Luận án Hoàn thiện chính sách tài chính với mục tiêu phát triển bền vững thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

TTBH PNT Việt Nam sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các DNBH trong việc mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa kênh phân phối. Với mục tiêu phát triển, nâng cao tiềm lực tài chính, các DNBH PNT sẽ không ngừng mở rộng mạng lưới kinh doanh, tăng độ che phủ trên thị trường thông qua việc thành lập các chi nhánh, công ty thành viên trong phạm vi lãnh thổ và tăng cường hợp tác, vươn tầm hoạt động qua biên giới. Bên cạnh đó, các DNBH PNT sẽ phát triển các kênh phân phối phi truyền thống, mở rộng mối quan hệ với các đối tác trên nhiều lĩnh vực để kết hợp bán chéo sản phẩm bảo hiểm

pdf226 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện chính sách tài chính với mục tiêu phát triển bền vững thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nay hoà nhập với TTBH khu vực và thế giới, Nhà nước phải có một chính sách thuế phù hợp với thực tế và đặc điểm của hoạt động KDBH, coi thuế như một giải pháp nhằm "tăng cung, kích cầu" thị trường. 188 Theo Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, thuế suất thuế GTGT đối với dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu là10%, quy định này hoàn toàn đúng bản chất của thuế GTGT. Việc quy định thuế suất thuế GTGT chỉ phụ thuộc vào việc hàng hóa hay dịch vụ đó được cung cấp cho tiêu dùng ở trong hay ngoài nước. Hàng hóa xuất khẩu thì sẽ tiêu dùng ở nước ngoài nên được áp dụng thuế suất 0%, còn dịch vụ bảo hiểm vận chuyển cho hàng hóa này thì cung cấp cho doanh nghiệp ở Việt Nam tiêu dùng nên phải chịu thuế suất 10%. Tuy nhiên việc quy định này lại không tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu theo giá CIF, từ đó kìm hãm sự phát triển về doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm đối với hàng xuất khẩu. Ở tầm vĩ mô, nâng cao tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) tham gia bảo hiểm trong nước có tác dụng góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc gia. Với hoạt động xuất khẩu theo điều kiện CIF, hàng hóa được chuyên chở bằng tàu trong nước và được công ty bảo hiểm trong nước bảo hiểm sẽ tạo nguồn thu ngoại tệ vì chi phí vận tải và phí bảo hiểm về thực chất được tính vào giá hàng và do phía nước ngoài trả. Đối với các công ty XNK, nếu đơn bảo hiểm được ký kết với các công ty bảo hiểm Việt Nam, công ty XNK tránh được những phiền phức về thủ tục pháp lý, ngôn ngữ, địa lý có thể sẽ gặp phải khi sự cố bảo hiểm xảy ra. Trong trường hợp công ty bảo hiểm Việt Nam không đủ năng lực, phía Việt Nam vẫn có lợi do chúng ta có điều kiện lựa chọn công ty uy tín bảo hiểm cho hàng hóa của mình, đồng thời lựa chọn các điều khoản bảo hiểm phù hợp với tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của công ty. Hơn nữa, tập quán thương mại quốc tế chỉ yêu cầu bên xuất khẩu mua bảo hiểm ở mức độ tối thiểu. Nhà nhập khẩu muốn an toàn hơn cho tài sản của mình phải ký các hợp đồng bổ sung. Như thế, suy cho cùng, công ty nhập khẩu Việt Nam vẫn phải mua bảo hiểm trong trường hợp nhập khẩu CIF. Công ty sẽ chủ động hơn nếu giành được quyền mua bảo hiểm thông qua hợp đồng nhập khẩu FOB hoặc C&F. Kim ngạch hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm trong nước tăng có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy ngành bảo hiểm phát triển. Theo nguyên lý số đông, 189 lượng khách hàng tham gia càng lớn công ty bảo hiểm càng có điều kiện phân chia rủi ro giữa các đối tượng bảo hiểm, tránh cho công ty trước những tổn thất lớn ảnh hưởng không tốt đến tài chính công ty. Do vậy để tăng kim ngạch hàng xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước trong điều kiện hội nhập nền kinh tế, khả năng xuất khẩu ngày càng được mở rộng sang thị trường Mỹ và EU,cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó trọng yếu là các giải pháp tài chính. Để nâng cao tỷ trọng hàng hóa XNK được bảo hiểm trong nước, trước tiên cần có sự cố gắng nỗ lực của chính các công ty bảo hiểm. Ngành bảo hiểm Việt Nam cần không ngừng nâng cao năng lực bảo hiểm lên ngang tầm quốc tế. Phải có chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ tinh thông kỹ thuật nghiệp vụ, hiểu luật pháp quốc gia, quốc tế, có nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trước khách hàng; phải đa dạng hóa sản phẩm, khai thác triệt để thị trường trong nước. Bên cạnh đó, phải có chiến lược nâng cao năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh và tạo uy tín để các công ty bảo hiểm Việt Nam có thể ký các hợp đồng bảo hiểm cho những tài sản có giá trị lớn với các công ty XNK nước ngoài... Bên cạnh đó, Nhà nước xem xét quy định giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách thuế, phí và lệ phí ưu đãi nếu xuất khẩu theo giá CIF. Tuy thuế xuất khẩu được tính trên cơ sở giá FOB, song để khuyến khích các DNXK theo giá CIF nhằm tạo điều kiện cho các DNBH trong nước khai thác dịch vụ bảo hiểm, đối với những lô hàng xuất khẩu theo giá CIF, DNXK cần được miễn, giảm thuế xuất khẩu, phí thủ tục hải quan,Nếu các DNXK đều lựa chọn và áp dụng điều kiện giao hàng CIF thì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho chính doanh nghiệp và cả nền kinh tế. - Chính phủ xem xét giảm thuế suất hoặc tăng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân làm đại lý bảo hiểm phi nhân thọ Chính sách thuế đánh vào thu nhập đại lý bảo hiểm hiện nay là không hợp lý. Theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC, ngày 15/6/2015. Đối với đại lý bảo hiểm là cá nhân phải thực hiện nộp thuế thu nhập theo tỷ lệ 5% trên hoa hồng đại lý mà cá nhân được hưởng, nếu hoa hồng trong năm của đại lý 190 trên 100 tr đồng. Điều này là mâu thuẫn với quy định hiện hành của Nhà nước về cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của người lao động mà NCS đã trình bày trong chương 2. Theo quy định, hợp đồng đại lý được ký kết giữa các DNBH PNT với những cá nhân làm đại lý đã chỉ rõ "Đại lý là người được DNBH ủy quyền thực hiện những công việc giới thiệu sản phẩm, t- ư vấn cho khách hàng, và được hưởng hoa hồng theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số phí bảo hiểm". Điều đó nghĩa là, cá nhân mỗi đại lý bảo hiểm là những người lao động theo uỷ quyền của các DNBH PNT, nhưng khác với người lao động trong doanh nghiệp, họ không được hưởng lương mà hưởng hoa hồng. Hoa hồng của người đại lý hay tiền lương của cán bộ DNBH PNT