Ở cấp doanh nghiệp, nguồn lực được phân bổ được dựa trên hai yếu tố chính là
nhận thức về mức độ thay đổi nguồn lực và mức độ kỳ vọng từ cấp cao (hay mục tiêu
chiến lược). Doanh nghiệp cần có các hoạt động điều chỉnh, cập nhật, bổ sung phân bổ
nguồn lực theo bối cảnh thực thi chiến lược và những biến động thị trường. Trước tiên,
doanh nghiệp phải liên tục nhận dạng được nguồn lực thiết yếu của mình; xác định rõ
nguồn lực chi tiết và nhu cầu nguồn lực cũng như sự thay đổi về nhu cầu tại từng bộ
phận cụ thể. Để đảm bảo lợi thế cạnh tranh trong quá trình thực thi, doanh nghiệp nên
có hệ thống đánh giá khả năng phù hợp với các nguồn lực sẵn đã được định dạng trước
đó; cũng như sẵn sàng tích hợp các nguồn lực mới được bổ sung. Bên cạnh đó, sự tương
thích giữa các nguồn lực với nhau cũng nên được đề cao; cần đảm bảo mối quan hệ chặt
chẽ, nhất quán giữa các nguồn lực và có khả năng liên kết để bổ sung, hỗ trợ nhau trong
tiến trình triển khai hoạt động chiến lược.
Ngoài ra, dựa vào các kết quả ước lượng các mô hình phân tích tác động của các
nhân tố đến hiệu quả phân bổ, để nâng cao hiệu quả phân bổ các doanh nghiệp cần tăng
mức trang bị vốn của doanh nghiệp, có chế độ đãi ngộ hợp lý với người lao động trong
việc chi trả tiền lương cũng như các biện pháp nhằm tăng năng suất và hiệu quả của
doanh nghiệp như chú trọng đầu tư nâng cao trình độ người lao động, nâng cao khả năng
áp dụng công nghệ. Đặc biệt, các doanh nghiệp thấp và doanh nghiệp trung bình cần
tăng khả năng tiếp cận với công nghệ tiên tiến của người lao động, đầu tư phát triển sản
xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, tận dụng được lợi ích lan tỏa công nghệ của các
doanh nghiệp FDI để nâng cao trình độ công nghệ của doanh nghiệp mình và nâng cao
khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp công nghệ cao hơn.
Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước cần xem xét lại hiệu
suất sinh lời của việc sử dụng vốn cũng như việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp
mình, những yếu tố này đều chưa mang lại tác động tích cực lên hiệu quả phân bổ. Đồng
thời cũng cần tranh thủ các lợi thế từ các chính sách hỗ trợ vốn của nhà nước và địa
phương.
Các doanh nghiệp tham gia thị trường xuất khẩu cần có sự chọn lọc, xem xét kỹ
để lựa chọn các đối tác xuất khẩu cũng như mặt hàng xuất khẩu để việc tham gia vào thị
trường thương mại quốc tế mang lại những tác động tích cực đến hiệu quả phân bổ của
doanh nghiệp.
172 trang |
Chia sẻ: huydang97 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 900 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hiệu quả phân bổ và một số mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a nhóm, nhóm CNC có hiệu quả thấp hơn một chút. Trong cả giai đoạn, hiệu
quả phân bổ của cả ba nhóm có xu hướng giảm, đặc biệt có sự giảm mạnh trong hai
năm 2009 và 2018. Một số ngành có giá trị gia tăng cao nhưng mức độ phân bổ hiệu
quả lại không đạt được tương xứng như ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính
và sản phẩm quang học hay ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy
móc, thiết bị).
Thứ tư, kết quả phân rã năng suất OP và các mở rộng cho thấy trong giai đoạn
nghiên cứu hiệu quả phân bổ liên nhóm của ba nhóm doanh nghiệp chia theo loại hình
sở hữu giảm mạnh và có ảnh hưởng tiêu cực lên sự thay đổi năng suất gộp của nhóm.
Đối với cả ba nhóm doanh nghiệp thì sự phân bổ lại giữa các doanh nghiệp sống sót
trong nội bộ nhóm đều là đóng góp chính vào năng suất gộp. Với nhóm DNNN thì cả
các doanh nghiệp gia nhập và rút lui đều mang lại ảnh hưởng tích cực lên năng suất gộp.
Với nhóm DNFDI thì ngược lại nên đây là nhóm có sự suy giảm trong năng suất gộp
lớn nhất. Với nhóm DNTN thì các doanh nghiệp rút lui mang lại ảnh hưởng tích cực
nhưng các doanh nghiệp gia nhập lại có ảnh hưởng tiêu cực lên năng suất gộp.”
“Thứ năm, kết quả ước lượng hiệu quả phân bổ cấp tỉnh theo cách tiếp cận OP
cho thấy có một mức độ không đồng nhất đáng chú ý của hiệu quả phân bổ trong ngành
dọc theo các tỉnh và qua thời gian và có sự chênh lệch rất cao về mức độ phân bổ hiệu quả
giữa nhóm các tỉnh có hiệu quả phân bổ cao nhất và thấp nhất. Các tỉnh có mức hiệu quả
phân bổ cao nhất trong cả nước trong cả giai đoạn nghiên cứu là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,
tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Bắc Ninh và thành phố Hà Nội. Các tỉnh có hiệu quả phân bổ thấp
hơn các tỉnh khác rất nhiều là Điện Biên, Lai Châu, Trà Vinh, Bến Tre và Bạc Liêu.”
Thứ sáu, kết quả ước lượng từ các mô hình Tobit cho thấy hiệu quả phân bổ của
các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo là khác biệt giữa các vùng và các năm. Các
yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả phân bổ một cách rõ ràng là mức trang bị vốn
trên lao động, thu nhập của người lao động và số nợ phải trả của doanh nghiệp. Tuổi
doanh nghiệp mang lại các ảnh hưởng khác nhau lên hiệu quả phân bổ tùy vào từng
nhóm doanh nghiệp cụ thể. Các nhân tố có tác động tiêu cực lên hiệu quả phân bổ là quy
mô doanh nghiệp, tỷ lệ vốn ngoài, việc tham gia vào thị trường thương mại quốc tế. Tuy
123
nhiên chỉ với nhóm doanh nghiệp công nghệ trung bình, tỷ lệ vốn ngoài lại có ảnh hưởng
tích cực đến hiệu quả phân bổ và với nhóm doanh nghiệp lớn thì việc tham gia vào thị
trường xuất khẩu lại mang lại hiệu quả phân bổ cao hơn. Thuế thu nhập doanh nghiệp
chưa có ảnh hưởng rõ nét lên hiệu quả phân bổ. Với một số nhóm doanh nghiệp công
nghệ trung bình và công nghệ cao thì việc tăng thuế thu nhập doanh nghiệp lại dẫn đến
tăng hiệu quả phân bổ. Và bằng các kiểm định tin cậy cũng chỉ ra nhóm DNFDI có hiệu
quả phân bổ thấp hơn hiệu quả phân bổ của hai nhóm DNNN và DNTN.
