Về hình thức pháp lý của HĐMBHHNS đang tồn tại tình trạng thiếu
sự quan tâm của các bên tham gia. Sự dễ dãi về mặt hình thức hợp đồng bằng
giao kết miệng hoặc văn bản nhưng sơ sài, thiếu những nội dung cơ bản cần
thiết, dẫn đến khi có tranh chấp xảy ra không đủ các cơ sở pháp lý để bảo vệ
quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
- Giao dịch HĐMBHHNS trong thực tiễn thực hiện tại ĐBSCL đã bộc
lộ nhiều hạn chế bất cập. Nhiều vấn đề đang đang tồn tại ảnh hưởng đến việc
thực hiện hợp đồng như: giá và phương thức thanh toán; giao nhận hàng hóa;
sự ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng trong thực hiện hợp đồng; tình trạng
vi phạm hợp đồng. chứa đựng những bất cập lớn phụ thuộc vào các quy
phạm pháp luật, tập quán và thói quen giao dịch đang tồn tại. Trong đó, điều
đáng lưu ý là khả năng thực thi pháp luật kém đã tác động không nhỏ tới hình
thành ý thức pháp luật, chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia.
167 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản từ thực tiễn tại đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp cũng có những thuận lợi nhất định dựa trên những thay đổi cơ
bản của BLDS 2015. Luật nông nghiệp khi được xây dựng, bên cạnh việc bổ
sung hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực
nông nghiệp bảo đảm tính hiệu quả, khả thi để phát triển hoạt động nông
nghiệp theo định hướng thị trường, còn nhằm đảm bảo cho các chủ thể có
năng lực, đủ điều kiện tham gia thị trường có địa vị pháp lý phù hợp trong
khuôn khổ pháp luật nhằm phát triển quan hệ hợp đồng một cách lành mạnh
và đảm bảo thực thi các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia hợp
đồng. Dựa trên những thay đổi cơ bản của BLDS 2015, ở góc độ xây dựng
pháp luật, thì Luật về nông nghiệp sẽ điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động
nông nghiệp trong đó cần thiết dành riêng một chương để điều chỉnh quan hệ
HĐMBHHNS
Hội thảo về cơ sở khoa học của Luật Nông nghiệp Việt Nam do Viện
Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) phối
133
hợp với Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học (Văn phòng
Quốc hội) và Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp quốc (FAO) tổ chức ngày
22/2/2008 đã cho thấy việc điều chỉnh hoạt động nông nghiệp ở góc độ luật
đã được các nhà nghiên cứu lập pháp nước ta đặt ra. Tuy nhiên, mục tiêu điều
chỉnh về toàn bộ các vấn đề nông nghiệp chỉ đạt kết quả và có tính khả thi khi
có được sự rà soát, phân tích một cách đầy đủ để bãi bỏ những quy định trùng
lặp, chồng chéo bởi các văn bản dưới luật hiện đang có hiệu lực. Việc ban
hành một luật nông nghiệp với vai trò là khung pháp lý cho hoạt động chung
về nông nghiệp là một công việc đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu rất
công phu để có thể hệ thống hóa và pháp điển hóa toàn bộ các quy định hiện
hành có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp.
2) Sửa đổi Bộ luật Dân sự 2015 theo hướng bổ sung một mục trong
Chương XVI “một số hợp đồng thông dụng” quy định về hợp đồng mua bán
nông sản
Điều chỉnh quan hệ hợp đồng nông nghiệp trực tiếp trong Bộ luật Dân
sự là giải pháp được một số nước sử dụng. Trong đó, Bộ luật Dân sự Liên
Bang Nga [102, Điều 535-538] là một ví dụ. Ở Việt Nam, điều chỉnh
HĐMBHHNS trực tiếp trong BLDS sẽ một giải pháp xây dựng pháp luật có
nhiều thuận lợi nhất định để điều chỉnh quan hệ hợp đồng nông nghiệp.
Trong quan hệ HĐMB hàng hóa theo LTM, chủ thể của hợp đồng là
thương nhân hoạt động nhằm mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt
động mua bán. Trong khi quan hệ về HĐMBHHNS một bên trong hợp đồng
là thương nhân tham gia hợp đồng vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng
bên còn lại người sản xuất, mà trong đó bộ phận là nông dân chiếm đại đa số.
Người nông dân sau một vụ mùa chỉ mong trang trải chi phí và một khoản lời
nhất định để chăm lo cho cuộc sống hộ gia đình. Như vậy, việc điều chỉnh
quan hệ HĐMBHHNS bằng LTM dường như chưa phù hợp, Do vậy, điều
134
chỉnh hợp đồng bằng luật chung là BLDS sẽ phù hợp hơn so với luật chuyên
ngành là LTM.
Theo đề xuất của tác giả, hướng sửa đổi Bộ luật Dân sự 2015 là bổ
sung một mục trong Chương XVI “một số hợp đồng thông dụng” quy định
thêm một mục về “Hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản”. Mục bổ sung sẽ
gồm các điều khoản cơ bản sau:
1) Điều khoản về “Hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản”. Trong điều
khoản này sẽ quy định về khái niệm về HĐMBHHNS và vị trí của
HĐMBHHNS trong quan hệ với hợp đồng dân sự khác, cũng nhưng việc áp
dụng các nội dung của các quy định HĐMB tài sản trong quan hệ
HĐMBHHNS.
2) Điều khoản “Nghĩa vụ của người mua hàng hóa nông sản”. Theo
hướng pháp luật bảo vệ người sản xuất bên yếu thế của hợp đồng, nên trong
Luật cần có quy định nghĩa vụ phải tiếp nhận HHNS từ người sản xuất theo
thỏa thuận và đảm bảo việc tiếp nhận HHNS tại nơi có hàng hóa. Trong bất
kỳ trường hợp nào HHNS đã được chuyển giao đúng thời gian và địa điểm
theo thỏa thuận thì người mua không được quyền từ chối nhận nông sản.
3) Điều khoản “Nghĩa vụ của người sản xuất hàng hóa nông sản”. Nhà sản
xuất nông sản có nghĩa vụ chuyển giao cho người mua các nông sản được sản
xuất theo số lượng, chủng loại đã được dự tính trong hợp đồng. Trong trường hợp
nhà sản xuất không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ như giao kết thì phải chịu trách nhiệm nếu do lỗi của nhà sản xuất.
4) Điều khoản “Rút lại chấp thuận đề nghị giao kết” theo đó cho phép
người sản xuất trong thời gian hợp lý khi việc nhận thức pháp luật bị hạn chế
ở thời điểm giao kết hợp đồng, do chưa được hiểu rõ hoặc khi phát hiện
những thông tin ẩn của người tiêu thụ cố ý gây bất lợi cho người sản xuất
trong quá trình soạn thảo hợp đồng thì có quyền rút lại việc chấp thuận đề
nghị giao kết hợp đồng.
135
5) Điều khoản “Đăng ký hoạt động trên thị trường mua bán hàng hóa
nông sản”. BLDS sửa đổi cũng cần bổ sung điều khoản về các biện bắt buộc
thực hiện đăng ký và kiểm soát hoạt động trên thị trường bán buôn đối với
HHNS. Cần xác định vai trò của cơ quan Nhà nước trong việc quản lý đăng
ký và kiểm soát thông tin hợp đồng, khuyến khích các tổ chức độc lập tham
gia vào hoạt động kiểm soát bảo vệ quyền của nhà sản xuất. Luật hóa các biện
pháp trừng phạt tập thể đối với các chủ thể cố ý vi phạm nghĩa vụ đã giao kết
cả đối với người sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, cần cụ thể hóa các hình thức giao kết hợp đồng, trong đó
cần có quy định về hình thức giao kết tập thể người sản xuất HHNS. Thông
qua hình thức giao kết hợp đồng tập thể hoặc đại diện của nhóm người sản
xuất họ có thể trực tiếp tham gia thương lượng với nhà tiêu thụ. Đảm bảo thực
hiện hợp đồng tập thể phải có tính ràng buộc pháp lý thực hiện, cũng như
trách nhiệm của tập thể khi để xảy ra tình trạng phá vỡ hợp đồng.
