Trên cơ sở luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn về KSTNCN, luận án đã
đề xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về KSTNCN của ngƣời nộp thuế;
bao gồm (i) Nhóm các giải pháp về phƣơng diện hoàn thiện pháp luật thuế TNCN và
KSTNCN; (ii) Nhóm các giải pháp về phƣơng diện tổ chức thực thi pháp luật nhằm
nâng cao hiệu quả KSTNCN của ngƣời nộp thuế trong quá trình thực thi pháp luật
thuế TNCN ở Việt Nam
177 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kiểm soát thu nhập của người nộp thuế trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t? Không lẽ chúng ta phải sửa đổi luật mỗi khi xuất hiện
nguồn thu nhập mới hoặc phát hiện ra là đã bỏ sót nguồn thu nhập nào đó? Cần
thống nhất quan điểm: Tổng thu nhập thực trong kỳ tính thuế chính là căn cứ duy
nhất để tính thuế thu nhập. Các cơ quan chức năng không nên chỉ vì không kiểm
soát đƣợc thu nhập thực tế mà quay sang kiểm soát nguồn thu nhập rồi từ đó đánh
thuế theo khoản thu nhập riêng lẻ. Bởi vì chính điều này sẽ làm cho Luật thuế
TNCN có nguy cơ trở thành một luật không công bằng cho ngƣời dân.
Để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật thì việc bổ sung các
khoản phụ cấp, trợ cấp đƣợc tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lƣơng, tiền công là
cần thiết. Mặc khác, để có cơ sở pháp lý trong thực hiện đối với các khoản phụ cấp,
trợ cấp có thể sẽ phát sinh sau này do các Luật chuyên ngành khác đƣợc sửa đổi, bổ
sung (pháp luật về lao động, về BHXH..), chúng tôi đề xuất sửa đổi, bổ sung Điểm
b Khoản 2 Điều 3 theo hƣớng: bổ sung các khoản phụ cấp, trợ cấp, đồng thời bổ
sung quy định “và các khoản trợ cấp, phụ cấp không mang tính chất tiền lƣơng, tiền
công khác theo quy định của Chính phủ” để Chính phủ có thể quy định kịp thời khi
có các khoản phụ cấp, trợ cấp mới phát sinh theo quy định của pháp luật khác. Hơn
nữa, để bao quát các khoản thu nhập chịu thuế chúng tôi đề xuất bổ sung thêm
khoản 10 của Điều 3 quy định: các loại thu nhập phát sinh khác nếu có;
(ii) Sửa đổi, bổ sung một số khoản thu nhập từ chuyển nhƣợng BĐS (khoản 5
Điều 3 Luật thuế TNCN); sửa đổi, bổ sung quy định về miễn thuế đối thu nhập từ
chuyển nhƣợng nhà ở, đất ở duy nhất (khoản 2 Điều 4 Luật thuế TNCN), để khắc
phục những bất cập, hạn chế việc lợi dụng chính sách để trục lợi trong mua bán nhà
đất, bảo đảm chính sách đến đúng đối tƣợng cần thụ hƣởng. Mặt khác, từ thực tiễn
thực hiện pháp luật thuế TNCN cho thấy, việc miễn thuế đối với thu nhập từ thừa kế
bất động sản theo Luật Thuế TNCN của Việt Nam hiện nay cần đƣợc xem xét để
sửa đổi theo hƣớng đƣa thu nhập này vào diện chịu thuế, nhằm bảo đảm luật thuế là
công cụ để đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập có hiệu quả. Nhằm đảm bảo
công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nƣớc, nhà soạn luật cần xem
148
xét loại bỏ những loại thu nhập đƣợc miễn thuế theo quy định của pháp luật hiện
hành. Việc không đánh thuế đối với thu nhập trên đã tạo cơ sở cho sự tích tụ, đầu cơ
đất đai một cách không hợp lý ở một số đối tƣợng, làm cho giá nhà đất không phản
ánh đúng quy luật của nó và đặc biệt không bảo đảm đƣợc quyền có nhà ở của công
dân. Để đảm bảo bao quát hết các trƣờng hợp chuyển nhƣợng BĐS, cần thiết sửa
đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 3 Luật thuế TNCN theo hƣớng bổ sung quy định: thu
nhập từ chuyển nhƣợng BĐS bao gồm cả thu nhập từ đổi nhà, đổi đất (nếu có), thu
nhập từ uỷ quyền chuyển nhƣợng nhà, đất mà ngƣời đƣợc uỷ quyền có đầy đủ các
quyền về nhà đất theo quy định của pháp luật.
(iii) Sửa đổi quy định về quyết toán thuế và các nội dung quy định về quản lý
thuế (Điều 24 Luật thuế TNCN) để thuận lợi cho ngƣời nộp thuế và giảm khối
lƣợng phải quyết toán thuế không cần thiết, theo hƣớng cá nhân có thu nhập chịu
thuế có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào NSNN và quyết toán thuế theo
quy định của Chính phủ.
(iv) Sửa đổi quy định về mức giảm trừ gia cảnh (Điều 19 Luật Thuế TNCN),
bảo đảm phù hợp với tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân trong 5 năm. Theo chúng
tôi, cần cân nhắc sửa đổi theo hƣớng để luật thuế TNCN có tính pháp lý bền vững
và ổn định lâu dài, không bị lạc hậu thì Luật không nên quy định ngƣỡng khởi điểm
tính thuế TNCN bằng một mức tiền tuyệt đối nhƣ hiện tại, làm nhƣ vậy luật sẽ phải
thƣờng xuyên điều chỉnh ngƣỡng khởi điểm tính thuế khi tốc độ lạm phát của nền
kinh tế tăng cao. Theo chúng tôi, Luật thuế TNCN nên quy định ngƣỡng khởi điểm
tính thuế theo một tỷ lệ phần trăm nhất định so với mức tiền lƣơng, tiền công tối
thiểu; có nhƣ vậy khi nhà nƣớc điều chỉnh tiền lƣơng, tiền công tối thiểu sẽ không
ảnh hƣởng đến luật thuế TNCN. Đây cũng chính là một trong những căn cứ quan
trọng để tạo ra sức sống lâu bền cho Luật thuế TNCN.
Thứ bảy, cần quy định các chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn đối với các hành
vi khai báo không trung thực, trốn thuế, cố tình gây khó dễ hoặc sách nhiễu ngƣời
dân nhằm mục đích trục lợi. Bổ sung thêm những hành vi vi phạm và mức độ vi
phạm nghĩa vụ nộp thuế sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự nhằm mục đích
răn đe và nâng cao tính tuân thủ trong nghĩa vụ nộp thuế của mọi ngƣời dân. Trong
giai đoạn hiện nay, khi mà ý thức của ngƣời dân về việc tuân thủ pháp luật nói
chung và trách nhiệm đóng góp tiền thuế nói riêng còn thấp thì không thể trông chờ
hoàn toàn vào sự tự giác của ngƣời dân mà cần phải có các chế tài cụ thể nghiêm
149
khắc mang tính giáo dục, răn đe, xử phạt. Nếu không có các biện pháp cứng rắn để
răn đe thì rất có thể chính sách thuế sẽ bị vi phạm nghiêm trọng, hay những hành vi
chây ỳ trốn thuế của một số đối tƣợng sẽ ngày một gia tăng. Do vậy, chúng tôi kiến
nghị Nhà nƣớc cần quy định các biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc hơn, mang tính
răn đe và là cơ sở pháp lý để áp dụng khi có sự vi phạm xảy ra. Hơn nữa, nếu luật
pháp không nghiêm minh với các trƣờng hợp vi phạm luật sẽ làm giảm tính răn đe
của luật và không tạo ra sức ép để thực thi luật. Do đó, chế tài xử phạt cần quy định
rõ với những vi phạm của đối tƣợng nộp thuế, đối tƣợng có trách nhiệm khấu trừ
thuế, thậm chí cả nhân viên thuế. Các chế tài xử phạt không chỉ dừng lại ở việc truy
thu thuế, nộp phạt hành chính gấp nhiều lần số thu nhập trốn thuế mà còn phải nâng
lên mức truy tố hình sự đối với những trƣờng hợp vi phạm pháp luật thuế TNCN.
