Kiểm tra chất lượng website: Việc kiểm tra sẽ được tiến hành với những chỉ tiêu khắt khe về tính hiệu quả trước khi website được công bố ra cộng đồng. Các công ty cung cấp phần mềm ứng dụng và xây dựng website chuyên kiểm định website sẽ kiểm tra bố cục trình bày thông tin, số lượng, khối lượng đơn vị thông tin có phù hợp với khả năng ghi nhớ hay không?
Tư vấn và xây dựng phương pháp quảng bá website. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu sử dụng công cụ SEO để tăng sự nhận biết và thu hút khách hàng: Xác định các khách hàng mục tiêu, phân tích, lựa chọn các từ khóa phù hợp.
Tiến hành hoạt động quảng bá website: đăng ký các từ khóa quan trọng vào các công cụ tìm kiếm nổi tiếng như Google, MSN Gửi email thống báo tới các cá nhân, cộng đồng để giới thiệu về website, đăng tải các quảng cáo như logo/banner tại các website đông người ghé thăm, quảng cáo trong các tạp chí điện tử hoặc tài trợ cho một website hay một bản tin điện tử:
152 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Marketing điện tử trong các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam – Thực trạng và giải pháp vận dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eting điện tử để quảng bá quy trình sản xuất liên tục và đảm bảo của công ty mình nhằm thu hút quan tâm từ phía khách hàng. Với quy trình sản xuất được cung cấp một cách rõ ràng qua kênh marketing điện tử, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể làm bên đối tác (bên mua) thấy được sự chuyên nghiệp cũng như chất lượng có thể đạt được thông qua giới thiệu quy trình sản xuất.
* Xác định mục tiêu của hoạt động marketing điện tử, khách hàng mục tiêu và nội dung thông điệp cần truyền tải
Các mục tiêu cần được xác định cụ thể về xây dựng thương hiệu, về bán hàng hay chăm sóc khách hàng, Các khách hàng mục tiêu nước ngoài cũng cần xác định rõ họ là ai, ở đâu, đặc điểm hành vi kinh doanh của các khách hàng là nhà nhập khẩu nước ngoài. Cần xác định chính xác và đầy đủ các giá trị và lợi ích của sản phẩm xuất khẩu cần truyền tải tới khách hàng.
* Sáng tạo ý tưởng cho toàn bộ hoạt động marketing điện tử xuất khẩu
Cần xây dựng quy trình để sáng tạo, đánh giá và chọn lọc ý tưởng phù hợp dẫn dắt hoạt động marketing điện tử của doanh nghiệp xuất khẩu.
* Lập kế hoạch kênh marketing điện tử và kế hoạc hành động
Kế hoạch phương tiện/kênh marketing điện tử cần xác định rõ các kênh chính sẽ sử dụng. Kế hoạch hành động cần cụ thể về ngân sách chi cho hoạt động đó, thời gian và không gian thực hiện, cá nhân và nhóm phụ trách.
* Triển khai thực hiện kế hoạch ứng dụng marketing điện tử
Bán hàng (Quảng cáo bán hàng)
Kênh quảng cáo bán hàng qua marketing điện tử là xu hướng chung trên toàn thế giới hiện nay. Ngoài cách tiếp cận truyền thống cũ qua các khách hàng cũ, tìm kiếm qua hội trợ thì việc tìm kiếm hay quảng cáo sản phẩm qua kênh quảng cáo trên mạng xã hội, email sẽ giúp công ty phát triện được thị trường của mình rộng hơn và tốn ít công sức hơn. Các kênh mạng xã hội facebook, youtube, email marketing hay các diễn dàn về dệt may sẽ cần đầu tư nhiều để phát triển thị trường nước ngoài.
Dịch vụ sau bán
Trong kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ, khi sản phẩm hay dịch vụ đã đến với khách hàng, điều này không có nghĩa là chúng ta có thể dừng ở đó. Chiến lược chăm sóc khách hàng sau bán hay chính sách đổi trả rõ ràng sẽ mang lại uy tín cho công ty. Đồng thời đó cũng làm cho marketing truyền miệng cũng tự phát triển do khách hàng. Các công cụ marketing điện tử có thể sử dụng để truyền đạt các dịch vụ sau bán để mọi người tin tưởng và đặt niềm tin vào công ty. Đồng thời các phản hồi tốt của khách hàng cũng cần được đưa lên qua các công cụ marketing điện tử.
* Kiểm soát và đo lường hiệu quả marketing điện tử
Hầu hết các doanh nghiệp hiện vẫn chưa xây dựng và xác định các phương pháp cụ thể để đánh giá marketing điện tử và do vậy rất khó để đo lường mức độ đóng góp của nó vào hiệu quả kinh doanh chung của các doanh nghiệp cũng như đánh giá hiệu quả của bản thân chiến lược chức năng này.
Áp dụng phần mềm giúp các doanh nghiệp có thể đo lường được các khía cạnh bao gồm tài chính, khách hàng, khả năng học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo cũng như khả năng tăng trưởng, và cuối cùng là quy trình thực hiện. Dựa trên chức năng của công cụ này, doanh nghiệp có thể đánh giá không chỉ những chỉ tiêu tài chính mà cả chỉ tiêu phi tài chính, không chỉ đánh giá kết quả hiện tại mà còn hàm chứa cả sự đo lường kết quả tương lai (nghiên cứu – tăng trưởng).
3.2.5 Một số đề xuất cho các cơ quan quản lý nhà nước
Hỗ trợ về pháp lý
Mậc dù nhà nước đã có những khung pháp lý cho hoạt động marketing điện tử cũng như thương mại điện tử. Tuy nhiên, hoạt động marketing điện tử trong ngành dệt may xuất khẩu nói riêng và ngành khác nói chung cần nhiều hơn những điều luật chặt chẽ giúp các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh và công bằng với nhau. Đồng thời có điều luật hợp lý giúp doanh nghiệp có thể phát huy hết khả năng marketing điện tử của mình.
Bên canh đó, nhà nước cũng cần sửa đổi những văn bản pháp quy khác liên quan đến hoạt động thương mại điện tử và marketing điện tử như: Luật kế toán, Luật hải quan, Luật công nghệ thông tin. cần phải nhìn nhận các hoạt động về internet có liên quan tới hầu hết các mặt của đời sống kinh tế xã hội. Trong số các chính sách đã ban hành, chính sách về quản lý cung cấp thông tin điện tử, thiết lập trang tin điện tử, quản lý tên miền internet và an ninh mạng đòi hỏi sự nghiên cứu sửa đổi càng sớm càng tốt.
Hợp tác quốc tế về lĩnh vực thương mại điện tử và marketing điện tử
Trong giai đoạn hội nhập quốc tế, nhất là việc gia nhập khối AEC và chuẩn bị cho hiệp định CPTPP sắp tới. Ngoài việc tích cực tham gia học hỏi kinh nghiệm các đối tác ở nước ngoài. Thì đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận thị trường mới thông quan kênh bán hàng trực tiếp truyền thống và qua kênh internet. Do vậy, việc tích cực tham gia các khối liên minh trong khu vực cũng như trên toàn thế giới sẽ mở ra các cơ hội mới giúp các doanh nghiệp có thể ứng dụng nhiều hơn và tốt hơn khả năng marketing điện tử của mình.
