Luận án Hoàn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào qua thực tiễn tại tỉnh Xiêng Khoảng

Về phát triển kinh doanh:Cần phát triển các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, đồ dùng, lương thực thực phẩm, văn hóa phẩm. Phát triển các công ty nhà nước và tư nhân đề điều tiết hệ thống thương mại và thị trờng ở khu vực miền núi. Mở các cửa hàng trao đổi hàng hóa, thu mua các loại sản phẩm nông – lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vật nuôi và đồ rừng. Về giải pháp: Để thực hiện CS này có hiệu quả tốt cần thực hiện giải pháp sau: - Nhà nước huy động các thành phần kinh tế ở miền xuôi lên vùng miền núi xây dựng các chi nhánh của các ngành sản xuất và kinh doanh gồm công ty thương mại, truyền thông, doanh nghiệp sản xuất lai tạo giống cây trồng và vật nuôi, trung tâm nghiên cứu giống lúa, giống ngô năng suất cao, xây một số xưởng chế biến thực phẩm, xây các cửa hiệu buôn bán hàng hóa và lương thực thực phẩm và một số cơ sở nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi. Đồng thời hướng dẫn nhân dân cách sản xuất kinh doanh, hộ nào có điều kiện thuận lợi hoặc có sở thích về ngành nghề sản xuất kinh doanh nào thì chọn và hướng dẫn làm nghề đấy, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và làm thử một số hộ điển hình rồi tiếp tục làm cho hộ khác. Các sản phẩm sản xuất ra mỗi kỳ các công ty phải thu mua với giá thị trường hoặc trao đổi bằng hàng hóa nếu nhân dân có nhu cầu

pdf154 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào qua thực tiễn tại tỉnh Xiêng Khoảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoát nghèo để được hưởng chế độ hỗ trợ người nghèo.  Tính pháp lệnh: Tính pháp lệnh các CSXĐGN chưa cao, một số CS không có tác động mạnh đến XĐGN dẫn đến hiệu quả thấp.  Các CSXDGN thiếu tính liên kết và sự hỗ trợ lẫn nhau, chưa đa dạng hóa sinh kế. 2.5.3. Nguyên nhân của những điểm yếu Một số nguyên nhân chủ yếu của các điểm yếu trên như sau: 1) Việc soạn thảo nội dung các chính sách XĐGN chưa sát với nhu cầu thực tiễn của người nghèo. Cán bộ tham mưu cho việc soạn thảo CS chưa nắm sát thực được nguyện vọng của người nghèo ở từng vùng, từng bản làng nhất là vùng sâu, vùng xa mà cán bộ Nhà nước khó có thể lui tới được, mặt khác chỉ nghe sự báo cáo tình hình cần thiết của người nghèo của cán bộ các tỉnh, cho nên việc ban hành CSXĐGN cũng chỉ đáp ứng được nguyện vọng chung của người nghèo nói chung, nhưng thực tế nhu cầu của người nghèo ở mỗi tỉnh, mỗi vùng và mỗi người dân khác nhau, ví dụ: Người nghèo ở miền núi khí hậu rét, thì họ cần chăn màn, áo ấm, cần lương thực và thuốc men chữa bệnh, nhưng Nhà nước thực hiện CS tài chính tín dụng cho họ vay với lãi suất ưu đãi, vì không biết sản xuất kinh doanh cho nên tiền chi hết vẫn không giải quyết được đói nghèo, còn mang nợ không có tiền trả v.v... 2) Các chính sách chưa đồng bộ dẫn đến việc tổ chức thực hiện CS cũng không đồng bộ. Có một số CS như CS xây bản và cụm phát triển, gộp các bản nhỏ thành bản lớn nhưng không giải quyết vấn đề đất đai làm ăn, cho nên khi họ chuyển nhà ở đi chỗ khác nhưng họ vẫn phải trở lại làm ăn ở mảnh đất cũ mà phải đi xa hơn trước nữa. Việc xây bản và cụm bản phát triển không phải là việc dễ thực hiện, xét về tiêu chuẩn, điều kiện và nhân lực của nhân dân thì rất khó mà đạt kết quả được, nhưng vẫn tiến hành tổ chức làm, trong khi đó thiếu cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn, thiếu ngân sách, 116 nhất là trình độ của cán bộ huyện, bản và nhân dân thấp cho nên kết quả không đáng bao nhiêu, nhiều nơi chỉ đạt số lượng nhưng không đạt chất lượng. Cho nên cần có CS đồng bộ như: CS đào tạo đội ngũ cán bộ cấp huyện và bản, nơi nào có đủ điều kiện tự nó sẽ vươn lên thành bản phát triển. 3) Việc lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các cấp thiếu khả năng lãnh đạo và triển khai tổ chức thực thi các chính sách. Thực tế Lào còn thiếu nhiều cán bộ lãnh đạo chuyên ngành, thiếu cán bộ có năng lực, nhất là cán bộ được đào tạo về kinh tế phát triển, kinh tế tài chính, quản lý nhà nước, kinh tế nông nghiệp và khoa học công nghệ, môi trường v.v...Cho nên thực tế một số cán bộ lãnh đạo không biết phát triển là gì và phải làm như thế nào mới đạt kết quả. Một số cán bộ tốt nghiệp chính trị, là giáo viên dạy cấp II cấp III, nhất là cán bộ tỉnh và huyện trình độ chuyên môn còn thấp, một số cán bộ chuyển từ quân đội hoặc công vũ trang sang làm nhiệm vụ quản lý kinh tế, cho nên hiểu được nội dung CS đã khó còn việc thực thi CS thì càng khó hơn, dẫn đến kết quả thực thi CS thấp. 4) Chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương chưa cảm thông với người nghèo, coi là số phận của họ, thiếu thương tâm, thiếu tấm lồng nhượng bộ và hy sinh vì người nghèo, cho nên vẫn xảy ra hiện tượng tham nhũng trên lưng người nghèo. Về vấn đề này có nghĩa là một số cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn và nhiệm vụ của mình quan hệ với người sấu móc túi người nghèo, làm giàu cho gia đình và họ hàng anh em, ăn hối lộ, thu phí làm thủ tục vay tín dụng, ở một vài nơi người nghèo không được vay tín dụng mà người không nghèo thì được vay với lãi suất ưu đãi v.v...Ngoài ra còn nhiều khâu, nhiều thủ tục vay vốn không thông thoáng. Vì người nghèo đa số là người dân tộc thiểu số mà từ trước đến nay nhiều người kể cả một số cán bộ nhân viên nhà nước vẫn coi khinh người dân tộc, cho nên việc XĐGN cho người dân tộc thiểu số là điều trái với tâm lý của một số người. Muốn XĐGN đạt kết quả thực sự thì phải biết hy sinh và cảm thông với người 117 nghèo đó là những người dân tộc thiểu số chứ không phải người trong nhà. 5) Các tầng lớp trong xã hội chưa có trách nhiệm đóng góp sức lực, của cải vật chất vào việc XĐGN. Mấy năm trước đây tứ năm 2000 trở xuống việc XĐGN chưa thành phong trào như ngày nay, chỉ có một số ngành và cơ quan có liên quan mới chịu trách nhiệm thực hiện XĐGN, xã hội chưa đóng góp vào sự nghiệp XĐGN, cho nên kết quả XĐGN ở các tỉnh còn hạn chế nhiều. Ngày nay mặc dù Nhà nước có huy động nhân dân các tầng lớp và các tổ chức quốc tế ủng hộ và đóng góp của cải vật chất vào việc XĐGN, nhưng vẫn còn ít ỏi, nguyên nhân cũng vì tình hình kinh tế của đất nước khó khăn, các công ty, xí nghiệp một phần cũng bị ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới. 6) Nhà nước chưa có biện pháp giải quyết dứt khoát những hiện tượng tiêu cực trong quá trình thực thi CS. Việc giám sát và giám định trong thực thi CSXĐGN cũng được tiến hành trong nhiều dự án đầu tư nhà nước, phát hiện nhiều hiện tượng tiêu cực nhưng không giải quyết triệt để, người làm