Luận án Hoàn thiện phân tích Báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam

Do tất cả 26 Chuẩn mực kế toán (CMKT) Việt Nam đã ban hành theo 5 đợt từ năm 1999 đến 2001, cho đến nay theo CMKT quốc tế tất cả các CMKT này đã được bổ sung, sửa đổi đồng thời có các CMKT mới ban hành. Những năm qua có rất nhiều thay đổi quan trọng trong công tác kế toán và BCTC, các tổ chức ban hành Chuẩn mực kế toán quốc tế đang cố gắng hài hoà các nguyên tắc kế toán được thừa nhận của Mỹ (USGAAP) và các Chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế (IFRS). Ở Việt Nam, nền kinh tế thị trường còn đang trong quá trình chuyển đổi, khu vực doanh nghiệp nhà nước còn chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế, mối quan hệ giữa CMKT với pháp luật về thuế và cơ chế tài chính còn mang nhiều nét đặc thù, lại đòi hỏi phải xây dựng, ban hành CMKT không xảy ra xung đột về mặt pháp lý với những quy định trong các Luật thuế và chính sách tài chính trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Vì vậy chúng ta phải nghiên cứu đồng bộ tất cả các CMKT quốc tế, để có định hướng các nội dung cần bổ sung, sửa đổi trong các CMKT đã ban hành và ban hành mới các CMKT cho phù hợp với CMKT quốc tế và phù hợp với điều kiện của Việt Nam, điều này là hết sức cần thiết vì Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu, rộng với quốc tế, việc áp dụng các CMKT quốc tế là cần thiết để tạo ra cơ sở pháp lý và sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư và DN, cung cấp thông tin trung thực, minh bạch cho người sử dụng BCTC

pdf177 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2304 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện phân tích Báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h cơ bản của công ty đều âm nhưng đến năm 2014 các chỉ tiêu quy mô tài chính cơ bản của công ty đều dương. Các chỉ tiêu về hệ số sinh lợi năm 2014 tăng so với năm 2013. Tăng trưởng về dòng tiền năm 2014 là âm cho thấy khả năng dùng tiền để tạo ra tiền của công ty cần hạn chế, công ty cần có biện pháp để 134 sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Về tăng trưởng, năm 2014 so với năm 2013 công ty đạt tỷ lệ tăng trưởng dương tỷ lệ tăng trưởng của năm 2014 là 8,34% tăng so với năm 2013 là -2,45%. Tỷ lệ tăng trưởng mạnh của công ty năm 2014 tăng so với năm 2013 là do chính sách phân phối lợi nhuận của công ty giảm so với năm 2013, hệ số sinh lợi sau thuế từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng, số vòng luân chuyển của tài sản tăng. Như vậy, công ty cần đề ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng chi phí và tài sản có hiệu quả để đảm bảo tốt mục tiêu tăng trưởng bền vững. 3.3.3.8. Bổ sung nội dung phân tích dự báo tài chính Đối với các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài, dự báo tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo về các chỉ tiêu cơ bản trên BCTC của các kỳ kinh doanh sắp tới, từ đó xác định nhu cầu vốn bổ sung cho DN giúp doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch tài chính để đảm bảo vốn cho HĐKD. Việc phân tích dự báo có thể dựa trên có sở kế hoạch hoạt động chi tiết của DN hoặc dự báo theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu. Dựa trên BCTC của công ty xi măng Chifone Hải Phòng ta có thể tiến hành dự báo tài chính theo các bước sau: - Dự báo doanh thu - Xác định các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu - Dự báo báo cáo kết quả kinh doanh - Dự báo bảng cân đối kế toán và nhu cầu vốn bổ sung - Dự báo dòng lưu chuyển tiền thuần Bước 1: Xác định tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu Bảng 3.10: Xác định tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của công ty xi măng Chifone Hải Phòng Chỉ tiêu 2014 2013 2012 2011 Doanh thu thuần (Tr.đ) 5.031.882 4.546.029 4.168.409 3.905.136 135 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (%) 10,7 9,1 6,7 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011- 2014 công ty Chifone Hải Phòng và tác giả tự tính toán) Căn cứ vào tỷ lệ tăng trưởng bình quân giai đoạn này của công ty giai đoạn này là 8,8%, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm gần nhất 10,7% và xem xét các điều kiện biến động trên thị trường, có thể dự báo tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cho năm 2015, giả sử 11% như vậy dự báo doanh thu năm 2015 của công ty đạt mức: 5.031.882 x 111% = 5.585.389 Bước 2: Xác định các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu Bảng 3.11: Xác định tỷ lệ % trên doanh thu công ty liên doanh xi măng Chifone Hải Phòng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Bình quân Dự báo 2015 Giá vốn hàng bán 59,2 61,9 65,5 71,7 64,6 68,0 Chi phí bán hàng và QLDN 19,5 18,3 18,8 14,0 17,7 15,0 Tiền 4,8 6,5 7,1 7,7 6,5 7,5 Phải thu khách hàng 0,03 1,7 0,6 0,3 0,6 0,3 Hàng tồn kho 11,4 14,5 12,9 12,2 12,8 12,5 Phải trả người bán 7,4 5,9 7,1 7,1 6,9 7,2 Thuế và các khoản phải nộp NN 0,9 0,7 1,2 0,7 0,9 0,8 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011- năm 2014 công ty xi măng Chifone và tác giả tự tính toán) Bước 3: Dự báo báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán Một số chỉ tiêu trọng yếu mà nếu dự báo theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu thì kết quả dự báo không chính xác (như tài sản cố định, nợ dài hạn đến hạn trả, vv....) nên cần tìm hiểu kế hoạch chi tiết của DN để dự báo cho các chỉ tiêu này. Các chỉ tiêu còn lại do không thay đổi hoặc không thay đổi rõ ràng khi doanh thu thuần thay đổi nên ta có thể giữ nguyên trị số kỳ trước trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả HĐKD kỳ này. Từ những nhận định 136 trên, có thể tiến hành lập báo cáo kết quả HĐKD và bảng cân đối kế toán dự báo cho năm 2015 của công ty liên doanh xi măng Chifone Hải Phòng như sau. Bảng 3.12: Dự báo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015 của công ty liên doanh xi măng Chifone Hải Phòng Chỉ tiêu Số tiền (Tr.