Luận án Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất Bia - Rượu – Nước giải khát của Việt Nam

Với định hướng trở thành ngành công nghiệp phát triển theo hướng bền vững, áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, không ngừng đối mới và cải tiến về công nghệ, ngành sản xuất BRNGK của Việt Nam hướng đến trở thành ngành kinh tế quan trọng. Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, ngành sản xuất BRNGK của Việt Nam hiện đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức và sự cạnh tranh từ các đối thủ mạnh với năng lực tài chính, công nghệ hiện đại, năng lực quản trị doanh nghiệp và thương hiệu toàn cầu. Trong các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, với hạn chế về tiềm lực tài chính, tiềm lực công nghệ thì giải pháp nâng cao năng lực quản trị các yếu tố cố định được xem là giải pháp khả thi và hữu hiệu. Kiểm soát nội bộ với vai trò là một bộ phận thiết yếu của hoạt động quản trị doanh nghiệp cần được quan tâm hoàn thiện và cải tiến. Thông qua nghiên cứu lý luận về các mô hình, các khung kiểm soát nội bộ tiêu biểu trên thế giới, có hiệu chỉnh phù hợp với đặc điểm ngành nghề, đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam, luận án nhằm vận dụng các lý luận vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra đối với ngành sản xuất BRNGK của Việt Nam. Với mục tiêu đó, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về KSNB, các yếu tố cấu thành KSNB, cũng như đề xuất khung kiểm soát nội bộ COSO cho việc thiết kế và vận hành KSNB tại các doanh nghiệp sản xuất BRNGK của Việt Nam. Thông qua nghiên cứu định tính bằng việc khảo sát các chuyên gia kế toán, kiểm toán, các nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp cũng như tham khảo các hướng dẫn của khung kiểm soát nội bộ COSO, tác giả đã xây dựng bộ thang đo 97 biến đo lường các yếu tố KSNB và tính hữu hiệu của KSNB. Trên cơ sở bộ thang đo, khảo sát đã được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của KSNB. Cuối cùng, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB theo hướng đảm bảo duy trì tính hữu hiệu KSNB của các doanh nghiệp sản xuất BRNGK của Việt Nam. Như vậy, về cơ bản luận án đã hoàn thành các mục tiêu đề ra với mục tiêu chung nhất hướng đến là hoàn thiện KSNB tại các doanh nghiệp SXBRNGK. Tuy nhiên, điều kiện nghiên cứu còn hạn chế về mặt thời gian, chi phí và hiểu biết của tác giả về ngành sản xuất BRNGK do vậy, kết quả nghiên cứu có phần còn thiếu toàn diện và cần được bổ sung ở các nghiên cứu tiếp theo. Rất mong nhận được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản trị các doanh nghiệp sản xuất BRNGK để luận án hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

pdf234 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 850 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất Bia - Rượu – Nước giải khát của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước giải khát tăng mạnh đặc biệt là từ các nhà sản xuất nước ngoài; sự giao kết liên doanh, sát nhập tiếp tục diễn ra mạnh mẽ xuất phát từ nhu cầu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; sự thiếu hụt và phụ thuộc vào các nguồn cung yếu tố đầu vào; sự giám sát ngày càng chặt chẽ đối với các sản phẩm đồ uống có cồn, nước giải khát của nhà nước... Rủi ro tài chính: + Rủi ro tín dụng: là rủi ro phát sinh khi khách hàng nợ không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn với doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất BRNGK của Việt Nam, thực hiện kênh phân phối chủ yếu đối với các công ty, đại lý và cửa hàng rủi ro tín dụng thường xuyên xảy ra. Tần suất xuất hiện và ảnh hưởng của rủi ro này phụ thuộc vào chính sách tín dụng, chính sách bán hàng của các doanh nghiệp. + Rủi ro lãi suất: là rủi ro lãi suất biến động dẫn đến biến động về chi phí lãi vay và trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. + Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí của doanh nghiệp từ đó tác động đến tỷ suất sinh lời kỳ vọng của doanh nghiệp. Như đã trình bày, doanh nghiệp sản xuất BRNGK của Việt Nam thường phải nhập khẩu máy móc thiết bị và một số loại nguyên liệu chính từ nước ngoài như Hoa Houblou, đại mạch, men...do vậy các doanh nghiệp này chịu tác động của rủi to tỷ giá. + Rủi ro trong việc thực hiện các quyết định tài chính như quyết định về dự trữ hàng tồn kho, quyết định cơ cấu vốn, quyết định về đầu tư TSCĐ...cũng là những quyết định tạo ra các rủi ro tài chính cho doanh nghiệp sản xuất BRNGK của Việt Nam. - Rủi ro hoạt động bao gồm rủi ro từ bên trong như các chính sách, qui định, thủ tục kiểm soát trong các chu trình không phù hợp, không hiệu quả hoặc từ các sự kiện ở bên ngoài ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu hoạt động. Đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất i BRNGK của Việt Nam cần chú trọng đến rủi ro khi các thủ tục kiểm soát thủ công trở nên lạc hậu trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin; rủi ro về chất lượng sản phẩm không đảm bảo; rủi ro về tác động của hoạt động sản xuất đến môi trường, - Rủi ro tuân thủ bao gồm các rủi ro do không tuân thủ những qui định có liên quan như không tuân thủ qui định của Luật doanh nghiệp, Luật thuế, Luật tài nguyên, Luật môi trường, Luật lao động, Luật kế toán, các qui định của pháp luật liên quan đến tổ chức hoạt động, quản lý tài chính, chế độ kế toán, quản lý lao động tiền lương, các qui chế, chính sách, qui định trong doanh nghiệp... - Rủi ro khác như rủi ro về hệ thống thông tin, rủi ro thiên tai, hỏa hoạn... Thứ ba, đánh giá rủi ro Tại các DN SXBRNGK của Việt Nam việc đánh giá rủi ro đã thực hiện, tuy nhiên ở cấp độ đơn giản và chưa thực sự bài bản và thường xuyên. Tác giả kiến nghị đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa có thể sử dụng kỹ thuật định tính để đánh giá rủi ro, trong đó thay vì thang đo 3 cấp độ cao, trung bình, thấp có thể sử dụng thang đo 5 cấp độ chi tiết hơn: rất cao, cao, trung bình, thấp và rất thấp để đánh giá tần xuất và mức độ ảnh hưởng của rủi ro. Minh họa với rủi ro về chất lượng thành phẩm sản xuất ra được nhận diện và đánh giá ở Bảng 3.5 như sau: Bảng 3.5. Rủi ro về chất lƣợng thành phẩm sản xuất ra STT Mục tiêu Rủi ro 1 Thành phẩm đạt tiêu chí hóa lý Thành phẩm không đạt tiêu chí hóa lý 2 Thành phẩm đạt tiêu chí vi sinh Thành phẩm không đạt tiêu chí vi sinh 3 Thành phẩm đạt tiêu chí cảm quan Thành phẩm không đạt tiêu chí cảm quan 4 Thành phẩm đạt yêu cầu về bao bì, nhãn mác Thành phẩm không đạt yêu cầu về bao bì, nhãn mác Đối với từng loại rủi ro trong nhóm rủi