Luận án Hoàn thiện chính sách tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học ngành công an

Nguồn kinh phí NCKH của các CSGDĐH ngành Công an được Bộ Công an cấp theo từng đề tài, dự án NCKH, chuyển giao công nghệ được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mặc dù NCKH trong các CSGDĐH luôn được coi là một thế mạnh, lợi thế so với các cơ sở NCKH khác và luôn được Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đánh giá cao, song kết quả huy động nguồn kinh phí NCKH do NSNN cấp cho các CSGDĐH ngành Công an nhìn chung còn rất hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ NCKH đặt ra. Nguồn kinh phí này cũng chiếm tỷ trọng nhỏ, trung bình giai đoạn từ năm 2006 - 2013 chiếm khoảng 0,25% tổng nguồn tài chính từ NSNN (Hình 2.3) và tốc độ tăng trưởng lại không ổn định. Mức tăng cao nhất là 63,27% vào năm 2008; trong khi đó từ năm 2009, 2010, 2011 nguồn này lại giảm mạnh, mức giảm mạnh nhất tới 20,28% vào năm 2011

pdf178 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện chính sách tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học ngành công an, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tính vào giá trị quyết toán của dự án. Thứ ba, Bộ Công an cần quy định về quy trình và trách nhiệm, thẩm quyền của từng cơ quan quản lý thuộc Bộ Công an trong việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành đối với các dự án đầu tư theo phương thức hợp đồng BT này. Tương tự như đối với các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN, Bộ Công an cần quy định cơ quan chủ trì thẩm tra, phê duyệt quyết toán hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán (tùy theo quy mô của dự án). Số liệu quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành sẽ 144 là cơ sở để các bên tiến hành thanh lý hợp đồng và thanh toán tiền chênh lệch (giữa giá trị dự án thực hiện với giá trị quyền sử dụng đất, tài sản trên đất chuyển giao) của hợp đồng BT theo quy định. Thứ tư, trong điều kiện thị trường vốn đang rất khó khăn, để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào dự án BT của các CSGDĐH ngành Công an trong thời gian sắp tới, đề nghị các cơ quan chức năng nhà nước khi xây dựng kế hoạch phân bổ vốn đầu tư cần ưu tiên trong bố trí vốn cho giải phóng mặt bằng và chi trả phần kinh phí chênh lệch của hợp đồng BT phải trả nhà đầu tư. Tránh tình trạng như đối với dự án xây dựng cơ sở mới của trường ĐHKTHC đã hoàn thành và đưa vào sử dụng được gần ba năm nay, song đến nay vẫn chưa được các cơ quan chức năng bố trí vốn chi trả phần chênh lệch cho nhà thầu (khoảng 230 tỷ đồng). Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi trong thực hiện giải pháp này trong thực tế cần có sự phân loại các dự án đầu tư xây dựng cơ sở mới của các CSGDĐH cho phù hợp. Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở mới mà có thể lựa chọn và xin được quỹ “đất sạch” (đã được chính quyền địa phương thực hiện xong giải phóng mặt bằng và nhà đầu tư chỉ việc thi công công trình) thì sớm hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư để khởi công xây dựng và không áp dụng cơ chế đặc biệt như kiến nghị nội dung thứ nhất, thứ hai nêu trên. Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở mới mà không thể lựa chọn và xin được quỹ “đất sạch” thì mới áp dụng cơ chế đặc biệt như nội dung kiến nghị thứ nhất, thứ hai nêu trên. 3.3.2.5. Cho phép các cơ sở giáo dục đại học ngành Công an được quản lý, sử dụng nguồn thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản nhà nước tại đơn vị để đầu tư phát triển hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo Cơ chế quản lý, sử dụng số tiền thu được từ bán nhà và các tài sản khác gắn liền với đất, tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tiền chuyển mục đích sử dụng đất thu được từ việc sắp xếp lại, xử lý tài sản nhà nước tại các đơn vị vũ trang nhân dân hiện nay là cho phép Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được sử dụng số tiền này (nộp vào tài khoản tạm giữ tại kho bạc nhà nước) để đầu tư trở lại theo dự án đầu tư được phê duyệt [28], [78], [79]. Đồng thời, Bộ Công an cũng ủy quyền cho các đơn vị dự toán có nhà, đất được sắp xếp lại được mở tài khoản khoản tạm giữ để tiếp nhận, quản lý và sử dụng số tiền này theo quy định của pháp luật. Tương tự như cơ chế này, đề nghị Bộ Công an cần thống nhất với Bộ Tài chính về chủ trương cho 145 phép các CSGDĐH ngành Công an nói riêng được tiếp nhận số tiền thu được từ thanh lý, nhượng bán tài sản nhà nước tại các đơn vị này (sau khi trừ chi phí liên quan) để bổ sung kinh phí hoạt động và thực hiện quản lý, sử dụng theo đúng các quy định của pháp luật về NSNN theo hình thức ghi thu, ghi chi qua NSNN để đầu tư phát triển hoạt động SN GDĐT. Khi các CSGDĐH ngành Công an được công nhận là đơn vị SN công lập có thu thì số tiền này sẽ được đưa vào tăng quỹ phát triển hoạt động SN theo quy định tại Nghị định số 43 [40] và Thông tư số 06 [9]. Hiện nay chủ thể được quản lý, sử dụng số tiền này vẫn chưa được quy định rõ ràng tại Nghị định số 106 [43] và Thông tư số 60 [17], nên các đơn vị dự toán ngành Công an vẫn nộp vào NSNN qua kho bạc nhà nước. Mặc dù nguồn kinh phí này không lớn trong tổng nguồn tài chính của các CSGDĐH ngành Công an, song khi cho phép các CSGDĐH được giữ lại quản lý, sử dụng nguồn kinh phí này sẽ có tác dụng khuyến khích tinh thần trách nhiệm của các CSGDĐH trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị do hạn chế được tình trạng các đơn vị có tâm lý không thiết tha thực hiện việc bán hoặc thanh lý tài sản làm cho tài sản không sử dụng được để quá lâu, xuống cấp nghiêm trọng, giảm giá trị nhanh và thậm chí còn phát sinh nhiều chi phí quản lý tài sản không cần thiết. Đồng thời, thực hiện cơ chế này sẽ giảm đáng kể chi phí hành chính cho công tác thu, nộp số tiền này vào NSNN, bổ sung và hỗ trợ kịp thời, thiết thực nguồn tài chính đang còn rất khó khăn cho các CSGDĐH ngành Công an hiện nay. 3.3.3. Nhóm giải pháp về chính sách phân phối, sử dụng nguồn tài chính cho các cơ sở giáo dục đại học ngành Công an 3.3.3.1. Quy định cơ chế điều chỉnh các định mức chi kinh phí nghiên cứu khoa học và cải cách các thủ tục