Luận văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông năng, tỉnh Đăk Lăk

Tăng cường hỗ trợ vốn đầu tư cho phát triển Nông nghiệp: Sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn vốn ngân sách, vốn các chương trình hợp tác quốc tế, vốn ODA, NGO, doanh nghiệp, nhân dân. Có chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng về giao thông, điện, nước sinh hoạt, thuỷ lợi, thông tin, cơ sở chế biến. Có chính sách và giải pháp về bảo hiểm đối với cây trồng vật nuôi. Huy động các nguồn vốn đầu tư, chú trọng các nguồn vốn trung, dài hạn và có các chính sách ưu đãi vay vốn, hỗ trợ lãi suất

pdf26 trang | Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông năng, tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGÔ KHÁNH TRÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐĂK LĂK Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2016 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÂM MINH CHÂU Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NHƢ LIÊM Phản biện 2: TS. LÊ ĐỨC NIÊM Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 01 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Huyện Krông Năng nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Đắk Lắk, có diện tích tự nhiên 614,79 km2, dân số trung bình 123.460 người (năm 2014), mật độ bình quân 201 người/km2, gồm 12 đơn vị hành chính có 23 dân tộc cùng sinh sống; trong đó Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 25%. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2014 là 8,97%. Trong những năm qua, mặc dù khó khăn về thời tiết, hạn hán xảy ra trên diện rộng, giá cả nông sản không ổn định, nhưng kinh tế nông nghiệp vẫn giữ ở mức tăng trưởng khá. Tuy vậy, so với tiềm năng thế mạnh và nhiệm vụ đặt ra vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém, Phát triển Nông nghiệp chưa khai thác hết những tiềm năng, thế mạnh sẳn có Để tiếp tục phát triển Nông nghiệp, trong những năm tới đòi hỏi huyện cần thiết phải nghiên cứu các giải pháp có tính khoa học và thực tiễn cao nhằm đưa nông nghiệp huyện Krông Năng phát triển. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: "Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk" để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển nông nghiệp. - Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2010-2014. - Đề xuất giải pháp để phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2 a. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk. b. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp. - Không gian: Các nội dung trên được tập trung nghiên cứu tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk. - Thời gian: Sử dụng số liệu phân tích tình hình trong giai đoạn 2010-2014, các giải pháp được đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong năm năm tới. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tổng hợp, khái quát hóa; - Các phương pháp khác... 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6. Bố cục của đề tài - Chương 1: Một số vấn đề cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp. - Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk trong giai đoạn 2010-2014. - Chương 3: Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk thời gian tới. 3 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.1.1. Một số khái niệm Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế, cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Theo nghĩa hẹp, nông nghiệp gồm hai lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Theo theo nghĩa rộng, ngành nông nghiệp gồm ba lĩnh vực là nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), lâm nghiệp và ngư nghiệp. Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong XH. Phát triển nông nghiệp là một tổng thể các biện pháp nhằm tăng sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường trên cơ sở khai thác các nguồn lực trong nông nghiệp một cách hợp lý và từng bước nâng cao hiệu quả của sản xuất. 1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp - Đặc điểm SXNN: Có tính vùng; ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu; đối tượng của SXNN là cây trồng và vật nuôi; SXNN mang tính thời vụ cao. - Đặc điểm riêng của nông nghiệp Việt Nam: Từ tình trạng lạc hậu, tiến lên xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa; nền nông nghiệp nhiệt đới, có pha trộn tính chất ôn đới. 1.1.3. Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp 4 - Đóng góp về thị trường; - Góp phần tăng trưởng nền kinh tế ổn định; - Góp phần xoá đói, giảm nghèo và bảo đảm an ninh lương thực. - Góp phần phát triển nông thôn. 1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.2.1. Gia tăng số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp a. Số lượng các cơ sở sản xuất nông nghiệp Gia tăng số lượng cơ sở SXNN nghĩa là làm gia tăng về số lượng, quy mô, chất lượng các cở sở SXNN. Việc gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất nông nghiệp được thể hiện bằng việc nhân rộng các cơ sở sản xuất hiện tại, phát triển mới các sơ sở sản xuất nông nghiệp, chuyển hóa kinh tế giữa các cơ sở sản xuất nông nghiệp, làm cho các cơ sở sản xuất nông nghiệp phát triển lan tỏa sang những khu vực khác có thể thông qua đó mà phát triển thêm số cơ sở. - Các cơ sở SXNN cần được xem xét là: Kinh tế hộ; kinh tế trang trại; hợp tác xã nông nghiệp; doanh nghiệp nông nghiệp. b. Các tiêu chí về gia tăng các cơ sở sản xuất nông nghiệp - Số lượng các cơ sở sản xuất qua các năm (tổng số và từng loại). - Mức tăng và tốc độ tăng của các cơ sở sản xuất. 1.2.2. Gia tăng việc sử dụng các yếu tố nguồn lực a. Đất đai được sử dụng trong nông nghiệp - Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn và đào thải khỏi quá trình sản xuất; đất đai được sử dụng trong nông nghiệp (ruộng đất) tăng lên theo hướng tập trung theo yêu cầu phát triển của sản xuất hàng hoá và PTNN. - Tiêu chí đánh giá: Đất đai nông nghiệp, đất canh tác trên một nhân khẩu, một lao động càng cao là điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. 5 b. Lao động nông nghiệp - Nguồn nhân lực nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động SXNN, bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động. - Đặc điểm của lao động nông nghiệp có tính thời vụ cao và là thứ lao động tất yếu, xu hướng có tính quy luật không ngừng thu hẹp về số lượng và được chuyển một bộ phận sang các ngành khác. - Chất lượng lao động nông nghiệp tăng lên khi nâng cao trình độ văn hoá, trình độ kỹ thuật, trình độ nghiệp vụ của người lao động. - Tiêu chí phản ánh tăng chất lượng lao động là các yếu tố về tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, truyền thống, bí quyết công nghệ... c. Vốn trong nông nghiệp Vốn trong nông nghiệp được biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào quá trình SXNN. Các biện pháp tạo vốn và nâng cao sử dụng vốn có hiệu quả trong nông nghiệp sẽ rất có ý nghĩa, góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển. d. Cơ sở vật chất - kỹ thuật nông nghiệp Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ nông nghiệp ngày càng hoàn thiện và phát triển gồm công cụ máy móc, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ SXNN gồm giao thông, thủy lợi; hệ thống dịch vụ trồng trọt và chăn nuôi... 1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý Nền nông nghiệp có cơ cấu sản xuất hợp lý khi chuyển dịch theo các xu hướng sau: - Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng từ nền nông nghiệp độc canh, tự cung tự cấp thành nền nông nghiệp hàng hóa và cao hơn là nông nghiệp thương mại hóa. Tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. 6 - Đối với ngành trồng trọt xu hướng chuyển dịch là giảm dần diện tích cây lương thực, tăng diện tích cây ăn quả, cây rau, cây công nghiệp. - Đối với ngành chăn nuôi, cơ cấu được chuyển dịch theo hướng sử dụng các giống mới có năng suất, chất lượng; chuyển dịch sang đàn vật nuôi có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ ổn định thay cho những vật nuôi có giá trị kinh tế thấp. - Đối với cơ cấu lao động, lao động nông nghiệp sẽ giảm dần để chuyển sang các ngành phi nông nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng và trẻ hóa lực lượng lao động trong nông nghiệp. Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu SXNN: Tỷ trọng sản xuất của các ngành, các bộ phận trong kinh tế nông nghiệp. trọng giá trị tăng thêm của các ngành, các bộ phận trong kinh tế nông nghiệp. lệ giá trị sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế. Tỷ lệ giá trị sản xuất của chăn nuôi trong nền kinh tế. Tỷ lệ giá trị sản xuất của trồng trọt và các phân ngành trong nông nghiệp. Cơ cấu lao động phân bổ cho các ngành. Cơ cấu vốn phân bổ cho các ngành. Cơ cấu ruộng đất phân bổ cho các ngành. 