Điều kiện thực hiện giải pháp này là:
- Cơ chế quản lý được xác định sớm, được giới thiệu rộng rãi tới toàn bộ các
cán bộ, nhân viên quản lý trong toàn Tập đoàn.
- Quy chế quản lý của Tập đoàn, đặc biệt là những trách nhiệm, quyền hạn,
nhiệm vụ, quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các chủ thể (cá nhân và cấp quản lý) được
điều tiết một cách toàn diện và hợp lý.
- Vốn, tài sản, công nợ của Tập đoàn được thống kê một cách đầy đủ với các
thông tin toàn diện, được phân loại một cách hợp lý, được quản lý theo cơ chế thống
nhất và minh bạch.
- Số nợ xấu, nợ tồn đọng lâu ngày cần được khoanh lại để tránh sự dây dưa,
tránh tác động dây chuyền đối với các khoản nợ khác.
- Các tài sản không cần dùng được xử lý một cách dứt điểm.
- Các cấp quản lý trong Tập đoàn có nhận thức theo cách tiếp cận hợp lý về
các tài sản, các khoản công nợ hiện tại, trong đó có sự phân biệt rõ ràng ý nghĩa kinh
tế, ý nghĩa chính trị, xã hội,. của từng khoản. Chỉ trên cơ sở này, mới có thể có
những quyết định hợp lý
187 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên doanh để lại cho Tập đoàn, 50% nộp
vào ngân sách Nhà nước, thay vì 25% để lại cho Tập đoàn và 75% nộp thẳng vào
ngân sách Nhà nước như hiện nay. Vì phần lãi liên doanh của nước chủ nhà là khá
lớn, nếu được thực hiện theo đề xuất này sẽ tạo tính chủ động cho Tập đoàn trong
việc phân phối lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác sẽ giải quyết được
nhu cầu vốn đầu tư cho một số dự án lớn của Tập đoàn, góp phần giảm bớt hoạt động
bảo lãnh của Chính phủ đối với việc vay vốn nước ngoài của Tập đoàn.
Đối với việc phân phối lợi nhuận của các đơn vị thành viên (công ty con và
công ty cháu) cần được thực hiện theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội
đồng thành viên góp vốn thông qua người đại diện phần vốn góp do Tập đoàn cử đến
các đơn vị.
4.2.2.7. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát và giám sát tài chính
Cơ chế kiểm soát và giám sát cần được xây dựng và thực thi song song với các
cơ chế đã đề xuất và phân tích ở trên. Quan điểm nhìn nhận về cơ chế kiểm soát và
giám sát tài chính là một bộ phận không thể thiếu của cơ chế quản lý tài chính đối với
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Trong thời gian tới, Tập đoàn cần thực hiện cơ
chế kiểm soát và giám sát tài chính trong toàn Tập đoàn và các đơn vị thành viên
thông qua một số nội dung, phương thức sau:
Thứ nhất, thực hiện cơ chế kiểm soát và giám sát tài chính theo đặc thù với
từng lĩnh vực hoạt động ở từng đơn vị trong Tập đoàn.
- Đối với lĩnh vực thăm dò - khai thác dầu khí, lọc hoá dầu, đường ống dẫn
khí: do vốn đầu tư rất lớn nên nguồn vốn chủ yếu được huy động từ nguồn đầu tư
nước ngoài. Vì vậy, việc kiểm soát và quản lý của PVN với các hoạt động này là toàn
diện và cần phải sử dụng quyền của nước chủ nhà trong xây dựng và thực hiện chiến
lược, phân phối sản phẩm, sử dụng các dịch vụ trong nước, bổ nhiệm cán bộ chủ
chốt Quyền này được thể hiện ở các hợp đồng dầu khí (PSC/JOC), hợp đồng hợp
155
tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh. Mục tiêu quản lý, kiểm soát là thực hiện chiến
lược của Tập đoàn.
- Đối với các hoạt động dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành như dịch vụ địa vật lý,
khoan và hoá phẩm dầu khí, thiết kế và xây lắp công trình dầu khí, dịch vụ vận hành
và bảo dưỡng thiết bị, vận chuyển dầu thô và sản phẩm dầu khí... Vốn đầu tư không
lớn, PVN có khả năng đầu tư và chi phối được thị trường trong nước, chủ động cung
cấp các dịch vụ thiết yếu cho các hoạt động cốt lõi phát triển, có cơ hội tối đa hoá
được lợi nhuận. Do vậy, PVN nên đầu tư đủ số vốn (trên 50%) để giành được quyền
kiểm soát chi phối phù hợp với Luật Doanh nghiệp (Chi phối bằng vốn), mục tiêu
quản lý, kiểm soát tập trung vào định hướng phát triển, hiệu quả hoạt động và nhân
sự chủ chốt, định hướng thị trường, khoa học công nghệ.
- Đối với các hoạt động dịch vụ thông thường, mang tính thương mại (phân
phối sản phẩm dầu khí, du lịch, xây dựng dân dụng, chứng khoán, bất động sản,
truyền thông), Tập đoàn chỉ cần tham gia với mức vốn không hạn chế, không cần
chi phối các hoạt động này như hoạt động chính của mình bằng vốn. Tuy nhiên, có
thể chi phối một số nội dung bằng thương hiệu. Mục tiêu quản lý, giám sát là hiệu
quả hoạt động.
- Đối với các định chế tài chính của PVN (hoạt động dịch vụ tài chính, bảo
hiểm): PVN chỉ được đầu tư theo mức tối đa do Nhà nước quy định, do vậy vấn đề
kiểm soát các hoạt động này theo đúng ý nghĩa là định chế tài chính của Tập đoàn
không thể bằng vốn, mà cần phải được thể hiện bằng quyền thương hiệu đối với các
định chế này. Tuy nhiên, đây là mảng dịch vụ hỗ trợ quan trọng, nhạy cảm nên mục
tiêu quản lý, kiểm soát cao như đối với khối dịch vụ chuyên ngành.
- Đối với các tổ chức khoa học công nghệ và đào tạo, PVN cần kiểm soát toàn
bộ vì chúng hoàn toàn phụ thuộc vào Tập đoàn và hoạt động theo mô hình phi lợi
nhuận.
Thứ hai, cơ chế quản lý, giám sát tài chính thông qua người đại diện.
- Về tiêu chuẩn và cơ chế cử người đại diện: Loại hình doanh nghiệp khác
nhau, người đại diện phải có tiêu chí khác nhau, cụ thể:
+ Đối với loại hình công ty TNHH một thành viên thì không thành lập HĐTV
mà người đại diện là lãnh đạo Tập đoàn trực tiếp là người đại diện duy nhất làm Chủ
tịch công ty hoặc Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc.
156
+ Tối thiểu hóa người đại diện công ty mẹ tại các doanh nghiệp khác để tăng
cường trách nhiệm cá nhân.
- Về chính sách với người đại diện:
+ Khi có nhiều người đại diện thì phải phân rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của
từng người đại diện, hiện nay chính sách này chưa được thực hiện một cách triệt để,
hiệu quả.
+ Quy chế tiền lương, tiền thưởng của người đại diện cho PVN trả trực tiếp
theo một quy chế riêng phù hợp với quy mô, hiệu quả hoạt động của từng đơn vị.
- Về bộ máy chức năng quản lý vốn của Tập đoàn tại doanh nghiệp khác:
+ Thực chất Công ty mẹ chủ yếu là đầu tư gián tiếp qua doanh nghiệp khác.