Những trƣờng hợp trốn thuế bị phạt vi phạm phải đƣợc công bố công khai về mức
độ vi phạm, hình phạt xử phạt để mang tính chất răn đe với đông đảo ngƣời dân, chỉ
bằng cách xử lý nghiêm minh nhƣ vậy, số đối tƣợng trốn thuế khai gian thuế mới có
thể giảm xuống. Ngoài ra, thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế phức tạp, với số
lƣợng đối tƣợng nộp thuế lớn, đối tƣợng chịu thuế có nhiều nguồn và phát sinh ở
nhiều nơi khác nhau, chỉ có sự tham gia tích cực của cả một thể chế đồng bộ, từ hệ
thống các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các cơ quan, đơn vị chi trả thu nhập đến mọi
ngƣời dân trong xã hội cùng với sự quyết liệt trong điều hành chính sách kiểm soát
thu nhập của ngƣời nộp thuế trong thực hiện thuế TNCN của lãnh đạo Đảng và Nhà
nƣớc, chú trọng hơn nữa đào tạo và nâng cao năng lực, đạo đức nghề nghiệp và
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mỗi công chức ngành thuế mới có thể góp phần
kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thu nhập cá nhân hiệu quả.
Thứ tám, cần sớm xem xét xây dựng Luật thuế tài sản để góp phần khắc phục
những khiếm khuyết và hỗ trợ cho Luật thuế TNCN đặc biệt trong những trƣờng
hợp cá nhân trốn thuế mà số thu nhập có đƣợc từ việc bán những tài sản có giá trị
lớn Ở Việt Nam thời gian qua có không ít cá nhân có trong tay hàng ngàn mét
vuông đất ở những vị trí đắc địa tại các thành phố lớn, tuy nhiên do sự lỏng lẻo
trong quản lý đất đai của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nên không
phát hiện đƣợc. Mặt khác, do thiếu cơ chế phối hợp trong quản lý giữa cơ quan
quản lý tài nguyên và cơ quan quản lý thuế nên cơ quan thuế không có đƣợc thông
tin chính xác về tài sản của ngƣời nộp thuế. Bên cạnh đó khi ngƣời nộp thuế kê khai
150
thu nhập chịu thuế TNCN do không thực hiện hoạt động chuyển nhƣợng nên họ
hoàn toàn không phải chịu đóng thuế. Bài học kinh nghiệm từ các nƣớc tiên tiến cho
thấy, việc ban hành Luật thuế về tài sản cũng sẽ góp phần khắc phục và bổ sung cần
thiết cho Luật thuế TNCN vì ngay cả trong những trƣờng hợp những cá nhân trốn thuế
mà cơ quan chức năng không phát hiện đƣợc nhƣng khi số tiền trốn thuế này đƣợc hiện
thực hoá bằng việc xây dựng, chuyển nhƣợng tài sản, BĐS thì đối với những tài sản
có giá trị lớn, buộc họ phải nộp thuế tài sản đối với nguồn tài sản này và nhƣ vậy là góp
phần khắc phục đƣợc tình trạng thất thu thuế của Nhà nƣớc.
Thứ chín, cần xem xét xây dựng một hệ thống các quy định pháp lý cần thiết
để minh bạch thu nhập cá nhân, tạo cơ sở cho việc giám sát, kiểm soát thu nhập cá
nhân ngƣời nộp thuế của các cơ quan chức năng đƣợc thuận lợi hơn. Để có cơ sở thực
hiện có hiệu quả các biện pháp KSTNCN ở Việt Nam, trong tƣơng lai gần Nhà nƣớc
cùng với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng cần thiết về CNTT, hệ thống máy chấp nhận thẻ
(POS) và nâng cao ý thức của ngƣời dân, nhà nƣớc cần xem xét sửa đổi, bổ sung và
hoàn thiện một số văn bản pháp luật liên quan nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật
hoàn thiện và đồng bộ hơn tạo cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc KSTNCN; nhƣ hệ
thống pháp luật về ngân hàng, tín dụng, đất đai, pháp luật về đăng ký tài sản, quản lý hộ
tịch, bảo hiểm xã hội nhằm theo dõi, đối soát ngƣời phụ thuộc, thanh toán không
dùng tiền mặt, hạn mức sử dụng tiền mặt và thu phí sử dụng tiền mặt, chính sách tiền
lƣơng Thực hiện quy định này, hệ thống pháp luật về ngân hàng và tín dụng cần sửa
đổi theo hƣớng nâng cao và gắn trách nhiệm của các tổ chức này trong việc giám sát
nguồn thu nhập của mỗi cá nhân trong mọi giao dịch. Tính đồng bộ và khả năng hỗ
trợ lẫn nhau giữa các lĩnh vực pháp luật khác nhau sẽ là cơ sở, tiền đề quan trọng để
quản lý thu nộp thuế TNCN đƣợc thuận lợi.
Thứ mười, cần quy định các chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn đối với các
hành vi khai báo không trung thực, trốn thuế, cố tình gây khó dễ hoặc sách nhiễu
ngƣời dân nhằm mục đích trục lợi. Bổ sung thêm những hành vi vi phạm và mức độ
vi phạm nghĩa vụ nộp thuế sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự nhằm mục
đích răn đe và nâng cao tính tuân thủ trong nghĩa vụ nộp thuế của mọi ngƣời dân.
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà ý thức của ngƣời dân về việc tuân thủ pháp luật
nói chung và trách nhiệm đóng góp tiền thuế nói riêng còn thấp thì không thể trông
chờ hoàn toàn vào sự tự giác của ngƣời dân mà cần phải có các chế tài cụ thể
nghiêm khắc mang tính giáo dục, răn đe, xử phạt. Nếu không có các biện pháp cứng
151
rắn để răn đe thì rất có thể chính sách thuế sẽ bị vi phạm nghiêm trọng, hay những
hành vi chây ỳ trốn thuế của một số đối tƣợng sẽ ngày một gia tăng. Do vậy, chúng
tôi kiến nghị Nhà nƣớc cần quy định các biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc hơn,
mang tính răn đe và là cơ sở pháp lý để áp dụng khi có sự vi phạm xảy ra. Hơn nữa,
nếu luật pháp không nghiêm minh với các trƣờng hợp vi phạm luật sẽ làm giảm tính
răn đe của luật và không tạo ra sức ép để thực thi luật. Do đó, chế tài xử phạt cần
quy định rõ với những vi phạm của đối tƣợng nộp thuế, đối tƣợng có trách nhiệm
khấu trừ thuế, thậm chí cả nhân viên thuế. Các chế tài xử phạt không chỉ dừng lại ở
việc truy thu thuế, nộp phạt hành chính gấp nhiều lần số thu nhập trốn thuế mà còn
phải nâng lên mức truy tố hình sự đối với những trƣờng hợp vi phạm pháp luật thuế
TNCN. Những trƣờng hợp trốn thuế bị phạt vi phạm phải đƣợc công bố công khai
về mức độ vi phạm, hình phạt xử phạt để mang tính chất răn đe với đông đảo ngƣời
dân, chỉ bằng cách xử lý nghiêm minh nhƣ vậy, số đối tƣợng trốn thuế khai gian
thuế mới có thể giảm xuống. Ngoài ra, thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế phức
tạp, với số lƣợng đối tƣợng nộp thuế lớn, đối tƣợng chịu thuế có nhiều nguồn và
phát sinh ở nhiều nơi khác nhau, chỉ có sự tham gia tích cực của cả một thể chế
đồng bộ, từ hệ thống các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các cơ quan, đơn vị chi trả thu
nhập đến mọi ngƣời dân trong xã hội cùng với sự quyết liệt trong điều hành chính
sách KSTN của NNT trong thực hiện thuế TNCN của lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc,
chú trọng hơn nữa đào tạo và nâng cao năng lực, đạo đức nghề nghiệp và trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho mỗi công chức ngành thuế mới có thể góp phần kiểm
soát thu nhập của NNT thu nhập cá nhân hiệu quả.