Thứ bảy, từ kết quả ước lượng của các mô hình số liệu mảng cho thấy một số ảnh
hưởng thống nhất thể hiện qua các mô hình: các yếu tố như sự tích tụ của nền kinh tế,
mức thâm dụng vốn, chỉ số cạnh tranh công nghiệp của ngành chế biến chế tạo của tỉnh,
sự đầu tư cho giáo dục (vốn con người) hay việc tạo điều kiện trong chi phí gia nhập thị
trường ở tỉnh đối với các doanh nghiệp có một mối quan hệ tích cực với hiệu quả phân
bổ của địa phương. Phần chia vốn hay lao động của các DNFDI trong ngành lại mang
lại các ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên tỷ lệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP
địa phương của thời kỳ trước đó và thời điểm hiện tại lại có ảnh hưởng ngược lại. Còn chi
ngân sách cho các hoạt động đầu tư phát triển của địa phương lại không mang lại các ảnh
hưởng tích cực như kỳ vọng. Và các ảnh hưởng này vẫn duy trì trong dài hạn.
Từ các kết quả thu được, luận án đề xuất các giải pháp cho các nhà quản lý các
cấp nhằm cải thiện môi trường hoạt động kinh tế ở các địa phương trong cả nước, mang
lại một mức hiệu quả phân bổ cao hơn của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo góp
phần làm tăng năng suất doanh nghiệp. Đồng thời, tăng hiệu quả phân bổ ngành – vùng
giúp khuyến khích các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường và đào thải các doanh
nghiệp yếu kém ra khỏi thị trường, từ đó dẫn đến năng suất gộp của ngành tăng lên.
2. Khuyến nghị và gợi ý chính sách
2.1. Đối với Nhà nước/Chính phủ
Chính phủ đã khẳng định huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực
là vấn đề cốt lõi trong cải cách kinh tế ở Việt Nam. Nếu sử dụng hiệu quả hơn các nguồn
lực, Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng tới 9-10% mỗi năm, tương đương với Nhật
Bản và Hàn Quốc trong thời kỳ kinh tế cất cánh. Vì vậy theo Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc, chúng ta cần “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nhằm khai thông, giải phóng tối đa, huy
động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tạo động lực mới đưa đất nước phát triển
nhanh, bền vững”. Để có thể phân bổ và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả
nhất, luận án xin đưa ra một số giải pháp về phía Nhà nước/Chính phủ như sau:
124
“Thứ nhất là phải tạo ra một môi trường lành mạnh để các chủ thể trong nền kinh
tế cạnh tranh với nhau một cách công bằng và bình đẳng, có cơ hội ngang nhau trong
việc tiếp cận các nguồn lực, phải lấy thị trường làm căn cứ để phân bổ nguồn lực có hiệu
quả, hạn chế tới mức tối đa sự can thiệp hành chính thô bạo của nhà nước vào nền kinh
tế, triệt để xóa bỏ cơ chế “xin - cho”. Các “đầu vào”, các nguồn lực phát triển (nguồn
lực lao động, vốn, đất đai và tài nguyên, khoa học công nghệ, ...) phải được phân bổ và
dịch chuyển tự do giữa các ngành, địa phương theo tỷ suất sinh lời, hiệu quả. Có như
vậy mới kích thích các chủ thể, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vươn
lên một cách lành mạnh, sử dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất. Trong nền kinh tế thị
trường, ngoài phân phối theo kết quả lao động, việc phân phối theo mức đóng góp vốn
và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh được thừa nhận hợp pháp. Với nguyên
tắc này, nguồn lực sẽ được phân phối đến những nơi sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất,
tạo ra của cải nhiều nhất cho xã hội. Ai làm việc hiệu quả, có đóng góp nhiều hơn thì
thu nhập lớn hơn và ngược lại, chống chủ nghĩa bình quân, chống dựa dẫm ỷ lại.”
“Hai là, phát huy ưu thế cơ chế thị trường trong xử lý quan hệ phân phối. Vận
hành cơ chế thị trường đem lại ưu thế trong việc phân phối hiệu quả các nguồn lực trong
xã hội. Mọi giao dịch đều được quyết định dựa trên nguyên tắc tự nguyện và cùng có
lợi. Vì thế, hoạt động kinh tế hiệu quả luôn luôn đòi hỏi khả năng tối ưu hóa lợi ích riêng
trên cơ sở cạnh tranh thị trường.” Thị trường cung cấp tín hiệu thông tin khách quan bảo
đảm cho việc phân phối nguồn lực linh hoạt và hiệu quả hơn giữa các ngành, lĩnh vực
và vùng miền đất nước. “Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có
hiệu quả các nguồn lực, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực
nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị
trường”. Phát triển đồng bộ hệ thống thị trường, như thị trường lao động, thị trường đất
đai, thị trường vốn, thị trường hàng hóa và dịch vụ, khoa học - công nghệ, Hệ thống
thị trường đầy đủ tạo ra cơ chế phân phối nguồn lực hiệu quả hơn. Sự liên thông và đồng
bộ của hệ thống thị trường làm cho sự lưu thông, phân bổ nguồn lực hợp lý. Kết quả lao
động và sản xuất được xác định chính xác theo đúng nguyên tắc chi phí - lợi ích, cống
hiến - hưởng thụ.
Ba là cần nâng cao năng lực quản lý của nhà nước trong phân phối thông qua hệ
thống pháp luật. Hệ thống pháp luật quy định rõ các quan hệ căn bản chi phối nguồn lực
hiện hữu trong nền kinh tế quốc dân. Hệ thống pháp luật đặt nền tảng pháp lý căn bản
quy định quan hệ phân phối và phân phối lại các nguồn lực trong nền kinh tế, bao gồm:
lao động, thu nhập, vốn, đất đai, tài nguyên, Những quyền lợi và nghĩa vụ của mọi
chủ thể sở hữu và sử dụng các nguồn lực cần phải quy định rõ ràng bằng luật pháp trong
125
xã hội pháp quyền. Cần phải nâng cao hiệu lực các công cụ, chính sách trong điều tiết
phân phối và phân phối lại. Những công cụ, chính sách đắc lực điều tiết quan hệ phân
phối và phân phối lại có thể kể tới như thuế, tài chính - tiền tệ, thu nhập - việc làm, sở
hữu đất đai, tài sản, thừa kế, “Tạo môi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi
để phát huy các nguồn lực xã hội cho phát triển, các chủ thể hoạt động kinh doanh bình
đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, có trật tự, kỷ cương”. Riêng chính
sách thuế của Việt Nam đã có sự điều chỉnh nhiều theo hướng tạo điều kiện thuận lợi
cho các DN, đặc biệt là chính sách ưu đãi thuế thu nhập DN đã góp phần thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và phát huy được lợi thế so sánh của đất nước.
Tuy nhiên trong thực tế, chính sách thuế thu nhập DN chưa mang lại ảnh hưởng tích cực
lên hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp. Chính phủ cần nghiên cứu để có những cải
cách về chính sách thuế theo hướng không nên quá tập trung vào chính sách ưu đãi thuế
mà cần hướng vào một hệ thống thuế minh bạch, công bằng, hiệu quả và phù hợp với
các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Chính sách thuế chỉ nên coi là một bộ phận cấu
thành trong chính sách thu hút vốn đầu tư và không phải là điều kiện quan trọng nhất,
cần lựa chọn những hình thức ưu đãi thuế nhằm khuyến khích các DN đầu tư dài hạn,
chỉ nên tập trung ưu đãi thuế đối với một số ít ngành, lĩnh vực rất quan trọng theo chính
sách phát triển của đất nước.
“Cuối cùng, Nhà nước cần tăng cường hiệu lực các chế tài xử lý vi phạm trong
quan hệ phân phối. Cần có những chế tài nghiêm minh để xử lý những hành vi phạm
pháp dẫn tới méo mó quan hệ phân phối nguồn lực phát triển. Nhiều hành vi phân phối
bất hợp pháp thể hiện dưới các sắc thái khác nhau trong đời sống kinh tế xã hội như:
tham nhũng, gian lận, kinh tế ngầm, trốn thuế, làm hàng giả, buôn lậu, v.v. Mức độ vi
phạm rất khác nhau trong các nước và tiếp cận giải quyết vấn đề cũng vô cùng đa dạng.