hành chính trong quản lý, thanh toán nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học Các định mức chi thanh toán thù lao đối với các hoạt động phục vụ công tác quản lý, thực hiện đề tài, dự án KHCN và các hoạt động khác liên quan đến đề tài, dự án KHCN đang áp dụng hiện nay được ban hành từ năm 2007 theo Quyết định số 1546/2007/QĐ-BCA(E11) của Bộ Công an [15] và Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT/BTC-BKHCN của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ [36]. Trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay, mặt bằng giá cả liên tục tăng cao, trong đó riêng mức tiền lương tối tiểu chung theo quy định của Chính phủ đã tăng tới 84,4% 146 [77, tr.313]. Do đó, để khuyến khích động viên các nhà khoa học, đội ngũ GV, SV tích cực NCKH, bù đắp sự sụt giảm giá trị thực tế của các khoản thù lao do giá cả tăng cao, đề nghị các cơ quan chức năng nhà nước và Bộ Công an sớm điều chỉnh các định mức thanh toán chi cho các đề tài, dự án KHCN lên gấp 02 lần các định mức hiện hành. Về lâu dài để phù hợp với mặt bằng giá cả thường xuyên biến động, đề nghị các cơ quan chức năng của Nhà nước và của Bộ Công an nên nghiên cứu quy định cơ chế thực hiện điều chỉnh các định mức chi thanh toán thù lao đối với các hoạt động phục vụ công tác quản lý, thực hiện đề tài, dự án KHCN và các hoạt động khác liên quan đến đề tài, dự án KHCN. Cơ chế điều chỉnh thích hợp nhất là nên quy định các định mức chi thù lao được tính theo hệ số nhân với mức tiền lương tối thiểu chung (hay mức tiền lương cơ sở) theo quy định của Chính phủ tại thời điểm thanh toán. Đồng thời, cải cách thủ tục hành chính trong quản lý, thanh toán nguồn kinh phí NCKH theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện công việc và tài chính cho các chủ nhiệm đề tài, dự án; giao khoán trọn gói kinh phí quản lý cho từng cá nhân có liên quan đến đề tài, dự án KHCN và thanh toán theo kết quả sản phẩm công việc chuyên môn hoàn thành của từng đề tài, dự án KHCN; hạn chế, tiến tới chấm dứt việc thanh toán theo từng định mức nhỏ, phức tạp cho từng đối tượng có liên quan như hiện nay. 3.3.3.2. Nghiên cứu ban hành chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho đội ngũ giáo viên và cán bộ làm công tác tài chính, kế toán tại các cơ sở giáo dục đại học Người thầy giỏi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của SN GDĐT, của hệ thống GDĐT. Do đó, việc quy định chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho đội ngũ giáo viên giỏi yên tâm công tác, tích cực học tập nâng cao trình độ, dành nhiều thời gian cho công tác NCKH và bám sát thực tiễn công tác, chiến đấu của ngành Công an là đòi hỏi bức thiết. Tuy nhiên, trong ngành Công an hiện nay, hầu hết cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng hoạt động nghiệp vụ như tham mưu, an ninh, cảnh sát, tình báo, cơ động, cảnh vệ, phòng cháy chữa cháy,... đều được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù theo Quyết định số 91 của Thủ tướng Chính phủ [82] và Thông tư liên tịch hướng dẫn Quyết định số 91 [23] với mức phụ cấp từ 10%, 15%, 20% và 25% mức tiền lương hiện hưởng (gồm lương cấp bậc hàm, ngạch bậc hiện hưởng hoặc phụ cấp bậc hàm, 147 cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung - nếu có). Ngoài ra, một số đối tượng thuộc lực lượng hoạt động nghiệp vụ có công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm còn được hưởng chế độ tiền ăn định lượng cao theo quy định với mức chênh lệch được thanh toán từ 15.000 đồng - 45.000 đồng/người/ngày [19], [21]. Đặc biệt, đối với cán bộ, chiến sĩ là cảnh vệ, thanh tra viên, kiểm tra đảng,... còn được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề với mức 10%, 15%, 20% mức tiền lương cấp bậc hàm hoặc phụ cấp cấp bậc hàm hiện hưởng [20], [48], [76]. Thực tế này làm cho mức thu nhập từ tiền lương, các chế độ của đội ngũ giáo viên trong các CSGDĐH ngành Công an khá thấp so với mặt bằng chung của các lực lượng hoạt động nghiệp vụ. Mặt khác, các nhà giáo trực tiếp giảng dạy trong các CSGD thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hiện không được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo theo quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg [80]. Do đó, đề nghị Bộ Công an kiến nghị với Chính phủ cho phép giáo viên trong các CSGDĐH ngành Công an nói riêng và giáo viên trong các CSGDĐT ngành Công an nói chung được áp dụng chế độ phụ cấp giáo viên ưu đãi đối với nhà giáo (phụ cấp đứng lớp) theo quy định hiện hành của Nhà nước, với mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các học viện, trường CAND. Đối với GV trong các CSGDĐT ngành Công an có học hàm, học vị (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ) cần có chính sách khuyến khích, đãi ngộ thích hợp. Trong điều kiện thực tế của Bộ Công an hiện nay, với đội ngũ giáo viên có học hàm, học vị trực tiếp giảng dạy số lượng còn rất ít và độ tuổi đã khá cao, để động viên và khuyến khích phát triển đội ngũ GV có học hàm, học vị nhất là đối với việc phát triển đội ngũ GV trẻ, đề nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu quy định chế độ đãi ngộ thỏa đáng với đội ngũ GV. Đối với GV trực tiếp giảng dạy trong các CSGDĐH ngành Công an có học hàm, học vị, đề nghị quy định chế độ phụ cấp, trợ cấp từ 40% (đối với giáo sư), 35% (đối với phó giáo sư) và 30% (đối với tiến sĩ) trên mức tiền lương hiện hưởng, thay thế cho mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay là 1,7; 1,5 và 1 lần mức lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ [18]. Đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán trong các CSGDĐH ngành Công an có vai trò hết sức quan trọng thúc đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý tài chính đối với các CSGDĐH ngành Công an. Thực tế cho thấy khối lượng công việc về tài chính, kế toán trong các CSGDĐH ngành Công an khá lớn và cường độ 148 làm việc của đội ngũ cán bộ tài chính, kế toán rất cao, thường xuyên phải làm thêm giờ, trong khi sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Công an và Quân đội không thuộc đối tượng được hưởng chế độ trả lương làm thêm giờ theo Thông tư liên tịch số 08 [26]. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán trong các đơn vị dự toán cấp 2, cấp 3 ngành Công an nói chung và trong các CSGDĐH nói riêng hiện chỉ được xếp là “sĩ quan chuyên môn kỹ thuật” với mức lương thấp và thời hạn nâng lương kéo dài hơn, mức nâng lương nhỏ hơn nhiều so với “sĩ quan nghiệp vụ”. Đây là một thiệt thòi lớn của đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán trong các CSGDĐH ngành Công an. Do đó, để góp phần động viên đội ngũ cán bộ này yên tâm công tác, đề nghị Bộ Công an xem xét quyết định chuyển toàn bộ số cán bộ có trình độ ĐH làm công tác tài chính, kế toán tại các CSGDĐH nói riêng và ngành Công an nói chung sang ngạch “sĩ quan nghiệp vụ”. 3.3.3.3. Thực hiện chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với sinh viên, cán bộ trong Công an nhân dân Căn cứ quy định của Chính phủ tại Nghị định số 54/2005/NĐ-CP [44] và định mức phân bổ kinh phí đào tạo cho một SV một năm như trình bày tại mục 3.3.1.2 luận án này, Bộ Công an nên sớm ban hành quy định về chế độ bồi thường chi phí đào tạo trong CAND, theo đó: (1) SV trong các CSGDĐH ngành Công an, cán bộ, chiến sĩ, công nhân, viên chức công an được cử đi đào tạo mà chưa hết thời gian học tập hoặc thời gian yêu cầu phục vụ mà tự ý bỏ việc, hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải bồi thường chi phí đào tạo. (2) Các khoản chi phí đào tạo tại CSGDĐH ngành Công an được tính dựa trên định mức phân bổ NSNN cho CSGDĐH ngành Công an được Bộ Công an công bố hàng năm và thời gian thực tế được đào tạo. (3) Đối với trường hợp đang học tại các CSGDĐH ngành Công an mà tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc trở về cơ quan, đơn vị mà tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc ngay, thì phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo của khóa học đó. (4) Các trường hợp đã học xong, đang làm việc tại cơ quan, đơn vị mà tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, thì chi phí đào tạo phải bồi thường được tính trên cơ sở tổng chi phí của khóa đào tạo (theo suất đào tạo công 149 bố hàng năm, thời gian yêu cầu phục vụ và thời gian làm việc sau đào tạo). Công thức tính toán chi phí đào tạo phải bồi thường như sau: Chi phí đào tạo phải bồi thường = Thời gian yêu cầu phục vụ - Thời gian làm việc sau đào tạo x Tổng chi phí của khóa đào tạo Thời gian yêu cầu phục vụ Trong đó, thời gian yêu cầu phục vụ được quy định gấp 03 lần so với thời gian của khóa đào tạo. (5) Người bồi thường chi phí đào tạo có trách nhiệm nộp trả khoản tiền phải bồi thường cho bộ phận tài chính - kế toán của cơ quan, đơn vị. Đối với Công an các đơn vị, địa phương là đơn vị dự toán ngân sách thông thường thì toàn bộ số tiền bồi thường chi phí đào tạo này phải nộp vào NSNN qua kho bạc nhà nước. Đối với các CSGDĐH ngành Công an đề nghị cho các đơn vị này được giữ lại cân đối thu, chi để thực hiện các hoạt động về GDĐT của đơn vị theo quy định của pháp luật. 3.4. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT Để các giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính đối với CSGDĐH ngành Công an đề xuất trong luận án tiến sĩ đảm bảo thực hiện thành công trong thực tế, tác giả có một số kiến nghị với Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Công an như sau: + Các kiến nghị đối với Chính phủ: - Đi đôi với việc gia tăng mức ngân sách chi an ninh thuộc ngân sách trung ương hàng năm cho Bộ Công an, Chính phủ có văn bản chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương bố trí ngân sách địa phương cho công tác an ninh của cơ quan công an địa phương, đảm bảo đầy đủ các nhiệm vụ chi gắn với phong trào bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở theo phân cấp thuộc trách nhiệm của ngân sách địa phương và hỗ trợ theo tỷ lệ nhiều hơn nữa (có thể tới 100%) vốn đầu tư dự án xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang bị cho lực lượng Công an các cấp ở địa phương. Đây là điều kiện quan trọng để Bộ Công an có đủ nguồn lực vừa đảm bảo cho công tác công an đang hết sức nặng nề như hiện nay vừa đảm bảo dành nguồn lực thỏa đáng đầu tư phát triển các CSGDĐH ngành Công an, nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn 150 nhân lực trình độ ĐH, sau ĐH vì mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững của lực lượng CAND trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. - Nghiên cứu sửa đổi chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn theo hướng đảm bảo cho thu nhập của cán bộ, GV ngành Công an trước hết có tương quan hợp lý hơn so với thu nhập của cán bộ các đơn vị nghiệp vụ trong ngành Công an và tiến tới thực hiện cơ chế trả lương theo kết quả công việc nhằm khuyến khích, động viên, thu hút nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật, các chuyên gia, nhà quản lý giỏi làm việc cho các CSGDĐH ngành Công an. - Nên ban hành một Nghị định riêng quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các CSGDĐT ngành Công an trên cơ sở tiếp thu, có chọn lọc các nội dung của Nghị định số 43 về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của các đơn vị SN công lập đang thực hiện đối với các CSGDĐH ngành dân sự, đồng thời đưa vào những nội dung mới cho phù hợp với đặc điểm đặc thù trong hoạt động của các đơn vị này. + Các kiến nghị đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: - Sớm nghiên cứu, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật triển khai thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa 6 về đổi mới căn bản toàn diện nền GD Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, XH hóa và hội nhập quốc tế và Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT nước ta đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. - Trong quá trình triển khai các chính sách phát triển GDĐH cần quan tâm nghiên cứu và hướng dẫn áp dụng đối với các CSGDĐH thuộc các ngành đặc thù như Công an và Quân đội, nhằm đảm bảo tính thống nhất, kịp thời và nhất là giúp cho các CSGDĐH thuộc các ngành đặc thù có sự hội nhập tốt hơn vào hệ thống GDĐH quốc gia và quốc tế. - Quan tâm ưu tiên đối với đối tượng là GV, cán bộ của các CSGDĐH ngành Công an về điều kiện tuyển chọn và tăng số lượng chỉ tiêu tuyển chọn đi du