Đảm bảo cung cấp thông tin một cách trung thực, khách quan, kịp
thời và đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu thông tin đa dạng của các Nhà quản trị Công
ty xây lắp, các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính. Thông tin KTQT cung
cấp thể hiện chi tiết từng nội dung hoạt động, vừa khái quát vừa chi tiết, vừa có sự
phân tích, so sánh và đánh giá, vừa thể hiện số lượng và giá trị. Mục tiêu của việc
hoàn thiện tổ chức công tác KTQT là nhằm mang lại thông tin kinh tế tài chính hữu
ích giúp người lãnh đạo LICICO trong việc ra các quyết định điều hành hoạt động
xây lắp
284 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị tại tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiễn nhằm khắc phục các tồn tại hiện có, cũng như phát huy những kết quả
đã đạt được vì thế đây được coi là nguyên tắc quan trọng đối với LICOGI. Vì thế
quá trình xây dựng, đưa ra các giải pháp phải cần phải được nghiên cứu kỹ những
vấn đề lý luận, cũng như thực hiện quá trình khảo sát để đánh giá thực tiễn chỉ rõ
những tồn tại rồi mới có cơ sở đưa ra các giải pháp và chuẩn bị tốt các nội dung để
triển khai đưa vào thực tiễn
Đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả
Thực hiện hoàn thiện tổ chức công tác KTQT phải dựa trên nguyên tắc tiết
kiệm, hiệu quả, cần có sự phù hơp giữa chi phí bỏ ra so với những kết quả đạt được.
Để đảm bảo được nguyên tắc này cần phải tận dụng bộ máy KTTC hiện có, đội ngũ
nhân sự, cơ sở vật chất hiện có nên cần xây dựng kế hoạch một cách khoa học, đảm
bảo tốt các yêu cầu đã nêu. Thực tiễn hiện nay tại các Doanh nghiệp nói chung và tại
LICOGI nói riêng công tác KTQT hầu như chưa được quan tâm nhiều, chưa thể hiện
rõ nét, vì vậy việc tổ chức công tác KTQT cần phải có sự kết hợp hài hòa với tổ
chức công tác KTTC, không tạo ra sự xáo trộn, khó khăn cho bộ máy kế toán
3.1.3. Yêu cầu hoàn thiện
Hoàn thiện tổ chức công tác KTQT tại LICOGI có vai trò quan trọng, vì xuất
phát từ ý nghĩa và mục tiêu của KTQT, ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán. Trước
hết, nếu tổ chức công tác kế toán trong Tổng công ty và các Công ty riêng biệt
không khoa học, hợp lý, không sử dụng vai trò của KTQT thì sẽ không có được các
thông tin kinh tế, tài chính đáng tin cậy, phù hợp và kịp thời để các nhà quản lý đưa
ra các quyết định điều hành. Vì thế, việc hoàn thiện tổ chức công tác KTQT tại
LICOGI cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
Thứ nhất, phù hợp với các quy định hiện hành về cơ chế chính sách tài chính,
quy định trong lĩnh vực xây lắp, quy định của Tổng công ty nhằm đem lại sự phát
triển bền vững. LICOGI đã thực hiện chuyển giao từ doanh nghiệp Nhà nước sang
CTCP là Tổng công ty LICOGI-CTCP, vì thế có nhiều văn bản pháp quy do
120
LICOGI ban hành nhằm thực hiện phù hợp với mục tiêu quản lý, cơ cấu tổ chức vì
thế quá trình tổ chức công tác KTQT nhất thiết phải đảm bảo yêu cầu này
Thứ hai, đảm bảo cung cấp thông tin một cách trung thực, khách quan, kịp
thời và đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu thông tin đa dạng của các Nhà quản trị Công
ty xây lắp, các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính. Thông tin KTQT cung
cấp thể hiện chi tiết từng nội dung hoạt động, vừa khái quát vừa chi tiết, vừa có sự
phân tích, so sánh và đánh giá, vừa thể hiện số lượng và giá trị. Mục tiêu của việc
hoàn thiện tổ chức công tác KTQT là nhằm mang lại thông tin kinh tế tài chính hữu
ích giúp người lãnh đạo LICICO trong việc ra các quyết định điều hành hoạt động
xây lắp
Thứ ba, đảm bảo ứng dụng những kết quả tiên tiến về công nghệ thông tin,
phần mềm kế toán và các mô hình phân tích thống kê. Quy trình tổ chức công tác
KTQT phụ thuộc vào việc ứng dụng trình độ phát triển của khoa học và kỹ thuật vì
tác động đến thời gian, sự phân công công việc kế toán. Việc ứng dụng Công nghệ
thông tin vào LICOGI nói chung và vào tổ chức công tác KTQT là rất cần thiết
trong điều kiện hiện nay, xuất phát từ sự tiện ích của ứng dụng Công nghệ thông tin
cũng như đáp ứng yêu cầu hội nhập
Thứ tư, đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin KTQT phục vụ công tác điều
hành quản lý của từng Công ty xây lắp - CTC và của Tổng công ty - CTM. Nhu cầu
thông tin KTQT cung cấp tại các công ty, ở toàn Tổng công ty có sự khác nhau do
mục tiêu khác nhau, quy mô, phạm vi khác nhau. Đồng thời, sự khác biệt ở từng cấp
quản lý cũng có nhu cầu thông tin KTQT khác nhau. Do đó, tổ chức công tác KTQT
tại LICOGI cần tính đến nhu cầu thông tin đáp ứng được mục tiêu ra quyết định điều
hành, quản lý. Mô hình cơ cấu tổ chức của cấp quản lý được xét theo chiều dọc phía
trên là Công ty mẹ và bên dưới là các Công ty con. Đây là mối quan hệ hành chính –
đầu tư và kiểm soát, vì thế quá trình tổ chức công tác KTQT cần phải tính đến yếu tố
này
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN
TRỊ TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG
121
3.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy Kế toán quản trị và các Trung tâm trách
nhiệm
3.2.1.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy ế toán quản trị
Tại LICOGI cần xây dựng mô hình kết hợp giữa KTTC và KTQT, và thể
hiện vai trò, chức năng rõ nét của KTQT trong việc thực hiện nội dung của công tác
KTQT. Vì như vậy sẽ tận dụng được những nguồn lực hiện có của KTTC như cơ sở
vật chất, đội ngũ nhân viên làm công tác kế toán, tạo nên hệ thông tin đồng đều, toàn
diện, phong phú và hiệu quả, cũng như đáp ứng được mối quan hệ mật thiết sẵn có
giữa KTTC và KTTQ. Qua Bảng tổng hợp kết quả khảo sát, phụ lục 2.1c, đưa ra mô
hình kết hợp giữa KTTC và KTQT
Theo mô hình này thì mặc dù cùng nguồn thông tin đầu vào, nhưng KTTC và
KTQT đều thực hiện xử lý, chỉ đạo các nội dung KTTC riêng biệt với KTQT. Tức là
có sự tách biệt giữa KTTC và KTQT, KTTC và KTQT sẽ sử dụng Chứng từ kế toán
ban đầu để thu nhận thông tin, các Chứng từ kế toán của KTTC sẽ được thiết kế, bổ
sung thêm các chỉ tiêu của Chứng từ kế toán của KTQT. Sau đó, các nguồn thông
tin này sẽ được KTTC và KTQT sử dụng, nhân viên kế toán có thể làm vai trò của
KTTC kiêm thêm vai trò của KTQT hoặc ngược lại hoặc cũng có thể tách biệt
những phần hành nhất định, Sơ đồ 3.1
KTTC
Kế toán trưởng
KTQT
Phần hành
kế toán
Vốn bằng
tiền