Đặc biệt là tình trạng chuyển giá nhằm trốn thuế của các DNFDI cần phát hiện kịp thời
và có các chế tài phù hợp nhằm giảm tối đa tình trạng này. Các lĩnh vực hoạt động của
chính phủ có khả năng dễ xảy ra tham nhũng cần phải tập trung rà soát lại. Các biện
pháp pháp lý và hành chính xử lý tham nhũng phải đem lại một tác dụng phòng ngừa
thỏa đáng. Mức thoả đáng của tiền lương trong khu vực công là một trong những điều
kiện góp phần bảo đảm trong sạch, liêm chính của bộ máy quản lý công. Các công chức,
viên chức trong cơ quan nhà nước phải được trả lương đủ sống, đáp ứng với những nhu
cầu và mong đợi hợp lý. Quy định thưởng - phạt nghiêm minh, phù hợp với cống hiến
và trách nhiệm được giao. Cần xây dựng các cơ chế để thu hút sự tham gia của xã hội
dân sự và phải biến những cơ chế ấy thành một phần của quá trình kiểm tra, giám sát
thường xuyên. Ngoài ra, thu nhập, tài sản của các quan chức có chức, có quyền phải
126
được kê khai, giám sát hữu hiệu. Cần phải thực thi những chế tài mạnh, truy cứu trách
nhiệm cá nhân người đứng đầu trong việc phân phối và sử dụng sai mục đích các nguồn
lực, gây mất hiệu quả hay thất thoát nguồn lực công quốc gia, như ngân sách, tài
nguyên,” ...
2.2. Đối với địa phương
Các quy định và môi trường hoạt động kinh tế ở địa phương ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động của doanh nghiệp, mức phân bổ hiệu quả của doanh nghiệp và thực tế
phân bổ hiệu quả của chính địa phương đó. Để nâng cao hiệu quả phân bổ của các doanh
nghiệp ở địa phương cũng như nâng cao mức độ hiệu quả của địa phương mình, các nhà
lãnh đạo cấp địa phương cần có các giải pháp hợp lý.
Các địa phương cần đẩy mạnh việc thực hiện chính sách “xã hội hóa” đầu tư
trong một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao; nâng cao vốn con người ở
địa phương mình. Nâng cao vốn con người thể hiện trước hết ở lực lượng lao động trẻ,
đầu tư cho giáo dục để tăng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học. Các địa
phương có khả năng thành lập các trường Đại học công lập cũng như dân lập thì cần
khuyến khích nhưng phải có các giám sát và kiểm định chất lượng thường xuyên. Các
địa phương cũng cần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành chế biến
chế tạo, tăng sự tích tụ của nền kinh tế địa phương để dẫn đến mức độ hiệu quả phân bổ
cao hơn của địa phương mình.
Các tỉnh cần cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính, bao gồm các thủ tục chung
và các thủ tục liên quan đến việc tiếp cận và phân bổ các nguồn lực phát triển kinh tế.
Dưới sự chỉ đạo của chính phủ, các bộ ban ngành và địa phương phải tập trung rà soát,
kiên quyết loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, không đúng quy định, gây khó khăn
cho doanh nghiệp trong quá trình tham gia các hoạt động kinh tế, sản xuất và tiếp cận
với các nguồn vốn. Cần tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, chẳng hạn
giảm thiểu các chi phí gia nhập thị trường cho doanh nghiệp, để dẫn đến mức độ phân
bổ hiệu quả cao hơn của địa phương.
Địa phương cần hoàn thiện, điều chỉnh các chính sách thu hút và quản lý vốn FDI
vào khu vực công nghiệp chế biến, lĩnh vực công nghệ cao và các lĩnh vực có khả năng
tạo giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế trên cơ sở đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn
tài nguyên quốc gia và bảo vệ môi trường; đặc biệt cần tăng cường quản lý, giám sát
hoạt động của doanh nghiệp; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng “gửi giá”,
“lỗ giả, lãi thật”, trốn thuế của doanh nghiệp FDI. Lưu ý khuyến khích phát triển có chọn
lọc kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là phát triển thị trường tài chính,
127
đưa thị trường này sớm trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ đạo cho phát
triển kinh tế. Tăng cường mối quan hệ giữa các bộ, ban ngành, giữa trung ương với địa
phương trong việc thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực giải quyết
tranh chấp thương mại và đầu tư quốc tế, bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp tham gia thương mại quốc tế, đảm bảo lợi ích của người dân, của doanh nghiệp
và của nhà nước. Nhằm mục đích dẫn tới những ảnh hưởng tích cực từ nguồn vốn đầu
tư nước ngoài và việc tham gia thị trường thương mại quốc tế của các doanh nghiệp đến
hiệu quả phân bổ của địa phương.
Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả huy động, phân bổ và giám sát nguồn lực tài chính
cho phát triển kinh tế trong giai đoạn tới, cũng cần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; tăng
cường cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy sự phát triển của các yếu tố tiền
đề là khoa học công nghệ, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, tạo những điều kiện thuận
lợi nhất cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh lành mạnh và tiếp cận thông tin một cách
minh bạch nhất.
Bên cạnh đó, cần có cơ chế chính sách giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế tư
nhân. Mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ,
hộ gia đình, trong việc tiếp cận các nguồn lực do nhà nước quản lý như tài nguyên
thiên nhiên, đất đai, nguồn lực tài chính, cơ chế chính sách ưu đãi, để khu vực này
lớn mạnh và hiệu quả là cách tiếp cận phát triển bao trùm. Làm sao để các doanh nghiệp
nói chung, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp tư nhân thì việc sử dụng vốn ngoài mang lại
những lợi ích đến hiệu quả phân bổ.
Các vùng, các tỉnh có mức phân bổ hiệu quả thấp như các tỉnh thuộc vùng Tây
Nguyên hay Đồng bằng sông Cửu Long cần xem xét phân tích cụ thể tình hình phát triển
kinh tế của địa phương mình trong mối quan hệ với các yếu tố liên quan đến hiệu quả
phân bổ để có những chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả phân bổ của địa
phương, giảm thiểu phân bổ sai giữa các doanh nghiệp. Bên cạnh đó các khu vực có
mức độ phân bổ hiệu quả cao như vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam bộ
nhưng có sự suy giảm trong thời gian gần đây cũng cần xem xét lại nguyên nhân dẫn
đến sự suy giảm này để có những biện pháp nhằm phân phối hợp lý nguồn lực giữa các
doanh nghiệp.
2.3. Đối với doanh nghiệp
Ở cấp doanh nghiệp, nguồn lực được phân bổ được dựa trên hai yếu tố chính là
nhận thức về mức độ thay đổi nguồn lực và mức độ kỳ vọng từ cấp cao (hay mục tiêu
chiến lược). Doanh nghiệp cần có các hoạt động điều chỉnh, cập nhật, bổ sung phân bổ
128
nguồn lực theo bối cảnh thực thi chiến lược và những biến động thị trường. Trước tiên,
doanh nghiệp phải liên tục nhận dạng được nguồn lực thiết yếu của mình; xác định rõ
nguồn lực chi tiết và nhu cầu nguồn lực cũng như sự thay đổi về nhu cầu tại từng bộ
phận cụ thể. Để đảm bảo lợi thế cạnh tranh trong quá trình thực thi, doanh nghiệp nên
có hệ thống đánh giá khả năng phù hợp với các nguồn lực sẵn đã được định dạng trước
đó; cũng như sẵn sàng tích hợp các nguồn lực mới được bổ sung. Bên cạnh đó, sự tương
thích giữa các nguồn lực với nhau cũng nên được đề cao; cần đảm bảo mối quan hệ chặt
chẽ, nhất quán giữa các nguồn lực và có khả năng liên kết để bổ sung, hỗ trợ nhau trong
tiến trình triển khai hoạt động chiến lược.