4.2.2. Các giải pháp về phƣơng diện tổ chức thực thi pháp luật nhằm nâng cao hiệu
quả kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế trong quá trình thực thi pháp luật thuế
thu nhập cá nhân ở Việt Nam
Để nâng cao hiệu quả kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thu nhập cá
nhân ở Việt Nam, về phƣơng diện tổ chức thực thi pháp luật, chúng tôi cho rằng cần
xem xét áp dụng một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy nhanh việc hoàn thiện hệ thống CSDL về ngƣời nộp
thuế tập trung đầy đủ, đồng bộ, các thông tin của NNT cần phải đƣợc cập nhật
thƣờng xuyên về một đầu mối cơ quan quản lý thuế ở Trung ƣơng. Cùng với việc
thiết lập và duy trì cơ chế phối hợp thông tin giữa các cơ quan liên quan trong thực
thi kiểm soát thu nhập của NNT nhƣ: Cơ quan quản lý thuế, Ngân hàng, đơn vị chi
152
trả thu nhập, bảo hiểm xã hội, chính quyền địa phƣơng trong kiểm soát thu nhập
cá nhân. Bài học kinh nghiệm quản lý thuế TNCN của Hoa Kỳ cho thấy, cơ quan
quản lý thuế cần tập trung xây dựng CSDL tập trung về NNT, hỗ trợ việc đối chiếu
chéo thông tin từ các nguồn thu nhập khác nhau nhằm kiểm tra thông tin kê khai mà
không cần phải đến trụ sở NNT. Đây là biện pháp quan trọng để cơ quan quản lý
thuế có thể giám sát đƣợc NNT hiệu quả. Trên CSDL này, cơ quan quản lý thuế
thực hiện phân tích đánh giá rủi ro NNT thông qua việc áp dụng hệ thống các tiêu
thức đánh giá rủi ro (ví dụ: tiêu thức lựa chọn NNT không kê khai, không nộp thuế,
nộp chậm thuế...) để lựa chọn đúng các trƣờng hợp không chấp hành tốt pháp luật
thuế cho công tác thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT
trong quản lý thuế, áp dụng khai, nộp thuế điện tử. Đây là một điều kiện đảm bảo
thành công cho công tác quản lý thuế với số lƣợng NNT và khối lƣợng thông tin
“khổng lồ” ngày càng tăng lên nhanh chóng. Đây là biện pháp có tính chất căn bản
và tiền đề, nhằm giúp cho Nhà nƣớc có thể điều tiết đƣợc hoạt động KSTNCN trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia, dựa trên nền tảng các quy định của luật pháp về minh
bạch thu nhập và công khai hóa thông tin.
Thứ hai, tiếp tục đẩy nhanh việc đăng ký và cấp MST cho ngƣời nộp thuế và
những ngƣời phụ thuộc cùng với việc đối soát các thông tin trung thực về ngƣời nộp
thuế và ngƣời phụ thuộc đảm bảo tính công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế giữa
những ngƣời nộp thuế. Việc cấp mã số thuế cá nhân (MSTCN) cho những ngƣời
nộp thuế TNCN và những ngƣời phụ thuộc là việc làm cần thiết hiện nay, nhất là
trong quá trình Nhà nƣớc đang nỗ lực đƣa vào KSTNCN để từ đó có thể minh bạch,
công khai hóa tài sản, các khoản thu nhập, thuế thu nhập cá nhân. Trong tƣơng lai,
sẽ tiến tới mỗi công dân đều có một MST để theo dõi quản lý, không phân biệt có
thu nhập chịu thuế hay không có thu nhập chịu thuế. Thông qua việc cấp và sử dụng
mã số thuế cá nhân, cơ sở dữ liệu ngƣời nộp thuế đƣợc xây dựng là tiền đề quan
trọng của việc quản lý kê khai nộp thuế và quyết toán thuế TNCN. Giải pháp cho
vấn đề này bổ sung thêm quy định về đối soát thông tin trƣớc khi cấp MST cho
ngƣời phụ thuộc. Với những cá nhân đã có MST, mã số thuế cấp cho ngƣời phụ
thuộc hay ngƣời nộp thuế là duy nhất và đƣợc sử dụng trong suốt cuộc đời của cá
nhân đó đối với các giao dịch phát sinh từ cơ quan thuế (nếu có). Với quy định này,
cá nhân tự giác kê khai và cơ quan thuế cũng có thể giám sát đƣợc việc khai đó có
trung thực hay không thông qua MST của ngƣời phụ thuộc. Vì mỗi ngƣời phụ thuộc
chỉ khai giảm trừ gia cảnh một lần. Nếu một ngƣời bố có 10 ngƣời con thì chỉ 1
153
ngƣời con đƣợc khai. Song song với việc quản chặt ngƣời nộp thuế, các khoản phải
nộp cũng cần đƣợc xác định rõ ràng và chính xác hơn. Thông tƣ hƣớng dẫn kê khai,
nộp thuế TNCN thời gian tới phải hƣớng dẫn thật cụ thể cách xác định để ngƣời nộp
thuế, cơ quan thuế cùng hiểu thống nhất khoản nào chịu thuế, không chịu thuế nhƣ
khoản tiền ăn giữa ca, công tác phí, tiền điện thoại, văn phòng phẩm, trang phục
nhằm kiểm soát có hiệu quả các quy định về GTGC, góp phần hạn chế tình trạng
trốn thuế, lẩn thuế bằng việc không trung thực trong kê khai GTGC hoặc khai man
đối tƣợng ngƣời phụ thuộc. Bài học kinh nghiệm từ các nƣớc tiên tiến là cần có sự kết
hợp quản lý với các cơ quan khác nhƣ quản lý hộ tịch, BHXH để quản lý hiệu quả
ngƣời phụ thuộc. Bên cạnh đó, thực hiện đồng bộ quản lý thuế và đồng thời đẩy
nhanh tiến độ cấp MST cho các đối tƣợng là ngƣời phụ thuộc tiến tới cấp MSTCN
cho toàn dân.
Thứ ba, cơ quan quản lý thuế cần tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát
các khoản thu nhập không đƣợc phản ánh trên các sổ sách kế toán của các doanh
nghiệp, các tổ chức kinh tế. Có chế tài xử phạt đủ sức răn đe đối với các đối tƣợng
cố tình khai man thu nhập hoặc giấu thu nhập để giảm bớt khoản thuế thu nhập cá
nhân phải nộp cho nhà nƣớc. Đối với các đối tƣợng có mức thu nhập không ổn định
và khó kiểm soát, có thể thực hiện khoán thuế TNCN. Mặt khác phải quản lý chặt
chẽ thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công, thực hiện kê khai và nộp thuế thông qua cơ
quan chi trả thu nhập, theo đó mức thuế thu nhập cá nhân đƣợc khấu trừ tại nguồn
theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần đối với các khoản chi trả thu nhập cho những
cá nhân ký hợp đồng lao động từ 4 tháng trở lên và khấu trừ 10% thu nhập đối với
khoản chi trả cho cá nhân không có HĐLĐ hoặc hợp đồng lao động dƣới 4 tháng
nếu số tiền mỗi lần chi trả từ 2.000.000đ trở lên [14]. Cơ quan chi trả thu nhập phải
có trách nhiệm thu và chuyển số thuế thu đƣợc vào kho bạc nhà nƣớc. Để cho việc
kê khai thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế TNCN một cách thuận lợi, dễ làm, dễ hiểu,
dễ kiểm soát thì các điều luật và thông tƣ dƣới luật phải đƣợc thể chế hết sức đơn
giản, rõ ràng, nhất quán, giúp cho các tổ chức, các cá nhân hiểu rõ đƣợc luật thuế
TNCN, từ đó họ nâng cao ý thức, trách nhiệm của họ đối với xã hội .
