Luận án Hoàn thiện Báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam

Để báo cáo tài chính đơn vị công cung cấp thông tin trung thực và hợp lý thì việc ghi nhận các nhận các nghiệp vụ phát sinh phải trung thực và hợp lý, rõ ràng, minh bạch. Muốn vậy thì trước tiên việc phân loại tài khoản phải hợp lý, rõ ràng. Hiện nay chế độ kế toán đơn vị HCSN, việc phân loại sắp xếp tài khoản còn nhiều bất cập, chưa hợp lý. Ví dụ điển hình cho sự bất hợp lý của đơn vị HCSN như sau: - Hệ thống tài khoản kế toán chưa theo dõi được đầy đủ các đối tượng kinh tế phát sinh tại đơn vị. Bảng hệ thống tài khoản hiện nay còn thiếu một số tài khoản để theo dõi các đối tượng như: Tài sản cố định thuê tài chính, các khoản dự phòng tài sản, các khoản dự phòng nợ phải trả, công cụ tài chính, các khoản tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả.Vì vậy, cần ban hành tài khoản kế toán để theo dõi các đối tượng kế toán này.

pdf247 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2465 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện Báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 3 4 5 2 Việc tồn tại song song cơ sở dồn tích và cơ sở tiền trong kế toán khu vực công là phù hợp với điều kiện quản lý tài chính công tại Việt Nam. 1 2 3 4 5 3 Cơ chế kiểm soát nội bộ trong khu vực công hiện nay còn lỏng lẻo, chưa được quan tâm đúng mức của thủ trưởng các đơn vị công và các đơn vị quản lý chi tiêu công. 1 2 3 4 5 4 Hệ thống chứng từ kế toán của các đơn vị thuộc khu vực công theo qui định hiện hành rất đầy đủ, phù hợp với yêu cầu kế toán tại đơn vị công. 1 2 3 4 5 5 Hệ thống tài khoản kế toán của các đơn vị thuộc khu vực công theo qui định hiện hành được phân loại, sắp xếp rất rõ ràng, hợp lý, phản ánh đầy đủ các đối tượng kế toán. 1 2 3 4 5 6 Hình thức kế toán và sổ kế toán của các đơn vị thuộc khu vực công theo qui định hiện hành rõ ràng, đầy đủ, thuận tiện cho đơn vị trong việc ghi nhận nghiệp vụ và lập BCTC. 1 2 3 4 5 7 BCTC của các đơn vị thuộc khu vực công theo qui định hiện hành cung cấp thông tin hữu ích và phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế. 1 2 3 4 5 A2 Mục tiêu BCTC, đối tượng sử dụng thông tin BCTC và nội dung, hình thức cung cấp trên BCTC 8 BCTC của các đơn vị công hiện nay đạt được mục tiêu cung cấp thông tin hữu ích cho mục đích ra quyết định và trách nhiệm giải trình. 1 2 3 4 5 9 BCTC của các đơn vị công hiện nay chủ yếu cung cấp thông tin phục vụ cho công chúng và những đối tượng không có khả năng yêu cầu đơn vị công cung cấp thông tin. 1 2 3 4 5 10 BCTC khu vực công hiện nay chủ yếu cung cấp thông tin phục vụ cho các đối tượng quản lý NSNN. 1 2 3 4 5 11 BCTC khu vực công hiện nay công khai và minh bạch. 1 2 3 4 5 12 Đối tượng chủ yếu sử dụng BCTC khu vực công hiện nay là cơ quan quản lý nhà nước về tài chính công 1 2 3 4 5 13 BCTC khu vực công hiện nay được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ qui định của luật ngân sách NN và các qui định pháp luật khác về tài chính nhà nước, KTNN. 1 2 3 4 5 14 BCTC khu vực công hiện nay đã cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình tài chính của đơn vị (tài sản, nợ phải trả, tài sản thuần) 1 2 3 4 5 15 BCTC khu vực công hiện nay đã cung cấp đầy đủ thông tin để đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị (nguồn thu, chi phí, thặng dư, thâm hụt thuần) 1 2 3 4 5 16 BCTC khu vực công hiện nay đã cung cấp thông tin về dòng tiền của đơn vị. 1 2 3 4 5 17 Báo cáo tài chính khu vực công hiện nay đã cung cấp thông tin giải thích để người sử dụng hiểu rõ hơn trong việc ra quyết định và trách nhiệm giải trình. 1 2 3 4 5 18 Báo cáo tài chính khu vực công hiện nay cung cấp thông tin về thu chi, sử dụng ngân sách NN một cách, rõ ràng và minh bạch. 1 2 3 4 5 19 Mỗi lĩnh vực công khác nhau cần có biểu mẫu báo cáo tài chính riêng vì mỗi lĩnh vực công khác nhau cần cung cấp thông tin khác nhau cho người sử dụng. 1 2 3 4 5 20 BCTC khu vực công hiện hành cần được thay đổi về biểu mẫu 1 2 3 4 5 21 BCTC khu vực công hiện hành cần thay đổi qui định về nội dung. 1 2 3 4 5 22 BCTC khu vực công hiện hành cần thay đổi qui định về số lượng báo cáo. 1 2 3 4 5 23 BCTC khu vực công hiện hành cần thay đổi về nguyên tắc lập và trình bày. 1 2 3 4 5 24 BCTC khu vực công hiện hành cần thay đổi qui định về thời gian nộp. 1 2 3 4 5 25 BCTC khu vực công hiện hành cần thay đổi qui định về nơi nộp báo cáo. 1 2 3 4 5 A3 Đặc tính chất lượng của thông tin trên BCTC 26 Thông tin trên báo cáo tài chính đơn vị công hiện nay chặt chẽ, liên quan với nhau. 1 2 3 4 5 27 Thông tin trên BCTC khu vực công mô tả được bản chất của sự kiện, giao dịch gốc, coi trọng nội dung hơn hình thức. 1 2 3 4 5 28 Thông tin trên BCTC khu vực công hiện nay đáng tin cậy. 1 2 3 4 5 29 Thông tin cung cấp trên BCTC khu vực hiện nay trình bày rõ ràng, dễ hiểu. 1 2 3 4 5 30 Thông tin cung cấp trên BCTC khu vực công đáp ứng yêu cầu kịp thời; Luôn có sẵn để phục vụ cho trách nhiệm giải trình và mục đích ra quyết định. 1 2 3 4 5 31 Thông tin cung cấp trên BCTC khu vực công đáp ứng yêu cầu có thể so sánh được. 1 2 3 4 5 32 Thông tin trên BCTC khu vực công có thể kiểm chứng được và có đủ bằng chứng để kiểm chứng. 1 2 3 4 5 PHẦN B: KHẢO SÁT VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CẢI CÁCH KẾ TOÁN KHU VỰC CÔNG VIỆT NAM SANG CƠ SỞ DỒN TÍCH 33 Mức độ tham gia rộng rãi của người dân trong việc ra quyết định khu vực công càng cao càng thúc đẩy việc cải cách kế toán khu vực công tại Việt Nam 1 2 3 4 5 34 Sự hỗ trợ chính trị của cơ quan hành pháp và lập pháp càng cao càng giúp quá trình cải cách kế toán khu vực công được nhiều thuận lợi 1 2 3 4 5 35 Sự dân chủ càng cao càng thúc đẩy việc cải cách kế toán khu vực công 1 2 3 4 5 36 Sự tăng cường giám sát của quốc hội về tài chính khu vực công sẽ thúc đẩy quá trình cải cách kế toán khu vực công 1 2 3 4 5 37 Mức độ cạnh tranh chính trị càng cao càng thúc đẩy việc cải cách kế toán khu vực công tại Việt Nam 1 2 3 4 5 38 Trình độ văn hóa, giáo dục của người dân càng cao càng thúc đẩy việc cải cách kế toán khu vực công tại Việt Nam 1 2 3 4 5 39 Trình độ chuyên môn của chuyên gia, chuyên viên kế toán sẽ ảnh hưởng đến việc cải cách kế toán khu vực công Việt Nam 1 2 3 4 5 40 Sự hỗ trợ chuyên môn