Luận án Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt Nam

Đối với các biến kiểm soát thì tác động của biến tỷ lệ nợ xấu NPL là đáng kể nhất khi biến giải thích này cho thấy mức ý nghĩa giải thích 1% đối với biến phụ thuộc BONDI đồng thời có mức ý nghĩa 10% đối với biến phụ thuộc BONDA. Điều này có thể giải thích rằng các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao thường hướng tới đầu tư trên các lĩnh vực khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong đó có thị trường trái phiếu do đầu tư trái phiếu tạo ra ít nợ xấu hơn hoạt động tín dụng thông thường. Tuy nhiên, các ngân hàng có nợ xấu tín dụng cao có tỷ suất sinh lời khi đầu tư trái phiếu thường thấp do danh mục đầu tư thường tập trung vào các tài sản an toàn như trái phiếu chính phủ với lợi suất thấp. Các ngân hàng này có xu hướng hạn chế đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp với lợi suất cao hơn

pdf196 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xử bình đẳng giữa các loại hình ngân hàng nhằm tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. - Chính phủ cần đối xử và chấp nhận các ngân hàng như những tổ chức hoàn toàn độc lập nhưng điều tiết, giám sát họ theo những cách thức để tạo ra những động cơ khuyến khích đúng đắn và phù hợp. 167 3.4.1.2. Phát triển thị trường trái phiếu - Về mặt chính sách vĩ mô: Chính phủ trước hết phải phối hợp hài hoà chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ nhằm tạo nên một môi trường tài chính lành mạnh, mặt bằng lãi suất hợp lý để các công cụ nợ có thể phát triển. - Trong thời gian vừa qua, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý thị trường trái phiếu còn có bất cập, chồng chéo nhất định gây khó khăn cho các NHTM trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu. Các thủ tục được cấp phép hoạt động còn rườm rà, mất thời gian và phải qua sự xét duyệt của nhiều cơ quan. Khi có vấn đề phát sinh trên thị trường trái phiếu, các cơ quan thường đùn đẩy trách nhiệm, xem xét thảo luận rất lâu. Do vậy, Chính phủ cần sớm thiết lập và thống nhất một cơ chế phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý thị trường trái phiếu, đặc biệt là giữa NHNN và Bộ Tài Chính là một biện pháp thúc đẩy thị trường trái phiếu phát triển. Để thị trường trái phiếu phát triển bền vững, từng bước tiếp cận với thông lệ, chuẩn mực quốc tế, thị trường trái phiếu Việt Nam cần được thực hiện đồng bộ các giải pháp về khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển nhà đầu tư, phát triển các định chế trung gian và hạ tầng thị trường. Cụ thể: • Hoàn thiện cơ chế phát hành trái phiếu và đa dạng hóa sản phẩm - Các tổ chức phát hành cần xây dựng lịch biểu phát hành, kế hoạch phát hành và thông tin rộng rãi tới các thành viên thị trường, nhà đầu tư; Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần tiếp tục duy trì việc phát hành TPCP với hình thức lô lớn, tăng quy mô một mã trái phiếu lên 5.000 - 6.500 tỷ đồng nhằm tạo ra các mã chuẩn. - Tiếp tục thực hiện chương trình hoán đổi TPCP nhằm tăng quy mô mã trái phiếu và thúc đẩy thanh khoản cho thị trường. Từ gần 200 mã vào cuối năm 2011 đến nay tổng số mã trái phiếu kho bạc chỉ còn 89 mã, quy mô bình quân mã đạt khoảng 3.300 tỷ đồng. - Bên cạnh những nỗ lực hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường thứ cấp phù hợp, liên thông hơn nữa với thị trường thứ cấp, cần thúc đẩy nghiên cứu và áp dụng công cụ chỉ báo thị trường, chỉ số trái phiếu (Bond Index), when-Issued và các sản phẩm giao dịch phái sinh, góp phần da dạng hóa công cụ giao dịch, tạo thêm 168 nhiều lựa chọn cho các nhà đầu tư và giảm thiểu rủi ro thị trường. - Tiếp tục hoàn thiện chính sách về giao dịch kỳ hạn, đồng thời nghiên cứu cơ chế về phát hành TPCP theo lãi suất thả nổi. • Phát triển nhà đầu tư và các định chế trung gian - Nghiên cứu trình Chính phủ cơ chế thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty định mức tín nhiệm tại thị trường trong nước nhằm cung cấp các đánh giá chính xác và minh bạch cho nhà đầu tư trong các đợt phát hành - Nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện; quản lý ngân quỹ, gắn quản lý ngân quỹ với quản lý nợ và phát triển thị trường TPCP nhằm củng cố hệ thống cơ sở nhà đầu tư dài hạn trên thị trường trái phiếu. Bên cạnh đó, cần thay đổi cơ sở nhà đầu tư bằng việc tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính phát triển bởi vì đây là các tổ chức đẩy mạnh nhu cầu trái phiếu trên thị trường. Bên cạnh các ngân hàng thương mại, cần tạo điều kiện để phát triển các tổ chức tài chính như: công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư tương hỗ. - Xây dựng hệ thống các nhà tạo lập thị trường để hình thành các mức giá giao dịch chuẩn trên cơ sở hệ thống thành viên đấu thầu trái phiếu Chính phủ với các giải pháp như (i) ban hành khuôn khổ pháp lý về quyền lợi và nghĩa vụ của nhà tạo lập thị trường, theo đó nâng cao trách nhiệm của các thành viên đấu thầu trên thị trường sơ cấp; (ii) Thúc đẩy nhanh quá trình đăng ký, lưu ký, niêm yết giao dịch, nghiệp vụ repo, cung cấp thông tin giá cả nhằm hỗ trợ sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường trên thị trường thứ cấp; (iii) tiếp tục nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách về cơ chế hỗ trợ thanh khoản trên thị trường để tiến tới quy định thêm nghĩa vụ đối với các nhà tạo lập thị trường trên thị trường thứ cấp là chào giá cam kết 2 chiều; (iv) Tăng cường các cuộc đối thoại định kỳ với thành viên để nắm bắt nhu cầu và vướng mắc trong triển khai hệ thống thành viên đấu thầu. - Xây dựng và từng bước thực hiện cơ chế thu hút nhà đầu tư tham gia thị trường thông qua rà soát, điều chỉnh hợp lý chính sách thuế và phí giao dịch trái phiếu, áp dụng các công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho nhà đầu tư nước ngoài; khuyến khích các tổ chức nước ngoài phát hành các chứng chỉ lưu ký toàn cầu được niêm yết trên thị trường nước ngoài với tài sản cơ sở là trái phiếu chính phủ trong nước 169 - Tiếp tục xây dựng lộ trình thu hút nhà đầu tư nước ngoài với các giải pháp căn bản như: Ổn định nền kinh tế vĩ mô; Xây dựng và phát triển các sản phẩm trái phiếu phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai... để phòng ngừa rủi ro trên thị trường trái phiếu; Tăng cường tính công khai minh bạch trên thị trường thông qua xây dựng trang thông tin