Thứ tư, cần ứng dụng mạnh mẽ trong khai thác những ƣu việt của hệ thống
CNTT hiện đại trong quản lý thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng
nhằm kiểm soát thông tin thu nhập của ngƣời nộp thuế thu nhập cá nhân. Ngày nay,
không ai có thể phủ nhận đƣợc những kết quả to lớn do việc ứng dụng CNTT mang
154
lại trong thực thi nghiệp vụ và điều hành các hoạt động, trong đó có hoạt động quản
lý thuế. Ứng dụng CNTT đã góp phần giảm thiểu những sai sót thƣờng mắc phải
khi thao tác thủ công, dễ dàng trong tổng hợp thông tin, tính toán nhanh, chính xác.
Một hệ thống thanh toán điện tử hiện đại sẽ giúp giảm bớt các chi phí về đi lại, sổ
sách giấy tờ Sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học CNTT đã đem lại những ứng
dụng vô cùng quý giá và công tác thu thuế cũng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu ứng
dụng triệt để những thành tựu này. Ứng dụng CNTT sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở
dữ liệu ngƣời nộp thuế tập trung, hỗ trợ hiệu quả cho các cơ quan chức năng trong
KSTNCN của ngƣời nộp thuế.
Thứ năm, cần có phƣơng án hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm soát thu nhập
cá nhân của ngƣời nộp thuế nhằm đáp ứng đƣợc các yêu cầu của thực tế thực hiện
pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam. Theo đó cơ quan giữ vai trò nòng cốt và quyết
trong KSTNCN theo NCS chính là cơ quan quản lý về thuế TNCN các cấp từ trung
ƣơng đến địa phƣơng (từ cấp chi cục cho đến tổng cục thuế). Với chức năng là cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền về quản lý thuế, do đó cơ quan này sẽ nắm giữ toàn
bộ nguồn dữ liệu về ngƣời nộp thuế tập trung, nhằm có thể đƣa ra những quyết định
chính xác, kịp thời trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về
KSTNCN của ngƣời nộp thuế; Các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác đƣợc cơ quan
quản lý thuế trao quyền hoặc ủy quyền trong KSTNCN trong thực hiện các chức
năng nhiệm vụ của mình luôn có trách nhiệm kịp thời cung cấp các thông tin,
CSDL, kết quả của việc KSTNCN về ngƣời nộp thuế là đối tác hoặc khách hàng của
mình cho cơ quan quản lý thuế.
Tóm lại, triển khai thực hiện các biện pháp KSTN hiệu quả là một việc làm
rất khó khăn trong điều kiện xã hội còn phổ biến các giao dịch bằng tiền mặt nhƣ
Việt Nam. Vì vậy không thể cải thiện tình trạng này trong một sớm một chiều.
Nhằm thực hiện việc KSTN một cách hiệu quả, các cơ quan chức năng cần xây
dựng những bƣớc đi thích hợp và một lộ trình phù hợp để triển khai hiệu quả các
biện pháp nhằm KSTN của NNT, khi mà ý thức pháp luật của NNT thu nhập cá
nhân đƣợc nâng lên ở một mức độ tự giác; cùng với việc dần hình thành thói quen
về TTKDTM trong dân cƣ. Mặt khác, trong thời gian tới, cần chú trọng phát triển
hình thức TTKDTM trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hƣớng tới việc quản lý thu
nhập của cá nhân qua hệ thống ngân hàng, có nhƣ vậy mới có thể kiểm soát đƣợc
TNCN, đạt đƣợc mục tiêu thu đúng, thu đủ thuế TNCN cho Ngân sách Nhà nƣớc.
155
Kết luận chƣơng 4
1. Trên cơ sở đánh giá những điểm thành công và hạn chế của pháp luật về
KSTNCN của ngƣời nộp thuế ở Việt Nam tại chƣơng 3, trong chƣơng 4, tác giả
luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp về: (i) nhóm các giải pháp về phƣơng diện
hoàn thiện pháp luật thuế TNCN và KSTNCN; (ii) nhóm các giải pháp về phƣơng
diện tổ chức thực thi pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả KSTNCN của ngƣời nộp
thuế trong quá trình thực thi pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam nhằm mục đích tạo
cơ sở pháp lý cho cơ quan quản lý thuế có căn cứ tính đúng tính đủ số thuế thu nhập
phải nộp, góp phần phòng chống hiện tƣợng thất thoát thuế, trốn thuế, hƣớng tới
đảm bảo công bằng giữa những ngƣời nộp thuế TNCN.
2. Việc ban hành một đạo luật để có thể kiểm soát đƣợc thu nhập của các
tầng lớp nhân dân nói chung và có thể KSTN của những ngƣời nộp thuế nói riêng,
cùng với những kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan, đồng thời với
việc hoàn thiện về cơ chế tổ chức thực thi pháp luật trong tƣơng lai gần là việc làm
thực sự cần thiết của nhà nƣớc. Với những quy định cụ thể, chi tiết về KSTNCN
trong chƣơng này chắc chắn sẽ tạo cơ sở và hành lang pháp lý cần thiết để cơ quan
chức năng có một công cụ hữu hiệu trong công tác KSTN của ngƣời nộp thuế góp
phần nâng cao hiệu quả KSTN của ngƣời nộp thuế ở Việt Nam.
156
KẾT LUẬN
1. Trải qua 9 năm thực hiện Luật Thuế TNCN, tuy đã đạt đƣợc những kết
quả bƣớc đầu đáng khích lệ, bƣớc đầu hình thành cơ chế KSTN của ngƣời nộp thuế
TNCN. Tuy nhiên, do thói quen tiêu dùng tiền mặt, nhận thức về thuế còn nặng nề
cho nên việc KSTN của ngƣời nộp thuế thuế TNCN trên thực tế còn nhiều bất cập,
hạn chế. Hiện tƣợng trốn thuế, thất thoát thuế, bỏ lọt thuế trong thực tế vẫn còn rất
nhức nhối. Trƣớc bối cảnh đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và có những biến đổi
lớn của điều kiện KT, XH trong nƣớc, việc hoàn thiện những quy định pháp luật về
KSTN của ngƣời nộp thuế trong thực hiện pháp luật thuế TNCN cả về luật thực
định và cơ chế thực thi ngày càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa quan trọng về
nhiều mặt.
2. Nhìn chung pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay có khá nhiều quy
định khác nhau. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy hiện tại không có quy định rõ
ràng nào về vấn đề KSTNCN, trong khi vấn đề này trên thực tế luôn rất phức tạp và
khó kiểm soát, đồng thời có ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả thi hành pháp luật thuế
TNCN. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải bổ sung vào pháp luật thuế TNCN nói
chung, pháp luật về quản lý thuế TNCN nói riêng các quy định về KSTNCN nhằm
nâng cao chất lƣợng công tác hành thu thuế và đảm bảo tính hiệu quả, chống thất
thu thuế TNCN.
3. Là một bộ phận cấu thành của pháp luật quản lý thuế, pháp luật về
KSTNCN ở Việt Nam thời gian qua mặc dù còn tản mát, thiếu tính hệ thống nhƣng
các biện pháp KTSNCN đã đƣợc thể hiện trong các quy định của pháp luật thuế
TNCN, pháp luật quản lý thuế và các hệ thống pháp luật có liên quan, bƣớc đầu đã
hình thành đƣợc hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về KSTN tạo cơ sở pháp
lý cho hoạt động KSTN của cơ quan chức năng.
