Luận án Kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ đào tạo đại học tại các cơ sở đào tạo trực thuộc bộ tài chính

Nếu căn cứ vào sự tương quan giữa mức thu học phí của các hệ đào tạo khi xác định hệ số quy đổi thường không cho kết quả thiếu xác thực do các mức học phí đều quá thấp và còn chưa tính đến khoản kinh phí ngân sách cấp chẳng hạn học phí sau đại học gấp 1,3 lần học phí đại học (tính theo 1 tín chỉ) thì có thể sử dụng 1,3 làm căn cứ quy đổi từ hệ đào tạo sau đại học về hệ đào tạo đại học. Đơn giá thanh toán vượt giờ giảng định mức của các bậc đào tạo cũng có thể được lựa chọn làm căn cứ quy chuẩn. Tuy nhiên nó chỉ có thể tính được cho hệ đào tạo chính quy, còn các hệ khác rất khó xác định do cùng ở một hệ đào tạo thì đơn giá thanh toán là như nhau. Mức cấp ngân sách cho các bậc đào tạo chỉ là cơ sở để xác định hệ số của bậc đào tạo chứ không cho cơ sở để xác định hệ đào tạo trong từng bậc.

pdf263 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ đào tạo đại học tại các cơ sở đào tạo trực thuộc bộ tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khu vực và khuyến nghị cho Việt Nam” thuộc sản phẩm của đề tài khoa học cấp ĐHQGHN “Nghiên cứu giải pháp thu và quản lý học phí đối với chương trình đào tạo theo hướng tự chủ đại học”, mã số đề tài: QG.18.22, có sẵn tại quoc-te/tu-chu-tai-chinh-giao-duc-dai-hoc-o-cac-nuoc-trong-khu-vuc-va- khuyen-nghi-cho-viet-nam-311362.html truy cập ngày 22/2/2020 218 27. Nguyễn Thị Minh Hường (2004) “Tổ chức kế toán trong các trường đại học trực thuộc Bộ giáo dục và Đào tạo”, Luận án tiến sĩ trường Đại học Kinh tế quốc dân. 28. Đàm Phương Lan (2019), “Kế toán chi phí theo mức độ hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa”, Luận án tiến sĩ Kinh tế. 29. Đinh Thị Mai (2010), “Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong các trường đại học công lập”, Luận án tiến sĩ năm 2010. 30. Phùng Xuân Nhạ và cộng sự (2016), Luận cứ khoa học của việc nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn 2030. Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, Đại học Quốc gia Hà Nội 31. Quốc hội (2010), Luật Viên chức số 58/2010/QH12. 32. Quốc hội (2012), Luật Giá số 11/2012/QH13. 33. Quốc hội (2015), Luật Kế toán số 88/2015/QH13. 34. Quốc hội (2015), Luật NSNN số 83/2015/QH13. 35. Quốc hội (2015), Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13. 36. Quốc hội (2019), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức, số 52/2019/QH14 37. Phạm Vũ Thắng (2012), “Kết quả nghiên cứu xác định chi phí đào tạo một sinh viên đại học ở Việt Nam và khuyến nghị về chính sách tài chính giáo dục đại học Việt Nam” trong kỷ yếu hội thảo “Đổi mới cơ chế tài chính đối với giáo dục đại học”. 38. Tô Hồng Thiên (2017) “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các trường đại học công lập ở Việt nam”, luận án tiến sĩ, trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 39. Đỗ Minh Thoa (2015), “Tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành tại Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Kinh tế. 40. Nguyễn Thị Diệu Thu (2016), “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phần mềm trong các doanh nghiệp sản xuất phần mềm ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Kinh tế. 219 41. Phạm Thị Thu Thuỷ (2012) “Tổ chức kế toán quản trị chi hoạt động tại các trường đại học công lập khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh trên địa bàn Hà nội”, đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ năm 2012. 42. Lê Thế Tuyên (2020), “Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. 43. Từ điển Tiếng Việt, 2004, NXB Đà Nẵng, tr256 44. Trần Tú Uyên (2017), “Áp dụng phương pháp kế toán theo hoạt động (ABC) để tính chi phí và giá thành sản phẩm tại các công ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh, trường đại học Ngoại thương. 45. Dương Thị Cẩm Vân (2007), “Vận dụng kế toán quản trị vào trong các trường chuyên nghiệp”. 46. Phạm Thị Thanh Vân (2017), “Quản lý tài chính nội bộ các trường đại học công lập Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. 47. Hà Thị Thúy Vân, Vũ Kim Anh, Đàm Bích Hà (2017), Kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, NXB Tài chính, Hà Nội. 48. Nguyễn Vũ Việt, Mai Ngọc Anh, “Giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp”, NXB Tài chính, Hà Nội. 49. te-va-quan-tri-kinh-doanh.aspx?CateID=131, có sẵn, truy cập ngày 22/2/2020 50. https://tailieu.vn/doc/mo-hinh-erp-cho-cac-truong-dai-hoc-1862250.html, có sẵn, truy cập ngày 22/2/2020 51. https://vi.wikipedia.org/wiki/Liên_kết_đào_tạo, có sẵn, truy cập ngày 22/2/2020 * Tài liệu tiếng Anh 52. Abu-Tapanjeh (2008), Activity-Based Costing Approach to Handle the Uncertainty Costing of Higher Educational Institutions: Perspective from an 220 Academic College, JKAU: Econ. & Adm., Vol. 22 No. 2, pp: 29-57 (2008 A.D./1429 A.H.) 53. Asep Kurnia, Tjutju Yuniarsih và Sumarto (2016), “Unit cost analysis in higher education” 54. Asian Development Bank (2009). Good practice in cost sharing and financing in higher education. Manila: ADB. 55. Asian Development Bank (2012). Counting the cost: Financing Asian higher education for inclusive growth. Manila: ADB. 56. Berger. J., Motte. A. and Parkin (2009), “The price of knowledge: Access and student finance in Canada” 57. Brewer P, Garrison R và Noreen (2015), Giáo trình kế toán quản trị 58. Derrell H. Moore (1998), “A comparative evaluation of finance and activity based cost accounting systems in a private university 59. Earl R.Wilson, Susan C.Kattelus, Leon E.Hay. “Accounting for Governmental and Nonprofit entities”. 60. Ehsan Rayegan, Mehdi Parveizi, Kamran Nazari và Mostafa Emami với tiêu đề: “Kế toán công: Đánh giá về lý thuyết, mục tiêu và các tiêu chuẩn” (“Government accounting: An Assessment of Theory, Purposes and Standards”) 61. Irena Sobanska và Jacek Kalinowski (2014), “Cost management in European Universities - a time of change”, see at https://www.researchgate.net/publicatio 62. Johnstone, D. B. (2004). Cost-sharing and equity in higher education. 63. N.A.Mamontova và A.F.Novak (2015), “Management accounting of higher education institutions: implementation stages and realization features”. 64. Reich & A Braham (2006), “Activity Based Costing and Activity Data Collection: A Case study in the Hight Education Sector”. 221 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01: DANH SÁCH CÁ NHÂN THAM GIA KHẢO SÁT, PHỎNG VẤN ......... 