Các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, cung cấp sản phẩm xi măng đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, các công trình xây dựng hạ tầng, xây dựng nhà máy, công sở, trường học, nhà ở, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các DN trong nước với nhau và với DN nước ngoài thì các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Một trong những nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là do các nhà quản trị trong các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam chưa thực sự trú trọng sử dụng công cụ phân tích trong quản trị tài chính. Phân tích tài chính trong các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Do vậy, luận án luận án đã tập trung nghiên cứu để hoàn thiện nội dung phân tích tài chính đối với các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam nhằm tăng cường hiệu quả của công cụ phân tích tài chính trong quản lý.
172 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2270 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bình quân, HTS là hệ số VKD/VCSH, VKD là hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh, ROS là hệ số LNST/LCT.
Từ công thức trên, cho thấy khả năng sinh lời của VCSH chịu sự tác động của chính sách huy động vốn, chính sách quản lý, sử dụng VKD và khả năng sinh lời của DTT. Do vậy, khi phân tích cần phải chỉ ra được sự tác động của từng nhân tố đến khả năng sinh lời VCSH nhằm giúp cho các chủ thể quản lý đánh giá được một cách toàn diện, sâu sắc khả năng sinh lời của VCSH.
(4) Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
Ảnh hưởng của mức biến động HTS đến mức biến động của ROE
DHTS = (HTS1 –HTS0) x VKd0 x ROS0
Ảnh hưởng của mức biến động HS đến mức biến động của ROE
DHS = HTS1 x (VKd1 –VKd0) x ROS0
Ảnh hưởng của mức biến động ROS đến mức biến động của ROE
DROS = HTS1 x VKd1 x (ROS1 – ROS0)
(5) Phân tích tính chất ảnh hưởng của nhân tố hệ số VKD/VCSH, nhân tố hiệu suất sử dụng vốn và nhân tố khả năng sinh lời của doanh thu.
Ví dụ: Phân tích tình hình sinh lời của CTCP XM Vicem Hải Vân
Bảng 3.9: Bảng phân tích tình hình sinh lời của CTCP xi măng Vicem Hải Vân
Chỉ tiêu
Năm 2012
Năm 2011
So sánh
1. Hệ số LNKD/doanh thu thuần HĐKD
0,039
0,027
0,012
2. Hệ số LNTT/DTT
0,039
0,027
0,012
3. Hệ số LNST/DTT(ROS)
0,026
0,014
0,013
4. Hệ số LNTT&Lãi vay/VKD (BEP)
0,053
0,037
0,016
5. Hệ số LNST/VKD (ROA)
0,034
0,065
0,032
6. Hệ số LNST/ VCSH (ROE)
0,098
0,048
0,050
7. Hệ số LNST trên vốn cổ phần
0,106
0,050
0,056
8. Thu nhập một cổ phần thường (đồng)
1056,81
503,73
553,08
9. Cổ tức một cổ phiếu thường (đồng)
400,00
320,00
80,00
10. Hệ số chi trả cổ tức cổ phiếu thường
0,379
0,635
-0,256
(Nguồn: BCTC đã kiểm toán năm 2011, 2012 của CTCP xi măng Vicem Hải Vân)[9]
Căn cứ vào bảng phân tích 3.9, ta thấy năm 2012 so với năm 2011 khả năng sinh lời của CTCP xi măng Vicem Hải Vân đã tăng ở tất cả các chỉ tiêu. Mặc dù hệ số chi trả cổ tức có giảm, nhưng thực tế thì lợi ích của cổ đông cũng đã được tăng lên về tuyệt đối (cổ tức một cổ phiếu thường). Việc giảm hệ số chi trả cổ tức là do công ty đã ưu tiên phần lợi nhuận giữ lại để tăng VCSH, điều đó đã được Đại hội đồng cổ đông nhất trí. Tuy nhiên để đánh giá toàn diện hơn tình hình sinh lời của công ty, nhà phân tích cần phân tích chi tiết ảnh hưởng của các nhân tố.
Bảng 3.10: Bảng phân tích ROA và ROE của CTCP XM Vicem Hải Vân
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Tăng, giảm
Tuyệt đối
%
Tổng doanh thu thuần
669.656
717.259
47.603
7,11
Lợi nhuận sau thuế
9.319
19.551
10.232
109,80
VKD bình quân
278.995
296.212
17.217
6,17
VCSH bình quân
193.757,5
200.187,5
6.430
3,32
Hệ số tài sản/VCSH (HTS)
1,440
1,480
0,040
2,76
Hiệu suất sử dụng vốn (VKD)
2,400
2,421
0,021
0,88
Hệ số LNST/DTT(ROS)
0,014
0,027
0,013
92,86
* ROA
0,034
0,065
0,032
94,56
Các nhân tố AH đến ROA
- Do VKd
0,0003
- Do ROS
0,0315
* ROE
0,048
0,098
0,050
103,06
Các nhân tố AH đến ROE
- Do HTS
0,0013
- Do Vkd
0,0004
- Do ROS
0,0466
(Nguồn: BCTC 2011, 2012 của CTCP xi măng Vicem Hải Vân, phụ lục [9]
Căn cứ vào bảng 3.10, cho thấy ROA năm 2012 so với năm 2011 tăng 0,032 lần là do ảnh hưởng của 2 nhân tố là hiệu suất sử dụng tài sản và khả năng sinh lời hoạt động. Trong đó, hiệu suất sử dụng tài sản năm 2012 tăng 0,021 lần đã làm cho ROA tăng 0,0003 lần; ROS năm 2012 tăng 0,015 lần đã làm cho ROA tăng lên 0,0315 lần. Như vậy, ROA tăng là do công ty đã tăng được khả năng sinh lời hoạt động hay chính là nâng cao hiệu quả chi phí kinh doanh và tăng hiệu suất sử dụng tài sản.
ROE năm 2012 so với năm 2011 tăng 0,05 lần là do ảnh hưởng của: hệ số VKD/VCSH, hiệu suất sử dụng VKD và khả năng sinh lời hoạt động. Trong đó, hệ số VKD/VCSH tăng 0,04 lần đã làm cho ROE tăng 0,0013 lần; hiệu suất sử dụng VKD năm 2012 tăng 0,021 lần đã làm cho ROE tăng 0,0004 lần; ROS năm 2012 tăng 0,015 lần đã làm cho ROE tăng lên 0,0466 lần. Như vậy, ROE tăng là do công ty đã tăng hệ số VKD/VCSH chính là tăng sử dụng đòn bẩy tài chính; tăng được khả năng sinh lời của DTT hay chính là nâng cao hiệu quả chi phí kinh doanh và tăng hiệu suất sử dụng VKD.
3.3.5.4 Phân tích hiệu quả xã hội
HQKD trong CTCP có tác động đến nhiều mặt hoạt động của xã hội. Có thể thấy, những nỗ lực của CTCP nhằm gia tăng HQKD cũng sẽ góp phần gia tăng sức mạnh của nền kinh tế quốc dân, như: tăng tổng sản phẩm quốc dân, tăng nguồn thu cho ngân sách, tăng lực lượng lao động được sử dụng Xuất phát từ những đánh giá về thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh đã rút ra ở chương 2 và ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả xã hội, luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích hiệu quả xã hội như sau:
- Thứ nhất, về chỉ tiêu phân tích: các CTCP sử dụng các chỉ tiêu có thể định lượng, cụ thể:
Tổng doanh thu thuần bình quân 1 lao động
=
Tổng doanh thu thuần
Tổng số lao động
(3.13)
Chỉ tiêu này phản ánh, bình quân 1 lao động trong CTCP đóng góp cho xã hội bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Nộp NSNN/VKD
=
Số tiền nộp NSNN
VKD bình quân
(3.14)
Chỉ tiêu này phản ánh, khi CTCP sử dụng một đồng vốn kinh doanh bình quân thì nộp NSNN bao nhiêu đồng.