Đào tạo nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là quan trọng quyết định tới sự thành công của hoạt động marketing điện tử. Thực tế cho thấy ở Việt Nam, mặc dù các doanh nghiệp đã biết về hoạt động marketing điện tử, tuy nhiên những lợi ích cũng như tài nguyên này vẫn chưa được sử dụng một cách triệt để. Vì thế, vấn đề hiện nay là phải đào tạo một đội ngũ cán bộ có chuyên môn về thương mại điện tử và marketing điện tử. Biện pháp đưa ra là đa dạng hoá các hình thức đào. Bên cạnh việc đẩy mạnh hình thức đào tạo chính quy tại các trường đại học cao đẳng nhằm tạo nguồn nhân lực trung và dài hạn, càn đẩy manh các hình thức tuyên truyền, phổ biến và đào tạo khác như sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là mạng internet để tuyên truyền phổ biến những kiến thức về thương mại điện tử cũng như về marketing điện tử
Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rằng: phát triển nguồn nhân lực là việc làm của toàn xã hội, nhà nước chỉ hỗ trợ mạnh trong giai đoạn đầu, sau đó chính các doanh nghiệp là lực lượng chủ yếu ữong việc phát triển nguồn nhân lực lâu dài cho đất nước. Vì thế, nhà nước cần có những chính sách khuyến khích chính doanh nghiệp xây dựng đội ngũ cán bộ marketing điện tử cho riêng mình. Đây là hình thức đầu tư hiệu quả đối với doanh nghiệp, bời doanh nghiệp có thể chủ động về nguồn lực của mình và có thể kiểm soát được chất lượng nguồn lực.
Xây dựng hệ thống an toàn thông tin
Hiện này, trên mạng internet có nhiều hình thức tội phạm mới xuất hiện liên quan đến xâm nhập tư liệu, bảo mật,.. .Các văn bản pháp lý hiện nay của Việt Nam đã đề cập tới loại tội phạm này và hệ thống pháp luật quốc gia cũng phần nào đáp ứng được yêu cầu của các hoạt động ứng dụng internet. So vói các nước và lãnh thổ trong khu vực, Việt Nam có đi chậm hơn trong xây dựng cơ sở pháp lý về giao dịch điện tử. Malaysia đã ban hành Luật Chữ ký số vào năm 1997, Singapore ban hành luật giao dịch điện tử vào năm 1998. Hàn Quốc có luật chữ ký điện tử vào năm 1999 và sửa đổi vào năm 2001. Thái Lan và Nhật Bản cũng đã có các văn bản pháp luật liên quan đến giao dịch điện tử vào năm 2001 (Phạm Thu Hương, 2009)
Bảo mật thông tin và an toàn trong giao dịch là vấn đề cốt yếu để triển khai các hoạt động và marketing điện tử. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì không thể phát triển hoạt động kinh doanh trực tuyến ở mức độ cao. Do vậy, xây dựng một hệ thống an toàn thông tin mạng là cần thiết để đảm bảo cho các hoạt động diễn ra giữa các chủ thể trong thương mại trực tuyến.
Với ngành xuất khẩu, luôn luôn làm việc với đối tác nước ngoài với các giao dịch lớn. Do đó, sự sai xót trong hệ thống liên quan tới mạng cần hạn chế tối đa. Việc xảy ra sai xót mang tới những hậu quả lớn về mặt kinh tế hay chính trị trong trường hợp đặc biệt.
Mặc dù đã có những văn bản cho việc cảnh báo và xử lý hành vi liên quan tới vi phạm bảo mật thông tin. Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của tội phạm công nghệ sẽ mang tới những hình thức vi phạm mới tinh vi hơn. Do vậy, hệ thống an toàn thông tin mạng cần được chính phủ quản lý chặt chẽ không ngừng cảnh báo và xây dựng hệ thống bảo vệ cật nhập liên tục các thuật toán mới nhẳm giúp ngăn chặn những hành vi vi phạm an ninh mạng trong các giao dịch của doanh nghiệp nói chung và xuất khẩu nói riêng.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với doanh nghiệp xuất khẩu
Nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng marketing điện tử, các doanh nghiệp cần có những chính sách về quỹ đầu tư phát triển hệ thống marketing điện tử và đầu tư cho nguồn nhân lực trong công ty để chủ động trong hoạt động marketing điện tử. Doanh nghiệp cần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật đủ năng lực triển khai và quản lý hệ thống kinh doanh và công nghệ mói. Đầu tư cơ sở vật chất kỳ thuật, triển khai các máy chủ Intemet, các giải pháp hệ thống máy tính, đảm bảo nhanh chóng đưa thương mại điện tử vào ứng dụng cho doanh nghiệp.
Ngoài ra các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần phát triển hệ thống marketing giới thiệu và bán hàng qua internet:
Cơ sở vật chất kĩ thuật
Để có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình kinh doanh, trước hết các nhà kinh doanh phải xây dựng một nền móng cơ sở vất chất, kỹ thuật vững chắc: Các trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, liên tục cập nhật những phần mềm, ứng dụng mới; lực lượng lao động có kiến thức và khả năng ứng dụng không học công nghệ; khuyến khích việc học hỏi từ những người có kinh nghiệm để từng bước thiết lập các cơ chế thông tin giữa các đầu mối kinh doanh qua mạng và vận hành cơ sở dữ liệu về sản phẩm trên mạng một cách tốt nhất.
Hệ thống máy tính: Các công ty nên đầu tư để có được hệ thống máy tính hiện đại, xử lý tốt các dữ liệu, thuận lợi cho việc sử dụng của toàn bộ nhân viên trong công ty, hệ thống mạng kết nối liên tục, đảm bảo uy tín, bảo mật, an ninh cao.
Website: Cơ sở quan trọng nhất để công ty có thể hoạt động kinh doanh trực tuyến sản phẩm của mình là thông qua một hệ thống website riêng do vậy vấn đề đầu tiên cần đặt ra là lập một website riêng dưới sự chỉ đạo của giám đốc, thu thập ý kiến đóng góp từ phía các nhân viên, các khách hàng, đặc biệt là bộ phận hỗ trợ và phát triển có nhiệm vụ phân tích, xác định các vấn đề chính như:
Xác định cấu trúc website: Trước hết, các nhà quản trị website cần hình dung ra bức tranh tổng thể của trang web bao gồm logo, màu sắc, nội dung sơ bộ: Một trang web của một công ty du lịch thường có các mục lớn như: Trang chủ, tour trong nước, tour nước ngoài, tour giá tốt, vé máy bay, khách sạn, thuê xe, tin tức, dịch vụ khách hàng Sau khi đã xác định hình thức tổng thể, tiếp theo sẽ là các mục con.
Ngoài ra nội dung của website cũng cần ngắn gọn, súc tích mà vẫn cung cấp đầy đủ thông tin cho người truy cập: Nghĩa là, trang web phải có sự điều hướng mang tính trực giác và cấu trúc tiện lợi, giúp khách hàng nhìn và cảm nhận, đoán biết một cách chính xác những “nút bấm” hay đường dẫn hoạt động như thế nào trước khi họ nhấp chuột.
Xác định tiêu đề, từ khoá, và mô tả nội dung trang web: Với mỗi trang web, tiêu đề chính là yếu tố quan trọng nhất. Một tiêu đề ngắn gọn, dễ nghĩ ra, dễ hiểu sẽ giúp thu hút một lượng lớn tỉ lệ người truy cập thông qua kết quả tìm kiếm và sẽ ảnh hưởng tích cực tới bộ máy tìm kiếm với từ khóa hay nhóm từ thích hợp. Vì vậy nên các nhà quản trị website nên đặt tiêu đề bao gồm từ khóa mà công ty muốn định vị cho website của mình, hay những từ khóa liên quan tới nội dung của website hoặc xuất hiện nhiều trong phần nội dung.
