Luận án Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ngãi

Thực tế quá trình phát triển KTTT ở tỉnh Quảng Ngãi cũng như cả nước thời gian qua cho thấy, nếu chỉ duy ý chí, nếu chỉ áp đặt theo mệnh lệnh, theo phong trào. thì tất yếu sẽ dẫn đến không thành công. Phát triển các hình thức KTTT là cần thiết trong nền kinh tế thị trường. Đây là một quá trình lâu dài, trong đó trình độ phát triển các quan hệ kinh tế thị trường là tiền đề và cơ sở để phát triển KTTT với các hình thức tương ứng. Do vậy, để thúc đẩy sự hình thành và phát triển các hình thức KTTT, phải thúc đẩy phát triển kinh tế kinh tế thị trường trong các ngành và lĩnh vực. Bên cạnh đó, các hình thức KTTT phải được xây dựng trên quan điểm chủ động, thiết thực, vì sự phát triển của sản xuất, nắm bắt nhu cầu hợp tác kinh tế của người dân, từ thấp đến cao, đa dạng về nội dung và hình thức, nhiều cấp độ theo phương châm trình độ phát triển kinh tế thị trường ở từng địa bàn cụ thể tới đâu thì mô hình tổ chức KTTT tương ứng tới đó, coi phát triển các hình thức KTTT là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ở NT cũng như trong Chương trình xây dựng NTM.

pdf176 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xuất và tiêu thụ nông sản giữa doanh 137 nghiệp với nông dân thông qua HTX, THT và xây dựng cánh đồng lớn, đặc biệt ở các địa phương, vùng, miền NN hàng hóa phát triển để tiến tới ban hành chính sách thúc đẩy phát triển... - Nâng cao vai trò của của Liên minh HTX tỉnh trong phát triển KTTT Thời gian qua, Liên minh HTX tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều đổi mới về tổ chức và hoạt động đã thể hiện rõ vai trò là tổ chức kinh tế - xã hội, có chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các THT, HTX và thành viên; tuyên truyền, vận động phát triển KTTT; hỗ trợ tư vấn, cung cấp dịch vụ cho THT, HTX và thành viên; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật có liên quan đến KTTT; đại diện cho các đơn vị KTTT trong quan hệ phối hợp hoạt động, vận động, hướng dẫn các hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa, các cá nhân phát triển KTTT trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ, góp phần thúc đẩy phát triển KTTT. Tuy nhiên, hoạt động của Liên minh HTX tỉnh vẫn bộc lộ những khó khăn, hạn chế cần được khắc phục. Hoạt động hỗ trợ, tư vấn, dịch vụ chưa đáp ứng được đòi hỏi bức xúc hiện nay của KTTT nói chung và ở NT nói riêng, nhất là hỗ trợ về vốn, thông tin thị trường, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, KH&CN, các dịch vụ tư vấn pháp lý, kế toán kiểm toán... Để thúc đẩy phát triển KTTT trong xây dựng NTM của tỉnh giai đoạn tới đạt mục tiêu đề ra, cần củng cố và nâng cao vai trò của Liên minh HTX tỉnh bằng những giải pháp: Tập trung củng cố tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên minh HTX tỉnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đổi mới lề lối làm việc phù hợp với yêu cầu, tính chất của tổ chức Liên minh HTX giai đoạn mới. Trên cơ sở đó, nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn và hỗ trợ HTX và các thành viên, đảm bảo năng lực để làm tròn vai trò của tổ chức đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các HTX và các tổ chức thành viên. 138 Nâng cao năng lực và tính chủ động làm tốt công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đồng thời tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể nhân dân về củng cố, vận động phát triển KTTT gắn với xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh. Tranh thủ tối đa các nguồn lực từ Trung ương, địa phương và các tổ chức tài trợ trong và ngoài nước để hỗ trợ ngày càng nhiều cho các thành viên; tăng cường sự gắn kết, liên hệ chặt chẽ với các HTX, doanh nghiệp thành viên; đẩy mạnh công tác thông tin hai chiều giữa Liên minh HTX tỉnh với các thành viên. Phát huy vai trò tổ chức dịch vụ công để nhằm đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cho HTX và dạy nghề cho xã viên; cung cấp thông tin thị trường và các hoạt động hỗ trợ tiếp thị cho các HTX và các thành viên; tư vấn pháp luật và các dịch vụ hỗ trợ khác (tín dụng, tư vấn KH&CN, thị trường). - Hoàn thiện công tác tổ chức Để thực hiện nội dung này, các cấp chính quyền phải giao nhiệm vụ cụ thể về hành chính công cho các cơ quan, ban ngành có liên quan đến KTTT từ tỉnh xuống huyện, xã. Thực tế thời gian qua, các sở, ngành liên quan, UBND các huyện tuy có cán bộ theo dõi KTTT, nhưng phần nhiều là kiêm nhiệm, nên việc tham mưu trong công tác quản lý Nhà nước về KTTT chưa kịp thời, chưa quan tâm lồng ghép các Chương trình, mục tiêu nhất là khi đã có Chương trình xây dựng NTM với củng cố và phát triển KTTT. Để khắc phục tình trạng này, trong giai đoạn tới, cần bố trí cán bộ chuyên trách thật sự có năng lực chuyên môn, kỹ thuật và năng lực quản lý về KTTT để làm tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các THT, HTX, liên hiệp HTX ở NT. Phải tăng cường trách nhiệm chính trị của các cấp ủy đảng, chính quyền, 139 cán bộ trong chỉ đạo, tổ chức công tác phát triển KTTT trong xây dựng NTM. Thực tế cho thấy, địa phương nào, cấp ủy Đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, làm tốt công tác tổ chức bố trí cán bộ, hỗ trợ cho KTTT, thì nơi đó phong trào KTTT phát triển bền vững hơn. 4.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị kinh tế tập thể ở nông thôn Hiệu quả hoạt động của đơn vị KTTT là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá năng lực nội sinh của hình thức kinh tế này, đồng thời nó cũng là một tiêu thức để xác định có nên phát triển đơn vị KTTT đó hay không. Thực tế đã chứng minh, một đơn vị KTTT hoạt động càng có hiệu quả thì càng có điều kiện đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Giải pháp tổng thể cần được quan tâm ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay là tập trung thực hiện Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 13/01/2014 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức HTX định hướng đến năm 2020 và các giải pháp được đề xuất trong Báo cáo số 13/BC-UBND ngày 01/7/2015 của UBND tỉnh về tình hình phát triển KTTT giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch phát triển KTTT 5 năm 2016-2020 vận dụng vào phát triển KTTT ở khu vực NT. Trong giai đoạn tới, cần: - Tuân thủ và bảo