Nộp NSNN bình quân 1 lao động
=
Số tiền nộp NSNN
Tổng số lao động
(3.15)
Chỉ tiêu này phản ánh, bình quân 1 lao động trong CTCP đóng góp cho NSNN bao nhiêu đồng.
- Thứ hai, về quy trình thực hiện phân tích, cơ sở dữ liệu cần thu thập và kỳ phân tích.
Quy trình phân tích: Thu thập dữ liệu, lập bảng phân tích (xác định các chỉ tiêu phân tích, so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước), dựa vào bảng phân tích để đánh giá hiệu quả xã hội của CTCP. Mặt khác, khi phân tích hiệu quả xã hội có thể so sánh các chỉ tiêu giữa các CTCP trong TCT CNXM Việt Nam hoặc so với các đơn vị trong cùng ngành để đánh giá khách quan về hiệu quả xã hội của CTCP.
Cơ sở dữ liệu thu thập để phân tích gồm: Thông tin chung, thông tin của ngành, báo cáo tài chính đã kiểm toán và thông tin khác của CTCP.
Ví dụ: Phân tích hiệu quả xã hội của CTCP xi măng Vicem Bút Sơn
Bảng 3.11: Bảng phân tích hiệu quả xã hội của CTCP xi măng Vicem Bút Sơn
Chỉ tiêu
ĐV tính
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
DTT bình quân 1 lao động
Trđ/người
1.890,477
1.825,346
-65,131
Nộp NSNN/VKD
0,018
0,018
-
Nộp NSNN bình quân 1 lao động
Trđ/người
70,191
66,097
-4,093
(Nguồn: BCTC, BCTN năm 2011, 2012 của CTCP xi măng Vicem Bút Sơn)[9;18]
Từ kết quả trên cho thấy, hiệu quả xã hội của CTCP xi măng Vicem Bút Sơn năm 2012 đã giảm so với năm 2011, cụ thể: doanh thu thuần bình quân một lao động năm 2012 so với năm 2011 đã giảm 65,131 triệu đồng; mức đóng góp cho NSNN bình quân một lao động năm 2012 giảm 4,093 triệu đồng; chỉ có chỉ tiêu nộp NSNN/VKD là không thay đổi. Tuy nhiên, để có đánh giá thỏa đáng hơn, ta có thể so sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội của CTCP xi măng Vicem Bút Sơn với các công ty cùng ngành.
Bảng 3.12: Hiệu quả xã hội của CTCP xi măng Vicem Bút Sơn và CTCP Xi măng Hoàng Mai
Chỉ tiêu
ĐV tính
CTCP XM Vicem Bút Sơn
CTCP XM Hoàng Mai
DTT bình quân 1 lao động
Trđ/ng
1.825,346
1.557,730
Nộp NSNN/VKD
0,018
0,026
Nộp NSNN bình quân 1 lao động
Trđ/người
66,097
57,019
(Nguồn: BCTC, BCTN năm 2011, 2012 của CTCP xi măng Vicem Bút Sơn, CTCP xi măng Vicem Hoàng Mai)
Từ kết quả trên, cho thấy: doanh thu thuần bình quân 1 lao động và nộp NSNN bình quân 1 lao động của CTCP xi măng Bút Sơn cao hơn CTCP xi măng Hoàng Mai. Nhưng, nộp NSNN/VKD của CTCP Bút Sơn lại thấp hơn CTCP xi măng Hoàng Mai. Như vây, hiệu quả xã hội từ sử dụng lao động của CTCP xi măng Bút Sơn cao hơn, nhưng hiệu quả xã hội từ sử dụng VKD của CTCP xi măng Bút Sơn lại thấp hơn.
3.3.6 Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình lưu chuyển tiền
Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình lưu chuyển tiền giúp cho các chủ thể quản lý thấy được sự cân đối về dòng tiền, khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng tiền của từng hoạt động trong CTCP, kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất hợp lý để có biện pháp quản trị dòng tiền thích hợp.
Từ những đánh giá về thực trạng phân tích tình hình lưu chuyển tiền ở chương 2, luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tình hình lưu chuyển tiền như sau:
- Thứ nhất, về chỉ tiêu phân tích: Các CTCP sử dụng các chỉ tiêu dòng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nếu các CTCP lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp thì bổ sung thêm các chỉ tiêu tổng dòng tiền vào, tổng dòng tiền ra của từng hoạt động và tổng dòng tiền vào, tổng dòng tiền ra của toàn CTCP.
- Thứ hai, về quy trình thực hiện phân tích, cơ sở dữ liệu cần thu thập và kỳ phân tích.
Quy trình thực hiện phân tích: Thu thập dữ liệu, lập bảng phân tích (xác định chỉ tiêu, so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc để xác định chênh lệch tuyệt đối và tương đối của từng chỉ tiêu); dựa vào bảng phân tích và các dữ liệu liên quan để đánh giá khái tình hình lưu chuyển tiền của CTCP nói chung, đánh giá tình hình lưu chuyển tiền của từng hoạt động nói riêng, đánh giá mối liên hệ dòng tiền giữa các hoạt động, chỉ rõ các nguyên nhân ảnh hưởng, từ đó xác định trọng điểm cần tăng cường quản trị.
Cơ sở dữ liệu thu thập để phân tích gồm: Thông tin chung, thông tin của ngành, báo cáo tài chính đã kiểm toán và thông tin khác của CTCP. Kỳ phân tích, các CTCP tiến hành phân tích theo định kỳ là quý và năm.
Ví dụ: Phân tích tình hình lưu chuyển tiền của CTCP xi măng Vicem Bỉm Sơn.
Bảng 3.13: Bảng phân tích tình hình lưu chuyển tiền của CTCP xi măng Vicem Bỉm Sơn
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2012
Năm 2011
Tăng, giảm
Số tuyệt đối
Tỷ lệ (%)
I. Lưu chuyển tiền từ HĐKD
1. Tổng lợi nhuận trước thuế
91.865
57.303
34.562
60,31
2. Điều chỉnh cho các khoản
734.852
770.461
-35.609
-4,62
Khấu hao TSCĐ
324.218
309.506
14.712
4,75
Dự phòng
-50
-50
Lãi (lỗ) chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện
54.783
41.582
13.201
31,75
Lãi từ hoạt động đầu tư
-10.898
-5.692
-5.206
91,46
Chi phí lãi vay
366.799
425.065
-58.266
-13,71
3. LN từ HĐKD trước thay đổi VLĐ
826.718
827.763
-1.045
-0,13
Tăng, giảm các khoản phải thu
-119.563
-116.869
-2.694
2,31
Tăng, giảm hàng tồn kho
199.574
-52.593
252.167
-479,47
Tăng, giảm các khoản phải trả (không kể lãi vay phải trả, thuế TNDN phải nộp)
-52.213
107.923
-160.136
-148,38
Tăng, giảm chi phí trả trước
-4.107
17.466
-21.573
-123,51
Tiền lãi vay đã trả
-373.783
-422.238
48.455
-11,48
Thuế TNDN đã nộp
-19.638
-6.938
-12.700
183,05
Tiền thu khác từ HĐKD
26.784
-26.784
-100,00
Tiền chi khác cho HĐKD
-7.117
-44.725
37.608
-84,09
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD
449.888
336.573
113.315
33,67
II. Lưu chuyển tiền từ HĐĐT
1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các TSDH khác
-8.930
-439.116
430.186
-97,97
2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và TSDH khác
1.056
1.368
-312
-22,81
3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác
-716.000
-701.652
-14.348
2,04
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác
675.000
612.652
62.348
10,18
5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
7. Thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia
9.864
-47.830
57.694
-120,62
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐ ĐT
-39.009
-574.578
535.569
-93,21
III. Lưu chuyển tiền từ HĐTC
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của CSH
2. Tiền chi trả vốn góp cho các CSH, mua lại cổ phiếu của DN đã phát hành
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
1.870.062
1.824.403
45.659
2,50
4. Tiền chi trả nợ gốc vay
-2.256.525
-1.580.494
-676.031
42,77
5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho CSH
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC
-386.463
243.909
-630.372
-258,45
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
24.415
5.904
18.511
313,53
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
67.027
61.186
5.841
9,55
Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ
-63
63
-100,00
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ
91.442
67.027
24.415
36,43
(Nguồn: BCTC đã kiểm toán năm 2012 của CTCP Xi măng Viccem Bỉm Sơn, phụ lục 17)
Căn cứ vào bảng 3.13, có thể đánh giá tình hình lưu chuyển tiền của CTCP xi măng Vicem Bỉm Sơn như sau: Năm 2012 so với năm 2011, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ tăng 18.511 triệu đồng, tỷ lệ tăng 313,53% đã làm cho tiền và tương đương tiền cuối kỳ tăng.
