Các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể thường xuyên vận động, giáo
dục lao động bị thu hồi đất thấy được tính đúng đắn trong các chủ trương, chính
sách phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng các công trình công cộng. mục đích
là để phát triển kinh tế, mang lại cuộc sống tốt hơn cho nhân dân, trong đó có bản
thân người lao động bị thu hồi đất.
- Các cơ quan, tổ chức như Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Hội Nông
Dân, Hội Phụ nữ cần có các giải pháp có tính định hướng để hướng dẫn cho các
hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp sử dụng tiền đền bù, tiền hỗ trợ vào đúng mục
đích như học nghề, đầu tư kinh doanh. khuyến khích người lao động bị thu hồi đất
nông nghiệp tích cực, chủ động tự tìm việc làm thông qua các sàn giao dịch việc
làm, qua bạn bè, người thân và qua các phương tiện thông tin đại chúng.
183 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tin về các thị trường mới và tiềm năng về việc
làm, lại hạn chế trong việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính. Đây là trở ngại cho việc
tăng cường và mở rộng cơ hội việc làm tại nông thôn. Phần lớn người học nghề không
nắm được thị trường lao động, không biết nhu cầu của người sử dụng dẫn đến không
định hướng được tương lai của mình. Để kịp thời hỗ trợ phổ biến và cung cấp thông
tin, Hưng Yên tập trung vào một số nội dung sau:
- Phát triển hệ thống thông tin về thị trường lao động: Phát triển thị trường lao
động không thể thiếu được hệ thống thông tin thị trường lao động, là cơ sở để ra các
chính sách điều chính thị trường lao động: điều chỉnh cung - cầu, tiền lương, đào tạo,
tạo việc làm mới... Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động nông thôn cần
thực hiện các công việc như:
+ Hình thành bộ máy, cơ chế thu thập thông tin thị trường lao động: có sự
tham gia của phòng thống kê, phòng lao động của các huyện, các trung tâm giới thiệu
việc làm trên địa bàn huyện...
+ Trang bị các phương tiện để xử lý, thu thập thông tin, hình thành ngân hàng
thông tin thị trường lao động.
+ Hình thành cơ chế cung ứng thông tin thị trường lao động tới các cơ quan,
tổ chức, chính quyền, doanh nghiệp...
148
+ Cơ sở dữ liệu thông tin thị trường lao động phải bảo đảm tính đầy đủ, xác
thực, kịp thời, phân tích và dự báo thị trường lao động. Một số chỉ tiêu cần thu thập
như: dân số, dân số trong độ tuổi lao động, cơ cấu lực lượng lao động, lao động đang
làm việc, cơ cấu lao động đang làm việc, chỗ làm việc trống, chỗ làm việc mới, số
lượng lao động cần tuyển dụng, số lượng lao động thiếu việc làm, tiền lương...
+ Thường xuyên tổ chức các phiên chợ việc làm, đặc biệt là mở rộng về khu
vực nông thôn để tạo điều kiện cho người lao động, người sử dụng lao động, các
trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở đào tạo nghề trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc trao
đổi thông tin nhu cầu lao động - việc làm, thông qua đó đáp ứng nhu cầu tuyển dụng
lao động của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp được giao đất. Đồng thời
giúp người lao động tìm được việc làm, hoặc có thể có định hướng học nghề trong
thời gian tới.
4.4.10. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc
Một giải pháp không kém phần quan trọng nữa là nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ. Cần chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ cấp cơ sở trong lĩnh vực có liên quan
đến thu hồi đất, đền bù, GPMB và thực hiện các biện pháp hỗ trợ của chính quyền
Tỉnh. Nâng cao chất lượng đội ngũ này bằng cách đưa đi đào tạo dài hạn hoặc tổ
chức các lớp tập huấn để những người làm công tác quản lý lao động tại huyện, xã
nắm chắc kiến thức, đồng thời xử lý tốt các tình huống có thể xảy ra.
Giáo dục và nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ quản lý nhà nước. Đối với
đối tượng là người nông dân bị thu hồi đất, do năng lực, nhận thức còn hạn chế, do
đó đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực này cần có sự quan tâm sâu sát,
hướng dẫn tận tâm, tư vấn tỉ mỉ để giúp họ tìm được việc làm phù hợp, giữ được việc
làm ổn định.
Đồng thời, tăng cường các biện pháp giám sát để đảm bảo hỗ trợ đến được
với người nông dân bị thu hồi đất, đảm bảo đúng đối tượng. Mặt khác, phải xử lý
nghiêm các cán bộ, công chức quan liêu, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham
nhũng, trục lợi cá nhân từ công tác đền bù, từ sử dụng các nguồn tài chính hỗ trợ
giải quyết việc làm.
149
4.4.11. Phân công rõ trách nhiệm và tăng cƣờng phối hợp giữa các cơ
quan quản lý nhà nƣớc
Các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó chủ yếu là ngành lao động - thương
binh và xã hội, nông nghiệp và phát triển nông thôn, kế hoạch và đầu tư, các ban
quản lý dự án ở các cấp cần thực hiện tốt các công việc được Nhà nước phân công,
kịp thời xây dựng và tham mưu cho chính quyền giải quyết các vấn đề phát sinh.
Đồng thời, tích cực phối hợp để thực hiện tốt việc tổ chức thực hiện các chính sách
hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất.
- Ngành lao động - thương binh và xã hội các cấp phải theo dõi, quản lý chặt
chẽ số lao động bị thu hồi đất trong độ tuổi, phải thường xuyên thống kê số lượng lao
động cần giải quyết việc làm và số được giải quyết việc làm để từ đó tham mưu cho
chính quyền địa phương một cách cụ thể, chính xác, giúp các cấp chính quyền có biện
pháp giải quyết kịp thời. Đồng thời, phải có kế hoạch đào tạo nghề cho những lao
động trong độ tuổi bị thu hồi đất, cụ thể là:
+ Hàng quý phải báo cáo tình hình lao động bị thu hồi đất cho chính quyền
địa phương để tìm cách giải quyết.
+ Theo dõi tình hình hiệu quả đào tạo ở các cơ sở theo các chương trình dự
án giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất để có đề xuất, kiến nghị phù hợp.
+ Xây dựng kế hoạch, chiến lược đào tạo, giải quyết việc làm cho lao động
bị thu hồi đất để chủ động thực hiện nhằm khắc phục tình trạng lúng túng, bị động.
+ Liên kết, hợp tác với các ngành liên quan như là Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Tài chính, Sở Xây dựng, các Ban quản lý dự án để có sự sắp xếp, bố trí nhằm tạo
ra sự giúp đỡ, hỗ trợ làm tốt chức năng của mình.