nhiệm vụ XĐGN thì giàu lên, còn người nghèo thì vẫn nghèo. Một số dự án không hoàn thành đúng kế hoạch hoặc chất lượng kém v.v... 7) Cơ chế quản lý Nhà nước chưa thông thoáng, nhiều thủ tục, không hiệu quả. Trong qúa trình tổ chức triển khai các CSXĐGN còn nhiều vướng mắc và bất cập đó là vấn đề cơ chế quản lý nhà nước, chưa có cơ chế quản lý nào có hiệu quả, còn nhiều khâu nhiều thủ tục, mất thời gian nhiều mà lại không thông thoáng mặc dù đã tiến hành dịch vụ một cửa. Ví dụ như việc thực hiện CS bảo hiểm sức khoẻ cho người nghèo dù đã thực hiện ở nhiều địa phương, nhưng vấn đề ở chỗ là người nghèo đã đăng ký khám chữa bệnh ở bệnh viện nào là phải đi bệnh viện đấy, nhưng khi ốm đau ở nơi khác không thể đi khám ở bệnh khác gần nhất được, muốn khám và chữa bệnh ở bệnh viện khác phải qua nhiều thủ tục hoặc phải tự trả tiền, nhất thiết phải về khám và chữa bệnh ở bệnh viện mà mình đã đăng ký mới được. 118 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trong chương 2 tác giả đã đi sâu nghiên cứu và thống kê tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nước CHDCND Lào và của các tỉnh miền núi phía Bắc của Lào giai đoạn 2006-2010. Trong chương II đã đề cập đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Lào trong những năm qua về tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm, về cơ cấu các ngành kinh tế và sự chuyển biến của ngành công nghiệp và dịch vụ ở Lào. Đề cập đến chiến lược xóa đói giảm nghèo đến năm 2020 và các chính sách xóa đói giảm nghèo. Chương II cũng đã đề cập đến tình hình đói nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc, nêu lên được các yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân nghèo ở khu vực miền núi, so sánh mức độ nghèo đói và sự khác nhau về nghèo đói giữa các bộ tộc, giữa các vùng miền, giữa hộ nghèo và hộ không nghèo. Đồng thời Chương II cũng đã nêu 5 CSXĐGN chủ yếu được sử dụng ở các tỉnh miền núi phía bắc, chủ yếu đi sâu phân tích tình hình thực hiện các chính sách đó ở tỉnh Xiêng Khoảng và nêu lên những kết quả đạt được trong xóa đói giảm nghèo, những thiếu sót và nguyên nhân trong việc thực thi chính sách xóa đói giảm nghèo, những điểm mạnh, điểm yếu của các CSXĐGN và nguyên nhân. Cũng trong chương II tác giả đã giới thiệu phần điều tra người nghèo ở một số bản nghèo của huyện pẹk, tỉnh XK, phân tích kết quả điều tra người nghèo và đưa ra kết luận về tình hình tiếp cận các CSXĐGN của một số người nghèo ở tỉnh XK. Về công tác xây bản và cụm bản phát triển ở tỉnh XK, tác giả cũng đề cập đến các tiêu chuẩn, thủ tục, hình thức và các bước trong qúa trình xây bản và cụm bản phát triển nhằm giải quyết đói nghèo ở tỉnh XK. Như vậy, nội dung được đề cập ở chương II là phần phân tích thực trạng trong quá trình XĐGN và thực thi các CSXĐGN ở các tỉnh miền núi phía bắc CHDCND Lào và thực tiễn ở tỉnh XK, là nội dung cơ bản để luận án tiếp tục đưa ra các kiến nghị cũng như giải pháp hoàn thiện CSXĐGN trong chương tiếp theo. 119 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC NƯỚC CHDCND LÀO ĐẾN NĂM 2020 3.1. Mục tiêu và phương hướng XĐGN ở miền núi phía Bắc nước CHDCND Lào Để thực hiện hoàn thành chiến lược tăng trưởng và XĐGN mà Đảng và Nhà nước đã đề ra một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cụ thể và được chia thành hai giai đoạn từ năm 2011- 2015 và từ năm 2016-2020 như sau: Giai đoạn từ năm 2011- 2015 tổng sản lượng chung (GDP) của các tỉnh miền bắc phấn đấu đạt 2,1 tỷ USD, thu nhập bình quân 790USD/người/năm, tỷ lệ tăng trưởng phấn đấu đạt 8,5%, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 8%, tỷ lệ bản nghèo dưới 20%. Đến năm 2020 GDP của các tỉnh miền bắc đạt 3,4 tỷ USD, thu nhập bình quân 1.170 USD/người/năm, tỷ lệ tăng trưởng 9,5%, có khả năng phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, tốc độ nhanh, hòa hợp, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, các cơ sở kết cấu hạ tầng phát triển tốt và môi trường sinh thái được bảo đảm tốt. Phấn đấu việc XĐGN ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong giai đoạn này cơ bản được giải quyết, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 3%, tỷ lệ bản nghèo giảm xuống dưới 8%. Nội dung chủ yếu trong việc XĐGN ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2011- 2020 là: Tranh thủ các nguồn hỗ trợ quốc tế và các nước anh em trong việc XĐGN, tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn miền núi, mở rộng diện tích sản xuất cho nhân dân, xây hệ thống cấp nước sạch cho nhân dân và vật nuôi, đào tạo nhân lực cho nông thôn, xây đường xá, nhà nghỉ và cung cấp các dịch vụ công cộng để giải 120 quyết những khó khăn cho nhân dân ở vùng nông thôn miền núi. Coi các cụm bản nghèo, hộ nghèo làm trọng điểm giải quyết nghèo đói một cách đồng đều. Coi việc nâng cao đời sống sinh hoạt, thu nhập, dịch vụ y tế, phát triển giáo dục và cấp tín dụng cho nhân dân là công việc trọng tâm. Tiến hành việc di dân định canh định cư, gộp các bản nhỏ thành cụm bản lớn để thuận lợi cho việc phát triển, chọn địa hình thuận lợi, gần đường quốc lộ hoặc vùng giáp với thành thị để di dân nghèo đến xây cuộc sống mới, giúp đỡ phát triển trồng trọt, chăn nuôi, nâng cao học vấn, hướng dẫn cách làm ăn mới, dạy nghề công nghệ thủ công, nghề dịch vụ du lịch v.v... để người nghèo có thể tham gia các hoạt động phát triển kinh tế, có thu nhập và có cơ hội từng bước thoát nghèo [9]. Đảng và Nhà nước coi nhiệm vụ XĐGN cho nhân dân các bộ tộc Lào là nhiệm vụ quan trọng cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, coi là việc trọng tâm của sự phát triển nông thôn miền núi. Do vậy, chủ trương đến năm 2020 là đưa nước Lào thoát khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên gấp 3 lần (lấy năm 2002 là năm gốc, thu nhập bình quân năm gốc là 405 USD/người/năm) và tỷ lệ tăng trưởng đạt bình quân 7%, [12][13]. Nhưng muốn đạt được mục tiêu chiến lược mà Đảng và Chính phủ đề ra là đến năm 2015 cơ bản phải xóa đói giảm nghèo trên toàn quốc, bảo đảm tỷ lệ người nghèo phải thấp hơn 19% và tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn 11% [12], tầm nhìn đến năm 2020 phấn đấu đưa nước Lào thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Như vậy Đảng và nhà nước phải quyết tâm cao và dốc hết lòng, tập trung đội ngũ cán bộ có trình độ, của cải vật chất, vốn đầu tư và thực hiện các dự án phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo để hoàn thành mục tiêu của mình. Điểm lại thời gian qua thấm thoát đã hơn 10 năm kể từ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ V giai đoạn 2001-2005 và kế hoạch 121 phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ VI giai đoạn 2006-2010. Trong hơn 10 năm ấy chúng ta đã làm được những gì, mặc dù nền kinh tế đã có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 7-7,5% /năm, việc xóa đói giảm nghèo cũng có những cố gắng và giải quyết được phần nào, nhưng so với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra và nhu cầu cấp thiết hiện nay thì chưa đáng la bao nhiêu. Tiến độ phát triển kinh tế-xã hội, phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo còn chậm, chỉ còn lại không đến 10 năm nữa liệu có hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao cho không. Tất nhiên là phải giải quyết những tồn tại đã mắc phải trong việc xóa đói giảm nghèo trong thời gian qua. 3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc CHDCND Lào đến năm 2020 Tuy Đảng và Nhà nước đã có phương hướng thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hôi để bảo đảm cho việc tổ chức thực hiên XĐGN trên cả nước cũng như ở miền núi phía Bắc nước CHDCND Lào có kết quả tốt, đến năm 2020 CHDCND Lào cơ bản hoàn thành chiến lược tăng trưởng và XĐGN, đạt được các chỉ tiêu Đảng và Nhà nước đề ra, thực hiện chủ trương đến năm 2020 đưa nước CHDCND Lào thoát khỏi danh sách các nước kém phát triể, nhưng như thế chưa đủ nếu không có các giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện. Để thực hiện nhiệm vụ trên yêu cầu phải có giải pháp cụ thể để thự hiện chủ trương đường lối của Đảng và các giải pháp đó nhằm mục tiêu và kết quả mong đợi như sau: - Mục tiêu: Làm rõ nội dung, mục tiêu, tính khả thi của một số chính sách mà trong thời gian qua các chính sách đó chưa thể hiện rõ, nhiều chính sách được lồng ghép với các chính sách khác, cho nên việc tổ chức thực hiện chính sách chưa đạt kết quả mong muốn, Việc XĐGN chưa giải quyết đúng hướng và không có hiệu quả nhất là ở miền núi phía bắc của CHDCND Lào. - Kết quả mong đợi từ giải pháp:Từ giải pháp này các chính sách 122 XĐGN ở miền núi của nước CHDCND Lào sẽ được hoàn thiện hơn cả về nội dung, mục tiêu, tính khả thi, trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan nhà nước và xã hội trong việc thực thi chính sách. Khi đã hoàn thiện các chính sách cần thiết thì kết quả sẽ đạt được tốt hơn, hiệu quả hơn, các mục tiêu trong từng chính sách cũng sẽ đạt được kết quả tốt hơn.Có như vậy thì mới đảm bảo hiệu quả trong việc tổ chức thực hiện XĐGN ở miền núi phía bắc Lào, góp phần thực hiện XĐGN chung của đất nước, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn quốc đạt theo chỉ tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra vừa là giải quyết những tồn đọng trong vấn đề ban hành và thực thi CS của Nhà nước. Để giải quyết vấn đề trên, tác giả kiến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách XĐGN ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước CHDCND Lào cụ thể là 5 chính sách cơ bản như sau: 1) Chính sách đất đai và định canh định cư. 2) Chính sách tài chính tín dụng cho XĐGN. 3) Chính sách phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn miền núi. 4) Chính sách phát triển cơ sở kết cấu hạ tầng. 5) Chính sách phát triển giáo dục đào tạo, y tế và môi trường. Các CS trên được thể hiện như sau: 3.2.1. Chính sách đất đai và định canh định cư Đất đai là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất, quyết định sự tồn tại của con người, là đối tượng lao động sản xuất của con người, cho nên vấn đề đất là nhu cầu hàng đầu của mọi người. Nguyên nhân nghèo lớn nhất chính là không có đất sản xuất và đất ở. Đối với người nghèo một trong nhu cầu cần thiết đó là đất ở và đất sản xuất, cho nên việc giải quyết vấn đề đất sản xuất và đất ở cho người nghèo là công việc có ý nghĩa lớn lao. Muốn giải quyết vấn đề này chính là việc ban hành và thực hiện chính sách đất đai cho nhân dân ở và sản xuất một cách công bằng, hợp lý và có hiệu quả là 123 nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nước. Thực hiện đường lối chính sách của Đảng về vấn đề đất và quyền sở hữu đất là của toàn dân do Nhà nước quản lý, suất phát từ nhu cầu thực tế để góp phần XĐGN ở các tỉnh miền núi,Nhà nước nên hoàn thiện chính sách đất đai như sau: Để giải quyết đất cho người nghèo trước hết Nhà nước phải quy hoạch vùng kinh tế mới, khu đất nông nghiệp, khu công nghiệp, khu đô thị và thương mại, khu dân cư và đất ở cho các hộ người nghèo.Quy định rõ đối tượng, diện tích đất sản xuất và đất ở, tránh tình trạng người đã có rồi vẫn được chia đất và người nghèo phải bỏ tiền ra để mua đất, người nghèo được chia đất sẽ không được phép bán đất cho người khác. Lập danh sách hộ nghèo, người nghèo và diện ưu tiên (người có công với cách mạng, người cô đơn, tàn tật, trẻ mồ côi v.v), chia đất theo danh sách hộ nghèo và thành viên trong hộ nghèo và diện ưu tiên. Giao cho chính quyền địa phương trực tiếp quản lý việc sử dụng đất và hướng dẫn cách làm ăn, tăng gia sản xuất cho người nghèo không để đất hoang. Nhà nước thực hiện chế độ cấp đất làm ăn và ở cho hộ nghèo sau 3 hoặc 5 năm phải cấp giấy phép sở hữu đất để nhân dân được làm chủ và yên tâm sản xuất. Thực hiện chế độ miễn thuế đất canh tác và đất ở cho người nghèo. Đối với người nghèo được nhận đất Nhà nước phải miễn thuế đất, thuế điện nước v.v trong một thời gian dài khoảng 5 năm hoặc 10 năm để họ có đủ thời gian tự lực cánh sinh. Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông thôn ở vùng miền núi, Nhà nước nên thực hiện chế độ giảm phí và các loại thuế có liên quan ở những vùng khó khăn để hỗ trợ người nghèo trong sản xuất. Kết quả mong muốn từ giải pháp này: - Sốđông người nghèo sẽ có đất xây nhà ở và đất canh tác, ổn định đời 124 sống, chấm dứt vấn đề di canh di cư. - Chấm dứt việc phá rừng, đốt rừng làm nương, hạn chế việc săn bắn thú rừng bảo vệ hệ sinh thái. - Tăng cường bảo vệ tái tạo môi trường, giữ nguồn nước, hạn chế lũ lụt sụt lở và hạn hán. - Tạo cơ hội cho người nghèo tự vươn lên và dần dần thoát nghèo. - Tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước tập trung nguồn vốn phát triển kinh tế - xã hội ở khu dân cư mới có hiệu quả cao. 3.2.2. Chính sách tài chính tín dụng cho XĐGN Tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội và XĐGN đều liên quan mật thiết với tài chính. Những thành công hoặc thất bại trong xóa đói giảm nghèo do ngân sách quyết định, cho nên chính sách tài chính đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong công tác XĐGN đối với các tỉnh miền núi phía Bắc của Lào, hiện nay tình trạng thiếu ngân sách là vấn đề lớn nhất mặc dù trong các giai đoạn qua Nhà nước đã cân đối ngân sách phát triển cho các tỉnh phía