Làm sơ đồ website: Hiện nay chỉ một số website có sơ đồ trang web. Việc thiết kế sơ đồ trang web sẽ giúp ích cho người truy cập có một cái nhìn tổng thể về website, tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm sản phẩm. Công ty cũng nên đặt thanh công cụ điều hướng chức năng tìm kiếm, tốt nhất là phía trên tay phải, nơi mà khách hàng dễ nhìn nhất. Chức năng này sẽ giống như một hộp thoại để khách hàng nhập từ khóa vào. Chức năng tìm kiếm này cần tự động kiểm tra lỗi chính tả cho từ khóa và khi đã phát hiện ra lỗi, nó sẽ tự động đề xuất sửa lỗi. Nếu như từ khóa nhập quá chung chung, hệ thống sẽ phải tự động đề xuất cho người tìm kiếm những lựa chọn với những từ khóa cụ thể hơn.
Giữ cho website gọn nhẹ: Nếu nội dung của một trang quá dài sẽ gây cản trở trong quá trình tải nội dung, hình ảnh, videoTrong trường hợp này, các nhà quản trị nên chia nội dung của trang thành nhiều trang khác nhau nhưng vẫn giữ được tính thống nhất và mỗi trang cần được thiết lập như một ngõ vào tiềm năng từ bộ máy tìm kiếm. Để góp phần tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm, các trang link từ trang chủ chỉ nên chứa từ 350-550 từ, điều này đồng nghĩa với việc tiêu đề càng ngắn gọn càng tốt.
Nghiên cứu hành vi khách hàng: Doanh nghiệp cần theo dõi xem khách hàng sử dụng trang web của mình như thế nào và tìm hiểu yếu tố nào hấp dẫn họ, yếu tố nào gây sự nhàm chán. Doanh nghiệp cũng có thể lấy thông tin khách hàng điền vào phiếu điều tra sau khi họ đã tham khảo thông tin sản phẩm
Xây dựng, đo lường và hiệu chỉnh: Các nhà quản trị website cần phải thường xuyên kiểm tra xem website của mình có cung cấp đầy đủ thông tin cho người truy cập không? Liên tục cập nhật những xu hướng mới, từ đó đổi mới những ứng dụng để hoàn thiện bộ máy công nghệ thông tin.
Tập trung và tối ưu hóa một số bộ máy tìm kiếm: Các công ty nên thận trọng trong việc sử dụng nhiều bộ máy tìm kiếm cùng lúc, điều này có thể gây tình trạng không biết sử dụng bộ máy tìm kiếm nào của người truy cập, ngoài ra còn làm giảm thứ vị của những bộ máy tìm kiếm chính. Các nhân viên cần biết đọc xem bao nhiêu người truy cập trang web, lượng truy cập qua từng bộ máy tìm kiếm, từ đó phát triển những bộ máy có lượng người sử dụng lớn, cắt giảm những bộ máy không cần thiết.
Công việc quảng bá website cũng như sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm:
Kiểm tra chất lượng website: Việc kiểm tra sẽ được tiến hành với những chỉ tiêu khắt khe về tính hiệu quả trước khi website được công bố ra cộng đồng. Các công ty cung cấp phần mềm ứng dụng và xây dựng website chuyên kiểm định website sẽ kiểm tra bố cục trình bày thông tin, số lượng, khối lượng đơn vị thông tincó phù hợp với khả năng ghi nhớ hay không?
Tư vấn và xây dựng phương pháp quảng bá website. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu sử dụng công cụ SEO để tăng sự nhận biết và thu hút khách hàng: Xác định các khách hàng mục tiêu, phân tích, lựa chọn các từ khóa phù hợp.
Tiến hành hoạt động quảng bá website: đăng ký các từ khóa quan trọng vào các công cụ tìm kiếm nổi tiếng như Google, MSNGửi email thống báo tới các cá nhân, cộng đồng để giới thiệu về website, đăng tải các quảng cáo như logo/banner tại các website đông người ghé thăm, quảng cáo trong các tạp chí điện tử hoặc tài trợ cho một website hay một bản tin điện tử:
Đối với việc đặt banner quảng cáo cần rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn: Đầu tiên cần phác thảo sơ bộ cho chiến dịch quảng cáo. Sau đó là thiết kế banner và tìm một vị trí tốt nhất ở website chủ của công ty, tổng công ty và các nhà cung cấp sản phẩm. Các nhà quản trị web cần tập trung theo dõi hiệu quả của banner và thay đổi ngay chiến dịch quảng cáo bất kỳ lúc nào khi mà số lượng người truy cập không tăng thêm.
Quảng cáo trong các tạp chí điện tử: Trong môi trường internet, có hàng trăm nghìn website, diễn đàn đây là một cơ hội tốt cho các công ty tìm được vị trí tốt cho quảng cáo của mình. Các nhà quản trị phải xác định độc giả của các tạp chí điện tử đó phải phù hợp với thị trường mục tiêu của công ty, thường xuyên được phát hành và nội dung hữu ích, có sức hút với người đọc. Ngoài ra, cũng không nên quên vấn đề “chi phí” cho việc đặt quảng cáo này.
Tài trợ cho một website hay một bản tin điện tử: Khi trở thành nhà tài trợ cho website hoặc bản tin điện tử, logo hoặc hình ảnh đại diện của công ty lữ hành sẽ được xuất hiện thường xuyên trên website hay bản tin điện tử đó. Cần chú ý khi muốn trở thành nhà tài trợ, công ty cần xác định rõ thị trường khách hàng của website hay tạp chí điện tử có phù hợp với thị trường khách hàng của mình hay không. Bên cạnh đó, cũng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của quảng cáo với tư cách là một nhà tài trợ.
Hợp tác kinh doanh
Trên phạm vi quốc tế: Hợp tác với tất cả các đối tác trên phạm vi toàn thế giới, liên kết với các công ty nước ngoài thông qua website để mở rộng mạng lưới hoạt động rộng khắp. Tuy nhiên, không vì thế mà đầu tư không có trọng tâm, các doanh nghiệp cần tập trung nguồn lực và vốn đầu tư vào quảng cáo sản phẩm tại thị trường mục tiêu. Còn các thị trường khác cũng cần có sự quảng bá và giới thiệu nhưng ở mức độ vừa phải.
Phạm vi trong nước: Nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi những phương pháp hoạt động mà đối thủ cạnh tranh hoạt động mạnh trong lĩnh vực này để rút ra được bài học ứng dụng cho công ty mình. Duy trì, phát triển các mối quan hệ hợp tác với các đối tác cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan; giúp đỡ lẫn nhau để tạo nên những chuỗi giá trị.
3.3.2 Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước
Tiếp theo vấn đề cần giải quyết về pháp lý đã nói ở trên, hệ thống pháp lý điều chỉnh các hoạt động internet ở Việt Nam cần hoàn thiện đầy đủ hơn nữa giúp thúc đẩy marketing điện tử cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Vì thế việc tạo và hoàn thiện môi trường này thông qua quy trình sau:
Xây dựng khung pháp lý đầy đủ cho marketing điện tử cũng như hoạt động thương mại điện tử nhằm tạo ra luật hoạt động chung một cách rõ ràng và chặt chẽ. Đồng thời, nhà nước cần ban hành một số chính sách nhằm thúc đẩy nhanh hoạt động thương mại điện tử.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản luật và các nghị định hướng dẫn luật liên quan đến thương mại điện tử trong đó có marketing điện tử, nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp ứng dụng và triển khai các chiến lược marketing điện tử .
Cùng với quá trình sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp luật, cần quan tâm đến việc rà soát các văn bản đã ban hành. Tuyên truyền phổ biến lộ trình thực hiện các cam kết song phương và đa phương để các doanh nghiệp nhận dạng được những cơ hội cũng như thách thức khi xây dựng, thực thi chiến lược kinh doanh, marketing.
Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng các điều kiện thuận lợi từ các cam kết, thỏa thuận kinh tế - thương mại quốc tế đẩy mạnh ứng dụng TMĐT nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường. Ban hành và phổ cập các chính sách, biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ phục vụ hoạt động marketing điện tử, các tiêu chuẩn chung sử dụng trong marketing điện tử. Khuyến khích, hỗ trợ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng triển khai ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động ngân hàng và các loại hình dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán điện tử.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam, việc sử dụng các công cụ marketing điện tử là cần thiết với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng. Nhờ các công cụ marketing điện tử, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể dễ dàng tìm kiếm, tiếp cận và thực hiện được các giao dịch kinh doanh với các khách hàng trên các thị trường quốc tế. Nhưng thực tế, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn còn ứng dụng marketing điện tử ở mức độ sơ khai. Để ứng dụng thành công marketing điện tử, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải có nguồn lực, kiến thức và khả năng ứng dụng hiệu quả các công cụ marketing điện tử.
Nội dung của luận án đã làm rõ bản chất của marketing điện tử và các công cụ marketing điện tử phổ biến cho các doanh nghiệp xuất khẩu như: Email marketing, website marketing, quảng cáo trực tuyến, công cụ quan hệ công chúng qua sự kiện, website; công cụ bán hàng trực tuyến; sàn giao dịch B2B. Luận án cũng đã xây dựng khung lý thuyết về việc ứng dụng các công cụ marketing điện tử của các doanh nghiệp xuất khẩu phụ thuộc vào các yếu tố tác động thuộc chính doanh nghiệp như định hướng thị trường, định hướng marketing điện tử và kỳ vọng hội nhập. Sự phát triển ứng dụng marketing điện tử cũng phụ thuộc trực tiếp vào nguồn lực công nghệ, nguồn lực con người và nguồn lực kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu.
Trên cơ sở khung lý thuyết đã xác lập, luận án đã đánh giá được thực trạng ứng dụng marketing điện tử của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thời gian qua; phân tích đánh giá các yếu tố nguồn lực tác động đến ứng dụng marketing điện tử trong các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Thực tế là các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã quan tâm ứng dụng marketing điện tử những mức độ quan tâm và ứng dụng còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp cả lớn lẫn nhỏ mới chỉ sử dụng một vài công cụ marketing điện tử, việc ứng dụng các công cụ marketing điện tử cũng rất sơ khai, nguồn lực cho ứng dụng marketing điện tử còn rất hạn chế. Luận án đã đánh giá xác đáng thực trạng các nguồn lực cho ứng dụng marketing điện tử của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, tìm ra được những hạn chế yếu kém cần khắc phục.Luận án cũng đã tập trung nghiên cứu đánh giá các yếu tố tác động đến việc ứng dụng marketing điện tử của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam với 3 nhóm yếu tố chủ yếu như khung lý thuyết đã nêu và đã rút ra được những nhận định xác đáng về các yếu tố tác động này đến thực trạng ứng dụng marketing điện tử trong các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Từ tổng hợp thông tin, phân tích dữ liệu thống kê, luận án đã thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu cũng lượng hóa tìm ra các yếu tố tác động có ý nghĩa thực sự tới ứng dụng marketing điện tử cũng như kết quả kinh doanh các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Dựa trên các phát hiện hạn chế và nguyên nhân từ nghiên cứu khảo sát thực trạng ứng dụng marketing điện tử của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, trong chương 3, luận án đã dự báo xu hướng phát triển xuất khẩu của Việt Nam và hoạt động marketing điện tử tới năm 2025 và đề xuất các giải pháp giúp thúc đẩy việc ứng dụng hiệu quả marketing điện tử trongcác doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Các giải pháp tập trung vào: (1) Sử dụng hiệu quả bộ công cụ marketing điện tử; (2) Lên chiến lược marketing điện tử; (3) Nâng cao nguồn lực cho marketing điện tử (nguồn lực công nghệ; nguồn lực con người; và nguồn lực kinh doanh); (4) Phát triển quy trình ứng dụng marketing điện tử.
Luận án tiến sĩ của tác giả đã thực hiện được một số đóng góp mới như sau:
Những đóng góp mới về học thuật
- Luận án đã tổng hợp đầy đủ và chính xác nội hàm của các công cụ marketing điện tử ứng dụng trong các doanh nghiệp xuất khẩu.
- Đã xây dựng được mô hình nghiên cứu về 3 nhóm yếu tố thuộc bản thân doanh nghiệp tác động đến việcứng dụng marketing điện tửtrongcác doanh nghiệp xuất khẩu với các mối quan hệ giữa biến độc lập với biến phụ thuộc và các giả thuyết phù hợp.
Những đóng góp mới về thực tiễn
- Đã đánh giá được tương đối toàn diện thực trạng ứng dụng marketing điện tử trong các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Rút ra được những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong ứng dụng marketing điện tử trongcác doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam
- Đã đo lường được tác động của 3 nhóm yếu tố tác động đến ứng dụng marketing điện tử của các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam: Định hướng thị trường, định hướng marketing điện tử, kỳ vọng hội nhập.
- Đã đề xuất được các giải pháp thúc đẩy phát triển ứng dụng marketing điện tử của các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2025, bao gồm: Hoàn thiện bộ công cụ marketing điện tử; nguồn lực marketing điện tử; xây dựng quy trình ứng dụng marketing điện tử trong các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN
Bùi Hoàng Lân (2017), “Nghiên cứu bước đầu về nănglực Marketing điện tử tại doanh nghiệp xuất khẩu”, Tạp chí Nghiên cứu thương mại (ISSN: 0866-7853), số 27 tháng 6/2017,trang 42-46
Bùi Hoàng Lân (2017), “Thực trạng áp dụng marketing điện tử tại các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu thương mại (ISS:0866-7853), số 28 tháng 8/2017, trang 44-49
Bùi Hoàng Lân (2018), “Yếu tố ảnh hưởng đến marketing điện tử của doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, (ISSN:2615-8973), số 678 kì 1 tháng 4/2018, trang 103-105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Nguyễn Hùng Cường. (2013), ‘Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng trong marketing trực tuyến loại hình C2C tại Việt Nam’,Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.
Nguyễn Văn Hùng., Trương Anh Luân., Phan Quan Việt., Huỳnh Văn Hồng & Nguyễn Văn Bảo. (2013), ‘Thương mại điện tử’, Nhà xuất bản Kinh tế Hồ Chí Minh
Phạm Hồng Hoa. (2014). ‘Quy trình ứng dụng Internet marketing tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam’, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.
Trần Văn Hòe. (2007), Giáo trình thương mại điện tử căn bản. Nhà xuất bản trường đại học Kinh tế quốc dân.
Phạm Thu Hương. (2009), ‘Các giải pháp vận dụng marketing điện tử cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam’, Đề tà nghiên cứu cấp Bộ
Phạm Thu Hương& Nguyễn Văn Thoan. (2009), ‘Ứng dụng marketing điện tử trong kinh doanh’, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
Nguyễn Bách Khoa. (2003), ‘Giáo trình marketing thương mại’, Nhà xuất bản thống kê
Đinh Văn Thành. (2008), ‘Nghiên cứu ứng dụng marketing trực tuyến trong hoạt động thương mại của doanh nghiệp Việt Nam’, Viện nghiên cứu Thương mại
Lưu Ban Thọ & Tôn Thất Hoàng Hải. (2015), ‘Thương mại điện tử hiện đại’ , Nhà xuất bản tài chính
Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang. (2009), ‘Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh’, Nhà xuất bản thống kê
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008), ‘Phân tích dữ liệu với SPSS’, Nhà xuất bản Hồng Đức
Nguyễn Xuân Quang. (2007), ‘Giáo trình marketing thương mại’, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
VECOM. (2018), ‘Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2018’
Tiếng Anh
Ballantyne, D. (2004),‘Dialogue and its role in the development of relationship specific knowledge’, Journal of Business and Industrial Marketing, 19(2), 114–123.