ro chất lượng, tiến hành đánh giá tần xuất và mức độ ảnh hưởng của rủi ro, từ đó thiết lập ma trận rủi ro (bảng 3.6): i Bảng 3.6. Ma trận rủi ro Hậu quả Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao T ầ n x u ấ t Rất cao Cao Cao Cao Cao Rất cao Cao Trung bình Trung bình Cao Cao Rất cao Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Thấp Rất thấp Trung bình Trung bình Trung bình Thấp Rất thấp Rất thấp Rất thấp Thấp Thâp Thấp Căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro, doanh nghiệp có biện pháp ứng phó phù hợp. Đối với rủi ro ở mức rất cao DN không được bắt đầu hoặc tiếp tục công việc cho tới khi rủi ro được giảm, trong trường hợp không thể giảm được nguy cơ đó thì DN nên dừng việc thực hiện công việc. Nếu rủi ro xảy ra được xác định là cao thì DN chỉ nên bắt đầu thực hiện công việc mới khi nguy cơ rủi ro giảm, nếu công việc đang trong quá trình thực hiện thì cần có hành động khẩn cấp để giảm thiểu rủi ro. Nếu rủi ro xảy ra được xác định ở mức trung bình thì DN tìm các biện pháp để kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi ro xuống mức chấp nhận được. Trường hợp rủi ro được xác định là thấp, DN cần tiếp tục theo dõi để đảm bảo biện pháp kiểm soát được duy trì khi cần thiết, nhưng hiện tại DN chưa cần đưa thêm biện pháp kiểm soát. Trường hợp rủi ro là rất thấp, DN không cần đưa ra hành động. Tác giả đề xuất các DN quy mô lớn nên sử dụng kỹ thuật đánh giá bán định lượng (semi-quantitative assessment) để đánh giá và phân loại rủi ro thông qua tổng điểm của hậu quả và tần xuất xảy ra. Nghĩa là rủi ro sẽ được đánh giá dựa trên điểm số về tần xuất xảy ra rủi ro và hậu quả của rủi ro đó, sau đó xác định điểm tổng điểm và thiết lập ma trận rủi ro. Tiếp tục lấy ví dụ về rủi ro chất lượng ở trên, tác giả tiến hành sử dụng kỹ thuật đánh giá bán định lượng để thực hiện đánh giá rủi ro cụ thể. Điểm rủi ro được tính bằng tổng điểm hậu quả và điểm tần xuất như trong bảng 3.7 và 3.8 sau đây i Bảng 3.7. Bảng điểm hậu quả Điểm Rủi ro về chất lƣợng Thiệt hại về tài chính và thƣơng hiệu 6 Cực kỳ nghiêm trọng Khách hàng tẩy chay sản phẩm, hàng không bán được; sản phẩm gây vấn đề lớn về sức khỏe cho người tiêu dùng 5 Nghiêm trọng Hàng hóa lưu kho lớn, liên quan đến kiện cáo về chất lượng 4 Ảnh hưởng nhiều Hàng hóa tiêu thụ rất chậm, sản phẩm bán ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng 3 Trung bình Sản phẩm không được ưa chuộng, tiêu thụ chậm. 2 Ít ảnh hưởng Chất lượng ít ảnh hưởng, công tác tiêu thụ ít ảnh hưởng 1 Không đáng kể Chất lượng ảnh hưởng không đáng kể, công tác tiêu thụ bị ảnh hưởng không đáng kể Bảng 3.8. Bảng điểm tần xuất Điểm Tần xuất 6 1 lần trong vòng 1 tháng 5 1 lần trong vòng mỗi quý 4 1 lần trong vòng 6 tháng 3 1 lần trong vòng 1 năm 2 1 lần trong vòng từ 1 đến 2 năm 1 Ít hơn 1 lần trong vòng trên 2 năm i Bảng 3.9. Đánh giá rủi ro Hậu quả 1 2 3 4 5 6 T ầ n x u ấ t 6 7 8 9 10 11 12 5 6 7 8 9 10 11 4 5 6 7 8 9 10 3 4 5 6 7 8 9 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 7 - Các rủi ro có điểm 11-12 được xếp vào loại rủi ro Cực cao (Extreme risk) và không thể chấp nhận do vậy trong trường hợp này DN buộc dừng hoạt động sản xuất đang diễn ra. - Các rủi ro có điểm 8-10 được xếp loại là Cao (High) DN cần có biện pháp ngay để đánh giá, kiểm soát và giám sát chặt chẽ nhằm giảm thiểu rủi ro hoặc có thể phải chấp nhận rủi ro nếu tính đến lợi ích kinh tế (chi phí để giảm rủi ro không cân đối với kết quả mà nó đạt được). - Các rủi ro có điểm từ 5-7 được xếp loại Trung bình (Moderate), DN cần thực hiện đánh giá, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro xuống mức chấp nhận được. - Các rủi ro có điểm từ 2-4 xếp loại Thấp (Low), DN không cần đưa ra hành động ngay. Rủi ro được đánh giá 2 lần, lần thứ nhất để xác định các rủi ro vốn có (inherent risk). Hầu hết các rủi ro vốn có đều được chấm điểm cao, nó phản ánh sự thiếu kiểm soát hay không thể kiểm soát. Lần thứ hai thực hiện đánh giá lại để xác định các rủi ro tồn dư (residual risk) sau khi các biện pháp, chính sách kiểm soát, các chốt giám sát đã được thiết lập. Minh họa bảng đánh giá rủi ro chất lượng qua bảng 3.10 như sau: i Bảng 3.10. Ví dụ về đánh giá rủi ro Rủi ro Rủi ro vốn có Kiểm soát Rủi ro tồn dƣ Đánh giá T.x Hq T ổ n g Cấp I Cấp II T.x Hq T ổ n g Sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn hóa lý, vi sinh 5 6 11 Khâu giám sát chất lượng đầu ra Thiết lập giám sát chất lượng ở từng khâu sản xuất 4 5 9 Cao Nhãn mác, đóng gói không đảm bảo 6 6 12 Kiểm tra ở khâu đầu ra Rà soát lại hệ thống dây chuyền đóng chai, dán nhãn 3 4 7 Trung bình Sau khi đánh giá lần 2 với các rủi ro tồn dư, nếu rủi ro tồn dư vẫn ở Mức cao, trung bình DN cần tăng cường công tác quản lý, kiểm soát rủi ro nhằm giảm rủi ro xuống mức chấp nhận được. Với kỹ thuật đánh giá bán định lượng, mức độ phức tạp và tốn kém thấp hơn so với kỹ thuật định lượng, và kết quả mang lại tương đối tốt. Thứ tư, đưa ra các biện pháp phù hợp để ứng phó với rủi ro. Căn cứ vào kết quả đánh giá và xếp hạng các rủi ro theo mức thấp, trung bình, cao hay rất cao, nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các biện pháp ứng phó với rủi ro một cách phù hợp nhất. Có 4 biện pháp ứng phó với rủi ro gồm: chấp nhận rủi ro, giảm thiểu rủi ro, chuyển giao rủi ro và né tránh rủi ro. Trong đó chấp nhận rủi ro là việc doanh nghiệp chấp nhận duy trì mức rủi ro hiện tại, chưa cần thực thi ngay các thủ tục, biện pháp kiểm soát tăng cường trong trường hợp rủi ro được xếp hạng ở mức thấp. Giảm thiểu rủi ro là việc áp dụng các quy trình, thử nghiệm, các trình tự kiểm soát tăng cường nhằm giảm khả năng xảy ra rủi ro hoặc giảm mức độ tác động của rủi ro. Các biện pháp kiểm soát bổ sung nhằm giảm thiểu rủi ro được xác định trên cơ sở nguyên nhân rủi ro và đồng thời nhà quản trị doanh nghiệp nên cân nhắc so sánh chi phí bỏ ra và lợi ích mang lại khi thực hiện biện pháp kiểm soát đó. Chuyển giao rủi ro thông qua hoạt động bảo hiểm, tái bảo hiểm, thuê ngoài...là việc lựa chọn tổ chức nhằm chia sẻ những tổn thất do rủi ro gây ra. Né tránh rủi ro được áp dụng khi rủi ro được xếp hạng cao/rất cao, không có biện pháp kiểm soát nào khả thi có thể áp dụng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp buộc phải thay đổi mục tiêu, từ bỏ dự án, chuyển hướng kinh doanh... i 3.2.5. Giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát Các DN SX BRNGK cần tổ chức hoạt động giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ nhằm đảo bảo các yếu tố KSNB hiện diện và hoạt động hiệu quả. Trong đó giám sát thường xuyên được tổ chức ngay trong các quá trình sản xuất kinh doanh của DN - đây chính là quá trình đánh giá lại việc thực hiện các hoạt động kiểm soát trong DN để đưa ra biện pháp điều chỉnh cần thiết. Để thực hiện chức năng giám sát thường xuyên đòi hỏi DN cần xây dựng thành văn bản chính thức quy định trách nhiệm, quyền hạn trong việc thực hiện hoạt động giám sát để đảm bảo cá nhân, bộ phận thực hiện giám sát thực thi đúng bổn phận, quyền hạn; cá nhân, bộ phận được giám sát hiểu để phối hợp. