Thời kì ở Huế, trước sự tác động của văn hóa Huế, đặc biệt là sự ảnh hưởng
của thực tiễn chính trị - xã hội và các giá trị văn hóa, từ tinh thần yêu nước thương
dân, tự tôn dân tộc của vua quan, nhân sĩ yêu nước, của những thầy giáo chân chính
đến quan điểm giáo dục của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã góp phần định hình
phong cách sống, triết lí sống và nhân sinh quan cách mạng cho người thanh niên
Nguyễn Tất Thành. Nhân cách Hồ Chí Minh thực sự được hình thành và phát triển
từ Huế, từ sự tác động đa chiều của văn hóa Huế. Như vậy, có thể kết luận rằng
nhân cách Hồ Chí Minh là tổng hòa các quan hệ xã hội văn hóa thông qua phẩm
chất cá nhân, là kết quả từ sự tác động đa chiều của lịch sử, xã hội, văn hóa và con
người của dân tộc và thời đại, biểu hiện qua cử chỉ, hành động, phong cách của Hồ
Chí Minh. Nhân cách của người thanh niên ưu tú Nguyễn Tất Thành không tách rời
quá trình tự ý thức và ý thức về sứ mệnh của chính mình mà nền giáo dục, điều kiện
sống của môi trường và xã hội xung quanh tác động đến
169 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Không gian văn hóa huế với sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước hiện nay. Đó là con người yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết,
cần cù, sáng tạo.
Chúng ta đều biết rằng, sự hình thành và phát triển nhân cách luôn bị quy định
bởi điều kiện kinh tế - xã hội. Sự phát triển của nhân cách với tư cách là sự phát
140
triển các phẩm chất xã hội của mỗi cá nhân cũng không nằm ngoài những quy định
khách quan của điều kiện kinh tế - xã hội hiện thời mà mỗi cá nhân đó là thành viên.
Bên cạnh đó, sự hình thành và phát triển nhân cách bị quy định bởi yếu tố văn hóa
của xã hội. Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, quê hương, gia đình có tác
động mạnh mẽ đến sự hình thành những kiểu mẫu hành vi, đến sự đánh giá và
những tình cảm đạo đức trong sáng của nhân cách. Hiệu quả của giáo dục, với tính
cách là một nhân tố phát triển nhân cách phụ thuộc rất nhiều vào kĩ năng vận dụng
những giá trị truyền thống vào hoàn cảnh xã hội mới để phục vụ xã hội và bản thân
mỗi cá nhân. Nếu mỗi cá nhân khi sinh ra và lớn lên được sống, được tiếp nhận hệ
các giá trị, hệ các chuẩn mực trong văn hóa xã hội của dân tộc, mà các giá trị, chuẩn
mực này được phản ánh trong thế giới quan, trong hệ thống tri thức xã hội, trong
những chuẩn mực về pháp lý, đạo đức, thẩm mĩ... thì nhân cách của con người được
hình thành và phát triển một cách gián tiếp thông qua quá trình giáo dục và tự giáo
dục. Do đó, để hiểu rõ nhân cách Hồ Chí Minh, chúng ta không chỉ dừng lại nghiên
cứu không gian văn hóa Huế với cấu trúc và hệ giá trị của nó, mà cần tiếp tục
nghiên cứu các không gian văn hóa khác ở trong và ngoài nước, gắn với cuộc đời
hoạt động của Hồ Chí Minh. Đồng thời, để phát triển nhân cách Hồ Chí Minh,
chúng ta không chỉ quan tâm xây dựng các không gian văn hóa, với các thiết chế
nhân văn, tiến bộ, mà còn hoàn thiện hệ thống lí luận và giá trị của nhân cách Hồ
Chí Minh.
Từ kết quả nghiên cứu của luận án này, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị
nhằm phát huy các giá trị của không gian văn hóa Huế và phát triển nhân cách Hồ
Chí Minh trong cộng đồng xã hội nói chung và trong giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng
nhân cách học sinh, sinh viên nói riêng hiện nay như sau:
- Trước hết, xây dựng các môi trường, không gian văn hóa, phát huy giá trị
của các không gian văn hóa gắn với quá trình hình thành, phát triển nhân cách và
hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng “xã hội sản sinh con người”, hay “bản
chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”, do đó, có thể hiểu các yếu tố cấu
thành một không gian văn hóa, các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là các giá trị và
141
truyền thống văn hóa trong của các quốc gia, dân tộc, vùng miền góp phần quan
trọng hình thành nhân cách con người. Con người là chủ thể sáng tạo mọi giá trị văn
hóa, vật chất và tinh thần, vì vậy, muốn hình thành được nhân cách, con người phải
có một quá trình học hỏi, tự hoàn thiện lâu dài, thông qua giáo dục đào tạo và hoạt
động thực tiễn. Tuy nhiên, con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh, vừa là sản
phẩm của đời sống văn hóa xã hội, do đó cần phải xây dựng môi trường văn hóa với
những quan hệ xã hội và những giá trị văn hóa tốt đẹp, để nuôi dưỡng, bồi dưỡng và
phát triển nhân cách con người sinh trưởng trong xã hội đó. Từ sự chỉ dẫn trên, để
giáo dục bồi dưỡng nhân cách Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ, học sinh sinh viên, cần
phải bảo tồn, xây dựng và phát huy các giá trị của các không gian văn hóa nói
chung và không gian văn hóa Huế nói riêng.
Muốn thực hiện tốt việc phát triển nhân cách Hồ Chí Minh cho con người
Việt Nam hiện nay, một trong những yêu cầu cấp bách là phải tạo điều kiện cho
con người Việt Nam được sống và học tập trong những môi trường văn hóa,
không gian văn hóa lành mạnh. Khi môi trường sống, học tập và làm việc có văn
hóa thì nhân cách của con người có nhiều cơ hội thuận lợi để hoàn thiện, từ đó
công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho con người sẽ thuận
lợi và ngày càng đạt những kết quả tốt hơn. Nhận thức được tầm quan trọng đó,
trong Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ chín, khóa XI, Đảng ta xác
định “xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia
đình, cộng đồng”, “mỗi địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải là
một môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về
nhân cách, lối sống”. Đến Đại hội XII, Đảng ta chủ trương: “xây dựng môi
trường văn hóa, đời sống văn hóa lành mạnh trong hệ thống chính trị, trong mỗi
địa phương, từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp,
khu công nghiệp và mỗi gia đình, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về
nhân cách, đạo đức, lối sống”.