- Ngành Kế hoạch và Đầu tư:
+ Cần phát huy vai trò của mình trong việc thực hiện kế hoạch thu hồi đất để
xây dựng công trình đảm bảo tính khách quan. Đồng thời phải thông báo tình hình
này đối với các sở liên quan để có sự phối hợp.
+ Thực hiện tốt việc phối hợp với Sở Xây dựng làm tốt chức năng quy hoạch,
giải tỏa, đền bù theo đúng quy định của Nhà nước.
+ Thường xuyên kiểm tra để có sự phối hợp giải quyết quyền lợi cho lao
động bị thu hồi đất.
150
- Đối với Ban quản lý dự án.
+ Phải coi đây là vấn đề quan trọng trong quá trình thực hiện dự án của mình.
Bởi vì, nó là một trong những nhân tố quyết định thành công của dự án.
+ Trước, trong và sau khi giải tỏa các ban quản lý dự án có trách nhiệm cùng
với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giải quyết vấn đề trên nhằm khắc phục
tình trạng hiện nay việc giải tỏa, đền bù chính quyền một số địa phương, Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội không theo dõi được tiến độ của dự án, dẫn đến bị
động, lúng túng.
+ Thực hiện đúng chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương quy
định đối với vùng giải tỏa, đền bù khắc phục tình trạng một số dự án chậm thực hiện
đúng tiến độ và một số trường hợp vận dụng còn tùy tiện chưa đúng chính sách.
- Chủ đầu tư và chính quyền địa phương phải xây dựng kế hoạch đào tạo
nhân lực cùng với kế hoạch thu hồi đất.
Hiện nay, ở các quận, huyện của Hưng Yên đều có trung tâm giáo dục
thường xuyên và các cơ sở đào tạo nghề, hoạt động của các trung tâm này chủ yếu
phục vụ nhu cầu của từng địa phương hoặc các vùng lân cận. Tuy nhiên, hiệu quả
giải quyết việc làm của các cơ sở này thường rất thấp, họ chỉ có trách nhiệm đào tạo
mà ít chú ý đến đầu ra. Trong khi đó, do người lao động bị thu hồi đất không có
được những thông tin cụ thể về nhu cầu của từng ngành nghề, mà chủ yếu tự đi đào
tạo theo sở thích cá nhân, nên mặc dù được đào tạo, nhưng khi tốt nghiệp vẫn khó
tìm được việc làm. Do vậy, trong thời gian tới, bên cạnh việc đào tạo nghề cho lao
động địa phương theo các dự án phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông
thôn như vẫn thường làm, các địa phương cần phối hợp với các chủ dự án, xây dựng
kế hoạch đào tạo nhân lực, trên cơ sở nhu cầu của dự án và hiện trạng nhân lực của
địa phương, ngay từ lúc dự án được phê duyệt kế hoạch sử dụng đất. Từ đó giao kế
hoạch cụ thể cho các cơ sở đào tạo trên địa bàn hoặc phối hợp với các cơ sở đào tạo
khác trong cả nước triển khai thực hiện.
4.4.12. Nâng cao nhận thức, năng lực đối với người nông dân bị thu hồi đất
Việc hỗ trợ đối với chủ thể bị thu hồi đất nhằm nâng cao năng lực cho lực
151
lượng này, giúp họ tự tìm việc làm, ổn định cuộc sống. Ngoài các giải pháp đào tạo
nghề, nâng cao kỹ năng, trong thời gian tới, Hưng Yên tập trung thực hiện một số
nội dung sau:
- Các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể thường xuyên vận động, giáo
dục lao động bị thu hồi đất thấy được tính đúng đắn trong các chủ trương, chính
sách phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng các công trình công cộng... mục đích
là để phát triển kinh tế, mang lại cuộc sống tốt hơn cho nhân dân, trong đó có bản
thân người lao động bị thu hồi đất.
- Các cơ quan, tổ chức như Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Hội Nông
Dân, Hội Phụ nữ cần có các giải pháp có tính định hướng để hướng dẫn cho các
hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp sử dụng tiền đền bù, tiền hỗ trợ vào đúng mục
đích như học nghề, đầu tư kinh doanh... khuyến khích người lao động bị thu hồi đất
nông nghiệp tích cực, chủ động tự tìm việc làm thông qua các sàn giao dịch việc
làm, qua bạn bè, người thân và qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Phát huy vai trò của cán bộ quản lý Nhà nước ở cấp cơ sở. Đội ngũ cán bộ
cơ sở phải là người được tham gia thảo luận các phương án hỗ trợ nhằm tạo việc
làm cho nông dân bị thu hồi đất. Đội ngũ này cùng với nông dân tham gia giám sát
việc thực hiện các chính sách hỗ trợ tìm việc làm sau thu hồi đất tại các dự án. Các
tổ, hội tích cực vận động người dân bị thu hồi đất học nghề, tìm việc làm, có việc
làm ổn định.
152
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tạo việc làm cho người lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
toàn Đảng và toàn dân, của các cấp các ngành. Đối với nông dân bị thu hồi đất, yêu cầu
về việc làm càng trở nên bức thiết hơn và đặc biệt đòi hỏi có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Trong thời gian qua, cùng với quá trình thu hồi đất nông nghiệp nhằm phát
triển kinh tế xã hội, nhiều nông dân ở tỉnh Hưng Yên đã bị mất toàn bộ hoặc một
phần đất sản xuất. Tỉnh cũng đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ, nhằm tạo tiền đề,
điều kiện cho người nông dân để họ tìm việc làm. Tuy nhiên, những kết quả đạt được
chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu từ thực tiễn, chưa giải quyết hết những nhu cầu và đòi
hỏi của nhóm đối tượng này. Trong quá trình thực hiện, cũng bộc lộ nhiều vấn đề cần
tiếp tục nghiên cứu, giải quyết.
Với mục tiêu nhằm tìm kiếm những giải pháp phù hợp, khả thi, thực hiện các
biện pháp hỗ trợ tốt nhất từ phía chính quyền tỉnh Hưng Yên với nhóm đối tượng
này, luận án đã khảo lược một số công trình nghiên cứu có liên quan, rút ra những
vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu; đã xây dựng, bổ sung và làm rõ hơn một số vấn đề lý
thuyết và thực tiễn về hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân bị thu hồi đất; phân tích,
đánh giá thực trạng hỗ trợ của Nhà nước với nông dân bị thu hồi đất ở Hưng Yên, rút
ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân, qua đó, đề xuất quan điểm, phương hướng
và giải pháp nhằm thực hiện tốt nhất các biện pháp hỗ trợ của Tỉnh với nhóm đối
tượng này, giúp cho họ có việc làm, có thu nhập và từng bước làm giàu, góp phần đảm
bảo trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.