học ở các học viện, trường ĐH an ninh, cảnh sát các nước phát triển, nhằm sớm nâng trình 151 độ của đội ngũ GV, cán bộ quản lý GD trong các CSGDĐH ngành Công an ngang bằng với các nước trong khu vực và thế giới. + Các kiến nghị đối với Bộ Tài chính: - Ưu tiên bố trí kinh phí từ NSNN cho thực hiện các Đề án, dự án thành phần thuộc Đề án “Quy hoạch tổng thể, nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong Công an nhân dân đến năm 2020” theo phê duyệt tại Quyết định số 1229/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ. - Thực tế sau hơn 10 năm thực hiện Luật NSNN năm 2002, tình hình KTXH đã có nhiều thay đổi, nhất là hiện nay ngành Công an đã thực hiện phân cấp mạnh các nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự cho Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Do đó, Bộ Tài chính sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật NSNN năm 2002, Nghị định số 10/2004/NĐ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh theo hướng phân cấp nhiều hơn nữa các nhiệm vụ chi đảm bảo an ninh, trật tự tại cơ sở cho ngân sách địa phương đảm bảo; không giới hạn mức hỗ trợ cho đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị theo khả năng ngân sách của các cấp chính quyền địa phương cho phù hợp với yêu cầu thực tế công tác đảm bảo an ninh, trật tự đang đòi hỏi. Qua đó, góp phần giúp cho Bộ Công an có nhiều điều kiện và nguồn lực để tập trung cho các hoạt động nghiệp vụ chung của toàn ngành và đầu tư cho các CSGDĐH ngành Công an theo định hướng phát triển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. + Các kiến nghị đối với Bộ Công an: - Có kế hoạch hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương, các CSGDĐT ngành Công an triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị SN công lập, đẩy mạnh XH hóa một số loại hình DV SN công” theo Kết luận số 37/TB-TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị; “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020” phê duyệt tại Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 và “Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” tại Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 9/1/2013 của theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. - Sớm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Điều lệ trường ĐH trong CAND. Hoàn thành kế hoạch, lộ trình thực hiện việc rút ngắn thời gian đào tạo ĐH hệ chính quy ngành Công an từ 05 năm xuống 04 năm để sớm triển khai thực hiện. Sơ kết 152 việc thí điểm đào tạo ĐH theo tín chỉ và sớm có kế hoạch triển khai trong tất cả các CSGDĐH ngành Công an. - Lập dự toán kinh phí và đề nghị các Bộ, ngành đảm bảo nguồn kinh phí theo phân kỳ đầu tư các Đề án thành phần của Đề án “Quy hoạch tổng thể, nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong Công an nhân dân đến năm 2020”. - Quy định thống nhất về hoạt động nghiệp vụ kiểm định chất lượng đào tạo và chức năng, nhiệm vụ của tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo trong các trường CAND. Sớm quyết định thành lập và triển khai hoạt động đối với Phòng Kiểm định và đảm bảo chất lượng thuộc Cục Đào tạo, Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND; Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng các học viện, trường ĐH trong CAND. - Nghiên cứu, ban hành chế độ công tác song song đảm nhiệm hai vị trí công tác (giảng dạy tại nhà trường và hoạt động nghiệp vụ tại các đơn vị nghiệp vụ) đối với đội ngũ GV có trình độ chuyên môn giỏi, chức vụ từ trưởng khoa trở lên và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cấp phòng, cấp cục trở lên trong các cơ quan, đơn vị trong ngành công an, có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, có kinh nghiệm, năng lực công tác thực tiễn phong phú. Đây là điều kiện quan trọng để thúc đẩy nâng cao chất lượng, giảm chi phí đào tạo của các CSGDĐH mà kinh nghiệm của nhiều nước đã áp dụng thành công. - Tập trung đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu về tình hình GDĐT và tài chính cho GDĐT ngành Công an và giao cho Cục Đào tạo chủ trì phối hợp với Cục Tài chính quản lý, điều hành nhằm cập nhật thường xuyên, kịp thời các thông tin, số liệu liên quan đến đến lĩnh vực GDĐT ngành Công an phục vụ thiết thực cho công tác quản lý và nghiên cứu của các cơ quan chức năng và các nhà khoa học. - Mở rộng hợp tác đào tạo ĐH và sau ĐH với các CSGDĐH ngoài ngành và nước ngoài bằng nhiều hình thức như trao đổi các đoàn cán bộ quản lý GD, GV học tập kinh nghiệm lẫn nhau, liên kết đào tạo,... + Các kiến nghị đối với các CSGDĐH ngành Công an: - Hoàn thành việc nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển của CSGDĐH trong thời gian từ 10 năm đến 20 năm tới, đồng thời xác định các giải pháp, biện pháp, công cụ, nguồn lực cần thiết nhằm đạt được mục tiêu chiến lược đề ra. 153 - Hoàn thành việc xin cấp đất, chuyển đổi cơ sở cũ, xác định chính thức địa điểm làm cơ sở phê duyệt quy hoạch đầu tư xây dựng các trường CAND theo quy mô và nhiệm vụ đào tạo đã được xác định. Triển khai thực hiện Đề án thành phần về đầu tư phát triển các học viện, trường CAND đến năm 2020, cùng với các Đề án thành phần phát triển HVANND, HVCSND thành CSGDĐH trọng điểm của ngành, trọng điểm quốc gia. - Hoàn thành việc nghiên cứu xây dựng, thẩm định và công bố chuẩn đầu ra đối với các ngành, chuyên ngành đào tạo ĐH và sớm triển khai thực hiện đào tạo ĐH theo chuẩn đầu ra đã công bố. Thống nhất phương thức, quy trình và thường xuyên tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng SV sau tốt nghiệp ĐH hiện đang công tác ở Công an các đơn vị, địa phương. - Coi trọng và phát triển mạnh các mối quan hệ phối hợp đào tạo giữa các CSGDĐH ngành Công an với các trường ĐH ngành ngoài, viện nghiên cứu và Công an các đơn vị, địa phương. Kết luận chương 3 Trên cơ sở các tiền đề về lý luận về chính sách tài chính đối với CSGDĐH, các căn cứ thực tiễn về thực trạng chính sách tài chính đối với CSGDĐH ngành Công an và những định hướng lớn của Chính phủ và Bộ Công an nhằm phát triển GDĐH ngành Công an đến năm 2015 và 2020, Chương 3 của Luận án đã đưa ra các quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính đối với CSGDĐH ngành Công an trong thời gian từ nay đến năm 2020 như sau: 1. Các quan điểm cần quán triệt gồm: “GD là quốc sách hàng đầu”; nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia; thực hiện “XH hóa GD”; phát huy tiềm năng, trí tuệ của đội ngũ GV, nhà khoa học. 2. Các định hướng phát triển GDĐH ngành Công an bao gồm: khẳng định vai trò quan trọng của GDĐH ngành Công an đối với sự phát triển của lực lượng CAND; bám sát yêu cầu, nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia; đảm bảo chuẩn hóa, hiện đại và XH hóa; chính sách tài chính hợp lý, khả thi trong khai thác, huy động và phân phối, sử dụng các nguồn tài chính. 