Tổ chức HTTT KTQT có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin
thiết thực, hữu ích trong quản lý và điều hành DN. Thông tin KTQT là cơ sở để nhà
quản lý thực hiện mục tiêu quản trị thông qua việc khai thác có hiệu quả mọi nguồn
lực của DN, nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện
nay, các DNSX XM Bắc miền Trung bên cạnh những cơ hội phát triển bền vững,
còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là trong xu hướng dư cung XM ngày
một gia tăng. Tổ chức tốt HTTT KTQT là một giải pháp hữu hiệu để phát huy hiệu
quả công tác quản lý, quản trị có hiệu quả nguồn lực chiến lược, qua đó giúp DN
nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của mình trên thị trường. Tổ chức HTTT
KTQT là một công cụ hữu hiệu của quản trị DN nhằm cung cấp thông tin thực hiện
mục tiêu hoạch định, kiểm soát và ra quyết định quản lý, tạo ra giá trị cho DN thông
qua việc khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của DN. Theo mục tiêu
đặt ra, luận án đã thực hiện được các nội dung sau:
- Hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận về HTTT quản lý; HTTT KTQT; tổ
chức HTTT KTQT trong các DN sản xuất. Tác giả đã tiếp cận HTTT KTQT theo lý
thuyết hệ thống để nghiên cứu đồng bộ các nội dung quan trọng của tổ chức HTTT
KTQT trong môi trường vận hành hệ thống ERP, làm rõ vai trò của các yếu tố con
người và bộ máy KTQT, quy trình xử lý HTTT KTQT trong tổ chức hệ thống. Tổ
chức HTTT KTQT trong DN hiện nay phải được đặt trong điều kiện vận hành giải
pháp ERP, tiếp cận nghiên cứu toàn diện theo quy trình thông tin nhằm tạo lập và sử
dụng thông tin KTQT cho các mục tiêu hoạch định chiến lược, kiểm soát việc thực
thi chiến lược và ra quyết định quản lý.
- Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức HTTT KTQT ở một số nước
trên thế giới, điển hình là Mỹ, Cộng hòa Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc, rút ra bài
học cho các DN Việt Nam trong việc tổ chức HTTT KTQT nhằm phát huy hiệu quả
công tác quản lý, thực hiện các mục tiêu hoạch định, kiểm soát và ra quyết định.
- Thông qua việc khảo sát bằng phiếu điều tra và phỏng vấn sâu, thu thập dữ
liệu thứ cấp, luận án đã nghiên cứu thực trạng tổ chức HTTT KTQT tại các DNSX197
XM Bắc miền Trung qua đó đánh giá, phân tích những kết quả đạt được và những
hạn chế về tổ chức HTTT KTQT trong các DN này, luận án đã chỉ rõ nguyên nhân
của những hạn chế làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp hoàn thiện.
- Trên cơ sở các luận cứ khoa học và thực tiễn, luận án nêu định hướng,
nguyên tắc, yêu cầu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức HTTT KTQT
tại các DNSX XM Bắc miền Trung gồm các giải pháp về: tổ chức hệ thống hoạch
định nguồn lực ERP; tổ chức con người và bộ máy KTQT; tổ chức quy trình xử lý
HTTT KTQT như hệ thống thu nhận dữ liệu đầu vào; hệ thống xử lý thông tin; hệ
thống cung cấp thông tin; tổ chức sử dụng thông tin KTQT thực hiện các mục tiêu
quản lý; hệ thống lưu trữ thông tin; hệ thống kiểm soát thông tin. Đồng thời luận án
cũng đã kiến nghị các điều kiện nhằm thực hiện giải pháp đối với Nhà nước và cơ
quan chức năng, đối với các DNSX XM Bắc miền Trung.
232 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 706 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Bắc miền Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động. Vì vậy, DN phải đặt giải pháp về
kiểm soát dữ liệu, đặc biệt là trong môi trường thương mại điện tử, hệ thống dữ liệu
quản lý sẽ được tích hợp và chia sẻ trên cổng website của DN.
Để thực hiện giải pháp trên, các DN cần nghiên cứu, ban hành quy định về
việc khai thác, kiểm soát và bảo mật thông tin. Quy định trách nhiệm từng cá nhân,
190
bộ phận trong việc khai thác dữ liệu; xây dựng quy trình quản lý thông tin khoa học;
phân quyền sử dụng trên hệ thống phần mềm.
(1) Đối với các DN đã vận hành cơ bản hệ thống ERP: Cần tiến tới kiểm
soát hệ thống ERP, hệ thống dữ liệu một cách khoa học hơn để đảm bảo tính an
toàn và bảo mật của thông tin KTQT.
(2) Đối với các DN mới đưa vào sử dụng hệ thống ERP: Cần nghiên cứu áp
dụng cả về các giải pháp phân quyền khai thác hệ thống, kiểm soát hệ thống và
kiểm soát dữ liệu, thông tin.
(3) Đối với các DN đang sử dụng phần mềm kế toán: Cần thực hiện các giải
pháp về phân quyền trên các phân hệ của phần mềm, kiểm soát quy trình xử lý của
phần mềm trong việc thiết lập HTTT KTQT.
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG
THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
XI MĂNG BẮC MIỀN TRUNG
3.3.1. Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng
Thứ nhất: Thực hiện các chính sách hỗ trợ các DN trong ngành XM nói
chung và các DNSX XM Bắc miền Trung nói riêng
Ngành công nghiệp XM nước ta những năm gần đây gặp nhiều khó khăn,
hàng loạt nhà máy, dây chuyền chạy cầm chừng, ngừng sản xuất vì cung đã vượt
cầu, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Khả năng xuất khẩu xi măng gặp nhiều
khó khăn do hiện nay, thị trường xi măng thế giới có nhiều biến động do nguồn
cung tăng, nhưng nhu cầu xây dựng tại một số quốc gia lại giảm, vì vậy các đối tác
ép giá xuất khẩu. Tỷ lệ tiêu thụ nội địa năm 2016 tăng lên mức 59 - 60 triệu tấn,
trong khi lượng xuất khẩu xi măng giảm xuống 16 - 17 triệu tấn [9]. Trong định
hướng chiến lược ngành xi măng của Chính phủ cũng đã nêu rõ mục tiêu phát triển
ngành công nghiệp XM Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bền
vững, có công nghệ tiên tiến, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu
cầu thị trường; tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và tiêu hao năng lượng thấp và bảo
vệ môi trường. Nhà nước cần thực hiện các giải pháp hỗ trợ ngành xi măng:
191
- Có chính sách hỗ trợ các DN XM nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
Các sản phẩm mới không chỉ giúp DN thoát khỏi khó khăn trong giai đoạn hiện nay
về tiêu thụ và cạnh tranh, mà còn giúp người tiêu dùng có thể sử dụng được sản
phẩm với chất lượng tốt, giá cả thấp.
- Hỗ trợ việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu XM cho DN thông qua hợp tác
kinh tế quốc tế và khu vực, đồng thời tìm kiếm các nhà đầu tư mua lại một phần
hoặc toàn bộ các dự án XM đang gặp khó khăn.
- Giảm và giãn thời hạn nộp thuế ở mức hợp lý, giữ ổn định tỷ giá, giảm lãi
suất tiền vay, đảm bảo ổn định về giá than, điện có lộ trình rõ ràng. Bên cạnh đó,
cần phải có cơ chế hỗ trợ tài chính, khuyến khích đầu tư phát triển chiều sâu, đổi
mới công nghệ, tăng cường năng lực quản lý sản xuất
- Tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh để các DNSX XM Bắc miền
Trung phát huy tối đa nguồn lực hiện có với sự hỗ trợ của HTTT KTQT. Trong điều
kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt, Nhà nước, Hiệp hội XM cần phải tạo dựng
được môi trường canh tranh bình đẳng giữa các DN tham gia trên thị trường, tránh
tình trạng ép giá và các tiêu cực khác từ thị trường.
Các DN trên cơ sở vận hành HTTT của mình để đưa ra quyết định kịp thời,
chính xác, phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh, phát
triển bền vững DN.