điện tử chuyên biệt cho thị trường trái phiếu gồm đầy đủ dữ liệu thông tin về thị trường. • Hoàn thiện cơ chế chính sách - Ban hành khuôn khổ pháp lý cho hệ thống đại lý cấp I nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống đại lý cấp I để hỗ trợ công tác phát hành trái phiếu trên thị trường sơ cấp và thanh khoản của thị trường thứ cấp. Đồng thời cần sửa đổi các quy định pháp lý liên quan (hiện tại là thông tư số 17/2012/TT-BTC) đến việc hướng dẫn phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước theo hướng tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích sự tham gia thị trường trái phiếu của thành viên đấu thầu; rút ngắn thời gian từ ngày tổ chức phát hành đến giao dịch; nâng cao tính thanh khoản của thị trường trái phiếu; bổ sung quyền lợi và giảm thiểu nghĩa vụ của thành viên. Bên cạnh đó, sửa đổi quy định liên quan đến việc hướng dẫn hoán đổi trái phiếu Chính phủ (hiện tại là thông tư 150/2011/TT-BTC) theo hướng đơn giản hóa quy trình hoán đổi, giảm thời gian từ ngày công bố thông tin đến ngày hoán đổi. - Để phát triển thị trường repo, cần xây dựng một khung pháp lý toàn diện cho các giao dịch repo, xây dựng và phát triển hợp đồng khung GMRA và xem xét lại mức phí liên quan tới giao dịch nay, vấn đề về thuế cũng cần được xem xét. - Cơ chế thanh toán cần hiệu quả hơn, tránh các rủi ro cho nhà đầu tư. Cụ thể hơn, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Kho bạc Nhà nước và hệ thống các ngân hàng thương mại trong quy trình thanh toán cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, tích cực phối hợp giữa các cơ quan ban ngành liên quan để xây dựng "Đề án chuyển chức năng thanh toán tiền giao dịch TPCP từ Ngân hàng Thương mại sang NHNN”. - Cần thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn từ TPCP; cần có sự thanh tra và giám sát chặt chẽ quy trình đầu tư công để hạn chế tình trạng các nguồn vốn huy động được từ thị trường TPCP bị sử dụng sai mục đích; cần công khai minh bạch tiến độ thực hiện các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước và xử lý nghiêm khắc các sai phạm để tránh thất 170 thoát, lãng phí nguồn vốn huy động. - Chính phủ cần phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để ổn định nền kinh tế vĩ mô, nhằm huy động được nguồn vốn qua phát hành TPCP cho phát triển kinh tế-xã hội đã được Quốc hội phê duyệt; tiếp tục theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát không vượt quá mục tiêu được Quốc hội phê chuẩn. • Tập trung phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Trên cơ sở phân tích mô hình đo lường tác động của các yếu tố đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM tại mục 2.2.3 đã chỉ ra rằng quy mô trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường trái phiếu có quan hệ cùng chiều với tỷ suất sinh lời của hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM. Trên cơ sở đó, chính phủ cần tăng cường các biện pháp nhằm mở rộng và tăng quy mô trái phiếu doanh nghiệp, giảm tỷ trọng trái phiếu chính phủ trên thị trường trái phiếu Việt Nam. Các biện pháp tập trung ở các nội dung sau: - Chú trọng việc xây dựng cơ sở dữ liệu trung tâm thông tin về Trái phiếu doanh nghiệp (cơ sở dữ liệu bao gồm cả thông tin về thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp) và xây dựng thị trường giao dịch cho Trái phiếu doanh nghiệp. - Chính phủ cần có các biện pháp hạn chế sự thống trị của các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp lớn trên thị trường, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi có mức lãi suất phù hợp nhằm thu hút sự chú ý của công chúng đối với trái phiếu doanh nghiệp và làm tăng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu doanh nghiệp [61]. - Một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng Chính phủ cần tăng cường các biện pháp nhằm ổn định tỷ giá hối đoái nhằm giúp hạn chế rủi ro đối với các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, tỷ giá hối đoái ổn định, ít có sự biến động sẽ khuyến khích thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển. Trên cơ sở đó, cần xây dựng, phát triển các công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài [46]. - Cần minh bạch hóa hơn thông tin về doanh nghiệp như thông tin về các đợt phát hành, cách thức sử dụng vốn huy động. Điều này đòi hỏi sự tăng cường vai trò 171 của những tổ chức định mức tín nhiệm hay các công ty giám sát độc lập. Cùng với đó, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa hơn nữa các loại trái phiếu để tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. 3.4.2. Kiến nghị với NHNN, các ban ngành và các tổ chức khác có liên quan 3.4.2.1. Xử lý nợ xấu - NHNN và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần phối hợp tích cực hơn trong việc triển khai các nội dung và trách nhiệm được giao tại Quyết định số 843/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ để xử lý nợ xấu một cách đồng bộ và có hiệu quả. - Điều hành linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, tín dụng và ngân hàng; triển khai các giải pháp xử lý hàng tồn kho, nợ đọng trong xây dựng cơ bản; khuyến khích đầu tư, tiêu dùng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; phát triển thị trường bất động sản; Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất xây dựng và ban hành chính sách về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng đối với công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam và hoạt động mua, bán tài sản bảo đảm để thúc đẩy phát triển thị trường mua bán nợ và hỗ trợ xử lý nợ xấu của các TCTD cũng như sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện một số quy định liên quan đến giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm và các quyền của chủ nợ, nghĩa vụ của bên vay, bên bảo đảm tại Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Tố tụng dân sự, Luật Thi hành án dân sự. - Tăng cường công tác thanh tra, giám sát các TCTD chấp hành các quy định về hoạt động ngân hàng, xử lý nợ xấu; đổi mới về tổ chức và hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng phù hợp với thông lệ và 17 chuẩn mực quốc tế; ban hành các cơ chế, quy định an toàn hoạt động ngân hàng như phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, quy chế cho vay, mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác; xử lý dứt điểm tình trạng sở hữu chéo giữa các