Ngoài ra, dựa vào các kết quả ước lượng các mô hình phân tích tác động của các
nhân tố đến hiệu quả phân bổ, để nâng cao hiệu quả phân bổ các doanh nghiệp cần tăng
mức trang bị vốn của doanh nghiệp, có chế độ đãi ngộ hợp lý với người lao động trong
việc chi trả tiền lương cũng như các biện pháp nhằm tăng năng suất và hiệu quả của
doanh nghiệp như chú trọng đầu tư nâng cao trình độ người lao động, nâng cao khả năng
áp dụng công nghệ. Đặc biệt, các doanh nghiệp thấp và doanh nghiệp trung bình cần
tăng khả năng tiếp cận với công nghệ tiên tiến của người lao động, đầu tư phát triển sản
xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, tận dụng được lợi ích lan tỏa công nghệ của các
doanh nghiệp FDI để nâng cao trình độ công nghệ của doanh nghiệp mình và nâng cao
khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp công nghệ cao hơn.
Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước cần xem xét lại hiệu
suất sinh lời của việc sử dụng vốn cũng như việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp
mình, những yếu tố này đều chưa mang lại tác động tích cực lên hiệu quả phân bổ. Đồng
thời cũng cần tranh thủ các lợi thế từ các chính sách hỗ trợ vốn của nhà nước và địa
phương.
Các doanh nghiệp tham gia thị trường xuất khẩu cần có sự chọn lọc, xem xét kỹ
để lựa chọn các đối tác xuất khẩu cũng như mặt hàng xuất khẩu để việc tham gia vào thị
trường thương mại quốc tế mang lại những tác động tích cực đến hiệu quả phân bổ của
doanh nghiệp.
3. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo
Mặc dù luận án đã được hoàn thành dưới sự nỗ lực rất lớn của NCS và sự hướng
dẫn tận tâm của Giáo viên hướng dẫn. Tuy nhiên kết quả của luận án cũng không tránh
khỏi một số các hạn chế:
Khi đo lường hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo theo
phương pháp phân tích bao dữ liệu, do sự thiếu thông tin về giá đầu vào của bộ dữ liệu
điều tra doanh nghiệp của Tổng cục thống kê, luận án đã trình bày phương pháp ước
129
lượng giá đầu vào. Tuy nhiên đã có các nghiên cứu chỉ ra có thể ước lượng các loại hiệu
quả của doanh nghiệp bằng phương pháp DEA mà không cần thông tin về giá đầu vào.
Trong phần ước lượng các mô hình phân tích tác động của các nhân tố đến hiệu
quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo được đo lường theo phương
pháp DEA, luận án mới chỉ sử dụng mô hình Tobit, là một mô hình được dùng khá phổ
biến trong các nghiên cứu về hiệu quả của doanh nghiệp. Mặc dù luận án đã ước lượng
mô hình này trên nhiều nhóm doanh nghiệp khác nhau để thấy rõ được ảnh hưởng của
các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của từng nhóm doanh nghiệp cụ thể.
Đối với việc ước lượng các mô hình phân tích tác động của các nhân tố đến hiệu
quả phân bổ ngành chế biến chế tạo của các tỉnh ở Việt Nam, mặc dù luận án đã cố gắng
đưa các biến đặc trưng cho ngành, vùng để tính các ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn đến
hiệu quả phân bổ các tỉnh. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu sẽ là đầy đủ hơn nếu có thể
đưa thêm vào mô hình các biến đại diện cho cơ sở vật chất của địa phương, trình độ
khoa học công nghệ, Và các mô hình dữ liệu mảng theo tỉnh này cũng chưa tính toán
được ảnh hưởng của lan tỏa theo không gian đến hiệu quả phân bổ ngành chế biến chế
tạo của các tỉnh.
Cuối cùng là các khuyến nghị luận án đưa ra chưa có điều kiện thực chứng do
hạn chế về thời gian và các nguồn lực khác.
Vì vậy, để có những nghiên cứu sâu và toàn diện hơn về các vấn đề liên quan đến
nội dung luận án, trong tương lai tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu các vấn đề còn tồn tại
này. Tác giả xin đề xuất một số hướng nghiên cứu mở rộng như sau:
- Nghiên cứu đo lường hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành chế biến
chế tạo theo phương pháp DEA mà không cần thông tin về giá đầu vào.
- Nghiên cứu thêm các nhân tố mới ảnh hưởng đến hiệu quả phân bổ cấp doanh
nghiệp liên quan đến lan tỏa công nghệ của các DNFDI đến các DN nội địa,
tác động của các hiệp định thương mại, các biến liên quan đến trình độ của
chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp có nằm trong khu công nghiệp hay không,
và nghiên cứu thêm các mô hình phù hợp đánh giá ảnh hưởng của các nhân
tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo.
- Nghiên cứu thêm các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả phân bổ ngành chế biến
chế tạo của các tỉnh như cơ sở vật chất của địa phương, trình độ khoa học
công nghệ, tham nhũng, và sử dụng các mô hình hiện đại như mô hình số
liệu mảng đa bậc, mô hình hồi quy phân vị, mô hình kinh tế lượng không gian,
để làm rõ tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các tỉnh.
130
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
1. Vũ Thị Huyền Trang (2019), Phân rã năng suất và hiệu quả phân bổ của các doanh
nghiệp ngành chế tác của Việt Nam theo loại hình sở hữu, Tạp chí Khoa học Thương
mại số 130/ Tháng 6 năm 2019.
2. Vũ Thị Huyền Trang, Nguyễn Khắc Minh (2019), Dynamic composition of
productivity and allocative efficiency in Vietnamese manufacturing industry by size,
2nd CIEMB 2019, Đại học Kinh tế Quốc dân.
3. Vũ Thị Huyền Trang (2020), Năng suất và hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp
ngành chế tác theo các vùng của Việt Nam, Hội thảo Khoa học Quốc tế các nhà
khoa học trẻ khối kinh tế và kinh doanh 2020, Đại học Thương mại đồng tổ chức.
4. Vũ Thị Huyền Trang (2021), Phân tích tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân
bổ của các doanh nghiệp ngành chế tác của Việt Nam, Tạp chí Kinh tế & Phát triển,
Số 285 tháng 3/2021.
5. Vũ Thị Huyền Trang (2021), Hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành chế
biến chế tạo của Việt Nam theo cách tiếp cận bao dữ liệu, Tạp chí Nghiên cứu Kinh
tế Số 3 (514), Tháng 3 năm 2021.
6. Vũ Thị Huyền Trang (2021), Mô hình động phân tích ảnh hưởng của các nhân tố
đến hiệu quả phân bổ cấp tỉnh của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo của
Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế Số 9 (520), Tháng 9 năm 2021.
131
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ackerberg, D. A., Caves, K. và Frazer, G. (2006), ‘Structural identification
of production functions’, Unpublished manuscript.
2. Admassie, A. and Matambalya, F. A (2002), ‘Technical efficiency of small-
and-medium-scale enterprise: evidence from a survey of enterprise in
Tanzania’, Easter Africa social science research review, Số 18, Tập 2, tr.1-
29.