Để tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất, UBND tỉnh Hưng Yên cần ban
hành và tổ chức các chính sách riêng biệt, cụ thể để hỗ trợ trực tiếp như xây dựng
chương trình đào tạo nghề, tìm việc làm, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ XKLĐ Các chính
sách này cần ban hành riêng cho đối tượng là nông dân bị thu hồi đất. Đồng thời, tiếp
tục triển khai thực hiện các biện pháp hỗ trợ gián tiếp tạo môi trường kinh doanh
thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn, tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh để
tạo thêm nhiều việc làm mới. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hưng Yên cần tiếp tục hỗ trợ
phát triển các trung gian trên thị trường lao động như các cơ sở đào tạo nghề, giới
thiệu việc làm
153
Bên cạnh đó, để hỗ trợ của tỉnh Hưng Yên nhằm tạo việc làm cho nông dân bị
thu hồi đất đạt hiệu quả cao hơn cần có sự đồng hành của Trung ương. Chính vì vậy,
Luận án kiến nghị:
Một là, đề nghị Quốc hội, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện các căn cứ pháp lý liên quan đến giải
quyết việc làm cho các hộ nông dân bị thu hồi đất. Rà soát lại hệ thống các văn bản
đã được ban hành trong thời gian qua để có sự điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện. Bổ
sung chính sách gắn trách nhiệm thu hồi đất với đào tạo, bồi dưỡng nông dân trong
độ tuổi lao động.
Hai là, đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội xây dựng chính sách đầu tư cho đào tạo nghề cho người lao động để đáp ứng yêu
cầu chất lượng lao động ngày càng cao. Tạo điều kiện môi trường thuận lợi, bảo hộ
cho mọi công dân phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nhiều việc làm mới. Cần hỗ trợ
hơn nữa về vốn, đất đai, ưu đãi về thuế,... khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát
triển sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm cho người lao động.
Ba là, kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần có tổng kết, đánh
giá kịp thời các kết quả hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất, từ đó có căn
cứ để điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
Bốn là, đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội cần có sự thống nhất về chủ trương, đường lối trong thực hiện các chính sách lao
động, giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất từ TW đến địa phương và cơ
sở để những người làm công tác quản lý có cơ sở nhất quán giải quyết với mọi người
dân. Cần hạn chế tối đa sự không thống nhất và việc thay đổi liên tục chủ chương
chính sách như hiện nay.
154
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Trần Thị Thanh Thủy (2013), Đào tạo nghề cho người lao động ở tỉnh
Hưng Yên, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, số 5, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh.
2. Trần Thị Thanh Thủy (2014), Điều chỉnh chính sách hỗ trợ tạo việc làm
cho động bị thu hồi đất, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, số 11, Học viện Chính trị quốc
Gia Hồ Chí Minh.
155
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Dũng Anh (2014), Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ
Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, (2014), Niên giám thống kê lao động
thương binh và xã hội, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, (2014), Đánh giá việc thực hiện chiến
lược việc làm giai đoạn 2010- 2015, Hà Nội.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, 2008, Hướng dẫn quản lý
và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, Hà Nội.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, (2011), Báo cáo điều tra lao động và việc
làm năm 2011, Hà Nội.
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, (2011), Tổng hợp báo cáo về tình hình lao
động - việc làm ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp,
Hà Nội.
7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, (2011), Báo cáo: Sưu tầm, tập hợp, hệ
thống hóa các tài liệu, các chính sách hiện hành về lao động - việc làm ở
khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, Hà Nội.
8. Trần Đình Chín, (2012), Việc làm cho người lao động ở các tỉnh duyên hải trung
bộ hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
9. Huỳnh Văn Chương, Ngô Hữu Hoạnh (2010), Ảnh hưởng của việc chuyển đất
nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế người nông dân bị thu
hồi đất tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Khoa học, Đại
học Huế, Số 62 A, 2010.
10. Trần Văn Chử (2008), Vấn đề việc làm và đời sống nông dân bị thu hồi đất nông
nghiệp phục vụ cho phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên, Đề
tài cấp Cơ sở, Học viện CTHCQGHCM, Hà Nội.
11. Nguyễn Sinh Cúc (2008), “Phát triển khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng
156
và vấn đề nông dân mất đất nông nghiệp”, Tạp chí Cộng sản, số 789.
12. Vũ Cương, Kinh tế và Tài chính công (2006), Trường Đại học Kinh tế quốc dân,
Nhà xuất bản Thống kê.
13. Nguyễn Thị Diễn, Vũ Đình Tôn, Philippe Lebailly (2012),“Ảnh hưởng của việc
thu hồi đất nông nghiệp cho công nghiệp hóa đến sinh kế của các hộ nông
dân ở tỉnh Hưng Yên” , tại trang [truy cập ngày
5/1/2016].
14. Trần Ngọc Diễn, (2002), Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tạo việc làm
cho lao động ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc
dân, Hà Nội.
15. Nguyễn Hữu Dũng (2008), “Phát triển khu công nghiệp với vấn đề lao động việc
làm”, Tạp chí Cộng sản, (5).
16. Nguyễn Hữu Dũng-Trần Hữu Trung, Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt
Nam, Nxb CTQG, Hà Nội 1997
17. Nguyễn Ngọc Dũng, (2005), "Một số vấn đề xã hội trong xây dựng và phát triển
các khu công nghiệp ở Việt Nam", Kinh tế và dự báo, (3), 25, 26,
18. Lê Xuân Đăng, (2003), "Giải quyết việc làm cho nông dân sau thu hồi đất để
giải phóng mặt bằng ở Vĩnh Phúc", Lao động và xã hội, (224+225), 30,
31.
19. Võ Văn Đức (2009), Huy động và sử dụng các nguồn lực chủ yếu nhằm đảm
bảo tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.
20. Đoàn Thị Hải, (2005), Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá
trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay, Hà Nội.
21. Hà Thị Hằng (2008), Vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân sau khi thu hồi
đất ở nước ta hiện nay, Tạp chí Khoa học Chính trị, (6).
22. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thanh Trà, Hồ Thị Lam Trà (2013), “Ảnh hưởng
của thu hồi đất đến đời sống, việc làm của nông dân huyện Văn Lâm, tỉnh
Hưng Yên”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 11, số 1, tr 59-67.