TCTD. Bên cạnh đó, cơ quan thanh tra, giám sát cần được tách riêng độc lập với Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban chứng khoán; tăng cường sự phối hợp giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ; xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống chỉ tiêu giám sát mới và quy trình giám sát, đồng thời tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu giám sát; giám sát chặt chẽ xu hướng dịch chuyển dòng vốn trên thị trường tài chính và dịch chuyển lường đầu tư tín dụng sang lĩnh vực 172 tiêu dùng, chứng khoán, bất động sản để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế rủi ro. - Giảm tỷ lệ sở hữu chồng chéo trong hệ thống NHTM: Mặc dù đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể chứng minh mối quan hệ giữa sở hữu chồng chéo với tình trạng nợ xấu cao nhưng một số chuyên gia kinh tế cho rằng mối quan hệ này hoàn toàn có thể xảy ra. sở hữu chồng chéo tạo ra cho ngân hàng động cơ để bỏ qua các yêu cầu về thẩm định tín dụng và giám sát khách hàng, do lợi ích của ngân hàng được gắn chặt vào lợi ích của bản thân doanh nghiệp có liên kết sở hữu, trong khi rủi ro lại được chia đều cho mọi cổ đông ngân hàng, trong đó có cổ đông thiểu số, cổ đông không có quyền kiểm soát ngân hàng. Nói khác đi, xử lý nợ xấu cần phải đi kèm với các biện pháp tái cấu trúc lại các ngân hàng một cách mạnh mẽ và thực chất hơn, đặc biệt là phải xử lý được vấn đề sở hữu chồng chéo bằng một loạt các biện pháp cứng rắn và hữu hiệu hơn so với những gì mà Chính phủ và NHNN đang tiến hành hiện nay. - Về giá mua nợ xấu, nên cho phép nhà đầu tư được mua nợ xấu thấp hơn giá thị trường. Giá thị trường là giá do thị trường quyết định và được xác lập thông qua các cuộc đấu giá công khai trên thị trường. - Bộ Tài chính và các bộ ngành cần sửa đổi các văn bản pháp lý liên quan nhằm giải quyết nhanh ách tắc từ việc xử lý tài sản bảo đảm; sửa đổi quy định về sở hữu bất động sản của người nước ngoài, giúp phát triển thị trường mua bán nợ Việt Nam, tăng khả năng bán nợ xấu của VAMC. Hiện nay, luật pháp Việt Nam chưa cho phép các tổ chức, cá nhân nước ngoài trở thành bên nhận thế chấp. Ngay cả các tổ chức, cá nhân trong nước cũng không được phép trở thành bên nhận thế chấp nếu không phải là tổ chức tín dụng (theo Điều 114, Luật Nhà ở quy định thế chấp bất động sản đối với tổ chức tín dụng). Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không mua lại nợ xấu từ các ngân hàng, nếu họ không thể trở thành bên nhận tài sản đảm bảo. - Kiến nghị các Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ ây dựng,NHNN xem xét mở rộng phạm vi bảo đảm của nhà ở hình thành trong tương lai cho các nghĩa vụ của khách hàng (hiện nay Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT/BTP-TNMT- XD-NHNN ngày 25/04/2014 chỉ cho phép được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai cho mục đích vay vốn để mua chính căn nhà đó hoặc nhà ở dự án). 173 - Để giúp đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản để thu hồi nợ xấu, đề nghị các Bộ ngành liên quan sớm tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho phép TCTD được toàn quyền chủ động trong xử lý tài sản bảo đảm để nhanh chóng xử lý nợ xấu. - Để có thể giải quyết vấn đề nợ xấu hiệu quả hơn, VAMC cần phải có khả năng đồng thời mua và bán nợ xấu. Trong khi khung pháp lý đã được thiết lập để hỗ trợ VAMC trong việc mua lại nợ xấu, vẫn còn thiếu nhiều công cụ để giúp VAMC có thể bán nợ xấu một cách hiệu quả. Để bán nợ xấu cho các nhà đầu tư nước ngoài thì một thị trường mua bán nợ xấu cần được thiết lập và các khoản nợ xấu phải thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư về giá. VAMC mua nợ xấu ở mức cao (tương đương với giá trị sổ sách còn lại của các khoản cho vay sau khi trừ dự phòng đã trích lập), tương đương 70-75% mệnh giá các khoản nợ. Vì vậy, ngay cả khi thị trường mua bán nợ được hình thành, những khoản nợ xấu chưa hẳn đã hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài do giá quá cao. Về lâu dài, để có thể thực sự giải quyết vấn đề nợ xấu của NHTM, VAMC sẽ cần nhiều vốn "thực" (vốn nợ và vốn chủ sở hữu) và hỗ trợ từ chính phủ hơn nữa. 3.4.2.2. Phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu tại NHTM - Sử dụng Trái phiếu Chính phủ (có thể kèm theo tỷ lệ chiết khấu - haircut) trong việc tính dự trữ bắt buộc của các NHTM tại NHNN hiện nay. Điều này đã được áp dụng tại 1 số quốc gia trên thế giới, nhằm tăng tính thanh khoản của TPCP và nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM. - Nâng tỷ lệ nhất định đối với các loại trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh như Trái phiếu NHCSXH, Trái phiếu VEC v..v.. trong việc tham gia cầm cố, thấu chi và giao dịch trên thị trường mở. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần nghiên cứu và thực hiện việc mở rộng GTCG do các doanh nghiệp, tập đoàn có uy tín và chất lượng tốt phát hành làm công cụ giao dịch trên thị trường mở. Việc làm này sẽ tạo nên tính thanh khoản và góp phần làm phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở NHNN có sự phân tích và điều chỉnh linh hoạt với danh mục trái phiếu doanh nghiệp được phép tham gia và tỷ lệ chiết khấu (haircut) phù hợp trong từng thời kỳ cụ thể. 174 - Phát huy vai trò kiểm soát: Tăng cường vai trò kiểm soát của NHNN đối với NHTM trong việc thực hiện các quy chế liên quan của NHNN ban hành. Qua đó nắm bắt thực trạng, vướng mắc của các NHTM để xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, NHNN cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ chiến lược đầu tư kinh doanh trái phiếu của từng NHTM nhằm hạn chế sự đầu cơ lũng đoạn trong lĩnh vực này của các NHTM Việt Nam. - Xây dựng văn bản hướng dẫn và cho phép các Ngân hàng thương mại tham gia đầu tư vào trái phiếu do Chính phủ Việt Nam phát hành ở nước ngoài, hoặc do các quốc gia khác phát hành. - Thường xuyên công bố và cập nhật biểu số liệu tổng hợp các giao dịch lịch sử về đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua NHNN và đấu thầu nghiệp vụ Thị trường mở để các NHTM có thể thu thập thông tin, số liệu để phân tích đánh giá diễn biễn của các hoạt động này. Ngoài ra việc công bố thông tin về kết quả đấu thầu Nghiệp vụ Thị trường mở cần thiết phải tức thời sau khi có kết quả trên hệ thống thông tin của Reuters, Bloomberg, hoặc website của NHNN. - Hiệp hội trái