(KTTC,
KTQT)
Sơ đồ 3.1. Kết hợp giữa KTTC và KTQT trong cùng Bộ máy kế toán
Phần hành
kế toán Vật
tư (KTTC,
KTQT)
Phần hành
kế toán
TSCĐ
(KTTC,
KTQT)
Phần hành
Báo cáo
(KTTC,
KTQT)
122
Sơ đồ 3.1 thể hiện thì có sự kết hợp giữa bộ phận KTTC và bộ phận KTQT
theo tất cả các phần hành kế toán trong cùng bộ máy kế toán. Nhân viên làm kế toán
sẽ luôn thực hiện nhiệm vụ của KTTC và nhiệm vụ của KTQT, việc phân công được
thực hiện ngay từ đầu và xác lập mối quan hệ chặt chẽ giữa KTTC và KTQT. Bộ
phận KTQT sẽ được tổ chức một cách rõ ràng hơn, trên cơ sở hình thức kế toán tập
trung trong mối quan hệ giữa KTTC và KTQT. Việc xây dựng mô hình kết hợp giữa
KTTC và KTQT đảm bảo được nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, gọn nhẹ nhưng vẫn
đảm bảo cung cấp được thông tin cần thiết phục vụ yêu cầu quản trị Tổng công ty,
vừa đảm bảo cung cấp thông tin ra bên ngoài theo quy định của Nhà nước. Để thực
hiện được mô hình này cần chuẩn hóa về mặt quy trình hoạt động của công tác kế
toán cũng như thực hiện sự phân công phân nhiệm một cách rõ ràng, đầy đủ từ các
yếu tố đầu vào cho đến các báo cáo đầu ra
Đồng thời, kế toán trên Tổng công ty cũng cần có sự phân nhiệm rõ ràng theo
quy trình từ trên xuống hoặc từ dưới lên về mặt thời gian, về mặt quy trình luân
chuyển vì ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của từng Công ty con tại Tổng công ty Xây
dựng và phát triển Hạ tầng còn có khối văn phòng, bộ máy quản lý tại Tổng công ty
tạo nên một khối tổng thể thống nhất chúng trên các cơ sở các yếu tố riêng lẻ. Tức là
nhà quản trị sẽ xây dựng chiến lược chung cho Tổng công ty, các phương pháp thực
hiện cơ bản để từ đó các Công ty con của Tổng công ty Xây dựng và phát triển Hạ
tầng sẽ xây dựng, thực hiện những chiến lược chi tiết cụ thể tạo nên thể thống nhất
chung, tránh sự rời rạc, riêng lẻ
3.2.1.1. Hoàn thiện tổ chức xây dựng các rung tâm trách nhiệm
Theo mô hình tổ chức quản lý tại Tổng công ty theo mô hình CTM - CTC
cần phải xây dựng các Trung tâm trách nhiệm tương ứng với các tiêu thức đánh giá
để đưa quản lý một cách chặt chẽ hiệu quả của từng trung tâm. Cụ thể:
+ CTM và các CTC là Công ty cổ phần làm nhiệm vụ xây lắp với mục tiêu
thu được lợi nhuận nên sẽ được coi là các Trung tâm đầu tư. Các Trung tâm đầu tư
này nhiệm vụ trên hết là mang lại lợi nhuận cao nhất với các cách thức tăng thu
123
nhập-giảm chi phí hay cả tăng thu nhập-tăng chi phí nhưng mức độ tăng thu nhập
cao hơn mức độ tăng chi phí hay thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí
phát sinh để giảm mức độ lãng phí thất thoát
+ Tại LICOGI cũng xuất hiện đầy đủ các Trung tâm trách nhiệm, như Trung
tâm đầu tư, Trung tâm doanh thu, Trung tâm lợi nhuận, Trung tâm chi phí. Cụ thể
các Công ty xây lắp luôn thực hiện chức năng đầu tư nhằm mang lại lợi nhuận nên
cần thiết phải xác định các Trung tâm đầu từ tương ứng với các tiêu thức đánh giá
phù hợp; Tại các Công ty cổ phần xây lắp cũng có Bộ phận tìm kiếm đối tác nhằm
mang lại các công trình xây dựng nên cần phải có các Trung tâm doanh thu để ghi
nhận và đo lường các khoản doanh thu thu được; tại các Công ty cổ phần đều xuất
hiện chi phí (chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất) nên xây dựng mô hình
Trung tâm chi phí để đo lường các chi phí phát sinh trong phạm vi xây dựng và
ngoài phạm vi xây dựng, Sơ đồ 3.2
3.2.2. Hoàn thiện tổ chức thu thập, ghi nhận thông tin Kế toán quản trị
3.2.2.1. Hoàn thiện tổ chức thu thập, ghi nhận thông tin quá khứ Kế toán quản trị
Tổ chứcthu thập, ghi nhận thông tin quá khứ đó là các sự kiện đã phát sinh,
đã diễn ra ghi ghi nhận và các Chứng từ kế toán, các Sổ kế toán và các Báo cáo
KTQT
Đại hội đồng
Cổ đông
Hội đồng
quản trị
Ban kiểm soát
Ban
Tổng giám đốc
Các đơn vị
trực thuộc
Quản lý cấp cao
Quản lý cấp trung
Quản lý cấp vừa
Quản lý cấp thấp
Sơ đồ 3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và mối quan hệ với cấp quản lý
124
Đối với tổ chức thu nhận thông tin quá khứ từ Chứng từ kế toán: theo Luật kế
toán 2015 được phân ra thành loại lưu trữ 05 năm, loại lưu trữ 10 năm và loại lưu trữ
vĩnh viễn. Do thực hiện tổ chức công tác KTQT tại các Công ty cổ phần xây lắp nên
việc phân loại và lưu giữ dữ liệu được thực hiện tại các đơn vị cấp dưới, và tại toàn
Tổng công ty. Dữ liệu quá khứ được chứa đựng ở các Chứng từ kế toán, Sổ kế toán
và Báo cáo KTQT vì thế việc tổ chức thu thập, ghi nhận thông tin quá khứ phải đảm
bảo thu thập ở những nội dung này
Hệ thống Chứng từ kế toán (bắt buộc hoặc hướng dẫn) áp dụng đối với từng
Công ty xâp lắp và đối với toàn Tổng công ty khi thực hiện lập Báo cáo tài chính
hợp nhất thì còn thêm các Chứng từ kế toán được hiểu là các Báo cáo tài chính,
Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh, Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất...Mặc
dù, đề xuất xây dựng mô hình hỗn hợp giữa KTTC và KTQT tại cùng bộ máy kế
toán nên sẽ thu nhận cùng nguồn thông tin đầu vào, nhưng do theo quy định hiện
hành của Chế độ kế toán ban hành theo Thông tư 200/2016/TT-BTC thì các Chứng
từ kế toán sẽ chỉ mang tính hướng dẫn cho các Doanh nghiệp, vì thế kế toán tại các
công ty Cổ phần cần phải thiết kế các Chứng từ kế toán phù hợp với yêu cầu thu
nhận thông tin ban đầu để làm những cơ sở để KTQT có thể xây dựng, hoạch định
những dữ liệu cụ thể phục vụ trong tương lai. Hiện tại, công tác KTQT của các
Công ty xây lắp chưa nhiều nên cần thiết phải thiết lập hệ thống dữ liệu về các mẫu
Chứng từ kế toán bắt buộc, Sổ kế toán bắt buộc cũng như quy trình luân chuyển, sử
dụng mà hình thành nền tảng cho các kỳ kế toán sau. Quán triệt các yêu cầu và
nguyên tắc kế toán, hệ thống dữ liệu kế toán cần được xây dựng đan xen cả các chỉ
tiêu KTQT và KTTC sẽ thuận lợi hơn cho công tác kế toán. Vì thế, theo yêu cầu về
xây dựng hệ thống Chứng từ kế toán phải đảm bảo:
+ Phù hợp với yêu cầu thu nhận thông tin và phù hợp với đặc điểm của Công
ty Cổ phần Xây dựng và phát triển Hạ tầng (tại các đơn vị cấp dưới và toàn Tổng
công ty), xác định cho từng hoạt động, từng loại nghiệp vụ và từng bộ phận liên
quan. Cụ thể sẽ có các loại Chứng từ kế toán thu nhận và phản ánh đầy đủ các
125
nghiệp vụ phát sinh. Như chứng từ Tiền, Hàng tồn kho, Tài sản cố định, chi phí, giá
thành, nguồn vốn, doanh thu, kết quả...