23. Trần Ngọc Hiên - Trần Văn Chử (1998), Đô thị hóa và chính sách phát triển đô
thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.
157
24. Hoàng Văn Hoa (2006), Đô thị hoá và lao động, việc làm ở Hà Nội từ năm 2000
đến nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
25. Trần Thị Lan, (2012), "Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở thành phố
Hà Nội", Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (1 + 2), 89, 90, 91, 92.
26. Trần Thị Lan, (2012), Quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất của nông dân để
xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới ở Hà Nội, Luận án tiến
sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
27. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, (2012), Đánh giá thực trạng
lao động việc làm ở các khu vực bị thu hồi đất nông nghiệp và hiệu quả
của các chính sách hỗ trợ nhóm nông dân mất đất, Hà Nội.
28. Hoàng Thị Ngọc Loan (2010), Việc làm và thu nhập của nông dân vùng Đông
Nam bộ dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, Đề
tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực II.
29. Lê Văn Lợi (2013), Những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc thu hồi đất nông
nghiệp cho phát triển đô thị, khu công nghiệp và giải pháp khắc phục,
Tạp chí Khoa học Chính trị (6).
30. Nguyễn Hoàng Long, (2003), "Giải quyết việc làm trong thời kỳ đẩy nhanh tốc
độ đô thị hoá ở Đà Nẵng", Lao động và xã hội, (218), 16, 17.
31. Hồng Minh, (2005), "Hà Nội giải quyết việc làm cho lao động khu vực chuyển
đổi mục đích sử dụng đất", Lao động và xã hội, (270), 22, 23.
32. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hưng Yên (2010), Báo cáo cho vay nông
nghiệp, nông thôn 2010.
33. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hưng Yên (2011), Báo cáo cho vay nông
nghiệp, nông thôn 2011.
34. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hưng Yên (2012), Báo cáo cho vay nông
nghiệp, nông thôn 2012.
35. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hưng Yên (2013), Báo cáo cho vay nông
nghiệp, nông thôn 2013.
36. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hưng Yên (2014), Báo cáo cho vay nông
nghiệp, nông thôn 2014.
158
37. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hưng Yên (2015), Báo cáo cho vay nông
nghiệp, nông thôn 2015.
38. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hưng Yên (2016), Báo cáo cho vay nông
nghiệp, nông thôn 6/ 2016.
39. Trần Thị Minh Ngọc (2010), Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở
ngoại thành Hà Nội, Đề tài Khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị - Hành
chính Khu vực I, Hà Nội.
40. Trần Thị Minh Ngọc, (2010), Việc làm của nông dân trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Lê Thị Nguyện (2012), Những tác động từ công trình thủy điện Thừa Thiên Huế
đến cuộc sống của cộng đồng cư dân ở các khu TĐC, Báo cáo nghiên cứu
của nhóm SEIA, tháng 10/2012.
42. Nguyễn Văn Nhường, (2010), Chính sách an sinh xã hội đối với người nông dân
sau khi thu hồi đất để phát triển các cụm công nghiệp (nghiên cứu tại
Bắc Ninh), Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
43. Vũ Thị Ngọc Phùng, (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Lao động Xã
hội, Hà Nội.
44. Lê Du Phong, (2007), Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để
xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,
các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
45. Nguyễn Thế Quang, (2006), "Hà Nội với các biện pháp trợ giúp phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa", Lao động và xã hội, (283), 23, 24, 25.
46. Đỗ Đức Quân, (2010), Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn
vùng đồng bằng Bắc bộ trong quá trình xây dựng, phát triển các khu
công nghiệp (Qua khảo sát các tinh Vĩnh Phúc, Hải Dương, Ninh
Bình), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai, Nxb
159
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Dạy nghề,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Lao động,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương, (2004), Báo cáo thực
hiện đề tài: Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp giải quyết việc làm
cho lao động sau khi bàn giao đất cho các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp và các khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Hải Dương.
51. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên (2015), Báo cáo môi trường đầu tư tỉnh
Hưng Yên.
52. Sở Lao động – Thương binh Xã hội tỉnh Hưng Yên (2015), Báo cáo Tình hình
giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2015 nhiệm vụ và giải pháp giai đoạn
2016-2020.
53. Sở Lao động – Thương binh Xã hội tỉnh Hưng Yên (2016), Báo cáo hoạt động
hỗ trợ cho nông dân bị thu hồi đất giai đoạn 2010-2015.
54. Sở Lao động – Thương binh Xã hội tỉnh Hưng Yên (2016), Báo cáo tình hình
dạy nghề tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 – 2015.
55. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên (2015), Báo cáo hiện trạng sử
dụng đất đai và qui hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020 của Tỉnh Hưng
Yên, Hưng Yên.
56. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên (2016) , Báo cáo tình hình thu hồi
đất giai đoạn 2010-2015, Hưng Yên.
57. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên (2016), Thống kê thu hồi đất ở các
địa phương trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2015, Hưng Yên.
58. Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hoá từ nông nghiệp - Lý luận thực tiễn và
triển vọng áp dụng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
59. Nguyễn Văn Sửu (2007), “Contending views and conflicts over land in the Red
River Delta”, Journal of Southeast Asian Studies, Vol. 37: 2, 2007b, pp.
309-334.
160
60. Nguyễn Văn Sửu (2004), “The politics of land: Inequality in land access and
local conflicts in the Red River Delta since de-collectivization”, trong
Social Inequality in Vietnam and the Challenges to Reform, edited by
Philip Taylor, ISEAS – Singapore, 2004, pp. 270-296.
61. Nguyễn Văn Sửu (2003), “Land compensation and peasants’ reactions in a Red
River Delta village”, trong Paper presented to the Regional Center for
Sustainable Development’s International Conference on Politics of the
Commons: Articulating Development and Strengthening Local Practices,
Chiang Mai, Thailand, 2003.
62. Nguyễn Văn Sửu (2007), Báo cáo: Tác động của công nghiệp hoá và đô thị hoá
đến sinh kế nông dân Việt Nam: trường hợp một làng ven đô Hà Nội, Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
63. Nguyễn Tiệp (2004), "Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn: Các giải
pháp tạo thêm việc làm", Lao động và Công đoàn, (309).
64. Nguyễn Tiệp (2005), "Tạo việc làm ở nước ta - Từ chính sách đến thực tiễn",
Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (94).
65. Nguyễn Tiệp (2005), Đào tạo nguồn nhân lực ở các huyện ngoại thành Hà Nội
trong quá trình đô thị hoá, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
66. Nguyễn Tiệp (2006), "Một số giải pháp tạo việc làm gắn với giải quyết các vấn
đề xã hội tại Hà Nội", Tạp chí Lao động và Xã hội, (289), 39, 40, 41.