Trong quá trình xây dựng môi trường và không gian văn hóa phải phát huy
các giá trị nhân văn, dân chủ, tạo mọi điều kiện cho con người sống, học tập
trong bầu không khí lành mạnh, được hòa mình trong tập thể, có tình đồng chí,
142
bè bạn và tôn trọng lẫn nhau. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục, nâng
cao nhận thức cho con người, đặc biệt là thế hệ trẻ về công tác xây dựng, quản lí
môi trường văn hóa; về vị thế của môi trường sư phạm, sức mạnh của văn hóa
môi trường đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Trong giáo dục, cần giáo dục thế
hệ trẻ nắm vững kiến thức và thực hành pháp luật, tôn trọng pháp luật, kỉ cương
xã hội theo tinh thần “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Xây dựng
môi trường mà trong đó tất cả mọi người cương quyết phê phán, tích cực đấu
tranh với những biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội Giáo dục, vận động hình
thành các phong trào văn hóa mới, phong trào từ thiện xã hội, chung sức vì cộng
đồng, phong trào xây dựng đời sống văn hóa. Tổ chức và thu hút sinh viên vào
các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Giáo dục cho con người Việt
Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ biết gìn giữ, bảo tồn và phát huy truyền thống, bản
sắc văn hóa quý báu của dân tộc; ý thức ngăn chặn, bài trừ sự xâm nhập của các
văn hóa phẩm đồi trụy Tạo cơ hội cho thế hệ trẻ có những không gian vui
chơi, giải trí lành mạnh, bổ ích.
- Thứ hai, xây dựng hệ thống tư liệu về nhân cách Hồ Chí Minh để phổ biến,
giáo dục nhân cách Hồ Chí Minh trong đời sống xã hội, làm cơ sở cho việc xây
dựng chuẩn mực giá trị con người Việt Nam thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế.
Để phát triển nhân cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh việc
xây dựng các môi trường văn hóa, không gian văn hóa, thì cần phải hệ thống hóa tri
thức về nhân cách Hồ Chí Minh, đặc biệt là phải xây dựng môn học “Nhân cách Hồ
Chí Minh” với các chuyên đề cụ thể, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng người
học và triển khai trong toàn hệ thống giáo dục Việt Nam. Và để nhân cách Hồ Chí
Minh lan tỏa trong xã hội, cần phải chọn lọc những nội dung nhân cách Hồ Chí
Minh để xây dựng tài liệu học tập, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng, thành
phần xã hội. Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống thông tin tư liệu, hình ảnh, phim
truyện về chủ đề nhân cách Hồ Chí Minh để thực hiện công tác tuyên truyền, giáo
dục trong mọi thành phần dân cư, đặc biệt là đội ngũ cán bộ đảng viên, các lớp bồi
dưỡng nhận thức, cảm tình Đảng.
143
Về nội dung giáo dục nhân cách Hồ Chí Minh, cần cụ thể hóa, thiết thực, hữu
ích, gắn với thực tiễn cuộc sống và các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống của các
tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội. Đổi mới chương trình học tập, bồi dưỡng, rèn
luyện theo hướng phù hợp với tình hình mới, chú trọng kết hợp giáo dục tri thức
gắn với rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống văn hóa, kĩ năng xã hội. Nhà
trường và các tổ chức đoàn thể cần thường xuyên nghiên cứu nắm bắt tình hình tư
tưởng, dư luận xã hội của học sinh sinh viên, những xu hướng, trào lưu mới trong
thể hệ trẻ để có những nội dung định hướng, giáo dục kịp thời và phù hợp, tránh
môi trường hình thành những biểu hiện xấu, tiêu cực trong nhân cách, đạo đức và
lối sống của sinh viên.
Từ việc nghiên cứu hệ thống tri thức về nhân cách Hồ Chí Minh, xây dựng
chuẩn mực giá trị con người Việt Nam thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế là nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu, xuyên suốt của thời kì đổi mới. Do
đó, từ Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII đến Văn kiện Đại hội XII của Đảng, mô
hình con người Việt Nam được định hình rõ nét. Theo đó, con người Việt Nam
trong giai đoạn mới gồm năm đức tính chủ yếu là: (1) Có tinh thần yêu nước, tự
cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên
đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự
nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; (2) Có ý
thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung; (3) Có lối sống lành mạnh, nếp
sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỉ cương phép nước,
quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; (4) Lao
động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kĩ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi
ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội; (5) Thường xuyên học tập, nâng cao
hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mĩ và thể lực. Chuẩn mực giá trị con
người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế là:
“phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách
nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật hiểu biết sâu sắc, tự
hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc.., tôn vinh cái đúng, cái đẹp, cao thượng, nhân
rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn”.
144
- Thứ ba, tổ chức học tập, đa dạng hóa các mô hình giáo dục, tuyên truyền,
phổ biến và lan tỏa các giá trị nhân cách Hồ Chí Minh trong toàn xã hội.
Phát triển nhân cách Hồ Chí Minh cho con người Việt Nam hiện nay, sau khi
đã xây dựng hệ thống tài liệu về Nhân cách Hồ Chí Minh, thì phải tổ chức học tập,
nghiên cứu trong toàn xã hội. Việc học tập nhân cách Hồ Chí Minh phải giúp mỗi
cán bộ, đảng viên và mọi người dân nhận thức đúng đắn về yêu cầu phải giữ gìn,
không ngừng tu dưỡng, rèn luyện nhân cách, đề cao tinh thần đoàn kết, tương thân,
tương ái, tính kỉ luật, dân chủ trong tập thể; luôn có ý thức trau dồi phẩm chất chính
trị, tư tưởng, phải thật sự là công bộc của dân, có quan hệ mật thiết với quần chúng
nhân dân. Trong công việc, người cán bộ phải nêu gương, thể hiện rõ thái độ dám
nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tập thể, cấp dưới và nhân dân, biết tự
chỉ trích, tự phê bình để tiến bộ. Việc học tập nhân cách Hồ Chí Minh để nâng cao
nhận thức, vị trí, vai trò cho cán bộ, đảng viên phải được tiến hành thường xuyên, là
trách nhiệm của mọi tổ chức đảng và đưa vào nội dung sinh hoạt thường kì của mỗi
tổ chức đảng, đoàn thể và cơ quan, đơn vị.
Bên cạnh việc tổ chức học tập, phát triển nhân cách Hồ Chí Minh cho con
người Việt Nam trong thời kì mới cần phải đa dạng hóa các hình thức, trong đó giáo
dục và truyền truyền là giải pháp quan trọng hàng đầu, gắn với các sinh hoạt chuyên
đề, kể chuyện về tấm gương đạo đức, nhân cách Hồ Chí Minh, hội thi tìm hiểu và
sáng tác các ấn phẩm văn hóa nghệ thuật về nhân cách Hồ Chí Minh và phẩm giá
của con người Việt Nam trong thời đại mới...