+ Ngoài 07 chỉ tiêu bắt buộc như quy định của Luật kế toán 2015, thì các
Chứng từ kế toán phải đảm bảo tính so sánh theo từng tiêu thức như về định mức
tiêu hao kế hoạch và định mức tiêu hao thực tế. Cụ thể, ngoài các tiêu thức về đơn vị
tính, số lượng, đơn giá, thành tiền còn cần bổ sung tiêu thức định mức. Minh họa đối
với chứng từ Xuất vật tư dùng cho hoạt động xây lắp như sau
Đơn vị:...................
Bộ phận:................
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày.....tháng.....năm ...... Nợ ...............
Số: ................................... Có ................
- Họ và tên người nhận hàng: ........................... Địa chỉ (bộ phận).......
- Lý do xuất kho:....................................................................................
- Xuất tại kho (ngăn lô): ................................Địa điểm ........................
STT Tên, nhãn hiệu, quy
cách, phẩm chất vật
tư, dụng cụ, sản
phẩm, hàng hoá
Mã
số
Đơn
vị
tính
Số lượng Thàn
h
tiền
Yêu
cầu
Thực
xuất
Định
mức
Đơn
giá
A B C D 1 2 3 4 5
Cộng x x x x x
Đối với tổ chức thu nhận thông tin quá khứ từ các Sổ kế toán, các Báo cáo
Kế toán quản trị: việc lưu trữ các Sổ kế toán cũng tương tự như đối với chứng từ kế
toán. Tuy nhiên, thực tế là các Công ty xây lắp thuộc LICOGI đều áp dụng phần
mềm kế toán vì thế, cần thiết phải thực hiện quy trình vào cuối mỗi kỳ kế toán, đều
phải tính toán, kết chuyển và khóa sổ kế toán và trình bày Báo cáo KTQT. Cách
126
thức lưu trữ có thể lưu trữ qua ngay tại Phần mềm kế toán hay chiết xuất ra file
excel để lưu trữ hay in ra ký, đóng dấu đầy đủ.
3.2.2.2. Hoàn thiện tổ chức thu thập, ghi nhận thông tin tương lai ế toán quản
trị
Thông tin tương của KTQT được hiểu là căn cứ vào các kế hoạch trong tương
lai để KTQT đưa ra các thông tin phục vụ điều hành Sản xuất kinh doanh trong
tương lai, mang tính chất dự báo, dự toán, đó là các dự báo về chi phí, về doanh thu,
về thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, về các chỉ tiêu của Báo cáo kế toán...đây
cũng sẽ là cơ sở để các hoạt động thực tế phải hướng đến. Thu thập và cung cấp các
thông tin tương lai có thể dựa trên các quy trình đề xuất, Sơ đồ 3.3
Phân tích sơ đồ 3.3, tại các đơn vị thành viên và tại Tổng công ty sẽ thực hiện
quy trình riêng biệt đó là căn cứ vào định hướng chung, căn cứ vào kế hoạch cụ thể
từng thời kỳ, giai đoạn để xác định mục tiêu chi tiết trong kỳ, cũng như mong muốn
Sơ đồ 3.3. Thu thập, ghi nhận các thông tin tƣơng lai
Các Công ty con
Xây dựng các chỉ tiêu kế
hoạch/Dự báo
Nguồn lực và
điều kiện hiện tại
Kết quả đã thực hiện/
định mức xây dựng
Xây dựng các chỉ tiêu kế
hoạch/Dự báo
Nguồn lực và
điều kiện hiện tại
Kết quả đã thực hiện/
định mức xây dựng
Công ty Mẹ
Tổng hợp toàn Tổng công ty
127
nhà quản trị yêu cầu thông tin cần thu nhận thông qua các Báo cáo về chỉ tiêu
phương hướng của Doanh nghiệp là số liệu sơ cấp, tiếp đến nhận diện và phân loại
theo từng loại, và đơn giản hướng đến có thể biểu diễn thành các chỉ tiêu theo hướng
lượng hóa bằng cách sử dụng các phương pháp để biến thành các thông tin thứ cấp
tại LICOGI và các đơn vị thành viên, tiếp tục được sắp xếp thành các chỉ tiêu cụ thể
liên quan đến từng loại Báo cáo, và sử dụng các phương pháp phù hợp để hoàn
thành các Báo cáo KTQT cho các thông tin tương lai cung cấp cho Nhà quản trị, để
các Nhà quản trị tương ứng các cấp có những quyết sách điều hành tương lai. Đồng
thời tại Tổng công ty cũng tiến hành tổng hợp các đơn vị và tại Tổng công ty để có
bức tranh tổng thể trong toàn Tổng công ty.
Sau khi tổng hợp kế hoạch toàn LICOGI thì đây là cơ sở để Đại hội đồng cổ
động, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc sẽ có những quyết định cụ thể về mục
tiêu, chiến lược phù hợp ở từng thời kỳ
3.2.3. Hoàn thiện tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin Kế toán quản trị
3.2.3.1. Hoàn thiện tổ chức hệ th ng hóa và xử lý thông tin quá khứ Kế toán
quản trị
Sau khâu thu thập, ghi nhận thông tin quá khứ Kế toán quản trị thì sẽ tiến
hành hệ thống hóa và xử lý thông tin quá khứ này. Qua đánh giá thực trạng tại
LICOGI thì cần thiết phải hoàn thiện tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin quá
khứ Kế toán quản trị về tổ chức nhận diện và phân loại chi phí; Tổ chức lựa chọn và
hoàn thiện hệ thống Tài khoản, Sổ kế toán; Tổ chức phân loại và xử lý thông tin kế
toán Hàng tồn kho. Cụ thể:
Tổ chức nhận diện và phân loại chi phí
LICOGI thuộc lĩnh vực xây dựng lắp đặt thực hiện các lĩnh vực nền móng,
giao thông cầu đường, công trình năng lượng, cơ khí vật liệu, công trình cấp thoát
nước, tư vấn kiến trúc, xây dựng dân dụng. Cụ thể đối với lĩnh vực nền móng do các
Công ty Công ty Cổ phần 15, Công ty Cổ phần 17, Công ty Cổ phần 14 và Công ty
Cổ phần 13 tham gia thi công thì gói thầu “san nền và nắn dòng sông Mông Dương”
(thuộc dự án Nhà máy nhiệt điện Mông Dương – Quảng Ninh); xây dựng công
128
nghiệp như công trình thủy điện Sơn La, một công trình thủy điện có công suất lớn
nhất của Việt Nam. Đối với lĩnh vực giao thông cầu đường như dự án Đường sắt đô
thị số 1 Thành phố Hồ Chí Minh Bến Thành – Suối Tiên được khở công với dự án
có tổng chiều dài 19,7 km, bao gồm 2,2km đoàn ngầm với 3 nhà ga ngầm và 17,5km
đoạn trên cao với 11 nhà ga trên cao. Đối với công trình năng lượng như Thủy điện
Bản Chát công suất lắp máy 220MW, được xây dưng trên địa bàn xã Mường Kim,
huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, là một trong hai công trình trong bậc thang thủy
điện trên sông Nạm Mu nhánh cấp I bên trái của Sông Đà...tại hầu hết các Công ty
xây dựng trực thuộc đều phát sinh các hoạt động này cho nên việc nhận diện và
phân loại chi phí là tương đối phức tạp do nhiều lĩnh vực hoạt động, nhiều loại chi
phí phát sinh một cách chi tiết cụ thể, mà chỉ đưa ra nguyên tắc
Bước 1, Tổng hợp các loại chi phí phát sinh tại đơn vị: kế toán các đơn vị sẽ
nhận diện, xác định đầy đủ tất các loại chi phí phát sinh tại đơn vị và tại Tổng công
ty, xác định rõ chi phí chung gián tiếp, chi phí trực tiếp
Bước 2, Căn cứ vào mục tiêu quản lý để xác định các chi phí phát sinh ở đơn
vị đã được xác định ở bước 1 theo các tiêu thức phù hợp
Bước 3, Lưu trữ thông tin làm tài liệu so sánh, đối chiếu những kỳ kế toán
tiếp: nếu tại Công ty Cổ phần mà vẫn phát sinh các loại hình công trình tương tự thì
từ kỳ kế toán tiếp theo sẽ vẫn ổn định các chi phí đã được nhận diện và phân loại
Toàn bộ chi phí trong Công ty Cổ phần có thể được nhận diện và hệ thống
hóa, phân loại, Bảng 3.1
Bảng 3.1. Tổng hợp và nhận diện chi phí tại Tổng công ty xây dựng và
phát triển hạ tầng
TT Loại chi phí
Phân loại Ghi
chú Biến phí Định phí Hỗn hợp
I Chi phí trực tiếp của Công trình xây lắp
1 Chi phí Nguyên vật liệu các loại X
Bao gồm:
+ Thép
129
+ Xi măng
...