đ) Tỷ lệ %/ Doanh thu thuần Giá trị dự báo năm 2015 100 5.585.389 Giá vốn hàng bán 3.609.344 68 3.798.064 Lợi nhuận gộp từ bán hàng 1.422.537 1.787.324 Chỉ tiêu Năm 2013 17.209 Doanh thu thuần 5.031.882 91.975 Chi phí bán hàng và quản lý DN 815.884 15 837.808 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 531.886 874.749 Thu nhập khác 7.710 7.710 Chi phí khác 604 604 Lợi nhuận kế toán trước thuế 538.992 881.855 Chi phí thuế TNDN hiện hành 115.517 220.463 Lợi nhuận sau thuế TNDN 424.982 661.391 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011- năm 2014 Công ty xi măng Chifone và tác giả tự tính toán) Trên cơ sở doanh thu đã dự báo và các tỷ lệ tiền trên doanh thu, tỷ lệ phải thu khách hàng trên doanh thu, tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh thu, tỷ lệ phải trả người bán trên doanh thu kết hợp với các thông tin về kế hoạch đầu tư tài sản cố định và chi tiết các khoản nợ vay hiện có DN có thể lập được bảng cân đối kế toán dự báo năm 2015 của DN như sau. 137 Bảng 3.13: Bảng cân đối kế toán dự báo năm 2015 của công ty xi măng Chifone Hải Phòng Chỉ tiêu Năm 2014 (Tr.đ) Tỷ lệ %/ Doanh thu thuần Giá trị dự báo năm 2015 (Tr.đ) TÀI SẢN Tài sản ngắn hạn 1.083.590 1.199.084 Tiền 386.786 7,5 418.904 Phải thu khách hàng 13.249 0,3 16.756 Trả trước cho người bán 75.235 75.235 Phải thu khác 20.608 20.608 Hàng tồn kho 614.587 12,5 698.173 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho -27.320 -31.035 Tài sản ngắn hạn khác 443 443 Tài sản dài hạn 3.644.670 4.556.444 Tài sản cố định hữu hình 3.233.987 4.163.413 Nguyên giá 6.060.279 7.272.334 Hao mòn lũy kế -2.826.291 -3.108.921 Tài sản cố định vô hình 291.035 272.434 Nguyên giá 477.047 477.047 Hao mòn lũy kế -186.011 -204.613 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 94.825 95.773 Tài sản dài hạn khác 24.823 24.823 TỔNG TÀI SẢN 4.728.261 5.755.529 NGUỒN VỐN 4.728.261 Nợ phải trả 2.097.227 2.027.060 Nợ ngắn hạn 1.949.344 1.879.177 Vay và nợ thuê tài chính 1.350.463 1.227.694 Phải trả người bán 357.892 7,2 399.355 138 Người mua trả tiển trước 159.083 159.083 Thuế và các khoản phải nộp NN 33.867 0,8 44.683 Phải trả người lao động 32.411 32.735 Chi phí phải trả 10.947 10.947 Phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 4.678 4.678 Nợ dài hạn 147.882 147.882 Vốn chủ sở hữu 2.631.034 3.292.425 Vốn góp của chủ sở hữu 1.319.392 1.319.392 LN sau thuế chưa phân phối 1.311.641 1.973.033 Tổng nợ phải trả và VCSH 5.319.486 Nhu cầu vốn bổ sung 436.043 TỔNG NGUỒN VỐN 5.755.529 (Nguồn: BCTC từ năm 2011- 2014 công ty Chinfone Hải Phòng và tác giả tự tính toán) Trong đó: giá trị dự báo của các chỉ tiêu được tính toán cụ thể như sau: - Các chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ % thay đổi so với doanh thu thuần được tính bằng cách lấy tỷ lệ đó nhân với doanh thu thuần dự báo. - Các chỉ tiêu như lợi nhuận gộp, lợi nhuận kế toán trước thuế, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế trên báo cáo kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu như TSNH, TSDH, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, nợ phải trả, VCSH, tổng tài sản, tổng nguồn vốn được xác định theo logic của việc lập bảng cân đối kế toán. - Các chỉ tiêu dự phòng được lập theo tỷ lệ dự phòng của năm trước. Như vậy, từ bảng cân đối kế toán dự báo công ty có thể xác định nhu cầu vốn bổ sung cho năm 2015 như sau: Nhu cầu vốn bổ sung 2015 = Tổng tài sản dự báo - Tổng nguồn vốn dự báo = 5.755.529 - 5.319.486 = 436.043 139 Bước 4: Dự báo dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ Tiền và tương đương tiền = Nợ PT + Vốn CSH - TS DH - Đầu tư TSDH - Phải thu NH - Hàng tồn kho - TSNH khác [3.21] Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ = Lượng tiền tăng trong kỳ - Lượng tiền giảm trong kỳ [3.22] Lượng tiền cần huy động thêm từ bên ngoài = Lượng tiền giảm trong kỳ - Lượng tiền tăng trong kỳ [3.23] Tổng số tiền và tương tương tiền tăng: 661.391 Trong đó:Vốn chủ sở hữu tăng: 661.391 Tổng số tiền và tương đương tiền giảm: 1.505.077 Trong đó: Tài sản dài hạn tăng: 911.773; Phải thu khách hàng tăng: 3.506; Hàng tồn kho tăng: 83.585; Nợ phải trả giảm: 506.210 Lượng tiền cần huy động từ bên ngoài năm 2016 = 1.505.077 - 661.391= 843.685 3.3.3.9. Hoàn thiện vận dụng kết quả phân tích báo cáo tài chính trong việc đưa ra các quyết định quản trị tài chính Hiện nay tại các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài khi phân tích BCTC mới chỉ dừng lại ở các số liệu tính toán mà chưa vận dụng các số liệu này trong các quyết định quản lý, điều hành SXKD. Trường hợp hệ thống chỉ tiêu quản trị tài chính được xem xét dưới góc độ ra quyết định, tương ứng là hệ thống chỉ tiêu phân tích BCTC. Việc đưa ra quyết định quản trị TCDN bao gồm quyết định về đầu tư, quyết định về nguồn tài trợ, quyết định về chính sách giá cả và quyết định về phân phối lợi nhuận dựa trên kết quả phân tích BCTC có thể được thể hiện theo các mô hình sau: 140 Hình 3.5: Vận dụng chỉ tiêu phân tích trong việc ra quyết định đầu tư Hình 3.6: Vận dụng chỉ tiêu phân tích trong việc ra quyết định nguồn tài trợ Hình 3.7: Vận dụng chỉ tiêu phân tích trong việc ra quyết định phân phối lợi nhuận -Quản trị đầu tư vốn hoạt động thường xuyên (đầu tư duy trì HĐKD) -Quản trị đầu tư TSCĐ (đầu tư mới hoặc đầu tư thay thế) -Quản trị đầu tư liên doanh và đầu tư tài chính khác (đầu tư ra bên ngoài DN) Quyết định đầu tư Chỉ tiêu phân tích BCTC: -Phân tích nhu cầu vốn cho hoạt động thường xuyên -Phân tích tỷ trọng đầu tư TSCĐ -Phân tích hiệu quả sử dụng, sức sinh lời và suất hao phí của TSCĐ -Phân tích cơ cấu giá trị còn lại của TSCĐ -Phân tích tỷ lệ đổi mới TSCĐ -Phân tích giá trị thời gian của dòng tiền đầu tư -Quản trị nguồn tài trợ thường xuyên -Quản trị nguồn tài trợ tạm thời -Quản trị cân đối tài chính Quyết định nguồn tài trợ Chỉ tiêu phân tích BCTC: -Phân tích tỷ lệ Nợ phải trả/NV -Phân tích tỷ lệ NVCSH/NV -Phân tích Nguồn tài trợ thường xuyên/NV -Phân tích Nguồn tài trợ tạm thời/NV -Phân tích tỷ lệ Vốn vay dài hạn/NV -Phân tích tỷ lệ Vốn vay ngắn hạn/NV - Phân tích tỷ lệ Vốn vay NH, DH/Tổng vốn vay - Các chỉ tiêu liên quan đến điểm hòa vốn - Các chỉ tiêu liên quan đến chính sách bán hàng - Các chỉ tiêu liên quan đến chính sách chiết khấu Quyết định chính sách giá cả Chỉ tiêu phân tích BCTC: - Phân tích điểm hòa vốn - Phân tích biến động DT trong quan hệ với biến động giá bán sản phẩm - Phân tích sức sinh lời của Giá vốn - Phân tích tỷ lệ các khoản chiết khấu/DT - Phân tích biến động lợi nhuận trong quan hệ với biến động giá bán sản phẩm 141 Hình 3.8: Vận dụng chỉ tiêu phân tích trong việc ra quyết định chính sách giá cả Như vậy, có thể thấy phân tích BCTC là khâu không thể thiếu được trong quá trình ra quyết định quản lý, điều hành SXKD và hiệu quả hoạt động của DN. Quá trình phân tích BCTC ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thông tin phục vụ quá trình ra quyết định quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động