Brodie, R. J., Winklhofer, H., Coviello, N. E., Johnston, W. J. (2007),‘Is e-marketing coming of age? An examination of the penetration of e-marketing and firm performance’,Journal of Interactive Marketing, 21(1), 2–21.
Chaffey, D., Smith, PR. (2013), ‘E-marketing Excellence – Planning and optimizing your digital marketing 4th edition’,Routledge.
Chaffey, D. & F. E. Ellis-Chadwick. (2012), ‘Digital Marketing: Stralegy, Implementation and Practice’, 5th edn, Harlow: Pearson, 8.
Chuang, S. H. (2016),‘Facilitating the chain of market orientation to value co-creation: The mediating role of e-marketing adoption’,Journal of Destination Marketing & Management.
Clarke, G. R. G. (2008), ‘Has the internet increased exports for firms from low and middle-income countries?’,Information Economics and Policy, 20,16–37.
Coviello, N. E., Brodie, R. J., Brookes, R. W., Palmer, R. A. (2003),‘Assessing the Role of e-marketing in Contemporary Marketing Practice,’Journal of Marketing Management, 19(7-8), 857-881
Day, G. S., Bens, K. J. (2005), ‘Capitalizing on the internet opportunity’, Journal of Business & Industrial Marketing, 20(4–5), 160–168.
El-Gohary, H., Trueman, M., Fukukawa, K. (2008),‘The Relationship between E-marketing and Performance: Towards a Conceptual Framework in a Small Business Enterprises Context,Journal of Business and Public Policy, 2(2), 10-28.
El-Gohary, H. (2010),‘E-marketing - A literature Review from a Small Businesses perspective’, International Journal of Business and Social Science, 1(1).
El-Gohary, H. (2012), ‘Factors affecting E-marketingadoption and implementation in tourism firms: An empirical investigation of Egyptian small tourism organisations’, Tourism Management,1256 – 1269
Griffith, D. A., Noble, S. M., & Chen, Q. (2006),‘The performance implications of entrepreneurial proclivity: A dynamic capabilities approach’,Journal of Retailing, 82(1), 51−62
Goldsmith, R. E., Freiden, J. B. (2004),‘Have it your way: consumer attitudes toward personalized marketing’,Marketing Intelligence & Planning, 22(2), 228-239.
Kotler, P. (2015),‘Kotler bàn về tiếp thị’, NXB Trẻ.
Kirca, A. H., Jayachandran, S., & Bearden, W. O. (2005),‘Market orientation: A metaanalytic review and assessment of its antecedents and impact on performance’,Journal of Marketing, 69(2), 24−41.
Kotler, P., Amstrong, G. (2010),‘Principle of Marketing’, Pearson.
Kotler, P., Keller, K. L. (2012), ‘Marketing Management’,Pearson, 14th edition.
Kozinets, R. V., Valck, K. D., Wojnicki, A.C., Wilner, S.J.S. (2010),‘Networked Narratives: Understanding Word-of-Mouth Marketing in Online Communities’,Journal of Marketing, 74 (2), 71-89.
Mathews, S., Bianchi, C., Perks, K.J., Healy, M., Wickramasekera, R. (2016),‘Internet marketing capabilities and international market growth’, International Business Review, 25(4), 820–830.
Nguyen, T. D., Barrett, N. J. (2006), ‘The Knowledge-Creating Role of the Internet in International Business: Evidence from Vietnam’,Journal of International Marketing, 14(2), 116-147.
Payne, A. F., Storbacka, K., & Frow, P., (2008), ‘Managing the co-creation of value’, Journal of the Academy Marketing Science, 36, 83 – 96.
Phelps, J.E., Lewis, R.., Mobilio, L., Perry, D., Raman, N. (2004),‘Viral Marketing or Electronic Word-of-Mouth Advertising: Examining Consumer Responses and Motivations to Pass Along Email,Journal of Advertising Research, 44(4).
Prasad, V.K., Ramamurthy, K., Naidu, G.M. (2001), The Influence of Internet–marketing Integration on Marketing Competencies and Export Performance,Journal of International Marketing, 9(4), 82–110.
Quelch, J. A., Klein, L. R. (1996),‘The Internet and International Marketing’, Sloan Management Review, 37(3), 60.
Ryan, D., Jones, C. (2009), ‘Understand Digital Marketing’, Kogan Page.
Shatoni, West. (2008),‘The measurement of e-marketing orientation (EMO) in business-to-business markets’,Selling and Sales Management, 39(7), 1097 – 1102.
Strauss, J., Frost, R. (2008),‘E-marketing, 5th edition. Pearson.
Virvilaitė, R., Belousova, R (2005),‘Origin and Definition of Interactive Marketing’,Engineering Economics, 41(1).
T.D.Nguyen,N.J.Barrett (2006),‘The Knowledge-Creating Role of the Internet in International Business: Evidence from Vietnam’,Journal of International Marketing, 14(2), 116-147.
Schewe, C. D & Hiam, A. (2010),‘MBA trong tầm tay, chủ đề Marketing’,NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
Rust, R. T., Moorman, C., & Dickson, P. R. (2002),‘Getting return on quality: Revenue expansion, cost reduction, or both?’,Journal of Marketing, 66(4), 7−24.
Wallis, I. (2011), ‘50 Best Business Ideas of the last 50s’, Crimson Publishing
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐIỆN TỬ CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU
Tôi là Bùi Hoàng Lân, đang làm nghiên cứu sinh trường Đại học Ngoại Thương. Nhằm đánh giá thực trạng thực hiện marketing điện tử trng các doanh nghiệp xuất khẩu, tôi tiến hành khảo sát đối về việc sử dụng marketing điện tử tại các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Để hoàn thành khảo sát này chúng tôi cần sự hỗ trợ của Ông/Bà thuộc các Công ty xuất khẩu là những người am hiểu về các hoạt động của công ty trả lời giúp những câu hỏi ở dưới đây.
Nếu Ông/Bà có bất kỳ thắc mắc gì về nghiên cứu hoặc muốn nhận được báo cáo kết quả nghiên cứu (sau khi kết thúc) xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
Ông Bùi Hoàng Lân; địa chỉ email: lanbh2008@gmail.com
Doanh nghiệp anh chị thuộc loại hình doanh nghiệp xuất khẩu nào?
Doanh nghiệp lớn Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Công ty của anh/chị luôn đầu tư cho hoạt động marketing điện tử:
Tích cực Không đầu tư nhiều
Các công cụ marketing điện tử mà doanh nghiệp anh chị hay sử dụng:
Email marketing
Kênh mạng xã hội
Sàn giao dịch B2B
Quảng cáo trên website
Chuỗi cung ứng
Khác
Mức chi phí mà công ty anh/chị đầu tư cho marketing điện tử
Dưới 5% doanh thu
Từ 5 đến 10% doanh thu
Từ 10% đến 20% doanh thu
Trên 20% doanh thu
Anh/chị đánh giá mức độ hiệu quả quả marketing điện tử trong doanh nghiệp
Không hiệu quả
Bình thường
Hiệu quả
Rất hiệu quả
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
PHỤ LỤC 2. PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
Tôi là Bùi Hoàng Lân, đang làm nghiên cứu sinh trường Đại học Ngoại Thương. Nhằm xây dựng những chính sách hỗ trợ hoạt động marketing điện tử phù hợp cho các doanh nghiệp xuất khẩu, tôi tiến hành khảo sát đối về việc sử dụng marketing điện tử tại các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Để hoàn thành khảo sát này chúng tôi cần sự hỗ trợ của Ông/Bà thuộc các Công ty xuất khẩu là những người am hiểu về các hoạt động của công ty trả lời giúp những câu hỏi ở dưới đây.