222 PHỤ LỤC 02: NỘI DUNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN ..................................................... 223 PHỤ LỤC 03: PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ, TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG LẬP KHỐI KINH TẾ ........................................................................................................................... 224 PHỤ LỤC 04: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT .................................... 231 PHỤ LỤC 05: ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THEO MỤC LỤC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ............................................................... 241 PHỤ LỤC 06: TRÍCH SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 154 ................................................. 245 PHỤ LỤC 07: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH ................................................................................................. 246 PHỤ LỤC 08: QUY MÔ ĐÀO TẠO CỦA CÁC CSĐT ĐHCL TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH ....................................................................................................................... 249 PHỤ LỤC 09: QUY MÔ SINH VIÊN TUYỂN MỚI TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY CỦA CÁC CSĐT ĐHCL TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH ........ 250 PHỤ LỤC 10: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CSĐT ĐHCL TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2018 - 2019 ...................................................................... 251 PHỤ LỤC 11: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG - MẪU B02/BCTC ...................... 252 222 PHỤ LỤC 01 DANH SÁCH CÁ NHÂN THAM GIA KHẢO SÁT, PHỎNG VẤN TT Họ và tên Chức vụ Email Đơn vị 1 Ths. Nguyễn Lê Mai Phó trưởng ban, phụ trách nguyenlemai@hvtc.edu.vn Ban Tài chính kế toán, Học viện Tài chính (Hà Nội) 2 CVC. Hà Kim Anh Phó trưởng ban hakimanh@hvtc.edu.vn 3 Ths. Ngô Thị Kim Phương Phó trưởng ban ngokimphuong@hvtc.edu.vn 4 Nguyễn Thị Yến Thủ quỹ 5 Ths. Nguyễn Hữu Mai Nhân viên nguyenhuumai@hvtc.edu.vn 6 Ths. Phan Thị Oanh Nhân viên phanthioanh@hvtc.edu.vn 7 Ths. Vũ Thị Ngọc Ngân Nhân viên vungocngan@hvtc.edu.vn 8 CN. CVC. Nguyễn Thị Minh Hạnh Nhân viên hanhntm@hvtc.edu.vn 9 Ths. Hà Thị Mai Lan Nhân viên hamailan@hvtc.edu.vn 10 Ths. Đào Xuân Hùng Nhân viên daoxuanhung@hvtc.edu.vn 11 Ths. Ngô Thị Tuyến Nhân viên ngothituyen@hvtc.edu.vn 12 Ths. Bùi Thị Đông Nhân viên buithidong@hvtc.edu.vn 13 Ths. Lưu Thị Mai Hương Nhân viên luuthimaihuong@hvtc.edu.vn 14 PGS.TS. Ngô Thanh Hoàng Phó trưởng ban, phụ trách ngothanhhoang@hvtc.edu.vn Ban Quản lý khoa học, Học viện Tài chính 15 Ths. Nguyễn Thị Thảo Giảng viên nguyenthithao@hvtc.edu.vn Khoa Tài chính công, Học viện Tài chính 16 CN. Phạm Văn Hưng Phó trưởng phòng, phụ trách 0982.568.402 Ngocsang1974@gmail.com Phòng Tài chính - kế toán, Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh (Hưng Yên) 17 Ths. Bùi Thị Huệ Phó trưởng phòng Buihuethi79@gmail.com 18 Ths. GVC. Nguyễn Đăng Hồng Trưởng phòng 0914.027.067 Phòng tài chính kế toán, Đại học Tài chính kế toán (Quảng Ngãi) 19 NCS. Ths. Ngô Duy Hân Phó trưởng phòng 20 Ths. Chế Thành Kiều Nhiệm Giảng viên 21 CN. Nguyễn Thị Lý Kế toán viên 22 CN. Mai Thị Hoàng Thủ quỹ 23 Hoàng Thái Hưng Phó trưởng phòng hoangthaihungufm@gmail.com 0907838787 Phòng kế hoạch - tài chính, Đại học Tài chính - Marketing (Tp. Hồ Chí Minh) 24 Nguyễn Duy Minh Phó trưởng phòng gionangcatvabienxanh@gmail.com 25 Nguyễn Phương Nam Phó trưởng phòng nguyenphuongnamtchq@gmail.com 26 Hoàng Thị Dung Chuyên viên hoangdung@ufm.edu.vn 27 Nguyễn Thị Cẩm Dung nguyenthicamdung@tchq.edu.vn 28 Lê Hoàng Dũng Lhdung08@gmail.com 29 Trịnh Thị Duyến Duyennd204@gmail.com 30 Đặng Thị Việt Hà Viethadang08@gmail.com 31 Lê Thị Thu Hương Huonle37@gmail.com 32 Mai Thanh Hương maithanhhuong@tchq.edu.vn 33 Đinh Thị Lê dinhthile@ufm.edu.vn 34 Nguyễn Minh Lý Minhlynguyen68@gmail.com 35 Bùi Văn Nguyên buinguyentchq@yahoo.com.vn, buinguyenufm@gmail.com 36 Bùi Võ Thảo Nhi Buivothaonhi73@gmail.com 37 Hồ Thị Thanh Thúy hothanhthuy@ufm.edu.vn 223 PHỤ LỤC 02 NỘI DUNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN 1. CSĐT có những hoạt động nào? 2. CSĐT đang áp dụng cơ chế tài chính như thế nào? 3. CSĐT thực hiện nhận diện và phân loại chi phí như thế nào? 4. CSĐT thực hiện xác định chi phí như thế nào? 5. CSĐT thực hiện tính giá thành dịch vụ ĐTĐH như thế nào? 6. Việc xây dựng định mức chi phí trong CSĐT được thực hiện như thế nào? 7. Việc xây dựng dự toán chi phí trong CSĐT được thực hiện như thế nào? 8. Các trung tâm trách nhiệm/ trung tâm chi phí trong CSĐT là những trung tâm nào? 9. Thông tin chi phí để phục vụ cho việc ra quyết định được sử dụng như thế nào? 10. Nhân tố nào ảnh hưởng đến hệ thống kế toán quản trị chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH trong CSĐT? 11. CSĐT sử dụng căn cứ nào khi đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn? 224 PHỤ LỤC 03 PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ, TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG LẬP KHỐI KINH TẾ Kính gửi Quý vị! Tôi tên là Ngô Thị Thùy Quyên. Hiện tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài luận án “Kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ đào tạo đại học công lập khối kinh tế”. Nhằm giúp nghiên cứu sinh thu thập thông tin về thực trạng kế toán chi phí, tính giá thành dịch vụ đào tạo đại học công lập khối kinh tế phục vụ viết luận án, kính mong quý vị tham gia hoàn thiện số liệu tại các bảng biểu và đưa ra nhận định cá nhân trong các câu hỏi của phiếu khảo sát. Mỗi ý kiến đánh giá của quý vị đều rất có giá trị và ý nghĩa đối với hoạt động nghiên cứu này. Vì vậy, tôi rất mong quý vị dành chút ít thời gian để trả lời các câu hỏi dưới đây. Tôi cam kết tất cả thông tin quý vị cung cấp chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu nội bộ. Nếu quý vị có bất cứ câu hỏi nào về nghiên cứu này, hoặc có nhu cầu sử dụng kết quả nghiên cứu, khảo sát xin vui lòng liên hệ qua email ngothuyquyen@hvtc.edu.vn hoặc số điện thoại 0985.056.295. Trân trọng cảm ơn và rất mong nhận được sự hỗ trợ của quý vị! PHẦN A: THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI THAM GIA KHẢO SÁT Họ và tên:...................................................Tuổi: ........... Nam/nữ: ................. Đơn vị công tác:.............................................................................................. Chức vụ (vị trí công tác):...............................; Số điện thoại:.......................... Trình độ chuyên môn:...................................................................................... Trình độ quản lý: ............................................................................................. 