67. Nguyễn Tiệp (2008), Xây dựng một số mô hình tạo việc làm đối với lao động bị
mất việc làm tại các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Trường Đại
học Lao động Xã hội, Hà Nội.
68. Nguyễn Tiệp (2008), Việc làm cho người lao động trong quá trình chuyển đổi
mục đích sử dụng đất. Tạp chí Cộng sản (7).
69. Nguyễn Thị Thơm, Phí Thị Hằng (2010), Giải quyết việc làm cho lao động nông
nghiệp trong quá trình đô thị hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
70. Nguyễn Thị Thơm (chủ biên), Thị trường lao động Việt Nam, thực trạng và giải
pháp, Nxb CTQG, Hà Nội 2006.
161
71. Thủ tướng Chính phủ (2006), Chỉ thị số 11/2006/CT-TTg quy định về giải pháp
hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử
dụng đất nông nghiệp, Hà Nội.
72. Thủ tướng Chính phủ (2009), Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020, Hà Nội.
73. Thủ tướng Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của
Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi
đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
74. Thủ tướng Chính phủ (2014), Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP
ngày 30/5/2008 của Chính phủ.
75. Thủ tướng Chính phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của
Chính phủ quy định về bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
76. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012
của Thủ tướng Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ giải quyết việc
làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.
77. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của
Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn đến năm 2020”; Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ
tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày
27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
78. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015
của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình
độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng.
79. Lê Quang Tôn (2015), “Phục hồi thu nhập cho người dân sau TĐC ở KKT Dung
Quất’’, dẫn theo wibsite [truy cập ngày 25/6/2015].
80. Tổ chức Lao động quốc tế (2011), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Báo
cáo nghiên cứu về việc làm nông thôn Việt Nam, Hà Nội.
81. Tổng Cục Thống kê (2015), Báo cáo điều tra lao động việc làm 2014, Nxb
162
Thống kê, Hà Nội.
82. Bùi Sỹ Tuấn, Lê Thanh Tùng (2013), "Phát triển đào tạo nghề cho lao động nông
thôn - Chính sách hỗ trợ tích cực để bảo đảm an sinh xã hội", Tạp chí Lao
động và Xã hội (468).
83. UBND tỉnh Hưng Yên (2005), Quyết định số 56/2005/QĐ-UB ngày 25/7/2005 về
việc ban hành quy định một số điểm cụ thể thực hiện Nghị định số
197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chỉnh phủ về bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư, Hưng Yên.
84. UBND tỉnh Hưng Yên (2007), Quyết định số 02/2007/QĐ-UBND ngày
12/2/2007, về quy định một số điểm cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Hưng Yên.
85. UBND tỉnh Hưng Yên (2007), Quyết định số 20/2007/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quyết định 02/2007/QĐ-UBND quy định về bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư khu Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên,
Hưng Yên.
86. UBND tỉnh Hưng Yên (2009), Quyết định 21/2009/QĐ-UBND về quy định một số
điểm cụ thể về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên,
Hưng Yên.
87. UBND tỉnh Hưng Yên (2011), Quyết định 09/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh
Hưng Yên ngày 01/06/2011 về Quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao
đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển hình thức sử dụng
đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Hưng Yên.
88. UBND tỉnh Hưng Yên (2003), Quyết định số 747 QĐ/UBND ban hành Quy định
tạm thời việc tuyển chọn, sử dụng và quản lý lao động, giải quyết việc làm
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Hưng Yên.
89. UBND tỉnh Hưng Yên (2014), Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày
27/10/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định một số trường hợp cụ thể
về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên, Hưng Yên.
163
90. UBND thành phố Đà Nẵng, Cổng thông tin điện tử, nang.gov.vn
91. UBND tỉnh Hải Dương, Cổng thông tin điện tử,
92. UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Cổng thông tin điện tử,
93. Văn Phòng Hỗ trợ Tư vấn Phản biện và Giám định Xã hội (2009), Báo cáo
nghiên cứu về việc làm nông thôn tại Việt Nam, Hà nội.
94. Viện Tư vấn Phát triển – CODE (2011), Di dân, Tái định cư ổn định cuộc sống và
bảo vệ tài nguyên môi trường ở các dự án thủy điện tại Việt Nam, Hà Nội.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
95. Asian Development Bank (2004), The Impact of land Market Processes on the
Poor: Implementing de Soto: Project Report, Hanoi, Asian Development
Bank.
96. Akram – Lodhi, A Haroon (2008), Land Markets and Rural Livelihoods in
Vietnam. Land, Poverty and Livelihoods in an Era of Globalization:
Perspectives from Developing and Transition Countries, New York,
Routlege.
97. Aklam-Lodhi, A. Haroon (2004) “Are Landlords Taking Back the Land? An
Essay on the Agrarian Transition in Viet-nam ”, European Journal of
Development Research, 16 (4), pp. 757-789.
98. Aklam-Lodhi, A Haroon (2005), “Vietnam’s Agriculture: Processes of Rich
Peasant Accumulation and Mechanisms of Social Differentiation”,
Journal of Agrarian Change, 5 (1), pp. 73-116.
99. Carney, Diana (1998), Sustainable rural livelihoods, Russell Press Ltd,
Nottingham.
100. Carney, Diana (ed.) (1998), Sustainable rural livelihoods: What contribution
can we make? Overseas Development Institute and Department for
International Development, UK.
101. Carney, Diana (1998), Sustainable Livelihoods Approaches: Progress and
Possibilities for Change, Department for International Development.
102. Cernea, Micheal M (1988), “ Involuntary Resettlement in Development
Projects: Policy Guidelines in World Bank Financed Project”, Technical
Paper, (80), Washington, D.C: World Bank.
164
103. Cernea, Micheal M (1997), “The Risk and Reconstruction Model for Resettling
Displaced Populations”, World Development, 25 (10), pp. 1569-1587”.
104. Dasgupta, Partha, and Debraj Ray, (1986), “ Inequality as a Determinant of
Malnutrition and Unemployment”, Economic Journal, 96 (384), pp. 1011-
1034
105. DFID (2001), Sustainable Livelihoods Guidance Sheets Framework Overview,
tại trang pdfs/section2
.pdf, [truy cập ngày 10/1/2016].
106. DFID (2006), DFID’s Sustainable Livelihoods Guidance Sheets, tại trang
truy cập ngày 10/1/2016.
107. DFID (2008), Land: Better access and secure rights for poor people, tại trang
truy cập ngày
10/1/2016.