của DN, do đó, cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng quản trị của mỗi quyết định. 3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam. 3.4.1. Điều kiện về phía Nhà nước Một là, xây dựng và hoàn thiện đi đôi với ổn định môi trường pháp lý cho sự hoạt động của các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam: Môi trường pháp lý được thể hiện chủ yếu qua hệ thống các luật và văn bản dưới luật. Nhà nước phải xây dựng môi trường pháp lý sao cho các văn bản luật, dưới luật của Quốc hội, chính phủ, bộ, ngành thống nhất không chồng chéo, tránh tình trạng khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, không biết giải quyết thế nào do thiếu luật hoặc văn bản hướng dẫn khong rõ ràng, nhiều DN phải bỏ lỡ cơ hội kinh doanh vì nguyên nhân này. - Các chỉ tiêu liên quan đến phân chia lợi nhuận - Các chỉ tiêu liên quan đến tái đầu tư từ LN - Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng chi trả LN Quyết định phân phối lợi nhuận Chỉ tiêu phân tích BCTC: - Phân tích tỷ trọng từng nội dung phân phối LN/Tổng LN - Phân tích tỷ trọng Tiền (TS) để chia LN/Tổng lưu chuyển tiền thuần 142 Hai là, ổn định tiền tệ, chống lạm phát và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán: Trong hoạt động phân tích BCTC, các chỉ tiêu tài chính được thể hiện bằng tiền, do vậy sự thay đổi của các chính sách vĩ mô cũng ảnh hưởng tới giá trị của chỉ tiêu tài chính, do đó kết quả thông tin thu được từ phân tích kém hiệu quả. Xuất phát từ vấn đề đó, các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, tiền tệ, tín dụng phải ổn định. Ngoài ra, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán cũng là một vấn đề hết sức quan trọng được Chính phủ quan tâm bởi vì thị trường chứng khoán là kênh cung cấp vốn cho các DN, sự phát triển và hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán có tác động đến nền kinh tế điều đó thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính được công bố. Ba là, hoàn thiện chính sách quản lý tài chính đối với DNLD: DNLD là một pháp nhân kinh tế của Việt Nam, vì vậy mọi HĐKD của DN tất yếu phải đặt dưới sự quản lý của Nhà nước Việt Nam, trong khuôn khổ và chịu sự điều chỉnh của pháp luật kinh tế tài chính của Việt Nam, mặt khác DNLD cũng có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như các pháp nhân kinh tế khác của Việt Nam trong đó có quyền được kinh doanh có hiệu quả trong khuôn khổ luật định, được đảm bảo sự an toàn về vốn, được hưởng lợi nhuận chính đáng từ KQKD của DN cũng như có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật kinh doanh của Việt Nam, phải nộp đầy đủ các khoản thuế cho Nhà nước theo quy định vì vậy Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các công cụ tài chính đặc biệt là chính sách thuế và các chính sách ưu đãi tài chính khác để khuyến khích, điều chỉnh HĐKD của DNLD đi theo định hướng của Nhà nước, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bốn là, hoàn thiện hệ thống chế độ, chính sách về tài chính, kế toán và kiểm toán đối với các doanh nghiệp nói chung và DN sản xuất liên doanh với nước ngoài nói riêng: Hiện nay, nguồn dữ liệu mà các DNLD với nước ngoài sử dụng để phân tích BCTC chính là dựa trên thông tin mà kế toán cung cấp. Tuy 143 nhiên, các chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa cập nhật phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, việc lập BCTC tại các DNLD với nước ngoài ở Việt Nam phần lớn phụ thuộc vào cách hiểu của DN chính vì vậy để ý nghĩa của các tỷ số tài chính thực sự có ý nghĩa khi tiến hành phân tích BCTC tác giả luận án kiến nghị với Nhà nước việc nghiên cứu triển khai hướng dẫn các văn bản thi hành Luật kế toán sửa đổi bổ sung năm 2015 và cần phải cập nhật, bổ sung sửa đổi các chuẩn mực kế toán đã ban hành cụ thể: (i) Kiến nghị về nghiên cứu để triển khai hướng dẫn các văn bản thi hành Luật kế toán sửa đổi bổ sung năm 2015 Trong quá trình hội nhập, khuôn khổ pháp luật kế toán Việt Nam luôn được bổ sung, sửa đổi nên nhà nước cần phải nghiên cứu để triển khai hướng dẫn các văn bản thi hành Luật Kế toán năm 2003 và Luật Kế toán sửa đổi, bổ sung năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017, bao gồm các Nghị đinh, CMKT, chế độ kế toán và các văn bản khác hướng dẫn thi hành Luật Kế toán. Trong đó Luật Kế toán là văn bản pháp lý cao nhất để Nhà nước quản lý mọi hoạt động kế toán ở tầm vĩ mô, đồng thời làm cơ sở cho việc điều chỉnh các hành vi của người làm công tác kế toán trong các DN. Trong năm 2016 sẽ có nhiều vấn đề mới qui định trong Luật Kế toán sửa đổi, bổ sung sẽ được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn cho các DN thuộc lĩnh vực kinh doanh như kiểm soát nội bộ, kiểm tra kế toán, kiểm toán nội bộ, đặc biệt là các qui định về giá trị hợp lý. Theo đó các CMKT được banh hành cho phù hợp với các nguyên tắc, CMKT quốc tế, phù hợp với đặc thù và yêu cầu quản lý cụ thể về trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam; Sau đó chế độ kế toán DN sẽ được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với CMKT và các thông tư hướng dẫn thực hiện CMKT sẽ được sẽ tạo điều kiện về pháp lý cho việc tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính, thuế và các qui định pháp lý có liên quan trong các DN nói chung và trong các DNLD nói 144 riêng. Như vậy, kế toán và các thông tin kế toán sử dụng để phân tích mới thực sự phát huy được là công cụ quản lý kinh tế có hiệu lực và hiệu quả nhất. (ii) Kiến nghị về việc cần phải cập nhật, bổ sung, sửa đổi các chuẩn mực kế toán đã ban hành Do tất cả 26 Chuẩn mực kế toán (CMKT) Việt Nam đã ban hành theo 5 đợt từ năm 1999 đến 2001, cho đến nay theo CMKT quốc tế tất cả các CMKT này đã được bổ sung, sửa đổi đồng thời có các CMKT mới ban hành. Những năm qua có rất nhiều thay đổi quan trọng trong công tác kế toán và BCTC, các tổ chức ban hành Chuẩn mực kế toán quốc tế đang cố gắng hài hoà các nguyên tắc kế toán được thừa nhận của Mỹ (USGAAP) và các Chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế (IFRS). Ở Việt Nam, nền kinh tế thị trường còn đang trong quá trình chuyển đổi, khu vực doanh nghiệp nhà nước còn chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế, mối quan hệ giữa CMKT với pháp luật về thuế và cơ chế tài chính còn mang nhiều nét đặc thù, lại đòi hỏi phải xây dựng, ban hành CMKT không xảy ra xung đột về mặt pháp lý với những quy định trong các Luật thuế và chính sách tài chính trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Vì