225 PHẦN B: CÂU HỎI KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ, VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG LẬP KHỐI KINH TẾ Hướng dẫn trả lời: Quý vị vui lòng tích vào ô mà mình lựa chọn, hoặc nếu có phương án trả lời khác, xin hãy ghi vào dòng để trống. I. CÂU HỎI VỀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO 1. Mức độ tự chủ (theo quy định của nghị định 16/2015/NĐ-CP) của cơ sở đào tạo (CSĐT)? c Tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư c Tự đảm bảo chi thường xuyên c Tự đảm bảo một phần chi thường xuyên c Do NSNN đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên 2. Quy mô đào tạo đại học và sau đại học trong 3 năm gần đây: (Đơn vị tính: sinh viên) Năm Đại học Sau đại học Chính quy Liên thông Vừa làm vừa học Bằng 2 Liên kết đào tạo (LKĐT) Thạc sỹ Tiến sỹ (LKĐT) 2018 2019 2020 3. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị trong 3 năm gần đây: (Đơn vị tính: triệu đồng) Năm Nguyên giá Hao mòn/ khấu hao lũy kế Nguồn hình thành tài sản Hao mòn Khấu hao NSNN cấp Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp Liên doanh, liên kết Xã hội hóa Khác 2018 2019 2020 226 4. Tổ chức bộ máy quản lý của CSĐT hoạt động theo mô hình nào sau đây? c Trực tuyến (Đặc điểm cơ bản của cơ cấu này là người lãnh đạo thực hiện tất cả các chức năng quản lý, hoàn toàn chịu trách nhiệm về hệ thống mình phụ trách. Còn người thừa hành mệnh lệnh chỉ nhận lệnh một người phụ trách và chỉ thi hành lệnh của người đó mà thôi) c Chức năng (Theo kiểu cơ cấu này, nhiệm vụ quản lý được phân chia cho các bộ phận riêng biệt theo các chức năng quản lý, mỗi bộ phận đảm nhiệm một chức năng nhất định) 5. Để đánh giá mức độ hoạt động của CSĐT, quý vị thường căn cứ vào: c Quy mô đào tạo c Số đề tài khoa học được nghiệm thu c Khác (xin Quý vị ghi rõ) . II. CÂU HỎI VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC 1. CSĐT có những loại hình hoạt động dịch vụ nào? Tỷ trọng tương ứng của mỗi loại hình hoạt động dịch vụ là bao nhiêu? (Có thể chọn nhiều phương án) c Đào tạo (các bậc, hệ) .% c Nghiên cứu khoa học (đề tài các cấp, tạp chí) ....% c Bồi dưỡng (chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học,) ...% c Phục vụ (ký túc xá, trông xe, nhà ăn,) % c Khác (xin Quý vị ghi rõ)........................................................................% 2. Dịch vụ đào tạo của CSĐT gồm những hoạt động nào? Tỷ trọng tương ứng của mỗi loại hình hoạt động dịch vụ là bao nhiêu? c Đại học chính quy .% c Đại học khác (liên thông, vừa làm vừa học, văn bằng 2) ......% c Sau đại học (cao học, nghiên cứu sinh) .% c Liên kết đào tạo đại học (trong nước, ngoài nước) ...% c Liên kết đào tạo sau đại học (trong nước, ngoài nước) % c Khác (xin Quý vị ghi rõ)....................... % 227 III. CÂU HỎI VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC 1. Chi phí dịch vụ ĐTĐH của CSĐT đuợ̛c phân loại theo tiêu thức nào? (Có thể lựa chọn nhiều phương án) c Theo tính chất loại hình hoạt động (chi phí hoạt động HCSN, chi phí hoạt động SXKD, chi phí hoạt động tài chính, chi phí hoạt động khác) c Theo nội dung kinh tế (chi phí cho con người, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí vật tư, chi phí sửa chữa nhỏ,) c Theo nguồn tài trợ (chi phí nguồn NSNN cấp, chi phí nguồn viện trợ, vay nợ, chi phí nguồn phí được khấu trừ, để lại) c Theo nội dung chi của mục lục NSNN (chi thanh toán cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa, chi khác) c Theo mối quan hệ của chi phí với mức độ hoạt động (chi phí khả biến, chi phí bất biến, chi phí hỗn hợp) c Theo quá trình hoạt động (chi phí chuẩn bị đào tạo, chi phí phục vụ đào tạo,) c Khác (xin Quý vị ghi rõ)............................................................ 2. CSĐT tập hợp chi phí đào tạo theo những đối tượng nào? c Từng tín chỉ/ môn học/ học phần c Từng lớp học c Từng ngành/ chuyên ngành đào tạo c Từng sinh viên c Từng khoa/ phòng/ ban c Khác (xin Quý vị ghi rõ)............................................................ 3. CSĐT có xây dựng định mức chi phí không? c Có (nếu Quý vị chọn câu trả lời này, xin chuyển tiếp câu 4) c Không (nếu Quý vị chọn câu trả lời này, xin chuyển tiếp câu 5) 4. Định mức chi phí của CSĐT đuợ̛c xây dựng dựa trên các cơ sở khoa học nào? c Theo thống kê kinh nghiệm c Theo giá thực tế c Kết hợp các tiêu thức trên c Khác (xin Quý vị ghi rõ)............................................................ 228 5. CSĐT có xây dựng dự toán chi phí cho mỗi loại hoạt động/ nhiệm vụ hay không? c Có (nếu Quý vị chọn câu trả lời này, xin chuyển tiếp câu 6) c Không (nếu Quý vị chọn câu trả lời này, xin chuyển tiếp câu 7) 6. Căn cứ để xây dựng dự toán chi phí: c Định mức chi phí và quy mô hoạt động c Hệ thống dự toán của kỳ trước c Dựa vào giá cả thực tế và dự kiến quy mô hoạt động c Khác (xin Quý vị ghi rõ)............................................................ 7. Kỳ dự toán của CSĐT đuợ̛c xây dựng nhu ̛thế nào? c Theo tháng c Theo quý c Theo năm học c Theo năm tài chính c Kết hợp các tiêu thức trên 8. Kỳ tính giá thành dịch vụ ĐTĐH của CSĐT là gì? c Theo tháng c Theo quý c Theo năm học c Theo năm tài chính c Kết hợp các tiêu thức trên c Khác (xin Quý vị ghi rõ)............................................................ 9. Đối tượng tính giá thành dịch vụ ĐTĐH của CSĐT là gì? c Từng tín chỉ/ môn học/ học phần c Từng lớp học c Từng sinh viên c Từng ngành/ chuyên ngành đào tạo c Khác (xin Quý vị ghi rõ)............................................................ 10. Phuơ̛ng pháp xác định chi phí mà CSĐT đang áp dụng là: c Phương pháp xác định chi phí theo công việc (Đối tượng tập hợp chi phí là sản phẩm/ đơn đặt hàng. Từ các chứng từ kế toán chi phí, kế toán tập hợp theo các đối tượng sản phẩm/ đơn đặt hàng) c Phương pháp xác đinh chi phí theo quá trình 229 11. Phuơ̛ng pháp tính giá thành mà CSĐT đang áp dụng là: c Phương pháp tính giá thành giản đơn c Phương pháp tính giá thành tổng cộng chi phí c Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng c Khác (xin Quý vị ghi rõ)............................................................ 12. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán được tiến hành theo mô hình nào? c Tập trung (Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung là hình thức tổ chức mà toàn bộ công tác kế toán trong đơn vị được tiến hành tập trung tại phòng kế toán của đơn vị) c Phân tán (Hình thức tổ chức kế toán phân tán là hình thưc tổ chức kế toán mà công tác kế toán không những được tiến hành ở phòng kế toán của đơn vị mà còn được tiến hành ở những bộ phận khác của đơn vị) c Kết hợp giữa tập trung và phân tán 13. Công việc kế toán tại CSĐT đuợ̛c thực hiện bằng: c Thủ công c Trên máy vi tính và thực hiện bằng Excel c Trên máy vi tính và thực hiện bằng phần mềm c Trên máy vi tính và thực hiện bằng cả Excel và phần mềm c Kết hợp cả thủ công, phần mềm và Excel 14. Số lượng nhân viên tại phòng kế toán là: c < 3 người c Từ 3 - 5 người c Từ 5 - 10 người c Từ 10 - 15 người c Trên 15 người 15. Phòng kế toán có bố trí nhân viên kế toán quản trị riêng biệt không? c Có c Không 16. CSĐT tổ chức mô hình kế toán quản trị theo: c Kết hợp giữa kế toán tài chính với kế toán quản trị c Tách rời giữa kế toán tài chính với kế toán quản trị c Khác (xin Quý vị ghi rõ).. 17. CSĐT sử dụng mô hình kế toán quản trị chi phí nào? c Truyền thống 230 c Dựa trên cơ sở hoạt động (ABC - Activity based costing) c Dựa trên mục tiêu (Target costing) c Kaizen (Kaizen costing) c Khác (xin Quý vị ghi rõ) . 18. Quý vị có mong muốn/ sẵn sàng áp dụng mô hình kế toán quản trị chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) hay không? Vì sao? Kế toán ABC được xây dựng dựa trên lý luận rằng: Các nguồn lực được gán cho các hoạt động có sử dụng làm phát sinh chi phí, các hoạt động lại được thực hiện để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ (đối tượng chịu phí). Vì vậy, khi các hoạt động của một đơn vị được nhận diện, chi phí sẽ được phân bổ vào các hoạt động (các trung tâm hoạt động) dựa vào các tiêu thức phân bổ nguồn lực. Sau đó, chi phí được phân bổ, hoặc truy nguyên từ các tổ hợp chi phí hoạt động đến sản phẩm dịch vụ theo tỷ lệ nhu cầu đối với từng hoạt động của từng sản phẩm. Nội dung kế toán ABC cơ bản gồm 2 bước: Giai đoạn 1: nhận diện chi phí và xác định chi phí đến các hoạt động: xác định toàn bộ các loại chi phí chung, gián tiếp phát sinh; lập danh mục các hoạt động. Tiếp tục xác định chi phí tương ứng của các hoạt động, nhằm đảm bảo căn cứ vào hai tiêu chí là hoạt động đóng vai trò quan trọng với quá trình kinh doanh và mức độ tiêu dùng chi phí tương đối lớn. Giai đoạn 2: xác định chi phí từ các hoạt động đến sản phẩm: căn cứ vào quy trình sản xuất sản phẩm để xác định các hoạt động có liên quan đến các loại sản phẩm sản xuất, để từ đó phân bổ chi phí ở các hoạt động cho các loại sản phẩm. Việc phân bổ chi phí của các hoạt động vào giá thành sản phẩm căn cứ vào mức độ tiêu dùng hoạt động của sản phẩm, dịch vụ c Có c Không Giải thích: . .... Trân trọng cảm ơn quý vị đã nhiệt tình cộng tác! Chúc quý vị sức khỏe và thành công! Nếu quý vị có bất cứ câu hỏi nào về nghiên cứu này, hoặc có nhu cầu sử dụng kết quả nghiên cứu, khảo sát xin vui lòng liên hệ qua email: ngothuyquyen@hvtc.edu.vn hoặc số điện thoại 0985.056.295. 231 PHỤ LỤC 04 BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT 04.1. Mục tiêu khảo sát, phỏng vấn Thu thập thông tin về thực trạng kế toán chi phí, tính giá thành dịch vụ ĐTĐH tại các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính 04.2. Đối tượng khảo sát, phỏng vấn Ban lãnh đạo và nhân viên các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính (trong đó chủ yếu là nhân viên phòng kế toán) 04.3. Hình thức khảo sát, phỏng vấn 04.3.1. Hình thức khảo sát Bảng hỏi khảo sát được gửi tới đối tượng tham gia khảo sát qua 2 kênh điện tử là: (i) gửi file word câu hỏi khảo sát tới địa chỉ email của đối tượng tham gia khảo sát (ii) gửi đường link khảo sát khởi tạo trực tiếp trên google biểu mẫu (google form): https://forms.gle/PnWrAjpSrLxLpojV6 tới đối tượng tham gia khảo sát 04.3.2. Hình thức phỏng vấn: trực tiếp hoặc qua điện thoại. 04.4. Quy trình khảo sát, phỏng vấn Chuẩn bị: - Thiết kế bảng hỏi khảo sát và câu hỏi phỏng vấn - Khởi tạo đường link bảng hỏi khảo sát trên google form - Thu thập thông tin của đối tượng tham gia khảo sát, phỏng vấn qua website của các CSĐT ĐHCL và mối quan hệ cá nhân tác giả Thực hiện khảo sát, phỏng vấn: trực tiếp hoặc qua điện thoại, email Tổng hợp kết quả khảo sát: tác giả kết hợp sử dụng biểu mẫu tổng hợp kết quả của google form (đối với phần kết quả khảo sát tập hợp được qua đường link google) và thủ công bằng tay (đối với phần kết quả khảo sát tập hợp được qua phản hồi từ địa chỉ email cá nhân và phần câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu) 04.5. Nội dung bảng hỏi khảo sát và câu hỏi phỏng vấn 04.5.1. Bảng hỏi khảo sát Số lượng câu trong phiếu khảo sát: 25 câu Kết cấu bảng hỏi khảo sát: Ngoài phần giới thiệu mở đầu, cảm ơn và thông tin chung về người tham gia khảo sát (không bắt buộc) nội dung phiếu khảo sát thông tin về thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ đào tạo đại học được kết cấu thành 3 phần sau: 232 Phần Nội dung Thông tin chi tiết Số lượng câu hỏi (câu) I Câu hỏi về đặc điểm chung của CSĐT Mức độ tự chủ Quy mô đào tạo Thực trạng cơ sở vật chất Tổ chức bộ máy quản lý Căn cứ đánh giá mức độ hoạt động của CSĐT 5 II Câu hỏi về tình hình hoạt động dịch vụ đào tạo đại học Loại hình hoạt động dịch vụ và tỷ trọng Hoạt động dịch vụ đào tạo và tỷ trọng 2 III Câu hỏi về kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ đào tạo đại học Nhận diện và phân loại chi phí Đối tượng tập hợp chi phí, tính giá thành Phương pháp tập hợp chi phí, tính giá thành Kỳ tính giá thành Bộ máy và tổ chức kế toán Mô hình kế toán quản trị chi phí 18 Tổng số 25 04.5.2. Câu hỏi phỏng vấn Số lượng câu hỏi phỏng vấn: 11 Kết cấu câu hỏi phỏng vấn: tương tự như bảng hỏi trong phiếu khảo sát, câu hỏi phỏng vấn cũng được tác giả luận án thiết kế làm 3 phần, tương ứng với việc thu thập thông tin về 3 nội dung là: - Đặc điểm chung của CSĐT - Tình hình hoạt động dịch vụ ĐTĐH - Kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH 04.6. Kết quả khảo sát Do cả phiếu khảo sát và câu hỏi phỏng vấn đều được thiết kế nhằm thu thập thông tin về 3 nội dung là đặc điểm chung của CSĐT, tình hình hoạt động dịch vụ ĐTĐH và thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH tại các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính, nên trong phần này, tác giả trình bày tổng hợp kết quả khảo sát, phỏng vấn của 3 nội dung đó; không trình bày riêng lẻ kết quả của từng câu hỏi khảo sát/ phỏng vấn. 233 04.6.1. Đặc điểm chung của CSĐT Như đã phân tích trong mục “Phạm vi nghiên cứu”, 4 CSĐT thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án là Học viện Tài chính, Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh, Đại học Tài chính kế toán và Đại học Tài chính Marketing là 4 CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính, có 2 đặc điểm chính cơ bản là: (i) phạm vi phân bố rộng khắp các vùng miền cả nước và (ii) cơ chế quản lý, hoạt động tài chính đa dạng. Tổng hợp các đặc điểm cơ bản của 4 CSĐT tham gia khảo sát được trình bày trong bảng “Phạm vi nghiên cứu” dưới đây: Bảng: Phạm vi nghiên cứu STT Tên cơ sở đào tạo Địa chỉ Đặc điểm Mức độ tự chủ tài chính Đơn vị dự toán Cơ chế hoạt động Kế toán 1 Học viện Tài chính Hà Nội Tự đảm bảo một phần chi thường xuyên Cấp II, với 02 đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ hạch toán độc lập - là đơn vị sử dụng ngân sách thuộc Học viện Không thực hiện thí điểm về đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập theo nghị quyết 77/NQ- CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ. Giai đoạn 2018 - nay: Thực hiện quy định của chế độ kế toán HCSN, ban hành theo thông tư 107/2017/T T-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính 2 Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh Hưng Yên Cấp III, là đơn vị sử dụng ngân sách 3 Đại học Tài chính kế toán Quảng Ngãi 4 Đại học Tài chính Marketing Tp. Hồ Chí Minh Tự chủ toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư Là một trong số năm (05) CSĐT đầu tiên thực hiện thí điểm về đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập theo nghị quyết 77/NQ- CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ. (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 234 Qua bảng tổng hợp trên, ta có thể thấy: - Mức độ tự chủ tài chính trong các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính là chưa cao (với ¾ CSĐT chưa thể tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên). - Cơ chế hoạt động và quản lý tài chính kế toán trong các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính đều bị giới hạn bởi các quy định khung của Nhà nước. Dễ thấy, các quy định khung này chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, ĐTĐH nói riêng. Ví dụ: các CSĐT luôn thu kịch trần theo quy định giới hạn trần học phí, nhưng chưa xác định chi phí, giá thành dịch vụ ĐTĐH do chính mình cung cấp Quy mô đào tạo nhìn chung của các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính giai đoạn 2018 - 2020 là tương đối lớn (khoảng gần 11.500 đến gần 17.000 sinh viên). Mặc dù đã được chú ý quan tâm đầu tư, nhưng cơ bản, hiện trạng cơ sở vật chất của các CSĐT chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ hoạt động. Đa phần tài sản của các CSĐT đều là TSCĐ có nguồn gốc ngân sách và chưa được tính khấu hao. Để tiến hành hoạt động, phần lớn các CSĐT đều tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình chức năng (theo kiểu cơ cấu này, nhiệm vụ quản lý được phân chia cho các bộ phận riêng biệt theo các chức năng quản lý, mỗi bộ phận đảm nhiệm một chức năng nhất định), cá biệt có Đại học tài chính - Quản trị kinh doanh tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến (Đặc điểm cơ bản của cơ cấu này là người lãnh đạo thực hiện tất cả các chức năng quản lý, hoàn toàn chịu trách nhiệm về hệ thống mình phụ trách. Còn người thừa hành mệnh lệnh chỉ nhận lệnh một người phụ trách và chỉ thi hành lệnh của người đó mà thôi) Thêm vào đó, trong bối cảnh đổi mới, hội nhập, cạnh tranh ngày càng gay gắt, các CSĐT gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển sinh, đồng thời, chỉ tiêu tuyển sinh lại bị những giới hạn khắt khe của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, hiện nay, để đánh giá mức độ hoạt động, các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính vẫn đang sử dụng nhiều nhất tiêu chí “quy mô đào tạo”. Ngoài “quy mô đào tạo”, các tiêu chí ít được chú trọng tới, nhưng cần được xem xét khi tiến hành đánh giá mức độ hoạt động là các tiêu chí liên quan đến NCKH như: số đề tài khoa học được nghiệm thu, số bài báo quốc tế được công bố, 235 04.6.2. Tình hình hoạt động dịch vụ ĐTĐH Thông thường, CSĐT được xem xét như một “doanh nghiệp đa sản phẩm” (multi-product firm), cung cấp một loạt các hàng hóa và dịch vụ khác nhau (Verry và Davies, 1976). Tuy nhiên các hàng hóa và dịch vụ khác nhau này lại tạo nên chất lượng nói chung: danh tiếng của CSĐT đại học. Đồng thời, chất lượng của sản phẩm này lại có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm kia. Ví dụ, một CSĐT đại học nghiên cứu tốt, thường sẽ cung cấp hàng hóa dịch vụ giảng dạy, đào tạo tốt, dẫn tới học viên sẽ kiếm việc làm dễ hơn. Khi học viên đăng ký nhập học tại một CSĐT đại học, họ sẽ không chỉ sử dụng tách biệt một loại sản phẩm dịch vụ, do các sản phẩm dịch vụ mà CSĐT tạo ra, về cơ bản là gắn kết với nhau. Theo đó, cả 4 CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính đều là những “multi- product firm”, bởi họ cũng cấp đa dạng các loại hình hoạt động dịch vụ; từ đào tạo, nghiên cứu tới các dịch vụ bồi dưỡng, hay phục vụ. Theo đánh giá của đồng chí Nguyễn Lê Mai, kế toán trưởng Học viện Tài chính: nhiều hoạt động dịch vụ như vậy, song hoạt động dịch vụ đào tạo vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (80%) toàn bộ hoạt động của đơn vị. Con số này của Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh là 82% (Xem hình minh họa hoạt động dịch vụ của Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh dưới đây) (Nguồn: tác giả tính toán từ sổ chi tiết doanh thu hoạt động SXKD 531 năm 2018 của Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh) 236 Mặc dù mỗi CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính đều có đặc điểm hoạt động dịch vụ đào tạo riêng (Ví dụ: cùng là bậc ĐTĐH, Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh chỉ thực hiện ĐTĐH chính quy các ngành khác nhau như tài chính - ngân hàng, quản trị kinh doanh, hay kế toán - kiểm toán, trong khi Đại học Tài chính - Marketing có rất nhiều lựa chọn với chương trình đại trà, chương trình đặc thù, CLC, đặc biệt, liên thông đại học, văn bằng 2 đại học. Chưa