Đây là mô hình hoàn toàn mới mà ngay cả Nhà nước cũng đang lúng túng về cách tổ
chức quản lý và giám sát hoạt động.
Trước mắt, có một vấn đề nổi cộm là: Công ty mẹ - PVN có nhiều ban nhưng
không có một ban nào là đầu mối chịu trách nhiệm về quản lý tổng hợp vốn của Tập
đoàn tại các doanh nghiệp khác (ngoại trừ có Ban Quản lý dự án ngoài nước) nên vừa
chồng chéo, vừa không có ban chịu trách nhiệm chung. Vì vậy, cần lựa chọn phương
án thay đổi cho phù hợp: (1) Giao rõ chức năng chịu trách nhiệm chính về hiệu quả
đầu tư và quản lý vốn của Tập đoàn tại doanh nghiệp khác cho một ban. Cụ thể Ban
Đầu tư phát triển hay Ban Tài chính kế toàn - kiểm toán; hoặc (2) Tổ chức lại hai ban
trên để có thêm một ban đầu mối chuyên quản lý vốn và tài sản của Tập đoàn tại đơn
vị khác.
+ Các ban chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật cần phải được tổ chức và củng cố
lại để đủ sức là các Ban chỉ đạo, quản lý toàn diện hiệu quả hoạt động kinh doanh của
từng lĩnh vực chuyên ngành.
157
KẾT LUẬN
Với tư cách là một tổ chức kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của
nền kinh tế Việt Nam, vừa kinh doanh, vừa giúp Nhà nước quản lý một ngành kinh tế -
kỹ thuật cho phép tạo lập và khai thác những lợi thế của đất nước gắn với một tài nguyên
quan trọng, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã chọn cho mình một định hướng
phát triển hợp lý. Trong số các giải pháp thực hiện định hướng trên, hoàn thiện cơ chế tài
chính và nâng cao năng lực quản lý tài chính (mà hoàn thiện công tác quản lý tài chính là
một nội dung, đồng thời cũng là một biểu hiện cơ bản) đóng một vai trò quan trọng.
Những phân tích, đánh giá về ưu - nhược điểm của cơ chế tài chính hiện tại, về
thực trạng công tác quản lý tài chính của Tập đoàn và nguyên nhân của chúng cũng
như những đánh giá về cơ hội và thách thức đặt ra cho sự phát triển của Tập đoàn cho
thấy rằng trong những năm tới, Tập đoàn cần hoàn thiện cơ chế tài chính và công tác
quản lý tài chính của mình trên tất cả các lĩnh vực, từ cơ chế huy động, sử dụng vốn, cơ
chế quản lý doanh thu, cơ chế quản lý chi phí, cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính,
Việc hoàn thiện cơ chế này cần được tiến hành theo hướng vừa tăng cường phân cấp
việc ra quyết định cho các cấp trực tiếp thực hiện các hoạt động liên quan tới từng lĩnh
vực tài chính, vừa đảm bảo có sự kiểm tra, giám sát và theo dõi của các cơ quan có
thẩm quyền (không chỉ trong nội bộ Tập đoàn, mà cả các cơ quan quản lý nhà nước).
Việc hoàn thiện cơ chế tài chính và công tác quản lý tài chính của Tập đoàn
được tiến hành trong điều kiện Tập đoàn vẫn hoạt động bình thường và vừa phải tái cấu
trúc, vừa phải cạnh tranh gay gắt với các tổ chức khác. Qua nghiên cứu thực tiễn của
quá trình xây dựng và phát triển cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc
gia Việt Nam, luận án đã thực hiện chương này với ba nội dung chính.
Một là, phân tích định hướng phát triển và mục tiêu tổng quát của Tập đoàn Dầu
khí quốc gia Việt Nam trong thời gian tới. Trong phân tích này, luận án xuất phát từ
những đặc điểm, vai trò của ngành Dầu khí Việt Nam.
Hai là, nêu và phân tích một số ý kiến đề xuất với Chính phủ, với tư cách một
Tập đoàn đa ngành lớn nhất của nền kinh tế. Những đề xuất được nêu trong chương
này đều được căn cứ vào những bài học kinh nghiệm từ các Tập đoàn kinh tế trong và
ngoài nước, những nguyên nhân dẫn đến tồn tại hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính
của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.
158
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của
Tập đoàn với tư cách là chủ thể liên quan trực tiếp đến xây dựng và áp dụng cơ chế
quản lý tài chính. Các giải pháp trong phần này là xuất phát từ nguyên nhân chủ quan
và mang tính chủ động.
Để thực hiện các giải pháp hoàn thiện cơ chế và công tác quản lý tài chính của
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, các cơ quan hữu quan và Tập đoàn Dầu khí
quốc gia Việt Nam không nên chỉ dựa vào năng lực nội tại của mình, mà cần sử dụng
cả năng lực của các tổ chức độc lập, kể cả các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức tư vấn,
các tổ chức xã hội. Tuy nhiên trong chương này mới chỉ đề cập một số giải pháp chủ
yếu nhằm thay đổi, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc gia
Việt Nam mà mục tiêu cuối cùng là tạo ra một cơ chế quản lý tài chính tối ưu trong một
khoảng thời gian nhất định.
159
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trần Đức Chính (2011), “Nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản xuất khẩu -
Một vài giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán - Học viện Tài chính,
số 7 (96), tr.89-90.
2. Trần Đức Chính (2011), “Cơ chế giám sát tài chính DNNN, thực trạng và những
khuyến nghị”, Tạp chí Tài chính - Bộ Tài Chính, số 8 (562), tr.13-16.
3. Trần Đức Chính (2011), “Hãm giá là mệnh lệnh...”, Tạp chí Tài chính và Đầu tư
- Bộ Tài Chính, số 7 (72), tr.22-23.
4. Trần Đức Chính (2013), “Kiểm soát rủi ro tài chính trong các Tập đoàn kinh tế -
kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính
kế toán, số 10 (123), tr.62-63.
5. Trần Đức Chính, Nguyễn Duy Long (2013), “Giám sát tài chính đảm bảo phát triển
bền vững doanh nghiệp nhà nước”, Tạp chí Tài chính, số 10 (588), tr.24-26.
6. Trần Đức Chính (2013), “Giải pháp quản lý tài chính tại doanh nghiệp nhà
nước”, Con số sự kiện - Tạp chí của Tổng cục Thống kê, số 11, tr.18-19.
7. Trần Đức Chính (2015), “Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý và sử dụng vốn
của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 03
(140), tr.41-43.
160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tiếng Việt
1. Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (2013), Báo cáo Tổng quan
tình hình hoạt động và tái cơ cấu các TĐKT, tổng công ty nhà nước năm
2012, định hướng nhiệm vụ năm 2013.
2. Nguyễn Thị Bằng (Chủ biên) (2002), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Học viện Tài
chính, Nxb Tài chính. Hà Nội.
3. Bộ Chính trị (2006), Kết luận 41/KL/TW ngày 19/01/2006 về Chiến lược phát
triển ngành Dầu khí Việt Nam tới năm 2015 và định hướng tới năm 2025.
4. Nguyễn Thị Diễm Châu, Nguyễn Ngọc Thanh (2001), Cơ chế tài chính trong mô
hình Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế, Viện Nghiên cứu Tài chính - Phân viện
Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản.
5. Chính phủ (2009), Nghị định 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 ban hành Quy
chế quản lý tài chính của Công ty Nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư
vào doanh nghiệp khác.