vậy chúng ta phải nghiên cứu đồng bộ tất cả các CMKT quốc tế, để có định hướng các nội dung cần bổ sung, sửa đổi trong các CMKT đã ban hành và ban hành mới các CMKT cho phù hợp với CMKT quốc tế và phù hợp với điều kiện của Việt Nam, điều này là hết sức cần thiết vì Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu, rộng với quốc tế, việc áp dụng các CMKT quốc tế là cần thiết để tạo ra cơ sở pháp lý và sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư và DN, cung cấp thông tin trung thực, minh bạch cho người sử dụng BCTC Các qui định trên sẽ là tiền đề pháp lý cho việc nghiên cứu, xây dựng các CMKT và chế độ kế toán để các DN nói chung, trong đó có DNLD lập và trình bày nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho việc phân tích BCTC. 145 Hiện nay Luật kế toán, kiểm toán đã được ban hành, các CMKT, kiểm toán cũng đã được vận dụng vào thực tế. Tuy nhiên các DNLD vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác kế toán, kiểm toán. Để thực hiện tốt chức năng phân tích BCTC phục vụ nhu cầu quản trị TCDN, hệ thống CMKT, kiểm toán và các văn bản hướng dẫn thi hành cần tiếp tục được hoàn thiện. Quy trình ban hành văn bản chế độ kế toán cần xuất phát từ nhu cầu về thông tin và điều kiện thực tế của các DN và đối tượng sử dụng thông tin. Ngoài ra, cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu bình quân ngành đáng tin cậy và có kế hoạch cập nhật thường xuyên đối với hệ thống này nhằm tạo cơ sở cho các so sánh của DN trong quá trình phân tích. 3.4.2. Điều kiện về phía các tổ chức hiệp hội có liên quan Các tổ chức xã hội và các hiệp hội liên quan cũng giữ một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của các DN có vốn ĐTNN. Hiện nay ở Việt Nam đã có Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài được thành lập theo quyết định số 91/2003 QĐ- BNV ngày 31/12/2003 của Bộ Nội vụ trên cơ sở chuyển từ Câu lạc bộ DN đầu tư nước ngoài (FDI Club) thành tổ chức hiệp hội với mục đích liên kết, hợp tác không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền và nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các thành viên, cung cấp thông tin chủ trương chinh sách của Đảng và nhà nước cho các thành viên, hỗ trợ tư vấn các vấn đề về pháp lý, vv...Tuy nhiên các DN có vốn ĐTNN tại Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm đến hiệp hội này. Hiện nay số lượng hội viên mới có gần 300 hội viên chính thức và 63 hội viên danh dự, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số các DN có vốn ĐTNN tại Việt Nam. Chính vì vậy, để cải thiện tình hình này, ngoài trách nhiệm của bản thân các DN, các hiệp hội cũng cần nỗ lực hơn trong việc tiếp xúc với DN, gắn bó hơn với các DN trong nhiều hoạt động. 146 3.4.3. Điều kiện về phía các doanh nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam Bên cạnh vai trò của Nhà nước, bản thân các DN sản xuất liên doanh cũng cần có sự cố gắng lớn nhằm thực hiện tốt các giải pháp trên, cụ thể: Một là, tăng cường đào tạo cho các nhà QTDN, đội ngũ kế toán trong DNLD thường xuyên cập nhật kiến thức về kế toán, kiểm toán và phân tích BCTC. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của đại diện Việt Nam tham gia trong các bộ phận lãnh đạo của các DNLD. Ngoài ra, Các nhà QTDN cần nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của công tác phân tích BCTC và ảnh hưởng của công tác này tới hiệu quả hoạt động SXKD trong DN của mình. Đội ngũ kế toán cần được duy trì và nâng cao năng lực chuyên môn, thích ứng với sự phát triển ngày càng đa dạng và phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế. Hai là, tăng cường sự phối hợp, trao đổi giữa DNLD với các cơ quan ban hành chế độ của Nhà nước, các đối tượng sử dụng thông tin kế toán. Sự phối hợp này giúp cho bản thân các DNLD có thể nhìn nhận lại thực trạng công tác tài chính, kế toán của mình đồng thời các cơ quan ban hành chế độ qua đó thấy được hiệu quả, tác dụng của các chế độ, quy định cụ thể từ đó có hướng điều chỉnh kịp thời. Ba là, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong xử lý thông tin kế toán và lập BCTC, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử về các đối tượng của kế toán. Hiện nay, việc sử dụng phần mềm kế toán đã tương đối phổ biến trong các cơ quan, DN ở Việt Nam. Việc sử dụng phần mềm không chỉ làm giảm khối lượng công tác kế toán, rút ngắn thời gian xử lý số liệu mà còn giúp cho kế toán hoặc các nhà quản trị có thể theo dõi, kiểm tra, phân tích các đối tượng tài sản, công nợ, khách hàng, doanh thu, chi phí theo nhiều hướng khác nhau một cách nhanh chóng, thuận lợi. Khi sử dụng các phần mềm kế toán, các DNLD có thể yêu cầu thiết kế các phân hệ của phần mềm theo nhu cầu lập báo cáo và phân tích BCTC phù hợp với đặc thù của DN mình. 147 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về phân tích BCTC trong các DNLD với nước ngoài ở chương 1, cũng như thực trạng phân tích BCTC tại các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam ở chương 2, trong chương 3 luận án đã căn cứ vào định hướng phát triển các DNLD với nước ngoài ở Việt Nam để nêu rõ yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện phân tích BCTC trong các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam. Đặc biệt luận án đã đề xuất ba nhóm giải pháp hoàn thiện phân tích BCTC tại các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam bao gồm: Hoàn thiện tổ chức phân tích, hoàn thiện phương pháp phân tích và hoàn thiện nội dung phân tích. Đồng thời luận án cũng nêu rõ những điều kiện để thực hiện các giải pháp cả về phía Nhà nước, các cơ quan chức năng, các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam và các tổ chức hiệp hội liên quan. 148 KẾT LUẬN CHUNG Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới là một trong những xu hướng vận động chủ yếu của đời sống quốc tế hiện nay. Trong điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam ngày càng được ổn định và phát triển, vấn đề vốn và kỹ thuật để xây dựng đất nước là một trong những vấn đề khó khăn và gay gắt nhất. Để tạo ra sự phát triển bền vững với tốc độ ngày càng cao cho nền kinh tế nước ta, việc liên doanh liên kết với nước ngoài nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và các phương pháp quản lý tiên tiến của các nước trên thế giới là một yêu cầu tất yếu khách quan. Với tư tưởng "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước" Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, tăng cường hợp tác và liên