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực giám sát của chính bộ phận, cá nhân thực hiện việc giám sát. Ngoài ra, các DN SX BRNGK nên xây dựng cơ chế nhằm khuyến khích quá trình tự giám sát, đánh giá chéo giữa các bộ phận, phòng ban chức năng có liên quan. Giám sát định kỳ thông qua bộ phận kiểm toán nội bộ là cần thiết và nên được cân nhắc triển khai tại các DN SX BRNGK của Việt Nam. Kiểm toán nội bộ có chức năng kiểm tra, đánh giá, xác nhận và tư vấn nhằm hỗ trợ cho nhà quản trị trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động điều hành và ra quyết định. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp ngoại, các DN SXBRNKG của Việt Nam cần liên tục kiểm soát, giám sát bên trong nhằm tìm ra hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực; khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong DN. Muốn tổ chức kiểm toán nội bộ thành công, mang tính thực chất đầu tiên phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết của KTNB trong các DN nhất là các DN SXBRNGK trong bối cạnh hội nhập, toàn cầu hóa và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Tổ chức bộ phận KTNB trong DN cần đảm bảo tính độc lập cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ và chức năng được giao. Các thành viên thuộc bộ phận KTNB phải đảm bảo năng lực chuyên môn, tính độc lập, khách quan, không tham gia điều hành, quản lý các hoạt động vac chức năng khác ngoài chức năng kiểm toán đã xác định. Bên cạnh đó, nên tổ chức bộ phận KTNB trực thuộc sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc, giám đốc - người chịu trách nhiệm điều hành cao nhất trong DN. Với cách thức tổ chức này, bộ phận KTNB có thẩm quyền tiếp cận mọi vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh trong DN, đồng thời trực tiếp báo cáo kết quả giám sát với giám đốc, tổng giám đốc trong DN; có như vậy các kết luận của KTNB mới có giá trị và kịp thời. Nội dung KTNB nên tập trung vào kiểm toán hoạt động, kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ trong đó đặc biệt hướng đến kiểm toán hoạt động. KTNB phải thực hiện quá trình đánh giá chi tiết về tính hiệu quả, tính hiệu năng và mức độ tuân thủ các i quy định về quản lý tài chính đối với các hoạt động. Trên cơ sở đó, KTNB đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo tính đầy đủ, khách quan và hiệu lực của KSNB. * Về tổ chức KTNB: Bộ phận KTNB thường được tổ chức theo một trong các mô hình sau đây: - KTNB thuộc ủy ban kiểm toán, bộ phận trực tiếp giúp việc và thực hiện các nhiệm vụ do Ủy ban kiểm toán yêu cầu. Mô hình đảm bảo được tính độc lập, khách quan khi bộ phận KTNB tổ chức độc lập với ban giám đốc và các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp; đồng thời trực tiếp báo cáo lên Ủy ban kiểm toán - bộ phận trực thuộc Hội đồng quản trị. Trong mô hình này, KTNB phục vụ đắc lực cho công tác quản lý của Hội đồng quản trị, tuy nhiên do không trực tiếp tham gia điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh do vậy khi kết quả kiểm toán của bộ phận KTNB báo cáo lên Hội đồng quản trị thường không được xử lý triệt để, kịp thời và hiệu quả. Do vậy, nếu vận dụng mô hình này - KTNB thuộc Ban kiểm soát, thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của Ban Kiểm soát. Ưu điểm của các tổ chức này là đảm bảo tính độc lập cao khi Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và ban giám đốc. Mặc dù đảm bảo tính độc lập cao tuy nhiên do không tham gia vào điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh nên khi cách thức tổ chức này thường không đảm bảo tính hiệu quả và kịp thời trong quản lý và điều hành doanh nghiệp. Do vậy, khi tổ chức theo mô hình này các doanh nghiệp sản xuất BRNGK của Việt Nam cần quy định thành văn bản, hoặc trong điều lệ hoạt động nhằm xác định rõ mối quan hệ thường xuyên giữa Ban kiểm soát với Ban Giám đốc và các bộ phận, phòng ban quản lý nhằm cung cấp báo cáo KTNB và tư vấn cho nhà quản lý trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. - KTNB trực thuộc Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc). Tổ chức KTNB trực thuộc Ban giám đốc giúp tăng cường tính hiệu quả và kịp thời của hoạt động kiểm toán nội bộ đối với việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp; các sai sót trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do kiểm toán nội bộ phát hiện thường xuyên được báo cáo cho Tổng giám đốc (Giám đốc) để có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời. Tuy nhiên, cách thức tổ chức không đảm bảo tính độc lập và khách quan trong quá trình thực hiện KTNB khi bộ phận này trực thuộc Ban giám đốc – người trực tiếp điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, khi tổ chức bộ phận KTNB theo mô hình này đòi hỏi mối quan hệ phối hợp giữa bộ phận i KTNB với các bộ phận quản lý khác trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan trong việc kiểm tra, giám sát mọi hoạt động. Các doanh nghiệp sản xuất BRNGK của Việt Nam, có thể cân nhắc tổ chức KTNB theo một trong cách thức trên tùy vào đặc điểm về quy mô, cơ cấu tổ chức, yêu cầu quản lý, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu của từng đơn vị. *Về nhân sự thực hiện KTNB: Để có thể triển khai KTNB thực thi một cách hiệu quả, các doanh nghiệp sản xuất BRNGK cần xác định nhu cầu nhân sự của bộ phận KTNB, có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, sử dụng kiểm toán viên nội bộ phù hợp. Tương tự như nhân sự ở các phòng ban, chức năng khác bộ phận KTNB cũng cần xây dựng bản mô tả công việc của KTNB; xây dựng các chỉ tiêu KPIs để đo lường hiệu quả công việc; có chế độ lương thưởng phù hợp với kết quả đánh giá. Bên cạnh đó, với đặc thù của kiểm toán viên nội bộ trực thuộc các bộ phân, phòng ban của doanh nghiệp, do vậy nhà quản lý doanh nghiệp cần có biện pháp nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan tương đối; giảm các mâu thuẫn lợi ích dẫn đến các ý kiến kiểm toán không phù hợp. 3.4. Một số kiến nghị và điều kiện thực hiện giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các DN SX RBNGK của Việt Nam 3.4.1. Về phía Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đã và đang vươn lên trở thành trung tâm của các hoạt động chuyên ngành, Hiệp hội đã tập hợp được nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh trong ngành, hoạt động của Hiệp hội góp phần tích cực cho sự phát triển chung của ngành bia-rượu-nước giải khát của Việt Nam. Với vai trò là tổ chức nhằm liên kết, hợp tác, hỗ trợ về kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh; là đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của Hội viên, góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống của người lao động trong ngành Bia Rượu Nước Giải Khát, Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát cần phát huy hơn nữa vai trò đại diện, tư vấn, kiến nghị với Nhà nước về những chủ trương, chính sách biện pháp khuyến khích, giúp đỡ phát triển Ngành Bia Rượu Nước giải khát của Việt Nam phát triển và cạnh trạnh mạnh mẽ với các doanh nghiệp ngoại. 