108. Dong, Xiao-Yuan (1996), “Two- Tier Land Tenure System and Sustained
Economic Growth in Post 1978 Rural China”, World Development, 24 (5),
pp. 916-28.
109. Frank Ellis (2000), Rural Livelihoods and Diversity in Developing Countries,
Oxford University Press, Oxford.
110. Filipe, Paulo (2005), The right to land a livelihood: The dynamics of land tenure
systems in Conda, Amboim and Sumbe municipalities, Norwegian People’s
Aid.
111. Guo, Xiaolin, (2001), “Land Expropriation and Rural Conflicts in China”,
China Quarterly, (166), pp. 422-439.
112. Goyal, Sangeeta (1996), “Economic Perspectives on Resettlement and
Rehabilitation”, Economic and Political Weekly, 31 (24), June 15.
113. Tim Hanstad, Robin Nielsn and Jennifer Brown (2004), Land and livelihoods:
Making land rights real for India’s rural poor, LSP working paper 12.
Rome: Food and Agriculture Organization Livelihood Support Program.
114. Chris Huggins, Prisca Kamungi, Joan Kariuki, Herman Musahara, Jonstone
Summit Oketch, Koen Vlassenroot and Judi W. Wakhungu (2005),
“Land, Conflict and Livelihoods in the Great Lakes Region, Testing
165
Policies to the Limit”, Ecopolicy Series, (14), African Centre for
Technology Studies (ACTS).
115. Philip F. Kelly (2003), “Urbanization and the politics of land in the Manila
region”, Annals of the American Academy of Political and Social Science,
(590), Rethingking Sustainable Development, pp. 170-187.
116. Mahapatra, LK (1996), “Good Intentions or Policy are not Enough: Reducing
Impoverishment Risks for the Tribal Oustees” trong A.B Ota and
A.Agnihotri, eds, Involuntary Resettlement in Dam Project. New Dehli:
Prachi Prakashan.
117. Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD) and United Nations
Development Program (UNDP) (2003), Farmer Needs Study, Statistical
Publishing House, Hanoi.
118. Martin Ravallion and Dominique van de Walle (2008), Land in Transition:
Reform and Poverty in Rural Vietnam, The World Bank and Palgrave
Macmillan, Washington.
119. Sinha, B.K (1996), “ National Policy for Rehabilitation: Objectives and
Principles, The Economic and Political Weekly, XXXI (24), pp.1453-
1460.
120. World Bank (1998), Recent experience with involuntary resettlement : China -
Shuikou (and Yantan), World Development Sources, WDS 1998-2.
Washington, DC: World Bank tại trang
experience-involuntary-resettlement-china-shuikou-yantan, truy cập ngày
4/1/2016.
121. World Bank (2004), Involuntary Resettlement Sourcebook : Planning and
Implementation in Development Projects, Additional Appendices (from
CD-ROM). Washington, DC. © World Bank tại trang
https://openknowledge.worldbank.org/handle/10986/14915 License: CC
BY 3.0 IGO, truy cập ngày 5/1/2016.
122. World Bank (2006), Land Law Reform, Achieving Development Policy
Objectives, prepared by John W. Bruce, Renée Giovarelli, Leonard
Rolfes, Jr., David Bledsoe, Robert Mitchell.
166
123. World Bank (2007), Vietnam Development Report: Social Protection, Joint
Donor Report to the Vietnam Consultative Group Meeting, Hanoi, 6-7
December 2007.
124. Yeh, Anthony Gar-On, and Xia Li (1999), “Economic Development and
Agricultural Land Loss in the Pearl River Delta, China”, Habitat
International, 23 (3), pp. 373-390.
125. Zhou, Jian-Ming (1998), “Is Norminal Public but De Facto Private Land
Ownership Appropriate? A Comparative Study among Cambodia, Laos,
Vietnam, Japan, Taiwan Province of China, South Korea, China, Myama,
and North Korea”, Working Paper ECO 98/12, European University
Institute, San Domenico, Italy tại trang
Texts/98_12.html, truy cập ngày 18/3/2016.
167
Phụ lục 1
PHIẾU XIN Ý KIẾN
Về việc hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với ngƣời nông dân
bị thu hồi đất ở tỉnh Hƣng Yên
(Dành cho người dân có đất bị thu hồi)
Để giúp chúng tôi thực hiện Đề tài khoa học “Hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo
việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên”, đề nghị ông (bà, anh, chị) vui
lòng trả lời các câu hỏi trong phiếu xin ý kiến này, phương án nào phù hợp với suy nghĩ
của mình, đề nghị ông (bà, anh, chị) đánh dấu (X) vào ô tương ứng. Ông (bà, anh, chị)
không cần ghi tên, địa chỉ vào phiếu xin ý kiến này.
Xin trân trọng cảm ơn!
1. Xin ông (bà, anh, chị) vui lòng cho biết gia đình mình có những loại đất
nào dƣới đây bị thu hồi?
Đất nông nghiệp □
Đất ở □
Đất khác (xin ghi rõ loại đất..............................................................................)
2. Diện tích đất gia đình bị thu hồi là bao nhiêu m2................................? Trong đó:
Đất nông nghiệp: ...............m2
Đất ở: ...............m2
Đất khác : .............. m2
3. Gia đình ông (bà, anh, chị) có bao nhiêu nhân khẩu: ..............? Trong đó:
Dưới 18 tuổi ..............người
18 đến 40 tuổi ..............người
41 đến 60 tuổi ..............người
60 tuổi trở lên ..............người
4. Gia đình ông (bà, anh, chị) có bao nhiêu khẩu thuộc diện đƣợc đền bù
khi thực hiện thu hồi đất......................? Trong đó:
Dưới 18 tuổi ..............người
18 đến 40 tuổi ..............người
41 đến 60 tuổi ..............người
60 tuổi trở lên ..............người
168
5. Ngoài số tiền đền bù khi thu hồi đất, gia đình ông (bà, anh, chị) có nhận
đƣợc sự hỗ trợ nào khác hay không?