1.2.4. Phát triển nông nghiệp trình độ thâm canh cao Các tiêu chí để đánh giá trình độ thâm canh trong nông nghiệp: Tổng số vốn sản xuất và chi phí sản xuất trên đơn vị diện tích. Mức đầu tư trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp và trên lao động nông nghiệp. Diện tích đất trồng trọt được tưới, tiêu bằng hệ thống thủy lợi. Cơ cấu giống tốt trong ngành trồng trọt và chăn nuôi. Số lượng máy kéo, máy gặt sử dụng trong SXNN. Giá trị sản phẩm hàng hóa sản xuất ra trên đơn vị diện tích và trên lao động. Năng suất cây trồng, vật nuôi. 1.2.5. Các hình thức liên kết sản xuất nông nghiệp tiến bộ Hiện có hai mô hình liên kết được xem là tiến bộ đối với các 7 nông hộ và đơn vị sản xuất nông nghiệp là liên kết ngang và liên kết dọc. Một mô hình liên kết trong nông nghiệp được xem là tiến bộ khi đạt được các tiêu chí sau: - Liên kết đảm bảo tôn trọng tính độc lập của các hộ SXNN đối với sở hữu tư liệu sản xuất và sản phẩm sản xuất ra; - Liên kết phải tăng khả năng cạnh tranh của nông sản sản xuất ra như chi phí, mẫu mã, an toàn thực phẩm; - Liên kết phải bền vững và đảm bảo phân chia lợi ích phù hợp giữa các đối tác, đặc biệt đối với nông hộ; - Liên kết đảm bảo nông sản đáp ứng được nhu cầu của thị trường. 1.2.6. Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Tiêu chí đánh giá: - Số lượng sản phẩm các loại được sản xuất ra. - Giá trị sản phẩm được sản xuất ra. - Số lượng các nhà phân phối tham gia. - Thị phần và mức tăng thị phần của sản phẩm. - Doanh thu và mức tăng doanh thu. 1.2.7. Năng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp Các tiêu chí đánh giá sự gia tăng và mức độ gia tăng kết quả SXNN: Sự gia tăng và mức gia tăng trong việc đóng góp cho nhà nước. Sự gia tăng và mức gia tăng trong việc tích lũy cho các cơ sở sản xuất. Sự gia tăng và mức gia tăng trong việc cải thiện đời sống người lao động. Các tiêu chí đánh giá sự gia tăng và mức độ gia tăng hiệu quả Kinh tế - xã hội: Tạo thêm việc làm hàng năm cho lao động nông thôn. Tạo thêm việc làm phi nông nghiệp từ khu vực nông thôn cho lao động nông thôn. Thực hiện tốt và sử dụng hiệu quả các chính 8 sách nông nghiệp. Gia tăng thu nhập bình quân của lao động nông nghiệp. Số lượng các lớp tập huấn đối với lao động hàng năm. Số lượng lao động được tập huấn hàng năm. Tỷ lệ hộ nghèo được giảm hàng năm. 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.3.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên - Điều kiện đất đai. - Điều kiện khí hậu. - Nguồn nước. 1.3.2. Nhân tố điều kiện xã hội - Dân tộc. - Dân số. - Dân trí. 1.3.3. Nhân tố điều kiện kinh tế - Tình trạng nền kinh tế. - Các chính sách về nông nghiệp. - Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. 1.4. KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC ĐỊA PHƢƠNG TRONG NƢỚC 1.4.1. Kinh nghiệm của huyện Quỳnh Lƣu, tỉnh Nghệ An: Hiệu quả từ mô hình sản xuất trong nông thôn mới 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Long: Nhân rộng các mô hình Hợp tác xã điển hình tiên tiến 1.4.3. Kinh nghiệm của TP Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ: 5 năm đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN KRÔNG NĂNG GIAI ĐOẠN 2010-2014 2.1. SƠ LƢỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA HUYỆN KRÔNG NĂNG 2.1.1. Các điều kiện tự nhiên. a) Vị trí địa lý: Huyện Krông Năng nằm phía Đông Bắc của tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột 50 km. Nằm trong khoảng toạ độ địa lý từ 12050’27” đến 130 08’55” vĩ độ bắc, từ 108016’16” đến 108031’25” kinh đông. b) Khí hậu, thời tiết: Khí hậu thuận lợi để phát triển trồng trọt và chăn nuôi, trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, cây ăn quả và các loại cây ngắn ngày khác. c) Địa hình, đất đai: Theo kết quả điều tra đất của Viện QH & TKNN, huyện Krông Năng có 6 nhóm đất với 18 đơn vị đất đai. d) Nguồn nước, thuỷ văn: Với tiềm năng nước ngầm khá lớn, trong khi diện tích cà phê đã trồng rất lớn, nên có thể xây dựng dự án đầu tư hoặc cho vay vốn khai thác nước ngầm tưới cho cây trồng nhất là cà phê. e) Tài nguyên động, thực vật: Diện tích đất lâm nghiệp huyện Krông Năng không lớn, đến năm 2014 trên địa bàn có 8.466 ha, trong đó chủ yếu là rừng tự nhiên 7.300 ha, rừng trồng 1.166 ha. 2.1.2. Các điều kiện xã hội: a) Dân tộc: Dân tộc Kinh chiếm 75%, dân tộc thiểu số chiếm 25%. b) Dân số: Dân số toàn huyện có 123.460 người, mật độ trên 201 người/km2, phân bố không đều, chủ yếu ở vùng nông thôn. 10 c) Lao động: Lao động nông nghiệp 53.643 người chiếm 80,14 % lao động trong các ngành kinh tế. d) Dân trí: Đến nay, toàn huyện có 66 trường học. Trong những năm qua đã đầu tư mở rộng hệ thống trường, lớp, thực hiện tầng hóa, kiên cố hóa trường học và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. 