Thứ hai: Hoàn thiện môi trường pháp lý về HTTT KTQT
HTTT KTQT đã được nghiên cứu và triển khai áp dụng tại các DN từ những
năm 1990, tuy nhiên đến hiện nay, những văn bản của Nhà nước ban hành chưa
hoàn thiện. Trong tương lai, cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý về HTTT
KTQT để DN vận hành nhằm phát huy hiệu quả vai trò của nó trong công tác quản
lý. Tổ chức HTTT KTQT trong DN được đề cập trong Luật kế toán 2015, Thông tư
53/2006/TT-BTC trên góc độ về bản chất, vai trò, nội dung của nó. Tuy nhiên, Nhà
nước cần hướng dẫn DN một cách cụ thể hơn, cần quy định trách nhiệm đối với Hội
Kế toán và Kiểm toán Việt Nam trong việc hướng dẫn các nội dung tổ chức HTTT
KTQT trong DN, cụ thể:
192
- Bản chất, vai trò và nguyên tắc tổ chức HTTT KTQT;
- Phương pháp kỹ thuật thực hành HTTT KTQT trong DN;
- Mô hình tổ chức HTTT KTQT;
- Kinh nghiệm từ việc tổ chức HTTT KTQT thành công trên thế giới và sự
vận dụng vào đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động của DN Việt Nam.
Thứ ba: Đổi mới chương trình đào tạo HTTT KTQT theo hướng hiện đại
Trong chương trình đào tạo kế toán hiện nay, cần phải đổi mới cả về nội
dung và phương pháp đào tạo. Về nội dung, cần phải trang bị cho người học kiến
thức cơ bản và chuyên sâu về HTTT KTQT hiện đại, các mô hình và phương pháp
KTQT hiện đại để KTQT thực sự trở thành một bộ phận không thể tách rời của
quản trị DN. Đặt vấn đề tổ chức HTTT KTQT trong điều kiện ứng dụng CNTT,
nâng cao nhận thức về vai trò của HTTT KTQT trong việc thực hiện các mục tiêu
quản lý. Về phương pháp, cần đào tạo người học phát triển cả về kiến thức, kỹ
năng, đạo đức nghề nghiệp và thái độ phẩm chất. Đào tạo dựa trên phát triển năng
lực nghề nghiệp trong quá trình học tập.
Ngoài ra, Hội Kế toán và Kiểm toán cần kết hợp với các trường Đại học,
các cơ quan chức năng, Hiệp hội XM Việt Nam và các DN ngành XM, tổ chức
các buổi hội thảo, các khóa học để nâng cao nhận thức về vai trò HTTT KTQT,
cung cấp kỹ năng thực hành HTTT KTQT nhằm phát huy hiệu quả tổ chức
HTTT KTQT đáp ứng mục tiêu quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh của các
DNSX XM Bắc miền Trung, hoàn thiện HTTT trong DN hướng tới tinh gọn và
hiệu quả.
3.3.2. Về phía các doanh nghiệp sản xuất xi măng Bắc miền Trung
Thứ nhất: Nâng cao nhận thức về vai trò của tổ chức HTTT KTQT.
Tổ chức HTTT KTQT xuất phát từ nhu cầu thông tin của nhà quản lý các
cấp trong DN. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, vai trò của HTTT
KTQT phải được phát huy nhằm tranh thủ các nguồn lực tạo điều kiện phát huy
hiệu quả mọi tiềm năng của DN. Do vậy, để tổ chức HTTT KTQT hiệu quả trong
các DNSX XM Bắc miền Trung, các nhà quản trị cần phải nhận thức đúng đắn về
193
vị trí và vai trò của nó. Cần phải tổ chức HTTT KTQT theo hướng tin gọn và hiệu
quả nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về sản xuất, kinh doanh, nhân sự và
tài chính cho nhà quản trị các cấp trong việc hoạch định và thực hiện mục tiêu
quản lý. Hiện nay HTTT đã được các DNSX XM Bắc miền Trung quan tâm và
đưa nó vào mục tiêu chiến lược phát triển của DN. Tuy nhiên, tâm lý chung của
các nhà quản trị đều nhận thức vị trí của HTTT KTQT chỉ trên góc độ tài chính kế
toán, làm sao đáp ứng được yêu cầu của cơ quan thuế, cơ quan quản lý tài chính,
các đối tượng bên ngoài DN, chứ chưa thực sự trở thành một công cụ hữu ích cho
nhà quản trị trong việc khai thác và phát huy hiệu quả nguồn lực của DN. Chính vì
vậy, cần phải giúp các nhà quản lý nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của HTTT
KTQT trong việc tạo ra giá trị cho DN. Các nhà quản trị phải thực sự là những
người chỉ đạo tổ chức HTTT KTQT nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin của mình
trong việc hoạch định và thực hiện các mục tiêu quản lý. Khi vai trò và vị trí của
tổ chức HTTT KTQT được phát huy, nhà quản lý sẽ đầu tư xứng đáng vào HTTT
KTQT để vận hành hiệu quả.
Thứ hai: Chuẩn hóa quy trình sản xuất, quy trình tổ chức quản lý
Để tổ chức HTTT KTQT khoa học, đòi hỏi các DNSX XM Bắc miền Trung
phải từng bước cải tiến quy trình tổ chức sản xuất, quản lý theo hướng áp dụng các
quy trình tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý ISO. Tổ chức HTTT KTQT
nhằm tạo ra hiệu quả hoạt động của các quy trình quản lý như quản lý vận hành tác
nghiệp - sản xuất, quản lý hệ thống phân phối - bán hàng, quản lý tài chính, quản lý
nguồn nhân lực. Vì vậy, để đảm bảo HTTT KTQT vận hành hiệu quả, cần phải
chuẩn hóa quy trình sản xuất, quy trình quản lý trong DN.
Xây dựng HTTT quản lý tích hợp và chia sẻ trên phạm vi toàn DN là một nội
dung quan trọng trong việc hoàn thiện tổ chức HTTT quản lý nhằm liên kết thông
tin giữa các bộ phận, phòng ban để thực hiện mục tiêu chung của DN cũng như mục
tiêu của các bộ phận. Cần phải chuẩn hóa chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận trong
việc phối hợp và chia sẻ thông tin, tạo điều kiện phát huy tối đa vai trò của HTTT
KTQT trong công tác quản lý.
194
Thứ ba: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức HTTT KTQT
Nhân sự là nhân tố quan trọng trong việc tổ chức vận hành HTTT KTQT
nhằm tạo ra chất lượng của thông tin phục vụ yêu cầu quản lý. DNSX XM Bắc
miền Trung cần phải thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực KTQT như việc thực hiện chính sách tuyển dụng nhân sự KTQT phải được đào
tạo bài bản về tổ chức HTTT quản lý, thực hành giỏi HTTT KTQT; đào tạo nhân sự
hướng đến nâng cao kỹ năng thực hành HTTT KTQT, ứng dụng CNTT trong
HTTT, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ và lĩnh vực có liên quan.
Thứ tư: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong HTTT KTQT
Giải pháp hoạch định nguồn lực tổng thể ERP hiện đã được các DNSX XM
Bắc miền Trung vận hành trong HTTT quản lý. Tuy nhiên các DN cần phải hướng
đến việc tích hợp ERP với các HTTT quản trị khác như hệ thống quản trị thông
minh (BI), hệ thống quản trị nguồn nhân lực (HRM), hệ thống quản trị quan hệ
khách hàng (CRM). Cần hướng đến việc kết nối HTTT quản lý với cổng website để
thực hiện thương mại điện tử, tạo ra một HTTT thống nhất và chia sẻ trong DN.
Phát huy tối đa hiệu quả của HTTT KTQT, đảm bảo cho việc đo lường hiệu quả
hoạt động của DN một cách kịp thời, nâng cao khả năng phân tích, dự báo các chỉ
tiêu kinh tế, tài chính.
195
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực XM hiện nay, đòi hỏi nhà
quản trị cần nhiều thông tin thiết thực, hữu ích. Công nghệ thông tin ngày càng phát
triển và phổ biến, tạo điều kiện để DN tiếp cận với hệ thống quản lý hiện đại, khoa
học nhằm gia tăng hiệu quả công tác quản trị. Để đáp ứng nhu cầu thông tin của các
cấp quản trị trong các DNSX XM Bắc miền Trung trong hoạch định, kiểm soát và
ra quyết định nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh và
phát triển bền vững, tổ chức HTTT KTQT cần phải được hoàn thiện.
