Các công ty xây dựng CTGT niêm yết ở Việt Nam là một bộ phận DN
có vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông,
thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trong những
năm qua hoạt động của các DN này đã có những đóng góp to lớn cho việc
phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam, tạo điều kiện cho việc phát
triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Tuy nhiên trong 5 năm
trở lại đây, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong và ngoài nước, hoạt
động của các DN này cũng gặp nhiều có nhiều khó khăn, vướng mắc và có
nhiều biến động. Tình trạng thiếu vốn khá phổ biến trong khi nhu cầu phát
triển cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng lớn để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu,
hoàn thiện chính sách huy động vốn và phân bổ sử dụng nguồn vốn của các
DN này sao cho hợp lý, hiệu quả đang trở thành vấn đề thời sự, cấp bách
trong giai đoạn hiện nay. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn
vấn đề: “Hoàn thiện CSTT của các công ty xây dựng CTGT niêm yết ở Việt
Nam” làm đề tài nghiên cứu là phù hợp và tạo điểm mới trong nghiên cứu
của mình về lý luận và thực tiễn.
Thứ nhất, về lý luận: Luận án nghiên cứu sâu những vấn đề lý luận về
CSTT của doanh nghiệp như: khái niệm, mục tiêu, tầm quan trọng, nội dung,
quy trình hoạch định CSTT, các nhân tố ảnh hưởng tới CSTT và ảnh hưởng
của CSTT tới doanh nghiệp. Ngoài ra, luận án đã chỉ rõ sự khác biệt giữa
nguồn tài trợ và nguồn vốn; về nội dung cơ bản của chính sách tài trợ cũng
được tác giả luận giải một cách chi tiết cụ thể, làm căn cứ khoa học để luận án
của tác giả cũng như các nghiên cứu sau này có thể đi vào nghiên cứu thực
trạng chính sách tài trợ của các doanh nghiệp cụ thể. Trong luận án cũng hệ
thống các công trình nghiên cứu trong nước để chỉ ra khoản trống trong
nghiên cứu trước đây và đưa ra điểm mới trong nghiên cứu của mình; tác giả
cũng nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế về chính sách tài trợ nhằm rút ra
những bài học quý báu cho các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông
niêm yết của Việt Nam.
202 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện chính sách tài trợ của các công ty xây dựng công trình giao thông niêm yết ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số khả năng thanh toán tốt tại thời điểm
hiện tại là cơ sở để DN có thể thực hiện một CSTT linh hoạt hơn, bởi vì,
thông qua đó DN sẽ được đánh giá mức độ tín nhiệm cao làm cở sở để huy
động thêm các nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh.
162
Trong thực tế khi phân tích số liệu ở chương 2, mặc dù hệ các hệ số khả
năng thanh toán hiện thời và hệ số khả năng thanh toán nhanh của DN đảm bảo
nhưng hệ số khả năng thanh toán tức thời của DN vẫn còn thấp. Điều đó cho
thấy lượng vốn tồn đọng trong các khoản phải thu là khá lớn, đặc biệt ở các DN
xây dựng CTGT niêm yết là các khoản phải thu quá hạn chiếm tỷ trọng lớn.
Chính vì vậy, để cải thiện khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng
thanh toán tức thời buộc các DN xây dựng CTGT niêm yết phải quản lý chặt
chẽ các khoản phải thu, đưa ra phương án thu hồi nợ hợp lý. Để thực hiện
được nhiệm vụ này, DN cần phân loại và đánh giá thực trạng các khoản phải
thu để đưa ra phương án cụ thể với từng khoản nợ, ngoài ra việc đẩy nhanh tiến
độ việc hoàn thành ban giao, nhiệm thu thanh toán các công trình cũng giúp các
DN cải thiện công nợ phải thu và cải thiện khả năng thanh toán tức thời.
(7) Nâng cao chất lượng dự báo dòng tiền trong dài hạn
Việc quản lý tốt dòng tiền không chỉ đảm bảo cho hoạt động của DN
luôn được đảm bảo mà còn là cơ sở thuận lợi để vượt lên các đối thủ cạnh
tranh khi thời cơ đến. Thực tế, các DN chưa có mức quan tâm thích đáng đến
việc quản lý dòng tiền, nên trong thời gian gần đây có rất nhiều DN gặp khó
khăn trong quan lý dòng tiền, các DN phải thường xuyên đối mặt với sự thiếu
hụt của các nguồn thu và sự quá mức của các nguồn chi, kể cả các DN lớn. Để
quản lý tốt dòng tiền thì DN cần nâng cao chất lượng công tác dự báo dòng
tiền của DN trong tương lai, đây cũng là cơ sở để DN có thể hoạch định một
CSTT phù hợp. Để nâng cao chất lượng công tác dự báo dòng tiền trong dài
hạn, DN cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, DN định kỳ thực hiện phân tích dòng tiền qua các năm và báo
cáo thu chi nhằm đánh giá công tác quản trị dòng tiền thông qua các chỉ tiêu
phù hợp, để kiểm soát tốt và cân đối giữa dòng tiền vào ra của DN mình. Đưa
ra các biện pháp quản lý tốt dòng tiền vào (đặc biệt là các khoản phải thu
trong đó cần chú ý tới các khoản phải thu quá hạn của các DN xây dựng
CTGT, vì các khoản này còn chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng các khoản phải
163
thu) và dòng tiền ra (đặc biệt là các khoản vay sắp tới thời hạn thanh toán,
trong đó chú trọng tới các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các khoản vay
dài hạn đến hạn trả) trong DN.
Thứ hai, xây dựng các dự báo về các viễn cảnh có thể xảy ra trong tương
lai có ảnh hưởng tới DN, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng công
tác dự báo dòng tiền trong từng viễn cảnh đó.
Thứ ba, đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao trình độ của cán bộ tài chính
DN, áp dụng khoa học công nghệ trong việc dự báo dòng tiền, đặc biệt là việc
chạy các mô hình trên cơ sở các tình huống giả định để xác định mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố như sự thay đổi giá cả các yếu tố đầu vào, tỷ giá, lãi
suất tới DN.
3.2.3. Nhóm giải pháp về mô hình tài trợ
Với thực trạng mô hình tài trợ mà các DN trong mẫu đang áp dụng cho
thấy có nhiều doanh nghiệp đang sử dụng mô hình tài trợ chứa đựng nhiều rủi
ro cho DN. Đặc biệt, với những DN có NWC và chênh lệch nguồn tài trợ dài
hạn và tài sản dài hạn âm thì mức độ rủi ro rất cao. Giải pháp với những DN
có NWC và chênh lệch nguồn tài trợ dài hạn âm nhằm giảm thiểu rủi ro cho
mô hình tài trợ của các DN trong giai đoạn tới là:
Thứ nhất, DN cần giảm áp lực trong quá trình xác định nhu cầu vốn lưu
động thường xuyên bằng cách: (1) Kiểm soát tốt khoản mục các khoản nợ
phải thu, theo đó, DN cần giảm tối đa các khoản nợ phải thu trong điều kiện
cho phép, bởi vì, trong thực tế các khoản nợ phải thu có quy mô và tỷ trọng
lớn trong tổng tài sản ngắn hạn, từ đó làm giảm nhu cầu vốn lưu động; (2)
Bên cạnh đó, những DN này cũng phải đưa ra biện pháp nhằm tăng vòng
quay hàng tồn kho bằng cách đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành ban giao
và nghiệm thu các công trình, từ đó làm giảm áp lực nhu cầu vốn lưu động.
Thứ hai, tăng khả năng tiếp cận với các nguồn tài trợ dài hạn thông qua
nhiều công cụ khác nhau đã triển khai trong giải pháp tăng cường khả năng
huy động vốn.
164
3.2.4. Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình hoạch định một
chính sách tài trợ bài bản khoa học
* Về khâu hoạch định chiến lược
Thứ nhất, với nhiều DN xây dựng thường kinh doanh nhiều ngành bên
cạnh ngành kinh doanh chính là xây dựng. Chính vì vậy, bước quan trong đầu
tiên là DN phải phân chia các ngành đang kinh doanh thành ba loại: (1) ngành
kinh doanh cốt lõi có lợi thế cạnh tranh mạnh; (2) ngành kinh doanh bổ trợ
cho ngành kinh doanh cốt lõi; (3) ngành kinh doanh đa dạng hóa. Khi hoạch
định nhu cầu đầu tư trong tương lai, DN sẽ dựa vào sự phân loại này để xác
định thứ tự ưu tiên và tầm quan trọng của các khoản đầu tư. Theo đó, các
khoản đầu tư thuộc ngành kinh doanh cốt lõi sẽ được ưu tiên thực hiện trước,
sau đó mới đến các khoản đầu tư thuộc ngành kinh doanh bổ trợ và cuối cùng
mới là các khoản đầu tư thuộc ngành đa dạng hóa.