phiếu Việt Nam cần nhanh chóng thực hiện các hoạt động sau nhằm thúc đẩy thị trường trái phiếu nói chung và hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM nói riêng phát triển và hoạt động có hiệu quả: + Chuẩn hoá tập quán thương mại và thông lệ thị trường đối với các giao dịch trái phiếu và công cụ nợ khác tại thị trường trái phiếu Việt Nam. + Thiết lập các quy tắc ứng xử, hành nghề và đạo đức nghề nghiệp để điều chỉnh mối quan hệ giữa các đối tác trên thị trường trái phiếu Việt Nam nhằm đảm bảo sự bình đẳng cho các thành viên tham gia thị trường. + Làm diễn đàn, cầu nối để trao đổi, cập nhật thông tin, tăng cường sự hợp tác, hiểu biết lẫn nhau giữa các hội viên và giữa hội viên với các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các tổ chức thị trường quốc tế. Đóng góp ý kiến phản biện và tham gia hỗ trợ các cơ quan quan chức năng trong việc hoàn thiện chính sách, khung pháp lý cho thị trường trái phiếu tại Việt Nam. + Xây dựng hợp đồng giao dịch trái phiếu chuẩn: Hiện tại giao dịch trái 175 phiếu giữa các nhà đầu tư nói chung và các NHTM trong nước nói riêng chưa có chuẩn mực về hợp đồng giao dịch. Hay nói cách khác các bên tham gia giao dịch thường tự thỏa thuận hợp đồng cùng với những điều khoản sơ sài, không đầy đủ và khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp khi có phát sinh xảy ra. Chính vì vậy, Hiệp hội trái phiếu Việt Nam cần phải xây dựng 1 mẫu hợp đồng giao dịch trái phiếu chuẩn, phù hợp với thông lệ quốc tế và Việt Nam, được áp dụng thống nhất trong mọi giao dịch trái phiếu tại Việt Nam. Động thái này cũng tương tự như việc xây dựng hợp đồng chuẩn ISDA áp dụng cho các giao dịch phái sinh đã được quy định sử dụng thống nhất trên thế giới. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trên cơ sở nội dung chương 1 và chương 2, chương 3 của luận án đã trình bày dự báo và định hướng phát triển của nền kinh tế và thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian tới; đồng thời cũng đề cập đến định hướng phát triển hệ thống NHTM Việt Nam với mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện. Bên cạnh đó, chương 3 cũng đã đề cập đến nội dung định hướng phát triển đối với hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong giai đoạn từ nay đến 2020. Bên cạnh đó, luận án tập trung trình bày các giải pháp nhằm phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian tới với nội dung chủ yếu: - Nhóm giải pháp nhằm mở rộng quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam trên cơ sở tăng quy mô tổng tài sản và nâng cao nhận thức của Ban quản trị NHTM về vai trò và vị trí của hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu. - Nhóm giải pháp nhằm tăng tỷ suất sinh lời hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của Ngân hàng thương mại Việt Nam trên cơ sở giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước, tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong cơ cấu sở hữu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, đồng thời kiểm soát và giảm tỷ lệ nợ xấu tín dụng ngân hàng. - Giải pháp hoàn thiện về văn bản pháp lý nội bộ, cơ chế hoạt động và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam. - Các nhóm giải pháp khác tập trung ở các lĩnh vực chủ yếu như: nâng cao năng lực hoạt động nói chung và năng lực tự doanh nói riêng của các NHTM; nâng 176 cấp hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ; cơ cấu tổ chức và nâng cao trình độ nhân sự; quản trị rủi ro; đa dạng hóa các nghiệp vụ, sản phẩm mới v.v Ngoài ra, luận án cũng đề xuất một hệ thống các kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các cơ quan liên quan khác nhằm hỗ trợ để hoàn thiện môi trường phát huy tối đa tác dụng của hệ thống các giải pháp nêu trên. Các kiến nghị tập trung vào một số nội dung chính như sau: - Nhóm kiến nghị về sửa đổi các quy định về các mức giới hạn đối với cơ cấu sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại. - Nhóm kiến nghị về sự phát triển thị trường trái phiếu - Nhóm kiến nghị về việc xử lý nợ xấu tín dụng ngân hàng - Nhóm kiến nghị về sự phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu tại ngân hàng thương mại. 177 KẾT LUẬN Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu là một hoạt động có vai trò và ý nghĩa quan trọng với hệ thống ngân hàng. Trên cơ sở nghiên cứu và so sánh với các công trình, đề tài nghiên cứu cùng lĩnh vực, kết quả nghiên cứu của tác giả trình bày trong luận án thể hiện được những đóng góp và các điểm mới sau: - Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM. - Xác định về các loại hình và các chiến lược, phương hướng thực hiện để phát huy vai trò của hoạt động này đối với NHTM. - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu. - Tác giả lựa chọn mô hình đánh giá và rút ra những kết luận về sự tác động của một số nhân tố đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả thực hiện chọn một số nhân tố chủ quan và một số nhân tố khách quan để đo lường mức độ tác động đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM. Nhìn chung, đây là các nhân tố ảnh hưởng chính, vai trò quan trọng và cần thiết phải được nghiên cứu chuyên sâu; đồng thời cũng phản ánh đầy đủ sự tác động mang tính chất từ bên trong (nội tại) và bên ngoài đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM. + Nhân tố chủ quan: Cơ cấu sở hữu ngân hàng (thông qua các biến sô phản ánh cơ cấu sở hữu nhà nước và cơ cấu sở hữu nước ngoài); Năng lực hoạt động ngân hàng (thông qua các biến số phản ánh quy mô tổng tài sản ngân hàng; tỷ lệ nợ xấu tín dụng). + Nhân tố khách quan: Thực trạng của thị trường trái phiếu (thông qua các biến số phản ánh quy mô thị trường trái phiếu; quy mô thị trường trái phiếu chính phủ; quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp); trạng của nền kinh tế (thông qua biến số phản ánh tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế). - Đánh giá và phân tích mô hình hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM trên thế giới (tập trung chủ yếu đối với NHTM Trung Quốc và NHTM Mỹ). Trên cơ sở đó, luận án sẽ tổng hợp và áp dụng các kinh nghiệm có giá trị thực tiễn 178 vào Việt Nam nhằm phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của Ngân hàng thương mại Việt Nam. - Phân tích và đánh giá một cách đầy đủ, khái quát về thực trạng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam giai đoạn 5 năm liên tục 2009- 2014, nhằm giúp các nhà quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực này có được bức tranh tổng quan và đầy đủ phản ánh thực trạng hoạt động này của các NHTM trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, luận án cũng đề cập đến những tồn tại, hạn chế, mặt mạnh, yếu và giải pháp nhằm phát triển hoạt động này trong giai đoạn hiện nay và thời gian tiếp theo. - Hệ thống các giải pháp được xây dựng đồng bộ, bao gồm các giải pháp ngắn hạn và các giải pháp dài hạn, có điều kiện áp dụng tốt nhất trong thực tế nhằm phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam cả về mặt lượng và mặt chất. Đồng thời, luận án cũng đề xuất một hệ thống các kiến nghị hỗ trợ để hoàn thiện môi trường phát huy tối đa tác dụng của hệ thống các giải pháp nêu trên. - Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong tìm hiểu, luận giải các nội dung của đề tài luận án nhưng do vấn đề nghiên cứu là khá mới, nội dung khá tổng hợp, năng lực nghiên cứu còn khiếm khuyết nên luận án chắc không tránh khỏi thiếu sót. NCS rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học để luận án được hoàn thiện hơn. - Cuối cùng, xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy giáo hướng dẫn khoa học và các nhà khoa học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp ý kiến để NCS hoàn thành luận án. 179 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN [1] Vũ Hoàng Nam (2010), “Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam”, Tạp chí Khoa học&đào tạo Ngân hàng, (số 99), tr 1-5. [2] Vũ Hoàng Nam & Đinh Anh Dũng (2011), “Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh trái phiếu của Ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm”, Tạp chí Ngân Hàng (số 11), tr 35-38. [3] Vũ Hoàng Nam (2011), “Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại thế giới – kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng (Số 109), tr55-59. [4] Vũ Hoàng Nam (2012), “Phát triển nghiệp vụ đầu tư kinh doanh trái phiếu của Agribank, Tạp chí Ngân Hàng (số 14), tr 50-54. [5] Vũ Hoàng Nam (2015), “Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu: Bài học rút ra từ các ngân hàng Trung Quốc và Mỹ”, Tạp chí Ngân hàng (Số 7), tr46-51. 180 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt [1] Hồng Anh (2014), Tạo sự chuyển biến trong tái cơ cấu ngân hàng, Báo Nhân dân Điện tử. [2] ANZ (2015), Báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2015 – 2016. [3] Asian Development Bank (2013), Báo cáo Asian Bond Monitor các năm 2009-2013. [4] Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng Damodar N. Gujarati 1, chương 16. [5] Công ty chứng khoán Bảo Việt (2013), Báo cáo trái phiếu năm 2013. [6] TS. Nguyễn Duệ (2001), Sách Quản trị Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà nội. [7] Huỳnh Thế Du (2005), Mối quan hệ nhà nước-Doanh nghiệp nhà nước-Ngân hàng thương mại Nhà nước ở Việt Nam, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. [8] Huỳnh Thế Du, Đỗ Thiên Anh Tuấn (2013), Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam – Con đường gập ghềnh, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. [9] Thạc sỹ Nguyễn Thị Anh Đào (2008) và nhóm nghiên cứu, Tham gia của hệ thống ngân hàng thương mại vào thị trường chứng khoán Việt Nam, công trình nghiên cứu đề tài, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. [10] Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà nội. [11] Trần Thanh Hà (2008), Tăng cường hoạt động đầu tư của Ngân hàng Công thương trên thị trường chứng khoán, luận văn thạc sỹ, Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà nội. [12] Quách Mạnh Hào (2012), Những điểm yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh (28/2012) [13] ThS. Phùng Thị Hiền (2015), Thị trường trái phiếu: 5 thành công nổi bật, Tạp chí Tài chính (số 01/2015). 181 [14] PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu (2010), Nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel 3 – lộ trình củng cố bức tường an ninh tài chính – ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng (Số 22/2010). [15] Nguyễn Việt Hùng (2008), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Trường đại học kinh tế quốc dân Hà nội. [16] Mạc Quang Huy (2009), Cẩm nang Ngân hàng đầu tư, NXB Thống kê. [17] Lê Thị Hương (2003), Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà nội. [18] TS Nguyễn Thị Thanh Hương và NGƯT. Vũ Thiện Thập (2007), Sách Kế toán Ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà nội [19] Th.S Nguyễn Thanh Huyền (2014), Thị trường trái phiếu chính phủ: Dấu ấn phát triển, Tạp chí Tài Chính (Số 01/2014) [20] TS.Trịnh Thanh Huyền (2013), Những mảng màu sáng tối hoạt động ngân hàng 2013, Vietinbank Webpage. [21] TS. Trần Đăng Khâm (2007), Phát triển các nhà tạo lập thị trường trái phiếu ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội. [22] Đỗ Lê (2014), Gia tăng hiệu quả sử dụng vốn, Thời báo Ngân hàng Điện tử (08/2014). [23] Luật Chứng Khoán 2006. [24] Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng Khoán năm 2010 [25] TS. Đào Lê Minh (2013), Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, NXB Lao động. [26] PGS.TS.Nguyễn Thị Mùi (2013), Hệ thống Ngân hàng Việt Nam sau 6 năm hội nhập, Vietinbank Webpage. [27] PGS.TS Nguyễn Văn Nam & PGS.TS Vương Trọng Nghĩa (2002), Giáo trình thị trường chứng khoán, Trường đại học Kinh tế Quốc Dân, NXB Tài chính. 