đều là những khoản thu nhập có được từ kết quả lao động của mỗi người mang lại. Việc quy định như trên sẽ cản trở việc nâng cao chất lượng hoạt động của đại lý, mặt khác, cũng đã ảnh hưởng đến gánh nặng về giải quyết việc làm của xã hội. Quy định đó dẫn đến đa số sinh viên tốt nghiệp ra trường có suy nghĩ làm đại lý chưa được xã hội nhìn nhận là một nghề, nên đã bằng mọi cách để theo đuổi vào làm một cán bộ cơ quan nào đó cho dù thu nhập có thể thấp hơn nhiều lần. Vì thế các DNBH PNT tuyển dụng và đào tạo đại lý thì rất khó khăn, nhưng hoạt động của đại lý chưa chắc đã mang lại hiệu quả. Như vậy, lợi ích của mỗi DNBH và cá nhân những người đại lý bảo hiểm đều bị ảnh hưởng không tốt từ chính sách thuế hiện hành áp dụng đối với đại lý bảo hiểm. Theo quan điểm của tác giả, đối với đại lý bảo hiểm phi nhân thọ làm việc toàn thời gian, có hợp đồng dài hạn, họ cũng giống như cán bộ của doanh nghiệp, do vậy cũng cần được tính các khoản giảm trừ khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, nghĩa là cũng sẽ được giảm trừ một số khoản: * Giảm trừ đối với người nộp thuế: 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm); * Giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc: 3,6 triệu đồng/tháng (43,2 triệu đồng/năm); * Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện; * Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. 191 Bên cạnh các khoản giảm trừ, các khoản sau cũng không chịu thuế TNCN khi tính thuế: * Tiền ăn trưa, ăn giữa ca không vượt quá 730.000 đồng/tháng * Tiền phụ cấp trang phục không quá 5.000.000 đồng/năm (Miễn toàn bộ nếu chi bằng hiện vật) * Phụ cấp điện thoai, tiền xăng, tiền công tác phí (theo Quy chế công ty) Do vậy tác giả kiến nghị Chính phủ xem xét giảm thuế suất thuế thu nhập cá nhân hoặc chỉ tính thuế khi thu nhập vượt quá 150 triệu để đại lý có thể tăng thu nhập, đảm bảo cuộc sống và yên tâm với hoạt động nghề nghiệp. 4.3.6. Hoàn hiện chính sách Ngân sách nhà nước hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp - Chính phủ xem xét áp dụng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp lâu dài. Việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp của hộ nông dân phụ thuộc rất lớn vào sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước. Theo nghiên cứu của tác giả trong phần thực trạng, khi có sự hỗ trợ từ Nhà nước, doanh thu phí bảo hiểm nông nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng khi hết thời gian hỗ trợ doanh thu phí bảo hiểm nông nghiệp sụt giảm đáng kể. Vì vậy, Chính phủ nên xem xét áp dụng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp lâu dài để tạo ra sự tăng trưởng bền vững cho bảo hiểm nông nghiệp. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực rộng, sự hỗ trợ thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến NSNN, để thực hiện chính sách hỗ trợ lâu dài, Chính phủ xem xét xây dựng quỹ bảo hiểm nông nghiệp, quỹ này có thể được hình thành từ sự đóng góp của các DNBH PNT và được sử dụng thường xuyên thay thế cho hỗ trợ từ NSNN. - Chính phủ nghiên cứu mở rộng đối tượng bảo hiểm, khu vực được hỗ trợ trong bảo hiểm nông nghiệp. Mục đích quy đinh về đối tượng bảo hiểm và địa bàn hưởng sự hỗ trợ của Chính phủ trong bảo hiểm nông nghiệp là hỗ trợ người nông dân khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả thiên tai, dịch bệnh gây ra cho những 192 sản phẩm nông nghiệp có gái trị cao, dễ gặp rủi ro ở địa bàn trọng điểm. Tuy nhiên việc quy định hạn chế đối tượng bảo hiểm và địa bàn hưởng sự hỗ trợ sẽ dẫn tới sự phân biệt giữa các sản phẩm nông nghiệp và các vùng miền, cản trở sự phát triển của bảo hiểm nông nghiệp. Vì vậy, Chính phủ xem xét mở rộng đối tượng bảo hiểm và địa bàn hưởng hỗ trợ trong bảo hiểm nông nghiệp trên phạm vi cả nước nhằm giúp DNBH PNT có thể khai thác tối đa tiềm năng của thị trường, từ đó thúc đẩy sự phát triển chung của TTBH PNT. - Hỗ trợ cho DNBH PNT trong quá trình triển khai sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp. Một trong những khó khăn lớn nhất trong quá trình triển khai bảo hiểm nông nghiệp là sự e dè của các DNBH PNT. Các DNBH PNT không mặn mà triển khai nghiệp vụ bảo hiểm nông nghiệp do nguy cơ thua lỗ quá lớn. Để triển khai bảo hiểm nông nghiệp, các DNBH PNT phải bỏ ra chi phí lớn để nghiên cứu sản phẩm, quảng bá sản phẩm, chi phí đánh giá rủi roHơn nữa, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu ảnh hưởng thường xuyên của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh nên chi bồi thường của DNBH PNT rất lớn. Nếu không có sự hỗ trợ từ Nhà nước, rất khó để DNBH PNT có thể tập trung khai thác sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp. Bảo hiểm nông nghiệp của Mỹ rất phát triển một phần do nhận thức của người dân cao, một phần khác do sự hỗ trợ của Chính phủ cho DNBH PNT trên nhiều lĩnh vực: hỗ trợ chi phí, hỗ trợ hoạt động tái bảo hiểmVì vậy, Chính phủ nghiên cứu để hoàn thiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, trong đó vừa hỗ trợ phí bảo hiểm cho người nông dân, vừa hỗ trợ các DNBH PNT, có như vậy bảo hiểm nông nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển. 4.4. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 4.4.1. Giai đoạn từ năm 2021-2025 - Chính phủ xem xét sửa Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 một cách tổng thể cùng các văn bản hướng dẫn thi hành 193 Năm 2018, Cục Quản lý gíam sát bảo hiểm và Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính) đã phối hợp tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Luật KDBH giai đoạn 2000 - 2017 và định hướng hoàn thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Luật KDBH năm 2000 có sự ổn định, lâu dài so với nhiều luật chuyên ngành khác. Tuy nhiên sau gần 20 năm thực hiện, luật đã bộc lộ những khiếm khuyết cần sửa đổi, bổ sung, thay thế. Cụ thể: Điều 10 Luật KDBH chưa chỉ rõ việc hợp tác giải quyết quyền lợi bảo hiểm, đề phòng và hạn chế tổn thất, chia sẻ thông tin để quản trị rủi ro giữa các DNBH. Thực tế việc chia sẻ thông tin công khai giữa các DNBH là cần thiết nhằm đấu tranh, gạt bỏ các hành vi, dấu hiệu gian lận bảo hiểm. Tuy nhiên, nhu cầu này đang gặp “rào cản” từ quy định bảo mật thông tin khách hàng tại khoản 1, Điều 19; khoản 6, Điều 124 Luật KDBH và Điều 6, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngĐiều này phải được sửa đổi để tạo ra sự thống nhất giữa các quy định Cần sửa đổi quy định “Thế quyền đòi người thứ ba” tại Điều 49 Luật KDBH theo hướng bảo