Năm 2011, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ là 5.904 triệu đồng, trong đó: lưu chuyển tiền thuần HĐKD là 336.573 triệu đồng, lưu chuyển tiền thuần HĐĐT là -574.578 triệu đồng, lưu chuyển tiền HĐTC là 243.909 triệu đồng. Năm 2012, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ là 24.415 triệu đồng, trong đó: lưu chuyển tiền thuần HĐKD là 449.888 triệu đồng, lưu chuyển tiền thuần HĐĐT là -39.009 triệu đồng, lưu chuyển tiền HĐTC là -386.463 triệu đồng.
- Thứ nhất: Lưu chuyển tiền từ HĐKD cả 2 năm đều dương cho thấy sự nỗ lực của công ty trong quản trị dòng tiền từ HĐKD. Năm 2012 tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đã tăng 113.315 triệu đồng với tỷ lệ tăng 33,67% là do: LNTT năm 2012 đã tăng 34.562 triệu đồng với tỷ lệ 60,31% thể hiện sự cố gắng của công ty trong quá trình HĐKD; số tiền điều chỉnh cho các khoản khấu hao TSCĐ, dự phòng, chi phí lãi vay,đã giảm 35.609 triệu đồng với tỷ lệ 4,62% tác động giảm tiền thuần; vốn lưu động có thay đổi lớn tác động tăng tiền thuần.
Sự thay đổi của vốn lưu động có ảnh hưởng lớn nhất đến việc tăng lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD. Cụ thể: Hàng tồn kho năm 2011 tăng nhưng năm 2012 lại giảm đã làm cho lưu chuyển tiền tăng 252.167 triệu đồng thể hiện sự cố gắng của công ty trong quản trị hàng tồn kho; lãi vay đã trả năm 2012 giảm so với năm 2011 cũng làm cho lưu chuyển tiền tăng 48.455 triệu đồng mà việc giảm lãi vay đã trả do công ty giảm vốn vay; chi khác cho HĐKD năm 2012 giảm cũng làm cho lưu chuyển tiền tăng 37.608 triệu đồng. Bên cạnh đó, các khoản phải trả năm 2012 giảm đã làm cho lưu chuyển tiền giảm 160.136 triệu đồng Tuy nhiên, tổng hợp sự thay đổi của vốn lưu động đã làm cho lưu chuyển tiền thuần HĐKD tăng lên.
- Thứ hai: Lưu chuyển tiền từ HĐĐT năm 2011 và năm 2012 đều âm do công ty đầu tư vốn nhiều hơn thu hồi vốn. Tuy nhiên chênh lệch âm giữa vốn đầu tư ra và vốn đầu tư thu hồi về năm 2012 so với năm 2011 đã giảm nên đã góp phần làm tăng dòng tiền thuần trong kỳ.
- Thứ ba: Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính năm 2011 là 243.909 triệu đồng, năm 2012 là – 386.463 triệu đồng. Năm 2011, công ty tăng vay vốn để đầu tư. Năm 2012, công ty đã giảm vốn vay.
Liên hệ lưu chuyển tiền thuần của 3 hoạt động, cho thấy năm 2011, công ty đang tiếp tục đầu tư tăng thêm TSCĐ và TSDH khác. Việc đầu tư được tài trợ bằng số tiền thuần từ HĐKD và tiền vay; năm 2012, công ty tiếp tục đầu tư TSCĐ và TSDH khác nhưng mức vốn đầu tư vào TSCĐ ít hơn so với năm 2011. Việc đầu tư được tài trợ bằng số tiền thuần từ HĐKD. Bên cạnh đó, tiền thuần từ HĐKD còn được dùng để hoàn trả vốn vay.
Như vậy, tình hình quản trị dòng tiền của công ty đã được cải thiện chủ yếu nhờ vào việc giảm hàng tồn kho, giảm đầu tư, tăng lợi nhuận.
3.3.7 Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tăng trưởng và bảo toàn, phát triển vốn cổ phần
3.3.7.1 Phân tích tình hình tăng trưởng
Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tăng trưởng giúp cho các chủ thể quản lý thấy được những thông tin tăng trưởng của CTCP một cách toàn diện, làm căn cứ quan trọng cho các quyết định quản lý.
Từ những đánh giá thực trạng phân tích tình hình tăng trưởng ở chương 2, luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tăng trưởng đối với các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam như sau:
Thứ nhất, về chỉ tiêu phân tích:
- Bổ sung các chỉ tiêu tăng trưởng mà các CTCP chưa sử dụng hoặc ít sử dụng, gồm: Các chỉ tiêu đã khái quát ở phần lý luận: Tăng trưởng dòng tiền thuần (công thức 1.51) và tăng trưởng bền vững (1.54); Các chỉ tiêu đề xuất bổ sung mới: Tăng trưởng về khả năng sinh lời VCSH và tăng trưởng về khả năng sinh lời vốn cổ phần.
Tăng trưởng về hệ số LNST/VCSH (%)
=
Hệ số LNST/VCSH kỳ này
-
Hệ số LNST/VCSH kỳ trước
Hệ số LNST/VCSH kỳ trước
x 100
(3.16)
Tăng trưởng về hệ số LNST/VCP (%)
=
Hệ số LNST/VCSH kỳ này
-
Tỷ suất LNST trên VCSH kỳ trước
Tỷ suất LNST trên VCSH kỳ trước
x 100
(3.17)
- Sử dụng các chỉ tiêu tăng trưởng mà một số CTCP đã sử dụng là tăng trưởng về tài sản, VCSH, doanh thu và lợi nhuận.
Thứ hai, về quy trình thực hiện phân tích, cơ sở dữ liệu cần thu thập và kỳ phân tích.
Cơ sở dữ liệu thu thập để phân tích gồm: Thông tin chung, thông tin của ngành, báo cáo tài chính đã kiểm toán và thông tin khác của CTCP. Kỳ phân tích, các CTCP tiến hành phân tích theo định kỳ là quý và năm.
Quy trình thực hiện phân tích: Thu thập dữ liệu; lập bảng phân tích (xác định các chỉ tiêu tăng trưởng, so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc); dựa vào bảng phân tích để đánh giá tình hình tăng trưởng của CTCP; vận dung phương pháp mô hình Dupont để biến đổi công thức xác định chỉ tiêu tăng trưởng bền vững thành chuỗi các hệ số tài chính, sau đó vận dụng phương pháp phân tích ảnh hưởng nhân tố để làm rõ sự tác động của các hệ số tài chính (các chính sách tài chính và hiệu quả kinh doanh) tác động đến tăng trưởng bền vững của CTCP, phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng, từ đó xác định trọng điểm cần tăng cường quản lý để đảm bảo sự tăng trưởng cần thiết.
Ngoài ra, khi phân tích tình hình tăng trưởng thì các CTCP có thể so sánh các chỉ tiêu của đơn vị mình với chỉ tiêu trung bình ngành, hay chỉ tiêu của đơn vị khác để đánh giá khách quan hơn tình hình tăng trưởng của đơn vị.
Ví dụ: Phân tích tình hình tăng trưởng năm 2012 của CTCP Vicem Vật tư vận tải xi măng.