Cũng cần có quy định về việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm nông sản của
Nhà nước để đảm bảo về an ninh lương thực, dự trữ nông sản, điều tiết về giá
nông sản hoặc cứu trợ trong những trường hợp cấp bách nhằm thực hiện các
nhiệm vụ của Nhà nước. Thiết lập các nguyên tắc pháp lý chung công bằng
cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng cho các đơn đặt hàng mua và cung cấp
nông sản, nguyên liệu và thực phẩm cho nhu cầu nhà nước của các doanh
nghiệp, tổ chức và Chính phủ.
Tóm lại trong hai giải pháp trên, Tác giả cho rằng: Luận án đi tìm giải
pháp cho vấn đề về hợp đồng nông nghiệp bằng việc điều chỉnh dưới góc độ
luật, nhưng cùng với đó phải là các giải pháp đồng bộ để điều chỉnh một lĩnh
vực có đối tượng và phạm vi rất rộng và phức tạp, trong đó có rất nhiều vấn
đề mà trong Luận án chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu. Vì vậy, giải pháp
ban hành Luật nông nghiệp chỉ mang lại hiệu quả khi các vấn đề khác được
các nhà lập pháp nghiên cứu thấu đáo và đầy đủ. Trước mắt giải pháp này chỉ
136
đặt ra khi việc điều chỉnh quan hệ hợp đồng nông nghiệp được giải quyết
đồng bộ với việc điều chỉnh các quan hệ khác trong nông nghiệp. Do vậy, tác
giả nhấn mạnh và ưu tiên hơn cho giải pháp sửa đổi Bộ luật dân sự 2015 theo
hướng bổ sung một mục trong Chương XVI “một số hợp đồng thông dụng”
quy định về hợp đồng mua bán nông sản. Các quan hệ dân sự được điều chỉnh
bằng BLDS sẽ phù hợp hơn đối với các quan hệ HĐMBHHNS trong giai
đoạn hiện nay.
4.2.2. Đảm bảo điều chỉnh pháp luật về địa vị pháp lý các chủ thể
tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản
Nông nghiệp đến nay vẫn là một lĩnh vực thiết yếu trong nền kinh tế,
xã hội nước ta, hợp đồng sản xuất và tiêu thụ HHNS có vị trí trung tâm trong
thị trường tiêu thụ HHNS. Quan hệ HĐMBHHNS rất phong phú về nội dung,
đa dạng chủ thể. Trong khi đó vị trí, vai trò của một số chủ thể chưa được quy
định hoặc quy định chưa đầy đủ như thương lái, tư thương hoặc tổ hợp tác.
4.2.2.1. Hoàn thiện khung pháp luật về tổ chức hoạt động của tổ hợp tác
Trên cơ sở những thay đổi cơ bản của BLDS 2015 về chủ thể quan hệ
pháp luật dân sự chỉ bao gồm cá nhân và pháp nhân và kế thừa những kết quả
trong hơn 10 năm thực hiện Nghị định số 151/2007/NĐ-CP về tổ hợp tác và
khắc phục những hạn chế trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức hợp tác
để sớm ban hành quy định mới nhằm hoàn thiện tư cách pháp lý của tổ hợp
tác theo hướng xác định rõ khái niệm và địa vị pháp lý của tổ hợp tác là tổ
chức kinh tế tự chủ, tự nguyện được hình thành trên cơ sở một hợp đồng hợp
tác có thời hạn giữa các bên tham gia. Cùng đóng góp tài sản, kinh nghiệm và
cùng chịu trách nhiệm chung để thực hiện mục tiêu hợp tác.
Thực tế cho thấy tổ hợp tác phát triển khá phong phú ở các vùng sản
xuất nông nghiệp dưới nhiều hình thức như câu lạc bộ, tổ đội nhóm sản xuất...
nhưng thiếu tính ổn định, liên kết lỏng lẻo về tổ chức và tài sản, các tổ hợp tác
hoạt động chủ yếu dựa trên uy tín và sự tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên.
137
Khi sự tin tưởng không còn thì khả năng duy trì hoạt động của tổ hợp tác sẽ
không phát huy hiệu quả hoặc sẽ tự tan rã. Do vậy cần tạo khung pháp lý cho
mô hình hoạt động tổ chức hợp tác phát triển phù hợp, nhưng vẫn phải đảm
bảo tính linh hoạt và ổn định để sự tồn tại của tổ hợp tác có thể đóng góp vào
sự phát triển chung của hoạt động nông nghiệp, cũng như đảm bảo các quyền
và nghĩa vụ của thành viên tổ hợp tác tham gia vào các quan hệ dân sự.
4.2.2.2. Pháp luật cần làm rõ khái niệm và điều chỉnh hoạt động của
thương lái - một hình thức trung gian tiêu thụ HHNS
“Thương lái” là một thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong các văn
bản luật ở các cấp, ngành trung ương và địa phương để chỉ đạo đối với hoạt
động thương mại về HHNS. Trong đời sống và thói quen giao dịch ở ĐBSCL,
“thương lái” thường được hiểu theo nghĩa phổ biến là người trung gian trong
mua bán, tiêu thụ nông sản. Hoạt động “thương lái” trên thực tiễn ở ĐBSCL
rất đa dạng, không chỉ là hoạt động mua bán thông thường mà còn bao gồm
cả việc sơ chế, đóng gói, bảo quản hoặc thậm chí thương lái còn tham gia vào
hoạt động liên kết, đầu tư trong hoạt động sản xuất với nông dân. Do vậy, cần
thiết phải làm rõ khái niệm “thương lái” làm cơ sở xác định địa vị pháp của
chủ thể này trong các quan hệ pháp luật HĐMBHHNS. Theo tác giả, thương
lái là một khái niệm pháp lý chưa được làm rõ nội hàm, từ “thương lái” mang
tính tập quán và thói quen địa phương nhiều hơn là ý nghĩa pháp lý. Do vậy,
cần làm rõ nội dung pháp lý của “thương lái", xem thương lái là một loại hình
hoạt động cá nhân không đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 39/2007/NĐ-
CP về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không
phải đăng ký kinh doanh để tránh sự nhầm lẫn với các hình thức trung gian
tiêu thụ HHNS khác.
Hoạt động của các thực thể trung gian tiêu thụ HHNS ở nước ta trong
những năm qua mang nhiều yếu tố tích cực lẫn tiêu cực như đã phân tích.
Trên thực tế các thực thể trung gian tiêu thụ đảm nhận vai trò kết nối cung -
138
cầu trên thị trường, là đầu mối thu mua nông sản và tìm kiếm thị trường tiêu
thụ cho người sản xuất. Do vậy, với điều kiện sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ
như hiện nay ở nước ta nếu phát huy và quản lý hiệu quả thì các thực thể này
sẽ có một đóng góp tích cực góp phần vào tiêu thụ nông sản, phát triển sản
xuất nông nghiệp. Tuy nhiên với tính chất hoạt động rất đa dạng về quy mô
và phương thức hoạt động, nên việc điều chỉnh hoạt động của các thực thể
trung gian sẽ rất phức tạp. Các hoạt động trung gian với tư cách cá nhân cần
được xem là một thương nhân, khi tham gia thị trường và cần phải được quản
lý bằng biện pháp đăng ký nơi địa bàn hoạt động thường xuyên. Khi tham gia
thị trường họ phải đăng ký mặt hàng cũng như giá cả thu mua trong một thời
gian nhất định phù hợp với giá thị trường. Việc này cũng sẽ tạo được sự canh
tranh trong hoạt động thu mua và có lợi cho người sản xuất do thiếu các thông
tin cần thiết về thị trường.