vệ quyền lợi DNBH khi người được bảo hiểm tự ý từ bỏ quyền khiếu nại đòi bồi thường bên thứ ba. Đồng thời, các nhà bảo hiểm kiến nghị bỏ quy định “xác định lỗi khi loại trừ bảo hiểm” tại điểm a, khoản 3, Điều 16 của luật này vì không đồng nhất với quy định tại Khoản 4, Điều 585, Bộ luật Dân sự năm 2015,: “Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra”. Luật chưa bao quát hết các thành phần tham gia thị trường, cần bổ sung tổ chức cung cấp dịch vụ bổ trợ; một số khái niệm cần được sửa đổi, bổ sung như bảo hiểm kỹ thuật số, bảo hiểm vi mô; bổ sung tổ chức cung cấp dịch vụ; một số quy định tại Chương hợp đồng bảo hiểm cần được sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu của thị trường và thống nhất với các luật liên quan. Hơn nữa, để thực hiện kịp thời các cam kết của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) bảo hiểm, 194 DN môi giới bảo hiểm và tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm. Chính phủ nghiên cứu tập trung vào một số vấn đề trong Luật kinh doanh bảo hiểm mới: bổ sung các quy định về giải thích từ ngữ đối với dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, tư vấn bảo hiểm, đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm, hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm; bổ sung quy định về quyền tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; bổ sung quy định về cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; quy định về nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động phụ trợ bảo hiểm. - Chính phủ nghiên cứu ban hành các quy định về vốn pháp định và các mức độ an toàn khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, từng bước nâng cao chất lượng công tác quản trị doanh nghiệp bảo hiểm theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế và tình hình phát triển của thị trường. Theo kinh nghiệm quốc tế, một số nguyên tắc có thể áp dụng là: Quy định vốn phải được tính toán dựa trên đặc trưng rủi ro của từng doanh nghiệp; Các nhân tố rủi ro được đưa vào tính toán tối thiểu phải bao gồm rủi ro tài sản, rủi ro nghiệp vụ, rủi ro thị trường (lãi suất, tín dụng..) và rủi ro kinh doanh; Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm phòng ngừa rủi ro, thực hiện chính sách quản lý tài sản có - tài sản nợ phải trả (ALM); Kiểm soát các dấu hiệu bất thường về tình hình tài chính của doanh nghiệp, có các công cụ giám sát và các hành động can thiệp hợp lý; Đối với lĩnh vực liên quan đến đầu tư dài hạn như bảo hiểm nhân thọ, cần có chuẩn bị tốt về nhân sự (định phí viên, kế toán viên) và hạ tầng (công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu,..); Việc chuyển từ cơ chế vốn pháp định sang cơ chế quy định vốn trên cơ sở rủi ro cần được tiến hành phối hợp với chế độ kế toán hiện hành. Hầu hết phương pháp quản lý vốn theo chỉ số rủi ro đòi hỏi sử dụng mô hình dòng tiền và việc định giá tài sản dựa trên giá trị thị trường. Vì vậy, để chuyển đổi sang cơ chế vốn trên cơ sở rủi ro, chế độ kế toán của Việt Nam cần hướng tới việc cho phép định giá tài sản theo giá trị thị trường, sau đó cần tiếp 195 tục nghiên cứu, đánh giá tác động rộng đối với các doanh nghiệp để có sự điều chỉnh sao phù hợp với thực tế thị trường và thông lệ quốc tế. 4.4.2. Giai đoạn từ năm 2026-2030 Chính phủ xem xét áp dụng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp. Trước tiên, các chính sách pháp lý rõ ràng cho bảo hiểm nông nghiệp. Cụ thể, môi trường pháp lý và các quy định để thực thi các hợp đồng bảo hiểm mà cả người mua và người bán đều có thể tự tin là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của bảo hiểm nông nghiệp. Chỉ khi có được một môi trường pháp lý rõ ràng thì cả công ty bảo hiểm và người nông dân mới có thể yên tâm khi cung cấp cũng như tham gia bảo hiểm. Luật pháp và các quy định liên quan cũng cần phải phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, có như vậy thì mới cải thiện được cơ hội để các công ty bảo hiểm nông nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế nhằm thực hiện tái bảo hiểm cũng như để chuyển rủi ro. Cần xây dựng hệ thống hạ tầng và hệ thống dữ liệu. Bảo hiểm nông nghiệp đòi hỏi một cơ sở hạ tầng đáng tin cậy, đặc biệt là đối với bảo hiểm chỉ số thời tiết. Cần phải thu thập, duy trì và lưu trữ dữ liệu và cung cấp dữ liệu kịp thời liên quan đến các sự kiện được bảo hiểm. Những dữ liệu này nên được đặt trong phạm vi công cộng và vì chúng có nhiều mục đích sử dụng, được cung cấp cho tất cả mọi người, kể cả những người có lợi ích thương mại muốn phát triển các sản phẩm bảo hiểm thời tiết sáng tạo hoặc dự báo thời tiết theo mùa. 4.5. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 4.5.1. Quy định việc xây dựng mô hình quản trị rủi ro hiệu quả trong Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Quản trị rủi ro doanh nghiệp là thiết lập một quy trình mang tính hệ thống và có nguyên tắc được áp dụng để hoạch định chiến lược và áp dụng trong phạm vi toàn doanh nghiệp. Do không thể loại bỏ hoàn toàn các rủi ro nên các doanh nghiệp áp dụng mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp để phát hiện các sự kiện, đánh giá và quản lý những sự kiện có khả năng xảy ra ảnh hưởng tới 196 mục tiêu doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và nắm bắt cơ hội. Quản trị rủi ro tốt giúp doanh nghiệp kiểm soát và hạn chế thấp nhất thiệt hại khi các rủi ro xảy ra thông qua việc kịp thời triển khai các giải pháp ứng phó đã được chuẩn bị trước đó. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang thiếu các quy định, hướng dẫn và công cụ hỗ trợ doanh nghiệp triển khai hiệu quả hệ thống quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp nói chung và DNBH PNT nói riêng. Một mô hình quản trị rủi ro và kiểm soát hiệu quả cần phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm và sự phối hợp trong tổ chức liên quan đến quản trị rủi ro. Nếu thiếu sự hợp tác đầy đủ giữa các bên có thể dẫn đến không phát hiện và quản lý kịp thời các rủi ro xảy ra. Nguyên tắc "3 vòng bảo vệ" cung cấp một cách tiếp cận đơn giản và hiệu quả để tăng cường sự trao đổi giữa quản trị rủi ro và kiểm soát bằng cách làm rõ vai trò và nhiệm vụ của các bên liên quan. Vai trò trách nhiệm trong quản trị rủi ro được thể hiện qua nguyên tắc "3 vòng bảo vệ" đối với doanh nghiệp, tách biệt rõ vai trò của 3 nhóm đối tượng liên quan đến quản trị rủi ro hiệu quả. Cung cấp một cách nhìn mới về hoạt động quản trị rủi ro, đảm bảo sự thành công liên tục của các sáng kiến quản trị rủi ro và thích hợp với mọi tổ chức (không phụ thuộc vào quy mô hay sự phức tạp), giúp tăng cường hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro. Hình 4.1: Nguyên tắc "3 vòng bảo vệ" trong quản trị rủi ro Nguồn: Theo The Institute of Internal Auditors. The three lines of defense in effective risk management and control 2013. 