2.1.3. Các điều kiện kinh tế: a) Tăng trưởng kinh tế: Tổng giá trị sản xuất năm 2014 của huyện đạt 4.977.278 triệu đồng, trong đó giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp đạt 3.343.332 triệu đồng; khu vực công nghiệp, xây dựng đạt 465.852 triệu đồng; khu vực thương mại, dịch vụ đạt 404.061 triệu đồng. Tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế huyện tăng bình quân giai đoạn 2010-2014 là 13,08%/ năm. b) Cơ cấu kinh tế: Năm 2014 cơ cấu giá trị sản xuất khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ lệ 67,17%; khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 9,36%; khu vực thương mại, dịch vụ chiếm 8,12% trong tổng giá trị sản xuất của toàn huyện. c) Đặc điểm cơ sở hạ tầng: Đã có 100% số xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã. Đến nay toàn huyện công trình thuỷ lợi là 102 hồ đập. Tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt khu vực thành thị đạt 100% và khu vực nông thôn đạt 93,55%. 11/11 xã có bưu điện tại trung tâm xã, chiếm tỷ lệ 100%. d) Các chính sách hỗ trợ phát triển Nông nghiệp: - Chính sách: đất đai; thuế; đầu tư; tín dụng; lao động, giải quyết việc làm; khuyến nông; xây dựng nông thôn mới. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN KRÔNG NĂNG GIAI ĐOẠN 2010-2014: 2.2.1. Gia tăng số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp 11 Năm 2014, toàn huyện có 17.301 hộ SXNN, số hộ nông nghiệp có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2010-2014, đa số các hộ có quy mô sản xuất rất nhỏ bé. Số lượng hợp tác xã giai đoạn 2010-2014 có xu hướng tăng dần, đến năm 2014 có 21 hợp tác xã trên địa bàn. Năm 2014 trên địa bàn huyện Krông Năng có 169 trang trại, trong đó có 161 trang trại trồng trọt, 6 trang trại chăn nuôi, 1 trang trại thủy sản, 1 trang trại tổng hợp. Hiện nay ở huyện Krông Năng có 13 doanh nghiệp nông nghiệp. 2.2.2. Gia tăng việc sử dụng các yếu tố nguồn lực a) Đất đai Năm 2014 tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 42.507 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 8.466 ha, diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 122 ha, chiếm tỷ trọng so với diện tích đất tự nhiên lần lượt là 69,14%:13,77%: 0,2%. b) Lao động Lao động nông nghiệp tăng dần qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng số lao động nông nghiệp trên tổng số lao động giảm dần từ 84,48% năm 2010 xuống còn 80,14% năm 2014. Tỷ lệ này giảm xuống nguyên nhân là do có sự chuyển dịch lao động nông nghiệp sang ngành kinh tế khác. Số lao động nông nghiệp được đào tạo hàng năm có chiều hướng tăng dần, tuy nhiên số lượng lao động có trình độ chiếm tỷ lệ không cao, phần lớn lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo, trình độ tay nghề chưa có, là lao động phổ thông. c) Vốn đầu tư Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách vào sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2010-2014 chủ yếu từ Trung ương, tỉnh, huyện và qua các 12 chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững, đầu tư cơ sở hạ tầng theo chương trình 135, 167, quy hoạch phát triển kinh tế trang trại Nguồn vốn tín dụng do các Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho nông dân vay để phát triển sản xuất nông nghiệp. d) Khoa học và công nghệ Khoa học và công nghệ được huyện quan tâm hơn vào những năm gần đây, đã có các đơn vị ứng dụng và chuyển giao tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp như trạm khuyến nông, khuyến lâm; chi cục bảo vệ thực vật, thú y... Công tác khuyến nông góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tăng năng suất cây trồng vật nuôi, đưa nhiều mô hình SXNN vào áp dụng trong nông nghiệp. 2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý Bảng 2.7. Cơ cấu Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Krông Năng giai đoạn 2010-2014 (%). STT Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 Trồng trọt 83.32 91.02 85.34 87.43 84.18 2 Chăn nuôi 13.04 7.73 10.20 8.28 10.97 3 Dịch vụ nông nghiệp 3.64 1.25 4.46 4.29 4.85 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Krông Năng giai đoạn 2010-2014. Trong cơ cấu SXNN, giai đoạn 2010-2014 trồng trọt chiếm tỷ lệ cao và đang có xu hướng tăng giảm liên tục, cơ cấu GTSX chăn nuôi cũng tăng giảm liên tục theo hướng ngược lại với trồng trọt. Tỷ lệ tăng, giảm hàng năm của trồng trọt và chăn nuôi thất thường do phụ thuộc vào thời tiết, sâu bệnh, dịch bệnh. 13 Cây công nghiệp lâu năm vẫn là cây chủ lực của huyện (chiếm tỷ trọng 95,88% tổng DT cây lâu năm) như: Cà phê, cao su, hồ tiêu Riêng cây cà phê chiếm tỷ trọng 