182 [28] Anh Quân (2015), Ngành ngân hàng Trung Quốc bắt đầu “thấm đòn” kinh tế suy giảm, Thông tấn xã Việt Nam (07/2015). [29] Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà nội (2014), Báo cáo tổng kết 05 năm hoạt động Sở Giao dịch Chứng khoán Hà nội năm 2009-2014. [30] Nguyễn Thị Minh Tâm (2001), Sự phát triển nghiệp vụ Treasury của Ngân hàng thương mại và những giải pháp phát triển nghiệp vụ này ở các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam trong điều kiện quốc tế hóa đời sống kinh tế quốc tế, luận văn thạc sỹ, trường Đại học Ngoại thương Hà nội. [31] Nguyễn Ngọc Thanh và Nguyễn Tuấn Hùng (2011), Chuyển biến sở hữu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và tác động của nó, Tạp chí khoa học, kinh tế và kinh doanh (2011). [32] PGS.TS. Kiều Hữu Thiện (2014), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành về Mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại do nhà nước giữ cổ phần chi phối (thực trạng, xu hướng và định hướng điều chỉnh. [33] Hoàng Thế Thỏa (2015), Ngành Ngân hàng đang tích cực tiến hành tái cơ cấu, Thời báo Ngân hàng Nhà nước (04/2015). [34] TS Vũ Văn Thực (2013), Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Tạp chí phát triển và hội nhập (Số 10/2013). [35] GS.TS Lê Văn Tư (2005), Sách Nghiệp vụ Ngân Hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà nội. [36] GS.TS Lê Văn Tư (2005), Sách Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính Hà nội. [37] Trịnh Mai Vân (2010), Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, luận án tiến sỹ, trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà nội. [38] VPBank Securities (01/2014), Báo cáo ngành Ngân hàng Việt Nam. [39] World Bank (2015), Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu dự báo tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới trong năm 2015 – 2017. II. Tài liệu tiếng Anh [40] Asian Development Bank (ADB) Team (February 2012), Vietnam Bond Market Guide. 183 [41] Barajas, A., Steiner, R., Salazar, N., 1999. Foreign investment in Colombia financial sector.Working Paper of the International Monetary Fund, No. 99/150. [42] Berger, A.N., Hasan, I., and Zhou, M.M., 2007. Bank ownership and efficiency in China: What will happen in the world’s largest nation? Journal of Banking and Finance 33, 113–130. [43] Chhibber, P.K., Majumdar, S.K., 1999. Foreign Ownership and Profitability: Property Rights, Control, and the Performance of Firms in Indian Industry. Journal of Law and Economics, Vol. 42, No. 1, pp. 209-238. [44] Deutsche Bank Research (January 2014), What’s behind recent trends in Asian corporate bond markets. [45] Douglas J.Elliott and Kai Yan (July 2013), The Chinese Financial System – An Introduction and Overview. [46] Eichengreen, B. & Luengnaruemitchai, P. (2004), ‘Why doesn’t Asia have bigger bond markets?’, NBER Working Paper, National Bureau of Economic Research, 10576. [47] Frank J.Fabozzi, Steven V.Mann, 8thEdition, 2012, The Handbook of Fixed Income Securities. [48] Frank J.Fabozzi, Steven V.Mann,2nd Edtion 2010, Introduction to Fixed Income Analytics: Relative Value Analysis, Risk Measures and Valuation. [49] Frederic S. Mishkin, 10th Edition 2013, The Economics of Money, Banking and Financial Markets. [50] Global Markets, HSBC, China Onshore and Offshore RMB Bond Market – A Foreign Bank Perspective. [51] Goldman Sachs (2015), China’s Bond Market – Global Liquidity Management – Firsts Half 2015. [52] Greenwich Associates European & Asian Leader Awards 2010, A leader in Quality: Deutsche Bank. [53] Lin, X.C., and Zhang, Y., 2007. Bank ownership reform and bank performance in China, Guanghua School of Management, Journal of Banking and Finance 33, 20–29. 184 [54] Manju Puri, 1995, Commercial banks in investment banking conflict of interest or certification role?, Graduate School oJ‘Business, Stanford lJniversi@, Stamford, CA 94305, USA. [55] Nicola Gennaioli-Alberto Martin-and Stefano Rossi, 11 May 2014, Banks, Government Bonds, and Default: What do the Data Say? [56] Paweł Mrowiec, the banking sector in China in the light of the contemporary financial crisis. [57] Peter Rose, 9th Edition 2013, Bank Management and Financial Services. [58] Peter S.Rose (1998), Commercial Bank Management. [59] S&P DowJones Indices (November 2014), A Changing Bond Landscape in China. [60] Unite, A. and Sullivan, M. J., 2003, The effect of foreign entry and ownership structure on the Philippine domestic banking market, Journal of Banking and Finance 27, 2323-2345. [61] Vuong, Q.H & Tran, T.D (2010), Vietnam’s Corporate Bond Market, 1999 - 2010: Some Reflections, The Journal of Economic Policy and Research, số 6, tập 1, tr. 1-47. [62] World Federation of Exchanges, January 2014, 2013 WFE Market Highlights. 185 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Công thức tính các công cụ quản trị rủi ro đo lường rủi ro (sự biến động giá) của từng trái phiếu nói riêng và của danh mục đầu tư kinh doanh trái phiếu mà Ngân hàng nắm giữ nói chung khi có sự thay đổi của lãi suất 1. Thời gian đáo hạn bình quân (Duration) • Công thức tính của từng trái phiếu bao gồm: Macauley Duration (D)= 1 ( )* n t t PV CF t P =  ∑       PV(CFt) : Giá trị hiện tại của dòng tiền tại thời điểm t. P: Giá trái phiếu. n: Thời gian đáo hạn của trái phiếu MD (Modified duration) là thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh được tính bằng: YTM: lãi suất trái phiếu n: số lần thanh toán lãi trong năm. Thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh có thể được hiểu là thay đổi giá tính gần đúng theo tỷ lệ % khi lãi suất thay đổi 1%. Việc áp dụng thời gian đáo hạn bình quân để tính toán sự thay đổi giá của trái phiếu khi lãi suất thay đổi như sau: Áp dụng công thức trên, nếu giả định MD của một trái phiếu là 10, điều đó có nghĩa là nếu lãi suất thay đổi 1% thì giá trái phiếu sẽ thay đổi xấp xỉ 10% theo chiều ngược lại. • Mặt khác, dựa trên cơ sở việc tính toán thời gian đáo hạn bình quân đối với từng trái phiếu trong danh mục, Ngân hàng có thể tính toán thời gian đáo hạn bình quân của toàn bộ danh mục trái phiếu dựa trên công thức. Trong đó: w1.D1 + w2.D2 + w3.D3 +.+ wk.Dk % thay đổi giá = -MD x % Thay lãi suất x 100 186 wi :Tỷ trọng của trái phiếu i trong danh mục trái phiếu (tính theo giá trị thị trường- market value) Di: Thời gian đáo hạn bình quân của trái phiếu i k: số lượng trái phiếu trong danh mục 2. Độ lồi (Convexity) • Công thức tính như sau: Với Convexity có thể tính % thay đổi giá trái phiếu khi lãi suất biến động: 3. Price Value of a Basic Point (DV01 hay PVBP) • Công thức tính như sau: Như vậy trái phiếu nào có PV01 càng cao thì càng có sự biến động và có nhiều rủi ro. 4. Giá trị chịu rủi ro (VaR – Value at Risk) • Các phương pháp đo lường VaR: Hiện nay, các NHTM trên thế giới đang sử dụng 3 phương pháp chính để đo lường VaR, bao gồm: - Phương pháp Delta – Gamma: Đây là phương pháp ứng dụng VaR đơn giản nhất. Nó giả định rằng rủi ro của danh mục là tuyến tính và các nhân tố rủi ro tuân theo phân phối chuẩn. Bởi vì lợi nhuận của danh mục là sự kết hợp tuyến tính giữa các biến chuẩn, do đó nó tuân theo phân phối chuẩn, với hàm mật độ phân phối theo hình tháp chuông. Tuy nhiên, cũng chính vì giả định mối quan hệ giữa VaR