2 Chi phí Nhân công X
Bao gồm:
+ Công nhân trực tiếp xây lắp
+ Công nhân trực tiếp lái máy thi
công
...
3 Chi phí sản xuất chung X
Bao gồm:
+ Chi phí nhân viên quản lý
+ Chi phí Khấu hao Tài sản cố
định
...
4 Chi phí sử dụng máy thi công X
4.1 Trường hợp thuê máy thi công x
4.2 Trường hợp tự có X
Cộng chi phí xây dựng trƣớc thuế
Thuế GTGT
Cộng chi phí xây dựng sau thuế
Chi phí nhà tại hiện trường để quản
lý điều hành
X
II Chi phí thiết bị
1 Chi phí mua sắm thiết bị X
2 Chi phí đào tạo và chuyển giao
công nghệ
X
3 Chi phí lắp đặt thiết bị và hiệu
chỉnh
X
130
III Chi phí quản lý dự án X
IV Chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng X
V Chi phí liên quan khác
1 Rà phá bom mìn X
2 Bảo hiểm công trình X
3 Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật,
thiết kế bản vẽ thi công
X
4 Chi phí lựa chọn nhà thầu thi công
xây dựng công trình
X
5 Chi phí lựa chọn nhà thầu cung cấp
vật tư thiết bị công trình
X
6 Chi phí giám sát thi công xây dựng
công trình
X
7 Chi phí giám sát thi công lắp đặt
thiết bị công trình
8 Chi phí lập dự án đầu tư xây dựng
công trình
X
9 Chi phí lập Báo cáo kinh tế kỹ
thuật xây dựng công trình
X
10 Chi phí thiết kế kỹ thuật công trình X
VI Chi phí dự phòng
1 Chi phí dự phòng cho các yếu tố
khối lượng phát sinh
X
2 Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt
giá
X
VII Chi phí ngoài xây lắp
1 Chi phí bán hàng X
2 Chi phí quản lý Doanh nghiệp X
131
Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp là có hệ thống dự toán và định mức, bản
vẽ thiết kế, bóc tách vật tư, kết cấu...đầy đủ ngay từ đầu khi tiến hành nên cần phải
sử dụng phương pháp quản trị chi phí mục tiêu Tổng công ty cho từng công trình.
Cụ thể tại công trình của Công ty Cổ phần 17, các hạng mục công trình thì giá thành
xây dựng hàng kỳ được xác định căn cứ vào giá trị tập hợp chi phí trong từng kỳ
mang tính lũy kế, tức là chi phí được tập hợp chi tiết theo năm 2014, lũy kế đến thời
điểm kết thúc. Vì thế hàng năm chi phí tập hợp được, sẽ được coi là giá trị sản phẩm
dở dang cho đến khi kết thúc công trình
Tổ chức lựa chọn và hoàn thiện hệ thống Tài khoản, Sổ kế toán
LICOGI cần thiết phải tổ chức hệ thống tài khoản kế toán phù hợp nhằm đáp
ứng được yêu cầu của tổ chức thu nhận thông tin. Đó là cần phải chi tiết theo từng
Công trình, hạng mục công trình; chi tiết về doanh thu, thu nhập, kết quả kinh doanh
của từng công trình, hạng mục công trình...cấu trúc tài khoản kế toán đáp ứng yêu
cầu quản trị cần linh hoạt, đối tượng quản lý chi tiết được quản lý qua nhiều hệ
thống mã khác nhau. Ngoài hệ thống Tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hành,
cần thiết phải xây dựng một hệ thống tài khoản kế toán đáp ứng yêu cầu quản trị của
các Công ty xây lắp. Ví dụ phân cấp thành các Trung tâm trách nhiệm theo từng
phòng ban thì sẽ gắn ký hiệu phòng ban vào các tài khoản kế toán và luôn quản lý
theo từng đối tượng này. Vì thế, tài khoản kế toán cần xây dựng dạng hình cây, theo
các nhánh là công trình, hạng mục công trình, các loại chi phí phát sinh và kiểm
soát, theo định phí và biến phí. Đề xuất cách thức mã hóa Tài khoản kế toán, Bảng
3.2
Trong đó: Công ty Mẹ: CTC; Công ty Con: CTC; Tổng công ty: TCT
Khu vực Hà Nội: HN; Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh: SG...
Tổ đội xây lắp: TĐ ; Bộ phận trong các Công ty: BP
132
Bảng 3.2. Hƣớng dẫn mã hóa Tài khoản Kế toán quản trị
Cấp quản
lý
Nhóm Bộ
phận
Mã Tên Diễn giải
TCT Hành chính TCTHC 334TCTHC Tiền công của bộ phận hành
chính tại Tổng công ty xây lắp
và phát triển hạ tầng
Kinh doanh TCTKD 334TCTKD Tiền công của bộ phận Kinh
doanh tại Tổng công ty xây
lắp và phát triển hạ tầng
Kỹ thuật TCTKT 334TCTKT Tiền công của bộ phận Kỹ
thuật tại Tổng công ty xây lắp
và phát triển hạ tầng
...
CTM Hành chính CTMHC 334CTMHC Tiền công của bộ phận hành
chính tại Công ty mẹ, Tổng
công ty xây lắp và phát triển
hạ tầng
Kinh doanh CTMKD 334CTMKD Tiền công của bộ phận KInh
doanh tại Công ty mẹ, Tổng
công ty xây lắp và phát triển
hạ tầng
...
CTC Hành chính CTC 334CTCHC Tiền công của bộ phận hành
chính tại Công ty con, Tổng
công ty xây lắp và phát triển
hạ tầng
...