85,75% tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm toàn huyện. Đối với nhóm cây lương thực, nhiều diện tích canh tác cây hàng năm giảm để chuyển sang phát triển trồng ngô lai. Tỷ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng giảm, từ 13,04% năm 2010 giảm xuống 10,97% năm 2014, tuy nhiên giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân hàng năm 17,71%. Chăn nuôi phát triển không ổn định. 2.2.4. Phát triển nông nghiệp trình độ thâm canh cao Trong thời gian qua, huyện đã tích cực vận động, tuyên truyền và đã triển khai nhiều giống ngô lai, đặc biệt là giống LVN61 có năng suất cao hơn các giống khác trên diện rộng. Trạm Khuyến nông huyện cũng đã thử nghiệm một số mô hình sản xuất các giống lúa lai: Nhị ưu 838, Nông ưu 28, Nghi hương 2308, Pac 807..., kết quả cho thấy các giống lúa lai rất phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu ở địa phương; khả năng chống chịu các đối tượng sâu bệnh tốt, năng suất khá cao. Bảng 2.12: Năng suất một số cây trồng huyện Krông Năng giai đoạn 2010-2014 (tạ/ha) TT Cây trồng Năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 Lúa 54.98 49.14 63.39 55.44 63.29 2 Ngô 51.10 48.99 39.68 54.19 54.22 3 Cà phê 28.42 30.07 23.26 29.00 28.74 4 Cao su 13.23 13.12 14.78 12.70 9.88 5 Tiêu 29.87 25.31 17.94 22.16 17.58 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Krông Năng giai đoạn 2010-2014. 14 Cơ sở vật chất phục vụ thâm canh trong nông nghiệp có xu hướng tăng. Đối với đầu tư máy công tác vào sản xuất nông nghiệp, mức độ cơ giới hoá của huyện vẫn còn thấp ở các khâu trong sản xuất, hầu hết các khâu làm đất, gieo cấy, thu hoạch, phơi chủ yếu vẫn là lao động thủ công, lao động bằng máy móc chiếm tỷ lệ thấp. 2.2.5. Các hình thức liên kết sản xuất nông nghiệp tiến bộ - Các liên minh sản xuất cà phê bền vững đã được hình thành thông qua sự liên kết tự nguyện giữa một doanh nghiệp với một tổ chức của nông dân (các tổ hợp tác) để tổ chức sản xuất theo hướng chuỗi giá trị. - Trong thời gian qua, trên địa bàn huyện đã hình thành được nhiều vùng sản xuất tập trung có giá trị kinh tế cao như: vùng chuyên canh ngô giống ở xã Tam Giang, cà phê chè xen canh cao su tiểu điền ở xã Cư Klông, Ea Tân, Ea Tam - Tổ Hợp tác sản xuất cà phê Chứng nhận Tam Giang là tổ chức liên kết các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn xã Tam Giang do Tổ chức UTZ Certified và Tổ chức hỗ trợ phát triển nông nghiệp Solidaridat (Việt Nam) hỗ trợ đã được thành lập tháng 6/2011 Nhìn chung, trong nông nghiệp ở huyện ban đầu đã hình thành các mô hình liên kết, tuy nhiên những liên kết này chưa được chặt chẽ. 2.2.6. Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Thị trường tiêu thụ nông sản trong nước của huyện những năm qua biến động bất thường, phần lớn khi bán giá nông sản không ổn định do bị tư thương ép giá, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất và định hướng phát triển nông nghiệp trong khi Nhà nước chưa có biện pháp hỗ trợ kịp thời và có hiệu quả. 15 Về thị trường xuất khẩu nông sản, có nhiều nguyên nhân khiến tỷ trọng xuất khẩu cà phê của huyện cũng như của tỉnh vào thị trường EU đạt thấp, nhưng đáng chú ý nhất là các “hàng rào kỹ thuật” khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Thêm nữa, một bất cập trong tiêu thụ nông sản đã được chứng minh rõ nét là chúng ta quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Các mặt hàng nông sản chủ lực như gạo, cao su, trái cây lệ thuộc lớn vào thị trường này qua cả đường tiểu ngạch lẫn chính ngạch. 2.2.7. Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp a) Kết quả sản xuất nông nghiệp đạt được của huyện Krông Năng giai đoạn 2010-2014 Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Krông Năng giai đoạn 2010- 2014 vẫn phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2010 - 2014 đạt 8,86%. Kinh tế nông nghiệp đã từng bước phát triển ngày càng thích ứng với nền kinh tế thị trường. Bảng 2.14. Tổng giá trị sản xuất Nông nghiệp của huyện Krông Năng giai đoạn 2010-2014. Năm 2010 2011 2012 2013 2014 GTSX NN (triệu đồng) 2.307.036 3.145.667 2.853.980 3.217.561 3.343.332 Tốc độ phát triển (%) 136.35 90.73 112.74 103.91 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Krông Năng giai đoạn 2010-2014. Giá trị sản xuất trồng trọt tăng từ 1.922.174 triệu đồng năm 16 2010 lên 2.814.370 triệu đồng năm 2014, tăng trưởng bình quân 8,87%/năm. Tổng sản lượng lương thực năm 2014 66.354 tấn, tăng 20,57% so với năm 2010, bình quân lương đạt 537 kg/người/năm, tăng 75 kg so với năm 2010. Giá trị sản xuất chăn nuôi tăng từ 300.862 triệu đồng năm 2010 lên 366.852 triệu đồng năm 2014, tăng trưởng bình quân 17,71%/năm. Nhìn chung GTSX chăn nuôi tăng, giảm không ổn định và có quy mô nhỏ. b) Hiệu quả kinh tế - xã hội trong quá trình phát triển nông nghiệp của huyện Krông Năng giai đoạn 2010-2014. Sản xuất nông nghiệp đã giải quyết việc làm cho đa số lao động nông thôn, và nâng cao mức sống cho nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người từ SXNN tăng dần, năm 2010 là 17,94 triệu đồng/người/năm tăng lên 24,18 triệu đồng/người/năm vào năm 2014, cao gấp 1,35 lần so với năm 2010. Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, từ năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 17,03 xuống còn 8,97% năm 2014. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PTNT HUYỆN KRÔNG NĂNG GIAI ĐOẠN 2010-2014: 2.3.1. Thành công và hạn chế: a) Thành công - Số lượng trang trại, HTX có chiều hướng tăng lên. - Đã hình thành được những mô hình liên kết tiến bộ. - Đã định hình và phân bố cây trồng, bố trí hợp lý và phù hợp với đặc điểm sinh thái từng vùng trên địa bàn huyện. 17 - Thâm canh sản xuất đã góp phần đưa năng suất và sản lượng cây trồng tăng lên. - Chú trọng tăng cường công tác khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phát triển chăn nuôi b) Hạn chế - Giá trị SXNN chủ yếu do kinh tế hộ tạo ra. - Chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp còn chậm, chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp. - Hộ gia đình và chủ trang trại vẫn khó tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. - Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế. - Thị trường tiêu thụ còn nhỏ, hẹp, manh mún 2.3.2. Nguyên nhân hạn chế, yếu kém: - Việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng vẫn còn khá chậm do nhiều nguyên nhân chủ yếu về cây giống, con giống, kỹ thuật canh tác và trình độ lao động... - Sản xuất nông nghiệp chịu nhiều tác động của thiên tai, dịch bệnh. - Đa số hộ gia đình sản xuất nông nghiệp tự phát không theo quy hoạch của huyện. - Đội ngũ cán bộ khuyến nông thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn. - Liên kết trong SXNN còn rất nhiều hạn chế. - Trong những năm qua giá cả và lạm phát không ngừng gia tăng đẩy giá cả tăng lên, ảnh hưởng thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. - Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng chiếm hầu hết là lao động phổ thông gần như thiếu kiến thức sản xuất nông nghiệp hiện đại. 18 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN KRÔNG NĂNG TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP 3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của huyện Krông Năng - Tăng trưởng giá trị sản xuất từ 8-9% trở lên; cơ cấu kinh tế ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 63-65%, công nghiệp - xây dựng chiếm 11-12%, thương mại - dịch vụ chiếm 24-25%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 5.900-6.000 tỷ đồng trở lên. - Tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững. - Chú trọng phát triển nguồn nhân lực. - Củng cố, xây dựng nền quốc phòng toàn dân 3.1.2. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp của huyện Krông Năng giai đoạn 2016-2020. a) Quan điểm: - Phát triển nông nghiệp bền vững dựa trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế. - Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sinh học vào sản xuất, gắn với phát triển các ngành nghề chế biến. - Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và đồng bộ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. - Chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp và nông thôn, đìêu chỉnh dân cư, đào tạo nguồn nhân lực b) Mục tiêu: - Xây dựng và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa, bảo vệ môi trường, thích ứng với tình 19 hình biến đổi khí hậu. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang các loại cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. - Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt từ 5-6% (tính theo giá so sánh 2010); Giá trị sản phẩm sản xuất bình quân (theo giá hiện hành) đạt từ 115 -120 triệu đồng/ha đất trồng trọt; phát triển chăn nuôi chuyển dần theo phương thức trang trại, bán công nghiệp. 