doanh với nước ngoài. Để nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam cần phải hoàn thiện đồng bộ các công cụ quản lý kinh tế, trong đó có phân tích BCTC. Hoàn thiện phân tích BCTC tại các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam là yêu cầu cần thiết và mang tính cấp bách nhằm đảm bảo cung cấp những thông tin một cách nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời và chính xác, làm cơ sở và là căn cứ cho việc ra các quyết định nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành SXKD và hiệu quả hoạt động của các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu trên luận án đã nghiên cứu và đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu đặt ra, cụ thể: - Về lý luận, luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về DNLD với nước ngoài cùng các đặc trưng về mặt pháp lý và mặt kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này đồng thời luận án cũng đã làm rõ nội dung 149 phân tích BCTC gắn liền với đặc điểm kinh doanh của các DNLD với nước ngoài cũng như những nhân tố ảnh hưởng tới phân tích BCTC tại các DNLD. Ngoài ra, luận án cũng đã trình bày khái quát kinh nghiệm phân tích BCTC ở Mỹ, Nhật Bản và Singapore qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho phân tích BCTC tại các DNLD với nước ngoài tại Việt Nam. - Về thực tiễn, luận án đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng phân tích BCTC tại các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam bao gồm tổ chức phân tích, phương pháp phân tích và nội dung phân tích từ đó đã chỉ ra những thành công và hạn chế trong công tác phân tích BCTC tại các DN này đồng thời cũng phân tích rõ nguyên nhân của những hạn chế này. - Trên cơ cơ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích BCTC tại các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam. Các giải pháp đưa ra chủ yếu tập trung vào tổ chức phân tích, phương pháp phân tích và nội dung phân tích trong đó đã đề xuất một số hệ thống chỉ tiêu phân tích BCTC đặc thù của DNLD. Ngoài ra luận án cũng đưa ra các điều kiện về phía Nhà nước, về phía các tổ chức hiệp hội có liên quan, về phía các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam để thực hiện các giải pháp được đề xuất trong luận án. Hy vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần không nhỏ trong thực tiễn, giúp cho các nhà quản trị trong DN sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh để các DNLD ngày càng phát huy tốt vai trò của mình trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu luận án không thể tránh khỏi những thiết sót nhất định, tác giả luận án rất mong được sự đóng góp của các thầy, các cô, bạn bè, đồng nghiệp để luận án được hoàn thiện hơn, có giá trị về lý luận và thực tiễn cao hơn. 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Hồng Anh (2011), “Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)”, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán (tháng 10), tr 17-18. 2. Nguyễn Hồng Anh (2012), “Hoàn thiện nội dung kiểm tra báo cáo tài chính gắn với việc quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán (tháng 02), tr 24-25. 3. Nguyễn Hồng Anh (2012) “Giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư để thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI vào Việt Nam”, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán (tháng 4), tr 17-19. 4. Nguyễn Hồng Anh (2013), “Cần có phòng thực hành kế toán ảo trong các trường đại học”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ (tháng 7), tr 32-33. 5. Nguyễn Hồng Anh (2014), “Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính của các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài qua phân tích báo cáo tài chính”, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán (tháng 4), tr 42-44. 6. Nguyễn Hồng Anh (2015), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Thành tựu và thách thức”, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (tháng 3), tr 39-40. 7. Nguyễn Hồng Anh (2015), “Vận dụng kết quả phân tích tài chính để quyết định quản trị tài chính trong các doanh nghiệp liên doanh”, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán (tháng 3), tr 44-45. 8. Nguyễn Hồng Anh (2016), “Quá trình hội tụ kế toán quốc tế của các nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (tháng 01), tr 38-39. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), "Kỷ yếu hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam". [2]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Báo cáo tổng hợp tình hình kinh tế năm 2013. [3]. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp- QĐ 15/2006/QĐ- BTC ngày 26/03/2006. [4]. Bộ Tài chính (2002), Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”, số 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”. [5]. Bộ Tài chính (2014), Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp-TT 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014. [6]. Bộ Tài chính (2014), Hướng dẫn lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất - TT 202/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014. [7]. Chính phủ (2013), "Nghị quyết về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới". [8]. Đỗ Đức Bình (2013), "Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam những bất cập về chính sách và giải pháp thúc đẩy", tạp chí Kinh tế & Phát triển. [9]. Nguyễn Công Bình, Đặng Kim Cương (2009), "Phân tích các báo cáo tài chính", NXB Giao thông vận tải. [10]. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2015), "Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp", NXB Tài chính. [11]. Nguyễn Trọng Cơ (1999), "Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp cổ phần phi tài chính ở Việt Nam", luận án tiến sĩ kinh tế. 152 [12]. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2010), "Đọc và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp", NXB Tài chính. [13]. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2015), “Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài chính. [14]. Nguyễn Trọng Cơ (2013), “Hoàn thiện quy trình phân tích rủi ro tài chính tại các công ty tài chính thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước Việt Nam hiện nay” với đề tài NCKH cấp học viện [15]. Nguyễn Văn Công (2010), "Giáo trình phân tích báo cáo tài chính", NXB Giáo dục Việt Nam. [16]. Công ty xi măng CHIN FON, Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014 [17]. Công ty TNHH phụ tùng xe máy- ô tô GOSHI- Thăng Long, Báo cáo tài chính băn 2012,2013,2014 [18]. Công ty TNHH liên doanh sản xuất thiết bị điện Miền Bắc, Báo cáo tài chính năm 2012,2013,2014 [19]. Công ty TNHH YAMAHA MOTOR Việt nam, Báo cáo tài chính năm 2012,2013,2014 [20]. Phan Tiến Dũng (2006), "Kế toán thuế trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài", NXB ĐH QG TP Hồ Chí Minh. [21]. Phan Tiến Dũng (2011), "Phân tích báo cáo tài chính", NXB thống kê. [22]. Đỗ Nhất Hoàng (2008), "Quá trình hình thành và phát triển của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam", Bộ Kế hoạch & Đầu tư. [23]. Nguyễn Văn Hậu (2009), "Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh", luận án tiến sĩ kinh tế. [24]. Nguyễn Thị Hường (2011), "Giáo trình quản trị doanh nghiệp FDI", NXB ĐH Kinh tế Quốc dân. [25]. Trần Thị Minh Hương (2008), "Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài 153 chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam", luận án tiến sĩ kinh tế. [26]. Phạm Xuân Kiên (2011),“Phân tích tài chính trong các doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế. [27]. Đặng Thị Loan (2013), "Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp", NXB ĐH Kinh tế Quốc dân. [28]. Trần Thượng Bích La (2013), "Hoàn thiện phân tích tài chính nhằm nâng cao năng lực quản trị tài chính trong các doanh nghiệp du lich Việt Nam tại Đà Nẵng", luận án tiến sĩ kinh tế. [29]. Phạm Thành Long (2008), “Hoàn thiện kiểm tra và phân tích BCTC trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế. [30]. Martin Fridson, Fernando alvarez (2013), "Phân tích báo cáo tài chính hướng dẫn thực hành", NXB Kinh tế TP Hồ Chí Minh. [31]. Phạm Duy Nghĩa (1990), "Các khía cạnh luật công ty và luật bảo vệ sở hữu trí tuệ của quá trình chuyển giao công nghệ quốc tế thông qua doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài", luận án tiến sĩ. [32]. Ngô Huy Nam (2008), "Bảo đảm lợi ích của bên Việt Nam trong thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam" luận án tiến sĩ kinh tế [33]. Võ Văn Nhị (2011), "Hướng dẫn lập- đọc và phân tích báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quả trị", NXB Tài chính. [34]. Phùng Xuân Nhạ (2013), "Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam lý luận và thực tiễn", NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. [35]. Nguyễn Tuấn Phương (1998), “Hoàn thiện nội dung phân tích hoạt động tài chính của các doanh nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài”, luận án tiến sĩ kinh tế. [36]. Jossettle Peyrard (2005), “Phân tích tài chính doanh nghiệp”, NXB 154 Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. [37]. Nguyễn Thanh Phú (2003), "Địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam" , luận án tiến sĩ. [38]. Nguyễn Năng Phúc (2008), "Giáo trình phân tích báo cáo tài chính", NXB ĐH Kinh tế Quốc dân. [39]. Quốc Hội (1996), “Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” [40]. Quốc Hội (2005), “Luật Đầu tư” [41]. Quốc Hội (2005), “Luật Doanh nghiệp” [42]. Quốc hội (2015), “Luật Doanh nghiệp” [43]. Quốc Hội (2015), “Luật Kế toán” [44]. Nguyễn Ngọc Quang (2002), "Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các DN xây dựng của Việt Nam", luận án tiến sĩ kinh tế. [45]. Nguyễn Ngọc Quang (2011), "Phân tích BCTC", NXB Tài chính. [46]. Nguyễn Thị Quyên (2012), “Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế [47]. Phạm Thị Quyên (2014), “Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế [48]. Nguyễn Thị Thanh (2012), “Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tài chính trong các tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình công ty mẹ-con ở Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế. [49]. Tổng cục Thống kê (2014), "Niên giám thống kê", NXB Thống kê [50]. Tin tức & sự kiện (2010), "Tăng cường công tác giám sát tài chính doanh nghiệp", tạp chí tài chính doanh nghiệp. [51]. Võ Thanh Thu, Ngô Thị Ngọc Huyền (2011), "Kỹ Thuật đầu tư trực 155 tiếp nước ngoài", NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh. [52]. Trần Thị Cẩm Thanh (năm 2006), “Hoàn thiện lập và phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản lý tài chính tại các công ty sổ số khiến thiết” luận án tiến sĩ kinh tế [53]. Phạm Quang Trung (2012), "Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp", NXB ĐH Kinh tế Quốc dân. [54]. Nghiêm Thị Thà (2010), “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp trong các doanh nghiệp thuộc ngành đóng tàu hàng hải” với đề tài NCKH cấp học viện [55]. Phạm Thị Thủy, Nguyễn Lan Anh (2013), "Báo cáo tài chính phân tích, dự báo và định giá", NXB ĐH Kinh tế Quốc dân. [56]. Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2013), "Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam", luận án tiến sĩ kinh tế. [57]. Bùi Văn Vần (2002), "Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của nhà nước đối với DNLD với nước ngoài ở Việt Nam", luận án tiến sĩ kinh tế. [58]. Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2013), “Giáo trình tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài chính. [59]. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc (2011) [60]. [61]. [62]. [63]. [64]. http// www.mof.gov.vn [65]. [66]. [67]. bevung_tc_295_0_ [68]. 156 [69]. [70]. [71]. [72]. http// www.hvtc.edu.vn [73]. http// www.neu.edu.vn Tiếng Anh [74]. ACCA (2010), P3, Business analysis, BBP Learning Media [75]. ACCA (2010), F5, Ferformance management, BBP Learning Media [76]. A.J.Singh and Raymond S. Schmidgall (2002), Analysis of financial ratios commonly used by US lodging financial executives. [77]. Clyde P.Sticdney (2003),“Financial Reporting and Statement Analysis, Harcourt Brace, NewYork. [78]. Charles H. Gibson (2012), Fianacial Reportting Analysis - Using financial Accounting information, Eight Edition, South - Wester College Publising. [79]. Damodaran. A.(1996). Investment Valuation. New York: John Wiley & Son. [80]. Higgins (2004). Analysis Financial Management. New York: McGraw-Hill. [81]. K.R. Subramanyam, John J.Wild (2013), Financial statement analysis, Pws- Kent Publising Company. [82]. Leopold A.Bernstein (1989):“Financial statement analysis: Theory, application, and interpertation” , New York: John Wiley & Son. [83]. Jerry J.Weygandt, Donald E. Kieso, Paul D.Kimmel (2001), Managerial Accounting: Tool for Bussiness Decision Making, John Wiley & Sons, Inc. 157 [84]. John F. Tracy (1999), How to read Finacial Report, Business Presss, Thomson Learing. [85]. John F.Nash, Accounting information systems, Pws- Kent Publising Company, 1988. [86]. Palepu, Bernard & Healy (1997), Introduction to Business Analysis & Valuation. Ohio: South- Western College Publising. [87]. [88]. [89]. [90]. [91]. 