4.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật hợp đồng mua
bán hàng hóa nông sản tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
4.2.3.1. Nâng cao khả năng thực thi hợp đồng bằng nâng cao ý thức
chấp hành pháp luật và nghiêm túc thực hiện hợp đồng.
Dù các quy định pháp luật có đầy đủ đến mấy, hợp đồng có được thiết
lập một cách chặt chẽ ra sao nhưng nếu các bên tham gia hợp đồng không
xem hợp đồng đã được ký kết là “luật” để ràng buộc nghĩa vụ thực hiện thì ý
nghĩa của hợp đồng hoàn toàn không có giá trị gì. Ở khía cạnh khác, khi có
những vi phạm nghĩa vụ xảy ra, nhưng những biện pháp xử lý không được áp
dụng hoặc không khả thi thì lại càng làm cho động cơ phá vỡ hợp đồng được
củng cố, tái diễn thường xuyên. Đó cũng chính là tình trạng hiện nay đang
diễn ra rất phổ biến ở ĐBSCL.
Hầu hết các HĐMBHHNS được ký kết nhưng khả năng thực hiện lại
phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức và thói quan giao dịch của người dân. Sự hiểu
biết và thực thi theo các quy định pháp luật của nông dân nước ta nói chung
139
còn rất thấp, cho nên nông dân xem việc không thực hiện theo đúng như
những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng là bình thường mà không cảm thấy vi
phạm về mặt nhận thức pháp luật [30], thực trạng này cũng đang diễn ra trong
nhận thức của bà con nông dân của ĐBSCL.
Hợp đồng được thiết lập trên cơ sở quan hệ HĐSXTT, đã thực hiện các
cơ chế ứng vốn, vật tư, giống, kỹ thuật nên việc phá vỡ hợp đồng của nông
dân có thể mang lại những lợi ích trước mắt, thiệt hại chủ yếu về phía nhà đầu
tư, liên kết, nông dân bỏ mặc doanh nghiệp với thiệt hại của họ do đã tập
trung đầu tư ban đầu. Tuy nhiên về lâu dài thiệt hại đối với người nông dân sẽ
đến rất gần do phá vỡ mối liên kết với doanh nghiệp. Đây chính là thiệt hại to
lớn và lâu dài. Khi người nông dân không xem hợp đồng có giá trị ràng buộc
thì đối tác của họ trong hợp đồng cũng có tâm lý sẵn sàng chuẩn bị để đối phó
với khả năng phá vỡ hợp đồng.
Đối với doanh nghiệp cũng không khác, tư tưởng lợi nhuận trước mắt
cũng thúc đẩy doanh nghiệp sẵn sàng phá vỡ hợp đồng và cũng không lo lắng
bị nông dân khởi kiện hoặc đòi bồi thường hợp đồng vì tâm lý “đèn nhà ai nấy
sáng”, và xét cho cùng thiệt hại của từng hộ nông dân không đủ động lực để
họ khởi kiện doanh nghiệp.
Để giảm những hành vi cơ hội nhằm phá vỡ hợp đồng của cả các bên
thì bên cạnh việc phải tăng cường đảm bảo thực thi hợp đồng bằng thể chế
pháp lý như: các cơ quan thực thi pháp luật tăng cường xử lý các hành vi vi
phạm hợp đồng, nâng cao ý thức thực hiện hợp đồng của các chủ thể tham
gia. Đồng thời phải tăng cường tuyên truyền pháp luật và trách nhiệm pháp lý
của các bên khi thực hiện hợp đồng cần được triển khai một cách có hiệu quả.
Hoạt động tuyên truyền bên cạnh việc cung cấp những kiến thức pháp luật cơ
bản còn cần phải làm cho người dân hiểu nhưng quyền lợi và các giải pháp và
kỹ năng cần thiết để bảo vệ quyền của mình khi gặp phải các vấn đề vi phạm
140
hợp đồng và cách củng cố các bằng chứng pháp lý để bảo vệ quyền lợi của
mình khi tham gia tố tụng.
Một giải pháp quan trọng khác là nhà nước phải cung cấp những thông
tin hướng dẫn pháp lý về hợp đồng nông nghiệp nói chung và các quan hệ
HĐMBHHNS nói riêng cho các chủ thể tham gia hợp đồng đặc biệt là nông
dân. Thực tiễn cho thấy, hiện nay các cơ quan nhà nước chưa quan tâm hỗ trợ
về hướng dẫn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng những nội dung cơ bản
của hợp đồng. Đó cũng là nguyên nhân các hợp đồng theo hướng đơn giản,
hợp đồng miệng được sử dụng phổ biến hiện nay trong các giao dịch mua bán
HHNS ở ĐBSCL.
4.2.3.2. Hoàn thiện các biện pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng mua
bán hàng hóa nông sản bằng cách khuyến khích giải quyết tranh chấp thông
qua thương lượng hòa giải và giải quyết tranh chấp bằng tòa án theo hướng
rút gọn và đơn giản
4.2.3.2.1. Nâng cao hiệu quả thương lượng, hòa giải
Các tranh chấp về HĐMBHHNS diễn ra đa dạng và ở mọi hình thức
hợp đồng. Có thể có giữa doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp và trung
gian tiêu thụ hoặc giữa thương nhân với người sản xuất Khi có tranh chấp
phát sinh, các bên thường có tâm lý ngại khi tham gia các vụ kiện tụng kéo
dài, trong đó, đặc biệt là phía người sản xuất họ có tâm lý e ngại khi phải tiếp
xúc với chính quyền và các cơ quan tố tụng. Do đó, họ thường muốn kết thúc ở
giai đoạn thương lượng, điều này hình thành từ truyền thống tâm lý ngại va
chạm và kiến thức văn hóa, tâm lý pháp luật của nông dân vùng ĐBSCL còn hạn
chế làm giảm năng lực tham gia xử lý vụ việc tranh chấp. Về phía người tiêu thụ
là các doanh nghiệp khi có tranh chấp với nông dân, nếu quyết tâm đeo đuổi
tranh chấp với từng hộ nông dân có thể làm cho thiệt hại về cả thời gian, chi phí
sẽ lớn hơn giá trị được bù đắp hoặc có nhiều khả năng không thể đòi lại được
thiệt hại mất mát, thậm chí nếu có thắng kiện thì doanh nghiệp cũng khó có khả
năng yêu cầu người nông dân đền bù tổn thất gây ra cho mình.
141
Thương lượng và hòa giải là các phương thức giải quyết tranh chấp
mang tính ôn hòa và được pháp luật khuyến khích các bên liên quan sử dụng
để giải quyết tranh chấp. Sử dụng tốt hai phương thức này có thể giúp các bên
duy trì giữ mối quan hệ làm ăn và tiếp tục thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên các
quy định pháp luật chưa có những quy định cụ thể về trình tự trình tự, thủ tục
phù hợp đối với giải pháp này đã phần nào cản trở các bên lựa chọn giải quyết
tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải. Do vậy luật cần kịp thời bổ sung một
số quy định về thủ tục về thương lượng, hòa giải phù hợp hơn nhằm tăng
cường sự hợp tác cũng như nâng cao giá trị pháp lý của thương lượng hòa giải
đối với giải quyết tranh chấp HĐMBHHNS.
Cụ thể, cần bổ sung cơ chế công nhận và thi hành thỏa thuận thương
lượng, hòa giải và bảo đảm thực thi kết quả thương lượng, hòa giải. Kết quả
thương lượng, hòa giải sau khi được lập thành biên bản có thể phải đăng ký
tại cơ quan tòa án và chuyển tới cơ quan thi hành án để thực thi ngay. Hỗ trợ
quá trình thực thi các phán quyết trên là hệ thống các tổ chức Thừa phát lại
[11] nhằm đảm bảo việc xác lập các vi bằng làm chứng cứ hòa giải, các biên
bản hòa giải. Những chứng cứ do Thừa phát lại lập mang giá trị pháp lý cao
mà các hoạt động tố tụng của Tòa án phải tôn trọng các vi bằng đã được Thừa
phát lại lập.