và các biến là tuyến tính, do đó phương pháp Delta – Gamma trở nên kém chính xác hơn so với 2 phương pháp tiếp theo. - Phương pháp mô phỏng lịch sử: Phương pháp này là phương pháp định giá đầy đủ. Nó bao gồm quá trình quay ngược thời gian, ví dụ trong vòng 250 ngày trở PV01 = | Giá trái phiếu ban đầu – Giá trái phiếu khi lãi suất thay đổi 0.01%| 187 lại đây, và áp dụng trọng số trong hiện tại cho lợi nhuận của tài sản đó theo dãy thời gian trong lịch sử. Nó được xem như việc xem xét lại lịch sử với trọng số hiện tại. Giả sử thời gian hiện tại là t, và chúng ta có dữ liệu quan sát trong khoảng thơi gian từ 1 tới t. Giá trị hiện tại của danh mục là Pt, là hàm số của các nhân tố rủi ro hiện tại: Chúng ta sẽ lấy mẫu những sự thay đổi của các nhân tố trong phân phối lịch sử, mà không có sự thay thế: Từ đó chúng ta có thể dựng giá trị mô phỏng từng nhân tố, bắt đầu từ nhân tố đầu tiên: Các nhân tố này được sử dụng để dựng nên giá trị mô phỏng của danh mục hiện tại trong bối cảnh mới, dựa trên biểu thức: Bây giờ chúng ta có thể tính toán được sự thay đổi trong giá trị danh mục từ trạng thái hiện tại Chúng ta sẽ sắp xếp t khoản lợi nhuận và chọn một giá trị tương ứng với công thức vi phân, Rp(c). VaR được xác định từ sự khác biệt giữa giá trị trung bình và vi phân. - Phương pháp Monte Carlo: tương tự như mô phỏng lịch sử, ngoại trừ việc sự thay đổi trong các tác nhân rủi ro được tạo ra từ các quy luật phân phối khác và được xây dựng dựa trên phần mềm mô phỏng tương thích với từng NHTM. 188 Phụ lục 2: Kết quả khảo sát theo các mô hình kiểm tra độ vững Bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS) Tác động cố định (fixed effects) Tác động ngẫu nhiên (random effects) BONDA BONDI BONDA BONDI BONDA BONDI C 0.181 0.135 0.0055 0.042 0.119** 0.116* (1.32) (1.57) (0.07) (0.5) (2.49) (1.88) STATE 0.114*** -0.09*** 0.195* 0.078 0.072*** -0.070** (4.9) (-3.49) (1.65) (0.66) (2.84) (-2.44) FOR -0.065 0.134** 0.115 -0.013 0.07 0.086* (-0.95) (2.24) (1.11) (0.15) (0.1) (1.72) NPL 0.014* -0.009*** 0.002* -0.0042* 0.0003 -0.0058** (1.81) (-3.59) (1.68) (-1.87) (0.07) (-2.01) LAS 0.0108* 0.007 -0.006 0.008 -0.005* 0.068 (1.82) (1.09) (-1.36) (1.47) (-1.90) (1.26) BMARKET 0.092** 0.04 0.098 0.054 0.088* 0.08 (2.03) (1.23) (1.24) (1.36) (1.97) (1.45) GB 0.013 -0.125** 0.023 -0.117 0.007 -0.114** (0.95) (-2.12) (0.98) (1.12) (0.23) (-2.34) CB 0.109 0.086** 0.097 0.024* 0.102 0.045* (0.84) (2.09) (0.78) (1.65) (0.33) (1.76) GGDP -0.087** 0.056 -0.076* 0.109 -0.058** 0.065 (-1.99) (1.24) (1.87) (1.44) (1.98) (1.33) R-Square 0.2507 0.326 0.1875 0.084 0.2137 0.1572 F-statistic 6.27*** 6.76*** Joint F-test 4.29*** 4.17*** 6.92*** 11.28*** 56.89*** 104.7*** Kiểm định Hausman 8.95 3.30 189 Kiểm định Lagrange Multiplier 36.57*** 43.84*** Bảng trên thể hiện kết quả hồi quy mô hình khảo sát mối quan hệ giữa hai nhóm sở hữu nước ngoài và sở hữu Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trái phiếu của ngân hàng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) và hai phương pháp hiệu ứng cố định và hiệu ứng bất định của kỹ thuật hồi quy dữ liệu mảng. Kết quả hồi quy dựa trên mô hình đã miêu tả ở trên. Tất cả các hồi quy được bao gồm biến giả năm (không thể hiện ở đây). Ký hiệu ***,**,* thể hiện các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. 190 Phụ lục 3: Tổng tài sản của một số NHTM trên thế giới năm 2014 Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia 191 Phụ lục 4: Danh sách các Ngân hàng thương mại Nhà nước (Nhà nước nắm 100% vốn chủ sở hữu) (Tính đến thời điểm 30/06/2015) Đơn vị: Tỷ VNĐ TT TÊN NGÂN HÀNG ĐỊA CHỈ SỐ GIẤY PHÉP NGÀY CẤP VỐN ĐIỀU LỆ SỐ CN & SGD 1 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development (Agribank) Số 02 Láng Hạ, Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội 280/QĐ-NH5 ngày 15/01/1996 28.874 943 2 Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương(Ocean Commercial One Member Limited Liability Bank) 199 Nguyễn Lương Bằng, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương 663/QĐ- NHNN ngày 6/5/2015 4.000 21 3 Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (Construction Commercial One Member Limited Liability Bank) 145-147-149 đường Hùng Vương, phường 2 thị xã Tâm An, tỉnh Long An 250/QĐ- NHNN ngày 5/3/2015 7.500 16 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phụ lục 5: Danh sách các Ngân hàng liên doanh (Tính đến thời điểm 30/06/2015) Đơn vị: Tỷ VNĐ TT TÊN NGÂN HÀNG ĐỊA CHỈ SỐ GIẤY PHÉP, NGÀY CẤP VỐN ĐIỀU LỆ 1 Ngân hàng TNHH Indovina (IVB) Indovina Bank Limited 97A Nguyễn Văn Trỗi, phường 12, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh 135/GP-NHGP ngày 21/11/1990 4.183 2 Ngân hàng liên doanh Vid Public (VID PUBLIC BANK) Tầng 7 Tòa nhà Prime Centre, 53 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội 01/ NHGP ngày 25/3/1992 1.355 3 Ngân hàng liên doanh Việt – Nga (VRB) Số 1 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội 11/GP-NHNN ngày 30/10/2006 3.008 4 Ngân hàng liên doanh Việt – Thái (VSB) Số 2 Phó Đức Chính, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh 19/ NHGP ngày 20/4/1995 1.322 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 192 Phụ lục 6: Danh sách các Ngân hàng chính sách (Tính đến thời điểm 30/06/2015) Đơn vị: Tỷ VNĐ TT TÊN NGÂN HÀNG ĐỊA CHỈ SỐ GIẤY PHÉP NGÀY CẤP VỐN ĐIỀU LỆ SỐ CN & SGD 1 Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Tòa nhà CC5, Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội. Quyết định số 131/2002/QĐ- TTG ngày 4/10/2002 10.695,5 - 2 Ngân hàng Phát triển Việt Nam 25A Cát Linh, Hà Nội 108/2006/QĐ- TTg ngày 19/5/2006 - - Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phụ lục 7: Danh sách các Ngân hàng 100% Vốn nước ngoài (Tính đến thời điểm 30/06/2015) Đơn vị: Tỷ VNĐ TT TÊN NGÂN HÀNG ĐỊA CHỈ SỐ GIẤY PHÉP NGÀY CẤP VỐN ĐIỀU LỆ/ VỐN ĐƯỢC CẤP 1 ANZ Bank (Vietnam) Limited Tòa nhà Suncity, 13 Hai Bà Trưng, Hà Nội 268/GP-NHNN ngày 09/10/2008 3.000 2 Hong Leong Bank Vietnam Limited Tầng trệt, tòa nhà Centec, 72- 74 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh 342/GP-NHNN ngày 29/12/2008 3.000 3 Hongkong-Shanghai Bank Vietnam Limited 235 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh 235/GP-NHNN ngày 08/9/2008 7.528 4 Shinhan Bank Vietnam Limited Tầng trệt, tầng lửng, tầng 2,3 Tòa nhà Empress, số 138-142 đường