Trong công tác giáo dục, tuyên truyền, phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp,
khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo và thực
hành của người học. Thường xuyên tổ chức học tập tư tưởng và làm theo tấm gương
đạo đức, phương pháp, phong cách và nhân cách Hồ Chí Minh phù hợp với từng đối
tượng thanh niên và điều kiện hoạt động của từng địa phương, đơn vị và nhu cầu,
mong muốn của người học. Giáo dục cần kết hợp nhiều hình thức như: giới thiệu
chuyên đề, xem phim tư liệu, giao lưu với các nhân chứng lịch sử, đẩy mạnh các
hoạt động về nguồn
145
Triển khai sâu rộng các nội dung lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, nhân
cách gắn với phong trào hoạt động của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội. Tiếp
tục thực hiện tốt và đẩy mạnh hơn nữa các cuộc vận động “Học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo
lời Bác”. Tăng cường giáo dục cuộc đời, tiểu sử, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh thông qua tổ chức các hoạt động nhân ngày lễ lớn, các sự kiện lớn liên
quan đến Người với các hình thức như: mít tinh, kỉ niệm, truyền thông nhóm, xem
phim tài liệu, thăm các địa chỉ đỏ, giao lưu với nhân vật lịch sử và các chuyên gia
nghiên cứu.
Phát huy, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống báo chí, xuất bản, các công
cụ báo chí điện tử, trang thông tin điện tử của các tổ chức chính trị - xã hội của
Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, tận dụng ưu thế tích cực
của các mạng xã hội trong việc tiếp cận và truyền đạt nội dung tuyên truyền định
hướng giáo dục nhân cách cho con người Việt Nam.
Trong giáo dục và tuyên truyền, phải chú trọng giải pháp nêu gương, phát huy
những hình tượng mẫu mực trong học tập, nghiên cứu và thực hành nhân cách Hồ
Chí Minh. Đây là phương pháp hiệu quả để giáo dục nhân cách cho con người Việt
Nam. Đảng, Nhà nước, nhà trường và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội có thể
tổ chức giáo dục nhân cách học sinh sinh viên thông qua nêu gương người tốt, việc
tốt chính từ các phong trào thanh niên, trường học; nêu gương người tốt, việc tốt
trong xã hội, đặc biệt là sự gương mẫu của cha mẹ, thầy cô, của các cán bộ đoàn
thể; các hình tượng mẫu mực trong xã hội như: những lãnh tụ hết lòng vì nước vì
dân tài đức vẹn toàn, các nhà khoa học lỗi lạc, các nhà giáo tiêu biểu, nhà văn tên
tuổi, anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua, người tốt việc tốt, những thủ lĩnh sinh
viên, sinh viên 5 tốt Đẩy mạnh các hoạt động tôn vinh những sinh viên 5 tốt,
những sinh viên có lối sống đẹp, những sinh viên ưu tú; tham gia các hoạt động
nhân đạo từ thiện; hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn an ninh
trật tự. Bên cạnh việc giáo dục nêu gương, còn nên kết hợp với việc chỉ ra và phê
phán những gương xấu để mọi người biết và tránh. Đặc biệt là cần giáo dục con
146
người Việt Nam thái độ phê phán với những hành vi, lối sống và suy nghĩ tiêu cực
trong xã hội.
- Thứ tư, phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, chủ động phối
hợp các tổ chức chính trị - xã hội để xây dựng các chương trình hành động, giáo
dục, tuyên truyền nhân cách Hồ Chí Minh cho con người Việt Nam.
Từ bài học về con đường hình thành nhân cách Hồ Chí Minh bằng quá trình tự
rèn luyện cho thấy người cán bộ, đảng viên phải phát huy tinh thần tự học, sự tự tin,
bình tĩnh, quyết đoán hướng tới mục tiêu không thay đổi thông qua những con
đường khác nhau, biết giành thắng lợi từng bước, đi tới đích cuối cùng. Trước yêu
cầu của thực tiễn cách mạng, phát triển nhân cách Hồ Chí Minh phải giữ vững bản
lĩnh chính trị, triệt để chống bệnh cơ hội dưới mọi hình thức, quyết tâm, suốt đời
phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Rèn luyện nhân cách theo tấm gương nhân cách Hồ Chí Minh trong sự nghiệp
đổi mới hôm nay, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên phải gắn bó mật thiết với dân;
nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm; phải biết chăm lo dân quyền, dân sinh, dân trí
và phát huy dân chủ. Đó là những người phải biết gần dân, học dân, hiểu dân; đặt
lợi ích của nhân dân lên trên hết; việc gì cũng bàn bạc và giải thích cho nhân dân
hiểu rõ; có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân và hoan nghênh
nhân dân phê bình mình; tự mình làm gương mẫu cần kiệm liêm chính, chí công vô
tư để nhân dân noi theo. Hơn bao giờ hết, noi theo tấm gương nhân cách Hồ Chí
Minh hiện nay, cán bộ phải dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có
gan phụ trách, có gan làm việc. Điều chủ chốt nhất của phẩm chất đạo đức đối với
mỗi cán bộ, đảng viên là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng,
hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, “việc gì lợi cho dân thì dù nhỏ mấy cũng phải
hết sức làm, việc gì hại cho dân thì dù nhỏ mấy cũng phải hết sức tránh”. Đó là
những cán bộ yêu dân, kính dân, trọng dân, thương dân, hiểu dân như là một đòi hỏi
khách quan trong quá trình cách mạng.
Một trong những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng là phải tạo ra các
phong trào quần chúng rộng rãi. Đối với việc giáo dục nhân cách Hồ Chí Minh
trong đời sống xã hội cũng không nằm ngoài quy luật ấy, nghĩa là phải tạo thành các
147
phong trào học tập, các chương trình tuyên truyền, giáo dục nhân cách Hồ Chí Minh
cho con người Việt Nam trong toàn xã hội thường xuyên, liên tục. Đó là cuộc thi
tìm hiểu, hùng biện, triển lãm các chuyên đề về tư tưởng, tấm gương đạo đức, nhân
cách Hồ Chí Minh. Đồng thời, phối hợp với nhà trường, gia đình và xã hội tăng
cường công tác giáo dục nhân cách sinh viên từ tấm gương nhân cách Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, cần phát huy tính tích cực xã hội của mỗi cá nhân góp phần xây
dựng nhân cách cho con người Việt Nam. Khi bàn đến việc phát huy tính tích cực
xã hội của từng cá nhân phải tính đến việc giáo dục nhu cầu, giáo dục mục đích,
động cơ học tập, tu dưỡng, rèn luyện cho từng cá nhân. Theo đó, con người Việt
Nam muốn có một nhân cách trong sáng, trước hết mọi động cơ học tập và rèn
luyện của họ phải được xác định đúng đắn. Ngoài ra, cần chú trọng đến giáo dục
chủ nghĩa yêu nước, khơi dậy lòng tự tôn dân tộc, tinh thần cách mạng xã hội chủ
nghĩa, không những làm cho con người Việt Nam biết tự hào về truyền thống cha
ông, mà còn phải biết tự nỗ lực quyết tâm chấn hưng đất nước.