Bảng 3.14: Bảng phân tích tình hình tăng trưởng của CTCP Vicem Vật tư vận tải xi măng
Chỉ tiêu
Năm 2012
Năm 2011
So sánh
1. Tăng trưởng doanh thu (%)
12,33
31,24
-18,91
2. Tăng trưởng về lợi nhuận sau thuế (%)
-9,19
5,62
-14,81
3. Tăng trưởng về tài sản (%)
26,15
29,41
-3,26
4. Tăng trưởng về VCSH (%)
8,61
4,05
4,56
5.Tăng trưởng về dòng tiền thuần (%)
-10,03
215,98
-226,01
6. Tăng trưởng về hệ số LNST/VCSH (%)
-14,63
-26,28
11,65
7. Tăng trưởng về hệ số LNST/VCP(%)
-9,19
-25,18
15,99
8. Tăng trưởng bền vững (%)
8,69
4,30
4,39
Trong đó:
0
- VCSH tăng từ LN/LNST
1,0000
0,4322
0,5678
- LNST/DTT
0,0088
0,0109
-0,0021
- DTT/VKD
4,3198
4,9764
-0,6566
- VKD/VCSH
2,2871
1,8389
0,4482
(Nguồn: BCTC đã kiểm toán của CTCP Vicem Vật tư vận tải xi măng năm 2010-2012)[9]
Căn cứ vào bảng 3.14, tình hình tăng trưởng của CTCP Vicem Vật tư vận tải xi măng được đánh giá như sau: Năm 2011, các chỉ tiêu quy mô tài chính cơ bản của công ty đều tăng trưởng: doanh thu, lợi nhuận, tài sản, VCSH, dòng tiền thuần; còn các chỉ tiêu sinh lời lại giảm. Năm 2012, các chỉ tiêu doanh thu, tài sản, VCSH đều tăng trưởng; nhưng lợi nhuận, dòng tiền thuần và các chỉ tiêu sinh lời giảm. Năm 2011 và năm 2012, các chỉ tiêu sinh lời đều giảm nhưng tỷ lệ giảm năm 2012 đã chậm lại.
Về tăng trưởng bền vững: công ty luôn duy trì tăng trưởng bền vững dương. Năm 2011, tăng trưởng từ nội lực của công ty đạt 4,03 %. Năm 2012, tăng trưởng từ nội lực của công ty đạt với tỷ lệ cao hơn 2 lần so với năm 2011. Tăng trưởng về tài sản của công ty luôn lớn hơn nhiều so với tăng trưởng bền vững sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro về tài chính. Do vậy, công ty cần có sự kiểm soát chặt chẽ đối với sự gia tăng của tài sản và lựa chọn nguồn tài trợ cho tài sản tăng thêm.
Tăng trưởng bền vững năm 2012 tăng nhanh so với năm 2011 là do: Toàn bộ LNST năm 2012 chưa phân phối và chính sách sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty. Bên cạnh đó, khả năng sinh lời hoạt động và hiệu suất sử dụng tài sản lại tác động giảm tăng trưởng bền vững. Điều đó, đòi hỏi công ty cần có các chính sách tài chính hợp lý hơn, cần nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản và tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh để thực hiện mục tiêu về tăng trưởng và giảm rủi ro tài chính.
3.3.7.2 Phân tích tình hình bảo toàn, phát triển vốn cổ phần
Bảo toàn, phát triển vốn cổ phần là mối quan tâm của các nhà quản trị và chủ sở hữu, đặc biệt là chủ sở hữu nhà nước. Thực tế, các CTCP chưa thực hiện phân tích tình hình bảo toàn vốn cổ phần. Do vậy, luận án đề xuất giải pháp bổ sung nội dung phân tích tình hình bảo toàn, phát triển vốn cổ phần giúp cho nhà quản trị và chủ sở hữu CTCP biết được tình hình bảo toàn, phát triển vốn cổ phần của công ty, để có các quyết định quản lý phù hợp cho số vốn đầu tư của chủ sở hữu.
- Về chỉ tiêu phân tích, các CTCP sử dụng chỉ tiêu hệ số bảo toàn vốn cổ phần. Có hai cách để xác định chỉ tiêu, cụ thể:
Hệ số bảo toàn vốn cổ phần theo giá trị sổ sách
=
Tổng giá trị tài sản thuần
Tổng giá trị vốn cổ phần
(3.18)
Cơ sở số liệu tính chỉ tiêu dựa vào bảng CĐKT và thuyết minh báo cáo tài chính. Trong đó, tổng giá trị tài sản thuần là phần chênh lệch giữa tổng giá trị tài sản với nợ phải trả.
Nếu hệ số lớn hơn 1 thì vốn cổ phần phát triển. Nếu hệ số bằng 1 thì vốn cổ phần được bảo toàn. Nếu hệ số nhỏ hơn 1 là vốn cổ phần không được bảo toàn. Chỉ tiêu này có ưu điểm là dễ dàng tính toán dựa vào số liệu của bảng CĐKT. Tuy nhiên, dựa vào chỉ tiêu chỉ đánh giá được tình hình bảo toàn theo giá trị ghi sổ của CTCP mà không tính đến sự biến động của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Hệ số bảo toàn vốn cổ phần theo giá trị thị trường
=
Tổng giá trị thị trường của vốn cổ phần
Tổng giá trị vốn cổ phần
(3.19)
Cơ sở số liệu để xác định chỉ tiêu căn cứ vào BCTC và thông tin trên thị trường chứng khoán.
Hệ số lớn hơn hoặc bằng 1 thì theo giá thị trường vốn cổ phần được bảo toàn. Hệ số nhỏ hơn 1 thì theo giá thị trường vốn cổ phần không được được bảo toàn. Dựa vào chỉ tiêu này đánh giá được tình hình bảo toàn theo giá trị thị trường.
- Về quy trình thực hiện phân tích: Xác định chỉ tiêu, so sánh chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. Căn cứ vào trị số của chỉ tiêu, kết quả so sánh và các dữ liệu liên quan để đánh giá tình hình bảo toàn vốn cổ phần, chỉ rõ các nguyên nhân ảnh hưởng. Tùy theo mục đích cụ thể và tình hình thu thập dữ liệu, nhà phân tích có thể lựa chọn chỉ tiêu phù hợp, hoặc kết hợp cả 2 chỉ tiêu. Cơ sở dữ liệu thu thập để phân tích gồm: Thông tin chung, thông tin của thị trường chứng khoán, thông tin của ngành, báo cáo tài chính đã kiểm toán và thông tin khác của CTCP. Kỳ phân tích là quý, năm nằm cung cấp thông tin một cách kịp thời.
Ví dụ: Phân tích tình hình bảo toàn vốn cổ phần của CTCP xi măng Vicem Bút Sơn.
Bảng 3.15: Bảng phân tích tình hình bảo toàn vốn cổ phần CTCP xi măng Vicem Bút Sơn
Chỉ tiêu
31/12/2010
31/12/2011
31/12/2012
2011 so với 2010
2012 so với 2011
Hệ số bảo toàn vốn cổ phần theo giá trị thuần của tài sản
1,19
0,98
0,90
- 0,21
-0,08
(Nguồn: BCTC đã kiểm toán của CTCP xi măng Vicem Bút Sơn năm 2010-2012) [13]
Tình hình bảo toàn vốn cổ phần của CTCP xi măng Vicem Bút Sơn được đánh giá như sau: Cuối năm 2010, hệ số bảo toàn là 1,19 thì vốn cổ phần được bảo toàn nhưng đến cuối năm 2011, 2012 hệ số bảo toàn giảm về 0,98 và 0,90 thì vốn cổ phần không được bảo toàn. Qua các năm hệ số bảo toàn giảm dần, cuối năm 2011 so với cuối năm 2010 hệ số bảo toàn giảm 0,21, cuối năm 2012 so với cuối năm 2011 hệ số bảo toàn giảm 0,08. Vốn cổ phần của công ty không được bảo toàn là do công ty sử dụng nhiều vốn vay bằng ngoại tệ trong điều kiện tỷ giá hối đoái biến động tăng và trong năm 2011, 2012 công ty đều bị lỗ.