đảm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của KTTT đã được ban hành trong Luật HTX năm 2012 (Các nguyên tắc này đã được nêu ở 2.1.2.1) trong toàn bộ quá trình phát triển [64]. - Củng cố các HTX hiện có trên cơ sở Luật HTX năm 2012. Xác định lại tư cách thành viên trong HTX, xoá bỏ tình trạng xã viên HTX kiểu cũ khi chuyển đổi đương nhiên là xã viên HTX mới hoặc con trong gia đình tách hộ cũng đương nhiên là xã viên HTX kiểu mới. Thành viên phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và quyền lợi theo quy định điều lệ HTX. Tập trung giải quyết những tồn tại kéo dài của HTX như đất đai, nợ tồn đọng. Kiên quyết thu hồi 140 các khoản nợ của HTX kể cả những khoản xã viên đã nợ HTX từ trước khi chuyển đổi. Có phương án giải quyết dứt điểm các khoản nợ tồn đọng kéo dài và nợ khó đòi. Kiên quyết giải thể những HTX không thể củng cố được. Hợp nhất, sáp nhập các HTX nông nghiệp với quy mô phù hợp. - Tạo thuận lợi để thành lập mới HTX ở một số lĩnh vực, như quỹ tín dụng nhân dân ở nơi chưa có hoặc thiếu nhưng có nhu cầu trên nguyên tắc bảo đảm an toàn, hiệu quả; thành lập mới các HTX ở các khu kinh tế, khu công nghiệp góp phần giải quyết lao động mất việc làm do phải nhường đất cho khu kinh tế, khu công nghiệp; phát triển HTX ở một số lĩnh vực như chợ, môi trường, dịch vụ tổng hợp, lâm nghiệp, ở các huyện miền núi và huyện Lý Sơn; phát triển các HTX đánh bắt hải sản xa bờ theo Đề án của tỉnh. Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX theo hướng chuyển mạnh sang mô hình kinh doanh tổng hợp đa ngành và dịch vụ tổng hợp gắn với địa bàn NT. Xây dựng mô hình HTX tiên tiến để phổ biến, nhân rộng. - Tăng cường năng lực tổ chức, điều hành, hoạt động, kinh doanh của ban quản trị và người quản lý THT, HTX. Kích thích việc nâng cao năng lực không chỉ về chuyên môn mà còn cả về tâm lực, có tâm huyết, gắn bó với KTTT của đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ chủ chốt quản lý HTX. Đồng thời, quan tâm đến việc thường xuyên nâng cao trình độ tay nghề cho thành viên giúp họ nắm được kiến thức, quy trình làm ra những sản phẩm mới theo nhu cầu của thị trường. Kích thích cạnh tranh trong cơ chế thị trường để các THT, HTX tự vươn lên, có đóng góp tác động tích cực đối với phát triển của kinh tế hộ thành viên và xây dựng NTM. Thực tế cho thấy nơi nào các THT và HTX chủ động vươn lên, khẳng định vị trí, vai trò, phát huy được nội lực của chính mình, vượt mọi khó khăn, thử thách, tập trung được nguồn lực và năng động trong tổ chức quản lý lựa chọn và quyết định việc sản xuất kinh doanh, thì nơi đó phong trào KTTT phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn. 141 4.2.5. Giải pháp hỗ trợ, ưu đãi phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới Như 2.2.3 đã xác định sự hỗ trợ không phải là yếu tố nội sinh quyết định sự phát triển của KTTT, nhưng nó là tiền đề quan trọng, có thể tạo “cú huých” để phá vỡ sự trì trệ, khơi dậy động lực tự vươn lên, thúc đẩy phát triển. Điều 6 Luật HTX 2012 quy định 12 nhóm chính sách hỗ trợ đối với KTTT cụ thể là đối với HTX, liên hiệp HTX: hỗ trợ về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; ứg dụng KH, kỹ thuật và CN mới; tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX; hỗ trợ tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ thành lập mới HTX, liên hiệp HTX. Bên cạnh đó, Nhà nước còn áp dụng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế; ưu đãi lệ phí đăng ký HTX, liên hiệp HTX theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. Ngoài ra, còn có chính sách ưu đãi riêng đối với các HTX hoạt động trong khu vực NT về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động theo quy định của pháp luật về đất đai; ưu đãi về tín dụng, về vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; ưu đãi trong chế biến sản phẩm. Theo đó, Chính phủ đã ban hành quy định chi tiết căn cứ vào lĩnh vực, địa bàn, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của đất nước và trình độ phát triển của KTTT trong Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013. Trong giai đoạn tới, bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các chính sách hỗ trợ, ưu đãi KTTT do Trung ương ban hành, tỉnh Quảng Ngãi cần có các giải pháp chi tiết, cụ thể về hỗ trợ và ưu đãi phát triển KTTT trong xây dựng NTM phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng hiện có của địa phương. Cần tập trung vào: - Hỗ trợ về tài chính, tín dụng Mục tiêu của hỗ trợ là tạo nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của các đơn vị KTTT. Trên cơ sở chính sách của Nhà nước, cần thành lập Quỹ hỗ trợ 142 phát triển HTX của tỉnh có sự quản lý, tư vấn của Liên minh HTX tỉnh để kịp thời trợ giúp HTX và các thành viên HTX có vốn để hoạt động và phát triển sản xuất, kinh doanh như để mua giống, vật tư và các yếu tố sản xuất khác cũng như để đối phó với những rủi ro có thể xảy ra, nhất là trong sản xuất của HTX nông nghiệp do tác động bởi thiên tai, dịch bệnh. Nghiên cứu để phát triển Quỹ hoạt động không vì lợi nhuận theo nguyên tắc hoạt động bảo toàn vốn và bù đắp chi phí quản lý để hỗ trợ phát triển KTTT. Nguồn quỹ này hiện mới được UBND tỉnh quan tâm giải quyết, cần được phát huy trong thời gian tới. Tất nhiên, để có được hỗ trợ từ nguồn quỹ này, các đơn vị KTTT phải có dự án, phương án đầu tư khả thi được ngân hàng chấp thuận cho vay. Mức hỗ trợ cụ thể của Quỹ này đối với các đơn vị KTTT cũng phải được quy định vừa nhằm hỗ trợ tạo thuận lợi cho HTX có vốn hoạt động vừa để bảo toàn, tránh rủi ro và duy trì lâu dài nguồn vốn. - Hỗ trợ về đầu tư Mục tiêu của hỗ trợ là tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, giảm thiểu đầu tư từ nguồn vốn của đơn vị KTTT, qua đó tăng hiệu quả hoạt động của đơn vị. Theo mục tiêu này, ngân sách của tỉnh hỗ trợ những HTX có đầu tư cơ giới hóa vào nông nghiệp như máy làm đất, máy thu hoạch, hệ thống sấy, bảo quản sản phẩm và các phương tiện, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ những dự án trang bị phương tiện, công cụ lao động của HTX tiếp nhận giải quyết việc làm cho những người lao động ở các khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị mới do nhường đất sản xuất, những HTX tiếp nhận, giải quyết việc làm cho người khuyết tật. Đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ phải được cụ thể, đúng chính sách, công khai, minh bạch, tránh tràn lan trên quan điểm tạo “cú huých”, khơi dậy ý thức tự lực vươn lên của HTX và xã viên, không tạo ra sự trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. - Hỗ trợ về KH, CN, khuyến công - nông - thương và chương trình hỗ trợ phát triển KTTT Mục tiêu của hỗ trợ là làm tăng tiềm lực và sức cạnh tranh của đơn vị 143 KTTT. Theo mục tiêu này, hằng năm, cần dành một nguồn kinh phí cần thiết từ ngân sách tỉnh để hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị KTTT trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, CN mới nhất là CN sinh học, giống cây trồng, vật nuôi, chế biến, bảo quản nông thủy sản sau thu hoạch phục vụ phát triển sản xuất; ứng dụng CN thông tin; nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm; học tập thực tế các mô hình quản lý, mô hình làm ăn có hiệu quả; hỗ trợ để HTX có điều kiện tham gia hội chợ, triển lãm, tìm kiếm thị trường, quảng bá thương hiệu. Hỗ trợ đối với các HTX được thành lập theo Đề án xây dựng và phát triển HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ. Đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ phải căn cứ vào nhu cầu khả thi và điều kiện hiện có của chính quyền các cấp. - Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường Nhà nước hỗ trợ HTX, liên hiệp HTX tham gia các triển lãm trong và ngoài nước; tổ chức các hội chợ, triển lãm dành riêng cho hình thức KTTT; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, xây dựng và triển khai cổng thông tin điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử cho các HTX, liên hiệp HTX; hỗ trợ về thông tin thị trường và công tác tiếp thị. - Hỗ trợ về phát triển đội ngũ cán bộ và thu hút nguồn nhân lực Mục tiêu là nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn kỹ thuật để có thêm nội lực phát triển đơn vị KTTT. Trên cơ sở quy chuẩn các chức danh quản lý đơn vị KTTT như hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát, kế toán để Nhà nước hỗ trợ về đào tạo. Cần thiết, Nhà nước có thể tăng cường cán bộ quản lý, kỹ thuật viên chức có thời hạn về làm việc tại HTX. Hỗ trợ HTX trong việc thu hút nhân lực chất lượng cao phù hợp với ngành nghề và cần thiết để họ trở về làm việc và gắn bó lâu dài với HTX. Đối tượng hỗ trợ và mức hỗ trợ cụ thể phải theo quy định và nguồn lực có thể bảo đảm của chính quyền nhà nước các cấp trên quan điểm tạo động lực để thu hút và phát triển nhân lực tại các đơn vị KTTT ở NT. - Ưu tiên hỗ trợ đối với những đơn vị KTTT thực hiện các dự án sản 144 xuất, kinh doanh, dịch vụ đóng góp trực tiếp vào xây dựng NTM Đối với các đơn vị KTTT có đủ năng lực được ưu tiên tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội như xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn NT và quản lý các công trình sau khi hoàn thành, kể cả các công trình chợ và công trình hạ tầng phục vụ phát triển cụm công nghiệp và cụm làng nghề ở nông thôn; các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác ở NT phù hợp với khả năng của mình thì cần được xem xét hỗ trợ. Đồng thời, hỗ trợ các địa phương và các HTX thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ góp phần phát triển các thương hiệu nông sản, thực phẩm mang tính đặc thù của tỉnh như sản xuất hành, tỏi ở huyện Lý Sơn; sản phẩm từ cây quế ở huyện Trà Bồng; cá bống sông Trà; đường, kẹo đặc sản... Nội dung và mức hỗ trợ được quy định dựa vào quy hoạch phát triển và ngân sách thực tế của tỉnh, huyện. Ngoài ra, chính quyền các cấp cần có những hỗ trợ để cơ cấu lại HTX theo mô hình mới như tuyên truyền, kiểm kê, quyết toán, đại hội thành viên, xây dựng các phương án và các khoản chi phí có liên quan đến hoạt động giải thể, hợp nhất hoặc sáp nhập HTX. Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển hợp tác quốc tế về KTTT, chủ động tìm kiếm đối tác, các tổ chức tài trợ nước ngoài để hỗ trợ KTTT trong quá trình đổi mới, củng cổ, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động. Tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ thiết thực, có hiệu quả của các tổ chức đại điện HTX của một số nước trên thế giới để tìm nguồn tài trợ kể cả tài trợ về tổ chức, quản lý cho quá trình phát triển KTTT trong xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn tới. Phải coi sự hỗ trợ, giúp đỡ quốc tế có tầm quan trọng cho việc phát triển nhanh và thực hiện các bước phát triển rút ngắn. - Chính sách ưu đãi đất đai Ưu đãi về đất đai đối với KTTT hoạt động trong lĩnh vực NN là rất quan trọng, có tác động lớn đến sự phát triển của các THT, HTX với thành viên là nông dân, góp phần nâng cao đời sống cho thành viên, đặc biệt là ở 145 khu vực NT. Bởi vậy, cuối năm 2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất chính sách giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động trong lĩnh vực NN của HTX, liên hiệp HTX. Chính sách ưu đãi được cụ thể: miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng thành viên KTTT nếu dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Miễn nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất khi thực hiện dự án đầu tư nhằm phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh cho cộng đồng thành viên HTX, liên hiệp HTX đối với dự án nằm trong quy hoạch. Áp dụng mức giá thấp nhất của loại đất tương ứng trong bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định đối với dự án ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư nếu thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước. HTX, liên hiệp HTX được nhà nước hỗ trợ tối đa 80% tiền thuê đất, thuê mặt nước theo mức giá quy định của nhà nước đối với dự án ưu đãi hoặc khuyến khích đầu tư. Thiết nghĩ, đây là một giải pháp rất cần được tỉnh Quảng Ngãi nghiên cứu, áp dụng nhằm hỗ trợ các THT và HTX khi các nguồn lực sản xuất của họ trong NN và NT ở một tỉnh miền Trung đang còn rất nhiều khó khăn. Cần huy động các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể trong nước và quốc tế tham gia thúc đẩy phát triển KTTT. Đẩy mạnh các hoạt động tham gia, phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể nhân dân, hội, hiệp hội trên địa bàn tỉnh, huyện... với các đơn vị quản lý và Liên minh HTX tỉnh trong việc xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách, tuyên truyền vận động