Như chúng ta đã biết, nhân cách chỉ được hình thành và phát triển thông qua
hoạt động của con người. Bởi bản chất con người, trong tính hiện thực của nó là
tổng hòa các mối quan hệ xã hội, mà những quan hệ xã hội lại chỉ có thể được bộc
lộ thông qua hoạt động của con người. Vì vậy, giáo dục để phát huy tính tích cực xã
hội của con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng góp phần quyết định đến quá trình
hình thành và phát triển nhân cách. Để giáo dục nhân cách cho con người Việt Nam,
các tổ chức đoàn thể cần chủ động phối kết hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội để
phát huy vai trò của mình.
148
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4
Từ kết quả nghiên cứu ở chương 3, có thể rút ra những nhận xét về ảnh hưởng
không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh và những biểu
hiện của nhân cách Hồ Chí Minh như là một sản phẩm từ sự tác động của tồn tại xã
hội Huế như sau: Thứ nhất, không gian văn hóa Huế góp phần hình thành tình cảm,
tư tưởng và hành động yêu nước, vun đắp tinh thần dân tộc và lí tưởng cứu nước,
cứu dân của Hồ Chí Minh; Thứ hai, hình thành cho Hồ Chí Minh năng lực chủ thể
hóa, thế giới quan, thái độ chính trị - xã hội đúng đắn, lập trường vững vàng trong
việc xác định con đường cứu nước; Thứ ba, định hình ở Hồ Chí Minh năng lực hành
động, đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho đồng bào; Thứ tư, hình thành
năng lực xã hội hóa, thể hiện ở sự chiếm lĩnh tri thức mới; Thứ năm, giúp Hồ Chí
Minh đánh giá đúng sự vận động và phát triển của dân tộc và thời đại, nhận thức
được bản chất của chủ nghĩa thực dân, phong kiến, vai trò của các phong trào yêu
nước và sức mạnh của quần chúng nhân dân... Với những kết luận đó, luận án đã
góp phần làm rõ quan điểm cho rằng nhân cách con người được hình thành và phát
triển từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội.
Nhân cách Hồ Chí Minh là hệ thống các chuẩn mực đạo đức, giá trị làm người
được hình thành qua thực tiễn rèn luyện và đấu tranh không ngừng nghỉ của Người.
Chính vì vậy, nhân cách Hồ Chí Minh là tài sản vô cùng quan trọng, là nền tảng tư
tưởng, lí luận cho công tác tư tưởng, giáo dục và xây dựng con người Việt Nam
trong thời đại mới. Do đó, để phát triển nhân cách Hồ Chí Minh, cần phải xây dựng
và phát huy giá trị của các không gian văn hóa gắn với quá trình hình thành hoạt
động cách mạng của Hồ Chí Minh; xây dựng và phổ biến hệ thống tài liệu về nhân
cách Hồ Chí Minh trong đời sống xã hội; đa dạng hóa các mô hình tuyên truyền,
giáo dục nhân cách Hồ Chí Minh, chủ động tìm kiếm, lựa chọn, xây dựng các mô
hình tuyên truyền, giáo dục phù hợp với từng ngành nghề, từng đối tượng, từng cấp
học, bậc học trong hệ thống giáo dục Việt Nam để phổ biến, lan tỏa các giá trị nhân
cách Hồ Chí Minh cho toàn xã hội nói chung và thế hệ trẻ nói riêng; đồng thời, tích
cực phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể để xây dựng chương
trình hành động, tuyên truyền, giáo dục nhân cách Hồ Chí Minh.
149
KẾT LUẬN
1. Sự hình thành và phát triển nhân cách Hồ Chí Minh là một quá trình lâu dài
và phức tạp. Trong quá trình đó, giữa các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, giữa
cái sinh học và cái xã hội thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau. Trong quá trình
sống, Người tích lũy được kinh nghiệm sống, niềm tin, thói quen... và ngược lại, khi
tiếp nhận bất cứ việc gì, Người cũng dựa trên chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành
vi của mình cho phù hợp. Quá trình này luôn gắn với năng lực tự đánh giá, tự ý
thức, gắn với quá trình tự giáo dục, quá trình thường xuyên tự hoàn thiện mình của
Hồ Chí Minh.
2. Trong quá trình vận động và phát triển, Thừa Thiên Huế đã tự làm giàu bản
sắc văn hóa của mình bằng sự sáng tạo, giao thoa, tiếp biến các giá trị văn hóa để
hình thành một vùng văn hóa đặc trưng của Việt Nam - không gian văn hóa Huế.
Hồ Chí Minh thời niên thiếu với gần mười năm gắn bó, học tập, trải nghiệm và thực
sự trưởng thành trong mỗi bước suy nghĩ và hành động. Thực tiễn gần mười năm
sống và học tập ở Huế, không gian văn hóa Huế đã thẩm thấu và ảnh hưởng sâu sắc
đến nhận thức, hành động, đưa đến những quyết định “lạ lùng”, cũng như định hình
nhân cách người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành.
3. Những năm tháng ở Huế, Hồ Chí Minh đã chứng kiến cảnh nước mất, nhà
tan, đời sống nhân dân lầm than, tủi nhục dưới sự thống trị hà khắc của thực dân
Pháp. Anh cũng thấy rõ sự thất bại của những phong trào yêu nước của các tầng
lớp nhân dân, từ vua quan đến nhân sĩ, trí thức. Nhờ sự hòa mình trong cái nôi của
phong trào yêu nước, trưởng thành từ nền tảng giáo dục gia đình và sự miệt mài
học tập của bản thân, sự mẫn cảm đặc biệt, sự gần gũi với quần chúng lao động,
Nguyễn Tất Thành “bắt đầu hoạt động cách mạng”. Anh đã tự ý thức về trách
nhiệm của mình trước sự tồn vong của dân tộc; trăn trở, cảm thông với sự cùng
khổ của đồng bào, gắn bó với đời sống nhân dân. Đó chính là cơ sở để hình thành
hoài bão cách mạng và chí hướng cứu nước, tư tưởng đấu tranh cho hạnh phúc của
đồng bào, cũng như hình thành nhân cách của một con người mà sau này đã làm
rạng danh cả dân tộc.