197 Nguyên tắc "3 vòng bảo vệ" được xây dựng nhằm hỗ trợ Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên và Ban Tổng giám đốc/Ban Giám đốc trong hoạt động quản trị rủi ro và kiểm soát. Trong đó, Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên và Ban Tổng giám đốc/Ban Giám đốc đảm bảo nguyên tắc "3 vòng bảo vệ" được áp dụng phù hợp với tổ chức doanh nghiệp. + Vòng bảo vệ 1 phát hiện và quản lý rủi ro Vòng bảo vệ 1 gồm các bộ phận chức năng kinh doanh và bộ phận chức năng hỗ trợ (nhân sự, công nghệ thông tin, kế toán tài chính). Vòng bảo vệ 1 có trách nhiệm duy trì và thực hiện các quy trình kiểm soát, quy trình quản lý rủi ro. Tùy vào sự phân cấp phân quyền trong doanh nghiệp, các trưởng bộ phận thuộc vòng bảo vệ 1 có trách nhiệm xây dựng và triển khai quy trình chi tiết, kiểm soát và giám sát việc thực hiện quy trình của nhân viên. + Vòng bảo vệ 2 theo dõi, giám sát rủi ro Vòng bảo vệ 2 có trách nhiệm quản lý rủi ro chung cho toàn doanh nghiệp và tuân thủ; được thiết lập để củng cố, xây dựng và giám sát vòng bảo vệ 1 và đảm bảo rằng vòng bảo vệ 1 đã được thiết kế phù hợp về quy trình, biện pháp kiểm soát và hoạt động đúng như định hướng. Vòng bảo vệ 2 có thể tham gia vào việc sửa đổi và xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ và tham gia vào hỗ trợ hoạt động của vòng bảo vệ 1. + Vòng bảo vệ 3 đảm bảo kiểm tra, kiểm toán độc lập đối với vòng bảo vệ 1 và 2 Bao gồm các bộ phận thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ, báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên về tính hiệu quả của hoạt động quản lý và kiểm soát rủi ro. Việt Nam cần luật hóa một số quy định mang tính nguyên tắc về quản trị rủi ro trong DNBH, tiến tới yêu cầu bắt buộc về việc thành lập một bộ phận quản trị rủi ro độc lập. Cụ thể hóa quy trình nghiệp vụ cũng như kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro, đảm bảo tính đồng bộ thống nhất và hiệu lực pháp lý cao, giúp xây dựng hệ thống quản rủi ro theo thông lệ quốc tế. 198 4.5.2. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh bảo hiểm Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, giám sát hiệu quả của nhà nước đối với TTBH, đảm bảo môi trường phát triển lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBH là một trong những ưu tiên chiến lược của Chính phủ nhằm xây dựng hệ thống phân tích tự động hỗ trợ công tác phân tích, đánh giá và cảnh bảo sớm nguy cơ của DNBH. Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin sẽ đáp ứng mục tiêu xây dựng cho TTBH một kho dữ liệu chung, sử dụng lâu dài, có khả năng phát triển, mở rộng, cung cấp thông tin đủ, kịp thời và chính xác cho cơ quan quan quản lý trong việc quản lý, giám sát hoạt động KDBH, các DNBH trong việc quản trị doanh nghiệp và khách hàng mua bảo hiểm trong việc tiếp cận các sản phẩm bảo hiểm nhanh nhất. Tuy nhiên, thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin trên TTBH còn nhiều hạn chế. Để thực hiện tốt Chiến lược phát triển TTBH Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và những năm tiếp theo, việc xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin chung cho toàn thị trường, đáp ứng nhu cầu quản lý, giám sát hoạt động KDBH là hết sức cần thiết. Hệ thống này cần đạt các mục tiêu sau: - Xây dựng và triển khai hệ thống công nghệ thông tin kết nối giữa cơ quan quản lý nhà nước về KDBH (Bộ Tài chính) với các DNBH và các tổ chức liên quan. - Xây dựng kho dữ liệu bảo hiểm tập trung có khả năng lưu giữ được số liệu lịch sử, cập nhật kịp thời, toàn diện phục vụ cho việc phân tích, dự báo, tính phí bảo hiểm. - Xây dựng mô hình phân tích, dự báo cho các chỉ tiêu quản lý và giám sát hoạt động KDBH. - Hệ thống có khả năng phát triển, mở rộng, cung cấp thông tin đủ, kịp thời, chính xác, đáp ứng không những đối với cơ quan quản lý trong việc quản lý, giám sát hoạt động KDBH mà còn giúp các DNBH trong công tác 199 quản trị doanh nghiệp và người dân tiếp cận được với các sản phẩm bảo hiểm nhanh nhất. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin của các DNBH còn chưa đồng nhất. Trong khi các DNBH nước ngoài đã ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh và công tác quản trị doanh nghiệp thì tại Việt Nam, hệ thống công nghệ thông tin của các DNBH trong nước nhìn chung chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế. Do vậy bên cạnh việc xây dựng hệ thống công nghệ thông tin cho toàn thị trường, từng DNBH PNT phải xây dựng phần mềm tin học đối với việc thống kê rủi ro, tổn thất. Thông qua phần mềm thống kê này, các DNBH có thể cập nhật số liệu hàng ngày một cách đầy đủ về số lượng hợp đồng được ký, số hợp đồng bị hủy, số vụ tổn thất Đây là những cơ sở để tính toán DPNV trong doanh nghiệp. Nếu DNBH không trang bị phần mềm thống kê rủi ro tổn thất hiện đại, có thể dẫn tới việc trích lập DPNV không chính xác, từ đó không đánh giá đúng được năng lực tài chính của DNBH PNT, điều này là rất nguy hiểm với chính DNBH và toàn TTBH PTN. Hơn nữa, các nước trên thế giới khi áp dụng phương pháp quản lý vốn trên cơ sở rủi ro đều yêu cầu các DNBH phải trang bị hệ thống công nghệ thông tin rất hiện đại, cho phép thống kê một cách tương đối chính xác các rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh từ đó mới có thể xác định mức vốn thực tế tương ứng mà DNBH cần đáp ứng. Do vậy để TTBH PTN có thể phát triển bền vững, vai trò của việc trang bị công nghệ thông tin của các DNBH PNT nói riêng và của ngành nói chung là ưu tiên chiến lược. 4.5.