4. KSTNCN của ngƣời nộp thuế là yêu cầu và đòi hỏi chính đáng xuất phát
từ chính thực tiễn pháp lý về thực hiện pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam. Có thể
thấy, KSTNCN là vấn đề lớn của cả xã hội, nếu chỉ nỗ lực của riêng ngành thuế thì
không đủ mà để mọi nguồn thu nhập của ngƣời nộp thuế đều đƣợc cơ quan chức năng
kiểm soát đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của cả một thể chế đồng bộ, từ hệ thống
các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các cơ quan chi trả thu nhập đến mọi ngƣời dân trong xã
157
hội. Với việc bổ sung những quy định pháp lý về KSTN ở Việt Nam cùng với đầy đủ
những quy định cần thiết, cùng với một thể chế pháp luật đồng bộ sẽ là tiền đề để
ngành thuế có thể kiểm soát chính xác, đầy đủ thu nhập dân cƣ, đảm bảo động viên
công bằng, đúng mức thu nhập của mọi ngƣời dân trong xã hội.
5. Trên cơ sở luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn về KSTNCN, luận án đã
đề xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về KSTNCN của ngƣời nộp thuế;
bao gồm (i) Nhóm các giải pháp về phƣơng diện hoàn thiện pháp luật thuế TNCN và
KSTNCN; (ii) Nhóm các giải pháp về phƣơng diện tổ chức thực thi pháp luật nhằm
nâng cao hiệu quả KSTNCN của ngƣời nộp thuế trong quá trình thực thi pháp luật
thuế TNCN ở Việt Nam.
6. Để triển khai thực hiện các biện pháp KSTN hiệu quả là một việc làm rất
khó khăn trong điều kiện xã hội còn phổ biến các giao dịch bằng tiền mặt nhƣ Việt
Nam. Vì vậy không thể cải thiện tình trạng này trong một sớm một chiều. Nhằm
thực hiện việc KSTN một cách hiệu quả, các cơ quan chức năng cần xây dựng
những bƣớc đi thích hợp và một lộ trình phù hợp để triển khai hiệu quả các biện
pháp nhằm KSTN của ngƣời nộp thuế, khi mà ý thức pháp luật của ngƣời nộp thuế
thu nhập cá nhân đƣợc nâng lên ở một mức độ tự giác; cùng với việc dần hình thành
thói quen về TTKDTM trong dân cƣ. Mặt khác, trong thời gian tới, cần chú trọng
phát triển hình thức TTKDTM trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hƣớng tới việc
quản lý thu nhập của cá nhân qua hệ thống ngân hàng, có nhƣ vậy mới có thể kiểm
soát đƣợc TNCN, đạt đƣợc mục tiêu thu đúng, thu đủ thuế TNCN cho NSNN.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng vấn đề mà đề tài nghiên cứu là rất mới và
có tính chất phức tạp nên bản luận án khó tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong
nhận đƣợc những ý kiến góp ý của các bậc chuyên gia, các nhà khoa học, thầy cô giáo
và những ngƣời đọc quan tâm để bản luận án đƣợc hoàn chỉnh hơn. Trong phạm vi
nghiên cứu của luận án, vẫn còn một số vấn đề pháp lý về kiểm soát thu nhập cá
nhân, tác giả luận án mới đề cập ở chừng mực nhất định; để hoàn thiện pháp luật về
KSTNCN ở Việt Nam, những vấn đề này cần đƣợc tiếp tục đƣợc nghiên cứu hoàn
thiện thêm./.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Hải Ninh (2011). “Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc kiểm soát thu
nhập của ngƣời nộp thuế trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá
nhân ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 7(134), Tr 50-56;
2. Nguyễn Hải Ninh (2015). “Vấn đề kiểm soát thu nhập trong pháp luật thuế thu
nhập cá nhân ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 3 (178), Tr37-44.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Nội vụ (2009),“Đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền
hạn”
2. Bộ Tài Chính (2005),“Báo cáo tổng kết thực tiễn 15 năm thực hiện pháp lệnh
thuế TNCN”;
3. Bộ Tài Chính (2011), Thông tƣ số 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 của Bộ
Tài chính Hƣớng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế chính thức có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2012
4. Bộ Tài Chính (2005) “Báo cáo tổng kết thực tiễn 15 năm thực hiện phấp lệnh
thuế TNCN”
5. Bộ Tài Chính (2012), Thông tƣ số 80/2012/TT-BTC ngày 22 tháng 5 năm
2012, hướng dẫn Luật quản lý thuế về đăng ký thuế.
6. Bộ Tài Chính (2013), Thông tƣ 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính về việc
hƣớng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị Định 65/2013/NĐ của Chính
Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân;
7. Bộ Tài Chính (2014),Thông tƣ 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính về Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tƣ số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông
tƣ số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tƣ số 219/2013/TT-BTC ngày
31/12/2013, Thông tƣ số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tƣ số
85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tƣ số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014
và Thông tƣ số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách,
đơn giản các thủ tục hành chính về thuế.
8. Bộ Tài Chính (2014), Thông tƣ 151/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc
hƣớng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính
Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các nghị định về thuế.
9. Bộ Tài Chính (2012)“Báo cáo kinh nghiệm cải cách thuế thu nhập cá nhân
của một số nước trên thế giới”.
10. Bộ Tài chính Việt Nam – Bộ Tài chính Singapore, “Kinh nghiệm quản lý thuế
thu nhập cá nhân và kê khai thuế điện tử của Singapore”. Tài liệu hội thảo
11. Bộ Tài Chính (2012), “Báo cáo tổng kết 3 năm thi hành Luật thuế thu nhập cá
nhân”
12. Bộ Tài chính (2102), “Tờ trình về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật thuế thu nhập cá nhân” (dự thảo 08/03/2012)
13. Bộ Tài chính (2013), Thông tƣ số 156/2013/TT- BTC hƣớng dẫn thi hành một
số điều của Luật quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản
lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính Phủ.
14. Bộ Tài chính (2015), Thông tƣ số 92/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm
2015, hƣớng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
15. Bùi Công Phƣơng (2011)“Kiểm soát thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập
từ tiền lương, tiền công tại các tổ chức chi trả do cục thuế Thành Phố Đà
Nẵng thực hiện”, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
16. Bùi Quang Tiên (2012),“Quản lý các giao dịch thanh toán giá trị lớn bằng
tiền mặt trong nền kinh tế”, Tạp chí Ngân hàng, số 19, T10/2012, tr 2-4.
17. Bùi Khánh Toàn (2016),“Hiện đại hóa ngành thuế nhìn từ quản lý thuế đối
với thương mại điện tử” Tạp chí tài chính kỳ 1, số tháng 2-2016, tr51-53
18. Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA Dự án “Cải cách hành chính thuế”
19. Chính phủ (2006)“Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-
2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam”.
20. Chính Phủ (2007), Nghị định số 37/2007/NĐ-CP của Chính phủ về minh bạch
tài sản, thu nhập
21. Chính Phủ (2008), Nghị định 100/2008/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 08 tháng
9 năm 2008 quy định chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN
22. Chính Phủ (2013), Nghị định 65/2013/NĐ-CP của Chính Phủ Quy định chi
tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân
23. Chính Phủ (2013), số 83/2013/ NĐ-CP, ngày 22/7/2013, Nghị định quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật quản lý thuế
24. Chính Phủ (2006), “Nghị định 161/2006/NĐ-CP của Chính Phủ Quy định về
hạn mức thanh toán bằng tiền mặt trong các đơn vị sử dụng NSNN”
25. Dƣơng Hồng Phƣơng (2010),“Hai năm triển khai thực hiện chỉ thị 20 về việc
trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà
nước”, Tạp chí Ngân hàng Nhà nƣớc.