kể chương trình liên kết đào tạo đại học/ sau đại học trong và ngoài nước), nhưng nhìn chung, các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính hiện vẫn đang giữ nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ ĐTĐH chính quy đại trà (Xem hình minh họa hoạt động dịch vụ ĐTĐH năm 2018 của Học viện Tài chính dưới đây). (Nguồn: Tác giả tính toán từ sổ chi tiết doanh thu năm 2018 của Học viện Tài chính) 04.6.3. Kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH 04.6.3.1. Nhận diện và phân loại chi phí Các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện phân loại chi phí dịch vụ ĐTĐH theo rất nhiều tiêu thức. Mỗi cách phân loại chi phí này phục vụ những yêu cầu khác nhau trong quản lý tài chính, kế toán tại CSĐT. Cụ thể: Xét riêng đặc thù là các đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực GDĐT, các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính phải phân loại chi phí dịch vụ ĐTĐH dựa trên 3 tiêu chí: Một là, phân loại chi phí theo tính chất loại hình hoạt động: hoạt động dịch vụ ĐTĐH trong các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính nhằm thực hiện 2 mảng 237 hoạt động: thực hiện nhiệm vụ chính trị (đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao: đào tạo từ nguồn CK, NSNN cấp) và đào tạo theo nhu cầu xã hội (các chương trình chất lượng cao, đặc biệt) nên chi phí ĐTĐH cũng được phân chia thành các loại chi phí theo tính chất loại hình hoạt động (chi phí hoạt động HCSN, chi phí hoạt động SXKD) Hai là, phân loại theo nguồn tài trợ: Đối với các CSĐT có mức độ tự chủ tài chính chưa cao, vẫn nhận tài trợ từ nguồn dự toán của NSNN, thì chi phí từ nguồn NSNN cấp vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong toàn bộ nguồn tài trợ cho hoạt động của đơn vị Ba là, phân loại theo nội dung chi của mục lục NSNN, gồm chi thanh toán cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa và chi khác. Đây cũng là cách thức phân loại chi phí xuất phát từ đặc điểm hoạt động của các CSĐT ĐHCL, phục vụ lập dự toán và quyết toán NSNN Ngoài ra, theo yêu cầu về việc thống nhất áp dụng chế độ kế toán HCSN ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC, các CSĐT còn phân loại CPĐT theo nội dung kinh tế (chi phí con người, chi phí khấu hao TSCĐ,) Tuy nhiên, dễ thấy các tiêu thức phân loại chi phí này chỉ phục vụ yêu cầu quản lý NSNN, không phục vụ mục tiêu tính giá thành dịch vụ ĐTĐH, các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính không phân loại chi phí theo: - Mối quan hệ của chi phí với mức độ hoạt động (chi phí khả biến, bất biến, chi phí hỗn hợp) - Quá trình hoạt động (chi phí chuẩn bị đào tạo, chi phí phục vụ đào tạo,). 04.6.3.2. Xác định đối tượng tập hợp chi phí, và tính giá thành Theo kết quả khảo sát, phỏng vấn: 100% các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính chưa thực hiện xác định đối tượng tập hợp CPĐT và đối tượng tính giá thành dịch vụ ĐTĐH. Các CSĐT mới chỉ tập hợp chi phí chung của toàn CSĐT. 04.6.3.3. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành Kết quả phỏng vấn cho thấy: do chưa xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH, mới chỉ tập hợp chi phí chung của toàn CSĐT theo thực tế phát sinh nên có thể coi phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành của các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính hiện nay là phương pháp chi phí thực tế. Chưa xác định tính giá thành, nên đương nhiên, các CSĐT cũng chưa xác định kỳ tính giá thành. Tuy nhiên, do đặc thù năm học khác với năm tài chính, 238 nhưng hiện, các CSĐT đều vẫn đang thực hiện công việc kế toán nói chung theo năm tài chính, vì phù hợp với yêu cầu lập dự toán và báo cáo quyết toán NSNN. 04.6.3.4. Xây dựng định mức và dự toán chi phí Trước khi Thông tư 14/2019/TT-BGDĐT ra đời ngày 30/8/2019, các CSĐT đều không có định mức kinh tế kỹ thuật hay định mức chi phí của riêng mình. Nhưng sau khi Thông tư 14 được ban hành thì câu chuyện về định mức và dự toán chi phí cũng không có nhiều biến chuyển. Mặc dù đã có yêu cầu thực hiện cùng hướng dẫn chi tiết của Thông tư 14/2019 về việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật tuy nhiên, các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính vẫn chưa mấy quan tâm thực hiện. Bằng chứng là các câu hỏi liên quan tới nội dung xây dựng định mức và dự toán chi phí trong bảng hỏi khảo sát (câu 3, 4, 5, 6 phần III) mà tác giả nhận về đều là “không xây dựng định mức chi phí”. Thêm vào đó, phần lớn (3/4) CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính vẫn đang phải tuân thủ 3 khâu của chu trình quản lý ngân sách, trong đó, lập dự toán là nội dung vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, dự toán chi phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt hiện nay là dự toán phê duyệt cả nội dung và định mức thu chi theo quy định của NSNN. Còn dự toán chi phí nói chung và chi phí dịch vụ ĐTĐH thì lại thuộc nhiệm vụ riêng của nội bộ CSĐT. Và có lẽ, các CSĐT mới chỉ đang chú ý tới mảng đầu vào nguồn lực, tức là cố gắng để tăng thu, xin được nhiều, mà chưa quan tâm đúng mức tới quản lý và kiểm soát để tiết kiệm chi phí. 04.6.3.5. Tổ chức bộ máy kế toán STT Tên cơ sở đào tạo Tên bộ phận kế toán Nhân sự Số lượng (người) Trình độ 1 Học viện Tài chính Ban Tài chính kế toán 13 10 Ths, 2 CN, 1 Trung cấp 2 Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh Phòng Tài chính - Kế toán 6 1 Ths 3 Đại học Tài chính kế toán Phòng Tài chính - Kế toán 5 1 Ths (NCS), 2 Ths, 2 CN 4 Đại học Tài chính - Marketing Phòng Kế hoạch - Tài chính 16 239 Mặc dù 100% các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính đều có tổ chức bộ máy kế toán riêng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu về công tác kế toán. Nhưng nhìn vào bảng tổng hợp trên đây, có thể thấy tên gọi, số lượng nhân sự, cũng như trình độ nhân sự thuộc bộ phận kế toán là rất khác nhau ở mỗi CSĐT. Dù số lượng nhân sự nhiều hay ít, thì điểm chung trong tổ chức công tác kế toán ở cả 4 CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính là: - Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Theo đó, toàn bộ công tác kế toán trong đơn vị được tiến hành tập trung tại phòng kế toán của đơn vị - Không tổ chức bộ máy kế toán quản trị riêng biệt, mà tổ chức kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị. Cả 4 CSĐT đều có sử dụng phần mềm kế toán (phần mềm kế toán nội bộ của Bộ Tài chính, do công ty cổ phần FPT xây dựng). Tuy