Có □
Không □
6. Gia đình nhận đƣợc sự hỗ trợ nào dƣới đây để chuyển đổi nghề và phát
triển sản xuất kinh doanh:
Hình thức hỗ
trợ
Từ chính quyền
địa phƣơng
Từ bạn bè và
ngƣời thân
Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất
Cung cấp thông tin thị trường
Hỗ trợ đào tạo nghề
Vay vốn ưu đãi
Giới thiệu việc làm mới tại địa phương
Hỗ trợ đi XKLĐ
Khác
Không nhận được sự hỗ trợ nào
7. Hộ gia đình có vay vốn để sản xuất không: Có Không
8. Nếu vay vốn thì vay ở nguồn nào:
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Nhân hàng Chính sách xã hội
- Các Ngân hàng khác
- Tư nhân
9. Từ khi bị thu hồi đất, việc kiếm sống của hộ gia đình ra sao
- Khó hơn:
- Như cũ:
- Dễ dàng hơn:
10. Thu nhập chính của hộ gia đình dựa vào những nguồn nào dƣới đây:
- Từ hoạt động trồng trọt và chăn nuôi tại gia đình
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất phi nông nghiệp
- Từ tiền công và tiền lương:
- Nguồn khác:
169
11. Xin cho biết mức độ chi tiêu của hộ gia đình từ khi bị thu hồi đất
- Tốn hơn rất nhiều
- Tốn hơn
- Như cũ
- Ít tốn hơn
12. Thu nhập của hộ gia đình có đủ cho các khoản nào sau đây:
- Chi phí sinh hoạt hàng ngày
- Chi phí học tập, chuyển đổi nghề
- Chi phí mua sắm trang thiết bị gia đình:
- Chi phí mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh:
13. Xin cho biết đời sống của hộ gia đình từ khi bị thu hồi đất:
- Đời sống bấp bênh hơn
- Đời sống như cũ
- Đời sống ổn định hơn
14. Gia đình ông (bà, anh, chị) có bao nhiêu ngƣời thuộc diện đƣợc hỗ trợ khi
thực hiện thu hồi đất......................? Trong đó:
Số người được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp ..............người
Số người đi XKLĐ ..............người
Số người được hỗ trợ về đất đai để phát triển công nghiệp,
dịch vụ
..............người
Số người được hỗ trợ về tài chính, tín dụng để phát triển sản
xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
..............người
Số người được hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật
..............người
Số người được hỗ trợ theo hình thức khác (xin ghi cụ thể hình
thức khác....................................................................)
..............người
15. Xin ông (bà, anh, chị) vui lòng cho biết, sau khi thu hồi đất, có bao
nhiêu khẩu trong gia đình đã có việc làm, trong đó có bao nhiêu khẩu có việc
làm từ công tác hỗ trợ thu hồi đất?
Số người đã có việc làm ................người
Số người có việc làm từ công tác hỗ trợ thu hồi đất ................người
16. Theo ông (bà, anh, chị), chính sách, chế độ hỗ trợ để tạo việc làm khi
cho ngƣời dân khi bị thu hồi đất nhƣ hiện nay đã hợp lý hay chƣa?
Hợp lý
Chưa hợp lý
Ý kiến khác: (xin ghi ra................................................................................)
170
17. Theo ông (bà, anh, chị), để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tạo việc
làm cho ngƣời bị thu hồi đất, chính quyền và cơ quan chức năng cần thực hiện
những nội dung nào dƣới đây?
Tăng mức hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp
Tăng cường dạy nghề
Hỗ trợ về đất đai để phát triển công nghiệp, dịch vụ
Hỗ trợ về tài chính, tín dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh
Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển giao tiến bộ khoa
học - kỹ thuật cho những hộ vẫn còn đất nông nghiệp
Hỗ trợ XKLĐ
Hỗ trợ thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Phương pháp hỗ trợ khác (xin ghi ra................................................)
18. Tiền đền bù đất đai và hoa màu (nếu có) đƣợc gia đình sử dụng vào
những công việc nào dƣới đây:
- Đầu tư sản xuất kinh doanh
- Đầu tư để học nghề, chuyển đổi nghề
- Xây nhà
- Mua sắm trang thiết bị vật dụng gia đình
- Mua đất mới
- Gửi ngân hàng, cho vay
- Trả nợ
- Khác:
Một lần nữa xin cảm ơn ông (bà, anh, chị)!
171
Phụ lục 2
PHIẾU XIN Ý KIẾN
Về việc hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với ngƣời nông dân
bị thu hồi đất ở tỉnh Hƣng Yên
(Dành cho cán bộ làm chính sách)
Để giúp chúng tôi thực hiện Đề tài khoa học “Hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo
việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên”, đề nghị ông (bà, anh, chị)
vui lòng trả lời các câu hỏi trong phiếu xin ý kiến này, phương án nào phù hợp với
suy nghĩ của mình, đề nghị ông (bà, anh, chị) đánh dấu (X) vào ô tương ứng. Ông
(bà, anh, chị) không cần ghi tên, địa chỉ vào phiếu xin ý kiến này.
Xin trân trọng cảm ơn!
1. Xin ông (bà, anh, chị) vui lòng cho biết ở địa phƣơng mình (xã, phƣờng, thị trấn)
có những loại đất nào dƣới đây bị thu hồi?
Đất nông nghiệp
Đất ở
Đất khác (xin ghi rõ loại đất.................................................................................................)
2. Diện tích đất địa phƣơng bị thu hồi là bao nhiêu m
2
............................? Trong đó:
Đất nông nghiệp
Đất ở
Đất khác (xin ghi rõ loại đất.................................................................................................)
3. Địa phƣơng có bao nhiêu hộ gia đình có đất bị thu hồi?
4. Địa phƣơng có bao nhiêu khẩu có đất bị thu hồi..........?
5. Địa phƣơng có bao nhiêu nhân khẩu bị ảnh hƣởng bởi thu hồi đất?
6. Địa phƣơng có bao nhiêu nhân khẩu bị mất việc làm sau thu hồi đất?
7. Địa phƣơng có bao nhiêu nhân khẩu bị thiếu việc làm sau thu hồi đất?
8. Địa phƣơng có hỗ trợ cho ngƣời bị thu hồi đất hay không?
Có Không
9. Xin ông (bà, anh, chị) vui lòng cho biết, địa phƣơng đã có những hình thức hỗ
trợ nào đối với ngƣời dân bị thu hồi đất?
Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp
Hỗ trợ về đất đai để phát triển công nghiệp, dịch vụ
Hỗ trợ về tài chính, tín dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ
thuật cho những hộ vẫn còn đất nông nghiệp
172
Hình thức khác (xin ghi ra.............................................................................................
......................................................................................................................................)
Không có hình thức hỗ trợ
10. Xin ông (bà, anh, chị) vui lòng cho biết, địa phƣơng đã có bao nhiêu ngƣời đã
tìm đƣợc việc từ sự hỗ trợ sau thu hồi đất.............................................................
........................................................................................................................................?
11. Xin ông (bà, anh, chị) cho biết những khó khăn trong việc hỗ trợ tạo việc làm
cho nông dân bị thu hồi đất ở địa phƣơng (xin vui lòng ghi rõ:...........................................
