Bất kể nhà đầu tư nào khi xem xét đầu tư vào một dự án thì đều quan tâm đến
tính khả thi và sự an toàn đối với các khoản đầu tư của mình thông qua các các biện
pháp bảo đảm đầu tư mà nước nhận đầu tư quy định, và đặc biệt đều đặt ra yêu cầu
phải được chuyển vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư, thu nhập từ hoạt động đầu tư
kinh doanh, tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư ra nước ngoài
một cách thuận tiện sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt
Nam theo quy định của pháp luật.259 Đây là nhu cầu tất yếu nhằm đảm bảo cho việc
chu chuyển vốn vì mục đích tái đầu tư hoặc mục đích khác của nhà đầu tư nước ngoài.
Ở Việt Nam, các biện pháp bảo đảm này đã xuất hiện từ Luật đầu tư nước ngoài năm
1987, tiếp tục hoàn thiện ở Luật Đầu tư nước ngoài 1996, Luật đầu tư nước ngoài năm
2000, Luật đầu tư năm 2005 và được Luật Đầu tư năm 2014 kế thừa. Ngoài ra, các quy
định về đầu tư nước ngoài, trong đó có các biện pháp bảo đảm đầu tư còn được ghi
nhận trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Sở
hữu trí tuệ, Luật Thương mại, Luật Đất đai, Pháp lệnh Ngoại hối và trong các hiệp
định song phương, đa phương về đầu tư mà Việt Nam đã kí kết và gia nhập, trong đó
Luật Đầu tư năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành là cập rõ ràng và cụ thể nhất
tới vấn đề bảo đảm đầu tư hiện nay, đặc biệt là các biện pháp bảo đảm đầu tư.
194 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 754 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Lý luận và thực tiễn bảo hộ đầu tư theo các hiệp định về đầu tư của Asean trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa hoạt động lập pháp
cũng như chất lượng của hệ thống pháp luật Việt Nam về đầu tư nói chung vào bảo hộ
đầu tư nói riêng.
163
Bên cạnh đó, tập trung nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư nước
ngoài cũng là một định hướng quan trọng trong việc thực thi chính sách bảo đảm đầu
tư của quốc gia bởi cơ quan quản lý nhà nước với tư cách là cơ quan có chức năng
thực hiện các biện pháp bảo đảm đầu tư đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt
động đầu tư. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm đầu tư, việc
nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước là yêu cầu vô cùng cấp bách. Cần
thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về bảo đảm đầu tư cho các địa phương, Bộ,
Ngành kết hợp nâng cao kỷ cương, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các Bộ,
Ngành trong quá trình thực hiện chức năng của mình; nâng cao sự hợp tác chặt chẽ
giữa các cơ quan có liên quan trên cơ sở phân định rõ quyền hạn, nhiệm vụ của mình.
4.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định trong các Hiệp
định của ASEAN về bảo hộ đầu tư của Việt Nam
4.3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ đầu tư
Thứ nhất, bổ sung những nội dung chưa được ghi nhận trong Luật Đầu tư năm
2014 của Việt Nam. So với ACIA, một số biện pháp bảo hộ đầu tư còn chưa được quy
định trong pháp luật Việt Nam. Vì thế, cần thiết phải bổ sung các biện pháp này nhằm
đảm bảo tính tương thích, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các Nhà
đầu tư ASEAN.
Cần bổ sung khái niệm bảo hộ đầu tư trong Luật Đầu tư năm 2014. Mặc dù
Luật Đầu tư năm 2014 đã tạo hành lang pháp lý, thể hiện cam kết của Nhà nước về bảo
đảm đầu tư, giúp nhà đầu tư yên tâm đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, luật cần đưa ra
định nghĩa cụ thể về “bảo đảm đầu tư” để thể hiện sự nhất quán trước khi đưa ra các
biện pháp bảo đảm đầu tư cụ thể. Thiết nghĩ, đây là căn cứ pháp lý quan trọng, làm cơ
sở để đưa ra các biện pháp đầu tư. “Bảo đảm đầu tư” cần được hiểu là những cam kết
của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài trong
quá trình thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Cần bổ sung và đề cập một cách trực tiếp các nguyên tắc bảo hộ đầu tư thay vì
quy định gián tiếp thông qua các biện bảo bảo đảm đầu tư như hiên nay. Luật Đầu tư
hiện hành cần đưa ra các nguyên tắc cụ thể trong quá trình áp dụng các biện pháp bảo
đảm đầu tư như nguyên tắc đối xử công bằng và thỏa đáng và nguyên tắc bảo hộ đầy
đủ và an ninh. Bởi lẽ, từng bước phát triển kinh tế – xã hội – chính trị của đất nước thì
các biện pháp bảo đảm đầu tư cũng có thể được sửa đổi, bổ sung; song cần có những
nguyên tắc trong việc áp dụng để bảo đảm sự công bằng và nhất quán trong chính sách
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư nước ngoài và tạo thuận lợi cho
hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư.
Về biện pháp bồi thường trong trường hợp xung đột. Cụ thể: (i) về trường hợp
bồi thường, cần quy định nghĩa vụ bồi thường của Nhà nước đối với những tổn thất,
164
thiệt hại của nhà đầu tư nước ngoài do chiến tranh, biểu tình, bạo loạn, xung đột vũ
trang gây ra; (ii) về nguyên tắc, cần quy định việc bồi thường phải nhanh chóng, kịp
thời, thoả đáng và không phân biệt đối xử, đồng thời có quy định về nguyên tắc xác
định mức bồi thường, điều mà ngay cả ACIA cũng chưa quy định.
Về biện pháp bồi thường trong trường hợp tước quyền sở hữu. Pháp luật hiện
hành nên có điều khoản đề cập trực tiếp về vấn đề tước quyền sở hữu, các trường hợp
được tước quyền sở hữu, nguyên tắc bồi thường khi tước quyền sở hữu. Trường hợp
Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư nước ngoài, pháp luật Việt
Nam cần bổ sung những văn bản hướng dẫn cụ thể về trưng mua, trưng dụng trực tiếp,
gián tiếp. Đồng thời, cần có sự điều chỉnh trong Luật trưng mua, trưng dụng tài sản
2008 để đảm bảo sự nhất quán, tương thích với Luật Đầu tư và ACIA đó là thừa nhận
việc trưng mua, trưng dụng gián tiếp tài sản của nhà đầu tư nước ngoài và nghĩa vụ bồi
thường trong trường hợp này. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cần bổ sung cam kết
việc nhà đầu tư có thể kiểm tra lại tính hợp pháp của việc trưng mua, trưng dụng tài
sản và mức bồi thường thông qua một trình tự tố tụng. Ngoài ra, cũng cần bổ sung cam
kết về việc trả lãi đối với các khoản bồi thường không đúng hạn để phù hợp với các
cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, đó là mức lãi suất được tính toán phù hợp
các quy định pháp luật có liên quan của Việt Nam.