Nếu Ông/Bà có bất kỳ thắc mắc gì về nghiên cứu hoặc muốn nhận được báo cáo kết quả nghiên cứu (sau khi kết thúc) xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
Ông Bùi Hoàng Lân; địa chỉ email: lanbh2008@gmail.com
Theo anh chị năng lực marketing điện tử ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp xuất khẩu như thế nào?
Theo anh chị những năng lực marketing điện tử doanh nghiệp xuất khẩu gồm những yếu tố nào?
Những yếu tố anh chị vừa đưa ra bao gồm chi tiết những khía cạnh nào? (khái niệm, đặc điểm)
Theo anh chị những yếu tố nào ảnh hưởng tới năng lực marketing điện tử của doanh nghiệp xuất khẩu?
Những yếu tố anh chị vừa đưa ra bao gồm chi tiết những khía cạnh nào? (khái niệm, đặc điểm)
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
PHỤ LỤC 3. PHIẾU ĐIỀU TRA
Xin chào Ông/Bà.
Tôi là Bùi Hoàng Lân, đang làm nghiên cứu sinh trường Đại học Ngoại Thương. Nhằm xây dựng những chính sách hỗ trợ hoạt động marketing điện tử phù hợp cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Tôi tiến hành một khảo sát đối về việc sử dụng marketing điện tử tại các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Để hoàn thành khảo sát này chúng tôi cần sự hỗ trợ của Ông/Bà thuộc các Công ty xuất khẩu là những người am hiểu về các hoạt động của công ty trả lời giúp những câu hỏi ở dưới đây. Đây là một bảng câu hỏi lựa chọn Ông/Bà chỉ cần mất khoàng 5 – 10 phút đề hoàn thành.Mọi trả lời của Ông/Bà đều có ích cho việc xây dựng các chính sách hỗ trợ xây dựng năng lực marketing điện tử cho doanh nghiệp và không có ý kiến nào là đúng hay sai.Các thông tin về cá nhân và Công ty đều được giữ bí mật và không xuất hiện trong nghiên cứu. Nếu Ông/Bà có bất kỳ thắc mắc gì về nghiên cứu hoặc muốn nhận được báo cáo kết quả nghiên cứu (sau khi kết thúc) xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
1. Nội dung câu hỏi
Xin Ông/Bà vui lòng trả lời các câu hỏi đưới đây bằng cách khoanh tròn vào mức độ đồng ý tương ứng với các phát biểu về doanh nghiệp của Ông/Bà (điểm càng cao mức đồng ý càng cao). Trong đó:
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý
Bình thường (trung lập)
Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý
Mã
Nội dung câu hỏi
Mức độ đồng ý
I. Định hướng thị trường
1.1 Định hướng vào khách hàng
CUS1
Doanh nghiệp của Ông/Bà thường xuyên theo dõi và phân tích các nhu cầu của khách hàng
1
2
3
4
5
CUS2
Mục tiêu của doanh nghiệp Ông/Bà được xác định bằng sự hài lòng của khách hàng
1
2
3
4
5
CUS3
Chiến lược để giành lợi thế cạnh tranh tại các doanh nghiệp của Ông/Bà dựa vào việc thấu hiểu nhu cầu của khách hàng
1
2
3
4
5
CUS4
Tại doanh nghiệp của Ông/Bà định kỳ đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng
1
2
3
4
5
CUS5
Doanh nghiệp của Ông/Bà luôn nhắm đến việc nâng cao khả năng phục vụ khách hàng
1
2
3
4
5
CUS6
Doanh nghiệp của Ông/Bà luôn chú ý đến dịch vụ sau bán hàng
1
2
3
4
5
1.2 Định hướng theo đối thủ cạnh tranh
COM1
Doanh nghiệp của Ông/Bà phản ứng rất nhanh chóng với hành động của đối thủ cạnh tranh
1
2
3
4
5
COM2
Tại doanh nghiệp của Ông/Bà các đơn vị luôn chia sẻ những thông tin về đối thủ cạnh tranh
1
2
3
4
5
COM3
Doanh nghiệp của Ông/Bà luôn tập trung vào khách hàng mà đối thủ cạnh tranh đi trước
1
2
3
4
5
COM4
Tại doanh nghiệp của Ông/Bà các cấp lãnh đạo thường xuyên thảo luận về điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh
1
2
3
4
5
1.3 Phối hợp chức năng
FUN1
Tại công ty của Ông/Bà thông tin về khách hàng được thảo luận tự do giữa các bộ phận
1
2
3
4
5
FUN2
Các bộ phận trong công ty của Ông/Bà luôn phối hợp tốt với nhau để hoàn thành mục tiêu
1
2
3
4
5
FUN3
Tại công ty của Ông/Bà các nhà quản lý luôn hiểu rõ ràng nhân viên tất cả các bộ phận đều có đóng góp mang lại giá trị cho khách hàng
1
2
3
4
5
FUN4
Các nguồn lực của doanh nghiệp luôn được chia sẻ giữa các đơn vị trong Công ty của Ông/Bà
1
2
3
4
5
FUN5
Tại công ty của Ông/Bà các bộ phận quản lý thường xuyên quan tâm tới khách hàng
1
2
3
4
5
II. Định hướng e – marketing
2.1 Triết lý kinh doanh
PHI1
Doanh nghiệp của Ông/Bà tin rằng sử dụng marketing điện tử là sự cần thiết có tính chiến lược hiện nay
1
2
3
4
5
PHI2
Doanh nghiệp của Ông/Bà luôn truyền đạt tới nhân viên về việc tạo ra sự thành công phải dựa vào ứng dụng các nguồn lực của e – marketing
1
2
3
4
5
PHI3
Doanh nghiệp của Ông/bà luôn khuyến khích các sáng kiến về marketing điện tử cho hoạt động của mình
1
2
3
4
5
PHI4
Doanh nghiệp của Ông/Bà thấy rằng cần thiết phải sử dụng các công cụ marketing điện tử cho các hoạt động của mình
1
2
3
4
5
2.2. Hành vi tổ chức
2.2.1 Hậu cần
INI1
Doanh nghiệp của Ông/Bà tham khảo phát triển hoạt động marketing điện tử từ nhiều nguồn khác nhau (tạp chí ngành, thống kê quốc gia)
1
2
3
4
5
INI2
Doanh nghiệp của Ông/Bà luôn theo dõi sát sao việc áp dụng marketing điện tử từ các đối thủ cạnh tranh
1
2
3
4
5
INI3
Doanh nghiệp của Ông/Bà thường xuyên thực hiện các nghiên cứu nội bộ về e- marketing
1
2
3
4
5
INI4
Doanh nghiệp của Ông/Bà thường tổ chức các cuộc họp để chuẩn bị kế hoạch marketing điện tử hàng năm
1
2
3
4
5
2.2.2 Thực thi
IMP1
Doanh nghiệp của Ông/Bà thường sử dụng các công cụ e- marketing mới nhất
1
2
3
4
5
IMP2
Doanh nghiệp của Ông/Bà có đủ hỗ trợ về kỹ thuật để áp dụng hoạt động marketing điện tử
1
2
3
4
5
IMP3
Hoạt động marketing điện tử của doanh nghiệp Ông/Bà được thực hiện bởi những nhân viên có kiến thức về marketing điện tử
1
2
3
4
5
IMP4