các hội viên tham gia phát triển KTTT, tìm giải pháp cần thiết gắn với đặc thù hoạt động của tổ chức, gắn với các Chương trình xây dựng NTM một cách thiết thực. Trên đây là các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển KTTT trong xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn tới. Các giải pháp này có quan hệ gắn bó với nhau. Việc tổ chức, triển khai thực hiện các giải pháp là phải đồng bộ. Bên cạnh phải phát huy tính tích cực, sáng tạo của người dân NT, cần phải có sự 146 vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng và chính quyền. Phải tăng cường trách nhiệm của hệ thống chính trị đối với toàn bộ quá trình phát triển KTTT trong xây dựng NTM. Đặc biệt, phải tăng cường tính thống nhất về tư tưởng, tính tiên phong, gương mẫu trong lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và phải coi đây là điều kiện có tính tiên quyết cho việc thực hiện thành công các giải pháp. 147 KẾT LUẬN KTTT là một hình tổ chức kinh tế phổ biến trên thế giới trong khoảng 200 năm lại đây. Ở Việt Nam, hình thức kinh tế này đã trải qua quá trình phát triển 70 năm, trở thành một thành phần kinh tế được Đảng và Nhà nước xác định cùng với các thành phần kinh tế khác có vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ tổng quan tình hình nghiên cứu và thực tiễn trên thế giới cho thấy, sự ra đời và phát triển của KTTT là tất yếu khách quan do lực lượng sản xuất và kinh tế thị trường đã đạt tới một trình độ phát triển nhất định. KTTT đã từng tồn tại ở nhiều hình thức từ thấp đến cao, như THT, HTX, Liên hiệp HTX và liên minh HTX. So với kinh tế cá thể và tiểu chủ, KTTT có nhiều ưu điểm hơn cả về quy mô, hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội và phát triển cộng đồng. KTTT là một quan hệ kinh tế trong đó người lao động, hộ gia đình, pháp nhân hình thành các mối liên kết, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tạo của cải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. KTTT được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc thành lập và hoạt động của HTX. Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của KTTT được phát triển theo những tiến bộ của lực lượng sản xuất và nhu cầu của các thành viên. Trong xu thế hiện nay, phát triển KTTT không chỉ là sự tăng tiến về kinh tế, mà còn nhằm phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Nó hướng đến phát triển bền vững, nhất là ở khu vực NT. Ở Việt Nam, phát triển KTTT được đặt trong nội dung và là một tiêu chí xây dựng NTM. Phát triển KTTT không chỉ tạo ra điều kiện vật chất, kinh tế mà còn góp phần thúc đẩy các quan hệ xã hội, cộng đồng văn hóa tiến bộ và bảo vệ môi trường ở NT. Những thành tựu của xây dựng NTM lại tạo ra nhu cầu và điều kiện tốt hơn cho phát triển các hình thức KTTT. Nội dung phát triển KTTT trong xây dựng NTM bao gồm đa dạng về hình thức và đa sở hữu với nhiều quy mô, trình độ, liên kết KTTT với các chủ 148 kinh tế bên ngoài; gắn kết hài hòa giữa mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội và môi trường trong quá trình phát triển. Điều kiện để phát triển KTTT trong xây dựng NTM là trình độ nhận thức về vai trò của KTTT trong xây dựng NTM phải được nâng cao; các giá trị và nguyên tắc cơ bản của KTTT phải được tuân thủ; môi trường thể chế và tâm lý xã hội phải thuận tiện; có sự hỗ trợ cần thiết của Nhà nước; mức độ và kết quả của việc xây dựng NTM. Trên cơ sở lý luận, tham khảo kinh nghiệm của Ấn Độ và một số tỉnh trong nước, đối chiếu với thực tiễn ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn từ năm 2011 đến nay cho thấy việc phát triển KTTT trong xây dựng NTM của tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực thể hiện sự thành công trong nhận thức và vận dụng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước của các cấp chính quyền địa phương. Đã xuất hiện một số điển hình KTTT trong xây dựng NTM có thể được nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trước yêu cầu thúc đẩy xây dựng NTM, việc phát triển KTTT ở tỉnh Quảng Ngãi còn không ít những trở lực. Trong giai đoạn tới, yêu cầu xây dựng NTM phải quyết liệt, tích cực hơn rất nhiều. Việc phát triển KTTT cần thống nhất về quan điểm, phương hướng và phải có giải pháp thiết thực. Phát triển KTTT phải được đặt trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, tự do hóa thương mại và phải có sự hỗ trợ của Nhà nước; coi trọng phát triển kinh tế hộ và hiệu quả kinh tế; kiên quyết chuyển đổi HTX kiểu cũ và phát triển HTX mới; phát triển KTTT phải đảm bảo tính vững chắc, thiết thực gắn với các tiêu chí NTM. Phải thực hiện đồng bộ các giải pháp: nâng cao nhận thức về KTTT trong xây dựng NTM; tạo điều kiện, tiền đề kinh tế - xã hội cần thiết cho phát triển KTTT ở NT; hoàn thiện công tác quản lý; nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị KTTT; thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách hỗ trợ, ưu đãi KTTT trong xây dựng NTM./. 149 NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Phan Văn Hiếu (2011), Phát triển bền vững các hợp tác xã ở tỉnh Quảng Ngãi, Tạp chí Khoa học - Xã hội miền Trung (3), tr 25-36. 2. Phan Văn Hiếu (2013), Phát triển hợp tác xã NN kiểu mới trong NN, NT - giải pháp xây dựng NT mới ở tỉnh Quảng Ngãi, Tạp chí Khoa học - Xã hội miền Trung (3), tr 19-27. 3. Phan Văn Hiếu (2016), Kết quả và một số kinh nghiệm từ mô hình Hợp tác xã dịch vụ NN - NT Tịnh Trà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, Tạp chí Giáo dục lý luận (242), tr 154-156. 4. Phan Văn Hiếu (2016), Giải pháp để Hợp tác xã kiểu mới phát triển bền vững tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ 2 - Tháng 05/2016 (633), tr 103. 5. Phan Văn Hiếu (2016), Hợp tác xã kiểu mới: giải pháp đột phá phát triển NN Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tài chính kỳ 1 - Tháng 6/2016 (634), tr 55. 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn An, Hà Nội đẩy mạnh phát triển các mô hình hợp tác xã chăn nuôi, Cập nhật ngày 22/10/2013. Và Hỗ trợ các hợp tác xã để phát triển chăn nuôi, Cập nhật ngày 02/4/2015. 2. Ban Chấp hành Trung ương, Ban Kinh tế số 137-BC/BKTW (9/2015), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, Khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Hà Nội. 3. Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Văn phòng điều phối (9/2011), Tài liệu đào tạo tiểu giáo viên (TOT) phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Bích (chủ nhiệm) (2000), Lý luận, chính sách và giải pháp đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác, Đề tài nhánh 03-03, thuộc Chương trình KHXH 03, "Xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công bằng xã hội", Hà Nội. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Hợp tác xã (2012), Tư tưởng hợp tác xã: kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Tài liệu tập huấn Luật Hợp tác xã năm 2012, Hà Nội. 7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Sổ tay xây dựng và phát triển Tổ hợp tác, Hà Nội. 8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NT mới, Hà Nội. 151 9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 2477/TB-BNN-VP (2016), Thông báo Kết luận của Bộ Trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Luật Hợp tác xã và nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế hợp tác năm 2016 trong lĩnh vực NN, Hà Nội. 10. Bộ Tài chính, số 83/2015/TT-BTC (2015), Thông tư Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với hợp tác xã, Hà Nội. 11. Cần sớm hoàn thiện Bộ tiêu chí NT mới cấp xã giai đoạn 2016-2020, Cập nhật ngày 28/08/2016. 12. Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc và Nguyễn Văn Kỷ (2003), Kinh tế hợp tác trong NN nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Chính phủ (2008), Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội. 14. Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020, Hà Nội. 15. Chính phủ, số 193/2013/CP (2013), Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã, Hà Nội. 16. Chỉ thị 19/CT-TTg: Động lực mới phát triển kinh tế tập thể, Cập nhật ngày 25/7/ 2016. 17. Cục thống kê Quảng Ngãi (2015), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi, Nxb Thống kê, Quảng Ngãi. 18. Tô Xuân Dân, Lê Văn Viện, Đỗ Trọng Hùng (2013), Xây dựng NT mới ở Việt Nam - Tầm nhìn mới, tổ chức quản lý mới, bước đi mới, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 19. Phạm Việt Dũng (2016), Phát triển hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã năm 2012, 152 20. Phạm Bảo Dương (2015), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đổi mới, phát triển hợp tác xã ở NT Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (10). 21. Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (2010), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVIII, Cập nhật ngày 06/12/2010. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, số 13-NQ/TW, ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về NN, nông dân, NT, Hà Nội. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Chính trị (2013), Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/2/2013 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Hà Nội. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (11/2015), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX, Hà Nội. 29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Địa chí Quảng Ngãi (2006), Nxb Khoa học, Hà Nội. 31. Hoàng Kim Giao (chủ nhiệm) (1997), Kinh tế hợp tác, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài cấp bộ, Hội đồng Trung ương Liên minh các HTX Việt Nam, Viện Kinh tế HTX chủ trì. 153 32. Chu Thị Hảo, NATO IMAGAWA (2003), Lý luận về Hợp tác xã - Quá trình phát triển Hợp tác xã NN Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 33. Chu Thị Hảo (2006), Tổ hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện tại và tương lai, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 34. Hồ Quế Hậu (2008), “Xây dựng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, (3). 35. Thanh Hiền (2016), “Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống hợp tác xã Việt Nam”, Báo Hà Nội mới, ngày 10/04/2016. 36. Nguyễn Trọng Hoài (chủ nhiệm) (2011), Giải pháp nâng cao hiệu quả HTX gắn liền với xóa đói giảm nghèo tại Bến Tre, Đề tài khoa học cấp tỉnh. 37. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác xã- những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tài liệu Hội thảo khoa học quốc gia, Hà Nội. 38. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo số liệu về hoạt động các nguồn tiết kiệm tại cơ sở hội, Quảng Ngãi. 39. Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo tình hình hoạt động các tổ hơp tác/ câu lạc bộ trong sản xuất NN, NT tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Ngãi. 40. HĐND tỉnh Quảng Ngãi (2016), Quyết định số 13/2016/NQ-HĐND ngày 15/7/2016 về quy định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để thực hiện một số nội dung xây dựng NTM trên địa bàn và khen thưởng công trình phúc lợi cho huyện, xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016-2020, Quảng Ngãi. 41. Lưu Đức Khải (2014), “Kinh tế tập thể, hợp tác xã ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Trang tin điện tử tổng hợp Ban kinh tế Trung ương, 12/2014. 42. John Maynard Keynes (1936), Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, Sách dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1994. 154 43. Làng nghề Hà Nam xây dựng thương hiệu Bánh đa nem làng Chều, Cập nhật ngày 09/01/2015. 44. Chử Văn Lâm (2005), Sở hữu tập thể và kinh tế tập thể - vị trí và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Báo cáo tổng hợp đề tài KX.01.03, Chương trình khoa học cấp nhà nước KX.01. 45. Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ phát triển HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa Khu vực Miền trung Tây nguyên, Đề tài Khoa học (2011), Tái cấu trúc hợp tác xã trong quá trình hội nhập - Cơ sở lý luận và thực tiễn. 46. Liên minh hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi (12/2014), Báo cáo Tổng kết tình hình kinh tế tập thể và hoạt động của Liên minh HTX tỉnh nhiệm kỳ 2009 -2014, phương hướng và nhiệm vụ nhiệm kỳ 2014 - 2019, Quảng Ngãi. 47. Liên minh hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi (12/2015), Báo cáo Tổng kết tình hình kinh tế tập thể và hoạt động của Liên minh HTX năm 2015; Phương hướng, nhiệm vụ năm 2016, Quảng Ngãi. 48. Liên minh hợp tác xã Việt Nam, số 155/LMHTXVN-CSPT (2016), Hướng dẫn đánh giá Hợp tác xã kiểu mới hoạt động hiệu quả, Hà Nội. 49. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Tổng hơp tình hình hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân, Quảng Ngãi. 50. Lã Văn Lý (2006), “Tăng cường phối hợp xây dựng các hợp tác xã NN và thực hiện liên kết 4 nhà”, Tạp chí NT mới, kỳ 1, tháng 7. 51. Đặng Ngọc Lợi (chủ nhiệm) (2010), Rào cản trong phát triển các HTX ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Mã số: B.10-03, Hà Nội. 52. V.I.Lênin (1970), Toàn tập, tập 33, Nxb Sự thật, Hà Nội. 53. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 54. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 155 55. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 56. C.Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. C.Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 24, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 58. C.Mác và Ph. Ăngghen (1984), Tuyển tập, tập IV, Nxb Sự thật, Hà Nội. 59. C.Mác và Ph. Ăngghen (1984), Tuyển tập, tập VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. 60. Hồ Chí Minh (1999), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 61. Hồ Chí Minh (1999), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 62. Hồ Chí Minh (1999), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 63. Hồ Chí Minh (1999), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 64. Nguyễn Thiện Nhân (2015), "Hợp tác xã kiểu mới: Giải pháp đột phá phát triển NN Việt Nam", 16/3/2015. 65. Nông dân bỏ ruộng, doanh nghiệp bí đất, Te/tich-tu-roi-van-run, 12/3/2016. 66. Paul A.Samuelson & W.D.Nordhaus (1989), Kinh tế học, Tập 2, Viện Quan hệ quốc tế (dịch), Hà Nội 67. Vũ Văn Phúc (2012), Xây dựng NT mới - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 68. Chu Tiến Quang, Lê Xuân Quỳ (2005), Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác và HTX Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội. 69. Chu Tiến Quang (2009), Kinh tế hộ gia đình ở NT Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 70. Quảng Ngãi: Hợp tác xã Bình dương đi đầu trong phát triển kinh tế tập thể, 71. Quảng Ngãi qua 5 năm xây dựng nông thôn mới, Cổng thông tin UBND tỉnh Quảng Ngãi, Cập nhật ngày 25/2/2016. 156 72. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật HTX, số 18/2003/QH11, ngày 26/11/2003, Hà Nội. 73. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật HTX, số 23/2012/QH13, ngày 20/11/2012, Hà Nội. 74. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 75. Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã (1999), Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã trong NN, NT, Nxb NN, Hà Nội. 76. Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi, Báo cáo tổng kết đề tài KH&CN (2015), Nghiên cứu những tác động biến đổi khí hậu đối với tỉnh Quảng Ngãi: các giải pháp thích ứng và ứng phó, Quảng Ngãi. 77. Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi, Báo cáo tổng kết dự án tài KH&CN (2016), Ứng dụng tiến bộ KH&CN nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên đất dồn điền đổi thửa tại HTXNN Bình Dương, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. 78. Tác phẩm Đường Kách mệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gov.vn/chu-tich-ho-chi-minh/tac-pham/1009-h-p- tac-xa.html, 01/2 /2013. 79. Phạm Thắng (2015), Phát triển KTTT, bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững, 16/11/2015. 80. Diệp Kim Tấn (2008), “Một số định hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã NN”, Tạp chí Cộng sản điện tử, (6). 81. Tỉnh uỷ Quảng Ngãi (2011), Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 13/10/2011 Về phát triển NN, xây dựng NT mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020, Quảng Ngãi. 82. Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Kết luận số 30-KL/TU ngày 26/4/2016 của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 3 khóa XIX về phát triển NN, xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, Quảng Ngãi. 157 83. Hoàng Thọ, Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể tỉnh Sóc Trăng, 84. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định 2261/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020, Hà Nội. 85. Thủ tướng Chính phủ (2015), Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 24/7/2015 Về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã, Hà Nội. 86. Tổ chức Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ Pháp - GRET (2009), Phong trào Hợp tác xã ở Việt Nam, AID-COOP. 87. Hà Triều, Chuyện làm ăn ở những hợp tác xã kiểu mới, Viện Khoa học kỹ thuật NN miền Nam, 88. Minh Trí, Làn gió mới xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi, Cập nhật ngày 11/7/2016. 89. Bùi Văn Trịnh (chủ nhiệm) (2009), Đề tài khoa học cấp tỉnh, Điều tra hiện trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm củng cố và phát triển nhân rộng các tổ chức hợp tác xã phù hợp với nguyện vọng của các thành viên cộng đồng tỉnh Hậu Giang, Hậu Giang. 90. Nguyễn Minh Tú (2006), “Phát triển hợp tác xã ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản, (16). 91. Nguyễn Minh Tú (2009), Xu thế mới của phát triển kinh tế tập thể: nhu cầu hoàn thiện luật pháp, chính sách, Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cập nhật ngày 03/04/2009. 92. Nguyễn Minh Tú (2011), Mô hình tổ chức Hợp tác xã kiểu mới, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 93. UBND tỉnh Quảng Ngãi, Quyết định số 54/QĐ-UBND ngày 15/11/2007 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc Phê duyệt Kế hoạch phát triển HTX NN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2015, Quảng Ngãi. 94. UBND huyện Bình Sơn (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo quyết toán doanh thu - nguồn vốn - tài sản của các HTX trên địa bàn huyện. 158 95. UBND huyện Đức Phổ (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo quyết toán doanh thu - nguồn vốn - tài sản của các HTX trên địa bàn huyện. 96. UBND huyện Mộ Đức (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo quyết toán doanh thu - nguồn vốn - tài sản của các HTX trên địa bàn huyện. 97. UBND huyện Nghĩa Hành (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo quyết toán doanh thu - nguồn vốn - tài sản của các HTX trên địa bàn huyện. 98. UBND huyện Sơn Tịnh (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo quyết toán doanh thu - nguồn vốn - tài sản của các HTX trên địa bàn huyện. 