3.3.8 Hoàn thiện nội dung phân tích rủi ro tài chính và dự báo các chỉ tiêu tài chính chủ yếu
3.3.8.1 Phân tích rủi ro tài chính
Thực tế, các CTCP chưa thực hiện phân tích rủi ro thông qua các chỉ tiêu phản ánh về rủi ro tài chính nên thiếu thông tin về tình hình rủi ro của CTCP. Do vậy, nhà quản trị công ty không phát hiện kịp thời nguy cơ rủi ro để có các biện pháp phòng ngừa và quản trị rủi ro thích hợp. Các nhà quản lý khác cũng thiếu căn cứ để đưa ra các quyết định quản lý. Từ những vấn đề nêu trên, luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích rủi ro tài chính cho các CTCP. Hoàn thiện nội dung phân tích rủi ro tài chính giúp cho các chủ thể quản lý nhận diện được khả năng rủi ro, nguyên nhân ảnh hưởng, từ đó có các biện pháp phòng ngừa và quản trị rủi ro thích hợp. Nội dung của giải pháp:
Thứ nhất, sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích rủi ro gồm các chỉ tiêu: Hệ số nợ trên tài sản (công thức 1.55), hệ số tự tài trợ tổng quát (công thức 1.1), hệ số tài trợ thường xuyên (công thức 1.4), hệ số các khoản phải thu (công thức 1.8), hệ số các khoản phải trả (công thức 1.9), hệ số khả năng thanh toán lãi vay (công thức 1.18), hệ số LNST trên DTT(công thức 1.23), hệ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tài sản (BEP) (công thức 1.33), hệ số LNST trên tài sản (ROA) (công thức 1.34), hệ số LNST trên vốn chủ sở hữu (ROE) (công thức 1.35). Công thức xác định, ý nghĩa của chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá đã khái quát ở chương 1.
Thứ hai, về quy trình thực hiện phân tích: Thu thập dữ liệu, lập bảng phân tích (xác định các chỉ tiêu phân tích và so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc hoặc so với chỉ tiêu trung bình ngành), dựa vào bảng phân tích và các dữ liệu liên quan để đánh giá mức độ, xu hướng rủi ro tài chính của công ty, chỉ rõ các nguyên nhân ảnh hưởng, xác định trọng điểm cần tăng cường quản lý nhằm phòng ngừa, kiểm soát rủi ro tài chính CTCP.
Cơ sở dữ liệu thu thập để phân tích gồm: Thông tin chung, thông tin của ngành, báo cáo tài chính đã kiểm toán và thông tin khác của CTCP. Kỳ phân tích là quý, năm nhằm cung cấp thông tin một cách kịp thời.
Ví dụ: Phân tích tình hình rủi ro tài chính của CTCP xi măng Vicem Hà Tiên 1.
Bảng 3.16: Bảng phân tích rủi ro tài chính của CTCP xi măng Vicem Hà Tiên 1
Chỉ tiêu
Năm 2012
Năm 2011
Chênh lệch
%
Hệ số nợ trên tài sản (cuối năm)
0,858
0,862
-0,004
-0,47
Hệ số tài trợ thường xuyên (cuối năm)
0,801
0,751
0,050
6,70
Hệ số các khoản phải thu (cuối năm)
0,032
0,032
0,000
0,60
Hệ số các khoản phải trả (Cuối năm)
0,100
0,172
-0,072
-41,75
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
1,002
1,000
0,002
0,20
Hệ số LNST trên DTT(ROS)
0,002
-0,002
0,004
-200
Hệ số LNTT và lãi vay/VKD (BEP)
0,063
0,064
-0,001
-156
Hệ số LNST trên VKD (ROA)
0,001
-0,001
0,002
-200
Hệ số LNST trên VCSH (ROE)
0,005
-0,005
1,000
-200
(Nguồn: BCTC đã kiểm toán CTCP XM Vicem Hà Tiên 1 năm 2010- 2012 - Phụ lục 20,21)
Từ kết quả tính toán trong bảng 3.16, có thể đánh giá tình hình rủi ro tài chính của CTCP xi măng Vicem Hà Tiên 1 như sau: Căn cứ vào hệ số nợ trên tài sản cuối năm 2011 và cuối năm 2012 cho thấy, mức độ nợ của công ty rất cao, mức độ tự chủ tài chính của công ty là rất thấp, nhưng cuối năm 2012 mức độ tự chủ về tài chính đã được cải thiện nhưng không đáng kể; hệ số tài trợ thường xuyên cuối năm 2011 và cuối năm 2012 đều nhỏ hơn 1, cho thấy tình hình tài trợ thường xuyên của công ty không đảm bảo sự ổn định vì nguồn vốn thường xuyên của công ty không đủ tài trợ cho TSDH, thể hiện tình hình tài chính của công ty đang gặp phải khó khăn trong việc huy động nguồn vốn dài hạn, khi đó công ty sẽ gặp khó khăn trong thanh toán khi nguồn vốn tạm thời (nợ ngắn hạn) đến kỳ phải hoàn trả. Tuy nhiên, cuối năm 2012 tình hình tài trợ thường xuyên của công ty đã được cải thiện nhưng không đáng kể, công ty vẫn trong tình trạng khó khăn về tài chính.
Hệ số các khoản phải thu và hệ số các khoản phải trả cho thấy tình hình chiếm dụng vốn ở công ty không lớn. Đặc biệt mức độ vốn bị chiếm dụng của công ty là khá thấp và còn có xu hướng giảm. Mặt khác, mức độ vốn bị chiếm dụng của công ty luôn thấp hơn mức độ đi chiếm dụng. Hệ số các khoản phải trả thấp nhưng hệ số nợ trên tài sản lại rất cao có nghĩa là công ty đang thực hiện chính sách vay nhiều vốn điều đó tác động lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay năm 2011 và năm 2012 đều ≥1 nên công ty đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay bằng kết quả hoạt động trong kỳ. Các chỉ tiêu sinh lời ROS, ROA và ROE năm 2011 âm cho thấy tình hình kinh doanh của công ty trong năm 2011 rất khó khăn. Năm 2012 các chỉ tiêu sinh lời ROS, ROA và ROE dương nhưng vẫn ở mức rất thấp cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đã biến chuyển tích cực hơn nhưng không đáng kể. Chỉ tiêu sinh lời BEP năm 2011 và 2012 đều dương, năm 2012 so với năm 2011 chỉ tiêu BEP đã giảm vì công ty giảm nợ vay và tình hình đó đã cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Như vậy, về cơ bản tình hình rủi ro tài chính của công ty là ở mức độ cao do mức độ tự chủ tài chính quá thấp, tình hình tài trợ thường xuyên không ổn định, công ty sử dụng nhiều vốn vay nên chi phí lãi vay rất lớn đã tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh. Với mặt bằng lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng đối với các doanh nghiệp năm 2011 khoảng 17-22% và năm 2012 khoảng 12-15%. Trong khi chỉ tiêu sinh lời cơ bản năm 2011 là 0,064 (tức là 6,4%) và năm 2012 là 0,063 (tức là 6,3%). Hệ số sinh lời cơ bản luôn thấp hơn lãi suất tiền vay thì việc sử dụng nhiều nợ vay đã tác động tiêu cực đến hệ số sinh lời của VCSH. Năm 2012, hệ số nợ đã giảm nên hệ số sinh lời của VCSH cũng đã được cải thiện nên rủi ro đã giảm nhưng giảm ít. Đòi hỏi, nhà quản trị công ty tiếp tục nghiên cứu các biện pháp quản trị rủi ro hữu hiệu hơn, đặc biệt là cải thiện chính sách tài trợ.
