Luận án Liên kết du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

Liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và hãng LCA cần tập trung những vấn đề cơ bản sau: 1) Sự kết hợp giữa du lịch và hàng không, trong đó có kết hợp giữa hãng LCA - lữ hành và khu nghỉ dưỡng du lịch chưa chặt chẽ, không đạt được hiệu quả dẫn đến khó khăn và tổn thất không đáng có cho cả hai phía; và 2) Liên kết Tourism - LCA là con đường, phương pháp giúp cả hai ngành cùng phát triển ổn định và trở thành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, việc liên kết Tourism – LCA cần phải có chương trình, kế hoạch cụ thể và phải được điều hành bằng một cơ chế có hiệu lực và thiết chế gọn nhẹ có hiệu quả do các bộ chuyên ngành đứng ra tổ chức, hỗ trợ bằng các chính sách ưu đãi thiết thực, cụ thể: - Tăng cường khả năng hội nhập và năng lực cạnh tranh quốc tế, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, an toàn, hiệu quả, văn minh, lịch sự và khẳng định thương hiệu. - Nâng cao hiệu quả công tác liên kết trong quá trình phát triển, tăng cường phát huy năng lực phục vụ của các công trình giao thông, góp phần bảo đảm cho phát triển du lịch bền vững, nâng cao chất lượng hưởng thụ của nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội.

docx159 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Liên kết du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ing 737 sang Airbus A320 còn các hãng còn lại đều do tư nhân đầu tư với vốn khởi đầu khoảng từ 200 tỷ VNĐ đến 600 tỷ VNĐ. Đây là lượng vốn không lớn đối với một hãng hàng không. Do đó, máy bay, bảo dưỡng máy bay định kỳ và người lái đều phải thuê từ nước ngoài, nên chiếm tỷ trọng chí phí lớn trong giá thành dịch vụ là so với các hãng sở hữu đội bay và sử dụng người lái nội địa do mình đào tạo ra. Ngoài ra, khi mới gia nhập vào thị trường LCAS, ngoài việc luôn phải duy trì giá vé thấp hơn từ 30 - 40% so với các hãng truyền thống còn phải liên tục tham gia vào các đợt khuyến mãi và kích cầu du lịch với giá rẻ gần như cho không để tiếp thị và quảng bá thương hiệu, nên hãng luôn hoạt động dưới áp lực thất thu, nếu không hạch toán chi ly và quản lý chặt nguồn thu. Để hỗ trợ và khuyến khích loại hình hãng LCA hoạt động nhằm giảm bớt trạng thái độc quyền của các hãng hàng không truyền thống, tăng tính linh hoạt, năng động và cạnh tranh lành mạnh trên thị trường dịch vụ hàng không, đem lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về tài chính phù hợp, đặc biệt dưới thời kỳ đầu, đối với các hãng LCA mới ra đời và bắt đầu các chuyến bay thương mại. Thông thường cần các chính sách ưu đãi cụ thể sau: 1) Kéo dài thời gian miễn thuế và giảm thuế đánh vào thu nhập, tạo điều kiện để các hãng LCA có lợi nhuận nhất định để có thể bù được chi phí và đầu tư vào mua sắm trang thiết bị như là mua sắm phương tiện vận tải và đào tạo người lái cho hãng; 2) Cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi, giúp các hãng LCA có được lượng tài chính đủ lớn để có thể mua sắm ngay được các loại máy bay có tính năng kỹ thuật và kinh tế tối ưu, giảm bớt được chi phí trong giá thành dịch vụ; 3) Có chính sách ưu đãi thỏa đáng về cung cấp nguyên, nhiên vật liệu và các dịch vụ trên không cũng như mặt đất để hãng có điều kiện giảm được chi phí và duy trì được hoạt động ổn định, phát triển bền vững; và 4) Cần phải có chính sách với các biện pháp cụ thể, có tính khả thi cao để ngăn chặn có hiệu quả các hãng hàng không và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mặt đất sử dụng sức mạnh về kinh tế và kỹ thuật, cung cấp giá vé thấp lâu dài để loại bỏ đối thủ mới tham gia thị trường, Nhà nước cần có các chế tài thiết thực nhằm ngăn chặn các doanh nghiệp dùng lợi thế cung ứng dịch vụ mặt đất độc quyền như xe bus, xe chở hành lý, xăng dầu buộc các hãng LCA phải ký các hợp đồng bất lợi, đẩy các hãng này lâm vào thua lỗ, nợ nần dẫn đến đình bay hoặc phá sản Thứ tư, ngành hàng không cần xây dựng đề án: 1) Cải tạo và xây mới nhà ga, sân đỗ, các đường bằng chuyên dùng cho các hãng LCA, trước mắt có thể cải tạo đường lăn phụ và sân đậu tại Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng thành các sân đỗ và đường hạ cánh chuyên dùng cho LCA; và 2) Nâng cấp Học viện Hàng không, trong đó thành lập bộ phận chuyên đào tạo người lại thợ máy phục vụ cho điều khiển, bảo dưỡng sửa chữa các chủng loại máy bay mà các hãng LCA thường sử dụng như Airbus A320, Boeing 737. 3.2.1.2. Phát huy lợi thế, tiềm năng trong nước để phát triển du lịch Tại phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Khoá XI. Ngày 15 tháng 10 năm 2012. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo: ‘‘... tập trung giải quyết tình trạng nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; khuyến khích đầu tư trong nước và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài; ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp và du lịch..” [3]. Đây không chỉ là sự khích lệ to lớn đối với thành quả đạt được của ngành du lịch những năm qua, mà còn khẳng định vai trò và vị trí du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Tuy nhiên, du lịch vẫn còn nhiều khiếm khuyết, hạn chế cần phải khắc phục, muốn cho ngành du lịch thực sự là “con gà đẻ trứng vàng” cần ổn định chính trị, an ninh, an toàn cho du khách, cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt và những con người làm du lịch có chuyên môn, trí tuệ sáng tạo đáp ứng được nhu cầu luôn thay đổi của du khách. Trong khi đó khách du lịch nước ngoài nhận xét, đến du lịch Việt Nam phải chịu 4B: Bẩn ở môi trường, ở vệ sinh an toàn thực phẩm; Bụi ở khắp mọi nơi vì đầu cũng là công trường xây dựng; Bực vì nạn đeo bám để bán hàng, bực vì mua phải đồ không thật; Buồn vì không biết chơi và giải trí ở đâu, 22h phải đi ngủ. Do đó, phải tập trung nguồn lực phát triển, hoạch định quyết liệt các giải pháp khả thi nhằm chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng du lịch Việt Nam. Trong đó chú trọng tới các giải pháp phối hợp chặt chẽ giữa ngành du lịch với các địa phương, bộ, ngành liên quan tạo môi trường tự nhiên, xã hội an toàn cho du khách, bổ sung hoàn thiện môi trường pháp lý, kiện toàn bộ máy nhân sự, thanh tra giám sát để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Đặc biệt phát huy vai trò nhạc trưởng của Tổng cục Du lịch phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp ở các ngành liên quan tạo ra sản phẩm lữ hành du lịch hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu du khách trong và ngoài