Thứ hai, xác định tốc độ tăng trưởng kỳ vọng, dự kiến các khoản đầu tư
cụ thể và quy mô vốn đầu tư, tiến độ giải ngân của các khoản đầu tư này, để
từ đó DN có thể lập bản xác định nhu cầu vốn đầu tư cho từng giai đoạn trong
tương lai.
* Về bước hoạch định chính sách tài trợ
Thứ nhất, dự báo doanh thu: Trong bước này, một nhiệm vụ rất quan
trong để đảm bảo cho việc hoạch định CSTT có độ tin cậy cao là phải dự báo
cẩn trọng doanh thu và EBIT trong tương lai. Với dự báo doanh thu, doanh
thu sẽ được dự báo dựa trên doanh thu của hiện tại và tốc độ tăng trưởng kỳ
vọng hàng năm trong tương lai, với mỗi DN cụ thể, căn cứ vào dự báo của
chủ đầu tư của hạ tầng giao thông như Bộ giao thông vận tải, Ủy ban nhân
dân các tỉnh và dựa vào phần trăm thị phần mà doanh nghiệp có thể chiếm
lĩnh trong đó, nhân ra kết quả dự báo doanh thu hàng năm.
Thứ hai, dự báo dòng tiền mặt tự do của DN trong tương lai (FCFF –
Free cash flow to firm). Bước này đòi hỏi phải dự báo được lợi nhuận trước
lãi vay và thuế (EBIT), khấu hao dự kiến hàng năm. Trên cơ sở lấy EBIT
sau thuế là EBIT*(1-thuế suất thuế thu nhập DN) công với khấu hao, trừ đi
165
đầu tư tài sản cố định và trừ đi thay đổi vốn lưu động sẽ ra được FCFF dự
báo hàng năm.
Thứ ba, trên cơ sở đó với phương án tài trợ được lựa chọn, tiến hành dự
báo báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo
cáo lưu chuyển tiền tệ).
* Về bước giải pháp cụ thể
Trên cơ sở dự báo về dòng tiền mặt tự do (FCFF) trong tương lai, xác
định nhu cầu vốn cần huy động, xây dựng các phương án tài trợ cụ thể trong
từng viễn cảnh khác nhau, mỗi phương án tài trợ sẽ thể hiện DN sẽ vay từ thị
trường tài chính là bao nhiêu, phát hành cổ phiếu là bao nhiêu, giữ lại lợi
nhuận bao nhiêu, trong bước này cần chú ý:
Thứ nhất, nếu phương án tài trợ phù hợp ứng với các viễn cảnh và có
tính khả thi (có khả năng huy động nhằm đáp ứng nhu cầu tài trợ trong tương
lai) thì đây là phương án tài trợ sẽ được lựa chọn thực hiện.
Thứ hai, nếu phương án tài trợ phù hợp với các viễn cảnh nhưng không
có tính khả thi (không có khả năng huy động đáp ứng nhu cầu tài trợ trong
tương lai). Khi đó cần phải điều chỉnh lại chiến lược đầu tư cho phù hợp và
thực hiện lại từ đầu quy trình hoạch định CSTT. Điều đáng chú ý trong hoàn
cảnh này là DN điều chỉnh chiến lược phát triển là cần cắt giảm danh mục đầu
tư theo thứ tự ưu tiên nhằm giảm áp lực về quy mô nhu cầu tài trợ trong tương
lai. Theo đó, nếu cần cắt giảm danh mục đầu tư DN cần thực hiện theo thứ tự
(1) ngành kinh doanh đa dạng hóa, được cắt giảm trước tiên; (2) ngành kinh
doanh bổ trợ cho ngành kinh doanh cốt lõi, được cắt giảm thứ hai; (3) ngành
kinh doanh cốt lõi có lợi thế cạnh tranh mạnh sẽ được xem xét và cắt giảm
cuối cùng nếu cần thiết.
3.3. KIẾN NGHỊ CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
3.3.1. Đối với Chính phủ
Có nhiều yếu tố để đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển của nền
kinh tế, trong đó phát triển hạ tầng giao thông là một nhân tố quan trọng. Trên
cơ sở những định hướng mà Chính phủ đề ra để phát triển hạ tầng giao thông
166
trong giai đoạn tới cần sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống, trong đó những
quyết sách của Chính phủ sẽ tác động và có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển
của các DN xây dựng CTGT. Để tạo điều kiện cho các DN này phát triển và
đặc biệt là đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu phát triển của lĩnh vực này, Chính
phủ cần thực hiện các giải pháp:
Thứ nhất, tạo điều kiện và khuyến khích hơn nữa sự phát triển của các
công ty cho thuê tài chính, nhằm giúp các DN đa dạng hóa công cụ huy động
vốn trong lĩnh vực này đặc biệt là các DN vừa và nhỏ và các DN mới thành
lập, bởi vì, hiện tại cả nước chỉ có 11 DN hoạt động trong lĩnh vực này và quy
mô nguồn tín dụng giải ngân chưa lớn.
Thứ hai, tạo môi trường kinh tế chính trị ổn định nhằm đảm bảo cho các
DN phát triển và có định hướng lâu dài và tạo niềm tin cho nhà đầu tư nói
chung và nhà đầu tư quốc tế nói riêng nhằm thu hút nguồn vốn đặc biệt là
nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, chính sách chi ngân sách cho đầu tư hạ tầng giao thông, với
nguồn ngân sách hạn chế, trong khi Chính phủ cần chi ngân sách cho rất
nhiều lĩnh vực khác nhau để đảm bảo cho sự phát triển của kinh tế xã hội,
an ninh quốc phòng. Vì vậy, Chính phủ cần có sự quan tâm đúng mức, đảm
bảo nguồn chi ngân sách cho lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông một
cách hợp lý.
Thứ tư, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện các chính sách xã hội hóa đầu tư
hạ tầng giao thông trên cơ sở chính sách về hợp tác công – tư (PPP):
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nghị định cụ thể về đối tác
công tư PPP. Trong thời gian tới việc hoàn thiện hành lang pháp lý và những
hướng dẫn để thực hiện là hết sức cần thiết để huy động được thêm nguồn vốn
từ tư nhân cho lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông. Chính phủ giữ vai trò rất
quan trọng trong việc phát triển các dự án PPP. Để vận hành mô hình PPP
thành công, Chính phủ cần thực hiện một loạt các cải cách bao gồm:
- Hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ, tạo sự thuận lợi cho nhà đầu tư: Một
khung pháp lý đầy đủ và minh bạch là điều kiện tiên quyết cho sự thành công
167
của PPP nhằm gia tăng niềm tin của nhà đầu tư tư nhân, đảm bảo dự án đạt
hiệu quả, phân chia rủi ro phù hợp và tránh những rủi ro tiềm tàng.
- Chính sách hỗ trợ của Chính phủ: Mặc dù đối với các dự án PPP, khu
vực tư nhân tham gia và chịu trách nhiệm là chủ yếu nhưng Chính phủ cần
tích cực tham gia suốt vòng đời dự án để đảm bảo dự án đáp ứng các mục
tiêu, cụ thể là thành lập các bộ phận giám sát quá trình thực hiện dự án, xử lý
các vấn đề phát sinh, quản lý chất lượng dự án.
Một số đề xuất nhằm hoàn thiện mô hình đối tác công - tư PPP:
+ Xác định các mục tiêu và lĩnh vực áp dụng mô hình đối tác công tư,
bao gồm xác định các mục tiêu trong việc triển khai áp dụng mô hình đối tác
công tư, xác định lĩnh vực áp dụng của mô hình, năng lực của khu vực tư
nhân để tham gia các dự án trong các lĩnh vực này, sự hấp dẫn của các dự án
này đối với đối tác tư nhân và lựa chọn một số dự án tiêu biểu để triển khai
theo mô hình đối tác công tư.
+ Hình thành mô hình quản lý các dự án đối tác công tư như đã thiết kế
bên trên: Thành lập các đơn vị trong mô hình đối tác công tư, triển khai xây
dựng các thủ tục, quy trình, tài liệu chuẩn mực và các tiêu chí đánh giá, lựa
chọn dự án theo mô hình đối tác công tư, xây dựng và triển khai chương trình
đào tạo nguồn nhân lực khu vực nhà nước trong việc quản lý mô hình đối tác
công tư, tiến hành đánh giá năng lực của các đối tác tư nhân, xây dựng
chương trình phát triển năng lực nguồn nhân lực khu vực tư nhân và chuẩn bị
mọi tài liệu, thủ tục để triển khai các dự án tiêu biểu đã chọn được ở bước 2.