* Đối chiếu các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính năm 2012 của CTCP xi măng Vicem Hà Tiên 1 với một số CTCP xi măng khác trong cùng kỳ (Bảng 3.17), cho thấy: CTCP xi măng Vicem Hà Tiên 1 có hệ số nợ trên tài sản cao nhất, hệ số tài trợ thường xuyên thấp nhất, hệ số khả năng thanh toán lãi vay và các hệ số sinh lời đều thấp nhất, chứng tỏ năm 2012 CTCP xi măng Vicem Hà Tiên 1 có khả năng rủi ro tài chính cao nhất trong số các CTCP cùng so sánh. Do vậy, TCT CNXM Việt Nam cần phát hiện để có sự chỉ đạo thích hợp nhằm giúp công ty có các biện pháp quản trị rủi ro hữu hiệu.
Bảng 3.17: Các chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính của một số CTCP xi măng thuộc TCT CNXM Việt Nam năm 2012
Chỉ tiêu
CTCP xi măng Vicem
Hà Tiên 1
Hải Vân
Hoàng Mai
Bỉm Sơn
1. Hệ số nợ trên tài sản (cuối năm)
0,858
0,348
0,566
0,800
2. Hệ số tài trợ thường xuyên (cuối năm)
0,801
2,436
0,890
0,851
3. Hệ số các khoản phải thu (cuối năm)
0,032
0,226
0,073
0,092
4. Hệ số các khoản phải trả (Cuối năm)
0,100
0
0,130
0,111
5. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
1,002
11,602
2,278
1,250
6. Hệ số LNST trên DTT(ROS)
0,002
0,026
0,073
0,019
7. Hệ số LNTT và lãi vay/VKD (BEP)
0,063
0,106
0,111
0,078
8. Hệ số LNST trên VKD (ROA)
0,001
0,065
0,053
0,012
9. Hệ số LNST trên VCSH (ROE)
0,005
0,095
0,122
0,063
(Nguồn: BCTC đã kiểm toán năm 2011, 2012 của các công ty)
3.3.8.2 Dự báo chỉ tiêu tài chính chủ yếu
Dự báo chỉ tiêu tài chính chủ yếu giúp cho các chủ thể quản lý dự báo tiềm lực tài chính, giúp cho nhà quản trị công ty có kế hoạch tổ chức huy động vốn phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ quá trình hoạt động của CTCP. Thực tế, tìm hiểu tại các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam thì hầu như các đơn vị không tiến hành dự báo nhu cầu tài chính mà chỉ lập kế hoạch tài chính cho một số chỉ tiêu tài chính, như: Doanh thu, lợi nhuận, nộp NSNN. Do vậy, luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung dự báo nhu cầu tài chính đối với các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam theo phương pháp dự báo đơn giản, dễ thực hiện đã được khái quát ở chương 1. Cơ sở dữ liệu thu thập để dự báo gồm: Thông tin chung, thông tin của ngành, báo cáo tài chính đã kiểm toán và thông tin khác của CTCP.
Ví dụ: Dự báo các chỉ tiêu tài chính của CTCP Vicem Vật tư vận tải xi măng năm 2014.
Thứ nhất, dự báo doanh thu thuần.
Dựa vào số liệu thu thập được từ năm 2008 đến 2013 để dự báo doanh thu thuần của CTCP Vật tư vận tải Xi măng trong năm 2014 như sau:
Bảng 3.18: Doanh thu thuần của CTCP Vật tư vận tải xi măng từ 2008-2012
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2013
Năm 2012
Năm 2011
Năm 2010
Năm 2009
Năm 2008
1. Doanh thu thuần
3.334.652
3.479.492
3.079.889
2.351.197
1.335.000
1.154.197
(Nguồn: BCTC đã kiểm toán năm 2011-2013 của CTCP Vicem Vật tư vận tải xi măng)
Dự báo doanh thu dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân.
Mô hình dự báo theo phương trình:
Trong đó:
yn+L là mức độ dự đoán ở thời gian (n+L)
L là tầm xa của dự đoán (L= 1,2,3 ... năm)
yn là mức độ cuối cùng của dãy số thời gian
là lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân
Ta có kết quả dự báo năm 2014 như sau:
Y2014 = Y2013+1 = y2013 + 436.091 x 1 = 3.334.652 + 436.091 = 3.770.743 (triệu đồng).
Kết hợp với việc đánh giá tình hình thị trường tiêu thụ hàng hóa của công ty cho thấy, năm 2014 khả năng tiêu thụ của công ty có khả quan hơn so với năm 2013. Do vậy, nếu các nhà quản lý công ty có các biện pháp điều hành, quản lý phù hợp với tình hình thực tế, tận dụng tối đa các nguồn lực thì chỉ tiêu doanh thu thuần dự báo có thể thực hiện được.
Thứ hai, dự báo nhu cầu tài chính
* Dự báo nhu cầu vốn, nguồn vốn tăng (giảm) tương ứng với mức doanh thu thuần dự báo theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu.
Bảng 3.19: Dự báo các chỉ tiêu tài sản, nguồn vốn có thay đổi cùng chiều với doanh thu
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Cuối năm 2013
Tỷ lệ %/doanh thu
Dự báo cuối năm 2014
Mức tăng, giảm tuyệt đối
Các chỉ tiêu tài sản
1. Tiền và các khoản TĐ tiền
183.365
5,50
207.345
23.980
2. Các khoản phải thu ngắn hạn
443.387
13,30
501.371
57.984
3. Hàng tồn kho
183.142
5,49
207.093
23.951
4. Tài sản ngắn hạn khác
14.031
0,42
15.865
1.835
Cộng
823.925
24,71
931.674
107.749
Các chỉ tiêu nguồn vốn
1. Phải trả người bán
317.144
9,51
358.619
41.475
2. Người mua trả tiền trước
8.626
0,26
9.754
1.128
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
2.055
0,06
2.324
269
4. Phải trả người lao động
8.094
0,24
9.153
1.059
5. Chi phí phải trả
26.159
0,78
29.580
3.421
6. Các khoản phải trả phải nộp khác
5.853
0,18
6.619
765
7. Qũy khen thưởng và phúc lợi
8.692
0,26
9.828
1.137
8. LN sau thuế chưa phân phối
24.782
0,74
28.023
3.241
Cộng
401.406
12,04
453.900
52.494
(Nguồn: BCTC đã kiểm toán năm 2011-2013 của CTCP Vicem Vật tư vận tải xi măng)
Từ bảng trên, cho thấy với mức doanh thu thuần dự báo của năm 2014 thì nhu cầu vốn và nguồn vốn đều tăng, cụ thể:
Nhu cầu vốn dự báo tăng: 107.749 triệu đồng;
Nguồn vốn dự báo tăng: 52.494 triệu đồng;
Nguồn vốn thừa (+) hoặc thiếu (-) ứng với doanh thu thuần dự báo
=
52.494 – 107.749 = -55.255 (triệu đồng)
Như vậy, theo dự báo thì công ty cần huy động thêm nguồn vốn đề tài trợ cho nhu cầu vốn dự báo tăng thêm. Mặt khác, công ty cần tăng cường quản trị vốn lưu động nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động thì sẽ giảm bớt nhu cầu vốn cần tài trợ, quản lý sử dụng tiết kiệm các yếu tố chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh để tăng lợi nhuận góp phần tăng nguồn tài trợ.
Tổng hợp nội dung, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính đối với các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam tại phụ lục 08.
3.4 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG CÁC CTCP THUỘC TCT CNXM VIỆT NAM
Để đảm bảo cho các giải pháp hoàn thiện trên có thể thực hiện và phát huy được hiệu quả thì các cơ quan quản lý nhà nước, TCT CNXM Việt Nam và các CTCP thuộc TCT CNCMX Việt Nam cần đảm bảo một số điều kiện nhất định.