6. Chính phủ (2012), Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 về phân
công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu
nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư tại
doanh nghiệp.
7. Chính phủ (2013), Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 về ban hành
Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai
thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và
doanh nghiệp có vốn nhà nước.
8. Chính phủ (2013), Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 đầu tư vốn nhà
nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
9. Chính phủ (2013), Nghị định số 149/2013/NĐ-CP ngày 31/10/2013 về Điều lệ tổ
chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.
10. Hoàng Hà, "Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổng công ty
Nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con”, Tạp chí Kinh tế và
Phát triển, (10).
161
11. Trần Duy Hải (2009), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp
viễn thông ở Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế trong điều kiện phát
triển và hội nhập, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính.
12. Dương Hữu Hạnh (2009), Quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại. Nxb Thống
kê, Hà Nội.
13. Học viện Tài chính (2008), Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb
Tài chính.
14. Chu Xuân Lai (2006), Cơ chế quản lý tài chính của tổng công ty Dầu khí Việt Nam
theo định hướng tập đoàn kinh tế, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính.
15. V.I.Lênin (1980), Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn phát triển tột cùng của chủ
nghĩa tư bản. Nxb Tiến Bộ, Matxccơva.
16. M. P. Todaro (1997), Economics for a Third World- an introduction to
principles, problems and policies for development (bản dịch tiếng Việt: Kinh
tế học cho thế giới thứ ba), Nxb Giáo dục. Hà Nội.
17. Vũ Hoàng Nam (2010), “Kinh nghiệm phát triển tập đoàn kinh tế ở một số nước
trong khu vực”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, tháng 8.
18. Phan Thảo Nguyên, Nguyễn Minh Thu (2006), "Liên kết kinh tế trong Tập đoàn
BCVT Việt Nam", Tạp chí BCVT&CNTT, Kỳ 1 tháng 6.
19. Nguyễn Đình Phan (1996), Thành lập và quản lý các tập đoàn kinh doanh ở Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Phúc (1998), "Xu hướng tập trung hoá trong nền kinh tế thế giới",
Tạp chí Công nghiệp, số 8.
21. Nguyễn Văn Phúc (1998), “Một số vấn đề về hoạt động của Tổng Công ty 91 và
giải pháp hoàn thiện các tổng công ty trong thời gian tới”, Tạp chí Kinh tế
phát triển, tháng 11.
22. Nguyễn Văn Phúc (2003), “Về các tổng công ty và các hoạt động của chúng”,
Tạp chí Kinh tế và dự báo, tháng 3.
23. Nguyễn Văn Phúc (2009), “Mô hình tổ chức kiểm soát các tổ chức công và ứng
dụng trong tổ chức kiểm soát các tập đoàn Nhà nước ở Việt Nam”, Tạp chí
Công nghiệp, tháng 10.
24. Nguyễn Văn Phúc (2009), “Một số vấn đề về tổ chức và cơ chế hoạt động
của các tập đoàn nhà nước ở Việt Nam", Tạp chí Kinh tế & Phát triển,
tháng 10.
162
25. Nguyễn Văn Phúc (2010), “Bản chất của các tập đoàn kinh tế và vai trò của
chúng ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, tháng 10.
26. Nguyễn Văn Phúc, Hồ Sĩ Hùng (2011), “Các mô hình tổ chức tập đoàn kinh tế”,
Tạp chí Kinh tế & Phát triển, tháng 10.
27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Doanh nghiệp.
28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Dầu khí.
29. Nguyễn Thiết Sơn (2003), Các công ty xuyên quốc gia - Khái niệm, đặc trưng và
những biểu hiện mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
30. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (2009), Tác động của suy giảm kinh tế đến
hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các giải pháp khắc phục, Kỷ
yếu Hội thảo khoa học “Ngăn chặn suy giảm kinh tế Việt Nam”. Hà Nội.
31. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (2009), Quyết định 1441/ QĐ-DKVN ngày
06/3/2009 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc ban
hành Hướng dẫn về quản lý và sử dụng Quỹ tìm kiếm thăm dò.
32. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (2010), Báo cáo tình hình thực Kế hoạch 5
năm 2006-2010 và Kế hoạch 5 năm 2011-2015.
33. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (2011), Báo cáo tình hình tài chính
năm 2011.
34. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (2011), Quyết định số 7859/QĐ-
DKVN ngày 31/82011 của Hội đồng thành viên về việc ban hành Quy
chế ủy thác cho vay.
35. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (2012), Báo cáo điều chỉnh kế hoạch đầu
tư 5 năm giai đoạn 2011-2015 và kết quả một năm thực hiện Nghị quyết
8114/NQ-DKVN ngày 15/10/2012, Hà Nội.
36. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (2012), Quyết định số 2273/QĐ-DKVN
ngày 22/3/2012 của Hội đồng thành viên Tập đoàn về việc Quy chế quản lý
và sử dụng vốn bằng tiền.
37. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (2012), Báo cáo tình hình thực hiện Kế
hoạch giai đoạn 2011-2012 của Tập đoàn DKVN.
38. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (2012), Đề án tái cơ cấu giai đoạn
2012- 2015.
163
39. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (2012), Quyết định số 3105/QĐ-DKVN ngày
20/4/2012 của Hội đồng thành viên sửa đổi một số điều của Quyết định 1441/
QĐ-DKVN ngày 06/3/2009 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
về việc ban hành Hướng dẫn về quản lý và sử dụng Quỹ tìm kiếm thăm dò.
40. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Quyết định số 4870/DKVN-TCKT của
Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành Quy chế cấp vốn mới.
41. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (2013), Báo cáo về công tác thực hiện
thanh tra, kiểm toán tại Tập đoàn cuối năm 2012 và năm 2013.
42. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (2013), Báo cáo đánh giá thực hiện công
tác tài chính kế toán, công tác quản trị tài chính doanh nghiệp của Tập đoàn
Dầu khí Việt Nam năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014.
43. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (2008-2013), Báo cáo thường niên các
năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013.
44. Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, Quyết định thành lập Tập đoàn dầu khí
Việt Nam.
45. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Kết quả khảo sát đối với cán bộ quản lý
của Tập đoàn Dầu khí.
46. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ.
47. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Báo cáo về tình hình tài chính năm 2013.
48. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (2009), Các giải pháp điều
hành kinh doanh của tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu góp phần ngăn chặn suy
giảm kinh tế, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Ngăn chặn suy giảm kinh tế Việt
Nam”, Hà Nội.
49. Thủ tướng Chính phủ (1994), Quyết định 91/TTg ngày 07/3/1994 về việc thí
điểm thành lập tập đoàn kinh doanh. Theo quy định của Quyết định này (điều
2; điểm 4), tập đoàn có thể hoạt động đa ngành, nhưng phải có định hướng
ngành chủ đạo.
50. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 924/ QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm
2010. Quyết định này là sự cụ thể hóa Nghị định số 25/ 2010 ngày 19 tháng 3
năm 2010 của Chính phủ về việc chuyển đổi các công ty nhà nước thành các
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý các công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
164
51. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 190/2011/ QĐ-TTg ngày 29/01/2011 về
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.
52. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1381/QĐ-TTg ngày 12/03/2011
về việc phê duyệt Kế hoạch 5 năm 2011-2015 của Tập đoàn Dầu khí quốc
gia Việt Nam.
53. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 46/QĐ-TTg ngày 05/01/2013 phê
duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn
2012- 2015.