99. UBND huyện Tư Nghĩa (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo quyết toán doanh thu - nguồn vốn - tài sản của các HTX trên địa bàn huyện. 100. UBND thành phố Quảng Ngãi (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo quyết toán doanh thu - nguồn vốn - tài sản của các HTX trên địa bàn thành phố. 101. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2014), Quyết định 04 Về việc Phê duyệt đề án củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Quảng Ngãi. 102. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2014), Quyết định 31 Ban hành Quy định chính sách hỗ trợ khuyết khích phát triển Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2014 – 2020, Quảng Ngãi. 103. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2015), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NT mới giai đoạn 2011 - 2015; Phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch năm 2016, Quảng Ngãi. 104. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2015), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2011 - 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm 2016 - 2020, Quảng Ngãi. 159 105. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2015), Quyết định 33 Ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2015 – 2020, Quảng Ngãi. 106. UBND tỉnh Quảng Ngãi, Sở KH&CN (số 824/2015), Báo cáo Tổng kết hoạt động KH&CN giai đoạn 2011 - 2015; Định hướng hoạt động KH&CN giai đoạn 2016 – 2020, Quảng Ngãi. 107. UBND tỉnh Quảng Ngãi, Sở NN và Phát triển NT (2015), Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể trong NN, giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Ngãi. 108. UBND tỉnh Quảng Ngãi, Sở KH&CN (4/2016), Báo cáo tổng hợp Dự án KH&CN cấp tỉnh, Xây dựng mô hình Hợp tác xã dịch vụ NN, NT Tịnh Trà”, Quảng Ngãi. 109. Cập nhật ngày 30/5/2016. B. Tài liệu tiếng Anh 110. Akira Kurimoto (2004), Agricultural Cooperatives in Japan: An Institutional Approach, Journal of cooperation, 32 (2) 2004: 111-128, ISSN 0377-7480 ©. 111. Ahmad Bello Dogarawa (2010), The Role of Cooperative Societies in Economic Development, Ahmadu Bello University (ABU), June 8. 112. Azer Efendiev, Pavel Sorokin (2013), "Rural Social Organization and Farmer Cooperatives Development in Russia and other Emerging Economies: Comparative Analysis", National Research University Higher Economics, Moscow, Russia, Vol.3, No.14. 113. Dr H. K. Bhanwala, Chủ tịch NABARD (2015), Annual Report 2014- 2015, www.lucidsolutionsonline.com, 22 June. 114. Brett Fairbairn (2013), History of Ecological Perspective: Gaia theory and the problems of cooperatives in Turn-of-the-Century Germany, The American Historical Review. 160 115. Cook, M.L. (1994). The role of management behavior in agricultural cooperatives. Journal of Agricultural Cooperation, USA, Vol. 1, pp. 42-66. 116. Daman Prakash (2003), Development of Agricultural Cooperatives - Relevance of Japanese Experiences to Developing Countries, Rural devwlopment and management centre, February. 117. Deininger, K. (1995). Collective agricultural production: A solution for transition economies? Journal of Cooperatives, USA, Vol. 23, No. 8, pp. 1317-1334. 118. Elena Garnevska, Guozhong Liu and Nicola Mary Shadboltc (2011), Factors for Successful Development of Farmer cooperatives in Northwest China, International Food and Agribusiness Management Review Volume 14, Issue 4, 2011, 119. Gerald Hanks (2012), The Structure of a Cooperative Organization. Chron.com. 120. Dr. Hannes Gebhard (1916), Co-Operation in Finland, London William and Norgate, 14 Henrietta Street, Covent garden, W.C. 121. ICA, Co-operative identity, values & principles, 122. PhD, IIRA director and professor Christopher D. Merrett (2012), Bibliography of Cooperatives and Cooperative Development, Viện Illinois. June. 123. ILO (2001), Report V (1): Promotion of cooperatives, Fifth item on the agenda, 89th Session, ISSN 0074-6681, June. 124. ILO (2014), "The Role of Cooperatives in Achieving the sustainable development goals - the economic dimension”, International Labour Office Geneva 8 - 10 December. 125. John Sumelius... (2013), Cooperatives as a Tool for Poverty Reduction and Promoting Business in Tanzania, University of Helsinki Department of Economics and Management Discussion Papers No 65 Helsink.i. 161 126. Prof. Jorge V. Sibal (2000), A Century of the Philippine Cooperative Movement, University of Wisconsin Center for Cooperatives. 127. Karami, E. & Rezaei-Moghaddam, K. (2007). Modeling determinants of agricultural production cooperatives’performance in Iran . Agricultural Economics, USA,Vol. 33, pp. 305-314. 128. M.G. University (Brazil), “Chapter 2: Co-operation and co-operative movement - a theoretical frame work”. 129. PD Dr. Michael Prinz (2014), German Rural Cooperatives, Friedrich- Wilhelm Raiffeise and the Organization of Trus, Khoa Lịch sử và Triết học Đại học Bielefeld (CHLB Đức). 130. Miss Banishree Das, Dr Nirod Kumar Palai, and Dr Kumar Das (2006), Problems and prospects of the cooperative movement in India under the globalization regime. 131. Muhammad Shehu Hussain (2014), The Role of Cooperative Organizations in Rural Community Development in Nigeria: Prospects and Challenges, Academic Research International , Vol. 5 (3), May. 132. Ortmann, G.F. & King, R.P. (2007). Agricultural cooperatives: History, theory and problems. Agrekon, Emgland, Vol 46, No 1, pp. 40-68. 133. Part II: Legal Aspects of Cooperative Organizational Structure, Indiana Law Journal, Vol 27 Iss 3, Article 3 (1952). 134. FAO (2012), Enabling rural cooperatives and producer organizations to thrive as sustainable business enterprises, 135. Robert Owen, https://en.wikiquote.org/wiki/Robert_Owen. 136. Robert Owen Writings (1820), Report to the County of Lanark, Robert Owen Museum, 137. Ryan Gibson (2005), The role of co-operatives in community economic development, Rural Development Institute,Canada, February. 138. Suren Movsisyan (2013), "The Role of Cooperatives in the Development of Agriculture in Armenia", ICD,Germany Berlin. 162 139. M.G. University, Chapter 2: Co-operation and co-operative movement - a theoretical frame work, (Brazil). 