Về quyền chuyển vốn và lợi nhuận ra khỏi nước nhận đầu tư. Pháp luật Việt
Nam cần chi tiết hơn về nội dung quyền này như cần nhấn mạnh các yêu cầu của việc
chuyển vốn và lợi nhuận (ngoại tệ tự do chuyển đổi, không hạn chế, không chậm trễ,
theo tỷ giá thị trường vào thời điểm chuyển đổi). Về các loại tài sản được chuyển ra
nước ngoài, cần chỉ rõ các khoản đầu tư nào được chuyển và thứ tự chuyển để đảm
bảo tính tương thích với quy định của ACIA.
Về các quy định hướng dẫn trong trường hợp chính sách, pháp luật của Việt
Nam có thay đổi theo chiều hướng bất lợi hơn cho nhà đầu tư còn chưa rõ ràng, cụ thể.
Vì thế, cần có văn bản hướng dẫn bổ sung thêm quy định về bảo đảm quyền kinh
doanh cho các nhà đầu tư trong trường hợp pháp luật thay đổi mà ảnh hưởng đến
quyền kinh doanh của nhà đầu tư theo hướng cho phép nhà đầu tư tiếp tục thực hiện
các dự án theo giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp khi văn bản pháp
luật mới ban hành gây bất lợi cho nhà đầu tư.
Về biện pháp thế quyền. Hiện pháp luật Việt Nam chưa ghi nhận biện pháp này
trong Luật Đầu tư năm 2014 nên cần được bổ sung trong thời gian tới để hoàn thiện cơ
chế bảo hộ và tương thích với các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Về biện pháp bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài
với Nhà nước. Pháp luật hiện hành của Việt Nam không quy định rõ về phạm vi áp
dụng cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước (ISDS)
165
trong khi ACIA quy định rất rõ về phạm vi này. Thiết nghĩ, cam kết về phạm vi các
tranh chấp có thể sử dụng ISDS là rất quan trọng nên phải được quy định rõ trong pháp
luật quốc gia. Do vậy để đảm bảo tương thích với ACIA, pháp luật Việt Nam cần sớm
bổ sung vào pháp luật hiện hành về bảo đảm đầu tư.
Thứ hai, cần quy định chi tiết, cụ thể hơn các biện pháp bảo hộ đầu tư
Đối với các quy định về quyền chuyển vốn và tài sản của nhà đầu tư nước
ngoài. Mặc dù đã khá hoàn chỉnh song trên thực tiễn vẫn còn một số quy định chưa
được nội luật hoá như quy định Chính phủ có quyền ngăn cản một khoản chuyển tiền
thông qua việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn tạm thời như các quyết định cưỡng
chế thi hành và lệnh phong toả tài sản tạm thời của toà án liên quan đến phá sản, mất
khả năng thanh toán hoặc bảo vệ quyền của các chủ nợ hoặc quy định liên quan đến
phát hành, kinh doanh hoặc buôn bán các chứng khoán, hợp đồng kì hạn, các sản phẩm
tài chính phái sinh; các báo cáo hoặc chứng từ chuyển tiền; bảo đảm sự tuân thủ các
quyết định hoặc bản án trong tố tụng tư pháp hay hành chính. Do vậy, thời gian tới,
các nhà làm luật cần tính đến việc nội luật hoá các quy định mà Việt Nam đã cam kết
trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương để thuận lợi hơn khi triển khai.
Bên cạnh đó cần có sự kiểm soát chặt từ cơ quan có thẩm quyền, xác minh rõ ràng các
khoản tiền mà nhà đầu tư chuyển ra nước ngoài để tránh trường hợp lạm dụng chính
sách tự do chuyển vốn và lợi nhuận để chuyển những khoản tiền không hợp pháp ra
nước ngoài, vượt qua sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước dưới hình thức lợi
nhuận hoạt động đầu tư.
Đối với các quy định về trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư nước
ngoài để góp phần điều chỉnh thống nhất và chi tiết cơ chế, thể thức và điều kiện áp
dụng biện pháp trưng mua, trưng dụng và các vấn đề liên quan để ổn định tâm lý cho
nhà đầu tư.. Cần khẩn trương xây dựng các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể việc
thực hiện Luật Trưng mua, trưng dụng 2008. Đặc biệt là quy định hướng dẫn cụ thể
việc có áp dụng thuế thu nhập cá nhân đối với trường hợp bị trưng thu, trưng dụng hay
không cũng và những cam kết cụ thể về trách nhiệm của Nhà nước trong việc bồi
thường nếu có sai phạm. Thiết nghĩ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu
tư có tài sản bị trưng mua, trưng dụng thì không nên áp dụng thuế cá nhân hay các
khoản lệ phí đối với bên thu nhập của nhà đầu tư được Nhà nước bồi thường. Bên cạnh
đó, cần thống nhất thể thức, điều kiện và thủ tục trưng mua, trưng dụng hiện đang quy
định rải rác tại các văn bản pháp luật chuyên biệt như Luật Quốc phòng, Luật An ninh
quốc gia, Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Đê điều để tránh gây ra cách hiểu
không đúng dẫn đến mâu thuẫn trong việc triển khai thực hiện. Ngoài ra, cũng chưa có
điều khoản nào quy định chi tiết về mức lãi suất trong trường hợp chậm thanh toán khi
trưng thu, trung dụng gián tiếp để bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư. Do đó, cần bổ sung
166
các quy định chi tiết về mức lãi suất trong trường hợp chậm thanh toán cũng như về
trung thu, trung dụng gián tiếp để bảo vệ lợi ích cho các bên trong quan hệ đầu tư, và
phù hợp với các cam kết mà Việt Nam tham gia.
Đối với các quy định về bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài trong
trường hợp thay đổi chính sách, pháp luật. Luật đầu tư Việt Nam có đề cập tới cơ chế
áp dụng các biện pháp thoả đáng khi thay đổi chính sách, pháp luật mà gây bất lợi cho
nhà đầu tư nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể. Do vậy cần có văn bản dưới luật hướng
dẫn cụ thể về tiêu chí, căn cứ và cách thức để xác định biện pháp giải quyết thoả đáng
nào sẽ được áp dụng khi có sự thay đổi chính sách, pháp luật theo hướng bất lợi cho
nhà đầu tư; Thủ tục và cách thức thực hiện ra sao? Liệu nhà đầu tư nước ngoài có được
bảo lưu dự án đã cấp phép trước đó hay không? Hay tiếp tục thực hiện các dự án theo
giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp khi văn bản pháp luật mới ban
hành gây bất lợi cho nhà đầu tư. Vì thế, cần xác định nguyên tắc chung và có văn bản
hướng dẫn bổ sung thêm quy định về bảo đảm quyền kinh doanh cho các nhà đầu tư
trong trường hợp pháp luật thay đổi mà ảnh hưởng đến quyền kinh doanh của nhà đầu
tư nước ngoài.