Tăng cường giáo dụng nhân thức của cả nông dân và doanh nghiệp,
thương nhân tham gia thị trường về ý nghĩa và vai trò của hình thức giải quyết
tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải để khắc phục các nhược điểm giải
quyết tranh chấp bằng con đường tố tụng khác.
4.2.3.2.2. Giải quyết tranh chấp thông qua khởi kiện tại tòa án
Các tranh chấp HĐMBHHNS phổ biến hiện nay là tranh chấp giữa
doanh nghiệp và các hộ nông dân. Việc từng hộ nông dân phải tiến hành các
thủ tục cũng như tạo lập chứng cứ riêng lẻ để bảo vệ quyền lợi của bản thân là
công việc phức tạp khó khăn đối với họ. Do vậy, giải pháp cho vấn đề này là
142
cần giải quyết vụ kiện thông qua người đại diện hoặc phải có cơ chế pháp lý
giải quyết tranh chấp tập thể. Tuy nhiên pháp luật hiện nay chưa có cơ chế
khởi kiện tập thể và cách thức khởi kiện này chưa có quy định cụ thể theo
pháp luật tố tụng dân sự của Việt Nam, nên việc giải quyết các vụ tranh chấp
về hợp đồng đang gặp nhiều khó khăn và kéo dài thời gian, không phù hợp
với điều kiện tranh chấp và giải quyết tranh chấp đối với quan hệ
HĐMBHHNS. Đây là một hạn chế lớn trong việc bảo vệ tập thể của người
sản xuất HHNS nói chung.
Khiếu kiện tập thể của người sản xuất có ý nghĩa quan trọng, vì với giá
trị nhỏ của từng giao dịch, lợi ích bị vi phạm của một cá nhân không lớn để có
thể đơn độc khởi kiện doanh nghiệp ra trước tòa, điều kiện lưu giữ hàng hóa
cũng không thể kéo dài cho tới vụ kiện kết thúc Do vậy, pháp luật cần xem
xét một cơ chế xử lý tại tòa án riêng biệt để xét xử các vụ việc này, theo
hướng đơn giản quá trình tự tố tụng. Bộ luật tố tụng dân sự 2014 đã có quy
định về giải quyết theo thủ tục rút gọn, tuy nhiên quy định mới này cần có
hướng dẫn và phải thực hiện một cách triệt để với thời gian thật sự được rút
gọn phù hợp với các tranh chấp về HĐMBHHNS.
4.2.4. Cần thiết phải hướng dẫn pháp lý để nâng cao năng lực giao
kết hợp đồng nông nghiệp
Nhận thức pháp luật có vai trò quan trọng trong việc hình thành hợp
đồng, song điều đó là chưa đủ. Để một hợp đồng trở thành “luật” cho các bên
thì kỹ năng soạn thảo hợp đồng có vai trò rất quan trọng và luôn cần phải
được nâng cao. Vai trò của các cơ quan pháp luật và Nhà nước có ý nghĩa
quan trọng góp phần nâng cao nhận thức và thực hành kỹ năng này.
Kỹ năng soạn thảo là khả năng dự liệu các tình huống khi các bên tham
gia hợp đồng và thực hiện hợp đồng. Ở ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói
chung, kỹ năng soạn thảo hợp đồng còn chưa được cả các doanh nghiệp quan
tâm đúng, đặc biệt đối với nông dân thì kỹ năng này còn rất hạn chế. Do vậy
143
cần thiết phải có sự hướng dẫn pháp lý về soạn thảo HĐMBHHNS góp phần
nâng cao kỹ năng và ý thức thực hiện hợp đồng của các chủ thể tham gia.
Một hợp đồng sẽ bao gồm những nội dung cơ bản của hợp đồng và
những điều khoản bổ sung cho các tình huống dự liệu có thể xảy ra để hạn chế
nguy cơ rủi ro, vi phạm hoặc tranh chấp. Tuy nhiên, việc soạn thảo các điều
khoản thường không được xem xét cẩn thận, dẫn đến nhiều tình huống không
được dự liệu hoặc không chuẩn bị đầy đủ. Điều đó có thể tạo ra sự tùy tiện,
hoặc lạm dụng trong xử lý, thực hiện hợp đồng. Quan trọng hơn nữa, việc dự
liệu trước các tình huống sẽ giúp các bên giải quyết các vấn đề gặp phải trên
tình thần đã được chuẩn bị trước, là yếu tố quan trọng để duy trì mối quan hệ
thương mại một cách ổn định.
Phần này tác giả mong muốn chuyển đến những lưu ý quan trọng đối
những điều khoản cần thiết liên quan đến khắc phục rủi ro và những điều
khoản cần phải được bổ sung, làm rõ khi thương lượng ký kết HĐMBHHNS
4.2.4.1. Những điều khoản liên quan đến khắc phục rủi ro
Trong giai đoạn thực hiện hợp đồng, có một số tình huống rủi ro có thể
ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ của các bên. Những tình huống rủi ro
có thể do các yếu tố về tự nhiên, do biến động thị trường hoặc sự thay đổi
chính sách của Nhà nước và cả những hành vi phạm hợp đồng đều có thể gây
ra những tổn thất nhất định. Do đó, cần bổ sung các điều khoản xử lý rủi ro để
bảo vệ các bên trong những tình huống này và chọn ra cách sẽ giải quyết khi
gặp phải.
a) Xử lý tình huống rủi ro bất khả kháng hoặc hoàn cảnh thực hiện hợp
đồng thay đổi cơ bản
Bất khả kháng những sự kiện, tình huống không thể đoán trước, vượt
khỏi sự kiểm soát của các bên, chẳng hạn như thiên tai hoặc dịch bệnh, biến
động cực đoan của thị trường làm cho giá cả tăng cao hoặc giảm sút nghiêm
trọng hoặc khi các chính sách thay của nhà nước làm hoàn thành thực hiện
144
hợp đồng thay đổi cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, thương mại, làm
cho các hoạt động vận chuyển, xuất khẩu HHNS bị ngưng trệ... Do vậy, hợp
đồng phải chứa các điều khoản dự liệu tình huống bất khả kháng một cách cụ
thể nhằm phân bổ rủi ro, bảo vệ cho bên gặp phải tình huống bị thiệt hại nặng
nề. Các bên cần có có những điều khoản mở tạo điều kiện cho việc đàm phán
lại, giảm hoặc miễn trừ nghĩa vụ cho bên bị rủi ro nhưng chưa được thỏa
thuận cụ thể trong hợp đồng.
b) Ngăn ngừa hành vi vi phạm hợp đồng bằng áp dụng biện pháp bảo
đảm thực hiện hợp đồng
Rủi ro có thể đến từ chính hành vi vi phạm nghĩa vụ của các bên, Ví
dụ: người mua chậm thanh toán hoặc không thanh toán. Để bảo vệ bên bị vi
phạm, đặc biệt là từ phía người nông dân, thì khi soạn thảo hợp đồng phải nêu
rõ thời gian và cách thức thanh toán. Hoặc các bên có thể thỏa thuận một biện
pháp bảo đảm phù hợp. Ví dụ: áp dụng biện pháp thế chấp, cầm cố tài sản và
được phép thực hiện quyền thu giữ tài sản, phương tiện của người mua hoặc
một giải pháp yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đối với bên
vi phạm.
c) Ngăn ngừa phá vỡ hợp đồng do giá cả thị trường biến động
Trên thực tế tình trạng vi phạm hợp đồng về giá bán HHNS cũng
thường xuyên xảy ra khi có người khác trả giá cao hơn. Người có sản phẩm
nông sản thường có xu hướng bán cho người mua cao hơn, phá vỡ hợp đồng
đã ký với doanh nghiệp. Để hạn chế tình trạng trên thì ngoài việc áp dụng các
biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng khả thi còn cần có điều khoản về quyền
yêu cầu công bố thông tin về “hành vi xấu” của đối tác khi phá vỡ hợp đồng.