54. Phùng Đình Thực (2014), Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2013 và kế hoạch
2014, Hà Nội.
55. Vũ Xuân Tiền (2013), "Giám sát tài chính đối với DNNN: Quy chế mới liệu có
sức sống mới?", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (17).
56. Phùng Thế Tĩnh (2008), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tổng công
ty Nhà nước theo mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh
tế, Học viện Tài chính.
57. Phạm Quang Trung (2003), Tập đoàn kinh doanh và cơ chế quản lý tài chính
trong tập đoàn kinh doanh. Nxb Tài chính, Hà Nội.
58. Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Hải Hà, Về mô hình tập đoàn kinh doanh mạnh ở
Việt Nam, Học viện Hành chính Quốc gia.
59. Doãn Hữu Tuệ, "Những mô hình Tập đoàn kinh tế tiêu biểu châu Á".
VietnamNet.
60. Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (2005), Dự án hỗ trợ nghiên cứu
về tập đoàn kinh tế.
61. Lê Thành Ý (2008), "Xu thế phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế Trung
Âu", Tạp chí Quản lý kinh tế, số 23.
* Tài liệu tiếng Anh
62. Charles W. L. Hill (1998), Global Business Today. Irvin/ McGraw- Hill.
International Edition.
63. De Tocqueville (2013), A history of decentralization. FAO contribution.
www.ciesin.org/decentralization/ English.
165
64. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Global Competitiveness Report 2006, 2010,
2011 và 2012/ 2013.
65. Eberhard Scheffler (2005), Management Group, 2 Edition, Munich.
66. Ehrenfried Pausenberger (1993), Unternehmenszusammenschlüsse. Waldemar
Wittmann (Hrsg.): Handwörterbuch der Betriebswirtschaft. Stuttgart,
Teilband 3.
67. Hans-Otto Schenk, Hiltrud Tenbrink, Horst Zündorf (1984), Die Konzentration
im Handel. Ursachen, Messung, Stand, Entwicklung und Auswirkungen der
Konzentration im Handel und konzentrationspolitische Konsequenzen
(Forschungsstelle für den Handel Berlin. Schriftenreihe. 3. Folge, Bd. 9).
Duncker und Humblot, Berlin.
68. Huan Zou & Pau Simpson (2008), Cross- border mergers and acquisitions in
China: An Industry Panel study 1991- 2005. Asia Pacific Business Review.
Volume 14. Nr. 4.
69. J. Child, D. Faulker, S. Tallman (2005), Cooperative Strategy- Managing
alliances, network, and joint ventures (1st edition in 2005). Oxford University
press, 2nd edition.
70. Joachim Zentes/Bernhard Swoboda/Dirk Morschett (2003), Kooperationen,
Allianzen und Netzwerke. 1. Auflage, Gabler Verlag, Wiesbaden.
71. Klaus Werner (2006), The new Black Book brand companies. The machinations
of the corporate world, Ullstein publishing house, new edition.
72. Löding, Thomas / Schulze, Kay Oliver / Sundermann, Jutta: 'group, criticism,
campaign! Ideas and practice for social movements.VSA-Verlag, Hamburg
2006.
73. Max Holland (1989), When the Machine Stopped: A Cautionary Tale from
Industrial America, Boston: Harvard Business School Press.
74. Manuel René Theisen (2000), The group - legal and economic foundations of the
enterprise group "2 Circulation, Schäfer-Poeschel.
75. Manfred Schulte-Zurhausen (2002), Organisation, 3 Edition, Vahlen Publisher.
76. McDonald, Paul and Wasko, Janet (2010), The Contemporary Hollywood Film
Industry, Blackwell Publishing Ltd.
166
77. Möhlmeier/ Wierichs/ Wurm (2005), Wirtschafts - und Sozialprozesse für
Industriekaufleute. 5. Auflage, Troisdorf, 2005.
78. N. Adler, A. Gunderson (2008), International dimensions of organisational
behavior, Thomson South- Western. 5th edition.
79. R. Grant (2006), Contemporary strategy analysis. Blackwell publishing, 6th
edition. Victoria, Australia.
80. Vivien A. Schmidt (1990), Democratizing France: The Political and
Administrative History of Decentralization. Cambridge University press.
International edition. Cambridge/ New York.
81. Volker Emmerich/ Mathias Habersack (2008), Equity Group Ltd. and legal, 5 Ed,
Munich.
82. World Bank/IFC (2011), Doing business 2011.
83. Bennet A. Zelner, Sharon Belenzon, Andrea Patacconiy (2013), The nebulous
nature of the firm: An empirical study of corporate group structure in 16
developed economies. https://faculty.fuqua.duke.edu/~sb135/bio.
167
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
CÁC TỔ CHỨC TIỀN THÂN
CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
Hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam (kể cả mở rộng ra
nước ngoài) luôn là nhiệm vụ chính, nhiệm vụ trọng tâm của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt
Nam, đây là một trọng trách rất lớn về quản lý và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên dầu khí
quý giá để phát triển nền kinh tế đất nước mà Đảng và Chính phủ đã giao cho Tập đoàn (với
nhiều tên gọi khác nhau) trong suốt nửa thế kỷ xây dựng và phát triển vừa qua.
Giai đoạn trước năm 1975 (thời kỳ đất nước còn đang bị chia cắt): Tại miền Bắc,
Đoàn Thăm dò dầu lửa 36 trực thuộc Tổng cục Địa chất, sau này là Liên đoàn Địa chất 36 (tiền
thân của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ngày nay) được thành lập năm 1961 với nhiệm
vụ tìm kiếm thăm dò dầu hỏa và khí đốt trên phạm vi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đoàn đã khảo sát địa chất - địa vật lý dầu khí trên toàn miền Bắc (tập trung thăm dò ở Đồng
bằng sông Hồng, vùng trũng An Châu) đã phát hiện dầu khí trong nhiều giếng khoan, nhất là
đã phát hiện mỏ khí Tiền Hải - Thái Bình. Tại miền Nam, vào những năm đầu của thập kỷ
1970, một số công ty dầu khí phương Tây, thông qua các hợp đồng đặc nhượng ký với Chính
quyền Việt Nam Cộng hòa đã bắt đầu thăm dò dầu khí ở thềm lục địa Nam Việt Nam. Tuy
nhiên, thời gian hoạt động của các công ty này không nhiều, phải kết thúc hợp đồng khi chính
quyền Việt Nam Cộng hòa bị tan rã.
Giai đoạn 1975-1990: Chỉ 3 tháng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bộ
Chính trị đã ra Nghị quyết số 244-NQ/TW ngày 3-9-1975 về việc triển khai thăm dò dầu khí
trên cả nước. Theo đó, Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt
Nam - “một tổ chức thống nhất về dầu khí cho cả nước” với vai trò: là cơ quan trực thuộc Hội
đồng Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Chính phủ thực hiện việc quản lý Nhà nước
về toàn bộ tài nguyên dầu mỏ và khí đốt trong cả nước, kể cả trong đất liền và ngoài biển; tổ
chức việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu mỏ và khí đốt trong cả nước; thực hiện
việc hợp tác về dầu, khí với nước ngoài theo đúng đường lối, nguyên tắc về quan hệ đối ngoại
của Đảng và Nhà nước. Trong 15 năm tiếp theo (từ 1975 đến 1990) sau khi được thành lập,
Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam đã tự tiến hành thăm dò khai thác dầu khí trên đất liền
ở Đồng bằng sông Hồng và hợp tác với một số công ty dầu khí nước ngoài để thăm dò khai
thác dầu khí tại một số lô ở thềm lục địa Nam Việt Nam. Ngày 19-4-1981, mét khối khí đầu
tiên của Việt Nam đã được khai thác từ mỏ Tiền Hải -Thái Bình và được dẫn đến trạm tuốcbin
khí để phát điện phục vụ phát triển các ngành công nghiệp tại địa phương. Ngày 26-6-1986,
bước đột phá trong hợp tác toàn diện với Liên Xô về dầu khí đã cho kết quả mong đợi: tấn dầu
thô đầu tiên được khai thác từ thềm lục địa Việt Nam, ghi danh Việt Nam vào danh sách các
nước sản xuất dầu khí trên thế giới. Nhờ đó, ngành Dầu khí Việt Nam đã bắt đầu góp phần
quan trọng vào khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây,
cấm vận.