nước. Đối với lữ hành du lịch mà sản phẩm của nó tạo ra là kết quả liên kết của nhiều ngành như: Giao thông vận tải (Hàng không), khu nghỉ dưỡng của ngành y tế, khách sạn nhà hàng của ngành thương mại, khu vui chơi giải tríthì liên doanh liên kết phải được chú trọng đặc biệt. Để bản thân lữ hành du lịch trở thành ngành chủ đạo trong liên doanh, liên kết thì nó phải phát triển đến một trình độ nhất định. Muốn vậy trước tiên cần phải có môi trường vĩ mô thuận lợi gồm: Thứ nhất: Tạo môi trường pháp lí thuận lợi cho doanh nghiệp du lịch cạnh tranh, phát triển bền vững: 1) Luật Du Lịch Việt Nam được ban hành năm 2005 đã có nhiều điểm không phù hợp với thực tiễn cũng như với cam kết trong WTO, như các quy định về đầu tư, liên doanh trong lĩnh vực lữ hành, phát triển khu du lịch, điểm du lịch và kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Do đó, cần sớm sửa đổi bổ sung nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho công tác quản lý du lịch, phù hợp hơn với thực tiễn hoạt động du lịch ở nước ta và thông lệ, tập quán quốc tế. Xóa bỏ độc quyền kinh doanh trong một số lĩnh vực liên quan mật thiết đến du lịch như hàng không, điện,... tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch. Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư, cung cấp thông tin định hướng thị trường, giảm chi phí đầu vào đối với hàng hóa dịch vụ, Nhà nước còn quản lý giá cả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để giảm thiểu chi phí giao dịch cho doanh nghiệp. Có chính sách phát huy vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp như: Hiệp hội Du Lịch Việt Nam, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, Hiệp hội Khách sạn Việt Nam để trở thành người đại diện thực sự cho các doanh nghiệp, pháthuy vai trò chủ động và tích cực trong bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, phản ánh đầy đủ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển của ngành và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là đầu mối thúc đẩy hợp tác, gắn kết giữa các doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh quốc tế. 2) Tăng cường phối hợp giữa các bộ ngành, chính quyền địa phương nhằm đơn giản hóa các thủ tục để tạo thuận lợi cho lữ hành du lịch phát triển. Ta biết rằng, du lịch có tính liên ngành, do đó, sự phối hợp hiệu quả giữa các ngành và chính quyền địa phương là hết sức cần thiết để thúc đẩy phát triển du lịch nhanh và bền vững. Do đó, cần phát huy vai trò điều phối hiệu quả cao hơn của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch. Các quy định về thủ tục xuất nhập cảnh cần được Bộ Công an và Bộ Ngoại giao phối hợp nghiên cứu đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung theo hướng tạo thuận lợi nhất cho khách du lịch. Bộ Công an và Bộ Quốc phòng cần tiếp tục cải tiến quy trình làm thủ tục xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc gia và quốc tế theo hướng đơn giản, tiện lợi, hiện đại hóa trang thiết bị kiểm tra hành lý và hành khách, giải quyết nhanh thủ tục, tránh gây phiền hà cho khách. Ngành Hải quan cần tiếp tục đổi mới quy trình thủ tục hải quan theo hướng đảm bảo tính minh bạch, độ tin cậy, đồng bộ. Đơn giản hóa nghiệp vụ hải quan bằng các biện pháp như thực hiện nhanh quy trình nghiệp vụ, công khai hóa thông tin về thủ tục đối với hàng hóa và hành lý của khách du lịch. Tổng cục Du lịch phối hợp với các ngành Công an, Quốc phòng và Hải quan tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ, nhân viên làm thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan làm việc tại các cửa khẩu để nâng cao trình độ và thái độ đón tiếp, thể hiện sự mến khách và tận tình giúp đỡ khách. Bộ Ngoại giao và Bộ Công an nghiên cứu, trình Chính phủ lộ trình áp dụng chính sách miễn thị thực cho công dân các nước là thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam. Các bộ ngành liên quan như Công an, Giao thông, và các địa phương cần giảm thiểu hoặc bãi bỏ các giấy phép, thủ tục đối với khách du lịch khi tham quan các loại hình du lịch mới và mạo hiểm ở nước ta như loại hình du lịch ô tô, mô tô, leo núi, lặn biển, kinh khí cầu, đua thuyền buồm,... Thứ hai: Đổi mới chính sách thuế, tài chính và ngân hàng đối với du lịch: Đẩy mạnh công cuộc đổi mới và cải cách kinh tế thông qua cải cách hệ thống thuế và hệ thống tài chính, ngân hàng để thúc đẩy du lịch phát triển. Bộ Tài chính cần nghiên cứu trình Chính phủ và Quốc hội cho phép áp dụng một số biện pháp chính sách sau đây: - Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch từ 10% xuống còn 5 - 6% nhằm khích lệ các doanh nghiệp du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế. - Miễn thuế nhập khẩu phương tiện vận chuyển khách du lịch nhằm đổi mới, hiện đại hóa hệ thống phương tiện vận chuyển khách du lịch còn lạc hậu của nước ta hiện nay để nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch quốc tế. - Miễn thuế nhập khẩu phương tiện vận chuyển khách du lịch nhằm đổi mới, hiện đại hóa hệ thống phương tiện vận chuyển khách du lịch còn lạc hậu của nước ta hiện nay để nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch. - Hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch nhằm khích lệ khách du lịch mua sắm tại Việt Nam, thúc đẩy du lịch mua sắm phát triển, tăng xuất khẩu tại chỗ để tăng nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế đất nước. - Tăng ngân sách cho hoạt động marketing, quảng bá điểm đến để thực hiện có hiệu quả công tác xúc tiến, mở một số văn phòng đại diện du lịch Việt Nam tại nước ngoài và duy trì hoạt động tại các văn phòng có hiệu quả. - Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Tổng cục Du lịch) nghiên cứu hình thành Quỹ Xúc tiến Du lịch Quốc gia trên cơ sở huy động từ ba nguồn: ngân sách nhà nước, đóng góp của doanh nghiệp du lịch và đóng góp của các tổ chức, cá nhân quan tâm đến phát triển du lịch của đất nước. Về chính sách ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách khuyến khích hoạt động mở rộng và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng trên toàn quốc, đặc biệt là tại các đô thị, trung tâm du lịch, các điểm du lịch đông khách du lịch. Thứ ba: Đầu tư và chính sách phát triển du lịch: 1) Nhà nước có chính sách ưu tiên, hỗ trợ đầu tư vào hạ tầng du lịch; có chính sách ưu đãi để thúc đẩy phát triển liên kết, huy động nguồn lực nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ du lịch, hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch tầm cỡ khu vực và quốc tế; 2) Tập trung phát