3. Afriat, S. N. (1972), ‘Efficiency Estimation of Production Functions’,
International Economic Review, Số 13, tr.568-598.
4. Aigner, D. J., Chu, S. F. (1968), ‘On Estimating the Industry Production
Function’, The American Economic Review, Số58, Tập 4, tr.826-839.
5. Aigner, D. J., Lovell, C. A. K. và Schmidt, P. (1977), ‘Formulation and
Estimation of Stochastic Frontier Production Function Models’, Journal of
Econometrics, Số 6, Tập 1, tr.21-37.
6. Ajibefun, I. A. and Daramola, A. G. (2003), ‘Determinants of Technical and
Allocative Efficiency of Microenterprises: Firm-level Evidence from
Nigeria’, African Development Review, Số 15, Tập 2-3, tr.353-395.
7. Akerlof, G. A. (1982), ‘Labor Contracts as Partial Gift Exchange’, The
Quarterly Journal of Economics, Tập 97, tr.345-71.
8. Akerlof, G. A. (1984), ‘Gift Exchange and Efficiency-Wage Theory: Four
Views’, The American Economic Review, Tập 74, tr.79-83.
9. Ali, M. and Flinn, J. C. (1989), ‘Profit Efficiency among Basmati Rice
Producers in Pakistan Punjab’, American Journal of Agricultural Economics,
Số 71, Tập 2, tr.303-310.
10. Ali, A. I. and L. M. Seiford (1993), The Mathematical Programming
Approach to Efficiency Analysis, in Fried, H.O., Lovell, C. A. K và Schmidt,
S. S. (Eds.), The Measurement of Productive Efficiency: Techniques and
Applications, Oxford University Press, New York, tr.120-159.
11. Amornkivikai, P and Harvie, C. (2010), ‘Identifying and measuring factors of
technical infficiency: evidence from unbalanced panel data of Thai listed
manufacturing enterprises’, The Association of Korean Economic Studies,
University of Incheon, tr.1-32.
12. Arellano, M. and Bover, O. (1995), ‘Another Look at the Instrumental-
Variable Estimation of Error-Components Models’, Journal of Econometrics,
Số 68, tr.29-52.
132
13. Badar, M.K. I., Mohamad, S., Ariff, M. và Hassan, T. (2008), ‘Cost, Revenue,
and Profit Efficiency of Islamic versus Conventional Banks: International
Evidence using Data Envelopment Analysis’, Islamic Economic Studies, Số
15, Tập 2, tr.23-76.
14. Badunenko, O., Fritsch, M. và Stephan, A. (2008), ‘Allocative efficiency
measurement revisited—Do we really need input prices?’, Economic
Modelling, Số 25, tr.1093-1109.
15. Balk, B. M. (1998), Industrial Price, Quantity, and Productivity Indices: The
MicroEconomic Theory and an Application, Kluwer Academic Publishers
Boston.
16. Balk, B. M. (2001), ‘Scale Efficiency and Productivity Change’, Journal of
Productivity Analysis, Số 15, tr.159-183.
17. Baltagi B. H. (2008), Econometric Analysis of Panel Data (5th Edition),
Chichester: John Wiley & Sons Ltd.
18. Banker, R. D. and Thrall, R. M. (1992), ‘Estimation of Returns to Scale Using
Data Envelopment Analysis’, European Journal of Operational Research, Số
62, tr.74-84.
19. Banker, R. D., Charnes, A. và Cooper, W. W. (1984), ‘Some models for
estimating technical and scale inefficiencies in data envelopment analysis’,
Manage Science, Số 30, Tập 9, tr.1078-1092.
20. Bartelsman, E., Haltiwanger, J. và Scarpetta, S. (2013), ‘Cross-country
differences in productivity: The role of allocation and selection’, American
Economic Review, Số 103, tr.305-34.
21. Battese, G.E. and Coelli, T.J. (1995), ‘A Model for Technical Inefficiency
Effects in a Stochastic Frontier Production Function for Panel Data’,
Empirical Economics, Số 20, tr.325- 332.
22. Baum, F. C. (2006), An Introduction to Modern Econometrics Using Stata,
Texas: Stata Press.
23. Beaudry, C. and Schi↵auerova, A. (2009), ‘Who’s right, Marshall or Jacobs?
The localization versus urbanization debate’, Research Policy, Số 38, Tập 2,
tr.318–337.
24. Bernard, A. B., Redding, S. J. và Schott, P. K. (2009), ‘Products and
productivity’, Scandinavian Journal of Economics, Số 111, Tập 4, tr.681–
709.
133
25. Bin, P., Chen, X., Fracasso, A. và Tomasi, C. (2018), Resource allocation
and productivity across provinces in China, International Review of
Economics & Finance, Tập 57, tr.103-113.
26. Boles, J. N. (1966), ‘Efficiency Squared - Efficiency Computation of
Efficiency Indexes’, Proceedings of the 39th Annual Meeting of the Western
Farm Economics Association, tr.137-142.
27. Bond, S. R. (2002), ‘Dynamic panel data models: a guide to micro data
methods and practice’, Portuguese Economic Journal, Tập 1, tr.141–162.
28. Bravo-Ureta, B. E. and Pinheiro, A. E. (1993), ‘Efficiency Analysis of
Developing Country Agriculture: A Review of the Frontier Function
Literature’, Agricultural and Resource Economics Review, Số 22, Tập 1,
tr.88- 101.
29. Breusch, T. S. and Pagan, A. R. (1980), ‘The Lagrange multiplier test and its
application to model specifications in econometrics’, Rev Econ Stud, Số 47,
tr.239–253.
30. Burki, A. A., Khan, M. A. và Bratsberg, B. (1997), ‘Parametric tests of
allocative efficiency in the manufacturing sectors of India and Pakistan’,
Applied Economics, Số 29, Tập 1, tr.1–22.
31. Camacho, A. and Conover, E. (2010), ‘Misallocation and Productivity in
Colombia’s Manufacturing’, IDB Working Paper Series, Số 123, tr.1-43,
Inter – American Development Bank.
32. Chambers, R. G., Chung, Y. và Färe, R. (1996), ‘Benefit and Distance
Functions’, Journal of Economic Theory, Số 70, tr.407-419.
33. Chames, A., Cooper, W. W., Lewin, A. Y. và Seiford, L. M. (1995), ‘Data
Envelopment Analysis: Theory, Methodology and Applications’, Kluwer
Academic Publishers, Boston.
34. Charnes, A., Cooper, W. W. và Rhodes, E. (1978), ‘Measuring the efficiency
of decision-making units’, European Journal of Operational Research, Số 2,
Tập 6, tr.429-444.
35. Chavas, J. P. and Aliber, M. (1993), ‘An Analysis of Economic Efficiency in
Agriculture: A Nonparametric Approach’, Journal of Agricultural and
Resource Economics, Số 1, Tập 18, tr.1-16
134
36. Cho, D. (2018), ‘Business Groups and Declining Allocative Efficiency in
Korea’, Korea Development Institute Policy Forum, Số 270.
37. Chukwuji, C. O., Inoni, O. E. và Oyaide, W. J. (2006), ‘A quantitative
determination of allocative efficiency in broiler production in Delta State,
Nigeria’, Agriculturae Conspectus Scientificus, Số 71, tr.21-26.
38. Coelli, T., Rao, D., O’Donnell, C. và Battese, G. (2005), Introduction to
efficiency and productivity analysis, 2nd edn. Springer, Heidelberg.