+ Truyền thông về mô hình đối tác công tư cho khu vực tư nhân trong và
ngoài nước: Thiết kế các chương trình truyền thông về mô hình đối tác công
tư, tiếp xúc với các quỹ đầu tư, các định chế tín dụng trong và ngoài nước để
truyền thông về mô hình và kêu gọi góp vốn, tiếp thị với các đối tác tư nhân
trong và ngoài nước về các dự án tiêu biểu này để kêu gọi tham gia triển khai.
+ Triển khai các dự án tiêu biểu và điều chỉnh mô hình đã thiết kế:
Triển khai các dự án tiêu biểu theo mô hình đối tác công tư, theo dõi quá trình
triển khai, giải quyết các vấn đề nảy sinh, chuẩn hóa lại thiết kế mô hình, các
168
tài liệu, thủ tục, quy trình và tiếp tục triển khai các dự án theo mô hình PPP và
phát triển mô hình.
Thứ năm, Chính phủ cần hoàn thiện khung pháp lý về phát hành, giao
dịch cổ phiếu ưu đãi và cơ chế công bố thông tin.
Thứ sáu, hình thành quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông:
Chính phủ cần giao cho các tỉnh, thành phố thành lập quỹ hỗ trợ đầu
tư phát triển hạ tầng giao thông. Đặc biệt là các Sở Kế hoạch Đầu tư cần
triển khai hình thành và quản lý có hiệu quả các quỹ hỗ trợ này dưới sự chỉ
đạo sát sao của Ủy ban nhân dân theo cấp. Chính phủ cần hình thành quỹ
hỗ trợ các dự án, công trình theo mô hình PPP với quy mô lớn và trọng yếu
của đất nước.
Thứ bảy, Nhà nước cần tạo ra môi trường nhằm đảm bảo việc minh bạch
hóa trong cạnh tranh đấu thầu xây lắp và tránh chỉ định thầu
Với xu hướng đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao
thông, việc Nhà nước đẩy mạnh hình thức BOT là hợp lý, cần thiết và đúng
với xu hướng hiện nay. Thời gian vừa qua, các dự án BOT đã và đang khẳng
định vai trò và tầm quan trọng, tạo động lực phát triển mạng lưới giao thông
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, các dự án BOT
này chỉ có ý nghĩa và phát huy tối ưu những điểm mạnh của hình thức này khi
đảm bảo được sự cạnh tranh, minh bạch trong đấu thầu và đảm bảo hài hòa lợi
ích giữa các bên tham gia.
Trong thực tế, thời gian vừa qua có những nhà đầu tư yếu kém khi tham
gia các dự án BOT càng cho thấy tính công bằng và tính minh bạch trong việc
lựa chọn nhà thầu chưa được đảm bảo. Ngoài ra, việc thiếu chuẩn chung
mang tính pháp lý cao và không công khai, minh bạch thông tin, khiến cơ sở
để tính phí, nội dung thực hiện các hợp đồng BOT, nhất là kết quả thẩm định
và kiểm toán độc lập, đảm bảo tính khách quan các dữ liệu trong dự toán, dễ
tạo ra nhiều kẽ hở.
Chính vì vậy, cơ quan quản lý Nhà nước phải có những biện pháp hợp
lý, tạo ra môi trường trong việc minh bạch hóa trong cạnh tranh đấu thầu xây
169
lắp, trên cơ sở đó có thể lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực tài chính và
năng lực quản trị dự án, để phát huy tối đa hiệu quả của hình thức hợp tác
công tư (BT, BOT).
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Để đảm bảo và tạo điều kiện cho sự phát triển của các DN xây dựng
CTGT Ngân hàng Nhà nước cần phải triển khải các giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, duy trì sự ổn định của lãi suất: Ngân hàng Nhà nước thực hiện
điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, thị trường tiền tệ
được giữ ổn định, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của toàn hệ thống
tiếp tục ổn định.
Thứ hai, chính sách cho vay ưu đãi đối với những dự án xây dựng công
trình giao: Ngân hàng Nhà nước thông qua các NHTM cần có chính sách ưu
tiên có các gói tín dụng phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là các gói tín
dụng. Như đã nói về nguồn vốn tín dụng, thị trường tín dụng trung và dài hạn
khó khăn, chủ yếu là các khoản tín dụng ngắn và trung hạn, dưới 20
năm. Hiện nay có những dự án cũng chỉ được cho vay 15 năm, cá biệt mới có
dự án được vay 20 năm, các tổ chức tín dụng trong nước còn hạn chế về
nguồn lực tài chính. Vì thế, nhiều khi nguồn thu phí chưa đủ trả lãi trong thời
gian đầu khai thác. Chính điều này đã gây ra khó khăn rất lớn cho nhu cầu
vốn của DN, vậy nên Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách cụ thể, rõ ràng
nhằm đảm bảo nâng mức tín dụng dành cho các DN đầu tư phát triển hạ tầng
giao thông, nghiên cứu xây dựng gói tín dụng riêng cho vay lĩnh vực hạ tầng
giao thông.
170
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Với định hướng phát triển của các DN xây dựng CTGT trong bối cảnh
kinh tế xã hội cụ thể, cùng với những nghiên cứu về lý luận và thực trạng
CSTT ở chương I và chương II, tác giả đã đưa năm nhóm giải pháp nhằm
hoàn thiện CSTT của các công ty xây dựng công trình giao thông niêm yết ở
Việt Nam: (1) Nhóm giải pháp về quy mô nguồn tài trợ; (2) Nhóm giải pháp
về cơ cấu nguồn tài trợ; (3) Nhóm giải pháp về hình thức huy động vốn; (4)
Nhóm giải pháp về mô hình tài trợ; (5) Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình
hoạch định CSTT. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra các kiến nghị cụ thể với
Chính phủ, ngân hàng Nhà nước và với các DN xây dựng CTGT, để hoàn
thiện CSTT của các DN xây dựng CTGT niêm yết.
171
KẾT LUẬN CHUNG
Các công ty xây dựng CTGT niêm yết ở Việt Nam là một bộ phận DN
có vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông,
thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trong những
năm qua hoạt động của các DN này đã có những đóng góp to lớn cho việc
phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam, tạo điều kiện cho việc phát
triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Tuy nhiên trong 5 năm
trở lại đây, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong và ngoài nước, hoạt
động của các DN này cũng gặp nhiều có nhiều khó khăn, vướng mắc và có
nhiều biến động. Tình trạng thiếu vốn khá phổ biến trong khi nhu cầu phát
triển cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng lớn để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu,
hoàn thiện chính sách huy động vốn và phân bổ sử dụng nguồn vốn của các
DN này sao cho hợp lý, hiệu quả đang trở thành vấn đề thời sự, cấp bách
trong giai đoạn hiện nay. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn
vấn đề: “Hoàn thiện CSTT của các công ty xây dựng CTGT niêm yết ở Việt
Nam” làm đề tài nghiên cứu là phù hợp và tạo điểm mới trong nghiên cứu
của mình về lý luận và thực tiễn.
Thứ nhất, về lý luận: Luận án nghiên cứu sâu những vấn đề lý luận về
CSTT của doanh nghiệp như: khái niệm, mục tiêu, tầm quan trọng, nội dung,
quy trình hoạch định CSTT, các nhân tố ảnh hưởng tới CSTT và ảnh hưởng
của CSTT tới doanh nghiệp. Ngoài ra, luận án đã chỉ rõ sự khác biệt giữa
nguồn tài trợ và nguồn vốn; về nội dung cơ bản của chính sách tài trợ cũng
được tác giả luận giải một cách chi tiết cụ thể, làm căn cứ khoa học để luận án
của tác giả cũng như các nghiên cứu sau này có thể đi vào nghiên cứu thực
trạng chính sách tài trợ của các doanh nghiệp cụ thể. Trong luận án cũng hệ
thống các công trình nghiên cứu trong nước để chỉ ra khoản trống trong
nghiên cứu trước đây và đưa ra điểm mới trong nghiên cứu của mình; tác giả
cũng nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế về chính sách tài trợ nhằm rút ra
những bài học quý báu cho các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông
niêm yết của Việt Nam.