triển điểm du lịch quốc gia, đô thị, khu, tuyến du lịch thuộc các địa phương có tài nguyên du lịch phong phú nhưng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa; 3) Chính sách khuyến khích phát triển du lịch bền vững như du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm; 4) Có chính sách khuyến khích xã hội hóa, thu hút nguồn lực trong và ngoài nước phát triển hạ tầng, nhân lực, quảng bá, xúc tiến du lịch. Thứ tư: Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch: 1) Chuyên nghiệp hóa năng lực quản lý du lịch của các cấp từ Trung ương đến cơ sở đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của ngành. Đặc biệt, tăng cường năng lực phối hợp liên kết giữa các ngành liên quan đến quá trình hình thành sản phẩm lữ hành du lịch; 2) Thực hiện tốt công tác hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch theo hướng khả thi và bảo đảm chất lượng, trong đó tập trung quy hoạch đầu tư phát triển khu, điểm và đô thị du lịch quốc gia, tạo cơ sở cho liên kết giữa các yếu tố cấu thành sản phẩm lữ hành du lịch; 3) Thực hiện tốt việc thống kê, theo dõi, quản lý lượng khách và chi tiêu đối với du lịch trong và ngoài nước theo chuẩn quốc tế để có tư liệu chính xác cho nghiên cứu, phân tích phát triển du lịch; 4) Đẩy mạnh thanh tra, giám sát nhằm duy trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và 5) Phân cấp quản lý du lịch theo hướng bảo đảm được vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước chuyên ngành và tạo môi trường để phát huy tính chủ động sáng tạo của địa phương và doanh nghiệp. Thứ năm: Hợp tác quốc tế về du lịch, trong đó: 1) Triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định song phương, đa phương đã ký kết về du lịch; với các nước phát triển du lịch để có thể tạo ảnh hưởng trên phạm vi quốc tế, trên cơ sở đó bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp lữ hành du lịch Việt Nam. Cũng với mục đích đó, cần đẩy mạnh sự tham gia của Việt Nam vào các tổ chức quốc tế và khu vực như ASEAN, APEC, WTO và tham gia của Du lịch Việt Nam trong UNWTO, PATA, ASEANTA; 2) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch với các nước, các tổ chức quốc tế, đặc biệt chú trọng liên doanh, liên kết về du lịch với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cấu thành chuỗi giá trị của sản phẩm lữ hành như các hãng LCA nước ngoài, các khách sạn, nhà hàng; và 3) Tranh thủ sự hỗ trợ của các doanh nghiệp ở các nước để nâng cao hình ảnh và vị thế của du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đẩy thu hút đầu tư vào du lịch của Việt Nam, học tập và tiếp thu kinh nghiệm quản lý và phát triển du lịch của các nước thành công trong phát triển du lịch. Thúc đẩy hợp tác, kêu gọi sự tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế cho các dự án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, tài trợ cho các dự án bảo vệ môi trường du lịch. Tăng cường hợp tác du lịch với các nước láng giềng, đặc biệt là với Lào và Campuchia để thúc đẩy phát triển du lịch đường bộ qua biên giới, thúc đẩy hình thành các tour du lịch liên quốc gia hấp dẫn khách du lịch. 3.2.2. Nhóm chính sách, giải pháp vi mô tác động vào các doanh nghiệp tham gia liên kết Ta biết rằng liên kết, liên doanh là một quá trình phát triển tự nhiên của doanh nghiệp do yêu cầu của phân công chuyên môn hóa sản xuất dưới tác động phát triển của sức sản xuất và sức ép cạnh tranh trên thị trường qui định. Để quá trình liên kết kinh doanh diễn ra thuận lợi, thì sức sản xuất của doanh nghiệp phát triển đến trình độ nhất định đòi hỏi phải liên kết, liên doanh mới mở đường cho sức sản xuất của doanh nghiệp tiếp tục phát triển. Mặt khác, các doanh nghiệp tham gia liên kết phải đạt trình độ phát triển tương đồng nhau thì liên kết kinh doanh mới thành công. 3.2.2.1. Chính sách, giải pháp đối với các hãng hàng không giá rẻ Thứ nhất, xây dựng đề án thành lập các hãng LCA theo hướng không chỉ tạo điều kiện cho hãng ra đời ở mức vốn pháp định, mà còn bảo đảm hãng tiếp tục tồn tại ổn định và phát triển trong tương lai. Muốn vậy cần phải: 1) Xã hội hóa việc huy động các nguồn vốn, tạo điều kiện để mọi thành phần có thể tham gia góp vốn; 2) Thu hút nguồn đầu tư trực tiếp từ các tổ chức và cá nhân nước ngoài; 3) Cổ phần hóa các hãng LCA có nguồn vốn hạn hẹp để niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm thu hút và mở rộng nguồn vốn đầu tư vào mua sắm trang thiết bị có tính năng kỹ thuật - kinh tế hiện đại, tiết kiệm nguyên liệu, có sức tải lớn, phù hợp với yêu cầu của hãng LCA theo chuẩn quốc tế. Thứ hai, xây dựng bộ máy quản lý chuyên nghiệp gọn nhẹ, có hiệu quả, đặc biệt là bộ phận lập kế hoạch và xây dựng chiến lược phát triển, như hình thành mạng bay tối ưu, đội bay hiện đại có tính năng kinh tế, kỹ thuật tiết kiệm và hiệu quả. Ngoài ra, cần xúc tiến liên kết, trước hết là liên kết với các doanh nghiệp du lịch thực hiện tiếp thị và hạch toán chi phí nhằm bảo đảm cho hãng LCA tồn tại, phát triển ổn định và có lãi trong điều kiện cạnh tranh của thị trường kinh tế hội nhập. Thứ ba, có kế hoạch và đề án đào tạo người lái, thợ máy, tiếp viên người bản địa theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại: 1) Đối với người lái cần tuyển chọn những người trẻ tuổi, có đủ sức khỏe và trình độ học vấn, gửi đến các trung tâm và cơ sở chuyên nghiệp có uy tín để đào tạo theo hướng hiện đại, đa năng khi cần có thể chuyển loại dễ dàng; 2) Đối với thợ máy và kỹ thuật, chuyên gia cần thu hút người giỏi từ nước ngoài kết hợp với gửi người đi đào tạo tại các trường kỹ thuật hàng không có uy tín trong và ngoài nước, ưu tiên đào tạo tại các các cơ sở trong nước để giảm chi phí; và 3) Đối với tiếp viên hàng không cần tuyển chọn những người đủ chuẩn qui định của nghề nghiệp và đào tạo theo hướng đa năng đảm nhận được nhiều nhiệm vụ trên không như: tiếp viên, an ninh, hướng dẫn viên du lịch để có thể đảm nhiệm được các vị trí khác nhau với các mục tiêu tiết giảm chi phí và tăng được lợi ích cho nhân viên thông qua tăng lương thưởng do đảm trách đa năng. Thứ tư, sản xuất và cung cấp các LCAS có chất lượng cao cho hành khách đặc biệt là khách du lịch: 1) Để tăng chất lượng dịch vụ cần xây dựng chế độ và tổ chức đánh giá, chất lượng LCAS thông qua thường xuyên tham khảo ý kiến đánh giá của khách hàng; phân tích nhu cầu của khách hàng trên cả ba cấp độ: phần cốt lõi của dịch vụ, phần cụ thể của dịch vụ và phần dịch vụ bổ sung; 2) Có biện pháp khả thi để khắc phục tình trạng chậm chuyến, hủy chuyến, mạng đường bay còn giản đơn; 3) Phải có kế hoạch và tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh và an toàn cao nhất cho hành khách. 