Bắc tương đối nhiều nhưng không thể đáp ứng theo nhu cầu. Để tăng cường nguồn ngân sách phát triển kinh tế - xã hội và XĐGN ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Lào phải hoàn thiện CS tài chính tín dụng cho xóa đói giảm nghèo. Nội dung của chính sách: - Cấp tín dụng với lãi suất thấp hoặc không có lãi suất cho người nghèo ở các tỉnh miền núi để tăng gia sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh. - Cấp học phí, cấp bảo hiểm sức khỏe cho người nghèo. Về giải pháp thực hiện như sau: - Thành lập các chi nhánh ngân hàng Nhà nước như: Ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển nông thôn, ngân hàng khuyến mại và quỹ XĐGN, quỹ phát triển bản, quỹ tiết kiệm của nhân dân và các tổ chức tài chính vĩ mô 125 và các quỹ tài chính của các tổ chức quốc tế ở các tỉnh miền núi phía bắc, vùng sâu, vùng xa và khu kinh tế mới hoặc khu dân cư do Nhà nước khai hoang chia đất làm ăn cho người nghèo. - Củng cố cách thức dịch vụ thuận lợi, tổ chức gọn nhẹ, lãi suất vay thấp hoặc không có lãi suất, thời hạn vay dài đủ để người nghèo có thể trả lại được, giảm bớt các thủ tục không cần thiết,bảo đảm tính minh bạch, thông thoáng. - Tổ chức các tổ, độicán bộ chuyên ngành xuống ở với bà con để phổ biến và hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo tùy theo điều kiện của từng hộ người nghèo để làm sao họ có thể sử dụng vốn vay làm ăn có lãi, không mắc nợ, dần dần cải thiện được đời sống và có khả năng thoát nghèo. -Đối với hộ có lao động có thể cho vay vốn trồng trọt và chăn nuôi, đối với hộ thiếu lao động hoặc người cô đơn nên cho vay vốn kinh doanh hoặc nuôi gà, vịt v.v... - Nhà nước tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước về XĐGN, lập các dự án XĐGN, tập trung các nguồn ngân sách của tỉnh vào các dự án XĐGN. Tổ chức nhiều ngân hàng, quỹ phát triển, hợp tác xã cấp tín dụng lãi xuất ưu đãi cho người nghèo, rút kinh nghiệm của Việt Nam lập quỹ hỗ trợ giáo dục người nghèo, quỹ bảo hiểm y tế người nghèo và tàn tật, quỹ trẻ mồ côi v.v... Tiết kiệm khoản chi của Nhà nước, giảm chi tiêu lãng phí, mua sắm và xây mới các công trình phúc lợi của Nhà nước để giảm bớt nợ, ưu tiên phần lớn nguồn ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư phát triển nông thôn và XĐGN, - Nhà nước phải tăng cường việc giám sát và giám định việc thực hiện CS tài chính tín dụng cho XĐGN, giải quyết triệt để các hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, lãng phí, quan liêu trong hàng ngũ cán bộ nhân viên Nhà nước và cán bộ địa phương.Nhà nước nên rút kinh nghiệm bài học minh bạch 126 tài chính vì người nghèo của Cămpuchia đó là sự giám sát tỷ lệ lãi suất tín dụng, tình hình giải quyết tín dụng đúng mục tiêu người nghèo, tình hình hỗ trợ tài chính của các quỹ vì người nghèo, ngân hàng chính sách v.v... Kết quả có thể đạt được từ giải pháp của CS: - Người nghèo có cơ hội tiếp cận được với các tổ chức tài chính tín dụng. - Người nghèo có nguồn vốn làm ăn kinh doanh, có thu nhập và có cơ hội thoát nghèo. - Người nghèo sẽ từ bỏ được lối sống cũ phụ thuộc vào thiên nhiên, quanh năm ăn đói, tiếp cận được lối sống mới, lối sống của nền kinh tế thị trường và tiền tệ. - Nhà nước hỗ trợ xây dựng các công trình về cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: Điện, thuỷ lợi, nước sạch, xây nhà ở, nhà vệ sinh, xây trường học và bệnh viện, xây chợ, cửa hàng, bến xe khách, đường giao thông nối liền bản với huyện và tỉnh lỵ. 3.2.3. Chính sách phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn miền núi Chính sách phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn miền núi có tầm quan trọng rất lớn trong XĐGN, nếu thực hiện được CS này sẽ tạo tiền đề cho sự thay đổi bộ mặt của những người nghèo khu vực miền núi. Cho nên CS này cần thiết tổ chức thực hiện triệt để. CS này có nội dung, giải pháp thực hiện và kết quả mong đợi như sau: Nội dung CS: Về phát triển sản xuất: Là sự phát triển các ngành sản xuất Nông nghiệp: trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, trồng rau sạch các loại, trồng hoa màu và hoa các loại; chăn nuôi, tiểu thủ công v.v... Nghề lâm nghiệp: Trồng rừng,bảo tồn và hái lượm lâm sản, đông y, bảo vệ và tái tạo môi trường v.v...Ngành chế biến hàng nông – lâm sản, chế biến thuỷ sản và sản xuất đồ 127 gốm, lò rèn, đan mây, đồ tre nứa, dệt may, thổ cẩm v.v...Về ngành dịch vụ: phát triển các hiệu ăn uống, nhà trọ và du lịch v.v... Về phát triển kinh doanh:Cần phát triển các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, đồ dùng, lương thực thực phẩm, văn hóa phẩm. Phát triển các công ty nhà nước và tư nhân đề điều tiết hệ thống thương mại và thị trờng ở khu vực miền núi. Mở các cửa hàng trao đổi hàng hóa, thu mua các loại sản phẩm nông – lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vật nuôi và đồ rừng. Về giải pháp: Để thực hiện CS này có hiệu quả tốt cần thực hiện giải pháp sau: - Nhà nước huy động các thành phần kinh tế ở miền xuôi lên vùng miền núi xây dựng các chi nhánh của các ngành sản xuất và kinh doanh gồm công ty thương mại, truyền thông, doanh nghiệp sản xuất lai tạo giống cây trồng và vật nuôi, trung tâm nghiên cứu giống lúa, giống ngô năng suất cao, xây một số xưởng chế biến thực phẩm, xây các cửa hiệu buôn bán hàng hóa và lương thực thực phẩm và một số cơ sở nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi. Đồng thời hướng dẫn nhân dân cách sản xuất kinh doanh, hộ nào có điều kiện thuận lợi hoặc có sở thích về ngành nghề sản xuất kinh doanh nào thì chọn và hướng dẫn làm nghề đấy, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và làm thử một số hộ điển hình rồi tiếp tục làm cho hộ khác. Các sản phẩm sản xuất ra mỗi kỳ các công ty phải thu mua với giá thị trường hoặc trao đổi bằng hàng hóa nếu nhân dân có nhu cầu. - Ngược lại, các chi nhánh công ty thương mại phải đưa các loại hàng hóa phục vụ đời sống, phụ vụ sản xuất kinh doanh v.v... từ miền xuôi lên phục vụ nhân dân ở khu miền núi. Kết quả sẽ đạt được qua việc thực hiện CS: - Sẽ làm chuyển biến cách làm ăn mới cho người nghèo ở khu miền núi. 128 - Người nghèo sẽ tiếp cận với thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ, thị trường lao động. - Người nghèo hiểu biết được cách sản xuất kinh doanh, sản xuất hàng hóa, bán buôn và bán lẻ. - Người nghèo có nghề làm ăn và có thu nhập. - Giải quyết vấn đề lao động: Đào tạo nghề, cân đối lao động tại chỗ, tránh được tình trạng di chuyển lao động từ miền núi xuống các thành phố. - Giải quyết vấn đề kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng và vấn đề ma tuý. 3.2.4. Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng Việc thiếu cơ sở hạ tầng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tỷ lệ nghèo cao. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng được coi là khâu trọng tâm cần giải quyết và là biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, hộ nghèo và những huyện, bản nghèo. Những nội dung cơ bản của CS này bao gồm: - Đầu tư xây dựng hệ thống đường nông thôn miền núi rải đất đá đi được hai mùa nối liền từ tỉnh tới huyện và bản, có các hệ thống cầu cống thoát nước, bảo đảm xe bò, xe kéo, xe ô tô, xe vận tải và xe khách cỡ vừa và nhỏ có thể đi lại được. - Phát triển hệ thống đài truyền thanh, truyền hình và hệ thống viễn thông ở miền núi của các tỉnh phía bắc. - Xây hệ thống thuỷ lợi, hồ chứa nước và đập tràn phụ vụ sản xuất. - Xây dựng xưởng cơ khí nông nghiệp và cơ khí ô tô, xây hệ thống kho bãi, bến xe khách, hệ thống điện nước v.v... Giải pháp thực hiện CS: - Nhà nước đầu tư hỗ trợ về ngân sách, giao nhiệm vụ cho các công ty xây dựng các công trình về giao thông vận tải, thuỷ lợi, viễn thông, kho bãi 129 và bến xe khách v.v ở miền núi. - Huy động các công ty vận tải hành khách tổ chức mạng lưới vận tải hành khách và vận tải hàng hóa nối liền miền núi và miền xuôi để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân và thực hiện công tác lưu thông hàng hóa. - Tổ chức các đơn vị bảo dưỡng sửa chữa đường giao thông, cầu cống, rãnh thoát nước thường xuyên, đảm bảo thông xuất và đi lại được hai mùa. Kết quả có thể đạt được từ giải pháp này: - Các tỉnh miền núi sẽ có đường giao thong nối liền từ tỉnh đến huyện và bản nhất là đường ô tô đi vào các vùng sâu, vùng xa. - Nhân dân miền núi có cơ hội và điều kiện đi lại giao dịch và hoạt động kinh doanh với miền xuôi, đi lại mua bán, khám chữa bệnh, con em người nghèo đi học hành và tham gia các hoạt động xã hội khác. - Nền văn hóa văn minh và hàng hóa từ miền xuôi có điều kiện lên phục vụ đồng bào các dân tộc miền núi. - Sản phẩm nông lâm nghiệp, đồ thủ công mỹ nghệ và một số sản phẩm khác của đồng bào miền núi được chở xuống thị trường miền xuôi. - Thúc đẩy các thành phần kinh tế ở thành thị lên sinh cơ lập nghiệp, sản xuất kinh doanh ở khu vực miền núi. 3.2.5. Chính sách giáo dục đào tạo, y tế và môi trường Về giáo dục và đào tạo: Hiện nay nguồn nhân lực ở địa phương rất khan hiếm nhất là ở huyện và bản, nguyên nhân chính là do chưa phát triển tốt ngành giáo dục và đào tạo dẫn đến hậu quả là nông thôn miền núi thiếu cán bộ quản trị, cán bộ chuyên ngành. Riêng đối với ngành giáo dục hiện nay thiếu nhiều giáo viên, nhất là giáo viên nông thôn, giáo viên người dân tộc thiểu số, việc xóa nạn mù chữ, học vấn của dân thấp, vấn đề tuyên truyền đường lối chính sách của 130 Đảng và Nhà nước còn yếu kém. Nội dung của chính sách: - Tăng cường sự phát triển giáo dục nông thôn miền núi. - Bảo đảm trẻ em miền núi đến tuổi được vào học. - Tiến hành xóa nạn mù chữ cho người nghèo. - Đào tạo và nâng cao trình độ giáo viên miền núi. - Ban hàn một số chính sách đối với giáo viên và các bộ giáo dục lên công tác ở miền núi. Giải pháp của CS: - Tăng cường đầu tư cho giáo dục miền núi. - Nhà nước hỗ trợ ngân sách xây dựng nhà trường, lớp học và cung cấp sách vở cho con em người nghèo ở khu vực miền núi. - Điều độ giáo viên miền xuôi lên dạy con em người nghèo ở miền núi. - Thực hiện một số chính sách ưu đãi cho giáo viên đi giảng dạy ở miền núi như: Tăng chế độ lương, quy định hạn công tác, chế độ khen thưởng, tập huấn, nhà ở xe cộ và chế độ bảo hiểm lao động và xã hội v.v - Ưu tiên đào tạo cán bộ và học sinh sinh viên là con em đồng bào dân tộc miền núi nhất là người nghèo, mồ côi, tàn tật ở các trường mầm non, trường trung học, đại học của Nhà nước. Kết quả mong muốn có thể đại được từ CS: - Dần dần xóa được nạn mù chữ cho người nghèo. - Tăng cường trình độ văn hóa cho con em người nghèo ở khu vực miền níu. - Tăng cường lực lượng cán bộ cho khu vực miền núi. - Nâng cao trình độ phát triển sản xuất kinh doanh cho nhân dân khu vực miền núi. 131 - Trình độ học vấn cao dẫn đến trình độ về nghề nghiệp sẽ cao lên và tỷ lệ người nghèo sẽ giảm dần, nhân dân có việc làm, có sản xuất kinh doanh sẽ có thu nhập và dần dần thoát nghèo. - Nâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ huyện và bản, đoàn thể và nhân dân để tiếp thu và lãnh đạo nhân dân thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước. Về y tế: Y tế cũng là một trong các chính sách XĐGN ở các tỉnh miền núi phía bắc Lào và có nội dung chính như sau: - Bảo đảm sức khỏe cơ bản cho người nghèo ở miền núi: Tiêm phòng các loại bệnh dịch. - Khám và chữa bệnh cho người nghèo. - Giảm tỷ lệ chết của bà mẹ và trẻ sơ sinh. - Tăng tuổi bình quân cho dân ở khu vực miền núi. - Phổ biến sinh đẻ có kế hoạch cho hộ nghèo. - Mở rộng mạng lưới y tế bao trùm các làng bản khu vực miền núi: Bệnh viện, trạm xá, hiệu thuốc, túi thuốc cấp cứu. - Thực hiện chế độ bảo hiểm sức khỏe cho người nghèo. Giải pháp tổ chức thực hiện CS: - Nhà nước hỗ trợ ngân sách xây bệnh viện và trạm xá ở khu vực miền núi. - Cấp túi thuốc và thiết bị y tế cho các bệnh viện và trạm y tế ở huyện và bản để phục vụ khám chữa bệnh cho người nghèo. - Hướng dẫn bà con sử dụng nhà vệ sinh, dùng nước sạch vàăn sạch. - Tăng cường lực lượng cán bộ y tế ở khu vực miền núi. - Đào tạo cán bộ y tế tại các trường Đại học y cho con em người nghèo, khuyến khích con em người nghèo theo học nghiệp vụ ngành y. 132 - Thực hiện chính sách ưu đãi cho cán bộ y tế miền xuôi lên công tác ở vùng miền núi như: tăng lương, tặng thưởng, tập huấn nghiệp vụ, nhà ở, phương tiện đi lại, thông tin và cấp chế độ bảo hiểm lao động và xã hội v.v... Kết quả từ các giải pháp trên: - Cơ sở vật chất về y tế ở khu vực miền núi được củng cố và phát triển. - Người nghèo có cơ hội bảo vệ sức khỏe, khám chữa bệnh. - Giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh chết. - Tăng tuổi thọ bình quân cho người miền núi. - Người nghèo có sức khỏe tốt tăng gia sản xuất tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc và dần dần thoát nghèo. Về môi trường: Nội dung chính sách: - Rừng là tài nguyên thiên nhiên quý giá của đất nước, là yếu tố quyết định sự sống còn của con người, rừng là môi trường sống của các loài động thực vật, là hệ sinh thái thiên nhiên, cho nên phải bảo vệ rừng. - Tăng tỷ lệ diện tích rừng che phủ. - Phát triển ngành lâm nghiệp để quản lý rừng và khai thác rừng có hiệu quả tốt nhất. - Bảo vệ hồ chứa nước, sông ngòi. Giải pháp thực hiện CS: - Quy hoạch vùng bảo vệ rừng và trồng rừng: Rừng cấm, rừng quốc gia. - Cấm săn bắn thú rừng, chặt cây