3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NĂNG TRONG THỜI GIAN TỚI 3.2.1. Gia tăng số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp a) Gia tăng số lượng kinh tế hộ Coi trọng nâng cao dân trí, thay đổi tập quán sản xuất tiến bộ cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Khuyến khích lao động người đồng bào dân tộc thiểu số đổi mới tư duy, cần cù, sáng tạo, tăng tích lũy vốn, trao đổi kinh nghiệm, tích tụ đất đai, phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế trang trại. Thực hiện phổ biến các mô hình sản xuất tiên tiến cho nông dân học tập, ứng dụng vào thực tiển b) Phát triển trang trại Xác định tư cách pháp nhân cho các trang trại. Tổ chức cung cấp thông tin thị trường và khuyến cáo khoa học - kỹ thuật. Tăng cường liên kết kinh tế, thành lập các hội nghề nghiệp. Thành lập các câu lạc bộ trang trại. Thực hiện chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các chủ trang trại. Xây dựng một số mô hình trang trại điển hình c) Phát triển hợp tác xã Cũng cố và chuyển đổi, đổi mới hình thức tổ chức, nội dung hoạt động của các HTX theo hướng kinh doanh tổng hợp. Phát triển các HTX mới đa dạng trên nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi. Đa dạng hoá hình thức sở hữu trong kinh tế tập thể. Nghiên cứu xây 20 dựng mô hình HTX kiểu mới. Hình thành các hình thức hợp tác dưới dạng hội, hiệp hội... d) Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để để các doanh nghiệp này mở rộng diện tích trồng cà phê, cao su, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Thực hiện tốt chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn về miễn giảm tiền thuê đất, thuế sử dụng đất ở huyện Krông Năng. Xây dựng các cụm công nghiệp, tạo mặt bằng cho các doanh nghiệp thuê đất 3.2.2. Gia tăng việc sử dụng các yếu tố nguồn lực a) Quy hoạch đất đai hỗ trợ sản xuất nông nghiệp: Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân trong việc dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê đất. Xác định phương hướng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế đất đai, khí hậu của mỗi xã, thị trấn có tính đến khả năng tiêu thụ sản phẩm. Các xã rà soát lại các trang trại hiện có đạt tiêu chí, để xúc tiến nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo chính sách đất đai. Phải tạo điều kiện thuận lợi phát triển các trang trại gia đình, chủ trang trại trực tiếp sản xuất và quản lý b) Nâng cao trình độ của lao động sản xuất Nông nghiệp: Mở các lớp đào tạo và tập huấn kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ... cho lao động của trang trại, hộ nông dân. Đào tạo, xây dựng và bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho hệ thống cán bộ kỹ thuật và quản lý nông nghiệp. Tăng cường công tác học tập kinh nghiệm sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở các huyện trong tỉnh, ở các tỉnh trong nước cho lực lượng cán bộ kỹ thuật, khuyến nông, nông dân sản xuất. Bố trí cán bộ, cán bộ khuyến nông ở từng thôn, 21 buôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật c) Tăng cường hỗ trợ vốn đầu tư cho phát triển Nông nghiệp: Sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn vốn ngân sách, vốn các chương trình hợp tác quốc tế, vốn ODA, NGO, doanh nghiệp, nhân dân... Có chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng về giao thông, điện, nước sinh hoạt, thuỷ lợi, thông tin, cơ sở chế biến... Có chính sách và giải pháp về bảo hiểm đối với cây trồng vật nuôi. Huy động các nguồn vốn đầu tư, chú trọng các nguồn vốn trung, dài hạn và có các chính sách ưu đãi vay vốn, hỗ trợ lãi suất. d) Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn: - Giao thông: Mở mới và nâng cấp hệ thống giao thông trên địa bàn huyện, gắn kết và hoà nhập với mạng lưới giao thông liên vùng; liên kết các khu dân cư với khu sản xuất; liên kết trung tâm các xã với trung tâm huyện và các khu sản xuất công, nông nghiệp theo quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ huyện giai đoạn 2010-2020. - Thủy lợi: Quan tâm bố trí kinh phí đầu tư kiên cố hoá kênh mương, sửa chữa các công trình thuỷ lợi, đồng thời tiến hành lập các dự án đầu tư để xây dựng các công trình thuỷ lợi theo quy hoạch góp phần đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất. - Điện: Đầu tư nâng cấp, xây mới trạm biến áp, đường dây hạ, trung thế để đảm bảo cho các hộ dân sử dụng lưới điện an toàn góp phần phát triển sản xuất. - Chợ: Nâng cấp và xây dựng mới để hoàn thiện mạng lưới chợ nông thôn theo quy hoạch phục vụ nhu cầu sản xuất và thúc đẩy tiêu thụ nông sản tại các xã. 22 e) Đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất Nông nghiệp: Ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện nay. Tập trung đổi mới giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ chế biến. Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất của ngành nghề nông thôn, ưu tiên cho các lĩnh vực: bảo quản, chế biến nông sản, chế biến thức ăn gia súc. Quy hoạch đầu tư phát triển các vườn ươm giống cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và các cơ sở sản xuất con giống. 3.2.3. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý a) Trồng trọt: Cây lương thực: giữ nguyên diện tích trồng lúa, mở rộng diện tích trồng ngô, giảm diện tích cây lấy bột và cây thực phẩm. Cây thực phẩm: tăng cường đầu tư chiều sâu, phát triển ổn định, theo hướng sản xuất sản phẩm sạch. Cây công nghiệp ngắn ngày: tập trung phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày có thị trường tiêu thụ ổn định. Cây công nghiệp lâu năm: Tập trung chăm sóc, cải tạo cà phê bằng phương pháp ghép, thay thế dần các vườn cà phê già cỗi bằng cà phê ghép. Đầu tư và mở rộng cơ sở công nghiệp chế biến cao su hiện có đảm bảo chế biến hết nguyên liệu khai thác tại chỗ b) Chăn nuôi: Tập trung phát triển các mô hình nuôi heo thịt thâm canh, sản xuất theo hướng hàng hóa. Quy hoạch khu chăn nuôi tập trung, tạo điều kiện cho các hộ gia đình, các doanh nghiệp phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi - thú y; phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường và tiêu thụ sản phẩm. Quy hoạch khu chăn 23 nuôi gia cầm tập trung và khuyến khích phát triển chăn nuôi gà siêu thịt, siêu trứng theo hướng trang trại 3.2.4. Phát triển nông nghiệp trình độ thâm canh cao Thực hiện cơ giới hoá các khâu sử dụng nhiều lao động trong canh tác, khâu làm đất, gieo trồng, thu hoạch. Sử dụng giống mới có hiệu qủa kinh tế cao, áp dụng các phương pháp nhân giống vô tính đối với cây lâu năm đảm bảo duy trì ổn định được đặc tính của các giống tốt. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất từng bước phù hợp với trình độ sản xuất của nông dân. Thực hiện gieo trồng đúng thời vụ. Phòng trừ chuột, sâu bệnh và dịch bệnh 3.2.5. Các hình thức liên kết sản xuất nông nghiệp tiến bộ - Liên kết “4 nhà”: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, Nhà nước. - Liên kết giữa doanh nghiệp, ngân hàng, các hộ nông dân. - Liên kết giữa doanh nghiệp với trang trại, ngân hàng. - Liên kết giữa nông trường với hộ nông dân và tổ hợp tác. - Liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã. 3.2.6. Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Các nhà quản lý phải có chiến lược để bảo đảm sự công bằng giữa nông sản trong nước và nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc. Để thâm nhập thị trường EU, các doanh nghiệp cần thông qua các chương trình tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia, các chương trình đào tạo và kết nối giao thương. Chủ động dự báo thị trường, quảng bá nông sản đặc sản. Mở rộng và phát triển hệ thống tiêu thụ. Khuyến khích phát triển chợ nông thôn, các trung tâm mua bán nông sản và vật tư nông nghiệp. Lập và hoạt động trang web để quảng bá các sản phẩm trang trại của huyện trên thị trường 24 3.2.7. Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp Để gia tăng kết quả SXNN của huyện, cần phải lựa chọn các cây trồng, vật nuôi đáp ứng phù hợp với các đặc điểm về tự nhiên và kinh tế - xã hội theo từng vùng, từng xã và đáp ứng nhu cầu theo thị hiếu của thị trường. 3.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.3.1. Kết luận Với mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành được một số nội dung sau đây: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển nông nghiệp. Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, Đăk Lăk thời gian qua. Đề xuất giải pháp để phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk thời gian tới. 3.3.2. Kiến nghị a. Đối với Chính phủ Có chính sách đủ mạnh để tăng cường nâng cao dân trí cho khu vực nông thôn, đặc biệt là khu vực miền núi. Ưu tiên vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn. Ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng mạng lưới tiêu thụ hàng nông sản. Có chính sách ưu tiên về cho các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư vào địa bàn miền núi. Các chính sách hỗ trợ nông dân, hợp tác xã, nhà khoa học, doanh nghiệp để đảm đương được các nhiệm vụ, vai trò của mình trong liên kết. b. Đối với tỉnh Đăk Lăk Có cơ chế đặc thù hỗ trợ sản xuất lương thực cho nông dân miền núi. Tạo điều kiện để các chủ trang trại và hộ nông dân tiếp cận với các nguồn vốn. Nâng cao năng lực quản lý cho hộ nông dân, chủ trang trại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfngokhanhtra_tt_1889_2073470.pdf
Luận văn liên quan