nhiên, trong thực tế, công việc kế toán được thực hiện kết hợp trên máy, theo cả 2 hình thức là excel và phần mềm; đặc biệt là đối với các yêu cầu cung cấp thông tin về kế toán quản trị, kế toán chi phí do phần mềm kế toán không hỗ trợ các thông tin liên quan tới kế toán quản trị hay kế toán quản trị chi phí. 04.6.3.6. Sử dụng thông tin KTQT chi phí phục vụ việc ra quyết định 100% ý kiến phản hồi cho câu hỏi khảo sát về đối tượng và phương pháp tính giá thành của các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính đều là “chưa/ không tính giá thành”. Bên cạnh đó, việc nhận diện, phân loại chi phí phần lớn phục vụ yêu cầu quản lý NSNN. Các thông tin phục vụ ban lãnh đạo ra quyết định như phân tích lãi trên biến phí, hay phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận, chưa được chú ý thực hiện. Nên có thể nói, ban lãnh đạo các CSĐT chưa sử dụng và chưa có thông tin chi phí để sử dụng phục vụ cho việc ra quyết định. 04.6.3.7. Mô hình kế toán quản trị chi phí và tính giá thành Đặc điểm chung tại 04 CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính trong việc ứng dụng mô hình KTQT chi phí là 100% các CSĐT không tổ chức bộ máy KTQT riêng biệt, mà tổ chức kết hợp giữa KTTC và KTQT. Thêm vào đó, do chưa chú trọng tới công tác kế toán chi phí, tính giá thành dịch vụ ĐTĐH nên hiện nay, các CSĐT mới 240 chỉ thực hiện tập hợp chi phí cho toàn CSĐT theo thực tế phát sinh, tức là sử dụng mô hình KTQT truyền thống. Đề xuất lựa chọn mô hình ABC trong xây dựng mô hình KTQT chi phí và tính giá thành của tác giả không nhận được sự đồng tình từ phía các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính; tuy nhiên, lý do giải thích thường là “không biết/ ko hiểu rõ” hoặc bị để trống. Ngược lại, kết quả phỏng vấn lại phản ánh một góc nhìn khác, khi các CSĐT đều bày tỏ mong muốn được nâng cao chất lượng thông tin kế toán nói chung và thông tin kế toán chi phí, giá thành dịch vụ ĐTĐH nói riêng. Khi đó, nếu được phân tích, làm rõ và xây dựng quy trình từng bước cụ thể với điều kiện riêng của mình, các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính đều không ngại đổi mới, hoàn thiện mình. Kết luận Mặc dù không thu được kết quả khảo sát dưới một hình thức trình bày thống nhất (kết quả phải được tổng hợp thủ công, kết hợp giữa google form, email và phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại), nhưng những thông tin về kế toán chi phí, tính giá thành dịch vụ ĐTĐH thu thập được từ phản hồi của 4 CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính trên đây sẽ là nguồn tài liệu quý giá, giúp tác giả hiểu rõ bức tranh thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH tại 4 CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính. Đây cũng chính là căn cứ quan trọng làm nên chương 2 của luận án. 241 PHỤ LỤC 05 ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THEO MỤC LỤC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Theo quy định tại Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 quy định hệ thống mục lục ngân sách nhà nước) Tiểu nhóm 0129: Chi thanh toán cho cá nhân Mục 6000 Tiền lương Tiểu mục 6001 Lương theo ngạch, bậc 6003 Lương hợp đồng theo chế độ 6049 Lương khác Mục 6050 Tiền công trả cho vị trí lao động thường xuyên theo hợp đồng Tiểu mục 6051 Tiền công trả cho vị trí lao động thường xuyên theo hợp đồng 6099 Tiền công khác Mục 6100 Phụ cấp lương Tiểu mục 6101 Phụ cấp chức vụ 6112 Phụ cấp ưu đãi nghề 6113 Phụ cấp trách nhiệm theo nghề, theo công việc 6115 Phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề Mục 6150 Học bổng và hỗ trợ khác cho học sinh, sinh viên, cán bộ đi học Tiểu mục 6151 Học bổng học sinh, sinh viên học trong nước (không bao gồm học sinh dân tộc nội trú) Mục 6200 Tiền thưởng Tiểu mục 6201 Thưởng thường xuyên 6202 Thưởng đột xuất 6249 Thưởng khác Mục 6250 Phúc lợi tập thể Tiểu mục 6254 Tiền y tế trong các cơ quan, đơn vị Mục 6300 Các khoản đóng góp Tiểu mục 6301 Bảo hiểm xã hội 6302 Bảo hiểm y tế 6303 Kinh phí công đoàn 242 6304 Bảo hiểm thất nghiệp 6349 Các khoản đóng góp khác Mục 6400 Các khoản thanh toán khác cho cá nhân Tiểu mục 6401 Tiền ăn 6404 Chi thu nhập tăng thêm theo cơ chế khoán, tự chủ 6449 Chi khác Tiểu nhóm 0130: Chi về hàng hóa, dịch vụ Mục 6500 Thanh toán dịch vụ công cộng Tiểu mục 6501 Tiền điện 6502 Tiền nước 6503 Tiền nhiên liệu 6504 Tiền vệ sinh, môi trường 6505 Tiền khoán phương tiện theo chế độ 6549 Chi khác Mục 6550 Vật tư văn phòng Tiểu mục 6551 Văn phòng phẩm 6552 Mua sắm công cụ, dụng cụ văn phòng 6553 Khoán văn phòng phẩm 6599 Vật tư văn phòng khác Mục 6600 Thông tin, tuyên truyền, liên lạc Tiểu mục 6601 Cước phí điện thoại (không bao gồm khoán điện thoại); thuê bao đường điện thoại; fax 6603 Cước phí bưu chính 6605 Thuê bao kênh vệ tinh; thuê bao cáp truyền hình; cước phí Internet; thuê đường truyền mạng 6606 Tuyên truyền; quảng cáo 6608 Phim ảnh; ấn phẩm truyền thông; sách, báo, tạp chí thư viện 6618 Khoán điện thoại 6649 Khác Mục 6650 Hội nghị Tiểu mục 6651 In, mua tài liệu 6652 Bồi dưỡng giảng viên, báo cáo viên 6653 Tiền vé máy bay, tàu xe 6654 Tiền thuê phòng ngủ 6655 Thuê hội trường, phương tiện vận chuyển 243 6656 Thuê phiên dịch, biên dịch 6657 Các khoản thuê mướn khác 6658 Chi bù tiền ăn 6699 Chi phí khác Mục 6700 Công tác phí Tiểu mục 6701 Tiền vé máy bay, tàu, xe 6702 Phụ cấp công tác phí 6703 Tiền thuê phòng ngủ 6704 Khoán công tác phí 6705 Công tác phí của trưởng thôn, bản ở miền núi 6749 Chi khác Mục 6750 Chi phí thuê mướn Tiểu mục 6751 Thuê phương tiện vận chuyển 6752 Thuê nhà; thuê đất 6754 Thuê thiết bị các loại 6755 Thuê chuyên gia và giảng viên nước ngoài 6756 Thuê chuyên gia và giảng viên trong nước 6757 Thuê lao động trong nước 6758 Thuê đào tạo lại cán bộ 6761 Thuê phiên dịch, biên dịch 6799 Chi phí thuê mướn khác Mục 6800 Chi đoàn ra Tiểu mục 6801 Tiền vé tàu bay, tàu, xe, thuê xe 6802 Tiền ăn và tiền tiêu vặt 6803 Tiền thuê phòng ngủ 6805 Phí, lệ phí liên quan 6806 Khoán chi đoàn ra theo chế độ 6849 Chi khác Mục 6850 Chi đoàn vào Tiểu mục 6851 Tiền vé tàu bay, tàu, xe, thuê xe 6852 Tiền ăn và tiền tiêu vặt 6853 Tiền thuê phòng ngủ 6855 Phí, lệ phí liên quan 6899 Chi khác Mục 6900 Sửa chữa, duy tu tài sản phục vụ công tác chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng Tiểu mục 6901 Ô tô dùng chung 6902 Ô tô phục vụ chức danh 244 6903 Ô tô chuyên dùng 6905 Tài sản và thiết bị chuyên dùng 6907 Nhà cửa 6912 Các thiết bị công nghệ thông tin 6913 