158 Phụ lục 01: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT LIÊN DOANH THAM GIA KHẢO SÁT THỰC TẾ Stt Tên doanh nghiệp 1 Công ty TNHH dệt vải len Đông Nam 2 Công ty Liên doanh NORFOLK HATEXCO 3 Công ty TCE VINA DENIM 4 Cty liên doanh TNHH Flexcon Việt Nam 5 Công ty liên doanh Vĩnh Hưng 6 Công ty THHH Liên doanh bao bì UNITED 7 Công ty TNHH LDSX thiết bị điện Miền Bắc 8 Công ty liên doanh Singing Việt Nam 9 Công ty Liên doanh Chế tạo cột thép Hyundai Đông Anh 10 Công ty TNHH hệ thống công nghiệp LG-VINA 11 Công ty LG-MECA 12 Công ty liên doanh cáp điện LS - VINA 13 Công ty TNHH YAMAHA MOTOR Việt Nam 14 Công ty Liên doanh chế tạo xe máy LIFAN - Việt Nam 15 Công ty phụ tùng xe máy GOSHI Thăng Long 16 Công ty TOYOTA Việt Nam 17 Công ty Ford Việt nam 18 Công ty Liên doanh Honda Việt Nam 159 19 Công ty Lốp Yokohama Việt Nam 20 Công ty Liên doanhTNHH Nippon express 21 Công ty TNHH điện Stanley Việt Nam 22 Xí nghiệp liên doanh sản xuất ô tô Hoà Bình 23 Công ty TNHH phụ tùng xe máy - ô tô Machino 24 Công ty Việt Nam SUZUKI 25 Công ty ô tô ISUZU Việt Nam 26 Công ty Dầu thực vật Cái Lân 27 Công ty Liên doanh nhà máy bia Việt Nam 28 Công ty Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á 29 Công ty TNHH Liên doanh TOPCAKE 30 Công ty DUTCH LADY Việt Nam 31 Công ty Liên doanh sản xuất bánh kẹo Hải Hà-KOTOBUKI 32 Liên doanh sản xuất keo AKD 33 Công ty Liên doanh Đức Việt 34 Công ty MIWON VIỆT NAM 35 Công ty mía đường Việt Nam- Đài Loan 36 Cty Luveco Liên Doanh TNHH 37 Công ty Liên doanh Tôn Phương Nam 38 Công ty Liên doanh sản xuất thép VINAUSTEEL 39 Công ty Liên doanh NIPPOVINA 160 40 Công ty Liên doanh xi măng HOLCIM Việt Nam 41 Công ty Liên doanh xi măng Nghi Sơn 42 Công ty Liên doanh xi măng CHINFON 43 Công ty Liên doanh thép VSC – POSCO (VIỆT – HÀN) 44 Công ty TNHH ống thép Việt Nam (VINAPIPE) 45 Công ty TNHH Cơ khí Việt Nhật (VJE) 46 Công ty TNHH NatSteelVina 47 Công ty Liên doanh Xây dựng Vic 48 Công ty TNHH Quốc tế liên doanh VINACONEX - TAISEI 49 Công ty TNHH Kính Nổi Việt Nam 50 Liên doanh sản xuất các mặt hàng trang trí nội thất HANIFIXON 161 Phụ lục 02: PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM Kính thưa Quý vị! Hiện nay tôi đang thu thập thông tin để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài về phân tích BCTC tại các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý vị. Xin Quý vị vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây bằng việc đánh dấu  vào lựa chọn phù hợp nhất đối với DN Quý vị. Câu trả lời của Quý vị là hết sức quan trọng để chúng tôi có thể thu thập được dữ liệu xác đáng cho nghiên cứu này. Tôi xin cam đoan, phiếu khảo sát này chỉ được sử dụng cho đề tài nghiên cứu, không sử dụng cho bất cứ mục đích nào khác. Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Quý vị! THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP Tên doanh nghiệp:............................................................................................................ Địa chỉ:.................................................................................................................... Điện thoại:....................................................Fax:.................................................... Tên người trả lời:..................................................................................................... Chức danh:............................................................................................................... Đối tác liên doanh:............................................................................................................ Vốn điều lệ của liên doanh:. Tỷ lệ góp vốn của các bên trong liên doanh:.................................................................. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Dệt, may Xây dựng, vật liệu xây dựng Thực phẩm và đồ uống Phương tiện đường bộ và phụ tùng Điện tử, viễn thông, thiết bị điện Lĩnh vực sản xuất khác I/ TỔ CHỨC PHÂN TÍCH 1. Quý vị cho biết việc phân tích BCTC được thực hiện tại DN vào những thời điểm nào sau đây? Phân tích định kỳ (tháng, quý, năm) Phân tích đột xuất khi có yêu cầu của quản lý Không phân tích Ý kiến khác 2. Quý vị cho biết bộ máy phân tích BCTC được tổ chức thế nào tại DN? 162 Bộ phận kế toán kiêm nhiệm công tác phân tích BCTC, không tổ chức bộ phận phân tích riêng Tổ chức riêng bộ phận độc lập chuyên phụ trách công tác phân tích BCTC Ý kiến khác 3. Phân tích BCTC của doanh nghiệp được thực hiện là xuất phát từ: Yêu cầu quản lý tài chính của bản thân doanh nghiệp Yêu cầu của các bên tham gia liên doanh Yêu cầu công bố thông tin Lý do khác: 4. Phân tích BCTC doanh nghiệp được tiến hành trên cơ sở thu thập đầy đủ thông tin có liên quan: Nguồn thông tin từ bản thân doanh nghiệp Nguồn thông tin chung: về tình hình kinh tế - XH, chính sách của NN Nguồn thông tin theo ngành kinh tế: đặc điểm ngành nghề kinh doanh, quy mô thị trường, tính chất cạnh tranh vv.. II/ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 5. Những phượng pháp phân tích mà DN đã sử dụng: Phương pháp so sánh Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích Phương pháp tỷ lệ Phương pháp liên hệ cân đối Phương pháp đồ thị Phương pháp Dupont Phương pháp loại trừ Phương pháp phân tích tính chất ảnh hưởng nhân tố Phương pháp dự báo  Ý kiến khác:............................................................................................... III. NỘI DUNG VÀ CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH 6. Khi phân tích BCTC DN có đánh giá khái quát tình hình TCDN không? Có Không 7. DN có đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của DN không? Có Không 8. Doanh nghiệp có đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính không? 163 Có Không (Nếu lựa chọn phương án “Có” xin Quý vị trả lời tiếp câu 9) 9. Doanh nghiệp đã thực hiện đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính thông qua những chỉ tiêu nào? Hệ số tài trợ Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn Hệ số tự tài trợ tài sản cố định 10. Doanh nghiệp có đánh giá khái quát khả năng thanh toán không? Có Không (Nếu lựa chọn phương án “Có” xin Quý vị trả lời tiếp câu 11) 11. Doanh nghiệp đã thực hiện đánh giá khái quát khả năng thanh toán thông qua những chỉ tiêu nào?  