4) Các tiếp viên không chỉ có chuyên môn giỏi để thực hiện các nghiệp vụ trên không, giới thiệu và quảng bá về hoạt động của LCA, mà còn cần cả nghiệp vụ hướng dẫn về du lịch cho du khách; và 5) Xây dựng văn hóa và truyền thống phục vụ của hãng trên cơ sở kết hợp giữa tác phong phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại với truyền thống ân cần, thân thiện, chu đáo của dân tộc Việt Nam. Thứ năm, tạo lập thị trường và thực hiện các biện pháp cạnh tranh lành mạnh như: 1) Thực hiện các biện pháp quảng bá về hình ảnh và hoạt động của hãng LCA thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả các phương tiện Marketing trực tuyến; 2) Tham gia các hội chợ, triển lãm để quảng bá về các ưu việt của hãng LCA; 3) Thực hiện liên kết, liên doanh trực tiếp với các hãng lữ hành du lịch để tạo ra sức cầu ổn định với khối lượng lớn cho hãng LCA; 4) Thường xuyên tổ chức các đợt giảm giá vé và tham gia vào kích cầu du lịch để thiết thực quảng bá về hoạt động của hãng LCA; và 5) Thực hiện cạnh tranh lành mạnh bằng cung cấp LCAS với chất lượng tốt, đảm bảo đúng giờ, giảm đến mức tối thiểu chậm chuyến, an toàn và an ninh, thực hiện đúng các mục tiêu mà tôn chỉ mục đích của hãng đã nêu ra. Thứ sáu, tiết giảm chi phí đến mức cao nhất để có thể duy trì cung cấp ổn định LCAS và an toàn cho hành khách bằng: 1) Sử dụng các loại máy bay tiết kiệm được chi phí nguyên liệu và có độ an toàn cao nhất cho hành khách, người lái và tiếp viên; 2) Sử dụng tiếp viên đa năng đảm nhận được nhiều vị trí, thực hiện được nhiều nhiệm vụ trên không và dưới mặt đất để giảm chi phí; 3) Cung cấp các dịch vụ thực ăn, đồ uống, dịch vụ giải trí, thông tin, chống nôn đại trà ở mức tối thiểu để giảm chi phí cho hành khách, song vẫn cung cấp dịch vụ cao cấp theo nhu cầu của hành khách có khả năng chi trả, để hành khách có cảm giác thoải mái trên chuyến bay; và 4) Sử dụng các dịch vụ mặt đất ở mức tiết kiệm nhất mà vẫn bảo đảm an toàn, tiện lợi cho hành khách. 3.2.2.2. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tham gia liên kết Ta biết rằng, trong chuỗi các doanh nghiệp tham gia hình thành sản phẩm của hãng lữ hành du lịch, gồm: giao thông, hải quan, thương mại, dịch vụ sức khỏe, bảo hiểm, nghỉ dưỡngthì ba chủ thể giữ vai trò quan trọng là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lữ hành, hàng không trong đó có hàng không LCA, và khu nghỉ dưỡng (cung cấp dịch vụ y tế, khách sạn, nhà hàng). Đây là lực lượng chủ yếu, quyết định thành công của quá trình liên kết và hình thức liên kết. Do đó, để đưa ra các giải pháp tăng cường tiềm lực kinh tế, kỹ thuật cho các chủ thể của du lịch tham gia liên kết, trước hết cần tập trung vào lữ hành du lịch và khu nghỉ dưỡng (resort). * Đối với các hãng lữ hành du lịch Cho đến năm 2012 cả nước có 960 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế có giấy phép [5] và khoảng gần 10.000 doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh lữ hành nội địa khoảng hơn ½ trong đó kinh doanh tự phát không phép, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí có cơ sở chỉ có vài nhân viên làm vệ tinh thu hút khách du lịch cho doanh nghiệp khác để hưởng hoa hồng đẩy giá tour tăng cao gây nhiễu loạn. Cả nước chỉ có khoảng 5 doanh nghiệp có qui mô tương đương với doanh nghiệp của các nước trong khu vực ASEAN. Để lữ hành có thể làm nòng cốt trong liên kết với các hãng LCA và các doanh nghiệp du lịch kinh doanh ở các loại hình dịch vụ khác cần phải có giải pháp tăng sức mạnh của doanh nghiệp. Ở đây cần các biện pháp cụ thể sau: Thứ nhất, đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp: 1) Tăng cường công tác quản lý bằng cách rà soát lại các doanh nghiệp đã cấp phép và kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh tự phát không phép để các doanh nghiệp phải tuân thủ qui chế du lịch, hạn chế những đối tượng kinh doanh không hiệu quả, cạnh tranh không lành mạnh; 2) Sáp nhập các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành các doanh nghiệp có qui mô lớn hơn để đưa kỹ thuật hiện đại vào tác nghiệp; 3) Loại bỏ các doanh nghiệp không phép bằng cách đưa họ vào hợp doanh với các doanh nghiệp lớn, nếu họ có tiềm lực về vốn và nhân sự và cấm hẳn các loại doanh nghiệp nhỏ kinh doanh tự phát, thiếu lành mạnh, thậm chí lừa đảo du khách; 4) Nâng cao vốn pháp định để thúc đẩy các doanh nghiệp tự giác liên kết, liên doanh với nhau để giảm bớt số lượng doanh nghiệp lữ hành và tăng sức mạnh có thể vươn ra thị trường du lịch vùng và quốc tế; và 5) Đối với các doanh nghiệp nhà nước cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp lại các doanh nghiệp theo hướng cổ phần hóa, bán khoán, cho thuê, sáp nhập, giải thể và cho phá sản các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, lỗ triền miên, theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 3 (khóa IX) để bảo đảm chúng tồn tại phát triển ổn định và làm ăn hiệu quả. Thứ hai, đầu tư trang thiết bị hiện đại để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và giảm được chi phí, đặc biệt là các thiết bị thông tin liên lạc hiện đại kết nối toàn cầu và kết nối liên ngành với hãng LCA, ngân hàng, khu nghỉ dưỡng Thứ ba, thành lập công ty chuyên cung cấp hướng dẫn nhân viên cho các doanh nghiệp lữ hành. Khi có nhu cầu, công ty du lịch chỉ cần ký hợp đồng có những ràng buộc rõ ràng với nhà cung cấp hướng dẫn viên. Giải pháp này cho phép các doanh nghiệp kinh doanh du lịch không phải lo trả lương cho hướng dẫn viên trong mùa ít khách còn công ty chung chuyên cung cấp hướng dẫn viên có điều kiện quản lý, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho hướng dẫn viên và bản thân hướng dẫn viên ổn định và an tâm (phần lớn hướng dẫn viên chỉ ký hợp đồng công việc theo từng tour, nên cuộc sống và nghề nghiệp khá bấp bênh). Tuy nhiên, để chuyên nghiệp hóa dịch vụ cung ứng hướng dẫn viên theo nhu cầu thời vụ của doanh nghiệp lữ hành cần phải thông qua kiểm tra, cấp thẻ, đổi thẻ cho hướng dẫn viên để bảo đảm tính chuyên nghiệp đồng thời cần có sự quản lý và hỗ trợ của cơ quan nhà nước quản lý du lịch về mọi mặt: thuế, trợ cấp và chuyên gia Thứ tư, tăng cường giám sát hoạt động lữ hành du lịch, bởi lẽ du lịch là hoạt động mang tính xã hội hóa rất cao, với sản phẩm du lịch kém chất lượng sẽ tác động xấu đến ngành và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác. Do đó cần thường