của các chuyên gia quốc tế càng tốt càng giúp quá trình cải cách kế toán khu vực công được nhiều thuận lợi 1 2 3 4 5 41 Chính sách tuyên truyền, phổ biến nhằm tranh thủ sự ủng hộ, đồng thuận của mọi tầng lớp người dân sẽ ảnh hưởng đến việc cải cách kế toán khu vực công 1 2 3 4 5 42 Khả năng công nghệ thông tin bao gồm phần mềm, phần cứng,tốc độ đường truyền dữ liệu sẽ ảnh hưởng đến việc cải cách kế toán khu vực công Việt Nam 1 2 3 4 5 43 Các áp lực về tài chính khu vực công (Ví dụ: như nợ công, lãi suất, khủng hoảng kinh tế, phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế v.v) sẽ ảnh hưởng đến việc cải cách kế toán khu vực công Việt Nam 1 2 3 4 5 44 Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới với áp lực thực hiện các cam kết khi gia nhập các tổ chức quốc tế sẽ thúc đẩy việc cải cách kế toán khu vực công tại Việt Nam 1 2 3 4 5 45 Các vụ bê bối tài chính trong khu vực công như sự gian lận, sai sót, tham nhũng sẽ thúc đẩy việc cải cách kế toán khu vực công tại Việt Nam 1 2 3 4 5 46 Thu nhập, mức sống của người dân càng cao càng thúc đẩy việc cải cách kế toán khu vực công tại Việt Nam 1 2 3 4 5 47 Các đơn vị công càng nhiều về số lượng và càng lớn về qui mô càng thúc đẩy việc cải cách kế toán khu vực công tại Việt Nam 1 2 3 4 5 48 Kinh phí tổ chức việc cải cách kế toán khu vực công sẽ ảnh hưởng đến việc cải cách kế toán khu vực công Việt Nam 1 2 3 4 5 49 Sự can thiệp và tài trợ mạnh về tài chính của các tổ chức quốc tế sẽ giúp quá trình cải cách kế toán khu vực công được nhiều thuận lợi 1 2 3 4 5 50 Cơ quan ban hành chuẩn mực kế toán khu vực công và tổ chức nghề nghiệp càng độc lập và lớn mạnh càng thúc đẩy việc cải cách kế toán khu vực công tại Việt Nam 1 2 3 4 5 51 Hệ thống kiểm soát nội bộ càng chặt chẽ càng thúc đẩy việc cải cách kế toán khu vực công Việt Nam 1 2 3 4 5 52 Thiếu chuẩn mực kế toán kế toán khu vực công sẽ cản trở việc cải cách kế toán khu vực công 1 2 3 4 5 53 Đối tượng sử dụng thông tin BCTC khu vực công sẽ tác động đến việc cải cách kế toán khu vực công Việt Nam 1 2 3 4 5 54 Hệ thống qui định về quản lý tài chính công sẽ ảnh hưởng đến việc cải cách kế toán khu vực công sang cơ sở dồn tích 1 2 3 4 5 55 Mục tiêu của việc cung cấp thông tin trên BCTC sẽ ảnh hưởng đến việc cải cách kế toán khu vực công Việt Nam 1 2 3 4 5 56 Bắt buộc kiểm toán độc lập BCTC khu vực công sẽ thúc đẩy việc cải cách kế toán khu vực công 1 2 3 4 5 57 Bắt buộc công bố công khai thông tin BCTC khu vực công sẽ thúc đẩy việc cải cách kế toán khu vực công 1 2 3 4 5 58 Văn hóa quản lý quan liêu sẽ cản trở việc cải cách kế toán khu vực công Việt Nam 1 2 3 4 5 59 Tâm lý của quan chức, các nhà lãnh đạo, điều hành đã quen với hệ thống kế toán cũ và ngại sự thay đổi sẽ cản trở việc cải cách kế toán khu vực công 1 2 3 4 5 60 Chính sách tuyển dụng và đào tạo nhân viên kế toán khu vực công sẽ ảnh hưởng đến việc cải cách kế toán khu vực công Việt Nam 1 2 3 4 5 61 Sự nghiêm túc chấp hành các qui định kế toán, chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực nghề nghiệp của người làm kế toán sẽ giúp quá trình cải cách kế toán khu vực công được nhiều thuận lợi 1 2 3 4 5 62 Việc đấu tranh, đòi hỏi quyền lợi được kiểm soát tình hình thu chi ngân sách nhà nước, tình hình sử dụng tài chính công của công chúng càng mạnh mẽ càng thúc đẩy việc cải cách kế toán khu vực công tại Việt Nam 1 2 3 4 5 63 Nguyên tắc kế toán thực hiện trên cơ sở dồn tích thì mới cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định và đánh giá trách nhiệm giải trình 1 2 3 4 5 Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Anh(Chị). Chúc Anh (Chị) nhiều sức khỏe và thành công trong sự nghiệp. PHỤ LỤC 4 PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO CHUYÊN GIA - Họ và tên: - Đơn vị công tác: Chức vụ: .................................... - Địa chỉ e-mail: . - Số điện thoại liên lạc: ... Xin quý vị vui lòng cho biết ý kiến của quý vị bằng cách trả lời những câu hỏi dưới đây và khoanh tròn vào số mà anh/chị cho phù hợp nhất với các nhận định dưới đây theo quy ước: 1-Rất không đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Không có ý kiến; 4-Đồng ý; 5-Rất đồng ý và trả lời nhựng câu hỏi dưới đây. 1 Số lượng BCTC khu vực công Việt Nam chỉ nên bao gồm 4 báo cáo: - Báo cáo tình hình tài chính - Báo cáo kết quả hoạt động - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Bảng thuyết minh BCTC Nội dung báo cáo tình hình thay đổi vốn chủ sở hữu được trình bày trong Bảng thuyết minh BCTC. 1 2 3 4 5 2 Báo cáo tình hình tài chính của khu vực công Việt Nam cần trình bày các thông tin về tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, nợ phải trả và tài sản thuần. 1 2 3 4 5 3 Báo cáo kết quả hoạt động của khu vực công Việt Nam cần trình bày các thông tin về doanh thu, chi phí, thặng dư hoặc thâm hụt thuần theo từng hoạt động của đơn vị và tổng hợp tất cả các hoạt động trong đơn vị. 1 2 3 4 5 4 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của khu vực công Việt Nam cần trình bày các thông tin về dòng tiền vào và dòng tiền ra của đơn vị công theo ba hoạt động: Hoạt động thông thường, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính 1 2 3 4 5 5 Bảng thuyết minh BCTC khu vực công khu vực công Việt Nam cần trình bày các thông tin về đặc điểm của đơn vị, kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng, chế độ kế toán và cơ sở kế toán áp dụng, các chính sách, phương pháp và nguyên tắc kế toán sử dụng, thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trên báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thông tin bổ sung khác như các cam kết, sự kiện tiềm tàng, các thông tin về tài chính khác, các 1 2 3 4 5 thông tin phi tài chính. 