39. Collard-Wexler, A., Asker, J. và De Loecker, J. (2011), ‘Productivity
volatility and the misallocation of resources in developing economies’,
National Bureau of Economic Research.
40. Collard-Wexler and De Loecker, J. (2015), ‘Reallocation and technology:
evidence from the U. S. steel industry’, American Economic Review, 4th
41. Cooper, W. W., Seiford, L. M. và Tone, K. (2006), Introduction to data
envelopment analysis and its uses: with DEA-solver software and references,
Springer Science & Business media publisher.
42. Debreu, G. (1951), ‘The coefficient of resource utilization’, Econometrica 19,
Số 3, tr.273–292.
43. Decker, R. A., Haltiwanger, J., Jarmin, R. S. và Miranda, J. (2017), ‘Declining
dynamism, allocative efficiency, and the productivity slowdown’, American
Economic Review, Số 107, tr. 322-26.
44. De Loecker, J. (2007), ‘Product differentiation, multi-product firms and
estimating the impact of trade liberalization on productivity’, National
Bureau of Economic Research Working Paper Series 13155.
45. Dondur, N., Pokrajac, S., Spasojevic-Brkic, V. và Grbic, S. (2011),
‘Decomposition of productivity and allocative efficiency in Serbian industry’,
FME Transactions, Số 39, tr.73-78.
46. Epifani, P. and Gancia, G. (2011), ‘Trade, Markup Heterogeneity and
Misallocation’, Journal of International Economics, Số 83, Tập 1, tr.1-13.
47. Ericson, R. and Pakes, A. (1995), ‘Markov-perfect industry dynamics: A
framework for empirical work’, The Review of economic studies, Số 62, tr.53-
82.
48. Farrell, M. J. (1957), ‘The Measurement of Productive Efficiency’, Journal
of the Royal Statistical Society, Số 3, tr.253-290.
49. Farrell, M. J. and PEARsoN, E. S. (1957), ‘The Measurement of Productive
Efficiency’, Journal of the Royal Statistical Society, Series A (General), Số
120, Tập 3, tr.253-290.
135
50. Färe, R., Grabowski, R., Grosskopf, S. (1985), ‘Technical Efficiency of
Philippine Agriculture', Applied Economics, Số 17, tr.205-214.
51. Färe, R., and Lovell, C. A. K. (1978), ‘Measuring the Technical Efficiency of
Production’, Journal of Economic Theory, Số 19, tr.150-162.
52. Färe, R., Grosskopf, S. và Logan, J. (1983), ‘The Relative Efficiency of
Illinois Electric Utilities’, Resources and Energy, Số 5, tr.349-367.
53. Färe, R., Grosskopf, S. và Lovell, C. A. K. (1994), Production Frontiers,
Cambridge: Cambridge University Press.
54. Färe, R., Grosskopf, S. và Roos, P. (1998), ‘Malmquist Productivity Indexes:
A Survey of Theory and Practice’, In Fare, R., Grosskopf, S. và Russell, R.
R. (Eds.), Index Numbers: Essays in Honour ofSten Malmquist, Kluwer
Academic Publishers, Boston.
55. Färe, R., Grosskopf, S. và Weber, W.L. (2004), The effect of risk-based
capital requirements on profit efficiency in banking, Applied Economics, Số
36, tr.1731–1743.
56. Federico, C. and Dan, A. (2013), ‘Public policy and resource allocation:
Evidence from firms in OECD countries’, Economic Policy Fifty-eighth
Panel Meeting, 25-26 October 2013.
57. Ferrier, G. D and Lovell, C. A. K. (1990), ‘Measuring Cost Efficiency in
Banking: Econometric and Linear Programming Evidence’, Journal of
Economics, Số 46, tr.229-245.
58. Foster, L., Haltiwanger, J. C. và Krizan, C. J. (2001), ‘Aggregate productivity
growth: Lessons from microeconomic evidence’, New developments in
productivity analysis, University of Chicago Press.
59. Forsund, F. R. and Hjalmarsson, L. (1979), ‘Generalised Farrell Measures of
Efficiency: An Application to Milk Processing in Swedish Dairy Plants’,
Economic Journal, Số 89, tr.294- 315.
60. Forsund, F. R., and Hjalmarsson, L. (1987), ‘Analysis of Industrial Structure:
A Putty Clay Approach’, Almquist & Wicksell International, Stockholm.
61. Glaeser, E. L., Kallal, H. D., Scheinkman, J. A. và Shleifer, A. (1992),
‘Growth in cities’, Journal of Political Economy, Số 100, Tập 6, tr.1126–
1152.
62. Gnocato, N., Francesca, M. và Chiara, T. (2020), ‘Labor market reforms and
allocative efficiency in Italy’, Labour Economics, Tập 67.
63. Greene, W. H. (1980), ‘Maximum Likelihood Estimation of Econometric
Frontier Functions’, Journal of Econometrics, Tập 13, Số 1, tr.27-56.
136
64. Greene, W.H. (2000), ‘Econometric Analysis’, Prentice-Hall, Inc., New
Jersey.
65. Grifell-Tatje, E. and Lovell, C.A.K (1999), "A Generalised Malmquist
Productivity Index", Sociedad Espanola de Estadistica e Investigacion
Operativa, Số 7, tr.81-101.
66. Hashiguchi, Y. (2015), ‘Allocation efficiency in China: an extension of the
dynamic Olley-Pakes productivity decomposition’, Institute of Developing
Economies, Japan External Trade Organization (JETRO).
67. Hausman, J. A. (1978), ‘Specification tests in econometrics’, Econometrica,
Số 46, tr.1251-1271.
68. Hidalgo-Gallego, S., Martínez-San Román, V. và Nusnez-Sánchez, R.
(2017), Estimation of Allocative Efficiency in Airports for a Pre-Privatization
Period, The Economics of Airport Operations, Emerald Publishing Limited.
69. Hoff, A. (2007), ‘Second stage DEA: Comparison of approaches for
modelling the DEA score’, European Journal of Operational Research, Số
181, Tập 1, tr.425-435.
70. Hopenhayn, H. A. (1992), ‘Entry, exit, and firm dynamics in long run
equilibrium’, Econometrica: Journal of the Econometric Society, Số 60, Tập
5, tr.1127-1150.
71. Hsieh, C. T. and Klenow, P. J. (2009), ‘Misallocation and manufacturing TFP
in China and India’, The Quarterly journal of economics, Số 124, tr.1403-
1448.
72. Huang, X. and Liu, X. (2016), ‘Exporting firm dynamics and productivity
growth: Evidence from China’, Economics: The Open-Access, Open-
Assessment E-Journal, Tập 10, tr.1-31.
73. Islam, K., Backman, S. và Sumelius, J. (2011), ‘Technical, Economic and
Allocative Efficiency of Microfinance Borrowers and Non-Borrowers’,
European Journal of Social Sciences.
74. Inoni, O.E. (2007), Allocative efficiency in Pond Fish Production in Delta
State, Nigeria: A Production Function Approach, Agricultural Tropica Et
Subtropica, Số 40, Tập 4, tr.127-134.
75. Jones, P., Lartey, E.K.K, Mengistae, T. và Zeufack, A. (2019), Sources of
Manufacturing Producticity Growth in Africa, Policy research working paper,
tr.1-46.
137
76. Kalirajan, K.P. (1991), ‘The importance of efficient use in the adoption of
technology: A micro panel data analysis’, Journal of Productivity Analysis,
Số 2, tr.113–126.
77. Katayama, H., Lu, S. và Tybout, J. R. (2009), ‘Firm-level productivity
studies: illusions and a solution’, International Journal of Industrial
Organization, Số 27, tr.403–413.