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thị trưởng bảo hiểm phi nhân thọ Nhân tố con người luôn được coi là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của bất cứ doanh nghiệp nào và DNBH PNT cũng không ngoại lệVề quy mô, số lượng nguồn nhân lực TTBH tăng lên không ngừng, đóng góp đáng kể vào lực lượng lao động của toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên thực tế hoạt động TTBH trong những năm qua cho thấy sự thiếu hụt về nhân sự, đặc biệt là 200 nhân sự chất lượng cao luôn là một bài toán khó đối với ngành bảo hiểm nói chung và BHPNT nói riêng. Những hạn chế về nguồn nhân lực sẽ ảnh hưởng đến sự phát triên bền vững của TTBH PNT Việt Nam, bởi khi đại lý, cán bộ không có chuyên môn tốt có thể không đánh giá đúng rủi ro nên tính phí sai, thực hiện bồi thường sai, từ đó ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp và kết quả kinh doanh; khi các cấp quản lý không thực sự am hiểu có thể đưa ra những quyết định sai lầm ảnh hưởng đến tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Do vậy để thị trường có thể phát triển và thực hiện được các mục tiêu định hướng đề ra, cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Để tiếp tục phát triển TTBH, một trong những giải pháp quan trọng là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TTBH Việt Nam, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng, theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi mới của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể tiêu chuẩn của một số vị trí chức danh trong DNBH, tiêu chuẩn yêu cầu về chất lượng, trình độ đối với nguồn nhân lực là cán bộ DNBH và các trung gian bảo hiểm (đại lý và môi giới bảo hiểm). Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay đều phù hợp với các chuẩn mực về nguồn nhân lực của IAIS (Hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế (tên tiếng Anh: International Association of Insurance Supervisors, tên viết tắt là IAIS). Do đó, TTBH Việt Nam cần học tập kinh nghiệm các tổ chức đào tạo có uy tín quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm hiện nay để triển khai các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn vị trí, chức danh của cán bộ DNBH, chi nhánh DNBH PNT nước ngoài, DNMGBH (như ANZIIF, CII, IFoA) nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế về công tác sử dụng cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ tại DNBH, chi nhánh DNBH PNT nước ngoài, DNMGBH. Đây cũng là yêu cầu của chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong đó chiến lược đã chỉ rõ nguồn nhân lực thị trường bảo hiểm định hướng phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa.Để có thể phát triển và nâng cao nguồn nhân lực trong bảo hiểm, Cơ quan quản lý nhà nước cần: 201 - Sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật: Luật, Nghị định, Thông tư qui định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với từng vị trí then chốt trong DNBH, đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn chuyên môn bảo hiểm với các vị trí như: Hội đồng quản trị, Ban điều hành DNBH, chi nhánh DNBH PNT nước ngoài, DNMGBH (giám đốc/ tổng giám đốc, phó giám đốc/ phó tổng giám đốc); Lãnh đạo các ban nghiệp vụ; Chuyên gia tính phí.. - Xây dựng chương trình đào tạo tương ứng với hệ thống chứng chỉ chuyên môn bảo hiểm của từng nhóm vị trí chức danh: (i) lãnh đạo doanh nghiệp; (ii) cán bộ quản lý nghiệp vụ; (ii) cán bộ nghiệp vụ; (iv) đại lý. Tương ứng với mỗi nhóm sẽ yêu cầu một loại chứng chỉ chuyên môn bảo hiểm riêng. Việc thi, cấp chứng chỉ chuyên môn bảo hiểm sẽ được soạn thảo để ban hành dưới dạng một quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong đó, văn bản này sẽ quy định các loại chứng chỉ chuyên môn bảo hiểm, nội dung đào tạo của mỗi loại chứng chỉ chuyên môn, quy chế, quy trình về việc thi và cấp, thu hồi, cấp lại các loại chứng chỉ chuyên môn bảo hiểm - Hoàn thiện cơ sở đào tạo: Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên môn bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, các cơ sở đào tạo bảo hiểm phải được tiêu chuẩn hóa và được thừa nhận. Tiêu chuẩn hóa cơ sở đào tạo theo hướng qui định chuẩn hóa các điều kiện cơ bản, tối thiểu của một cơ sở đào tạo chứng chỉ chuyên môn bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm. Tiêu chuẩn hóa chương trình, tài liệu đào tạo: Yêu cầu cơ bản đối với chương trình, tài liệu đào tạo là phải bảo đảm tích lũy đủ một khối lượng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ nhất định để có thể hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm. Tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, "huấn luyện viên": Giảng viên phải nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu, gắn liền với thực tiễn và nhất là phải đẩy mạnh hoạt động thực hành, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, nắm vững quy định pháp lý trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. - Bổ sung quy định về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, đại lý DNBH PNT. Trước hết cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành chuẩn mực đạo đứa 202 hành nghề trong lĩnh vực bảo hiểm; tiếp đó đạo đức nghề nghiệp trong KDBH cần đưa vào chương trình đào tạo, thi cấp chứng chỉ hành nghề. 4.5.4. Nâng cao hiệu quả giám sát của Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm - Nâng cao hiệu quả giám sát từ xa bằng cách hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính DNBH. Hiệu quả giám sát phụ thuộc vào tính hợp lý của các chỉ tiêu sử dụng, tiêu chuẩn so sánh, đối chiếu và chất lượng thông tin (dữ liệu đầu vào của việc tính toán, phân tích các chỉ tiêu đánh giá tài chính doanh nghiệp). Vấn đề này liên quan tới độ chuẩn mực và thống nhất trong lập, trình bày hệ thống báo cáo tài chính và tài liệu kế toán - tài chính khác của các DNBH. Hiệu quả giám sát tài chính sẽ là không như mong muốn nếu chỉ tiêu không phù hợp hoặc sự không tương thích giữa cách tính chuẩn so sánh và chỉ tiêu sử dụng do sự không tương thích về chế độ kế toán, cấu trúc hệ thống báo cáo tài chính, và cả các yếu tố chủ quan như trình độ, kinh nghiệm của nhân viên tài chính/kế toán của DNBH, kiểm toán viên khiến chất lượng thông tin không đủ độ tin cậy. Hiện nay Thông tư 195/2014/TT-BTC về đánh giá xếp loại DNBH đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp bảo; Cơ quan quản lý cần đôn đốc các DNBH tự đánh giá xếp loại; và sau đó tiến hành kiểm tra, giám sát tính trung thực chính xác của báo cáo tự đánh giá của các DNBH. - Tăng cường hoạt động kiểm tra tại chỗ: Trong hoạt động giám sát cần kết hợp giữa giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ. Nếu như giám sát từ xa có tác dụng thường xuyên cảnh báo sớm thì hoạt động kiểm tra tại chỗ lại có tác dụng phát hiện sai phạm đã xảy ra trong hoạt động kinh doanh của DNBH. Hiện nay, Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm có một quy trình thanh tra, kiểm tra và được thực hiện chung theo các bước quy định nằm trong sự điều chỉnh của Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, do đặc thù của hoạt động KDBH