172
Thứ hai, về thực tiễn: Luận án đã phân tích một cách có hệ thống về thực
trạng CSTT của các công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông niêm yết
ở Việt Nam từ 2013 tới nay, căn cứ vào nội dung của CSTT đã được luận giả
ở phần lý thuyết. Trên cơ sở đó, Luận án đã đánh giá những kết quả đạt được,
những hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế về
CSTT của các công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông niêm yết ở
Việt Nam. Trên cơ sở những đánh giá đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp hoàn
thiện và các kiến nghị với cơ quan chức năng giúp các doanh nghiệp nói
chung và các công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông nói riêng có thể
hoàn thiện một chính sách tài trợ phù hợp nhất.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực trạng ở trên và căn cứ vào bối cảnh
kinh tế xã hội ở Việt Nam và định hướng phát triển của các doanh nghiệp xây
dựng công trình giao thông, tác giả đưa ra các nhóm giải pháp nhằm hoàn
thiện chính sách tài trợ cho các công ty cổ phần xây dựng công trình giao
thông niêm yết ở Việt Nam.
Thứ tư, luận án đã xây dựng và hướng dẫn quy trình hoạch định một
chính sách cụ thể trong DN, làm căn cứ để các DN có thể triển khai một
CSTT hiệu quả.
Như vậy, luận án đã hoàn thiện cơ bản các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra,
đã làm rõ được cơ sở lý luận, thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện chính sách tài trợ của các công ty cổ phần xây dựng công trình giao
thông niêm yết ở Việt Nam./.
173
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
1. Lý luận chung về chính sách tài trợ trong doanh nghiệp. Tạp chí Nghiên
cứu Tài chính Kế toán (ISSN 1859-4093), số 12 (173) 2017, trang 72-74.
2. Thực trạng tài chính của các Công ty cổ phần xây dựng công trình
giao thông niêm yết ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương
(ISSN 0868-3808), số 509+510 – Tháng 01/2018, trang 25-27.
3. Thực trạng huy động vốn trong các công ty cổ phần xây dựng công
trình giao thông niêm yết ở Việt Nam. Đặc san khoa học Tài chính – Đầu tư
Đông Nam Á (ISSN: 2615 - 9155), số 2, tháng 6/2018, trang 26 – 28.
174
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014) “Các nhân tố tác
động tới cấu trúc vốn của DN niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 18 (28),
trang 34-39, ISSN: 1859-428X.
2. Ban kinh tế Trung ương (2017). Chuẩn đoán tăng trưởng kinh tế Việt
Nam, nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông.
3. Nguyễn Trọng Cơ và Ngiêm Thị Thà (2015). Giáo trình phân tích tài
chính doanh nghiệp, NXB Tài chính.
4. Nguyễn Thành Cường, (năm 2015). “Tác động của cấu trúc vốn lên giá trị
DN chế biến thủy sản Nam Trung bộ”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường
Đại học Kinh tế luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Việt Dũng (năm 2016). “Mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và
rủi ro tài chính của DN xi măng niêm yết”, Tạp chí Tài chính, số 2, tháng
2/2016 (627), trang 33-35, ISSN: 005-56.
6. Dương Thị Thúy Hà (năm 2016). “Cơ cấu nguồn vốn của các DN niêm yết
trong ngành dược phẩm ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện
tài chính.
7. Bạch Đức Hiển và Đoàn Hương Quỳnh (năm 2010). “Nguyên nhân chủ
yếu phải tái cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp”, Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp cơ sở, Học viện tài chính.
8. Nguyễn Minh Hoàng và Đoàn Hương Quỳnh (2009) “Nguyên tắc cơ bản để
tài trợ vốn đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí
nghiên cứu tài chính kế toán, số 5 (70), trang 38 – 42, ISSN: 1859 – 4093.
9. Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển (2008). Giáo trình tài chính doanh
nghiệp, NXB Tài chính.
10. Kiểm toán Nhà nước (2016). Hội thảo những vấn đề đặt ra đối với dự án
BOT và vai trò của Kiểm toán Nhà nước, Hà Nội.
175
11. Trịnh Thị Phan Lan (năm 2013). “DN xây dựng-Bất động sản, rủi ro từ
đòn bẩy tài chính”, tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh,
tập 29, Số 3 trang 68-74, ISSN: 0866 – 8612.
12. Vũ Thị Ngọc Lan (năm 2014) “Tái cấu trúc vốn tại tập đoàn dầu khí quốc
gia Việt Nam”. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
13. Nguyễn Đăng Nam (năm 2004). “Tái cơ cấu vốn nhằm tăng cường năng
lực tài chính, làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của các DN Nhà
nước”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Học viện tài chính.
14. Đoàn Hương Quỳnh (2009), “Giải pháp tái cơ cấu nguồn vốn của DN
Nhà nước trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế,
Học viện Tài chính.
15. Trần Ngọc Thơ (2005). Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống
kê.
16. Thủ tướng Chính phủ (2004). Quyết định số 206/2004/QĐ-TTG về chiến
lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, ban hành ngày
10/10/2004.
17. Thủ tướng Chính phủ (2009). Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg về việc phê
duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030, ban hành ngày 03/03/2009.
18. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 355/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều
chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030, ban hành ngày 25/02/2013.
19. Nguyễn Hữu Tú (năm 2014) “Huy động vốn của các DN trên thị trường
chứng khoán Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
quốc dân.
20. Trần Thị Thanh Tú (2006), Đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhà
nước Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
quốc dân.
176
21. Dương Thị Hồng Vân (năm 2014), “Nghiên cứu các nhân tố tác động tới
cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
22. Bùi Văn Vần và Vũ Văn Ninh (2013). Giáo trình tài chính doanh nghiệp,
NXB Tài chính.
23. Lê Hoàng Vinh (năm 2014), “Cơ cấu nguồn vốn và rủi ro tài chính trong
doanh nghiệp”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Ngân hàng thành phố Hồ
Chí Minh.
Tiếng Anh
1. Raj Aggarwal, (1990). “Capital Structure differences among large Asian
companies”, The Asian Economic Bulletin, Vol. 7, No. 1, pp 39 -50.
2. Sanjai Bhagat, Brian Bolton and Ajay Subramania, (2011). “Manager
Characteristics and Capital Structure: Theory and Evidence”, The
Journal of Financial and Quantitative Analysis, Vol. 46, No. 6
(DECEMBER 2011), pp. 1581-1627.
3. Amy Dittmar, (2004). “Capital Structure in Corporate Spin‐Offs”, The
Journal of Business, Vol. 77, No. 1 (January 2004), pp. 9-43.
4. Feng Dong, Nicola Chiara, Nakhon Kokkaew and Jialu Wu, (2011).
“Stochastic Optimization of Capital Structure in Privately Funded
Infrastructure Projects”, The Journal of Private Equity, Vol. 15, No. 1
(WINTER 2011), pp. 36-47.
5. Robert Goldstein, Nengjiu Ju and Hayne Leland Source, (2001). “An
EBIT‐Based Model of Dynamic Capital Structure”, The Journal of
Business, Vol. 74, No. 4, pp. 483-512.
6. T.Koller, M.Goedhart and D.Wessels, Vàluation: Measuring and
Managing the Vàlue of Companies (2005), McKinsey & Company.
7. John R. Graham and Campbell R. Harvey; Financial Analysts Journal,
Vol. 53, No. 6 (Nov. - Dec., 1997), pp. 54-66
177
8. Ronny Manos, (2001). “Capital Structure and Dividend Policy: Research
from Emerging Markets”, PhD in Economics, The University of
Birmingham.
9. John D. Martin and David F. Scott, Jr, (1980). “Debt Capacity and the
Capital Budgeting Decision: A Revisitation”, Financial Management, Vol.
9, No. 1, pp. 23-26.
10. Nicos Michaelas, Francis Chittenden and Panikkos Poutziouris, (1999).
“Financial Policy and Capital Structure of Small and Medium Enterprises
in the UK: Evidence and Experimentation in Firms through Data Sheet”,
Small Business Economics, No. 2, pp 113-130.
11. Usha R.Mittoo, Zhou Zhang (2008), “The capital structure of
multinational corporations”, Journal of Corporate Finance, No 14,
pp.706–720.
12. Mohamad H.Mohamad, (1995). “Capital Structure in Large Malaysian
Companies”, Management International Review, Vol. 35, pp. 119-130.
13. Franco Modigliani and Merton H. Miller, (1958). “The Cost of Capital,
Corporation Finance and the Theory of Investment”, The American
Economic Review, Vol. 48, No. 3 (Jun., 1958), pp. 261-297.
14. Stewart C. Myers, (2001). “Capital Structure”, The Journal of Economic
Perspectives, Vol. 15, No. 2 (Spring, 2001), pp. 81-102.
15. Joshua D. Rauh and Amir Sufi, (2010). “Capital Structure and Debt
Structure”, The Review of Financial Studies, Vol. 23, No. 12 (December
2010), pp. 4242-4280.