Tổ chức phân loại và xử lý thông tin kế toán Hàng tồn kho
133
Thiết lập nguồn cung cấp Hàng tồn kho: nguồn cung cấp vật tư cần được ổn
định, đúng chủng loại, quy cách phẩm chất theo yêu cầu công trình. Căn cứ vào nhu
cầu sử dụng tại từng Công trình mà xây dựng lượng vật tư dự trữ, lượng vật tư sử
dụng thường xuyên, đồng thời cũng tránh được hiện tượng trượt giá do công trình có
thời gian thi công dài. Đồng thời cũng tránh tình trạng bị ứ đọng vốn hoặc nợ phải
trả cao. Để làm được điều này, thì phải căn cứ vào kế hoạch từng thời kỳ, tiến độ
của từng công trình để lập kế hoạch chi tiết, cụ thể công tác mua vật tư và phân định
trách nhiệm các bộ phận liên quan, kế hoạch phải được lập theo quý, tháng, tuần và
ngày cả về lượng vật tư cần thiết cũng như lập kế hoạch dự toán thanh toán
Thực hiện quá trình quản lý Hàng tồn kho: vật tư tại Công ty Cổ phần có loại
tiến hành nhập kho, có loại là không quá kho mà chuyển thẳng đến chân công trình
vì thế cần phải tổ chức công tác quản lý vật tư chặt chẽ, hoa học
+ Xây dựng mã danh điểm Hàng tồn kho, mã danh điểm cần được xây dựng
chi tiết theo từng nhóm, từng vật tư, Bảng 3.3
Bảng 3.3. Mã danh điểm Hàng tồn kho
Ký hiệu
Tên Hàng
tồn kho
Đơn vị tính
Tên kho Nhóm
Hàng tồn
kho
Mã danh
điểm
Nam tiến 152-1 152-1-01 Cát vàng m3
+ Hoàn thiện hệ thống Sổ kế toán tổng hợp và chi tiết, cũng như quy trình
luân chuyển và trình tăng, giảm Hàng tồn kho nhằm thực hiện mục tiêu quản lý chặt
chẽ, khoa học và logic
134
3.2.3.2. Hoàn thiện tổ chức hệ th ng hóa và xử lý thông tin tương lai ế toán
quản trị
Khi các cấp quản lý tại LICOGI và các đơn vị thành viên đồng nhất về cách
thức, phương pháp và nội dung quản lý thì càng đồng nhất về mục tiêu, chiến lược
và kế hoạch thực hiện. LICOGI sẽ thực hiện chuẩn hóa về định mức, dự toán và
trình bày các Báo cáo KTQT, phân tích thông tin phục vụ cho việc ra các quyết định
quản lý. Cụ thể:
Tổ chức xây dựng hệ thống định mức chi phí và xác định các chỉ tiêu dự toán
Thực tế, tại LICOGI đã căn cứ vào Quyết định số 5481/2011/QĐ-UBND
ngày 24/11/2011 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội quyết định về việc công
bố đơn giá xây dựng công trình Thành phố Hà Nội, phần Xây dựng cơ bản; Quyết
định số 3796/2014/QĐ-UBND ngày 16/07/2014 của UBND Thành phố Hà Nội về
việc công bố giá nhân công và hệ số điều chỉnh chi phí nhân công, máy thi công đối
với các công trình sử dụng vốn Ngân sách trên địa bàn Hà Nội đã xây dựng Bảng
tổng hợp định mức Cọc khoan nhồi, Phụ lục 2.10, theo các loại chi phí Vật liệu (Vật
liệu phụ, Khối lượng dầu tính theo lít, đơn giá); Nhân công (Nhân công định mức,
hệ số, Thợ lái, hệ số); Máy (theo định mức, hệ số) của Cọc khoan nhồi D800 là
1.964.740/1m dài; Cọc khoan nhồi D1000 là 2.281.271/1m dài; Cọc khoan nhồi
D1200 là 2.583.995/1m dài; Cọc khoan nhồi D1500 là 3.330.190/1m dài; Đổ bê
tông cọc D1000 là 113.067/m3...Vì thế,
trên cơ sở hệ thống định mức đã xây dựng sẽ tiến hành xây dựng các dự toán tương
lai về Vật tư, Doanh thu, chi phí và kết quả
Minh họa cụ thể tình huống xác định xác định dự toán giá trị công trình thi
công xây lắp như Bảng 3.4.Bảng dự toán giá trị công trình
135
Bảng 3.4. Bảng dự toán giá trị công trình
TT Nội dung công việc và
chi phí phát sinh
Đvt Khối
lƣợng
Đơn giá (chi
tiết theo từng
loại chi chí)
Thành
tiền
Ghi
chú
I Các khoản mục chi
phí phát sinh
1 Chuẩn bị mặt bằng
khởi công
2 Hàng rào, biển báo
3 Chi phí điện nước, văn
phòng, bảo hộ lao
động, chi phí sửa chữa
nhỏ
4 Khoan nhồi
Khoan vào đất trên cạn
lõ khoan D 1200 mm
Khoan vào đất trên cạn
lõ khoan D 1000mm
Khoan vào đất trên cạn
lõ khoan D 800mm
...
II Cộng chi phí
III Thuế GTGT
IV Các chi phí dự phòng
V Dự toán giá trị công
trình
136
3.2.4. Hoàn thiện tổ chức lập, phân tích thông tin Kế toán quản trị
3.2.4.1. Hoàn thiện tổ chức lập báo cáo ế toán quản trị
Xây dựng hệ thống báo cáo KTQT phải dựa trên nguyên tắc phù hợp với yêu
cầu cung cấp thông tin cho các nhà quản lý điều hành các hoạt động xâp lắp của
Tổng công ty, phù hợp với các cấp quản lý là cao, trung và thực hiện. Đồng thời,
báo cáo phải so sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, các chỉ tiêu phải đồng nhất
để thuận lợi cho việc phân tích chênh lệch. Vì thế có thế chia ra thành các báo cáo
tình hình thực hiện, báo cáo phân tích và xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá. Hệ
thống Báo cáo đối với cấp này thường sẽ là các báo cáo phân tích, nhằm đáp ứng
các thông tin cần thiết phục vụ công tác quản lý, cũng như xác định được các
nguyên nhân về các vấn đề phát sinh này. Ngoài báo cáo KTQT mà các Công ty cổ
phần xây lắp phải cung cấp trong kỳ theo yêu cầu của Uỷ ban chứng khoán, thì cần
bổ sung thêm Báo cáo về đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, Bảng 3.5
Bảng 3.5. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
Tại báo cáo này cần xác định rõ các nguyên nhân của tỷ lệ thực hiện/kế hoạch
là tăng hay giảm. Để từ đó nhà quản trị có sự điều chỉnh trong điều hành phù hợp
với hoạt động xây lắp của Công ty Cổ phần xây lắp. Minh họa tại Công ty con là
Công ty Cổ phần Cơ giới và xây lắp số 10, căn cứ vào BCTC và kết quả thực hiện
Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Thực hiện
Tỷ lệ TH/KH
(%)
Sản lượng Tỷ đồng
Doanh thu Tỷ đồng
Lợi nhuận (trước thuế) Tỷ đồng
Đầu tư Tỷ đồng
Nộp NSNN Tỷ đồng
Lao động bình quân Người
Thu nhập 1.000 đ
Cổ tức %
137
có thể đưa ra được Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2016, Bảng
3.6
Bảng 3.6. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2016
Hoàn thiện tổ chức lập báo cáo ế toán quản trị tại các Công ty con
Xuất phát từ nhu cầu thông tin phục vụ công tác quản trị trong nội bộ Công ty
cổ phần xây lắp, Báo cáo đối với các CTC chủ yếu là báo cáo tình hình thực hiện,
thể hiện được những kết quả đã làm được cũng như các chỉ tiêu so sánh chuẩn theo
ngành, theo từng Công ty cổ phần xây lắp tương tự. Báo cáo phân tích về kết quả
hoạt động kinh doanh theo từng công trình, hạng mục công trình; báo cáo phân tích
mối quan hệ chi phí-khối lượng-lợi nhuận. Đề xuất xây dựng hệ thống Báo cáo
KTQT, Bảng 3.7, Bảng 3.8
Bảng 3.7. Báo cáo kiểm soát chi phí
Thời gian:
TT Nội dung chi phí Định mức/dự toán Thực hiện Chênh lệch Ghi chú
I Chi phí trực tiếp
của công trình xây
lắp
...
Chỉ tiêu ĐVT
Kế hoạch
2015
Thực hiện
2015
Tỷ lệ TH/KH
(%)
Sản lượng Tỷ đồng 100,000 125,234 125,23%
Doanh thu Tỷ đồng 70,000 106,084 151,55%
Lợi nhuận (trước thuế) Tỷ đồng 1,050 1,553 147,90%
Đầu tư Tỷ đồng 0 0 0
Nộp NSNN Tỷ đồng 4,000 3,131 78,28%
Lao động bình quân Người 205 200 88,00%
Thu nhập 1.000 đ 4.000 4.500 112,50%
Cổ tức % 7% 7% 100,00%
138
Báo cáo kiểm soát này có thể được lập theo từng loại chi phí, từng công trình
xây lắp, từng máy móc thiết bị...sẽ cung cấp cho các nhà quản trị các thông tin chi
tiết về mức độ thực hiện của từng loại chi phí trong kỳ. Từ đó, nhà quản trị kiểm tra
được tình hình thực hiện định mức chi phí của từng địa điểm và làm cơ sở cho việc
đứa ra các quyết định về điều chỉnh sử dụng chi phí hợp lý
Bảng 3.8. Báo cáo kết quả kinh doanh dạng lãi trên biến phí
Chỉ tiêu
Công ty Cổ
phần 15
Công ty Cổ
phần 17
...