Hoạt động của các phòng ban chịu trách nhiệm về thực hiện e- marketing tại công ty của Ông/Bà luôn phối hợp tốt
1
2
3
4
5
3. Năng lực e –marketing
3.1 Nguồn lực công nghệ
TEC1
Doanh nghiệp của Ông/Bà luôn ưu tiên rõ ràng cho các dự án ứng dụng công nghệ thông tin
1
2
3
4
5
TEC2
Doanh nghiệp của Ông/Bà thường xuyên đánh giá hiệu quả các dự án công nghệ có tính chất định kỳ
1
2
3
4
5
TEC3
Kế hoạch ứng dụng công nghệ của công ty Ông/Bà được tích hợp trong chiến lược tổng thể
1
2
3
4
5
3.2 Nguồn nhân lực
HUM1
Công ty của Ông/Bà có chiến lược sử dụng marketing điện tử trong chiến lược tổng thể của công ty
1
2
3
4
5
HUM2
Công ty của Ông/Bà phát triển văn hóa sử dụng marketing điện tử trong nội bộ công ty
1
2
3
4
5
HUM3
Tại Công ty của Ông/Bà hoạt động marketing điện tử được sự hỗ trợ từ những lãnh đạo cấp cao
1
2
3
4
5
HUM4
Lãnh đạo cấp cao của công ty Ông/Bà quan tâm đặc biệt đến marketing điện tử
1
2
3
4
5
HUM5
Công ty của Ông/Bà không gặp nhiều rắc rối khi áp dụng marketing điện tử với văn hóa doanh nghiệp đang có
1
2
3
4
5
3.3 Nguồn lực kinh doanh
BUS1
Doanh nghiệp của Ông/bà có chiến lược trước cho hoạt động marketing điện tử
1
2
3
4
5
BUS2
Doanh nghiệp của Ông/Bà luôn ưu tiên rõ ràng cho các dự án marketing điện tử
1
2
3
4
5
BUS3
Doanh nghiệp của Ông/Bà đánh giá hiệu quả của các dự án marketing điện tử định kỳ
1
2
3
4
5
IV. Kỳ vọng hội nhập
EXP1
Việc hội nhập kinh tế giúp công ty Ông/Bà tìm được nhiều thị trường mới
1
2
3
4
5
EXP2
Việc hội nhập kinh tế giúp công ty Ông/Bà tìm được nhiều đối tác kinh doanh mới
1
2
3
4
5
EXP3
Nhìn chung, việc hội nhập kinh tế làm cho công ty của Ông/Bà thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh
1
2
3
4
5
V. Kết quả kinh doanh
ORG1
Trong vòng ba năm vừa qua công ty Ông/Bà đạt được mức tăng trưởng như mong muốn
1
2
3
4
5
ORG2
Trong vòng ba năm vừa qua công ty Ông/Bà đạt được mức lợi nhuận như mong muốn
1
2
3
4
5
ORG3
Trong vòng ba năm vừa qua thị phần của công ty Ông/Bà đạt được như mong muốn
1
2
3
4
5
ORG4
Trong vòng ba năm vừa qua công ty của Ông/Bà phát triển được nhiều sản phẩm/dịch vụ như mong muốn
1
2
3
4
5
ORG5
Trong vòng ba năm vừa qua công ty của Ông/Bà tối ưu được chi phí tốt hơn các đối thủ khác
1
2
3
4
5
2. Thông tin của doanh nghiệp
Ông/Bà vui lòng cho biết thông tin về doanh nghiệp của Ông/Bà bằng cách khoanh tròn hoặc điện vào các khoảng trống ở các câu hỏi dưới đây:
Loại hình hình doanh của Công ty: 1. Sản xuất; 2. Dịch vụ; 3. Cả hai
Công ty của Ông/Bà hiện nay có bao nhiêu lao động:
Chức vụ hiện tại của Ông/Bà tại Công ty hiện nay:
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ông/Bà
PHỤ LỤC 4. DANH SÁCH CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA KHẢO SÁT
STT
Tên doanh nghiệp
Tổng công ty may Nhà Bè - Công ty CP
Tổng Công ty CP May Việt Tiến
Công ty TNHH May Tinh Lợi
Công ty CP - Tổng công ty May Bắc Giang
Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam Huế
Tổng Công ty May 10 - Công ty Cổ phần
Công ty CP May Sông Hồng
Tổng Công ty CP Dệt may Hòa Thọ
Công ty TNHH Brotex
Công ty CP ĐT và TM TNG
Công ty CP may và dịch vụ Hưng Long
Công ty CP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công
Công ty CP Đồng Tiến
Công ty CP Dệt 10/10
Công ty CP may XK Hà Bắc
Công ty CP may Tiền Tiến
Công ty TNHH TAV
Công ty CP may Bình Thuận - Nhà Bè
Công ty CP Tiên Hưng
Công ty CP may Sơn Hà
Công ty TNHH 1TV Tổng Công ty 28
Công ty CP May mặc Bình Dương
Công ty TNHH may Phú Long
Công ty TNHH 1TV Ngọc Việt
Công ty TNHH K+K Fashion
Công ty CP Dệt may 29/3
Công ty CP May 2
Công ty CP Tổng công ty May Đồng Nai
Công ty CP May Bình Minh
Công ty TNHH SX hàng may mặc Esquel Việt Nam - Hòa Bình
Công ty CP Dệt sợi Đam San
Công ty CP May Hồ Gươm
Công ty CP Đầu tư An Phát
Công ty CP Sợi Phú Bài
Công ty CP Tex-Giang
Công ty CP An Hưng
Công ty TNHH 1TV Dệt kim Đông Xuân
Công ty TNHH TM Sao Mai
Công ty CP Tea Kwang Vina Industrial
Công ty Chang Shin Việt Nam TNHH
Công ty CP Giày Đông Anh
Công ty CP Long Sơn
Công ty TNHH Thảo Nguyên
Công ty TNHH Minh Huy
Tổng công ty TM Hà Nội (Hapro)
Công ty CP Hoàng Sơn I
Công ty TNHH Chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Tân An
Công ty CP Chế biến hàng xuất khẩu Long An
Công ty TNHH Tân Hòa
Công ty CP Tập đoàn Intimex
Công ty CP SX DV XNK Hà Nội
Công ty TNHH Cao Phát
Công ty TNHH Phú Thủy
Công ty CP SX TM Huỳnh Minh
Công ty CP Hanfimex Việt Nam
Công ty CP Sơn Long
Công ty TNHH chế biến Điều xuất khẩu Lâm Đồng
Công ty TNHH Nhật Huy
Công ty TNHH Long Đức
Công ty TNHH KSS Việt Nam
Công ty CP Phúc Sinh
Công ty CP XNK Petrolimex
Công ty CP Tập đoàn Intimex
Công ty CP SX DV XNK Hà Nội
Tổng công ty TM Hà Nội (Hapro)
Công ty TNHH CP TM DV XNK Trân Châu
Công ty TNHH Gia vị Liên Hiệp
Công ty TNHH 1TV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk
Công ty TNHH 1TV TM XNK Phúc Lợi
Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà
Công ty TNHH 1TV Nông sản DK
Công ty TNHH OTTOGI Việt Nam
Công ty TNHH TM XNK Nhật Quang
Công ty CP Hanfimex Việt Nam
Công ty TNHH XNK Nông sản Đăng Nguyên
Công ty CP Cà phê Petec
Công ty CP Dịch vụ Phú Nhuận
Công ty TNHH Funing Precision Componet
Công ty TNHH Canon Việt Nam
Công ty TNHH Công nghệ Namuga Phú Thọ
Công ty TNHH 1TV Thực phẩm và Đầu tư Fococev
Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi
Công ty CP Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà
Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới
Công ty CP Đầu tư Sáng tạo Á Châu
Công ty CP XNK Bến Tre
Công ty TNHH XNK TM CN DV Hùng Duy