3.4.2.Về phía Chính phủ: Trên thế giới, sau những đổ vỡ trong hoạt động kinh doanh do việc quản trị công ty yếu kém, vai trò của kiểm soát nôi bộ đã được chú ý và đề cao từ sau những năm 1990. Các quy trình và hướng dẫn về kiểm soát nộ bộ như Coso (Mỹ), Turnbull (Anh), Coco (Canada) đã nhiều lần được tái bản, cập nhật và bổ sung. Đồng thời cũng có rất nhiều nghiên cứu khác về lý thuyết kiểm soát nội bộ và lợi ích mà kiểm soát nội bộ mang lại. i Cho đến đầu thế kỳ 21, kiểm soát nội bộ đã trở thành đề tài nóng cùng với quản trị doanh nghiệp trước sự kiện nhiều tập đoàn kinh tế lớn cũng lâm vào tình trạng phá sản. Nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, Chính phủ và các nhà lập pháp tại nhiều quốc gia đã xây dựng luật mới, đưa ra các quy định và tiêu chuẩn về hoạt động quản trị công ty với các quy định cụ thể về kiểm soát nội bộ. Ví dụ như đạo luật Sarbanes-Oxley năm 2002 của Mỹ (thường gọi là đạo luật SOX) đã yêu cầu các công ty đã đăng ký với Ủy ban chứng khoán Mỹ phải có báo cáo của bộ phận kiểm soát nội về báo cáo tài chính của công ty, hay Quy trình kiểm soát nội bộ của COSO (COSO‟s Internal Control Integrated Framework (1992)) và Hướng dẫn của Turnbull về kiểm soát nội bộ (Turnbull‟s Guidance on InternalControl (1999)) đều đã có tiếp cận sâu hơn về kiểm soát nội bộ so với đạo luật SOX, theo đó hoạt động này sẽ kiểm soát đối với toàn bộ các hoạt động của công ty chứ không chỉ đối với báo cáo tài chính. Như vậy, có thể thấy Chính phủ cần xây dựng quy định về việc yêu cầu thiết lập kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp mà trước tiên là kiểm soát nội bộ về báo cáo tài chính nhằm tăng độ tin cậy, trung thực và hợp lý của thông tin trên Báo cáo tài chính. 3.4.3. Đối với các doanh nghiệp sản xuất BRNGK của Việt Nam Để có thể thực hiện các giải pháp đã đề xuất ở trên, ngoài sự hỗ trợ từ Chính phủ về cơ chế chính sách, sự hỗ trợ của Hiệp hội BRNKG của Việt Nam trong việc định hướng phát triển, bản thân các doanh nghiệp sản xuất BRNGK của Việt Nam phải sẵn sàng thay đổi tư duy, cải tiến quy trình kỹ thuật và công nghệ cũng như đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn cũng như có hiểu biết cơ bản về KSNB. Một là, các nhà quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất BRNKG của Việt Nam phải nhận thức đầy đủ và đúng đắn vai trò của KSNB và sự cần thiết phải hoàn thiện. Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực quản trị đòi hỏi các nhà quản trị tại các doanh nghiệp này phải thường xuyên cập nhật, bồi dưỡng kiến thức về quản trị và kiểm soát. Hai là, thực hiện rà soát lại các quy trình sản xuất, quy trình kiểm soát trong doanh nghiệp nhằm tinh giảm các khâu, các bước chồng chéo, cũng như tăng cường các chốt kiểm soát nếu cần thiết. Việc đổi mới cải tiến cần đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả. Ba là, thực hiện cải tiến công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm soát nhằm tăng cường tính chính xác, nhanh chóng và hiệu quả. i Cuối cùng, chú trọng công tác tuyển dụng, bồi dưỡng và quản trị nguồn nhân lực phù hợp bởi lẽ nguồn nhân lực đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mọi khâu của quá trình sản xuất cũng như mọi hoạt động kiểm soát. Ngoài bồi dưỡng và đào tạo về chuyên môn các doanh nghiệp nên thường xuyên tổ chức đào tạo bồi dưỡng kiến thức về KSNB cho toàn thể nhân viên, tăng cường sự tham gia của nhân viên trong hoạt động kiểm soát và nhận diện, đánh giá rủi ro. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Chương 3 tác giả đã chỉ rõ nguyên tắc định hướng hoàn thiện KSNB: đảm bảo nguyên tắc phù hợp với chủ thể và khách thể của KSNB, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Căn cứ vào nguyên tắc hoàn thiện và kết quả nghiên cứu thực trạng, ưu điểm và hạn chế của KSNB tại chương 2 tác giả đã đưa ra các giải pháp mang tính khả thi, gắn với điều kiện về hạ tầng cơ sở, năng lực tài chính, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý...tại các doanh nghiệp sản xuất BRNGK của Việt Nam. Các giải pháp chủ yếu tập trung hoàn thiện từng yếu tố KSNB như: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông, hoạt động giám sát. Nhằm đảm bảo các giải pháp được thực hiện một cách hữu hiệu, luận án cũng đưa ra một số kiến nghị cơ bản đối với Nhà nước, và với Hiệp hội BRNGK Việt Nam. i KẾT LUẬN Với định hướng trở thành ngành công nghiệp phát triển theo hướng bền vững, áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, không ngừng đối mới và cải tiến về công nghệ, ngành sản xuất BRNGK của Việt Nam hướng đến trở thành ngành kinh tế quan trọng. Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, ngành sản xuất BRNGK của Việt Nam hiện đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức và sự cạnh tranh từ các đối thủ mạnh với năng lực tài chính, công nghệ hiện đại, năng lực quản trị doanh nghiệp và thương hiệu toàn cầu. Trong các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, với hạn chế về tiềm lực tài chính, tiềm lực công nghệ thì giải pháp nâng cao năng lực quản trị các yếu tố cố định được xem là giải pháp khả thi và hữu hiệu. Kiểm soát nội bộ với vai trò là một bộ phận thiết yếu của hoạt động quản trị doanh nghiệp cần được quan tâm hoàn thiện và cải tiến. Thông qua nghiên cứu lý luận về các mô hình, các khung kiểm soát nội bộ tiêu biểu trên thế giới, có hiệu chỉnh phù hợp với đặc điểm ngành nghề, đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam, luận án nhằm vận dụng các lý luận vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra đối với ngành sản xuất BRNGK của Việt Nam. Với mục tiêu