Công ty Cổ
phần tư vấn
Công ty Cổ
phần Quảng
Ngãi
1.Doanh thu
2.Biến phí
3.Lãi trên biến
phí
4.Định phí
5.Lợi nhuận
trước thuế
3.2.4.2. Hoàn thiện tổ chức phân tích thông tin ế toán quản trị
Việc phân tích và cung cấp thông tin của cấp Tổng công ty được thực hiện
theo hai phương diện là công khai và nội bộ. Đối với các thông tin công khai được
thực hiện thông qua các Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị trình Đại hội
đồng cổ đông, Báo cáo của Ban kiểm soát, báo cáo của Tổng giám đốc và Báo cáo
quản trị gửi Uỷ ban chứng khoán nhà nước...Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là thực hiện
phân tích dữ liệu tại các báo cáo này về mặt phi tài chính và số liệu tài chính mới
giúp được các nhà quản trị quản lý điều hành
+ Phân tích phi tài chính là phân tích mang tính chất định tính về tình hình
kinh tế, chính trị xã hội trong và ngoài nước đã ảnh hưởng đến tình hình và kết quả
139
kinh doanh của LICOGI, để từ đó có những định hướng, kế hoạch và dự báo nhằm
phù hợp với hướng phát triển và yêu cầu điều hành quản lý cuả Nhà nước từng thời
kỳ
+ Phân tích tài chính là thông qua các phương pháp phân tích so sánh tuyệt
đối, so sánh tương đối và loại trừ xác định các nhân tố ảnh hưởng nhằm xác định các
chỉ tiêu liên quan đến khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả sử
dụng tài sản, nhóm chỉ tiêu liên quan đến khả năng sinh lời, nhóm chỉ tiêu liên quan
đến Hàng tồn khi...những kết quả phân tích này sẽ phản ánh được tình hình tài chính
của LICOGI tại từng thời kỳ
Bên cạnh đó, phân tích các Báo cáo KTQT cũng sẽ giúp cho các nhà quản trị
hiểu được tình hình quản trị Vật tư chi phí, quản trị kết quả kinh doanh...của
LICOGI, như phân tích tại Bảng 3.3, Bảng 3.4, Bảng 3.5, Bảng 3.6
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá đối với CTM, đó là đánh giá tình hình
thực hiện dự toán các Công trình, hạng mục công trình; đánh giá hiệu quả đầu tư vào
các Công ty xây lắp con thông qua Báo cáo đánh giá hiệu quả đầu tư vào Các công
ty con nhằm mục đích giúp Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc có cái nhìn tổng
thể về việc đầu tư vào các CTC để từ đó có những quyết định phù hợp, kịp thời
Phân tích thông tin theo các Công trình thực hiện: đối với từng công trình thực hiện
thì phân tích thông tin được quan tâm đó là kết quả công trình (chênh lệch doanh thu
và chi phí), tình hình thực hiện chi phí (chênh lệch về định mức và thực hiện, chênh
lệch về đơn giá công bố và giá thực tế), tiến độ thực hiện công trình, công suất sử
dụng các máy móc thiết bị, Bảng 3.9, Bảng 3.10
Bảng 3.9. Kết quả xây dựng công trình
TT Nội dung Ghi chú
I Giá dự toán công trình Xxxx
II Các chi phí liên quan đến công trình (xx)
1 Chi phí trực tiếp xây dựng
2 Chi phí chung xây dựng
III Chi phí liên quan phân bổ (xxx)
140
1 Chi phí bán hàng phân bổ
2 Chi phí QLDN phân bổ
3 Các chi phí liên quan khác phân bổ
...
IV Kết quả công trình
Bảng 3.10. Xác định sự chênh lệch vật tƣ, sức lao động
TT Tên vật tư
Số lượng/tiêu hao Đơn giá
Ghi
chú
Dự
toán
Thực
tế
Chênh
lệch
Công
bố
Thực
tế
Chênh
lệch
1 Cát
2 Đá
...
Bảng 3.9 sẽ phân tích rõ được tình hình tiêu hao vật tư, sức lao động trong kỳ
về mặt số lượng (đối với vật tư), về mặt thời gian, mức tiêu hao (đối với sức lao
động) trong kỳ giữa dự toán là số liệu được kỹ sư kỹ thuật bóc tách, kỹ sư kinh tế
tính toán với số liệu tiêu hao thực tế. Đồng thời, cũng phản ánh sự chênh lệch giữa
đơn giá công bố (do Sở tài chính hoặc Sở xây dựng trên địa bàn) công bố theo quyết
định trong kỳ với đơn giá thực tế. Hai khoản tiêu hao về vật tư và sức lao động sẽ
ảnh hưởng lớn đến chi phí phát sinh của công trình cũng như chi phí dở dang, giá
thành quyết toán công trình
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá các Công ty con nhằm giúp Ban giám
đốc công ty phân tích, đánh giá được tình hình hoạt động của từng công ty con, xác
định hiệu quả hoạt động...
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
3.3.1. Về phía cơ quan quản lý Nhà nƣớc
141
Hoàn thiện văn bản pháp quy về lĩnh vực Kế toán quản trị
Luật kế toán 2015 có hiệu lực vào 01/01/2017 và Thông tư số 53/2006/TT -
BTC hướng dẫn về KTQT mới chỉ mang tính chất hướng dẫn mà chưa có giá trị
pháp lý cao về KTQT. Vì thế thời gian tới cần có những quy định cụ thể, đồng bộ và
có thể mang tính bắt buộc của KTQT với các nội dung đảm bảo:
+ Đối tượng, phạm vi áp dụng KTQT
+ Nội dung KTQT và các phương pháp kỹ thuật của KTQT
+ Điều kiện áp dụng KTQT
+ Vai trò của thông tin KTQT trong hệ thống thông tin kế toán
+ Giá trị pháp lý của KTQT
...
Tăng cường công tác tuyên truyền về vai trò của Kế toán quản trị cũng như
đẩy mạnh hoạt động đào tạo bồi dưỡng về Kế toán quản trị
Nhà nước cùng với các cơ quan chức năng như các Hội nghề nghiệp, các cơ
sở đào tạo...tiến hành đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về vai trò và tính hữu ích
của KTQT khi áp dụng. Để từ đó xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo về
KTQT nhằm thúc đẩy những ứng dụng hữu ích của KTQT vào các đơn vị (nhà nước
và doanh nghiệp). Đặc biệt, thức tỉnh và tuyên truyền cho các nhà quản lý các cấp
(cấp cao, cấp trung và cấp thấp) về các mô hình, khả năng và các ứng dụng quan
trọng của KTQT trong việc điều hành quản lý Doanh nghiệp nói chung và các Công
ty Cổ phần xây lắp nói riêng. Đối với mỗi cấp quản lỹ đều có những sự ứng dụng
phù hợp để khai thác một cách tối đa nguồn lực của Công ty Cổ phần xây lắp cũng
như nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng Máy móc thiết bị, lựa chọn các phương án
đầu tư và tính giá các công trình xây dựng, kiểm soát chi phí
Đẩy mạnh sự phát triển về cung cấp dịch vụ Kế toán quản trị
Cung cấp dịch vụ KTQT là tất cả các khâu từ khâu bồi dưỡng, thi sát hạch lấy
chứng chỉ, đến sự hành nghề dịch vụ. Tức là toàn bộ môi trường về dịch vụ KTQT
cần được xây dựng và hình thành, phát triển một cách mạnh mẽ. Để thực hiện được
điều này, cần thiết phải học tập kinh nghiệm của nước ngoài trong việc vận dụng
142
KTQT vào thực tiễn như chứng chỉ Cima của Hiệp hội kế toán quản trị Anh quốc.