Về cơ chế giải quyết tranh chấp từ hoạt động đầu tư nước ngoài. Hiện nay Việt
Nam đã ký tới 66 hiệp định bảo hộ đầu tư cho nên chúng ta sẽ có thể là nguyên đơn,
hoặc bị đơn trong các tranh chấp đầu tư. Hiện nay, Trung tâm quốc tế về giải quyết
tranh chấp đầu tư (ICSID) là tổ chức hàng đầu thế giới có chức năng giải quyết tranh
chấp đầu tư quốc tế theo Công ước ICSID. Hiện đã có hơn 160 quốc gia trên toàn cầu
là thành viên của Công ước này. Mặc dù Việt Nam chưa tham gia vào Công ước
ICSID, nhưng ICSID vẫn có ảnh hưởng nhất định bởi nó cho phép sử dụng Cơ chế phụ
trợ đối với tranh chấp giữa các bên, trong đó một bên là thành viên và một bên không
không phải là thành viên Công ước ICSID. Một vụ việc giải quyết tranh chấp giữa nhà
đầu tư nước ngoài và chính phủ Việt Nam có thể áp dụng Cơ chế phụ trợ này. Tuy
nhiên, trong bối cảnh tiếp nhận đầu tư quốc tế ngày càng tăng như hiện nay, Việt Nam
cần cân nhắc việc gia nhập Công ước Washington về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa
nhà nước và công dân của nhà nước khác để tạo sự tin tưởng cho Nhà đầu tư nước
ngoài khi bỏ vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam
4.3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thực thi các quy
định pháp luật Việt Nam về bảo hộ đầu tư
Bên cạnh việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ đầu
tư, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, đặc biệt là đội ngũ áp dụng các quy
định của pháp luật về bảo hộ đầu tư để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa nhà đầu tư
nước ngoài với Nhà nước khi thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam là vô cùng quan
trọng, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của Việt Nam. Để bảo đảm chất
167
lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong
các lĩnh vực đầu tư nước ngoài phải được tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đánh giá và đào
tạo một cách khoa học và hiệu quả. Vì vậy, cần thực hiện triệt để các biện pháp cụ thể
sau:
v Công tác tuyển dụng và bố trí nhân lực nói chung và nhân lực phục vụ việc thực
thi pháp luật về bảo hộ đầu tư của Việt Nam cần được tiến hành trên cơ sở hiệu quả
công việc gắn liền với các tiêu chuẩn về năng lực, trình độ và chịu trách nhiệm đến
cùng đối với kết quả công việc. Trong đó, phải bảo đảm công bằng, khách quan và
minh bạch trong tuyển dụng; thực hiện việc bố trí, sử dụng nhân sự theo cơ chế giao
việc, khoán việc và quy trách nhiệm đến cùng; xác định vị trí việc làm cụ thể trong các
cơ quan làm cơ sở cho việc xác định biên chế, tiền lương, tiền công và các chế độ,
chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức.
v Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cần được thực hiện thiết thực,
hiệu quả. Việc xây dựng chương trình, tài liệu, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phải
xuất phát từ nhu cầu công việc và trên cơ sở năng lực của cán bộ, công chức làm công
tác thực thi pháp luật. Đặc biệt, phải chú trọng phát triển các kỹ năng thực thi công vụ,
kỹ năng xử lý và giải quyết các vấn đề từ đòi hỏi của thực tiễn công việc và cuộc sống,
đặc biệt là các tranh chấp đầu tư quốc tế.
v Xây dựng và thực hiện chế độ đãi ngộ phù hợp với năng lực làm việc để thu hút
và sử dụng nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm và có hiệu quả. Chế độ đãi ngộ,
nhất là chế độ tiền lương và thu nhập đối với cán bộ công chức cần bảo đảm sự công
bằng, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo và trách nhiệm của cán bộ, công chức đối
với công việc được giao.
v Thường xuyên giáo dục ý thức trách nhiệm và đạo đức công vụ của cán bộ,
công chức nói chung và cán bộ công chức thực thi pháp luật về bảo hộ đầu tư nói
riêng. Xây dựng và thực thi chế tài nghiêm khắc, nghiêm trị những hành vi vi phạm
pháp luật để phòng, chống những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức công
vụ, trái với lương tâm và đạo đức xã hội trong khi thi hành công vụ; thiết lập thể chế
chặt chẽ, minh bạch, công khai nhằm ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật của
cán bộ, công chức.
Đối với cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan trực tiếp liên quan đến thực
thi các chính sách bảo hộ đầu tư như ở các Bộ, ngành, cán bộ toà án, trọng tài viên tại
các Trung tâm trọng tài... cần phải được tham gia các khóa học, khóa đào tạo chuyên
sâu về những nội dung pháp lý ACIA, bồi dưỡng kiến thức pháp luật quốc tế, pháp luật
đầu tư quốc tế và ngoại ngữ cho thẩm phán tòa kinh tế tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa
án nhân dân cấp cao, đặc biệt kĩ năng giải quyết các tranh chấp giữa nhà đầu tư với
Nhà nước và có định hướng bồi dưỡng cho đội ngũ kế cận.
168
v Nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp giữa nhà nước Việt Nam và nhà đầu tư
nước ngoài tại trọng tài quốc tế. ISDS đối với Việt Nam không còn là mới nhưng hiện
tại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước và chuyên gia pháp luật của Việt
Nam có thể tham gia trực tiếp giải quyết vào quá trình này rất ít. Do đó, trong thời gian
tới Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các tăng cường năng lực cho cơ quan đầu mối, đại
diện pháp lý cho Nhà nước về ISDS trên cơ sở quy định cơ cấu tổ chức, thẩm quyền rõ
ràng, đầy đủ để thực hiện hiệu quả việc tổ chức tham gia ISDS. Trên cơ sở tham khảo
mô hình của một số quốc gia khác như ở Hoa Kỳ là Cơ quan đại diện thương mại, ở
Canada là Bộ ngoại giao và Thương mại Quốc tế, ở Trung Quốc là Bộ Thương mại, ở
Nhật Bản là Bộ Kinh tế và Công thương làm đầu mối giải quyết tranh chấp quốc tế về
đầu tư thì ở Việt Nam, Bộ Tư pháp sẽ làm đầu mối giúp Chính phủ quản lý việc này
theo Quyết định số 04/2014/QĐ-TTg nhưng phải đẩy mạnh cơ chế phối hợp hành
động giữa các Bộ, Ngành liên quan cùng đội ngũ luật sư tranh tụng có kỹ năng đạt
chuẩn quốc tế, các chuyên gia và luật gia giàu kinh nghiêm trong lĩnh vực đầu tư để tư
vấn cho Chính phủ khi cần thiết. Đồng thời, thành lập hệ thống cơ quan phòng ngừa
tranh chấp giữa nhà nước Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài và tham gia ISDS trên
cơ sở tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật và điều
kiện làm việc cho công tác ISDS nhằm bảo đảm việc cung cấp dữ liệu phần mềm về
trọng tài quốc tế, ISDS; các án lệ, thông lệ quốc tế về ISDS; đầu tư kinh phí, nâng cấp
trang thiết bị và điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác
ISDS.
4.3.2.3. Cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư nhằm thu hút
đầu tư nước ngoài
Hệ thống pháp luật và văn bản liên quan về đầu tư nước ngoài phải minh bạch,
rõ ràng, có tính dự đoán, và tương thích với pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó, cần đơn
giản và hiện đại hóa các thủ tục hành chính liên quan đến việc quản lý hoạt động đầu
tư; thực hiện tốt việc phân cấp quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài, đặc biệt
trong việc phê duyệt dự án đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý tốt các dự án
đầu tư nước ngoài; đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với
đầu tư nước ngoài, thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết thủ tục đầu tư,
đảm bảo sự thống nhất, các quy trình, thủ tục tại các địa phương, đồng thời, phù hợp
với điều kiện cụ thể.
Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Mặc dù nó không được xếp vào
nhóm các biện pháp bảo hộ đầu tư nhưng đây là giải pháp luôn được thực hiện song
song với chính sách bảo hộ đầu tư để thu hút đầu tư nước ngoài.
4.3.2.4. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật Việt
169
Nam về bảo hộ đầu tư
Mục đích của việc ban hành các quy phạm pháp luật khuyến khích và bảo đảm
đầu tư là để tạo dựng niềm tin của các nhà đầu tư, từ đó thu hút nguồn vốn trong và
ngoài nước. Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quy định về khuyến khích và bảo
đảm đầu tư cho các nhà đầu tư, làm cho họ hiểu những quyền lợi của mình là một giải
pháp chủ động trong việc khuyến khích, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đối
với môi trường kinh doanh của Việt Nam. Theo đó, một vài kiến nghị mà Nhà nước có
thể áp dụng thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả biện pháp tuyên truyền là tổ chức
những cuộc hội thảo, toạ đàm, tham gia thảo luận, góp ý kiến cho các vấn đề liên quan
đến khuyến khích và bảo đảm đầu tư. Ngoài ra, nên tận dụng sự phát triển của công
nghệ thông tin hiện nay để lập ra các kênh thông tin, website, báo điện tử, truyền
hình,.... nhằm đưa thông tin về các biện pháp này tới các nhà đầu tư trong và ngoài
nước. Có như vậy, các nhà đầu tư sẽ không chỉ “biết” mà còn “hiểu” về các biện pháp
khuyến khích và bảo đảm đầu tư cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước
khi có quyết định đầu tư vào thị trường Việt Nam.
4.3.2.5. Gia nhập các điều ước quốc tế có liên quan
Việt Nam cần mở rộng quan hệ hợp tác, ký kết các hiệp định song phương và
đa phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia
khác trên thế giới. Với xu hướng hội nhập toàn cầu hoá thì hệ thống pháp luật của các
quốc gia cũng có sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau ở một mức độ nhất định.
Hợp tác quốc tế đã và đang tạo ra những quy tắc xử sự chung mà mỗi quốc gia nếu
không tuân theo sẽ bị bỏ lại cuộc chơi mang tính toàn cầu. Điều này buộc các quốc gia
phải mở rộng giao lưu hợp tác, tham gia xây dựng những quy tắc chung nhằm bảo đảm
quyền và lợi ích của mình. Do đó, để thúc đẩy hợp tác quốc tế và thu hút đầu tư trong
và ngoài nước, Việt Nam cần nghiên cứu, đánh giá, tổng kết về việc ký kết và thực
hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; đồng thời, tìm hiểu, lựa chọn,
tham khảo những quy định thích hợp của pháp luật quốc tế nhằm xây dựng và hoàn
thiện pháp luật trong nước.
Việt Nam cần cân nhắc về việc sớm tham gia Công ước Washington về giải
quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà nước và công dân của nhà nước khác. Bởi trong số
các cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, cơ chế của ICSID được đánh giá là cơ
chế hiệu quả và thường được sử dụng nhất. Việc áp dụng cơ chế giải quyết của Công
ước ICSID sẽ mang lại cho Nhà nước và nhà đầu tư nhiều lợi ích, ngay cả với những
trường hợp tranh chấp với quốc gia không phải là thành viên của Công ước này, nhà
đầu tư cũng có thể sử dụng cơ chế phụ trợ của ICSID để áp dụng những quy định về
giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế của Công ước, qua đó bảo vệ quyền lợi cho các
170
nhà đầu tư. Do vậy cần xúc tiến nhanh việc Việt Nam gia nhập Công ước Washington
về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà nước và Nhà đầu tư nước ngoài.
171
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
1. Trên cơ sở các quy định của ACIA, Việt Nam đã nội luật hoá và xây dựng được
một hệ thống các quy định pháp luật khá chi tiết và đầy đủ từ văn bản có giá trị pháp
lý cao nhất là Hiến pháp đến luật và các văn bản dưới luật về đầu tư nói chung và bảo
hộ đầu tư nói riêng, làm căn cứ để thực hiện các nghĩa vụ của quốc gia trong việc đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư nước ngoài và tài sản của họ. Đó là
các quy định về nguyên tắc bảo hộ, đối tượng bảo hộ và biện pháp bảo hộ trong Luật
Đầu tư năm 2014 và các văn bản khác có liên quan như Luật Dân sự, Luật Doanh
nghiệp, Luật An ninh quốc phòng, Luật trưng mua, trưng dụng tài sản
2. Từ các quy định cụ thể trong hệ thống Luật Đầu tư của Việt Nam, Luận án đưa
ra những đánh giá về thực trạng các quy định này. Trong đó tập trung đánh giá về mức
độ tương thích của pháp luật Việt Nam với ACIA và với luật đầu tư quốc tế, về mức
độ chi tiết, cụ thể của các quy định trong luật thực định làm ảnh hưởng tới hiệu quả
thực thi của pháp luật Việt Nam về bảo hộ đầu tư.
3. Đưa ra phương hướng nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của ASEAN về
bảo hộ đầu tư của Việt Nam. Trong đó tập trung vào phương hướng hoàn thiện pháp
luật Việt Nam, cụ thể là rà soát các quy định trong hệ thống pháp luật hiện hành để
đảm bảo tính tương thích với các quy định của ASEAN về bảo hộ đầu tư.
4. Trên cở sở đánh giá thực trạng các quy định về bảo hộ đầu tư của Việt Nam,
Luận án đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi các
quy định này trên thực tế, trong đó tập trung vào việc bổ sung các quy định còn thiếu
trong luật thực định sao cho tương thích với ACIA. Một số nội dung bảo hộ đầu tư của
Việt Nam còn chưa cụ thể, chặt chẽ, chồng chéo sẽ được sửa đổi, bổ sung phù hợp.
Bên cạnh đó, Luận án cũng đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng bộ máy
thực thi các quy định pháp luật về bảo hộ đầu tư của Việt Nam hiện nay nhằm thực
hiện tốt nghĩa vụ thành viên của ASEAN trong việc triển khai thực hiện các quy định
của tổ chức.
172
KẾT LUẬN CHUNG
1. Bảo hộ đầu tư có thể hiểu là những quy tắc và nguyên tắc quốc tế được xây
dựng nhằm bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài trước những hành động của quốc
gia nhận đầu tư gây thiệt hại không chính đáng đến lợi ích của nhà đầu tư. Sự phát
triển của những quy định về bảo hộ đầu tư nước ngoài gắn liền với những cuộc xung
đột giữa các công ty đa quốc gia (MNCs) với tư cách là các nhà đầu tư nước ngoài với
quốc gia nhận đầu tư. Thông qua những quy định về bảo hộ đầu tư, luật đầu tư quốc tế
không chỉ bảo vệ những lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài trước những rủi ro có thể
gặp phải trong quá trình tiến hành đầu tư tại quốc gia nhận đầu tư mà còn góp phần
đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích của nhà đầu tư với lợi ích của quốc gia sở tại.