phá rừng và khai thác rừng bừa bãi. - Quy hoạch vùng dân cư, vùng đô thị, vùng đất sản xuất để tránh phá rừng xây các công trình công nghiệp, dự án xây dựng và khai thác mỏ v.v... - Cấm khai thác gỗ bừa bãi. 133 - Hạn chế và dần dần chấm dứt việc phá rừng làm nương. - Bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nước. - Lập các dự án trồng rừng để tăng diện tích rừng che phủ, - Bảo vệ thú rừng và hệ thống sinh thái. - Hạn chế khai thác khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên để bảo tồn môi trường, bảo vệ nguồn nước. - Xây dựng các nhà máy tái tạo môi trường, sử lý rác và nước thải ở khu vực miền núi. - Tăng cường giáo dục tư tưởng và nâng cao sự hiểu biết về môi trường cho nhân dân các bộ tộc Lào ở khu vực miền núi để nâng cao ý thức, nhất là hộ gia đình nghèo và lôi kéo họ tham gia phong trào phát triển môi trường có lợi ích cụ thể trong đời sống sinh hoạt của họ. Kết quả từ giải pháp CS: - Tăng cường bảo vệ rừng và môi trường sống. - Giữ được rừng và các loại tài nguyên thiên nhiên. - Có rừng sẽ có mưa, có nước, sồng suối không cạn kiệt. - Bảo toàn hệ sinh thái. - Hạn chế lũ lụt và hạn hánở miền núi và miền xuôi. - Điều hòa khí hậu trong lành. - Góp phần giảm nhiệt độ trái đất. 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp 3.3.1. Việc ban hành các chính sách XĐGN Các chính sách XĐGN đối với các tỉnh miền núi phía Bắc có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn đối với công tác XĐGN, do vậy Nhà nước phải ban hành các chính sách XĐGN phù hợp với tình hình và điều kiện thực tiễn của các tỉnh miền núi phía Bắc, cụ thể như sau: 1) Các chính sách XĐGN ở các tỉnh miền núi phải ngắn gọn, không dài 134 dòng, dễ hiểu, nhiều khi phải có cán bộ người thiểu số dịch hoặc giải thích nội dung cho dân bản nắm được nội dung của từng chính sách. 2) Các chính sách XĐGN phải có nội dung đầy đủ thể hiện được lợi ích của người nghèo, mang lại kết quả thiết thực cho người nghèo đó là giải quyết nghèo đói cho dân miền núi. 3) Phổ biến và hướng dẫn người nghèo nắm được nội dung, mục đích và phương pháp tổ chức thực thi các chính sách XĐGN, huy động nhân dân tham gia tích cực các hoạt động nhằm thực hiện các chính sách XĐGN có kết quả tốt, cùng với cán bộ Nhà nước tổ chức thực thi, giám sát và thẩm định các chính sách, tổng kết đánh giá kết quả qua mỗi giai đoạn thực hiện chính sách. 4) Việc ban hành chính sách XĐGN phải quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, ngành có liên quan từ trung ương đến địa phương, quy định rõ các chỉ tiêu kế hoạch, nguồn tài chính phục vụ các dự án XĐGN và phục vụ cán bộ thực hiện nhiệm vụ ở trên địa bàn miền núi. 5) Tăng cường việc thẩm định, giám định và thanh tra để nâng cao hiệu quả trong việc thực thi chính sách XĐGN, thực hiện chế độ khen thưởng với người tốt việc tốt và kỷ luật đối người xấu việc kém. 3.3.2. Chính quyền địa phương mạnh và khả năng tổ chức thực thi các chính sách XĐGN có hiệu quả Chính quyền địa phương có vai trò quan trọng quyết định sự hoàn thành và không hoàn thành trong việc thực thi các chính sách XĐGN, do vậy trong tổ chức thực thi chính sách đòi hỏi chính quyền địa phương phải đủ mạnh, có năng lực để đảm nhiệm công việc thực thi chính sách có hiệu quả, cụ thể như sau: 1) Chính quyền địa phương phải có cơ cấu tổ chức hợp lý: Cơ cấu tổ chức gọn không cồng kềnh phức tạp, phân cấp quản lý Nhà nước, vai trò và 135 nhiệm vụ rõ ràng, thực hiện cơ chế một cửa, thông thoáng và hiệu quả cao. 2) Đội ngũ cán bộ từ lãnh đạo đến cán bộ chuyên viên phải có trình độ học vấn cao, trình độ chuyên môn khá tốt, có năng lực, có khả năng phổ biến và tổ chức thực thi chính sách. 3) Nhân dân địa phương ủng hộ và hợp tác chặt chẽ trong việc tổ chức thực thi chính sách, tự lực cánh sinh, có ý thức cao trong việc tham gia vào các phong trào hoạt động XĐGN ở miền núi, không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước,phải tự vươn lên để thoát nghèo. 136 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trong chương 3 tác giả đã đi sâu nghiên cứu những định hướng cơ bản về XĐGN của nước CHDCND Lào đến năm 2020. nghiên cứu những mục tiêu XĐGN ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Lào và đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện một số chính sách XĐGN đối với các tỉnh miền núi phía Bắc của Lào đến năm 2020. Trong đó gồm các chính sách: 1) Chính sách đất đai và định canh định cư 2) Chính sách tài chính tín dụng XĐGN 3) Chính sách phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn miền núi 4)Chính sách phát triển cơ sở kết cấu hạ tầng 5) Chính sách phát triển giáo dục đào tạo, y tế và môi trường Các chính sách trên là những chính sách cơ bản để XĐGN ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Lào, trong các chính sách trên đã thể hiện tương đối đầy đủ các nội dung, các lĩnh vực, các ngành mà chủ yếu nhằm vào đối tượng người nghèo, nếu hoàn thiện và tổ chức thực thi tốt các chính sách này sẽ góp phần trong việc phát triển kinh tế - xã hội và XĐGN nghèo vùng sâu, vùng xa của các tỉnh miền núi phía Bắc của CHDCND Lào. Trong chương III tác giả đã phân tích từng chính sách về nội dung CS, giải pháp CS và kết quả có thể đạt được thông qua việc thực hiện các giải pháp của CS,đồng thời cũng nêu lên những điều kiện thực hiện các giải pháp bao gồm việc ban hành chính sách, năng lực thực thi chính sách của địa phương. 137 KẾT LUẬN Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của các nước trên thế giới hiện nay mặc dù nhiều nước đã đạt được những thành tựu rất lớn về kinh tế xã hội và nền văn hóa phát triển rất cao, nhưng vấn đề nghèo đói vẫn theo đuổi họ như hình với bóng khó có thể dứt ra được và chính cái bóng đó vừa cản trở sự phát triển vừa kéo lui sự phát triển đó.Vậy chính cái bóng nghèo đói đó là nguyên nhân chủ yếu cản trở sự phát triển của loài người. Khi nào sự đói nghèo còn tồn tại thì loài người trên hành tinh này vẫn mang nặng đặc thù của các chế độ độc tài, bóc lột, bất bình đẳng, lạc hậu và thiếu bền vững, chỉ khi nào có một xã hội chân lý và công bằng thì đói nghèo sẽ không còn nữa. Cho nên bên cạnh sự phấn đấu đi lên trên con đường phát triển kinh tế xã hội, các nước trên thế giới còn phải đương đầu với giặc đói nghèo, giải quyết đói nghèo v.v...Các công cụ phục vụ công tác giải quyết đói nghèo là các chính sách XĐGN mà Chính phủ các nước ban hành để thực hiện trong các giai đoạn. Cho nên việc phát triển kinh tế xã hội của các nước đều phải đi đôi với việc XĐGN thì mới hoàn thành được sự phát triển đất nước giàu mạnh. CHDCND Lào là một nước kém phát triển, nền kinh tế còn