Kinh tế thị trường phát triển đòi hỏi giám đốc điều hành, giám đốc tài chính và
chuyên gia kế toán quản trị có kiến thức chuyên sâu về KTQT
3.3.2. Về phía Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng
Tăng cường nhận thức của lãnh đạo Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ
tầng và những người làm công tác kế toán
Sự nhận thức của lãnh đạo LIVOGI có ảnh hưởng quyết định đối với việc áp
dụng KTQT vào Công ty, vì họ là những người quản lý điều hành công việc nên cần
phải thấy được lợi ích khi vận dụng KTQT. Bên cạnh đó, những người làm trực tiếp
công tác kế toán tại LICOGI cũng phải hiểu rõ được vai trò quan trọng của KTQT
trong việc cung cấp thông tin nội bộ phục vụ công tác điều hành quản lý, hiểu rõ áp
dụng KTQT vào LICOGI như thế nào cho hiệu quả. Vì thế, ngoài việc học tập từ
các cơ sở đào tạo, những người liên quan tại LICOGI cần được tham gia các lớp bồi
dưỡng về KTQT để hiểu hơn nữa về các nội dung, cách thức tổ chức KTQT trong
các Công ty cổ phần thuộc LICOGI
Thực hiện áp dụng Kế toán quản trị tại các Công ty cổ phần thuộc Tổng công
ty
Theo như mô hình xây dựng, tại các Công ty cổ phần xây lắp có thể áp dụng
mô hình KTQT và KTQT theo từng phạm vi lĩnh vực hay theo từng phần hành
KTTC, KTQT. Để triển khai được ngoài những kiến thức đã có, lãnh đạo và nhân
viên kế toán cần có sự quyết tâm để triển khai thực hiện. Bước đầu sẽ có những bỡ
ngỡ nhưng dần sẽ đảm bảo việc áp dụng KTQT. Với mô hình áp dụng KTTC và
KTQT theo phạm vi sẽ hầu như là tách biệt các yếu tố đầu vào giữa KTTC và
KTQT. Sự tách biệt này, sẽ cần phải thiết kế toán bộ quá trình từ khâu thu nhận–xử
lý–phân tích và cung cấp thông tin KTQT. Với mô hình áp dụng KTTC và KTQT
theo phần hành như sơ đồ 3.2, sẽ cần không có sự tách biệt mà chỉ cần bổ sung thêm
các chỉ tiêu, tiêu thức của quá trình thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin
KTQT
143
Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, điều
hành
Công nghệ thông tin đã và đang trở thành những trợ giúp tích cực trong các
lĩnh vực nói chung và lĩnh vực kế toán nói riêng. Với việc ứng dụng Công nghệ
thông tin sẽ giúp quá trình kế toán được nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tính chính
xác, đáp ứng được các yêu cầu mong muốn. Vì thế, để áp dụng được Công nghệ
thông tin, các Công ty cổ phần Xây lắp cần phải trang bị cơ sở vật chất đáp ứng
được yêu cầu, hệ thống mạng Lan và Internet tốt, đội ngũ nhân viên kế toán có kiến
thức chuyên sâu và có kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin
144
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Nội dung chương bao gồm các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác KTQT
tại LICOGI, đó là các giải pháp Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý phục vụ công
tác KTQT, Hoàn thiện tổ chức bộ máy KTQT, Hoàn thiện thu thập thông tin KTQT,
Hoàn thiện phân loại và xử lý thông tin KTQT, Hoàn thiện lập các báo cáo KTQT,
Hoàn thiện phân tích và cung cấp thông tin KTQT. Nội dung các giải pháp đưa ra
mang tính khả thi và dựa trên các cơ sở là bốn định hướng phát triển tạiLICOGI,
năm nguyên tắc kế toán, cũng như khắc phục được các hạn chế tồn tại và phát huy
ưu điểm hiện có, đảm bảo điều kiện khả thi để thực hiện các giải pháp trong tình
hình hiện nay
145
KẾT LUẬN CHUNG
Luận án Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị tại Tổng công ty xây
dựng và phát triển hạ tầng đã đạt được các kết quả:
Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về tổ chức công tác KTQT trong doanh
nghiệp xây lắp với các nội dung cơ bản về tổ chức công tác kế toán, tổ chức công tác
KTQT và các nội dung tổ chức công tác KTQT trong doanh nghiệp xây lắp
Khảo sát thực tế tại LICOGI với mẫu lựa chọn là 12, Phiếu khảo sát Phụ lục
2.1b. Từ Kết quả khảo sát thực trạng và sử dụng các phương pháp khoa học phù hợp
để tổng hợp các kết quả khảo sát cũng như kết hợp phương pháp thu thập dữ liệu
khác, NCS đã có hệ thống thực trạng tổ chức công tác KTQT tại LICOGI. Dựa
những những vấn đề lý luận và những thực trạng tại LICOGI với các đánh giá kết
quả đạt được và những hạn chế nguyên nhân, Luận án đã đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện tổ chức công tác KTQT tại LICOGI
Điểm mới cơ bản của luận án
(1)Trình bày logic, hệ thống các vấn đề lý luận về tổ chức công tác kế toán
quản trị trong doanh nghiệp xây lắp theo mô hình Tổng công ty hoạt động CTM-
CTC
(2) Phản ánh được thực tế tình hình tổ chức công tác KTQT tại LICOGI, và
các nhu cầu cần thiết cho việc hoàn thiện tổ chức công tác KTQT đối với cấp lãnh
đạo quản lý và cấp thực thi nhiệm vụ
(3) Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác KTQT tại
LICOGI trên cơ sở khắc phục các hạn chế, tồn tại và phát huy các ưu điểm nhằm
tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Những giải pháp không chỉ được áp dụng đối với LICOGI mà còn là hệ thống
tài liệu tham khảo đối với các Doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện hiện nay.