2. Tại ASEAN, từ những quy định đầu tiên về bảo hộ đầu tư trong Hiệp định
khuyến khích và bảo hộ đầu tư (IGA) năm 1987, Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN
(ACIA) đã được ký kết năm 2009, chuyển đổi từ mô hình một hiệp định đầu tư kiểu cũ
với những nguyên tắc mơ hồ và không xác định sang một hiệp định đầu tư hiện đại ghi
nhận những quyền và nghĩa vụ cụ thể hơn. Những quy định hiện hành của ASEAN về
bảo hộ đầu tư có sự tương đồng rất lớn với những hiệp định đầu tư quốc tế khác trên
thế giới cả về nguyên tắc và biện pháp bảo hộ nhưng vẫn có những quy định thể hiện
dấu ấn riêng, xuất phát từ thực tiễn của khu vực cũng như phong cách của ASEAN.
Tuy nhiên, ACIA vẫn chưa phải là một khuôn khổ pháp lý hoàn hảo. Một số nội dung
pháp lý của ACIA vẫn cần được quy định hoặc quy định cụ thể hơn để tránh những
cách giải thích tùy tiện hoặc không thống nhất giữa các quốc gia, ảnh hưởng đến lợi
ích của nhà đầu tư như cách tiếp cận về FET; lãi suất trong trường hợp chậm thực hiện
nghĩa vụ bồi thường; nghĩa vụ “không chậm trễ” trong việc đảm bảo quyền chuyển
vốn và lợi nhuận của nhà đầu tư
3. Tại Việt Nam, những quy định về bảo hộ đầu tư được ghi nhận từ những
văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là Hiến pháp cho đến Luật đầu tư, các văn bản
hướng dẫn thi hành cũng như các hiệp định bảo hộ đầu tư khá tương thích so với
những quy định của ACIA, đặc biệt Luật Đầu tư năm 2014, với những quy định từ
Điều 9 đến Điều 14, đã góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ chế bảo hộ đầu tư theo hướng
Nhà nước cam kết thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm bảo hộ mọi loại tài sản hợp
pháp của nhà đầu tư, kể cả quyền sở hữu trí tuệ; cam kết không quốc hữu hóa, trưng
mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư một cách trực tiếp hay gián tiếp, trừ trường hợp
vì mục đích công cộng, theo thủ tục luật định và bồi thường một cách thỏa đáng, công
bằng; cho phép nhà đầu tư nước ngoài chuyển ra nước ngoài vốn, lợi nhuận và các
khoản thu nhập hợp pháp khác.
4. Bên cạnh những kết quả đạt được, pháp luật đầu tư của Việt Nam còn không
ít những điểm hạn chế như tình trạng chồng chéo và mâu thuẫn; một số khái niệm
173
chưa rõ ràng như khái niệm về đầu tư, bảo đảm đầu tư, điều kiện đầu tư đối với nhà
đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có sở hữu chi phối của nhà đầu tư nước ngoài. Cụ
thể, (i) các quy định về bảo đảm quyền chuyển vốn và tài sản của nhà đầu tư nước
ngoài tại các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã kí kết chưa
được “nội luật hoá” hoặc Việt Nam áp dụng biện pháp bảo lưu một số quy định để
chưa phải áp dụng biện pháp bảo đảm đầu tư này mà vẫn phù hợp với cam kết quốc tế;
(ii) các quy định về trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư, bồi thường tổn thất,
thiệt hại do chiến tranh, xung đột vũ trang gây ra đối với nhà đầu tư chưa có văn bản
pháp luật hướng dẫn cụ thể; (iii) vấn đề bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài
trong trường hợp thay đổi chính sách, pháp luật chưa có các quy định hướng dẫn rõ ràng,
cụ thể. Để hoàn thiện các quy định về bảo hộ đầu tư, qua đó, góp phần thu hút mạnh hơn
nữa các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các Nhà đầu tư ASEAN, Việt Nam cần phải
thực hiện thống nhất các giải pháp từ nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư nước
ngoài, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách có liên quan đến hoạt động đầu tư nước
ngoài, cải cách thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
công chức, cũng như đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo
đảm đầu tư, gia nhập vào các điều ước quốc tế có liên quan nhằm thu hút đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam.
174
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban thư ký ASEAN (2015), “Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN – Sách hướng
dẫn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư”, Ban Thư ký ASEAN, Jakarta, Indonesia
2. Trần Việt Dũng (2016), “Truất hữu tài sản của nhà đầu tư nước ngoài trong
trường hợp làm ô nhiễm môi trường”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, Trường ĐH
Luật Tp. Hồ Chí Minh, Số 5
3. Trần Việt Dũng (2014), “Trách nhiệm bồi thường đối với hành vi truất hữu tài
sản và các phương pháp định giá để bồi thường trong luật đầu tư quốc tế”, Tạp
chí Khoa học Pháp lý, Số 5 (84)
4. David Gants, Trường Đại học Azizona, Hoa Kỳ: “Một số vấn đề pháp lí phục
vụ đàm phán Hiệp định TPP” tại Hội thảo do Bộ tư pháp và USAID phối hợp
tổ chức tại Hoà Bình ngày 23 - 24/2/2012.
5. Nguyễn Trung Nam, “Thực tiễn giải quyết tranh chấp theo cơ chế ICSID tại
châu Á và bài học cho Việt Nam”
room/publication/119-icsid.html, truy cập ngày 30/5/2016.
6. Nguyễn Thị Việt Nga (2019), Bàn về chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam
đối với doanh nghiệp FDI,
chinh-sach-uu-dai-dau-tu-cua-viet-nam-doi-voi-doanh-nghiep-fdi-314739.html,
truy cập ngày 1/8/2019.
7. Phan Hồng Nguyên (2012), “Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực
đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ
ngành Luật quốc tế, Khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội.
8. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), “Rà soát pháp luật Việt
Nam với các cam kết TPP về đầu tư”, Trung tâm WTO và Hội nhập – Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xuất bản, 2015.
9. Phan Thị Thanh Thủy, “Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế - Những thách
thức đối với Chính phủ Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật.
truy cập ngày 30/5/2017.
10. Nguyễn Thị Thuận & Lê Minh Tiến (đồng chủ biên) (2013), Giáo trình Pháp
luật Cộng đồng ASEAN
11. Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Pháp luật về giải quyết tranh
chấp thương mại quốc tế, Nxb. Tư Pháp, Hà Nội
12. Trần Anh Tuấn (chủ nhiệm đề tài), Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu
tư nước ngoài với Nhà nước Việt Nam và đề xuất các biện pháp phòng ngừa,
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Học viện tư pháp, 2017;
13. Nguyễn Quang Tuyến (2018), Thực trạng pháp luật đât đai tại Việt Nam hiện
nay dưới góc nhìn tham chiếu với Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP) truy
cập ngày 1/5/2019;
175
14. ADB (1999), Policy Response to the Asian Financial Crisis: An Overview of
the Debate and the Next Steps, Issue May 1999, ADB Publication;
15. Collins, D. A. (2011), “Applying the Full Protection and Security Standard of
International Investment Law to Digital Assets”, Journal of World Investment
and Trade, Volume 12, No.2, pp.