Hai Bà Trưng, phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh 341/GP-NHGP ngày 29/12/2008 4.547 5 Standard Chartered Bank (Vietnam) Limited P 1810-1815, tòa nhà Keangnam, lô E6, Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội 236/GP-NHNN ngày 08/9/2008 3.000 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 193 Phụ lục 8: Danh sách các Ngân hàng thương mại cổ phần (Tính đến thời điểm 30/06/2015) Đơn vị: Tỷ VNĐ TT TÊN NGÂN HÀNG ĐỊA CHỈ SỐ GIẤY PHÉP NGÀY CẤP VỐN ĐIỀU LỆ SỐ CN & SGD 1 Á Châu (ACB) Asia Commercial Joint Stock Bank 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh 0032/NHGP ngày 24/4/1993 9.377 81 2 An Bình (ABB) An Binh Commercial Joint Stock Bank 170 Hai Bà Trưng, phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh 0031/NH-GP ngày 15/4/1993 77/QĐ-NH5 ngày 15/4/1993 4.798 30 3 Bảo Việt (Baoviet bank) Bao Viet Joint Stock commercial Bank Tầng 1 và Tầng 5, Tòa nhà CornerStone, số 16 Phan Chu Trinh, HN 328/GP- NHNN ngày 11/12/2008 3.150 9 4 Bản Việt (trước đây là Gia Định) Viet Capital Commercial Joint Stock Bank (Viet Capital Bank) Toà Nhà số 112-114- 116-118 đường Hai Bà Trưng, phường ĐaKao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh 0025/ NHGP ngày 22/8/1992 3.000 17 5 Bắc Á (Bac A bank) BAC A Commercial Joint Stock Bank 117 Quang Trung, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An 0052/NHGP ngày 01/9/1994 183/QĐ-NH5 ngày 01/9/1994 4.400 22 6 Bưu điện Liên Việt (LPB) LienViet Commercial Joint Stock Bank – Lienviet Post Bank Số 2A Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. 91/GP-NHNN ngày 28/3/2008 6.460 61 7 Công thương Việt Nam (Vietinbank) 108 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội 142/GP- NHNN ngày 03/7/2009 37.234 149 8 Dầu khí toàn cầu (GP Bank) Capital Tower, số 109 Trần Hưng Đạo, 1304/QĐ- NHNN ngày 7/7/2015 3.018 13 9 Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) Public Vietnam Bank Số 22 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội 279/GP- NHNN ngày 16/9/2013 9.000 33 194 10 Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam Tháp BIDV 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội 84/GP-NHNN ngày 23/4/2012 31.481 180 11 Đông Á (EAB) DONG A Commercial Joint Stock Bank 130 Phan Đăng Lưu, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh 0009/NHGP ngày 27/3/1992 5.000 56 12 Đông Nam Á (Seabank) Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội 0051/NHGP ngày 25/3/1994 5.466 39 13 Hàng Hải (MSB) The Maritime Commercial Joint Stock Bank Sky tower A – 88 Láng Hạ, Hà Nội 0001/NHGP ngày 08/6/1991 8.000 45 14 Kiên Long (KLB) Kien Long Commercial Joint Stock Bank 16-18 Phạm Hồng Thái, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. 0056/NH-GP ngày 18/9/1995 2434/QĐ- NHNN ngày 25/12/2006 3.000 27 15 Kỹ Thương (TECHCOMBANK) 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 0040/NHGP ngày 06/8/1993 8.878 62 16 Nam Á ( NAM A BANK) Nam A Commercial Joint Stock Bank 201-203 Cách mạng tháng 8, phường 4, Quận 3, TP. HCM 0026/NHGP ngày 22/8/1992 3.000 18 17 Ngoại Thương Việt Nam (VCB) 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội 286/QĐ-NH5 ngày 21/9/1996 26.650 96 18 Phát Triển Mê Kông (MDB) Mekong Development Joint Stock commercial Bank 248 Trần Hưng Đạo, thị xã Long Xuyên, An Giang 0022/NHGP 12/9/1992 2037/QĐ- NHNN ngày 16/9/2008 3.750 17 19 Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) 25 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh (07/4/2011) 0019/ NHGP ngày 06/6/1992 8.100 45 20 Phương Đông (OCB) Orient Commercial Joint Stock Bank 45 Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh 0061/ NHGP ngày 13/4/1996 3.547 34 195 21 Phương Nam (PNB) Southern Commercial Jiont Stock Bank 279 Lý Thường Kiệt, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh 0030/NHGP ngày 17/3/1993 4.000 35 22 Quân Đội (MB) Military Commercial Joint Stock Bank 21 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội 0054/NHGP ngày 14/9/1994 11.594 71 23 Quốc Tế (VIB) Vietnam International Commercial Joint Stock Bank Tầng 1,6,7 Tòa nhà CornerStone số 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội 0060/ NHGP ngày 25/01/1996 4.250 50 24 Quốc dân (NCB) National Citizen bank (Đổi tên từ Ngân hàng Nam Việt) 28C-28D Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 0057/NHGP ngày 18/9/1995 970/QĐ- NHNN ngày 18/5/2006 3.010 20 25 Sài Gòn (SCB) Sai Gon Commercial Joint Stock Bank 927 Trần Hưng Đạo, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh 238/GP- NHNN ngày 26/12/2011 14.295 50 26 Sài Gòn Công Thương (SGB) Saigon Bank for Industry & Trade Số 2C Phó Đức Chính, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh 0034/NHGP ngày 04/5/1993 3.080 33 27 Sài Gòn – Hà Nội (SHB) Saigon-Hanoi Commercial Joint Stock Bank (HabuBank sáp nhập vào SHB ngày 28/8/2012) 77 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 0041/NH-GP ngày 13/11/1993 93/QĐ-NHNN ngày 20/01/2006 8.866 55 (không bao gồm 02 CN ở nước ngoài) 28 Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh 0006/NHGP ngày 05/12/1991 12.425 72 29 Tiên Phong (TPB) TienPhong Commercial Joint Stock Bank Số 57, phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 123/GP- NHNN ngày 05/5/2008 5.550 20 30 Việt Á (VIETA Bank) Viet A Commercial Joint Stock Bank 34A và 34B, phố Hàn Thuyên, phường Phạm Đình Hổ, HN 12/NHGP ngày 09/5/2003 3.098 17 31 Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) 72 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 0042/NHGP ngày 12/8/1993 8.056,5 44 196 32 Việt Nam Thương Tín (Vietbank) Viet Nam Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank 47 Trần Hưng Đạo, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng 2399/QĐ- NHNN ngày 15/12/2006 3.000 11 33 Xăng dầu Petrolimex (PGBank) Petrolimex Group Commercial Joint Stock Bank Tầng 16, 23, 24 tòa nhà MIPEC số 229 Phố Tây Sơn, phường Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội 0045/NHGP ngày 13/11/1993 125/QĐ- NHNN ngày 12/01/2007 3.000 16 34 Xuất Nhập Khẩu (Eximbank) Viet nam Commercial Joint Stock Tầng 8 Tòa nhà Vincom, số 72 Lê Thánh Tôn và 47 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh 0011/NHGP ngày 06/4/1992 12.355 42 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoat_dong_dau_tu_kinh_doanh_trai_phieu_cua_ngan_hang.pdf
Luận văn liên quan