Người vi phạm hợp đồng kể cả từ phía người bán là nông dân hay phía người
mua là doanh nghiệp hoặc thương lái sẽ bị liệt vào “danh sách đen”. Danh
sách này sẽ được công khai đến các đối tác tiềm năng trên thị trường, góp
145
phần tác động vào ý thức người vi phạm, nhằm hạn chế các hành vi vi phá vỡ
hợp đồng của các đối tác khác.
4.2.4.2. Các điều khoản thường không đầy đủ hoặc tiềm ẩn nguy cơ ít
được quan tâm trong soạn thảo hợp đồng
a) Thiếu sự rõ ràng trong việc xác định giá
Trong hợp đồng nông nghiệp, các điều khoản hợp đồng liên quan đến
việc xác định giá thường không rõ ràng hoặc quá phức tạp tạo ra sự mơ hồ, có
thể dẫn người nông dân hiểu sai cách tính giá. Trường hợp này thường xảy
khi điều kiện thanh toán dựa trên một công thức phức tạp về kỹ thuật, chất
lượng, số lượng, các yêu cầu về bảo hiểm và các yêu cầu khác. Người nông
dân khó có thể hiểu rõ được các ngôn ngữ kỹ thuật phức tạp. Sự mơ hồ của
các điều khoản hợp đồng có thể dẫn đến việc họ bị thao túng bởi người mua
để giảm số tiền phải trả, đặc biệt trong trường hợp khi có biến động giá thị
trường. Giải pháp là người đưa ra yêu cầu về giá mua sản phẩm phải rõ ràng,
không được ẩn chứa những công thức phức tạp nằm ngoài sự hiểu biết của đối
tác. Trong hợp đồng cần có điều khoản đơn phương chấm dứt hợp đồng trong
một thời hạn nhất định để đảm bảo thời gian người bán có thể đủ điều kiện
xem xét những vấn đề phức tạp. Người nông dân cần phải tham khảo về cách
tính giá thông qua các cơ quan tư vấn chuyên nghiệp hoặc các tổ chức tư vấn
của Nhà nước cho nông dân để làm rõ những vấn đề còn chưa nắm rõ hoặc
mơ hồ trước khi có đủ thông tin cần thiết để thực hiện hợp đồng.
b) Các thỏa thuận về chất lượng không rõ ràng
Trong trường hợp giá cả HHNS trên thị trường thay đổi, người mua có
thể đưa ra các điều kiện về tiêu chuẩn sản phẩm để buộc người bán hạ giá bán
sản phẩm hoặc từ chối mua để giảm thiệt hại hoặc nhằm tăng lợi nhuận
thương mại. Để ngăn chặn nguy thao túng về chất lượng hàng hóa của người
mua thì hợp đồng nên nêu rõ ràng các thông số kỹ thuật về chất lượng nông
sản. Việc cụ thể các tiêu chuẩn phù hợp với giá bán HHNS sẽ hạn chế sự tùy
146
tiện và lợi dụng các điều kiện về chất lượng, do không được thỏa thuận cụ thể
và chi tiết trong hợp đồng của người mua.
c) Điều khoản đơn phương chấm dứt hợp đồng
HĐMBHHNS thường xuất phát từ yêu cầu tiêu thụ hàng hóa của doanh
nghiệp và phần lớn doanh nghiệp với tư cách là người mua, họ sẽ chủ động
thiết lập hợp đồng theo ý chí có lợi cho họ. Trong một số trường hợp, hợp
đồng có thể bao gồm một điều khoản cho phép người mua chấm dứt hợp đồng
bất kỳ lúc nào và vì bất kỳ lý do gì. Điều khoản đơn phương chấm dứt hợp
đồng đặt ra những rủi ro lớn cho người bán đặc biệt là người nông dân. Do
đó, trong những trường hợp điều khoản chấm dứt hợp đồng có lợi cho người
mua thì người bán cần có sự tham vấn pháp lý một cách cụ thể để quyết định
việc tham gia vào hợp đồng.
d) Điều khoản bảo mật không phù hợp pháp luật
Các doanh nghiệp khi ký kết HĐSXTT họ có thể soạn thảo hợp đồng
đưa vào điều khoản về bảo mật sản phẩm, không cho phép đối tác tiết tiết lộ
các thông tin hợp đồng. Điều khoản bảo mật ngăn cản nông dân tiết lộ các
điều khoản và điều kiện hợp đồng cho các cá nhân khác. Nó có thể nhằm tạo
ra sự hạn chế để người bán không thể tìm kiếm lời khuyên kỹ thuật và pháp lý
từ bên ngoài hoặc đơn giản là không thể so sánh hợp đồng của họ với những
người khác. Khi đó, người nông dân cần có sự tham vấn pháp lý đối với các
điều khoản nhằm ngăn cản việc tiết lộ thông tin hợp đồng. Những điều khoản
bảo mật nhằm hạn chế thông tin hợp đồng cần phải xem xét các yêu cầu bảo
mật có phù hợp với các quy định pháp luật hay không, nếu trái với các quy
định về công khai thông tin thì người bị ràng buộc bảo mật cần phải thông tin
với các cơ quan chức năng về hành vi đó để xử lý.
147
Kết luận chƣơng 4
1. Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn cho thấy, việc hoàn thiện
pháp luật về HĐMBHHNS ở Việt Nam hiện nay là cần thiết. Theo đó, yêu
cầu hoàn thiện pháp luật về HĐMBHHNS cần phải phù hợp với quan điểm về
nông nghiệp của Đảng và Nhà nước hiện nay, đồng thời hoàn thiện pháp luật
về HĐMBHHNS cũng là cơ sở để hoàn thiện pháp luật về HĐMB hàng hóa
nói chung.
2. Từ các yêu cầu hoàn thiện, Luận án đã đề ra các giải pháp để nâng
cao hiệu lực và hiệu quả việc thực hiện pháp luật về HĐMBHHNS gồm:
Hoàn thiện khung pháp luật điều chỉnh quan hệ HĐMBHHNS, trong đó cần
thiết phải có Luật để điều chỉnh quan hệ pháp luật phù hợp với đặc thù đặc
thù hoạt động nông nghiệp, một quan hệ kinh tế, xã hội phổ biến và đang
chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
3. Đối với các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật
HĐMBHHNS ở ĐBSCL, Luận án đã đề xuất các giải pháp cụ thể đó là: nâng
cao khả năng thực thi hợp đồng và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của
các chủ thể tham gia hợp đồng; khuyến khích giải quyết tranh chấp thông qua
thương lượng hòa giải và giải quyết tranh chấp bằng tòa án theo hướng rút
gọn, đơn giản và. Bên cạnh việc thực hành soạn thảo hợp đồng theo các
hướng dẫn pháp lý cụ thể để nâng cao khả năng thương lượng giao kết hợp
đồng từ đó tăng cường khả năng thực hiện hợp đồng.
148
KẾT LUẬN
1. Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp trong những năm gần đây
không chỉ đảm bảo cho đời sống người dân mà còn nâng cao vị thể những sản
phẩm nông sản của Việt Nam trên thị trường quốc tế, góp phần nâng cao đời
sống vật chất của cư dân nông nghiệp trong đó có nông dân vùng ĐBSCL.