Hệ số khả năng thanh toán tổng quát  Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn  Hệ số khả năng thanh toán nhanh  Hệ số khả năng thanh toán tức thời 12. Doanh nghiệp có đánh giá khái quát khả năng sinh lợi không? Có Không (Nếu lựa chọn phương án “Có” xin Quý vị trả lời tiếp câu 13) 13. Doanh nghiệp đã thực hiện đánh giá khái quát khả năng sinh lợi thông qua những chỉ tiêu nào?  Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)  Sức sinh lợi của doanh thu thuần (ROS)  Sức sinh lời kinh tế của tài sản (ROA) 14. Khi phân tích BCTC doanh nghiệp có phân tích cấu trúc tài chính không?  Có  Không (Nếu lựa chọn phương án “Có” xin Quý vị trả lời tiếp câu 15) 15. DN đã thực hiện phân tích cấu trúc tài chính thông qua những chỉ tiêu nào?  Phân tích cơ cấu tài sản  Phân tích cơ cấu nguồn vốn  Hệ số nợ so với tài sản 164  Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu 16. Khi phân tích BCTC doanh nghiệp có phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh không?  Có  Không (Nếu lựa chọn phương án “Có” xin Quý vị trả lời tiếp câu 17) 17. DN đã thực hiện phân tích tình hình đảm bảo vốn cho HĐKD thông qua:  Nguồn tài trợ thường xuyên  Nguồn tài trợ tạm thời  Vốn hoạt động thuần 18. Doanh nghiệp có phân tích nợ phải thu, nợ phải trả không?  Có  Không (Nếu lựa chọn phương án “Có” xin Quý vị trả lời tiếp câu 19) 19. DN đã phân tích nợ phải thu, nợ phải trả thông qua chỉ tiêu nào sau đây:  Hệ số giữa nợ phải thu so với nợ phải trả  Hệ số giữa nợ phải trả so với nợ phải thu 20. Doanh nghiệp có phân tích hiệu năng hoạt động thanh toán không?  Có  Không (Nếu lựa chọn phương án “Có” xin Quý vị trả lời tiếp câu 21) 21. DN phân tích hiệu năng hoạt động thanh toán thông qua chỉ tiêu nào sau đây:  Số vòng quay các khoản phải thu  Thời gian thu hồi tiền hàng  Số vòng quay các khoản phải trả  Thời gian thanh toán tiền hàng 22. Khi phân tích BCTC doanh nghiệp có phân tích hiệu quả kinh doanh không?  Có  Không 23. DN có phân tích hiệu quả kinh doanh thông qua báo cáo KQKD không?  Có  Không 24. Doanh nghiệp có phân tích hiệu quả sử dụng tài sản không?  Có  Không 165 (Nếu lựa chọn phương án “Có” xin Quý vị trả lời tiếp câu 25) 25. DN đã phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua chỉ tiêu nào sau đây:  Sức sản xuất của tài sản  Sức sinh lợi của tài sản  Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần  Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế 26. Doanh nghiệp có phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn không?  Có  Không (Nếu lựa chọn phương án “Có” xin Quý vị trả lời tiếp câu 27) 27. DN đã phân tích hiệu quả sử dụng TSDH thông qua các chỉ tiêu nào sau đây:  Sức sản xuất của tài sản dài hạn  Sức sinh lợi của tài sản dài hạn  Suất hao phí của tài sản dài hạn so với doanh thu thuần  Suất hao phí của tài sản dài hạn so với lợi nhuận sau thuế 28. Doanh nghiệp có phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn không?  Có  Không (Nếu lựa chọn phương án “Có” xin Quý vị trả lời tiếp câu 29) 29. Doanh nghiệp đã phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn thông qua các chỉ tiêu nào sau đây:  Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn  Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn  Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với doanh thu thuần  Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với lợi nhuận sau thuế 30. Doanh nghiệp có phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu không?  Có  Không (Nếu lựa chọn phương án “Có” xin Quý vị trả lời tiếp câu 31) 31. Doanh nghiệp đã phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu thông qua những chỉ tiêu nào sau đây:  Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu  Số vòng quay của vốn chủ sở hữu  Suất hao phí của vốn chủ sở hữu so với doanh thu thuần  Suất hao phí của vốn chủ sở hữu so với lợi nhuận sau thuế 166 32. Doanh nghiệp có phân tích hiệu quả sử dụng chi phí không?  Có  Không (Nếu lựa chọn phương án “Có” xin Quý vị trả lời tiếp câu 33) 33. DN đã phân tích hiệu quả sử dụng chi phí thông qua các chỉ tiêu nào sau đây:  Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán  Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng  Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp 34. Khi phân tích BCTC DN có phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ không?  Có  Không (Nếu lựa chọn phương án “Có” xin Quý vị trả lời tiếp câu 35) 35. Doanh nghiệp phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ thông qua: Mức tiền thuần lưu chuyển tăng hoặc giảm trong kỳ Tốc độ tăng trưởng của dòng tiền lưu chuyển thuần Tỷ trọng dòng tiên lưu chuyển thuần của từng hoạt động Ý kiến khác: 36. Khi phân tích BCTC doanh nghiệp có phân tích rủi ro tài chính không?  Có  Không (Nếu lựa chọn phương án “Có” xin Quý vị trả lời tiếp câu 37) 37. Doanh nghiệp phân tích rủi ro tài chính thông qua các chỉ tiêu nào sau đây: Phân tích rủi ro tài chính thông qua Hệ số nợ Phân tích rủi ro tài chính thông qua độ lớn đòn bẩy tài chính Ý kiến khác: 38. Khi phân tích BCTC doanh nghiệp có phân tích tình hình tăng trưởng không?  Có  Không (Nếu lựa chọn phương án “Có” xin Quý vị trả lời tiếp câu 39) 39. DN phân tích tình hình tăng trưởng thông qua các chỉ tiêu nào sau đây?  Tốc độ tăng, giảm về tổng tài sản  Tốc độ tăng, giảm về vốn chủ sở hữu  Tốc độ tăng, giảm về doanh thu thuần  Tốc độ tăng, giảm về lợi nhuận ròng  Tốc độ tăng, giảm về dòng tiền thuần 167  Tỷ lệ tăng trưởng bền vững 40. Khi phân tích BCTC doanh nghiệp có dự báo các chỉ tiêu tài chính không?  Có  Không (Nếu lựa chọn phương án “Có” xin Quý vị trả lời tiếp câu 41) 41. Doanh nghiệp dự báo các chỉ tiêu tài chính thông qua:  Dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh  Dự báo các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán  Dự báo nhu cầu vốn bổ sung  Dự báo dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ  Ý kiến khác: 42. Ngoài các nội dung, chỉ tiêu phân tích kể trên, Quý vị vui lòng cho biết DN Quý vị còn sử dụng chỉ tiêu và nội dung phân tích nào khác không? Xin Quý vị vui lòng liệt kê các nội dung, chỉ tiêu phân tích mà DN có sử dụng? ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quý vị!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_phan_tich_bao_cao_tai_chinh_tai_cac_doanh_nghiep_san_xuat_lien_doanh_voi_nuoc_ngoai_o_vie.pdf
Luận văn liên quan