16. Mahfuzah Salim, Dr.Raj Yadav, (2012), “Capital Structure and Firm
Performance: Evidence from Malaysian Listed Companies”, Procedia
Social and Behavioral Sciences, No 65 ( 2012 ), pp 156 – 166
17. Titman and Wessels, (1988), “The Determinants of capital structure
choice”, The Journal of Finance, Vol 43, No. 1(Mar, 1988), pp 1 – 19.
178
18. Supa Tongkong, (2012). “Key factors influencing capital structure
decision and its speed of adjustment of Thai listed real estate companies”,
Procedia - Social and Behavioral Sciences, No. 40 (2012), pp 716 – 720.
19. Liansheng Wu and Heng Yue, (2009). “Corporate tax, capital structure,
and the accessibility of bank loans: Evidence from China”, Journal of
Banking & Finance, No. 33, pp 30–38.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
TỔNG TÀI SẢN - NGUỒN VỐN
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Tên công ty 2013* 2014* 2015* 2016* 2017*
1
CTCP tư vấn đầu tư và xây dựng
GTVT
121 124 154 146 163
2
CTCP xây dưng giao thông Thừa
Thiên Huế
225 228 237 212 219
3 CTCP quản lý và xây dựng đường bộ 26 39 38 48 58 58
4 CTCP 482 418 492 557 496 481
5 CTCP 492 233 254 328 328 296
6 CTCP xây dựng công trình 510 167 156 236 243 219
7 CTCP đầu tư và xây dựng 471 323 442 745 668 624
8 CTCP đầu tư và xây dựng công trình 3 348 342 406 335 381
9 CTCP 166 202 157 206 227 312
10 CTCP ACC-244 196 220 408 457 340
11 CTCP đầu tư và xây dựng Lương Tài 391 460 536 595 611
12 CTCP công trình 6 314 322 253 233 172
13
CTCP công trình giao thông vận tải
Quảng Nam
100 70 78 81 85
14 CTCP MCO Việt Nam 255 219 185 157 138
15 CTCP cầu 12 500 638 668 954 962
16
CTCP công trình cầu phà thành phố
Hồ Chí Minh
347 333 256 324 321
17 CTCP công trình giao thông Sài Gòn 743 803 751 813 1062
18 CTCP Tổng công ty Thăng Long 1760 1558 1698 1561 1088
19 CTCP xây dựng hạ tầng CII 368 636 1202 1218 1589
20
CTCP Tổng công ty công trình đường
sắt
1575 1381 983 825 734
21
CTCP Tổng công ty xây dựng công
trình giao thông 4
4264 5826 7001 7273 7391
Nguồn tính toán từ báo cáo tài chính kiểm toán của các DN trong mẫu
(*) Tính tại thời điểm cuối năm, ngày 31/12.
PHỤ LỤC 2
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Tên công ty 2013* 2014* 2015* 2016* 2017*
1
CTCP tư vấn đầu tư và xây dựng
GTVT
85 92 120 112 129
2
CTCP xây dưng giao thông Thừa
Thiên Huế
194 197 206 178 186
3
CTCP quản lý và xây dựng đường bộ
26
22 20 32 40 40
4 CTCP 482 371 448 516 447 430
5 CTCP 492 194 191 266 264 232
6 CTCP xây dựng công trình 510 146 122 194 199 178
7 CTCP đầu tư và xây dựng 471 284 379 683 605 563
8 CTCP đầu tư và xây dựng công trình 3 248 237 280 209 261
9 CTCP 166 102 94 143 163 229
10 CTCP ACC-244 161 184 369 417 297
11 CTCP đầu tư và xây dựng Lương Tài 210 279 355 412 428
12 CTCP công trình 6 232 241 177 161 120
13
CTCP công trình giao thông vận tải
Quảng Nam
55 27 32 35 40
14 CTCP MCO Việt Nam 203 167 132 105 86
15 CTCP cầu 12 428 569 594 873 877
16
CTCP công trình cầu phà thành phố
Hồ Chí Minh
226 187 152 225 222
17 CTCP công trình giao thông Sài Gòn 480 619 542 537 767
18 CTCP Tổng công ty Thăng Long 1550 1196 1158 1018 576
19 CTCP xây dựng hạ tầng CII 220 233 798 753 1123
20
CTCP Tổng công ty công trình
đường sắt
1280 1067 620 484 437
21
CTCP Tổng công ty xây dựng công
trình giao thông 4
3876 5157 6168 6148 6240
Nguồn tính toán từ báo cáo tài chính kiểm toán của các DN trong mẫu
(*) Tính tại thời điểm cuối năm, ngày 31/12.
PHỤ LỤC 3
VỐN CHỦ SỞ HỮU
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Tên công ty 2013* 2014* 2015* 2016* 2017*
1
CTCP tư vấn đầu tư và xây dựng
GTVT
36 33 34 34 34
2
CTCP xây dưng giao thông Thừa
Thiên Huế
31 31 31 33 33
3
CTCP quản lý và xây dựng đường bộ
26
17 18 16 18 18
4 CTCP 482 47 44 41 50 50
5 CTCP 492 39 63 62 64 64
6 CTCP xây dựng công trình 510 21 34 41 44 41
7 CTCP đầu tư và xây dựng 471 39 62 62 63 61
8 CTCP đầu tư và xây dựng công trình 3 99 105 126 127 120
9 CTCP 166 100 63 64 64 82
10 CTCP ACC-244 35 36 38 41 43
11 CTCP đầu tư và xây dựng Lương Tài 181 181 181 182 182
12 CTCP công trình 6 83 81 76 71 53
13
CTCP công trình giao thông vận tải
Quảng Nam
45 43 46 46 45
14 CTCP MCO Việt Nam 52 52 52 52 52
15 CTCP cầu 12 72 69 74 81 85
16
CTCP công trình cầu phà thành phố
Hồ Chí Minh
121 146 104 99 99
17 CTCP công trình giao thông Sài Gòn 263 183 210 276 295
18 CTCP Tổng công ty Thăng Long 211 362 540 542 512
19 CTCP xây dựng hạ tầng CII 147 403 404 465 466
20
CTCP Tổng công ty công trình
đường sắt
294 314 363 341 296
21
CTCP Tổng công ty xây dựng công
trình giao thông 4
388 669 833 1125 1150
Nguồn tính toán từ báo cáo tài chính kiểm toán của các DN trong mẫu
(*) Tính tại thời điểm cuối năm, ngày 31/12.