Hợp đồng là công cụ pháp lý chủ yếu trong các giao dịch về HHNS,
đóng một vai trò cơ bản và quan trọng làm tăng giá trị sản phẩm cũng như
phát triển hoạt động sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu nông sản ở nước ta và
ĐBSCL. Bên cạnh kết quả kinh tế mà các giao dịch hợp đồng mang lại, thì
hoạt động nông nghiệp nói chung và giao dịch thương mại mua bán HHNS lại
đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, hạn chế. Trong đó có nguyên nhân quan trọng là
do việc tổ chức, thực hiện pháp luật, ý thức thực hiện pháp luật của các chủ
thể tham gia HĐMBHHNS còn nhiều hạn chế, bất cập.
2. Về lý luận và thực tiễn, trên cơ sở sự kế thừa các khái niệm đã có về
nông sản, hàng hóa nông sản và các khái niệm về hợp đồng dân sự, hợp đồng
mua bán hàng hóa, tác giả đã xây dựng và hoàn thiện khái niệm và nội dung
pháp luật về HĐMBHHNS. Hệ thống thống hóa cơ sở lý luận nghiên cứu đặc
điểm, hình thức pháp lý, nội dung pháp luật trong giao kết, thực hiện hợp
đồng. Luận án cũng đã phân tích rõ nguồn điều chỉnh pháp luật và các yếu tố
chi phối đến việc thực hiện các giao dịch HHNS thông qua các quy định pháp
luật hiện hành và thực tiễn vùng ĐBSCL. Kết hợp với nghiên cứu những kinh
nghiệm của các nước trên thế giới như các nước có nền nông nghiệp phát
triển như Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia có hoạt động về nông nghiệp gần
gũi với Việt Nam như Thái Indonesia Tác giả đã tham khảo kinh nghiệm
pháp luật về hợp đồng của các nước trên thể giới để vận dụng vào nghiên cứu
cho việc hoàn thiện pháp luật về HĐMBHHNS ở Việt Nam.
149
3. Thực trạng pháp luật về HĐMBHHNS hiện nay dựa trên các nguyên
tắc cơ bản của BLDS và LTM. BLDS là những quy định mang tính nền tảng
chung cho các quan hệ dân sự, thương mại. LTM điều chỉnh chuyên ngành về
HĐMB hàng hóa, nhưng nhiều vấn đề quan trọng về HĐMBHHNS chưa
được giải quyết kịp thời như: Điều chỉnh pháp luật đối với HĐMBHHNS còn
thiếu tính cụ thể, chưa phù hợp với quan hệ hợp đồng trong nông nghiệp. Nội
dung và hình thức thực hiện hợp đồng chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều
vấn đề về nội dung hợp đồng còn chưa được quy định phù hợp, không tạo ra
cơ sở để các bên thực hiện hoặc giải quyết khi có mâu thuẫn, tranh chấp phát
sinh. Những hạn chế đó làm cản trở việc thực hiện hợp đồng, đó là một phần
của nguyên nhân của tình trạng các vi phạm hợp đồng xảy ra thường xuyên
nhưng không được xử lý như hiện nay.
4. Quan hệ HĐMBHHNS ở Khu vực ĐBSCL với các hình thức giao
dịch rất phong phú. Nghiên cứu đã cho thấy vẫn còn một khoảng cách lớn
đang tồn tại trong ý thức và thói quen ký kết, thực hiện hợp đồng và việc tôn
trọng, những gì đã cam kết trong hợp đồng của các chủ thể tham gia. Hình
thức và nội dung ký kết hợp đồng đơn giản đang chiếm ưu thế. Hợp đồng
được thiết lập sơ sài, tùy tiện chủ yếu dựa trên lòng tin đã làm cho tình trạng
vi vi phạm hợp đồng liên tục xảy ra trong thời gian qua ở ĐBSCL. Khi xảy ra
vi phạm các bên lại thiếu sự quan tâm xử lý tranh chấp và cộng với cơ chế
thực thi pháp luật kém đã làm cho các các giải pháp của pháp luật không phát
huy hiệu quả trên thực tế.
5. Xuất phát từ thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện HĐMBHHNS
ở vùng ĐBSCL hiện nay, Luận án đã đề ra các yêu cầu hoàn thiện pháp luật
về HĐMBHHNS gồm: Hoàn thiện pháp luật về HĐMBHHNS và nâng cao
hiệu lực, hiệu quả thực hiện phải phù hợp với quan điểm phát triển nông
nghiệp và nông thôn của Đảng, qua đó tạo cơ sở để hoàn thiện pháp luật về
HĐMB hàng hóa hiện nay ở nước ta. Bên cạnh đó, Luận án còn đề ra các giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về HĐMBHHNS cụ thể: Hoàn thiện khung
150
pháp luật và đảm bảo điều chỉnh pháp luật và địa vị pháp lý của các chủ thể
tham gia HĐMBHHNS, đồng thời hoàn thiện các giải pháp giải quyết tranh
chấp, vi phạm hợp đồng. Hoàn thiện pháp luật về HĐMBHHNS, trong đó cần
thiết phải ban hành Luật điều chỉnh về HĐMBHHNS để kịp thời điều chỉnh
các quan hệ đặc thù trong hoạt động nông nghiệp nói chung và các giao dịch
HĐMBHHNS nói riêng. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về hợp đồng phải gắn
liền với việc nâng cao nhận thức pháp luật và chấp hành pháp luật của người
dân, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước những chủ thể tham gia trực tiếp
vào hợp đồng. Để pháp luật về HĐMBHHNS đi vào cuộc sống và giải quyết
những tồn tại đang phát sinh hiện nay ở ĐBSCL thì cần có hướng dẫn pháp lý
về HĐMBHHNS để nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho các chủ thể tham
gia khi soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng.
Tóm lại: Yêu cầu phải sớm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
HĐMBHHNS là rất cần thiết. Việc hoàn thiện này phải được tiến hành dựa
trên các yêu cầu xuất phát từ cơ sở lý luận và điều kiện thực tiễn thực hiện
HĐMBHHNS ở Việt Nam hiện nay. Hoàn thiện pháp luật HĐMBHHNS phải
trên cơ sở tôn trọng bản chất của hợp đồng, trên nguyên tắc của BLDS 2015
nhằm đảm bảo sự thống nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật hợp đồng.
Luận án đã cố gắng giải quyết những vấn đề cơ bản của HĐMBHHNS,
từ đó đưa ra các giải pháp dựa trên tính thống nhất và logic của vấn đề. Tuy
nhiên, đây là vấn đề mới và phức tạp, do vậy bằng nỗ lực của bản thân tác giả
chắc chắn sẽ khó tránh khỏi những hạn chế. Trong đó hạn chế lớn nhất là khả
năng tiếp cận thực tế vào quá trình thương lượng giao kết cũng như thực hiện
hợp đồng. Ngoài ra, quá trình nghiên cứu cũng gặp nhiều trở ngại trong việc
thu thập thông tin, phân tích các dữ liệu, tìm hiểu kết quả giải quyết vi phạm
hợp đồng, tiếp nhận và giải quyết các vụ án liên quan đến HĐMBHHNS tại
các cơ quan chức năng. Với những hạn chế đó, tác giả hy vọng những nghiên
cứu trong luận án sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo thuận lợi hơn và
đạt kết quả cao hơn./.
151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Thanh Đình (2018), Khung pháp luật hợp đồng mua bán
hàng hóa nông sản, Tạp chí Công Thương số 5 – tháng 4/2018
2. Nguyễn Thanh Đình (2018), Chủ thể tham gia hợp đồng mua bán
hàng hóa nông sản, Tạp chí Công Thương số 10 – tháng 7/2018
152
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1 Phan Thông Anh, 2011, Quyền tự do giao kết hợp đồng ở Việt Nam - lý
luận và thực tiễn, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 23(208), tr.18-24
2 Vũ Thành Tự Anh, Brian JM Quinn, 2008, “Tín dụng và sự tin cậy: Thị
trường trái cây ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”, Báo cáo đối thoại chính
sách của UNDP, Hà Nội.