150
Thời kì ở Huế, trước sự tác động của văn hóa Huế, đặc biệt là sự ảnh hưởng
của thực tiễn chính trị - xã hội và các giá trị văn hóa, từ tinh thần yêu nước thương
dân, tự tôn dân tộc của vua quan, nhân sĩ yêu nước, của những thầy giáo chân chính
đến quan điểm giáo dục của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã góp phần định hình
phong cách sống, triết lí sống và nhân sinh quan cách mạng cho người thanh niên
Nguyễn Tất Thành. Nhân cách Hồ Chí Minh thực sự được hình thành và phát triển
từ Huế, từ sự tác động đa chiều của văn hóa Huế. Như vậy, có thể kết luận rằng
nhân cách Hồ Chí Minh là tổng hòa các quan hệ xã hội văn hóa thông qua phẩm
chất cá nhân, là kết quả từ sự tác động đa chiều của lịch sử, xã hội, văn hóa và con
người của dân tộc và thời đại, biểu hiện qua cử chỉ, hành động, phong cách của Hồ
Chí Minh. Nhân cách của người thanh niên ưu tú Nguyễn Tất Thành không tách rời
quá trình tự ý thức và ý thức về sứ mệnh của chính mình mà nền giáo dục, điều kiện
sống của môi trường và xã hội xung quanh tác động đến.
4. Với kết quả nghiên cứu của luận án, chúng ta có thể thấy môi trường và
không gian văn hóa có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển
nhân cách con người. Sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh từ những ảnh hưởng
của không gian văn hóa Huế rất rõ nét, được thể hiện qua những đặc trưng về đạo
đức và trí tuệ, về phẩm chất và năng lực của Hồ Chí Minh là minh chứng sống động
và cụ thể. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án này, chúng tôi mong muốn
tiếp tục phát huy và lan tỏa giá trị nhân cách Hồ Chí Minh trong đời sống văn hóa
xã hội, góp phần thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức và
nhân cách Hồ Chí Minh trong tình hình Đảng và Nhà nước ta đã và đang đẩy mạnh
cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phương pháp và
phong cách của Hồ Chí Minh hiện nay.
151
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Văn Quang (2015), “Nét đặc sắc về trí tuệ trong nhân cách Hồ Chí
Minh”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục Trường Đại học Sư phạm, Số 02
(34), tr.105-113.
2. Nguyễn Văn Quang (2015), “Đặc trưng nhân cách Hồ Chí Minh về trí tuệ”, Tạp
chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, (14), tr.52-58.
3. Nguyễn Văn Quang (2016), “Đặc trưng nhân cách Hồ Chí Minh”, Kỷ yếu Hội
thảo khoa học Sinh viên và Cán bộ trẻ các trường Đại học Sư phạm toàn
quốc năm 2016, Nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phần II,
tr.1452-1460.
4. Nguyễn Văn Quang (2016), “Ảnh hưởng của các giá trị văn hóa Huế đến sự hình
thành tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế,
T.125, S.11, tr.173-181.
5. Nguyễn Văn Quang (2017), “Nhân cách Hồ Chí Minh và ý nghĩa đối với việc
giáo dục và rèn luyện cán bộ, đảng viên hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý
luận, (255), tr.17-21.
6. Nguyễn Văn Quang (2017), “Ảnh hưởng của văn hóa Huế đến sự hình thành nhân
cách Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, T.126, S.6, tr.95-102.
152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Ahn Kyong Hwan (2010), Chủ tịch Hồ Chí Minh qua cảm nghĩ của một người
Hàn Quốc, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 120năm ngày sinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
2. A. Pát-ti (1995), Why Vietnam? (Tại sao Việt Nam?), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
3. Dương Văn An (2009), Ô châu cận lục, (Văn Thanh, Phan Đăng dịch), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Phan Thuận An (2005), Quần thể di tích Huế, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh.
5. Hoàng Anh (2014), Tỏa sáng nhân cách Hồ Chí Minh, tại trang
e&id=4959:ta-sang-nhan-cach-h-chi-minh&catid=120:hc-tp-va-lam-
theo-tm-gng-o-c-h-chi-minh&Itemid=545, [truy cập ngày 17/12/2015].
6. Hoàng Anh (2014), Xây dựng con người Việt Nam theo Di chúc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Hoàng Anh (2016), “Lý thuyết nhân cách trong triết học Mác”, Tạp chí Lý
luận chính trị và truyền thông, (6), tr.32-37.
8. Nguyễn Thế Anh (2008), Việt Nam thời Pháp đô hộ, Nxb Văn học, Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Thế Anh (2008), Phong trào kháng thuế ở miền Trung qua các châu
bản triều Duy Tân, Nxb Văn học, Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Phạm Ngọc Anh (2011), “Hồ Chí Minh với hành trang và việc lựa chọn hướng
tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc”, Hội thảo khoa học Kỷ niệm
100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
11. Phạm Ngọc Anh (2014), Đặc trưng nhân cách Hồ Chí Minh - Giá trị và sức lan
tỏa, Tạp chí Tổ chức nhà nước - Bộ Nội vụ, tại trang
Plus.aspx/vi/News/125/0/1010087/0/8000/Dac_trung_nhan_cach_Ho_C
hi_Minh_gia_tri_va_suc_lan_toa, [truy cập ngày 27/10/2015].
153
12. Nguyễn Phúc Vĩnh Ba (2008), Lễ tế âm hồn thất thủ Kinh đô 23.5 (Ất Dậu) -
Một nét văn hóa độc đáo của xứ Huế, tại trang
nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-to-chuc-doi-song-ca-nhan/633-
nguyen-phuc-vinh-ba-le-te-am-hon-that-thu-kinh-do.html, [truy cập ngày
21/12/2015].
13. Lương Gia Ban, Hoàng Trang (2014), Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh với
việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
14. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Lao động Việt Nam (1970), Chủ tịch Hồ Chí Minh (Tóm tắt tiểu sử và sự
nghiệp), Nxb Sự thật, Hà Nội.
15. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (2002), Chủ tịch Hồ Chí Minh -
Tiểu sử và sự nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đỗ Bang (2014), “Thừa Thiên Huế - Đất học và tài năng”, Tạp chí Huế Xưa &
Nay, (126), tr.73-82.
17. Đỗ Bang (2014), “Văn hóa Huế - Đặc điểm lịch sử và vấn đề bảo tồn, phát
triển”, Tạp chí Huế Xưa & Nay, (127), tr.51-58.
18. Huỳnh Công Bá (2008), Lịch sử Văn hóa Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế.
19. Bảo tàng Hồ Chí Minh (2008), Hồ Chí Minh Tiểu sử, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
20. Bảo tàng Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế, Bảo
tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (2008), Kỷ yếu Hội thảo khoa học
“Nghiên cứu, xác minh tư liệu và di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kì
1890 - 1911”, Nxb Thuận Hóa, Huế.
21. Bảo tàng Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế, Bảo
tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (2013), Kỷ yếu Hội thảo khoa học
“Xác minh khoa học thông tin về những người thân của Chủ tịch Hồ Chí
Minh sống học tập, lao động và tham gia các hoạt động yêu nước ở
Huế”, Nxb Thuận Hóa, Huế.