......................).
12. Theo ông (bà, anh, chị), chính sách, chế độ hỗ trợ để tạo việc làm khi cho ngƣời
dân khi bị thu hồi đất nhƣ hiện nay đã hợp lý hay chƣa?
Hợp lý
Chưa hợp lý
Ý kiến khác: (xin ghi ra..................................................................................................................
..................................................................................................................................).
13. Theo ông (bà, anh, chị), để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tạo việc làm cho
ngƣời bị thu hồi đất, cần thực hiện những nội dung nào dƣới đây?
Tăng mức hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp
Tăng cường dạy nghề
Hỗ trợ về đất đai để phát triển công nghiệp, dịch vụ
Hỗ trợ về tài chính, tín dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh
Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển giao tiến bộ khoa
học - kỹ thuật cho những hộ vẫn còn đất nông nghiệp
Hỗ trợ XKLĐ
Hỗ trợ tìm thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Phương pháp hỗ trợ khác (xin ghi ra.......................................................................................
....................................................................................................................................).
Một lần nữa xin cảm ơn ông (bà, anh, chị)!
173
Phụ lục 3
KẾT QUẢ TỔNG HỢP
PHIẾU XIN Ý KIẾN
Về hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên
I- Đối với ngƣời dân có đất bị thu hồi
1. Những Loại đất bị thu hồi
Đất nông nghiệp 146 ý kiến
Đất ở 22 ý kiến
Đất khác Đất vườn 5 ý kiến Đất lâu năm 6 ý kiến
2. Diện tích bị thu hồi là 245.427,4; Trong đó:
Đất nông nghiệp 240.297.5 97,90 %
Đất ở 3.561 1,45 %
Đất khác 1.568,6 0,63 %
3. Tổng số nhân khẩu 1.655; trong đó:
Dưới 18 1.062 ngƣời 64,16 %
18 đến 40 295 ngƣời 17,82 %
41 đến 60 222 ngƣời 13,41 %
60 trở lên 76 ngƣời 4,59 %
4. Số khẩu thuộc diện đƣợc đền bù khi thực hiện thu hồi đất 629; trong đó:
Dưới 18 89 ngƣời 14,14 %
18 đến 40 276 ngƣời 43,87 %
41 đến 60 190 ngƣời 30,20 %
60 trở lên 70 ngƣời 11,12 %
5. Số ngƣời nhận đƣợc sự hỗ trợ
Có 41 ngƣời
Không 148 ngƣời
6. Số ngƣời thuộc diện đƣợc hỗ trợ khi thực hiện thu hồi đất
Số người được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp 271
Số người được hỗ trợ về đất đai để phát triển công
nghiệp, dịch vụ
1
Số người được hỗ trợ về tài chính, tín dụng để phát
triển sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
35
Số người được hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
vật nuôi, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật
14
174
Số người được hỗ trợ theo hình thức khác 2
7. Số khẩu trong gia đình có việc làm, trong đó có bao nhiêu khẩu có việc làm từ
công tác hỗ trợ thu hồi đất
Số người đã có việc làm 441
Số người có việc làm từ công tác hỗ trợ thu hồi đất 22
8. Chính sách, chế độ hỗ trợ để tạo việc làm khi cho ngƣời dân bị thu hồi đất
nhƣ hiện nay đã hợp lý hay chƣa hợp lý?
Hợp lý 20
Chưa hợp lý 150
Ý kiến khác:
9. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tạo việc làm cho ngƣời bị thu hồi đất,
chính quyền và cơ quan chức năng cần thực hiện những nội dung chủ yếu sau
đây?
Tăng mức hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp 124 ngƣời
Hỗ trợ về đất đai để phát triển công nghiệp, dịch vụ 83 ngƣời
Hỗ trợ về tài chính, tín dụng để phát triển sản xuất,
kinh doanh
89 ngƣời
Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho những hộ
vẫn còn đất nông nghiệp
52 ngƣời
Phương pháp hỗ trợ khác 17 ngƣời
II- Đối với cán bộ làm chính sách
1. Địa phƣơng (xã, phƣờng, thị trấn) có những loại đất nào dƣới đây bị thu hồi
Đất nông nghiệp 39
Đất ở 12
Đất khác
2. Diện tích bị thu hồi là: 119.699.133,352; Trong đó:
Đất nông nghiệp 35
Đất ở 14
Đất khác
3. Địa phương có hộ gia đình có đất bị thu hồi: 27.313
4. Địa phương có khẩu có đất bị thu hồi: 53.203
5. Địa phương có nhân khẩu bị ảnh hưởng bởi thu hồi đất 43.742
6. Địa phương có nhân khẩu bị mất việc làm sau thu hồi đất: 16.378
7. Địa phương có nhân khẩu bị thiếu việc làm sau thu hồi đất: 17.311
175
8. Địa phƣơng hỗ trợ cho ngƣời bị thu hồi đất hay không?
Có 14
Không
25
9. Hình thức hỗ trợ nào đối với ngƣời dân bị thu hồi đất
Số người được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề 119
Số người được hỗ trợ về đất đai để phát triển công nghiệp, dịch vụ 1
Số người được hỗ trợ về tài chính, tín dụng để phát triển sản xuất,
kinh doanh phi nông nghiệp
6
Số người được hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật
15
Số người được hỗ trợ theo hình thức khác 1
Không có hình thức hỗ trợ 14
10. Số ngƣời đã tìm đƣợc việc làm từ công tác hỗ trợ thu hồi đất: 19.287
11. Khó khăn trong việc hỗ trợ để tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở
địa phƣơng
12.Công tác tạo việc làm cho ngƣời dân bị thu hồi đất
Hợp lý 12
Chưa hợp lý 19
Ý kiến khác:
13. Công tác tạo việc làm cho ngƣời bị thu hồi đất, chính quyền và cơ quan
chức năng cần thực hiện những nội dung chủ yếu sau đây?
Tăng mức hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp 26
Hỗ trợ về đất đai để phát triển công nghiệp, dịch vụ 14
Hỗ trợ về tài chính, tín dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh 27
Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển giao tiến bộ
khoa học - kỹ thuật cho những hộ vẫn còn đất nông nghiệp
14
Phương pháp hỗ trợ khác
176
Phụ lục 4
Cơ sở pháp lý thực hiện hỗ trợ của Nhà nƣớc nhằm tạo việc làm
cho nông dân bị thu hồi đất
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và TĐC;
Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y
tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ sử đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ;
Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi
thường, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất;
Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ
quy định về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao
động bị thu hồi đất nông nghiệp;
Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số
971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định
số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ
quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;