đó, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về KSNB, các yếu tố cấu thành KSNB, cũng như đề xuất khung kiểm soát nội bộ COSO cho việc thiết kế và vận hành KSNB tại các doanh nghiệp sản xuất BRNGK của Việt Nam. Thông qua nghiên cứu định tính bằng việc khảo sát các chuyên gia kế toán, kiểm toán, các nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp cũng như tham khảo các hướng dẫn của khung kiểm soát nội bộ COSO, tác giả đã xây dựng bộ thang đo 97 biến đo lường các yếu tố KSNB và tính hữu hiệu của KSNB. Trên cơ sở bộ thang đo, khảo sát đã được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của KSNB. Cuối cùng, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB theo hướng đảm bảo duy trì tính hữu hiệu KSNB của các doanh nghiệp sản xuất BRNGK của Việt Nam. Như vậy, về cơ bản luận án đã hoàn thành các mục tiêu đề ra với mục tiêu chung nhất hướng đến là hoàn thiện KSNB tại các doanh nghiệp SXBRNGK. Tuy nhiên, điều kiện nghiên cứu còn hạn chế về mặt thời gian, chi phí và hiểu biết của tác giả về ngành sản xuất BRNGK do vậy, kết quả nghiên cứu có phần còn thiếu toàn diện và cần được bổ sung ở các nghiên cứu tiếp theo. Rất mong nhận được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản trị các doanh nghiệp sản xuất BRNGK để luận án hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! i DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Phạm Thị Bích Thu, Đặng Lan Anh (2013), Kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thanh Hóa, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số chuyên đề, tháng 9/2013. 2. Phạm Thị Bích Thu, Nguyễn Thùy Linh (2014), Kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí Công thương tháng 6/2014 3. Phạm Thị Bích Thu (2015), Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với quy trình mua- nhập kho nguyên vật liệu tại Nhà máy Gạch men cao cấp Vicenza, Tạp chí Khoa học số đặc biệt trường Đại học Hồng Đức, Tháng 11/2015 4. Phạm Thị Bích Thu, Lê Hoằng Bá Huyền (2017), A study on natural potential for sustainable tourism development in Thanh Hoa province, Vietnam; Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Đại học Hà Tĩnh, tháng 4/2017 5. Phạm Thị Bích Thu, Nguyễn Thùy Linh (2017), Hệ thống hóa các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến quá trình vận dụng thành công phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động, Tạp chí Khoa học trường ĐH Hồng Đức, Tháng 4/2017 6. Phạm Thị Bích Thu (2017), A study on the effect of brand equity components on intention to purchase - the case of TH true milk fresh milk products in Thanh Hoa‟s market of Vietnam, Hội thảo quốc tế RMUTT Thái Lan, 2017. 7. Phạm Thị Bích Thu (2017), Ảnh hưởng của môi trường kiểm soát đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất Bia Rượu Nước giải khát của Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 242 kỳ 2 tháng 8/2017. 8. Phạm Thị Bích Thu (2017), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp sản xuất Bia Rượu Nước giải khát của Việt Nam, Hội thảo Quốc gia về Quản trị và Kinh doanh lần thứ VI (COMB2017) do Đại học Đà Nẵng và Đại học Nha Trang đồng tổ chức 9. Phạm Thị Bích Thu & Lê Thị Bình (2017), Effects of organizational culture to employees‟ satisfaction and cohesion in tourism accommodation enterprises of Thanh Hoa province, Hội thảo quốc tế ICYREB 2017 tại Đại học Đà Nẵng i 10. Phạm Thị Bích Thu (2017), Nghiên cứu ảnh hưởng của tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ đến chất lượng thông tin kế toán tại doanh nghiệp sản xuất Bia Rượu Nước giải khát của Việt Nam, Hội thảo Khoa học quốc gia: Kế toán - Kiểm toán và Kinh tế Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 do Đại học Quy Nhơn tổ chức 11. Phạm Thị Bích Thu (2017), Nghiên cứu ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp sản xuất BRNGK của Việt Nam, Tạp chí công thương số tháng 12/2017. i DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1. Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam (2016), Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2011-2015 của Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát của Việt Nam. 2. Nguyễn Thị Lan Anh (2013), Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân. 3. Bộ Công thương (2009), Quyết định số 2435/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát việt nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 4. Bộ Công thương (2016), Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát việt nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 5. Bộ tài chính, Luật kiểm toán độc lập 6. Bộ tài chính, Luật kế toán, 7. Ciem, Doe và ILSSA (2014), Đặc điểm môi trường kinh tế ở Việt Nam - Kết quả điều trả DNNVV năm 2013, NXB Tài chính 8. Công ty Cổ phần Bia Nada, Quy chế quản lý và kiểm soát CLSP 9. Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa (2014 -2016), Báo cáo thường niên 10. Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn Miền Đông (2014), Quy chế tuyển dụng lao động ban hành ngày 18 tháng 08 năm 2013 11. Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây (2014 -2016), Báo cáo thường niên 12. Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Dương (2014 -2016), Báo cáo thường niên 13. Công ty Bia Sài Gòn - Miền Trung (2014 -2016), Báo cáo thường niên 14. Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Quảng Ngãi (2014-2017), Báo cáo thường niên 15. Công ty Cổ phần nước khoáng Quy Nhơn (2014-2017), Báo cáo thường niên 16. Công ty Cổ phần NGK Chương Dương (2014 -2017), Báo cáo thường niên 17. Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam (2014-2016), Báo cáo thường niên 18. Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam (2014-2016), Báo cáo phát triển bền vững 19. Công ty Carlsbergs Việt Nam (2014-2016), Báo cáo thường niên 20. Đoàn Thị Thu Hà; Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Giáo trình quản trị học, Nhà xuất tài chính, Hà Nội, 2009 i 21. Bùi Thị Minh Hải (2012), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân 22. Nguyễn Thị Thu Hoài (2011), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. 23. Hợp phần sản xuất sạch hơn trong Công nghiệp (CPI) và Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC), Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành Bia, 2010. 24. Đồng Thị Vân Hồng (2010), Giáo trình quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội 25. Nguyễn Viết Lợi & Đậu Ngọc Châu (2009), Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính. 26. Phạm Bính Ngọ (2011), Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân 27. Nhà máy Bia Sài Gòn - Hoàng Quỳnh (2011), Quy trình kiểm soát chất lượng Bia tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Hoàng Quỳnh 28. Bùi Xuân Phong (2006), Tài liệu lưu hành nội bộ “Quản trị dự án đầu tư”, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. 