154
22. Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (2003), Âm vang thời Bác Hồ ở Huế,
Nxb Thuận Hóa, Huế.
23. Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (2008), Phong trào kháng thuế của
nông dân miền Trung Việt Nam năm 1908 và sự tham gia đấu tranh của
anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) tại Thừa Thiên Huế, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
24. Lê Thanh Bình (2008), “Tân văn - Tân thư và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng
yêu nước ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX”, Hội thảo khoa học Tư tưởng
triết học Việt Nam trong bối cảnh du nhập, Nxb Đại học quốc gia Hà
Nội, Hà Nội, tr.157-170.
25. Trần Thái Bình (2009), Hồ Chí Minh sự hình thành một nhân cách lớn, Nxb
Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
26. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Quyết định số 410/QĐ-BGDĐT về việc Ban
hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày
28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo
dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và
nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020” của ngành Giáo dục.
27. C.P. Ra-giô (1970), Hồ Chí Minh, Nxb Đại học, Paris.
28. Lê Thanh Cảnh (1970), “Dưới mái trường Quốc Học”, Hoài niệm Quốc học,
tập II, Huế.
29. Lê Thanh Cảnh (2008), “Dưới mái tranh trường Quốc học những năm 1906-
1911”, Nghiên cứu Huế, Trung tâm nghiên cứu Huế, (6), tr.288-301.
30. Cô-bê-lép Ép-ghê-nhi Va-xi-lê-vích (2010), Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb
Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
31. Phạm Thị Dung (2009), Huế Qua miền di sản, Nxb Thuận Hóa, Huế.
32. Phạm Đức Thành Dũng (2014), Giới thiệu di sản văn hóa Huế, tại trang
&TinTucID=8&l=vn, [truy cập ngày 27/6/2015].
33. Phan Tiến Dũng (2015), “Văn hóa Huế trong dòng chảy văn hóa Việt”, Tạp
chí Văn hóa Huế, (30), tr.10-13.
155
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư
về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lí
tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn
2015 - 2030”, Hà Nội.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
hành Trung ương khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác thanh niên thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”,
Hà Nội.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp
hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành
Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Nguyễn Văn Đăng (2016), “Một số dòng họ khoa bảng, làm quan tiêu biểu ở
Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Huế Xưa & Nay, (133), tr.13-21.
44. Trần Kiêm Đoàn (2004), Vài nét về bản sắc văn hóa Huế, tại trang
[truy
cập ngày 27/6/2015].
45. Phạm Văn Đồng (1994), Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Phạm Văn Đồng (1998), Những nhận thức cơ bản về Tư tưởng Hồ Chí Minh,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
156
47. Bùi Minh Đức (2004), Từ điển tiếng Huế (tiếng Huế - người Huế - văn hóa Huế),
Nxb Văn học - Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Thành phố Hồ Chí Minh.
48. Võ Nguyên Giáp (chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách
mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh.
50. Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỉ XIX đến
Cách mạng Tháng Tám, tập III - Thành công của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố
Hồ Chí Minh.
51. Trần Văn Giàu (1997), Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Trần Văn Giàu (2009), Vĩ đại một con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (chủ biên) (2009), Vàng trong lửa - Chủ tịch
Hồ Chí Minh với miền Nam Tổ quốc, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
54. Trần Văn Giàu (2010), Hồ Chí Minh - Chân dung một tâm hồn và trí tuệ vĩ
đại, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
55. Bùi Thị Thu Hà (2009), Kể chuyện về cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Nxb Từ
điển Bách khoa, Hà Nội.
56. Hồng Hà (2007), Thời thanh niên của Bác Hồ, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
57. Phan Thanh Hải (2010), “Huế trong nghìn năm Thăng Long - Hà Nội”, Tạp
chí Huế xưa và nay, (101), tr.11-19.
58. Đỗ Đình Hãng (2007), Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
59. Phạm Minh Hạc (2008), Nhân cách Hồ Chí Minh - Những giá trị thiết yếu trong
hệ giá trị Việt Nam, tại trang
CacNCTruoc2011/View_Detail.aspx?ItemID=99, [truy cập ngày 20/10/2016].
60. Nguyễn Hồng Hạnh (2011), “Chủ tịch Hồ Chí Minh và người Huế”, Tạp chí Văn
hóa Huế, (14), tr.6-8.
157
61. Nguyễn Xuân Hoa (2001), “Di sản văn hóa cố đô Huế”, Nghiên cứu Huế, Trung
tâm nghiên cứu Huế, (2), tr.72-78.
62. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2010), Di sản Hồ Chí Minh trong thời
đại ngày nay, Hội thảo quốc tế kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh (19-5-1890 - 19-5-2010), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
63. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2011), Hội thảo khoa học Kỷ niệm
100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Nxb Chính trị - Hành
chính, Hà Nội.
64. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh
- Biên niên tiểu sử, tập 1 (1890-1929) (2006), Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
65. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Song Thành (chủ
biên) (2010), Hồ Chí Minh tiểu sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
66. Phạm Khắc Hòe (2010), Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế.
67. Hội đồng lý luận trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn
khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình tư
tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
68. Hội Khoa học Lịch sử Tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), Thuận Hóa - Phú Xuân -
Thừa Thiên Huế - 700 năm hình thành và phát triển, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
69. Thanh Huế (2011), “Nơi đặt nền móng đầu tiên cho chặng đường cứu nước của
Hồ Chủ tịch”, Báo Giáo dục và Thời đại, tr.6.
70. Chu Trọng Huyến (2007), Kể chuyện về gia thế chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
71. Chu Trọng Huyến (2008), Chuyện kể từ Làng Sen, Nxb Văn học, Hà Nội.
72. Nguyễn Đắc Hưng (2009), Việt Nam văn hóa và con người, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
73. I-gơ-na-xi-ô Gôn-xa-lết Han-xen (2010), “Tinh thần Hồ Chí Minh ở Mỹ
Latinh”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 120 năm ngày sinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
158
74. Đinh Gia Khánh (1995), Các vùng văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
75. Nguyễn Thế Kiệt (2014), Triết học thẩm mĩ về nhân cách, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
76. Lady Borton (2003), Hồ Chí Minh - Một chân dung (bản dịch của Tạ Đức),
Nxb Thanh niên, Hà Nội.
77. Đinh Xuân Lâm (2001), “Về con đường cứu nước của Hồ Chí Minh”, Tạp chí
Lịch sử Đảng, (128), tr.10-13.
78. Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Nguyễn Văn Khánh và Nguyễn Đình Lễ (2006),
Đại cương cương lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
79. Leonchiev A.N. (2003), Hoạt động - Ý thức - Nhân cách, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
80. Phan Huy Lê (2008), Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo khoa học Chúa Nguyễn và
vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX,
Nxb Thế giới, Hà Nội.