Căn cứ thực trạng tổ chức HTTT KTQT trong các DNSX XM Bắc miền
Trung, tác giả đã đánh giá trên hai phương diện: những kết quả đạt được và những
hạn chế, đồng thời phân tích và rút ra một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế.
Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra các quan điểm định hướng, yêu cầu và nguyên tắc
hoàn thiện tổ chức HTTT KTQT trong các DNSX XM Bắc miền Trung, đề xuất
một số giải pháp hoàn thiện, bao gồm:
- Các giải pháp về tổ chức hệ thống ERP
- Các giải pháp về tổ chức con người và tổ chức bộ máy KTQT
- Các giải pháp về tổ chức quy trình xử lý HTTT KTQT.
+ Giải pháp về tổ chức hệ thống thu nhận dữ liệu đầu vào
+ Giải pháp về tổ chức hệ thống xử lý thông tin.
+ Giải pháp về tổ chức hệ thống cung cấp thông tin.
+ Giải pháp sử dụng thông tin KTQT thực hiện các mục tiêu quản lý
+ Giải pháp về tổ chức hệ thống lưu trữ thông tin
+ Giải pháp về tổ chức hệ thống kiểm soát thông tin
Để việc thực hiện các giải pháp trên được khả thi, tác giả cũng đã đưa ra
những đề xuất kiến nghị về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng, các DNSX
XM Bắc miền Trung các điều kiện thực hiện giải pháp.
196
KẾT LUẬN
Tổ chức HTTT KTQT có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin
thiết thực, hữu ích trong quản lý và điều hành DN. Thông tin KTQT là cơ sở để nhà
quản lý thực hiện mục tiêu quản trị thông qua việc khai thác có hiệu quả mọi nguồn
lực của DN, nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện
nay, các DNSX XM Bắc miền Trung bên cạnh những cơ hội phát triển bền vững,
còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là trong xu hướng dư cung XM ngày
một gia tăng. Tổ chức tốt HTTT KTQT là một giải pháp hữu hiệu để phát huy hiệu
quả công tác quản lý, quản trị có hiệu quả nguồn lực chiến lược, qua đó giúp DN
nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của mình trên thị trường. Tổ chức HTTT
KTQT là một công cụ hữu hiệu của quản trị DN nhằm cung cấp thông tin thực hiện
mục tiêu hoạch định, kiểm soát và ra quyết định quản lý, tạo ra giá trị cho DN thông
qua việc khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của DN. Theo mục tiêu
đặt ra, luận án đã thực hiện được các nội dung sau:
- Hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận về HTTT quản lý; HTTT KTQT; tổ
chức HTTT KTQT trong các DN sản xuất. Tác giả đã tiếp cận HTTT KTQT theo lý
thuyết hệ thống để nghiên cứu đồng bộ các nội dung quan trọng của tổ chức HTTT
KTQT trong môi trường vận hành hệ thống ERP, làm rõ vai trò của các yếu tố con
người và bộ máy KTQT, quy trình xử lý HTTT KTQT trong tổ chức hệ thống. Tổ
chức HTTT KTQT trong DN hiện nay phải được đặt trong điều kiện vận hành giải
pháp ERP, tiếp cận nghiên cứu toàn diện theo quy trình thông tin nhằm tạo lập và sử
dụng thông tin KTQT cho các mục tiêu hoạch định chiến lược, kiểm soát việc thực
thi chiến lược và ra quyết định quản lý.
- Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức HTTT KTQT ở một số nước
trên thế giới, điển hình là Mỹ, Cộng hòa Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc, rút ra bài
học cho các DN Việt Nam trong việc tổ chức HTTT KTQT nhằm phát huy hiệu quả
công tác quản lý, thực hiện các mục tiêu hoạch định, kiểm soát và ra quyết định.
- Thông qua việc khảo sát bằng phiếu điều tra và phỏng vấn sâu, thu thập dữ
liệu thứ cấp, luận án đã nghiên cứu thực trạng tổ chức HTTT KTQT tại các DNSX
197
XM Bắc miền Trung qua đó đánh giá, phân tích những kết quả đạt được và những
hạn chế về tổ chức HTTT KTQT trong các DN này, luận án đã chỉ rõ nguyên nhân
của những hạn chế làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp hoàn thiện.
- Trên cơ sở các luận cứ khoa học và thực tiễn, luận án nêu định hướng,
nguyên tắc, yêu cầu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức HTTT KTQT
tại các DNSX XM Bắc miền Trung gồm các giải pháp về: tổ chức hệ thống hoạch
định nguồn lực ERP; tổ chức con người và bộ máy KTQT; tổ chức quy trình xử lý
HTTT KTQT như hệ thống thu nhận dữ liệu đầu vào; hệ thống xử lý thông tin; hệ
thống cung cấp thông tin; tổ chức sử dụng thông tin KTQT thực hiện các mục tiêu
quản lý; hệ thống lưu trữ thông tin; hệ thống kiểm soát thông tin. Đồng thời luận án
cũng đã kiến nghị các điều kiện nhằm thực hiện giải pháp đối với Nhà nước và cơ
quan chức năng, đối với các DNSX XM Bắc miền Trung.
- Thông qua nghiên cứu tổng quan các công trình trong nước và trên thế giới
có liên quan tới đề tài luận án như hệ thống thông tin quản lý, hệ thống ERP, tổ
chức hệ thống, hệ thống thông tin kế toán quản trị làm cơ sở cho việc kế thừa và
phát triển nghiên cứu tổ chức HTTT KTQT trong các DNSX XM Bắc miền Trung.
Tác giả hy vọng kết quả của luận án sẽ đóng góp cả về phương diện lý luận
và thực tiễn vào việc hoàn thiện tổ chức HTTT KTQT trong các DNSX nói chung
và các DNSX XM Bắc miền Trung nói riêng, từ đó phát huy vai trò hữu ích của
thông tin KTQT trong công tác quản lý, quản trị có hiệu quả nguồn lực chiến lược,
nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Hướng phát triển của luận án
Dựa trên các kết quả nghiên cứu hiện tại, luận án sẽ tiếp tục phát triển tổ
chức HTTT KTQT tại các DNSX XM Bắc miền Trung hỗ trợ công tác quản trị
chiến lược. HTTT KTQT ngày nay với vai trò là một bộ phận thiết yếu, một công
cụ hữu hiệu của quản trị DN nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực, tạo ra giá trị
cho DN và phát triển tầm nhìn chiến lược của DN. Cần phải có những nghiên cứu
làm rõ mối liên hệ giữa KTQT và lý thuyết quản trị chiến lược, hỗ trợ thông tin ra
quyết định chiến lược và kiểm soát quá trình thực thi chiến lược của DN.
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Hoàng Dũng (2016), Trao đổi về quy trình xây dựng hệ thống kế toán
quản trị trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu tài
chính kế toán, số 155 tháng 6/2016, trang 21 - 23.
2. Nguyễn Hoàng Dũng (2016), Thông tin kế toán quản trị: Công cụ hữu hiệu thực hiện
các mục tiêu quản lý, Tạp chí Tài chính, Số 643 tháng 10/2016, trang 34 - 36.
3. Nguyễn Hoàng Dũng (2016), Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các
doanh nghiệp xi măng Bắc miền Trung: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí
Nghiên cứu tài chính kế toán, Số 12 (161) tháng 12/2016, trang 32 - 34.
4. Nguyễn Hoàng Dũng (2017), Vai trò quan trọng của kế toán quản trị trong
doanh nghiệp, Tạp chí Thanh tra tài chính, số 178 tháng 4/2017, trang 35 - 36.
5. Nguyễn Hoàng Dũng, Trần Thị Lưu Tâm (2017), Kiểm soát các nhân tố ảnh
hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản
xuất, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, số 165 tháng 6/2017, trang 51 - 54.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 53/2006/TT-BTC, ngày 12/06/2006.
2. Đặng Bảo Quốc (2010), “Khoa học tổ chức và quản lý: Một số vấn đề về lý
luận và thực tiễn”, NXB Tài chính, Hà Nội.
