thơ thể hiện âm hƣởng bi tráng trong bài Tây Tiến nhƣ: "Rải rác biên cương mồ viễn xứ 186 Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Hoặc. "Tây tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm"... (5 điểm) Đoạn thơ có nhiều sáng tạo về hình ảnh và âm điệu mới lạ đó là đoạn thơ: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi" Đoạn thơ đã phác hoạ ra đƣợc một khung cảnh núi rừng Tây Bắc hiểm trở, hùng vĩ và dữ dội. Đó là một bức tranh hoành tráng với những hình ảnh và âm điêụ rất độc đáo, sáng tạo. Câu thơ "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm" phần lớn là thanh trắc (5/7) kết hợp với những từ láy nhƣ: khúc khuỷu, thăm thẳm...đã vẽ nên con đƣờng Tây Bắc đầy gập ghềnh, nguy hiểm, khó khăn. Câu thơ tiếp theo, giữa nơi vắng lặng "heo hút" và rợn ngợp, cao vút chơi vơi của "cồn mây", xuất hiện một hình ánh thật táo bạo, vừa tinh nghịch, vừa ngộ nghĩnh "súng ngửi trời", đã diễn tả đƣợc cái thăm thẳm của dốc đèo Tây Bắc câu thơ thứ ba có sự chuyển nhịp đột ngột từ 2/ 2/ 3 sang 4/ 3 "Ngàn thƣớc lên cao/ngàn thƣớc xuống", gây cho ngƣời đọc cảm giác ớn lạnh, cheo leo giữa một bên là núi cao vời vợi và một bên là thăm thẳm vực sâu. Nếu nhƣ câu thứ ba gân guốc, táo bạo thì câu thứ tƣ của khổ thơ lại êm nhẹ, thanh bình tới một loạt 7 thanh bằng: "Nhà ai Pha Luông mƣa xa khơi". Nhƣ có một hơi thở phào nhẹ nhõm, khi vừa vƣợt qua đƣợc hiểm nguy, gian khó, giờ thƣ thái nằm ngắm mƣa trên Pha Luông 187 Bài 6: Đôi mắt - Nam Cao Đề bài: (thời gian: 30 phút) 1, Điều tâm đắc mà Nam Cao muốn gửi gắm qua truyện ngắn này? Tên truyện Đôi mắt có liên quan gì đến điều tâm đắc ấy không? Nếu đặt lại tên truyện là Anh Hoàng em thấy có đƣợc không Vì sao? 2, Có ngƣời cho nhân vật Độ trong tác phẩm chính là Nam Cao, em có tán thành ý kiến ấy không? vì sao? Đáp án: 1, (6 điểm) Điều tâm đắc mà Nam Cao muốn gửi gắm qua thiên truyện này phải chăng là: cuộc sống luôn luôn đổi thay, nhiều màu, nhiều vẻ, con ngƣời muốn sống, muốn suy nghĩ và hành động cho đúng cần có một "đôi mắt" sáng trong, một cách nhìn đời, nhìn ngƣời phải sâu sắc toàn diện. Nhƣ thế vấn đề đặt ra ở đây là cách nhìn, cũng là con ngƣời ấy, sự việc ấy, nhƣng những cách nhìn khác nhau sẽ đem đến những, nhận xét, đánh giá khác nhau, thậm chí ngƣợc nhau. Chính vì thế nhan đề Đôi mắt đã làm nổi bật đƣợc điều tâm đắc của nhà văn cũng nhƣ chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm nếu đặt lại tên truyện là Anh Hoàng thì ý nghĩa khái quát của nhan đề tác phẩm sẽ bị hạn chế. 2, (4 điểm) Không thể đánh đồng nhân vật trong tác phẩm với tác giả, kể cả khi nhân vật xƣng tôi. Độ chỉ là nhân vật chính diện thể hiện tƣ tƣởng của Nam Cao mà thôi . 