29. Võ Thu Phụng (2016), Tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 30. Nguyễn Thị Thu Phương (2016), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Luận án tiến sỹ, Học viện tài chính. 31. Nguyễn Quang Quynh, Ngô Trí Tuệ (2012), Giáo trình Kiểm toán tài chính, Nxb Đại học học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. 32. Ngô Thị Kim Thanh (2013), Giáo trình quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản ĐH KTQD, Hà Nội 33. Chu Thị Thu Thủy (2016), Tổ chức kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất với việc nâng cao hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân. 34. Tổng công ty CP BRNGK Hà Nội (2014 -2016), Báo cáo thường niên 35. Tổng công ty CP BRNGK Sài Gòn (2014 -2016), Báo cáo thường niên và Tài liệu nội bộ i 36. Thủ tướng Chính Phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 37. Tổng cục thống kê (2010-2017), Niên giám thống kê, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 38. Tổng cục thống kê (2010-2017), Ấn phẩm thống kê Doanh nghiệp Việt Nam 15 năm sau đầu thế kỷ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2017 39. VIRAC (2015), Báo cáo phân tích tình ngành BRNGK của Công ty VIRAC Tài liệu Tiếng Anh 40. Abbott,L.j., Park,Y. and Parker, S. (2000), The effects of audit committee activity and independence on corporate fraud, Managerial Finance(26):55-67 41. Aikins, S. K. (2011), An examination of Government Internal Audits‟ Role in Improving Financial Performance, Public Finance and Management, 11(4), 306-337 42. Altamuro, J., and A. Beatty, (2010), How does internal control regulation affect financial reporting?, Journal of Accounting and Economics 49: 58–74. 43. American Institue of Certified Public Accoutants (AICPA), Reporting on an Entity‟s Internal Control over Financial Reporting, Proposed statement on standards for attestation engagements, Exposure draft, USA: AICPA 2006. 44. Amudo, A. & Inanga, E. L. (2009), „Evaluation of Internal Control Systems: A case Study from Ghana‟, International Research Journal of Finance and Economics, 3, 124 -144. 45. Annukka Jokipii (2006), Structure and effectiveness of Internal control – contingency approach, Doctoral thesis in Universitas Wasaensis, 2006 46. Anthony, M. (2004), Internal Control: Governance frame work and business risk assessment at Reed Elsevier in Auditing, Journal of practice and Theory 47. Apoorva Bharadwaj (2010), “Imparting intercultural business communication competencies in a business school”: A new perspective: Journal of Media and Communication Studies, 2(9), 191-199. 48. Arens, A. A., James K. L., Randal J. E, & Mark S. B. (1988), Auditing: An Integrated Approach, Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall. 49. Arens, A.A., Mark S Beasley, Randal J Elder (2012), Auditing and assurance services : an integrated approach, Pearson Prentice Hall, Upper Saddle River, 50. Arwinge, Olof. (2013), Internal Control [Elektroniskresurs] : A Study of Concept and Themes, Heidelberg: Physica-Verlag HD i 51. Ashbaugh-Skaife, H., Collins, D., & Kinney, W. (2006), The discovery & reporting of internal control deficiencies prior to SOX-mandated audits, Journal of Accounting and Economics, 44(1-2), 166-192. 52. Bagher Shanszadeh & Narges Zolfaghari (2015), Impact of Efficacious Internal Controls on Audit Process: Auditors' Perspective, Review of Contemporary Business Research December 2015, Vol. 4, No. 2, pp. 97-107 53. Baleet,J.et De Bry F., (2001), L’entreprise et l’éthique. Paris Editions du Seuil, p437. 54. Bentler, P.M. & Bonett, D.G. (1980), „Significance tests and goodness of fit in the analysis of covariance structures‟, Psychological Bulletin, 88, 588–606. 55. Bernoulli, D. (1954), Exposition of a new theory on the measurement of risk, Econometrica, 22, 23-36. 56. Bessis, J. (2010), Risk Management in Banking, Chichester, UK: John Wiley & Sons, Inc. 57. Bharadwaj, A. (2014), Planning Internal Communication Profile for Organizational Effectiveness, IIM Kozhikode Society & Management Review,3(2), 183- 192. 58. Bovee, C.L., Thill, J.V., (2000), Business Communication Today, 6th ed, Prentice-Hall, Upper Saddle River, NJ. 59. Canadian Institute of Chartered Accountants (CICA) - Criteria of Control (1994), CoCo-An Overview, CICA, Retrieved from 60. Carmines, E. G. & McIver, J. P. (1981), „Analyzing models with unobserved variables: Analysis of covariance structures‟, Social measurement: Current issues, 65- 115. 61. Casualty Actuarial Society Enterprise Risk Management (2003), Overview of Enterprise Risk Management. 62. Clay R.J. & D.L. Haskin (1981), Can Internal Auditors Reduce External Audit Costs, The Internal Auditor 63. Cohen, J .R., Krishnamoorthy, G. and. Wright, A.( 2002), Corporate governance and the audit process», Contemporary Accounting Research, 19(4):573-594. 64. Committee of Sponsoring Organisations of the Treadway Commission (COSO) (1992), Internal control-integrated framework, New York, NY: AICPA. i 65. Committee of Sponsoring Organisations of the Treadway Commission (COSO) (2004), Enterprise Risk Management - Integration Framework, New York, NY: AICPA. 66. Committee of Sponsoring Organisations of the Treadway Commission (COSO) (2009), Internal Control – Integrated Framework, New York, NY: AICPA. 67. Committee of Sponsoring Organisations of the Treadway Commission (COSO) (2013), The 2013 Internal Control – Integrated Framework, New York, NY: AICPA. 68. Control Objectives for Information and related Technology (CobiT), 3 rd edition- Executive Summary, IT Governance Institute, Information System Audit and Control Foundation (ISACF), 2000, 16. 69. Daniel R. Gilbert, James A. F. Stoner, R. Edward Freeman, Management, Pearson Pulishing, 6 th edition, 2009. 70. Daft, R. L., 2015, Organization Theory and Design, South-Western Cengage Learning, 12 th edition, 2015. 71. Douglas NK, 2011, Internal control and its contributions to organizational efficiency and effectiveness: A case study of Ecobank Ghana limited, 72. Doyle, J., Ge, W., and McVay, S. (2007), Determinants of Weaknesses in Internal Control over Financial Reporting, Journal of Accounting & Economics, 44, 193- 223. 