Cũng như tăng cường vai trò bắt buộc việc áp dụng công tác KTQT đối với các cơ
quan quản lý Nhà nước
Những hạn chế
146
(1) Do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế trong điều kiện hiện nay nói chung
và lĩnh vực xây lắp nói riêng, nên việc đánh giá hiệu quả hoạt động các doanh
nghiệp xây lắp và LICOGI cần thiết phải tính đến yếu tố môi trường kinh tế
(2) Do sự hướng dẫn của Nhà nước về KTQT, nên yêu cầu áp dụng chưa cao
cả về giá trị pháp lý cũng như tính bắt buộc
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
TT Tên bài báo Tại chí Thời gian
1 Phân tích vai trò của Kế toán
quản trị chi phí trong các Doanh
nghiệp sản xuất
Tạp chí Kế toán
và kiểm toán
Tháng 10/2014
2 Vận dụng tổ chức công tác Kế
toán trong doanh nghiệp
Tạp chí Tài chính Tháng 10/2014
3 Tổ chức công tác Kế toán quản
trị trong các Doanh nghiệp xây
lắp
Tạp chí Tài chính Tháng 8/2017
4 Trao đổi về giải pháp hoàn
thiện Tổ chức công tác Kế toán
quản trị tại các Tổng công ty
xây dựng, hoạt động theo mô
hình Công ty mẹ - Công ty con
Tạp chí kế toán Tháng 12/2017
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo trong nƣớc
1. Nguyễn Tuấn Anh (2012), Tổ chức công tác kế toán ở các Tập đoàn kinh tế Việt
Nam theo mô hình Công ty Mẹ - công ty con (2012), LATS
2. Bộ tài chính (2014), Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số
200/2014/TT-BTC
3. Bộ tài chính (2006), Thông tư số 53/2006/TT-BTC hướng dẫn về Kế toán quản trị
4. Vũ Mạnh Chiến, Nguyễn Thu Thủy, Factors affecting the implementation of
management accounting in Vietnam manufacturing firms, ICOAF 20/05/2016
5. Trần Văn Dung (2002), Tổ chức Kế toán quản trị và giá thành trong doanh
nghiệp sản xuất ở Việt Nam, LATS
6. Phạm Văn Được, Đặng Kim Cương (2007), Kế toán quản trị, NXB Thống kê
7. Nguyễn Thị Đông (2002), giáo trình lý thuyết Hạch toán kế toán, Trường Đại học
KTQD, NXB Giáo dục
8. Ngô Thị Thu Hồng (2007), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh
nghiệp vừa và nhỏ nhằm tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, LATS
9. Vương Đình Huệ, Đoàn Xuân Tiên (2002), giáo trình Kế toán quản trị của
Trường Đại học Tài chính kế toán Hà Nội, NXB Tài chính, Hà Nội
10. Đặng Thị Thúy Hà (2016), Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam, LATS
11. Trần Ngọc Hùng (2016), Các nhân tố tác động đến việc vận dụng Kế toán quản
trị trong các Doanh nghiệp Nhỏ và vừa tại Việt Nam, LATS
12. Nguyễn Phi Hùng (2017), Tổ chức công tác Kế toán quản trị trong các Doanh
nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên, LATS
13. Ngụy Thu Hiền (2013), Xây dựng mô hình Kế toán quản trị trong các công ty cổ
phần chuyển phát nhanh thuộc tập đoàn bưu chính vi n thông Việt Nam, LATS
14. Lê Thị Thanh Hương (2012), Hoàn thiện tổ chức công tác trong các bệnh viện
trực thuộc Bộ Y tế của Việt Nam, LATS
15. Nguyễn Thị Minh Hường (2004), Tổ chức kế toán ở các trường Đại học trực
thuộc Bộ giáo dục và đào tạo, LATS
16. Nguyễn Văn Hải, Vũ Mạnh Chiến, Những yếu tố ảnh hưởng tới việc thiết kế hệ
thống Kế toán quản trị chi phí của các Công ty da giầy Việt Nam trong bối cảnh
Việt Nam tham gia TTP, Hội thảo khoa học 2016
17. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012), Tổ chức Kế toán quản trị chi phí vận tải hàng
hóa trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam, LATS
18. Huỳnh Lợi (2014), NXB Phương Đông, Kế toán quản trị
19. Nguyễn Bích Liên (2012), Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng Công nghệ hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam, LATS
20. Hoàng Thị Phương Lan (2017), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán ở các
trường Đại học ngoài công lập của Việt Nam trên địa bàn Hà Nội, LATS
21. Nguyễn Thị Hằng Nga (2004), Hoàn thiện tổ chức Kế toán quản trị trong các
Doanh nghiệp dầu khí Việt Nam, LATS
22. Trần Thị Nhung (2016), Hoàn thiện hệ thống thông tin Kế toán quản trị tại các
Doanh nghiệp chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, LATS
23. Phạm Thị Tuyết Minh (2015), Tổ chức công tác Kế toán quản trị trong các
Doanh nghiệp thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam, LATS
24. Đoàn Ngọc Quế, Đào Tất Thắng, Lê Đình Trực (2013), Kế toán quản trị, NXB
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
25. Phạm Quang (2002), Phương hướng xây dựng hệ thống báo cáo Kế toán quản
trị và tổ chức vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam, LATS
26. Quốc hội, (2015), Luật kế toán
27. Hoàng Văn Tưởng (2010), Tổ chức Kế toán quản trị với việc tăng cường quản lý
hoạt động kinh doanh trong các Doanh nghiệp xây lắp Việt Nam, LATS
28. Đoàn Xuân Tiên (2009), NXB Tài chính, Giáo trình Kế toán quản trị
29. Lưu Đức Tuyên, Ngô Thị Thu Hồng (2011), Giáo trình Tổ chức công tác kế
toán, NXB Tài chính
30 . Chúc nh Tú (2015), Đề tài cấp Học viện tài chính, Tổ chức công tác Kế toán
quản trị trong các Doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Hà Nội, đề tài cấp Học viện
Tài chính
31. Nguyễn Bích Hương Thảo (2016), Tổ chức hệ thống kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp chế biến thủy sản, LATS
32. Nguyễn Thị Thu Thủy (2016), Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các
Công ty cổ phần Xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, LATS
33. Phạm Thị Thủy (2007), Xây dựng mô hình Kế toán quản trị chi phí cho các
doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam, LATS
34. Phạm Ngọc Toàn (2010), Xây dựng nội dung và tổ chức Kế toán quản trị cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, LATS
35. Lê Đức Toàn (2002), Kế toán quản trị và phân tích chi phí sản xuất trong ngành
sản xuất công nghiệp ở Việt Nam, LATS
36. Dương Thị Mai Hà Trâm (2004), Xây dựng hệ thống kế toán quản trị trong
các doanh nghiệp Dệt Việt Nam, LATS
37. Tổng công ty LICOGI - CTCP, (2018), Điều lệ Tổng công ty LICOGI - CTCP,
sửa đổi bổ sung lần thứ Nhất theo Nghị quyết số 111/2018/NQ - ĐHĐCĐ ngày
26/6/2018 của Đại hội Đồng cổ đông
38. Nguyễn Vũ Việt (2007), Tổ chức Kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh
doanh trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, LATS
39. Phạm Thị Kim Vân (2002), Tổ chức Kế toán quản trị chi phí và kết quả kinh
doanh ở các doanh nghiệp kinh doanh Du lịch, LATS
40. Giang Thị Xuyến (2002), Tổ chức Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh
trong doanh nghiệp nhà nước, LATS
Tài liệu tham khảo Nƣớc ngoài
41. Abdel-Kader (2006), Management accounting practices in the British food and
drinks industry
42. Alkinson, Kaplan & Young (2008), Management accouting, Prentice Hall New
Jersey
43. ACCA (2014), MA2 Managing Costs and Finances
44. Advanced Management Accounting
45. Artifex, Bucuresti (2012), Implementation Opportunities of Green Accounting
for Activity based costing in Romani, Sorinel Capusneanu
46. Charles T.Horngren, Srikant M. Datar, George Foster, Madhav Rajan,
47. Christopher Ittner, Third edition, Cost Accounting a Managerial Emphasis
48. Colin Drury (2012), Management and Cost Accounting
49. Hilton, Ronald W. (2005), Management Accounting
50. H.Bouqin, J.P.Zerbib (1998), Kiểm soát quản lý-kế toán quản trị, Trường Đại
học Paris-Dauphine, Euro-Technical Assistance Programe
51. Josette Peyrard (1997), Analysis Financial Business, NXB Thống kê, Hà Nội
52. Jonas Gerdin (2005), Management accounting system design in manufacturing
departments: an empirical investigation using a multiple contingencies approach"
53. Kamilah Ahmad (2012), The use of management accounting practices in
Malaysian SMES, PhD
54. R.Williams, Susan F.Hakn, Mark S.Bettner, Financial and Management
Accounting the basic for Business decisions
55. Micheal W Maher (2000), Management accounting education at the Mllenium,
Issue in accounting education, May 2000, Vol 15, No 2, 335-346
56. Michael Lucas, Malcolm Prowle; Glynn Lowth (2013), Management
Accounting Practices of UK Small- Medium- Sized Enterprises, Thesis
57. Morse, Davis & Hartgraves, Third edition, Management Accounting a strategic
approach
58. Martin N. Kellogg (1962), Fundamentals of responsibility accounting, National
Association of accountants
59. Nelson Waweru (Canada), Enrico Ulina (South Africa), (2008), Predicting
change in managemnet accouting systems: a contigent approach
60. ICAEW (2016), Accouting study and Question bank
61. Financial and Management Accounting the basic for Business decisions
62. RayH.Garrison, (2012), Managerial Accounting
63. Robert N.Anthony (1956), Management Accouting: text and case, Homeword,
IL: Richard D.Irwin, Inc
64. RayH.Garrison (2012), Managerial Accounting
65. Ronald W.Hilton (2005), Management Accounting
66. Robert S.Kaplan và nthony . tkinson (2010), Management Accounting
67.Sorinel Capusneanu – Artifex, Bucuresti (2012), Implementation Opportunities
of Green Accounting for Activity based costing in Romani