225-244;
16. H.J. Abs “Proposals for Improving the Protection of Private Foreign
Investments”, In Institut International d’Etudes Bancaires, Rotterdam, 1958 as
cited by A. Sinclair op. cit. n. 2;
17. Nasser Mehsin Al-Adba (2014), “The limitation of State sovereignty in hosting
foreign investment and the role of investor – State arbitration to rebalance the
investment relationship”, A Thesis Submitted to The University of Manchester
for the Degree of PhD School of Law, England;
18.
19. Bassant El Attar, Bo – Yong Li, Didier Kessler, Miguel Burnier (2009),
“Expropriation clause in International Investment Agreeements and the
appropriate room for host States to enact regulation: A practical guide for
States and investor”, Graduate institute of international and development
Studies, Centre for Trade and Economic Integaration, Geneva, Switzerland;
20. Facundo Pérez-Aznar (2017), “Investment Protection in Exceptional Situations:
Compensation-for-Losses Clauses in IIAs”, ICSID Review - Foreign Investment
Law Journal, Volume 32, Issue 3, Fall 2017;
21. Jonathan Bonnitcha (2017), Investment Laws of ASEAN Countries: A
comparative review, International Institute for Sustainable Development
https://www.iisd.org/library/investment-laws-asean-countries-comparative-
review;
22. Eric De Brabandere (2015), “Host States' Due Diligence Obligations in
International Investmen”, Syracuse Journal of International Law and
Commerce, Vol. 42, No. 2, pp.320 – 361;
23. Marcela Lein Bronfman (2006), “Fair and Equitable treatment: An evolving
standard”, UNIB, Volume 10, pp.610 – 680;
24. Nicolette Butler (2012), “The States of international investment arbitration:
The possibility of establishing an appeal mechanism”, Submitted in accordance
with the requirements for the degree of Ph.D, The University of Leeds, School
of Law;
25.
26. Denins Camploell (Editor – 2009), International protection of foreign
investment, Yorkhpill Law Publishing, Austria;
27. Julien Chaisse, Julian Jusoh (2016), “The ASEAN comprehensive investment
agreement – The Regionalisation of laws and policy on foreign investment”,
Edward Elgar Publishing Ltd, UK;
176
28. Andrew Conrnford (2016), “Dispute Settlement in International Investment
Agreements and the Rules of an Indian Model Bilateral Investment Treaty”,
Multi – Year expert meeting on trade, service and development, Geneva, 18-
20/6;
29. Daria Davitti (2019), Investment and Human rights in armed conflict: Charting
an elusive intersection, Hart Publishing, UK;
30. Patrick Dumberry (2010), “Are BITs Representing the "New" Customary
International Law in International Investment Law?”, Penn State International
Law Review, Volume 28, Number 4;
31. European Yearbook of International Economic Law, Trade Policy between
Law, Diplomacy and Scholarship: Liber Amicorum in Memoriam, Special
Issue, Springer International Publishing, Switzerland;
32. General Assembly resolution 1803 (XVII) of 14 December 1962, "Permanent
sovereignty over natural resources"
https://www.ohchr.org/Documents/ProfessionalInterest/resources.pdf;
33.
34. George K. Foster (2012), “Recovering Protection and Security: The treaty
standard’s obscure origin, forgotten meaning and key current significance”,
Vanderbilt journal of transnational law, Volume 45, No.1, pp. 1095 – 1155;
35. Topal, M.H., & Gül, Ö.S. (2016). Ekonomik risk ile doğrudan yabancı sermaye
yatırımları arasındaki ilişki: Türkiye örneği. Gümüshane University Electronic
Journal of the Institute of Social Science,7(15);
36.
37. IMF's Statistics Department (2013), Balance of Payments and International
Investment Position Manual (BPM6), International Monetary Fund,,
Washington, D.C;
38. IMF (2000), Involving the Private Sector in the Resolution of Financial Crises -
Standstills - Preliminary Considerations, Prepared by the Policy Development
and Review and Legal Departments, 5 September 2000.
39. International Law Commission (2001), Draft articles on Responsibility of States
for Internationally Wrongful Acts, with commentaries; investment law and
arbitration: Leading cases form the ICSIS, NAFTA, Bilateral treaties and
customary international law”, Cameron May, Ltd, 17 Queen Anne’s Cannte,
London;
40.
41. Peter D. Isakoff (2013), “Defining the scope of indirect expropriation for
international investment”, GLOBAL BUSINESS LAW REVIEW, Volume 3,
No.2, pp. 189-209;
42.
177
43. Yannaca-Small, K. (2006), “Interpretation of the Chung Clause in Investment
Agreements”, OECD Working Papers on International Investment, 2006/03,
OECD Publishing;
44. Andras Lakatos (2014), A Guidebook to the ASEAN Comprehensive Investment
Agreement, European trade policy and investment support project (EU-
MUTRAP);
45. Sornarajah, M. (2010), The International Law on Foreign Investment,
Cambridge University Press, UK;
46. Bungenberg, M., “Towards a More Balanced International Investment Law
2.0?”, in Herrmann, C., Simma, B., Streinz, R. (Eds.)(2015);
47. Busse, M., & Hefeker, C. (2007). Political risk, institutions and foreign direct
investment. European Journal of Political Economy, 23(2);
48. Mahnaz Malik (2011), “The full protection and security standars comes of age:
Yet another challenge for States in investment treaty arbitration?”, Published
by the International Institute for Sustainable Development, Manitoba, Canada;
49. Pohl, J., K. Mashigo and A. Nohen (2012), “Dispute Settlement Provisions in
International Investment Agreements: A Large Sample Survey”, OECD
Working Papers on International Investment, 2012/02, OECD Publishing;
50. Donald R.Shea.Minneapolis (1955), The Calvo Clause: A Problem of Inter-
American and International Law and Diplomacy, Oxford University Press, UK,
tr. 25-30;
51. Andrew Newcombe và Lluis Paradell (2009), Law and Practice of investment
treaties, Kluner Law International, Netherlands;
52. Suzy H. Nikièma (2012), “Best Practices Indirect Expropriation” , International
Institute for Sustainable Development, Manitoba, Canada;