xuyên kiểm tra hoạt động và chất lượng sản phẩm, cung cách phục vụ của tất cả các đơn vị liên quan đến hoạt động du lịch trên thị trường. * Đối với các khu nghỉ dưỡng (resort) và các cơ sở lưu trú của khách du lịch Để các khu nghỉ dưỡng và các cơ sở lưu trữ đạt chất lượng quốc tế và khu vực cần có các giải pháp sau: Thứ nhất, tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút những dự án tầm cỡ vào phát triển các điểm, khu, thành phố du lịch lớn, trong đó xây dựng các cơ sở hạ tầng hiện đại như: sân bay, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí hiện đại kết hợp với gìn giữ cảnh quan tài nguyên tự nhiên và nhân tạo truyền thống. Đảm bảo cho du khách có nơi nghỉ dưỡng chữa bệnh, vui chơi, hội nghị dài ngày như các quốc gia trong khu vực. Thứ hai, kết hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp nghiệp vụ nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú và nghỉ dưỡng cho du lịch: 1) Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho các giám đốc khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng, đặc biệt là giám đốc ở các khu vực miền núi, vùng sâu, xa có khu du lịch và đồng bằng sông Cửu Long; Củng cố các trường hiện có và phát triển các trường đào tạo các chuyên gia và nhân viển đảm nhận các chức năng trong khách sạn như buồng, bàn, bếp, tiếp thị có chuyên môn sâu hiện đại ngang tầm quốc tế; 2) Tập huấn về nghiệp vụ bảo vệ môi trường ở các khu nghỉ dưỡng, lưu trú; 3) Tập huấn nghiệp vụ bảo vệ du khách và làm sạch môi trường xã hội ở nơi có khu nghỉ dưỡng, lưu trú của du khách; và 4) Tạo ra các điểm lễ hội vui chơi, giải trí lành mạnh cho du khách. 3.2.3. Chính sách, giải pháp liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế Liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và hãng LCA cần tập trung những vấn đề cơ bản sau: 1) Sự kết hợp giữa du lịch và hàng không, trong đó có kết hợp giữa hãng LCA - lữ hành và khu nghỉ dưỡng du lịch chưa chặt chẽ, không đạt được hiệu quả dẫn đến khó khăn và tổn thất không đáng có cho cả hai phía; và 2) Liên kết Tourism - LCA là con đường, phương pháp giúp cả hai ngành cùng phát triển ổn định và trở thành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, việc liên kết Tourism – LCA cần phải có chương trình, kế hoạch cụ thể và phải được điều hành bằng một cơ chế có hiệu lực và thiết chế gọn nhẹ có hiệu quả do các bộ chuyên ngành đứng ra tổ chức, hỗ trợ bằng các chính sách ưu đãi thiết thực, cụ thể: - Tăng cường khả năng hội nhập và năng lực cạnh tranh quốc tế, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, an toàn, hiệu quả, văn minh, lịch sự và khẳng định thương hiệu. - Nâng cao hiệu quả công tác liên kết trong quá trình phát triển, tăng cường phát huy năng lực phục vụ của các công trình giao thông, góp phần bảo đảm cho phát triển du lịch bền vững, nâng cao chất lượng hưởng thụ của nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội. - Phối hợp giải quyết, khắc phục những khó khăn, hạn chế cản trở hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Trên cơ sở đó có thể đưa ra các giải pháp với các biện pháp cụ thể sau: 3.2.3.1. Xây dựng cơ chế liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế Thứ nhất, hình thành thể chế phối hợp, hợp tác, liên kết giữa hai Bộ Giao thông Vận tải và Văn hoá Thể thao và Du lịch thông qua: 1) Phối hợp giữa các cơ quan chức năng liên quan đến các chủ thể tham gia liên kết, bổ sung, sửa đổi, xây dựng mới để hoàn thiện các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến hợp tác giữa giao thông vận tải và du lịch, đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực hợp tác giữa Tourism – LCA ; 2) Chú trọng đến các điều khoản liên kết, hợp tác giữa LCA của các quốc gia ASEAN với Du lịch Việt Nam và hợp tác LCA Việt Nam với du lịch của các quốc gia trong vùng và quốc tế; Tạo điều kiện để hai ngành mở rộng hoạt động ra phạm vi quốc tế và có cơ sở pháp lý và điều tiết hoạt động của doanh nghiệp của các nước đến hoạt động liên kết với các chủ thể kinh tế Việt Nam trong lĩnh vực LCA và du lịch; và 3) Phối hợp giữa cơ quan chức năng của hai Bộ trong xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp du lịch và các hãng LCA khi tham gia các chương trình liên kết bằng cách giảm giá sử dụng các cơ sở hạ tầng và dịch vụ của nhau, tạo điều kiện để các chủ thể tham gia liên kết có căn cứ pháp lý rõ ràng để xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động và phát triển ổn định, giảm bớt những hệ quả xấu do biến động của thị trường tác động bất lợi tới quan hệ liên kết, đồng thời có căn cứ pháp lý để giải quyết và hòa giải nhanh các tranh chấp giữa các chủ thể tham gia liên kết một cách công bằng, đúng pháp luật. Thứ hai, hình thành các thiết chế điều hành và phối hợp khả thi các liên kết đã được ký đạt hiệu quả tối ưu nhằm đem lại lợi ích cho cả các phía tham gia liên kết bằng các bước cụ thể: 1) Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cơ quan trong khuôn khổ qui định của pháp luật và mức độ quan hệ hợp tác trong các chương trình đã được phê duyệt giữa hai Bộ để hình thành các thiết chế quản lý và điều phối tương ứng; 2) Ở cấp Bộ cần hình thành một bộ phận gọn nhẹ quản lý các chương trình liên kết gắn với các vụ chức năng. Ở cấp Tổng cục Du lịch và Cục Hàng không cần có hẳn một tổ chức quản lý, phối hợp các quá trình liên kết theo các chương trình cụ thể ở từng thời kỳ. Cơ quan này cần xác định chức năng và nhiệm vụ rõ ràng để điều phối các doanh nghiệp tham gia liên kết; và 3) Ở cấp doanh nghiệp cần có một bộ phận đặt trong phòng kế hoạch làm chức năng xây dựng các chương trình và điều hành các quá trình liên kết ở các chương trình đã có hiệu lực. 3.2.3.2. Xây dựng các chương trình thực thi liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế Ta biết rằng, LCA chỉ tham gia vào khâu đầu và khâu cuối của sản phẩm lữ hành du lịch, làm nhiệm vụ đưa khách du lịch từ nơi tập trung của hãng lữ hành về các điểm đến du lịch, khi kết thúc một sản phẩm nghỉ dưỡng, tham quan, hội nghị, có trách nhiệm đưa khách du lịch khứ hồi về điểm xuất phát. Do đó, chủ thể đứng ra xây dựng các chương trình hợp tác liên kết giữa hai chủ thể này phải là các hãng lữ hành du lịch. Trường hợp đặc biệt, không có chương trình hợp tác của các hãng lữ hành du lịch, các hãng LCA cần hành khách để khắc phục các chuyến bay không tải, giảm chi phí có thể các hãng LCA chủ động liên kết với các khu nghỉ dưỡng để giảm giá cho các du khách tự do thì họ chủ động xây dựng các chương