73. Drucker, P.F. (2006), In Encyclopedia of the History of American Management. Retrieved from 74. Duncan, J., D. Flesher & M. Stocks (1999), Internal control systems in US churches. An examination of the effects of church size and denomination on systems of internal control, Accounting, Auditing and Accountability Journal 12:2, 142– 163. 75. ECIIA/FERMA (2010), Monitoring the effectiveness of internal control, internal audit and risk management systems, Guidance on the 8 th EU Company Law Directive, European Confederation of Institutes of Internal Auditing and Federation of European Risk Management Associations. 76. Eisenhardt, K. (1985), Control: Organizational and economic approaches, Management Science, 31, 134-149. 77. Eko, S. & Hariyanto, E. (2011), „Relationship between Internal Control, Internal Audit, and Organization Commitment with Good Governance: Indonesian Case‟, Managerial Auditing Journal, 32(5), 6-13. i 78. Fayol, H. (1917), General and Industrial Management, Dunod et E. Pinat. 79. Fawzi Al Sawalqa & Atala Qtish (2012), Internal Control and Audit Program Effectiveness : Empirical Evidence from Jordan, Availableat: and_Audit_Program_Effectiveness_Empirical_Evidence_from_Jordan/links/54736d310cf 216f8cfaff3eb.pdf 80. Ferreira, A., Otley, D., 2005, The design and use of management control systems: an extended framework for analysis, Social Science Research Network, http 81. Fourie, H., & Ackermann, C. (2013), The impact of COSO control components on internal control effectiveness: an internal audit perspective, Journal of Economic and Financial Sciences, 6(2), 495-518. 82. Grace & Adebayo (2013), The effect of internal control on organizational performance (a case study of Ecobank Nigeria PLC), Bachelor Accounting Thesis. 83. Gerbing, D. W. & Anderson, J. C. (1988), An Updated Paradigm for Scale Development Incorporating Unidimensionality and It‟s Assessment, Journal of Marketing Research, 25 (2): 186-192. 84. Gramage, C. T; Lock, K.L and Fernando, A.A.J. (2014), Proposed research Framework: effectiveness of internal control system in state commercial Banks in Serrilanka, Journal of Scientific Research and Innovative Technology, 1 (5), 25-44. 85. Guo, J., Huang, P., Zhang, Y., & Zhou, N. (2016), „The Effect of Employee Treatment Policies on Internal Control Weaknesses and Financial Restatements‟, The Accounting Review: July 2016, Vol. 91, No. 4, 1167-1194. 86. Hall, R. H., & Tolbert, P.S., Organizations: Structures, Processes, and Outcomes, Pearson Prentice Hall, 2005 87. Hair, J.F., Black, W.C., Tatham, R.L., & Anderson, R.E. (1998), Multivariate Data Analysis, 5 th edition, Pearson Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey 88. Hair, Jr., J. F., Black, W. C., Babin, B. J., Anderson, R. E., & Tatham, R. L. (2006), Multivariate Data Analysis, 6 th edition, Pearson Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey. 89. Harding, R., (1998), Environmental decision-making: the roles of scientists, engineers and the public, The Federation Press: Sydney. 90. Hayners, J. (1895), Risk as an economic factor, The Quarterly Journal of Economics, 9(4), 409. i 91. Hermanson, D. R., Smith, J. L., & Stephens, N. M. (2012), How Effective are Organizations‟ Internal Controls? Insights into Specific Internal Control Elements, American Accounting Association, A31-A50. 92. Hevesi, G. (2005), Internal Control Standards in New York States Government, Retrieved from 93. Ho, T.V. (2016), „The Research of Factors Affecting the Effectiveness of Internal Control Systems in Commercial Banks-empirical Evidence in Viet Nam‟, International Business Research, Vol. 9, No.7. 94. Hoque, Z. & W. James (2000), Linking balanced scorecard measures to size and market factors: impact on organizational performance, Journal of Management Accounting Research 12, 1–17. 95. Huefner, R. J. (2011), Internal control weaknesses in local government, The CPA Journal, 81(7), 20. 96. IIA (UK), (1999), The Turnbull Guidance - Turnbull, an opportunity for internal audit, Information publication IIA (UK), pp.1-8. 97. Ioan-Ovidiu, Spatacean., (2012), Addressing Fraud Risk by Testing the Effectiveness of Internal Control over Financial Reporting Case of Romanian Financial Investment Companies, Procedia Economics and Finance , 230 – 235 98. ISO (2009b), Risk management - Principles and Guidelines, ISO 31000:2009. 99. IT Governance Institute (2006), Enterprise Value: Governance of IT Investments, The Val IT Framework, Rolling Meadow, IL:IT Governance Institue 100. Jang-Hua Hung & Hui-Lin Han (1995), An Empirical Study on Effectiveness of Internal Auditing for Listed Firms in Taiwan, Internal Audit Conference 101. Jenkinson, N. , (2008), Strengthening Regimes for Controlling Liquidity Risks: Some Lessons from the Recent Turmoil 102. Jensen, M. C. and Meckling, W. H, 1976, Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure, Journal of Financial Economics, 1976, V3(4), pp. 305-360. 103. Jones, M.J. (2008), Internal control, accountability and corporate governance: Medieval and modern Britain compared, Accounting, Auditing & Accountability Journal, 21 (7), 1052-1075 104. Joseph, F.C. & Susan S. L., „Using Cultural Audits to Assess Tone at the Top‟, The CPA Journal, February 2005. i 105. Kabir, S. (2014), „Effectiveness of control environment in banking sector sn Bangladesh with reference to the city bank limited‟, Daffodil International University Journal of Business and Economics, 8(1). 106. Kägi, T., & Pauli, R. (2003), Risk Management und konjunkturelle Strumwarnung, UBS Outlook, Zurich. 107. Kalia, V., & Muller, R. (2007), Risk Management at Board Level A Practical Guide for Board Members, Bern: Haupt. 108. Kamau Caroline Njeri (2014), Effect of internal controls on the financial performance of manufacturing firms in Kenia, Master thesis of University of Nairobi 109. Karogiorgos T., Draglas G, Dimou A (2014), Effectiveness of Internal Control System in the Greek Bank Sector: system-in-the-greekbank-sector. 110. Knight, Frank H, (1964), Risk, Uncertainty, and Profit, New York: Sentry Press. 111. Kumuthinidevi, S. (2016), „A Study on Effectiveness of the Internal Control System in the Private Banks of Trincomalee‟, International Journal of Scientific and Research Publications, Volume 6, Issue 6. 112. Lannoye, M. (1999), Evaluation of Internal Controls, Michigan: McGraw - Hill. 113. Leavitt, H.J, 1965, Applied Organizational Change in Industry: Structural, Technical and Human Approach In Handbook of Organizations, ed. by J. G. March, pp. 1144-1170, Chicago: Rand McNally and Company. 