188 Phụ lục mẫu số 3.4. (Giáo viên) PHIẾU KHẢO SÁT LỰA CHỌN ĐỐI TƢỢNG THỰC NGHIỆM (DÙNG CHO GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM HOẶC GV DẠY MÔN VĂN) Họ và tên: Số năm đã công tác: Chủ nhiệm (dạy môn văn) ở lớp: Trƣờng PTTH: Xin anh(chị) vui lòng cho biết một số thông tin sau đây vẽ tình hình học hành của lớp anh (chị) chủ nhiệm hoặc dạy môn Văn bằng cách đánh dấu (+) vào ô hoặc ghi các thông tin vào sau dấu hai chấm) Số lƣợng học sinh của lớp Tổng số: trong đó Nam: Nữ: Dân tộc: + Kinh: + Thiểu số: Tôn giáo.: + Không: + Có tín ngƣỡng nhà giáo: Ý thức và thái độ học tập của học - sinh nói chung về môn Văn: Số lƣợng học sinh có ý thức và thái độ học tập tốt: Số lƣợng học sinh có ý thức và thái độ vừa phải (trung bình): Số lƣợng học sinh ý thức và thái độ học kém: Nhận xét chung của anh (chị) về tinh thần, thái độ học tập của học sinh trong lớp: + Tố Phân loại kết quả học tập môn văn năm học trƣớc: Số học sinh đạt loại giỏi: Số học sinh đạt loại khá: Số học sinh trung bình: Số học sinh kém: 189 4, Điều kiện học tập ở nhà của học sinh: * Số lƣợng học sinh có điều kiện học tập tốt: * Số lƣợng học sinh có điều kiện vừa phải (trung bình): * Số học sinh có nhiều khó khăn trong điều kiện học tập: * Số học sinh hoàn toàn không có điều kiện học tập: 5, Xếp loại đạo đức của học sinh (năm học trƣớc): * Số học sinh đạt loại tốt: * Số học sinh loại trung bình: * Số học sinh loại yếu kém: * Trong lớp có học sinh cá biệt (hay ăn cắp, đánh nhau, hay vi phạm nội quy, có tính tình kỳ quặc, có hoàn cảnh đặc biệt ...) + Thỉnh thoả * Nhận xét chung của anh(chị) về tình hình đạo đức của học sinh trong lớp + Tố + Yế 6, Hoàn cảnh gia đình học sinh: * Số lƣợng học sinh có hoàn cảnh thuận lợi: * Số lƣợng học sinh có hoàn cánh khó khăn: * Nhận xét chung cuả anh (chị) về hoàn cảnh gia đình học sinh: + Có nhiều thuận lợ + Bình thƣờ Xin chân thành cảm ơn anh (chị ) Ngày tháng năm 199 190 Phụ lục mẫu số: 3.5 (học sinh) PHIẾU KHẢO SÁT LỰA CHỌN ĐỐI TƢỢNG THỰC NGHIỆM Họ và tên: Nữ Ngày tháng năm sinh: Học lớp: Trƣờng phổ thông trung học: em hãy nêu câu trả lời vào phiếu này bằng cách đánh dấu (+) vào các ô mà em cho là hợp lý : Thời gian học tập ở nhà : Nhiề Bình thƣờ Rấ Có hứng thú học tập môn Văn hay không Hứ Bình thƣờ Kết quả học tập môn Văn năm trƣớc: Giỏi: Khá: Điều kiện phục vụ cho việc học tập môn Văn: Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo: + Đầy đủ + Thiếu nhiề Điền kiện học tập ở nhà (bàn ghế, ánh sáng, tủ sách và các phƣơng tiện học tập khác...) + Đầy đủ + Thiếu nhiề Quan hệ với bạn bè trong lớp: 191 +Tố + Bình thƣờ ố 6. Tham gia các hoạt động tập thể: + Tích cự + Bình thƣờ + Vắng nhiề 7. Tình hình sức khỏe: + Tốt (vƣợt các chỉ + Đạt: + Kém: 8. Môi trƣờng gia đình: - Nghề nghiệp cha mẹ: + Trí thức: + Viên chứ + Làm nghề tự - Trình độ văn hóa của bố mẹ: + Đại họ + Tiểu họ + Mù chữ - Mức thu nhập của gia đình: + Thấ - Không khí trong gia đình (quan hệ giữa bố mẹ, con cái, ông bà...) + Tố + Bình thƣờ + Có bấ Ngày.. tháng năm 199.. Học sinh ký tên 192 Phụ lục mẫu số: 3.6 (giáo viên) PHIẾU KHẢO SÁT LỰA CHỌN GIÁO VIÊN DẠY THỰC NGHIỆM Xin anh (chị) vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân bằng cách đánh dấu (+) vào ô trống bên cạnh: Họ và tên : Tuổi : Giớ Nữ Tốt nghiệp Đại học sƣ phạm năm: Đã trực tiếp dạy môn Văn phổ thông trung học đƣợc bao nhiêu năm; Anh(chị) đã đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp: Trƣờ Năm : Huyệnn (Thị Năm : Tỉnh (Thành phố Năm : Hàng năm anh(chị) có sáng kiến kinh nghiệm dạy học bộ môn không ? Có : □ Cấp : + Trƣờ ở + Bộ Thỉnh thoả ấp : + Trƣờ + Sở + Bộ Lớp anh chị dạy có học sinh nào dự thi học sinh giỏi môn Văn không? Cấp : + Trƣờ + Quố Xin chân thành cảm ơn anh (chị) Ngày. tháng. năm 199. 193 Phụ lục mẫu Số 3.7: BẢNG SO SÁNH SỐ LƢỢNG CÂU HỎI CỦA SGK VÀ CỦA LUẬN ÁN ĐƢỢC GIÁO VIÊN VẬN DỤNG TRONG GIÁO ÁN Họ và tên giáo viên: Nguyễn Phƣơng Thảo Dạy lớp (TN hay ĐC): cả TN và ĐC lớp X và lớp XI Trƣờng phổ thông trung học Xuân Diệu - Tuy Phƣớc; Tỉnh: Bình Định Tên bài học Giáo viên lớp Số câu hỏi sgk Số câu hỏi của luận án Số câu hỏi đƣợc GV vận dụng LẤY VỢ CÓC (Truyện cổ dân gian ) ĐC 3 2 TN 4 4 TÁT NƢỚC ĐẦU ĐÌNH ( Ca dao ) ĐC 3 TN 4 THƢƠNG VỢ (Trần Tế Xƣơng) ĐC 3 2 TN 5 5 CHỮ NGƢỜI TỬ TÙ ( Nguyễn Tuân) ĐC 4 TN 6 TÂY TIẾN (Quang Dũng) ĐC 3 TN 5 1 ĐÔI MẮT (Nam Cao) ĐC 4 TN 6 • Sgk cho lớp ĐC là sgk Hội • Câu hỏi của Sgk Văn dành cho GV dạy lớp ĐC . • Câu hỏi của luận án dành cho GV dạy lớp TN 194 Phụ lục mẫu số 3.8 : BẢNG SO SÁNH TỔNG HỢP SỐ LƢỢNG LẪN CÂU HỎI ĐƢỢC GIÁO VIÊN VẬN DỤNG TRONG GIÁO ÁN DẠY TRÊN LỚP Tên bài học Lớp Tổng số GV Số lần câu hỏi đƣợc GV Vận dụng LẤY VỢ CÓC (Truyện cổ dân gian) ĐC 2 5 TN 2 7 TÁT NƢỚC ĐẦU ĐÌNH (Ca dao) ĐC 2 5 TN 2 8 THƢƠNG VỢ (Trần Tế Xƣơng) ĐC 4 9 TN 4 19 CHỮ NGƢỜI TỬ TỦ (NGUYỄN TUÂN ĐC 3 9 TM 3 16 TÂY TIẾN (Quang Dũng) ĐC 2 4 TN 2 9 ĐÔI MẮT ( Nam Cao ) ĐC 2 7 TN 2 10 • GV dạy lóp ĐC vận dụng câu hỏi của sgk Văn . • GV dạy lớp TN vận dụng câu hỏi do luận án đề xuất. 195 Phụ lục mẫu số 3.9 BẢNG PHÂN PHỐI STUDENT f α = 0,05 α = 0,01 9 2,26 3,25 10 2,23 3,17 11 2,20 3,11 12 2.18 3,05 13 2, 16 3,01 14 2,14 2,98 15 2,13 2,95 20 2,09 2,85 25 2,06 2,79 30 2,04 2,75 40 2,02 2,70 60 2,00 2,66 120 1,98 2.02 > 120 1,96 2,58

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_he_thong_cau_hoi_trong_sach_giao_khoa_van_hoc_5749.pdf
Luận văn liên quan