3. Hà Văn Lê (2001) “Đổi mới quản lí nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
trong quá trình hội nhập quốc tế của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam”,
Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
4. Hồ Mỹ Hạnh (2014), “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí
trong các doanh nghiệp may Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh doanh và quản
lý, ĐH KTQD Hà Nội.
5. Hồ Tiến Dũng (2009), “Tổ chức hệ thống thông tin quản trị doanh nghiệp”,
NXB Văn hóa Sài gòn, TP HCM.
6. Hoàng Văn Ninh (2011), “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán phục vụ công
tác quản lý trong các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế,
Học viện Tài chính.
7. Hoàng Văn Tưởng (2011) “Tổ chức kế toán quản trị với việc tăng cường
quản lý hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam”
Luận án Tiến sĩ kinh tế, ĐH KTQD Hà Nội.
8. Hiệp hội Xi măng Việt Nam (2013), “Giải pháp thực hiện chương trình "Mục
tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả" trong ngành công
nghiệp Xi măng”.
9. Hiệp hội Xi măng Việt Nam, “Báo cáo ngành Xi măng” các năm 2015, 2016
10. Huỳnh Lợi (2008), “Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở
Việt Nam” Luận án Tiến sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế TP HCM.
11. Huỳnh Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Mạnh Toàn (2013), Tiếp cận tổng thể và đa
chiều về hệ thống thông tin kế toán”, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 192.
12. Kiểm toán Asc, “Kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất: từ kinh
nghiệm thế giới đến áp dụng vào Việt Nam” (kiemtoanasc.com.vn).
13. Khoa Kế toán, Học viện tài chính (2010), “Giáo trình Kế toán quản trị”, Nxb
Tài chính.
14. Lê Thị Huyền Trâm (2015), “Tìm hiểu mô hình kế toán quản trị trên thế
giới” (
15. Lê Thị Xuân (2006), “Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh”, Nxb
Thống kê.
16. Lưu Đức Tuyên (2002), “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm xi măng trong các doanh nghiệp nhà nước”, Luận án
Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.
17. Lưu Thị Hằng Nga (2004), “Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp dầu khí Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, ĐH KTQD.
18. Ngô Hà Tấn (2010), “Hệ thống thông tin kế toán”, Nxb giáo dục, Hà Nội.
19. Ngô Thế Chi (1995), “Đặc điểm kế toán Mỹ, Pháp”, NXB Thống kê.
20. Ngô Thị Thu Hương (2012), “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các
công ty cổ phần sản xuất xi măng Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học
viện Tài chính.
21. Ngụy Thu Hiền (2013), “Xây dựng mô hình kế toán quản trị trong các công
ty cổ phần chuyển phát nhanh thuộc tập đoàn bưu chính viễn thông Việt
Nam” Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.
22. Nguyễn Bích Hương Thảo (2016), “Tổ chức hệ thống kế toán quản trị trong
các doanh nghiệp chế biến thủy sản”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện
Tài chính.
23. Nguyễn Bích Liên (2012), “Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng
chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp ERP tại các DN Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế,
ĐH Kinh tế TP. HCM.
24. Nguyễn Ngọc Quang (2016), “Giáo trình Kế toán quản trị”, Nxb ĐH KTQD.
25. Nguyễn Thanh Quý (2004), “Xây dựng hệ thống thông tin kế toán phục vụ
quản trị doanh nghiệp kinh doadnh bưu chính viễn thông”, Luận án Tiến sĩ
kinh tế, ĐH KTQD Hà Nội.
26. Nguyễn Thu Hoài (2011), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các
doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt
Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.
27. Phan Thanh Hải (2012), “Kinh nghiệm tổ chức công tác kế toán trong các tập
đoàn kinh tế ở Mỹ, Pháp và Nhật Bản”, (
28. Phạm Quang (2002), “Phương hướng xây dựng hệ thống báo cáo kế toán
quản trị và tổ chức vận dụng vào các doanh nghiệp Việt nam”, Luận án Tiến
sĩ kinh tế, ĐH KTQD Hà Nội.
29. Phạm Thị Tuyết Mai (2015), “Tổ chức công tác kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp thuộc tổng công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam”, Luận án Tiến
sĩ kinh tế, Học viện tài chính.
30. Phạm Văn Dược (1997), Phương hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận
dụng kế toán quản trị vào các doanh nghiệp Việt nam, Luận án Tiến sĩ kinh
tế, ĐH KTQD Hà Nội.
31. Phạm văn Dược & Huỳnh Lợi (2009), Mô hình và cơ chế vận hành Kế toán
quản trị, NXB Tài chính, Hà Nội.
32. Quốc hội (2015), Luật Kế toán số 88/2015/QH13, ngày 20/11/2015.
33. Thiều Thị Tâm (2007), “Hệ thống thông tin kế toán”, NXB Thống kê,
Hà Nội.
34. Thủ tướng chính phủ (2011), “Quyết định số 1488/QĐ-TTg ban hành ngày
29/08/2011, về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt
Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030”.
35. Trần Thị Nhung (2016), “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị tại
các doanh nghiệp chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Luận án Tiến sĩ kinh
tế, Học viện Tài chính.
36. Trần Thị Thu Hường (2015) “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí
trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam” Luận án Tiến sĩ kinh tế,
ĐH KTQD Hà Nội.
37. Trần Thị Minh Song (2012), “Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý”, Nxb
ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội.
38. Trần Đức Lộc (2011), “Quản trị kinh doanh”, Nxb Tài chính.
39. Vicem Hoàng Mai (2015), “Sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược phát triển”.
40. Vicem Bỉm Sơn (2014), “Chiến lược và định hướng đầu tư phát triển tới năm
2025”.
41. Viện Ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa.
42. Võ Văn Nhị (2006), “Kế toán quản trị”, Trường ĐH Kinh tế TP HCM, Nxb
Thống kê.
43. Vũ Bá Anh (2015), “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin”, Luận án
Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.
44. Xi măng Nghi Sơn (2014), “Định hướng, sứ mệnh và mục tiêu phát triển”.
45. Xi măng Sông Gianh (2015), “Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi”.
46. Website: https://voer.edu.vn.
47. Website: https://quantridoanhnghiep.biz.
48. Website: https://Lib.sgu.edu.vn.
Tiếng Anh
49. Akira Nishimura (2003), “Management Accounting feed forwad and Asian
perpective” Palgrave macmilan, 1st Published, Freface and Ackowlegements.
50. Chesley Irving Barnard (1948), “Organization and Management”, Harvard.
51. Chris Smart & Robin Sims (1990), ”Managerment Information Systems Anal-
ysis and Design”, Foulks Lynch Ltd, England.
52. Donald W. Ramney (1986), “Management Information System”, Proquest
Central.
53. Drury (2001), “Management Accounting for Business Decisions”, Thomson
Learning, United Kingdom.
54. Drury (2007), “Management and Cost Accounting”, Cengage Learning.
55. Garrison, R. H., P. E. Noreen (1999), “Managerial Accounting”, Irwin
McGraw Hill.
56. Gordon, L. A & Miller, D (1976), “A contingency framework for the design of
accounting information systems”, Accounting Organizations and Society.
57. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich (1990), “Essentials of man-
agement”, McGraw - Hill.
58. James. L Bookkholdt (1997), “Accounting Information Systems”, IRWIN Pro-
fessional, 5th edition.
59. John Back, Nigar Hashimzade, G.Myles (2009), “Dictionary of Economics”
Oxford University Press.
60. Junjie Wu& Agyenim Boateng (2010), “Factors Influencing Changes in Chi-
nese Management Accounting Practices”, Journal of Change Management.
61. Kaplan & Atkinson (1998), “Advanced Management Accounting”, Pearson,
3th edition.
62. Keith Ward (1992), “Strategic Management Accounting”, Routledge
63. Kim Langfield–Smith & H. Thorne & R..Hilton, “Management Accounting:
Information for mangaging and creating value”, McGraw Hill, 4th edition.
64. Laudon, K. C. & Laudon, J. P (2006),“ Management Information System:
Orgnization and Technology”, Prentice Hall, 6th edition.