154 3. Các giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính đối với CSGDĐH ngành Công an được đề xuất, gồm: - Giải pháp mang tính tổng thể như: phân cấp mạnh, thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm; chuyển đổi phương thức quản lý NSNN theo đầu vào sang quản lý theo đầu ra; hoàn thiện các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư cho GDĐH; hoàn thiện tổ chức và quy chế hoạt động của bộ máy kiểm toán nội bộ; - Nhóm giải pháp về khai thác, huy động nguồn tài chính như: cải tiến cơ cấu nguồn NSNN; đẩy mạnh đào tạo ĐH hệ dân sự và vừa làm vừa học, trao quyền quyết định mức học phí cho CSGDĐH; XH hóa các nguồn lực, đẩy mạnh hình thức đầu tư BT; - Nhóm giải pháp về chính sách phân phối, sử dụng nguồn tài chính như: điều chỉnh định mức thanh toán và đơn giản hóa các thủ tục thanh toán chi NCKH; có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho đội ngũ GV, cán bộ tài chính, kế toán trong các CSGDĐH; thực hiện bồi thường kinh phí đào tạo. 155 KẾT LUẬN Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ cao đẳng, ĐH và sau ĐH cho SN đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn XH đòi hỏi các CSGDĐH ngành Công an phải có những sự đổi mới, cải cách sâu rộng cả về chiều rộng, lẫn chiều sâu. Trong điều kiện các nguồn tài chính cho các CSGDĐH ngành Công an hiện nay còn hạn hẹp, việc hoạch định và thực thi chính sách tài chính đối với CSGDĐH ngành Công an như thế nào để đảm bảo nâng cao hiệu quả việc khai thác, huy động và quản lý, sử dụng các nguồn tài chính trong các CSGDĐH là một yêu cầu bức thiết và cũng hết sức khó khăn, phức tạp. Với kinh nghiệm thực tiễn hơn 18 năm làm công tác quản lý tài chính các đơn vị dự toán, trong đó có nhiều năm trực tiếp theo dõi, quản lý nguồn kinh phí thường xuyên của các CSGDĐH, tác giả tập trung luận giải rõ ràng, cụ thể trong luận án này các nội dung như sau: - Xuất phát từ nhận thức về vai trò vô cùng quan trọng của GDĐH đối với sự phát triển KTXH, có tham khảo kinh nghiệm về chính sách tài chính đối với các học viện, trường ĐH an ninh, cảnh sát một số nước, vận dụng những lý luận về chính sách tài chính đối với CSGDĐH nói chung, luận án đã đi sâu phân tích thực trạng về các chính sách khai thác, huy động và phân phối, sử dụng các nguồn tài chính từ NSNN và nguồn tài chính ngoài NSNN; khái quát hóa được những thành tựu, kết quả đạt được và những hạn chế, bất cập của chính sách tài chính đối với CSGDĐH ngành Công an. Đồng thời, luận án cũng chỉ ra các nguyên nhân của những hạn chế, bất cập này. - Trên cơ sở định hướng phát triển GDĐH ngành Công an đến 2020, sự phân tích thực trạng của chính sách tài chính đối với CSGDĐH ngành Công an, luận án đã đưa ra một số quan điểm và định hướng nhằm hoàn thiện chính sách tài chính đối với CSGDĐH ngành Công an, đồng thời đề xuất các giải pháp vừa có tính tổng thể, vừa cụ thể, rõ ràng, đảm bảo tính khả thi trong thực tế nhằm hoàn thiện chính sách tài chính đối với CSGDĐH ngành Công an trong thời gian từ nay đến năm 2020. 156 Có thể khẳng định đề tài nghiên cứu của luận án có ý nghĩa thiết thực cả về khoa học và thực tiễn. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về chính sách tài chính đối với CSGDĐH, luận án hy vọng sẽ góp phần: hệ thống hóa vấn đề lý luận về chính sách tài chính đối với CSGDĐH; phân tích, đánh giá thực trạng về chính sách tài chính đối với CSGDĐH ngành Công an trong những năm vừa qua; trên cơ sở đó và dựa vào định hướng phát triển hệ thống GDĐH ngành Công an đến năm 2020, luận án sẽ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính đối với CSGDĐH ngành Công an trong trong thời gian từ nay đến năm 2020. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chính sách tài chính đối với các CSGDĐH là một là đề tài vô cùng khó khăn, phức tạp, nên luận án này không tránh khỏi một số vấn đề hạn chế, chưa giải quyết được. Trước hết đó là vấn đề phân tích định lượng nhằm xác định tỷ lệ thu hồi của GDĐH ngành Công an để làm cơ sở hoạch định chính sách tài chính; cách thức xác định giá các DV của các CSGDĐH ngành Công an; tính toán lượng hóa các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư cho GDĐH ngành Công an; một số số liệu có liên quan đến GDĐH nói chung còn chưa có điều kiện cập nhật mới nhất; chưa đi sâu vào phân tích phương thức quản lý NSNN theo đầu ra và vấn đề xây dựng dự toán NSNN trung hạn,... 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Xuân Hiệp (2013), "Huy động nguồn tài chính cho các cơ sở giáo dục đại học ngành Công an", Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 02 (115). 2. Nguyễn Xuân Hiệp (2013), "Đổi mới chính sách phân phối nguồn ngân sách nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học ngành Công an", Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 07 (120). 3. Nguyễn Xuân Hiệp (2012), "Một số kiến nghị, đề xuất hoàn thiện các chế độ tài chính về chi đào tạo đối với lưu học sinh Lào, Cam Pu Chia tại Việt Nam", Tạp chí Công an nhân dân, kỳ 1, số 11. 4. Nguyễn Xuân Hiệp (2013), "Tăng cường huy động vốn đầu tư cho giáo dục đại học ngành Công an từ các nhà đầu tư bằng phương thức "Xây dựng - Chuyển giao"", Tạp chí Công an nhân dân, kỳ 1, số 02. 5. Nguyễn Xuân Hiệp (2013), "Một số đề xuất về chính sách tài chính cho giáo dục đại học ngành Công an", Tạp chí Công an nhân dân, kỳ 1, số 05. 6. Nguyễn Xuân Hiệp (2013), "Chính sách tài chính đối với các trường đại học an ninh, cảnh sát trên thế giới", Tạp chí Công an nhân dân, kỳ 1, số 11. 