3.4.1 Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng Nhà nước
- Mặc dù Nhà nước đã có những quy định về việc cung cấp thông tin tài chính đối với CTCP nói chung, đặc biệt là các CTCP niêm yết, trong đó có hướng dẫn về một số chỉ tiêu phân tích tài chính. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về cách tính chỉ tiêu, về phương pháp phân tích, đánh giá. Do vậy, Nhà nước cần nghiên cứu, bổ sung các văn bản quy định liên quan đến phân tích tài chính CTCP. Cụ thể, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về phân tích tài chính CTCP: quy định về nội dung phân tích, hệ thống chỉ tiêu phân tích, phương pháp phân tích, trách nhiệm cung cấp thông tin để định hướng cho các CTCP hiểu rõ vai trò của phân tích tài chính trong hệ thống công cụ quản lý, định kỳ, thường xuyên đánh giá đúng đắn tình hình tài chính CTCP phục vụ công tác quản trị, điều hành tài chính CTCP. Phân tích tài chính góp phần cảnh báo sớm đối với CTCP cũng như các cơ quan chức năng những dấu hiệu mất cân đối tài chính các CTCP, để các cơ quan chức năng kịp thời có biện pháp chỉ đạo, điều hành.
- Cần hoàn thiện hệ thống BCTC và nâng cao chất lượng thông tin BCTC của CTCP. Bộ Tài chính cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống BCTC DN với mục tiêu là các BCTC có thể phản ánh một cách toàn diện có hệ thống những thông tin tổng hợp và chi tiết về tình hình tài chính của CTCP. Ví dụ, với hệ thống BCTC DN như hiện nay, thì thông tin chi tiết về nợ phải thu, phải trả của CTCP chỉ phản ánh ở mức độ khá là khái quát, người sử dụng thông tin không có đủ cơ sở để đánh giá về tình trạng của từng khoản nợ: còn trong thời hạn thanh toán hay quá hạn thanh toán.
- Cần hoàn thiện các báo cáo về công bố thông tin khác: Báo cáo thường niên, Bản cáo bạch. Bộ tài chính cần có quy định cụ thể hơn về những thông tin được công bố trong các báo cáo trên, đặc biệt là những thông tin liên quan đến tài chính: chỉ tiêu, cách tính chỉ tiêu và có sự giải thích cụ thể về sự biến động của các chỉ tiêu tài chính. Bởi lẽ chỉ nhìn vào những thông tin công bố như hiện nay thì những người quan tâm không có đủ cơ sở cần thiết để thấy rõ được một cách đầy đủ và tường minh về thông tin tài chính được công bố làm giảm ý nghĩa của thông tin công bố. Ví dụ: chỉ tiêu Khả năng thanh toán nhanh (thể hiện ở Báo cáo thường niên) không đủ căn cứ giúp cho người sử dụng thông tin đánh giá được tình hình thanh toán nhanh của công ty mà đòi hỏi phải có thêm những thông tin cụ thể hơn về những khoản nợ cần thanh toán nhanh như thời hạn phải hoàn trả, số tiền phải hoàn trả của từng khoản nợ,
- Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng cần đưa ra các quy định chặt chẽ đối với việc công bố thông tin BCTC đảm bảo kịp thời và có chất lượng. Cần có cơ chế xử lý đối với những đơn vị không tuân thủ nghiêm ngặt về quy trình lập, công bố thông tin cũng như chất lượng thông tin của các báo cáo tài chính nhằm bảo vệ lợi ích của người sử dụng thông tin. Đặc biệt, cần xử lý nghiêm đối với các công ty kiểm toán có Báo cáo kiểm toán không đảm bảo chất lượng, tránh tình trạng các công ty kiểm toán chỉ trú trọng về số lượng báo cáo mà không chịu trách nhiệm hoặc ít chịu trách nhiệm về chất lượng báo cáo làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng thông tin công bố. Có như vậy hệ thống thông tin cung cấp cho phân tích tài chính mới đầy đủ, đáng tin cậy và phân tích tài chính dựa vào nguồn thông tin này mới có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho các chủ thể quản lý.
3.4.2 Kiến nghị đối với TCT CNXM Việt Nam
Cần có quy định bắt buộc phân tích tài chính đối với các CTCP, yêu cầu gửi Báo cáo phân tích về Tổng công ty theo định kỳ. Điều đó, giúp cho các CTCP chủ động tiến hành phân tích tài chính để thường xuyên biết được thực trạng tài chính từ đó có các biện pháp quản trị tài chính phù hợp, giúp cho TCT CNXM Việt Nam nắm bắt được tình hình tài chính của công ty con để có biện pháp quản lý, điều hành kịp thời và cung cấp thông tin tài chính thường xuyên cho các chủ thể quản lý khác. TCT CNXM Việt Nam cần quy định thống nhất về phương pháp nhân tích, nội dung phân tích, hệ thống chỉ tiêu phân tích (cách tính chỉ tiêu) và tổ chức phân tích. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu tài chính trung bình ngành để các CTCP có cơ sở để so sánh, đánh giá làm tăng ý nghĩa của phân tích tài chính đối với các CTCP thuộc Tổng công ty. Tổng công ty cần có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ phân tích cho cán bộ tài chính của các đơn vị thành viên nói chung và các CTCP nói riêng. Bên cạnh đó, hàng năm TCT có thể tiến hành chấm điểm, xếp hạng tài chính CTCP dựa trên cơ sở các chỉ tiêu tài chính cơ bản (ví dụ: chỉ tiêu về rủi ro tài chính, chỉ tiêu về tăng trưởng, ) nhằm chỉ rõ mức độ tiên tiến hay lạc hậu của từng CTCP, từ đó có các biện pháp tăng cường quản lý phù hợp từ phía TCT và nội bộ từng CTCP.
3.4.3 Kiến nghị đối với các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam
* Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam để đảm bảo mọi hoạt động tài chính đều được định hướng và quản lý bởi bộ máy quản lý CTCP. Trong quy chế tài chính của CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam cần phải định hướng về công tác phân tích tài chính về các vấn đề như bộ máy, con người, nội dung, quyền và trách nhiệm của bộ phận phân tích tài chính CTCP với các bộ phận quản lý chức năng.
* Các nhà quản lý của các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam cần hình thành thói quen sử dụng thông tin phân tích tài chính vào các quyết định kinh tế, tài chính của Thủ trưởng đơn vị, cần xây dựng quy trình tổ chức phân tích tài chính khoa học. Đối với công ty đại chúng cần tuân thủ các quy định về công bố thông tin.
Quy trình tổ chức phân tích tài chính của các CTCP cần chia thành 3 giai đoạn: Lập kế hoạch phân tích; chuẩn bị phân tích và kết thúc phân tích.
- Giai đoạn thứ nhất: Lập kế hoạch phân tích
Trong kế hoạch phân tích phải xác định rõ mục tiêu phân tích cụ thể; xác định phạm vi phân tích: Phân tích bộ phận hay phân tích toàn diện; xác định kỳ phân tích và tiến độ phân tích. Kỳ phân tích tài chính đối với các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam có thể tiến hành định kỳ theo quý, năm. Việc xác định tiến độ phân tích nhằm đảm bảo cho kết quả phân tích được cung cấp kịp thời phục vụ cho quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và ra quyết định.
Trong kế hoạch phân tích cần xác định, lựa chọn nội dung phân tích phù hợp với mục tiêu phân tích và kỳ phân tích nhằm phát huy được hiệu quả của phân tích tài chính. Tùy theo mục tiêu phân tích cụ thể mà CTCP lựa chọn nội dung phân tích phù hợp nhất, tránh xa rời mục tiêu đề ra, làm lãng phí thời gian và công sức, ...
Trong kế hoạch phân tích cần xác định phương pháp phân tích. Phương pháp phân tích hợp lý sẽ đảm bảo kết quả phân tích đầy đủ và chính xác. Vì vậy, nhà phân tích cần phân loại các nội dung phân tích để lựa chọn phương pháp thích hợp cho từng nội dung, đồng thời cũng cần kết hợp nhiều phương pháp để đảm bảo đánh giá một cách toàn diện và chi tiết nội dung phân tích.