Tài sản và thiết bị văn phòng 6921 Đường điện, cấp thoát nước 6949 Các tài sản và công trình hạ tầng cơ sở khác Mục 6950 Mua sắm tài sản phục vụ công tác chuyên môn Tiểu mục 6951 Ô tô dùng chung 6952 Ô tô phục vụ chức danh 6953 Ô tô chuyên dùng 6954 Tài sản và thiết bị chuyên dùng 6955 Tài sản và thiết bị văn phòng 6956 Các thiết bị công nghệ thông tin 6999 Tài sản và thiết bị khác Mục 7000 Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành Tiểu mục 7001 Chi mua hàng hóa, vật tư 7004 Đồng phục, trang phục; bảo hộ lao động 7012 Chi phí hoạt động nghiệp vụ chuyên ngành 7017 Chi khoán thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học 7018 Hỗ trợ chi phí dịch vụ công chưa kết cấu vào giá 7049 Chi khác Mục 7050 Mua sắm tài sản vô hình Tiểu mục 7053 Mua, bảo trì phần mềm công nghệ thông tin 7054 Xây dựng phần mềm công nghệ thông tin 7099 Chi khác 245 PHỤ LỤC 06 TRÍCH SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 154 Trường Đại học Tài chính - Marketing Học viện Tài chính 246 PHỤ LỤC 07 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH Sơ đồ cơ cấu tổ chức Học viện Tài chính (Nguồn: Học viện Tài chính) 247 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh (Nguồn: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường Đại học Tài chính - kế toán (Nguồn: 248 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Đại học Tài chính - Marketing (Nguồn: Trường Đại học Tài chính - Marketing) 249 PHỤ LỤC 08 QUY MÔ ĐÀO TẠO CỦA CÁC CSĐT ĐHCL TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH Đơn vị: Học viên/Sinh viên TT Đơn vị/Khối ngành Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 NCS SĐH Đại học NCS SĐH Đại học NCS SĐH Đại học CQ GDTX CQ GDTX CQ GDTX Tổng cộng 310 1.375 32.275 293 313 1.828 29.285 2.258 315 1.317 33.635 873 Khối III 310 1.375 30.629 293 313 1.828 26.303 2.210 315 1.317 29.991 800 Khối VII - - 1.646 - - - 2.982 48 - - 3.644 73 1 Học viện Tài chính 300 660 12.374 - 284 1.217 12.479 1.174 277 463 16.916 240 Khối III 300 660 11.267 - 284 1.217 11.318 1.174 277 463 15.307 240 Khối VII - - 1.107 - - - 1.161 - - - 1.609 - 2 Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh - - 4.201 136 - - 2.974 281 - 41 2.675 - Khối III - - 4.201 136 - - 2.974 281 - 41 2.663 - Khối VII - - - - - - - - - - 12 - 3 Trường Đại học Tài chính - Kế toán - - 3.089 157 - 33 2.648 110 - 83 2.494 - Khối III - - 3.089 157 - 33 2.648 110 - 83 2.494 - Khối VII - - - - - - - - - - - - 4 Trường Đại học Tài chính - Marketing 10 715 12.611 - 29 578 11.184 693 38 730 11.550 633 Khối III 10 715 12.072 - 29 578 9.363 645 38 730 9.527 560 Khối VII - - 539 - - - 1.821 48 - - 2.023 73 250 PHỤ LỤC 09 QUY MÔ SINH VIÊN TUYỂN MỚI TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY CỦA CÁC CSĐT ĐHCL TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH Đơn vị: Sinh viên TT Đơn vị Năm tuyển sinh 2016 Năm tuyển sinh 2017 Năm tuyển sinh 2018 Chỉ tiêu Trúng tuyển Tỷ lệ (%) Chỉ tiêu Trúng tuyển Tỷ lệ (%) Chỉ tiêu Trúng tuyển Tỷ lệ (%) A B 1 2 3=2/1 4 5 6=5/4 7 8 9=8/7 1 Học viện Tài chính 4.000 4.254 106,4 3.900 3.913 100,3 4.200 4.446 105,9 2 Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh 620 576 92,9 1.000 587 58,7 800 686 85,8 3 Trường Đại học Tài chính - Kế toán 1.050 504 48,0 1.150 440 38,3 1.150 432 37,6 4 Trường Đại học Tài chính - Marketing 2.500 2.423 96,9 2.400 2.384 99,3 4.000 3.952 98,8 Tổng cộng 8.170 7.757 94,9 8.450 7.324 86,7 10.150 9.516 93,8 251 PHỤ LỤC 10 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CSĐT ĐHCL TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2018 - 2019 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU NỘI DUNG SỐ TIỀN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING 2018 2019 2018 2019 2018 2019 2018 2019 I Hoạt động HCSN 1 Doanh thu 39.847,4 38.283,4 24.993,4 32.528,5 30.176,8 47.554,4 18.321,4 18.979,3 2 Chi phí 39.847,4 38.283,4 24.993,4 31.490,7 29.827,4 46.904,9 692,5 924,2 3 Thặng dư/ thâm hụt 0 0 0 1.037,8 349,4 649,5 17.628,9 18.055 II Hoạt động SXKD, dịch vụ 1 Doanh thu 251.826,7 281.888,2 31.855,9 33.527 30.158,4 24.920,9 334.250,6 325.538 2 Chi phí 196.677,8 212.714,8 20.245,9 24.039,7 22.156,6 19.861,8 233.076,1 194.331,9 3 Thặng dư/ thâm hụt 55.148,9 69.173,3 11.609,9 9.487,3 8.001,8 5.059,1 101.174,5 131.206,1 III Hoạt động tài chính 1 Doanh thu 4,1 5,7 10,2 4,3 2 Chi phí 1,2 2,6 5,3 4,3 3 Thặng dư/ thâm hụt 2,9 3,1 4,9 0 IV Hoạt động khác 1 Doanh thu 31,9 293,1 110,5 238,7 48,1 264,9 253,2 1.081,5 2 Chi phí 2,1 17,6 0 9,4 30,9 32,6 0 0 3 Thặng dư/ thâm hụt 29,9 275,5 110,5 229,3 17,1 232,3 253,2 1.081,5 (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phụ lục thông báo duyệt quyết toán năm 2018, 2019 của Cục Kế hoạch Tài chính - Bộ Tài chính) 252 PHỤ LỤC 11 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG - MẪU B02/BCTC Tên cơ quan cấp trên:. Đơn vị báo cáo:.. Mẫu B02/BCTC (Ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG Năm.. Đơn vị tính: STT Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước A B C D 1 2 I Hoạt động hành chính, sự nghiệp 1 Doanh thu (01=02+03+04) 01 a. Từ NSNN cấp 02 b. Từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài 03 c. Từ nguồn phí được khấu trừ, để lại 04 2 Chi phí (05=06+07+08) 05 a. Chi phí hoạt động 06 b. Chi phí từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài 07 c. Chi phí hoạt động thu phí 08 3 Thặng dư/thâm hụt (09= 01-05) 09 II Hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ 1 Doanh thu 10 2 Chi phí 11 3 Thặng dư/thâm hụt (12=10-11) 12 253 III Hoạt động tài chính 1 Doanh thu 20 2 Chi phí 21 3 Thặng dư/thâm hụt (22=20-21) 22 IV Hoạt động khác 1 Thu nhập khác 30 2 Chi phí khác 31 3 Thặng dư/thâm hụt (32=30-31) 32 V Chi phí thuế TNDN 40 VI Thặng dư/thâm hụt trong năm (50=09+12+22+32-40) 50 1 Sử dụng kinh phí tiết kiệm của đơn vị hành chính 51 2 Phân phối cho các quỹ 52 3 Kinh phí cải cách tiền lương 53 (Nguồn: Thông tư 107/2017/TT-BTC) NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ tên) KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) Lập, ngày... tháng... năm.... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, họ tên, đóng dấu)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ke_toan_chi_phi_va_tinh_gia_thanh_dich_vu_dao_tao_da.pdf
  • pdfInformation summary.pdf
  • pdfTHÔNG TIN TÓM TẮT LA.pdf
  • pdfTT (T.Anh) _ Ngo Thi Thuy Quyen.pdf
  • pdfTT (T.Viet) _ Ngo Thi Thuy Quyen.pdf
Luận văn liên quan