168
Với chủ trương “mở cửa nền kinh tế”, tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 7-7-1988,
Bộ Chính trị đã quyết định cho phép các tổ chức nước ngoài cùng tham gia đầu tư thăm dò,
khai thác, chế biến các sản phẩm dầu khí ở Việt Nam. Từ đó, rất nhiều công ty dầu khí nước
ngoài bắt đầu trở lại TDKT dầu khí tại Việt Nam. Chỉ trong gần 3 năm (1988-1990), Tổng cục
Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam đã ký được 7 hợp đồng với các đối tác nước ngoài về TDKT dầu
khí tại thềm lục địa Phía Nam, cùng với đó là các cơ sở dịch vụ dầu khí lần lượt ra đời, đặt nền
móng cho ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam
Giai đoạn 1990- 2006: Ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam đã được phát triển
thông qua tổ chức có tên gọi là Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam (1990- 1995), sau
đó được tổ chức sắp xếp lại và lấy tên là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (1995-2006) với tên
giao dịch quốc tế là Petrovietnam. Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam có chức năng
trọng tâm là nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, xuất nhập khẩu, tổ chức tiêu
thụ trên thị trường nội địa các sản phẩm dầu mỏ và khí đốt; các hoạt động này được xem là
những hoạt động sản xuất - kinh doanh trong khuôn khổ của một tổ chức kinh tế, hạch toán
kinh doanh đầy đủ. Từ thời điểm này, cơ chế hoạt động của Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt
Việt Nam có những biến chuyển mạnh theo hướng tiến tới mô hình doanh nghiệp Nhà nước.
Đó là xu thế chung của sự chuyển đổi mô hình hoạt động sản xuất - kinh doanh trong cả nước
sau khi đường lối đổi mới của Đại hội lần thứ VI của Đảng được triển khai.
Thực hiện phương châm “phát huy nội lực, xúc tiến mạnh việc hợp tác và liên doanh với
các đối tác nước ngoài để thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí”, trong giai đoạn này hoạt động
TDKT dầu khí tại Việt Nam đã trở lên rất sôi động trên toàn thềm lục địa Việt Nam, tạo đà cho
sự phát triển Ngành Dầu khí Việt Nam về mọi mặt (kỹ thuật công nghệ, hạ tầng công nghiệp,
kinh nghiệm quản lý, đào tạo đội ngũ chuyên gia có chất lượng cao, vốn đầu tư). Trung bình
mỗi năm đã có 2-3 hợp đồng TDKT dầu khí tại Việt Nam được ký kết với các công ty dầu khí
nước ngoài, riêng năm 1992 có đến 10 hợp đồng được ký. Nhờ đó, rất nhiều mỏ dầu khí lần lượt
được phát hiện và đưa vào khai thác. Cùng với hoạt động khai thác từ Xí nghiệp liên doanh
Vietsovpetro đã đưa sản lượng khai thác của Việt Nam tăng trưởng rất nhanh: từ 2,7 triệu tấn dầu
thô và 6 triệu m3 khí vào năm 1990 đã lên đến 16,2 triệu tấn dầu thô và 1,6 tỷ m3 khí vào năm
2000 và đạt 20 triệu tấn dầu thô (mức sản lượng cực đỉnh từ trước đến nay) và gần 6,9 tỷ m3 khí
vào năm 2005, đưa Việt Nam lên đứng thứ ba trong số các nước có khai thác dầu khí ở khu vực
Đông Nam Á. Trên cơ sở đó đã giúp Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ngày một phát triển
mạnh mẽ, có vị thế; đã có đủ lực (kinh nghiệm và tài chính) để xúc tiến và đẩy mạnh hoạt động
TDKT dầu khí ra nước ngoài; phát triển ngành công nghiệp khí đốt hoàn chỉnh, đồng bộ từ khâu
khai thác, vận chuyển phân phối đến tiêu thụ; xây dựng và đưa vào vận hành Nhà máy Đạm Phú
Mỹ từ năm 2004 và các nhà máy điện chạy khí tại Khu vực Phú Mỹ.
Từ những kết quả trên, doanh thu của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã tăng rất
nhanh, đóng góp lớn cho Ngân sách Nhà nước (chiếm từ một phần tư đến một phần ba
nguồn thu Ngân sách Nhà nước hàng năm), lợi nhuận tích lũy cao và tổng tài sản đã lên đến
3 tỷ USD vào năm 2005. Với những thành tựu đó, ngành Dầu khí Việt Nam đã góp phần đặc
biệt quan trọng trong việc đưa nền kinh tế Việt Nam thoát dần cảnh đói nghèo, lạc hậu và tạo
nên một hình ảnh hết sức ấn tượng đối với thế giới về tốc độ phát triển kinh tế và sự ổn định
chính trị - xã hội, đồng thời được đánh giá là một trong những ngành kinh tế - kỹ thuật quan
trọng bậc nhất của nước ta lúc đó cũng như sau này.
169
Phụ lục 2
QUY MÔ, CƠ CẤU VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ĐỐI VỚI CÁC
CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
VỀ CƠ CẤU TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN
Khảo sát đã được tiến hành trong thời gian từ tháng 01 tới tháng 6 năm 2014 với cán bộ
quản lý của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia. Đối tượng phỏng vấn bao gồm:
- Tổng giám đốc/ Phó Tổng giám đốc Tập đoàn;
- Tổng giám đốc/ Phó Tổng Giám đốc các đơn vị thành viên trong Tập đoàn;
- Trưởng/ Phó trưởng các phòng/ ban chuyên môn ở Tập đoàn và các đơn vị thành
viên trong tập đoàn;
- Cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ tại các bộ phận chức năng của Tập đoàn.
Trong số các cán bộ gửi phiếu trả lời hợp lệ, 47,4% có bằng tốt nghiệp các hệ đào tạo sau
đại học, 52,6% đã tốt nghiệp bậc đại học và cao đẳng; 2,6% đã đảm nhận cương vị hiện tại
(tại thời điểm điều tra) dưới 1 năm, 21,1% đảm nhận cương vị công tác từ 1- 5 năm và
76,3% còn lại đã đảm nhận cương vị công tác hiện tại trên 5 năm. Cơ cấu về lĩnh vực
chuyên môn của họ như sau:
- Kinh tế và quản lý: 31,6
- Tài chính- Ngân hang: 42,1
- Quản lý dự án: 15,8
- Kỹ thuật- công nghệ: 7,9
- Luật: 2,6
Những cán bộ trên đã được tiếp cận các quy định về cơ chế tài chính qua nhiều kênh khác
nhau, trong đó gần 50% là thông qua các hoạt động tập huấn riêng. Cụ thể là:
- Thông qua tập huấn riêng về cơ chế tài chính của Tập đoàn: 48,7%
- Được phổ biến chung và vắn tắt tại các cuộc họp: 20,5%
- Tự nghiên cứu, tìm hiểu trong quá trình công tác: 30,8%.