trình liên kết. Tuy nhiên, các chương trình liên kết này không đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội tối ưu, phần thiệt thòi chủ yếu du khách phải gánh chịu. Do đó chương trình liên kết đạt hiệu quả kinh tế - xã hội tích cực thường do các hãng lữ hành du lịch xây dựng. Thứ nhất, chương trình liên kết cần có các bước sau: 1) Căn cứ vào những xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và quốc tế, những điều tra, khảo sát về cầu du lịch của quốc gia và quốc tế để xây dựng chương trình liên kết với các điểm du lịch của quốc gia và quốc tế đã được ký kết và chương trình kích cầu du lịch quốc gia để xây dựng chương trình liên kết với các hãng LCA; 2) Các hãng LCA căn cứ vào nhu cầu chuyên chở hành khách của mình ở từng thời kỳ, đặc biệt là thời kỳ có các chương trình kích cầu du lịch, để xác định số lượng ghế và giá cho mỗi đường bay ở một thời điểm xác định. Trừ trường hợp hãng LCA giảm giá để quảng bá thương hiệu, còn giá cả cho mỗi ghế trên máy bay (một lượt hoặc khứ hồi) phải xây dựng trên nguyên tắc bù đắp được chi phí và có lợi nhuận hợp lý. Thông thường bằng 60 - 70% giá vé hiện hành của các hãng hàng không truyền thống; 3) Trước khi thực hiện các hợp đồng cần điểu chỉnh lại số lượng và giá cả của LCAS đựa trên điều kiện và hoàn cảnh, khả năng cụ thể của các bên tham gia ký kết hợp đồng theo nguyên tắc đã thỏa thuận và tính đến hoàn cảnh cụ thể của các bên để đảm bảo cho cả hai đều có lợi ích hợp lý nhằm duy trì quan hệ liên kết lâu dài; và 4) Khi kết thúc một chương trình liên kết bằng một hay một số hợp đồng cần phải rút kinh nghiệm và đánh giá cụ thể về kết quả, hạn chế để có biện pháp phát huy và khắc phục các hạn chế nhằm duy trì quá trình liên kết lâu dài. Thứ hai, đối với các chương trình liên kết với các hãng LCA và các doanh nghiệp du lịch nước ngoài cần lưu ý thêm các biện pháp bổ sung sau: 1) Phải tiến hành khảo sát cụ thể từng tour tại các điểm đến du lịch ở nước ngoài để thông tin cụ thể cho du khách biết khi họ đặt chỗ đăng ký tour; 2) Phải ký kết các hợp đồng liên kết pháp lý với các đối tác nước ngoài trong đó xác định rõ trách nhiệm cụ thể của họ đối với từng dịch vụ được cung cấp trong chuỗi giá trị cấu thành sản phẩm của tour để tránh xảy ra các thua lỗ không đáng có khi xảy ra các tranh chấp pháp lý; và 3) Cần chuẩn bị chu đáo cả tinh thần và vật chất cho du khách, đặc biệt chuẩn bị các hướng dẫn viên du lịch thông thạo thổ ngữ để bảo đảm thỏa mãn đầy đủ các dịch vụ đã cam kết với du khách khi thực hiện tour ở nước ngoài. 3.2.3.3. Phối hợp, liên kết giữa Du lịch – Hàng không giá rẻ trong phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế Trong hội nhập kinh tế quốc tế thì liên kết và hợp tác phát triển giữa hai ngành hàng không và du lịch giữ vị trí quan trọng, Tăng cường khảo sát mở đường bay nối các địa bàn du lịch trọng điểm trong nước với các thị trường khu vực và quốc tế, tăng tần suất hoạt động của các sân bay vào các thời kỳ cao điểm và sự kiện du lịch, thúc đẩy các dự án, nâng cấp, cải tạo và xây mới các sân bay, nhà ga theo qui hoạch đã được phê duyệt; nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cảng hàng không, tạo điều kiện phát triển loại hình vận chuyển khách du lịch theo đường không bằng hình thức thuê nguyên chuyến, có chính sách khuyến khích đối với các dịch vụ bay thuê phục vụ khách du lịch bằng trực thăng, khinh khí cầu, tăng cường phối hợp giữa các hãng hàng không và doanh nghiệp du lịch trong công tác quảng bá, xúc tiến thị trường. Để nâng cao hiệu quả hợp tác Tourism – LCA trong hội nhập kinh tế quốc tế có thể nêu ra các biện pháp cụ thể sau: Thứ nhất, vào thời kỳ cao điểm của mùa du lịch, các hãng LCA cần tăng cường tần suất bay và mở thêm các đường đến các điểm du lịch trọng điểm, đặc biệt là các điểm đến du lịch biển đảo như Phú Quốc, Côn Đảo, Nha Trang, Hạ Longcũng như ở các vùng cao Tây Nguyên, Tây Bắc. Trong đó có các chương trình kích cầu, giảm giá vé để những người có thu nhập trung bình hoặc thấp như những người hưu trí, học sinh, sinh viên có thể đi du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, trải nghiệm tại các vùng cảnh đẹp tự nhiên của Tổ quốc. Thứ hai, phối hợp giữa hai Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch xây dựng và ban hành các chính sách thông thoáng kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước cũng như các doanh nghiệp trong hai ngành đầu tư vào nhau xây dựng các cơ sở hạ tầng cho hàng không và du lịch, hình thành các trung tâm du lịch và thành phố du lịch lớn của quốc gia. Thứ ba, phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho cả cán bộ lãnh đạo, nhân viên phục vụ và người lái, nhà quản lý và điều hành của hai ngành, đặc biệt kiến thức về liên kết liên doanh giữa hai bộ phận LCA - lữ hành du lịch. KẾT LUẬN Liên kết giữa du lịch và hàng không, đặc biệt liên kết giữa du lịch và hàng không giá rẻ, trong thời đại bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ giữa các nền kinh tế có trình độ phát triển khác nhau là một khách quan bắt nguồn từ sự vận động và phát triển nội tại của chính bản thân hai ngành kinh tế mũi nhọn này. Vai trò và tác động to lớn của liên kết kinh tế này trong sự phát triển bền vững của các nền kinh tế đang phát triển, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc xây dựng ngành du lịch - ngành công nghiệp xanh không khói như nước ta là vô cùng to lớn. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các hãng LCA nước ta chưa lâu, các hãng LCA tư nhân đang gặp nhiều khó khăn và thất bại, nhiều hãng phải dừng bay hoặc tạm ngừng bay do thiếu nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, ở Việt Nam chưa tìm ra được mô hình và cơ chế liên kết du lịch – hàng không giá rẻ có hiệu quả để duy trì hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh mới mẻ này phát triển bền vững, ổn định và có hiệu quả. Nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về liên kết phát triển giữa Du lịch và Hàng không giá rẻ đã được các nhà nghiên cứu đi trước để lại, những vấn đề lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu nhưng chưa có điều kiện phân tích đầy đủ, những vấn đề chưa được nghiên cứu về mặt lý luận và minh chứng bằng thực tiễn. Luận án đã phân tích, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và khu vực trong liên kết du lịch và hàng không giá rẻ, chỉ rõ vai trò của liên kết này trong phát triển của chính bản thân ngành hàng không và du lịch, đồng thời luận án cũng nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực có nền kinh tế tương đồng trong việc hình thành và phát triển các hình thức liên kết này. Luận án đã khảo sát hoạt động của các hãng LCA tư nhân và liên doanh, cũng như các hình thức liên kết giữa chúng với du lịch trong thực tiễn trên tất cả các mặt theo yêu cầu của luận án, từ đó chỉ ra những thành tựu và những hạn chế cần phát huy và khắc phục để hình thức liên kết này phát triển bền vững, có hiệu quả. Luận án đã chỉ ra các xu hướng, quan điểm phát triển của liên kết du lịch với hàng không giá rẻ, từ đó đưa các nhóm giải pháp khả thi để phát triển các hình thức liên kết du lịch – hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của du lịch và hàng không trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy luận án đã được hoàn thành, song do trình độ của nghiên cứu sinh còn nhiều hạn chế và bất cập cũng như sự khan hiếm các nguồn tài liệu nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam, rất mong được sự chỉ dẫn của các nhà khoa học để luận án được sửa chữa và điều chỉnh theo yêu cầu của một luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành kinh tế chính trị. KIẾN NGHỊ Để nâng cao hiệu quả kinh tế của việc liên kết du lịch và hàng không giá rẻ: Đối với Chính phủ, Quốc hội: Nhanh chóng sửa đổi Luật Du lịch Việt Nam (2005) nay đã bộc lộ nhiều bất cập và theo xu hướng mở, phù hợp với Cương lĩnh 2011 của Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế. Nâng cấp Cục Hàng không Việt Nam hiện nay thành Bộ Hàng không Dân dụng Việt Nam hoặc thành một cơ quan ngang Bộ trực thuộc Chính phủ. Ngoài việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hàng không dân dụng một cách toàn diện còn phải quản lý về giáo dục đào tạo và phát triển ngành công nghiệp hàng không, Đối với Bộ Giao thông vận tải và Cục hàng không Dân dụng Việt Nam: Nhanh chóng đầu tư , sắp xếp lại các trung tâm đào tạo phi công hiện có và xã hội hoá nguồn lực để thiết lập một trường đào tạo phi công dân dụng tại Việt Nam mang tầm Quốc gia và Khu vực để đào tạo phi công dân dụng đang ở trong tình trạng khan hiếm như hiện nay. Tạo điều kiện thuận lợi để cho các hãng hàng không tư nhân ra đời và thiết lập thể chế giám sát các hãng hàng không lớn (được Nhà nước bảo hộ) không thể dùng tiềm lực kinh tế, chính trị của mình gây khó khăn cho các hãng hàng không khác khi mới bắt đầu hoạt động. Đối với Bộ văn hoá Thể thao Du lịch và Uỷ ban nhân dân các cấp: - Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo giữa du lịch với các ngành có liên quan đến hoạt động du lịch đặc biệt với ngành hàng không giá rẻ. Cương quyết dẹp bỏ tình trạng đeo bám khách du lịch quốc tế trong việc bán hàng rong của một số bộ phận người dân. DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ: Phùng Thế Tám (2007) ‘’ Xây dựng Pacific airlines theo mô hình hàng không giá rẻ’’ Tạp chí Giáo dục lý luận Số 3 – 2007 Hà Nội. Phùng Thế Tám (2013) ‘’Liên kết du lịch với hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế’’ Việt Nam Tourism Rewiew Số 12/2013 Hà Nội. Phùng Thế Tám (2013) ‘’Đấy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác hàng không với du lịch trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam’’ Đề tài khoa học cấp trường. Mã số: NCS-2011 – 02. Thành phố Hồ Chí Minh Phùng Thế Tám (2014) ‘’Một số giải pháp liên kết du lịch với hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam’’ Tạp chí Báo cáo viên Số 01/2014. Hà Nội. Phùng Thế Tám (2014) ‘’Liên kết với du lịch thời cơ và giải pháp cho dịch vụ hàng không giá rẻ Việt Nam’’ Tạp chí hàng không Việt Nam Số kỳ 1 tháng 3/2014. Hà Nội. Phùng Thế Tám (2014) ‘’Liên kết với dịch vụ hàng không giá rẻ để phát triển du lịch ở Việt Nam thời kỳ hội nhập: Xu hướng và giải pháp’’ Tạp chí khoa học đại học Văn hiến Số 04.08/2014 Thành phố Hồ Chí Minh. Dương Cao Thái Nguyên (PGS.TS) – Chủ biên, Phùng Thế Tám và Cộng sự (2012) ‘’Thiết kế chế tạo thử nghiệm xe ô tô điện ứng dụng trong cảng hàng không, sân bay’’. Đề tài khoa học cấp Bộ. Mã số dự án: NL 112004. Thành phố Hồ Chí Minh. Chu Hoàng Hà (TS) – Chủ biên, Phùng Thế Tám và Cộng sự (2012) Giáo trình ‘’ Qui hoạch cảng hàng không - sân bay’’ Thành phố Hồ Chí Minh. Dương Cao Thái Nguyên (PGS.TS) - Chủ biên, Phùng Thế Tám và Cộng sự (2014) Giáo trình ‘’ Khai thác cảng hàng không, sân bay’’ Thành phố Hồ Chí Minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Nguyễn Tuấn Anh, 2010. Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam, Luận án Tiến sĩ. Trần Xuân Ảnh, 2011. Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị lần thứ 6 Khoá XI (trang 21) Bản tin Viện Khoa học hàng không, số 27/2007. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, 2011. Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 phương hướng nhiệm vụ năm 2012 của ngành du lịch. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông Vận tải, 2012. Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Văn hoá Thể thao Du lịch và Bộ Giao thông Vận tải ký ngày 13/11/2012 tại Hà Nội. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, 2013. Hội nghị triển khai công tác năm 2013 của Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hoá Thể thao Du lịch 04/01/2013. Chương trình giảng kinh tế Fulbright, 2004. Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004. Kinh tế du lịch, Nxb Lao động, Hà Nội. Nguyễn Thu Hạnh, 2011. Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Đề tài cấp Bộ. Hoàng Thị Lan Hương, 2011. Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ. Nguyễn Trùng Khánh, 2012. Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam, Luận án Tiến sĩ. Lê Văn Minh, 2006. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch, Đề tài cấp Bộ. C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, T23, NXB CTQG (st) H.1993 Đồng Minh Ngọc và Vương Lôi Đình, 2000. Kinh tế du lịch và du lịch học, Trung Quốc. Dương Cao Thái Nguyên, 2005. Xây dựng hãng hàng không chi phí thấp tại Việt Nam đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ. Đào Mạnh Nhương, 1996. Những khả năng tích lũy và lợi nhuận trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam, Luận án Tiến sĩ. Quốc hội, 2005. Luật du lịch Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Đỗ Cẩm Thơ, 2007. Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, Đề tài cấp Bộ. Tổng cục Du lịch Việt Nam - Cục Hàng không Việt Nam (2013), Kế hoạch hợp tác giữa Tổng cục Du lịch và Cục Hàng không Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015 ký ngày 10/4/2013. Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), 2011. Báo cáo Tổng kết công tác năm 2011 phương hướng nhiệm vụ năm 2012 của ngành du lịch. Nguyễn Văn Tuấn, 2012. Báo cáo tổng kết công tác năm 2011, phương hướng nhiệm vụ năm 2012 của ngành du lịch, 20/12/2012. WHO, 1998.‘Báo cáo hàng năm 1998’ Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Võ Thanh Thu, 1999. Kinh tế đối ngoại. Nhà xuất bản Thống kê. Võ Thanh Thu, 2005. Quan hệ kinh tế quốc tế. Nhà xuất bản Thống kê. Tổng cục Thống kê, 2009. Niên giám thống kê 2008. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. Tổng cục Thống kê, 2011. Niên giám thống kê 2010. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. Tổng cục Thống kê, 2012. Niên giám thống kê 2011. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. Trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, 2004. Kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của một số nước trong khu vực và những bài học đối với Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Trần Tiến Dũng, 2007. Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ bàng, Luận án Tiến sĩ kinh tế. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (chủ biên), 2004. Giáo trình Kinh tế Du lịch, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội. Đỗ Thanh Hoa, 2006. Nghiên cứu đề xuất đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, Đề tài cấp Bộ (Tổng cục Du lịch). Trần Văn Mậu, 2001. Tổ chức phục vụ các dịch vụ du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội. Michael E. Porter, 1996. Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật. Nguyễn Cao Trí, 2011. Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp du lịch TP. HCM đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Thủ tướng Chính phủ, 2002. Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002, phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010. Thủ tướng chính phủ, 2011. Quyết định số 2473/2011/QĐ-TTg ngày 30/12/2011, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), 2010. Dự báo “Tầm nhìn du lịch 2020”, Thông tấn xã Việt Nam. Tổng cục Du lịch Việt Nam Hội nghị triển khai công tác năm 2013 04/01/2013. Tài liệu tiếng Anh Anne Graham, đại học Westminster (Anh), Andreas Papatheodorou ở đại học The Aegean, Greece và Peter Forsyth ở đại học Monash (Australia) - “Aviation and Tourism - Implications for leisure travel”, 2008. “Low-cost Airline in the Asia Pacific Region” của An Exceptional Intra và “Regional Traffic Growth Opportunity” của Peter Harbison. Micheal Straus, 2010. Value creation in Travel Destribution. “The economic benefits of Air Transport” của IATA, ATAG. “Tourism - A new perspective” của Burn Peter và Holden Andrew. “Tourism principle and practice” của Cooper, C. Gibert. “Tourism in Developing countries” của Martin Oppermann và Kye-Sung. UNTAD, 1997. Globalization and Economic Convergence, Trade and Development report 1997. “What future for Low-cost Airline in Asia” của Richard Stirland. World Trade Organization, 9/1998. Tourism services, Council for Trade in Services. WTTC, 1995. Travel and Tourism’s Economic Perspective 1995 - 2005, WTTC: Brussels. Source: Based on UNSTAT, Recommendations on Tourism Statistics, op cit. Trang WEB: Website: Website: -gia-re-cat-canh/45/8717197.epi Website: id=12240 Website: ment -to-definition-of-qtravel-servicesq.html PHỤ LỤC Phụ lục 1: Khung phân tích Vấn đề nghiên cứu Liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam Cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác – Lênin, Quan điểm đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam Phương pháp nghiên cứu Chỉ rõ Bản chất và Tính qui luật của các quá trình kinh tế Chính sách, Giải pháp, Kết luận và Kiến nghị Quan điểm chỉ đạo Nhóm Vi mô Nhóm Vĩ mô Giải pháp liên kết Phụ lục 2: Quy trình nghiên cứu: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam Du lịch Hàng không giá rẻ Hội nhập kinh tế quốc tế Xây dựng mô hình nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng tới Liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hôị nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. Kinh nghiệm liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế ở Việt Nam. Cơ sở khoa học của nghiên cứu cccccccứu Phương pháp nghiên cứu Vấn đề đặt ra về liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH GIẢI PHÁP Liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam Quan điểm chỉ đạo Phương pháp, mục tiêu Chính sách, giải pháp Phụ lục 3: Các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh Chất lượng môi trường kinh doanh quốc gia Trình độ phát triển cụm ngành Độ tinh thông về hoạt động và chiến lược công ty Hạ tầng xã hội và thể chế chính trị Các chính sách kinh tế vĩ mô Năng lực cạnh tranh vi mô Năng lực cạnh tranh vĩ mô Các yếu tố lợi thế tự nhiên + Năng lực cạnh tranh kinh tế vĩ mô tạo ra tiềm năng để đạt mức năng suất cao, nhưng chỉ riêng các yếu tố vĩ mô thì chưa đủ. + Năng suất còn phụ thuộc vào năng lực vi mô của nền kinh tế và mức độ tinh vi của cạnh tranh trong nước. Nguồn: VCR 2010 Phụ lục 4: Chính sách lấy liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ làm trung tâm Giáo dục đào tạo lao động Các tiêu chuẩn về môi trường Liên kết Du lịch–Hàng không Giá rẻ Thu hút đầu tư Xây dựng các tiêu chuẩn cho liên kết Thông tin Hạ tầng khoa học công nghệ Cơ sở hạ tầng chuyên biệt cho HKGR Liên kết ngành Du lịch và Hàng không giá rẻ là khuôn khổ để tổ chức thực hiện các chính sách giải pháp Nguồn: Tổng hợp của tác giả Phụ lục 5: Mạng đường bay của Tiger Airways Nguồn: Tiger airways Phụ lục 6: Tính năng kỹ thuật và kinh tế của Airbus A320 Trọng lượng cất cánh tối đa 73,500 kg/ 161,700 lb Sải cánh 34.1m/ 111.8 ft Tổng chiều dài 37.6m/ 123.3 ft Chiều cao 11.8m / 38.6 ft Chiều rộng khoang hành khách 4.0 m/ 12.9 ft Diện tích cánh 122.4 sq m/ 1,318 sq ft Tốc độ bay tiết kiệm xăng trung bình 863 kph/ 466 nautical mph (kts) Độ cao tối đa khi bay 35,000 ft Sức chứa nhiên liệu tối đa 23,860 litres/ 6,300 US gallons Tầm bay khi đầy tải 4,800 km/ 2,600 nautical miles Công suất đẩy tối đa 108.89 kN/ 24,480 lb Động cơ 2 x V2500 International Aero Engines Nguồn: Cục hàng không dân dụng Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_lien_ket_du_lich_hang_khong_gia_re_trong_hoi_nhap_ki.docx
  • docxĐiểm mới của Luận án.docx
  • docxINFORMATION PAGE ON NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS.docx
  • docTóm tắt luận án.doc
  • docxTom tat Tieng anh.docx