53. OECD, “Indirect expropriation and the right to regulate in international
investment law”, Working papers on international investment, Number 2004/4;
54. OECD (2005), International investment law: A changing landscape, Paris,
France;
55. OECD (2004), “Fair and Equitable Treatment Standard in International
Investment Law”, OECD Working Papers on International Investment,
2004/03, OECD Publishing;
56. OECD, “Draft Convention on the protection of foreign property and Resolution
of the Council of the OECD on the Draft Convention”, OECD Publication No
23081, November 1967;
57. OECD (1999), Trends in International Investment Agreements: An Overview,
New York and Genava, https://unctad.org/en/Docs/iteiit13_en.pdf, truy cập
ngày 1/5/2019;
58. Gallagher, K. P. (2010), Policy Space to Prevent and Mitigate Financial Crises
in Trade and Investment Agreements, G-24 Discussion Paper Series, No.58,
May 2010;
178
59. Krugman, P. (1994), The Myth of Asia’s Miracle, Foreign Affairs, Essay
November/December 1994 Issue 73, Vol.6;
60. Nipawan Pakittah (2015), “The ASEAN way of investment protection: an
assessment of the ASEAN comprehensive investment agreement”, PhD thesis in
School of Law, College of Social Sciences, University of Glasgow;
61. Dolzer R. (2005), FET: A Key Standard in Investment Treaties, Int’l Law.,
Vol.39;
62. Radjai, Noradele; Halonen, Laura & Kyriakou, Panagiotis A., ‘An Analysis of
the Compensation Regime Applicable to Claims Arising from Armed Conflicts
Affecting Investments in MENA’. BCDR International Arbitration Review 3,
no. 2 (2016);
63. Resolution on International Investment for Economic Development 1955
https://www.wto.org/gatt_docs/English/SULPDF/91860248.pdf;
64. Report of the 2nd WG-ACIA, 29-31 January 2008, Kuala Lumpur, Malaysia;
65. Amalur Marcos Ruiz (2016), “Dispute settlement mechanisms in international
investment agreements: Is there a new way towards the future”, Master Thesi
International Business Law LLM Tilburg University, Tilburg, Netherlands;
66. Chirstoph Schreuer (2010), “Full Protection and Security”, Journal of
International Dispute Settlement, Volume 10, pp. 1–17;
67. Stephan W.Schill (2000), International Investment Law and comparative public
Law, Oxford Scholarchip, UK;
68. Stephen M. Schwebel (2004), “Investor-State Disputes and the Development of
International Law: the Influence of Bilateral Investment Treaties on Customary
International Law”, 98 ASiL PROC;
69. Ricardo Simanjuntak, Investment protection under the comprehensive
investment protection of ASEAN including cross border insolvency to be
compliance with ACIA, ALA Workshop on Business Law, held during the ALA
general Assembly on 25-28 February 2015 at Makati Sangri- law Hotel,
Manila, Philippines. https://www.icj-cij.org/files/case-related/50/050-
19640724-JUD-01-00-EN.pdf, truy cập ngày 1/6/2019;
70. Sachet Singh and Sooraj Sharma (2013), “Investor-State Dispute Settlement
Mechanism: The Quest for a Workable Roadmap”, Merkourios, Volume 29,
No. 76, pp. 88-101;
71. Chiristian Tietje - Editor (2008), International Investment Protection and
Arbitration: Theoretical and practical perspectives, Berliner Wissenschafts
Verlag, Germany;
72. Mehmet Hanefi Topal & Özlem S. GÜL (2016), “The Effect of Country Risk
on Foreign Direct Investment: A Dynamic Panel Data Analysis for Developing
Countries”, Journal of Economics Library, Volume 3, Issue 1;
73. Barcelona Traction, Light and Power Company, Limited (Belgium v. Spain)
(New Application: 1962);
179
74. UNCTAD (2011), UNCTAD Series on Issues in International Investment
Agreements II – Scope and defination, New York and Geneva.
75. UNCTAD, (2011), Scope and Definition, UNCTAD Series on Issues in IIAs II,
New York, Geneva, UN
76. United Nations Conference on Trade and Development, “Fair and equitable
treatment”, United Nations, New York and Geneva, 2012.
77. UNCTAD (2012), FET - UNCTAD Series on Issues in International Investment
Agreements II, New York and Geneva
78. UNCTAD (2000), Transfer of Funds, New York and Geneva
79. UNCTAD “International Investment Instruments: A Compendium in United
Nations, New York, 2000, Vol. V;
80. UNCTAD (2012), Expropriation - UNCTAD Series on Issues in International
Investment Agreements II, New York and Geneva;
81. United Nation Conference on trade ang development (UNCTAD) (2000),
“Transfer of Fund”, New York and Geneva, 2000;
82. United Nation Conference on trade ang development (UNCTAD) (2012),
“Exropriation – UNCTAS series on issues in international investment
agreement II”, New York and Geneva, 2012;
83. Duncan E.W. (2001-2002), “Policy Perspectives on the Use of Capital
Controls in Emerging Market Nations: Lessons from the Asian Financial Crisis
and a Look at the International Legal Regime”, Fordham Law Review, vol.70;
84. K.J. Vandevelde, A unified theory of Fair and Equitable Treatment, New York
University Journal of International Law and Politics 47 (Fall 2010);
85. Stephen C. Vasciannie (1992), “Bilateral Investment Treaties and Civil Strife:
The AAPL/Sri Lanka Arbitration”, Netherlands International Law Review,
https://www.cambridge.org/core/journals/netherlands-international-law-
review/article/div-classtitlebilateral-investment-treaties-and-civil-strife-the-
aaplsri-lanka-arbitrationdiv/79DBD6B317DDF04E84F56A6ACD6E083E
Volume 39, Issue 3;
86. Todd Weiler (Editor) (2005), International investment law and arbitration:
Leading cases form the ICSIS, NAFTA, Bilateral treaties and customary
international law”, Cameron May, Ltd, 17 Queen Anne’s Cannte, London;
PHÁN QUYẾT CỦA CÁC CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ
87. ADC and ADC & ADMC v Hungary, ICSID/ARB/03/16, Award, October 2006
88. Amoco v. Iran, Award, 14 July 1987;
89. Ampal-Am. Isr. Corp. v. Egypt, ICSID Case No. ARB/12/11, Decision on
Liability and Heads of Loss;
90. Asian Agricultural Products Ltd (AAPL) v Republic of Sri Lanka, ICSID Case
No. ARB/87/3. Award, 27 June 1990);