65. Ludwig von Bertalanffy (1968), General System Theory, Penguin University,
George Braziller Inc, 1st edition.
66. Michel Lebas (2006), “Managerial Accounting in France Overview of past
tradition and current Practive”, European Accounting Review, Vol.3.
67. Michele Pomberg, Hamid Pourjalali, Shirley Daniel, Marinilka Barros (2012),
“Management Accounting Information System: a case of a developing coun-
try: Vietnam”, Asia-Pacific Journal of Accounting & Economics, Vol.19,
No1. April 2012.
68. Mishra Alok (2008), “Achieving Business Benefits from ERP Systems”,
ResearchGate, August 2008.
69. Monden, Y. Vµ Hamada, K., (1991), “Target Costing and Kaizen Costing in
Japanese Automobile Companies”, Journal of Management Acounting.
70. Omar A.A.Jawabreh (2012), “The Impact of Accounting Information System
in Planning, Controling and Decision - making Processes in Jodhpur Hotels”,
Asian Journal of Finance & Accounting, Vol 4, 173-186.
71. Ronald W. Hilton (1991), “Managerial Accounting”, McGraw-Hill
Companies.
72. Robert. S. Kaplan, Steven Anderson (1981), “Activity - Based Costing”, Har-
vard Business Review.
73. Robert S. Kaplan, David P. Norton (1996), “Balanced Scorecard: Translating
strategy into Action”, Havard Business School Press.
74. Timothy Doupnik & Hector Perera (2006), “International Accounting”,
McGraw Hill Companies.
75. Salim, R. & Ferran, C, ed (2008), “Enterprise Resource Planning for Global
Economies: Managerial Issues and Challenges”, Information Science Refer-
ence, 1st edition.
76. Salvador Cormona (2007), “The History of Management Accounting in France,
Italy, Fortugal and Spain” Busiess School Working Journal, No.WP 05.30.
77. Shehab, E. M., Sharp, M. W., Supramaniam, L.& Spendding, T. A (2004),
“Enterprise resource planning: An integrative review”, Business Process
Management Journal 10 No.4, 359-386.
78. Stephen B. Harsh (1993), “Managerment information system”, Michigan,
New York.
79. Steven Alter (2002), “Information Systems: The foundation of E-Business”,
Prentice Hall, 4th edition.
80. Xiao, Jason Zezhong (2006), “Management accounting in China”, Financial
Managememt Journal, p.32.
81. Xie Zhihua & Mu Linjuan (2011), “The Chracteristics and Outlook on Man-
agement Accounting Practice in China”, Management Auditing Journal, 194,
129-147.
82. Yoshikawa, Takeo; Innes, John; Mitchell, Falconer. (1989), “Japanese Man-
agement Accounting: a Comparative Survey”, Management Accounting: Nov.
Vol. 67. Iss. 10. P 20.
PHỤ LỤC 01 DANH SÁCH CÁC DNSX XM BẮC MIỀN TRUNG
ĐƯỢC KHẢO SÁT
TT
Tên DN/ Số lượng
dây chuyền
Tên dây
chuyền
Công suất thiết kế
(tấn XM/năm)
Khối DN Địa chỉ
1
Công ty CP Vicem
Bỉm Sơn/2 lines
Bỉm Sơn 2
Bỉm Sơn 3
3.400.000 VICEM Thanh Hóa
2
Công ty CP XM Công
Thanh/2 lines
Công Thanh 1
Công Thanh 2
4.910.000 Tập đoàn Thanh Hóa
3
Công ty XM Nghi
Sơn/2 lines
Nghi Sơn 1
Nghi Sơn 2
4.400.000 Liên doanh Thanh Hóa
4
Công ty CP Vicem
Hoàng Mai/1 line
Hoàng Mai 1.400.000 VICEM Nghệ An
5
Công ty CP XM Sông
Lam 2/1 line
Sông Lam 2 600.000 Tập đoàn Nghệ An
6
Công ty CP XM Sông
Gianh/1 line
Sông Gianh 1.400.000 Tổng CT Quảng Bình
7
Công ty TNHH VLXD
Việt Nam/1 line
Quảng Phúc 1.800.000
DN Địa
phương
Quảng Bình
8
Công ty CP
COSEVCO 6/1 line
Áng Sơn 1 350.000 Tổng CT Quảng Bình
9
Công ty CP Vicem Hải
Vân/1 line
Áng Sơn 2 450.000 VICEM Quảng Bình
10
Công ty Hữu hạn Luks
VN/4 lines
Luks 1, 2
Luks 3, 4
2.550.000 Liên doanh Huế
11
Công ty CP Xi măng
Đồng Lâm/1 line
Đồng Lâm 2.000.000
DN Địa
phương
Huế
Cộng 17 lines 23.260.000
PHỤ LỤC 02A PHIẾU PHỎNG VẤN TẠI DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp, đối tượng được phỏng vấn
1.1.Doanh nghiệp: - Công ty Xi măng Nghi Sơn
- Công ty Cổ phần Vicem Hoàng Mai
- Công ty Cổ phần xi măng Sông Gianh
1.2. Đối tượng: - Ban giám đốc doanh nghiệp
- Kế toán trưởng
I. Quan điểm của nhà quản lý về thông tin kế toán quản trị
1. Khi ra quyết định kinh doanh, Ông (Bà) có sử dụng thông tin do kế toán quản trị
cung cấp? Xin cho biết rõ hơn các loại thông tin KTQT sử dụng cho các mục tiêu
quản lý? Ông (Bà) có sử dụng thông tin KTQT trong hoạch định chiến lược?
2. Ông (Bà) cho biết DN đã vận hành giải pháp ERP chưa? Nếu đã vận hành, xin
cho biết thời gian DN ứng dụng hệ thống ERP.
3. Ông (Bà) đánh giá như thế nào về vai trò của thông tin KTQT? Ông (Bà) có dự
định tổ chức KTQT thành một bộ phận riêng? Xin cho biết lý do?
4. Những thông tin KTQT do kế toán cung cấp có đáp ứng được nhu cầu thông tin
trong công tác quản trị doanh nghiệp? (trên các tiêu chí: tính kịp thời, đầy đủ, hữu
ích, chính xác của thông tin)
5. Quan điểm của Ông (Bà) về phát triển hệ thống thông tin kế toán quản trị?
II. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị
6. Nhiệm vụ chính của kế toán quản trị tại công ty là gì?
7. Công ty có tổ chức hệ thống dự toán ngân sách? Xin Ông (Bà) cho biết quy trình
lập dự toán ngân sách của công ty?
8. Trong tổ chức HTTT KTQT tại công ty, Ông (Bà) cho biết có tổ chức thu nhận
dữ liệu từ bên ngoài công ty? (từ đối thủ cạnh tranh, Hiệp hội..)
9. Ông (Bà) cho biết các loại thông tin cung cấp hỗ trợ ra quyết định của các cấp
quản lý?
10. Tại công ty có thiết lập hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý của các
cấp quản trị?
11. Ông (Bà) có cung cấp thông tin cho các cấp quản trị bằng hệ thống báo cáo phân
tích thông tin thích hợp để hỗ trợ việc ra quyết định hiệu quả?
12. Ông (Bà) cho biết những khó khăn trong tổ chức HTTT KTQT hiện nay?
Cảm ơn sự hợp tác của Ông (Bà)!
PHỤ LỤC 02B Mã phiếu: B
PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP
(Dành cho: Hội đồng quản trị và Ban giám đốc)
Kính gửi quý doanh nghiệp! Tôi là nghiên cứu sinh trường Học viện Tài chính hiện
đang triển khai đề tài luận án tiến sĩ nghiên cứu về tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản
trị tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Bắc miền Trung. Thông tin của quý vị sẽ được
sử dụng duy nhất vào mục đích nghiên cứu và được giữ bí mật.
Rất mong sự hợp tác của quý Ông (Bà) và xin chân thành cảm ơn!
I. Thông tin chung về doanh nghiệp
1. Ông/Bà vui lòng cho biết chức vụ hiện nay của mình trong doanh nghiệp?
Chủ tịch HĐQT Thành viên HĐQT
Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc
2. Doanh nghiệp thuộc loại hình nào?
Công ty Cổ phần
Doanh nghiệp Nhà nước
Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Công ty liên doanh với nước ngoài (xin ghi rõ nước nào)..