170
Phụ lục 3
MẪU PHIẾU KHẢO SÁT ĐỐI VỚI CÁC CÁN BỘ QUẢN LÝ
CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
VỀ CƠ CẤU TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Mã số phiếu
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ
CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ VIỆT NAM
Để giúp hoàn thiện cơ chế tài chính của các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, một đề
tài nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm cán bộ nghiên cứu thuộc Học viện Tài chính
(Bộ Tài chính). Nhằm thu thập thông tin từ nhiều nguồn, bộ Phiếu thu thập thông tin này
được thiết kế để tập hợp thông tin từ các cán bộ quản lý liên quan tới cơ chế quản lý tài
chính của các Tập đoàn cũng như các đơn vị thành viên thuộc các Tập đoàn.
Mục đích của Phiếu thu thập thông tin này là giúp nhóm nghiên cứu có thông tin
xác thực từ các cán bộ quản lý và các cán bộ trực tiếp thực hiện các hoạt động và nghiệp
vụ chuyên môn, có am hiểu sâu về thực tiễn xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý tài chính
tại các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Những đánh giá của Ông/ Bà là cơ sở để nhóm nghiên
cứu đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm giúp hoàn thiện cơ chế quản lý
tài chính trong Tập đoàn, trong đó có thể có những giải pháp giúp tháo gỡ những khó khăn
mà chính Ông/ Bà quan tâm.
Phiếu khảo sát này bao gồm 3 phần: Phần thứ nhất đề cập những nội dung thuộc cơ
chế quản lý tài chính tại Tập đoàn mà Ông/ Bà đang làm việc. Phần thứ hai bao gồm những
thông tin về những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính của
Tập đoàn mà Ông/ Bà phát hiện ra cũng như những khả năng/ phương án (hoặc khuyến
nghị) về hướng giải quyết/ khắc phục chúng. Phần thứ ba gồm những thông tin cá nhân của
Ông/ Bà (nhằm giúp nhóm nghiên cứu hiểu rõ hơn nội dung của các thông tin ở 2 phần
trước). Xin Ông/ Bà vui lòng đọc kỹ câu hỏi, sau đó đánh dấu vào ô tương ứng với câu trả
lời của Ông/ Bà hoặc ghi ý kiến riêng khác nếu nhóm nghiên cứu chưa đề cập.
Xin đề nghị Ông/ Bà trả lời các câu hỏi một cách cởi mở và trung thực đối với các
câu hỏi trong phiếu (riêng ở phần thông tin cá nhân, Ông/ Bà có thể ghi hoặc không ghi tên
mình). Những thông tin do Ông/ Bà cung cấp sẽ được giữ kín và chỉ được sử dụng cho
mục đích nghiên cứu nói trên.
Nếu cần trao đổi thêm, xin Ông/ Bà vui lòng liên hệ với:
171
PHẦN 1: NHỮNG NỘI DUNG THUỘC CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN
1- Theo Ông/ Bà, cơ chế tài chính của một tập đoàn phải phản ánh những quan hệ chủ
yếu nào (xin đánh dấu vào ô tương ứng với câu trả lời của Ông/ Bà)?
Các quan hệ tài chính giữa Tập đoàn với Nhà nước
Các quan hệ tài chính giữa Công ty mẹ và các đơn vị thành viên của Tập đoàn
Các quan hệ tài chính giữa Tập đoàn với các tổ chức kinh tế ngoài Tập đoàn
Các quan hệ tài chính giữa Tập đoàn với các nhà đầu tư khác
Tất cả các mối quan hệ trên
Tất cả các mối quan hệ trên và những quan hệ khác (xin ghi rõ đó là
những mối quan hệ nào)
2- Theo Ông/ Bà, cơ chế tài chính của Tập đoàn mà Ông/ Bà đang công tác đã phản ánh
những quan hệ chủ yếu nào (xin đánh dấu vào ô ứng với câu trả lời của Ông/ Bà)?
Các quan hệ tài chính giữa Tập đoàn với Nhà nước
Các quan hệ tài chính giữa Công ty mẹ và các đơn vị thành viên của Tập đoàn
Các quan hệ tài chính giữa Tập đoàn với các tổ chức kinh tế ngoài Tập đoàn
Các quan hệ tài chính giữa Tập đoàn với các nhà đầu tư khác
Tất cả các mối quan hệ trên
Tất cả các mối quan hệ trên và những quan hệ khác (xin ghi rõ đó là
những mối quan hệ nào)
3- Theo Ông/ Bà, cơ chế quản lý tài chính nên được thiết lập cho những lĩnh vực nào (xin
đánh dấu vào ô tương ứng với câu trả lời của Ông/ Bà)?
Huy động vốn
Quản lý và sử dụng vốn, tài sản
Quản lý doanh thu và chi phí
Phân phối lợi nhuận
Kiểm tra, giám sát và kiểm soát tài chính
Hạch toán chi phí và kế toán
Những nội dung khác (xin ghi rõ)
4- Ông/ Bà đánh giá thực trạng cơ chế huy động vốn ở Tập đoàn (thông qua thực tế ở đơn
vị công tác của Ông/ Bà) hiện nay như thế nào (xin đánh dấu vào ô tương ứng với câu
trả lời của Ông/ Bà)?
Rất hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh
Chưa hợp lý lắm, nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh
Tương đối bất hợp lý, cần thay đổi đáng kể
172
Rất bất hợp lý, cần thay đổi một cách triệt để
Ý kiến khác (xin ghi rõ)
..
..
5- Theo ông/ Bà, những bất cập chủ yếu trong cơ chế huy động vốn của Tập đoàn, thông
qua thực tiễn ở đơn vị mà Ông/ Bà công tác, là gì (xin đánh dấu vào ô tương ứng với
câu trả lời của Ông/ Bà)?
Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm chưa rõ ràng
Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm không thống nhất
Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm có nhiều mâu thuẫn nội tại
Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm chưa đầy đủ
Quyền hạn, trách nhiệm của các cấp còn chồng chéo
Có quá nhiều quy định khiến người thực hiện không nắm hết
Có nhiều quy định cứng nhắc, mất nhiều thời gian làm thủ tục
Có nhiều quy định đã lỗi thời, không còn phù hợp
Có nhiều quy định nhưng thiếu kiểm soát, thiếu chế tài
Những yếu kém khác (xin ghi rõ)
6- Ông/ Bà đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng vốn, tài sản ở Tập đoàn (thông qua
thực tế ở đơn vị công tác của Ông/ Bà) hiện nay như thế nào (xin đánh dấu vào ô
tương ứng với câu trả lời của Ông/ Bà)?
Rất hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh
Chưa hợp lý lắm, nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh
Tương đối bất hợp lý, cần thay đổi đáng kể
Rất bất hợp lý, cần thay đổi một cách triệt để
Ý kiến khác (xin ghi rõ)
7- Theo ông/ Bà, những bất cập chủ yếu trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản của Tập
đoàn, thông qua thực tiễn ở đơn vị mà Ông/ Bà công tác, là gì (xin đánh dấu vào ô
tương ứng với câu trả lời của Ông/ Bà)?
Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm chưa rõ ràng
Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm không thống nhất
Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm có nhiều mâu thuẫn nội tại
Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm chưa đầy đủ
Quyền hạn, trách nhiệm của các cấp còn chồng chéo
Có quá nhiều quy định khiến người thực hiện không nắm hết
Có nhiều quy định cứng nhắc, mất nhiều thời gian làm thủ tục
Có nhiều quy định đã lỗi thời, không còn phù hợp
Có nhiều quy định nhưng thiếu kiểm soát, thiếu chế tài
Những yếu kém khác (xin ghi rõ)
173
8- Ông/ Bà đánh giá thực trạng quản lý doanh thu và chi phí ở Tập đoàn (thông qua thực
tế ở đơn vị công tác của Ông/ Bà) hiện nay như thế nào (xin đánh dấu vào ô tương ứng
với câu trả lời của Ông/ Bà)?
Rất hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh
Chưa hợp lý lắm, nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh
Tương đối bất hợp lý, cần thay đổi đáng kể
Rất bất hợp lý, cần thay đổi một cách triệt để
Ý kiến khác (xin ghi rõ)
9- Theo ông/ Bà, những bất cập chủ yếu trong quản lý doanh thu và chi phí của Tập
đoàn, thông qua thực tiễn ở đơn vị mà Ông/ Bà công tác, là gì (xin đánh dấu vào ô
tương ứng với câu trả lời của Ông/ Bà)?
Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm chưa rõ ràng
Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm không thống nhất
Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm có nhiều mâu thuẫn nội tại
Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm chưa đầy đủ
Quyền hạn, trách nhiệm của các cấp còn chồng chéo
Có quá nhiều quy định khiến người thực hiện không nắm hết
Có nhiều quy định cứng nhắc, mất nhiều thời gian làm thủ tục
Có nhiều quy định đã lỗi thời, không còn phù hợp
Có nhiều quy định nhưng thiếu kiểm soát, thiếu chế tài
Những yếu kém khác (xin ghi rõ)
10- Ông/ Bà đánh giá thực trạng cơ chế phân phối lợi nhuận ở Tập đoàn (thông qua thực
tế ở đơn vị công tác của Ông/ Bà) hiện nay như thế nào (xin đánh dấu vào ô tương ứng
với câu trả lời của Ông/ Bà)?
Rất hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh
Chưa hợp lý lắm, nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh
Tương đối bất hợp lý, cần thay đổi đáng kể
Rất bất hợp lý, cần thay đổi một cách triệt để
Ý kiến khác (xin ghi rõ)
11- Theo ông/ Bà, những bất cập chủ yếu trong cơ chế phân chia lợi nhuận của Tập đoàn,
thông qua thực tiễn ở đơn vị mà Ông/ Bà công tác, là gì (xin đánh dấu vào ô tương
ứng với câu trả lời của Ông/ Bà)?
Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm chưa rõ ràng
Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm không thống nhất
Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm có nhiều mâu thuẫn nội tại
Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm chưa đầy đủ
Quyền hạn, trách nhiệm của các cấp còn chồng chéo
174
Có quá nhiều quy định khiến người thực hiện không nắm hết
Có nhiều quy định cứng nhắc, mất nhiều thời gian làm thủ tục
Có nhiều quy định đã lỗi thời, không còn phù hợp
Có nhiều quy định nhưng thiếu kiểm soát, thiếu chế tài
Những yếu kém khác (xin ghi rõ)
12- Ông/ Bà đánh giá thực trạng cơ chế kiểm tra, giám sát và kiểm soát tài chính ở Tập
đoàn (thông qua thực tế ở đơn vị công tác của Ông/ Bà) hiện nay như thế nào (xin
đánh dấu vào ô tương ứng với câu trả lời của Ông/ Bà)?
Rất hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh
Chưa hợp lý lắm, nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh
Tương đối bất hợp lý, cần thay đổi đáng kể
Rất bất hợp lý, cần thay đổi một cách triệt để
Ý kiến khác (xin ghi rõ)
13- Theo ông/ Bà, những bất cập chủ yếu trong cơ chế kiểm tra, giám sát và kiểm soát tài
chính của Tập đoàn, thông qua thực tiễn ở đơn vị mà Ông/ Bà công tác, là gì (xin đánh
dấu vào ô tương ứng với câu trả lời của Ông/ Bà)?
Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm chưa rõ ràng
Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm không thống nhất
Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm có nhiều mâu thuẫn nội tại
Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm chưa đầy đủ
Quyền hạn, trách nhiệm của các cấp còn chồng chéo
Có quá nhiều quy định khiến người thực hiện không nắm hết
Có nhiều quy định cứng nhắc, mất nhiều thời gian làm thủ tục
Có nhiều quy định đã lỗi thời, không còn phù hợp
Có nhiều quy định nhưng thiếu kiểm soát, thiếu chế tài
Những yếu kém khác (xin ghi rõ)
14- Ông/ Bà đánh giá thực trạng cơ chế quản lý công tác hạch toán chi phí và kế toán ở
Tập đoàn (thông qua thực tế ở đơn vị công tác của Ông/ Bà) hiện nay như thế nào (xin
đánh dấu vào ô tương ứng với câu trả lời của Ông/ Bà)?
Rất hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh
Chưa hợp lý lắm, nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh
Tương đối bất hợp lý, cần thay đổi đáng kể
Rất bất hợp lý, cần thay đổi một cách triệt để
Ý kiến khác (xin ghi rõ)
175
15- Theo ông/ Bà, những bất cập chủ yếu trong cơ chế quản lý công tác hạch toán chi phí
và kế toán của Tập đoàn, thông qua thực tiễn ở đơn vị mà Ông/ Bà công tác, là gì (xin
đánh dấu vào ô tương ứng với câu trả lời của Ông/ Bà)?
Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm chưa rõ ràng
Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm không thống nhất
Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm có nhiều mâu thuẫn nội tại
Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm chưa đầy đủ
Quyền hạn, trách nhiệm của các cấp còn chồng chéo
Có quá nhiều quy định khiến người thực hiện không nắm hết
Có nhiều quy định cứng nhắc, mất nhiều thời gian làm thủ tục
Có nhiều quy định đã lỗi thời, không còn phù hợp
Có nhiều quy định nhưng thiếu kiểm soát, thiếu chế tài
Những yếu kém khác (xin ghi rõ)
16- Thông qua thực tế tại đơn vị mình, Ông/ Bà đánh giá như thế nào về sự phân cấp trong
cơ chế quản lý tài chính của các tập đoàn hiện nay (xin đánh dấu vào ô tương ứng với
câu trả lời của Ông/ Bà)?
Sự phân cấp đang quá mạnh
Cơ chế quản lý hiện nay đang quá tập trung, ít phân cấp
Có một số lĩnh vực phân cấp quá mạnh, một số lĩnh vực lại quá ít
Sự phân cấp hiện nay là hợp lý
Ý kiến khác (xin ghi rõ)
.
17- Theo Ông/ Bà, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những bất cập trong cơ chế quản lý tài
chính của các tập đoàn hiện nay là gì (xin đánh dấu vào ô tương ứng với câu/ những
câu trả lời của Ông/ Bà)?