91. Award Wena Hotels Ltd. v. Egypt, ICSID Case No. ARB/98/4, Award;
180
92. Bayindir v. Pakistan, Award, 27 August 2009;
93. BG Group v. Argentina, UNCITRAL, Final Award 24 Dec 2007;
94. BP v. Libya, Award, 10 October 1973, 53 ILR 297 (1979);
95. Case concerning certain German interests in Polish Upper Silesia (Germany v.
Poland), Judgment, 25 May 1926, PCIJ. Series A, No.7 (1926);
96. CME Czech Republic BV v. The Czech Republic, UNCITRAL, Partial award, 13
September 2001;
97. CME Czech Republic B.V. v. Czech Republic, award, (Mar. 14, 2003);
98. Copper Mesa Mining Corp. v. Ecuador, PCA No. 2012-2, Award;
99. Electronica Sicula SPA (ELSI) (US v Italy) Judgement, 20 July 1989, ICJ
Reports 1989;
100. Enron v. Argentina, ICSID case no.ARB/01/3, Award 22 May 2007
101. Eureko v. Poland, Partial Award, 19 August 2005;
102. Glamis Gold, Ltd. v. USA, Award, 8 June 2009;
103. ICSID Award (1991), Asian Agricultural Products Ltd. v. The Republic of Sri
Lanka, YCA 1991
104. ICSID Award (1997), American Manufacturing & Trading Inc. v Zaire, YCA
1997;
105. James and others v. United Kingdom, European Court of Human Rights,
Judgement, 21 February 1986;
106. LG&E v. Argentina, ICSID case no.ARB/02/1, Decision on Liability, 3 Oct
2006;
107. Methanex v. USA, Final Award, 3 August 2005, Part IV, Chapter D;
108. National Grid v. Argentina, Award 3 Nov 2008;
109. Noble Venture v Romania, ICSID Case No. ARB/01/11, Award, 12 October
2005;
110. OI European Grp. B.V. v. Venez., ICSID Case No. ARB/11/25;
111. Phillips Petroleum v. Iran, Award no.425-39-2, 29 June 1989;
112. Plama Consortium v Republic of Bulgaria, ICSID Case No. ARB/03/24,
Award, 27 August 2008;
113. Pope & Talbot v. Canada, Interim Award, 26 June 2000;
114. Pressos Compania Naviera S.A. and others v. Belgium, Judgement, 20
November 1995;
115. Salini v. Morocco, ICSID Case No.ARB/00/4, Decision on Jurisdiction, 23
July 2001;
116. Saluka Investment BV v Czech Republic, UNCITRAL, Partial Award, (17
March 2006);
117. SD Myers v. Canada, Partial award, 13 November 2000;
118. Sempra v. Argentina, ICSID case no. ARB/02/16, Award 28 Sept 2007
119. SGS Société Générale de Surveillance, S.A. v. Pakistan, ICSID case No
ARB/01/13, decision on Jurisdiction, 6 August 2003, 18 ICSID rev- F.I.L.J. 307
(2003);
181
120. Siag and Vecchi v. Egypt, Award, 1 June 2009;
121. Siemens v. Argentina, Award, 6 February 2007;
122. SPP v. Egypt, Award, 20 May 1992, 3 ICSID Reports 189, at 228;
123. Starrett Housing v. Iran, Interlocutory Award no.ITL 32-24-1, 19 December
1983, 4 Iran-US Claims Tribunal Reports 122;
124. Tecmed v. Mexico, Case No.ARB (AF)/00/2, Award 29 May 2003;
125. Tecnicas Medioambientales TECMED SA v United Mexican States, ICSID
Case No. ARB (AF)/00/2, Award, (29 May, 2003);
126. Texaco v.Lybia Award, 19 January 1977, ILM (1978);
127. The Factory at Chorzów (Claim for Indemnity) (The Merits), Germany v.
Poland, Permanent Court of International Justice, Judgment, 13 September
1928, 1928 P.C.I.J. (ser. A) No. 17;
128. Total v. Argentina, Decision on Liability, 27 December 2010;
129. Toto Costruzioni Generali S.p.A. v. Leb., ICSID Case No. ARB/07/12,
Award;
130. Wena Hotels Ltd. v. Egypt, ICSID Case No. ARB/98/4, Award;
131. Vivendi v. Argentina II, Award, 20 August 2007;
132. Vivendi v. Argentina, ICSID case no.ARB/03/09, Decision on Liability, 30
July 2010
133. Yaung Chi Oo v. Myanmar, ASEAN I.D. Case No.ARB/01/1, Award, 31
March 2003;
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
134. Agreement between the government of the republic of Indonesia and the
government of the Kingdom of Denmark concerning the promotion and
protection of investments.
135. Agreement between the Federal Republic of Germany and the Republic of
Indonesia concerning the Promotion and Reciprocal Protection of Investments,
136. Articles of Agreement of the International Monetary Fund, nguồn:
137. BIT U.S. Model 2004
138. BIT Brunei – Hàn Quốc (2000)
139. BIT Phần Lan – Việt Nam (2008)
140. BIT Cộng hòa Séc – Cộng hòa Moldova (1999)
141. BIT Latvia - Ấn Độ (2010);
142. Bộ luật đầu tư Omnibus
143. Convention respecting the limitation of the employment of force for the
recovery of contract debts. https://www.loc.gov/law/help/us-treaties/bevans/m-
ust000001-0607.pdf, truy cập ngày 1/6/2019
144. CETA, Phụ lục III: Thủ tục trung gian, Điều 33: Giải quyết tranh chấp;
182
145. Draft convention on the protection of foreign property
146. Dự thảo EU về ISDS, Phụ lục 1: Cơ chế trung gian, nguồn:
io/documents/2013/DB2013/Doc_I_II_III_EN.pdf;
147. Final Act of the United Nations Conference on Trade and Employment
(Havana Charter)
148. FTA Korea – US
149. FTA Panama – Đài Loan
150. Hiến pháp Việt Nam 1946
151. Hiến pháp Việt Nam 1959
152. Hiến pháp Việt Nam 1980
153. Hiến pháp Việt Nam 1992
154. Hiến pháp Việt Nam 2013
155. Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN năm 1987
156. Hiệp định về Khu vực đầu tư ASEAN năm 1998
157. Hiệp đầu tư toàn diện ASEAN năm 2009
158. Hiệp định GATT;
159. Hiệp định về khu vực đầu tư chung COMESA (2007);
160. Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc năm
2003;
161. Luật đầu tư nước ngoài năm 1987;
162. Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi, bổ sung năm 1992;
163. Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996;
164. Luật Đầu tư năm 2005;
165. Luật Đầu tư năm 2014;
166. Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008;
167. Luật An ninh quốc gia 2004;
168. Luật Đất đai 2013;
169. Luật Đầu tư Myanmar 2016;
170. Luật khuyến khích đầu tư của Lào 2016 ;
171. Luật Đầu tư nước ngoài Philippines 1991;
172. Nghị định 70/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp
lệnh ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại
hối;
173. Nghị định 118/2015/ND-CP ngày 12/11/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2014;
174. Nghị định 118/2015/ND-CP ngày 12/11/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2014;
175. Pháp lệnh ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh
ngoại hối;
176. Quy tắc trọng tài UNCITRAL;
183
177. Thông tư số 186/2010/TT-BTC ngày 18/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các tổ chức, cá nhân nước
ngoài có lợi nhuận từ việc đầu tư trực tiếp tại Việt Nam;
178. Thỏa thuận đối tác kinh tế Nhật Bản – Philippines (2016);
179. Treaty between the government of the United States of America and the
government of Republic of Rwanda concerning the encouragement and
reciprocal protection of investment;
WEBSITE
180. asean.org;
181. europa.eu;
182.
183.
184. https://investmentpolicy.unctad.org/international-investment-
agreements/countries/223/united-states-of-america;
185. https://ustr.gov/archive/assets/Trade_Sectors/Investment/Model_BIT/asset_up
load_file847_6897.pdf;
186. https://investmentpolicy.unctad.org/international-investment-
agreements/treaty-files/2542/download;
187. https://www.oecd.org/investment/internationalinvestmentagreements/WP-
2006_3.pdf;
188.
189. https://www.wto.org/english/docs_e/legal_e/havana_e.pdf;
190. https://investmentpolicy.unctad.org/investment-laws/laws/95/download/3;
191. https://investmentpolicy.unctad.org/investment-laws/laws/177/download/3;
192. https://www.oecd.org/daf/inv/internationalinvestmentagreements/39286571.p
df
193. https://www.oecd.org/daf/inv/internationalinvestmentagreements/39286571.p
df
194. https://investmentpolicy.unctad.org/international-investment-
agreements/treaty-files/5638/download;
184