114. Libby, T. & J. Waterhouse (1996), Predicting change in management accounting systems, Journal of Management Accounting Research 8, 137–150. 115. Luscombe, N., CoCo‟s Control Framework, CA magazine, 1995. 116. Marshall, B.R., Paul J.S., Joseph M.M, Ray, M., & Tonkin, T., (2013) Accounting Information Systems (1 st Australasian edition), Pearson Australia, Frenchs Forest, NSW, Australia. 117. Mawanda, S. P. (2008), Effects of Internal Control System on Financial Performance in Uganda‟s Institution of Higher Learning, Dissertation for award of MBA in Uganda Martyrs University. i 118. Messier W.F. (1997), Auditing a systematic approach, McGraw- Hill, New York, USA. 119. Mini., Donald L., And., Mautz R. K. (1996), Internal Control and Auditing Program Modification, Journal of Accounting Review 120. Mire, H.A. (2016), Effects of internal control system on the organizatoinal performance of remittance companies in Modadishu-Somalia, Journal of Business Management, 2(9), 153-167 121. Moeller, R. R. (2007), COSO Enterprise Risk Management: Understanding the New Integrated ERM Framework, Hoboken, New Jersey: John Wiley & Sons, Inc. 122. Moeller, R. R. (2014), Executive’s Guide to COSO Internal Control, John Wiley & Sons, Inc. 123. Moeller, R.R (2005), Brink's Modern Internal Auditing, 6 th edition, John Wiley & Sons, Inc, Hoboken, New Jersey. 124. Mohammed Sadeq Hammed Rababa‟h (2014), The Factors Effected in the Internal Control Systems at the Private Hospitals in Jordan -A Field Study, Research Journal of Finance and Accounting, 5(10), 65-73. 125. Muraleetharan, P. (2011), Internal control and Impact of Financial Performance of the organizations, Special reference public and private organizations in Jaffna district, University of Jaffna 126. Murphy, G. (2015), COSO Principle 4 - Commitment to Competence, retrieved on May 25 th 2017, from <, principle-4-commitment-competence> 127. Murphy, D., & Brown, C. (1992), The Uses of Advanced Information Technology in Audit Planning, Intelligent Systems in Accounting, Finance and Management, 1, 187-193. 128. Noorvee L (2006), Evaluation of the Effectiveness of Internal Controls over Financial Reporting, Master‟s Thesis, University of Tartu, Tartu. 129. Nunnally, J. & Berstein, I.H. (1994), Pschychometric Theory, 3rd ed., New York: McGraw-Hill. 130. Ofori W, 2011, Effectiveness of Internal Control System: A perception or Reality : NAL%20THESIS%2020 11.pdf on 25.05.2014 i 131. Olumbe, C. O. (2012), The relationship between internal controls and corporate Governance in commercial banks in Kenya, University of Nairobi, 21(3), 120- 130. 132. Pandey, S.K. & Garnett, J.L. (2006), Exploring Public Sector Communication Performance: Testing a Model and Drawing Implications, Public Administration Review, 66(1), 37-51 133. Piotr Tworek, (2010), Methods of risk identification in companies‟ investment projects, Mezinárodní konference Řízení a modelování finančních rizik Ostrava VŠB-TU Ostrava, Ekonomická fakulta, katedra Financí. 134. R.D. Agarwal, 1982, Organization and Management, McGraw-Hill Education, 1982. 135. Sadeghi, M. (1997), Impact of Management Letter of Independent Auditors on Internal Control System Companies Investigated by Audit Organization, Master's Thesis 136. Sadgrove, K. (2005), The Complete Guide to Business Risk Management, Gower Publishing, Ltd., London. 137. Sawyer, B. L., Mortimer, A. D., James, H., & Schneider, H. (2003), Sawyer‟s internal auditing, Florida: The Institute Internal Auditing (IIA). 138. Shanmugam, J. K., Haat, M. H. & Ali, A. (2012), The Impact of Internal Control on the Performance of Small and Medium Enterprise: Malaysian Evidence, The 2012 SIBR Conference on Interdisciplinary Business and Economics Research, 2012, Bangkok 139. Sohn, J.H. (1994), Social Knowledge as a Control System: A Proposition and Evidence, Journal of International Business Studies, 25, 295 -325. 140. Spencer, P.K.H (2003), The internal auditing handbook (2 nd ed.), John Wiley & Sons Inc, Hoboken, US. 141. Spira, L.F., Page, M., Risk management, The reinvention of internal control and changing role of internal audit, Accounting , Auditting & Accountability Journal, 2003, 16(4), 640-661. 142. Spinger. L.M , (2004). Revisions to OMB Circular A-123, Management’s Responsibility for Internal Control. Available at 143. Steiger, J.H. (1990), „Structural model evaluation and modification: An interval estimation approach‟, Multivariate Behavioral Research, 25, 173-180. i 144. Stephen, P.R., Tim, J., Neharika.V, 2013, Organizational Behavior, Pearson Education, Inc., Upper Saddle River, New Jersey, USA, 2013. 145. Sudsomboon, S., & Ussahawanitchakit, P. (2009), „Professional audit competencies: the effects On Thai‟s CPAS audit quality, reputation, and success‟, Review of Business Research, 9(3), 66 - 85. 146. Sultana, R., & Haque, M. E. (2011), Evaluation of Internal Control Structure: Evidence from Six Listed Banks in Bangladesh, ASA University Review, 5(1), 69-81 147. Terrell, J. (1974), A Conceptual Auditing Methodogy-Interrelationships Between the Financial Statements, Internal Controls, and the Audit Program, The Accounting Review, January, 176-180. 148. Thomas, J.A. (1995), A Comparison of Risk Assessment Techniques from Qualitative to Quantitative, ASME Pressure and Piping Conference, Honolulu, Hawaii 149. Turnbull Committee (1999), Internal control: Guidance for Directors on the Combined Code, ICAEW, London, UK 150. Utpalendu Mondal, Integrity, Competency and Ethical Behaviour, Journal of Marketing and Technology, 3(4), 2013. 151. Walker, D. M. (1999), Standards for Internal Control in Federal Government, Retrieved from 152. Warren, S.Carl., and Reeve, M.James., and Fess, E.Philip (2005), Corporate Financial Accounting, South Western: Thomson. 153. Wells, J. T. (2011), Principles of Fraud Examination. Hoboken: Wiley Publishing. 154. Whittington, O.R & Pany, K. (2001), Principles of Auditing and Other Assurance Services, McGraw - IIHill, New York, USA. 155. Williams, C.A, and R.M.Heins (1971), Risk management and Insurance, New York: McGraw-Hill Book Co, 2 th ed. 156. Wilkinson, Josep W. Et al, (2000), Accounting Information System Essential Concept and Application, 4 Edition, John Willey & Sons Inc, New York-USA. 157. Woodward, J., 1965, Industrial Organization: Theory and Practice, Oxford University Press, London.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoan_thien_kiem_soat_noi_bo_tai_cac_doanh_nghiep_san.pdf
Luận văn liên quan