Công ty TNHH Chế biến và XNK Nông sản Nghệ An
Công ty CP TM Bắc Hồng Lam
Công ty CP rau quả thực phẩm An Giang
Công ty TNHH SX TM DV Rồng Đỏ
Công ty CP Lương thực Bình Định
Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà
Công ty TNHH 1TV Định Khuê
Công ty CP Xuất nhập khẩu Rau quả
Công ty TNHH SXKD Tổng hợp Đông Á
Công ty TNHH 1TV Trọng Hiếu
Doanh nghiệp TN rau quả Bình Thuận
Công ty CP Viên Sơn
Công ty CP Nông sản thực phẩm Lâm Đồng
Công ty CP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái
Công ty TNHH Vard Vũng Tàu
Công ty TNHH - Tổng Công ty Sông Thu
Công ty CP đóng tàu Sông Cấm
Công ty TNHH Tech Seal Đại Bình
Công ty TNHH 1TV Cơ khí Tây Ninh
Công ty CP Meinfa
Công ty TNHH RK Resources
Công ty TNHH Thanh Thành Đạt
Công ty TNHH Great Veca
Công ty CP Kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt
Công ty TNHH Phát Triển
Công ty CP Thông Quảng Ninh
Công ty TNHH Mori Shige
Công ty CP Phú Tài
Công ty TNHH 1TV Rapexco - Đại Nam
Công ty CP Lâm sản PISICO Quảng Nam
Công ty CP chế biến Lâm sản XK PISICO Huế
Công ty TNHH Shaiyo AA Việt Nam
Công ty TNHH Đức Hải
Công ty CP Năng lượng sinh học Phú Tài
Công ty TNHH Dũng Khanh
Công ty CP Công nghệ gỗ Đại Thành
Tổng công ty Hợp tác kinh tế
Công ty TNHH SX nguyên liệu giấy Việt Nhật
Công ty TNHH Liên doanh nguyên liệu giấy Nghệ An PP
Công ty CP Chế biến Gỗ Đức Thành
Công ty TNHH SXTM và ĐT Tam Minh
Công ty CP Nhựa và Môi trường Xanh An Phát
Công ty TNHH Mainetti (Việt Nam)
Công ty TNHH 1TV 76
Công ty CP nhựa Mekong
Công ty TNHH KAPS TEX Vina
Công ty CP Nhựa 04
Công ty TNHH JM PLASTICS Việt Nam
Công ty TNHH Nhựa Sunway Mario
Công ty TNHH TM Kim Đức
Công ty TNHH Kohsei Multipack Việt Nam
Công ty CP SX Nhựa Duy Tân
Công ty TNHH Dây sợi rồng Á Châu
Công ty CP Tập đoàn Thiên Long
Công ty CP bao bì Tín Thành
Công ty CP Nhựa Rạng Đông
Công ty CP SXKD XNK Vĩnh Long
Công ty TNHH 1TV Rapexco - Đại Nam
Tổng công ty TM Hà Nội (Hapro)
Công ty TNHH XK hàng thủ công mỹ nghệ Duy Thành
Hợp tác xã Quang Minh
Công ty TNHH 1TV Hòa Thành Long An
Công ty CP Tập đoàn Minh Phú
Công ty CP Vĩnh Hoàn
Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng
Công ty CP thủy sản Minh Phú - Hậu Giang
Công ty CP chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau (CASES)
Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (FIMEX VN)
Công ty CP Nam Việt
Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước
Công ty CP Hải Việt
Công ty CP ĐT&PT Đa Quốc Gia
Công ty TNHH Thủy sản Hải Long Nha Trang
Công ty TNHH Hải Vương
Công ty TNHH Hùng Cá
Công ty CP Thủy sản Bình Định
Công ty CP XNK thủy sản An Giang
Công ty TNHH Đại Thành
Công ty CP Chế biến thủy sản xuất khẩu Âu Vững I
Công ty TNHH XNK Thủy sản Cửu Long
Công ty TNHH Highland Dragon
Công ty TNHH Thủy sản Phát Tiến
Công ty CP Thủy hải sản An Phú
Công ty TNHH Thông Thuận
Công ty CP Nha Trang Seafoods - F17
Công ty CP Thủy sản Trường Giang
Công ty CP Chế biến XNK Thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Công ty TNHH Mai Linh
Công ty CP thực phẩm Trung Sơn
Công ty CP XNK Thủy sản Miền Trung
Công ty CP Thủy sản Thông Thuận - Cam Ranh
Công ty TNHH Hải Nam
Công ty TNHH Thủy sản thực phẩm Minh Bạch
Công ty TNHH Thịnh Hưng
Công ty CP thủy sản Cửu Long
Công ty TNHH SX TM DV Thuận An
Công ty CP chế biến thủy sản XNK Minh Cường
Công ty CP XNK Thủy sản Bến Tre
Công ty TNHH Huy Nam
Doanh nghiệp TN Hồng Ngọc
Công ty CP thủy sản CAFATEX
Công ty CP XNK thủy sản An Mỹ
Công ty TNHH chế biến thực phẩm TM Ngọc Hà
Công ty TNHH Chế biến phụ phẩm thủy sản Xuri Việt Trung
Công ty CP Kiên Hùng
Công ty CP Nông nghiệp Hùng Hậu
Công ty CP Thủy sản Mekong
Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen
Công ty CP Thép Nam Kim
Công ty CP Vicostone
Công ty CP Tôn Đông Á
Công ty TNHH Lixil Inax Việt Nam
Công ty TNHH NS Bluescope Việt Nam
Công ty TNHH Gốm sứ Minh Phát
Công ty CP Phú Tài
Công ty TNHH Minh Long I
Công ty TNHH Cường Phát
Công ty TNHH sản xuất kinh doanh sứ Hảo Cảnh
Doanh nghiệp TN Gốm sứ mỹ nghệ Kim Phát
Công ty TNHH Gia công đồng Hải Lượng
Công ty TNHH Kefico Việt Nam
Công ty TNHH Tuấn Linh Phúc Hải
Tổng công ty Khánh Việt
Công ty TNHH Phốt pho vàng Việt Nam
Công ty CP thực phẩm An Long
Công ty TNHH VICO
Công ty CP Bột giặt LIX
Công ty TNHH TM tổng hợp Nghĩa Anh
Công ty TNHH SX CB nông thủy sản xuất khẩu Thuận Phong
Công ty CP Thực phẩm Bích Chi
Công ty CP XNK Quảng Bình
Công ty CP XNK Sa Giang
Công ty CP Tập đoàn Intimex
Tổng công ty Tín Nghĩa
Công ty TNHH 1TV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk
Công ty CP Intimex Mỹ Phước
Công ty CP ĐTK
Công ty TNHH Thương phẩm Atlantic Việt Nam
Công ty CP Xuất nhập khẩu cà phê Intimex Nha Trang
Công ty TNHH Vĩnh Hiệp
Công ty CP Phúc Sinh
Công ty TNHH Dakman Việt Nam
Công ty TNHH Louis Dreyfus Commodities
Công ty CP Intimex Đắk Nông
Công ty TNHH XNK Hoa Trang Gia Lai
Công ty TNHH Minh Huy
Công ty CP Dịch vụ Phú Nhuận
Công ty TNHH Trung Hiếu
Công ty TNHH 1TV Cà phê Phước An
Công ty CP XNK Tổng hợp Bình Phước
Công ty TNHH SX và TM Hoa Sen Vàng
Công ty TNHH TM Hoàng Dũng
Công ty CP Cao su Việt Phú Thịnh
Công ty TNHH SX Cao su Liên Anh
Công ty TNHH 1TV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai
Công ty TNHH TM Hòa Thuận
Công ty TNHH Vạn Lợi
Công ty TNHH 1TV Cao su Dầu Tiếng
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
Công ty TNHH 1TV Cao su Thống Nhất
Công ty CP Công nghiệp cao su miền Nam
Công ty TNHH Cao su Đông Nam Á
Công ty TNHH Công nghiệp Vạn Xuân