nên quá trình thanh tra kiểm tra thường được các bước sau: 203 - Chuẩn bị và ra quyết định thanh tra, kiểm tra: Căn cứ vào kết quả giám sát từ xa để lựa chọn các DNBH cần phải thực hiện thanh tra, kiểm trọng tâm, trọng điểm. - Tiến hành thanh tra, kiểm tra: Cán bộ thanh tra, kiểm tra tiến hành đánh giá số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của DNBH đã nộp cho cơ quan quản lý. Kết hợp với việc đánh giá rủi ro và thu thập thông tin từ kiểm soát nội bộ và kiểm toán độc lập đề phát hiện những sai phạm của doanh nghiệp đó. - Kết thúc thanh tra, kiểm tra: Cán bộ giám sát sẽ đưa ra các kết luận về nội dung thanh tra, kiểm tra về căn cứ, nguyên nhân, trách nhiệm và đề xuất biện pháp xử lý. Với quy trình chung về kiểm tra tại chỗ nhưng cơ quan quản lý cần thực hiện với vai trò là người hỗ trợ thúc đẩy hoạt động cho DNBH chứ không phải thực hiện như một cuộc kiểm toán, thanh tra tài chính để cố gắng tìm ra lỗi vi phạm để xử lý. Việc kiểm tra tại chỗ có tác dụng chỉ rõ cho DNBH những sai phạm để làm lành mạnh hoá hoạt động của DNBH và cũng thể hiện tính hiệu lực của quản lý nhà nước. Tuy nhiên, tăng cường công tác kiểm tra tại chỗ không có nghĩa là thanh tra càng nhiều càng tốt mà cần thực hiện có trọng tâm, trọng điểm để tiết kiệm nguồn lực cho cơ quan quản lý mà vẫn đạt hiệu quả cao. 4.6. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 4.6.1. Kiến nghị với Chính phủ Để các chính sách tài chính Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm có thể tồn tại lâu dài, việc xây dựng chính sách có vai trò trọng yếu. Chính vì vậy, Chính phủ xem xét hình thành Hội đồng tư vấn quốc gia về bảo hiểm nhằm hỗ trợ cho việc soạn thảo, ban hành và thực thi hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm. Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, tuy nhiên để chính sách tài chính đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đạt hiệu quả cao, cần có một hội đồng tư vấn riêng biệt. Hội đồng tư vấn quốc gia 204 về bảo hiểm gồm những thành viên am hiểu sâu về lĩnh vực bảo hiểm, đại diện tiêu biểu cho những ý kiến đóng góp liên quan trực tiếp đến lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm (bao gồm cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp bảo hiểm, trung gian bảo hiểm, bên được bảo hiểm, đại diện cho lợi ích chung kinh tế xã hội và đảm bảo sự đồng bộ trong hệ thống luật pháp). Hội đồng tư vấn quốc gia về bảo hiểm sẽ tổng hợp và báo cáo Chính phủ về các vấn đề phát sinh trong thực tế, những bất cập đang tồn tại trên thị trường, các xu hướng phát triển trong tương lai của ngành bảo hiểm trên thế giới cũng như ở Việt Nam; tư vấn cho Chính phủ các chính sách về thị trường bảo hiểm trong từng thời kỳ, các bài học sử dụng chính sách tài chính thúc đẩy phát triển thị trường bảo hiểm các nước trên thế giới; đề xuất các biện pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ để thực hiện có hiệu quả các chính sách, kế hoạch đã được quyết định. 4.6.2. Kiến nghị với các Bộ, ngành liên quan Để thực hiện tốt mục tiêu chiến lược đề ra, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, mức độ cạnh tranh ngày càng cao, đồng thời nắm bắt được các cơ hội phát triển, tiếp tục khẳng định vai trò của bảo hiểm đối với phát triển kinh tế - xã hội, ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng cần tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng bá thông qua việc tập trung vào xây dựng các chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân, của cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước về ý nghĩa, vai trò của bảo hiểm. Ngoài tuyên truyền về vai trò của bảo hiểm, các đặc tính của sản phẩm bảo hiểm thì còn cần có sự tuyên truyền về ý nghĩa của hoạt động bảo hiểm tới kinh tế - xã hội. Những chỉ tiêu như mức độ tăng trưởng của ngành, số tiền bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế, quỹ bảo vệ người được bảo hiểm,... cũng cần có sự tuyên truyền rộng rãi vì điều này sẽ giúp người dân hiểu rằng, họ mua bảo hiểm không chỉ để bảo vệ khi rủi ro xảy ra, mà còn có sự yên tâm vì đồng tiền đóng phí được đảm bảo, vì việc mua bảo hiểm là góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội. 205 Truyền thông trong lĩnh vực bảo hiểm đang được đẩy mạnh như một nhu cầu cấp thiết, do nhận thức của người dân về bảo hiểm còn hạn chế, trong khi thị trường biến chuyển ngày một nhanh cả về quy mô lẫn số lượng các sản phẩm mới. Hoạt động tuyên truyền quảng cáo sẽ góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự gia tăng doanh thu phí bảo hiểm. Để hoạt động tuyên truyền quảng bá có hiệu quả, cần có sự phối hợp giữa các DNBH PNT, sự vào cuộc của các cơ quan báo chí và sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm. Trong nhiều phương thức tuyên truyền thì truyền thông qua báo chí vẫn được xem như một kênh không thể thiếu. Các DNBH có thể tăng cường hoạt động quảng cáo thông qua một số tờ báo bán chạy như Lao động, Pháp luật hay thông qua báo mạn để nâng cao nhận thức về lĩnh vực bảo hiểm tới người dân. Các quỹ đào tạo tại từng doanh nghiệp đã được lập, các hoạt động tài trợ tiền tỷ kết hợp đào tạo và bán hàng cũng đã xuất hiện ngày càng nhiều, giúp cho xã hội có cái nhìn rõ nét hơn về ngành bảo hiểm. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần phối hợp với Bộ Tài chính để thực hiện các chính sách của Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ phục vụ việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương. 206 Kết luận chương 4 Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh mạnh mẽ, bên cạnh những cơ hội kinh doanh, các DNBH PNT cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Giai đoạn 2014-2018 đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của TTBH PNT Việt Nam. Các CSTC có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của TTBH PNT, tuy nhiên, một số điểm hạn chế của các CSTC mà tác giả phân tích ở chương 3 đang gây cản trở cho sự phát triển bền vững của thị trường. Chính vì vậy việc đề ra giải pháp hoàn thiện CSTC nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của TTBH PNT Việt Nam trong thời gian tới có ý nghĩa vô cùng lớn.. Các giải pháp đưa ra được đặt trong điều kiện phân tích về kinh tế, môi trường pháp lý; mục tiêu phát triển thị trường và quan điểm về việc hoàn thiện CSTC. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp bao gồm nhằm thúc đẩy phát triển bền vững thị trường bao gồm: Giải pháp hoàn thiện chính sách về vốn, về trích lập dự phòng nghiệp vụ, về đầu tư vốn, khả năng thanh toán, thuế và chính sách NDNN hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp; các giải pháp bổ trợ; lộ trình và điều kiện thực hiện các giải pháp. 207 KẾT LUẬN Từ việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn cho thấy hoạt động của TTBH PNT có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống KT-XH, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Nhằm đáp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập, phát huy vai trò "lá chắn" trong nền kinh tế, TTBH PNT phải hướng tới sự phát triển bền vững. Các CSTC có vai trò quyết định đến sự ra đời, tồn tại và định hướng phát triển TTBH PNT. Trong luận án, tác giả đã làm rõ các vấn đề lý luận về phát triển bền vững TTBH PNT như: khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của TTBH PNT; tác giả đã hệ thống và bổ sung lý luận về CSTC đối với sự phát triển của TTBH PNT, phân tích vai trò của chính sách về vốn, dự phòng nghiệp vụ, đầu tư vốn, khả năng thanh tóa, thuế và chính sách NSNN hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp đối với sự phát triển bền vững của TTBH PNT. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm về việc sử dụng CSTC tác động tới sự phát triển của TTBH PNT của một số nước trên thế giới, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Bằng việc sử dụng nhiều phương pháp như thu thập số liệu; thống kê; so sánh; phân tích; tổng hợp, tác giả đánh giá thực trạng chính sách tài chính đối với sự phát triển bền vững của TTBH PNT Việt Nam. Bên cạnh những tác động tích cực, các chính tài chính còn nhiều bất cập, chưa theo kịp với tình hình thực tiễn và gây cản trở sự phát triển bền vững của thị trường. Để TTBH PNT phát triển bền vững định hướng Chiến lược phát triển TTBH đến năm 2025 và hội nhập với TTBH khu vực và thế giới theo lộ trình trong các hiệp định, đàm phán song phương và đa phương, cần phải sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp. Tác giả đã kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện chính sách về vốn, dự phòng nghiệp vụ, đầu tư vốn, khả năng thanh toán, thuế và chính sách NSNN hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp. Tác giả cũng trình bày lộ trình, điều kiện 208 thực hiện các giải pháp; đồng thời đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan. Các giải pháp được xây dựng trên cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm của các nước cũng như tình hình phát triển của TTBH PNT Việt Nam hiện nay. Mặc dù tác giả đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu, nhưng chắc chắn luận án không tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cá nhân, tổ chức quan tâm để tác giả có thể hoàn thiện luận án một cách tốt nhất. Tác giả luận án xin chân thành cảm ơn sự góp ý của các nhà khoa học! 209 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Ánh Nguyệt (2015), ''Ngân hàng - Bảo hiểm cùng bắt tay kinh doanh'', Tạp chí Thanh tra Tài chính - Bộ Tài chính, (7), tr.61-68. 2. Nguyễn Ánh Nguyệt (2019), ''Chính sách đầu tư vốn đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam - Một số hạn chế và giải pháp'', Tạp chí Nghiên cứu tài chính - kế toán, Học viện Tài chính, (6), tr.66-69. 3. Nguyễn Ánh Nguyệt (2019), ''Hạn chế của chính sách về vốn đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu tài chính - kế toán, Học viện Tài chính, (7). 210 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt 1. Diệu Anh (2018), ''Sức sống mới của doanh nghiệp tái bảo hiểm hàng đầu Việt Nam'' tại trang https://tinnhanhchungkhoan.vn/chuyen-dong-doanh- nghiep/suc-song-moi-cua-doanh-nghiep-tai-bao-hiem-hang-dau-viet-nam- 234211.html, [Truy cập ngày 20-11-2019]. 2. Bộ Tài chính (2006), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2005, Hà Nội. 3. Bộ Tài chính (2009), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2008, Hà Nội. 4. Bộ Tài chính (2011), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2010, Hà Nội. 5. Bộ Tài chính (2011), Thông tư 09/2011/TT-BTC ngày 20/1/2011, Hà Nội. 6. Bộ Tài chính (2013), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2012, Hà Nội. 7. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Hà Nội. 8. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 195/2014/TT-BTC ngày 17/12/2014, Hà Nội. 9. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Hà Nội. 10. Bộ Tài chính (2015), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2014, Hà Nội. 11. Bộ Tài chính (2016), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2015, Hà Nội. 12. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 173/2016/TT-BTC sửa đổi bổ sung thông tư 219/2013/TT-BTC về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội. 13. Bộ Tài chính (2017), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2016, Hà Nội. 14. Bộ Tài chính (2017), Thông tư 173/2016/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tư 219/2013/TT-BTC về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội. 15. Bộ Tài chính (2017), Thông tư 50/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017, Hà Nội. 16. Bộ Tài chính (2018), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2017, Hà Nội. 17. Bộ Tài chính (2018), Thông tư 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018, Hà Nội. 211 18. Bộ Tài chính (2018), Thông tư 82/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tư 219/2013/TT-BTC về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội. 19. Bộ Tài chính (2019), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2018, Hà Nội. 20. Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông, Báo cáo tài chính từ năm 2014 đến năm 2018, Hà Nội. 21. Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm (2015), Báo cáo đánh giá tài chính các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ năm 2014, Hà Nội. 22. Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm (2015), Báo cáo đánh giá tài chính các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ năm 2015, Hà Nội. 23. Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm (2015), Báo cáo đánh giá tài chính các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ năm 2016, Hà Nội. 24. Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm (2015), Báo cáo đánh giá tài chính các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ năm 2017, Hà Nội. 25. Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm (2015), Báo cáo đánh giá tài chính các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ năm 2018, Hà Nội. 26. Hoàng Mạnh Cừ (2007), Các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, Luận án tiến sĩ Học viện Tài chính, Hà Nội. 27. Hoàng Mạnh Cừ (2012), "Những hạn chế trong việc trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, (4), tr.21-23. 28. Chính phủ (2001), Nghị định 43/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Hà Nội. 29. Chính phủ (2007), Nghị định 46/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Hà Nội. 30. Chính phủ (2016), Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Hà Nội. 212 31. Chính phủ (2019), ''Cơ cấu lại thị trường bảo hiểm'' tại trang hiem/20193/25593.vgp, [Truy cập ngày 20-11-2019]. 32. Chính phủ (2019), Nghị định 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp, Hà Nội. 33. Chính phủ (2019), Nghị định 80/2019/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 73/2016 NĐ-CP về chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật kinh doanh bảo hiểm, Hà Nội. 34. Chính phủ (2019), Quyết định số 242/QĐ-TTg phê chuẩn Đề án "Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030", Hà Nội. 35. Trịnh Thị Xuân Dung (2011), Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 36. Ngô Trung Dũng (2019), ''Thị trường bảo hiểm ASEAN” tại trang [Truy cập ngày 20-11-2019]. 37. Linh Đan (2019), ''Cổ phiếu ngành bảo hiểm ảm đạm'' tại trang 20190511185011166.chn, [Truy cập ngày 20-11-2019]. 38. Trịnh Hữu Hạnh (2012), Phương pháp đánh giá năng lực tài chính các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Học viện Tài chính, Hà Nội. 39. Hoàng Trần Hậu, Võ Thị Pha (2009), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp bảo hiểm, Nxb Tài chính, Hà Nội. 40. Đinh Công Hiệp (2014), Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ Học viện Tài chính Hà Nội. 213 41. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (2015), Số liệu thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2014, Hà Nội. 42. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (2016), Số liệu thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2015, Hà Nội. 43. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (2017), Số liệu thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2016, Hà Nội. 44. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (2018), Số liệu thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2017, Hà Nội. 45. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (2019), Số liệu thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2018, Hà Nội. 46. Châu Huệ (2016), “Lối thoát nào cho bảo hiểm Viễn Đông?” tại trang https://enternews.vn/loi-thoat-nao-cho-bao-hiem-vien-dong117247.html, [Truy cập ngày 20-11-2019]. 47. Phùng Ngọc Khánh (2019), “Phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam" tại trang chinh/phat-trien-ben-vung-thi-truong-bao-hiem-viet-nam-134145.html, [Truy cập ngày 20-11-2019]. 48. Ngọc Lan (2015), “999 xe máy và 50 xe ô tô không mua bảo hiểm vật chất xe" tại trang https://tinnhanhchungkhoan.vn/bao-hiem/999-xe-may- va-50-xe-o-to-khong-mua-bao-hiem-vat-chat-xe-120624.html, [Truy cập ngày 20-11-2019]. 49. Nguyễn Thu Mai (2019), “Hạn chế nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán phái sinh hiện nay liệu có khả thi?” tại trang https://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/han-che-nha-dau-tu-ca-nhan- tren-thi-truong-chung-khoan-phai-sinh-hien-nay-lieu-co-kha-thi- 258443.html, [Truy cập ngày 20-11-2019]. 50. Anh Minh (2018), “Việt Nam đặt mục tiêu GDP bình quân đạt 10.000 USD vào 2035”, tại trang https://vnexpress.net/kinh-doanh/viet-nam-dat- muc-tieu-gdp-binh-quan-dat-10-000-usd-vao-2035-3849600.html, [Truy cập ngày 20-11-2019]. 214 51. Nguyễn Thanh Nga (2015), Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Học viện Tài chính, Hà Nội. 52. Đoàn Minh Phụng (2010), Giáo trình bảo hiểm phi nhân thọ, Nxb Tài chính, Hà Nội. 53. Đoàn Minh Phụng và các cộng sự (2017), Chính sách tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBH PNT ở Việt Nam trong bối cảnh tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội. 54. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Hà Nội. 55. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi số 61/2010/QH12, Hà Nội. 56. Tổng cục thống kê (2015), Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2014, Hà Nội. 57. Tổng cục thống kê (2016), Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2015, Hà Nội. 58. Tổng cục thống kê (2017), Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2016, Hà Nội. 59. Tổng cục thống kê (2018), Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2017, Hà Nội. 60. Tổng cục thống kê (2019), Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2018, Hà Nội. 61. Trương Minh Tuệ (2015), Chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt nam, Luận án Tiến sĩ Học viện Tài chính, Hà Nội. 62. Quốc Thắng (2018), ''Top 10 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất năm 2018'' tại trang https://vietstock.vn/2018/12/top-10-co-phieu-giam-manh-nhat-nam- 2018-830-645887.htm, [Truy cập ngày 20-11-2019]. 63. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định 315/QĐ-TTg về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013, Hà Nội. 215 64. Thủ tướng Chính phủ (2019), Quyết định 22/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, Hà Nội. 65. Nguyễn Thị Thu Thủy (2017), Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc, Luận án tiến sĩ, Đại học Mỏ địa chất, Hà Nội. 66. Hồ Công Trung (2015), Phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. * Tài liệu tiếng nước ngoài 67. David Bland (1999), Bảo hiểm Nguyên tắc và thực hành, Học viện Bảo hiểm Hoàng gia Anh, Nxb Tài chính, Hà Nội. 68. Phan Khac Dung (2007), Deregulation and productivity of the Vietnamese insurance industry. 69. Earst & Young (2018), "Global insuarance trends analysis 2018''. 70. Mladenka Balaban (2013), Role of insurance company as institucional invertor, Viện Khoa học Kinh tế thuộc Đại học Banja Luka. 71. Wen-Yen Hsu và Pongpitch Petchsakulwong (2010), "The Impact of Corporate Governance on the Efficiency Performance of the Thai Non- Life Insurance Industry", Tạp chí Geneva. 216 PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoan_thien_chinh_sach_tai_chinh_voi_muc_tieu_phat_tr.pdf
  • pdfTrang thong tin _T.Anh.pdf
  • pdfTrang thong tin _T.Viet_ _ Nguyet.pdf
  • pdfTT _ Nguyet _nop QD cap HV.pdf
  • pdfTT _T.Anh_ _ Nguyet...pdf
Luận văn liên quan