3 Lê Hữu Ảnh, Nguyễn Quốc Oánh, Nguyễn Duy Linh, Hoàng Thị Hà và Lê
Phương Nam, 2011, Hình thức hợp đồng sản xuất giữa doanh nghiệp với hộ
nông dân: Trường hợp nghiên cứu trong sản xuất chè và mía đường ở Sơn
La, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 9 (6), 1032-1040.
4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, 2008, về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn, Nghị quyết số 26-NQ/TW.
5 Bộ Chính trị, 2005, Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị
quyết số 49-NQ/TW.
6 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2008, Tổng kết 5 năm thực hiện
Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ về chính sách
khuyến khích tiêu thụ hàng hóa nông sản thông qua hợp đồng.Báo cáo số
578 BC/BNNKTHT
7 Chính phủ, 2007, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về cá nhân hoạt động
thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh
doanh, ban hành ngày 16 tháng 03 năm 2007, Hà Nội.
8 Chính phủ, 2018, Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích
phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp.ban hành ngày 05 tháng 7 năm 2018.
9 Chính phủ, 2014, Nghị định số 10/2014/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt
động của Tổng công ty lương thực Miền Nam, ban hành ngày ngày 13 tháng
153
2 năm 2014 .
10 Chính phủ, 2018, Nghị định số 83/2018/NĐ-CP về Khuyến nông, ban hành
ngày ngày 24 tháng 5 năm 2018.
11 Chính phủ, 2020, Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của
Thừa phát lại,ban hành ngày 08/01/2020.
12 Chính phủ, 2012, Quyết định 02/2012/QĐ-TTg về việc ban hành danh mục
hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao
dịch chung, ban hành ngày 13 tháng 1 năm 2012.
13 Chính phủ, 2013, Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến
khích phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh
đồng lớn,ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2013.
14 Chính phủ, 2002, Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp
đồng, ban hành ngày 24 tháng 6 năm 2002.
15 Phạm Văn Diệp, 2016, Về chợ nổi Ngã Bảy - Phụng Hiệp xưa và nay, Tạp
chí Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
16 Đại học Luật Hà Nội, 2013, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
17 Trường Đại học Luật Hà Nội, 2013, Giáo trình Luật thương mại, tập 2,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
18 Nguyễn Ngọc Điện, 1999, Nghiên cứu về tài sản trong luật Việt Nam,NXB
Trẻ. TP Hồ Chí Minh.
19 Nguyễn Ngọc Điện, 2018, Giáo trình luật dân sự, tập 2, Nxb Đại học quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh.
20 Nguyễn Thanh Đình, 2018, Địa vị pháp lý Chủ thể tham gia hợp đồng mua
bán hàng hóa nông sản, Tạp chí Công Thương, số 10 tháng 7/2018, tr.17-23
21 Nguyễn Thanh Đình, 2018, Khung pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa
154
nông sản, Tạp chí Công thương số 5 tháng 4/2018, tr.19.
22 Vũ Đức Hạnh, 2015, Nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông
sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình, Luận án Tiến sĩ, Học viện nông
nghiệp Việt Nam.
23 Nguyễn Minh Hằng, Trần Thị Thu Giang, 2017, Đề xuất diễn giải và áp
dụng Điều 420 Bộ luật dân sự 2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh
thay đổi cơ bản, Tạp chí kinh tế đối ngoại số 86.
24 Hồ Quế Hậu, 2012, Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản
với nông dân ở Việt Nam, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
25 Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương,
2013; Chủ đề Sơ lược pháp luật về hợp đồng tại Việt Nam, Đặc san tuyên
truyền pháp luật số 09/2013, Hà Nội.
26 Lê Minh Hùng, 2015, Hình thức của hợp đồng, Nxb Hồng Đức, Thành phố
Hồ Chí Minh
27 Nguyễn Ngọc Khánh, 2007, Chế định hợp đồng trong Bộ Luật dân sự Việt
Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
28 Liên danh Royal HaskoningDHV, Đại học Wageninggen, Deltares, Rebel,
Amersfoort, Hà Lan, 2013, Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long, thuộc dự
án BA8041.
29 Dương Thị Thanh Mai, Nguyễn Văn Cương, 2012, Về trường phái kinh tế
học pháp luật, Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
30 Trần Quốc Nhân và Ikno Takeuchi, 2012, Phân tích nguyên nhân dẫn đến
thực thi hợp đồng tiêu thụ nông sản kém giữa nông dân và doanh nghiệp ở
Việt Nam, Tạp chí khoa học và phát triển, số 10, tập 7.
31 Nguyễn Hoàng Mỹ Phương, 2013, Quản trị rủi ro giá nông sản nhìn từ thị
trường cà phê Việt Nam, Nxb kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
155
32 Nguyễn Hoàng Mỹ Phương, 2015, Chính sách Nông nghiệp Việt Nam
2015, Báo cáo rà soát Nông nghiệp và Lương thực của Tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế OECD, Hà Nội.
33 Quốc hội, 2010, Luật An toàn thực phẩm, Hà Nội
34 Quốc hội, 2013, Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, Hà Nội
35 Quốc hội, 2015, Bộ luật Dân sự, Hà Nội
36 Quốc hội, 2007, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Hà Nội
37 Quốc hội, 2013, Luật Đấu thầu, Hà Nội
38 Quốc hội, 2012, Luật Giá, Hà Nội
39 Quốc hội, 2005, Luật Giao dịch điện tử, Hà Nội
40 Quốc hội, 2014, Luật Hải quan, 2014
41 Quốc hội, 2013, Luật Hợp tác xã, Hà Nội
42 Quốc hội, 2017, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hà Nội
43 Quốc hội, 2005, Luật Thương mại, Hà Nội
44 Quốc hội, 2018, Luật Trồng trọt, Hà Nội
45 Quốc hội, 2008, Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản, Hà Nội
46 Dương Anh Sơn, Nguyễn Thành Đức, 2007, Nhân việc bàn về chất lượng
của Luật Thương mại 2005: Nên thay đổi cách thức làm luật, Tạp chí Luật
học,số 3(40).
47 Nguyễn Đức Thành, Đinh Tuấn Minh, 2015, Cấu trúc thị trường lúa gạo
Việt Nam: cải cách để hội nhập, Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách,
Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.
48 Dương Ngọc Thí, Trần Minh Vĩnh, 2006, Nghiên cứu đánh giá các hình
thức giao dịch thương mại nông sản ở Việt Nam, Viện chính sách và Chiến
lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bản tổng hợp khuyến nghị chính
sách (PAB) số 6, Chương trình hỗ trợ quốc tế, Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn (ISG).
156
49 Huỳnh Công Tín, 2009, Từ điển từ ngữ Nam bộ, Nxb Chính trị Quốc Gia,
Hà Nội.
50 Tổng cục thống kê, 2016, Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế xã hội
năm 2016,
51 Bảo Trung, 2009, Phát triển thể chế giao dịch nông sản ở Việt Nam, Luận
án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
52 Trung tâm Chính sách Nông nghiệp (CAP), Making Markets Work Better
for the Poor (M4P), 2007, 30 trường hợp nghiên cứu về hợp đồng nông sản,
Ngân hàng phát triển Châu Á tại Việt Nam.
53 VCCI Cần Thơ, 2012, Báo cáo về hợp đồng thu mua nông sản: Thực trạng
và những vấn đề về thể chế pháp lý, Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam, Cần Thơ.
54 VCCI Cần Thơ, 2012, thực trạng hợp đồng mua bán nông thủy sản, những
vướng mắc và giải pháp khắc phục,Tham luận hội thảo, Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam, Cần Thơ.
55 VCCI, Hiệp định nông nghiệp, các hiệp định và nguyên tắc WTO, Hệ thống
ngắn gọn về WTO và các cam kết gia nhập của Việt Nam, Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam.