lạc hậu, tỷ lệ nghèo đói còn rất cao, người nghèo chủ yếu sống ở nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi mà khí hậu khắc nghiệt, địa hình không thuận lơi trong việc sản xuất nông nghiệp, thiếu các cơ sở hạ tầng và hầu như không có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ tài chính tín dụng, giáo dục, y tế, điện nước, thương mại, việc làm, không có thu nhập v.v...Trước tình hình như vậy, Đảng và Chính phủ Lào đã không ngừng tiến hành XĐGN trên phạm vi toàn quốc, đã ban hành nhiều chính sách XĐGN, tập trung nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện nhiều dự án phát triển nông thôn và XĐGN. Trong quá trình thực hiện các chính sách XĐGN, CHDCND Lào đã đạt được những thành tựu đáng kể, cho đến bây giờ tỷ lệ nghèo đói đã giảm xuống đáng kể,tỷ lệ nghèo 138 đói ở nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc cũng có phần giảm xuống. Tuy nhiên công tác XĐGN của CHDCND Lào còn gặp nhiều khó khăn trở ngại, thiếu vốn đầu tư, thiếu kinh nghiệm nhất là các chính sách XĐGN. Do vậy, việc lựa chọn đề tài “Hoàn thiện chính sách XĐGN ở miền núi phía Bắc CHDCND Lào qua tình hình thực tiễn của tỉnh Xiêng khoảng” là vấn đề cần thiết. Trong luận án này tác giả đã dùng các phương pháp thống kê, phân tích, điều tra thu thập số liệu và định lượng định tính v.v...để hoàn thành luận án. Bản luận án chia thành 3 chương.Trong chương 1 tác giả đã đưa ra những cơ sở lý luận về đói nghèo nói chung, sưu tầm các chuẩn nghèo trên thế giới và so sánh vớichuẩn nghèo của CHDCNDLào, nghiên cứu một số kinh nghiệm về chính sách XĐGN của một số nước láng giềng như: Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan và Campuchia. Trong chương II tác giả tập trung phân tích tình hình đói nghèo và công việc XĐGN, các chính sách XĐGN ở CHDCND Lào và ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Lào từ những năm 1990 đến 2010, đi sâu nghiên cứu tình hình thực thi CS ở tỉnh XK.Tác giả đã nêu một số hạn chế trong việc thực thi các chính sách XĐGN. Trong chương III tác giả đã mạnh dạn nêu ra một số giải pháp hoàn thiện các chính sách XĐGN mang tính vĩ mô nhằm thúc đẩy XĐGN đối với các tỉnh miền núi phía Bắc của Lào đến năm 2020, trong đó có nêu ra một số giải pháp hoàn thiện 5 chính sách cơ bản có tác động trực tiếp đến XĐGN. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài không thể tránh khỏi những điểm thiếu sót và hạn chế. Việc đi sâu đi sát thực tế nhằm tìm ra giải pháp thỏa đáng cho vấn đề còn khó khăn. Bên cạnh đó, đề tài khó có thể giải quyết một cách triệt để mọi vấn đề vì có phạm vi khá rộng. Vì vậy, đề tài cần được nghiên cứu sâu hơn nữa trong tương lai, đặc biệt là tính khả thi vận dụng của đề tài đối với hoạt động XĐGN của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Tác giả rất mong muốn tiếp tục được sự giúp đỡ của các thầy, cô Trường Đại học Kinh tế Quốc dân./. 139 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Feuangsy Laofoung (2011), "Xoá đói - giảm nghèo: Đặc thù và cách thức ở Cộng hoà dân chủ nhân Lào", Tạp chí kinh tế và dự báo, số 6(494), tháng 3/2011. 2. Feuangsy Laofoung (2011), "Thực trạng đói nghèo và một số giải pháp giải quyết đói nghèo ở CHDCND Lào năm đến 2020", Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế "Phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và Lào giai đoạn 2011 - 2020", tập II. 3. Feuangsy Laofoung (2012), "Environment and Environment Policy in Laos People's Democratic Republic", KEI - GGGI - VASS Joint Capacity Building Conference in Partnership with Cambodia and Laos "Green Growth in the Mekong Sub-region". 140 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Ban Chỉ đạo Phát triển Nông thôn và Xóa đói giảm nghèo cấp Trung ương (2010), Bản tổng kết xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010. 2. Ban Tổ chức Trung ương Đảng CHDCND Lào (2008), Tạp chí “Xây dựng Đảng”, Trang 6, số 67, tháng 1 năm 2008. 3. Ban Tổ chức Trung ương Đảng CHDCND Lào (2009), Tạp chí “Xây dựng Đảng”, Trang 44-45, số 97, tháng 11 năm 2009. 4. Ban Thư ký Trung ương Đảng CHDCND Lào (2007), Sắc lệnh bổ xung về việc xây cơ sở chính trị, số 14/BTKTƯĐ. 5. Bộ Chính trị Trung ương Đảng CHDCND Lào (2004), Sắc lệnh hướng dẫn V/v xây bản và cụm bản phát triển, số 09/BTTƯĐ. 6. Bộ Chính trị Trung ương Đảng CHDCND Lào (2007), Lệnh về việc lập quy hoạch đào tạo cán bộ lãnh đạo-quản lý trong cả nước, số 08/BCTTƯĐ. 7. Bộ Chính trị Trung ương Đảng CHDCND Lào (2011), Lệnh hướng dẫn số 03/BCTTƯĐ. 8. Bộ Giáo dục Lào (2000), Chiến lược tăng trưởng giáo dục và XĐGN. 9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Tổng kết quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ VI (2006-2010), sơ kết năm 2010-2012. 10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thư VII (2011-2015). 11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư CHDCND Lào (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VII, 2011-2015. 12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu Kinh tế quốc gia 141 CHDCND Lào (2008), Chiến lược phát triển kinh tế các tỉnh phía Bắc CHDCND Lào giai đoạn 2008-2020. 13. Bộ Khoa học - Đầu tư (2012, 2013), Bản báo cáo kinh tế vĩ mô. 14. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - UNDP (2004), Đánh giá chương trình mục tiêu Quốc gia về xoá đói giảm nghèo (CTMTQGXĐGN) và chương trình 135. 15. Bộ trưởng Bộ Y tế CHDCND Lào (2007), Quy định số 1252/BYT, về việc tổ chức thực hiện quỹ hỗ trợ đối với bệnh nhân thuộc diện nghèo. 16. Bộ Trưởng Bộ Y tế CHDCND Lào (2008), Quyết định về quỹ bảo hiểm sức khỏe đối với người nghèo, số 428/BYT. 17. Bunlý THONGPHẾT (2011), Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo vùng cao dân tộc Bắc Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sỹ. 18. Bùi Minh Đạo (2005), Thực trạng đói nghèo và một số giải pháp xoá đói, giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên, Luận văn thạc sỹ.. 19. Chanseng PHIMMAVONG (2011), Đổi mới quản lý nhà nước về thương mại ở CHDCND Lào, Luận án tiến sỹ kinh tế. 20. Chính phủ CHDCND Lào (2001), Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo của CHDCND Lào 2001-2020 21. Chính phủ CHDCND Lào (2011), Bản dự thảo chiến lược phát triển KT-XH lần thư VII (2011-2015) 22. Chính phủ CHDCND Lào (2011), Kế hoạch phát triển nông thôn và XĐGN 5 năm 2011-2015. 23. Chính phủ CHDCND Lào (2011), Tài liệu thẩm định nghèo đói và phát triển theo Nghị định số 285/CP, Bản nghèo toàn quốc. 24. Cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Bản báo cáo đánh giá tình hình nghèo ở CHDCND Lào, Việc xoá đói giảm nghèo trong 15 năm qua từ vùng đồng bằng đến vùng núi. 142 25. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2010), Nâng cao ngọn cờ vinh quang của Đảng NDCM Lào” Kỷ niệm ngày thành lập ĐNDCM Lào 55 tuổi (22/3/1955-22/3/2010). 26. Đào Thảo Nguyên (2009), Thực trạng và giải pháp XĐGN cho người dân nông thôn xã Định an, huyện Lập vò, tỉnh Đồng tháp, Luận văn thạc sỹ. 27. Đoàn Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2010), Giáo trình chính sách kinh tế, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 28. KẹoĐalaKon SOULIVÔNG (2005), Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Xê Kong, nước CHDCND Lào, thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ. 29. Khamkhan NAPHAVONG (1993), Hoàn thiện việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Lào để ứng dụng trong lĩnh vực đối ngoại, Luận án tiến sỹ kinh tế. 30. Khamphet VÔNGĐALA (2011), Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của CHDCND Lào, Luận án tiến sỹ kinh tế . 31. KhămBay MALASINH (2007), Thực trạng đói nghèo các hộ gia đình ở vùng nông thôn tỉnh Chăm Pa Sắc, kiến nghị về chính sách và giải pháp (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Mun La Pa Mộc, CHDCND Lào). 32. Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa, Nguyễn Văn Ánh (2000), Giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo ở các nước và ở Việt Nam, Nhà xuất bản (NXB) Nông nghiệp Hà Nội. 33. Lê Kim Khôi (1999), Những giải pháp về quản lý để phát triển cơ sở hạ tầng miền núi Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế. 34. Lê Thị Phí Hà, Kinh nghiệm tại Thái Lan về tài chính, Bản tin ngân hàng: www.vbsp.org.vn . 35. Lê Văn Toàn (2006), Những yếu tố tác động đến phân tầng xã hội về mức sống ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ xã hội học, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 143 36. Liên Hiệp Quốc (1997), Chương trình phát triển kinh tế và tăng trưởng. 37. Lưu Hồng Minh (1999), Thực trạng phân tầng xã hội theo mức sống ở nông thôn đồng bằng sông Hồng – dự báo và những kiến nghị, Luận án tiến sỹ xã hội học, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 38. Ngân hàng thế giới (2000), Báo cáo về tình hình phát triển thế giới (2000/2001) tấn công đói nghèo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 39. Ngô Thắng Lợi - Phan Thị Nhiệm (2009), Kinh tế phát triển, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội. 40. Nguyễn Đình Tấn (2005), Giáo trình xã hội học, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội. 41. Nguyễn Mạnh Hùng (2009), Cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế. 42. Nguyễn Tuấn Nghĩa (2010), Xoá đói giảm nghèo ở các huyện biên giới tỉnh Lào cai trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế. 43. Nguyễn Thị Hoa (2009), Hoàn thiện các chính sách XĐGN chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015, Luận án tiến sỹ kinh tế. 44. Nguyễn Văn Thao (1994), Công nghệ với vấn đề phát triển kinh tế Việt Nam theo cơ chế thị trường, Luận án tiến sỹ kinh tế. 45. Phạm Văn Bình (2011), Cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện chính sách thuế đất, Luận án tiến sỹ kinh tế. 46. Phon VILAY (2002), Quan điểm và chính sách phát triển thị trường hàng hóa nông thôn ở CHDCND Lào, Luận án tiến sỹ. 47. Phòng PTNT và XĐGN tỉnh Xiêng Khoảng (2012), Báo cáo. 48. SổmPhết KHAWMMANI (2002), Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Bo Ly Khăm Xay, nước CHDCND Lào, Luận văn thạc sỹ . 49. Thủ Tướng Chính phủ CHDCND Lào (2001), Sắc lệnh hướng dẫn về việc lập kế hoạch XĐGN số 010/TTg. 144 50. Thủ tướng Chính phủ CHDCND Lào (2002), Lệnh số 04/TTg. 51. Thủ tướng Chính phủ CHDCND Lào (2003), Nghị định số 82/TTg quy định về quy chế quản lý và đào tạo cán bộ. 52. Thủ tướng Chính phủ CHDCND Lào (2004), Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo của CHDCND Lào đến năm 2020. 53. Thủ Tướng Chính phủ CHDCND Lào (2006), Nghị định về Quỹ xóa đói giảm nghèo số 222/TTg. 54. Thủ Tướng Chính phủ CHDCND Lào (2007), Sắc lệnh hướng dẫn về việc xây bản và cụm bản phát triển, số 09/TTg. 55. Thủ tướng Chính phủ CHDCND Lào (2008), Nghị định số 285/TTg 56. Thủ Tướng Chính phủ CHDCND Lào (2009), Nghị định về quy định chuẩn nghèo và tiêu chuẩn phát triển, số 285/TTg. 57. Thủ tướng Chính phủ CHXHCN Việt Nam (2010), Chiến lược toàn diện tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo của CHXHCN Việt Nam đến năm 2020. 58. Thủ tướng Chính phủ CHXHCN Việt Nam (2010), Chương trình phát triển LHQ kinh tế vĩ mô của giảm nghèo, nghiên cứu trường hợp của Việt Nam. 59. Toà soạn: Lưu Bình Nhưỡng, Chiến lược phát triển nguồn nhân lực và trách nhiệm của nhà nước trong lĩnh vực đào tạo nghề. 60. Trần Đình Đàn (2002), Những giải pháp kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo ở Hà Tĩnh, Luận án tiến sỹ. 61. Trần Lưu Hải (2001), Thực trạng và giải pháp để xoá đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc Việt Nam (2001-2011), Cao cấp lý luận chính trị, phân viện Hà Nội. 62. Trung tâm thống kê quốc gia, Chiến lược tăng trưởng và XĐGN. 63. Trường ĐHKTQD (2008),Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Lao 145 động Xã hội, Hà Nội. 64. Tuananhonline (2010), Phát triển bền vững, theo Việtnamreview. 65. UBND tỉnh Xiêng khoảng (2011), Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ VII (2011-2015). 66. UBND tỉnh Xiêng Khoảng (2012), Bản báo cáo về tình hình XĐGN. 67. Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư Lào (2004), Chiến lược tăng trưởng và XĐGN Quốc gia giai đoạn 2004 - 2020. 68. Võ Thị Thu Nguyệt (2010), Xoá đói giảm nghèo ở Malaisia và Thái Lan, Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, trang 117-145, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 69. www.Google.com, www.wattpad.com/291023 70. www.Google.com.vn, Babylon B-setup.exe, Khái niệm về phát triển bền vững, or (www.wattpad.com/291023). 71. www.tapchicongsan.org.vn. 72. www.wikipedia.org II. Tài liệu tiếng Anh 73. Benedito, Doctoral Thesis (2011), Assessing strategies to reduce poverty in rural Mozambique. 74. IMF Country Report No. 06/194 (2006), Afghanistan National Development Strategy An Interim Strategy for Security, Governance, Economic Groth and Porverty Reduction. 75. Duangmanee Laovakul(1993), English, Thesis edition: Decomposition of income inequality and poverty in Thailand / Duangmanee Laovakul.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoan_thien_chinh_sach_xoa_doi_giam_ngheo_o_mien_nui.pdf
  • docxFeuangsyLaofoung_V+E.docx
  • pdfLA_FeuangsyLaofoung_Sum.pdf
  • pdfLA_FeuangsyLaofoung_TT.pdf
Luận văn liên quan