78. Kim, S. and Gwangho, H. (2001), ‘A decomposition of total factor
productivity growth in Korean manufacturing industries: a stochastic frontier
approach’, Journal of Productivity Analysis, Số 16, tập 3, tr.269–281.
79. Kiviet, J. K. (1995), ‘On bias, inconsistency, and efficiency of various
estimators in dynamic panel data models’, Journal of Econometrics, Tập 68,
Số 1, tr.53-78.
80. Koopmans, T. C. (1951), ‘An Analysis of Production as an Efficient
Combination of Activities’, in T.C. Koopmans, (Ed.) Activity Analysis of
Production and Allocation, Cowles Commission for Research in Economics,
Monograph, Số 13, Wiley, New York.
81. Kopp, R. J. (1981), ‘The Measurement of Productive Efficiency: A
Reconsideration’, Quarterly Journal of Economics, Số 96, tr. 477-503.
82. Kumbhakar, S. C. (1987), ‘The Specification of Technical and Allocative
Inefficiency of Multi-product Firms in Stochastic Production and Profit
Frontiers’, Journal of Quantitative Economics, Số 3, tr.213-223.
83. Kumbhakar, S. C., Ghosh, S. và McGuckin, J. T. (1991), ‘A Generalized
Production Frontier Approach for Estimating Determinants of Inefficiency in
U.S. Dairy Farms’, Journal of Business & Economic Statistics, Số 9, Tập 3,
tr.279-286.
84. Kumbhakar, S. C. and Wang, H. J. (2006), ‘Pitfalls in the estimation of a cost
function that ignores allocative inefficiency: A Monte Carlo analysis’,
Journal of Econometrics, Số 134, tr.317-340.
85. Levinsohn, J. and Petrin, A. (2003), ‘Estimating production functions using
inputs to control for unobservables’, The Review of Economic Studies, Số 70,
tr.317-341.
86. Lovell, C. A. K. (1993), ‘Production frontier and productive efficiency’, In:
Fried, H. O., Lovell, C. K. và Schmidt, S. S. (Eds.), The Measurement of
Productive Efficiency, Techniques and Applications, Oxford University
Press, Oxford, tr.3–67.
138
87. Lovell, C. A. K. (1994), Linear Programming Approaches to the
Measurement and Analysis of Productive Efficiency, Top 1, tr.175-248.
88. Linarello, A., Petrella, A. và Sette, E. (2019), ‘Allocative efficiency and
finance’, Bank of Italy Occasional Paper, Số 487.
89. Lubis, R., Daryanto, A., Tambunan, M. và Purwati, H. (2014), ‘Technical,
allocative and economic efficiency of pineapple production in West Java
Province, Indonesia: A DEA approach’, IOSR J Agric Vet Sci, Số 7, tr.18-23.
90. Maliranta, M. and MÄÄttÄnen, N. (2015), ‘An Augmented Static Olley–
Pakes Productivity Decomposition with Entry and Exit: Measurement and
Interpretation’, Economica, Số 82, tr.1372-1416.
91. Maudos, J., Pastor, J.M., Pérez, F. và Quesada, J. (1999), ‘Cost and Profit
Efficiency in European Banks’, Journal of Productivity Analysis, Số 34, Tập
1, tr.45-62.
92. Meeusen, W. and Van den Broeck, J. (1977), ‘Efficiency Estimation from
Cobb-Douglas Production Functions with Composed Error’, International
Economic Review, Số 18, Tập 2, tr.435-444.
93. Melitz, M. J. (2003), ‘The impact of trade on intra‐industry reallocations and
aggregate industry productivity’, Econometrica: Journal of the Econometric
Society, Số 71, tr.695-1725.
94. Melitz, M. J. and Polanec, S. (2015), ‘Dynamic Olley‐Pakes productivity
decomposition with entry and exit’, The Rand journal of economics, Số 46,
tr.362-375.
95. Merkert, R. and Hensher, D. A. (2011), ‘The impact of strategic management
and fleet planning on airline efficiencye A random effects Tobit model based
on DEA efficiency scores’, Transport Research Part A: Policy and Practice,
Số 45, Tập 7, tr.686-695.
96. Nickell, S. (1981), ‘Biases in Dynamic Models with Fixed Effects’,
Econometrica, Số 49, Tập 6, tr.1417-1426.
97. Njagi, J. N., Josiah, A., Sifunjo. E. K. và Cyrus, I. (2017), ‘Capital Structure,
Firm Efficiency and Firm Value: The Case of Listed Non-Financial Firm in
Kenya’, European Journal of Business and Management, Số 22, Tập 9, tr.71-
81.
98. Nguyễn Khắc Minh và Giang Thanh Long (2009), ‘Efficiency estimates for
the agricultural production in Vietnam: a comparison of parametric and non-
139
parametric approaches’, Agricultural Economics Review, Số 10, Tập 2, tr.62-
78.
99. Nguyễn Khắc Minh và Nguyễn Thị Phương (2018a), ‘Phân bổ không đúng
các nguồn lực trong khu vực chế tác của Việt Nam’, Kinh tế và Phát triển, Số
247, tr.11-20.
100. Nguyễn Khắc Minh và Nguyễn Thị Phương (2018b), ‘Các nhân tố giảm
phân bổ sai và tái phân bổ nguồn lực tại khu vực chế tác Việt Nam’, Kinh tế
và Phát triển, Số 251, tr.41-50.
101. Nguyễn Văn Ngọc (2006), Từ điển kinh tế học, Nhà xuất bản Kinh tế Quốc
dân.
102. Olley, G. S. and Pakes, A. (1996), ‘The Dynamics of Productivity in the
Telecommunications Equipment Industry’, Econometrica, Số 64, tr.1263-
1297.
103. Oluwatayo, I. B., Sekumade, A. B. và Adesoji, S. A. (2008), ‘Resource
Use Efficiency of Maize Farmers in Rural Nigeria: Evidence from Ekiti
State’, World Journal of Agricultural Science, Số 4, Tập 1, tr.91-99.
104. Omonoma, B. T., Egbetokun, O. A. và Akanbi, A. T. (2010), ‘Farmers
Resource – Use and Technical Efficiency in Cowpea Production in Nigeria’,
Economic Analysis and Policy, Số 40, Tập 1, tr.87-95.
105. Ouattara, W. (2012), ‘Economic efficiency analysis in Côte d’Ivoire’,
American Journal of Economics, Số 2, tr.37-46.
106. Papke, L. E and Wooldridge, J. M (2004), ‘A computational trick for delta
-method standard errors’, Economics Letters, Số 86, tr.413-417.
107. Pareto, V., (1909), Manuel d'économie politique, Giard & Brière, Tập 38.
108. Phùng Mai Lan và Nguyễn Khắc Minh (2018), ‘Đo lường tác động của
lan toả công nghệ, phân phối lại và cạnh tranh đến năng suất các doanh nghiệp
ngành chế tác Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 254, tr.40-49.
109. Puga, D. (2010), ‘The Magnitude and Causes Of Agglomeration
Economies’, Journal of Regional Science, Số 50, Tập 1, tr.203–219.
110. Quang Minh Nhật (2009), ‘Phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân
phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của các doanh nghiệp chế biến
thủy sản và xay xát lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2007’, Tạp chí
Khoa học, Số 12/2009, tr.270-278.
140
111. Ray, S. C (1988), ‘Data envelopment analysis, nondiscretionary inputs
and efficiency: an alternative interpretation’, Socio-Economic Planning
Sciences, Số 22, Tập 4, tr.167–176.