81. Phan Ngọc Liên (2014), Hồ Chí Minh từ nhận thức lịch sử đến hành động
cách mạng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
82. Lê Đình Liễn (1978), Tìm hiểu về quãng đời niên thiếu của Bác Hồ, Thông tin
khoa học, Đại học Tổng hợp Huế, Huế.
83. Lê Đình Liễn (1983), Vài nhận xét về phong trào kháng thuế của nhân dân
Thừa Thiên Huế năm 1908, Thông tin khoa học, (05), Đại học Tổng hợp
Huế, Huế.
84. Đỗ Long (chủ biên) (1995), Hồ Chí Minh - Những vấn đề tâm lí học, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
85. Đỗ Long (1998), Hồ Chí Minh - Những vấn đề tâm lí học, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
86. Thi Long (2010), Nhà Nguyễn chín chúa mười ba vua, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
87. Lê Nguyễn Lưu (2006), Văn hóa Huế xưa - Đời sống văn hóa gia tộc, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
88. Lê Nguyễn Lưu (2006), Văn hóa Huế xưa - Đời sống văn hóa làng xã, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
89. Lê Nguyễn Lưu (2006), Văn hóa Huế xưa - Đời sống văn hóa cung đình, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
159
90. Lê Nguyễn Lưu (2015), “Tinh thần hiếu học của cư dân Huế”, Tạp chí Huế
Xưa & Nay, (131), tr.55-58.
91. Mật thám Trung kỳ, Bộ hồ sơ Mật thám Pháp có liên quan đến gia đình và
thời niên thiếu của Nguyễn Ái Quốc (gồm 21 tài liệu, lưu tại Bảo tàng Hồ
Chí Minh Tỉnh Thừa Thiên Huế).
92. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
93. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
94. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
95. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
96. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
97. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
98. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
99. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
100. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
101. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
102. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
103. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
104. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
105. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
106. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
107. Trình Mưu (1994), “Hồ Chí Minh và sự chủ động sáng tạo trong việc lựa chọn
con đường cứu nước”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (57), tr.26-28.
108. N. Khơ-rút-sốp (1971), Hồi ký, Nxb Robert Lafont, Pari.
109. Bá Ngọc (2002), 79 mùa xuân Hồ Chí Minh, Nxb Nghệ An, Nghệ An.
110. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (2009), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
111. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
112. Phan Ngọc (2006), Sự tiếp xúc văn hóa Việt Nam với Pháp, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
113. Nguyễn Tri Nguyên (2006), Văn hóa tiếp cận lý luận và thực tiễn, Nxb Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
160
114. Thái Công Nguyên (chủ biên) (1999), Huế - Di sản văn hóa thế giới, Trung
tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Huế.
115. Trần Nhâm (2011), Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng thiên tài, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
116. Nguyễn Khắc Nho (2009), Hồ Chí Minh - Đỉnh cao truyền thống Nhân - Trí -
Dũng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
117. Không rõ tên (1982), Ông già Bến Ngự, Nxb Thuận Hóa, Huế.
118. Không rõ tên (2003), Những người bạn cố đô Huế, tập XVIII, năm 1931, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
119. Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
120. Nguyễn Khắc Phê (1995), Lê Văn Miến người họa sĩ đầu tiên, người thầy đầu
tiên, Nxb Thuận Hóa, Huế.
121. Bùi Đình Phong (2008), Hồ Chí Minh học và minh triết Hồ Chí Minh, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
122. Bùi Đình Phong (2015), Hồ Chí Minh học - Văn hóa soi đường cho quốc dân
đi, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
123. Đinh Phong (chủ biên) (1999), Huế đẹp - Huế thơ (Nhớ Huế - tập 4), Nxb Trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh.
124. Trần Nguyễn Khánh Phong (2016), “Truyền thống khuyến học nét đặc trưng
của văn hóa Huế”, Tạp chí Huế xưa và nay, (137), tr.19-30.
125. Nguyễn Văn Quang (2014), Giá trị của nhân cách Hồ Chí Minh đối với việc
giáo dục sinh viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Đề tài khoa
học công nghệ độc lập cấp trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Huế.
126. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, tập 1 (bản dịch
của Viện sử học), Nxb Thuận Hóa, Huế.
127. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, tập 1, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
128. Dương Kinh Quốc, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Sử học (2005),
Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám 1945
(Góp phần tìm hiểu cơ sở lịch sử - xã hội Việt Nam thời kì thực dân Pháp
thống trị), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
161
129. Quyết định số 143/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án
xây dựng thành phố Huế thành phố Festival, Hà Nội, ngày 30/8/2007.
130. Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo (Đồng chủ biên) (2017), Nghiên cứu chủ thuyết
phát triển của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc
gia Sự thật, Hà Nội.
131. Shiraishi Masaya (2000), Phong trào dân tộc Việt Nam và quan hệ của nó với
Nhật Bản và châu Á: Tư tưởng của Phan Bội Châu về cách mạng và thế
giới, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
132. Đặng Đức Siêu (2002), Hành trình văn hóa Việt Nam (giản yếu), Nxb Lao
động, Hà Nội.
133. Lê Quang Sơn (2010), “Những vấn đề của Tâm lí học nhân cách”, Tạp chí
Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, (39), tr.83-92.
134. Trần Đức Anh Sơn (2008), Huế - Triều Nguyễn. Một cái nhìn, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
135. Thành uỷ Huế (2010), Bác Hồ trong lòng dân Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế.
136. Mạch Quang Thắng (chủ biên) (2010), Nhân cách Hồ Chí Minh, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
137. Mạch Quang Thắng (2013), “Nhân cách Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng,
(6), tr.31-36.
138. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
139. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
140. Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
141. Ngô Đức Thịnh (2009), Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.
142. Dương Phước Thu (2005), “Không gian văn hóa Huế”, Tạp chí Sông Hương,
(196), tại trang
gian-van-hoa-Hue.html, [truy cập ngày 20/8/2015].
143. Nguyễn Khắc Thuần (2012), Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam (Tập 5 - Văn
hóa Việt Nam thế kỉ XIX), Nxb Thời đại, Hồ Chí Minh.
162
144. Trịnh Trí Thức, Đỗ Thị Hòa Hới (2007), Sự chuyển biến của tư tưởng yêu nước
Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại nửa đầu thế kỉ XX, tại trang
Nam/Su-chuyen-bien-cua-tu-tuong-yeu-nuoc-Viet-Nam-tu-truyen-thong-
den-hien-dai-nua-dau-the-ky-XX-377.html, [truy cập ngày 17/6/2015].
145. Nguyễn Thị Thường (2008), Giáo trình Văn hóa học, Nxb Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
146. Nguyễn Yên Thy (2013), Làng Sen năm ấy, tại trang
van-nghe/lang-sen-thang-nam-55767.htm, [truy cập ngày 22/12/2015].