3. Doanh nghiệp thuộc khối nào?
VICEM Khối liên doanh
Khối tập đoàn Khối doanh nghiệp địa phương
Khác (xin ghi rõ).
4. Tổng số vốn kinh doanh của Doanh nghiệp?
Dưới 20 tỷ đồng Từ 20 ~ 100 tỷ đồng Trên 100 tỷ đồng
5. Tổng số lao động của Doanh nghiệp?
Từ 10 ~ 200 người Từ 200 ~ 300 người Trên 300 người
6. Đặc điểm dây chuyền công nghệ?
- Loại dây chuyền: Lò quay phương pháp ướt Lò quay phương pháp khô
- Số lượng dây chuyền: 1 dây chuyền 2 dây chuyền
3 dây chuyền 4 dây chuyền trở lên
7. Quy trình quản lý sản xuất
Theo 5 công đoạn/7 phân đoạn
Khác (xin ghi rõ):..
II. Tổ chức hệ thống thông tin quản lý
8. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý?
Mô hình trực tuyến Mô hình chức năng
Mô hình trực tuyến chức năng Mô hình trực tuyến tham mưu
9. Doanh nghiệp đã vận hành giải pháp hoạch định nguồn lực tổng thể (ERP)?
Đã vận hành Đang triển khai Chưa triển khai
Nếu chưa triển khai, xin vui lòng chuyển sang câu hỏi 13
10. Thời điểm vận hành giải pháp ERP?
Trước năm 2016 Từ năm 2016 đến nay
11. Hệ thống ERP đang vận hành trong doanh nghiệp là phần mềm?
Oracle ERP SAP ERP
Phần mềm nước ngoài khác (xin ghi rõ):
Phần mềm Việt Nam (xin ghi rõ phần mềm):.
12. Mức độ áp dụng ERP tại doanh nghiệp (có thể chọn nhiều phương án)?
Đã tích hợp ERP với hệ thống quản lý nguồn nhân lực (HRM)
Đã tích hợp ERP với hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM)
Đã tích hợp ERP với hệ thống quản trị thông minh (BI)
Nếu đã triển khai hệ thống ERP, xin vui lòng chuyển sang câu hỏi 17
13. Hiện nay doanh nghiệp có ứng dụng phần mềm quản trị trong hệ thống thông tin
quản lý (nếu chưa sử dụng, xin vui lòng chuyển sang câu hỏi 15)?
Có sử dụng Chưa sử dụng
14. Xin Ông (Bà) cho biết thêm thông tin sau.
- Công ty cung cấp phần mềm:
- Triển khai, sử dụng năm nào:
15. Ông (Bà) đã có kế hoạch đầu tư hệ thống ERP?
Đã có kế hoạch Chưa có kế hoạch
16. Nếu đã có kế hoạch, Ông (Bà) dự kiến triển khai ERP trong năm nào?
Năm 2017 Năm 2018 Năm khác (xin ghi rõ)..
17. Ông (Bà) đánh giá như thế nào về sự phối hợp thông tin giữa các bộ phận?
Chưa đạt yêu cầu Bình thường Tốt Rất tốt
18. Ông (Bà) đánh giá như thế nào về sự cần thiết trong việc phát triển đội ngũ cán
bộ, nhân viên của doanh nghiệp?
TT Chỉ tiêu Không cần thiết
Cần
thiết
Rất cần
thiết
1 Đào tạo chuyên môn
2 Môi trường làm việc hợp tác
3 Truyền thông nội bộ
III. Tổ chức hệ thống thông tin quản trị
19. Ông (Bà) đánh giá như thế nào về chuyên môn chính của cán bộ kế toán hiện
nay?
Tốt Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu
20. Ông (Bà) đánh giá như thế nào về chuyên môn các lĩnh vực liên quan (am hiểu
sản phẩm, ngành nghề, trình độ tin học, ngoại ngữ) của cán bộ kế toán hiện nay?
Tốt Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu
21. Ông (Bà) cho biết trình độ cán bộ kế toán hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu
công việc và phát triển của doanh nghiệp?
Đáp ứng cao Đã đáp ứng về cơ bản Chưa đáp ứng được
22. Ông (Bà) có quy định trách nhiệm của kế toán trong việc cung cấp thông tin cho
công tác quản trị doanh nghiệp?
Có Không
23. Ông (Bà) cho biết mục đích sử dụng thông tin KTQT trong công tác quản lý?
Lập kế hoạch chiến lược phát triển
Kiểm soát việc thực thi chiến lược
Khác (xin ghi rõ):
24. Bộ phận kế toán cung cấp thông tin cho Ông (Bà) thông qua?
Báo cáo kế toán quản trị (bằng bản giấy và bản mềm)
Tự truy xuất dữ liệu trên phần mềm (thông tin tích hợp)
Khác (xin ghi rõ):..
25. Ông (Bà) sử dụng các loại báo cáo kế toán nào để hoạch định chiến lược phát
triển (Có thể chọn nhiều phương án)
Báo cáo phân tích môi trường kinh doanh
Báo cáo phân tích khả năng sử dụng nguồn lực
Khác (xin ghi rõ):
26. Trong hoạt động kiểm soát việc thực hiện mục tiêu quản lý, Ông (Bà) sử dụng
các loại báo cáo kế toán nào? (Có thể chọn nhiều phương án)
Báo cáo phân tích chênh lệch
Báo cáo phân tích nhân tố ảnh hưởng
Báo cáo đánh giá thành quản quản lý
27. Ông (Bà) sử dụng các loại báo cáo kế toán nào hỗ trợ thông tin trong quá trình
ra quyết định? (Có thể chọn nhiều phương án)
Báo cáo phân tích mối quan hệ chi phí, khối lượng và lợi nhuận
Báo cáo thông tin thích hợp
28. Thời điểm kế toán gửi hệ thống báo cáo cho Ông (Bà)?
Thường xuyên Hàng tháng Hàng quý
29. Doanh nghiệp đã ban hành quy chế lưu trữ nội bộ tài liệu, thông tin?
Đã ban hành Chưa ban hành
30. Bộ phận nào chịu trách nhiệm lưu trữ dữ liệu đầu vào của kế toán quản trị?
Bộ phận kế toán
Bộ phận nhập dữ liệu lên phần mềm
Cả hai bộ phận trên
31. Nhân viên các bộ phận trong DN có được cấp quyền truy cập dữ liệu?
Tất cả các bộ phận
Chỉ một số bộ phận (như phòng kế toán, phòng kế hoạch, )
32. Trong việc bảo mật thông tin, Ông (Bà) đã thực hiện giải pháp kiểm soát thiết bị
chứa thông tin, cách thức lưu trữ, kiểm soát quyền truy cập phần mềm chưa?
Đã thực hiện Chưa thực hiện
33. Ông (Bà) đánh giá như thế nào về mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin do kế toán
cung cấp?
TT Chỉ tiêu
Chưa đạt
yêu cầu
Đạt
yêu cầu
Tốt
1 Tính kịp thời của thông tin
2 Tính đầy đủ của thông tin
3 Độ tin cậy của thông tin
34. Theo Ông (Bà) có nên tách kế toán quản trị thành một bộ phận riêng để hỗ trợ
việc thực hiện các mục tiêu quản lý?
Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết
35. Ông (Bà) có đã dự định tách kế toán quản trị thành một bộ phận riêng
Có Không
36. Điều gì khiến doanh nghiệp băn khoăn khi đầu tư cho hệ thống thông tin kế toán
quản trị?
Chi phí đầu tư cao Hiệu quả thông tin thấp
Khả năng khai thác chưa tốt Chưa có nhu cầu
Cảm ơn sự hợp tác của Ông (Bà)!
PHỤ LỤC 02C Mã phiếu: C
PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP
(Dành cho: Giám đốc xí nghiệp và Trưởng, phó phòng ban, phân xưởng)
Kính gửi quý doanh nghiệp! Tôi là nghiên cứu sinh trường Học viện Tài chính hiện
đang triển khai đề tài luận án tiến sĩ nghiên cứu về tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản
trị tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Bắc miền Trung. Tôi rất mong nhận được sự
cộng tác và giúp đỡ của quý Ông (Bà) để hoàn thành đề tài nghiên cứu. Thông tin của quý
vị sẽ được sử dụng duy nhất vào mục đích nghiên cứu và được giữ bí mật.