6 Quý vị hãy cho biết mức độ hài lòng của quý vị đối với Bảng báo cáo tình hình tài chính của đơn vị HCSN theo mẫu dưới đây 1 2 3 4 5 7 Nếu chưa hài lòng xin Quý vị cho biết cần thông tin cần bổ sung hoặc các thay đổi nếu có 8 Quý vị hãy cho biết mức độ hài lòng của quý vị đối với Báo cáo tình hình hoạt động của đơn vị HCSN theo mẫu dưới đây 1 2 3 4 5 9 Nếu chưa hài lòng xin Quý vị cho biết cần thông tin cần bổ sung hoặc các thay đổi nếu có 10 Quý vị hãy cho biết mức độ hài lòng của quý vị đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của đơn vị HCSN theo mẫu dưới đây 1 2 3 4 5 11 Nếu chưa hài lòng xin Quý vị cho biết cần thông tin cần bổ sung hoặc các thay đổi nếu có 12 Quý vị hãy cho biết mức độ hài lòng của quý vị đối với Bảng thuyết minh báo cáo tài chính của đơn vị HCSN theo mẫu dưới đây 1 2 3 4 5 13 Nếu chưa hài lòng xin Quý vị cho biết cần thông tin cần bổ sung hoặc các thay đổi nếu có 14 Để BCTC khu vực công Việt Nam cung cấp thông tin hữu ích, trung thực thì Kế toán khu vực công Việt Nam cần thiết chuyển đổi sang cơ sở dồn tích hoàn toàn. 1 2 3 4 5 15 Theo Quý vị các nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến việc đổi mới kế toán khu vực công Việt Nam sang cơ sở dồn tích ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý vị. Kính chúc quý vị nhiều sức khỏe và thành công trong sự nghiệp. PHỤ LỤC 5 CÁC NỘI DUNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HCSN CẦN HOÀN THIỆN ĐỂ CÓ THỂ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH PHÙ HỢP VỚI IPSASS Để lập BCTC cho đơn vị HCSN theo IPSASs thì trước hết kế toán HCSN hiện hành cần hoàn thiện nhiều nội dung liên quan đến tài khoản, nguyên tắc kế toán, phương pháp ghi nhận... thì mới có thể lập BCTC phù hợp với IPSASs. 1. Hoàn thiện tài khoản kế toán đơn vị HCSN Để báo cáo tài chính đơn vị công cung cấp thông tin trung thực và hợp lý thì việc ghi nhận các nhận các nghiệp vụ phát sinh phải trung thực và hợp lý, rõ ràng, minh bạch. Muốn vậy thì trước tiên việc phân loại tài khoản phải hợp lý, rõ ràng. Hiện nay chế độ kế toán đơn vị HCSN, việc phân loại sắp xếp tài khoản còn nhiều bất cập, chưa hợp lý. Ví dụ điển hình cho sự bất hợp lý của đơn vị HCSN như sau: - Hệ thống tài khoản kế toán chưa theo dõi được đầy đủ các đối tượng kinh tế phát sinh tại đơn vị. Bảng hệ thống tài khoản hiện nay còn thiếu một số tài khoản để theo dõi các đối tượng như: Tài sản cố định thuê tài chính, các khoản dự phòng tài sản, các khoản dự phòng nợ phải trả, công cụ tài chính, các khoản tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả...Vì vậy, cần ban hành tài khoản kế toán để theo dõi các đối tượng kế toán này. - Một số tài khoản khác nhau về bản chất nhưng hiện nay đang dùng chung tài khoản với nhau gây khó khăn cho việc lập báo cáo tài chính. Ví dụ: Nợ phải thu và nợ phải trả đều được phân nhóm tài khoản loại 3, kế toán sẽ rất khó lọc số liệu phải thu, phải trả để trình bày trên báo cáo tài chính. Vì vậy, cần ban hành thêm tài khoản để tách nợ phải thu ra khỏi nợ phải trả. Nhóm nợ phải thu sẽ được phân nhóm vào tài khoản loại 1, nhóm nợ phải trả được phân nhóm vào nhóm tài khoản loại 3. - Phân nhóm các tài khoản chưa đúng bản chất và chưa phù hợp quan điểm cải cách cơ chế quản lý ngân sách, dễ gây hiểu nhầm. Ví dụ tài khoản chi phí trả trước hiện nay đang được phân nhóm thuộc tài khoản loại 6. Vì vậy, để phân nhóm tài khoản đúng bản chất cần chuyển về tài khoản loại 1 và loại 2. Các tài khoản thuộc về nguồn kinh phí được cấp với mục đích để chi thường xuyên hoặc chi khác mà không hình thành nên tài sản do đơn vị kiểm soát thì bản chất là khoản tiền doanh thu mà nhà nước trả cho đơn vị để đơn vị thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công nên cần thiết chuyển các tài khoản này từ nhóm tài khoản loại 4 về nhóm tài khoản loại 5. Tóm lại, để BCTC cung cấp thông tin trung thực, hữu ích cần thiết phải xây dựng lại bảng hệ thống tài khoản kế toán đơn vị đơn công trong đó sắp xếp, phân loại tài khoản vào các nhóm phải hợp lý và phản ánh đúng bản chất của tài khoản. 2. Hoàn thiện phương pháp, nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế, sự nghiệp phát sinh tại đơn vị theo đúng bản chất của nghiệp vụ và phù hợp với thông lệ kế toán chung của các quốc gia trên thế giới. Để BCTC cung cấp thông tin trung thực, hữu ích thì các nghiệp vụ kinh tế, sự nghiệp phát sinh tại đơn vị phải được kế toán ghi nhận đúng phương pháp và nguyên tắc kế toán. Hiện nay chế độ kế toán HCSN còn qui định nhiều nghiệp vụ chưa tuân thủ các nguyên tắc giá gốc, cơ sở dồn tích, phù hợp, thận trọng. Một số nghiệp vụ điển hình của đơn vị HCSN vi phạm nguyên tắc kế toán như sau: - Giá nhập kho của hàng nhập kho theo qui định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành được tính theo giá thực tế nhưng giá thực tế không bao gồm chi phí thu mua, vận chuyển. Các chi phí này được ghi nhận trực tiếp vào các tài khoản chi phí liên quan (tài khoản loại 6). Điều này vi phạm nguyên tắc giá gốc được ban hành tại điều 7 của Luật kế toán, các chi phí liên quan trực tiếp hàng tồn kho phải được ghi nhận vào giá trị hàng tồn kho. - Giá trị nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tồn kho cuối năm thuộc kinh phí hoạt động được ghi nhận toàn bộ giá trị vào chi hoạt động (tài khoản 661). Điều này bất hợp lý vì nguyên vật tồn kho phải được ghi nhận là tài sản và chỉ được ghi nhận vào chi phí theo theo nguyên tắc phù hợp. - Các nghiệp vụ về lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, dự phòng nợ phải thu khó đòi chưa được chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành đề cập đến. Việc đánh giá lại tài sản chỉ được thực hiện khi có quyết định của nhà nước. Việc này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính các đơn vị hành chính sự nghiệp. Vì vậy, cần đánh giá lại giá trị tài sản vào cuối năm trước khi lập báo cáo tài chính và cần phải lập dự phòng nếu cần thiết. - Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành không thống nhất qui định về kế toán chênh lệch tỷ giá, cụ thể khi nhận kinh phí hoạt động, kinh phí dự án do ngân sách nhà nước cấp bằng ngoại tệ, các khoản thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp khác và thu chưa qua ngân sách bằng ngoại tệ, các khoản chi và giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định mua bằng ngoại tệ dùng cho hoạt động hành chính sự nghiệp, dùng cho hoạt động dự án được qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các khoản chi phí sản xuất kinh doanh và giá trị vật tư, dụng cụ, hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua bằng ngoại tệ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh được qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố. Như vậy, trong cùng một đơn vị, cùng một nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhưng lại qui định sử dụng hai tỷ giá khác nhau. Điều này dẫn đến bất cập trong việc hạch toán, làm chênh lệch số tiền được ghi nhận giữa tài khoản kế toán và chứng từ kế toán. Ví dụ như nghiệp vụ mua nguyên vật liệu bằng ngoại tệ, việc mua nguyên vật liệu sẽ không phân biệt mua nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sự nghiệp hay hoạt động kinh doanh, vì vậy trên chứng từ kế toán sẽ thể hiện số tiền theo tỷ giá thực tế. Bất cập sẽ xảy ra trong việc hạch toán nếu giá trị nguyên vật liệu này được dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc được mua từ nguồn kinh phí do ngân sách cấp theo chế độ kế toán hiện hành phải ghi nhận theo tỷ giá do Bộ tài chính công bố mà tỷ giá này khác với số tiền thể hiện trên chứng từ kế toán. - Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành qui định khấu hao tài sản cố định dùng cho các hoạt động sự nghiệp dự án không tính giá trị hao mòn vào chi phí trong kỳ mà được ghi giảm nguồn hình thành tài sản cố định. Điều này ảnh hưởng đến việc xác định thậm dư hoặc thâm hụt thuần của đơn vị hành chính sự nghiệp. Cần tính giá trị hao mòn vào chi phí để có thể cung cấp thông tin trung thực trên báo cáo tài chính - Các khoản chi phí đi vay được ghi nhận chi ngân sách hoặc chi hoạt động chưa có qui định vốn hóa chi phí đi vay với các đơn vị hành chính sự nghiệp. Cần ban hành các qui định và điều kiện vốn hóa chi phí đi vay. Tóm lại, chế độ kế toán HCSN cần qui định phương pháp ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhất quán và tuân thủ các nguyên tắc kế toán trên cơ sở dồn tích thì mới có thể lập và trình bày BCTC cho mục đích chung đạt mục tiêu của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định và đánh giá trách nhiệm giải trình và phù hợp với thông lê kế toán quốc tế. PHỤ LỤC 6 BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ HCSN VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI NHẬN CÁC CHỈ TIÊU TRÊN BÁO CÁO Phương pháp ghi nhận các chỉ tiêu trên Báo cáo tình hình tài chính Sau khi hoàn thiện phương pháp ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị HCSN theo cơ sở dồn tích thì căn cứ trên sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, Bảng đối số phát sinh các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán của đơn vị HCSN có thể được lập và trình bày như sau: Chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền” : Được tổng hợp số liệu từ số dư cuối kỳ của các tài khoản 111, 112, 113 và 121 chi tiết cho các khoản đầu tư giấy tờ có giá có thời hạn thu hồi theo qui định hiện hành để được xem là các khoản tương đương tiền (qui định hiện nay là 3 tháng) - Chỉ tiêu “ Đầu tư tài chính ngắn hạn”: Được tổng hợp số liệu từ sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 121 sau khi đã loại trừ cá khoản đầu tư được xem là tương đương tiền. - Chỉ tiêu : “Hàng tồn kho”: Đối với chỉ tiêu này cần xem xét đối chiếu với báo cáo nhập xuất tồn và cần thiết có thể kiểm kê, đánh giá giá trị hàng tồn kho đặc biệc là cho kỳ chuyển đổi báo cáo tài đầu tiên. Vì hiện nay tại đơn vị hành chính sự nghiệp giá trị hàng tồn kho cuối kỳ mặc niên được kết chuyển hết sang tài khoản chi phí (661-chi hoạt động) nên tài khoản hàng tồn kho của đơn vị sự nghiệp không có số dư. Hơn nữa, toàn bộ chi phí mua hàng liên quan đến hàng tồn kho đều được ghi nhận vào chi phí 661, nên giá trị hàng tồn kho của đơn vị sự nghiệp hiện nay không phản ánh đúng giá trị thật, kém trung thực và hợp lý. Chính vì vậy, với giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đới kế toán mới sẽ được ghi nhận sau khi kiểm kê, đánh giá giá trị tồn kho sau khi bóc tách chi phí mua hàng trên tài khoản 661 liên quan đến hàng tồn kho và tính vào giá trị hàng tồn kho. Đồng thời phải xem xét đến việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo qui định nếu cần thiết. - Chỉ tiêu “ Các khoản phải thu ngắn hạn”: Được tổng hợp chi tiết trên sổ chi tiết các tài khoản loại 3, phần bên nợ, chỉ lọc các khoản thuộc nợ phải thu và có thời hạn trong vòng một chu kỳ kế toán. Do hiện nay theo chế độ kế toán HCSN hiện hành tài khoản loại 3 là tài khoản thuộc nhóm thanh toán vừa thể hiện khoản phải thu bên nợ vừa thể hiện khoản phải trả ở bên có. Vì vậy, để thuận lợi cho việc ghi nhận thông tin nợ phải thu trên báo cáo tài chính thì cần thiết phải tách tài khoản thuộc nhóm phải thu như 311, 312...ra khỏi tài khoản loại 3 và xây dựng tài khoản mới dành riêng cho khoản phải thu thuộc nhóm tài khoản loại 1. - Chỉ tiêu “Tài sản ngắn hạn khác” : Được tổng hợp từ các các sổ chi tiết tài khoản 643 phần chi phí trả trước hoặc các tài khoản loại 3 nhưng có bản chất là tài sản như ký quỹ, ứng trước, phải thu về thuế và nghĩa vụ phải nộp nhà nước v.v.... Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc tổng hợp số liệu lập báo cáo tài chính. Chế độ kế toán HCSN cần phân loại lại nhóm tài khoản và ghi nhận phù hợp hơn. Tài khoản 643 “Chi phí trả trước” phải thuộc nhóm tài sản ngắn hạn hoặc dài hạn, nghĩa là phải thuộc nhóm tài khoản loại 1 và loại 2 chứ không thể là loại 6 như hiện nay. Bên cạnh đó, chế độ kế toán cũng cần qui định lại cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và hoãn lại đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị sự nghiệp. Trường hợp phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải xây dựng tài khoản phản ánh nghiệp vụ thuộc nhóm tài khoản tài sản, loại 2. - Chỉ tiêu “ Nợ phải trả ngắn hạn”: Được tổng hợp từ sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản 313, 331, 332, 333, 334, 335, 336, 342, 353 chỉ chọn lọc các khoản mục thuộc về nợ phải trả (phát sinh bên có) và có thời hạn trong vòng một chu kỳ kế toán. - Chỉ tiêu “ Nợ phải trả dài hạn”: Được tổng hợp từ sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản 313, 331, 332, 333, 334, 335, 336, 342, chỉ chọn lọc các khoản mục thuộc về nợ phải trả (phát sinh bên có) và có thời hạn nhiều hơn một chu kỳ kế toán. - Chỉ tiêu “ Tài sản thuần”: Được tổng hợp số liệu từ số dư cối kỳ trên sổ cái của các tài khoản loại 4 như 411, 412, 413, 421, 431, 441, 466. Riêng các tài khoản 461”nguồn kinh phí hoạt động, Tk 462 “nguồn kinh phí dự án”, Tk 465 “nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước” cần