PHỤ LỤC 4
DOANH THU THUẦN
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Tên công ty 2013 2014 2015 2016 2017
1 CTCP tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT 102 79 102 79 52
2
CTCP xây dưng giao thông Thừa Thiên
Huế
192 229 232 202 127
3 CTCP quản lý và xây dựng đường bộ 26 37 35 57 83 83
4 CTCP 482 724 719 446 304 121
5 CTCP 492 408 354 338 367 193
6 CTCP xây dựng công trình 510 276 293 226 305 159
7 CTCP đầu tư và xây dựng 471 464 698 676 441 547
8 CTCP đầu tư và xây dựng công trình 3 467 405 373 350 171
9 CTCP 166 82 79 79 163 221
10 CTCP ACC-244 330 366 406 500 503
11 CTCP đầu tư và xây dựng Lương Tài 164 348 194 287 185
12 CTCP công trình 6 310 290 240 189 88
13
CTCP công trình giao thông vận tải
Quảng Nam
150 118 125 121 145
14 CTCP MCO Việt Nam 78 69 55 73 35
15 CTCP cầu 12 923 805 741 951 1033
16
CTCP công trình cầu phà thành phố Hồ
Chí Minh
386 387 362 282 386
17 CTCP công trình giao thông Sài Gòn 1113 1147 921 896 1167
18 CTCP Tổng công ty Thăng Long 1125 1505 2156 1917 1004
19 CTCP xây dựng hạ tầng CII 202 337 1171 790 543
20 CTCP Tổng công ty công trình đường sắt 1210 1171 778 379 212
21
CTCP Tổng công ty xây dựng công trình
giao thông 4
4260 4150 6185 5652 3737
Nguồn tính toán từ báo cáo tài chính kiểm toán của các DN trong mẫu
PHỤ LỤC 5
LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ
Đơn vị: Triệu đồng
STT Tên công ty 2013 2014 2015 2016 2017
1
CTCP tư vấn đầu tư và xây dựng
GTVT
4.922 2.636 3.054 2.832 2.698
2
CTCP xây dưng giao thông Thừa
Thiên Huế
2.747 1.484 2.658 1.892 1.304
3
CTCP quản lý và xây dựng đường
bộ 26
965 2.265 2.904 4.111 4.111
4 CTCP 482 8.799 4.431 1.171 222 951
5 CTCP 492 8.186 11.269 8.476 2.772 679
6 CTCP xây dựng công trình 510 7.167 14.585 9.629 11.773 3.533
7 CTCP đầu tư và xây dựng 471 7.641 9.500 9.458 9.279 6.522
8
CTCP đầu tư và xây dựng công
trình 3
18.445 12.948 12.096 12.394 4.294
9 CTCP 166 551 -37.701 979 647 17.839
10 CTCP ACC-244 10.522 10.532 10.950 12.441 12.509
11
CTCP đầu tư và xây dựng Lương
Tài
3.145 2.471 2.679 3.285 46
12 CTCP công trình 6 13.652 9.234 2.295 2.926 -15.016
13
CTCP công trình giao thông vận
tải Quảng Nam
12.929 10.393 10.887 10.595 9.706
14 CTCP MCO Việt Nam 854 319 142 396 51
15 CTCP cầu 12 16.572 18.905 18.042 19.156 18.296
16
CTCP công trình cầu phà thành
phố Hồ Chí Minh
25.552 18.009 22.009 11.487 14.417
17 CTCP công trình giao thông Sài Gòn 85.472 81.120 54.244 44.728 43.569
18 CTCP Tổng công ty Thăng Long 24.251 42.911 74.419 55.202 22.466
19 CTCP xây dựng hạ tầng CII 14.818 30.328 119.339 66.628 56.064
20
CTCP Tổng công ty công trình
đường sắt
30.500 36.283 50.652 7.979 -21.430
21
CTCP Tổng công ty xây dựng
công trình giao thông 4
72.608 61.950 108.007 193.955 208.325
Nguồn tính toán từ báo cáo tài chính kiểm toán của các DN trong mẫu
PHỤ LỤC 6
LỢI NHUẬN SAU THUẾ
Đơn vị: Triệu đồng
STT Tên công ty 2013 2014 2015 2016 2017
1
CTCP tư vấn đầu tư và xây dựng
GTVT
3.680 1.994 2.135 2.190 2.047
2
CTCP xây dưng giao thông Thừa
Thiên Huế
1.808 750 1.884 955 939
3
CTCP quản lý và xây dựng đường
bộ 26
703 1.762 2.311 3.243 3243
4 CTCP 482 6.439 3.284 621 47 517
5 CTCP 492 6.139 8.790 6.391 2.128 368
6 CTCP xây dựng công trình 510 5.221 10.989 7.350 8.200 3.228
7 CTCP đầu tư và xây dựng 471 5.718 7.352 7.339 7.415 5.195
8
CTCP đầu tư và xây dựng công
trình 3
13.596 10.382 9.566 10.376 3.426
9 CTCP 166 355 -37.701 979 647 17.839
10 CTCP ACC-244 8.555 8.172 8.537 9.948 9.970
11
CTCP đầu tư và xây dựng Lương
Tài
2.262 1.989 1.889 984 46
12 CTCP công trình 6 10.239 7.202 1.790 1.553 -15.016
13
CTCP công trình giao thông vận
tải Quảng Nam
9.579 7.509 8.363 8.568 7.102
14 CTCP MCO Việt Nam 468 149 108 81 39
15 CTCP cầu 12 12.297 14.457 12.580 14.447 13.829
16
CTCP công trình cầu phà thành
phố Hồ Chí Minh
19.164 14.047 17.141 9.188 11.519
17
CTCP công trình giao thông Sài
Gòn
63.252 62.098 42.473 35.726 34.833
18 CTCP Tổng công ty Thăng Long 18.188 34.341 58.712 54.318 21.418
19 CTCP xây dựng hạ tầng CII 12.729 24.411 92.883 53.457 44.222
20
CTCP Tổng công ty công trình
đường sắt
26.270 32.365 45.834 7.979 -21.430
21
CTCP Tổng công ty xây dựng công
trình giao thông 4
59.170 50.533 90.055 169.803 184.894
Nguồn tính toán từ báo cáo tài chính kiểm toán của các DN trong mẫu
PHỤ LỤC 7
TỶ SUẤT SINH LỜI VỐN CHỦ SỞ HỮU (ROE)
Đơn vị: %
STT Tên công ty 2013 2014 2015 2016 2017
1
CTCP tư vấn đầu tư và xây dựng
GTVT
9,4% 5,8% 6,4% 6,5% 6,1%
2
CTCP xây dưng giao thông Thừa
Thiên Huế
5,9% 2,4% 6,0% 3,0% 2,8%
3
CTCP quản lý và xây dựng
đường bộ 26
3,9% 10,1% 13,6% 19,2% 18,5%
4 CTCP 482 14,0% 7,2% 1,5% 0,1% 1,0%
5 CTCP 492 16,8% 17,2% 10,3% 3,4% 0,6%
6 CTCP xây dựng công trình 510 26,7% 40,1% 19,5% 19,3% 7,6%
7 CTCP đầu tư và xây dựng 471 14,8% 14,6% 11,8% 11,9% 8,4%
8
CTCP đầu tư và xây dựng công
trình 3
13,9% 10,2% 8,3% 8,2% 2,8%
9 CTCP 166 0,3% -46,2% 1,5% 1,0% 24,3%
10 CTCP ACC-244 25,4% 23,0% 23,0% 25,2% 23,9%
11
CTCP đầu tư và xây dựng Lương
Tài
1,2% 1,1% 1,0% 0,5% 0,0%
12 CTCP công trình 6 12,6% 8,8% 2,3% 2,1% -24,2%
13
CTCP công trình giao thông vận
tải Quảng Nam
21,5% 17,1% 18,8% 18,6% 15,6%
14 CTCP MCO Việt Nam 0,9% 0,3% 0,2% 0,2% 0,1%
15 CTCP cầu 12 18,0% 20,6% 17,6% 18,6% 16,6%
16
CTCP công trình cầu phà thành
phố Hồ Chí Minh
16,5% 10,5% 13,7% 9,1% 11,6%
17
CTCP công trình giao thông Sài
Gòn
24,1% 27,8% 21,6% 14,7% 12,2%
18 CTCP Tổng công ty Thăng Long 9,3% 12,0% 13,0% 10,0% 4,1%
19 CTCP xây dựng hạ tầng CII 8,6% 8,9% 23,0% 12,3% 9,5%
20
CTCP Tổng công ty công trình
đường sắt
8,6% 10,6% 13,5% 2,3% -6,7%
21
CTCP Tổng công ty xây dựng
công trình giao thông 4
17,4% 9,6% 12,0% 17,3% 16,2%
Nguồn tính toán từ báo cáo tài chính kiểm toán của các DN trong mẫu
PHỤ LỤC 8 - ROA
Thu nhập trên tổng tài sản
Đơn vị: %
STT Tên công ty 2013 2014 2015 2016 2017
1
CTCP tư vấn đầu tư và xây dựng
GTVT
3,1% 1,6% 1,5% 1,5% 1,3%
2
CTCP xây dưng giao thông Thừa
Thiên Huế
0,8% 0,3% 0,8% 0,4% 0,4%
3
CTCP quản lý và xây dựng đường bộ
26
1,6% 4,6% 5,4% 6,1% 5,6%
4 CTCP 482 1,7% 0,7% 0,1% 0,0% 0,1%
5 CTCP 492 2,7% 3,6% 2,2% 0,6% 0,1%
6 CTCP xây dựng công trình 510 3,2% 6,8% 3,7% 3,4% 1,4%
7 CTCP đầu tư và xây dựng 471 2,0% 1,9% 1,2% 1,0% 0,8%
8 CTCP đầu tư và xây dựng công trình 3 4,0% 3,0% 2,6% 2,8% 1,0%
9 CTCP 166 0,1% -21,0% 0,5% 0,3% 6,6%
10 CTCP ACC-244 4,5% 3,9% 2,7% 2,3% 2,5%