Trong kế hoạch phân tích cần xác định nguồn thông tin tài liệu phục vụ cho phân tích. Thông tin phục vụ cho phân tích tài chính bao gồm thông tin bên trong DN và thông tin bên ngoài DN. Căn cứ vào nội dung, chỉ tiêu và phương pháp phân tích đã xác định để chỉ rõ những dữ liệu cần thu thập và nguồn cung cấp dữ liệu.
Trong kế hoạch phân tích cần có sự phân công nhiệm vụ cho bộ phận, cá nhân phụ trách công tác phân tích, xử lý thông tin. Công việc này nên được giao cho nhân viên phòng chức năng như phòng kế toán hay phòng kinh doanh hay phòng kế hoạch đảm nhận.
- Giai đoạn thứ hai: Thực hiện phân tích
Khi tiến hành phân tích tài chính nhà phân tích sẽ thực hiện theo đúng các nội dung đã đề cập trong kế hoạch. Công việc của bước này có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng và độ chính xác của kết quả phân tích.
Người thực hiện phân tích tiến hành thu thập dữ liệu cần thiết dựa trên cơ sở nguồn tài liệu đã nêu rõ trong kế hoạch. Dữ liệu cần thu thập là những thông tin bên ngoài và những thông tin bên trong CTCP. Khi đã thu thập được dữ liệu cần thiết đòi hỏi người thực hiện phân tích phải kiểm tra chất lượng, số lượng của những dữ liệu thu thập được. Dữ liệu phục vụ cho phân tích, chính là yếu tố “đầu vào”. Do vậy, chất lượng dữ liệu “đầu vào” là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến chất lượng kết quả phân tích, là “đầu ra”.
Người thực hiện phân tích tiến hành xử lý các dữ liệu thu thập được để đáp ứng cho việc tính toán và phân tích.
Người thực hiện phân tích tiến hành tính toán chỉ tiêu phân tích, tính toán đối tượng cụ thể của chỉ tiêu phân tích, xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố làm cơ sở để đánh giá tình hình tài chính của CTCP.
Cuối cùng, nhà phân tích cần có những đánh giá về tài chính của đơn vị, chỉ rõ ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân, đề xuất kiến nghị phù hợp.
- Giai đoạn thứ ba: Kết thúc phân tích
Người thực hiện phân tích cần lập Báo cáo kết quả phân tích. Báo cáo phân tích cần thể hiện được những nội dung cơ bản: đánh giá thực trạng tài chính của CTCP, những kết quả đạt được; những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại; các dự báo cho tương lai; kiến nghị.
Tổ chức báo cáo kết quả phân tích. Hình thức báo cáo có thể là tổ chức hội nghị hoặc công bố thông tin công khai trên các phương tiện thông tin nhằm đảm bảo cho kết quả phân tích đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin của các chủ thể quản lý quan tâm.
Cuối cùng là hoàn chỉnh hồ sơ phân tích và lưu trữ hồ sơ phân tích. Khi đã hoàn tất các công việc liên quan đến phân tích tài chính, người phân tích cần hoàn chỉnh hồ sơ phân tích một cách khoa học, có hệ thống để lưu trữ hồ sơ, thời gian lưu trữ hồ sơ phân tích tùy thuộc vào kỳ phân tích cụ thể. Kết quả phân tích theo niên độ sẽ có thời gian lưu trữ dài hơn, ít nhất là 5 năm.
* Xây dựng công tác đào tạo cán bộ: Để đảm bảo được công việc phân tích tài chính tại đơn vị thì đội ngũ cán bộ làm công tác này phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực tài chính kế toán, phải hiểu biết về hoạt động kinh doanh của CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam, phải hiểu biết về pháp luật, môi trường kinh doanh và xu thế phát triển trong khu vực và thế giới, đồng thời đội ngũ cán bộ phân tích tài chính doanh nghiệp có đủ năng lực chuyên môn về Phân tích tài chính có như vậy thì Phân tích tài chính trong CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam mới trở thành công cụ quản lý giúp cho các chủ thể quản lý trong các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam đánh giá, kiểm tra, kiểm soát hiệu quả hoạt động của các DN này trong quá trình hoạt động của mình.
Kết luận chương 3:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phân tích tài chính trong các CTCP ở chương 1, cũng như đánh giá thực trạng nội dung phân tích tài chính tại các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam ở chương 2. Trong chương 3, luận án đã khái quát định hướng phát triển của TCT CNXM Việt Nam và nêu rõ mục tiêu, nguyên tắc hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam ở Việt Nam hiện nay, cũng như các điều kiện để thực hiện những giải pháp này đối với các cơ quan quản lý nhà nước, TCT CNXM Việt Nam và các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam.
KẾT LUẬN
Các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, cung cấp sản phẩm xi măng đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, các công trình xây dựng hạ tầng, xây dựng nhà máy, công sở, trường học, nhà ở, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các DN trong nước với nhau và với DN nước ngoài thì các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Một trong những nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là do các nhà quản trị trong các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam chưa thực sự trú trọng sử dụng công cụ phân tích trong quản trị tài chính. Phân tích tài chính trong các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Do vậy, luận án luận án đã tập trung nghiên cứu để hoàn thiện nội dung phân tích tài chính đối với các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam nhằm tăng cường hiệu quả của công cụ phân tích tài chính trong quản lý.
Trên cơ sở những luận giải, phân tích chi tiết và phân tích tổng hợp, luận án đã đạt được những kết quả chủ yếu sau:
1. Luận án đã hệ thống hóa, làm rõ hơn lý luận cơ bản về các vấn đề: công ty cổ phần (CTCP) và phân tích tài chính CTCP, đặc biệt là 8 nội dung phân tích tài chính CTCP nhằm phục vụ công tác quản lý tài chính của CTCP cũng như các bên có liên quan, tạo nền tảng lý luận để tác giả nghiên cứu thực tế và đề xuất giải pháp theo phạm vi và mục tiêu nghiên cứu.
2. Luận án đã tổng hợp nội dung phân tích tài chính CTCP của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào phân tích tài chính CTCP ở Việt Nam.
3. Luận án đã trình bày khái quát sự hình thành và phát triển của TCT CNXM Việt Nam và các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam, đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, đặc điểm hoạt động tài chính của các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam và tổng hợp kết quả hoạt động của các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam trong những năm gần đây. Luận án đã tìm hiểu, khảo sát thực trạng nội dung phân tích tài chính tại các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam và đánh giá những kết quả đã đạt được và những tồn tại, nguyên nhân của kết quả và nguyên nhân của những tồn tại.
4. Nhằm định hướng cho các giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính, luận án đã đề cập đến mục tiêu phát triển kinh tế; mục tiêu phát triển ngành công nghiệp xi măng; định hướng phát triển của TCT CNXM Việt Nam và đưa ra mục tiêu, nguyên tắc hoàn thiện nội dung phân tích trong các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam. Đây là tiền đề cơ bản để đạt được mục tiêu trong quá trình nghiên cứu.
5. Luận án đã đạt được mục tiêu cơ bản nhất là hoàn thiện nội dung phân tích tài chính đối với các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam. Các giải pháp đề xuất dựa trên cơ sở khoa hoc và thực tiễn: Lý luận phân tích tài chính, bài học kinh nghiệm về nội dung phân tích tài chính của nước ngoài và thực tiễn đặt ra của các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam. Luận án đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích có tính mới, kế thừa, thiết thực, đồng bộ, cụ thể, dễ thực hiện.
6. Luận án đã đề xuất một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước, TCT CNXM Việt Nam và các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam là điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phân tích, hiệu quả công tác quản lý.
Luận án hy vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần không nhỏ trong thực tiễn quản lý, giám sát của cơ quan quản lý chức năng, của TCT CNXM Việt Nam, các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam giúp cho các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam ổn định và tăng trưởng. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Luận án luận án rất mong được sự đóng góp của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để luận án được hoàn thiện hơn, có giá trị về lý luận và thực tế cao hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6_noi_dung_luan_an_cap_hv_8495.doc