xem xét lại bản chất. Để báo cáo tài chính đơn vị công thực hiện trên cơ sở dồn tích, ghi nhận được thặng dư hoặc thâm hụt thuần thì cơ chế quản lý tài chính công phải cải cách để xem các đơn vị sự nghiệp như là đơn vị kinh tế độc lập. Do đó, Nhà nước sẽ không cấp chi phí hoạt động cho đơn vị sự nghiệp nữa mà có thể thay đổi dưới hình thức khác khoán dịch vụ, trợ cấp doanh thu để thực hiện nhiệm vụ công. Khoản trợ cấp doanh thu hoặc khoản khoán dịch vụ này được ghi nhận là doanh thu chứ không phải tài sản thuần của đơn vị công. Phần chênh lệch giữa doanh thu này và chi phí hoạt động của đơn vị mới được xem là tài sản thuần. Ngoại trừ TK 642 “nguồn kinh phi dự án” mà dự án sau khi hoàn thành sẽ hình thành nên tài sản của đơn vị sự nghiệp thì mới được ghi nhận là tài sản thuần (vốn chủ sở hữu). Để báo cáo tài chính khu vực công cung cấp thông tin trung thực, hợp lý cần xây dựng lại, phân loại tài khoản 461, 465 và một phần tài khoản 462 thành tài khoản thuộc nhóm doanh thu loại 5. Bên cạnh đó, tài khoản 421 “ chênh lệch thu chi chưa xử lý” cần sửa lại tên và phương pháp ghi nhận. Phương pháp nghi nhận phải tuân thủ hoàn toàn cơ sở dồn tích. Tên Tk 421 nên là “Thặng dư thuần chưa xử lý”. Trường hợp thặng dư thuần chưa xử lý sẽ có số dư bên có của TK, trường hợp thâm hụt thuần chưa xử lý sẽ có số dư bên nợ. Mẫu bảng báo cáo tình hình tài chính Tỉnh, Bộ: .. Đơn vị: . Địa chỉ: . BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH Tại ngày tháng năm Chỉ tiêu Thuyết Minh Năm Nay Năm trước TÀI SẢN I. Tài sản ngắn hạn Tiền và khoản tương đương tiền Các khoản đầu tư ngắn hạn Các khoản phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác II. Tài sản dài hạn Các khoản phải thu dài hạn Các khoản đầu tư tài chính dài hạn Tài sản cố định Các tài sản tài chính dài hạn khác (bất động sản đầu tư) Các tài sản dài hạn khác Tổng tài sản NGUỒN VỐN I. Nợ phải trả Nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn Vay ngắn hạn Phải trả người bán Người mua ứng trước Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Phải trả người lao động Chi phí phải trả Lãi vay ngắn hạn phải trả Dự phòng phải trả Nợ dài hạn Các khoản vay phải trả về giao dịch dài hạn Vay dài hạn Dự phòng phải trả Trợ cấp dài hạn II. Tài sản thuần (Vốn chủ sở hữu) Vốn đóng góp bởi đơn vị Chính phủ khác Các quỹ hình thành từ thặng dư (thâm hụt) thuần (Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự phòng tài chính) Thặng dư (thâm hụt) lũy kế .. Tổng cộng Nguồn vốn Lập, Ngày tháng .năm PHỤ LỤC 7 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HCSN VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI NHẬN CÁC CHỈ TIÊU TRÊN BÁO CÁO Phương pháp ghi nhận các chỉ tiêu trên Báo cáo tình hình tài chính - Chỉ tiêu “ Doanh thu hoạt động”: Được tổng hợp từ các tài khoản 5111, 5112, 521, 531, 465, 461, 462 phần kinh phí dự án nhưng không hình thành tài sản thuộc quyền kiểm soát của đơn vị. Tất cả các khỏan doanh thu đều được trình bày chi tiết theo nội dung tạo ra doanh thu ví dụ: Doanh thu phí, lệ phí, doanh thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước, doanh thu thực hiện dự án...Để thuận lợi cho việc tổng hợp số liệu lập BCTC và để phân loại tài khoản đúng bản chất, các tài khoản hiện nay thuộc nguồn kinh phí như 461, 462, 465 nhưng được đề xuất thay đổi cơ chế quản lý tài chính được xem như doanh thu thì cần chuyển đổi các tài khoản này về nhóm loại 5 - Chỉ tiêu “Chi phí hoạt động”: Được tổng hợp từ sổ chi tiết các tài khoản chi phí 631, 635,642, 661, 662 (tương ứng với phần dự án không hình thành nên tài sản được kiểm soát bởi đơn vị) trong đó chi tiết theo từng nội dung chi phí như chi tiền lương (đối ứng Tk 334), chi khấu hao TSCĐ (đối ứng TK 214), chi các khoản trích theo lương (đối ứng 332) v.v... Tuy nhiên, để thông tin trên báo cáo kết quả hoạt động hữu ích, thông tin về chi phí phải được chế độ kế toán HCSN qui định lại việc ghi nhận trên cơ sở dồn tích và phù hợp với việc ghi nhận doanh thu không dựa trên cơ sở tiền như hiện nay. - Chỉ tiêu “Thặng dự hoặc thâm hụt từ hoạt động thông thường”: Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy doanh thu từ hoạt động thông thường – (trừ) chi phí từ hoạt động thông thường. Nếu thặng dư chỉ tiêu này được trình bày dưới dạng số dương, nếu thâm hụt chỉ tiêu này được trình bày dưới dạng số âm. - Chỉ tiêu: “Thu nhập bán tài sản cố định”: Được tổng hợp từ sổ chi tiết tài khoản 5118, tách riêng phần thu do nhượng bán thanh lý tài sản cố định. Hiện nay các khoản thu liên quan đến việc bán, thanh lý tài sản cố định trong đơn vị HCSN được ghi nhận vào bên có của TK 5118, ngoài ra bên có của TK 5118 cũng được dùng ghi nhận chung với các khoản doanh thu khác ít xảy ra tại đơn vị HCSN. Do đó, để trình bày thông tin trên báo cáo kết quả hoạt động theo đề xuất của tác giả thì chế độ kế toán HCSN cần thiết phải ban hành Tk riêng phản ánh doanh thu khác và chi tiết cho 2 tài khoản cấp 2 là: Thu nhượng bán, thanh lý tài sản cố định và thu khác. - Chỉ tiêu “Chi phí bán tài sản cố định”: Được tổng hợp từ sổ chi tiết tài khoản 5118, tách riêng phần chi do nhượng bán thanh lý tài sản cố định. Hiện nay các khoản chi liên quan đến việc bán, thanh lý tài sản cố định trong đơn vị HCSN được ghi nhận vào bên nợ của TK 5118, ngoài ra bên nợ của TK 5118 cũng được dùng ghi nhận chung với các khoản chi phí khác ít xảy ra tại đơn vị HCSN. Do đó, để trình bày thông tin trên báo cáo kết quả hoạt động theo đề xuất của tác giả thì chế độ kế toán HCSN cần thiết phải ban hành Tk riêng phản ánh chi phí khác độc lập hoàn toàn tài khoản doanh thu khác và chi tiết cho 2 tài khoản cấp 2 là: Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định và chi phí khác - Chỉ tiêu “Thu nhập khác”: Được tổng hợp từ sổ chi tiết tài khoản 5118, tách riêng phần thu nhập do các hoạt động khác đã loại trừ hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ. Hiện nay các khoản thu liên quan đến việc thu khác, xảy ra không thường xuyên trong đơn vị HCSN được ghi nhận vào bên có của TK 5118, ngoài ra bên có của TK 5118 cũng được dùng ghi nhận chung với các khoản doanh thu nhượng bán thanh lý TSCĐ tại đơn vị HCSN. Do đó, để trình bày thông tin trên báo cáo kết quả hoạt