Rất mong sự hợp tác của quý Ông (Bà) và xin chân thành cảm ơn!
I. Thông tin chung
1. Ông/Bà vui lòng cho biết chức vụ hiện nay của mình trong doanh nghiệp?
Giám đốc xí nghiệp/Trưởng phòng/Quản đốc phân xưởng
Phó trưởng phòng
2. Bộ phận Ông/Bà đang phụ trách tại doanh nghiệp
Sản xuất Tiêu thụ Cung ứng
Đầu tư Nhân sự Hành chính
Khác (xin ghi rõ):
3. Giải pháp phần mềm hỗ trợ công tác quản lý tại bộ phận Ông (Bà) phụ trách?
Phần mềm hoạch định nguồn lực tổng thể ERP
Phần mềm quản trị chuyên môn
Chưa sử dụng phần mềm quản lý
Nếu chưa sử dụng phần mềm, vui lòng chuyển sang câu hỏi 6
4. Hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp đã được tích hợp thành một hệ
thống dữ liệu thống nhất?
Chưa tích hợp Đã tích hợp
5. Ông (Bà) đánh giá như thế nào về mức độ chia sẻ hệ thống dữ liệu chung?
Chưa đạt yêu cầu Đạt yêu cầu Tốt Rất tốt
6. Ông (Bà) đánh giá như thế nào về sự phối hợp thông tin giữa bộ phận Ông (Bà)
phụ trách với các các bộ phận khác trong doanh nghiệp?
Chưa đạt yêu cầu Đạt yêu cầu Tốt Rất tốt
II. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị
7. Ông (Bà) đánh giá như thế nào về chất lượng nguồn nhân lực kế toán hiện nay?
Chất lượng tốt Bình thường Chưa đạt yêu cầu
8. Bộ phận Ông (Bà) phụ trách có chịu trách nhiệm cung cấp thông tin cho kế toán?
Có Không
9. Bộ phận Ông (Bà) phụ trách cung cấp thông tin cho kế toán theo cách nào?
Đã tích hợp hệ thống thông tin chung
Chuyển bằng văn bản (bản giấy, email)
10. Bộ phận Ông (Bà) phụ trách có chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống định mức?
Có Không (nếu không, vui lòng chuyển sang câu hỏi 13)
11. Xin Ông (Bà) cho biết căn cứ để xây dựng hệ thống định mức?
Sử dụng hệ thống định mức của ngành
Hệ thống định mức của ngành có điều chỉnh theo điều kiện thực tế của DN
Dựa trên điều kiện sản xuất đặc thù của DN
12. Phương pháp xây dựng hệ thống định mức tiêu hao?
Phương pháp thống kê kinh nghiệm
Phương pháp phân tích kinh tế - kỹ thuật
Kết hợp cả hai phương pháp trên
13. Bộ phận Ông (Bà) phụ trách có lập kế hoạch sản xuất kinh doanh?
Có Không (nếu không, vui lòng chuyển sang câu hỏi 17)
14. Kỳ lập kế hoạch của doanh nghiệp
Hàng tháng Hàng quý Hàng năm
15. Phương pháp lập kế hoạch Ông (Bà) sử dụng?
Dựa trên sự tăng trưởng của DN
Dựa trên mục tiêu chung của DN
Kết hợp cả hai phương pháp trên
Khác (xin ghi rõ):..
16. Doanh nghiệp quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh như thế nào?
Nhập dữ liệu trên phần mềm và chia sẻ trên hệ thống
Gửi kế hoạch cho kế toán và các bộ phận liên quan
Khác (xin ghi rõ):.
17. Bộ phận Ông (Bà) có sử dụng thông tin KTQT để thực hiện mục tiêu quản lý?
Có Không
18. Ông (Bà) cho biết mục đích sử dụng thông tin KTQT trong công tác quản lý?
Điều hành hoạt động kinh doanh
Lập kế hoạch cho bộ phận mình phụ trách
Kiểm soát hoạt động
Ra quyết định quản lý
19. Thông tin bộ phận kế toán cung cấp cho Ông (Bà) trong công tác quản lý gồm?
Dự toán ngân sách
Báo cáo thực hiện
Báo cáo so sánh chênh lệch
Báo cáo phân tích nhân tố ảnh hưởng
Báo cáo phân tích mối quan hệ chi phí, khối lượng và lợi nhuận
Báo cáo phân tích thông tin thích hợp
20. Bộ phận kế toán cung cấp thông tin cho Ông (Bà) bằng phương thức nào?
Chuyển bằng văn bản (bản giấy, files)
Tự truy xuất hệ thống dữ liệu tích hợp
Khác (xin ghi rõ):
21. Thời điểm kế toán gửi hệ thống báo cáo cho Ông (Bà)?
Hàng ngày Hàng tháng Hàng quý
22. Hệ thống báo cáo kế toán mà Ông (Bà) sử dụng được lập trên phạm vi?
Theo từng hoạt động/bộ phận Toàn doanh nghiệp
23. Ông (Bà) đánh giá như thế nào về mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin do kế toán
cung cấp?
TT Chỉ tiêu
Chưa đạt
yêu cầu
Đạt yêu
cầu
Tốt
1 Tính kịp thời của thông tin
3 Tính đầy đủ của thông tin
4 Độ tin cậy của thông tin
24. Ông (Bà) có hài lòng với tổ chức HTTT KTQT hiện nay của doanh nghiệp?
Rất hài lòng
Hài lòng
Không hài lòng
Cảm ơn sự hợp tác của Ông (Bà)!
PHỤ LỤC 02D Mã phiếu: D
PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP
(Dành cho: Kế toán trưởng, kế toán phần hành)
Kính gửi quý doanh nghiệp! Tôi là nghiên cứu sinh trường Học viện Tài chính hiện
đang triển khai đề tài luận án tiến sĩ nghiên cứu về tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản
trị tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Bắc miền Trung. Tôi rất mong nhận được sự
cộng tác và giúp đỡ của quý doanh nghiệp để hoàn thành đề tài nghiên cứu. Thông tin của
quý vị sẽ được sử dụng duy nhất vào mục đích nghiên cứu và được giữ bí mật.
Rất mong sự hợp tác của quý Ông/Bà và xin chân thành cảm ơn!
I. Tổ chức ứng dụng hệ thống ERP, con người và bộ máy kế toán
1. Ông/Bà vui lòng cho biết chức vụ hiện nay của mình trong phòng kế toán?
Kế toán trưởng/Trưởng phòng kế toán
Nhân viên kế toán
2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp?
Hình thức tập trung
Hình thức phân tán
Hình thức vừa tập trung, vừa phân tán
3. Tại công ty của ông (bà) có tổ chức kế toán quản trị không?
Có Không (nếu không, vui lòng chuyển sang câu hỏi 5)
4. Cách tổ chức bộ máy kế toán quản trị tại doanh nghiệp?
Mô hình kết hợp
Mô hình tách biệt
Mô hình hỗn hợp
5. Ông (Bà) đánh giá như thế nào về trang thiết bị như hệ thống máy vi tính, thiết bị
mạng, cơ sở vật chất khác trang bị cho công tác kế toán?
Rất tốt Tốt Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu
6. Giải pháp phần mềm hỗ trợ công tác kế toán quản trị?
Phần mềm hoạch định nguồn lực tổng thể ERP
Phần mềm kế toán quản trị (xin ghi rõ tên phần mềm):.
Phần mềm kế toán
Chưa sử dụng phần mềm
7. Công nghệ ứng dụng trong phần mềm hỗ trợ công tác kế toán?
Phần mềm cài đặt trên mạng nội bộ (LAN, WAN)
Phần mềm duyệt trình trên Internet (công nghệ Cloud)
8. Ông (Bà) có thường xuyên được bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn chính và
chuyên môn lĩnh vực liên quan khác?
Thường xuyên Hàng năm Không thường xuyên
9. Hình thức bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn Ông (Bà) có tham gia trong những
năm gần đây?