11 CTCP đầu tư và xây dựng Lương Tài 0,6% 0,5% 0,4% 0,2% 0,0%
12 CTCP công trình 6 3,0% 2,3% 0,6% 0,6% -7,4%
13
CTCP công trình giao thông vận tải
Quảng Nam
9,9% 8,8% 11,3% 10,8% 8,5%
14 CTCP MCO Việt Nam 0,2% 0,1% 0,1% 0,0% 0,0%
15 CTCP cầu 12 2,3% 2,5% 1,9% 1,8% 1,4%
16
CTCP công trình cầu phà thành phố
Hồ Chí Minh
5,8% 4,1% 5,8% 3,2% 3,6%
17 CTCP công trình giao thông Sài Gòn 8,5% 8,0% 5,5% 4,6% 3,7%
18 CTCP Tổng công ty Thăng Long 1,2% 2,1% 3,6% 3,3% 1,6%
19 CTCP xây dựng hạ tầng CII 3,5% 4,9% 10,1% 4,4% 3,2%
20
CTCP Tổng công ty công trình đường
sắt
1,7% 2,2% 3,9% 0,9% -2,7%
21
CTCP Tổng công ty xây dựng công
trình giao thông 4
1,8% 1,0% 1,4% 2,4% 2,5%
Nguồn tính toán từ báo cáo tài chính kiểm toán của các DN trong mẫu
PHỤ LỤC 9 - ROS
TỶ SUẤT SINH LỜI DOANH THU
Đơn vị: %
STT Tên công ty 2013 2014 2015 2016 2017
1
CTCP tư vấn đầu tư và xây dựng
GTVT
3,6% 2,5% 2,1% 2,8% 3,9%
2
CTCP xây dưng giao thông Thừa
Thiên Huế
0,9% 0,3% 0,8% 0,5% 0,7%
3
CTCP quản lý và xây dựng đường
bộ 26
1,9% 5,0% 4,1% 3,9% 3,9%
4 CTCP 482 0,9% 0,5% 0,1% 0,0% 0,4%
5 CTCP 492 1,5% 2,5% 1,9% 0,6% 0,2%
6 CTCP xây dựng công trình 510 1,9% 3,8% 3,2% 2,7% 2,0%
7 CTCP đầu tư và xây dựng 471 1,2% 1,1% 1,1% 1,7% 0,9%
8
CTCP đầu tư và xây dựng công
trình 3
2,9% 2,6% 2,6% 3,0% 2,0%
9 CTCP 166 0,4% -47,6% 1,2% 0,4% 8,1%
10 CTCP ACC-244 2,6% 2,2% 2,1% 2,0% 2,0%
11
CTCP đầu tư và xây dựng Lương
Tài
1,4% 0,6% 1,0% 0,3% 0,0%
12 CTCP công trình 6 3,3% 2,5% 0,7% 0,8% -17,1%
13
CTCP công trình giao thông vận tải
Quảng Nam
6,4% 6,4% 6,7% 7,1% 4,9%
14 CTCP MCO Việt Nam 0,6% 0,2% 0,2% 0,1% 0,1%
15 CTCP cầu 12 1,3% 1,8% 1,7% 1,5% 1,3%
16
CTCP công trình cầu phà thành phố
Hồ Chí Minh
5,0% 3,6% 4,7% 3,3% 3,0%
17
CTCP công trình giao thông Sài
Gòn
5,7% 5,4% 4,6% 4,0% 3,0%
18 CTCP Tổng công ty Thăng Long 1,6% 2,3% 2,7% 2,8% 2,1%
19 CTCP xây dựng hạ tầng CII 6,3% 7,2% 7,9% 6,8% 8,1%
20
CTCP Tổng công ty công trình
đường sắt
2,2% 2,8% 5,9% 2,1% -10,1%
21
CTCP Tổng công ty xây dựng công
trình giao thông 4
1,4% 1,2% 1,5% 3,0% 4,9%
Nguồn tính toán từ báo cáo tài chính kiểm toán của các DN trong mẫu
PHỤ LỤC 10 – BEP
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản
Đơn vị: %
STT Tên công ty 2013 2014 2015 2016 2017
1
CTCP tư vấn đầu tư và xây dựng
GTVT
5,6% 4,8% 4,5% 3,5% 3,4%
2
CTCP xây dưng giao thông Thừa
Thiên Huế
6,0% 4,5% 5,1% 4,7% 0,6%
3
CTCP quản lý và xây dựng đường
bộ 26
4,2% 7,4% 8,5% 9,7% 8,8%
4 CTCP 482 5,6% 4,8% 3,9% 3,3% 3,8%
5 CTCP 492 6,6% 6,1% 4,4% 3,4% 3,2%
6 CTCP xây dựng công trình 510 8,7% 13,6% 7,4% 7,3% 3,6%
7 CTCP đầu tư và xây dựng 471 6,2% 6,3% 4,6% 4,0% 4,6%
8
CTCP đầu tư và xây dựng công
trình 3
9,1% 6,8% 5,5% 5,5% 2,6%
9 CTCP 166 2,4% -18,2% 3,2% 3,7% 9,6%
10 CTCP ACC-244 5,6% 5,1% 3,5% 2,9% 3,1%
11
CTCP đầu tư và xây dựng Lương
Tài
3,9% 4,7% 4,5% 3,6% 4,2%
12 CTCP công trình 6 6,1% 6,8% 4,4% 4,1% -4,7%
13
CTCP công trình giao thông vận tải
Quảng Nam
13,7% 12,8% 15,0% 13,5% 11,7%
14 CTCP MCO Việt Nam 3,0% 2,1% 1,3% 0,6% 0,2%
15 CTCP cầu 12 5,9% 5,7% 5,0% 4,6% 4,6%
16
CTCP công trình cầu phà thành
phố Hồ Chí Minh
7,8% 5,3% 7,5% 4,5% 4,9%
17
CTCP công trình giao thông Sài
Gòn
11,5% 10,5% 7,0% 5,7% 4,6%
18 CTCP Tổng công ty Thăng Long 2,2% 3,9% 6,5% 4,6% 2,3%
19 CTCP xây dựng hạ tầng CII 8,8% 6,9% 13,0% 8,4% 8,1%
20
CTCP Tổng công ty công trình
đường sắt
2,6% 3,1% 6,2% 3,0% -0,4%
21
CTCP Tổng công ty xây dựng công
trình giao thông 4
5,2% 3,3% 4,8% 6,4% 5,9%
Nguồn tính toán từ báo cáo tài chính kiểm toán của các DN trong mẫu
PHỤ LỤC 11 - ROIC
Thu nhập trên vốn đầu tư (vốn chủ sở hữu và các khoản vay có tính lãi)
Đơn vị: %
STT Tên công ty 2013 2014 2015 2016 2017
1
CTCP tư vấn đầu tư và xây dựng
GTVT
11,3% 8,4% 7,8% 6,2% 6,1%
2
CTCP xây dưng giao thông Thừa
Thiên Huế
12,1% 8,5% 10,4% 9,6% 1,2%
3
CTCP quản lý và xây dựng đường bộ
26
7,0% 11,8% 14,5% 19,4% 19,7%
4 CTCP 482 16,9% 14,6% 11,2% 9,8% 12,5%
5 CTCP 492 17,8% 18,7% 12,4% 7,5% 6,0%
6 CTCP xây dựng công trình 510 17,2% 25,7% 15,2% 14,6% 7,5%
7 CTCP đầu tư và xây dựng 471 14,9% 17,2% 13,1% 9,7% 8,8%
8
CTCP đầu tư và xây dựng công trình
3
14,3% 10,3% 8,5% 8,1% 3,9%
9 CTCP 166 4,0% -25,2% 5,1% 6,2% 16,1%
10 CTCP ACC-244 25,3% 27,2% 28,3% 31,5% 30,0%
11 CTCP đầu tư và xây dựng Lương Tài 5,5% 6,5% 6,2% 5,5% 6,1%
12 CTCP công trình 6 11,9% 11,1% 7,1% 6,4% -7,0%
13
CTCP công trình giao thông vận tải
Quảng Nam
26,3% 21,7% 23,2% 21,6% 19,1%
14 CTCP MCO Việt Nam 6,1% 4,5% 2,6% 1,1% 0,4%
15 CTCP cầu 12 16,6% 18,0% 15,1% 12,9% 11,9%
16
CTCP công trình cầu phà thành phố
Hồ Chí Minh
22,0% 13,2% 15,9% 9,9% 12,0%
17 CTCP công trình giao thông Sài Gòn 32,5% 36,4% 27,6% 18,4% 15,3%
18 CTCP Tổng công ty Thăng Long 7,4% 10,3% 14,2% 9,7% 5,1%
19 CTCP xây dựng hạ tầng CII 16,8% 10,9% 22,4% 12,8% 10,9%
20
CTCP Tổng công ty công trình
đường sắt
7,5% 7,8% 12,7% 4,8% -0,6%
21
CTCP Tổng công ty xây dựng công
trình giao thông 4
9,6% 5,3% 7,7% 10,0% 8,6%
Nguồn tính toán từ báo cáo tài chính kiểm toán của các DN trong mẫu
PHỤ LỤC 12
D/E – Tỷ lệ các khoản vay có tính lãi trên vốn chủ sở hữu
Đơn vị: Lần
STT Tên công ty 2013* 2014* 2015* 2016* 2017*
1
CTCP tư vấn đầu tư và xây dựng
GTVT
2,4 2,8 3,6 3,3 3,8
2
CTCP xây dưng giao thông Thừa
Thiên Huế
6,3 6,3 6,6 5,3 5,6
3
CTCP quản lý và xây dựng đường bộ
26
1,3 1,1 1,9 2,3 2,3
4 CTCP 482 7,9 10,1 12,5 8,9 8,5
5 CTCP 492 4,9 3,1 4,3 4,1 3,6
6 CTCP xây dựng công trình 510 7,0 3,6 4,7 4,6 4,3
7 CTCP đầu tư và xây dựng 471 7,3 6,1 11,0 9,7 9,3
8 CTCP đầu tư và xây dựng công trình 3 2,5 2,3 2,2 1,6 2,2
9 CTCP 166 1,0 1,5 2,2 2,5 2,8
10 CTCP ACC-244 4,6 5,1 9,6 10,3 6,9
11 CTCP đầu tư và xây dựng Lương Tài 1,2 1,5 2,0 2,3 2,3
12 CTCP công trình 6 2,8 3,0 2,3 2,3 2,3
13
CTCP công trình giao thông vận tải
Quảng Nam
1,2 0,6 0,7 0,8 0,9
14 CTCP MCO Việt Nam 3,9 3,2 2,5 2,0 1,6
15 CTCP cầu 12 6,0 8,3 8,0 10,8 10,3
16
CTCP công trình cầu phà thành phố
Hồ Chí Minh
1,9 1,3 1,5 2,3 2,2
17 CTCP công trình giao thông Sài Gòn 1,8 3,4 2,6 1,9 2,6
18 CTCP Tổng công ty Thăng Long 7,4 3,3 2,1 1,9 1,1
19 CTCP xây dựng hạ tầng CII 1,5 0,6 2,0 1,6 2,4
20
CTCP Tổng công ty công trình đường
sắt
4,3 3,4 1,7 1,4 1,5
21
CTCP Tổng công ty xây dựng công
trình giao thông 4
10,0 7,7 7,4 5,5 5,4
Nguồn tính toán từ báo cáo tài chính kiểm toán của các DN trong mẫu
(*) Tính tại thời điểm cuối năm, ngày 31/12.