112. Ray, S. C. and Desli, E. (1997), ‘Productivity Growth, Technical Progress,
and Efficiency Changes in Industrialised Countries: Comment’, American
Economic Review, Số 87, tr.1033- 1039.
113. Restuccia, D. and Rogerson, R. (2008), ‘Policy distortions and aggregate
productivity with heterogeneous establishments,’ Review of Economic
dynamics, Số 11, tr.707-720.
114. Restuccia, D. and R. Rogerson (2013), ‘Misallocation and productivity’,
Review of Economic Dynamics, Elsevier for the Society for Economic
Dynamics, Số 16, Tập 1, tr.1-10.
115. Rios, A. R. and Shively, G. E. (2005), ‘Farm size and nonparametric
efficiency measurements for coffee farms in Vietnam’, A paper presented at
Annual meeting, American Agricultural Economics Association, 24th-27th of
July in 2005.
116. Roodman, D. (2007), ‘A Note on the Theme of Too Many Instruments’,
Working Paper Number 125, Center for Global Development.
117. Rosenthal, S. S. and Strange, W. C. (2004), Evidence on the nature and
sources of agglomeration economies, Handbook of Regional and Urban
Economics, Elsevier, Tập 4, tr.2119–2171.
118. Rouse, P. and D. Tripe (2016), ‘Allocative and Technical Efficiency of
New Zealand Banks’, Meditari Accountancy Research, Số 24, Tập 4, tr.574-
587.
119. Sarafidis, V. (2002), ‘An Assessment of Comparative Efficiency
Measurement Techniques’, Europe Economics, Occasional Paper 2, London.
120. Schmidt, P. (1980), ‘Frontier Production Functions’, Journal of
Econometrics, Số 4, tr.289-328.
121. Seiford, L. M., (1996), ‘Data envelopment analysis: the evolution of the
state-of-the-art (1978–1995)’, Journal of Productivity Analysis, Số 7, Tập 2/3,
tr.99–138.
122. Seiford, L. M. and Thrall, R. M. (1990), ‘Recent developments in DEA:
The mathematical programming approach to frontier analysis’, Journal of
Econometrics, Tập 46, vấn đề 1–2, tr.7-38.
141
123. Sevestre, P. and Trognon, A. (1985), ‘A note on autoregressive error
components models’, Journal of Econometrics, Số 28, Tập 2, tr.231-245.
124. Sharma, K. R., Leung, P. và Zaleski, H. M. (1999), ‘Technical, allocative
and economic efficiencies in swine production in Hawaii: a comparison of
parametric and nonparametric approaches’, Agricultural Economics, Số 20,
Tập 1, tr.23-35.
125. Shephard, R. W. (1970), ‘Theory of Cost and Production Functions’,
Princeton: Princeton University Press.
126. Solow, R. M. (1956) ‘A Contribution to the Theory of Economic Growth’,
Quarterly Journal of Economics, Số 70, tr.65-94.
127. Solow, R. M. (1957), ‘Technical Change and the Aggregate Production
Function’, Review of Economics and Statistics, Số 39, tr.312-320.
128. Soto, M. (2009), ‘System GMM estimation with a small sample’, UFAE
and IAE Working Papers 780.09, Unitat de Fonaments de l’Analisi Econ
omica (UAB) and Institut d’Analisi Econ omica (CSIC), Barcelona.
129. Syverson, C. (2011), ‘What determines productivity?’, Journal of
Economic Literature, Số 49, tr.326-365.
130. Thabethe, L., Munmatana, E. và Labuschange, M. (2014), ‘Estimation of
Technical, Economic and Allocative Efficiencies in Sugarcane Production in
South Africa: A Case of Mpumalanga Growers’, J. Econ. Sustain. Dev, Số 5,
tr.86-96.
131. Thanassoulis, E. (2001), Introduction to the Theory and Application of
Data Envelopment Analysis: A Foundation Text with Integrated Software,
Kluwer Academic Publishers, Boston.
132. Tobin, J. (1958), ‘Estimation of relationships for limited dependent
variables’, Econometrica, Số 26, Tập 1, tr.24-36.
133. Uri, N. D. (2001), ‘Technical efficiency, allocative efficiency, and the
implementation of a price cap plan in telecommunications in the United
States’, Journal of Applied Economics, Số 4, tr.163-186.
134. Van der Merwe, E. (2012), ‘Economic literacy as a factor affecting
allocative efficiency’, M.Sc. Thesis, Department of Agricultural Economics,
University of the Free State, Bloemfontein.
135. Wheelock, D. C., and Wilson, P. (1999), ‘Technical Progress,
Inefficiency, and Productivity Change in U.S. Banking, 1984-1993’, Journal
of Money, Credit and Banking, Số 31, tr.212- 234.
142
136. Wooldridge, J. M. (2002), ‘Econometric Analysis of Cross Section and
Panel’, Data. MIT Press, Cambridge, MA.
137. Wooldridge, J. M. (2009), ‘On estimating firm-level production functions
using proxy variables to control for unobservables’, Economics Letters, Số
104, Tập 3, tr.112–114.
138. Zofio, J. and Lovell, C. A. K. (1999), ‘Yet Another Malmquist
Productivity Index Decomposition’, Mimeo, Department of Economics,
University of New South Wales, Sydney.
143
PHỤ LỤC
1. Phụ lục 1. Phân loại các ngành công nghiệp chế biến chế tạo theo trình độ
công nghệ
Mã Các ngành công nghiệp
Công nghệ thấp
10 Sản xuất chế biến thực phẩm
11 Sản xuất đồ uống
12 Sản xuất sản phẩm thuốc lá
13 Dệt
14 Sản xuất trang phục
15 Sản xuất da và sản phẩm có liên quan
16 Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường,
tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện
17 Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy
18 In, sao chép bản ghi các loại
19 Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế
31 Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế
32 Công nghiệp chế biến, chế tạo khác
33 Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị
Công nghệ trung bình
20 Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất
21 Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu
22 Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic
23 Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác
24 Sản xuất kim loại
144
25 Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)
Công nghệ cao
26 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học
27 Sản xuất thiết bị điện
28 Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu
29 Sản xuất xe có động cơ
30 Sản xuất phương tiện vận tải khác
145
2. Phụ lục 2. Các kết quả chạy phần mềm Stata liên quan trong phần 4.2.1 (mô
hình Tobit)
Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình
Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình bằng VIF
146
MH1
147
MH1.1
148
MH1.2
149
HM1.3
150
MH1.4
151
MH1.5.
152
MH1.6.
153
MH1.7.
154
MH1.8.
155
3. Phụ lục 3. Các kết quả chạy phần mềm Stata liên quan trong phần 4.2.2
(mô hình số liệu mảng tĩnh và động)
3.1. Mô hình dữ liệu mảng tĩnh
Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến bằng nhân tử phóng đại phương sai
Mô hình POLS (MH2.1)
156
Mô hình RE (MH2.2)
Kiểm định LM lựa chọn giữa mô hình POLS và RE
157
Mô hình FE (MH2.3)
Kiểm định Hausman lựa chọn giữa FE và RE
158
Kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình FE
Kiểm tra hiện tượng tự tương quan trong mô hình FE
Khắc phục bằng phương pháp FGLS - MH2.4
159
MH3.1
MH3.2
160
MH3.3
MH3.4
161
3.2. Mô hình dữ liệu mảng động
Mô hình SGMM1 – MH4.1
162
Mô hình SGMM2 – MH4.2
163
Tác động dài hạn đối với AE của các biến trong mô hình SGMM1
Tác động dài hạn đối với AE của các biến trong mô hình SGMM2