56 Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn (2010), Giáo trình
luật cạnh tranh, Đại học Quốc gia, TP Hồ Chí Minh.
57 https://www.academia.edu/10481070/Kh%C3%A1i_qu%C3%A1t_v%E1%
BB%81_Hoa_K%E1%BB%B3_v%C3%A0_th%E1%BB%8B_tr%C6%B0%
E1%BB%9Dng_n%C3%B4ng_s%E1%BA%A3n_Hoa_K%E1%BB%B3,
truy cập ngày 14/02/2019. (Khái quát về Hoa Kỳ và thị trường nông sản
Hoa Kỳ) Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2017
58
nam-d78876.html. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018
157
59
dong_lien_ket_va_nhung_he_luy.aspx Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2015
60
nguoi-nong-dan-khon-kho-20170309082942661.chn. Truy cập ngày 3
tháng 10 năm 2017
61
ty-bao-tieu-be-keo-24296/. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2016..
62 Truy cập ngày 5
tháng 1 năm 2018
63
dong-voi-doanh-nghiep-869253.html. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2019
64
xuat-khau-nong-san-117453.html.Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2018
65
khuyen-cao-tu-trong-tai-45239.html. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2015
66
nong-san-su-can-thiet-cua-nha-nong. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2015
67
dong-bang-song-Cuu-Long-tren-co-so-lien-ket-vung-7020.html. Truy cập
ngày 8 tháng 7 năm 2016
68 Hội
nghị sơ kết thi hành Luật hợp tác xã năm 2012 vùng Đồng bằng sông Cửu
Long và Đông Nam bộ. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2017.
69
dan-va-doanh-nghiep.html. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2018
70 https://doanhnhansaigon.vn/thoi-su-trong-nuoc/thuong-lai-mot-bo-phan-
cua-gioi-doanh-nhan-1012121.html. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2010
158
71 https://www.thesaigontimes.vn/157958/Khi-o-vao-tinh-huong-bat-kha-
khang.html. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2018
72 https://www.thesaigontimes.vn/272087/mo-rong-cua-voi-so-giao-dich-
hang-hoa.html. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2019
73 https://www.thesaigontimes.vn/76926/Giao-di%CC%A3ch-nong-
sa%CC%89n-The-che-chua-khuyen-khich-hop-dong.html.Truy cập ngày 26
tháng 6 năm 2012
74 https://thuvienphapluat.vn/ 22 tháng 6 năm 2018
75 https://tuoitre.vn/doanh-nghiep-hua-mua-khoai-mon-cho-nong-dan-bang-
40-hop-dong-20180612105858024.htm. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm
2018
76 https://www.vinafood2.com.vn/cong-bo-thong-
tin","https://www.vinafood2.com.vn/Báo cáo ước thực hiện kế hoạch sản
xuất kinh doanh năm 2017 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018 của
Tổng công ty lương thực Miền Nam. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2018
77 https://websrv1.ctu.edu.vn/coursewares/kinhte/KINHTEVIMO/chuong5.htm
. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2018
78
keo-e46461.html. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2018
TIẾNG ANH
79 A da Silve, Marlo Rankin Carlos, 2013, Contract Farming for inclusive
market access, FAO, Rome.
80 Armelle Mazé, 2006, Multilateral-reputation mechanisms and contract law
in agriculture: or substitutes ?, Selected paper prepared for presentation at
the American Agricultural Economics Association, Annual Meeting, Long
beach, July 23-26, 2006, USA.
81 Caterina Pultrone, 2012, An Overview of Contract Farming: Legal Issues
159
and Challenges, Uniform Law Review, Volume 17
82 Charles Eaton and Andrew W. Shepherd, 2001, Contract farming
Partnerships for growth, FAO Agricultural Services Bulletin 145. Rome
83 Jain, R., 2008, Regulation and Dispute Settlement in Contract Farming in
India: A Resource Book, ICAR, IFPRI, USDA, New Delhi.
84
Neil D. Hamilton, 1995, Farmer’s Legal Guide to Production Contracts,
University of Arkansas, Division of Agriculture.
85 Phillip L. Kunkel, Attorney Scott T. Larison, Attorney, 2009, Agricultural
Production Contracts, Farm Legal Series, The University of Minnesota,
America.
86 Songsak Sriboonchitta, Aree Wiboonpoongse, 2008, Overview of Contract
Farming in Thailand: Lessons Learned, ADB Institute Discussion.
87 Sukhpal Singh, 2006, Contract Farming and the State: Experiences of
Thailand and India, Gyan Publishing House, India
88 The American Law Institute (ALI), National Conference of Commissioners
on Uniform State Laws (NCCUSL), Uniform commercial code (UCC),
America. Article 2 - Sales (2002), 2-105 (1),
89 UNCTAD, 2009, Development Impacts of Commodity Exchanges in
Emerging Markets, p 17, United Nations publication, New York and
Geneva.
90 UNIDROIT/FAO/IFAD, 2015, Legal Guide on contract farming, Rome.
91 https://ageconsearch.umn.edu/bitstream/113792/2/tr54.pdf. (Contract
farming in Indonesia: Smallholders and agribusiness working together).
Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2015
92 https://ageconsearch.umn.edu/bitstream/207886/2/cmsarticle_451.pdf.(Tre
nds in Agricultural Contracts). Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 1016.
93 https://ageconsearch.umn.edu/bitstream/50105/2/contract_farming_in_chin
160
a_from_the_perspectives_of_smallholders_20090518_.pdf (Contract
Contract Farming in China: Perspectives Perspectives Perspectives
Perspectives of Smallholders). Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2013.
94
(Contractual arrangements and enforcement in transition agriculture:
Theory and evidence from China). Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2016
95 https://scholarship.law.gwu.edu/cgi/viewcontent.cgi?referer=&httpsredir=
1&article=2048&context=faculty_publications. (Soft Law). Truy cập ngày
16 tháng 6 năm 2017
96 (Đạo luật Hợp
tác xã Thái Lan). Truy cập 27 tháng 4 năm 2016
97 https://extension2.missouri.edu/g312. (Contracts in Agriculture). Truy cập
ngày 15 tháng 10 năm 2015
98
267333969.pdf. (Agricultural Cooperatives in Thailand). Truy cập ngày 6
tháng 7 năm 2018
99
Vegetables-to-Local-Retailers-and-Restaurants-1-2009.pdf. Truy cập ngày
29 tháng 11 năm 2017
100 https://www.law.cornell.edu/ucc#. (Uniform commercial code (UCC) The
American Law Institute (ALI), National Conference of Commissioners on
Uniform State Laws (NCCUSL). Truy cập ngày 03 tháng 4 năm 2016
101 https://mpra.ub.uni-muenchen.de/18683/. (The role of contract farming in
agricultural development in globalise world: an institutional economics
analysi). Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2015
102 (Bộ luật Dân sự Liên Bang Nga). Truy
câp 21 tháng 2 năm 2019
161
103 https://rafiusa.org/programs/contract-agriculture-reform/understanding-
contract-agriculture/.(Understanding Contract Agriculture). Truy cập 21
tháng 6 năm 2018.
104 https://www.thailandlawonline.com/civil-and-commercial-code/1-64-
general-provisions-and-natural-persons. (Bộ luật Dân sự và thương mại
Thái Lan). Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2017
105
act.html.(Đạo luật về kinh tế nông nghiệp Thái Lan). Truy cập ngày 27
tháng 4 2016
106
trading-act-be-2489-1946.html ( Đạo luật mua bán gạo Thái Lan) . Truy
cập 10 tháng 3 năm 2017
107
(Report on Contract Farming in Thailand). Truy cập ngày 18 tháng 7 năm
2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hop_dong_mua_ban_hang_hoa_nong_san_tu_thuc_tien_tai.pdf
- Trichyeu_LeThanhDinh.pdf