26. Dƣơng Hồng Phƣơng (2010),“Tiến đến thực hiện thành công chỉ thị 20 trong
năm 2010”, Tạp chí Ngân hàng Nhà nước.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Nghị quyết Đại Hội Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ X (2006), tr. 250;
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Đào Ngọc Báu (2009) “Luật thuế thu nhập cá nhân với việc đánh trùng và bỏ
lọt thuế”, của Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 18, 9/2009;
30. Đàm Phƣơng Lan “Thuế thu nhập cá nhân - những bất cập trong vận dụng ở
Việt Nam và định hướng sửa đổi”, Tạp chí Khoa học công nghệ, số 60 (12/1),
tr 51-56
31. Đặng Thị Bạch Vân (2014)“Xoay quanh vấn đề nộp thuế và tuân thủ thuế”
Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 16 (26).
32. Đặng Thị Bạch Vân (2015) “Tổng quan thách thức trong quản lý thuế các
quốc gia đang phát triển”.
33. Đặng Thị Bạch Vân và Quan Hán Xƣơng (2015) “Lý thuyết về niềm tin và
tính tuân thủ pháp luật” Tạp chí Tài chính, số ra ngày 27 tháng 10.
34. Đặng Thị Bạch Vân và Quan Hán Xƣơng (2015) “Củng cố niềm tin người nộp
thuế: kinh nghiệm từ Singapore”Tạp chí Tài chính, số ra ngày 27 tháng 10.
35. Đỗ Thiên Anh Tuấn (2016) “Tài liệu Panama và chuyện quản lý thuế ở Việt
Nam”, Báo tuổi trẻ ngày 11/5/2016
36. Hà Thị Hƣơng Lan (2012) “Luật thuế thu nhập cá nhân, kết quả 3 năm, bất
cập và giải pháp” Tạp chí Tài chính số (19/6/2012)
37. Hải Anh (2001), “Tăng cường quản lý nhà nước về thuế - yêu cầu cấp bách
hiện nay, Tạp chí Thuế Nhà nước, số 8.
38. Hải Anh (2007), “Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý thuế đáp ứng yêu cầu cải
cách và hiện đại hóa ngành thuế”,Tạp chí Thuế Nhà nước.
39. Hoàng Công Thi và Nguyễn Ngọc Thanh (1998) “Điều tra về thu nhập, tiết
kiệm và đầu tư của dân cư” năm 1998,
40. Hoàng Nam Hải (2015), “Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức
vụ quyền hạn ở Việt Nam hiện nay”,Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật,
Đại học Quốc Gia Hà Nội
41. Hoàng Thị Huyền (2015) “Chính sách tiền lương của một số nước và vấn đề
đặt ra đối với Việt Nam” Tạp chí Tài chính số tháng 8.
42. Hồ Trọng Công (2012) Chuyên đề “Kinh nghiệm quốc tế về kê khai tài sản,
thu nhập của công chức”,
43. Kevil Home (2006) “Quản lý luật thuế thu nhập cá nhân mới”
44. Lê Thủy (2013), “Người nộp thuế đã bớt bị phiền hà”, Lao động, ngày
04/07/2013.
45. Lê Nết (2007) “Thuế thu nhập cá nhân nên thu như thế nào” Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp số 7/2007.
46. Lê Thị Kim Nhung, (2011) “Đánh giá luật thuế thu nhập cá nhân sau 3 năm
thực hiện”;
47. Lê Thị Kim Nhung, (2011) “Thuế thu nhập cá nhân sau 2 năm thực hiện: một số
bất cập nảy sinh và hướng giải quyết” Tạp chí Ngân hàng số 4/2011;
48. Lê Thị Thu Thủy (2007) “Những vấn đề nền tảng khi xây dựng Luật Thuế thu
nhập cá nhân ở Việt Nam”Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 8/2007.
49. Lê Thị Thu Thủy (2009) “Những vấn đề đặt ra khi thực hiện Luật Thuế thu
nhập cá nhân ở Việt Nam” Tạp chí Luật học tháng 4/2009.
50. Lê Thị Thu Thuỷ,“Luật thuế thu nhập cá nhân: những bất cập và hướng hoàn
thiện”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 19/2012.
51. Lê Văn Ái, Đỗ Đức Minh, (2002)“Thuế thu nhập cá nhân trên thế giới và định
hướng vận dụng ở Việt Nam” của các tác giả Lê Văn Ái, Đỗ Đức Minh, do
Nxb. Tài chính,
52. Lê Xuân Đình (2004), Mấy suy nghĩ về việc tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền
lương;
53. Lê Xuân Trƣờng (2012),“Sửa đổi Luật thuế thu nhập cá nhân phù hợp với yêu
cầu thực tiễn”, Tạp chí Tài chính, số 5/2012;
54. Lý Phƣơng Duyên (2010), “Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính
kế toán, Hà Nội.
55. Lý Phƣơng Duyên (2007), Báo cáo thực tập sinh khoa học: “Quản lý thuế thu
nhập cá nhân ở Hà Lan: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”
56. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2014), Thông tƣ 39/2014/TT-NHNN hƣớng
dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán; ban hành ngày 11/12/2014
57. Ngô Hạnh (2013), “G8 bàn về thƣơng mại, trốn thuế, minh bạch hóa”, Tuổi
trẻ, ngày 19/06/2013
58. Ngô Thị Thu Hà, Đinh Văn Linh (2016), “Hoàn thiện hành lang pháp lý về
thuế đối với hộ kinh doanh ở Việt Nam”, tạp chí Tài chính, số kỳ 1, tháng
5/2016
59. Nguyễn Anh Phong (2012) “Cơ sở xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân tối
ưu”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 19/2012;
60. Nguyễn Hữu Dũng (2012) “Thực trạng và giải pháp cải cách tiền lương ở Viêt
Nam” Tạp chí Tài chính số 4 năm 2012.
61. Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2016) Hồ sơ Panama và vấn đề chống chuyển giá tại Việt
Nam, Báo Lao động Online ngày 22/5/2016
62. Nguyễn Hoàng (2014),“Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá
nhân ở Việt Nam”Luận án Tiến sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
63. Nguyễn Minh Phong (2012)“Chiết trừ gia cảnh nên áp dụng theo lương cơ
bản”, Tạp chí Thuế nhà nƣớc số 14 ra ngày 5/4/2012.
64. Nguyễn Quang A (2008), Dân không ngại đóng thuế, chỉ sợ không công bằng,
Tạp chí Thuế nhà nƣớc;
65. Nguyễn Thảo Vân, Nguyễn Mỹ Linh (2016) “Xác định thuế thu nhập cá nhân
tại các doanh nghiệp: Một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Tài chính, kỳ 2 tháng
4/2016.
66. Nguyễn Thành Phúc (2013) “Quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương tiền
công” Tạp chí Tài chính, đăng ngày 09/9/2013 .