PHỤ LỤC 13
TỶ LỆ CHI TRẢ CỔ TỨC
Đơn vị: %
STT Tên công ty 2013 2014 2015 2016 2017
1
CTCP tư vấn đầu tư và xây dựng
GTVT
109,1% 178,7% 165,1% 2,9% 97,6%
2
CTCP xây dưng giao thông Thừa
Thiên Huế
256,5% 88,7% 117,6% 0,0% 164,2%
3
CTCP quản lý và xây dựng
đường bộ 26
198,5% 34,1% 69,2% 50,7% 50,7%
4 CTCP 482 55,9% 127,9% 482,8% 0,0% 0,0%
5 CTCP 492 0,0% 25,7% 99,8% 99,9% 0,0%
6 CTCP xây dựng công trình 510 22,6% 32,9% 51,3% 62,3% 134,7%
7 CTCP đầu tư và xây dựng 471 76,7% 65,6% 81,8% 80,9% 115,5%
8
CTCP đầu tư và xây dựng công
trình 3
69,5% 91,1% 100,5% 76,9% 192,7%
9 CTCP 166 2096,7% 0,0% 0,0% 0,0% 0,0%
10 CTCP ACC-244 50,7% 54,0% 51,7% 44,3% 53,1%
11
CTCP đầu tư và xây dựng Lương
Tài
0,0% 0,0% 0,0% 0,0% 0,0%
12 CTCP công trình 6 40,2% 57,1% 526,6% 275,2% -91,1%
13
CTCP công trình giao thông vận
tải Quảng Nam
62,6% 87,9% 61,3% 69,3% 87,4%
14 CTCP MCO Việt Nam 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% 0,0%
15 CTCP cầu 12 23,4% 19,9% 21,7% 11,8% 0,0%
16
CTCP công trình cầu phà thành
phố Hồ Chí Minh
0,0% 0,0% 0,0% 0,0% 64,7%
17
CTCP công trình giao thông Sài
Gòn
32,6% 58,7% 141,3% 34,1% 32,1%
18 CTCP Tổng công ty Thăng Long 0,0% 0,0% 15,9% 102,5% 262,6%
19 CTCP xây dựng hạ tầng CII 0,5% 7,8% 34,6% 173,7% 0,0%
20
CTCP Tổng công ty công trình
đường sắt
37,6% 82,3% 41,1% 118,8% -48,3%
21
CTCP Tổng công ty xây dựng
công trình giao thông 4
0,0% 0,0% 46,6% 91,4% 86,5%
Nguồn tính toán từ báo cáo tài chính kiểm toán của các DN trong mẫu
PHỤ LỤC 14
NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN – NWC
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Tên công ty 2013* 2014* 2015* 2016* 2017*
1 CTCP tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT 22 12 18 4 4
2
CTCP xây dưng giao thông Thừa Thiên
Huế
9 2 1 6 9
3 CTCP quản lý và xây dựng đường bộ 26 6 8 9 7 7
4 CTCP 482 -4 -4 -10 -8 5
5 CTCP 492 40 60 38 28 29
6 CTCP xây dựng công trình 510 5 10 34 40 23
7 CTCP đầu tư và xây dựng 471 0 0 13 12 0
8 CTCP đầu tư và xây dựng công trình 3 44 53 87 89 53
9 CTCP 166 37 12 1 -1 16
10 CTCP ACC-244 29 32 35 38 41
11 CTCP đầu tư và xây dựng Lương Tài 96 -55 -56 -39 -240
12 CTCP công trình 6 37 38 37 35 18
13
CTCP công trình giao thông vận tải
Quảng Nam
24 32 15 13 16
14 CTCP MCO Việt Nam 30 38 4 4 -3
15 CTCP cầu 12 30 25 14 18 23
16
CTCP công trình cầu phà thành phố Hồ
Chí Minh
32 55 56 38 35
17 CTCP công trình giao thông Sài Gòn 130 68 14 103 146
18 CTCP Tổng công ty Thăng Long 8 153 419 365 321
19 CTCP xây dựng hạ tầng CII 106 329 326 352 184
20
CTCP Tổng công ty công trình đường
sắt
-202 -130 -20 -47 -111
21
CTCP Tổng công ty xây dựng công
trình giao thông 4
-224 8 68 48 54
TỔNG 254 747 1104 1105 629
Nguồn tính toán từ báo cáo tài chính kiểm toán của các DN trong mẫu
(*) Tính tại thời điểm cuối năm, ngày 31/12.
PHỤ LỤC 15
CHÊNH LỆCH NGUỒN TÀI TRỢ DÀI HẠN VỚI TÀI SẢN DÀI HẠN
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Tên công ty 2013* 2014* 2015* 2016* 2017*
1 CTCP tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT 22 12 -1 -13 -13
2
CTCP xây dưng giao thông Thừa Thiên
Huế
-20 -16 -11 -4 0
3 CTCP quản lý và xây dựng đường bộ 26 6 8 9 7 7
4 CTCP 482 -7 -6 -11 -9 3
5 CTCP 492 8 28 21 26 25
6 CTCP xây dựng công trình 510 4 10 14 18 22
7 CTCP đầu tư và xây dựng 471 0 0 13 12 0
8 CTCP đầu tư và xây dựng công trình 3 44 53 73 69 36
9 CTCP 166 37 12 1 -1 16
10 CTCP ACC-244 29 32 35 38 41
11 CTCP đầu tư và xây dựng Lương Tài 94 -56 -58 -39 -240
12 CTCP công trình 6 34 36 35 34 17
13
CTCP công trình giao thông vận tải
Quảng Nam
24 32 15 13 13
14 CTCP MCO Việt Nam 30 38 2 1 -5
15 CTCP cầu 12 30 25 14 18 23
16
CTCP công trình cầu phà thành phố Hồ
Chí Minh
32 55 56 38 35
17 CTCP công trình giao thông Sài Gòn 128 67 13 102 145
18 CTCP Tổng công ty Thăng Long 8 153 419 346 284
19 CTCP xây dựng hạ tầng CII 106 329 326 352 184
20
CTCP Tổng công ty công trình đường
sắt
-220 -131 -24 -50 -113
21
CTCP Tổng công ty xây dựng công
trình giao thông 4
-373 -274 -406 -285 -343
TỔNG 16 409 536 673 139
Nguồn tính toán từ báo cáo tài chính kiểm toán của các DN trong mẫu
(*) Tính tại thời điểm cuối năm, ngày 31/12.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hoan_thien_chinh_sach_tai_tro_cua_cac_cong_ty_xay_du.pdf