140. Wayne D.Rasmussen (1991), Farmers cooperation, and USDA a history of agricultural cooperative service, Agricultural Information Bulletin 621, July. 141. Wikipedia. https://en.wikipedia.org/wiki/Cooperative. 142. Yamashita, Kazuhito (2009), The Agricultural Cooperatives and Farming Reform in Japan, The Tokyo Foundation, January 14. 143. Zhang Xiaoshan (2015), China's farm co-ops sow for growth, 13 February. PHỤ LỤC Phụ lục 1 19 Tiêu chí xây dựng NT mới cấp xã (Theo quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ) Nhóm 1: Quy hoạch 1. Tiêu chí Quy hoạch và thực hiện quy hoạch - Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất NN hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. - Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới. Chỉ tiêu: Đạt. - Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp. Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã hội 2. Tiêu chí giao thông - Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT. Chỉ tiêu: 100%. - Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT. Chỉ tiêu: 75%. - Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa. Chỉ tiêu 100% (70% cứng hoá) - Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hoá, xe cơ giới đi lại phải thuận tiện. Chỉ tiêu: 70%. 3. Tiêu chí Thủy lợi - Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Chỉ tiêu: Đạt. - Tỷ lệ km đường mương do xã quản lý được kiên cố hoá. Chỉ tiêu 85%. 4. Tiêu chí Điện 4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Chỉ tiêu: Đạt. 4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn. Chỉ tiêu: 98%. 5. Tiêu chí Trường học - Tỷ lệ trường học các cấp: mần non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia. Chỉ tiêu 80%. 6. Tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá - Nhà văn hoá và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT và Du lịch. Chỉ tiêu: Đạt. - Tỷ lệ thôn có nhà văn hoá và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT và Du lịch. Chỉ tiêu: 100%. 7. Tiêu chí Chợ NT - Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng. Chỉ tiêu: Đạt. 8. Tiêu chí Bưu điện - Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông. Chi tiêu: Đạt - Có internet đến NT. Chỉ tiêu: Đạt. 9. Tiêu chí nhà ở dân cư - Nhà tạm dột nát. Chỉ tiêu: Không - Tỷ lệ nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng. Chỉ tiêu: 80%. Nhóm 3: Nhóm kinh tế và tổ chức sản xuất 10. Tiêu chí thu nhập Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của tỉnh. Chỉ tiêu: 1,4 lần. 11. Tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo - Tỷ lệ hộ nghèo dưới mức 6%. Chỉ tiêu: 5%. 12. Tiêu chí cơ cấu lao động - Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực, NT, nghề nghiệp. Chỉ tiêu: 35% 13. Tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã sinh hoạt có hiệu quả. Chỉ tiêu: Có 14. Tiêu chí giáo dục - Phổ cập giáo dục trung học. Chỉ tiêu: Đạt - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục họcTHPT. Chỉ tiêu: 85% 15. Tiêu chí Y tế - Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế. Chỉ tiêu: Đạt - Y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Chỉ tiêu: Đạt 16. Tiêu chí Văn hoá - Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hoá theo quy định của Bộ VH-TT&DL. Chỉ tiêu: Đạt - Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia. Chỉ tiêu: 85% 17. Tiêu chí Môi trường - Các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn về môi trường. Chỉ tiêu: Đạt - Không có hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp. Chỉ tiêu: Đạt - Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch. Chỉ tiêu: Đạt - Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định. Chỉ tiêu: Đạt 18. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh - Cán bộ xã đạt chuẩn. Chỉ tiêu: Đạt - Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định. Chỉ tiêu: Đạt - Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh”. Chỉ tiêu: Đạt - Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên. Chỉ tiêu: Đạt 19. Tiêu chí An ninh - Trật tự xã hội An ninh xã hội được giữ vững. Chỉ tiêu: Đạt. Phụ lục 2 Thực trạng về trình độ học vấn của nhân lực HTX NN tỉnh Quảng Ngãi năm 2015 STT Chức danh Trình độ học vấn Tổng số Tiểu học THCS THPT Người Tỷ lệ (%) Người Tỷ lệ (%) Người Tỷ lệ (%) 1 HĐQT 534 42 7,86 282 52,80 210 39,34 CTHĐQT Giám đốc 181 17 9,39 93 51,38 71 39,23 TVHĐQT PGĐ 226 11 4,87 110 48,67 105 46,46 TVHĐQT 127 14 11,02 79 66,21 34 26,77 2 BKS 276 47 17,02 154 55,79 75 27,19 TBKS 181 36 19,89 91 50,27 54 29,84 UVBKS 95 11 11,57 63 66,32 21 22,11 3 CB nghiệp vụ 543 80 14,74 168 30,94 295 54,32 Kế toán trưởng 181 5 2,76 58 32,04 118 65,20 Nhân viên 362 75 20,72 110 30,39 177 48,89 Tổng cộng 1353 169 12,50 604 44,64 580 42,86 Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ [46; 47; 107]. Phụ lục 3 Thực trạng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân lực HTX NN tỉnh Quảng Ngãi năm 2015 ST T CHỨC DANH Tổng số Trình độ chuyên môn Đại học, cao đẳng Trung cấp Sơ cấp (3 tháng) Chưa đào tạo Người Tỷ lệ (%) Người Tỷ lệ (%) Người Tỷ lệ (%) Người Tỷ lệ (%) 1 HĐQT 534 11 2,06 90 16,85 123 23,04 310 58,05 CTHĐQT Giám đốc 181 6 3,32 53 29,28 69 38,12 53 29,28 TVHĐQT PGĐ 226 4 0,17 32 14,15 47 20,79 143 63,27 TVHĐQT 127 1 0,79 5 3,93 7 5,51 114 89,77 2 BKS 276 3 1,10 21 7,60 80 28,98 172 62,32 TBKS 181 3 1,66 21 11,60 69 38,12 88 48,62 UVBKS 95 0 0 0 0 11 11,57 84 88,43 3 Cán bộ nghiệp vụ 543 31 5,71 189 34,81 114 21,00 209 38,48 Kế toán trưởng 181 19 10,50 92 50,82 44 24,32 26 14,36 Nhân viên 362 12 3,31 97 26,79 70 19,34 183 50,56 Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ [46; 47; 107] Phụ lục 4 Độ tuổi của cán bộ quản lý HTX NN tỉnh Quảng Ngãi năm 2015 Độ tuổi cán bộ quản lý HTX Giai đoạn (2011-2015) GĐ % PGĐ % TB KS % KTT % 23 - 30 0 0 0 0 0 0 22 12,15 31 - 40 9 6,7 14 7,74 0 0 31 17,12 41 - 50 44 24,30 49 27,08 39 21,55 53 29,28 51 - 60 116 64,08 99 54,69 91 50,27 78 43,09 60 - 70 12 6,62 19 10,49 51 28,18 7 3,86 Tổng cộng 181 100 181 100 181 100 181 100 Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ [46; 47; 107]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_kinh_te_tap_the_trong_xay_dung_nong_thon_moi_o_tinh.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG ANH.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG VIET.pdf
  • pdfTrang thong tin Viet-Anh (Phan Van Hieu).pdf
Luận văn liên quan