Chưa quán triệt hết đặc điểm của từng tập đoàn cụ thể khi xây dựng cơ chế
Cán bộ của Tập đoàn không được tham gia sâu vào việc xây dựng cơ chế
Bất cập từ năng lực chuyên môn của các cán bộ xây dựng cơ chế
Quá nhiều chủ thể tham gia và quyết định cơ chế của Tập đoàn
Những yếu kém khác (xin ghi rõ)
176
PHẦN 2: NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG THỰC HIỆN
CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN
18- Từ thực tế đơn vị mình, Ông/ Bà đánh giá như thế nào về việc thực hiện cơ chế quản
lý tài chính của Tập đoàn (xin đánh dấu vào ô tương ứng với câu trả lời của Ông/ Bà)?
Cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn được thực hiện rất tốt
Cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn được thực hiện tương đối tốt
Cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn được thực hiện tương đối kém
Cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn được thực hiện rất kém
Ý kiến khác (xin ghi rõ)
19- Từ thực tế đơn vị mình, Ông/ Bà cho rằng có những khó khăn, vướng mắc chủ yếu nào
trong việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn (xin đánh dấu vào ô tương
ứng với câu trả lời của Ông/ Bà)?
Có những quyết định điều hành từ cấp có thẩm quyền không phù hợp
với quy chế mà Tập đoàn phải thực hiện
Bản thân cơ chế chưa thực sự phù hợp với đặc thù của đơn vị
Công tác kiểm tra, giám sát, chế tài thực hiện các quy định chưa đáp
ứng yêu cầu thực tế
Những khó khăn, vướng mắc khác (xin ghi rõ)
20- Từ thực tế đơn vị mình, Ông/ Bà cho rằng đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những
khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cơ chế quản lý tài chính của tập đoàn
(xin đánh dấu vào ô tương ứng với câu trả lời của Ông/ Bà)?
Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý không hợp lý
Chính sách của Nhà nước chưa rõ ràng, chưa nhất quán và còn bất hợp lý
Năng lực của các cán bộ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu
Thiếu sự cam kết của cán bộ quản lý đối với việc thực hiện cơ chế
Thiếu các điều kiện hỗ trợ để cán bộ chuyên môn thực hiện cơ chế
Các quy định được điều chỉnh quá nhiều
Cán bộ chuyên môn chậm được thông báo về sự điều chỉnh/ thay đổi cơ chế
Cơ quan thẩm quyền cấp trên ra quyết định của các chậm
Có nhiều cơ quan có thẩm quyền can thiệp vào hoạt động của tập đoàn
Ý kiến khác (xin ghi rõ)
177
21- Những khó khăn/ vướng mắc trên có ảnh hưởng chủ yếu gì tới hoạt động của đơn vị
mà Ông/ Bà làm việc (xin đánh dấu vào ô tương ứng với câu trả lời của Ông/ Bà)?
Kéo dài thời gian thực hiện thủ tục, làm lỡ cơ hội kinh doanh
Tạo ra sự ỷ lại, giảm tính chủ động, sáng tạo của cơ sở
Gây thiệt hại kinh tế, tăng chi phí, giảm lợi nhuận của cơ sở
Làm đối tác tiềm năng của đơn vị e ngại, chuyển sang hợp tác với đơn vị khác
Tác động khác (xin ghi rõ)
..
22- Từ thực tế đơn vị mình, Ông/ Bà cho rằng hiện cần bổ sung/ hoàn thiện những quy
định gì trong cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn (xin đánh dấu vào ô tương ứng với
câu trả lời của Ông/ Bà)?
Các quy định về cho vay lại giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn
Các quy định về trích lập các quỹ của các đơn vị trong nội bộ tập đoàn
Mở rộng quyền tự quyết của Tập đoàn trong các lĩnh vực quản lý tài chính
Mở rộng quyền tự quyết tài chính của các đơn vị trong Tập đoàn
Các quy định khác (xin ghi rõ)
...
23- Xin hãy nêu một số trường hợp/ biểu hiện cụ thể về những bất cập trong cơ chế quản
lý tài chính của tập đoàn tại đơn vị mà Ông/ Bà đang làm việc (có thể ghi thêm ra sau
phiếu khảo sát nếu Ông/ Bà muốn)!
...
...
...
...
24- Từ thực tiễn tại đơn vị mình đang công tác, Ông/ Bà đánh giá như thế nào về sự hỗ trợ
của các cơ quan chức năng của Nhà nước đối với việc khắc phục những khó khăn,
vướng mắc trong việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn (xin đánh dấu
vào ô tương ứng với câu trả lời của Ông/ Bà)?
Rất hiệu quả
Tương đối hiệu quả
Ít hiệu quả
Không hiệu quả
25- Từ thực tiễn tại đơn vị mình đang công tác, Ông/ Bà đánh giá như thế nào về sự phối
hợp giữa các cơ quan chức năng của Nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện cơ
chế quản lý tài chính của tập đoàn (xin đánh dấu vào ô tương ứng với câu trả lời của
Ông/ Bà)?
Rất chặt chẽ và hiệu quả
Tương đối chặt chẽ và hiệu quả
Ít chặt chẽ và hiệu quả
Không chặt chẽ và hiệu quả
178
PHẦN 3: THÔNG TIN CÁ NHÂN
26- Xin Ông/ Bà cho biết họ tên (không nhất thiết phải trả lời câu hỏi này):
.
27- Xin cho biết chức vụ mà Ông/ Bà đang đảm nhiệm (xin đánh dấu vào ô tương ứng với
câu trả lời của Ông/ Bà):
Tổng Giám đốc/ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn
Trưởng/ Phó Ban thuộc Tập đoàn
Tổng/ Phó Tổng Giám đốc; Giám đốc/ Phó Giám đốc đơn vị thành viên
Trưởng/ Phó phòng/ Ban thuộc đơn vị thành viên Tập đoàn
Cán bộ nghiệp vụ ở các bộ phận thuộc Tập đoàn hoặc đơn vị thành viên
Chức vụ khác (xin ghi rõ)
.
28- Xin cho biết thời gian (số năm) Ông/ Bà đã đảm nhận những công việc liên quan tới
quản lý tài chính tại Tập đoàn (Cơ quan Tập đoàn hoặc đơn vị thành viên)?
Dưới 1 năm
Từ 1- 5 năm
Trên 5 năm
29- Trình độ chuyên môn kỹ thuật của Ông/ Bà hiện nay (xin đánh dấu vào ô tương ứng
với câu trả lời của Ông/ Bà)?
Tốt nghiệp sau đại học
Tốt nghiệp cao đẳng, đại học
Tốt nghiệp trung cấp/ chuyên nghiệp
30- Xin Ông/ Bà cho biết lĩnh vực chuyên môn của mình (xin đánh dấu vào ô tương ứng
với câu trả lời của Ông/ Bà)
Kinh tế và quản lý
Tài chính- ngân hàng
Quản lý dự án
Chuyên ngành kỹ thuật- công nghệ trực tiếp liên quan tới dự án
Luật
Lĩnh vực khác (xin ghi rõ)
.
31- Ông/ Bà được biết tới các nội dung của cơ chế quản lý tài chính thông qua con đường
nào (xin đánh dấu vào ô tương ứng với câu trả lời của Ông/ Bà)?
Được tập huấn riêng về cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn
Được phổ biến chung và vắn tắt tại các cuộc họp về chủ đề khác
Tự nghiên cứu, tìm hiểu trong quá trình công tác
Do cấp dưới báo cáo
Qua các kênh khác (xin ghi rõ)
.
.
Xin chân thành cám ơn sự hợp tác và hỗ trợ của Ông/ Bà!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hoan_thien_co_che_quan_ly_tai_chinh_cua_tap_doan_dau.pdf