67. Nguyễn Thị Mai Phƣơng (2007),“Một số điểm nổi bật trong quản lý thuế thu
nhập ở Đài Loan và bài học cho Việt Nam”Tạp chí Tài chính số 6 tháng
3/2007
68. Nguyễn Thị Cúc (2012) “Sửa đổi bổ sung Luật thuế thu nhập cá nhân: thực
tiễn và một số kiến nghị” tạp chí Tài chính 5/2012;
69. Nguyễn Thị Lan Hƣơng (2007) “Cụ thể hoá nguyên tắc công bằng trong mỗi
quy định” Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 1/2007;
70. Nguyễn Thị Lan Hƣơng (2011) “Ưu tiên quyền lợi của người nộp thuế khi sửa
đổi Luật thuế thu nhập cá nhân”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 14 (199);
71. Nguyễn Thị Lan Hƣơng (2012) “Sửa đổi Luật quản lý thuế nhằm điều hòa
quyền, lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế” Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 9 (217); T5/2012;
72. Nguyễn Thị Lan Hƣơng (2013) “Bảo vệ quyền của người nộp thuế trong Luật
quản lý thuế” Tạp chí Khoa học ĐH QG Hà Nội, Luật học, Tập 29, số 1(2013)
tr42-50
73. Nguyễn Thị Lan Hƣơng (2014), “Triết lý đánh thuế đối với thu nhập từ sở
hữu, chuyển nhượng chứng khoán và kiến nghị hoàn thiện pháp luật” Tạp chí
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 04 (260),T2/2014;
74. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa (2009), Giáo trình Kiểm soát quản lý, Trƣờng Đại
học kinh tế quốc dân, tr.13
75. Nguyễn Thị Thanh Hoài (2011), Chuyên đề Giám sát tính tuân thủ pháp luật
thuế ở Việt Nam
76. Nguyễn Thị Thủy (2007)“Tạo nguồn thu của ngân sách và đảm bảo nguyên
tắc công bằng: Các yêu cầu tiên quyết của luật thuế thu nhập cá nhân” Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp số 8/2007.
77. Nguyễn Thị Thủy và Nguyễn Phƣơng Nam (2007) “Vận dụng nguyên tắc
công bằng trong ban hành thuế thu nhập cá nhân” Tạp chí nghiên cứu lập
pháp số 2/2007.
78. Nguyễn Thu Giang (2011)“Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam sau
năm năm thực hiện đề án 291”, Tạp chí nghiên cứu tài chính, kế toán, Học
viện Tài chính, số 8/2011.
79. Nguyễn Trọng Nghĩa (2012) “Nhận diện cải cách tiền lương và giải pháp tạo
nguồn thực hiện cải cách tiền lương” Tạp chí Tài chính số 4 năm 2012.
80. Nguyễn Văn Hiệu đồng chủ biên (2007) “Cơ chế tự khai, tự nộp thuế và
những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” Sách chuyên khảo, NXB Tài chính, 2007;
81. Nguyễn Văn Tuyến (2009) “Bản chất của thuế - sự tiếp cận từ các học thuyết
thuế cổ điển và hiện đại”, Tạp chí Luật học số 4/2009;
82. Quốc hội (2006), Luật Quản lý thuế, số 78/2006/QH12 của Quốc hội nước
Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày
29 tháng 11 năm 2006.
83. Quốc hội (2007), Luật Thuế thu nhập cá nhân, số 04/2007/QH12 của Quốc
hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 2 thông
qua ngày 21 tháng 11 năm 2007.
84. Quốc hội (2005), Luật phòng, chống tham nhũng 2005
85. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng nhà nước; thông qua ngày 16/6/2010
86. Quốc hội (2010), Luật về các tổ chức tín dụng; thông qua ngày 16/6/2010
87. Quốc hội (2012), Luật phòng chống rửa tiền; thông qua ngày 18/6/2012
88. Quốc hội (2012), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, số
14/2012/QH13 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá
XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20 tháng 12 năm 2012.
89. Quốc hội (2012), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập
cá nhân, số 26/2012/QH13 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 22 tháng11 năm 2012.
90. Tạp chí Thuế nhà nƣớc (2008) “Quản lý thu nhập, biện pháp nào nhằm giảm
thiểu rủi ro”.
91. Tạp chí Thuế Nhà nƣớc (2009) “Vận hành hệ thống cấp mã số thuế cá nhân”,
03/08/2009, Tạp chí Thuế Nhà nước, số 21 (431).
92. Tổng cục thuế - Bảo hiểm xã hội (2014), Tổng cục thuế và Bảo hiểm xã hội.
Đề án "Xây dựng quy chế trao đổi thông tin giữa cơ quan Thuế và cơ quan
BHXH trong việc thu thuế thu nhập cá nhân và thu các khoản BHXH, BHYT".
93. Tổng cục Thuế (2008), Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế,
ban hành kèm theo quyết định số 422/QĐ-TCT ngày 15/4/2008.
94. Tổng cục Thuế (2011), Quy trình quản lý nợ thuế, ban hành kèm theo quyết
định số 1395/QĐ-TCT ngày 14/10/2011.
95. Tổng cục Thuế, Báo cáo tổng kết năm 2009, 2010, 2011, 2012.
96. Từ điển Tiếng Việt (1996), Tác giả Hoàng Phê, NXB Đà Nẵng
97. Từ điển Tiếng Việt (2006), (Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm từ điển học, NXB
Đà Nẵng,
98. Thanh Mai (2013), “90% chức năng quản lý thuế đã ứng dụng công nghệ
thông tin”, Tạp chí Thuế Nhà nước, số 21 (431).
99. Thanh tra Chính Phủ (2012) “Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền
hạn”Đề tài khoa học cấp Bộ. Chủ nhiệm Đề tài: Phạm Trọng Đạt
100. Thanh tra Chính Phủ (2014) “Thông cáo báo chí của Thanh tra Chính phủ
ngày 10/01/2014”
101. Thanh Xuân (2013), “5 ca sĩ, nghệ sĩ bị truy thu thêm 1,3 tỉ đồng tiền thuế”,
Thanh niên, ngày 12/07/2013.
102. Thanh Xuân (2013), “Đại gia bị truy thu thuế cá nhân”, Thanh niên, ngày
24/7/2013
103. Thủ tƣớng Chính phủ (2007),“Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của
về việc trả lương qua tài khoản đối với nguồn lương từ ngân sách nhà nước”
104. Thủ tƣớng Chính phủ (2006),“Quyết định 291/2006/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án
thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm
2020 tại Việt Nam”;
105. Thủ tƣớng Chính phủ (2011),“Quyết định số 2453/QĐ –TTg của Thủ tướng
Chính phủ ngày 27/12/2011 Phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng
tiền mặt giai đoạn 2011- 2015”;
106. “Thuế thu nhập cá nhân ở một số nước trên thế giới” của Huế Hằng (tổng hợp)
đăng tại website: ngày 15/7/2011.
107. Trần Minh Đức (2012) “Cơ sở xác định thu nhập chịu thuế trong pháp luật
thuế thu nhập cá nhân dưới góc độ công bằng”, Tạp chí nhà nƣớc và pháp
luật, số 2/2012;
108. Trần Thị Thuỳ Linh (2009) “Chính sách tiền lương và vấn đề thu nhập của
người lao động trong khu vực Nhà nước”, Bài luận, Chƣơng trình Giảng dạy
Kinh tế Fulbright - Kinh tế phát triển ở Đông và Đông Nam Á;
109. Trần Vũ Hải (2007) “Thực trạng pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
và phương hướng hoàn thiện” Tạp chí Luật học số 10/2007
110. Trần Xuân Thắng (2012), “Luật Thuế thu nhập cá nhân cần sửa nhiều nội
dung cơ bản”, Tạp chí Thuế Nhà nước, số 12 (370)
111. Trọng Bảo (2002), “Hiệu quả hoạt động hành thu nhìn từ góc độ thông tin
kinh tế” Thời báo Tài chính Việt Nam, số 5 (746).
112. Trung Kiên (2013),“Nhiều vấn đề đặt ra khi triển khai chính sách thuế mới”,
Tạp chí Thuế Nhà nƣớc, số 21 (431).
113. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Đề tài khoa học cấp trƣờng (2007)“Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế Việt
Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”.
114. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, NXB
Tư pháp, Hà Nội 2006, tr.465-486
115. Viện chiến lƣợc và chính sách tài chính (2011)“Cải cách tiền lương cán bộ
công chức, viên chức giai đoạn 2011-2020”
116. Việt Tuấn (2013), “Hướng tới thực thi hiệu quả Luật Thuế thu nhập cá nhân”,
117. Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính, 2012) “Luật thuế thu nhập cá nhân: sự cần
thiết và đạo lý của những quy định sửa đổi”. Tạp chí tài chính số 5/2012;
118. Vũ Xuân Tiền (2009) “Thiếu minh bạch vẫn là căn bệnh nan y” , Tạp chí
ngƣời quản lý, Số 68; tháng 2 năm 2009;
119. Vũ Công Giao, Hoàng Nam Hải (2016) “Vấn đề kiểm soát thu nhập của người
có chức vụ quyền hạn trong Luật Quốc tế và gợi mở cho Việt Nam”. Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật.