động theo đề xuất của tác giả thì chế độ kế toán HCSN cần thiết phải ban hành TK riêng phản ánh chi phí khác và chi tiết cho 2 tài khoản cấp 2 là: Thu nhượng bán, thanh lý tài sản cố định và thu khác. - Chỉ tiêu “Chi phí khác”: Được tổng hợp từ sổ chi tiết tài khoản 5118, tách riêng phần chi cho hoạt động khác đã loại trừ chi cho nhượng bán thanh lý TSCĐ. Hiện nay các khoản chi liên quan đến chi phí xảy ra không thường xuyên trong đơn vị HCSN được ghi nhận vào bên nợ của TK 5118, ngoài ra bên nợ của TK 5118 cũng được dùng ghi nhận chung với các khoản chi phí nhượng bán, thanh lý TSCĐ tại đơn vị HCSN. Do đó, để trình bày thông tin trên báo cáo kết quả hoạt động theo đề xuất của tác giả thì chế độ kế toán HCSN cần thiết phải ban hành TK riêng phản ánh chi phí khác độc lập hoàn toàn tài khoản chi phí khác và chi tiết cho 2 tài khoản cấp 2 là: Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định và chi phí khác - Chỉ tiêu “Thặng dự hoặc thâm hụt thuần từ hoạt động khác”: Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy doanh thu từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ – (trừ) chi phí từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ + Doanh thu khác – Chi phí khác. Nếu thặng dư chỉ tiêu này được trình bày dưới dạng số dương, nếu thâm hụt chỉ tiêu này được trình bày dưới dạng số âm. - Chỉ tiêu “Thặng dư (thâm hụt) thuần trong kỳ”: Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy Thặng dư hoặc thâm hụt từ hoạt động thông thường + thặng dư hoặc thâm hụt từ hoạt động khác. Nếu thặng dư chỉ tiêu này được trình bày dưới dạng số dương, nếu thâm hụt chỉ tiêu này được trình bày dưới dạng số âm. Mẫu báo cáo kết quả hoạt động Tỉnh, Bộ: .. Đơn vị: . Địa chỉ: . BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG Tháng, Quý, Năm Chỉ tiêu Thuyết minh Năm nay Năm trước Tổng Cộng Hoạt động Hoạt động Tổng Cộng Hoạt động Hoạt động I. Doanh thu hoạt động Thu từ thực hiện các công việc công Thuế, phí, tiền phạt, cấp phép (Các khoản thu được giữ tại đơn vị công) Thu từ hoạt động trao đổi Thu chuyển giao từ cơ quan chính phủ Thu tài chính Thu khác từ hoạt động thông thường . II. Chi phí hoạt động Chi lương, thưởng Chi biếu tặng, chi chuyển giao Chi tiêu dùng cho hoạt động Chi phí khấu hao tài sản hữu hình và vô hình Chi biếu tặng, chi chuyển giao Chi tiêu dùng cho hoạt động thường xuyên Chi phí tài chính Chi phí khác từ hoạt động thông thường . III. Thặng dư (thâm hụt) từ hoạt động thông thường Thu nhập bán tài sản cố định Chi phí bán tài sản cố định Thu nhập khác Chi phí khác IV. Tổng dư (thâm hụt) từ hoạt động khác V. Thặng dư (thâm hụt) thuần trong kỳ Lập, Ngày tháng năm PHỤ LỤC 8 Mẫu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đơn vị HCSN Tỉnh, Bộ: .. Đơn vị: . Địa chỉ: . BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Tháng, Quý, Năm TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG THÔNG THƯỜNG Thuyết Minh Năm Nay Năm trước Thu tiền từ các hoạt động thông thường Tiền thu từ hoạt động sự nghiệp Tiền thu từ hoạt động sxkd và dịch vụ Nhận biếu tặng Lợi tức nhận được Các khoản khác Chi tiền cho các hoạt động thông thường Trả người lao động Trả người cung cấp Trả lợi tức Trả các khoản khác Tiền thuần thu được từ các hoạt động thông thường TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Thu tiền đi vay Trả tiền vay Tiền nộp về ngân sách Trả lợi tức cho Chính phủ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ Tiền và tương đương tiền đầu kỳ Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ Tiền và tương đương tiền cuối kỳ Lập, ngày ... tháng ... năm ... Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc PHỤ LỤC 9 Đơn vị báo cáo: ............................ Địa chỉ: ......................................... BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Năm ....... I- Thông tin chung 1- Lĩnh vực kinh doanh 2- Đơn vị chủ quản 3- Ngành nghề kinh doanh 4- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. II- Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán 1- Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày..../..../.... kết thúc vào ngày ..../..../...). 2- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán. III- Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng 1- Chế độ kế toán áp dụng 2- Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán 3- Hình thức kế toán áp dụng IV- Các chính sách kế toán áp dụng 1- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền. Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán. 2- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho; - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho; - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho; - Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 3- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ và bất động sản đầu tư: - Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính); - Phương pháp khấu hao TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính). 4- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư - Nguyên tắc ghi nhận bất động sản đầu tư; - Phương pháp khấu hao bất động sản đầu tư. 5- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính: - Các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát; - Các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn; - Các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác; - Phương pháp lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn. 6- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay: - Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay; - Tỷ lệ vốn hóa được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ; 7- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí khác: - Chi phí trả trước; - Chi phí khác; - Phương pháp phân bổ chi phí trả trước ; - Phương pháp và thời gian phân bổ lợi thế thương mại. 8- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả. 9- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả. 10- Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu: - Nguyên tắc ghi nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác của chủ sở hữu. - Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch đánh giá lại tài sản. - Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá. - Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối. 11- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: - Doanh thu bán hàng; - Doanh thu cung cấp dịch vụ; - Doanh thu hoạt động tài chính; - Doanh thu hợp đồng xây dựng. 12. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính. 13. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. 14- Các nghiệp vụ dự phòng rủi ro hối đoái. 15- Các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác. V- Báo cáo những thay đổi trong tài sản thuần/vốn chủ sở hữu Khoản mục Vốn đóng góp Tăng (giảm) do đánh giá lại Tăng (giảm) do chuyển đổi tiền Thặng dư hoặc (thâm hụt) lũ kế Tổng số Số dư đầu kỳ năn trước Do thay đổi chính sách kế toán Số dư đầu kỳ năn trước tính lại Thặng dư (thâm hụt) từ việc đánh giá lại tài sản Chênh lệch do chuyển đổi tiền tệ Lãi (lỗ) chưa được phản ánh ở báo cáo kết quả hoạt động Số dư đầu kỳ Thặng dư (thâm hụt) từ việc đánh giá lại tài sản Chênh lệch do chuyển đổi tiền tệ Lãi (lỗ) chưa được phản ánh ở báo cáo kết quả hoạt động Số dư cuối kỳ VI- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán VII- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VIII- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ IX- Những thông tin khác 1- Những khoản nợ tiềm tàng, khoản cam kết và những thông tin tài chính khác: 2- Những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm: 3- Thông tin về các bên liên quan: 4- Thông tin so sánh (những thay đổi về thông tin trong báo cáo tài chính của các niên độ kế toán trước): .. 5- Thông tin về hoạt động liên tục: .... 6- Những thông tin khác. (3) ...................................................................................... Lập, ngày ... tháng ... năm ...... Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Bộ tài chính, 2006. Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính. 2. Bộ tài chính, 2007. Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế. Hà Nội: Lưu hành nội bộ. 3. Bộ tài chính, 2007. Tài liệu hội thảo định hướng và lộ trình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế vào Việt Nam. Hà Nội: Lưu hành nội bộ. 4. Bộ tài chính, 2010. Thông tư 185/2010/TT-BTC. Hà Nội. 5. Bộ tài chính, 2011. Tài liệu hội thảo về hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế và lộ trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam. Hà Nội: Lưu hành nội bộ. 6. Bộ môn kế toán tài chính trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2007. Kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp. TP.HCM: Nhà xuất bản lao động xã hội. 7. Bùi Văn Mai, 2007. Định hướng, giải pháp và lộ trình ban hành chuẩn mực kế toán công Việt Nam phù hợp với chuẩn mực kế toán công Quốc Tế. Hội thảo khoa học: Định hướng và lộ trình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế vào Việt Nam. Bộ Tài Chính. 8. Chính phủ, 2004. Nghị định 128/2004/NĐ-CP. Hà Nội 9. Chính phủ, 2006. Nghị định 43/2006. Hà nội. 10. Chính phủ, 2005. Nghị định 130/2005. Hà nội. 11. Đặng Thái Hùng, 2011. Khả năng vận dụng chuẩn mực kế toán Công Quốc Tế để xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam, phương án tiếp cận đưa chuẩn mực kế toán công quốc tế vào Việt Nam phù hợp với điều kiện thực tế. Hội thảo khoa học: Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế và lộ trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam. Hà Nội, Bộ Tài Chính. 12. Đậu Thị Kim Thoa, 2012. Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam theo định hướng tiếp cận chuẩn mực kế toán công quốc tế. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM. 13. Đinh Phi Hổ, 2012, Phương pháp nghiên cứu định lượng. Tp.HCM: Nhà xuất bản Phương Đông. 14. Hà Phước Vũ, 2014. Hệ thống Báo cáo tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp Việt Nam – Nhìn từ chuẩn mực kế toán công quốc tế về trình bày báo cáo tài chính. Hội thảo khoa học: Kế toán khu vực công Tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu.Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM, 2014. 15. Hà Thị Ngọc Hà, 2008, Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và chuẩn mực kế toán công quốc tế: Khoảng cách của những việc cần làm.Tạp chí kế toán, Hà Nội 2008. 16. Hà Thị Ngọc Hà, 2011. Sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp mới ban hành theo Thông tư số 185. Tạp chí Kiểm toán Số 2, Tr. 54- 58. 17. Phạm Rin, 2006. Hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Tạp chí kế toán, 2006. 18. Phạm Quang Huy, 2010. Tìm hiểu về kế toán khu vực công tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí kiểm toán số 4 tháng 4 năm 2010. 19. Phạm Quang Huy, 2014. Hoàn thiện hệ thống kế toán thu chi ngân sách tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ trường Đại Học Kinh Tế TPHCM. 20. Phạm Rin, 2006. Những nội dung mới của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo quyết định 19. Hà Nội: Tạp chí kế toán. 21. Phạm Thị Minh Tuệ, 2011. Để thông tin kế toán khu vực công đáp ứng yêu cầu của tiến trình mở cửa và hội nhập quốc tế. Hà Nội: Tạp chí Thanh tra tài chính. Số 110. tr. 19-20. 22. Phạm Văn Đăng và cộng sự, 2011. Kế toán nhà nước. TP.HCM: Nhà xuất bản tài chính. 23. Phan Thị Thúy Quỳnh, 2012. Thiết lập hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại Học Kinh tế TP.HCM. 24. Lê Thị Cẩm Hồng, 2013. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho đơng vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam theo định hướng Chuẩn mực Kế toán công Quốc tế. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM. 25. Mai Thị Hoàng Minh, 2008. Cần thiết ban hành chuẩn mực Kế toán công. Bài báo khoa học. Tạp chí Kế toán Việt Nam Hà Nội số 69 tháng 12/2008. 26. Mai Thị Hoàng Minh, 2014. Vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế để trình bày báo cáo tài chính nhà nước theo mô hình tổng kế toán nhà nước. Hội thảo khoa học: Kế toán khu vực công Tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu.Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM, 2014. 27. Nguyễn Chí Hiếu, 2010. Thiết lập hệ thống tài khoản và báo cáo tài chính trong điều kiện áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế vào đơn vị hành chính sự nghiệp. TP.HCM: Luận văn thạc sỹ trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. 28. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Thống Kê. 29. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh – thiết kế và thực hiện, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội. 30. Nguyễn Văn Hồng, 2007. Hoàn thiện hệ thống kế toán nhà nước. Luận án tiến sĩ. Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM. 31. Vũ Hữu Nam, 2011. Kế toán Nhà nước: Những vấn đề cần giải quyết đến 2015. Tạp chí Kế toán – Kiểm Toán (VAA) số 4/2011Trang 6-8. 32. Vụ chế độ kế toán, 2011. Nội dung, lộ trình nghiên cứu, xây dựng, ban hành và công bố chuẩn mực kế toán công áp dụng tại Việt Nam đến năm 2016. Văn bản hành chính. Hà Nội, Bộ Tài Chính. 33. Quốc hội, 2003. Luật Kế toán. Hà nội. 34. Quốc hội, 2002. Luật Ngân sách. Hà nội. Tài liệu tham khảo tiếng Anh 1. ACCA, 2010. Setting high professional standards for public services around the world. Hà Nội. 2. Abdul Khan and Stephen Mayes, 2009. Transition to Accrual Accounting. Tài liệu IMF. 3. Andrei-Răzvan Crişan, 2014. Governmental financial reports: between variety and integration. Cross-Cultural Management Journal Volume XVI, Issue 1 (5) / 2014. 4. Ali Rkein, 2008. Accrual accounting and public sector reform: Northern Territory experience. Luận án tiến sĩ tại Charles Darwin University. 5. Aurelia Ştefănescu, Eugeniu Ţurlea, 2011. Accrual accounting, foundation for the financial reporting into the public sector entities. Annales Universitatis Apulensis Series Oeconomica, 13(2), 2011. 6. Carlin Tyrone M, 2003. Accrual Accounting & Financial Reporting in the Public Sector: Reframing the Debate. MGSM working papers in management. Macquarie University. 7. Caroline Aggestam - Pontoppidan, 2012. 12th Annual Public Sector OECD Accruals Symposium. The Journal of Government Financial Management.Vol. 61. pp.50-51. 8. Carmen Cretu và cộng sự, 2011. Presentation of Financial Statements According to IPSAS - a Challenge for Professional Accountants. The 6 Th edition of the international conference European integration realies and perfective. 9. Calu. Daniela Artemisa, Pitulice. Ileana Cosmina, Dumitru. Madalina, Gorgan. Catalina, 2008. Empirical Survey Regarding the Presentation of General Purpose Financial Statements of the Public Sector Entities. Administratie si Management Public. Vol. 11. pp. 105-120 10. Colin. C, 2010. Understanding the needs of users of public sector financial reports: how far have we come? International review of business research. vol. 6. no. 5. pp. 70 – 81. 11. Chan. J.L, 2005. IPSAS and Government Accounting Reform in Developing Countries Title. (Mc 006). pp.1–13. 12. Cristina Silvia Nistora, Adela Deaconu, Codruta Mare. The influence of environmental factors on the evolution of Romanian public accounting. Journal of Business Economics and Management, ISSN 1611-1699, 09 May 2013. 13. Hair JF (2010), Multivatiate data analysis, Prentice Hall. 14. Harun Harun & Haryono Kamase, 2012. Accounting Change and Institutional Capacity : The case of a Provincial Government in Indonesia. AABFJ. Volume 6. no.2. artical 4. Copyright 2012 Australasian Accounting Business and Finance Journal and Authors. 15. Harun Harun, 2012. Public sector accounting reform in Indonesian Post- Saharto Era. Luận án tiến sĩ tại trường The University of Waikato. 16. IMF, 2009. Transition to Accrual Accounting. Technical notes and manuals of International Monetary Fund. 17. IPSASB, 2014. International public sector accounting standards board fact sheet. 18. Lê Thị Nha Trang, 2012. Application of ipsas standards to the vietnamese government accounting and financial statements. Luận văn thạc sỹ. University Of Tampere. 19. Lüder Klaus. A contingency model of governmental accounting innovations in the politicaladministrative environment. Research in Governmental and Non-Profit Accounting, Vol. 7, pp.99-127. 20. Mark Christensen, 2009. New South Wales Public Sector Accrual Accounting: Why did it happend and Has it mattered. Luận án tiến sĩ của trường đại học The University of Adelaide. 21. Maria Kapadis và Colin.C, 2010. Public sector financial reporting: A user needs study in Cycrup. As Printxpress Ltd, Cycrup. 22. Ouda Hassan, 2004. Basic Requirements Model For Successful implementation Of Accrual Accounting In The Public Sector. International Consortium on Governmental Financial Management. Public Fund Digest volume IV, No. 1, 2004. 23. Ouda Hassan, 2008. Transition barriers of accrual accounting in the public sector of developed and developing countries: statistical analyses with special focus on The Netherlands and Egypt. Comparative international govermental Accounting research. Imprensa Da Universidade De Coimbra. 24. Phetphrairin Upping và Judy Olive, 2011. Accounting change model for the public sector: adapting luder's model for developing countries. International Review of Business Research Papers Vol. 7. No. 1. January 2011. Pp. 364 – 380. 25. Janet Mack, 2006. Reflections on the Theoretical Underpinnings of the General Purpose Financial Reports of Australian Government departments. Accounting, Auditing and Accountability Journal 19(4):pp. 592-612 26. Janet Mack, 2010. An Investigation of The Information Requirements of Users of Australian Public Sector Financial Reports. Luận án tiến sỹ của đại học Philosophy Australian University. 27. Susan M.Newberry, 2002. New Zealand's Public Sector Financial Management System: Financial Resourse Erosion in Government Departmentds. Luận án tiền sĩ tại trường the University of Canterbury. 28. Susana Magarida Faustino Jorge, 2003. Local Government Accounting in Portugal in Comparative – International Perspective. Luận án tiến sĩ tại trường The University of BirmingHam. 29. Yasuhiro Yamada, 2007. Objectives of Financial Reporting and Their Problems in Governmental Accounting. Government Auditing Review volume14 march 2007. 30. Zhang. G, 2005. Environmental Factors in China's Financial Accounting Development since 1949. Luân án Tiến Sĩ trường Erasmus University Rotterdam. 31. Wise. Victoria Jane, 2004. Consolidation accounting issues in the Australian public sector. Luận án tiến sĩ tại trường Victoria University of Technology.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflats_nguyenthithuhien_3811.pdf