7. Nguyễn Xuân Hiệp (2013), "Đổi mới chính sách tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học Công an", Kỷ yếu Hội thảo khoa học về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ do Viện Chiến lược và Chính sách tài chính - Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh tổ chức, tháng 11. 8. Nguyễn Xuân Hiệp (2014), "Tăng cường xã hội hóa nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học ngành Công an", Tạp chí Khoa học và Chiến lược, số 01, tháng 01. 158 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (1996), Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Bộ Công an (2012), Thông tư số 03/2012/TT-BCA ngày 16/01/2012 quy định về phân cấp, ủy quyền quyết định dự án đầu tư và xây dựng trong Công an nhân dân. 3. Bộ Công an (2009), Thông tư số 22/2009/TT-BCA-V22 ngày 15/4/2009 hướng dẫn thực hiện việc quản lý, cấp phát và thanh toán vốn đầu tư trong Công an nhân dân. 4. Bộ Công an (2009), Thông tư số 21/2009/TT-BCA-V22 hướng dẫn quyết toán dự án đầu tư xây dựng hoàn thành trong Công an nhân dân. 5. Bộ Công an (2012), Thông tư số 60/2012/TT-BCA ngày 16/10/2012 quy định về quyết toán dự án đầu tư xây dựng hoàn thành trong Công an nhân dân. 6. Bộ Công an (2010), Thông tư số 60/2010/TT-BCA ngày 16/12/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 106/2009/NĐ-CP ngày 16/11/1009 quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị vũ trang nhân dân. 7. Bộ Công an (2006), Quyết định số 1797/2006/QĐ-BCA(X14) ngày 3 ngày 11 năm 2006 quy định về liên kết đào tạo vừa làm vừa học và bồi dưỡng trong lực lượng Công an nhân dân. 8. Bộ Công an (2001), Quyết định số 52/2001/QĐ-BCA(V22) ngày 31 tháng 1 năm 2001 về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với các đơn vị hoạt động sự nghiệp có thu trong lực lượng Công an nhân dân. 9. Bộ Công an (2010), Thông tư số 06/2010/TT-BCA ngày 21 tháng 1 năm 2010 quy định chế độ quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập có thu trong Công an nhân dân. 10. Bộ Công an (2006), Đề án số 1252/2006/ĐA-BCA ngày 17 tháng 7 năm 2006 về tăng cường, đổi mới giáo dục đào tạo trong lực lượng CAND giai đoạn 2006 - 2020. 159 11. Bộ Công an (1998), Quyết định số 729/1998/QĐ-BCA(V19) ngày 9 tháng 11 năm 1998 ban hành 12 Quy chế thực hiện dân chủ trong Công an nhân dân. 12. Bộ Công an (2009), Thông tư số 51/2009/TT-BCA ngày 4 tháng 9 năm 2009 quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý tài chính, tài sản của Công an nhân dân. 13. Bộ Công an (2005), Quyết định số 608/2005/QĐ-BCA(V22) ngày 11 tháng 5 năm 2005 ban hành Quy chế công khai tài chính trong lực lượng Công an nhân dân. 14. Bộ Công an (2012), Thông tư số 05/2012/TT-BCA ngày 17 tháng 01 năm 2012 quy định về quản lý, điều hành ngân sách nhà nước trong Công an nhân dân. 15. Bộ Công an (2007), Quyết định số 1546/2007/QĐ-BCA(E11) ngày 06 tháng 12 năm 2007 ban hành “Quy định về định mức xây dựng và dự toán kinh phí hoạt động khoa học và công nghệ trong Công an nhân dân”. 16. Bộ Công an (2010), Quyết định số 3994/QĐ-BCA ngày 07 tháng 10 năm 2010 về quy mô đào tạo và địa điểm các học viện, các trường Công an nhân dân. 17. Bộ Công an (2010), Thông tư số 60/2010/TT-BCA ngày 16/12/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 106/2009/NĐ-CP ngày 16/11/1009 quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị vũ trang nhân dân. 18. Bộ Công an (2011), Công văn số 1597/BCA-X11 ngày 7/6/2011 quy định chế độ hỗ trợ đối với giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ trực tiếp giảng dạy trong các Trường Công an nhân dân. 19. Bộ Công an (2010), Thông tư số 39/2010/TT-BCA ngày 22 tháng 10 năm 2010 quy định tiêu chuẩn, định lượng ăn đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân. 20. Bộ Công an (2007), Thông tư số 09/2007/TT-BCA ngày 25 tháng 7 năm 2010 hướng dẫn thực hiện phụ cấp ưu đãi đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ cảnh vệ trong Công an nhân dân. 21. Bộ Công an (2012), Công văn số 4084/BCA-V22 ngày 19 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn mức tiền ăn của một số cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. 160 22. Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Thông tư liên tịch số 15/2007/TTLT-BCA-BTC-BKH&ĐT ngày 24/9/2007 của hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2006/NĐ-CP ngày 10/3/2006 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân. 23. Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 02/2010/TTLT-BCA- BNV-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2010 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 91/2009/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, chiến sĩ trong Công an nhân dân. 24. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính (1998), Thông tư liên tịch số 54/1998/TTLT-BGD&ĐT-BTC ngày 31/8/1998 hướng dẫn thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. 25. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ (2009), Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo. 26. Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính (2005), Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 hướng dẫn chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức. 27. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), Nxb Tài chính. 28. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 83/2007/TT-BTC ngày 16 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg. 29. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 89/2006/TT-BTC ngày 29 tháng 09 năm 2006 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc và kinh phí thu hồi bồi thường chi phí đào tạo. 30. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 26/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007 hướng dẫn mức thu học phí, quản lý và sử dụng học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ. 31. Bộ Tài chính, Bộ Công an (2004), Thông tư liên tịch số 54/2004/TTLT-BTC-BCA ngày 10/6/2004 hướng dẫn lập, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước và quản lý tài sản nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh. 161 32. Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Thông tư liên tịch số 28/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 4 tháng 4 năm 2003 quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) vào các cơ sở giáo dục - đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. 33. Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Thông tư liên tịch số 71/2004/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 14/7/2004 sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 28/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT. 34. Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Thông tư liên tịch số 69/2005/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 29/8/2005 sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 28/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT. 35. Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 11/2/2010 quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. 36. Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Thông tư liên tịch số 44/2007/TT-BKHCN ngày 07 tháng 05 năm 2007 hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước. 37. Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKH&CN ngày 04 tháng 10 năm 2006 quy định về chế độ khoán kinh phí thực hiện đề tài, dự án khoa học và công nghệ. 38. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thự hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 39. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 89/2006/TT-BTC ngày 29 tháng 09 năm 2006 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc và kinh phí thu hồi bồi thường chi phí đào tạo. 40. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 162 41. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 7/1/2004 quy định về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh. 42. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 25/2006/NĐ-CP ngày 10/3/2006 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân. 43. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định số 106/2009/NĐ-CP ngày 16/11/1009 quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị vũ trang nhân dân. 44. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2005 về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức. 45. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2007 về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, từ thiện. 46. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, từ thiện. 47. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định số 169/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 về huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác công an. 48. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 128/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2006 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh vệ. 49. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2007), Giáo trình Chính sách kinh tế xã hội, Nxb Thống Kê, Hà Nội. 50. Trịnh Tiến Dũng (2012),“Một số vấn đề nổi lên qua nghiên cứu bước đầu về chi tiêu NSNN cho GDĐH ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo “Đổi mới cơ chế tài chính đối với giáo dục đại học”, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, UNDP, Bộ Tài chính, tháng 11 năm 2012. 163 51. Đảng ủy Công an Trung ương (2012), Thông báo số 741-TB/ĐU-KT(V31) ngày 23 tháng 11 năm 2012 kết luận kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong mua sắm, cấp phát, quản lý, sử dụng tài sản công đối với Đảng ủy Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2012. 52. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (1999), Chính sách kinh tế - xã hội, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. 53. Phạm Minh Hạc (2000), Tổng kết 10 năm (1990 - 2000) xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 54. Arthur M.Hauptman (2010), Tài chính cho giáo dục đại học: Xu hướng và vấn đề, địa chỉ truy cập: 55. Học viện Tài chính (2012), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục đại học và cao đẳng công lập, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. 56. Nguyên Văn Hộ (2001), Kinh tế học giáo dục, địa chỉ truy cập: 57. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 1, Nxb Từ điển Bách khoa. 58. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 2, Nxb Từ điển Bách khoa. 59. Nguyễn Văn Ly (2010), Quản lý chất lượng đào tạo đại học trong các học viện, trường Công an nhân dân, Luận án Tiến sĩ quản lý giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. 60. Karl Marx (1998), Tư bản, Quyển 1, Tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. 61. C.Mác và Ph.Ănghen (2001), Ănghen toàn tập, tập 48, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật. 62. Hồ Chí Minh (1977), Vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 63. N. Gregory Mankiw (2003), Kinh tế học vĩ mô, Nxb Thống kê. 64. Lê Phước Minh (2005), Hoàn thiện chính sách tài chính cho giáo dục đại học Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng. 65. Nguyễn Đình Phan (2012), "Nâng cao chất lượng giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa", Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 128, tháng 8 năm 2012. 164 66. Phạm Phụ (2012), Đổi mới căn bản về tài chính cho giáo dục đại học Việt Nam, Phần I, địa chỉ truy cập: /10/YKien_BinhLuan/120814_1/DoiMoiTaiChinh1Vw55.pdf 67. Phạm Phụ (2012), Đổi mới căn bản về tài chính cho giáo dục đại học Việt Nam, Phần II, địa chỉ truy cập: 10/YKien_BinhLuan/120815_1/PPhu2Vw58.pdf 68. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khóa XI, Kỳ họp thứ 7 (2005), Luật Giáo dục, Luật số 38/2005/QH11. 69. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khóa XIII, Kỳ họp thứ 7 (2012), Luật Giáo dục đại học, Luật số 08/2012/QH13. 70. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Khóa XI, Kỳ họp thứ tám, Luật Công an nhân dân, số 54/2005/QH11. 71. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Khóa XI, Kỳ họp thứ hai, Luật Ngân sách nhà nước, số 01/2002/QH11. 72. Phạm Chí Thanh (2011), Đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 73. Tạp chí Cộng sản, địa chỉ Website truy cập: org.vn/Home/Tri-thuc-viet-nam/2011/12794/Tai-chinh-cho-giao-duc-dai- hoc-o-mot-so-nuoc-tren.aspx. 74. Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Khánh Bằng (2009), Phương pháp dạy và học đại học, Nxb Đại học Sư phạm. 75. Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (2012), Tài liệu hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác giáo dục đào tạo trong CAND năm học 2012 - 2013. 76. Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Công an (2007), Thông tư liên tịch số 2478/2007/TTLT-TTCP-BNV-BTC-BCA ngày 22 tháng 11 năm 2007 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra đối với Thanh tra viên Công an nhân dân. 77. Vũ Nhữ Thăng (2012), Tài chính Việt Nam 2011: Tái cấu trúc và Minh bạch chính sách, Nxb Tài chính. 78. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước. 165 79. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Quyết định số 140/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg. 80. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập. 81. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Quyết định số 1229/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể, nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong CAND đến năm 2020. 82. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Quyết định số 91/QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 2009 quy định chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, chiến sĩ trong Công an nhân dân. 83. Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân (2012), Báo cáo số 201/BC-T36 ngày 14/02/2012 về quá trình triển khai thực hiện dự án xây dựng Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân - Bộ Công an. 84. Viện Nghiên cứu và Phổ biến tri thức Bách khoa (1998), Đại từ điển kinh tế thị trường. 85. Vụ Tài chính - Bộ Công an (2004), Tài liệu Luật Ngân sách nhà nước và một số văn bản hướng dẫn thực hiện trong Công an nhân dân. 86. Nguyễn Văn Xô (1998), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục. * Tài liệu tiếng Anh 87. Asian Development Bank, (2009), Good practice in cost sharing an financing in higher education, Madaluyong City, Phillippenes. 88. Johnstone Bruce, (1986), “Sharing the costs of higher education: Student financial assistance in the UK, Germany, France, Sweden, and US”. 89. Johnstone Bruce, (1999), “Financing for higher Education: Who pay?”, Johns Hopkins University, New York, USA. 90. Mary Canning, Martin Godfrey, Dorota Holzer-Zelazewska (2007), Higher education financing in the New EU Member States: Leveling the Playing Field, The World Bank, Washington, D.C. 166 91. Charles G. Dobbins and Calvin B. T. Lee, (1968), Whose Goals for American Higher Education, American Council on Education, Washington, D.C. 92. Pierre Antoine Gioan, (2008), Higher education in Francophone Africa: What tools can be used to support financially - sustainable Policies, The World Bank, Washington, D.C. 93. Grant Harman, M. Selim, (1991), Funding for higher education in Asia and the Pacific: Trategies to increase cost efficiency and attract additional financial suppport, UNESCO Principal Regional Office for Asia and the Pacific P.O Box 967, Prakanong Post Office, Bangkok 10110, Thailand. 94. Peter Materu, (2007), Higher education quality assurance in Sub-Sahara Africa: status, challenges, opportunities, and promising practices, The World Bank, Washington, D.C. (33) 95. Peter C. Kratcoski and Dilip K. Das, (2007), Police Education and Training In a Global Society, Printed in the United State of America. 60&dq=thailand+police+academy&source=bl&ots=jHOOKTz1ur&sig=-D- _NkMgNEu1yfEvZ-7n-Otofo0&hl=vi&sa=X&ei=fN5KUqKYKsmIiQego4 GYDw&ved=0CE4Q6AEwBTgU#v=onepage&q=thailand%20police%20ac ademy&f=false 96. Taib Spahic, Police Training in Europe, website: books?id=n-c1rwapD78C&pg=PA223&dq=police+college&hl=vi&sa=X&ei =WvFPUv3mOIPHkAXSxIHACA&ved=0CGUQ6AEwCA#v=onepage&q= police%20college&f=false 97. The World Bank country study, (2007), Toward High - quality Education in Peru: Standard, Accountability, and Capacity Building, The World Bank Washington, D.C. (30) 98. Website: 99. Website: https://www.newcops.co.nz/application-process/faqs 100. Website: PoliceAcademy/tabid/147/Default.aspx 101. Website: self-sponsorship-jump-start-your-career 102. Website: 167 PHỤ LỤC Phụ lục 1 TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ GV TRONG CÁC CSGDĐH NGÀNH CÔNG AN TT Tên trường Tổng số giảng viên Học vấn Lý luận chính trị Ngoại ngữ Tiến sĩ Thạc sĩ ĐH, CĐ Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Chứng chỉ A, B, C ĐH IELTS 6.0, TOEFT 550 1 Học viện ANND 309 37 115 157 15 251 43 242 61 6 2 Học viện CSND 359 39 185 135 20 293 46 295 55 9 3 ĐHANND 186 8 65 113 9 104 31 169 17 0 4 ĐHCSND 221 6 103 112 20 156 41 193 18 10 5 ĐHPCCC 147 10 38 99 3 96 20 138 6 3 6 ĐHKTHC 150 4 22 124 3 103 19 136 10 4 7 Học viện QT 74 4 70 2 57 15 56 15 3 Cộng 1.446 108 528 810 139 1.092 215 1.229 182 35 Nguồn: [75] 168 Phụ lục 2 TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRONG CÁC CSGDĐH NGÀNH CÔNG AN TT Tên trường Tổng số cán bộ Học vấn Lý luận chính trị Ngoại ngữ Tiến sĩ Thạc sĩ ĐH, CĐ Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Chứng chỉ A, B, C ĐH IELTS 6.0, TOEFT 550 1 Học viện ANND 90 16 19 55 19 55 16 74 16 2 Học viện CSND 138 14 46 78 27 93 18 134 3 1 3 ĐHANND 56 6 12 38 41 15 40 10 6 4 ĐHCSND 64 7 20 37 36 10 18 64 5 ĐHPCCC 52 10 4 38 5 38 9 51 1 6 ĐHKTHC 29 1 9 19 4 16 9 38 1 7 Học viện QT 74 1 27 46 7 57 10 62 11 1 Cộng 503 55 137 311 98 310 95 453 41 9 Nguồn: [75] 169 Phụ lục 3 TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHÁC TRONG CÁC CSGDĐH NGÀNH CÔNG AN TT Tên trường Tổng số cán bộ Học vấn Lý luận chính trị Ngoại ngữ Tiến sĩ Thạc sĩ ĐH, CĐ Trung cấp Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Chứng chỉ A, B, C ĐH IELTS 6.0, TOEFT 550 1 Học viện ANND 156 91 23 42 47 91 18 150 5 1 2 Học viện CSND 186 1 34 129 22 53 121 12 167 8 11 3 ĐHANND 74 14 56 4 24 28 22 70 4 4 ĐHCSND 105 1 18 54 32 46 46 13 103 2 5 ĐHPCCC 100 9 66 25 35 57 8 100 6 ĐHKTHC 96 3 61 32 32 54 10 95 1 7 Học viện QT 15 6 9 11 4 15 Cộng 732 2 169 395 166 248 401 83 700 19 13 Nguồn: [75]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoan_thien_chinh_sach_tai_chinh_doi_voi_co_so_giao_d.pdf
  • docKet luan moi.doc
Luận văn liên quan