120. Vũ Quỳnh Hƣơng và Huỳnh Huy Quế(2000) “Hoàn thiện thuế thu nhập cá
nhân trong tình hình mới”
121. Vũ Văn Cƣơng (2006) “Phương pháp quản lý mới trong quản lý thuế ở Việt
Nam”, Tạp chí Giáo dục lý luận số 9.
122. Vũ Văn Cƣơng (2009) “Thông tin về người nộp thuế trong pháp luật quản lý
thuế ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Luật học, Số 4.
123. Vũ Văn Cƣơng (2012) “Pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án Tiến sĩ Luật học,
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội;
124. Vũ Văn Cƣơng, Vũ Ngọc Hà (2009) “Pháp luật về kiểm tra, thanh tra thuế ở
Việt Nam” Tạp chí luật học số 4/2009
125. Vƣơng Thị Hiền (2014) “Nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế qua ứng dụng
công nghệ thông tin” Tạp chí Tài Chính, Số 9.
126. VEPF: Tài liệu Hội thảo Diễn đàn thanh toán điện tử Việt Nam 2015, Nguyễn
Đại Trí, Đề tài tham luận “Kết quả triển khai thu thuế trực tuyến với doanh
nghiệp và định hướng thu thuế thu nhập cá nhân, hộ kinh doanh cá thể”
127. VEPF: Tài liệu Hội thảo Diễn đàn thanh toán điện tử Việt Nam 2015, Nguyễn
Thị Cúc, Đề tài tham luận “Vai trò của thanh toán điện tử trong quản lý thuế
với doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể và cá nhân”
III. Một số tài liệu trên trang website
128. Nguyễn Thị Thƣơng Huyền (2012), “Luật quản lý thuế và những vấn đề cần
bàn thêm”, sunlaw.com.vn, 6/2012.
129.
trong-diem-cua-nganh-thue-143362.html. Truy cập lần cuối ngày 27/4./2016
130. Web Tạp chí Thuế online “Năm 2013: cải cách thuế theo hƣớng nâng cao hiệu
lực, hiệu quả công tác quản lý”, đăng ngày 28 tháng 1 năm 2013.
131.
toc-71273.htm .truy cập 29/11/2015
132.
nguoi-nop- thue.truy cập 7/12/2015
133.
206610.htm.truy cập ngày 18/11/2015
134.
hinh-cho--chi-gai--u40.html, truy cập ngày 15/11/2015]
135.
136.
trien-manh-sau-2-nam/199284.vgp
137.
138.
139. Nguồn:
neo-quen-thu-nhap/32154.tctc
140.
ca-nhan-2755782.html.truy cập ngày 18/11/2015
141. Web Tạp chí thuế online, “Mở rộng thu thuế qua ngân hàng đối với hộ kinh
doanh”, đăng ngày 25 Tháng 3 2013
142.
che-dung-tien-mat-1151.aspx. truy cập ngày 20/12/2015
143.
con-nhieu-kho-khan-2280404/ truy cập 20/12/2015
144.
20120913113245780.htm, truy cập ngày 26/12/2015
145.
20120913113245780.htm, truy cập ngày 26/12/2015
146.
minh-366550.html. truy cập lần cuối 19h07, ngày 06/5/2016
147.
facebook-phai-dong-thue-455.aspx. Truy cập ngày 18h12. Ngày 17/5/2016
148.
chuyen-thu-thue-nguyen-ha-dong-va-nhung-khoang-trong-phap-ly-
30829.aspx. Truy cập lần cuối hồi 18h55 ngày 18/5/2016
149.
ca-nhan--mt-s-nc-tren-th-gii.html. Truy cập lần cuối10h18 ngày 28/5/20016
150.
1uong-qua-tai-khoan-a6039.html. Truy cập lần cuối18h24 ngày 13/5/2016.
151. Nguyễn Thị Kim Anh (2008)“Một số bất cập khi thực hiện dịch vụ ngân hàng
chi trả lương qua tài khoản’’ Tạp chí Kinh tế dự báo
152.
Truy cập 17h03, ngày 16 tháng 5/ 2016
153.
154.
155.
156. https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/
157. tạp chí ngân hàng)
158. ( Tạp chí khoa học, ĐH QG Hà Nội)
159. ( Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp)
Tiếng Anh
160. Adam Smith (1776) “An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of
Nations”
161. Anita Brauna, (2005)“Controlling the income of individuals in Latvia”
162. Bert Brys and Christopher Heady (2006) “Fundamental reform of personal
income tax in OECD countries: trends and recent experiences” (
163. CharlesY.Mansfield (1987)“Tax Administration in Developing Countries: an
Economic Perspective”
164. EU Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance and Ministry of
Science and Technology in partnership with the European Commission
VNM/AIDCO/2002/0589-OPTF/30-Aug-06/PTF2, Kevin Holmes
“Administration of the New Personal Income Tax Law”. 6/2007
165. Haig-Simons (2002-2003), “ Taxation in developing countries”, Fullbright
Economics Teaching Program,
166. Helena Blazic (2004)“Personal Income Tax Compliance Costs at An
Individual Level In Croatia”,
167. Hua Xu and Huiyu Cui ( 2008) “Personal Income Tax Policy in China and
the United States: a Comparatieve Analysis”
168. Hugh J.Ault &Brian J.Arnold (2004)“Comparative Income Taxation: A
Structural Analysis
169. IMF (2008), John Brondolo, Kiyoshi Nakayama, Frank Bosch, Allan
Foubister và Judy Tomaso, IMF 2008 “Vietnam implementing the personal
income tax”.
170. IRS, 2008, Internal Revenue Service Data Book 2008,
171. JICA: “Project on Tax Administration Reform”
172. John Brondolo, Kiyoshi Nakayama, Frank Bosch, Allan Foubister và Judy
Tomaso, IMF 2008 “Vietnam implementing the personal income tax”.
173. Luis Fernando Wasilewki (2005), “Economic Analysis of The Japanese
Individual Income Tax, Yokohama, 12 /2005.
174. Ly Phuong Duyen (2007), “Personal Income Tax Administration in
Netherlands: Lessons from Experiences for Viet Nam”
175. Paul Anthony Samuelson ( 1915-2009), “Economics”, .
176. OECD (2004), “Compliance Risk Management: Managing and Improving Tax
Compliance”,
177. Richard M.Bird và Milka Casanegra de Jantscher (1992)“Improving Tax
Administration in Developing Countries”
178. Richard M.Bird và Oliver Oldman(1990)“Tax in Developing Countries”
“Shigeki Kunieda and Huynh Do Ngoc (2006) Vietnamese Personal Income
Tax Reform”
179. Stephan Vasak (2006) Analysis and Recomendations for The Republic of
Latvia “Income control system for public officials and natural persons”
180. VitoTanzi and Milka Casanegra de Jantscher (IMF) “Presumptive Income
Taxation-Administrative, Efficiency and Equity Aspects”
181. WB (2011), Tax Administration Modernization Project, WB, Gangadha
Prasad Shukla, Pham Minh Duc, Michael Engelschalk, Le Minh Tuan, “Tax
Reform in Vietnam: Toward a More Efficient and Equitable System”.
182. (WB), (IFC) và Price Waterhouse and Cooper PWC (2012)“Full Paying taxes
2011, 2012”,
183. https://www.iras.gov.sg/irashome/default.aspx
184. https://www.irs.gov/
185.
186. tax.com/uk/uk_taxes_rates.asp.
187.
188.
189.