Tham gia các lớp bồi dưỡng do công ty tổ chức
Tham gia hội thảo chuyên môn
Được cử đi học ở cơ sở đào tạo chuyên môn
Tự bồi dưỡng chuyên môn
10. Chi phí tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn do ai chi trả?
Công ty Tự túc kinh phí
11. Trên góc độ tổ chức công tác kế toán quản trị, Ông (Bà) được phân công?
Lập dự toán ngân sách
Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thực tế
Phân tích, xử lý thông tin, tư vấn ra quyết định quản lý
Tất cả các công việc trên theo phần hành mình phụ trách
II. Tổ chức quy trình xử lý hệ thống thông tin kế toán quản trị
12. Doanh nghiệp thu thập các loại dữ liệu nào cho tổ chức HTTT KTQT? (có thể
chọn nhiều phương án)
Thông tin thực hiện Thông tin kế hoạch Thông tin tương lai
Thông tin tài chính Thông tin phi tài chính
13. Kế toán quản trị thu thập dữ liệu đầu vào từ nguồn nào? (có thể chọn nhiều
phương án)
Bên trong doanh nghiệp
Bên ngoài doanh nghiệp
14. Nguồn dữ liệu bên trong doanh nghiệp được thu nhận từ?
Bộ phận kế toán
Các bộ phận khác (sản xuất, tiêu thụ, phòng ban chức năng)
15. Nếu doanh nghiệp đã vận hành ERP, xin Ông (Bà) cho biết dữ liệu đầu vào bên
trong doanh nghiệp của KTQT được thu nhận từ?
Dữ liệu chia sẻ từ hệ thống ERP
Kế toán chủ động thu thập từ các bộ phận liên quan
16. Nguồn dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp được thu thập từ?
Từ cơ quan quản lý Nhà nước
Từ hiệp hội xi măng
Từ khách hàng, nhà cung cấp
Từ các đối thủ cạnh tranh
Báo cáo phân tích của chuyên gia
Nguồn khác (xin ghi rõ):..
17. Doanh nghiệp thu thập thông tin bằng các phương pháp nào?
Phương pháp chứng từ kế toán
Phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn
Phương pháp khác (xin ghi rõ):
18. Bộ phận nào chịu trách nhiệm thu nhận, chuẩn hóa và nhập dữ liệu đầu vào?
Phòng kế toán
Bộ phận liên quan (hệ thống thông tin đã tích hợp và chia sẻ)
19. Mô hình kế toán quản trị áp dụng trong doanh nghiệp
Gắn với hệ thống quản lý theo bộ phận chuyên môn
Gắn với hệ thống quản lý theo quá trình hoạt động
Khác (xin ghi rõ):..
20. Phương pháp phân loại chi phí trong DN? (có thể chọn nhiều phương án)
Theo nội dung kinh tế
Theo chức năng của chi phí (sản xuất và ngoài sản xuất)
Theo mối quan hệ với đối tượng tập hợp chi phí (trực tiếp, gián tiếp)
Theo mối quan hệ với kỳ tính kết quả (chi phí sản phẩm, chi phí thời kỳ)
Theo mối quan hệ với mức độ hoạt động (định phí, biến phí)
Theo mức độ kiểm soát chi phí (kiểm soát được, không kiểm soát được)
Khác (xin ghi rõ):.
21. Phương pháp xác định chi phí trong DN (có thể chọn nhiều phương án)
Theo công việc (đơn đặt hàng)
Theo quá trình sản xuất
Dựa trên hoạt động (ABC)
Theo mô hình chi phí mục tiêu
Khác (xin ghi rõ):.
22. Doanh nghiệp tập hợp và phân bổ chi phí gián tiếp theo?
Các hoạt động tạo ra chi phí
Các bộ phận phát sinh chi phí
23. Tại DN, bộ phận nào chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống định mức tiêu hao?
Bộ phận kế toán
Bộ phận kỹ thuật
Bộ phận khác (xin ghi rõ):.
24. Doanh nghiệp có lập dự toán ngân sách không?
Có Không
25. Bộ phận nào chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng dự toán ngân sách?
Bộ phận kế toán
Bộ phận kế hoach
Bộ phận kỹ thuật
Bộ phận khác (xin ghi rõ):.
26. Phương pháp lập dự toán ngân sách trong doanh nghiệp?
Phương pháp dự toán từ trên xuống
Phương pháp dự toán từ dưới lên
27. Các loại dự toán được lập trong DN? (có thể chọn nhiều phương án)
Dự toán tĩnh
Dự toán linh hoạt
28. Doanh nghiệp có mở tài khoản phân tích để hạch toán chi tiết?
Có Không
29. Ông (Bà) đánh giá như thế nào về việc đáp ứng yêu cầu hạch toán chi tiết đối
với hệ thống tài khoản phân tích hiện nay?
Chưa đạt yêu cầu Đạt yêu cầu Tốt Rất tốt
30. Ông (Bà) cho biết kỳ lập báo cáo kế toán quản trị?
Thường xuyên Hàng tháng Hàng quý
31. Báo cáo kế toán quản trị được thiết lập để cung cấp cho? (Có thể chọn nhiều
phương án)
Hội đồng quản trị và Ban giám đốc
Phụ trách các bộ phận, phòng ban
Khác (xin ghi rõ):..
32. Doanh nghiệp có thiết lập hệ thống báo cáo hỗ trợ hoạch định chiến lược?
Có Không
33. Hệ thống báo cáo cho hoạch định chiến lược? (có thể chọn nhiều phương án)
Báo cáo phân tích môi trường kinh doanh
Báo cáo phân tích khả năng sử dụng nguồn lực
Khác (xin ghi rõ):...
34. Doanh nghiệp có thiết lập hệ thống báo cáo phân tích kết quả hoạt động?
Có Không
35. Quá trình tổng hợp dữ liệu kế toán quản trị được thực hiện bởi?
Phần mềm đảm nhận Nhân viên kế toán (thủ công)
36. Các phương pháp phân tích dữ liệu KTQT? (Có thể chọn nhiều phương án)
Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng
Phương pháp phân tích cân đối
Phương pháp phân tích chi tiết
Khác (xin ghi rõ):
37. Báo cáo phân tích được lập trên phạm vi?
Phân tích chi tiết theo từng đối tượng kế toán
Phân tích tổng thể toàn DN
Kết hợp cả hai loại trên
38. Ông (Bà) có lập báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý
Có Không
39. Cách thức phân chia trung tâm trách nhiệm?
Theo từng bộ phận quản lý
Theo từng hoạt động (trung tâm doanh thu, trung tâm chi phí.)
40. Doanh nghiệp có lập hệ thống báo cáo phân tích mối quan hệ chi phí, khối
lượng và lợi nhuận
Có Không
41. Doanh nghiệp có lập hệ thống báo cáo phân tích thông tin thích hợp?
Có Không
42. Báo cáo phân tích thông tin thích hợp được thiết lập để?
Hỗ trợ thông tin ra quyết định ngắn hạn
Hỗ trợ thông tin ra quyết định dài hạn
Khác (xin ghi rõ):...
43. Cách thức lưu trữ thông tin kế toán quản trị? (có thể chọn nhiều phương án)
Lưu trữ trên phân vùng cloud mua nhà cung cấp
Sao lưu trên ổ đĩa máy tính của doanh nghiệp
In và lưu trữ trong tủ tài liệu
44. Bộ phận nào đảm nhận phân quyền truy cập phần mềm của nhân viên kế toán?
Phòng công nghệ thông tin
Kế toán trưởng
45. Phần mềm hỗ trợ công tác KTQT tại DN có xây dựng các chương trình kiểm
soát, backup dữ liệu không?
Có Không
46. Doanh nghiệp có quy định trách nhiệm của Ông (Bà) trong việc bảo mật thông
tin?
Có Không
47. Những khó khăn mà DN gặp phải khi tổ chức hệ thống thông tin KTQT?
Trình độ nhân sự vận hành hệ thống
Trang thiết bị, phần mềm hỗ trợ
Chi phí tổ chức hệ thống thông tin KTQT
Khác............................................
Cảm ơn sự hợp tác của Ông (Bà)!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hoan_thien_to_chuc_he_thong_thong_tin_ke_toan_quan_t.pdf