147. Trần Dân Tiên (1975), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch,
Nxb Thanh niên, Hà Nội.
148. Trần Nam Tiến (chủ biên) (2008), 79 Câu hỏi đáp về thời niên thiếu của Bác
Hồ, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
149. Tiểu ban nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh ủy Nghệ An (2002), Hồ Chí Minh thời
niên thiếu, Nxb Nghệ An, Nghệ An.
150. Trương Minh Trai (2010), Giáo trình Tổng quan Văn hóa Huế, Nxb Đại học
Huế, Huế.
151. Nguyễn Đài Trang (2010), Hồ Chí Minh - Tâm và tài của một người yêu nước,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
152. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia - Ủy ban quốc gia
UNESCO của Việt Nam (1995), Hội thảo quốc tế Chủ tịch Hồ Chí minh
- Anh hùng giải phong dân tộc, nhà văn hóa lớn, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
153. Trung tâm Nghiên cứu Quốc học (2005), Tiếng Huế - Người Huế & Văn Hóa
Huế, Nxb Văn học, Hà Nội.
154. Đặng Xuân Trừng (1996), “100 năm Trường Quốc học Huế”, Tạp chí Sông
Hương, (9), tr.2-4.
155. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
(1997), Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
163
156. Trường Quốc học - Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế (1990), Trường
Quốc học - Học sinh Huế với Bác Hồ (Đặc san Kỷ niệm 100 năm ngày
sinh Bác Hồ, Huế.
157. Trần Minh Trưởng (2009), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Đề tài cấp cơ
sở năm 2009, Ảnh hưởng của các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp
của dân tộc đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội.
158. Đào Thế Tuấn (2002), “Một vài ý nghĩa về bản chất văn hóa Huế”, Nghiên cứu
Huế, Trung tâm nghiên cứu Huế, (3), tr.39-43.
159. Từ điển triết học (1986), Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
160. Hoàng Phủ Ngọc Tường (1988), “Phác thảo về quá trình phát triển của văn hóa
Phú Xuân - Thời kì thành Hóa Châu”, Tạp chí Sông Hương, (30), tr.75-76.
161. Nguyễn Mạnh Tường (2001), Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
162. Vladimir N. Kolotov (2015), “Hệ tư tưởng Hồ Chí Minh - Hợp phần then chốt
của thắng lợi và cải cách thành công của Việt Nam”, Đặc san Hồ Chí
Minh học, (2).
163. Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1990), Kỷ yếu Hội thảo Hồ Chí Minh -
Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
164. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sài Gòn (2011),
Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc “Một thế kỉ Bác Hồ ra đi tìm đường
cứu nước” (5/6/1911 - 5/6/2011), Thành phố Hồ Chí Minh.
165. Ủy ban nhân dân thành phố Huế (1999), Huế, văn hóa làng - văn hóa đô thị, Huế.
166. Ủy ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế, Địa chí Thừa Thiên Huế, tại trang
ư-địa-chí, [truy cập ngày
25/10/2015].
167. Ủy ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), Địa chí Thừa Thiên Huế, Phần
Tự nhiên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
168. Ủy ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), Địa chí Thừa Thiên Huế, Phần
Lịch sử, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
164
169. Ủy ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), Hội thảo khoa học lịch sử
Tỉnh Thừa Thiên Huế, Hà Nội - Huế - Sài Gòn, là cây một cội, là con
một nhà, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
170. Viện Hồ Chí Minh (1993), Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, tập 1, Hà Nội.
171. Viện Hồ Chí Minh (1993), Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, tập 2, Hà Nội.
172. Viện Hồ Chí Minh (1993), Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, tập 3, Hà Nội.
173. Viện Văn hóa thông tin, Phân viện nghiên cứu văn hóa thông tin tại Huế
(2004), Tiếp cận văn hóa nghệ thuật miền Trung, Huế.
174. Phạm Hồng Việt (1995), Bác Hồ với miền núi Ngự sông Hương, Nxb Thuận
Hóa, Huế.
175. Trần Anh Vinh (2010), “Chủ tịch Hồ Chí Minh qua những mối quan hệ và gặp
gỡ với Phan Bội Châu”, Tạp chí Sông Hương, (259), tr.3-8.
176. Trần Đại Vinh (2014), “Đôi nét khái quát về văn hóa Thừa Thiên Huế”, Tạp chí
Nghiên cứu và phát triển, (116-117), tr.17-28.
177. Đức Vượng (1993), Quá trình hình thành tư tưởng yêu nước của Hồ Chí
Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
178. Trần Quốc Vượng (1994), “Bản sắc văn hóa dân tộc qua sắc thái Huế”, Tạp chí
Sông Hương, (5), tr.69-70.
179. Trần Quốc Vượng (1997), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
180. Nguyễn Đắc Xuân (sưu tầm và biên soạn) (1986), Hương Giang cố sự, Tủ
sách Sông Hương, Huế.
181. Nguyễn Đắc Xuân (1997), Văn hóa cố đô, Nxb Thuận Hóa, Huế.
182. Nguyễn Đắc Xuân (2006), Kiến thức về Triều Nguyễn và Huế xưa, Nxb Thuận
Hóa, Huế.
183. Nguyễn Đắc Xuân (2007), Bác Hồ thời niên thiếu ở Huế, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh.
184. Nguyễn Đắc Xuân, Trung tâm Nghiên cứu Quốc Học (2008), Đi tìm dấu tích
thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế, Nxb Văn học, Thành phố Hồ Chí Minh.
185. Nguyễn Đắc Xuân (2009), 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế, Nxb Trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh.
186. Nguyễn Văn Xuân (1995), Phong trào Duy Tân, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
165
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG NƯỚC NGOÀI
187. Bernard (1967), Ho Chi Minh on Revolution, Frederick A. Praeger.
188. Charles Fourniau (1970), Ho Chi Minh notre camarade, Sociales, Paris.
189. David Halbertam (1971), Ho, Vintage book, New York.
190. Daniel Hémery (1975), Du patriotisme au Mexisme, P.Les éd, uovriercs.
191. Jean Lacouture (1970), Ho Chi Minh, Seuil, Paris.
192. Jean Lacouture (1968), Ho Chi Minh, A Political Biography, Random
House, New York.
193. Jean Sainteny (1970), Face à Ho Chi Minh, Seghers, Paris.
194. Paul Mus (1971), Ho Chi Minh, Le Vietnam, L'Asie, Seuil, Paris.
195. William J. Duiker (2000), Ho Chi Minh a life, Hyperion, New York.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khong_gian_van_hoa_hue_voi_su_hinh_thanh_nhan_cach_ho_chi_minh_6191_2083195.pdf